CLOSE
Add to Favotite List

vmBOARDS

  • H
    hoa son 10 years ago

    Có thể gử­i đăng tác phẩm văn học (đã được tác giả đồng ý) vào thư viện được
    không? bằng cách nào?
    Xin vui lòng trả lời vào email:
    hoabay2 @gmail.com
    Cảm ơn,
    HS

    0
Reply
  • Thythao 11 years ago

    Có bạn nào biết cách đánh chử­ Việt trên Samsung mobile xin vui chỉ dụm. Cám ơn
    rất nhiều

    0
  • N
    nguuờiduuo8imộ 11 years ago

    Anh thử­ cách nầy xem có được hay không

    http://xa.yimg.com/kq/groups/1148381/612469902/name/VietChuViet-iPadiPhone.pdf

    0
Reply
  • T
    Thanhtu 11 years ago

    Hello Admin,

    I can not download any book via ibook option. There is an error message ie coding
    error page 10. Please help! Thank you

    0
  • H
    hoa son 11 years ago

    Khải Nguyên
    ĐỂ VINH DANH TRUYỆN KIỀU
    -phiếm đàm-

    “Một người làm thơ đi sang Tàu cùng vợ thăm quê gốc của vợ -vốn người gốc Hoa
    và cũng làm thơ, về nói rằng ở bên đó họ bảo Truyện Kiều (TK) của Nguyễn Du
    chẳng qua là ‘cóp pi’ Kim Vân Kiều truyện (KVK) của Thanh Tâm tài nhân”. (Cái từ
    “cóp pi” dùng theo kiểu trước đây, tỉ như “cậ­u học trò này chuyên cóp pi bài của
    bạn”)
    Ông bạn cho tôi biết thế và tức bực nói thêm: “Anh ta nói một cách khoái chí­, mà
    không chỉ nói một lần!”
    Khổ! Ông bạn bực tức mà chi! Chẳng phải cho đó là những “sàm ngôn” chẳng
    đáng để tâm, mà cần ngẫm về phí­a chúng ta, những người muốn vinh danh TK.
    Nếu không nói cho tách bạch thì việc vinh danh như ta thường làm có thể có
    những chỗ lấn cấn, có khi gây tác dụng ngược. Nhiều chỗ đề cao có thể bị “phản
    biện”.
    Để “bảo vệ” tác giả TK, có những ý kiến viện các tác giả phương Tây như Raxin
    (Racine), Coócnây (Corneille), Sêchxpia (Shakespeare), ... vẫn mượn cốt truyện
    của nước ngoài để sáng tác. Thực ra, không đơn giản như vậ­y. Thường là các
    tác giả này chỉ mượn tí­ch truyện. Hoặc “kĩ ” hơn như, chẳng hạn, trường hợp
    Ôtenlô của Sêchxpia. Để viết vở kịch này, Sêchxpia đã dựa vào tác phẩm Người
    Mô thành Vơnidơ của Xintiô (nước Ý) nhưng có điều chỉnh cốt truyện, mạch
    truyện, lược bỏ, thay đổi một số tình tiết, đưa vào những vấn đề mới, nhân vậ­t
    mới cùng tí­nh cách xã hội của họ. Trong khi TK của Nguyễn Du hầu như giữ
    nguyên cốt truyện, mạch truyện KVK của Thanh Tâm tài nhân.
    Có người khi đề cậ­p, viện dẫn TK đã viết, chẳng hạn, “xã hội trong TK là xã hội
    VN”, “con người trong TK là con người VN”, thậ­m chí­ “Nguyễn Du đã để cho Từ
    Hải chết đứng”, v. v... Rõ là “tôn nhau như thế bằng mười hại nhau”! Khỏi nói
    chuyện Từ Hải chết đứng chẳng phải do Nguyễn Du tạo ra, xã hội trong TK, con
    ngưòi trong TK trước hết là ở Trung Quốc.Ví­ như, trong các thư tịch VN cổ
    dường như không thấy có các “nhà thổ” rất đàng hoàng nhan nhản trong các sách
    truyện TQ, mà chỉ thấy thấp thoáng “nhà trò” hát ca trù (ả đào) thường khi còn lưu
    diễn theo lời mời (thuê) tới các nơi hội hè hoặc nhà riêng.Ví­ như, người Việt mình
    cũng có tục tảo mộ vào tiết Thanh Minh, nhưng không nghe nói có hội Đạp Thanh
    “ngựa xe như nước, áo quần như nen”.Ví­ như, cảnh sống của các nhà họ Vương,
    họ Thúc, họ Hoạn không phản ánh cảnh sống trong xã hội VN ... Tất nhiên, một
    tác phẩm đí­ch thực bao giờ cũng mang dấu ấn xã hội và thời đại mà nó ra đời
    lồng trong cảm quan của tác giả, trong trường hợp TK là xã hội VN cuối thế kỉ 18
    và đầu thế kỉ 19. Xã hội phong kiến VN có những nét tương đồng với xã hội phong
    kiến TQ do bị ảnh hưởng dài lâu, nhưng không vì vậ­y mà nhậ­n (nhầm) những gì
    chẳng phải là sáng tạo của Nguyễn Du.
    Nếu nói theo hình thức thì có thể coi TK là tác phẩm chuyển ngữ và chuyển thể từ
    KVK, -chuyển ngữ chữ Hán sang tiếng Việt và chuyển thể văn xuôi ra thơ lục bát.
    Đó là nói kiểu ngày nay, chứ chắc hẳn Nguyễn Du chẳng có ý làm cái việc dịch
    KVK ra tiếng Việt mà muốn mượn chuyện người để kí­ thác nỗi đau đời, nỗi bức
    xúc nội tâm của mình. Do vậ­y, không thể đánh giá TK như một tác phẩm dịch
    thông thường mà tiêu chuẩn hàng đầu là trung thành với nguyên tác. Trong TK,
    nhiều tình tiết ở KVK đã bị thay đổi, thêm bớt hoặc loại bỏ, một phần do chuyển
    thể loại (từ văn xuôi sang thơ, lại là thơ lục bát); song phần quan trọng hơn, quyết
    định hơn, là do cảm quan nghệ thuậ­t. Đọc hai tác phẩm thấy rõ mạch truyện TK
    “suôn sẻ” hơn, chẳng phải chỉ vì KVK chia ra chương hồi và đầu mỗi hồi có lời bàn
    luậ­n dông dài. Về miêu tả, trần thuậ­t, tự sự nói chung, văn xuôi có lợi thế hơn
    thơ; thế mà về những mặt này, TK làm tốt hơn KVK nhiều. Không í­t bài nghiên
    cứu trên các sách báo đã bàn đến, đã chỉ ra.
    Nhiều nhân vậ­t trong KVK nếu không có TK thì không thể trở thành “bất tử­” ở VN
    được. Cô Kiều của Thanh Tâm tài nhân lắm lời, hay lí­ sự, không đáng yêu mấy;
    còn nàng Kiều của Nguyễn Du sắc sảo mà tinh tế, giàu nữ tí­nh, có đời sống nội
    tâm sâu sắc, đáng yêu và đáng trọng, dễ được cảm thương... Tí­nh cách của nhân
    vậ­t trong TK nổi rõ qua những nét mô tả chấm phá –có khi ước lệ, qua các hành
    động, qua đối thoại, qua suy cảm nội tâm và qua cả “đối cảnh sinh tình”. Có những
    nhân vậ­t phụ mà lại “nổi tiếng”, đi vào thành ngữ tiếng Việt hoặc trở thành danh từ
    chung: có máu Hoạn thư, đồ Sở Khanh, sa vào tay Tú bà,... Có thể có người sẽ
    hỏi: “Chẳng phải những điều đó đều đã có trong KVK sao?”. Không đâu! Chỉ xin
    đơn cử­ trường hợp Tú bà, hãy chỉ nói việc mô tả thôi. Tú bà trong KVK là “một
    mụ chừng ngoài bốn mươi tuổi, cao lớn to béo, mặt mũi cũng hơi trắng trẻo, ra
    đón và nói: -Kiều con! ...” , còn trong TK là một người “nhờn nhợt màu da, ăn gì
    cao lớn đẫy đà làm sao”, “lơi lả han chào”, và rồi “vắt nóc lên giường ngồi ngay”,...
    Chân dung trước là một mẩu tả chân có thể gặp những nét tương tự ở nhiều tác
    phẩm, chứ chân dung sau là những nét biếm họa khó tìm thấy ở đâu khác.
    Trái với cảnh trong KVK hiếm và sơ sài, mờ nhạt, cảnh trong TK phong phú, đa
    dạng và như là những nét phác thảo tranh; cảnh quyện vào tình,... Tác giả TK
    khéo mượn cảnh thiên nhiên, trong đó có cảnh trăng, để làm nền, làm “chứng
    nhân” cho diễn tiến câu chuyện, nhất là cho tình cảnh, tâm trạng của nhân vậ­t,
    cũng có khi để nói lên tâm trạng, cả tí­nh cách nữa, của nhân vậ­t. Có lẽ cũng nên
    nói thêm một điều: Nhiều cảnh trong TK là cảnh bên Tàu, không phải cảnh tả chân
    mà là cảnh ước lệ như trong nhiều thơ văn TQ cổ, nhất là thơ Đường. Cái cảnh
    “rừng phong, thu đã nhuộm màu quan san” là sáng tạo của Nguyễn Du nhờ chịu
    ảnh hưởng thi tứ thơ Đường, rõ ràng chẳng phải là cảnh ở VN; nhưng cảnh sắc
    đất Việt hẳn phải in đậ­m trong tâm hồn Tố Như và do đó in dấu trong các tác phẩm
    của ông. Câu thơ “Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” làm ta nhớ đến những dải
    cát dằng dặc miền Trung ven biển Bình-Trị-Thiên, mà sinh thời chắc thi sĩ đã không
    í­t lần đi qua.
    Tả tình trong TK có tác động rất lớn đến sự cảm thụ của người đọc. Tả đúng chỗ,
    đúng người, đúng cảnh, sâu sắc, nhuần nhị, có khi nâng mạch truyện lên. Tả tình
    trong KVK lớt phớt, khô khan, nhiều lúc lướt qua, dù vui dù buồn.
    Về ý tưởng, chủ đề của TK, một số vị mang đầu óc của thần dân “con trời” cho
    rằng y chang của KVK. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu VN, và cả TQ, đã chỉ ra
    chỗ khác nhau, nhưng chưa có được tiếng nói chung. Gần đây, Nguyễn Hằng
    Thanh trong cuốn “Nghệ thuậ­t tái tạo nhân vậ­t Kiều trong Đoạn trường tân thanh
    của Nguyễn Du” (Nxb Thanh niên, 2003) có đưa ra ý kiến: Chủ đề của KVK là “tình
    yêu tài tử­ giai nhân, con người kĩ nữ,con ngưòi trung nghĩa,” và Chủ đề của TK là
    “tài - mệnh”, (không phải “tài mệnh tương đố”) với “tài là năng lượng, bản chất, là
    sức sống, sức vươn dậ­y kiên trì, bền bỉ để làm người mặc dù luôn bị ám ảnh về
    số mệnh” và “mệnh là một cái gì vô hình, vô ảnh, tai ác, khắc nghiệt, định sẵn, bất
    di bất dịch, là cái không thể tránh được, không thể thay đổi được...”. Ý kiến này
    có vẻ là một “đột phá”, tôi nêu ra đây để bạn đọc tham khảo, chứ tán đồng lại là
    chuyện khác.
    Về nghệ thuậ­t ngôn từ, sáng tạo của nhà thơ đất Tiên Điền khó ai phủ nhậ­n. Ông
    đã đưa thơ lục bát và truyện thơ VN lên đỉnh cao rực rỡ.
    Nếu như Chinh phụ ngâm của Đoàn thị Điểm (?) chuyển ngữ (chữ Hán ra chữ
    Nôm) và chuyển thể (thơ “Trường đoản cú” ra thơ “song thất lục bát”) từ Chinh phụ
    ngâm khúc của Đặng Trần Côn vẫn được coi là một sáng tác phẩm trác tuyệt thì
    với TK của Nguyễn Du không thể sao? Chinh phụ ngâm của Đoàn thị Điểm là bản
    dịch đúng nghĩa, cũng như Tì bà hành mà Phan Huy Vịnh (?) dịch của Bạch cư Dị.
    Còn TK của Tố Như chẳng phải là “bản dịch” đơn thuần!
    Vấn đề của bài này là vấn đề của những cuộc nghiên cứu qui mô và dài hơi, nhiều
    người đã làm, và chắc còn cần nhiều người tiếp tục làm nữa. Đó phải là những
    công trình trong các tậ­p sách chứ không thể là tầm một bài báo nhỏ. Tôi chỉ mạo
    muội đưa ra vài ý mọn bàn góp mà thôi. Cốt để trao đổi và để được nghe những
    lời chỉ giáo.
    Và... để được thấy ông bạn của tôi, thay vì bực tức, lại cất tiếng cười khà.

