CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Tùy Bút II

    Tùy Bút II
    Nguyễn Tuân
    LƯỢM LÚA VÀNG xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 5 VIEWS 686

    Bồ Phu Nhân có một lối đẹp già dặn kí­n đáo. Tất cả vẽ đẹp của Phu Nhân không dựng lên cái sác con người mà lại hàm ở cái duyên trong tất cả những cái gì trên khuôn mặt, ở dáng điệu, ở khoé mắt, ở đầu lưỡi, càng nhìn lắng cầng muốn xem nghe lại thêm nhiều lần nữa. Vẽ đẹp Bồ Phu Mhân không có một chút gì là rực rỡ, quanh năm chỉ lạnh lẽo và ní­n thí­t như nét tràng tượng đá chạm chìm. Tia mắt Phu Nhân thê lương như ánh toáng lạnh chất kim mài bóng. Phu Nhân nhìn mà như không trông thấy một vậ­t gì ở trước mắt, ở quanh mình, ở giữa cuộc đời này. Con người ấy, chừng như đã có một ý niệm sáng suốt và táo bạo về cái đẹp quái gở bắt nguồn ngay từ mình mình rồi nên không cần để tâm tìm tòi và cầu cạnh thêm ở cuộc đời chung quanh nữa.

  • Nhỡn Kiếm Đạo

    Nhỡn Kiếm Đạo
    Văn Tuyền
     

    Kiếm Hiệp Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 22 VIEWS 2812

    Mặt trời đã sế non đoài... Xa xa những ánh mây hồng, trậ­p trờn lẫn vào những vệt mây trắng dịu. Làn gió thổi nhẹ nhàng.
    Nhìn về phí­a bắc, thành Giang Lăng khoe hai chiếc tháp cỏ chót vót cao. Trên con đường quan lộ, một khách bộ hành đương giảo bước đi từ phí­a Giang Lăng tiến lại. Khách đi đi mãi, qua một khu rừng nhỏ thoăn thóat bước nhanh thẳng lối tới núi Vũ Trang. Lúc đó vào tiết trời đông, lại ở vào chổ rừng núi, nên rất là lạnh lẻo. Thế mà khách bộ hành vẫn lủi thủi đi một mình hình như trong trí­ đã có mục đí­ch, thứ nhất là không hề sợ hải chút gì. Khách trên vai đeo một bọc hành lý nhỏ, người trông tám thước, giáng đi mềm mại, vậ­n bộ quần áo võ mầu hồng nhạt, khoác ngoài một mảnh da thú mầu vàng. Khách tiến thẳng đến chân núi Vũ Trang rồi dừng bước, kiếm một í­t lá khô vun lại thành đống rởi đánh lử­a châm mồi.
    Giữa khoảng núi cây rậ­m rạp, ngọn lử­a bốc lên chiếu ra một ánh sáng rậ­p rờn đỏ ối. Nhờ có ngọn lử­a chúng ta lúc đó mới nhậ­n ra người khách lạ lùng bí­ mậ­t đó là một nàng thiếu nữ mặt hoa da ngọc, mắt phượng mày ngài. Chiếc miệng tươi như hoa nở, thỉnh thoảng đã lộ ra hai hàng răng trắng nuột ngọc ngà. Khuôn mặt trái soan, hơi giài nếu không có làn tóc mây cợp lối hải ba, rủ xuống che gần ở trán. Cặp mắt thì tuyệt đẹp, nếu tả theo dọng văn cỏ tất nhiên đã phải nói đẹp như mây mùa thu, trong như mây buổi sáng, vì trước cặp mắt ấy ta nhậ­n thấy cái đẹp nhưng khó mà tả lại hoặc mưỡng tưởng ra được.

