-
OOpeth007 4 years ago
http://prntscr.com/u8184f
Đã allow flash rôÌ€i reload nhưng click vô nó im re à. thử trên 3 loại trình duyệt là
chrome, ff, opera nhưng đều như nhau. Làm sao đây ?0 -
Ω 4 years ago
Chào Opeth007,
vietmessenger không còn dùng Flash nữa
Bạn chỉ cần Firefox hay Chrome mới nhất0 -
OOpeth007 4 years ago
Cũng đang duÌ€ng chrome mơÌi nhất đây, như trong hình đó. nhưng mà bấm vô không
thấy gì. Có câÌ€n thêm thao tác nào khác không ạ?0 -
OOpeth007 4 years ago
Cứ bấm vô truyện hay tài khoản người đăng là nó trở về trang chủ.
0 -
Ω 4 years ago
Dịch vụ internet ở Việt Nam của bạn Opeth007 bị chặn.
Bạn dùng dịch vụ internet khác sẽ mở sách được.0
vmBOARDS
-
lecdung 4 years ago
Xin chỉ dẫn cách download xuống Android
Tablet sách truyện cũa Lê Xuyên, Người Thứ
Tám.. Hiện tại chỉ thấy hình bìa, có khi bắt đầu từ trang
28-29 nhãy đến trang 56-57 không chừng..! Những
sách dạng EPub hoặc Pdf thì perfect lẳm.
Xin cám ơn những cống hiến vô vàng cũa quí
bạn. Kính chào .0 -
Ω 4 years ago
Hiện giờ những sách ở dạng hình (scan) chỉ đọc được trên máy tính (PC/Mac)
vietmessenger đang viết phần mềm cho iPhone/iPad và Android0
-
Blackcat 4 years ago
Xin hướng dẫn dùm em đọc truyện trên android 9.2 ạ.
0 -
Ω 4 years ago
android cũng như iphone, ipad. Đọc được tất cả truyện dạng epub và pdf.
Chỉ trừ những ebook dạng Flash sẽ được update sau0 -
Jjetlijilet123 4 years ago
Hãy tải và cài đặt ứng dụng "ReadEra" từ Google Play Store.
0
-
NguoiTho 4 years ago
Nước Trôi Mồ Mẹ
Con quỳ bên ni dòng sông
Bên tê mồ Mẹ !
Trời ơi, nước ngập tràn đồng
Từng khúc xương trôi đau lòng con trẻ.
Con mang trong người thịt xương của Mẹ
Chừ trông nước lụt dâng về
Con còn bên ni, Mẹ mất bên tê,
Sóng bao la vỗ, bốn bề Mẹ mô ?
Ngày xưa Mẹ chết, con khóc mắt khô,
Chừ xương Mẹ trôi, hồn con nước lụt.
Nước dâng ngùn ngụt
Cuốn mái tranh nghèo.
Sóng cuộn mang theo
Ngày vàng bên Mẹ.
Con nhớ ngày xưa tiếng con thỏ thẻ
Đòi đi theo Mẹ nhóm buổi chợ làng.
Mẹ dắt tay con qua xóm, hoa vàng
Nở tươi bờ dậu.
Con kêu : - "Mẹ ơi, tưởng đàn bướm đậu"
Mẹ cười, bóp chặt tay con.
Con nhớ những lối đường mòn
Trâu bò qua lại.
Buổi chiều đơn sơ, lũy tre nằm ôm nắng quái,
Con đùa với bóng cau nghiêng.
Mẹ la : - "Coi chừng tối ngủ không yên,
Giật mình con khóc, bà Tiên bả buồn...".
Con nhớ những mùa mưa tuôn
Gió đông kéo về lạnh buốt.
Trong lòng Mẹ, con nằm co rút,
Mẹ chuyền hơi ấm tình thương
Con mê giấc ngủ đêm trường, Mẹ vui.
Con nhớ dòng sông êm xuôi
Trôi về Phố Hội.
Giặt áo bên con Mẹ ngồi mỗi tối,
Con nhìn cá đớp trăng sao.
Mỗi lần sao chuyển ngôi cao
Con đưa ngực nhỏ, sao vào hồn thơ.
Nhìn con, mắt Mẹ đầy mơ
Con đòi Mẹ cõng, hờ ơ... Mẹ hò.
Chừ con về : nước lũ, sóng to
Xoáy cửa, phăng nhà,
Xốc trôi mồ Mẹ !
Xương theo dòng sông ngày xưa ra bể
Vì chưng lòng Mẹ : đại dương !
Mẹ sống lầm than cho con tình thương
Chừ Mẹ chết đi, mồ trôi nước lụt.
Con quỳ bên ni, linh hồn tê buốt
Mần răng mà về bên tê chừ, Mẹ ôi !
Quê hương nước ngập tận trời
Hồn con khóc suốt một đời không nguôi !...
HOÀNG PHONG LINH
Võ Đại Tôn
Flood Drifted Mom’s Grave
I knelt on this of the river side,
Mom’s grave was on the other over the tide!
Alas! Water being submerging all the field to destroy,
Each piece of bone floated in the flood pained this boy.
I have got in my body some Mom’s bone and blood.
Now having to watch the surging flood,
I was still alive here, Mom already dead over there!
The surf was immense, but were you anywhere?
In the past You passed away I cried with eyes dry,
Now Your bones were drifting, my soul the rising high.
The water upheaved batch after batch
Sweeping away the poor thatch;
It also swirled away
By-Mom’s-side so golden each day.
I remembered the time when I supplicated
To follow you to the village market, I duplicated;
You took my hand leading me to the hamlet thence
The yellow flowers bloomed freshly along the fence;
I exclaimed, “Mom, they’re butterflies in a dreamland.”
Mom smiled squeezing my hand.
I remembered the pathways
Buffaloes and cows came and went always.
One afternoon, the bamboo rows, the sun running low,
I played with the slant areca shadow,
Mom lectured me, “Mind your sleep could not be eased,
Startled you’d cry and the Fairy would be displeased.”
I remembered the rainy seasons when
The winter winds came back so cold wherein
Encircled in your arms I lay cowering,
You conveyed your warmth of love towering
For my sleep to get sound, you satisfied in your profound.
I remembered the smooth river to cool down
Flowing to the renowned Hội An Town;
You washed the clothes each evening without variations,
I watched the fish snap the moon and constellations;
Each time a star moved to a higher location
I thrust out my chest so it enters my childish inspiration.
Beholding me your eyes seemed dreaming in the sky;
I wanted to be carried on your back, you did with a lullaby.
At present I had returned: torrential waters, huge waves
Swirled doors, whirled homes, swiped caves;
The flood swept away my Mom’s grave! How to crave!
Mom’s bones made the old stream-drifts-to-sea motion
Because your heart itself is the ocean!
You lived a miserable life to give me your love,
Now you had died; I was kneeling as a mourning-dove
On this side; your grave drifted; my nippy soul died.
Oh Mom! How to get over to the other side!
My Motherland is submerged — What damnation!
My crying in my mind all life could not get alleviation!
Translation by THANH-THANH
0
-
NguoiTho 4 years ago
NGƯỜI BẠN ĐỒNG-MINH &
TÒA TỔNG-LÃNH-SỰ HOA-KÌ VÙNG I
TRONG suốt thời-gian từ Hiệp-Ðịnh Geneva 1954 đến Hiệp-Ðịnh Paris 1973, nhất là từ 1962 đến 1975, đã có khoảng vài chục người Mĩ làm (Sĩ-Quan Liên-Lạc, Cố-Vấn, Phối-Trí-Viên, rồi) Người Bạn Đồng-Minh cho tôi: đa-số họ là viên-chức cơ-quan Tình-Báo Trung-Ương Hoa-Kì (CIA).
Mỗi người đều có những đặc-điểm nào đó, phần lớn là tốt, về mặt công-tác chung, hoặc về mặt quan-hệ hợp-tác giữa hai bên.
Tôi biết rằng đa-số viên-chức tình-báo Mĩ đều mang tên giả; nhưng, người nào đã có một vai trò, một chỗ đứng, thì đều cần có một cái tên, để phân-biệt kẻ khác với mình.
Tuy nhiên, người đã đẩy tôi vào một cuộc chiến-đấu gay-gắt, cùng một lúc với cả ba kẻ thù theo nguyên-tắc tình-báo ─ đối-phương, công-chúng, và đồng-nghiệp ─ lại là một trong các Người Bạn Ðồng-Minh hậu-chiến của tôi, trong một năm rưỡi tôi được Trung-Ương đưa trở về Miền Trung, cũng là giai-đoạn lịch-sử cuối-cùng của Việt-Nam Cộng-Hòa. Dù sao, anh bạn này cũng đã ghi lại một dấu ấn sâu-đậm trong trí nhớ của tôi.
Người đó là Đại-Tá Kenneth D. Ferguson.
*
Món quà đầu tiên mà Ferguson tặng tôi là việc anh bí-mật điều-tra về liên-hệ gia-đình của tôi. (Xem bài “Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc Bình”)
Sau đó, anh cởi-mở và tận-tụy với tôi hơn bao giờ.
Nhưng cũng từ đó tôi phải khổ nhọc với công-vụ hơn bao giờ, vì phải đương-đầu nhiều hơn với cả khách ngoài ngành cũng như bạn trong nghề, trong lúc còn phải đối-phó với quân thù cả đằng trước mặt lẫn đằng sau lưng.
*
Sau khi đã trắc-nghiệm cả về mặt liên-hệ gia-đình với cộng-sản lẫn về mặt công-tác tình-báo chuyên-môn, cũng như chính tôi tự chứng-tỏ kiến-thức, năng-lực, kinh-nghiệm và sáng-kiến của mình, đóng-góp hữu-hiệu trong công-cuộc chống-Cộng và Bình-Định & Phát-Triển chung, tôi thấy Người Bạn Đồng-Minh và cả Tòa Tổng-Lãnh-Sự Hoa-Kì tại Vùng I đã hoàn-toàn tin-tưởng và triệt-để yểm-trợ tôi.
Ngoài những điểm tôi phản-đối họ (Xem bài “Tòa Tổng-Lãnh-Sự Mĩ”), tôi còn giúp họ một tay trong việc giản-tiện-hóa hoạt-động và cả bảo-vệ uy-tín cho chính họ nữa.
*
CHƯƠNG-TRÌNH ÁO XANH
Từ năm 1974 qua đến tháng 3-1975, giai-đoạn cuối-cùng của Việt-Nam Cộng-Hòa, có nhiều tổ-chức tư-nhân Hoa-Kì, tôn-giáo và xã-hội, đã đến Miền Trung, đặc-biệt là Đà-Nẵng, trực-tiếp giúp-đỡ người dân địa-phương, từ các Tỉnh khác trốn chạy cộng-sản di-tản đến. Nổi bật trong các nỗ-lực ấy là Chương-Trình “Áo Xanh”, tuyển-dụng người thất-nghiệp đi hốt rác, vét mương, sơn tường, trồng cây, v.v... tức là tạo ra việc làm, dù không cấp-thiết, để trả lương cho họ sống; cũng như phân-phát miễn-phí áo-quần, dụng-cụ, thuốc-men và thực-phẩm định-kỳ cho các gia-đình túng nghèo.
Đương-nhiên Mĩ phải nhờ đến trung-gian là người Việt-Nam, nên sinh ra lạm-dụng, gian-lận, bè-phái, bất-công, bất-bình.
Có lần một nhóm cực-đoan đã tổ-chức một cuộc xuống-đường lớn, đông nghẹt trước cổng Tòa Tổng-Lãnh-Sự Hoa-Kì, vừa công-kích gắt-gao vừa đưa yêu-sách này kia.
Nhờ tôi biết trước nên một mặt chỉ-thị cho Đặc-Cảnh Đà-Nẵng thu-thập bằng-chứng chứng-tỏ là bọn phá-rối mượn cớ để sách-động đám đông ─ cũng như cả chục Liên-Minh, Mặt Trận, Lực-Lượng, Phong-Trào, Tổ-Chức, Tập-Hợp, Đảng, Phái, Hội, Đoàn, v.v... họp+hành liên-miên ─ chứ các nhân-vật từ-tâm cũng như đại-diện của Tòa TLS Mĩ thì chỉ có thiện-chí và vô-tư mà thôi; mặt khác tôi báo cho họ biết trước, nên khi Tòa TLS bị biểu-tình bao vây, phóng-viên các Hãng/Đài truyền-thông Mĩ phỏng-vấn, phát-ngôn-viên của Tòa đã trả lời trôi-chảy, không bị Cấp Trên hay độc/khán/thính-giả Radio/TV chê trách điều gì.
MANG VŨ-KHÍ VÀ LƯU-THÔNG BAN ÐÊM
Tôi đã cấp “Giấy Giới-Thiệu” cho một số nhân-viên của Người Bạn Đồng-Minh, xem như phái-viên của Đặc-Cảnh, để họ đi tiếp-xúc với các đối-tượng của họ dễ-dàng hơn.
Tôi đã xin Đại-Tá Nguyễn Xuân Lộc, Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng I cấp “Giấy Phép Mang Vũ-Khí” cho một số cộng-tác-viên của họ, để tự-vệ khi đi hoạt-động ở vùng nông-thôn.
Tôi cũng đã liều-lĩnh xin Đại-Tá Lộc kí các “Giấy Phép Lưu-Thông Ban Đêm” cho một số xe-hơi của họ ─ mặc dù theo nguyên-tắc thì chỉ có Sĩ-Quan Quân-Trấn-Trưởng được Tư-Lệnh Quân-Khu ủy-nhiệm mới có quyền đó trong thời-gian thiết quân-luật hoặc trong giờ giới-nghiêm ban đêm.
V.v...
XÂM-NHẬP VÀO NỘI-BỘ CỘNG-SẢN BA-LAN VÀ HUNG-GIA-LỢI
Đáp lại, Người Bạn Đồng-Minh cũng đã dành nhiều ưu-tiên cho tôi trong các hoạt-động hằng ngày.
Quan-trọng hơn hết là các công-tác của tôi, móc-nối, tuyển-mộ thành-viên cộng-sản Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát & Giám-Sát Ngưng Bắn (ICCS) làm nội-tuyến cho ta ─ không thuộc nhiệm-vụ của CSQG/CSĐB hay của bất-cứ cơ-quan tình-báo dân-sự hay quân-sự nào của VNCH, mà chỉ do cá-nhân tôi khởi-xướng ─ thực-hiện thành-công, và chuyển-giao cho Người Bạn Đồng-Minh tiếp-tục khai-dụng bên trong hàng-ngũ Đảng, Nhà Nước, và Bộ-Đội của họ sau khi họ về nước, nằm vùng cho Thế-Giới Tự-Do trong Khối Cộng-Sản Đông-Âu , mà kết-quả là Khối Cộng-Sản Đông-Âu tan-rã, góp phần đưa đến sự sụp đổ của cả toàn Khối Liên-Xô (Xem cuốn hồi-kí “Cảnh-Sát-Hóa” và cuốn “Cộng-Sản Đông-Âu” của Lê Xuân Nhuận sắp ấn-hành).
Họ trả tiền điện, tiền dùng điện-thoại Bưu-Điện, tiền xăng, và các chi-phí linh-tinh mà phía Việt-Nam không cung-ứng đủ cho tôi, nhất là chi-phí tình-báo.
Họ thỏa-mãn ngay nhu-cầu của tôi di-chuyển bằng phi-cơ Air America, dù là vào ngày lễ nghỉ và chỉ sử-dụng một mình bất-cứ đi đâu và đi bao lâu (trả tiền phi-công rất cao); họ dành cho tôi quyền kí các phiếu trưng-vận phi-cơ Air America, cho bất-cứ người nào, được uu-tiên đáp các chuyến bay thường ngày.
Và tôi được quyền sử-dụng Phòng Khách đặc-biệt tại trạm hàng-không; mỗi khi tôi đến là viên kĩ-sư Trưỏng Trạm người Phi-Luật-Tân giao ngay chìa-khóa vào phòng VIP cho tôi.
Họ dành ưu-tiên một chỗ cho tống-thư-viên của tôi trên bất-cứ chuyến bay nào đi/về Sài-Gòn hay các Tỉnh trong Vùng.
Họ giúp cho tôi bí-mật sử-dụng một số nhân-viên của Hãng-Thầu Mĩ (cung-cấp khách-sạn, tài-xế, lao-công, và các dịch-vụ ẩm-thực, vệ-sinh, v.v...) để làm tay-trong cho Ngành Đặc-Cảnh của tôi.
Họ cũng tổ-chức những buổi tiệc-tùng chiêu-đãi hầu hết mọi giới tai-mắt tại địa-phương, nhưng cốt ý là để cho tôi có cơ-hội tiếp-xúc với các sĩ-quan cao-cấp Trưởng Phái-Đoàn trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Và Giám-Sát Ngưng Bắn (ICCS), nhất là cộng-sản Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi...
Trước khi tôi đến làm Giám-Đốc Ngành Ðặc-Biệt Vùng I , chỉ có chưa đầy $4,000.00 chi-phí mà Người Bạn Đồng-Minh hết đòi biên-nhận lại hỏi chứng-từ.
Với tôi, họ đã ứng trước một số tiền lón, bao giờ tiêu hết thì lại lấy thêm, tùy tôi quyết-định mỗi việc là bao nhiêu tiền.
Phụ-Tá cho tôi là Thiếu-Tá Ngô Phi Đạm [hiện ở Silver Spring, Maryland, USA].
Tôi giao cho Đại-Úy Phạm Khả [hiện ở Bloomington, Illinois, USA], Chủ-Sự Phòng Điều-Hợp, kết-toán với Văn-Phòng NBĐM.
Mỗi tháng tôi tiêu trên $400,000.00, nhiều hơn trăm lần so với trước kia, chưa kể các khoản đặc-biệt.
(Tất-nhiên các điệp-vụ của tôi đánh vào Ba Lan và Hung Gia Lợi đã có kết-quả như-í nên họ mới chấp-nhận cho tôi tiêu tiền thả giàn như trên.)
(Tôi có nhân dịp giúp cho một số anh+em hữu-công, mỗi người mỗi tháng từ $1,000.00 lên đến $10,000.00.
Nhưng tôi không lấy cho mình một xu nào. Phạm Khả trả tiền thuê nhà cho tôi mỗi tháng $20,000.00, trong lúc Trưởng Ngành Đặc-Cảnh Trung-Ương, Chuẩn-Trướng Huỳnh Thới Tây, cho tôi mỗi tháng $20,000.00 để trả tiền thuê nhà ─ hẳn cũng là tiền lấy của NBĐM, nên tôi tự cho là đã có nhận $20,000.00 rồi ─ mặc dù lấy thêm tôi tin là họ vẫn sẽ sẵn lòng.)
*
Nử–-LỰC CUỐI-CÙNG
Tiếp theo mấy Tỉnh ở Cao-Nguyên, tất cả các Tỉnh ở Vùng I cũng mất luôn.
Dân, chính, công, quân, từ các Tỉnh thất-thểu kéo về Thị-Xã Đà-Nẵng chật đường.
Nhũng kẻ có súng tha-hồ phá-phách, cướp của, hiếp-dâm, giết người.
Số-phận của Quân-Khu I chỉ còn trông cậy vào tình-hình an-ninh trật-tự tại hậu-cứ duy-nhất này.
Đối với tôi, vận-mệnh của bất-cứ yếu-điểm nào cũng tùy-thuộc vào quyết-định của Hoa-Kì.
Liệu Hoa-Kì có cố-thủ, hay sẽ bỏ rơi Đà-Nẵng, và...?
*
Như có linh-tính báo trước, tôi đã thực-hiện một chuyến đi quan-sát, chụp hình để làm kỉ-niệm, từ bên này sông Thạch-Hãn (sau khi đã mất từ sông Bến Hai vào đây) cho đến giáp ranh Sa-Huỳnh Bồng-Sơn (Quân-Khu I ─ Quân-Khu II), vừa kịp trước khi quân ta rút lui khỏi các nơi này.
Tiếp đó, tôi cũng sợ, nếu mất Quân-Khu I thì tôi không còn có dịp gặp lại Người Bạn Đồng-Minh rất thân này của tôi, cho nên vào ngày 27-3-1975, tôi đã quyết-định gặp riêng, đề-cập với Người Bạn Đồng-Minh của mình một số vấn-đề thời-sự tế-nhị liên-quan đến chính-sách của Hoa-Kì về Việt-Nam.
Như để tỏ ra là anh chỉ chú-trọng đến việc chống Cộng mà thôi, Ferguson mở đầu bằng lời khen tôi đã có sáng-kiến và đã thành-công trong việc móc-nối tuyển-dụng các thành-viên cao-cấp trong hai Phái-Đoàn Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi làm nội-tuyến cho ta.
Đó là những công-tác gián-điệp ở tầm-vóc quốc-tế (chỉ có tôi ở Vùng I đề-xướng và thực-hành.)
Các mật-viên của tôi đã tiếp-tục cộng-tác với các chuyên-viên Hoa-Kì, và một số, về nước trước, đã bắt được liên-lạc và bắt đầu làm việc tại chỗ với các Trưởng Lưới tình-báo của Thế-Giới Tự Do.
*
Furguson chỉ là một cá-nhân, mà cá-nhân nào thì cũng có cả dở lẫn hay. Anh lại là người Mĩ, mà người Mĩ nào thì cũng có tự-do suy-nghĩ khác người.
Anh không đại-diện cho chính-quyền Mĩ, nhưng anh hiển-nhiên có biết ít nhiều nhận-định kín-đáo trong nội-bộ người Mĩ về tình-thế nói chung và các nhân-vật lãnh-đạo nói riêng của nước Việt-Nam Cộng-Hòa này.