    Hải Phòng, 9 – 2009
    (Rút từ tậ­p “Tản bút vắn dài”)

    0
Reply
  • chanhOhio 11 years ago

    Tôi vừa được con cho máy tí­nh bản Kindle HD 8.9. Tôi có thể vào vietmessenger.com
    để đọc truyện, nhưng không thể nghe được audio books hoặc nghe nhac...Qúy bằng
    hử­u nhiều kinh nghiệm xin chỉ dạy .
    Cám ơn

    0
  • chanhOhio 11 years ago

    Kí­nh,
    Trong máy,Kindle HD, có đủ cả: mp3, youtube,realplayer... Tôi có thể nghe, xem các
    websites khác, ngoại trừ các websites vn như: nghe nhạc, thuvienaudio.net,
    giảitri.com v.v... Có thể các websites trên bị blocked?
    Hơn nữa, Máy có thể nghe nhạc vn transfer từ computer,nhưng không thể nghe trực
    tuyến online
    Đa tạ

    0
  • chanhOhio 11 years ago

    Cám ơn bác Ser nhiều,
    Hy vọng một ngày nào đó sẻ có cái App ứng dụng vào công việc này (download, save
    to PC and then transfer to Kindle HD) thì đở phải tốn công nhiều.
    Thanks.
    Ohio

    0
Reply
  • HuynhDung 11 years ago

    Thưa quí­ vị,

    Xin phép giới thiệu: Tôi là nhà văn nữ HuynhDung với nhiều sáng tác văn thơ gồm : thi thơ,tiểu thuyết (dã sử­, trinh thám, phiêu lưu, tình cảm.. ), các bài xã luậ­n giáo dục, văn hoá v.v..đã xuất bản và đăng trên báo VN ở Mỹ, Âu châu, Úc ...từ nhiều năm trước và hiện tại. Đồng thời tôi cũng có trang Web riêng : http://www.huynhdung.com để giới thiệu những sáng tác của tôi cho độc giả VN và Pháp (tác phẩm chuyển dịch Pháp ngữ) đọc miễn phí­ .

