-
Nnguy^nan 5 years ago
Ad ơi, sao mình không xem được cuốn Song quang bửu kiếm vậy ạ, chỉ xem được có
2 trang đầu thôi, cuốn Anh hùng náo tam môn giai cũng y hệt vậy luôn. Sẵn tiện cho
mình hỏi có cuốn Tục tiểu ngũ nghĩa không ạ?0 -
Ω 5 years ago
- Hiện giờ ebook định dạng scan chỉ đọc được trên computer
- Vietmessenger có 2 bộ Tiểu ngũ nghĩa và Tục tiểu ngũ nghĩa. Sẽ đăng trong tương lai
0
vmBOARDS
-
JDLorenzo 5 years ago
Đây là một truyện ngắn rất cảm động của nhà văn Võ Hồng, mình thấy chưa có
trong kho tàng của vietmessenger. Hy vọng sẽ được Admin bỏ vào kho.
Cám ơn.
~*~
Áo Em Cài Hoa Trắng
Tác Giả: Võ Hồng
Tôi được đi học chậm hơn mọi đứa trẻ khác . Sáu tuổi mà vẫn chưa ôm sách tới
trường . Nguyên do vì má tôi đau bệnh dai dẳng, má không muốn tôi sống xa cách,
dù mỗi ngày chỉ bốn năm giờ đồng hồ . Khi má tôi phát bệnh thì bác sĩ đã cho ba
tôi biết là má tôi sẽ không sống lâu thêm được quá hai năm . Má không được nghe
điều đó nhưng tự xét sức khoẻ của mình, má biết là con đường đi của má không
còn dài lắm . Mặc kệ những lời trấn an liên tiếp của ba tôi, má giữ một thái độ cam
chịu và chờ đợi .
Thấy tôi cứ lêu bêu quấn quít cạnh mẹ, ba tôi có lần gắt:
-- Em phải để cho con nó học chớ . Bằng tuổi nó người ta đã vào lớp tư rồi . Trẻ
con lên bốn tuổi, người ta đã cho vào ấu trĩ viên để chúng vừa chơi vừa học .
--Học sớm hay muộn gì rồi cũng sẽ đến đích một lượt . Đứa bốn tuổi học một năm
bằng đứa năm tuổi học sáu tháng . Đứa năm tuổi học sáu tháng bằng đứa sáu tuổi
học ba tháng.
--Anh biết rõ điều đó . Nhưng nó đã sáu tuổi rồi mà chưa đi học được tháng nào .
--Thôi, để em dạy con .
Má tôi gom những miếng bìa cứng, cắt thành từng mảnh vuông to bằng bàn tay .
Má vẽ lên đó những cái vòng tròn, những cái hình mà má gọi là lưỡi câu , cái gáo,
con cá . Má chỉ cái vòng tròn và bắt tôi gọi bằng O, cái lưỡi câu bằng i, cái gáo
bằng q, con cá bằng e . Lưỡi câu là cái tôi không hề biết nên tôi hỏi lại :
--Lưỡi câu là cái gì vậy má ?
Má tôi ngạc nhiên bởi câu hỏi . Má nhìn tôi giây lâu rồi đưa bàn tay mềm mại vỗ lên
đầu tôi . Má nói :
--Ờ ! Con chưa biết cái lưỡi câu . Đó là mô.t cái kim nhọn bẻ cong lại, nơi đầu
người ta móc một con mồi vào .
--Con mồi là con gì, má ?
--Là con trùn, con dế hoặc nhiều khi là miếng bánh, miếng cơm, những món mà
con cá nó thích ăn .
--Móc con mồi vô cái kim chi vậy ?
--Để đem thả xuống nước . Con cá thấy mồi, mừng quá, lật đật bơi lại táp . Miệng
cá dính vào cái kim, người ta giật lên, cá không chạy trốn được, người ta bắt nó .
Tôi chỉ nhìn xuống hình vẽ con cá trên một mảnh bìa cứng (chữ e của má tôi đó)
hỏi lại má tôi :
--Người ta bắt con cá này phải không má ?
Má tôi mỉm cười, gật đầu . Tôi lại hỏi:
--Má có đi bắt những con cá bằng cái kim uốn cong như vậy không ?
--Có . Hồi nhỏ má có đi bắt như vậy . Người ta gọi là đi câu .
--Sao má không cho con đi bắt ?
--Khi nào rảnh, vào ngày chủ nhật hay ngày lễ, ba con sẽ dẫn con đi câu một lần .
Tôi lắc đầu:
--Không, con muốn má dẫn con đi . Con không muốn ba dẫn .
--Má bệnh, má đâu có đi được ?
--Thì hôm nào má mạnh má dẫn con đi .
Má tôi "ừ" và lặng lẽ nhìn tôi . Một lát, thấy từ nơi khoé mắt của má có hai giọt
nước mắt chầm chậm ứa ra, lăn dài chạy xuống cằm . Tôi không hiểu tại sao điều
tôi yêu cầu có thể làm má tôi buồn như vậy . Sau này lớn lên, ngồi nhớ lại tôi mới
hiểu . Một người đã đoán biết được ngày chết gần kề của mình mà phải hứa với
con một điều mình biết chắc không thể nào thực hiện được ! Không những không
thực hiện được việc dẫn con đi câu cá, cả đến việc được ngồi cạnh con trước
những tấm bìa cứng này cũng không còn kéo dài được bao lâu nữa .
Tôi học không được bao nhiêu chữ . Bởi ngồi với tôi chừng một lát thì má phải
nằm nghỉ . Tôi sung sướng nằm theo, cạnh má, tay cầm xấp "bài học" xếp xếp như
người ta đánh bài . Tôi nói với má:
--Nằm học khoẻ hơn, má há ?
--Ừ .
--Sao ở trường học họ không cho học trò nằm ngửa mà học ?
--Nằm ngửa ra, tụi nó ngủ quên hết .
Tôi gật đầu, ờ ờ .
Dù khi tôi ngồi cạnh hay nằm cạnh, má cũng hay lấy bàn tay rờ đầu tôi, vuốt ve lên
má, lên cằm, lên tai tôi . Dường như để xác định rằng tôi có hiện diện đó thực, tôi,
vật quí báu nhất do má tạo ra và má sắp bỏ lại trên cõi trần này .
Ba tôi bắt gặp mấy lần lối học "nằm ngửa" này của tôi . Ông kiểm soát lại xem có
chữ nào còn sót lại trong khối óc ưa nằm ngửa đó không và rõ ràng là một tư thế
như vậy làm cho mọi chữ nghĩa đều trôi tuột đâu hết . Ông nghiêm sắc mặt bảo tôi:
--Ngồi dậy mà học .
Tôi líu ríu ngồi dậy .
--Lại nơi bàn mà học .
Tôi líu ríu đi lại bàn .
--Sắp lên bảy tuổi rồi mà học chưa hết hăm bốn chữ cái . Bằng tuổi mày, người ta
đều học lớp tư .
Má không phân biệt cho tôi chữ nào đực, chữ nào cái .
Tôi đoán chữ i, chữ t gầy gò là đực , chữ o, chữ a mập mạp là chữ cái .
Thường thì tôi nghe lời ba tôi lại bàn ngồi ngay ngắn, nhìn xuống mặt chữ và lẩm
nhẩm gọi tên nó . Má tôi im lặng để nhường tiếng nói cho ba tôi .
Một hôm tôi ngoan ngoãn nghe lời ba líu ríu lại bàn thì má tôi cất tiếng :
--Thôi, cho con đi chơi .
Tôi không biết nên nghe lời ai . Nghe lời má thì tôi sướng quá rồi, nhưng ba tôi còn
đứng đó . Mà ba tôi thì không nghiêm khắc nhưng ông biết bắt người ta vâng lời .
Tôi biểu lộ sự lưỡng lự bằng cách vẫn đi bước tới nhưng bước chậm lại .
Má tôi giục :
--Con chạy ra ngoài chơi đi con .
Tiếng ba tôi:
--Thôi, cho con đi chơi .
Tôi nghe lời ba, đi rẽ ra phía hành lang . Vừa bước ra khỏi phòng thì nghe tiếng nói
của má tôi:
--Anh đừng làm cho con sợ .
--Anh không muốn vậy, nhưng phàm uốn tre thì phải uốn khi nó còn là măng . Anh
tập cho con biết nghe lời phải .
--Phải uốn dịu dàng!... Em biết là em quấy khi giam giữ con ở cạnh mình mà không
chịu rời nó ra cho nó đi học . Nhưng anh ơi, em đâu có còn sống được nhiều ngày
tháng ? Bác sĩ nói với anh là bệnh em sẽ chữa khỏi . Anh đừng tin . Em biết sức
khoẻ của em mà . Vì vậy mà em muốn sống quây quần bên cạnh con những ngày
chót của đời em .
Tiếng má tôi khóc nấc lên làm tôi bàng hoàng . Tôi đi trở ngược lại và qua khung
cửa mở, tôi thấy ba tôi cầm tay má tôi . Má tôi lấy khăn lau nước mắt:
--Con nó nhút nhát vì từ nhỏ đến giờ nó chỉ sống cạnh em . Gần như không tiếp
xúc với những trẻ con khác . Vậy anh đừng làm cho con sợ . Anh phải thương con
bằng tình thương của anh và thay em mà thương con bằng tình thương của người
mẹ . Bổn phận thứ hai nặng hơn bổn phận thứ nhất .
Má tôi ngậm một chéo khăn mù-soa như để ngăn chận tiếng nấc .
Những tấm bìa cứng tỏ ra bất tiện mỗi khi tôi muốn nhìn lại gương mặt của một
chữ . Cứ lật lên, bỏ xuống, loay hoay kiếm hoài . Đôi khi miếng bìa mang chữ cái
tôi muốn kiếm lại không nằm trong "bộ bài" đó mà nằm lạc ở một nơi nào khác .
Ngày nào cũng có dịp để lục tứ tung mền gối với mục đích tìm chữ . Rất tốn thì giờ
. Bởi vì kiếm chữ thì không ra mà lại gặp toàn những thứ mình không định kiếm .
Chẳng hạn hòn bi . Rõ ràng là hôm kia tôi ngồi bắn bi một mình ở ngoài mái hiên,
thế mà buổi chiều ra mái hiên để tìm bắn tiếp thì một hòn biến đâu mất . Chạy kiếm
sáng con mắt, chẳng chỗ nào có . Má tôi đưa hai đồng sai chị bếp ra hiệu sách
mua cho tôi hòn bi khác . Bây giờ khi tìm chữ mà học thì lại thấy hòn bi đó nằm
dưới tấm "ra" . Chẳng hạn tìm thấy cái móc tai . Hôm qua ba tôi ngứa tai, tìm cái
móc tai nhưng không thấy, ông la vang cả nhà . Bây giờ không tìm thì nó lại nằm tô
hô ra đó . Nhưng tôi không chịu nhặt đem đi cất ngay để trưa về đưa cho ba đâu .
Tôi phải dùng nó để móc tai tôi cái đã . Công việc đó làm tôi say mê và khi tôi chịu
rời nó ra thì bên phòng ăn đã nghe tiếng muổng nĩa rổn rảng .
Má tôi nhận thấy sự bất tiện của phương pháp học bài trên bìa cứng nên một hôm
đưa tiền cho chị bếp sai ra hiệu sách mua cho tôi một cuốn vần .
A! Có cuốn sách mới chính hiệu là học trò đây! Tôi giành lấy quyển sách . Nhìn
xem cái bìa thấy có vẽ hình hai đứa con nít đang lật mở cuốn sách . Tôi nói:
--Học cuốn sách phải cần có hai đứa không má ? Con học có một mình thì học sao
được ?