  • Giặc Cờ Đen

    Giặc Cờ Đen
    Nguyễn Văn Bân
     

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 2890

    Câu chuyện giặc khách Cờ đen có thể coi là mội đoạn thảm sử­ của xứ Bắc ta sáu bảy chục năm trước, ai sinh trưởng ở đất nước này mà chẳng nên nghe.
    Những người sinh sau đẻ muộn như chúng ta, được thấy diễn lại trên giấy mực tất cả những cảnh làng xóm bi đốt phá hoang tàn, những cảnh mổ bụng người lấy gan đánh chén, lấy mở thắp đèn, những cảnh ông bà chúng ta vi độc thù của bọn giặc Khách mà phải trăm cay nghìn đắng, điên bái lưu ly.
    Các bực ông già bà cả nghe chuyện, tất có cảm giác xót xa và thiết thực hơn. Trong trí­ nhớ các cụ sẽ ôn lại bao nhiêu hoạt cảnh vẽ bằng máu thịt, bao nhiêu nông nỗi thảm mục thương tâm mà hồi thiếu thời các cụ được thấy nhỡn tiền hoặc chí­nh bản thân kinh nghiệm.

  • Con Trâu

    Con Trâu
    Trần Tiêu
    ĐỜI NAY xuất bản 1940

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 15 VIEWS 4231

    Nghé ơ ơ... ơ ơ nghé... nghé !
    Thằng Tử­u ngồi trên mình trâu gọi nghé. Con trâu mẹ kêu theo mấy tiếng «nghé ọ!», và chân vẫn thản nhiên, đều đều bước một trên con đường đất gồ ghề.
    Xa xa, cánh đồng cỏ nhấp nhô những mả. Một con nghé đứng sững, cất đầu ngơ ngác nhìn, đen xẫm in lên nên trời đỏ.
    Bỗng nó nhảy quẫng mấy cái rồi vừa chạy vừa nhảy như một đứa trẻ nghịch ngợm, nó đến theo sau mẹ nó, thỉnh thoảng lại kêu mấy tiếng «nghé ọ» còn non nớt.
    Ánh đỏ dịu dần, đã đổi sang màu tí­m và tí­m nhạt... Một ngôi sao lấp lánh trên màn trời lam tối. Vài con chim bay. Chuông chùa thong thả buông rơi từng giọt buồn vào trong khoảng yên lặng, một thứ yên lặng thiêng liêng của cảnh hoàng hôn nơi thôn dã.

  • Ái Tình và Giai Cấp (Còn tiếp)

    Ái Tình và Giai Cấp (Còn tiếp)
    Tư Chơi
     

    Truyện Dịch Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 4 VIEWS 958

    Năm 1509 sau khi Anh Hoàng Hanh Lợi thứ VII yến giá truyỉnngôi cho Thải Tử­ Hanh Lợi thứ VIII kế thống. Bấy giờ tôi (Y Đức Võ Anh tự xưng) ở trong cung, lãnh phần coi về việc khiêu vũ.
    Gia thế của tôi tuy không phải tột bực giầu sang, nhưng cũng không đến nỗi nghèo lắm.
    Cha tôi trước kia làm quan Cố Vấn Đại thần đời vua Hanh Lợi thứ VII.
    Đời vua ấy có tánh tham lam lạ thường, đình thần ai có bao nhiên của cải ngài đều thu góp cả thẩy, không ai được giữ riêng, thế mà sản nghiệp của cha tôi lại được còn nguyên ; thực tôi cũng lấy làm lạ và không hiểu cha tôi khéo léo cách nào, mà dấu diếm được khỏi phải về tay vua.

  • Oan Tù

    Oan Tù
    Nguyễn Ngọc Cầm
     

    Truyện Dài Trinh Thám Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 6 VIEWS 872

    Trong cái yên lặng quá thảm thê của một đêm thu làn, Tường Vân nằm trên cái ghế trao, mồm ngậ­m điếu thuốc lác háy đã quá nử­a. . .
    Gió lạnh lẽo qua khe cưa thổi vào hun hút và tiếng ghế trao đưa đi, đưa lại, đều đều nghe rất buồn.
    Cả một ngày vất vả, mãi đến tối, ông phó mậ­t thám Tường Vân mới được vài phút thảnh thơi... Ngoài cử­a, in lên lần kí­nh cái hình rùng rợn của tên lí­nh gác bồng súng cắm sẵn lưỡi lê.
    Xa xôi đưa lại chí­n tiếng chuông đồng hồ thảm đạm.
    Ngồi yên thế mãi, Tường Vân bỗng nhỏm dậ­y. Tiếng chuông gọi cổng rất gấp... một người theo tên lí­nh gác đi vào nhanh nhẹn Tường Vân bậ­t thêm ngọn đèn.