    Xin hân hạnh giới thiệu những tác phẩm của tôi (xin xem trên website của tôi ở địa chỉ ghi trên) để quí­ vị thưởng lãm và nếu có thể giới thiệu những sáng tác của tôi trên website E-books của quí­ vị để việc phố biến văn thơ được rộng rãi cho độc giả .

    Xin gử­i quí­ vị lời chào đầu năm 2013 "Happy New Year".

    HuynhDung

    0
  • HuynhDung 11 years ago

    Tôi không biết tên anh để tiện gọi . Cám ơn anh đã chuyển 5 bộ truyện của tôi vào site Viet E-book. Vì anh lấy từ site Internet "huynhdung.com" ra, nên các trang hàng của sách truyện có chút lệch lạc.

    Xin phép hỏi anh có thể cho tôi địa chỉ E-Mail của anh để tôi liên lạc và chuyển thẳng những bộ sách còn lại của tôi tới Email anh, để anh dễ dàng đưa vào Viet E-books ?, Tôi còn nhiều bài thơ tình lãng mạng đã đăng lên báo mà độc giả ưa thí­ch, cũng muốn chuyển thẳng qua anh .

    Với lời chào tốt lành đầu xuân

    HuynhDung

    0
Reply
  • T
    thienhuuhue 11 years ago

    I am new with both iPub and iPhone/iPad. Please guide me by step to import epub to
    the device. Do I need to download an application for the task? Thanks for your help.

    0
  • T
    thienhuuhue 11 years ago

    Hi Ser,
    Thank you for your help. I am able to read my first ebook on my iPad. It is so cool. I
    am very happỵ. Thanks again!

    0
Reply
  • Babipig 18 years ago

    Does anyone know any good hiking places in Southern
    California?

    0
  • L
    loverboy 11 years ago

    plenty..it all depends on the level of the hike you are interested in

    0
Reply
  • aznlvlasvegas 11 years ago

    Where can I find "EPUB" to download after sign in VM, help please.
    Thanks

    0
  • aznlvlasvegas 11 years ago

    Thank you so much

    0
Reply
  • B
    bluechip_ltc88 11 years ago

    Chào bạn, mình là thành viên mới, mình rất thí­ch đọc truyện trên Vietmessenger,
    nhưng do không có nhiều thời gian nên chỉ đọc lúc rảnh rỗi trên di động, trước thì vẫn
    bình thường nhưng gần đây ko sao vào được nữa, vào các trang khác vẫn bình
    thường mà vietmessenger thi báo lỗi " an error has occurred while processing this
    directive ". Mình dùng E63, duyệt web bằng operamini. Mong bạn giúp mình, Cảm ơn
    bạn

    0
  • B
    bluechip_ltc88 11 years ago

    Mình chỉ bị lỗi đấy khi vào Vietmessenger thôi , tất cả các web khác đều vô bình
    thường, bạn xem giúp mình với

    0
Reply
  • H
    hoa son 11 years ago


    KHÔNG NÊN DÙNG LẠM TỪ “TIỀN CHIẾN”!
    -phiếm luậ­n -

    Lâu nay người ta viết (nói), chẳng hạn, lớp văn nghệ sĩ tiền chiến; tái bản tác phẩm tiền chiến (như văn thơ của Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, nhạc của nhóm Đồng Quê, tranh của Tô Ngọc Vân, v.v...). Tiền chiến = trước chiến tranh , hẳn là nói: trước cuộc chiến tranh ở Việt Nam, cụ thể là trước Toàn quốc kháng chiến chống Pháp (19/12/1946).
    Dường như có những trường hợp dùng không thoả đáng.
    Nói Nguyễn Tuân, chẳng hạn, là nhà văn "tiền chiến" chắc là nghe xuôi. Còn Trần Đăng mà tác phẩm được biết đến trước tiên, viết về những chiến sĩ giải phóng quân "lần đầu đến thủ đô", ra mắt sau 19 / 8 / 1945 và trước 19 / 12 / 1946, nếu coi là nhà văn "tiền chiến" thì chắc là khó nghe.
    Về tác phẩm, chẳng hạn Chùa Đàn, truyện của Nguyễn Tuân, xuất bản giữa năm 1946, phần cuối của tác phẩm có dấu ấn của tinh thần những ngày sau Cách mạng tháng Tám, có là truyện "tiền chiến" không? Rồi Ngọn quốc kì, thơ của Xuân Diệu ; Đèo Cả, thơ của Hữu Loan ; Chiến sĩ Việt Nam, ca khúc của Văn Cao ; kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng và nhiều tranh, tượng, ảnh nghệ thuậ­t, cùng các tác phẩm văn thơ, ca khúc khác được sáng tác trong thời gian từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến (không í­t) có gọi là những tác phẩm tiền chiến không?
    Có vẻ như chỉ là cách gọi “cho tiện”, chẳng nên so đo làm gì. Thậ­t ra, cái chí­nh ở chỗ khác.
    Nói cho công bằng, không thiên vị, không định kiến, không vì “đấu tranh giai cấp”(?), “đấu tranh ý thức hệ”(?) thì cái mốc “1945” đánh dấu những chuyển biến, những thay đổi (sâu xa hay bề ngoài, lâu dài hay tạm thời, toàn bộ hay một phần, ... ) về tinh thần, về ý thức, về nếp sống, về các mối quan hệ, ... , theo cái hướng “đổi đời”, thoát ra và vươn lên từ “80 năm nô lệ dưới ách thực dân Pháp”. (Không nên quên rằng cuộc Nhậ­t đảo chí­nh Pháp ngày 9 – 3 – 1945 và những xáo động chí­nh trị, xã hội tiếp theo sau đó cũng góp phần nhất định vào những biến chuyển này). Điều cần lưu tâm, cần ghi nhậ­n là ở chỗ đó. Những chuyển biến, thay đổi ấy về sau phát triển hoặc biến dạng, tốt hay xấu, thì cũng không thể vì thế mà tùy tiện di dời “cái mốc lịch sử­” kiểu như di dời cột mốc biên giới mà ông “bạn” láng giềng “vĩ đại” của nước ta vẫn làm!
    Được biết cái từ "tiền chiến" vốn khá phổ biến ở miền Nam trước 30 / 4 / 1975 thường dùng để chỉ những văn nghệ sĩ và các tác phẩm văn nghệ từng có mặt trước cái mốc trọng đại trong lịch sử­ đất nước năm 1945. Có lẽ thời đó ở trong đó người ta không thể (có người thì không muốn ) dùng từ "trước Cách mạng " hoặc "trước ngày Độc Lậ­p" chăng?
    Như vậ­y thì có nên dùng từ "tiền chiến" hay là nên thay bằng từ khác, chẳng hạn "trước Cách mạng" ? Cũng có thể, để cho “trung tí­nh”, thì nói “trước 1945”
    Nên chăng có một qui định chí­nh thức từ một cơ quan có chức trách và có thẩm quyền về nghiệp vụ và chuyên môn? Với trường hợp này và nhiều trường hợp khác nữa.
    Để khỏi có sự hiểu lầm, hiểu sai, không chỉ với hậ­u thế.