--Má sẽ cùng học với con .
--Nhưng má đâu phải là con nít ? Đứa con gái này lớn hơn thằng kia một chút .
Chắc là chị của thằng kia . Đáng lẽ má đẻ cho con một đứa chị gái như vậy .
Má gật gật đầu:
--Ừ . Đáng lẽ má đẻ cho con một đứa chị như vậy . Nhưng mà thôi, đưa sách đây
má lật dạy cho con . Đây, cái lưỡi câu đây . Lưỡi câu là chữ gì ?
Tôi lật đật nói liền như sợ có ai tranh nói trước :
--Chữ i .
--Giỏi lắm . Chữ i dùng để viết đi học, đánh bi . Con coi hình vẽ thằng nhỏ đi học .
Vài hôm nữa con cũng ôm cặp và xách ve mực đi học như nó vậy . Còn thằng này
thì ngồi đánh bi . Hai đứa nhỏ này đang chạy thi .
Tôi vội lật qua trang sau để xem có món gì lạ trong đó . Tôi la to lên:
--A! Con cá! Con cá đang bơi .
--Tên con cá là gì con biết không ?
Tôi lắc đầu:
--Không .
--Cá thu . Con cá thu có chữ u .
Chữ o thì thật dễ nhận ra . Má tôi chỉ hình vẽ một chùm trái cây rồi hỏi:
--O chùm ... chùm gì ?
Tôi nói liền:
--Chùm ruột .
Má bật cười:
--Chùm nho chớ sao lại chùm ruột ?
Tôi cười ồ theo . Tôi quen kêu chùm ruột chớ ít nói chùm nho . Trên lối đi ngoài
vườn có đến ba, bốn cây chùm ruột . Mùa hè, trái lòng thòng từng chùm .
Má chỉ hình con ve sầu (dạy chữ e) rồi hỏi tôi con gì .
Tôi nhìn xuống hình, nhíu mày suy nghĩ một lát rồi nói :
--Con dán .
Má lại cười . Rõ ràng là sự học vẫn làm cho mẹ con tôi vui vẻ .
Có một trang vẽ làm cho má ủ dột nét mặt . Đó là trang dạy chữ ê vẽ hình một con
dê mẹ cho dê con bú và con bò mẹ cho bò con bú . Con dê mẹ có bầu sữa thật lớn
và đứng lom khom . Nó có một chùm râu nơi cằm nên không ra dáng một bà mẹ .
Con bò cái trông dễ thương hơn . Nó quay lại nhìn con bú . Đôi con mắt trìu mến
hiền từ, như mắt má tôi vẫn nhìn tôi khi tôi ngồi trong lòng má .
Học đến chữ q "con nhỏ quét nhà " thì bịnh của má tôi phát nặng trở lại . Bác sĩ
cấm không cho tôi được vào phòng má . Ba tôi âu lo, mỗi ngày gương mặt mỗi héo
dần đi . Trong phòng má bước ra, ba đi thẫn thờ hoặc bước vội vã, và dường như
ba không còn thấy sự hiện diện của tôi nữa, của chị bếp, của chị Năm giúp việc,
của căn nhà, của mọi vật xung quanh . Có lẽ chỉ còn thấy sự hiện diện của cái cửa
để bước ra, của cái bàn để đi tránh . Tôi buồn bã cô đơn, đem cuốn sách vần ra
nhìn mặt chữ, nhìn hình vẽ . Lật xuôi lật ngược, đọc ngược đọc xuôi, nhưng cứ
đến trang "con bé quét nhà" là dừng lại . Trang bên cạnh có vẽ con khỉ trèo cây .
Chẳng biết chữ gì đó, đọc như thế nào và sự tích làm sao . Chắc phải hay lắm, thú
vị lắm bởi một con khỉ thì không thể chán như hai trái đu đủ hay như cái lư đồng .
Nhưng ai đọc cho tôi ? Ai giải thích cho tôi ? Thật ra thì ba tôi có thể chỉ cách đọc,
chị bếp có thể chỉ cách đọc, nhưng tôi không muốn ai chen vào sự học của tôi để
thay thế má tôi hết . Tôi chỉ tin ở má tôi thôi . Tôi chỉ an tâm thoải mái bên cạnh má
tôi thôi . Đôi lúc ba tôi đi ngang cạnh tôi, đứng dừng lại, nhìn tôi ngồi trước trang
sách . Tôi phải đọc vội những chữ u chữ e và đưa tay lật liền về những trang đầu
sách . Khi vội quá không kịp lật ra trang trước thì tôi đưa bàn tay lại che cái hình
con khỉ . Đáng lẽ ba tôi để ý tìm hiểu vì sao nhưng dáng ba mệt nhọc bơ phờ nên
ba đứng dừng lại một chút rồi bỏ đi luôn . Tôi không muốn ba tôi nhìn đúng vào
trang con khỉ trèo cây . Tôi sợ ba hỏi chữ gì rồi bày cho đọc luôn . Không! Tôi Để
dành chữ đó cho má tôi . Tôi muốn nhìn đôi môi xinh xắn của má tôi đọc, ngón tay
trắng thon của má tôi chỉ và tai tôi nghe giọng nói dịu dàng của má tôi phát âm
tiếng đó . Tôi muốn má tôi kể cho tôi nghe về chuyện con khỉ đó như má kể chuyện
con ve đi vay gạo của con kiến trong bài học chữ e, con tò vò nuôi con nhện trong
bài học chữ t, đời sống của chúa sơn lâm, con sư tử giữa rừng Châu Phi trong bài
học chữ s . Nhưng than ôi! Điều ao ước đòi hỏi của tôi không thể thực hiện đươc.
Má tôi từ trần trong kỳ bệnh tái phát đó, má vĩnh viễn lìa bỏ tôi . Cuốn vần quốc
ngữ chứng kiến sự ra đi đành đoạn của má . Nhìn trang bên này thì má tôi còn,
nhìn trang bên kia thì má tôi mất . Con đường chỉ đóng ngăn cách hai trang như là
con đường phân ranh giữa sự còn và sự mất, sự Sống và sự Chết của má tôi .
Má mất được hai tháng thì ba tôi dẫn tôi xuống trường Tiểu học Lai Đức xin cho tôi
học lớp Năm . Cô giáo bắt dùng một cuốn sách vần khác không có vẽ hình con khỉ
. Càng hay . Hình con khỉ nên chỉ để dành riêng cho má tôi và tôi thôi . Tôi không
muốn ai dính dự vào đó hết . Hãy để cho nó giữ vẹn sự bí mật đối với tôi cũng như
sự bí mật bao quanh má tôi từ khi má mất . Tôi không biết bây giờ má tôi ở đâu .
Hài cốt thì chắc chắn là nằm ở nghĩa trang thành phố, dưới ngôi mộ đắp vun lên,
xây đá, quét vôi trắng và phía trước có tấm bia ghi rõ tên má . Hàng chót của tấm
bia ghi tên tôi, đứa con trai độc nhất của má mà người khắc bia ghi là: Trưởng nam
phụng tự . Cái thân xác của má còn đó nhưng linh hồn thì phiêu lãng ở cõi nào ?
Tôi không tin là cái linh hồn đó bị tiêu diệt đi được .
Từ ngày má mất, ba tôi dịu dàng với tôi nhiều hơn trước, mặc dù sự học của tôi
không theo kịp nổi những đứa cùng tuổi . Ba tháng học của một thằng sáu tuổi kết
quả bằng một năm học của một đứa lên bốn tuổi, điều má tôi nói có thể đúng,
nhưng những đứa sáu tuổi lại không chịu ngừng học để đợi tôi, để cho tôi theo kịp
. Chúng nó cứ học như điên và tôi phải vừa học theo vừa trả nợ liên miên . Trả nợ
hồi lên bốn, trả nợ hồi lên năm, trả nợ hơn nửa năm lên sáu . Ba tôi khuyên:
--Con cứ yên tâm mà học . Chẳng cần phải vội chi . Lớp Năm, lớp Tư con thua
chúng bạn nhưng lên lớp Ba, lớp Nhì con sẽ bằng, lên lớp Nhất con sẽ hơn . Con
đường học vấn còn dài lắm .
Tôi nói thầm:
--Con cám ơn Ba, nhưng con sẽ cố gắng học để mau cho bằng chúng bạn . Con
chỉ thua chúng bạn ở lớp Năm, bằng chúng bạn ở lớp Tư và lên lớp Ba con sẽ hơn
. Con phải làm vui lòng má con, làm sao cho má khỏi phải hối hận là bởi má mà
con đi học chậm trễ thua sút con người ta .
Tôi đã giữ lời hứa, dù đó là lời hứa âm thầm . Tôi đã can đảm ngồi lại bàn học lâu
hơn những đứa bạn tôi, bị thúc đẩy bởi lòng yêu thương má tôi tha thiết không
nguôi . Lâu lâu, tôi lén mở cuốn sách vần cũ, cuốn vần đầu tiên của chúng tôi . Hai
đứa nhỏ vẫn cứ chạy thi hoài, chạy suốt đêm suốt ngày không biết mệt . Thằng
nhỏ vẫn ngồi bắn bi, bắn bi mà y như cầm hòn bi dứ vào miệng con cá phi đang lừ
mắt nhìn . Trang sau có thằng nằm ngủ miệng há ra để vớt những chữ o trên tay,
và dưới tấm hình người ta biên là ngáy o o .
A! Cái chùm nho mà ngày xưa tôi kêu là chùm ruột! Từ ngày má mất, chị Năm và
chị bếp tị nạnh nhau lười biếng tưới cây . Cây chùm ruột cạnh giếng thì còn tươi
tốt trái bâu đầy cành, còn mấy cây chùm ruột đứng ở góc rào thì thiếu nước nên bị
đói trông thấy . Lá mỏng đi và hay xếp quặp lại . Rầy bám đen thân cây như có ai
rảy bột than lên đó .
Tôi lật thêm vài trang . Con dê mẹ còn đứng khom lưng, con bò mẹ vẫn quay mặt
âu yếm nhìn con dê đang say sưa bú . Tôi nhớ đến nét mặt buồn của má tôi lần
đầu tiên khi má lật trang này . Má ơi, hôm nay thì con biết tại sao má buồn như vậy
. Má muốn đem má so với con bò mẹ đó . Con bò mẹ còn nhiều ngày tháng để âu
yếm nhìn con nó, còn má thì sắp sửa phải vĩnh viễn xa con . Con nhớ buổi sáng đó
má nhìn lâu bức hình rồi má thở dài . Má quay mặt đi nơi khác . Con hỏi má:
--Con bò con nó bú hết sữa thì lấy đâu để người ta làm sữa bò, hở má ?
Con đợi lâu không thấy má trả lời . Khi má quay lại thì con thấy mắt má đỏ và ươn
ướt . Con còn dại không hiểu là má đang khóc . Con hỏi:
--Sao mắt má đỏ vậy má ?
Má nói:
--Có hột bụi nó rớt vô mắt má .
Má ơi, hôm nay coi lại hình con bò mà con nhớ má quá chừng . Con muốn được
ngồi cạnh má và được má nhìn bằng đôi mắt âu yếm như đôi mắt của con bò cái
nhìn con nó vậy .
Nghĩ tới đây, nước mắt tôi lặng lẽ trào ra . Tôi không muốn khóc mà! Tôi chỉ muốn
nhớ tới má tôi thôi, nhớ đôi môi xinh xắn, ngón tay trắng thon và giọng nói dịu dàng
. Tôi lật thêm vài trang . Đến trang con bé quét nhà và con khỉ trèo cây thì cơ hồ
mắt tôi không còn nhìn rõ hình vẽ nữa . Màng nước mắt đã dày và những hình vẽ
chập chờn rung rinh .