Tôi đi ngay vào vấn-đề:
− Anh với tôi đều làm chung một việc, gồm có hai phần − tình-báo và hành-động − nhắm chung vào một mục-tiêu; ấy là cộng-sản, kẻ thù chung. Nhưng, thật ra, cả anh lẫn tôi đều có ít nhất là một mục-tiêu thứ hai, mà hai chúng ta giấu nhau; ấy là thành-phần thứ ba, đối-lập hoặc nằm ngoài thành-phần đương-quyền...
Trong lúc Ferguson chưa kịp xác-nhận hay phủ-nhận, tôi nói thêm:
− Về phía Việt-Nam thì anh biết rồi. Chính-quyền xem như những kẻ đối-lập cũng là kẻ thù. Ngành Đặc-Cảnh nhiều lúc đã bị sử-dụng để phục-vụ riêng cho những kẻ cầm quyền. Do đó, ở phần hành-động, Ngành Đặc-Cảnh phải đứng về phía đương-quyền. Các cơ-quan an-ninh tình-báo là công-cụ bảo-vệ chế-độ; mà chế-độ, theo họ, thì không phải là chính-thể hay hiến-pháp, mà là tập-đoàn tại-quyền.
Nói chung là họ muốn mãi mãi được quyền lãnh-đạo quốc-dân. Thế thì mục-đích đã khác đi rồi, nhất là khác với lập-trường của Hoa-Kì và các nước Tụ-Do. Phải thế không, anh?
Bạn tôi gật đầu; tôi nói tiếp:
− Còn người Mĩ thì vừa giúp các nhà đương-quyền chống Cộng, vừa tìm các tiềm-năng nhân-sự mới, để nếu cần thì thay-thế, hầu mỗi ngày mỗi có những nhà lãnh-đạo tài+đức hơn...
Ferguson vói một tay vỗ lên và bóp nhẹ trên vai tôi.
Hồi đó, không có người nào là không thấy được sự bấp-bênh của tình-hình.
Đã chấm dứt chiến-tranh, đã có Ủy-Hội Quốc-Tế, nhưng cộng-sản lại đánh phá mạnh hơn; dân quê vẫn chết-chóc, đói-khổ; và Quân-Lực Quốc-Gia thì thiếu đạn+bom.
Sản-lượng ít-oi; viện-trợ Mĩ nuôi sống Nền Cộng-Hòa thì đến nay đã giảm nhiều. Đời sống khó-khăn; công-chức và quân-nhân không sống đủ với đồng lương. Công-luận bị lèo-lái theo ý muốn của đối-lập nếu không là cộng-phỉ và cộng-nô.
Giữa phản-chiến và phản-chính không có biên-cương.
Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu bị phần lớn báo-chí chỉ-trích, đa-số hội-đoàn phản-đối, và các phần-tử bất-mãn tẩy chay.
Người ta cũng quy-trách cho cả Hoa-Kì.
Tôi kéo bàn tay của viên đại-tá CIA bạn tôi ra trước mắt, vuốt ngược những sợi lông dày và cứng trên mu:
− Báo-chí Việt-Nam gọi người Mĩ là những “bàn tay lông-lá”.
− Tôi biết.
Chính-khách Ngô Đình Diệm là người đầu tiên mở trang sử chính-thức và công-khai quan-hệ với Hoa-Kì, nên tôi bắt đầu về Ông Diệm trước. Tôi hỏi thẳng:
− Anh nghĩ thế nào về cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm?
− Anh nói trước đi!
Ferguson đẩy tôi đi trước. Cũng như nhiều người Mĩ khác, anh muốn tỏ ra là mình không can-thiệp vào việc nội-bộ của nước người. Tôi bèn dò í:
− Hoa-Kì không muốn giết Diệm. Nhưng điều chắc-chắn là Hoa-Kì không muốn chế-độ Diệm kèm thêm Nhu tồn-tại lâu hơn. Kì-thị tôn-giáo là một trong nhiều nguyên-nhân, tuy chỉ nội một cái nguyên-nhân ấy cũng đã đủ sức thuyết-phục để Quân-Lực phải ra tay...
− Còn những nguyên-nhân nào nữa?
− Diệm đánh hỏng những giá-trị tinh-thần của Mĩ mà Hoa-Kì muốn Diệm là biểu-trưng...
− Những giá-trị nào được xét ở đây?
− Căn-bản là các quyền tự-do ghi trong Tu-Chính-Án số 1 của Hiến-Pháp Hoa-Kì―ngôn-luận, báo-chí, tín-ngưỡng, hội-họp ôn-hòa, đạo-đạt ý dân − mà Diệm khinh thường. Diệm tự cho mình cao hơn Hiến-Pháp (“Đằng sau hiến-pháp, còn có tôi!”).
− Gì nữa?
− Diệm phá vỡ kế-hoạch của Mĩ thành-lập Liên-Bang Đông-Dương và Liên-Phòng Đông-Bắc Á-Châu. Và Diệm hầu như suýt dâng nốt Miền Nam Việt-Nam cho cộng-sản: Ổng mưu-toan thỏa-hiệp với Bắc-Việt, lúc ấy là một khối chính-trị và quân-sự to lớn, thống-nhất và ngoan-cường bội phần hơn Miền Nam, có thừa thủ-đoạn và khả-năng tiêu-diệt thành-phần Quốc-Gia. Ổng muốn trở lại với Pháp; ổng muốn lạnh nhạt với Mĩ, trong lúc đối-ngoại thì mọi việc đều nhờ Mĩ đỡ đầu, đối-nội thì nền kinh-tế còn phôi-thai, cả guồng máy chính-quyền, trị-an và quốc-phòng, v.v... đều sống nhờ vào viện-trợ của Hoa-Kì...
− Anh nghĩ thế nào về cái chết của Diệm?
− Ô hay, tôi định hỏi anh thì anh đã hỏi ngược lại tôi.
Chúng tôi nhìn nhau rồi cả hai cùng cười. Tôi nói:
− Diệm tự giết mình!
Ferguson trố mắt nhìn tôi xem tôi có nói đùa hay không.
Tôi giải-thích thêm:
− Về mặt sự-việc: Cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, dù muốn dù không, cũng đã trở thành một con hổ dữ. Hé một lời-nói, lộ một cử-chỉ mà vây-cánh ổng cho là phạm-thượng thì khó mà thoát khỏi bàn tay tàn-độc của thủ-hạ ổng. Huống gì, lật đổ ổng, lùng rượt ổng, bắt trói ổng... Tôi kính-trọng Diệm, tôi không tán-đồng việc giết Diệm, tôi phản-đối cách giết Diệm; nhưng tôi thông-cảm tình-cảnh của những kẻ đã cỡi lên đầu hổ rồi. Giết hổ hay hổ giết mình. Có thể xem như “tự-vệ” mà thôi.
− Còn mặt nào nữa?
− Về mặt tinh-thần:
“Thứ nhất: Diệm chịu ảnh-hưởng Đạo Nho, muốn mình “tiết trực, tâm hư”. Nhưng Đạo Nho lấy “trung-quân” làm trọng; mà Diệm thì không chịu làm một bề-tôi lương-đống, đã phản-bội Bảo Đại để lên làm Nguyên-Thủ Quốc-Gia, tức đã phạm tội bất-trung với vua. Thế là Nho-Giáo không dung.
“Thứ hai: Diệm lật đổ Bảo Đại vì Bảo Đại bất-tài. Điều đó đúng; tức Diệm thực-thi chủ-nghĩa duy-ích, một thứ đạo-đức mới. Nhưng học-thuyết vị-lợi ấy chủ-trương nhân danh đa-số, để làm điều có ích lợi chung. Trong lúc đó, áp-dụng chủ-nghĩa thực-dụng cho thiểu-số phe mình mà thôi, chính Diệm cũng đã biết trước là sẽ lâm-nguy. Ổng nói: ‘Tôi chết thì trả thù cho tôi!’ Nếu chết tự-nhiên thì tại sao lại phải trả thù? Và Diệm cũng đã nêu lên tiền-lệ: mình truất ngôi người này được, thì kẻ khác cũng lại hất cẳng mình được, chứ sao! Các tướng chỉ noi gương ổng mà thôi! Đó là quy-luật sinh-tồn! Thế là đạo-đức mới cũng quật lại ổng.
“Thứ ba: Diệm là tín-đồ Đạo Kitô. Theo Đạo ấy thì, “Satan là Chúa của đời này” (2 Cor 4:4). Chính “Đức Jesus cũng gọi Quỷ Satan là vua, chúa (kẻ thống-trị, bá-chủ) của thế-gian này” (John 12:31) và Thánh-Kinh xác-nhận “Cả thế-gian đều phục dưới quyền ma-quỷ, đều nằm trong tay ma quỷ (cả thế-giới đều ở dưới quyền thống-trị của Quỷ-vương)” (1 John 5:19). Với tư-cách chủ-nhân-ông của cả thế-giới loài người, “Satan đem Đức Jesus lên đỉnh núi cao, chỉ cho Ngài thấy các nước vinh-quang rực-rỡ khắp thế-giới, quyến-rũ Ngài rằng: Ngươi chỉ cần quỳ gối thờ lạy ta, là ta sẽ cho ngươi làm chủ tất cả thế-gian này!” (Matt 4:8,9). Đức Jesus từ-chối; Ngài cầu-nguyện Đức Chúa Trời: “Con đã rao truyền lời Cha cho các tín-đồ, nên người đời thù ghét họ, vì họ không thuộc về thế-gian, cũng như Con không thuộc về thế-gian” (John 17:14). Lời Đức Chúa Trời kể rằng: “Các vua thế-gian nổi dậy, các lãnh-tụ bàn nghị cùng nhau, âm-mưu đối đầu với Jehovah Đức Chúa Trời và nghịch với Đức Jesus là Đấng chịu xức dầu của Ngài” (Ps 2:2). Do đó, Chúa dạy: “Chớ yêu thế-gian, cũng đừng yêu (quyền-hành, danh-vọng, lợi-lộc) bất-cứ những gì thuộc về thế-gian” (1 John 2:15-17). Thánh-Kinh giảng thêm: “Kết bạn với kẻ thù của Đức Chúa Trời tức là thù nghịch với Đức Chúa Trời; kẻ thù đó là thế-gian” (Jas 4:4). Ngay chính trong giới tín-đồ của mình, khi “Đức Jesus thấy họ sắp tạo áp-lực đưa Ngài lên làm vua, Ngài liền bỏ đi lên núi ở một mình” (John 6:15), không chịu làm vua ở thế-gian. Nói chung, ngày nào mà Đấng Cứu-Thế chưa tái-lâm (chưa tận-thế), thì ngày đó “Cả thiên-hạ (toàn thể thế-giới loài người) còn bị Quỷ-vương hay Satan lừa dối, dỗ dành”(Rev 12:9), “làm mờ tối tâm trí (mù lòng)” (2 Cor 4:4), và “kẻ thù của Đức Chúa Trời” (Jas 4:4) là “các vua thế-gian” (Ps 2:2).
Tóm lại, tín-đồ Đạo Chúa là người không thuộc về thế-gian; mà Diệm làm Tổng-Thống tức là làm một vua ở thế-gian, dưới quyền của Quỷ Satan, và chống lại Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Đạo Chúa cấm đoán mọi Đạo khác, theo các Điều Răn thứ 1 và thứ 2 của Đức Chúa Trời: “Các ngươi không được thờ thần nào khác, ngoài Ta; không được khắc hình tượng-trưng cho bất-cứ cái gì trên cõi đời này; không được thờ-phụng chúng” (Ex 20:3-5). Thế mà Diệm còn tôn sùng giáo-lí Đức Khổng, dùng hình khóm trúc làm biểu-hiệu cho tinh-thần Nho-Giáo của mình, khắc vào ấn-tín của mình và của cả Quốc-Gia. Thế là Thiên-Chúa-Giáo cũng không dung. “Quân thù trồng rặt loại nho lấy giống từ vườn Sô Đôm với đất từ đồng Gô Mo; trái đắng và chua, làm thành rượu độc nọc rắn”. Tất-nhiên Đức Chúa Trời phải “ganh tỵ” (Zec 1:14), vì Chúa là Chúa “phân bì” (De 32:16; PS 78:58), “động lòng ghen” (Zec 1:14), nên Chúa phải trừng-trị, phải trả thù: “Báo thù là việc của ta, Ta làm cho chúng ngã nhào, tai-họa ào đến tức-thời” (Deut 32:32-35)...”
Ferguson ngẫm-nghĩ một lát rồi dò-dẫm hỏi tôi:
− Chuyện đã qua rồi, phải không?
− Cái đó còn tùy. Nhưng có vài điều đáng nói:
“Thứ nhất, Diệm phản Bảo Đại thì Diệm vẫn còn mắc nợ Bảo Đại, vì Bảo Đại dùng Diệm mà Diệm không giúp ích gì cho Bảo Đại; nhưng các Tướng lật Diệm thì Diệm vẫn còn mang ơn các Tướng, vì Diệm dùng các Tướng thì các Tướng đã liều thân xông pha trận-tiền, đánh dẹp các giáo-phái, bình-định xứ-sở, ổn-định tình-hình cho chế-độ Diệm vững an.
“Thứ hai, nếu Diệm có đức, có tài, thì đó là thuộc-tính của một người, không nhất-thiết có nghĩa là mọi người khác đều tầm-thường mọi mặt, và không phải bất-cứ đồ-đệ nào còn sót lại của Diệm cũng xứng-đáng lên làm lãnh-tụ quốc dân...”
Nghĩ rằng chừng đó đã đủ, tôi hỏi qua chuyện mới:
− Anh nghĩ thế nào về Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu?
− Cũng xin nhường anh!
Thế là Ferguson lại đẩy tôi đi trước nữa.
Tôi thấy cần phải rào-đón phần mình trước tiên:
− Chắc anh đã biết là tôi đối-lập với Thiệu. Nhưng tôi chỉ chống tính-cách quân-phiệt, tôi chỉ phản-đối việc quân-cách-hóa Chính-Quyền, nhất là với Cảnh-Lực; tôi đòi-hỏi thực-thi Kế-Hoạch Cảnh-Sát-Hóa, là một quốc-sách tối-thượng mà Hoa-Kì tặng cho để làm sách-lược hậu-chiến, nhưng Thiệu xếp bỏ không dùng. Trong việc chống Thiệu, tôi khác người ta.
− Người ta chống Thiệu thế nào?
Tôi thấy là Ferguson đang “moi tin” tôi, nhưng tôi cũng thử dò đường:
− “Lực-Lượng Hòa-Hợp Hòa-Giải Dân-Tộc” thì có đông-đảo quần-chúng, là giới Phật-tử chiếm trên chín mươi phần trăm dân-số, có sẵn ứng-viên lí-tưởng vào chức-vụ Tổng-Thống, là Dương Văn Minh. Nếu là ứng-viên dân-sự thì khó lòng được lòng mọi Tướng, nhưng Minh là đại-tướng. Minh hòa-hoãn với cộng-sản, và Hà-Nội đã bắn tiếng chỉ nói chuyện với Minh. Đa-số đã chán chiến-tranh, lại ngán cộng-sản, nên đặt hi-vọng vào Minh. Nhưng Lực-Lượng này không bạo-động, và chỉ chờ-đợi đến kì bầu-cử Tổng-Thống vào cuối năm nay mà thôi...
− Anh cứ nói đi!
− “Đại-Việt Cách-Mạng Đảng” là một chính-đảng có nhiều đảng-viên nhất, lại được tổ-chức chặt-chẽ. Họ có nhiều đảng-viên giữ các chức-vụ trọng-yếu trong Chính-Quyền. Họ có thực-lực chính-trị. Lãnh-tụ của Đảng là Hà Thúc Ký nặng ký hơn Thiệu trong cuộc chạy đua giành phiếu nay mai. Tuy thế, có nhiều đảng-viên có thể bầu Minh.
− Xin nói tiếp đi!
− “Việt-Nam Quốc-Dân Đảng” là một chính-đảng kì-cựu, có thời mạnh hơn Việt-Minh tức Cộng-Sản Việt-Nam. Sau này phân-hóa thành nhiều hệ-phái, phải đứng chung với “Đảng Dân-Chủ” của Thiệu trong một Liên-Minh. Hiện Vũ Hồng Khanh, một lãnh-tụ chính-trị mà Hồ Chí Minh đã phải nài-nỉ mời đồng kí tên ngang hàng với mình trong bản thỏa-hiệp thành-lập chính-phủ Quốc+Cộng liên-hiệp vào năm 1946, đang nỗ-lực thống-nhất lại đảng này. Mục đích của họ là phục-hồi uy-tín và địa-vị của Đảng cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài. Họ không hoàn-toàn đồng-minh với Thiệu, nhưng nhiều đảng-viên cũng có thể chọn Minh.
− Còn các tổ-chức khác nữa?
− “Phong-Trào Quốc-Gia Cấp-Tiến” dựa vào các nhà khoa-bảng và giới học-thức trẻ. Họ muốn cải-cách kinh-tế là huyết-mạch của quốc-dân, vì cho rằng nhà cầm quyền hầu như bất-chấp cán cân mậu-dịch và vấn-đề cung cầu...
“Các đoàn-thể khác nói chung thì chỉ đưa ra một vài í-kiến mới, nhằm mục-đích trình-diện một vài nhân-vật tranh-đấu cấp địa-phương, nhắm ghế Quốc-Hội hoặc Hội-Đồng Tỉnh, Thị.
“Một số phần-tử nặng tinh-thần dân-tộc thì cho là Thiệu quá lệ-thuộc Hoa-Kì.
“Còn trên bình-diện cá-nhân thì phần đông chống Thiệu theo kiểu trưng-diện một món thời-trang, sợ không đối-lập thì bị xem là lỗi-thời!”
Ferguson cùng cười theo tôi.
Lát sau, anh dè dặt:
− Nay Huế đã mất, nhưng những người liên-hệ với Huế thì vẫn còn. Anh thấy hệ-lụy của nó đối với tình-hình mới tại các Tỉnh trong Nam sẽ như thế nào?
Người Bạn của tôi nhắc đến những việc mà tôi cố ý hoặc bỏ qua hoặc dành nói sau. Tôi phải nói luôn:
− Đảng “Nhân-Xã”, tức Đảng “Cần-Lao Nhân-Vị” đổi mới, chỉ hoạt-động bên trong các giới tín-đồ Đạo Kitô và cựu cơ-sở Đảng Cần-Lao. Bên ngoài, họ có “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng và Kiến-Tạo Hòa-Bình”. Hòa-Bình thì chưa thấy có kế-hoạch khả-thi. Tham-nhũng thì là cụ-thể, nhưng chưa phải là yếu-tố quyết-định hàng đầu. Theo họ, lật đổ Ngô Đình Điệm mới là tội-phạm tối-trọng, bất-khả khoan-dung. Họ đã bắt đầu bạo-động. Mục-đích của họ là thay-thế Thiệu ngay, bằng một Tổng-Thống và Chính-Quyền rập khuôn Đệ-Nhất Cộng-Hòa.
− Anh nghĩ thế nào?
Tôi đáp:
− Diệm nếu còn sống thì ổng cũng đã mãn các nhiệm-kì hiến-định từ lâu. Người của thời này không thể giải-quyết việc của thời kia. Không dưng mà các cộng-tác-viên ban đầu đã rời-bỏ, rồi các trí-thức chống-đối, rồi nhiều thành-viên nội-các từ-chức, rồi dân-chúng sôi-sục bất-bình, rồi chính người nhà mà cũng chia tay. Quân-đội bắt đầu đảo-chính từ 1960, ném bom Dinh Tổng-Thống từ 1962...
“Việc gì phải đến là cứ đến.
“Háo-hức dẹp một tảng đá cản đường, không ai ngờ trước sẽ gặp bãi lầy tiếp theo. Nhưng hẳn không ai muốn cho tình-hình xấu đi...
“Lịch-sử đã sang trang. Vấn-đề bây giờ không phải là khóc mình, hận người, mà là làm sao để cải-thiện tình-hình. Có ai xứng-đáng để lên thay Thiệu không, và, nếu thay Thiệu thì thay cách nào?”
− Ý anh thế nào?
− Trước hết, nói về người thay. Tôi thấy là không, hoặc chưa, có ai có đủ điều-kiện để lên thay Thiệu. Riêng đối với Mĩ, nếu có thì tất Hoa-Kì đã bật đèn xanh cho xuất-hiện rồi!
Ferguson cố gắng giữ nguyên nét mặt vô-tư. Anh tiếp-tục hỏi tôi:
− Còn về cách thay?
Tổng-Thống là người lãnh-đạo toàn-dân. Xuất-xứ có thể là bất-cứ đâu, nhưng đối-tượng phục-vụ không phải chỉ là một chính-đảng, một giáo-hội, một xã-giới, hay một gia-đình. Về Thiệu, tôi đã suy-nghĩ về hai trường-hợp có thể xảy ra: ông tự giải-quyết, hoặc bị giải-quyết.
Tôi nói ngắn gọn:
− Thiệu đang gặp nhiều khó-khăn: Hoa-Kì rút ra, cộng-sản tiến vào, đối-lập lấn lên. Lần đầu tiên người dân Việt-Nam được tự-do xúc-phạm một nguyên-thủ quốc-gia mà không sợ bị bắt nhốt, trả thù, như dưới thời Diệm. Theo tôi, Thiệu không nên tham-quyền cố-vị. Vì chống mình nên người ta chỉ nhắm vào việc thay mình. Nếu mình bắn tiếng từ-chức thì tự-nhiên sẽ nổi lên tất cả các chuẩn-ứng-viên thay mình; dân-chúng sẽ so-sánh lựa-chọn giữa họ với mình; và người ta sẽ quay lại chống nhau, làm sáng tỏ ưu-khuyết-điểm của từng người; mình dựa vào đó mà tu-chính và quyết-định ở lại hay ra đi.
“Nếu Thiệu từ-chức, hoặc ông bị mất trí hay mệnh-vong, thì cũng chỉ có Phó Tổng-Thống Trần Văn Hương lên thay, cho đến cuối năm nay [1975] mới hết nhiệm-kỳ. Với Hương, có đạo-đức nhưng thiếu bản-lãnh, tình-hình sẽ như thế nào?