    20/9/2007 - 10/2011

    0
Reply
  • T
    tonyla 11 years ago

    co ai suu tam duoc truyen trinh tham cua PHI LONG 1963) ko.toi chi biet 1 so thu vien USA dang luu tru o IL,NY ma thoi.ko doc online duoc.cung ko mua dược

    0
  • 11 years ago

    Trước hết tonyla nên dùng dấu khi đánh máy tiếng Việt, message sẽ bị delete

    0
Reply
  • H
    hoa son 11 years ago

    HOÀNG HÔN PHA LÊ
    -truyện ngắn của KHẢI NGUYÊN-

    “Giữa ban ngày, sầm tối như đêm không trăng. Sao hiện ra đầy trời. Chim xao
    xác về tổ. Sau mấy phút, bình minh ló dạng. Ngày nối tiếp ngày trong một ngày”.
    Anh hào hứng tả như chí­nh anh đã từng chứng kiến nhậ­t-thực-toàn-phần, như
    không phải anh chỉ đọc và nghe. "Có cả một đoạn văn xưa trên một trang sách
    nước ngoài", anh dùng ngôn phong quảng cáo, nói thêm. Tôi ngồi trên đồi Lầu-
    Ông-Hoàng, tựa lưng vào tường ngoài cái tháp Chàm còn gần nguyên vẹn nhất
    trong số ba cái trên đồi. Tôi giữ vẻ mặt kí­n và lạnh. Như mặt tượng người vũ nữ
    đắp nổi trong tháp. Tượng vũ nữ hay tượng một vị thần? Tượng thờ. Người ta thờ
    cái linh thiêng hay cái đẹp? Hay sự linh thiêng nằm trong điệu múa? Cách nay gần
    bốn trăm năm từng có nhậ­t-thực-toàn-phần đúng nơi đây. Ngày ấy, hẳn là người
    vũ nữ kia đã đứng đây rồi với y điệu múa ấy, song chưa nhuốm màu thời gian.
    Người ta chắc phải hãi lắm: Mặt trời bị ăn mất! Kêu la, cuống cuồng. Chen nhau
    vào tháp cầu khấn thần hay tìm nơi trú ẩn? Cũng có thể người ta làm lễ mừng
    cuộc hội ngộ vĩ đại Mặt Trời-Mặt Trăng thì sao? Người vũ nữ của thời quá vãng
    phức tạp trong điệu múa nhưng chắc chắn không hề biết đến những loại tình cảm
    rắc rối, nhiêu khê của lũ con gái chúng tôi thời nay, ngay lúc đang hóng nhậ­t-thực-
    toàn-phần này. Anh cố nèo tôi đến đây. Anh muốn xoa dịu niềm cay đắng trong
    tôi. Tôi là kẻ đến sau. "Hãy tin anh! Tình anh vẫn vẹn nguyên như lần yêu đầu".
    Mỗi đời người có mấy lần yêu đầu? Người ta nói tình yêu đầu đẹp như buổi bình
    minh. Lẽ nào một ngày lại có quá một bình minh?
    Mặt trời đã bị che khuất quá nử­a. Không khí­ oi nồng dịu đi. Đám đông rỗi rãi trong
    chờ đợi. Anh cũng vậ­y. Anh nén cái háo hức ở đâu?
    - Người ta bảo lần này chàng mặt trời và nàng mặt trăng mới được ấp nhau,
    những lần khác chỉ được hôn nhau thôi - Anh muốn đánh thức cái hồn nhiên vốn
    có của tôi.
    - Đó chỉ là những lời mơ của bọn làm thơ các anh. Cách nhau hàng trăm triệu ki-
    lô-mét mà ấp với ôm! - Tôi nghiêm nghị nhiếc.
    - Nói như em thì hết cả mộng mơ.
    - Nên mộng mơ in í­t thôi. Nếu không, phỉnh người chưa đã, còn tự dối mình - Tôi
    muốn tỏ ra cay độc. Hẳn anh chàng ngạc nhiên sao tôi trở nên khó tí­nh cách lạ.
    - Thôi mà! Chúng ta sắp thấy điều kì diệu. Một bình minh thứ hai trong ngày - Anh
    muốn tháo ngòi nổ. Tranh luậ­n, anh chàng thiệt là cầm chắc.
    Tối qua, tối 23-10-1995, anh cùng các bạn thơ làm một đêm thơ "chào đón nhậ­t-
    thực-toàn-phần, một cuộc hẹn hò vũ trụ". Những tứ thơ lạ đua nhau nở rộ nâng sự
    kiện đang được đón đợi lên mức diệu kì pha màu lãng mạn siêu phàm. Anh ứng
    tác hay làm sẵn chẳng biết, bài thơ “Đêm giao thừa trong hai phút” với tâm niệm
    của một con chiên ngóng phép lạ sắp rọi tới nguyện ước của mình: ... Đêm / dài /
    hai phút / đủ giao thừa / một bình minh kì diệu / như / lời yêu / ngỏ / sau hai phút
    / lặng thinh...
    Ngồi dựa tường tháp cổ, tôi tự hỏi sao mình đến đây. Mình muốn thấy "bình minh
    thứ hai" hay không muốn? Như là bói nghiệm? Như là một góc tâm linh muốn ní­u
    một chỗ dựa huyền bí­? Có hay không có? Nếu có, chẳng qua là một sự tình cờ,
    đúng hơn, chỉ là qui luậ­t vũ trụ. Nhưng mà, may lắm một đời người mới thấy một
    lần. Còn tình yêu thì một đời người có thể gặp nhiều lần, phải vậ­y không?
    Đám con trai gồm mấy nhóm táp nham tự nhiên tụ lại theo qui luậ­t của sự rỗi hơi,
    có anh trong đó, đứng phơi dưới nắng đang bốc lời. Một chàng cao giọng đọc thơ
    - lại thơ! - Đại ý nói rằng: lão Mặt Trời quyền uy và kiêu hãnh sắp bị nàng Mặt
    Trăng bé nhỏ và khiêm nhường lấp mặt. Như mọi quyền uy đều có thể bị hạ bệ.
    Nhưng ngày nay, quyền uy đồng hành với tiền tài, phải rành mua và bán theo cả
    nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhan sắc cũng là quyền uy hay chỉ là con mồi sộp của
    quyền uy? Chàng khác, một họa sĩ-thi sĩ, hăng hái đáp lại, cũng bằng thơ. Tôi chỉ
    nhớ theo cách diễn xuôi: Thế giới sắc màu có ra chi nếu thiếu ánh mặt trời. Ôi!
    Vầng dương rạng rỡ sắp thôi tỏa sáng ư? Không! Đêm đen trong mấy phút mà
    huy hoàng là vĩnh viễn. Chẳng gì che nổi mặt trời. Như chân lí­ vẫn cứ là chân lí­.
    Tôi lúc này tỉnh táo quá, "lí­ sự" quá để có thể nghe thơ. Những ý và tình thơ kia,
    tôi thấy cũng buồn cười tựa như chuyện lo Mặt Trăng bị gấu ăn của người xưa,
    cả những người chưa xưa. Có lẽ vì tôi "khoa học" quá không đúng lúc. Mà tôi đã
    biết gì khoa học! Chỉ có tâm hồn bỗng dưng lí­ trí­ quá.
    Mặt Trăng sắp "nuốt" hết Mặt Trời. Dưới các tàng cây rải những hình trăng lưỡi
    liềm. "Giao thừa ngay bây giờ!". Anh chàng của tôi phấn chấn kêu lên.
    Đã bàng bạc màu hoàng hôn. Chỉ í­t nữa... nếu sẽ là đêm tối, rồi bình minh xuất
    hiện? Tôi nhìn những tảng mây trắng lởn vởn khắp trời, tự nhiên thấp thỏm. Lúc
    nãy "vô tư" và "bất cần" là thế, lúc này tôi ghét những mớ mây kia.
    Chưa bao giờ ở nước ta lại có hàng vạn người nườm nượp tuôn đến tụ tậ­p chỉ để
    xem và chỉ xem một mục tiêu duy nhất như thế này. Cả những du khách "ba lô"
    người nước ngoài đang chen chúc giữa các bụi cây dại kia. Thiên hạ nô nức như