Mỗi lần mở cuốn vần ra coi, tôi sợ ba tôi bắt gặp . Tôi thường đợi lúc nào ba đi
vắng . Tôi không muốn bị ba phê bình là đa cảm uỷ mị . Hồi má còn và thấy tôi lớn
đầu mà còn quấn quít bên mẹ, ba tôi tỏ ý lo rằng sau này lớn lên tôi thiếu mạnh
dạn can đảm . Chính vì lẽ đó mà mặc dù rất chìu chuộng má tôi, có nhiều lần ba tôi
phải la lối gay gắt .
Quyển sách vần, tôi cất kỹ trong tủ sách của tôi . Hễ lật coi xong là len lén đem cất
dưới đáy tủ . Thế nhưng có hôm vì bạn tới chơi bất ngờ hay có việc gì đó hốt nhiên
xảy đến, tôi lật đật quên dẹp nó . Và rồi tôi cũng quên bẵng nó nữa . Tuổi nhỏ có trí
nhớ rất dai nhưng dễ lơ đễnh lộn xộn . Khi mở cặp học bài, bỗng thấy cuốn vần
nằm trong đó . Lần đầu tiên, tôi kêu chị bếp:
--Chị có bỏ quyển vần cũ trong cặp của em phải không ?
Chị lắc đầu:
--Không .
Tôi nói:
--Vậy thì chắc chị Năm .
Tôi kêu chị Năm và lặp lại câu hỏi . Chị Năm dài dòng hơn:
--Từ sáng đến giờ chị đâu có vô phòng em mà bỏ ? Ai bỏ đó chớ, chị bỏ thì chị
nhận liền .
Chắc chị Năm nghi chị bếp bỏ . Và chắc chị chưa nghe rõ câu hỏi, chưa biết bỏ cái
gì, bỏ vô đâu và bỏ như vậy thì có hại gì . Chắc chị đang nghĩ "kẻ đó" đã làm một
điều lỗi, và chị muốn đổ riệt cho chị bếp . Tôi không muốn hỏi dài dòng thêm . Một
cái chạng cây ổi nơi đó tôi ngồi núp dưới bóng lá để nghe con chim kêu chích
chích đối với tôi thích thú hơn những chuyện đôi co .
Một lần sau lại cũng bỏ quên quyển vần và cũng lại tìm thấy trong cặp . Lần này tôi
bận làm toán đố, không kịp điều tra .
Một buổi sáng nọ tôi đang mê ngủ thì chợt giật mình thức dậy . Nhìn ra cửa sổ thấy
ánh sáng ban mai còn mờ mờ . Bên phòng ba tôi có tiếng lục đục . Ba có thói quen
dậy sớm . Một lát sau có tiếng cửa mở nhẹ, rồi tiếng dép của ba đi về nhà sau .
Chợt tôi nghe tiếng ba tôi hỏi:
--Đứa nào đem bỏ quyển vần Quốc Ngữ của em vô đây ?
Tôi lo quá khi nghe ba tôi nhắc đến quyển vần Quốc Ngữ . Đúng rồi, chiều qua tôi
lật ra coi rồi bỏ quên không dẹp . Chắc chị bếp tánh hay làm ẩu, lấy đặt vào một
nơi nào mà ba tôi không bằng lòng . Đặt lên đầu tủ lạnh, trên mặt tủ búp - phê
chẳng hạn . Tính ba tôi sạch sẽ mà quyển vần thì lem luốc rách rưới .
Tiếng chị bếp:
--Dạ thưa ông, cháu đó .
--Quyển sách của em mà, sao đem quăng vô đây ?
--Dạ cháu thấy cuốn sách rách bìa, bỏ rớt dưới sàn gạch phòng ăn . Cháu tưởng
em nó bỏ . Cháu lượm quăng vô giỏ để hồi nào nhen lửa . Cuốn sách vần cũ mà,
thưa ông .
--Ừ, cuốn vần cũ chớ sao ?
--Em học lên tới lớp Nhất rồi, còn dùng cuốn vần đó chi nữa .
Một khoảng im lặng hơi dài . Tôi nghĩ rằng ba tôi bỏ đi chỗ khác không trả lời chị
bếp . Nhưng không . Vẫn nghe tiếng ông nói ở chỗ cũ:
--Em nó giữ để lâu lâu nó mở ra coi . Kỷ niệm của má nó đó mà . Lần sau hễ thấy
em nó bỏ lạc chỗ nào thì nhớ lượm lên đem bỏ vô cặp cho em .
--Dạ .
Tiếng dép ba tôi đi lên nhà trên . Tay nắm cửa phòng tôi quay nhè nhẹ và cửa
phòng mở nhè nhẹ . Tôi vội vàng nhắm mắt giả vờ ngủ . Ba tôi lại gần giường
đúng nhìn tôi giây lâu rồi nhẹ mở cái cặp của tôi đặt quyển vần vào trong . Ông
đóng cặp lại rồi rón rén bước ra khỏi phòng . Cánh cửa nhẹ nhàng đóng lại sau
lưng .
Tôi cảm động muốn kêu lên: "Má ơi! Ba không nghiêm khắc với con như má hằng
lo sợ hồi má còn sống . Ba uốn nắn con nhẹ lắm, nhẹ hơn uốn cây măng non . Ba
quý trọng những giờ phút quấn quít cạnh nhau của mẹ con ta, hồi xưa và cả bây
giờ và mãi mãi sau này nữa, má có biết không ?" Tôi rất yên tâm bởi không bị cản
trở trong việc thỉnh thoảng ngồi nhớ má tôi, nhớ những ngày cũ êm đềm cạnh má,
sự hồi tưởng bâng khuâng mà khi lớn lên tôi coi như những cuộc hành hương lặng
lẽ về Quá Khứ có má hiện diện, về Đất Thánh của tâm hồn tôi .
~ Võ Hồng
(Nhân mùa Bông Hồng Cài Áo - Vu Lan 1969)
0 -
JDLorenzo 5 years ago
Nhà văn Võ Hồng bên cạnh cây trứng cá năm 1969
Vĩnh biệt cây Trứng Cá
Tác giả: Võ Hồng
Ăn tối xong, tôi thấy ba tôi ngồi hì hục tháo những vòng dây dừa dài. Tôi hỏi:
- Ba định làm gì đó?
- Để chặt cây trứng cá.
Tôi kêu lên hớt hãi:
- Sao lại chặt nó?
- Nó héo rồi. Nó cỗi rồi. Nó sắp chết.
- Nhưng nó chưa chết.
- Nó sắp…
Ba tôi không nói hết câu. Chắc tiếng “chết” làm ông nghẹn lời.
Cây trứng cá ba tôi trồng cho chúng tôi đó. Nó đứng ở trước sân, hiện diện từ lúc
còn là một thân tơ lá to xanh mướt, gốc lớn bằng ngón chân cái. Da nó láng, có
lấm chấm từng điểm mốc. Cao độ một thước là nó đã lấm tấm nở hoa, những đóa
hoa năm cánh trắng mỏng. Khi hoa rụng, trái thành hình, trái lớn thật mau, tròn
trĩnh, màu xanh lục. Rồi đến một ngày nào màu xanh chuyển sang vàng, màu vàng
chuyển sang đỏ. Ba vin cành xuống cho đứa con út là tôi hái trái đầu tiên. Trái thứ
hai dành cho anh tôi. Trái thứ ba dành cho chị tôi. Từ trái thứ tư thì mạnh ai nấy
hái.
Trời ơi, mới đó mà đã mười lăm năm rồi. Cây trứng cá được mười lăm tuổi và hôm
nay là ngày chết của nó.
Tôi bật ngọn đèn trước sân. Ánh sáng nê-ông xanh mát soi rõ tàng cây ủ rũ.
Những lá nhỏ, héo tạo những khoảng trống thưa thớt giữa các nhánh. Khi cây
đang sung sức, lá đan dày kín trên cao, phủ bóng mát xuống sân, phủ bóng mát
xuống hiên, vừa khoe khoang vừa giấu kín những trái chín đỏ. Từng bầy dơi bay
rần rật đảo qua lượn lại vào giờ này. Chúng bay vút qua sân, bay xuyên qua tàng
lá nhanh và thẳng như những mũi tên màu đen.
Bây giờ thì tất cả đều im lặng. Cây đứng chơ vơ một mình buồn bã ốm yếu. Những
chiếc lá nhỏ lay động uể oải theo từng cơn gió nhẹ.
Tôi cố gắng thuyết phục ba tôi:
- Chúng ta thử chờ xem cây nó có hồi sinh được không?
Ba tôi lắc đầu:
- Ba đã ra công tưới nó suốt cả tuần rồi. Hôm đi Sài Gòn về, ba để ý thấy lá nó sao
chợt nhỏ lại và không còn màu xanh đậm nữa. Ba sợ nó thiếu nước nên mỗi tối ba
chăm chỉ tưới nước cho nó. Nhưng nó không khá hơn. Qua một cơn mưa giông
dồi dào, ba thấy tình thế vẫn không biến chuyển. Coi như nó đã kiệt lực rồi.
- Nhưng thà để cho nó chết hẳn đã. Chớ chặt nó khi nó còn thoi thóp thở…
- Phải đành lòng vậy. Cảnh tượng một thân cây đứng chết dần từng ngày từng giờ
trông buồn hơn.
Từ một thân cây to bằng ngón chân, cây trứng cá đã lớn lên hết mức, mọc tẻ ra hai
nhánh thẳng hình chữ V. Lúc nhỏ anh tôi và tôi hay ngồi ở chạng cây để nói
chuyện vẩn vơ, nói đủ thứ chuyện, để nhìn ra dãy xe cộ chạy ngoài đường hoặc
nhìn sang những sân nhà trước mặt. Khi ba tôi đi làm, chị tôi đi học thì ở nhà chỉ
còn có ba người là anh tôi, tôi và chị giúp việc tên Bốn. Anh tôi lúc đó lên sáu tuổi.
Đáng lẽ đã phải đi học rồi, nhưng ba sợ tôi ở nhà một mình cô đơn nên ba bắt anh
ở nhà luôn. Ba giao cho anh tập viết và tập làm những bài tính cộng trừ. Tôi lên ba,
chỉ biết chơi chớ chưa biết học. Chị Bốn cũng mới chỉ mười hai tuổi, còn ham chơi
hơn là làm việc trong bếp. Cả ba người ở nhà cộng lại vừa hơn hai mươi tuổi nên
ba tôi căn dặn hễ ba tôi và chị tôi đi khỏi là phải đóng cổng gài chốt lại cẩn thận.
Đề phòng chúng tôi chạy ra đường và đề phòng kẻ cắp vào nhà.
Anh tôi hì hục ở bàn học chừng độ mười phút là tay chân đã bắt đầu ngứa ngáy.
Anh cất tiếng gọi:
- Thủy ơi!
Tôi dạ.
- Mày ở đâu?
- Em ở sau giếng.
- Mày làm cái gì ngoài đó?
- Em coi con gà nó ấp.
Im lặng một lát. Chắc lúc đó trí óc anh xáo trộn dữ lắm. Nửa muốn ngồi tập viết,
nửa muốn chạy ra coi “con gà nó ấp”. Cuối cùng con gà thắng bài tập viết. Anh lê
dép đi ra sân sau.
Tôi nói:
- Coi chừng! Không tập viết đủ một trang, chị Bé về đánh đòn đó.
Anh ngần ngừ:
- Ừ, để tao coi một lát rồi tao lên viết.