“Còn nếu muốn loại cả chế-độ Thiệu tức-thời thì chỉ có cách là đảo-chính quân-sự − một việc mà chắc hẳn đã có kẻ mưu toan nhưng không thuyết-phục được ai nên không xảy ra. Nhưng nếu xảy ra thì Chính-Quyền cũng sẽ chỉ nằm trong tay các tướng: Minh, Khiêm, Kỳ, v.v... hoặc người nào khác thì cũng thế thôi. Có khuôn mặt nào nổi bật hơn đâu? Kinh-nghiệm Cách-Mạng 1-11-1963: thay-đổi toàn-diện thì tình-hình sẽ như thế nào? Tóm lại, người ta mới nghĩ đến việc loại Thiệu, nhưng chưa nghĩ đến tình-hình hậu-Thiệu; hoặc cũng đã có nghĩ đến, nhưng không thực-tế, chỉ chủ-quan, cầu-may. Thực-tế là đã có Việt-Nam-Hóa, không còn báo-cô Hoa-Kì như trước được nữa, mà quốc-dân thì chưa đủ sức tự-túc tự-tồn. Giặc đã đến bên lưng, không còn thì-giờ để làm lại từ đầu...”
Im lặng một lát, rồi Ferguson hỏi tôi mà tôi nghe như anh tự hỏi mình:
− Không còn cách nào nữa ư?
Tôi nói chậm-rãi:
− Đáng lẽ đã có nhiều cách rồi!
Bạn tôi nhướng mắt lên, đợi chờ.
− Đệ-Nhất cũng như Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa chỉ thấy cái phần chiến-thuật chứ không thấy cái phần chiến-lược của các Kế-Hoạch mà Hoa-Kì đưa ra. Ngoài ra, họ chỉ chú-trọng cái phần ưu mà không quan-tâm đến cái phần khuyết, ở cuối mỗi Kế-Hoạch đều có nêu lên.
“Hơn nữa, còn có hai nhược-điểm về phía Hoa-Kì. Cố-Vấn Mĩ chỉ là cấp thừa-hành, đâu phải ai cũng hiểu được thâm-í khi soạn-thảo kế-hoạch của cấp Trung-Ương hay chiến-lược-gia; thế mà họ đã để cho Đồng-Minh Việt-Nam cứ xem Cố-Vấn Mĩ như thước ngọc khuôn vàng. Trong lúc đó, các cấp Trung-Ương và ngoại-giao sành-sỏi của Mĩ thì cứ phép-tắc lễ-nghi; đáng lẽ phải nói huỵch-toạc ra như giữa các bên phối-tác với nhau, thì họ lại chỉ bóng-gió xa-xôi, mặc cho người nghe có thể không hiểu hoặc hiểu lầm.
− Xin anh nói rõ hơn.
− Diệm đã phá hỏng kế-hoạch của Mĩ nên mới hỏng bét. Bây giờ Thiệu cũng bỏ lỡ kế-hoạch của Mĩ nên phải dở-dang.
− Anh muốn nói về “Cảnh-Sát-Hóa” và trước đó là “Liên-Bang Đông-Dương”, “Liên-Phòng Đông-Bắc Á-Châu”?
− Vậy anh muốn tôi nói về vấn-đề gì khác nào?
− Nếu còn vấn đề gì khác, sao không nói ra?
Tôi ngưng một lát, rồi đánh bạo nói lên ý nghĩ của mình:
− Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa quả thật thiện-chiến, tinh-thần rất cao, nhưng dù có được Hoa-Kì tiếp-tục viện-trợ và yểm-trợ thì cũng vẫn sẽ không bao giờ thắng được Cộng-Sản Việt-Nam!
Ferguson không giấu nổi vẻ ngạc-nhiên. Tôi giảng giải thêm:
− Lính phải ngăn-chận kẻ thù đằng trước để che-chở dân đằng sau. Đằng nầy: ở cấp Xã thì Nghĩa-Quân thu mình trong dăm ba chòi gác; ở cấp Quận thì Địa-Phương-Quân thủ thế trong khuôn-viên trụ-sở Chi-Khu; còn Chủ-Lực-Quân thì sau các cuộc hành-quân là rút về trại binh. Cộng-sản chiếm được phần lớn không-gian và thời-gian, nhất là ban đêm, cô-lập lính trong đồn và chế-ngự dân bên ngoài. Lính đã không bảo-vệ được dân thì thôi, làm sao mong dân phải làm khiên mộc bên ngoài bảo-vệ cho lính trong đồn?
Người bạn của tôi ngẫm-nghĩ một lát rồi hỏi lại tôi:
− Thế còn Cảnh-Lực, trong đó có Đặc-Cảnh của anh, thì sao ?
− Cảnh-Lực, với tổ-chức và điều-hành hiện nay, không giúp được gì đúng với mong đợi của mọi người. Cảnh-Sát mới xuống đến Xã, các Xã “an-ninh” mà thôi, và chỉ là Cảnh-Sát Sắc-Phục, không làm điệp-báo, không lùng-diệt, và cũng không chống-cự nổi nếu bị đối-phương tấn-công. Đặc-Cảnh thì chỉ có ở cấp Quận, và Ban Tác-Vụ chỉ có mấy người, làm sao nắm hết các Xã, các Thôn trong khắp khu-vực trách-nhiệm của mình, nhất là khi không có đủ phương-tiện để tổ-chức các đường dây, trong lúc đó thì cộng-sản cài cấy cơ-sở từ hạ-tầng tức cá-nhân, tổ tam-tam, lên Ấp, Thôn...
Ferguson hỏi vặn tôi:
− Nghe anh có vẻ bi-quan. Thế tại sao hôm trước anh lại nài-ép tôi − và tôi đã nhiệt-thành giúp anh − bênh-vực Việt-Nam Cộng-Hòa trước phái-đoàn các Dân-Biểu và Thượng-Nghị-Sĩ Hoa-Kì khi họ đến tận chỗ quan-sát tình-hình tại Vùng I này?
− Anh muốn tôi cứ để mặc cho chính-thể này suy sụp sao?
Chừng thấy câu chuyện hơi găng, Ferguson liền đổi đề-tài:
− Tôi thấy anh có nhiều hiểu-biết và nhận-định giá-trị hơn người. Ước chi anh là Tổng-Thống của nước này!
Dù anh nói thật hay nói mỉa tôi, tôi cũng không cần. Tôi đã bốc đồng:
− Tôi đợi thăng cấp vào ngày mồng 1 tháng 6 [1975] này, xong tôi ứng-cử vào Quốc-Hội. Tôi vào một Khối hoặc một Ủy-Ban. Tôi ra một tờ báo. Tôi lập một hội-đoàn. Và tôi ứng-cử Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Hòa. Anh nghĩ sao?
Ferguson trả lời:
− Tại sao lại không?
Tôi muốn nhân dịp dò-xét thái-độ của anh đối với mình:
− Nhưng điều quan-trọng là anh có ủng-hộ tôi hay không?
Người Bạn Đồng-Minh đưa ngay tay ra bắt tay tôi:
− Tại sao lại không?
Chúng tôi ôm nhau mà cười.
Sau đó, trở lại với chủ-đích của mình, tôi nói:
− Tôi đã đưa cho Watkins, viên-chức phụ-tá của anh (người này mới được bổ-nhiệm cách đây vài tuần ), một chiếc máy truyền-tin cầm tay, với tần-số và mật-hiệu liên-lạc với tôi 24/24 giờ. Khi nào anh rời Đà-Nẵng thì anh hoặc anh ấy gọi tôi.
− Watkins đã nói cho tôi biết rồi.
Đề-cập đến sự-việc ấy, bỗng-nhiên tôi thấy nghẹn-ngào.
Tôi rán hỏi thêm một câu:
− Tóm lại, Hoa-Kì có bỏ Đà-Nẵng không? Và Hoa-Kì có bỏ Việt-Nam không?
− Anh đã biết câu trả lời của tôi rồi!
Thật là một câu trả lời “khôn-ngoan”.
Rốt cuộc, tôi vẫn chẳng biết Người Bạn Đồng-Minh Hoa-Kì Ferguson đã trả lời tôi như thế nào.
Ngay đêm hôm ấy, Tòa Tổng Lãnh-Sự Hoa-Kì tại Vùng I bí-mật ra đi.
*
TÒA TỔNG-LÃNH-SỰ HOA-KÌ RÚT KHỎI MIỀN TRUNG
Khoảng quá nửa đêm 27-3-1975, tôi được báo-cáo là các Thủy-Quân Lục-Chiến Mĩ canh gác Tòa Tổng-Lãnh-Sự Hoa-Kì tại Vùng I đã khóa cổng kỹ và rời khỏi trụ-sở ấy, sau khi đã chở ra khỏi nơi đó nhiều chuyến hàng đóng thùng, và từ giữa sân bên trong thì bốc lên trời một cột khói đen như ai đang đốt nhiều đồ vật gì.
Tôi gọi điện-thoại đến đó, rồi đến tư-gia của các Người Bạn Ðồng-Minh và những viên-chức ngoại-giao Hoa-Kì mà tôi quen, thì hoặc đường dây bị hư, hoặc chuông có reo mà không có người trả lời. Tôi dùng máy vô-tuyến gọi các Người Bạn Ðồng-Minh Ferguson và Watkins, nhưng cũng không liên-lạc được với ai.
*
Mờ sáng hôm sau, 28-3-1975, dân-chúng bắt đầu vào “hôi của” tại tòa nhà vốn được gọi theo địa-chỉ là 52 Bạch-Ðằng. Lúc đầu thì đồ ăn, đồ uống, vật-liệu văn-phòng, dụng-cụ linh-tinh; về sau thì bàn ghế tủ giường, trang-cụ, thiết-cụ, máy móc; cuối-cùng là các loại xe-hơi.
Tôi chen lách đám đông vào được trong văn-phòng của Trạm Hàng-Không “Air America”. Nơi đây đang chuẩn-bị đợt hành-khách và hành-lí cuối-cùng cho một số phi-cơ bán-phản-lực và trực-thăng. Viên kĩ -sư Phi-Luật-Tân, Trưởng Trạm, tuy đang bận túi-bụi nhưng không quên trao ngay chiếc chìa-khóa vào phòng VIP cho tôi. Anh tưởng, như những lần trước, tôi mà đến đây là chỉ để đưa hay đón các viên-chức quan-trọng mà thôi, vì lần nào tôi cũng mượn dùng phòng khách quan-nhân. Khi chỉ còn lại mấy chiếc trực-thăng, anh chào từ-giã tôi, rồi cùng với các nhân-viên khác dùng bình-xịt xịt ra một thứ bọt trắng xóa, đẩy đám đông lui ra xa khỏi phi-cơ. Xong họ bay lên, rời khỏi sân bay và trạm hàng-không đặc-biệt này, sau khi nói cho tôi biết là họ bay ra tàu-thủy đang đậu ngoài khơi.
Thế là người Mĩ đã thật-sự bỏ Ðà-Nẵng, bỏ Miền Trung, bỏ Vùng Chiến-Tuyến này rồi.
*
Ngày đó, 28-3-1975, từ trong trụ-sở của họ khói đen từ mấy thùng đốt hồ-sơ tài-liệu tiếp-tục bốc lên ngút trời.
Tôi tiếp-tục tìm và gọi cho đến hôm sau vẫn không có vân mòng gì về Người Bạn Đồng-Minh.
Và ngày 29-3-1975 được xem là ngày thất-thủ của thủ-phủ Miền Trung...
(Trích "Biến-Loạn Miền Trung" trang 413-432)
Một phần bài này đã có trong "Về Vùng Chiến-Tuyến" 1996)
LÊ XUÂN NHUẬN
0
-
NguoiTho 4 years ago
CHÚA PHỤC SINH
Chiều nay anh tìm về nước Chúa
trong lễ Phục Sinh của Người.
Có một người quen mà lạ:
em lạc trong dàn đồng ca.
Chúng mình không nhận ra nhau
vì Chúa đã trị vì tất cả:
buồng tim tràn đầy nước Chúa,
chẳng còn khoang nào cho anh.
Anh chờ trước cổng thánh đường,
chút hy vọng cuối cùng anh nhóm thành ngọn nến.
Nhưng em đã tan vào cộng đoàn dân Chúa;
cô đơn anh về với đêm...
Chúa dạy con chiên hãy mở tim cho người
rồi yêu thương đồng loại.
Trái tim con chỉ đủ sức yêu nàng,
Và trong khoảnh khắc này, nàng có yêu con?
Chúa phục sinh, em cũng phục sinh.
Biết ngày mai em có trở lại đời thường
với buồn vui của cuộc đời trần thế
để nhận ra nhau sau giấc mộng thiên đường?...
NGUYỄN NGUYÊN THANH
(Đức-quốc)
JESUS RESURRECTED
This evening I searched my way to God’s range
Where they were celebrating Easter, his morale.
There I found the one familiar but now strange:
That was you who had strayed into the chorale.
We did not recognize one another at this hour:
Everything God had reserved the right to oversee.
Your ventricles were saturated in God’s power,
Not a tiny cavity in your heart was saved for me.
I waited for you at the gate in front of the church
With a glimmer of my hope I kindled a candle;
But you had already dissolved in the lambs herd;
I returned into the night my loneliness to handle.
God has taught his disciples: thou open thy heart
To love thy fellow humans all to live in chime.
Well, my heart is able only to love her, how tart!
Oh Lord, but does she love me right at this time?
Jesus was resurrected, and you were too tonight.
I wondered if tomorrow, to revert, you would deem
To recognize in life, with vicissitudes though trite,
One another, ourselves, after the paradise dream?
Translation by THANH-THANH
(Poems by Selected Vietnamese)
0
-
NguoiTho 4 years ago
QUEN-THUỘC
Có những con đường quen thuộc cũ
Từ ngày đôi lứa mới yêu nhau.
Tóc nàng phủ xõa lên vai gã,
Tiếng nói người thương quá ngọt-ngào.
Những chuyện không đề, không đoán được,
Ðêm này chưa hết, tiếp đêm mai.
Cổng nhà chặng ấy quen không khép
Lũ chó tuôn theo cứ sủa hoài.
Mắt ngước nhìn lên trăng tháng tám,
Nhìn trăng trong đáy mắt giai-nhân.
Mỗi hồ nước đọng, từng mô đá,
Thuộc hết đường đêm dưới bước chân.
Tay nhỏ ngang mày che ánh chói,
Có cô con gái lãng văn-bài,
Bâng-khuâng một phút hồn trinh-nữ,
Chừng mộng ngày mai, mộng với ai...
Những buổi về khuya sương xuống lạnh;
Dưới mưa bước nhỏ vẫn thư-nhàn;
Gốc cây thủ-thỉ bên tường gạch:
Cô+cậu vui đời nhất thế-gian!
Ai chẳng từng ghi bao kỷ-niệm,
Tuổi xuân dan-díu những con đường!
Nhưng rồi... hướng chuyển, thuyền xoay lái,
Đường cũ người xưa cách mấy phương...
*
Lâu lắm, hôm nay về nẻo thuộc,
Chúng mình sống lại thuở hai mươi;
Sau lưng tiếng chó ùa theo sủa,
Chồng vợ nhìn nhau ngặt-nghẽo cười.
Thuở ấy ân-tình mà gãy đổ,
Lòng nào thanh-thản tối hôm nay:
Ði trên đường cũ đầy quen thuộc,
Trời rộng ghì trong bốn cánh tay...
THANH-THANH
FAMILIAR
There are paths and persons known to each other
Since the couple began to date one another.
Her hair flowing over his shoulder used to rejoice;
And how sweet did sound the sweetheart’s voice!
Unexpected chats though without themes were bright
And thus continued endlessly night after night.
The gates usually were not shut at that section:
Unchained dogs followed us, barking to no objection.
Covering her sight from the dazzle with a small hand,
There was a schoolgirl with homework gone bland;
Stirred in her innermost virginal soul of a gal,
She seemed to dream a moment of some future pal.
Here tonight to this old path familiar since long ago
We are coming back to revive our youth glow.
Husband and wife at dogs barking and running after
Look at one another, convulsed with laughter.
Were our love in those green days let to disappear,
How could we have our easy mind in this night sphere:
We walk on the old path of familiarity permanent
And embrace in our four arms the wide firmament...
English version by THANH-THANH
Thanh-Thanh.com
FỤ-BẢN (Cải-Mệnh Tiếng Việt):
QEN-THUỘC
Có những con dường qen thuộc cũ
Từ ngày dôi lứa mới iêu nhau.
Tóc nàng fủ xõa lên vai gã,
Tiếng nói người thương qá ngọt-ngào.
Những chuiện kông dề, kông doán dược,
Dêm này chưa hết, tiếp dêm mai.
Cổng nhà chặng ấy qen kông kép
Lũ chó tuôn theo cứ sủa hoài.
Mắt ngước nhìn lên trăng tháng tám,
Nhìn trăng trong dáy mắt yai-nhân.
Mỗi hồ nước dọng, từng mô dá,
Thuộc hết dường dêm zưới bước chân.
Tay nhỏ ngang mày che ánh chói,
Có cô con gái lãng văn-bài,
Bâng-khuâng một fút hồn trinh-nữ,
Chừng mộng ngày mai, mộng với ai...
Những buổi về kuia sương xuống lạnh;
Zưới mưa bước nhỏ vẫn thư-nhàn;
Gốc cây thủ-thỉ bên tường gạch:
Cô+cậu vui dời nhất thế-yan!
Ai chẳng từng ghi bao cỉ-niệm,
Tuổi xuân zan-zíu những con dường!
Nhưng rồi... hướng chuiển, thuiền xoay lái,
Dường cũ người xưa cách mấy fương...
*
Lâu lắm, hôm nay về nẻo thuộc,
Chúng mình sống lại thuở hai mươi;
Sau lưng tiếng chó ùa theo sủa,
Chồng vợ nhìn nhau ngặt-ngẽo cười.
Thuở ấy ân-tình mà gãy dổ,
Lòng nào thanh-thản tối hôm nay:
Di trên dường cũ dầy qen thuộc,
Trời rộng gì trong bốn cánh tay...
THANH-THANH
0
-
NguoiTho 4 years ago
LỆ CHÂU
Đã mấy thu rồi, hả bể dâu ?
Những hình bóng cũ nay về đâu ?
Có ai đốt lại lò hương ấy
Mà nhớ vô cùng, hỡi Lệ Châu !
Ta nhớ em như nhớ tháng ba (1):
Ngày giờ có đó, nghĩ không ra!
Chính ta chẳng hiểu mơ hay tỉnh;
Ta ở đây mà nhớ chính ta!
(1) 29/03/1975: Đà Nẵng (thủ-phủ Miền Trung) thất-thủ.
Ta nhớ ta là một tiếng im,
Con thuyền không bến, máu không tim,
Không hoa cho một làn hương quyện,
Không tổ nương nhờ một cánh chim!
Ta có đầu ta – một thánh-thư:
Biết đường, đâu ngại ngã ba, tư!
Lòng ta có lửa mà không bếp,
Như thiếu trùng dương cho hải-ngư!
Thiếu một thần-giao, một cảm-thông;
Đời không tri-kỷ, không tâm đồng;
Bơ-vơ như trận kình-nghê-chiến:
Biển cả tung-hoành một lão-ông!
Rồi bỗng đâu đây giữa gió khơi
Có em bỗng gọi, có ta "ơi!"
Thuyền như nhắm bến, chim tìm tổ,
Đêm muốn hừng đông, hận muốn vơi ...
Em đến – gần mà như muôn trùng,
Không tên, không lấy cả hình dung...
Nhưng em đã đến, bằng xương thịt,
Đã sưởi lòng ta ... ấm la.-lùng!
Em có là tiên... hay là... ma
Thì em cũng đã có yêu ta!
Tình em là một nguồn thi-hứng:
Bút rỉ mười năm... lại nở hoa!
Em đã theo ta mỗi bước chân,
Hòa trong hơi thở, nhập trong gân!
Có em là bạn... nên từ đó
Ta có niềm vui tự bản-thân...
Nhưng, bỗng tư bề nổi bão đêm:
Kình-ngư còn lại bộ xương lem!
Đất thành hoang đảo! dân thành rợ!
Ngư-phủ vào tù, lạc dấu em...
Nỗi nước khôn khuây, lại nỗi nhà,
Nỗi mình khắc-khoải một mình ta!
Bao nhiêu kỷ-niệm vào tro bụi
Như những kê vàng, quá-khứ xa ...
Ôi! Những ngày xanh, những ước mơ
Tan như ảo-ảnh mống trời mưa!
Thời-gian liệm lấp vào quên-lãng
Những mộng vàng son hóa mộng hờ!
Rồi có hôm nào như hôm nay:
Gió nào gợn sóng, lá nào bay ...
Cho ta gợi lại trong tâm-tưởng
Một thoáng ân-tình, thoáng rượu say ...
Trại Kho Đạn (Đà Nẵng), 1980-81
THANH-THANH
0
-
NguoiTho 4 years ago
CẢI-MỆNH TIẾNG VIỆT
TIẾNG NÓI & CHỮ VIẾT
Bài của NGƯỜI THƠ
NHÌN CHUNG
Trong sinh-hoạt văn-học của Người Việt Hải-Ngoại trong thời-gian qua, chúng ta thấy nổi lên một “sự-kiện” khác thường: có một số thi+văn-sĩ và nhà “ngôn ngữ học”, đã thể-hiện sáng-kiến mới lạ của mình, trong tác-phẩm đăng-tải trên báo cũng như ấn-hành thành sách, về Việt-ngữ – về chữ và nghĩa của tiếng Việt Nam.