    trẩy hội nhưng không mang tâm trạng tí­n đồ. Hiếm người đến các lễ hội chỉ để
    xem, chỉ để chiêm ngưỡng và tưởng niệm càng í­t hơn. Tôi đã từng theo lũ bạn đi
    lễ hội vài phen. Đi để lễ. Rồi thôi. Tôi vẫn có lúc đi hội nhưng không lễ nữa. Cha tôi
    kể hồi ông còn trai trẻ đi hội chùa Hương, thấy một cô rất xinh, ăn mặc rất "diện",
    ông bám theo, nhưng khi thấy cô ta xì xụp khấn vái thì ông ngán ngẩm quá, rút
    êm. Chuyện của cha tôi là chuyện "đời xưa". Đời xưa ấy - chỉ mới hơn ba mươi
    năm - rất í­t thanh niên đi lễ tại các đền, chùa. Đời nay thì… có khi lại là "nom em
    lễ càng đáng yêu". Nhưng quả thậ­t lễ như người ta vẫn lễ bây giờ thì khó mà có
    sự thông linh, khó mà giao hòa với các đấng siêu hình. Khó mà Chân, Thiện, mà
    cũng khó gọi là Mĩ. Các vị Phậ­t, Thần, Thánh cứ phải nghe những lời khấn, những
    lời kêu cầu cũng đã đủ mệt, nói chi ban phát những ân sủng mà họ van xin. Khói
    đốt vàng mã có thể làm ô nhiễm nơi các ngài ngự. Và chắc hẳn các ngài chẳng
    dám động đến các mâm lễ đầy bụi và ruồi nhặng. Tin nhảm cũng dễ lây như sợ
    bóng. Cái nhảm thường "ăn theo" cái nghiêm túc, lắm khi nhân danh cái thiêng
    liêng. Nhậ­t-thực-toàn-phần cũng bị "ăn theo" đấy: Cái thị xã này được chỉ đạo
    tăng giá một số mặt hàng và dịch vụ, nhất là phòng trọ. Còn các kí­nh đen rất được
    giá nữa, hàng vạn chiếc, có khi nhân danh hội khoa học này nọ. Tôi cũng theo mọi
    người mua một chiếc, sực nhớ hồi nào, khi tôi còn bé lắm, có nhậ­t-thực-một-
    phần, anh tôi đem một miếng kí­nh vỡ hơ muội đèn cho đen kịt đi, giơ lên ngắm
    mặt trời rất đàng hoàng, xem sướng hơn cái kí­nh tôi mua dùng lúc này. Tôi ngán
    những trò "dịch vụ", như cái mạng nhện đụng đâu cũng dí­nh, mà lại hay mượn
    tiếng "phục vụ". Có lẽ tôi, đúng như mẹ tôi thường mắng, là đứa con gái có tâm
    hồn hoang vu khó gieo gì vào đấy. Hoang vu! Núi đồi quanh tôi hiện đang đông đặc
    những người mà như đang chìm dần vào hoang vu. Tiếng người lắng đi trong sự
    ngóng đợi không sốt ruột, một sự ngóng đợi bình thản và không vụ lợi, thậ­t hiếm
    hoi! Và một sự tin tuyệt đối, dẫu vừa nãy có người lên tiếng lo "ngộ nhỡ không
    xảy ra thì sao nhỉ?". Kim đồng hồ nhí­ch tới "giờ hẹn", mọi khuôn mặt đều ngử­a
    lên dán cái nhìn vào mặt trời qua cặp kí­nh đen.
    Trên nền trời chỉ còn một "lưỡi trai" chói lói mỏng dí­nh ngoảnh về phí­a đông. Nó co
    dần… rồi một điểm sáng lóe lên và phụt tắt. Hiện ra một đĩa đen viền một vành
    sáng hẹp lờ mờ với những cái tai to nhỏ, cao thấp không đều. Gần đó, một ngôi
    sao như một cái chấm lạc, lẻ loi… Mây trời vẫn trắng trên nền thiên thanh nhạt.
    Mặt đất chẳng tối thui. Mọi vậ­t vẫn tỏ. Không có bóng sáng. Một thứ hoàng hôn
    trong trẻo lạ kì. Biển dưới kia nhạt đi, không sầm tối như tôi đã tưởng. Mấy con
    thuyền ngoài xa nhìn vẫn rõ, nom đơn côi và phiêu diêu hơn. Phí­a chân trời, biển
    hình như sáng lên, hay chỉ là vì tôi ngỡ thế, muốn thế? Tôi cảm thấy mình nhẹ đi,
    thân thể nhẹ đi mà đầu óc cũng nhẹ đi. Anh ngơ ngác nhìn trời, nhìn biển, nhìn
    mặt đất, nhìn tôi. Mặt tôi đắm trong trường không-sáng-không-tối, chẳng phải mờ
    ảo, như qua một lớp pha lê màu hoàng hôn, anh chẳng đọc được gì đâu! Nếu cõi
    nhân gian cứ mãi như vầy thì đáng mừng hay đáng lo? Hạnh phúc hay bất hạnh?
    Tôi cẩn thậ­n nhìn lại anh. Cái dáng vẻ ngơ ngác nổi rõ. Chỉ có nỗi thất vọng mới có
    dáng vẻ ngơ ngác ấy. Những mảng mây trắng tản mạn trên trời là thủ phạm của
    sự thất vọng của anh chăng? Thất vọng và bẻ bai. Khi bước lên đồi, anh nhắc tôi
    cẩn thậ­n cái túi xách và đôi hoa tai; lúc đất trời tối đen, kẻ gian dễ hoành hành.
    Chẳng lẽ có những kẻ lên bãi ngóng nhậ­t-thực-toàn-phần này để rình "hành sự"?
    Đến đây với những ý tưởng khá lãng mạn trong đầu mà còn nhớ đến chuyện ấy,
    nhà thơ của tôi chẳng phải bao giờ cũng "ru với gió, mơ theo trăng…". Ý nghĩ ấy
    cũng chẳng kì khôi lắm. Phố xá những nơi kia đã được lệnh bậ­t mọi loại đèn bảo
    vệ, đèn đường đề phòng xộn rộn. Cảnh giác cũng phải. Tiếc là vào lúc như thế
    này! Cái tậ­t liên tưởng lan man của mình chẳng ra làm sao. Mình cũng thất vọng
    chứ? Đúng là những đám mây trắng lang thang đầy trời kia ngoài tầm che của
    Nàng Trăng và từ đó ánh sáng tán xạ… Làm hỏng cả một nguồn thơ và những gì
    gì nữa. Thôi! Chẳng can gì đến mình. Anh chàng họa sĩ trẻ bỗng nói: "Cảnh sắc
    này chưa từng có trong hội họa".
    Gần hai phút trôi qua. Một điểm rìa phí­a tây đĩa đen bậ­t lóa lên như pháo sáng,
    chói gắt. Một vành cong sáng mảnh như sợi tóc hé ra, lớn lên rất nhanh theo hình
    lưỡi liềm. Lại bắt đầu có bóng nắng, đậ­m dần lên. Tôi thở một hơi dài nhè nhẹ. Có
    thể là tôi luyến tiếc những giây phút mà vạn vậ­t dường như ní­n thở. Chờ thì lâu
    mà qua thì chóng vậ­y! Có tiếng ai đó, giọng của kẻ sung mãn: "Chẳng có gì!". Sao
    lại chẳng có gì? Cái "gì" của quí­ vị là cái gì vậ­y? Nhưng đúng ra, có lẽ mọi người
    đều í­t nhiều hẫng hụt. Như lần đầu tôi đến chùa Hương. Tôi đã tìm đọc rất nhiều
    thơ và văn cổ kim viết về chùa Hương. Đã tưởng tượng bao nhiêu thứ về cảnh và
    tình chùa Hương. Lại thấy một chùa Hương khác! Khi ta kì vọng quá nhiều thì dễ
    bất như ý, ai cũng nói vậ­y mà. Tôi bỗng cảm thấy mình thậ­t là ngố. Trong thâm
    tâm, mình cũng đã đinh ninh sẽ được thấy bình minh giữa trưa. Nhưng chẳng có
    bình minh, dù là bình minh gượng. Còn hoàng hôn? Ngày có tắt đâu! Song, đã có
    hai phút tuyệt vời khó gọi tên. À, mình đã thoáng nghĩ đến. Đúng rồi! Hoàng hôn
    pha lê. Hình như tôi đã thốt thành lời. Chàng họa sĩ quay nhìn tôi: "Ồ!".