Một lát có nghĩa là một giờ. Đôi khi hai giờ. Có bữa là luôn cả buổi. Anh bị chị Bé
đánh hoài vì tội không kiểm soát được mỗi cái “lát” của mình.
Thỉnh thoảng anh cũng có làm bổn phận một cách đầy đủ. Chẳng hạn làm xong
bốn bài tính cộng. Chẳng hạn tập viết xong một trang. Những lúc đó anh đắc thắng
bỏ mạnh cây viết xuống bàn rồi cất tiếng gọi tôi:
- Thủy ơi!
Tôi dạ.
- Mày ở đâu?
- Em ở trước sân.
- Chỗ nào?
- Ở gốc cây trứng cá.
- Làm gì ngoài đó?
- Coi hai con chim nó tha rác.
- Đợi tao ra coi với.
- Lo làm tính xong đã.
- Tao làm xong rồi.
Và anh nhảy ra ngồi ở chạng cây trứng cá với tôi. Hết coi chim tha rác, chúng tôi
lại nhìn ra dãy xe cộ nối đuôi nhau chạy ngoài đường. Chán nhìn xe cộ, chúng tôi
nhìn sang những sân nhà láng giềng. Giữa những cành lá bao vây um tùm, chúng
tôi mê mải nhìn sự sinh hoạt của các ngôi nhà trước mặt. Thật là một đài quan sát
lý tưởng. Số 48 là nhà của má chị Liên. Má chị sinh một bầy con gái và ba chị làm
an lòng bà bằng cách đặt cho các con những cái tên bắt đầu bằng chữ L: Liên,
Loan, Lệ, Luận, Lương, Lợi. Có một chút hài hước để đùa lại số mệnh hoặc một
chút an vui cam phận.
Số nhà 52 có thằng Hùng, thằng Hạ, con Nhơn. Mỗi lần mẹ chúng nó đi chợ về
vừa bước tới cổng là chúng nó chạy ùa ra lục giỏ. Rồi mỗi đứa lãnh một củ khoai
hay một trái bắp đi nghêu ngao, vừa cạp vừa múa hát. Tôi nói nhỏ với anh tôi:
- Ăn bắp mà tụi nó không gỡ mấy sợi râu ở đầu.
Anh tôi không trả lời. Tôi lén đưa mắt thì thấy nét mặt anh có vẻ thẫn thờ. Tôi hỏi:
- Anh muốn ăn bắp phải không?
Anh tôi giật mình quay lại:
- Mới ăn xôi hồi sáng còn no. Mà… bắp ở đâu mà ăn?
- Ờ… mình không có má để được ăn bắp như lũ con Nhơn.
- Ba đã dặn mình muốn ăn món chi thì nói chị Bốn mua.
- Chị Bốn chớ đâu phải là má.
Có một sự khác nhau giữa chị Bốn với một người gọi là má, tôi cảm thấy rõ ràng
mà không nói được.
Anh tôi gật đầu:
- Ừ, có má sướng hơn có chị Bốn.
Nói chuyện dông dài quên hết thời gian. Có bữa chị Bé đi học về đậu xe trước
cổng rồi mà từ cái đài quan sát chúng tôi không hề biết. Chị bấm chuông làm
chúng tôi giật mình. Anh tôi lúng túng không biết nên chạy ra mở cổng hay chạy
vônhà ngồi trước bàn học. Hoặc chạy vô nhà rồi sau đó mới chạy ra mở cổng, làm
như mình vừa chăm chỉ ngồi làm bài. Tôi thì bấn loạn không kém chỉ vì thấy dáng
điệu âu lo của anh tôi.
Những năm trôi qua. Từ cái đài quan sát chúng tôi đã chứng kiến sự ra đi của gia
đình chị Liên và thay vào bằng gia đình chị Cẩm. Chứng kiến ngôi nhà của ông
Nam An đang từ tầng trệt mà xây vượt lên ba tầng, có cửa kính kéo ri-đô đỏ.
Chứng kiến sự biến cải của ngôi trường sơ học Đại Trung thành tiệm sửa xe đạp.
Hôm nay thì sự biến đổi xảy đến cho chính cái đài quan sát. Chị tôi và anh tôi đang
ở xa, chỉ có mình tôi làm chứng nhân đau khổ.
Ba tôi đã tháo xong mấy đường dây dừa. Ông đang cẩn thận nối chúng lại với
nhau thành một đường dây thật dài và thật chắc. Sự cẩn thận tỉ mỉ làm đau xót
lòng tôi. Sợi dây này sẽ góp phần để kéo ngã cây trứng cá xuống. Nó đóng vai trò
dụng cụ giảo hình.
Hỡi cây trứng cá thân yêu ơi, cây có biết số phận nào đang chờ đợi cây không? Và
nếu đã biết rồi thì cây có buồn không? Trongmột chuyện xưa tôi nghe kể có anh
em họ Điền kia, sau khi cha mẹ chết đi, vẫn chung sống hòa thuận với nhau trong
một ngôi nhà. Nhưng khi người em út cưới vợ thì lại cưới nhằm một ả tham lam
lắm điều. Ả giục chồng đòi các anh phải chia gia tài. Người anh cả thuyết phục
không được đành phải đem của cải của cha mẹ tổ tiên để lại chia ra thành những
phần đều nhau. Chia xong ruộng nương, nhà cửa, chia hết tiền bạc, xanh, chảo,
chén bát. Đến cây hòe trước sân, người em dâu út cũng bắt buộc phải chặt ra mà
chia. Anh cả năn nỉ giữ lại, nhưng người em út nhất định không chịu. Anh đành hẹn
sáng hôm sau sẽ chặt cây mà chia.
Sáng hôm sau anh em tề tựu đông đủ, rìu búa trên tay, nhưng khi đến gốc cây nhìn
lên thì cây đã héo chết rồi. Cây không chịu đựng nổi sự chia cắt từng phần, cây thà
chịu chết trọn vẹn rồi sau đó mặc kệ cho người muốn làm gì thì làm trên thân xác
đó. Cây có linh hồn. Cây có tình có nghĩa. Cây dạy cho người bài học thương yêu.
Người anh cả trong truyện lại ngồi ôm gốc cây mà khóc.
Ba tôi leo lên thân cây và buộc một đầu dây vào cành cao nhất. Sau đó chú tôi cầm
rựa bổ vào gốc. Lưỡi rựa không được bén tạo nhiều tiếng dội. Và cành lá rung rinh
điên đảo.
…Bao nhiêu năm trước đây lá chỉ khẽ rung rinh mỗi khi có gió nhẹ. Ba tôi hay bắc
ghế ra nằm dưới bóng cây để đọc sách. Tràng hoa trắng bay rụng trên áo, trên mái
tóc, trên trang sách, rụng rải rác trên mặt đất. Ba tôi hứng những cánh hoa mỏng
bay rơi lả tả nhẹ nhàng, nâng niu trên bàn tay mà bảo tôi:
- Ở giữa phố thị, không dễ mà có được một cảnh đẹp như thế này, và nghệ thuật
sống ở đời là phải biết tận hưởng những lạc thú nhỏ mà mình có. Thường người ta
trồng cây trứng cá để tìm bóng mát vì cây mau lớn và cành đâm ngang. Trẻ con thì
thích những trái ngọt. Hầu như không ai biết tới những hoa trắng mỏng của nó,
mỏng như cánh chuồn. Và với cảnh cánh hoa rơi nhẹ từ cành cao xuống đất như
một trận mưa sương.
Những cô bạn đến thăm tôi thường cũng không chú ý đến những cánh hoa trắng
mỏng đó. Họ chỉ thấy trái chín. Họ ào ào leo lên hái, có khi năm sáu người thượng
lên cây một lượt và tôi phải trao cho mỗi người một túi ni-lông nhỏ để họ đựng trái.
Những tiếng rựa bổ chan chát vào gốc cây. Ba tôi nhắm hướng để sợi dây sẽ kéo
thân cây ngã vào giữa sân, tránh đập vào hàng rào và đập vào mái nhà. Tránh cả
những luống hoa lài, những bụi trúc, những cành hoa sứ. Khoảng sân thì hẹp mà
cây cối thì nhiều, không vì một cây này mà làm bị thương một cây khác.
Khi những nhát rựa của chú tôi bắt đầu rời rạc thì chợt nghe có tiếng răng rắc. Ba
tôi nói to:
- Đi giãn ra xa! Coi chừng!
Sợi dây căng đến tột độ. Thân cây trịnh trọng khẽ nghiêng rồi bỗng ngã đánh rầm
trong một loáng mắt, nằm sóng sượt giữa sân.
Một khoảng trời xanh chợt hiện ra trên đầu. Một khoảng trống bỡ ngỡ, xa lạ, bất
ổn. Chú tôi dùng rựa rong những cành nhỏ, chị Bốn lần lượt lôi bỏ ra vườn sau.
Chú tôi hỏi:
- Bây giờ phải chặt ngang ra làm mấy khúc?
Ba tôi đứng nhìn, im lặng suy nghĩ. Rồi ông hỏi lại:
- Để nguyên, khiêng có nổi không?
- Hơi nặng.
- Cố gắng thử coi.
Tôi lại phụ tay với ba tôi, chú tôi và chị Bốn. Sức nặng làm đỏ rần mọi khuôn mặt.
Phải nghỉ đến ba chặng mới khiêng được thân cây ra tới sân sau. Tôi đoán vì sao
Ba tôi không nỡ để cho cây bị chặt làm nhiều đoạn.
Sau khi dọn dẹp xong, ba tôi lại ngồi một mình trầm ngâm ở ghế sa-lông. Tôi biết
ba tôi đang buồn. Một cái cây hiện diện cạnh mình trong nhiều năm trời, sớm chiều
quen thuộc, thì tự nhiên mình đã coi như một người bạn trầm lặng. Ngoài ra một
cái cây muốn lớn lên phải đòi hỏi nhiều năm cần cù nhẫn nại. Phải dinh dưỡng
thường xuyên, cành cây muốn dài thêm một phân phải cần tháng này sang tháng
khác. Những công trình nhân tạo như tòa lâu đài đồ sộ, nhà cao ốc chất ngất, như
đập nước vĩ đại, con người có thể huy động sức người ra làm mau theo ý muốn,
phá vỡ rồi làm lại theo ý muốn. Chớ một cái cây có đời sống độc lập của nó, loài
người có thể hạ sát nó mà không thể ép buộc nó phải lớn mau theo ý muốn của
loài người. Ba tôi quí trọng cuộc đời của những cây cối một phần chắc là bởi lẽ đó.
Trước đây bảy tám năm, một cây chùm ruột ở vại nước nhà tôi bị héo lá rồi chết
khô. Ba tôi buồn nói:
- Cây chùm ruột này, ba lên tận Xuân Lạc xin cây con đem về trồng khi mới làm
nhà. Hồi đó má các con còn mạnh. Từ khi má các con mất, đây là lần đầu tiên một
cái cây chết ở vườn nhà chúng ta.
Sau cây chùm ruột đến cây ổi xá lị, vì bị hơi nóng đốt rác mà lá rụng dần rồi chết.
Sau cây ổi đến một vườn mãng cầu, sa-pô-chê phải chặt đi để làm căn nhà mới.
Chắc chắn là tâm hồn của ba tôi không còn bị xúc động nặng như lần đầu tiên nhìn
cây chùm ruột chết khô. Khi một tâm hồn đã chằng chịt vết thương thì một vài vết
cắt đến sau tự nhiên bớt đi phần cay xót.