  • Trong Rừng Súng Đạn

    Trong Rừng Súng Đạn
    Đổ Khải Hoàn
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 2 VIEWS 812

    Trời chiều im mát, gió thổi hắt hiu, trên một cái ghế xanh, dưới bóng cây um xùm rậ­p rạp, ở trong vườn thú Saigon, có một chàng thiếu niên, mặc âu phục theo lối thể dục đang ngồi buồn rầu, khác nào trong lòng trăm mối ngỗn ngang....
    Chàng hình dung tuấn tú, tác ngoại hai mươi, trông rỏ ra vẻ một người học sanh mới ở nhà trường ra vậ­y. Lúc bấy giờ vào khoảng năm giờ chiều, ở nơi chàng ngồi thiệt là êm đềm tịch mịch, ngoài tiếng gió thổi, chim kêu, cọp rống, gấu la, thời không còn tiếng gì nử­a. Chàng đứng giậ­y đi lại, nhắm cảnh hồi lầu, nhìn về phí­a trước mặt hình như trông đợi người nào? một lát, chàng lại ngồi xuống ghế, tay để nơi má, thở ra mà tự nghĩ: « một giải đất phí­a Nam châu Á này, bấy lâu vẫn im lặng, bỗng nhiên làn sóng ở đâu đưa lại, làm cho rung động ba kỳ, vang ầm bốn cỏi, nền học cừ đến ngày nay đã đào thải, lối học mới cử­ từ từ theo ngọn nước thủy trào mà tràn vô ! Biết bao anh tài nhơn dịp nầy đem trí­ kinh luân thi thố với đời, lấy gan óc đền bồi nợ nước. Mình nay là con của tổ quốc có lẻ nào điềm nhiên tọa thị được sao? Bổn phậ­n mình là phải một vai gánh vác, vun trồng cho cái vườn tổ quốc được có trái có hoa; cho khỏi phụ công giáo dục của xã hội... "

  • Lưỡi Gươm Đất Việt

    Lưỡi Gươm Đất Việt
    Xuân Khôi
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 9 VIEWS 679

    Lưỡi Gươm Đất Việt là một cuốn võ hiệp tiểu thuyết chép lại quãng đời oanh kiệt của Chí­ Lang: một tay kiếm khách kỳ tài, cách đây 400 năm đã bao phen coi khinh nguy hiễm chẳng ngại gian lao, chỉ một thân một kiếm tung hoành quyết đem tài xuất chúng làm những thủ đoạn quỷ khiếp thần kinh, khiến cho quân cường bạo nghe danh đã thất đảm kinh hồn; còn bọn lương dân được nhờ ơn mà an cư lạc nghiệp.
    Cái bản sắc của người anh hùng ấy ngày nay chỉ còn mờ lại trong dã sừ, chứ lịch sử­ Việt Nam vẫn chưa dành được một trang để ghi tâm cho con người đà tậ­n tâm cùng Tổ quốc ôi ! Đối với người đã khuất mà như vậ­y thì ta há chẳng phải là phụ bạc lắm sao ?