*
* *
Thật ra, ước muốn “cải-cách” chữ Việt đã được nhiều người ôm-ấp, dò-dẫm hoặc táo-bạo thực-hiện, ít nhất cũng từ hơn nửa thế-kỷ nay rồi, nhất là sau khi “Phong-Trào Truyền-Bá Quốc-Ngữ” quyết-định phát-âm B, C, D, Ð là bờ, cờ, dờ, đờ (thay cho bê, xê, dê, đê theo lối phát-âm nguyên-thủy) và gọi “i” là “i ngắn”, “y” (i gờ-rếch=i Hy-Lạp) là “i dài”, v.v...
A. TẠI MIỀN NAM:
Chúng ta có thể kể ra một số thí-dụ:
1. Nhà thơ lão-thành Ðông-Hồ thành-lập một nhà xuất-bản mệnh-danh là “Yễm Yễm Thư-Trang”, gây nên bàn-tán sôi-nổi một thời. Có người giải-thích là “Yễm Yễm” thay cho “Diễm Diễm”. Có người cãi rằng chữ “Y” không thể phát-âm thành “Giờ”, và “Giờ” (giọng nhẹ) cũng không thay thế được “D” là “Dờ” (giọng nặng); mà dù nó có được đọc là “Dờ”, thì nó cũng mới cộng thêm với “ễm” để làm thành “Dễm” chứ chưa có thể cộng được với “ễm” mà làm thành “Diễm”. Có người cho rằng đồng-bào Nam Phần (và cả Trung Phần) phát-âm vần “G” và vần “D” giống nhau (thí-dụ giao-dịch, giáo-dục, gian dối) nên ở đây Ðông-Hồ (cùng các đồng bạn) muốn làm một công ba việc: vừa biến nguyên-âm “Y” thành phụ-âm “Y”, vừa hòa-hợp cả hai phụ-âm “giờ” và “dờ” thành một, vừa ghép thêm vào nó một nguyên-âm “i” hiểu ngầm (sous-entendu, understood) thành ra “Gi” hoặc “Di” để cộng thêm với “ễm” mà làm thành “Diễm”. Như thế thì chúng ta sẽ có “yết” thay cho “giết”, “yếng” thay cho “giếng”, và cả “yệt” thay cho “diệt”, v.v...?!). Trong thời-gian đó, có người vẫn cứ nửa đùa nửa thật phát-âm “yễm yễm” là “iễm iễm” hoặc “dễm dễm” như thường. Song rồi mọi việc cũng đã lắng yên, vì thắc-mắc mãi cũng chán, và chính Ðông Hồ hầu như cũng không phát-minh được thêm những chữ nào khác trong hướng đổi mới chữ nghĩa của nước mình.
2. Khoảng cuối thập-niên 1940, đầu thập-niên 1950, tại Saigon có một nhóm nhà văn đồng-thời với Tam Ích, Nguyễn Văn Xuân, v.v... đã sáng-tạo ra một số từ mới, trong đó có từ ghép “sáng giá” mà hồi đó họ giải-thích là từ-ngữ viết tắt của “sáng-tác giá-trị”, khiến trên mặt báo có người nghịch đùa dựa theo đó mà viết “thiếu-nữ đẹp-đẽ” là “thiếu đẹp”, “vô cùng ích lợi” là “vô ích”, v.v...
3. Nhà văn Nguyễn Ngu Ý tự viết tên mình là Nguyễn Ngu Í, cũng khiến thiên-hạ chỉ-trích gay-gắt lúc đầu.
4. Nhà giáo Lê Bá Kông tự viết tên mình là Kông thay vì Công.
5. Thời-kỳ cực-thịnh của văn-học Việt-Nam Cộng-Hòa trước quốc-biến 1975, có một số người đã sửa tên mình là “Dũng” thành “Dzũng”, có lẽ đánh vần dựa theo cách viết tên của một nhân-vật trong một cuốn truyện ăn khách một thời (là “Dzũng Ða-Kao”)...
B. TẠI MIỀN BẮC:
Trong lúc đó, ở Miền Bắc Việt-Nam người ta đã “cắt mạng” tiếng Việt một cách toàn-diện, đồng-bộ, quyết-liệt, nhưng độc-đoán và thô-bạo có thừa. Việt-Cộng lập hẳn một “Viện Ngôn Ngữ Học” để sáng-chế ra một số từ mới, thống-nhất định-nghĩa cũng như quy-định cách viết, cách dùng các từ liên-hệ thế nào cho thích-hợp với khẩu-hiệu “dân tộc, khoa học, đại chúng” mà họ đề ra, không những cho văn-học, nghệ-thuật, mỹ-thuật, mà còn cho cả một số lĩnh-vực khác nữa, chẳng hạn y-khoa, v.v... Chắc-chắn là các đồ-đệ Mác+Lê lô-can rất muốn noi gương Hồ Chí Minh khi ông ta tự tay nắn-nót viết tên trên bìa cho một tập sách là “Ðường Kách Mệnh” mà đảng cộng-sản Việt-Nam xem là một kiệt-tác trong “toàn-thư” của họ Hồ, kẻ cũng là tác-giả của những từ-ngữ quái-đản kiểu “điệu hò vĩ dặm”, v.v...
Song le, ở một mức-độ nào đó, Việt-Cộng cũng đã thành-công trong việc gán cho các từ-ngữ của họ những ý-nghĩa với những mục-đích đặc-biệt, để bắt “toàn đảng, toàn quân, và toàn dân” học-tập và sử-dụng rập khuôn; đến nỗi, trong thời-gian còn chiến-tranh Việt-Nam, người Mỹ đã phải khổ-công sưu-tập, điều-nghiên và phổ-biến nội-bộ những cuốn “VC Terminology” (thuật-ngữ Việt-Cộng) để giúp các giới tình-báo và thông-dịch phiên-dịch tránh sự khó hiểu, hiểu sai và hiểu lầm mỗi khi gặp phải các tài-liệu hoặc lời-lẽ của phe bên kia. Có một từ-ngữ đã nhiều phen gây bất-đồng ý-kiến giữa cố-vấn Hoa-Kỳ với đồng-minh Việt-Nam Cộng-Hòa: Mặt Trận Dân-Tộc Giải-Phóng, mà phía Quốc-Gia dịch là “People’s Liberation Front” (PLF), phía Việt-Cộng dịch là “National Liberation Front” (NLF). Phía Việt-Nam Cộng-Hòa cho rằng “National Liberation Front” có nghĩa là “Mặt Trận Quốc-Gia Giải-Phóng” chứ không phải “Mặt Trận Dân-Tộc Giải-Phóng”. Thế là người Mỹ “đi hàng hai”: đối với Việt-Nam Cộng-Hòa thì dùng People’s, đối với Việt-Cộng thì dùng National; nhưng về phía Mỹ với nhau thì họ dùng từ-ngữ National Liberation Front (hiện nay ta thấy dẫy đầy trong các thư-viện của Thế-Giới Tự-Do) để chỉ “Mặt Trận Dân-Tộc Giải-Phóng”. (Do đó, một Nation là một dân-tộc; và danh-từ Nation dẫn đến tính-từ National, rồi đến các danh-từ Nationalism và danh-từ kiêm tính-từ Nationalist, mà Nationalist cũng có nghĩa là người yêu nước, nên Hồ Chí Minh là lãnh tụ số một của “mặt trận dân-tộc” ấy đã được một số người Mỹ xem là “nhà... ái-quốc”! Ngược lại, các bạn có biết Việt-Cộng gọi phe Quốc Gia “Nationalist” là gì không? Là bọn “dân-tộc chủ-nghĩa” đấy!) Một số thuật-ngữ được dùng trong bản văn tiếng Việt của Hiệp Ðịnh Paris 1973 cho thấy là Việt-Cộng đã nắm được ưu-thế, về mặt chữ nghĩa, trên bàn hội-nghị, và trong thực-thi “ngưng bắn”, ngoài đời, về sau.
Bởi vậy, ngay đến hôm nay, mặc dù có nhiều từ của Việt-Cộng mà người Quốc Gia không chấp-nhận, chúng tôi nghĩ rằng các giới ngôn-luận và lý-luận chính-trị vẫn nên tìm hiểu để nắm vững ý chính qua các từ họ dùng để diễn-đạt vấn-đề; nếu không thì “ông nói gà, bà nói vịt”, mình không hiểu ý của người, mà chỉ hiểu từ của người theo ý của mình, thì chuyện tranh-luận vẫn mãi mãi không đi đến đâu. Thí-dụ: Việt-Cộng không bao giờ nói là họ “xây-dựng hay tiến lên xã-hội chủ-nghĩa”, mà chỉ có người Quốc Gia nói là Việt-Cộng nói như thế mà thôi; bởi lẽ Việt-Cộng quy-định dứt-khoát rằng chủ-nghĩa xã-hội (socialism) là một danh-từ, còn xã-hội chủ-nghĩa (socialist) là một tính-từ (không phải là một “society of doctrine” như một nhân-vật Quốc-Gia đã dịch để phê-phán Việt-Cộng), nên họ chỉ “xây-dựng hoặc tiến lên chủ-nghĩa xã-hội” (xây-dựng hoặc tiến lên một chủ-nghĩa, đó là chủ-nghĩa xã-hội, socialism, một socialist doctrine, một danh-từ); và nếu phải dùng từ ghép “xã-hội chủ-nghĩa” thì họ dùng nó với tư-cách một tính-từ (-ist), thí-dụ “xây-dựng hoặc tiến lên xã-hội xã-hội chủ-nghĩa” (tức là xã-hội theo chủ-nghĩa xã-hội, socialist society). Cũng thế, “vinh quang” là danh-từ, “quang vinh” là tính-từ, nên Việt-Cộng nói “lao-động là vinh-quang”: cả hai đều là danh-từ: Lao-Ðộng đồng-nghĩa với Vinh-Quang; nhưng khi nói đến tính-cách (thuộc-tính) thì họ nói “nước Việt-Nam quang-vinh” (glorious Vietnam) chứ không nói là “nước Việt-Nam vinh-quang” (vì, theo họ, nói nước Việt-Nam vinh-quang tức là nói sai ngữ-pháp thành “glory Vietnam” chứ không phải “glorious Vietnam”)! Bảo-đảm khác với đảm-bảo, thống-nhất khác với nhất-thống, vân vân và vân vân...
*
* *
Trở lại với hiện-tượng “đổi mới” chữ nghĩa của Người Việt tại Hải Ngoại, trong thời-gian gần đây, nhiều người đã đưa ra một số thay đổi mới lạ về chữ và nghĩa tiếng ta, chúng tôi tạm kể một số thí-dụ điển-hình:
I/ VỀ HÌNH-THỨC:
Ia- Giáo-sư Nguyễn Ðình Hòa âm-thầm giữ vững lập-trường về dấu nối (trait d’union, hyphen), cách viết chữ hoa, và nhất là việc thay thế y (i dài) bằng i (i ngắn). Theo họ Nguyễn thì các chữ vốn viết là y (i dài) nay phải viết lại như sau: địa-lí, thế-kỉ 21, Tổng-thư-kí, hồi-kí, kĩ-thuật, công-ti, lí-tưởng, Mĩ, Hoa-kì, kỉ-niệm, mĩ-thuật, kĩ-nghệ, v.v... (Xem thêm Vấn-Đề Mẫu-Tự “Y” của Người Thơ.)
Ib- Về các dấu-nối thì cũng có một số người đồng-ý với Nguyễn Ðình Hòa. Theo dõi sách báo hải-ngoại, độc-giả thỉnh-thoảng cũng thấy điều đó; nổi bật nhất là nhà văn Võ Long Tê tức Võ Phương Tùng ở Gia-Nã-Ðại: họ Võ mỗi lần gửi bài đăng báo là đòi hỏi nhà báo phải sửa chính-tả (có dấu nối) đúng theo bản thảo của mình. Trong suốt hai cuốn hồi-ký “Về Vùng Chiến-Tuyến” và “Cảnh-Sát-Hóa” của Lê Xuân Nhuận, cái dấu gạch nối dùng với các từ hợp-âm cũng đã được phục-hồi.
Ic- Riêng về chữ “i” (i ngắn) thay cho “y” (i dài), thì một trong những nhà biên-khảo và soạn từ-điển bằng chữ quốc-ngữ đầu tiên trong văn-học-sử Việt-Nam từ cuối thế-kỷ thứ 19, đầu thế-kỷ thứ 20, cũng đã áp-dụng khi tự viết tên của mình, là Huình Tịnh Của. (Về sau, không nhớ tự bao giờ, chữ Huình đã được viết thành chữ Huỳnh.) Nhưng, trong năm 1996, nhà xuất-bản Văn Nghệ ở Nam California đã cho chào đời tác-phẩm “Tử Tù Tự Xử Lí” của Trần Thư, với nhan-đề thứ hai là “Tử Tù Xử Lí Nội Bộ”, mà trong “xử lí” thì chữ i (i-ngắn) được dùng thay cho y (i-dài), trong lúc “hợp-lý”, “tâm-lý” thì vẫn để nguyên i-dài. Chưa rõ dụng-ý (dụng-í?) thế nào.
Id- Trong một phạm-vi giới-hạn, trên tờ “Ðất Mẹ” của “Phong trào yểm trợ giáo hội công giáo Việt Nam”, xuất-bản tại Texas, trợ-bút Nguyễn Ước cũng dùng i-ngắn thay cho i-dài (thí-dụ chu-kì, thiên-niên-kỉ, kỉ-nguyên, kĩ-lưỡng...), trong lúc “kỹ nghệ”, “vật lý”, “người Ý”, “nước Ý”... thì vẫn còn dùng y (i-dài). Chưa rõ lý-do.
Ie- Cũng về chuyện i-ngắn i-dài, bên nước láng-giềng Gia-Nã-Ðại, Giáo-Sư Lê Hữu Mục đã cho xuất-bản tác-phẩm “Trần Lục” viết về Linh-Mục Trần Lục, trong đó có chương “Cụ Sáu đối-diện với phong-trào Văn Thân” mà đặc-điểm nổi bật là, cùng một chủ-trương với Nguyễn Ðình Hòa, họ Lê đã đổi tất cả các mẫu-tự “y” (i dài) ra thành “i” (i ngắn), gây nên sự phản-đối của nhiều người, mà quyết-liệt nhất là ông Từ Chuyên, người viết trên “Văn Nghệ Tiền Phong”, đã chụp cho Lê Hữu Mục một chiếc nón cối Vi Xi. Số là Việt-Cộng trong nhiều trường-hợp đã dùng mẫu-tự “i” thay thế mẫu-tự “y”, thí-dụ “iêu thương” (cùng lúc với “f” thay thế “ph”, thí-dụ: fố fường), nên Từ Chuyên kêu gọi ký-giả Gàn Bát Sách “chống cái ông Mục nào đó (tay sai của cộng-sản?) chỉ muốn đem “i” ngắn vào văn-học hải-ngoại để chia rẽ anh em trí-thức”, đồng-thời làm một bài thơ trào-phúng ca-tụng “y” (i dài) với các câu:
Bàn về “i” ngắn làm chi?
Làm trai ai chẳng muốn “y” cho dài?
Y dài thì... mới dai,
Mới mong tiếp cú thứ hai hầu bà!
Muốn yêu mà ngắn như gà,
“Gô ao” cái chắc, chả ra... chó gì!
Hỏi bà, bà muốn cái chi?
Muốn “yêu” thì phải kéo “y” thật dài...
If- Sau đó, nhà biên-khảo Dương Ðức Nhự không những chỉ gián-tiếp bênh-vực Lê Hữu Mục mà còn hô-hào đổi mới chữ Quốc-ngữ, đưa ra nhiều đề-nghị rất độc-đáo, thí-dụ: bỏ mẫu-tự “h” trong phụ-âm ghép “ngh” thành ra “ng” để viết “nge”, “ngĩ ngợi”, thay vì “nghe”, “nghĩ-ngợi”; bỏ mẫu-tự “h” trong phụ-âm ghép “gh” thành ra “g” để viết “gen gét”, “gồ gề” thay cho “ghen ghét”, “gồ ghề”; riêng mẫu-tự phụ-âm “d” thì bỏ hẳn để thay thế bằng “z”, thí-dụ: “zễ-zàng”, “zu zương”; ngoài ra còn viết dính những từ ghép, thí-dụ “ngengóng”, “zưluận” thay cho “nghe ngóng”, “dư luận”, v.v... Cứ như Dương Ðức Nhự thì chúng ta có thể viết lại truyện Kiều như sau:
Trăm năm trong kõj người ta
Cữ tài, cữ mệnh... qéw là... gét nhăw
Trải kwa một kuạk bể zâu
Những dìaw trông thấj mà dăudớn lòng
Lạ jì bỉsắc tưfong
Trờj xenh kwen thój má hồng dénh gen
Kiaw thơm lần jở trứak dèn
Fongtình kổ lụk kòn trwìan sử xenh...!!!
Ig- Nhà thơ Khang-Lang, sau khi xuất-bản thi-tập “Tâm Thức Bừng Vỡ Tim Tôi”, đã liên-tục sáng-tác và đăng nhiều bài thơ mới, với tên tác-giả là Khang lang (chữ L không viết hoa và không có dấu-nối giữa hai chữ ấy). Nếu có một dấu nối giữa hai chữ (Khang-lang); hoặc vẫn viết Khang lang (không có dấu-nối) mà sau chữ lang là một dấu phẩy/phết ngắt đoạn, hoặc là một dấu-chấm-dứt-câu, thì đâu còn có vấn-đề, khiến cho có bạn cắt-cớ hỏi anh: trong câu “Tôi nghe tiếng Nhã ca hát vang lên ở phòng bên” thì là tiếng (một người tên) Nhã ca-hát” hay là “tiếng (nhà văn) Nhã-Ca hát?
Ih- Từ thủ-đô Hoa-Thịnh-Ðốn, cây bút Lưu Nguyễn Ðạt đã cho ra đời tam-nguyệt-san văn-học nghệ-thuật biên-khảo “Cỏ Thơm”. Qua nhiều số, mỗi số có đăng nhiều bài, cả biên-khảo văn-học lẫn thơ, của anh, người đọc không khỏi ngạc-nhiên khi thấy dưới các bài viết văn xuôi thì anh ký tên là Lưu Nguyễn Ðạt đường-hoàng, nhưng dưới các bài thơ thì tên anh trở thành Lưu Nguyễn Ðhạt. Cái chữ Ðhạt ấy đã được in lên mặt giấy đến hằng chục lần, dưới thơ mà thôi, và cả ở trang mục-lục trong phần liệt-kê tên các tác-giả của các bài thơ có đăng bên trong. Ðó là hình-thức mới lạ của một chữ tên, còn nghĩa (hẳn là mới lạ) của nó thì chúng tôi chưa thấy chủ-nhiệm “Cỏ Thơm” giải-thích thế nào.
Ii- Trên báo “Ðại Nghĩa” xuất-bản tại San Jose, ông Huỳnh Văn Trang đưa ra ý-kiến thay chữ “Giê” thành chữ “Gê”, thí-dụ “Bẹc Giê, Giẻ Lau, Gien di-truyền” thì viết thành “Bẹc Gê, Gẻ Lau, Gen di-truyền”. Ðiều đặc-biệt là ông Trang chỉ mới đề-nghị mà tưởng như đã bị phản-bác rồi nên ông biện-cãi rất hăng, thí-dụ “sai! ố là là!”, “xi cà goe”!
Ij- Ông Nguyễn Phước Ðáng trong cuốn sách “Tiếng Việt & Chữ Việt” xuất-bản năm 2001 đã đề-nghị dùng “z” thay “d”, “d” thay “đ”, “f” thay “ph”, “j” thay “gi”, “q” thay “qu”, “g” thay “gh”, “ng” thay “ngh”, và in luôn một số “chuyện tầm ruồng” dày 120 trang, áp-dụng các đề-nghị ấy. Chúng tôi có viết bài góp ý, đặc-biệt về việc dùng “j” thay cho “gi” thì chúng tôi không đồng-ý, vì “âm j mà thay âm gi thì chưa được sát, thí dụ: làm sao phân biệt giữa hai tiếng/chữ dị-tự dị-âm sau đây, mà NPÐ cho là dị-tự đồng-âm: jabber/yabber, jack/yack, jam/yam, jap/yap, jaw/yaw, jeer/year, jell/yell, jerk/yerk, jester/yester, jet/yet, Jew/yew, jo/yo, job/yob, joke/yoke, John/yon, v.v... (huống gì chúng lại dị-nghĩa: tiếng Anh mà phát-âm sai một ly là nghĩa của nó sẽ đi một dặm).” (Bài của chúng tôi đề-cập nhiều vấn-đề khác nữa, đã được ông NPÐ in vào cuốn sách kế-tiếp của ông, nhan-đề “Quốc Ngữ Lưu Vong”, ấn-hành năm 2002).
Ik- Lúc chúng tôi viết bài này, cuối năm 2004, trên nhiều diễn-đàn liên-mạng có ông Matthew Trần đang bị nhiều người chống-đối vì, ngoài việc dùng “z”, “d”, “f” thay cho “d”, “đ”, “ph” (giống ý ông Nguyễn Phước Ðáng nói trên, và nhiều người trước nữa), ông còn dùng dấu ngã trên tất cả các chữ vốn có dấu hỏi. Theo văn-phạm (ngữ-pháp) thì một bài-viết (dù ngắn như một câu, hay dài như một bộ sách, thường gồm 2 phần: lời của tác-giả, và lời của [các] nhân-vật được tác-giả đề-cập. Riêng về lời-nói của [các] nhân-vật, các lời-nói đó được thể-hiện theo 2 cách: Một, là chép đúng nguyên-văn lời-nói đó và đặt nó trong ngoặc-kép, tức là lời-nói trực-tiếp (direct speech; thí-dụ: Nàng nói với tôi rằng “Em yêu anh.”) Hai, là thuật lại lời-nói đó theo cách kể chuyện chủ-quan (với bút-pháp/văn-phong riêng) của mình, cốt giữ cái ý, không cần giữ đúng các từ, không cần đặt trong ngoặc-kép, tức là lời-nói gián-tiếp (indirect speech; thí-dụ: Nàng nói với tôi rằng nàng yêu tôi.) Tức là các bài-viết của Matthew Trần (gồm cả lời của tác-giả lẫn lời của các nhân-vật, đều thuộc dạng “lời-nói trực-tiếp”: người-đọc chỉ đọc lời-nói trực-tiếp của chính Matthew Trần theo thổ-ngữ Huế và giọng-nói Huế, nên khó hiểu đối với nhiều người chưa quen tiếng Huế. Ông ấy lý-luận: “Tôi không vi-fạm quyền tư-zo cũa ai... xin dừng xâm-fạm quyền sáng-tạo cũa tôi” và “Chữ quốc-ngữ cần fãi dược da zạng, hoàn-chĩnh.”