Cây trứng cá giữ nhiều kỷ niệm với chúng tôi biết bao! Tôi nhớ những năm chúng
tôi còn nhỏ, đến rằm Trung thu ba tôi mua đèn lồng treo trên những cành trứng cá
thấp để chúng tôi chơi. Ba tôi lại tự tay ngồi phất những cái lồng đèn thật lớn, hình
tròn, đem treo mãi trên đọt cây trứng cá cao, treo rải rác xuống từng cành, biến cây
trứng cá thành một cây Nô-en vĩ đại và chúng tôi ngồi dưới gốc cây chong mắt
nhìn lên.
Ba tôi chỉ cái đèn tròn lớn nhất:
- Đó là tượng trưng cho mặt trời, trung tâm của Thái dương hệ. Cái đèn tròn nằm ở
gần dưới nó, - ba tôi giơ tay chỉ, - là thủy tinh. Cái đèn nằm xa một chút nữa là kim
tinh.
Anh tôi ngắt lời:
- Người ta lấy thủy tinh đó để làm cái ly uống nước hở ba?
Ba lắc đầu:
- Không phải. Thủy tinh làm cái ly uống nước là một chất dẻo do hột cát nấu chảy
mà thành. Còn thủy tinh của Thái dương hệ là một hành tinh, nghĩa là một khối lớn
kiểu như trái đất xoay xung quanh mặt trời.
Tôi không hiểu gì hết về những cái “tinh” đó, về nhiều cái “tinh” nữa mà cha tôi kể
tiếp như là hỏa tinh, mộc tinh, thổ tinh, vân vân. Tôi chỉ một cái đèn xếp dài ngoằng
hỏi ba tôi:
- Còn cái “tinh” gì kia?
Ba tôi bật cười:
- Cái này không phải là hành tinh. Nó là một cái lồng đèn thường, dễ làm vì chỉ cần
xếp giấy lại, bẻ từng lần, dán dính hai mép giấy vào nhau là nó thành một cái đèn
tròn. Hồi nhỏ ba hay tự tay xếp cái lồng đèn kiểu đó mà chơi lấy, chớ không phải
tốn tiền mua như trẻ con bây giờ.
Tôi lặng lẽ từ phòng khách bước thẩn thờ ra sân, nơi cây trứng cá đứng rậm rạp
ngày trước và giờ đây chỉ còn là một khoảng trống cây ô ma thấp, bụi bông lài,
mấy nhánh đồi mồi đứng im lìm. Vắng cây trứng cá cố hữu, vắng người bạn láng
giềng cao cả uy nghi, những cây nhỏ đó trông có vẻ ngơ ngác lạc loài. Tôi không
muốn nhìn cái cảnh đìu hiu trống vắng đó nó làm nhức nhối võng mạc và tâm não
tôi. Tôi nhắm mắt lại một phút nhìn lui về ký ức của tôi, nơi đó một cây trứng cá
cành lá um tùm đứng vững chãi hiên ngang, mang trên mình những cái lồng đèn
sáng rực nhiều kiểu nhiều màu. Và ở dưới gốc cây rõ ràng là có ba chị em chúng
tôi, ba đứa nhỏ ngây thơ đang đứng chong mắt nhìn lên.
~ Võ Hồng, trích "Vẫy tay ngậm ngùi", Nhà Xuất Bản Trẻ, 1992
0
-
JDLorenzo 5 years ago
Nhà văn Nguyá»…n Äức Láºp
Kính thưa Admin,
Tôi thật ngạc nhiên khi không tìm thấy một tác phẩm nào của nhà văn/nhà thơ
Nguyễn Đức Lập trong vietmessenger, trong khi ông sáng tác khá nhiều và có
đóng góp dồi dào cho nền văn học hải ngoại trong suốt 20 năm.
Mong rằng Admin có thể đăng vài tác phẩm rất hay và hài hước của ông, như là
"Trần Ai Khoai Củ", "Ngắn Cổ Khó Kêu", và nhứt là 2 bộ kiếm hiệp "Kiếm Đạo" rất
ly kỳ, hấp dẫn!
~*~*~
Nhà văn Nguyễn Đức Lập, tự là Chánh Phương, sáng tác dưới các bút hiệu
Nguyễn Đức Lập, Chánh Phương, Hương Giáo, Ngô Phụng Anh, tên rừng Hướng
Đạo là Sóc Vui Vẻ.
Ông sinh ngày 21 Tháng Chín, 1945, tại Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Con của nhà thơ-
nhà báo Hồng Tiêu – Nguyễn Đức Huy (1902-1985) và nhà văn Bà Tùng Long – Lê
Thị Bạch Vân (1915-2006), tác giả nổi tiếng tại miền Nam trước 1975. Ông có chín
anh chị em.
Ông là cựu học sinh trung học Pétrus Ký, cựu sinh viên luật khoa Đại Học Đường
Sài Gòn, nguyên luật sư Tòa Thượng Thẩm, Sài Gòn.
Sau 30 Tháng Tư, 1975, ông về làm rẫy ở ấp Phước Lập, xã Phú Mỹ, tỉnh Đồng
Nai. Đến Tháng Tám, 1980, vượt biên và ở trại tị nạn Palawan, sau đó đến trại
chuyển tiếp Bataan, Philippines. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1983.
Trong suốt thời gian sống tại California, nhà văn Nguyễn Đức Lập viết rất khỏe và
đã xuất bản hàng chục tác phẩm. Trong số đó, hai tập truyện dài xuất bản cùng
năm 1987 là “Kiếm Đạo 1, Bảo Kiếm Tặng Anh Hùng,” và “Kiếm Đạo 2, Thần Thư
Trao Hào Kiệt” là bộ truyện kiếm hiệp ly kỳ, hào hùng, từng được đăng nhiều kỳ
trên báo, làm say mê độc giả vào cuối thập niên 1980.
Các tác phẩm đã xuất bản của nhà văn Nguyễn Đức Lập gồm:
Thơ – Những Đêm Không Ngủ, 1986.
Truyện Ngắn:
- Cuộc Chiến Tàn Chưa, 1987;
- Cặp Mắt Quay Lại, 1992;
- Khung Rào Hẹp, 1992;
- Lớp Trước, Lớp Sau, 1994.
Truyện Dài:
- Kiếm Đạo 1, Bảo Kiếm Tặng Anh Hùng, 1987;
- Kiếm Đạo 2, Thần Thư Trao Hào Kiệt, 1987;
- Ngắn Cổ Khó Kêu, 1989;
- Nhứt Biết Nhì Quen, 1990;
- Phong Vũ Tiêu Tiêu, Lôi Vũ Động, 1991;
- Giàn Đậu Mưa Rung, 1992
- Trần Ai Khoai Củ, 1994
- Mảnh Vụn Một Đời, 1999;
- Đi Trước Về Sau, 2009.
Ngoài viết truyện, làm thơ, ông còn viết hàng trăm bài trên các báo Tin Việt, Làng
Văn (Canada), Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, Nhân Văn, Văn Học, Đường Sống, Hoa
Sen, Sức Sống, Thời Báo, Trẻ (Dallas).
.0 -
Ω 5 years ago
Cám ơn JDLorenzo giới thiệu
vietmessenger sẽ tìm sách của tác giả Nguyễn Đức Lập0
-
Quai-Di 6 years ago
Đã download và install flash pöaye 11 nhưng vẫn không mở được những truyện của Vũ Thất . Xin hỏi phải làm sao ?
0 -
Ω 6 years ago
Hi Quai-di,
Nếu dùng Firefox sau khi install phải "Allow" Adobe Flash. Xin đọc hướng dẩn ở đây :
https://vietmessenger.com/vmboards/?action=view&catnum=9&topnum=1060 -
JDLorenzo 5 years ago
Mình cũng đã downloaded và installed Flash 11 nhưng không đọc được 1 trang sách
nào của nhà văn Nguyên Vũ .
Mình xài Google Chrome và Window 7
Xin admin giúp đỡ .
Cám ơn nhiều .0 -
Ω 5 years ago
To enable Flash for Chrome:
1. To the left of the web address, click the Lock icon.
2. At the bottom, click Site Settings.
3. In the new tab, to the right of "Flash," click the Down arrow and then Allow.
4. Go back to the site and reload the page.0 -
JDLorenzo 5 years ago
Cám ơn admin rất nhiều !
0
-
NguoiTho 6 years ago
NHỚ MẸ
Kính dâng hương-hồn Mẹ,
cụ-bà Lê Văn Tập, Đà-Nẵng.
Mẹ ơi! Lại một năm gần hết!
Lại một Tết gần tới nữa rồi!
Không thể lời trao, không chữ viết,
Con nhờ mây gió nhắn lời thôi!
Lâu nay Mẹ có được bình-an?
Con+cháu về thăm? thư hỏi-han?
Lợi-tức có còn cho Mẹ sống?
Tuổi cao, Mẹ sống có thư-nhàn?
Phần con: vẫn tội không toà xử!
Vẫn khổ-sai tù chẳng án tuyên!
Nhưng vẫn nhẫn-nhường qua hạn dữ
Đúng như lời Mẹ vẫn từng khuyên.
Nhớ khi chưa có chuyện chua cay:
Con đến hầu thăm Mẹ mỗi ngày,
An-ủi phần nào niềm quạnh-quẽ,
Thân đơn, nhà rộng, gió sương dày .
Con đưa Chị Cả thường-xuyên lại
Cùng Mẹ chơi bài để giải-khuây .
Con giúp nhang đèn, dâng lễ bái;
Con lo khách-khứa, đãi ăn đầy ...
Mẹ ra nghiã-địa viếng mồ Ba:
Con lái xe-hơi chở Mẹ ra .
Mẹ muốn lên chùa hay xuống chợ,
Qua nhà bè-bạn: con đưa qua ...
Con vui có Mẹ mà hầu phục
Vì mẫu-thân con đã mãn-phần.
Mẹ cũng thương con như cốt-nhục
Vì con trai Mẹ đã từ-thân!
Mẹ coi con tựa đứa con thơ:
Có bữa cơm trưa Mẹ vẫn chờ.
Mẹ cất cam nho trong tủ lạnh,
Chờ con tới mới lấy ra đưa ...
Thế rồi tất cả không còn nữa!
Con bị lưu đày ở trại xa;
Mẹ lại mai chiều ngồi tựa cửa:
Lầu cao, thềm rộng, một thân già .
Năm xưa, Mẹ đã chín mươi tròn,
Lọm-khọm đi tìm thăm viếng con;
Mẹ đã khóc oà khi gặp mặt
Làm con đau điếng cả tim non.
Tấm tình qúy-hiếm cao sâu ấy:
Lòng Mẹ vô-biên như biển trời!
Con biết làm sao đền đáp lấy
Dù trong muôn một, Mẹ hiền ơi!
Đền ơn, con chỉ biết mong cầu
Cho Mẹ bình-an, Mẹ sống lâu;
Mẹ sống chờ ngày con trở lại:
Con săn-sóc Mẹ, Mẹ vơi sầu ...
Mẹ ơi! đã mấy năm biền-biệt,
Chúng cấm thư-từ, cấm viếng thăm.
Mẹ có bề nào: con chẳng biết!
Con càng nhớ Mẹ, con càng căm!
Bây giờ Chị Cả đã qua đời,
Con+cháu thì là người mỗi nơi!
Chú ấy làm to mà cuốc bộ,
Về thăm – lý-thuyết chỉ hoài hơi!
Phố lầu: căn cúng, căn người quỵt!
Két cạn: nhà băng hết gửi tiền!
Hết hẳn lên chùa! Thôi thết tiệc!
(Qua-loa vài món giỗ gia-tiên!)
Mẹ đi nghiã-địa: ai đưa đi ?
Mà mộ Ba còn, hay đã "quy"?*
Ai tới chơi bài mà giải-trí ?