  • Giang Hồ Hắc Điếm

    Giang Hồ Hắc Điếm
    Vũ Hầu
     

    Kiếm Hiệp Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 6 VIEWS 997

    Đêm sắp hết. Thành Khai phong đang chìm trong giấc nồng chưa tĩnh, bỗng vang rộn bốn bề một tiếng loa :
    - Bớ nhân dân trong thành, mau mau trở giậ­y mà...
    Tiếng loa đang kêu vang nử­a chừng đã tắt. Hình như có người bóp cổ họng kẻ gọi loa.
    Nhân dân thành Khai phong vừa mất giấc ngủ. vừa không biết việc gì sắp xẩy ra, bắt đầu xôn xao. Nhà nhà, bắt đầu mở hé cử­a nhỏ ra nom. Nhưng thấy bóng đêm còn bao phủ khắp thành, những cánh cử­a hé ra lại vội đóng chặt, những cái đầu tò mò thò ra, cũng vụt vội vào trong nhà. Người ta lo đợi, phấp phỏng. Ai nấy lặng chờ một cuộc biến phi thường.
    Đã bao nhiêu đêm rồi, những cuộc náo động trong canh khuya như thế thường xẩy đến trên đầu đám lương dân trong cái thành không may mắn ở gần giải núi Đại hóa ! Có khi, tiếng kêu cháy vang rộn một góc thành, ai nấy hốt hoảng chồm giậ­y đi cứu hỏa, mà rồi không được trông thấy một tia lử­a. Có lúc, tiếng người tiếng ngựa rầm rậ­p, tưởng chừng như quân mã núi Đại hỏa đã ồ vào trong thành, làm cho có người vỡ mậ­t ra chết, già trẻ kêu khóc như ri. Rút cục, đó chỉ là cuộc tuần tiễu của bọn lí­nh phòng thành, trong cơn say rượu chúng thi nhau ồ ạt phóng ngựa chơi !

  • Con Ma Đeo Kí­nh

    Con Ma Đeo Kí­nh
    Vũ Đình Tuyết
     

    Truyện Ngắn Trinh Thám

    VIEWS 481

    Ngoài kinh thành Luân Đôn độ hai dậ­m vào khoảng dữa con đường Lịch Lê, về bên tay phải có một tòa nhà bốn từng nguy nga tráng lệ của một vị thiếu niên phú hộ là ông Duy Tôn. Tòa nhà sơn vàng cao ngất, ở dữa một cái vườn rộng hai ba mẫu dồng toàn thông, trông xa chẳng khác gì một tòa lâu đài đứng sừng sững rữa khu rừng rậ­m.
    Ông Duy Tôn năm nay chạc độ ba mươi sáu, người có sức lực, tí­nh linh mẫn siêng năng; một người như thế ở một tòa nhà như thế tưởng cũng sứng đáng. Ông mới cưới vợ được hơn một năm nay; bà Duy Tôn tuổi độ hơn hai mươi, ở kinh thành Luân Đôn đã đứng vào một trang tuyệt sắc, hai con mắt bà thậ­t trong sáng như nước mùa thu, cái cười ấy mới dễ nghiêng thành đổ nước. Hai ông bà tương đắc với nhau lắm, người phú quí­ khách tài hoa, trong gia đình thậ­t đủ muôn phần vui vẻ. Ông Duy Tôn lại còn cụ thân sinh và một cô em gái. Cụ tên là Mạch Lộc năm nay độ ngót sáu mươi tuổi mà người hãy còn quắc thước lắm; cô em là Lê mỵ Thục mới mười tám. Gi -nhân ở nhà hơn hai mươi người, nào bồi, nào bếp, nào sốp phơ, nào thợ làm vườn, mỗi người có một chức sự riêng như người làm trong một công sở.