II/ VỀ NỘI-DUNG:
2a- Ðộng-từ “quang-phục”, bắt nguồn từ tên của tổ-chức “Việt-Nam Quang-Phục Hội” của cụ Phan Bội Châu, rõ-ràng là có thêm ý-nghĩa “trong vinh-quang, một cách quang-vinh”, mạnh hơn là chỉ phục-hồi, phục-hưng suông, nay đã phổ-biến khắp nơi có cộng-đồng tị-nạn cộng-sản Việt Nam.
2b- Danh-từ “đồng-chí” đã bị cộng-sản dùng trước, dùng nhiều, đến nỗi nó có ý-nghĩa là đồng-bọn cộng-sản với nhau, khiến phe Quốc Gia cảm thấy gượng-ép khi dùng từ ấy trong nội-bộ mình, nên đã bắt đầu dùng những từ mới: chí-hữu, chính-hữu, cộng thêm với chiến-hữu đã có từ xưa.
2c- Ngoài những từ mới, như “đồng thuận”, “chính mạch” (để chỉ người dân chính gốc bản-xứ, thí-dụ người Mỹ chính mạch là người Mỹ 100%), chúng tôi ghi nhận danh-từ “Quốc Dân” mà luật-sư Phạm Nam Sách đã cố ý dùng với một ý nghĩa đặc-biệt (chính-nghĩa Quốc Dân, tinh-thần Quốc Dân...), không những thay thế cho “Quốc Gia”, “Dân Tộc”, mà còn nói lên một quan-điểm chính-trị mới, đó là “Ðảng Quốc Dân”, “Sách Lược Quốc Dân”... (không có dấu-nối và tất cả đều viết hoa) do chính họ Phạm đề ra và không ngớt tuyên-xưng.
2d- “Quốc Kháng”, một từ-ngữ mới, được nhiều người dùng để chỉ Ngày 30/4/1975, có một ý-nghĩa tích-cực hơn là “quốc-biến”, “quốc-hận”, “quốc-nhục”...; vì hận hay nhục thì mình chỉ nhận vào mình một cách thụ-động, còn kháng thì là mình biến cái thụ-động ấy ra thành hành-động chủ-động: đề-kháng, phản-kháng, kháng-cự, kháng-chiến...
2e- Ðộng-từ “be bờ” đã có ghi trong tự-điển, nhưng ít người dùng. Nay thì nhân-vật Võ Long Triều ở Pháp độc-quyền sử-dụng. Trong một bức thư không niêm đăng trên mặt báo, họ Võ đã hô hào mọi người be bờ ngăn chận cộng-sản, be bờ cộng-sản quốc-tế, lặp lại nhiều lần. Vậy là chúng ta đều đang be bờ Việt Cộng.
2f- Ngoài chiến-hữu, chí-hữu, và chính-hữu như đã nói trên, vào ngày 16/08/1997, “Liên Ðảng Việt Nam Tự Do”, nhân dịp ra mắt đồng-bào tại Nam California, đã cho ra đời một từ-ngữ mới: các nhân-vật quan-trọng trong Ðảng gọi nhau là nghĩa-hữu.
2g- Lâu nay người ta quen gọi những kẻ buôn gian bán lận là gian-thương. Nay trên tạp-chí “Thế Giới Mới”, phát-hành tại Texas vào đầu tháng 9/1997, trong bài “Thuý Ðã Ði Rồi”, ông Ðỗ Thái Nhiên lên tiếng về vụ băng video Thúy Nga 40, đã dùng danh-từ gian-doanh để chỉ những doanh-gia nào “thiếu đạo-đức kinh-doanh”, đi chệch ra ngoài con đường của giới lương-doanh.
2h- Triết-gia Lương Kim Ðịnh, trong triết-thuyết An Vi, đã dùng những từ-ngữ “Thiên Năng” (thay vì bản-năng) để dịch tiếng Instinct, và tự đặt ra tiếng Anh Dual Unit để diễn-tả Lưỡng Hợp và Man’s Lordship để biểu-hiện Nhân Chủ theo thuyết của mình.
2i- Trong mục “Ngồi Buồn Gãi Rốn” do nhà-báo Lão Ngoan Ðồng phụ-trách trên “Ti Vi Tuần-san” xuất-bản tại Úc vào cuối tháng 8/1997, Lão Ngoan Ðồng đã gọi các Việt-kiều nào mà là cộng-sản hoặc tay sai cộng-sản là “Việt cộng kiều”. Âu cũng là một cách để phân-biệt với Việt-Kiều quốc-gia.
2j- Ðồng-thời, trong “Lá Thư Luân Ðôn” do ký-giả Khải Minh phụ-trách, cũng trên “Ti-Vi Tuần san” nói trên, cây-bút Trần Ngọc tường-thuật đại-hội Văn Bút Quốc-Tế Edinburgh, đã có tựa đề là Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại về lại trình-trạng tiềm ấu. Theo từ-điển Hán Việt của Ðào Duy Anh, “tiềm ấu” là ấu trĩ, non nớt, trẻ con, một cách thầm giấu, không tỏ ra ngoài (=tiềm-tàng ấu-trĩ). Hẳn chỉ nói về một số nhân-vật nào đó liên-can đến nội-vụ mà thôi.
2k- Từ-ngữ “áp-pháp” do Lê Xuân Nhuận đưa ra, để dịch từ-ngữ “law enforcement”: gọn-gàng và sát nghĩa hơn là “cơ-quan/nhân-viên công-lực/thi-hành luật-pháp”.
2l- Thời-gian gần đây, động-từ “hỗ-trợ” đã được nhiều người sử-dụng, với ý “giúp-đỡ, trợ-giúp, trợ-lực, tiếp tay, ủng-hộ, hưởng-ứng, hậu-thuẫn, bảo-trợ” (kêu gọi người-khác giúp-đỡ mình: một chiều mà thôi). Theo từ-điển, thí-dụ “Hán Việt Từ-Ðiển” của Ðào Duy Anh, thì từ “hỗ-trợ” có nghĩa là “giúp đỡ lẫn nhau” (hai chiều). Có kẻ xin sự yểm-trợ của người khác [chứ mình không giúp ích gì cho người ta] tức là một chiều, mà vẫn cứ đòi “hỗ-trợ”!
2m- Từ-đoạn “ra mắt sách/thơ/CD)” cũng được thông-dụng. Nhưng, khi một chàng trai ra mắt cha+mẹ cô gái, một nhân-vật ra mắt cộng-đồng, thì “ra mắt” đồng nghĩa với “trình-diện”, và không ai nói là cha+mẹ cô gái phải ra mắt chàng trai ấy, hoặc cộng-đồng phải ra mắt nhân-vật ấy. Thế thì tại sao lại bắt độc/khán/thính-giả phải ra mắt cuốn sách, tập thơ, hay đĩa CD của tác-giả XYZ (trong lúc tác-giả/Ban Tổ-Chức chỉ giới-thiệu, hay trình-mại tác-phẩm của mình mà thôi)?
2n- Có nhiều tiệm ăn quảng-cáo trên báo, trên đài, rằng mình “chuyên-trị”... phở Bắc, bún bò Huế, hủ-tiếu Cần-Thơ. Có lẽ họ dịch tiếng “specialize (in)” của Anh, vốn có nghĩa là “chuyên-môn (về một việc gì); nổi tiếng (nhờ một sản-phẩm nào); là chuyên-gia (về một khoa/môn nào)” mà khi thí-dụ riêng về bác-sĩ thì từ-điển ghi là “chuyên trị (bệnh nào)” nên họ tưởng là chuyên trị áp-dụng cho mọi ngành/nghề.
2o- Trong làng thơ có một giai-thoại: trong lúc ông A khen bài thơ của thi-sĩ X là “tuyệt cú” thì ông B mỉa-mai “tuyệt cú... mèo ấy à! ” và thế là từ-ngữ tuyệt cú mèo ra đời, nhưng để chỉ cái dở mà thôi. Vậy mà có người vẫn rao là món hàng của họ thật “tuyệt cú mèo”, thậm-chí (thật tình) khen thơ của bạn mình là “tuyệt cú mèo”!
*
* *
III/ Ngoài ra, có một người đã lặng-lẽ “cải-mệnh ” một số chữ Việt (cả hình-thức của chữ, lẫn ý-nghĩa của chữ) trong thời-gian qua, là nhà thơ Thanh Thanh, tên thật là Lê Xuân Nhuận, trong 2 cuốn hồi-ký “Về Vùng Chiến-Tuyến” và “Cảnh-Sát-Hóa” do “Văn Nghệ” và “Xây-Dựng” ấn hành.
Anh là một người khó tính trong việc dùng từ, thí-dụ anh đã phê-bình một vài lời ca:
Trăng vui là lúc trăng chưa rụng,
Ðã “rụng” thì sao lại gọi “vui”?
(Ref: “Trăng rụng xuống cầu” trong bản nhạc cùng tên của Hoàng Thi Thơ)
“Xa một tầm tay”: còn với được;
(Ngoài tầm tay với mới xa thôi!)
(Ref: “Xa một tầm tay” trong bản nhạc “Hương Xưa” của Vũ Hoàng )
Con tim: biểu-hiện tình chân thật,
Trao trọn người yêu, trọn nghiã nghì;
Nếu thật yêu người và tự trọng:
“Con tim” sao lại “để quên” đi?
(Ref: “Để quên con tim” trong bản nhạc cùng tên của Đức Huy)
Một số thi+văn-hữu có yêu-cầu anh giải-thích những từ mới lạ trong sách của anh, thì anh trình-bày:
*
“Thoạt tiên, nhân lần đầu tiên xuất-bản tác-phẩm tại Hải-Ngoại, tôi đã muốn làm một lần một công hai việc, là vừa cống-hiến độc-giả một nội-dung sách mới lạ, vừa ra mắt công-chúng một hình-thức chữ mới lạ. (Nhưng rồi, thể theo đề-nghị của Ô. Võ Thắng Tiết, giám-đốc nhà xuất-bản Văn Nghệ ở Nam California, tôi đã sửa đổi, tức là gác bỏ, phần lớn những điểm mới lạ nói trên.)
Tuy nhiên, trong cuốn “Về Vùng Chiến-Tuyến” vẫn còn sót lại một số từ-ngữ mà tôi xin giải-thích như sau.
3a) Về cấp-bậc: Tôi không đồng-ý, và cũng rất bất-mãn, về việc (thí-dụ) một thiếu-tướng của ta là “tướng 2-sao” mà chỉ được gọi là “thiếu-tướng” nghĩa là ngang hàng với một viên “tướng 1-sao” của địch mà thôi. Cũng thế, một “tướng 3-sao” của ta thì chỉ được gọi là trung-tướng, còn “tướng 3-sao” của địch thì lại được gọi là “thượng-tướng” (theo nghĩa của ta thì thượng-tướng còn cao hơn cả đại-tướng nữa: Hán-Việt Từ-Ðiển của Ðào Duy Anh dịch “thượng-tướng” là “quan võ cấp thứ nhất (généralissime)”, Tự-Ðiển Việt-Pháp của Ðào Ðăng Vỹ dịch “thượng-tướng” là “grand général”, Việt-Nam Tân Tự Ðiển của Thanh Nghị dịch “thượng-tướng” là “bậc cao nhất trong hàng tướng”)!
Tôi đã đề-nghị sửa lại danh-xưng, dựa theo thứ-bậc tuổi-tác (cấp-bậc nhà-binh tính theo cả tuổi đời lẫn tuổi lính), mà gọi:
Tướng 1-sao” của ta là “tráng-tướng” (tráng-niên), tuy nhỏ hơn trung-tướng (trung-niên) nhưng vừa thoát khỏi cái cảnh “đang còn chuẩn-bị (chuẩn-tướng) chứ chưa thực-thụ”, lại còn “chơi gác” phía địch, vì địch chỉ là thiếu-tướng (thiếu-niên) mà ta đã là tráng-tướng (tráng-niên, lớn hơn);
Một “tướng 2-sao” của VC là trung-tướng, một “tướng 2-sao” cùa ta cũng là trung-tướng (trung-niên), không còn là thiếu-tướng (thiếu-niên);
Một “tướng 3-sao” cùa ta là “cao-tướng” (cao-niên);
Một “tướng 4-sao” của ta là “lão-tướng” (lão-niên);
Dụng-ý là: “tướng 3-sao” của địch tuy đã được gọi là “thượng-tướng” nhưng “tướng 3-sao” của ta không còn bị gọi là “trung-tướng” (thấp hơn) nữa, mà lại được gọi là “cao-tướng” (cao-niên lớn hơn trung-niên); dù “cao (tướng)” với “thượng (tướng) thì cũng “cao thượng” như nhau, nhưng người ta nói “cao thượng” chứ không ai nói “thượng cao”, thành ra “cao tướng” của ta vẫn đứng ở trước, có phần lấn hơn “thượng-tướng” của địch. Về “tướng 4-sao” cũng thế, của địch thì là “đại-tướng”, của ta thì vừa là “lão-tướng” (lão-niên, cao hơn cao-niên tức “cao-tướng”và “thượng-tướng” 3-sao), vừa gồm cả ý “lão-luyện” hơn tướng đồng-cấp ở bên đối-phương...
Và cứ như thế mà đổi mới xuống đến cấp binh nhì, để tránh cho các thế-hệ hậu-sinh, và người nước ngoài (qua các bản dịch) hiểu sai sự thật về ta.
Rốt cuộc, tôi đành tạm dùng những từ đã quen đối với Việt-Nam Cộng-Hòa, nhưng phải chú thêm, thí-dụ: trung-tướng (của ta) là tướng 3-sao, vân vân.
3b) Về chức-vụ: Ai cũng biết rằng nguời chỉ-huy của một đơn-vị là người lớn nhất về mặt chức-vụ trong đơn-vị ấy, còn những người khác trong cùng đơn-vị thì dù chức-vụ có lớn bao nhiêu cũng chỉ tối-đa là Phó (Chỉ-Huy-Phó, Phó Chỉ-Huy) mà thôi, cho nên, nếu là đơn-vị cấp lớn, đứng đầu thường là cấp tướng, thì người đứng kế trong đơn-vị ấy cũng được gọi hẳn là Phó (Tư-Lệnh-Phó, Phó Tư-Lệnh) rõ-ràng; do đó, đứng trên Tư-Lệnh-Phó hẳn là “Tư-Lệnh” (không cần thêm một chữ “Trưởng” để thành “Tư-Lệnh-Trưởng”), thế thì đứng trên Chỉ-Huy-Phó hẳn là “Chỉ-Huy”, cần gì phải thêm một chữ “Trưởng” để thành “Chỉ-Huy-Trưởng”, trong lúc ta cần giản-dị-hóa chữ viết (và cả tiếng nói) để giúp cho trẻ nhỏ và người nước ngoài dễ học tiếng Việt-Nam hơn.
Cũng thế, đã có Trưởng Ban, Trưởng Phòng, Trưởng Ty (không phải Ban-Trưởng, Phòng-Trưởng, Ty-Trưởng), tại sao chúng ta không có Trưởng Quận, Trưởng Tỉnh, Trưởng Bộ, vừa để thống-nhất về mặt cú-pháp, vừa để rút ngắn câu văn (”Trưởng Ty Thông-Tin” gọn hơn “Ty-Trưởng Ty Thông-Tin”)...
3c) Về địa-danh: Cả một quốc-gia Việt-Nam Cộng-Hòa đầy thể-thống như thế mà ngoài Sài-Gòn là một “đô-thành” ra thì không có một nơi nào được gọi là “thành-phố” (city) cả, ngay đến Ðà Nẵng quan-trọng bậc nhì liền sau thủ-đô mà cũng chỉ là một “thị-xã” (town) mà thôi, trong lúc Việt-Cộng có nhiều “thành-phố” ngoài Bắc (và sau này đã ban quy-chế “thành-phố” cho nhiều thị-tứ trong Nam). Bởi thế, khi đề-cập đến một số “thị-xã” cũ dưới thời Việt-Nam Cộng-Hòa mà vì là những địa-phương quan-trọng nên tôi đã dùng danh-xưng “thành-phố” thay vì “thị-xã”; ngoài ra, tôi cũng lược bớt một chữ, thí-dụ: “Thành Ðà-Lạt” (thay vì “Thành-Phố Ðà-Lạt”), “Thị Vũng-Tàu” (thay vì “Thị-Xã Vũng Tàu”), cũng để cân xứng với Tỉnh A, Quận B, v.v...
Đáng nói hơn hết là cấp Quân-Khu, đã được gọi là “Vùng Chiến-Thuật” (CTZ= Corps Tactical Zone= Vùng Chiến-Thuật cấp Quân-Đoàn), bên phía dân-chính gọi là Vùng (Vùng I cho đến Vùng IV). Mỗi Vùng Chiến-Thuật gồm nhiều “Khu Chiến-Thuật” (DTZ= Division Tactical Zone= Khu Chiến-Thuật cấp Sư-Đoàn), mà mỗi Khu Chiến-Thuật thì bao gồm nhiều Tiểu-Khu (cấp Tỉnh). Như thế nghĩa là, nếu một Khu Chiến-Thuật (cấp Sư-Đoàn) bao gồm một Liên-Tiểu-Khu/Liên-Tỉnh [thí-dụ] 3 Tiểu-Khu (3 Tỉnh), thì một Vùng Chiến-Thuật (cấp Quân-Đoàn/Quân-Khu) bao gồm nhiều Khu Chiến-Thuật (cấp Sư-Đoàn/Liên-Tỉnh) hơn, phải bao gồm ít nhất (thí-dụ) 6 Tiểu-Khu (Tỉnh). Thế mà, sau khi “cải-tổ hành-chánh” Trung-Ương đã gọi mỗi Vùng bên phía dân-sự (bao gồm lãnh-thổ của một Quân-Khu/Quân-Đoàn) là một Khu (Khu I cho đến Khu IV) tức là “hạ bệ” mỗi Vùng hành-chánh (đáng lẽ ngang hàng với cấp Quân-Khu/Quân-Đoàn) xuống còn ngang hàng với cấp Khu Chiến-Thuật (cấp Sư-Đoàn)!
(Lê Xuân Nhuận đã gom chuyện này với nhiều chuyện khác tương-tự để gửi thư tham-luận lên Trung-Ương, gọi đó là “quân-phiệt” – và trong các bài-viết của mình vẫn gọi các “Khu” là “Vùng” (Vùng I, Vùng II chẳng hạn.)
3d) Về ý-kiến của một số báo-chí đối với các chữ đổi mới (cải-mệnh) của Lê Xuân Nhuận:
a/ Nhật-báo “Người Việt” ở Nam California, trong khi nhận xét “tác-giả đã tự-động sáng-chế nhiều danh-từ”, đã không đồng ý với việc tôi “gọi cảnh-sát là cảnh-nhân”. Như thế tức là người viết bài ấy không phân-biệt được sự khác nhau giữa một ngành nghề với một người tham-gia ngành nghề ấy. Lấy quân-đội làm thí-dụ: quân-đội là một tổ-chức, không thể gọi một người lính là một quân-đội được, mà phải gọi là “nhân-viên của quân-đội” tức “quân-nhân” (người của quân-lực); cho nên, cảnh-sát là một cơ-quan, không thể gọi một viên-chức cảnh-sát là một cảnh-sát, mà phải gọi là “nhân-viên cảnh-sát” tức “người của cơ-quan cảnh-sát”, là “cảnh-nhân”, v.v... Chúng ta đã có “quân-nhân”, “chinh-nhân”, “chủ-nhân”, “công-nhân”, “chính-nhân”, “pháp-nhân”, “quan-nhân”, “thương-nhân”, “doanh-nhân”, “nam-nhân”, “nữ-nhân”, v.v...; vậy thì, đã gọi được người của quân-lực là “quân-nhân”, người của giới làm công là “công-nhân”, tại sao lại không gọi được người của cảnh-lực là “cảnh-nhân”? Còn việc “tự-động sáng-chế” thì chính ở phần mở đầu của mục “Văn Học Nghệ-Thuật” trong đó có đăng đoạn điểm sách trên, “Người Việt” cũng đã đề-cao sự “cởi mở”, “không có gánh nặng quá-khứ chồng chất trên lưng”. Cứ “bổn cũ soạn lại”, không chịu “sáng chế”, tôi cho như thế mới là cam chịu “gánh nặng quá-khứ” trên lưng.
b/ Trong lúc tạp-chí “Thế-Giới Mới” ở Texas đã giới-thiệu “Về Vùng Chiến-Tuyến” của tôi là “tài-liệu quý giá”, “khá đầy đủ cho độc-giả thích nghiên-cứu tổng-quát về cuộc chiến Việt-Nam”, thì tạp-chí “Văn Học” ở Nam California, sau khi cũng xác-định là sách ấy “cung-cấp thêm tài-liệu để bạn đọc hiểu nội-tình chính-trị Miền Nam thời bấy giờ, đặc-biệt là những gì liên-quan tới các nhân-vật cao-cấp của chính-quyền Miền Nam”, đã lưu ý về “cách dùng chữ khác thường của tác-giả” qua việc thay thế “cảnh-sát” bằng “cảnh-lực”. Người viết bài ấy không biết là cảnh-sát Việt-Nam Cộng-Hòa hồi ấy đã được tổ-chức thành Lực-Lượng Cảnh-Sát Quốc-Gia. Lực-Lượng Quân-Ðội là “Quân-Lực”, và Lực-Lượng Cảnh-Sát là “Cảnh-Lực”; đó không phải là do tôi dùng chữ “khác thường” mà là dựa vào thực-tế: từ trung-ương xuống đến các địa-phương đã có mỗi nơi ít nhất là hai bộ-phận mang tên “cảnh-lực”: đó là “Trung-Tâm Hành-Quân Cảnh-Lực”, mà ở cấp trung-ương thì Tư-Lệnh và các phụ-tá thường ra thuyết-trình trước Tổng-Thống, Thủ-Tướng, Quốc-Hội, và cả Bộ Tổng Tham-Mưu nữa; và Nha “An-Ninh Cảnh-Lực” cấp quốc-gia, Sở ANCL cấp Vùng, Phòng ANCL cấp Tỉnh/Thị, v.v... Không lẽ chúng ta “noi gương” Việt-Cộng: gọi là Cộng-Sản Việt-Nam thì được, mà gọi là Việt-Cộng thì không? (Gọi là Lực-Lượng Cảnh-Sát thì được mà gọi là Cảnh-Lực thì không?)...”