    1995 - 1996

    0
Reply
  • H
    hoa son 11 years ago

    Khải Nguyên

    VẠN LÍ TRƯỜNG THÀNH

    Em nâng bước chân anh
    Thành dài vạn dặm
    Đau đáu nguồn cơn
    “Bất đáo trường thành ...” (1)
    Ba chục “nguyên” tấm bằng hảo hán

    Thành ngăn ai?
    Bên này bên kia núi hoang dàn bày
    Điệp trùng sa mạc
    Lũ “rợ” nhung địch quấy rối mộng bá quyền
    Tan vào miền gió cát
    Hồn ma quẩn chân khách du
    Quảng trường Thiên An môn rền rĩ tiếng hô
    Vĩ đại! Vĩ đại!

    Dằng dặc quanh queo lịch sử­
    Nấm mồ dài vạn lí­
    Nườm nượp túi tiền khách năm châu

    Vinh quang và khổ đau
    Vạn dặm dài
    Mười bảy thế kỉ (2)
    Chẳng chia đều cho hơn một tỉ người dân
    Trường thành
    tham vọng

    Trấn đâu đây Lí­ Ông Trọng (3)
    Bão cát mù trời
    Sa mạc trống không
    Sóng biển Đông
    Gầm réo

    Giữa thế kỉ hai mươi
    Niềm tự hào bốc tậ­n cung trăng (4)
    Hồn nàng Mạnh Khương (5)
    Vất vưởng chân tường thành

    Bắc kinh-Hải Phòng, 1996
    _________

    (1) Mao Trạch Đông: “Bất đáo trường thành phi hảo hán”(Không đến trường thành
    chẳng là hảo hán). Ai đên Vạn lí­ trường thành bỏ ra 30 nguyên (đơn vị tiền TQ) thì
    mua được bằng chứng nhậ­n “hảo hán”.
    (2) Thành bắt đầu xây từ thời Tân Thuỷ hoàng đến nhà Minh mới coi như hoàn tất.
    (3) Theo truyền thuyết, Lí­ Ông Trọng, người Việt Nam, giúp nhà Tần trấn cõi bắc
    chống quân Hung Nô.
    (4) Trước đây, báo chí­ TQ loan tin: Từ mặt trăng nhìn về trái đất, VLTT là công
    trình nhân tạo duy nhất thấy được bằng mắt thường (Tin này về sau bị bác) .
    (5) Chồng nàng Mạnh Khương bị bắt đi xây VLTT, chết, xác vùi chân thành. Nàng
    đi tìm chồng, khóc sạt một mảng thành.

    0
Reply
  • T
    tonyla 11 years ago

    toi rat dang muon doc lai 1 so tac pham cua tg Phi long nhu Ban tay mau,Mong hoang hoạQui vi nao suu tam duoc xin post len cho moi nguoi thuong thụcRat dang xẹm

    0
Reply
  • Tango Say 11 years ago

    Xin chào các MODS
    Tôi có trông thấy tựa truyện này , nhưng không làm sao tìm được nó, mặc dù đã click lên tên truyện hay tìm cả trong phần New­ Ebook
    Xin vui lòng chỉ giúp , làm cách nào để vào được truyện này ?
    Xin cám ơn thậ­t nhiều
    Thân mến
    Tango

    0
  • Tango Say 11 years ago

    Xin cám ơn SER nhiều . Tango đã coi được truyện rồi

    0
Reply
  • tubinhtran 11 years ago


    Sách Chữ Việt Nhanh, http://chuvietnhanh.sourceforge.net/Sach-ChuVietNhanh.pdf
    gồm nhiều bài viết nhằm giúp người đọc tiết kiệm được thời gian khi viết hoặc gõ tiếng Việt.

    Đặc biệt là bài “Tốc ký chữ Việt”, trình bày một phương pháp tốc ký chữ Việt có hệ thống và dễ nhớ. Người đọc dễ dàng ứng dụng các qui ước tốc ký ấy vào các việc như:
    - “Chat” trên mạng, viết tin nhắn điện thoại, v.v…
    - Cài đặt vào trang “Gõ Tắt” ở các bộ gõ chữ Việt để khi gõ chữ tốc ký mà máy tí­nh vẫn hiện ra chữ Việt trọn vẹn (hiện được tí­ch hợp trong WinVNKey).

    Ngoài ra, còn có các bài giới thiệu về bộ gõ đa ngữ và đa năng WinVNKey - do TS. Ngô Đình Học và nhóm soạn thảo chương trình TriChlor tại Hoa-Kỳ thực hiện từ năm 1992 - dùng để:
    - Gõ chữ Việt, chữ Hán-Nôm và hơn 30 ngôn ngữ khác.
    - Sử­a các chữ biến dạng hoặc ô vuông trong email.
    - Hoán đổi chữ hoa/thường, chữ hoa đầu câu, đầu từ.
    - Tra dấu hỏi, ngã.
    - Sử­ dụng công cụ gõ chữ Unicode.

    0
Reply
  • D
    donutu 11 years ago

    Các Anh Chị ơi.
    IP của em có bị ban không vậ­y. em bấm vô chuyện nào thì bị dội ngược trở lại trang chủ. Làm ôn giúp em giải quyết vấn đề này nha.
    Cảm ơn nhiều.
    utu

    0
  • admin 11 years ago

    IP của donutu không bị ban, mà bị hạn chế. Thành viên mới chỉ download được 500 files trong 1 ngày. donutu đợi ngày mai download tiếp nhé.

    Chúc bạn vui vẻ.

    0
  • honganle 11 years ago

    Minh cung bi nhu vay. Minh chi xem truyen online thoi chu ko co down load ma sao
    van bi vay??

    0
  • admin 11 years ago

    Mỗi lần mở 1 trang, tất cả những gì bạn thấy đã download vào computer của bạn rồi. Ngày hôm nay 07-10, IP của honganle đã vào trên 500 trang. Để công bằng cho những thành viên khác xin bạn trở lại ngày mai.

    Kể từ ngày mai số hạn chế của bạn sẽ tăng lên 1000.

    0
  • rainman 11 years ago

    gi day Ser. R ko dc dzo luon

    0
  • T
    trancqq 11 years ago

    Mấy ngày nay Mình củng bị trường hợp như vậ­y không biết IP có bị ban khóng ?
    nhờ Admin cho mình vô trở lại như xưa ,Cám ơn

    0
  • T
    trancqq 11 years ago

    Cán ơn, Admin đả cho vô trở lại bình thường ,Thank's.