Trưa: còn tủ lạnh? tối: ti-vi ?
*VC dẹp hết nghiã-trang của dân Miền Nam,
bắt dồn (quy) mả tới những địa-điểm mới,
xa, và tồi-tệ hơn.
Lạy Trời! Nếu Mẹ quy-tiên trước:
Con hết hôn tay, vuốt mắt Người!
Con hết tiễn đưa giây phút chót
Về nơi Mẹ nghỉ giấc muôn đời!
Nhưng, con còn sống, con còn lo
Cho các con con được Tự Do,
Cho các cháu con, như Mẹ muốn,
Có hoài tủ lạnh với cam nho ...
Con còn báo-phục cho đời Mẹ:
Tuổi trẻ cần-lao, tuổi xế nhàn;
Có nghiã, có tình trong tộc-hệ;
Có Trời, có Phật độ giang-san...
Con còn nghiã-vụ với xung quanh:
Phải diệt cuồng-xâm, thắng bạo-hành,
Để sống đời đời trong hạnh-phúc:
Mỗi ngày: Tết nhất, tháng: xuân xanh...
Hôm nay sắp-sửa vào Xuân mới:
Con: tuổi tù tăng, Mẹ: tuổi đời ...
Mượn gió nhờ mây, con gửi tới
Lòng con thương nhớ – Mẹ hiền ơi!
THANH-THANH
Nhà Trắng (Thôn 5) Tiên-Lãnh 19800 -
hungtam17 6 years ago
Tôi cũng không đọc được truyện nào , mở sách ra toàn là giấy trắng . Web site này đã
đóng cửa rồi , có lẽ vì cạn tiền chăng ???0 -
Ω 6 years ago
Server error
All fixed now0
-
Vicious 8 years ago
Tên bài: Lá Thư Trần Thế.
Câu trong bài "Đêm nay ngôi hai trời xuống".
"ngôi hai trời" là gì?
Tên bài: Để Trả Lời Một Câu Hỏi.
Câu trong bài "màu xanh vẻ (hoặc "vẽ") nổi".
"Vẽ, hay "vẻ" nổi" là gì?
Tên bài: Tử không nhớ, tác giả Trúc Phương.
Câu trong bài "giá mắt cho đời".
"giá mắt" là gì?
Cám ơn các bạn,
Hàn Mặc Tử,0 -
Hhongsanh 7 years ago
Ngôi hai
Theo tôi nghĩ có lẽ là :Ngôi Hài chứ ko phải ngôi hai .
Ngôi hài tức là Ngôi Hài Đồng ( hình ảnh 1 bé hài đồng có một cái quần sáng trên
đầu theo công giáo, có nghĩa là 1 chúa hài đồng mới sinh ra đời, mà chúng ta hay
thấy trong lễ giáng sinh noel )
0 -
manzziy 7 years ago
Theo thần học Công giáo, "ngôi hai" tức là Jesus, Đức Chúa Con trong mầu nhiệm
"Chúa ba ngôi" (Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần),
Vậy "Đêm nay ngôi hai trời xuống" nghĩa là "đêm nay Chúa Con sinh xuống trần
gian".
Tín lý đó từ câu này trong trong Phúc âm theo thánh Matthew 28:19-20. “Anh em hãy
đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm Phép Rửa cho họ nhân danh Chúa
Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.
Tiếng Anh là Holy Trinity. "Go therefore and make disciples of all nations, baptizing
them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit", Matthew 28:19-
20.0 -
Vicious 6 years ago
Rất cám on các bạn, căÌt nghĩa hay lăÌm.
Hy voÌ£ng có bạn nào trả loÌ€i dủm 2 câu hỏi kịa0
-
HUyvespa 7 years ago
Xin chào ,
Mọi người có thể cho mình hỏi khi mình vào truyện Những Gương Mặt Văn Nghê...
Vm mới post của Tạ Tỵ thì mình không xem được nội dung ?!? (Chỉ xem được trang
bìa ?!?)
Mình xem trên iphone & ipad thì đều bị tình trạng như vậy
Thanks,0 -
Ω 7 years ago
Hi HUyvespa,
vietmessenger đang design lại trang mobile iPhone/iPad
Tạm thời xin đọc sách trên PC.
Ω0
-
NguoiTho 6 years ago
CON NHỚ NGÀY CHA ÐI TÙ
Con nhớ ngày cha đi tù
mắt mẹ ướt thâm quầng đêm khó ngủ
gặm củ sắn mẹ dành cho chưa đủ
con đói cha ơi!
Trạc phân bò năm ấy đội qua sông
nước ngập ướt tràn xuống môi con mặn
sông vô tình vẫn trôi bình lặng
bão tố cha ơi! Bão tố tơi bời!
Lũ lụt đi qua, rơm ướt mẹ phơi
cong người xuống, mẹ gồng trên vai hẹp
gánh cả giang sơn, đầu trần, không dép
mẹ thẫn thờ, lảo đảo gọi tên cha
Năm tháng đi qua, năm tháng đi qua
mẹ vẫn nép cuộc đời trong rơm rạ
con giấu tuổi thơ vào nỗi buồn lớn quá
gánh tháng ngày tát cạn biển thời gian
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
(Việt Nam)
THE DAYS DAD GOT IMPRISONED
How harrowing were the days Dad got imprisoned:
Mom could hardly sleep, got her eyes wet, rings wizened.
Gnawing the tiny rootstock Mom spared for me: how sad!
I was so hungry, Dad!
The cow feces I bore on my head across the river,
Wetted, dripped from the basket, salted my lips.
The heartless stream was still flowing to make me shiver.
Oh Dad! such storms had risen to break life into chips.
After the flood, Mom dried the damp hay nearly kaput;
Humping her back, she carried on either slender shoulder
The burden of family responsibility, bareheaded, barefoot;
She staggered, listlessly calling for Dad, the householder...
Months had thus slipped away, and years gone by;
Mom still hid and rested her life in thatch, straw and slime.
I concealed my youth in such sadness as the immense sky,
Shouldering my days struggling to drain the sea of time.
Translation by THANH-THANH0
-
NguoiTho 6 years ago
Công Cha Như Núi Thái Sơn
Công cha như núi Thái Sơn
Câu thơ ấy thuộc từ thời tấm bé
Nay nhắc lại mà lòng như ứa lệ.
Ðất nước tôi dâu bể nửa đời người
Tôi lên mười đất nước đã chia đôi
Những bà Mẹ bắc Kỳ ào ạt tới
Kể từ đó cuộc đời như đổi mới
Nhưng khắp nơi vẫn khói lửa lầm than
Những chàng trai không một tiếng phàn nàn
Vào trận địa như đi vào cuộc sống !
Con sinh ra chưa kịp xây đắp mộng
Chưa gặp cha con đã chẳng còn cha
Mẹ dạy con mà nước mắt chan hòa
Cha yêu mẹ, yêu con, yêu đất nước
Vì phận sự cha quyết không lùi bước
Lấy thân mình để đền nợ non sông.
Con bây giờ coi như tạm thành công
Có dân chủ có tự do phát biểu
Nhưng nhiều lúc lòng con như chợt hiểu
Mẹ tại sao bỏ nước chạy sang đây !
Cha làm sao mất giữa tuổi thơ ngây
Nghe con hỏi lòng Mẹ đau như cắt
Con yêu ạ, giá tự do tuy đắt
Không tự do ta chẳng thể là người
Ngày Của Cha, cháu nhỏ đẹp môi cười
Mẹ sung sướng vì chúng ta được sống
Chữ dân chủ với cha là giấc mộng
Con viết vào bài vị để thờ cha.
HUỆ THU
Dad’s Merit Is Like Mt. Everest
“Dad’s merit is as immense as Mount Everest!”
That verse since a child I had known with zest,
But now heard again makes tears start to my eyes.
My country has been half of my life in hard times,
Partitioned in two when I was just ten years of age.
The mothers poured from the North in a critical stage
And thenceforth began in the South to revive;
But everywhere anguish continued from war to derive:
The young men with neither complaint nor regret
Rushed into the battlefields, their hopes on life set.
You were born, not in time yet to build dreams rather,
Not seeing your father yet, you already had no father.
I your Mom brought you up, in tears educated you kid:
Dad loved me, loved you – and loved Vietnam sacred,
Fulfilling his duty, not yielding an inch of ground,
Using his body to pay his debt to the country bound.
Now that you might be said to have got some success
Enjoying democracy, liberty, being free to express,
Yet sometime in your innermost you suddenly understand
Why I your mother had to leave home for this land!
I surely felt heart-broken ̶ my deep grief increased
When as a child you naïvely asked why Dad deceased.
Oh my child, Freedom has its though high price,
But without it we cannot be human beings so nice.
On Father’s Day, watching the smile of each of your chit
I am happy because we are able to live a life fit.
The word Democracy with Dad was such a dream:
Write it on his votive tablet to honor him as we mean.
Translation by THANH-THANH0
-
NguoiTho 6 years ago
THANH NIÊN ƠI!
GIỜ THIÊNG ĐÃ ĐIỂM
“Thanh niên ơi hồn thiêng núi sông đợi chờ
Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ”(*)
Wael Ghonim (**) đã liệt oanh tuyên bố
“Tôi sẵn sàng chết cho dân chủ tự do”
Dân Tunisia, Egypt đồng loạt hô to
“Hãy giẹp bỏ bất công, độc tài, đảng trị”
Hỡi tuổi trẻ Việt Nam, này anh, này chị
Còn đợi gì không can đảm đứng lên
Hãy nghiên cứu những bài học đấu tranh
Từ sự tan rả của Liên Bang Sô Viết
Bức tường Bá Linh một đêm ngã sập
Ben Ali trốn đi sau một tháng biểu tình
Egypt vùng lên trong chiến thắng quang vinh
Sau mười tám ngày loại trừ Mubarak
Cách Mạng Hoa Lài vươn cao chất ngất
Bạo quyền nào vững được ngược lòng dân
Thanh niên ơi đừng cúi mặt vong thân
Hồn sông núi đã nghẹn lời kêu gọi
Bạn đã thấy chưa bao nhiêu hầm thuốc nổ
Dưới gầm giường của chế độ phi nhân:
“Nào cướp của, tham ô, hoạnh họe người dân
Nào biển đảo, nào Tây nguyên Beauxit
Rừng cho thuê, nhượng đất đai không ít
Cho phép Tàu lủng đoạn kinh tế Việt Nam
Cán bộ, chức quyền mặc sức gian tham
Hàng triệu người dân bữa no bữa đói”
Gương đảm lược của Tiền nhân chói lọi
Thanh niên ơi! Giờ đã điểm! Lên đường!
Đồng một lòng cùng giải cứu quê hương
Như tuổi trẻ năm xưa tinh thần Yên Báy
YÊN SƠN
(*) Lời ca trong nhạc phẩm “Khỏe Vì Nước”
(**) Wael Ghonim là một kỷ sư trẻ đã khơi mào làn
sóng đấu tranh ở Cairo, Egypt.
YOUTH!
THE SACRED MOMENT HAS COME!
“Youth! Our national sacred spirit is expecting us all
The whole people are counting on us each hour withal”(*)
Wael Ghonim (**) solemnly stated his decision to steady:
“To die for democracy and liberty, I am ready!”
The peoples of Tunisia, Egypt together shouted in bliss:
“Abolish dictatorship, one-party government, injustice!”
Vietnamese youth! you brothers, and you sisters,
Why waiting, not to courageously rise up like twisters?
Study well the struggling against the communist mar,
Those precious lessons in the dissolution of the USSR.
The Berlin Wall only in one night collapsed;
By demonstrators after one month Ben Ali fled the traps;
Egypt revolted and a glorious victory could achieve
Over Mubarack just after eighteen days to upheave.