*
* *
Chúng tôi chưa đúc kết hết được ý-kiến chung về các ước muốn và thể-hiện canh-tân chữ Việt kể trên, nhưng trên bình-diện tổng-quát thì cũng tán-đồng quan-điểm của nhà văn Nguyễn Sĩ Tế: “Người viết truyện mới không nên quá e-dè với hai cuốn tự-điển và ngữ-pháp...”, và “... xin nhớ rằng, tới một chừng mực nào đó, người viết truyện có quyền rời bỏ những cú-pháp cũ mèm mà đưa ra một lối hành-văn phá cách, độc-đáo của riêng mình. Bởi lẽ ngôn-ngữ là cái quyền và cái dụng của mỗi người...”.
Vâng, ngôn-ngữ là một ước-lệ; chữ viết ban đầu chỉ là một ước-hiệu, nhưng phải chờ đợi sau khi đã được số đông thử-nghiệm, sàng lọc và chấp-nhận, nó mới trở thành quy-ước theo lệ thường.
Tất-nhiên không phải đề-nghị nào rồi cũng đều sẽ được thông-qua; nhưng trong tinh-thần cầu-tiến, nếu chỉ vì lòng câu-chấp mà muốn dìm đạp ngăn trở những sáng-kiến này, phát-minh kia, thì quả là quá hẹp-hòi; vì, ai biết đâu, trái đất quay quanh, cuộc sống đổi dời, “tonight” trở thành “tonite”, “plough” trở thành “plow”, “for you” trở thành “4U”, ngay đến chữ “Trời” ngày nay thì cũng chỉ là một dạng chữ mới của chữ “Blời” ngày xưa mà thôi...
NGƯỜI THƠ
Lui Cửa Trước
0
-
NguoiTho 4 years ago
TIẾNG SÉT ÁI TÌNH
Anh yêu ơi! em gom hết mây trời
In vào đấy một tình yêu bất diệt!
Có những buổi nhìn mây trời xanh biếc
Tự hỏi mình có đúng hay đang mơ
Một tình yêu chợt đến không đợi chờ
Biết có phải thoáng qua hay chắc chắn?
Kẻ sa mạc gặp cơn mưa may mắn
Biến khô cằn thành ruộng đất phì nhiêu
Có nên nghe theo sôi nổi thật nhiều?
Hay đó chỉ là điện trời chớp nhoáng
Chợt bừng lên, lẫy lừng trong một thoáng
Để tắt liền, rơi vào mãi âm u
Cho con tim quằn quại trong ngục tù
Những song cửa vô hình nhưng khó thoát!
Anh yêu ơi!
Mở cho em cả khung trời bát ngát
Để em thờ một lý tưởng tình yêu...
HOA ĐỘ
LOVE AT FIRST SIGHT
I want to amass, darling, all clouds in the sky
To imprint in it a First Love forever to reify!
Many a time I contemplate the horizon blue
And ask myself if it is truth or dreamy dew?
This love has happened without expectation;
Is it a dead certainty or a quick evaporation?
I feel like a dry desert luckily receiving rain
To turn a torrid terrain into a fertile domain.
Should I respond in full swing to my heart
Or consider it a lightning flashing like a dart
That bursts out, glorious but brief as a spark,
Then dies out and sink into the infinite dark
For my heart to writhe, in its prison to lout
To invisible railings impossible to get out.
Oh my lover!
Open up the whole immense heavens real
So that I can worship my love, the ideal!...
Translation by THANH-THANH
Thanh-Thanh.com
0
-
NguoiTho 4 years ago
MẮT ANH
Em xem giùm mắt anh
Có cái gì là lạ
Vừa xanh như trăng thanh
Vừa hồng như lửa hạ
Vừa vàng như nắng hanh
Em xem giùm mắt anh
Có cái gì lấp lóa
Nhưng không là vảy cá
Cũng không là thong-manh.
Em xem giùm mắt anh
Có cái gì kỳ dị
Không phải là cận thị
Không phải là viễn thị
Không phải là loạn thị
Giác-mạc vẫn trong lành
Mắt vẫn sáng long lanh…
Thật ra, anh biết rành
Không cần tìm loanh quanh
Vì nó là tâm bệnh:
Hình em trong mắt anh!
Thật ra, anh không đau
Không cần tìm bệnh lý
Anh cần em chú ý
Cốt để được gần nhau
Em là một nụ cười
Em là đóa hồng tươi
Cho lòng anh thắm mãi
Cho anh tin yêu đời
THANH-THANH
MY VISION
Would you examine my eyes?
There is something strange to arise:
Partly cerulean in the bright moon,
Partly rosy with the summer sun to tune,
Partly yellow like a dry afternoon.
Examine my eyes, would you?
There is some scintillating hue,
But not leucoma at all
Nor cataract as you call.
Examine my eyes, please.
There is something not at ease:
Neither myopia
Nor presbyopia
Nor even astigmatism, so-and-so.
The corneas are still clear, I know;
My eyes are still pure…
Oh, in fact, about it I am quite sure.
No need to look for (there is no border!)
Because it is my mental disorder:
Your image in my eyes!
Truly, to any diseases I have no ties.
It does not involve pathology;
I need your attention (it is psychology!),
In order to be beside you, my dear.
You are a smile, cheer;
You are a fresh rose
To make my heart for ever warm, close,
For me to trust and love life.
English version by THANH-THANH
Thanh-Thanh.com
0
-
NguoiTho 4 years ago
HẠNH-PHÚC
Em thấy đấy: vì sao anh đã quyết
Chọn đưa em về giới-thiệu gia-đình?
Dẵm sau gót những tình yêu tha-thiết
Của bao cô hy-vọng chiếm tim mình!
Từ dạo ấy lòng anh mang mối hận
Bởi không làm thỏa-mãn mọi tình yêu,
Với ý nghĩ: biết bao người oán giận
Mình đong-đưa như gió sớm, mây chiều!
Ðời thắm đẹp nhờ muôn hương vạn sắc;
Một cánh hoa khôn dệt nổi xuân vàng!
Anh biết thế nên lòng anh thắc-mắc
Thương bao cô mắt lệ ướt hai hàng.
Nhưng nghĩ lại: lòng tham vô-giới-hạn,
Túi hẹp nông khôn nhốt hết kho trời!
Anh đã chọn một riêng em làm bạn,
Các cô kia đành lỗi mộng chung đời!
Như thế đó, tình anh như thế đó,
Em biết không? em có hiểu cho không?
Chọn một đóa để buông lìa cả bó
Vì anh tin em sắc thắm, hương nồng.
Em đã thấy vai trò em hệ-trọng:
Một bông hoa đại diện cả mùa hoa ?
Anh sung-sướng, anh tràn-trề hy-vọng;
Em, em ơi, đừng để mộng phai nhòa!
Em hãy quyết cùng anh xây tổ ấm,
Dù chông-gai, dù bão-tố ngang trời;
Xây cho trọn một túp lều hoa gấm
Từ hôm nay cho đến lúc xa đời .
Vì đất nước chỉ thanh-bình thịnh-vượng
Khi dân-nhân xã-hội được vui hòa,
Mà họ-mạc xóm-giềng là viễn-tượng
Của gia đình xây dựng giữa hai ta!
17-01-1955
THANH-THANH
0
-
NguoiTho 5 years ago
LỄ TẠ ƠN
Tạ ơn trời Phật đoái thương con
Dâu bể bao phen vẫn sống còn
Ngước mặt nhìn đời không hổ thẹn
Hiếu trung giữ vẹn tấm lòng son
Tạ ơn Tổ Quốc Việt Nam yêu
Ân huệ cho con đã quá nhiều
Hơn bốn ngàn năm trang sử Việt
Hào hùng bất khuất biết bao nhiêu
Tạ ơn Cha Mẹ hạ sinh con
Nuôi dưỡng dạy răn được vẹn tròn
Điều phải biết theo, sai biết tránh
Công ơn Cha Mẹ lớn tày non
Tạ ơn tất cả khắp xa gần
Dòng họ, gia đình, bạn hữu thân
Đã mến thương tôi trong cuộc sống
Cho đời đẹp mãi tựa mùa Xuân
Tạ ơn nước Mỹ, nhân dân Mỹ
Mở rộng vòng tay đón thế nhân
Cứu giúp bao người trên Thế giới
Mầu da chủng tộc chẳng hề phân
Tạ ơn Sư Trưởng, quý Cô, Thầy
Trí tuệ cho con tự bấy nay
Ân đức khai tâm trân quý ấy
Đã đủ hành trang cuộc sống này.
TỪ PHONG
THANKSGIVING
Thank you,Nature,the Buddha who have pity on me
So that from so many vicissitudes of life I am free;
Raising my eyes to look at anyone without shame,
Filial piety and loyalty kept, I've attained my aim.
Thank you, my beloved Vietnam fatherland
For lavishing your favor on me, I understand,
Over four thousand years our history inheritable
How many examples magnanimous, indomitable!
Thank you, my kind parents who gave me birth
Brought me up, educated; proud to be on earth,
I know the evil to avoid, with the good to comply:
The credit is due to them, the merit mountain-high.
Thank you, everybody everywhere far and near,
My lineage, my family precious, my friends dear
Who have been fond of me in this life in chime,
Our existence is always beautiful like springtime.
Thank you, America, the Americans humane
For receiving with wide arms people mundane
Rescuing, relieving on the globe so many a soul
Not distinguishing race, color, just those in dole.
Thank you, Abbot, my Master, each bonze, nun
For giving me Wisdom long since well done.
Your rich graces to develop my mind wakerife
Have provided me with enough luggage in life.
Translation by THANH-THANH
0
-
thieuky 5 years ago
Admin cho em hỏi khi em bấm vào tìm truyện hay bấm vào bất cứ truyện nào nó cũng
chuyển đến trang chủ chứ không mở truyện được a, cho em hỏi làm sao để khắc
phuc. Em cám ơn ạ0 -
Ω 5 years ago
Internet của thieuky bị chặn rồi. Nên dùng dịch vụ internet khác.
0 -
thieuky 5 years ago
Dạ vâng em cám ơn ạ
0
-
Bbùixuânkahn 5 years ago
Tôi muốn đọc cuốn sách "Quán Trọ Trước Cổng Thiên Đường" của Duyên Ạnh
Nhưng không thể đọc được !
Phải làm cách nào để đỏc0 -
Ω 5 years ago
Xin vào đây đọc hướng dẫn :
https://vietmessenger.com/vmboards/?action=view&catnum=9&topnum=106
https://vietmessenger.com/vmboards/?action=view&catnum=9&topnum=1080
-
meomieu 5 years ago
Tất cả sách chỉ xem được bìa chứ không đọc được trang nào hết, trên desktop lẫn ipad. Xin chỉ dẫn giúp! Tôi có cần phải install app hay software nào không? Xin cám ơn nhiều.
0 -
Ω 5 years ago
Xin vào đây đọc hướng dẫn :
https://vietmessenger.com/vmboards/?action=view&catnum=9&topnum=106
https://vietmessenger.com/vmboards/?action=view&catnum=9&topnum=1080
-
HHoaitunhan 5 years ago
Anh về
với lại Chơi vơi
Để em tìm lại cuộc đời
ước mơ
Gặp nhau
trong đoãn đường hờ
Để cho anh lạc vườn thơ
quên về
HTN0
-
Nnguy^nan 5 years ago
Ad ơi, sao mình không xem được cuốn Song quang bửu kiếm vậy ạ, chỉ xem được có
2 trang đầu thôi, cuốn Anh hùng náo tam môn giai cũng y hệt vậy luôn. Sẵn tiện cho
mình hỏi có cuốn Tục tiểu ngũ nghĩa không ạ?0 -
Ω 5 years ago
- Hiện giờ ebook định dạng scan chỉ đọc được trên computer
- Vietmessenger có 2 bộ Tiểu ngũ nghĩa và Tục tiểu ngũ nghĩa. Sẽ đăng trong tương lai
0
-
JDLorenzo 5 years ago
Đây là một truyện ngắn rất cảm động của nhà văn Võ Hồng, mình thấy chưa có
trong kho tàng của vietmessenger. Hy vọng sẽ được Admin bỏ vào kho.
Cám ơn.
~*~
Áo Em Cài Hoa Trắng
Tác Giả: Võ Hồng
Tôi được đi học chậm hơn mọi đứa trẻ khác . Sáu tuổi mà vẫn chưa ôm sách tới
trường . Nguyên do vì má tôi đau bệnh dai dẳng, má không muốn tôi sống xa cách,
dù mỗi ngày chỉ bốn năm giờ đồng hồ . Khi má tôi phát bệnh thì bác sĩ đã cho ba
tôi biết là má tôi sẽ không sống lâu thêm được quá hai năm . Má không được nghe
điều đó nhưng tự xét sức khoẻ của mình, má biết là con đường đi của má không
còn dài lắm . Mặc kệ những lời trấn an liên tiếp của ba tôi, má giữ một thái độ cam
chịu và chờ đợi .
Thấy tôi cứ lêu bêu quấn quít cạnh mẹ, ba tôi có lần gắt:
-- Em phải để cho con nó học chớ . Bằng tuổi nó người ta đã vào lớp tư rồi . Trẻ
con lên bốn tuổi, người ta đã cho vào ấu trĩ viên để chúng vừa chơi vừa học .
--Học sớm hay muộn gì rồi cũng sẽ đến đích một lượt . Đứa bốn tuổi học một năm
bằng đứa năm tuổi học sáu tháng . Đứa năm tuổi học sáu tháng bằng đứa sáu tuổi
học ba tháng.
--Anh biết rõ điều đó . Nhưng nó đã sáu tuổi rồi mà chưa đi học được tháng nào .
--Thôi, để em dạy con .
Má tôi gom những miếng bìa cứng, cắt thành từng mảnh vuông to bằng bàn tay .
Má vẽ lên đó những cái vòng tròn, những cái hình mà má gọi là lưỡi câu , cái gáo,
con cá . Má chỉ cái vòng tròn và bắt tôi gọi bằng O, cái lưỡi câu bằng i, cái gáo
bằng q, con cá bằng e . Lưỡi câu là cái tôi không hề biết nên tôi hỏi lại :
--Lưỡi câu là cái gì vậy má ?
Má tôi ngạc nhiên bởi câu hỏi . Má nhìn tôi giây lâu rồi đưa bàn tay mềm mại vỗ lên
đầu tôi . Má nói :
--Ờ ! Con chưa biết cái lưỡi câu . Đó là mô.t cái kim nhọn bẻ cong lại, nơi đầu
người ta móc một con mồi vào .
--Con mồi là con gì, má ?
--Là con trùn, con dế hoặc nhiều khi là miếng bánh, miếng cơm, những món mà
con cá nó thích ăn .
--Móc con mồi vô cái kim chi vậy ?
--Để đem thả xuống nước . Con cá thấy mồi, mừng quá, lật đật bơi lại táp . Miệng
cá dính vào cái kim, người ta giật lên, cá không chạy trốn được, người ta bắt nó .
Tôi chỉ nhìn xuống hình vẽ con cá trên một mảnh bìa cứng (chữ e của má tôi đó)
hỏi lại má tôi :
--Người ta bắt con cá này phải không má ?
Má tôi mỉm cười, gật đầu . Tôi lại hỏi:
--Má có đi bắt những con cá bằng cái kim uốn cong như vậy không ?
--Có . Hồi nhỏ má có đi bắt như vậy . Người ta gọi là đi câu .
--Sao má không cho con đi bắt ?
--Khi nào rảnh, vào ngày chủ nhật hay ngày lễ, ba con sẽ dẫn con đi câu một lần .
Tôi lắc đầu:
--Không, con muốn má dẫn con đi . Con không muốn ba dẫn .
--Má bệnh, má đâu có đi được ?
--Thì hôm nào má mạnh má dẫn con đi .
Má tôi "ừ" và lặng lẽ nhìn tôi . Một lát, thấy từ nơi khoé mắt của má có hai giọt
nước mắt chầm chậm ứa ra, lăn dài chạy xuống cằm . Tôi không hiểu tại sao điều
tôi yêu cầu có thể làm má tôi buồn như vậy . Sau này lớn lên, ngồi nhớ lại tôi mới
hiểu . Một người đã đoán biết được ngày chết gần kề của mình mà phải hứa với
con một điều mình biết chắc không thể nào thực hiện được ! Không những không
thực hiện được việc dẫn con đi câu cá, cả đến việc được ngồi cạnh con trước
những tấm bìa cứng này cũng không còn kéo dài được bao lâu nữa .
Tôi học không được bao nhiêu chữ . Bởi ngồi với tôi chừng một lát thì má phải
nằm nghỉ . Tôi sung sướng nằm theo, cạnh má, tay cầm xấp "bài học" xếp xếp như
người ta đánh bài . Tôi nói với má:
--Nằm học khoẻ hơn, má há ?
--Ừ .
--Sao ở trường học họ không cho học trò nằm ngửa mà học ?
--Nằm ngửa ra, tụi nó ngủ quên hết .
Tôi gật đầu, ờ ờ .
Dù khi tôi ngồi cạnh hay nằm cạnh, má cũng hay lấy bàn tay rờ đầu tôi, vuốt ve lên
má, lên cằm, lên tai tôi . Dường như để xác định rằng tôi có hiện diện đó thực, tôi,
vật quí báu nhất do má tạo ra và má sắp bỏ lại trên cõi trần này .
Ba tôi bắt gặp mấy lần lối học "nằm ngửa" này của tôi . Ông kiểm soát lại xem có
chữ nào còn sót lại trong khối óc ưa nằm ngửa đó không và rõ ràng là một tư thế
như vậy làm cho mọi chữ nghĩa đều trôi tuột đâu hết . Ông nghiêm sắc mặt bảo tôi:
--Ngồi dậy mà học .
Tôi líu ríu ngồi dậy .
--Lại nơi bàn mà học .
Tôi líu ríu đi lại bàn .
--Sắp lên bảy tuổi rồi mà học chưa hết hăm bốn chữ cái . Bằng tuổi mày, người ta
đều học lớp tư .
Má không phân biệt cho tôi chữ nào đực, chữ nào cái .
Tôi đoán chữ i, chữ t gầy gò là đực , chữ o, chữ a mập mạp là chữ cái .
Thường thì tôi nghe lời ba tôi lại bàn ngồi ngay ngắn, nhìn xuống mặt chữ và lẩm
nhẩm gọi tên nó . Má tôi im lặng để nhường tiếng nói cho ba tôi .
Một hôm tôi ngoan ngoãn nghe lời ba líu ríu lại bàn thì má tôi cất tiếng :
--Thôi, cho con đi chơi .
Tôi không biết nên nghe lời ai . Nghe lời má thì tôi sướng quá rồi, nhưng ba tôi còn
đứng đó . Mà ba tôi thì không nghiêm khắc nhưng ông biết bắt người ta vâng lời .
Tôi biểu lộ sự lưỡng lự bằng cách vẫn đi bước tới nhưng bước chậm lại .
Má tôi giục :
--Con chạy ra ngoài chơi đi con .
Tiếng ba tôi:
--Thôi, cho con đi chơi .
Tôi nghe lời ba, đi rẽ ra phía hành lang . Vừa bước ra khỏi phòng thì nghe tiếng nói
của má tôi:
--Anh đừng làm cho con sợ .
--Anh không muốn vậy, nhưng phàm uốn tre thì phải uốn khi nó còn là măng . Anh
tập cho con biết nghe lời phải .
--Phải uốn dịu dàng!... Em biết là em quấy khi giam giữ con ở cạnh mình mà không
chịu rời nó ra cho nó đi học . Nhưng anh ơi, em đâu có còn sống được nhiều ngày
tháng ? Bác sĩ nói với anh là bệnh em sẽ chữa khỏi . Anh đừng tin . Em biết sức
khoẻ của em mà . Vì vậy mà em muốn sống quây quần bên cạnh con những ngày
chót của đời em .
Tiếng má tôi khóc nấc lên làm tôi bàng hoàng . Tôi đi trở ngược lại và qua khung
cửa mở, tôi thấy ba tôi cầm tay má tôi . Má tôi lấy khăn lau nước mắt:
--Con nó nhút nhát vì từ nhỏ đến giờ nó chỉ sống cạnh em . Gần như không tiếp
xúc với những trẻ con khác . Vậy anh đừng làm cho con sợ . Anh phải thương con
bằng tình thương của anh và thay em mà thương con bằng tình thương của người
mẹ . Bổn phận thứ hai nặng hơn bổn phận thứ nhất .