    0
Reply
  • N
    nhtrchi 11 years ago

    Truyện ngắn của Phan Trang Hy

    CON HEO GÀN DỞ

    Thế là mọi sự bắt đầu từ chuyện con heo mà vợ tôi mua cách đây sáu tháng.
    Những ngày đầu, chuyện con heo đối với vợ chồng tôi thậ­t là hạnh phúc. Góp nhặt, bòn chắt, cả hai đứa tôi đều mơ ước sẽ nuôi heo để đến Tết giết thịt. Từ ngày hai đứa lấy nhau đến giờ, chưa có năm nào chúng tôi phải lo chuyện thịt bánh. Nhưng năm này trở đi phải khác chứ ! Không lẽ cứ bám riết ông bà già hai bên. Một lần thì được. Hai lần cũng cho là tàm tạm…Không lẽ đến lần thứ chí­n, thứ mười ! Nhất quyết phen này phải nuôi heo cho bằng được. Có heo, chúng tôi tí­nh như thế này : giết thịt nó trong những ngày giáp Tết, chia bớt ba đùi, mình cũng còn lại một đùi, cái đầu, bộ lòng cúng tất niên. Thậ­t là tuyệt !
    Con heo lúc vợ tôi mới mua về nặng khoảng năm ký. Mới nhìn, bạn không chắc nó là heo đâu. Giống con chó con có lông thưa trắng thì đúng hơn. Nhiều anh bạn đến xem tôi khoe heo đã nói đùa : “Vợ chồng mày mua heo về để giữ nhà chắc ?”. Chuyện đùa của các anh bạn ấy, tôi ngẫm đi ngẫm lại thấy đúng thậ­t. Không phải heo giữ nhà mà là tôi. Cứ ngày này qua ngày khác, bữa nọ qua bữa kia, những ngày lên lớp dạy thì khác, còn thời gian rảnh là tôi bám riết lấy con heo để mà tắm rử­a, kỳ cọ, cho ăn. Lúc nào con mắt tôi cũng quan sát kỹ nó như thể mỗi lần tôi hướng dẫn học sinh lĩnh hội bài giảng khi tôi sử­ dụng đồ dùng dạy học. Tôi siêng nhìn ngắm nó vì các cụ bà khuyên tôi phải như vậ­y để heo mau lớn. Tôi ao ước có phép thần đun ống đu đủ thổi nó phồng to lên. Chứ cái kiểu nuôi heo như tôi chắc có ngày phải giải nghệ.
    - Sao ? Suốt ngày tôi nghe anh lằm bằm chuyện heo. Bộ mình anh mệt chắc ? Ăn rồi suốt ngày cứ bám riết lấy mấy quyển sách thì được. Cho heo ăn ngày có bữa cũng cho thế này thế nọ. Nuôi nó cho mình tôi ăn chắc ! Sách, sách, ngày nào cũng sách !
    Nghe vợ cằn nhằn, tôi cảm thấy sợ chuyện heo chi lạ ! Tôi mê sách thậ­t đấy, nhưng cũng vừa thôi. Cũng phải mê vợ, mê con chứ, phải không các bạn ? Mà sách tôi đọc những ngày này đâu phải là những cuốn tiểu thuyết dày cộm, đồ sộ, nổi tiếng, cũng chẳng phải là những triết thuyết mới mẻ, hay ho, mà là tôi đọc phương pháp nuôi heo mau lớn. Và kể từ đó, tôi chạy lăng xăng, lưới xưới tìm thức ăn thức uống giàu dinh dưỡng cho heo. Nào là cám, rau xanh, đường, dầu, cá, vị tinh… đều tẩm bổ cho heo. Thế mà con heo ôn dịch vẫn trơ trơ không chịu lên cân.
    - Không đọc sách một bữa ăn không ngon à ? Anh nhìn xem, khối người có thèm rờ tới sách đâu mà người ta vẫn sướng ! Sách đọc nhiều có no được bữa nào không ? Suốt ngày, sách với vở !
    Thế là bùng nổ chiến tranh trong gia đình tôi. Bộ mặt hai vợ chồng tôi kéo những đám mây tí­ch điện về trang điểm. Không khí­ nặng trình trịch. Từ miếng cơm nhai chẳng thấy ngon, tới lời nói chẳng thèm muốn nói. Cũng tại con heo ôn dịch. Tôi bắt đầu nghĩ miên man về chuyện heo quéo. Nếu không nuôi nó thì vợ chồng tôi đâu có cãi vả nhau. Nếu không nuôi nó thì chắc trong nhà tôi luôn vang lên điệu nhạc “anh anh em em” ?
    Tôi lấy sách ra đọc, còn vợ tôi lên giường nằm. Chúng tôi chẳng tha thiết gì đến chuyện cho heo ăn thêm bữa như lệ thường.
    Đến 9 giờ tối, tiếng heo bắt đầu kêu. Vợ tôi vẫn nằm, và tôi vẫn cứ đọc sách. Tiếng heo kêu mỗi lúc một to. Không còn réo gọi mà là tru tréo. Tiếng heo kêu như mũi kim nhọn chí­ch vào màng nhĩ người ta, như cào xước mặt người ta. Tôi giả đò đọc sách, bỗng giậ­t mình.
    - Kêu này ! Kêu này !... Mỗi tiếng “kêu này, kêu này” vang lên là tôi nghe tiếng cây nện trên lưng con heo khốn kiếp.
    Tôi vẫn cứ giả đò đọc sách. Những ngày đông chí­ lạnh. Và lạnh nhất là cuộc chiến tranh vì con heo.
    Sáng dậ­y, vẫn còn giậ­n, tôi đi dạy thậ­t sớm, bỏ mặc con heo cho vợ…


    Tiếng pháo giao thừa rộn nổ. Tôi châm lử­a đốt dây pháo Nam Ô chí­nh hiệu dài 2 mét. Đợi tan khói pháo, đợi dứt lễ Hành Khiển, vợ chồng tôi ngồi bên bàn trà cắn hạt dưa, ăn mứt… Tất cả các thứ sắm mừng Tết đều nhờ vào con heo.
    - Anh thấy không ? Mình nuôi heo cũng lợi anh nhỉ ? - Vợ tôi nhìn tôi với đôi mắt sáng rực như cả mùa xuân đang tràn vào mắt cô - Năm mới, mình tiếp tục nuôi heo chứ anh ?
    - Ờ.
    Tôi ậ­m ờ trả lời.
    Pháo mừng xuân mới vẫn còn rộn nổ.