The Jasmine Revolution succeeded itself to fulfill:
What tyrannical powers survive the people’s will?
Dear youth, do not look down your origin to forget,
Our motherland has called you speechlessly in fret.
Have you seen, huh, how many igloos of dynamite
Right below the bed of the brutal system, the blight:
“Robbery, misappropriation, murder in cold blood,
Landmarks, islands, Central Plateau Bauxite! Dud!
Woodland let out, territorial areas yielded to Chinese
That corner Vietnamese economy, servility to please.
Cadres, authorities’ infinite dishonesty and greed,
Millions of poor folks’ deficiency in minimum need.”
Our ancestors’ examples are radient, courageous, stout;
Dear youth! Our sacred moment has come to start out!
Let us unanimously unite efforts to save our native land
Like previous Yen Bay youth, aggressors to withstand.
Translation by THANH-THANH
(*) From the song “Health for Country”
(**) Wael Ghonim is a young engineer who started the
struggle for liberty and democracy in Cairo, Egypt.
0
-
NguoiTho 6 years ago
Con Là Con Mèo
Trạng Quỳnh Của Mạ
Mạ sinh con đang lúc nhà nghèo khó
Một phần cơm, khoai sắn độn hai phần
Thuở ấu thời, mắm cà cùng muối đậu
Con đã quen ngon miệng món nhà bần.
Lúc mớ rạm ngoài đồng đem ram muối
Muà nước lên con bống thệ kho khô
Những chột nưa mạ nấu cùng tí ruốc
Rau tập tàng vị ngọt những ngày thơ.
Đọi rau khoai ngọt ngào con tôm đất
Hũ tép chua có những lát măng vòi
Bánh tráng nướng còn thơm mùi mít trộn
Những món quen con vẫn nhớ trọn đời.
Ngày mưa bão, trên mâm thường trứng luộc
Trưa mùa hè, nước rau muống thay canh
Chút dưa, muối cũng vội vàng xong bữa
Sao mạ hay - ngồi ăn cuối một mình.
Con là con mèo Trạng Quỳnh cuả mạ
Đã phận quen ăn những món ăn nghèo
Trước những mâm đầy sơn hào hải vị
Con dửng dưng như đứa trẻ quen chiều.
Giờ con đã xa nửa vòng trái đất
Biết khi mô mới trở gót quay về
Trên bếp lưả chụm rơm chiều khói tỏa
Con cá cơm mạ nấu bữa canh me.
Cho ấm áp thêm cuộc đời trống lạnh
Hạnh phúc này xoa diụ tấm lòng con
Khi hơi toả thơm ngát mùi gạo mới
Trên tay con, miếng cơm cháy thơm dòn.
Con, đứa trẻ lạc loài trên xứ lạ
Đang quay cuồng theo cơm áo, ngựa xe
Mà thương mạ vẫn thường hay tựa cửa
Bên mâm cơm, vắng bóng đứa con về.
Huy Phương
Mama, I Am Your
Self-Contented Cat
You gave birth to me while being destitute:
Potato or cassava doubling rice each meal to suit.
Salted egg-plants and peanuts since childhood,
I had got accustomed to the poor people’s food.
The crabs from the paddy-fields that you fried,
The goby from inundation that you cooked dried,
The chunks of taro you prepared with rousong,
The sundry veg…, that with my youth got along.
The sweet potato buds, with prawns as spices,
The soured shrimps, with bamboo shoot slices,
The grilled pancakes smelling jackfruit, thyme,
The familiar dishes… I remember all my lifetime.
On stormy days, on the salver were boiled eggs;
In summer, water spinach for broth without dregs;
A bit of pickle was enough for a quick repast…
But you Mama always remained alone the last.
Regals are rich, their cats have delicacies to try;
I was Mama’s cat, only meagre dishes did satisfy.
So content with my lot that feasts I did not enjoy,
Indifferent, seeming kittle as a too coshered boy.
Well, now that I have been a hemisphere away,
I do not know when I will come back and stay
There, on the straw fire under smoke you stoop
To cook with anchovies the eve tamarind soup.
So that warmth is added to my empty existence:
Such bliss will appease my heart in this distance,
With the cooking smelling the new harvest rice,
And for me a crisp piece of burned rice as a price.
As a lost young child lonely in a strange land,
Being whirled along means of living’s demand,
I feel so anxious for Mama against the door-case
Or by the food tray always longing to see my face.
Translation by Thanh-Thanh
0
-
mumbaya 7 years ago
Nhờ các bạn hướng dẩn cách Download truyện hay với bản dịch tiếng VIỆT NẠM
Cảm ơn0
-
NguoiTho 7 years ago
LỆ CHÂU
Đã mấy thu rồi, hả bể dâu ?
Những hình bóng cũ nay về đâu ?
Có ai đốt lại lò hương ấy
Mà nhớ vô cùng, hỡi Lệ Châu !
Ta nhớ em như nhớ tháng ba (1):
Ngày giờ có đó, nghĩ không ra!
Chính ta chẳng hiểu mơ hay tỉnh;
Ta ở đây mà nhớ chính ta!
(1) 29/03/1975: Đà Nẵng (thủ-phủ Miền Trung) thất-thủ.
Ta nhớ ta là một tiếng im,
Con thuyền không bến, máu không tim,
Không hoa cho một làn hương quyện,
Không tổ nương nhờ một cánh chim!
Ta có đầu ta – một thánh-thư:
Biết đường, đâu ngại ngã ba, tư!
Lòng ta có lửa mà không bếp,
Như thiếu trùng dương cho hải-ngư!
Thiếu một thần-giao, một cảm-thông;
Đời không tri-kỷ, không tâm đồng;
Bơ-vơ như trận kình-nghê-chiến:
Biển cả tung-hoành một lão-ông!
Rồi bỗng đâu đây giữa gió khơi
Có em bỗng gọi, có ta "ơi!"
Thuyền như nhắm bến, chim tìm tổ,
Đêm muốn hừng đông, hận muốn vơi ...
Em đến – gần mà như muôn trùng,
Không tên, không lấy cả hình dung...
Nhưng em đã đến, bằng xương thịt,
Đã sưởi lòng ta ... ấm la.-lùng!
Em có là tiên... hay là... ma
Thì em cũng đã có yêu ta!
Tình em là một nguồn thi-hứng:
Bút rỉ mười năm... lại nở hoa!
Em đã theo ta mỗi bước chân,
Hòa trong hơi thở, nhập trong gân!
Có em là bạn... nên từ đó
Ta có niềm vui tự bản-thân...
Nhưng, bỗng tư bề nổi bão đêm:
Kình-ngư còn lại bộ xương lem!
Đất thành hoang đảo! dân thành rợ!
Ngư-phủ vào tù, lạc dấu em...
Nỗi nước khôn khuây, lại nỗi nhà,
Nỗi mình khắc-khoải một mình ta!
Bao nhiêu kỷ-niệm vào tro bụi
Như những kê vàng, quá-khứ xa ...
Ôi! Những ngày xanh, những ước mơ
Tan như ảo-ảnh mống trời mưa!
Thời-gian liệm lấp vào quên-lãng
Những mộng vàng son hóa mộng hờ!
Rồi có hôm nào như hôm nay:
Gió nào gợn sóng, lá nào bay ...
Cho ta gợi lại trong tâm-tưởng
Một thoáng ân-tình, thoáng rượu say ...
Trại Kho Đạn (Đà Nẵng), 1980-81
THANH-THANH0
-
NguoiTho 7 years ago
MISHA
Tôi về nhà vào năm thứ mười ba,
Đã có nó trong nhiều khuôn mặt mới;
Nhưng nó (và tôi, cùng với toàn-gia)
Thì chen-chúc phía sau căn hộ cuối:
Nhà cửa mặt tiền đã thuộc người ta.
Những khuôn mặt gặp thời xông lấn tới,
Tuy láng-giềng mà quá đỗi vời xa.
Tôi, quản-chế, thu mình trong bóng tối,
Nó (can gì?) cũng chẳng dám chun ra:
Tội-nghiệp vô cùng, con chó Mi-Sa!
Tôi lén liếc những đường trên, lối dưới;
Tâm-địa thế nào: kẻ lại, người qua?
Nó phập-phồng khi ác-cẩu lân-la:
Chủ chúng đắc-thời lực quỷ, quyền ma;
Tôi yếu thế, làm sao bênh nó nổi!
Từ trong thâm-tâm bỗng thấy xót-xa:
Chó với chó, người với người: xứng đối!
Có một lần, thấy nó quá non gan
Khách lạ tới: nó lùi vô một xó
(Không dám gầm-gừ nói lên tiếng chó,
Thì mong gì canh giữ được quân gian!).
Đợi đêm về tôi cột nó ngoài sân
Cho dạn với cảnh rơi cành, rít gió.
Nhưng khuya lại, ra xem, tôi thấy nó
Quá hãi-hùng co quắp cả toàn-thân;
Tôi bỗng chạnh lòng: mình chẳng gì hơn,
Nên thương nó như thương mình thế đó.
Tôi tắm, gội; bắt vắt ve, rận bọ
Cho nó lưỡi hồng, lông mượt, mặt mừng rơn;
Tôi bó gối ngồi, có nó bên chân.
Bỗng một hôm, lúc trời gần rạng sáng,
Tôi thức dậy, tìm không thấy Mi-Sa.
Tôi ra đường, thấy ở gốc cây đa
Nó đang bới, liếm thừa từng chút rác
Mà trong đêm giật giành bao chó khác
Đến giờ này mới vắng nên men ra!
Sương đẫm nhòa hay chính lệ mình sa?
Nỗi tủi nghẹn dâng lên từ phế phủ:
Người chưa đủ, lấy đâu cho chó đủ?!
Rồi một ngày, nó mất hẳn tăm hơi,
Dù cả nhà tôi đi kiếm khắp nơi!
(Phía sau hẻm, có mấy người nghèo khó,
Ai cũng biết là chuyên ăn trộm chó,
Nay là thành-phần tiến-bộ phe ta:
Tôi dám nào vào quan-sát, dò-la!
Nhưng gặp, thấy họ ngượng-ngùng, khắc biết!)
“Tao sinh ra làm nhầm dân nước Việt!
Mày sinh ra làm phải chó nhà tao!
Tao với mày nào có khác gì nhau:
Chó với người cùng một kiếp thương-đau!”
Tôi xuất-cảnh, hưởng tự-do, bình-đẳng,
Nơi thiên-đàng cho cả thú muông cưng:
Chó là niềm hãnh-diện để đem trưng,
Nhờ có tiện-nghi, sinh-môi, trí-tuệ.
(Nhưng có gửi về tiền rừng, bạc bể,
Cũng không giúp nhiều cho đồng-loại Mi-Sa,
Vì chó chưa thật là bạn của người ta,
Khi xã-hội chưa văn-minh phát-triển:
Quyền Người chưa trọng, nói chi quyền khuyển!)
Nay ở nước ngoài, trông thấy chó người ta
Lòng lại càng thương nhớ chó Mi Sa!
THANH-THANH0
-
NguoiTho 7 years ago
TRONG MƠ
Ngoài song ta đứng ngẩn ngơ
Bên song em vẫn thờ ơ lạnh lùng
Tiếc gì một nụ môi hồng
Một tia mắt ấm mà không trao mời?
Để ta lạc lõng giữa trời
Nắng vàng từng giọt rã rời pha phôi.
Bên này ta vẫn đơn côi
Ngẫm buồn thân phân nổi trôi tháng ngày
Đêm về uống rượu thật say
Ngỡ như em mở vòng tay đợi chờ.