Má tôi ngậm một chéo khăn mù-soa như để ngăn chận tiếng nấc .
Những tấm bìa cứng tỏ ra bất tiện mỗi khi tôi muốn nhìn lại gương mặt của một
chữ . Cứ lật lên, bỏ xuống, loay hoay kiếm hoài . Đôi khi miếng bìa mang chữ cái
tôi muốn kiếm lại không nằm trong "bộ bài" đó mà nằm lạc ở một nơi nào khác .
Ngày nào cũng có dịp để lục tứ tung mền gối với mục đích tìm chữ . Rất tốn thì giờ
. Bởi vì kiếm chữ thì không ra mà lại gặp toàn những thứ mình không định kiếm .
Chẳng hạn hòn bi . Rõ ràng là hôm kia tôi ngồi bắn bi một mình ở ngoài mái hiên,
thế mà buổi chiều ra mái hiên để tìm bắn tiếp thì một hòn biến đâu mất . Chạy kiếm
sáng con mắt, chẳng chỗ nào có . Má tôi đưa hai đồng sai chị bếp ra hiệu sách
mua cho tôi hòn bi khác . Bây giờ khi tìm chữ mà học thì lại thấy hòn bi đó nằm
dưới tấm "ra" . Chẳng hạn tìm thấy cái móc tai . Hôm qua ba tôi ngứa tai, tìm cái
móc tai nhưng không thấy, ông la vang cả nhà . Bây giờ không tìm thì nó lại nằm tô
hô ra đó . Nhưng tôi không chịu nhặt đem đi cất ngay để trưa về đưa cho ba đâu .
Tôi phải dùng nó để móc tai tôi cái đã . Công việc đó làm tôi say mê và khi tôi chịu
rời nó ra thì bên phòng ăn đã nghe tiếng muổng nĩa rổn rảng .
Má tôi nhận thấy sự bất tiện của phương pháp học bài trên bìa cứng nên một hôm
đưa tiền cho chị bếp sai ra hiệu sách mua cho tôi một cuốn vần .
A! Có cuốn sách mới chính hiệu là học trò đây! Tôi giành lấy quyển sách . Nhìn
xem cái bìa thấy có vẽ hình hai đứa con nít đang lật mở cuốn sách . Tôi nói:
--Học cuốn sách phải cần có hai đứa không má ? Con học có một mình thì học sao
được ?
--Má sẽ cùng học với con .
--Nhưng má đâu phải là con nít ? Đứa con gái này lớn hơn thằng kia một chút .
Chắc là chị của thằng kia . Đáng lẽ má đẻ cho con một đứa chị gái như vậy .
Má gật gật đầu:
--Ừ . Đáng lẽ má đẻ cho con một đứa chị như vậy . Nhưng mà thôi, đưa sách đây
má lật dạy cho con . Đây, cái lưỡi câu đây . Lưỡi câu là chữ gì ?
Tôi lật đật nói liền như sợ có ai tranh nói trước :
--Chữ i .
--Giỏi lắm . Chữ i dùng để viết đi học, đánh bi . Con coi hình vẽ thằng nhỏ đi học .
Vài hôm nữa con cũng ôm cặp và xách ve mực đi học như nó vậy . Còn thằng này
thì ngồi đánh bi . Hai đứa nhỏ này đang chạy thi .
Tôi vội lật qua trang sau để xem có món gì lạ trong đó . Tôi la to lên:
--A! Con cá! Con cá đang bơi .
--Tên con cá là gì con biết không ?
Tôi lắc đầu:
--Không .
--Cá thu . Con cá thu có chữ u .
Chữ o thì thật dễ nhận ra . Má tôi chỉ hình vẽ một chùm trái cây rồi hỏi:
--O chùm ... chùm gì ?
Tôi nói liền:
--Chùm ruột .
Má bật cười:
--Chùm nho chớ sao lại chùm ruột ?
Tôi cười ồ theo . Tôi quen kêu chùm ruột chớ ít nói chùm nho . Trên lối đi ngoài
vườn có đến ba, bốn cây chùm ruột . Mùa hè, trái lòng thòng từng chùm .
Má chỉ hình con ve sầu (dạy chữ e) rồi hỏi tôi con gì .
Tôi nhìn xuống hình, nhíu mày suy nghĩ một lát rồi nói :
--Con dán .
Má lại cười . Rõ ràng là sự học vẫn làm cho mẹ con tôi vui vẻ .
Có một trang vẽ làm cho má ủ dột nét mặt . Đó là trang dạy chữ ê vẽ hình một con
dê mẹ cho dê con bú và con bò mẹ cho bò con bú . Con dê mẹ có bầu sữa thật lớn
và đứng lom khom . Nó có một chùm râu nơi cằm nên không ra dáng một bà mẹ .
Con bò cái trông dễ thương hơn . Nó quay lại nhìn con bú . Đôi con mắt trìu mến
hiền từ, như mắt má tôi vẫn nhìn tôi khi tôi ngồi trong lòng má .
Học đến chữ q "con nhỏ quét nhà " thì bịnh của má tôi phát nặng trở lại . Bác sĩ
cấm không cho tôi được vào phòng má . Ba tôi âu lo, mỗi ngày gương mặt mỗi héo
dần đi . Trong phòng má bước ra, ba đi thẫn thờ hoặc bước vội vã, và dường như
ba không còn thấy sự hiện diện của tôi nữa, của chị bếp, của chị Năm giúp việc,
của căn nhà, của mọi vật xung quanh . Có lẽ chỉ còn thấy sự hiện diện của cái cửa
để bước ra, của cái bàn để đi tránh . Tôi buồn bã cô đơn, đem cuốn sách vần ra
nhìn mặt chữ, nhìn hình vẽ . Lật xuôi lật ngược, đọc ngược đọc xuôi, nhưng cứ
đến trang "con bé quét nhà" là dừng lại . Trang bên cạnh có vẽ con khỉ trèo cây .
Chẳng biết chữ gì đó, đọc như thế nào và sự tích làm sao . Chắc phải hay lắm, thú
vị lắm bởi một con khỉ thì không thể chán như hai trái đu đủ hay như cái lư đồng .
Nhưng ai đọc cho tôi ? Ai giải thích cho tôi ? Thật ra thì ba tôi có thể chỉ cách đọc,
chị bếp có thể chỉ cách đọc, nhưng tôi không muốn ai chen vào sự học của tôi để
thay thế má tôi hết . Tôi chỉ tin ở má tôi thôi . Tôi chỉ an tâm thoải mái bên cạnh má
tôi thôi . Đôi lúc ba tôi đi ngang cạnh tôi, đứng dừng lại, nhìn tôi ngồi trước trang
sách . Tôi phải đọc vội những chữ u chữ e và đưa tay lật liền về những trang đầu
sách . Khi vội quá không kịp lật ra trang trước thì tôi đưa bàn tay lại che cái hình
con khỉ . Đáng lẽ ba tôi để ý tìm hiểu vì sao nhưng dáng ba mệt nhọc bơ phờ nên
ba đứng dừng lại một chút rồi bỏ đi luôn . Tôi không muốn ba tôi nhìn đúng vào
trang con khỉ trèo cây . Tôi sợ ba hỏi chữ gì rồi bày cho đọc luôn . Không! Tôi Để
dành chữ đó cho má tôi . Tôi muốn nhìn đôi môi xinh xắn của má tôi đọc, ngón tay
trắng thon của má tôi chỉ và tai tôi nghe giọng nói dịu dàng của má tôi phát âm
tiếng đó . Tôi muốn má tôi kể cho tôi nghe về chuyện con khỉ đó như má kể chuyện
con ve đi vay gạo của con kiến trong bài học chữ e, con tò vò nuôi con nhện trong
bài học chữ t, đời sống của chúa sơn lâm, con sư tử giữa rừng Châu Phi trong bài
học chữ s . Nhưng than ôi! Điều ao ước đòi hỏi của tôi không thể thực hiện đươc.
Má tôi từ trần trong kỳ bệnh tái phát đó, má vĩnh viễn lìa bỏ tôi . Cuốn vần quốc
ngữ chứng kiến sự ra đi đành đoạn của má . Nhìn trang bên này thì má tôi còn,
nhìn trang bên kia thì má tôi mất . Con đường chỉ đóng ngăn cách hai trang như là
con đường phân ranh giữa sự còn và sự mất, sự Sống và sự Chết của má tôi .
Má mất được hai tháng thì ba tôi dẫn tôi xuống trường Tiểu học Lai Đức xin cho tôi
học lớp Năm . Cô giáo bắt dùng một cuốn sách vần khác không có vẽ hình con khỉ
. Càng hay . Hình con khỉ nên chỉ để dành riêng cho má tôi và tôi thôi . Tôi không
muốn ai dính dự vào đó hết . Hãy để cho nó giữ vẹn sự bí mật đối với tôi cũng như
sự bí mật bao quanh má tôi từ khi má mất . Tôi không biết bây giờ má tôi ở đâu .
Hài cốt thì chắc chắn là nằm ở nghĩa trang thành phố, dưới ngôi mộ đắp vun lên,
xây đá, quét vôi trắng và phía trước có tấm bia ghi rõ tên má . Hàng chót của tấm
bia ghi tên tôi, đứa con trai độc nhất của má mà người khắc bia ghi là: Trưởng nam
phụng tự . Cái thân xác của má còn đó nhưng linh hồn thì phiêu lãng ở cõi nào ?
Tôi không tin là cái linh hồn đó bị tiêu diệt đi được .
Từ ngày má mất, ba tôi dịu dàng với tôi nhiều hơn trước, mặc dù sự học của tôi
không theo kịp nổi những đứa cùng tuổi . Ba tháng học của một thằng sáu tuổi kết
quả bằng một năm học của một đứa lên bốn tuổi, điều má tôi nói có thể đúng,
nhưng những đứa sáu tuổi lại không chịu ngừng học để đợi tôi, để cho tôi theo kịp
. Chúng nó cứ học như điên và tôi phải vừa học theo vừa trả nợ liên miên . Trả nợ
hồi lên bốn, trả nợ hồi lên năm, trả nợ hơn nửa năm lên sáu . Ba tôi khuyên:
--Con cứ yên tâm mà học . Chẳng cần phải vội chi . Lớp Năm, lớp Tư con thua
chúng bạn nhưng lên lớp Ba, lớp Nhì con sẽ bằng, lên lớp Nhất con sẽ hơn . Con
đường học vấn còn dài lắm .
Tôi nói thầm:
--Con cám ơn Ba, nhưng con sẽ cố gắng học để mau cho bằng chúng bạn . Con
chỉ thua chúng bạn ở lớp Năm, bằng chúng bạn ở lớp Tư và lên lớp Ba con sẽ hơn
. Con phải làm vui lòng má con, làm sao cho má khỏi phải hối hận là bởi má mà
con đi học chậm trễ thua sút con người ta .
Tôi đã giữ lời hứa, dù đó là lời hứa âm thầm . Tôi đã can đảm ngồi lại bàn học lâu
hơn những đứa bạn tôi, bị thúc đẩy bởi lòng yêu thương má tôi tha thiết không
nguôi . Lâu lâu, tôi lén mở cuốn sách vần cũ, cuốn vần đầu tiên của chúng tôi . Hai
đứa nhỏ vẫn cứ chạy thi hoài, chạy suốt đêm suốt ngày không biết mệt . Thằng
nhỏ vẫn ngồi bắn bi, bắn bi mà y như cầm hòn bi dứ vào miệng con cá phi đang lừ
mắt nhìn . Trang sau có thằng nằm ngủ miệng há ra để vớt những chữ o trên tay,
và dưới tấm hình người ta biên là ngáy o o .
A! Cái chùm nho mà ngày xưa tôi kêu là chùm ruột! Từ ngày má mất, chị Năm và
chị bếp tị nạnh nhau lười biếng tưới cây . Cây chùm ruột cạnh giếng thì còn tươi
tốt trái bâu đầy cành, còn mấy cây chùm ruột đứng ở góc rào thì thiếu nước nên bị
đói trông thấy . Lá mỏng đi và hay xếp quặp lại . Rầy bám đen thân cây như có ai
rảy bột than lên đó .
Tôi lật thêm vài trang . Con dê mẹ còn đứng khom lưng, con bò mẹ vẫn quay mặt
âu yếm nhìn con dê đang say sưa bú . Tôi nhớ đến nét mặt buồn của má tôi lần
đầu tiên khi má lật trang này . Má ơi, hôm nay thì con biết tại sao má buồn như vậy
. Má muốn đem má so với con bò mẹ đó . Con bò mẹ còn nhiều ngày tháng để âu
yếm nhìn con nó, còn má thì sắp sửa phải vĩnh viễn xa con . Con nhớ buổi sáng đó
má nhìn lâu bức hình rồi má thở dài . Má quay mặt đi nơi khác . Con hỏi má:
--Con bò con nó bú hết sữa thì lấy đâu để người ta làm sữa bò, hở má ?
Con đợi lâu không thấy má trả lời . Khi má quay lại thì con thấy mắt má đỏ và ươn
ướt . Con còn dại không hiểu là má đang khóc . Con hỏi:
--Sao mắt má đỏ vậy má ?
Má nói:
--Có hột bụi nó rớt vô mắt má .
Má ơi, hôm nay coi lại hình con bò mà con nhớ má quá chừng . Con muốn được
ngồi cạnh má và được má nhìn bằng đôi mắt âu yếm như đôi mắt của con bò cái
nhìn con nó vậy .
Nghĩ tới đây, nước mắt tôi lặng lẽ trào ra . Tôi không muốn khóc mà! Tôi chỉ muốn
nhớ tới má tôi thôi, nhớ đôi môi xinh xắn, ngón tay trắng thon và giọng nói dịu dàng
. Tôi lật thêm vài trang . Đến trang con bé quét nhà và con khỉ trèo cây thì cơ hồ
mắt tôi không còn nhìn rõ hình vẽ nữa . Màng nước mắt đã dày và những hình vẽ
chập chờn rung rinh .
Mỗi lần mở cuốn vần ra coi, tôi sợ ba tôi bắt gặp . Tôi thường đợi lúc nào ba đi
vắng . Tôi không muốn bị ba phê bình là đa cảm uỷ mị . Hồi má còn và thấy tôi lớn
đầu mà còn quấn quít bên mẹ, ba tôi tỏ ý lo rằng sau này lớn lên tôi thiếu mạnh
dạn can đảm . Chính vì lẽ đó mà mặc dù rất chìu chuộng má tôi, có nhiều lần ba tôi
phải la lối gay gắt .
Quyển sách vần, tôi cất kỹ trong tủ sách của tôi . Hễ lật coi xong là len lén đem cất
dưới đáy tủ . Thế nhưng có hôm vì bạn tới chơi bất ngờ hay có việc gì đó hốt nhiên
xảy đến, tôi lật đật quên dẹp nó . Và rồi tôi cũng quên bẵng nó nữa . Tuổi nhỏ có trí
nhớ rất dai nhưng dễ lơ đễnh lộn xộn . Khi mở cặp học bài, bỗng thấy cuốn vần
nằm trong đó . Lần đầu tiên, tôi kêu chị bếp:
--Chị có bỏ quyển vần cũ trong cặp của em phải không ?
Chị lắc đầu:
--Không .
Tôi nói:
--Vậy thì chắc chị Năm .
Tôi kêu chị Năm và lặp lại câu hỏi . Chị Năm dài dòng hơn:
--Từ sáng đến giờ chị đâu có vô phòng em mà bỏ ? Ai bỏ đó chớ, chị bỏ thì chị
nhận liền .
Chắc chị Năm nghi chị bếp bỏ . Và chắc chị chưa nghe rõ câu hỏi, chưa biết bỏ cái
gì, bỏ vô đâu và bỏ như vậy thì có hại gì . Chắc chị đang nghĩ "kẻ đó" đã làm một
điều lỗi, và chị muốn đổ riệt cho chị bếp . Tôi không muốn hỏi dài dòng thêm . Một
cái chạng cây ổi nơi đó tôi ngồi núp dưới bóng lá để nghe con chim kêu chích
chích đối với tôi thích thú hơn những chuyện đôi co .
Một lần sau lại cũng bỏ quên quyển vần và cũng lại tìm thấy trong cặp . Lần này tôi
bận làm toán đố, không kịp điều tra .
Một buổi sáng nọ tôi đang mê ngủ thì chợt giật mình thức dậy . Nhìn ra cửa sổ thấy
ánh sáng ban mai còn mờ mờ . Bên phòng ba tôi có tiếng lục đục . Ba có thói quen
dậy sớm . Một lát sau có tiếng cửa mở nhẹ, rồi tiếng dép của ba đi về nhà sau .
Chợt tôi nghe tiếng ba tôi hỏi:
--Đứa nào đem bỏ quyển vần Quốc Ngữ của em vô đây ?
Tôi lo quá khi nghe ba tôi nhắc đến quyển vần Quốc Ngữ . Đúng rồi, chiều qua tôi
lật ra coi rồi bỏ quên không dẹp . Chắc chị bếp tánh hay làm ẩu, lấy đặt vào một
nơi nào mà ba tôi không bằng lòng . Đặt lên đầu tủ lạnh, trên mặt tủ búp - phê
chẳng hạn . Tính ba tôi sạch sẽ mà quyển vần thì lem luốc rách rưới .
Tiếng chị bếp:
--Dạ thưa ông, cháu đó .
--Quyển sách của em mà, sao đem quăng vô đây ?
--Dạ cháu thấy cuốn sách rách bìa, bỏ rớt dưới sàn gạch phòng ăn . Cháu tưởng
em nó bỏ . Cháu lượm quăng vô giỏ để hồi nào nhen lửa . Cuốn sách vần cũ mà,
thưa ông .
--Ừ, cuốn vần cũ chớ sao ?
--Em học lên tới lớp Nhất rồi, còn dùng cuốn vần đó chi nữa .
Một khoảng im lặng hơi dài . Tôi nghĩ rằng ba tôi bỏ đi chỗ khác không trả lời chị
bếp . Nhưng không . Vẫn nghe tiếng ông nói ở chỗ cũ:
--Em nó giữ để lâu lâu nó mở ra coi . Kỷ niệm của má nó đó mà . Lần sau hễ thấy
em nó bỏ lạc chỗ nào thì nhớ lượm lên đem bỏ vô cặp cho em .
--Dạ .
Tiếng dép ba tôi đi lên nhà trên . Tay nắm cửa phòng tôi quay nhè nhẹ và cửa
phòng mở nhè nhẹ . Tôi vội vàng nhắm mắt giả vờ ngủ . Ba tôi lại gần giường
đúng nhìn tôi giây lâu rồi nhẹ mở cái cặp của tôi đặt quyển vần vào trong . Ông
đóng cặp lại rồi rón rén bước ra khỏi phòng . Cánh cửa nhẹ nhàng đóng lại sau
lưng .
Tôi cảm động muốn kêu lên: "Má ơi! Ba không nghiêm khắc với con như má hằng
lo sợ hồi má còn sống . Ba uốn nắn con nhẹ lắm, nhẹ hơn uốn cây măng non . Ba
quý trọng những giờ phút quấn quít cạnh nhau của mẹ con ta, hồi xưa và cả bây
giờ và mãi mãi sau này nữa, má có biết không ?" Tôi rất yên tâm bởi không bị cản
trở trong việc thỉnh thoảng ngồi nhớ má tôi, nhớ những ngày cũ êm đềm cạnh má,
sự hồi tưởng bâng khuâng mà khi lớn lên tôi coi như những cuộc hành hương lặng
lẽ về Quá Khứ có má hiện diện, về Đất Thánh của tâm hồn tôi .
~ Võ Hồng
(Nhân mùa Bông Hồng Cài Áo - Vu Lan 1969)
0 -
JDLorenzo 5 years ago
Nhà văn Võ Hồng bên cạnh cây trứng cá năm 1969
Vĩnh biệt cây Trứng Cá
Tác giả: Võ Hồng
Ăn tối xong, tôi thấy ba tôi ngồi hì hục tháo những vòng dây dừa dài. Tôi hỏi:
- Ba định làm gì đó?
- Để chặt cây trứng cá.
Tôi kêu lên hớt hãi:
- Sao lại chặt nó?
- Nó héo rồi. Nó cỗi rồi. Nó sắp chết.
- Nhưng nó chưa chết.
- Nó sắp…
Ba tôi không nói hết câu. Chắc tiếng “chết” làm ông nghẹn lời.
Cây trứng cá ba tôi trồng cho chúng tôi đó. Nó đứng ở trước sân, hiện diện từ lúc
còn là một thân tơ lá to xanh mướt, gốc lớn bằng ngón chân cái. Da nó láng, có
lấm chấm từng điểm mốc. Cao độ một thước là nó đã lấm tấm nở hoa, những đóa
hoa năm cánh trắng mỏng. Khi hoa rụng, trái thành hình, trái lớn thật mau, tròn
trĩnh, màu xanh lục. Rồi đến một ngày nào màu xanh chuyển sang vàng, màu vàng
chuyển sang đỏ. Ba vin cành xuống cho đứa con út là tôi hái trái đầu tiên. Trái thứ
hai dành cho anh tôi. Trái thứ ba dành cho chị tôi. Từ trái thứ tư thì mạnh ai nấy
hái.
Trời ơi, mới đó mà đã mười lăm năm rồi. Cây trứng cá được mười lăm tuổi và hôm
nay là ngày chết của nó.
Tôi bật ngọn đèn trước sân. Ánh sáng nê-ông xanh mát soi rõ tàng cây ủ rũ.
Những lá nhỏ, héo tạo những khoảng trống thưa thớt giữa các nhánh. Khi cây
đang sung sức, lá đan dày kín trên cao, phủ bóng mát xuống sân, phủ bóng mát
xuống hiên, vừa khoe khoang vừa giấu kín những trái chín đỏ. Từng bầy dơi bay
rần rật đảo qua lượn lại vào giờ này. Chúng bay vút qua sân, bay xuyên qua tàng
lá nhanh và thẳng như những mũi tên màu đen.