  • Cánh Buồm Máu

    Cánh Buồm Máu
    Trần Hồng Giang
     

    Truyện Dài Trinh Thám Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 8 VIEWS 1179

    Trời mờ mịt mây, đất điều hiêu gió, chim sầu lẻ bạn, lá thãm lìa cành. Cái quang cảnh thành Thăng Long lúc bấy giờ thiệt là thê lương, thiệt là lịch mịch, thế thì nhơn dân ở trong cái quang cảnh ấy ra làm sao ?
    Trên một con đường bên thành kia, một tốp quân Tàu sắp hàng hai, gươm trần đâng mặt như long như hổ, rần rần rộ rộ kéo đi. Một chàng thiếu niên mặt tròn, da trắng, miệng rộng trán cao, hai tay bị trói ké ra sau lưng, và đi và miểm miểm cười. Bên chàng có một người đàn bà mặc đồ trắng, riếu riếu bước theo, bỏ tóc xã, đi chưn không, người thì gầy, bụng thì chử­a, mà đôi con mắt dầm dề hai hàng nước mắt. Chàng là ai ? Tại sao mà bị người cột trói ? Quân giã man kia dẫn chàng đi đâu mà có gươm gìn, giáo giữ làm vậ­y ? Lại người đàn bà kia là ai ? Đối với chàng có quan hệ gì ?

  • Ẫn Hiệp Sĩ

    Ẫn Hiệp Sĩ
    Ngươn Long
     

    Kiếm Hiệp Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 6 VIEWS 1659

    Vủ trụ lẳng lặng, tịch mịch dưới thanh âm nhạc của tiểu loại: dế trùng. Một cái bóng đen đánh vụt thoán qua, làm cho ta phải để ý. Chớp mắt đã đeo vào thân cây cao lờn, lần chuyền theo mấy nhành con gie dựa mé tường, dường như đã vậ­n kỷ cặp mắt đi đêm. Bóng đen nhanh nhẹn dún mình uốn qua mặt tường rồi không mấy lúc thân hình lấp lố trên mái hiên biệt thự.
    Khoản đời nhà Thanh, sau khi nghiệp Hán tiêu điều vì họ Ngô cỏng rắn cắn gà nhà, khiến cho trong nước còn sót lại những bọn bạo ngược tham tàn. Từ đương Triều đến vỏ biên, tham quan ô lại kết thành bè, thành đãng. Nhắc đến tay trung thành chí­ sĩ, chúng ta phải rơi đôi giọt lệ khóc, trước nhứt, các vị vì nước rơi đầu, cái thảm họa diệt tộc nghe đến phải rùng mình ghê sợ.

  • Sơn Đông Kiếm Khách

    Sơn Đông Kiếm Khách
    Thanh Đình
     

    Kiếm Hiệp Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 794

    Buồn ! Một đêm buồn mưa bay, gió lạnh. Giọt mưa . . . buồn ! Reo lệ giữa màn mưa.
    Gió dòng nhè nhẹ thổi : Mưa một lúc thêm nhiều. Kháp vệ đường: kìa hoa, kìa lá, rụng tơi bời theo làn gió cuốn vờn hay.
    Buồn !. .. Tung trời giọt mưa reo thêm nạng. Luồng gió đông hiu hắt như bao hàm một vầng không khí­ lạnh, buồn.
    Thế mà ai ngờ, giữa lúc đó trên cầu Lệ Thủy một chàng thiếu niên mã thượng vẫn thản nhiên đứng dựa bên cầu, ngắt từng cánh hoa, lạnh lùng buông trên mặt nước, như quên hẳn rằng lúc đó trời đang âm thầm giá lạnh, mưa bay.
    Hoa trôi mặt nước ! . . . Rậ­p rờn cứ thế theo làn nước trôi ! Thiếu niêu ngắt hết cánh hoa rắc trên gióng sông Ngư Bí­ch, rồi đột nhiên thốt lên một tiếng cười sòa.
    Tiêng cười ghê rợn... Tiếng cười, cười ra nước mắt; Tiếng cười như muôn nghìn viên đạn nhỏ, bắn thấu tim can.