Thì thôi em cứ thờ ơ
Còn ta, ta sống trong mơ một mình!
LÝ TỐNG
SOLITARY DREAMS
Outside here I was standing, an astounded fool;
Behind the window-frame you remained cool.
Why to spare just a smile on your lips, rosy, tender?
Why to save even an warm regard, not to render?
So that I myself felt lost in the inapposite place
With each yellow sunbeam in a withering space.
On this side I have still been always alone
Reflecting upon my plight, a plankton grown.
Every night I rely on wine to booze – gee! –
To imagine your opening arms intended for me.
Well, do continue to be chilly in the extreme!
As for me, I live my life in each solitary dream!
Translation by THANH-THANH0
-
NguoiTho 7 years ago
Bài Thơ Trước Gió Đông
Tôi viết bài thơ trước gió đông
Gởi về đâu? anh đoán ra không?
Về cô má đỏ - khăn quàng tím?
Không phải đâu anh, những chuyện lòng.
Phương ấy chiều nay gió lạnh về
Mưa dầm - gió lốc một trời quê
Má già chân bấm trên nền đất
Tơi, nón lom khom men rặng tre.
Cuối thôn heo hút mái tranh xơ
Bếp ẩm - ngày mưa khói tỏa mù
Tay cóng ai về hơ vội lửa
Cột tre - áo máng, giọt tơi thưa
Đèn thắp lên rồi! Cơm bắc ra
Loanh quanh chỉ những mắm, dưa, cà
Chiều nay - chợt thấy đời vô dụng
Nghe gió lòng thêm gợn xót xa.
HUY TRÂM
In the Wintry Wind
I am writing a poem in the wintry gale.
Where to send it to? There, can you guess?
That rosy-cheeked, the purple-scarf frail?
– No, buddy! It is about my heartfelt distress.
Cold wind blows in that place, this evening
– Homeland in swirl – constant is the rain.
With clayish ground old mom's feet cling;
Palm-leaf hat and coat by the bamboo chain.
Under the ragged thatched roof, in mire,
Smoke from humid fireplace makes her glum;
Back home, her man warms hands on the fire;
His wet coat drips from the bamboo column.
Then the lamp is lit! And the dinner served:
Always are pickles, sauce, same and again.
How life this evening is felt useless, unnerved;
Listening to the wind causes my heart to pain.
Translation by THANH-THANH
0
-
NguoiTho 7 years ago
TRONG GIÓ SỚM
Trong gió sớm cuộc hẹn hò cảnh khác
Rạch sậy lau che kín chiếc thuyền câu
Dành nguyên em hưởng nguyên vẹn tình đầu
Đang trượt té qua cuộc tình nhục cảm
Ôi thế sự, ôi cuộc đời bụi cám!
Có nghĩa gì bằng dâng hiền tình yêu?
Trái cấm dành người dám bạo, dám liều
Tòa hoan lạc thường có ngoài cổ tích.
Hai thân thể trần truồng cùng quấn quít
Nụ hôn nồng, môi ham hố cơn say
Chồi nhân sinh gay gắt đỏ, giương dài
Cứ hăm hở chui huyệt sâu khoái lạc.
Trong gió sớm ôm mông chàng thật sát
Em lắng nghe thân ngún lửa từng cơn
Chàng vẫy vùng, thọc ngoáy thật sâu hơn
Cùng bay bổng lên thiên đường cảm giác
Trong gió sớm nhựa tình chàng thơm ngát
Tuôn vào em từng đợt quánh và trơn
Em tặng chàng những vết máu tươi son
Khi chàng sống bản năng con thú đực
HỒ TRƯỜNG AN
IN THE MORNING WIND
In the morning wind our date turned into a new scene.
The fishing boat hid behind the canal's reeds as screen,
To reserve only for me to enjoy my whole first love
That was sliding into the carnal desire above.
Oh, affairs of this world: life is full of dust!
What has more meaning than love surrender, trust?
The forbidden fruit is for the one who is daring;
Pleasure often occurs outside the traditional bearing.
Our two stark naked bodies each other cuddled;
Kisses were passionate, lips greedy in a state fuddled;
His life bud grew crimson, to the utmost spread,
Kept on gliding headlong into my delight hole its head.
In the morning wind, holding his buttocks tight
I felt my body steaming hot each fit at its height.
He acted at will, pricked, deeper and deeper thrust;
Both of us soared into the sensual paradise as a gust.
In the morning wind his sweet-smelling love sap
Spurt, condensed and slippery, flowing into my gap.
I gave him vermilion blood stains fresh though mute
While he expressed himself by instinct as a male brute.
Translation by THANH-THANH
0
-
NguoiTho 7 years ago
NGỌN NẾN
Đã bao lần tôi ngắm nhìn ngọn nến
Sáng bừng lên trong bóng tối đêm đen
Ngọn nến mảnh mai, thân nến yếu mềm
Vẫn thắp sáng tim mình thành ngọn lửa
Dẫu thời gian trôi, nến không là nó nữa
Sẽ ngắn dần và lệ ứa quanh thân
Nến vẫn cháy lên, tự đốt chính thân mình
Cho ngọn lửa mà không hề nuối tiếc
Có phải chăng vì quá yêu, mãnh liệt
Hay ngây thơ, khờ dại cũng vì yêu?
Dù biết đớn đau, sẽ phải khóc thật nhiều
Nến vẫn nguyện hết mình để tình yêu cháy sáng
Dẫu thắp chỉ một lần, một lần thôi rất ngắn
Hay sẽ cháy cả đời chỉ bởi một tình yêu
Hay dẫu có yêu, dẫu trải qua rất nhiều
Nhưng cuộc sống thiếu tình yêu: vô nghĩa...
DUY VĂN HÀ ĐÌNH HUY
MY CANDLE
There have been many a time my candle I admire
That flares brightly in the night darkness to get afire.
Its wick is so slender, its trunk so tender
But it still lights up its own heart a flame to render.
Though through time, the candle itself is no more,
Shortening, tears running round its body, but no sore.
It still burns, burns itself, continues to blaze
For the flame's sake without regret to be ablaze.
Isn't it that because of loving too much, vehemently,
Or being naive, credulous owing to love evidently,
Even aware of agony, it still has to weep to behove
So it keeps volunteering to burn out for love.
In spite of burning only once, a very short time,
Or all its life being burnt only because of love prime,
It still does love, though much ill experience brought,
For, if not, if life lacks love, life will mean naught.
Translation by THANH-THANH
0
-
NguoiTho 7 years ago
LINH HỒN GIAO HƯỞNG
Trở lại nơi, ngày ba đưa con đến
Gần hai năm mà tưởng mới hôm qua
Gió hiu hắt, nắng nhuộm vàng trên mộ
Hàng bia buồn nghiêng ngả bóng phôi pha
Bên gốc cây ánh chiều rơi lỗ trỗ
Con nằm im, an phận chiếc quan tài
Nghe thổn thức tiếng nấc ngưng ngang cổ
Nuốt vào tim giọt nước mắt ngắn dài
Cửa lò thiêu đưa con vào vĩnh cửu
Chặng đường cùng thánh giá vác trên vai
Ba theo sau thân người như lá rũ
Vợ con con, tan tác mảnh hình hài
Ðây là chỗ ba đưa tay tiễn biệt
Nơi cuối cùng con nhận mấy bông hoa
Hoa nhiều sắc nhưng riêng ba màu tím
Tím trong lòng và tím cả ngoài da
Ðây lò thiêu với tầng cao điện thế
Năm ngàn volt, ngọn lửa trắng lập lòa
Nóng như thế mà con đành chấp nhận
Tro bụi rồi, ôi giọt máu của ba!
Nay đứng đây gọi hồn con vất vưởng
Theo gió mây hãy về đậu vai này
Hai cha con, hai linh hồn giao hưởng
Ðể ba tìm hạnh phúc một vài giây...
ĐÔNG ANH
SOULS' HARMONY
I have now returned here where I saw you away
Nearly two years ago but it seems just yesterday.
The wind blows gently, the sun sheds yellow light
On the row of lopsided tombstones – what a blight!
The evening sun fell on every spotted tree root,
You were resting resigned in the coffin deaf mute.
Relatives couldn't help you being forever to depart,
Swallowed their choked sobbings into their heart.
Thru the crematory as to eternity a passport holder
At last stage you carried the cross on your shoulder.
I followed you, hanging down like a stooping leaf;
Your wife and children sank in inconsolable grief.
Here is the place I waved my hand in mind so sour
The last location you received each farewell flower:
The flowers were multicolored, but in such a dole
They were purple, grey, livid, dark inside my soul.
This is the crematorium with high-tension potential
Five thousand volts, to integrate with the essential
That to it even so hot, you were to yourself resign
Into dust, back to dust, oh this dear scion of mine.
I am standing here to invoke your wandering spirit
Relying on wind and clouds onto my shoulder to sit
So that father and son, our two souls harmonize,
I find happiness though in a jiff ceasing to agonize.
Translation by THANH-THANH
0
-
NguoiTho 7 years ago
Khôn Nguôi Niềm Nhớ
Đã lâu lắm không về thăm Trung Phước
Quê hương tôi, chừng ngót bốn mươi năm
Gót đã mỏi khắp mấy miền xuôi ngược
Lắm chua cay và cũng lắm thăng trầm!
Yêu mến quá con đường làng khúc khuýu
Bờ tre xanh trưa vắng tiếng chim gù
Mít chín tới vườn ai con quạ réo
Võng trưa hè lục bát ngọt lời ru
Dải khăn xám đỉnh Cà Tang mây phủ
Kéo mưa về cho trúng vụ Ba trăng
Hương lúa ngát niềm quê hương ấp ủ
Tre già rồi, mưa giục mọc lên măng
Cơn gió bấc, Đông lùa theo kẻ liếp
Bếp tháng Mười thơm nức mẻ ngô rang
Co ro đứng nhìn qua khung cửa hẹp
Mưa và mưa... thèm chút nắng hanh vàng
Thương nhớ quá, này quê hương vạn dặm
Cao chọc trời sừng sững ngọn Cà Tang
Êm ả chảy dòng sông Thu xanh thẳm
Nửa ngày sông, xuôi quê ngoại Đông Bàn
Hẹn lần lữa sẽ về thăm quê cũ
Lòng ngại ngùng "Tiền bất kiến cổ nhân"
Men rượu đắng khơi niềm đau lữ thứ
Trời quê hương lại ngóng áng mây Tần!
CUNG DIỄM
Unallayable Longing
I have not returmed to Trung Phuoc to revisit
My native land, for almost forty years since I left it
To get tired of exploring various places that enthrall
But with so many failures and not less rise and fall.
How lovable is the rough and sinuous village way,
Green bamboo hedges, pigeons cooing at midday!
The jackfruits' smell portends they are ripe soon,
Crows call, summer noon hammocks hum croon.
The band of grey clouds covers Ca Tang Mountain
To have a bumper crop of Ba Trang rice brings rain.
The paddy fragrance nurtures love of native soil nice,
Bamboo trees wither, showers urge sprouts to rise.
North-easterly wind blows Winter door chink thru,
Kitchens exhale the smell of popcorn tasty to chew.
Huddled, looking out of the windowframe tight
Rain and rain... people crave for a bit of sunlight.
How I long for my motherland myriad miles away
With the lofty Ca Tang Mountain imposing display,
The quiet Thu Bon River's flow provides for tillage,
Half a day by ferry-boat to reach my Mom's village.
I still delay my promise to get back to those of old,
Fearing not to see my concurrent generation of fold.
Here I use bitter alcohol over nostalgia to mourn
While back home my peers lump it feeling forlorn.
Translation by THANH-THANH0