Bây giờ thì tất cả đều im lặng. Cây đứng chơ vơ một mình buồn bã ốm yếu. Những
chiếc lá nhỏ lay động uể oải theo từng cơn gió nhẹ.
Tôi cố gắng thuyết phục ba tôi:
- Chúng ta thử chờ xem cây nó có hồi sinh được không?
Ba tôi lắc đầu:
- Ba đã ra công tưới nó suốt cả tuần rồi. Hôm đi Sài Gòn về, ba để ý thấy lá nó sao
chợt nhỏ lại và không còn màu xanh đậm nữa. Ba sợ nó thiếu nước nên mỗi tối ba
chăm chỉ tưới nước cho nó. Nhưng nó không khá hơn. Qua một cơn mưa giông
dồi dào, ba thấy tình thế vẫn không biến chuyển. Coi như nó đã kiệt lực rồi.
- Nhưng thà để cho nó chết hẳn đã. Chớ chặt nó khi nó còn thoi thóp thở…
- Phải đành lòng vậy. Cảnh tượng một thân cây đứng chết dần từng ngày từng giờ
trông buồn hơn.
Từ một thân cây to bằng ngón chân, cây trứng cá đã lớn lên hết mức, mọc tẻ ra hai
nhánh thẳng hình chữ V. Lúc nhỏ anh tôi và tôi hay ngồi ở chạng cây để nói
chuyện vẩn vơ, nói đủ thứ chuyện, để nhìn ra dãy xe cộ chạy ngoài đường hoặc
nhìn sang những sân nhà trước mặt. Khi ba tôi đi làm, chị tôi đi học thì ở nhà chỉ
còn có ba người là anh tôi, tôi và chị giúp việc tên Bốn. Anh tôi lúc đó lên sáu tuổi.
Đáng lẽ đã phải đi học rồi, nhưng ba sợ tôi ở nhà một mình cô đơn nên ba bắt anh
ở nhà luôn. Ba giao cho anh tập viết và tập làm những bài tính cộng trừ. Tôi lên ba,
chỉ biết chơi chớ chưa biết học. Chị Bốn cũng mới chỉ mười hai tuổi, còn ham chơi
hơn là làm việc trong bếp. Cả ba người ở nhà cộng lại vừa hơn hai mươi tuổi nên
ba tôi căn dặn hễ ba tôi và chị tôi đi khỏi là phải đóng cổng gài chốt lại cẩn thận.
Đề phòng chúng tôi chạy ra đường và đề phòng kẻ cắp vào nhà.
Anh tôi hì hục ở bàn học chừng độ mười phút là tay chân đã bắt đầu ngứa ngáy.
Anh cất tiếng gọi:
- Thủy ơi!
Tôi dạ.
- Mày ở đâu?
- Em ở sau giếng.
- Mày làm cái gì ngoài đó?
- Em coi con gà nó ấp.
Im lặng một lát. Chắc lúc đó trí óc anh xáo trộn dữ lắm. Nửa muốn ngồi tập viết,
nửa muốn chạy ra coi “con gà nó ấp”. Cuối cùng con gà thắng bài tập viết. Anh lê
dép đi ra sân sau.
Tôi nói:
- Coi chừng! Không tập viết đủ một trang, chị Bé về đánh đòn đó.
Anh ngần ngừ:
- Ừ, để tao coi một lát rồi tao lên viết.
Một lát có nghĩa là một giờ. Đôi khi hai giờ. Có bữa là luôn cả buổi. Anh bị chị Bé
đánh hoài vì tội không kiểm soát được mỗi cái “lát” của mình.
Thỉnh thoảng anh cũng có làm bổn phận một cách đầy đủ. Chẳng hạn làm xong
bốn bài tính cộng. Chẳng hạn tập viết xong một trang. Những lúc đó anh đắc thắng
bỏ mạnh cây viết xuống bàn rồi cất tiếng gọi tôi:
- Thủy ơi!
Tôi dạ.
- Mày ở đâu?
- Em ở trước sân.
- Chỗ nào?
- Ở gốc cây trứng cá.
- Làm gì ngoài đó?
- Coi hai con chim nó tha rác.
- Đợi tao ra coi với.
- Lo làm tính xong đã.
- Tao làm xong rồi.
Và anh nhảy ra ngồi ở chạng cây trứng cá với tôi. Hết coi chim tha rác, chúng tôi
lại nhìn ra dãy xe cộ nối đuôi nhau chạy ngoài đường. Chán nhìn xe cộ, chúng tôi
nhìn sang những sân nhà láng giềng. Giữa những cành lá bao vây um tùm, chúng
tôi mê mải nhìn sự sinh hoạt của các ngôi nhà trước mặt. Thật là một đài quan sát
lý tưởng. Số 48 là nhà của má chị Liên. Má chị sinh một bầy con gái và ba chị làm
an lòng bà bằng cách đặt cho các con những cái tên bắt đầu bằng chữ L: Liên,
Loan, Lệ, Luận, Lương, Lợi. Có một chút hài hước để đùa lại số mệnh hoặc một
chút an vui cam phận.
Số nhà 52 có thằng Hùng, thằng Hạ, con Nhơn. Mỗi lần mẹ chúng nó đi chợ về
vừa bước tới cổng là chúng nó chạy ùa ra lục giỏ. Rồi mỗi đứa lãnh một củ khoai
hay một trái bắp đi nghêu ngao, vừa cạp vừa múa hát. Tôi nói nhỏ với anh tôi:
- Ăn bắp mà tụi nó không gỡ mấy sợi râu ở đầu.
Anh tôi không trả lời. Tôi lén đưa mắt thì thấy nét mặt anh có vẻ thẫn thờ. Tôi hỏi:
- Anh muốn ăn bắp phải không?
Anh tôi giật mình quay lại:
- Mới ăn xôi hồi sáng còn no. Mà… bắp ở đâu mà ăn?
- Ờ… mình không có má để được ăn bắp như lũ con Nhơn.
- Ba đã dặn mình muốn ăn món chi thì nói chị Bốn mua.
- Chị Bốn chớ đâu phải là má.
Có một sự khác nhau giữa chị Bốn với một người gọi là má, tôi cảm thấy rõ ràng
mà không nói được.
Anh tôi gật đầu:
- Ừ, có má sướng hơn có chị Bốn.
Nói chuyện dông dài quên hết thời gian. Có bữa chị Bé đi học về đậu xe trước
cổng rồi mà từ cái đài quan sát chúng tôi không hề biết. Chị bấm chuông làm
chúng tôi giật mình. Anh tôi lúng túng không biết nên chạy ra mở cổng hay chạy
vônhà ngồi trước bàn học. Hoặc chạy vô nhà rồi sau đó mới chạy ra mở cổng, làm
như mình vừa chăm chỉ ngồi làm bài. Tôi thì bấn loạn không kém chỉ vì thấy dáng
điệu âu lo của anh tôi.
Những năm trôi qua. Từ cái đài quan sát chúng tôi đã chứng kiến sự ra đi của gia
đình chị Liên và thay vào bằng gia đình chị Cẩm. Chứng kiến ngôi nhà của ông
Nam An đang từ tầng trệt mà xây vượt lên ba tầng, có cửa kính kéo ri-đô đỏ.
Chứng kiến sự biến cải của ngôi trường sơ học Đại Trung thành tiệm sửa xe đạp.
Hôm nay thì sự biến đổi xảy đến cho chính cái đài quan sát. Chị tôi và anh tôi đang
ở xa, chỉ có mình tôi làm chứng nhân đau khổ.
Ba tôi đã tháo xong mấy đường dây dừa. Ông đang cẩn thận nối chúng lại với
nhau thành một đường dây thật dài và thật chắc. Sự cẩn thận tỉ mỉ làm đau xót
lòng tôi. Sợi dây này sẽ góp phần để kéo ngã cây trứng cá xuống. Nó đóng vai trò
dụng cụ giảo hình.
Hỡi cây trứng cá thân yêu ơi, cây có biết số phận nào đang chờ đợi cây không? Và
nếu đã biết rồi thì cây có buồn không? Trongmột chuyện xưa tôi nghe kể có anh
em họ Điền kia, sau khi cha mẹ chết đi, vẫn chung sống hòa thuận với nhau trong
một ngôi nhà. Nhưng khi người em út cưới vợ thì lại cưới nhằm một ả tham lam
lắm điều. Ả giục chồng đòi các anh phải chia gia tài. Người anh cả thuyết phục
không được đành phải đem của cải của cha mẹ tổ tiên để lại chia ra thành những
phần đều nhau. Chia xong ruộng nương, nhà cửa, chia hết tiền bạc, xanh, chảo,
chén bát. Đến cây hòe trước sân, người em dâu út cũng bắt buộc phải chặt ra mà
chia. Anh cả năn nỉ giữ lại, nhưng người em út nhất định không chịu. Anh đành hẹn
sáng hôm sau sẽ chặt cây mà chia.
Sáng hôm sau anh em tề tựu đông đủ, rìu búa trên tay, nhưng khi đến gốc cây nhìn
lên thì cây đã héo chết rồi. Cây không chịu đựng nổi sự chia cắt từng phần, cây thà
chịu chết trọn vẹn rồi sau đó mặc kệ cho người muốn làm gì thì làm trên thân xác
đó. Cây có linh hồn. Cây có tình có nghĩa. Cây dạy cho người bài học thương yêu.
Người anh cả trong truyện lại ngồi ôm gốc cây mà khóc.
Ba tôi leo lên thân cây và buộc một đầu dây vào cành cao nhất. Sau đó chú tôi cầm
rựa bổ vào gốc. Lưỡi rựa không được bén tạo nhiều tiếng dội. Và cành lá rung rinh
điên đảo.
…Bao nhiêu năm trước đây lá chỉ khẽ rung rinh mỗi khi có gió nhẹ. Ba tôi hay bắc
ghế ra nằm dưới bóng cây để đọc sách. Tràng hoa trắng bay rụng trên áo, trên mái
tóc, trên trang sách, rụng rải rác trên mặt đất. Ba tôi hứng những cánh hoa mỏng
bay rơi lả tả nhẹ nhàng, nâng niu trên bàn tay mà bảo tôi:
- Ở giữa phố thị, không dễ mà có được một cảnh đẹp như thế này, và nghệ thuật
sống ở đời là phải biết tận hưởng những lạc thú nhỏ mà mình có. Thường người ta
trồng cây trứng cá để tìm bóng mát vì cây mau lớn và cành đâm ngang. Trẻ con thì
thích những trái ngọt. Hầu như không ai biết tới những hoa trắng mỏng của nó,
mỏng như cánh chuồn. Và với cảnh cánh hoa rơi nhẹ từ cành cao xuống đất như
một trận mưa sương.
Những cô bạn đến thăm tôi thường cũng không chú ý đến những cánh hoa trắng
mỏng đó. Họ chỉ thấy trái chín. Họ ào ào leo lên hái, có khi năm sáu người thượng
lên cây một lượt và tôi phải trao cho mỗi người một túi ni-lông nhỏ để họ đựng trái.
Những tiếng rựa bổ chan chát vào gốc cây. Ba tôi nhắm hướng để sợi dây sẽ kéo
thân cây ngã vào giữa sân, tránh đập vào hàng rào và đập vào mái nhà. Tránh cả
những luống hoa lài, những bụi trúc, những cành hoa sứ. Khoảng sân thì hẹp mà
cây cối thì nhiều, không vì một cây này mà làm bị thương một cây khác.
Khi những nhát rựa của chú tôi bắt đầu rời rạc thì chợt nghe có tiếng răng rắc. Ba
tôi nói to:
- Đi giãn ra xa! Coi chừng!
Sợi dây căng đến tột độ. Thân cây trịnh trọng khẽ nghiêng rồi bỗng ngã đánh rầm
trong một loáng mắt, nằm sóng sượt giữa sân.
Một khoảng trời xanh chợt hiện ra trên đầu. Một khoảng trống bỡ ngỡ, xa lạ, bất
ổn. Chú tôi dùng rựa rong những cành nhỏ, chị Bốn lần lượt lôi bỏ ra vườn sau.
Chú tôi hỏi:
- Bây giờ phải chặt ngang ra làm mấy khúc?
Ba tôi đứng nhìn, im lặng suy nghĩ. Rồi ông hỏi lại:
- Để nguyên, khiêng có nổi không?
- Hơi nặng.
- Cố gắng thử coi.
Tôi lại phụ tay với ba tôi, chú tôi và chị Bốn. Sức nặng làm đỏ rần mọi khuôn mặt.
Phải nghỉ đến ba chặng mới khiêng được thân cây ra tới sân sau. Tôi đoán vì sao
Ba tôi không nỡ để cho cây bị chặt làm nhiều đoạn.
Sau khi dọn dẹp xong, ba tôi lại ngồi một mình trầm ngâm ở ghế sa-lông. Tôi biết
ba tôi đang buồn. Một cái cây hiện diện cạnh mình trong nhiều năm trời, sớm chiều
quen thuộc, thì tự nhiên mình đã coi như một người bạn trầm lặng. Ngoài ra một
cái cây muốn lớn lên phải đòi hỏi nhiều năm cần cù nhẫn nại. Phải dinh dưỡng
thường xuyên, cành cây muốn dài thêm một phân phải cần tháng này sang tháng
khác. Những công trình nhân tạo như tòa lâu đài đồ sộ, nhà cao ốc chất ngất, như
đập nước vĩ đại, con người có thể huy động sức người ra làm mau theo ý muốn,
phá vỡ rồi làm lại theo ý muốn. Chớ một cái cây có đời sống độc lập của nó, loài
người có thể hạ sát nó mà không thể ép buộc nó phải lớn mau theo ý muốn của
loài người. Ba tôi quí trọng cuộc đời của những cây cối một phần chắc là bởi lẽ đó.
Trước đây bảy tám năm, một cây chùm ruột ở vại nước nhà tôi bị héo lá rồi chết
khô. Ba tôi buồn nói:
- Cây chùm ruột này, ba lên tận Xuân Lạc xin cây con đem về trồng khi mới làm
nhà. Hồi đó má các con còn mạnh. Từ khi má các con mất, đây là lần đầu tiên một
cái cây chết ở vườn nhà chúng ta.
Sau cây chùm ruột đến cây ổi xá lị, vì bị hơi nóng đốt rác mà lá rụng dần rồi chết.
Sau cây ổi đến một vườn mãng cầu, sa-pô-chê phải chặt đi để làm căn nhà mới.
Chắc chắn là tâm hồn của ba tôi không còn bị xúc động nặng như lần đầu tiên nhìn
cây chùm ruột chết khô. Khi một tâm hồn đã chằng chịt vết thương thì một vài vết
cắt đến sau tự nhiên bớt đi phần cay xót.
Cây trứng cá giữ nhiều kỷ niệm với chúng tôi biết bao! Tôi nhớ những năm chúng
tôi còn nhỏ, đến rằm Trung thu ba tôi mua đèn lồng treo trên những cành trứng cá
thấp để chúng tôi chơi. Ba tôi lại tự tay ngồi phất những cái lồng đèn thật lớn, hình
tròn, đem treo mãi trên đọt cây trứng cá cao, treo rải rác xuống từng cành, biến cây
trứng cá thành một cây Nô-en vĩ đại và chúng tôi ngồi dưới gốc cây chong mắt
nhìn lên.
Ba tôi chỉ cái đèn tròn lớn nhất:
- Đó là tượng trưng cho mặt trời, trung tâm của Thái dương hệ. Cái đèn tròn nằm ở
gần dưới nó, - ba tôi giơ tay chỉ, - là thủy tinh. Cái đèn nằm xa một chút nữa là kim
tinh.
Anh tôi ngắt lời:
- Người ta lấy thủy tinh đó để làm cái ly uống nước hở ba?
Ba lắc đầu:
- Không phải. Thủy tinh làm cái ly uống nước là một chất dẻo do hột cát nấu chảy
mà thành. Còn thủy tinh của Thái dương hệ là một hành tinh, nghĩa là một khối lớn
kiểu như trái đất xoay xung quanh mặt trời.
Tôi không hiểu gì hết về những cái “tinh” đó, về nhiều cái “tinh” nữa mà cha tôi kể
tiếp như là hỏa tinh, mộc tinh, thổ tinh, vân vân. Tôi chỉ một cái đèn xếp dài ngoằng
hỏi ba tôi:
- Còn cái “tinh” gì kia?
Ba tôi bật cười:
- Cái này không phải là hành tinh. Nó là một cái lồng đèn thường, dễ làm vì chỉ cần
xếp giấy lại, bẻ từng lần, dán dính hai mép giấy vào nhau là nó thành một cái đèn
tròn. Hồi nhỏ ba hay tự tay xếp cái lồng đèn kiểu đó mà chơi lấy, chớ không phải
tốn tiền mua như trẻ con bây giờ.
Tôi lặng lẽ từ phòng khách bước thẩn thờ ra sân, nơi cây trứng cá đứng rậm rạp
ngày trước và giờ đây chỉ còn là một khoảng trống cây ô ma thấp, bụi bông lài,
mấy nhánh đồi mồi đứng im lìm. Vắng cây trứng cá cố hữu, vắng người bạn láng
giềng cao cả uy nghi, những cây nhỏ đó trông có vẻ ngơ ngác lạc loài. Tôi không
muốn nhìn cái cảnh đìu hiu trống vắng đó nó làm nhức nhối võng mạc và tâm não
tôi. Tôi nhắm mắt lại một phút nhìn lui về ký ức của tôi, nơi đó một cây trứng cá
cành lá um tùm đứng vững chãi hiên ngang, mang trên mình những cái lồng đèn
sáng rực nhiều kiểu nhiều màu. Và ở dưới gốc cây rõ ràng là có ba chị em chúng
tôi, ba đứa nhỏ ngây thơ đang đứng chong mắt nhìn lên.
~ Võ Hồng, trích "Vẫy tay ngậm ngùi", Nhà Xuất Bản Trẻ, 1992
0
-
JDLorenzo 5 years ago
Nhà văn Nguyá»…n Äức Láºp
Kính thưa Admin,
Tôi thật ngạc nhiên khi không tìm thấy một tác phẩm nào của nhà văn/nhà thơ
Nguyễn Đức Lập trong vietmessenger, trong khi ông sáng tác khá nhiều và có
đóng góp dồi dào cho nền văn học hải ngoại trong suốt 20 năm.
Mong rằng Admin có thể đăng vài tác phẩm rất hay và hài hước của ông, như là
"Trần Ai Khoai Củ", "Ngắn Cổ Khó Kêu", và nhứt là 2 bộ kiếm hiệp "Kiếm Đạo" rất
ly kỳ, hấp dẫn!
~*~*~
Nhà văn Nguyễn Đức Lập, tự là Chánh Phương, sáng tác dưới các bút hiệu
Nguyễn Đức Lập, Chánh Phương, Hương Giáo, Ngô Phụng Anh, tên rừng Hướng
Đạo là Sóc Vui Vẻ.
Ông sinh ngày 21 Tháng Chín, 1945, tại Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Con của nhà thơ-
nhà báo Hồng Tiêu – Nguyễn Đức Huy (1902-1985) và nhà văn Bà Tùng Long – Lê
Thị Bạch Vân (1915-2006), tác giả nổi tiếng tại miền Nam trước 1975. Ông có chín
anh chị em.
Ông là cựu học sinh trung học Pétrus Ký, cựu sinh viên luật khoa Đại Học Đường
Sài Gòn, nguyên luật sư Tòa Thượng Thẩm, Sài Gòn.
Sau 30 Tháng Tư, 1975, ông về làm rẫy ở ấp Phước Lập, xã Phú Mỹ, tỉnh Đồng
Nai. Đến Tháng Tám, 1980, vượt biên và ở trại tị nạn Palawan, sau đó đến trại
chuyển tiếp Bataan, Philippines. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1983.
Trong suốt thời gian sống tại California, nhà văn Nguyễn Đức Lập viết rất khỏe và
đã xuất bản hàng chục tác phẩm. Trong số đó, hai tập truyện dài xuất bản cùng
năm 1987 là “Kiếm Đạo 1, Bảo Kiếm Tặng Anh Hùng,” và “Kiếm Đạo 2, Thần Thư
Trao Hào Kiệt” là bộ truyện kiếm hiệp ly kỳ, hào hùng, từng được đăng nhiều kỳ
trên báo, làm say mê độc giả vào cuối thập niên 1980.
Các tác phẩm đã xuất bản của nhà văn Nguyễn Đức Lập gồm:
Thơ – Những Đêm Không Ngủ, 1986.
Truyện Ngắn:
- Cuộc Chiến Tàn Chưa, 1987;
- Cặp Mắt Quay Lại, 1992;
- Khung Rào Hẹp, 1992;
- Lớp Trước, Lớp Sau, 1994.
Truyện Dài:
- Kiếm Đạo 1, Bảo Kiếm Tặng Anh Hùng, 1987;
- Kiếm Đạo 2, Thần Thư Trao Hào Kiệt, 1987;
- Ngắn Cổ Khó Kêu, 1989;
- Nhứt Biết Nhì Quen, 1990;
- Phong Vũ Tiêu Tiêu, Lôi Vũ Động, 1991;
- Giàn Đậu Mưa Rung, 1992
- Trần Ai Khoai Củ, 1994
- Mảnh Vụn Một Đời, 1999;
- Đi Trước Về Sau, 2009.
Ngoài viết truyện, làm thơ, ông còn viết hàng trăm bài trên các báo Tin Việt, Làng
Văn (Canada), Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, Nhân Văn, Văn Học, Đường Sống, Hoa
Sen, Sức Sống, Thời Báo, Trẻ (Dallas).
.0 -
Ω 5 years ago
Cám ơn JDLorenzo giới thiệu
vietmessenger sẽ tìm sách của tác giả Nguyễn Đức Lập0