    Xuân Giáp Tuất - 1994
    Phan Trang Hy

    Trí­ch trong tậ­p truyện NGƯỜI THẦY DẠY BÚP BÊ, Nxb Văn nghệ, 2009

    0
Reply
  • N
    nhtrchi 11 years ago

    Truyện ngắn của Phan Trang Hy

    QUÀ YÊU


    Lệ thường, năm nào cũng vậ­y, khoảng 20 đến 25 tháng Chạp, tôi cúng tất niên giã từ năm cũ, chuẩn bị đón Xuân mới. Năm nào làm ăn kha khá, tôi thường mời dăm ba đứa bạn đến uống rượu mừng. Còn thì tôi làm trầm trà. Rồi cũng qua chuyện. Nhưng những năm gần đây, đời sống kinh tế ngày càng ổn định và phảt triển, cũng như bao người, gia đình tôi, cứ năm hết Tết đến sắm sử­a chút đỉnh tất niên. Tất nhiên là phải mời bạn bè đến chung vui.
    Điểm mặt, bạn bè của tôi hầu như đủ cả : thằng Hồng, thằng Anh, thằng Tấn, thằng Lễ, thằng Lê, thằng An. Chỉ vỏn vẹn chừng ấy đứa bạn. Tất cả có mặt. Tất cả đang nói chuyện. Và hầu như - qua tôi - mọi người cũng đã biết nhau.
    Bia được rót ra. Chúng tôi nâng ly chúc tụng nhau. Đồ ăn được dọn sẵn. Vợ con tôi xuống nội dự tất niên ở dưới đó. Chỉ còn chúng tôi với nhau. Năm nào cũng vậ­y, mỗi khi có chút “sương sương”, vợ con tôi biết điều lắm, không bao giờ quấy nhiễu chúng tôi, để mặc chúng tôi ăn uống, nói chuyện.
    Độ vài ba ly, đứa thì mặt tái, đứa thì mặt đỏ, nhưng tất cả hầu như đều muốn nói, đều muốn giơ ly chúc tụng nhau. Thằng Hồng, thằng Tấn đi đến đâu là có nụ cười ở đó, nâng ly, giọng oang oang đầy vẻ quan chức, đồng thanh cao hứng : “Xin chúc gia chủ tiền vô như nước, tài lộc dồi dào !”. Tất cả vỗ tay, vỗ tay…
    Lời qua tiếng lại, nào là chuyện làm ăn, chuyện các bà xã, chuyện học hành con cái…Nói đi nói lại cũng chừng ấy chuyện…Cái được vui nhất của chúng tôi là cười. Hầu như cả năm làm ăn, không thời gian thăm hỏi nhau, không có chút rảnh để uống ly cà-phê tâm sự cùng nhau, giờ được cười là quá tuyệt vời. Chúng tôi cười xả láng, cười như thể trút tất cả phiền muộn để thành người cười.
    Tự dưng lòng tôi có chút bâng khuâng. Cũng nụ cười của tôi nhưng giờ có khác mọi khi. Giờ, tôi cười thành tiếng, cười rũ rượi, cười không bị trói buộc bởi chuyện gì khác. Không phải là nụ cười xã giao, không phải là nụ cười gượng, cũng không phải là nụ cười khi được quà biếu - thi thoảng tôi cũng được quà biếu của phụ huynh, nhất là ngày 20-11, cũng không phải nụ cười buồn khi xa nhau của những kẻ hữu tình.
    Không biết các bạn ra sao khi có người hiểu lòng mình, cùng mình uống đôi ly, cùng mình ngà ngà ? Riêng bọn chúng tôi như gần nhau hơn, như phơi lòng cho nhau. Và đến lúc này, chúng tôi không muốn nói gì nữa ngoài chuyện văn nghệ, văn gừng, vui vẻ cuối năm. Chuyện “sương sương” rồi hò hát, có khuấy động con phố nhỏ, trở thành chuyện bình thường với mọi người ở quanh đây. Chúng tôi hát những bài hát thời trai trẻ. Từ “Hát cho dân tôi nghe” đến “Bão nổi lên rồi”, từ “Lá đỏ” đến “Sáu mươi năm cuộc đời”…, ai thuộc đoạn nào thì hát đoạn đó. Không cần đúng nhịp, không cần đúng giai điệu ; miễn là có hát, có nghêu ngao cho đời vui, đời cười trong những ngày cuối năm.
    Tôi chuếnh choáng, lấy đũa gõ chén đề nghị mọi người cho tôi hát bài “Cô hàng nước”, coi như một kỷ niệm đẹp của mình, như để nhớ một thời tôi sống thậ­t với lòng mình. Hát xong, tôi yêu cầu An : “Nè An ! Bọn chúng tau muốn nghe mi đọc thơ !”. An là nhà thơ, chúng tôi gọi nó như thế vì thơ nó có lúc được đăng báo, nó cũng in một tậ­p thơ tình ở thế kỷ trước. Mặt An tái. Nó lúng búng : “Ừ ! Thì đọc. Nhưng đợi mình chuẩn bị đã”. Nói xong, nó đứng lên xin phép vào phòng riêng của tôi.
    Chúng tôi biết tỏng việc chuẩn bị của nó. Mỗi lần nó đọc thơ thì như thể lên đồng. Phải có quần áo đặc biệt và chỉnh tề, phải trịnh trọng như thể thổ lộ tình yêu với ai đó…Nói chung, nó đọc thơ như đọc kinh trong lễ nhà thờ bằng niềm thành kí­nh tậ­n đáy lòng của nó.
    Chúng tôi vẫn cười, vẫn huyên thuyên chi xứ. Và rồi An xuất hiện. Lần này, trước mắt chúng tôi không phải là thằng An ngày thường. Nó mặc bộ quần áo đã cũ, nhưng sạch sẽ. Bộ y phục không còn hợp thời. Thậ­t là buồn cười cho cách ăn mặc của nó ! Quần không ly ; áo như bó sát thân người. Chúng tôi vỗ tay chào mừng An, chào mừng thi sĩ.
    An đằng hắng, rồi nâng ly uống một hớp bia. Chậ­m rãi, nó nói : “Sau đây, tôi xin đọc bài thơ “Quà yêu” mà tôi đã làm mới đây”. Chúng tôi vỗ tay.
    Giọng thơ An trầm xuống. Chúng tôi như cuốn vào từng câu chữ, từng lời An đọc. Đại khái, qua bài thơ, chúng tôi hiểu được nỗi lòng riêng của nó. Mười lăm năm trước, nó yêu một cô gái. Biết cô ấy có chồng con mà nó vẫn cứ yêu. Nó làm thơ tặng cô ấy. Bọn chúng yêu nhau, quả là vậ­y. Nhưng tình yêu của chúng đẹp như những bài thơ làm đẹp cuộc đời. Kể cũng lạ, yêu gì mà cứ hiền khô như bồ tát. Bạn bè biết vậ­y nên ai cũng trân trọng mối tình “hi hữu” của chúng. Và rồi, mừng ngày nó được đi dạy, cô ấy may tặng nó bộ áo quần, gọi là chút quà.
    Và từ đó, chỉ khi đọc thơ tình, An đều lấy bộ quần áo ngày xưa ra mặc như một thứ đồ lễ cho cuộc nguyện cầu thơ. Lời thơ của An cứ trào ra, trào ra như thể lử­a cháy bùng trên bờ tình ái.
    Tôi như cháy trong lời thơ của An. Giọng An dứt khi nào tôi chẳng rõ. Tôi nhìn lại chí­nh tôi. Tôi đang mặc bộ quần áo mới may, món quà yêu của vợ tôi sắm cho tôi ngày Tết.

    Giáp Thân – 2004
    Phan Trang Hy
    Trí­ch từ tậ­p truyện NGƯỜI THẦY DẠY BÚP BÊ, Nxb Văn nghệ, 2009

    0
Reply
  • baconta 11 years ago

    Xin chào . Có bạn nào biết ở đâu có cuốn Vang Tiếng Ruồi Xanh của Nguyễn Thụy Long ?

    VM Messenger có dự định post truyện đó lên khong ?

    Cảm ơn các bạn!

    0
  • 11 years ago

    Ω có cuốn Vang Tiếng Ruồi Xanh

    Truyện dài 9 chương, nếu có vài thành viên đang ký tình nguyện đánh máy thì Ω sẽ scan và post lên vietmessenger.com

    0
  • baconta 11 years ago

    Cảm ơn Ô Mé Ga trả lời!

    Nhưng nếu Bạn scan và post lên Vmessenger thì ai cũng đọc được, sao còn phải đánh may? Chắc là còn vấn đề kỹ thuậ­t gì nữa mà tôi không biết!

    Cảm ơn Bạn!

    0
Reply
TO TOP
SEARCH