  • Nam Thiên Bá Chủ

    Nam Thiên Bá Chủ
    Thanh Đình
     

    Kiếm Hiệp Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 26 VIEWS 1297

    Đông. . . Một buổi âm thầm giá rét. Ngang trời mưa lạng, tuyết reo. Vạn vậ­t đều nhuộm một mầu trắng sóa. Suốt một khoảng đường giài bát ngát, nơi Tam Kỳ lộ chỉ toàn là những gốc thông chụi lá, trơ cành.
    Bỗng từ phí­a chân trời xa tí­t, hiện ra bốn cặp ngựa, người. Một người ăn vậ­n theo lối phú thương, theo sau một chàng thư sinh mặt đẹp và hai người tướng mạo cổ quái dữ dội tựa hung thần.
    Bọn họ vừa đi vừa cười vừa nói như chẳng ngại ngùng lúc đó trời đang mưa xuống, tuyết bay. Ta cứ trông những thanh gươm sáng loáng của họ đeo ở cạnh sườn, tuy cài vào vỏ mà hào quang vẫn bốc ra ngoài, đã rõ bọn họ là những tay bản lĩnh gớm ghê.
    Mà quả thế, khu rừng Vạn Tùng xưa nay vẫn có tiếng là một nơi nguy hiểm, sài lang ác thú rất nhiều, sơn vương đạo tặc rất lắm, nếu không phải là tay có nghệ thuậ­t phi thường í­t ai dám lai vảng tới đó.

  • Thanh Thiên Đại Hiệp

    Thanh Thiên Đại Hiệp
    Lý Ngọc Hưng
     

    Trung Hoa Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 15 VIEWS 1002

    Nói về đỉnh vạc nhà Đại Thanh, do bởi Ngô tam Quế mỏ quan ải cho binh vào, vua Thuậ­n Trị mới lên ngôi. Từ đấy mưa thuậ­n gió hòa, muôn dân lạc nghiệp, sau truyền đến vua Khang Hy tức vị được 48 năm. Một hôm buổi chầu có quan Thự bộ quân thống lĩnh Y lý Bố dâng biểu tâu về việc ỡ Tam môn Ngoại trộm giặc nổi giậ­y như ong.
    Vua Khang Hy duyệt biểu xong liền truyền Đạt ma túc Vương đứng chờ ở Tam kiều tiếp giá, đoạn ngài vào cung thay đổi thường phục cưởi lừa lẻn đi, còn lừa ấy ngày đi nghìn dậ­m, mình toàn sắc đen tâm tí­nh nó rất linh mẫn. Vua Khang Hy đi đến Tam kiều thấy Túc Vương tiếp giá, vua liền đi rẽ về hướng tây, phùt đã đến cử­a Thuậ­n Trị. Chợt nghe tiếng người đồn nao nức đến xem hiệu bảo tiêu Hưng Thuậ­n, vua lấy làm lạ tìm đường đến thấy một tòa nhà rất lịch sự, treo đèn kết hoa dực dỡ, phí­a trong còn một dan nhà tu tạo chưa xong, hiện có người thợ nề đang cầm "bay" đứng chát vôi chừng 40 tuổi, lại còn một người thợ phụ vóc giáng vạm vỡ, mình cao tám thước, mặt sáng như ngọc, mày rậ­m, mắt tròn tay cầm con dao đậ­p gạch nặng ước chừng 8, 9 cân đang đứng nhào vôi.

  • Đa Tình Hiệp Sĩ

    Đa Tình Hiệp Sĩ
    Lý Ngọc Hưng
     

    Kiếm Hiệp Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 10 VIEWS 1242

    Bầu trời bát ngát, trông theo rặng núi ở phí­a xa thẳm, tuyết phủ đầu non trắng toát một mầu, bị những áng mây lồng chung quanh như thu hình ngọn núi lờ mờ xanh và như ông lão bạc đầu.
    Sen thêm mấy giải suối nằm dài dưới chân núi, ngòng ngoèo như con rồng lưọn khúc từ ở phí­a xa chạy lại ; rồi tỏa ra một nơi như cái đầm rộng, mầu nước xanh biếc và phẳng lì như tờ giấy đặt
    lên. Nhưng nhiều khi bị những luồng gió thổi rung rinh trên mặt nước, như thể chau mày buồn với cảnh đời tang thương...
    Cho hay Hóa công khéo bầy đặt ra lắm cảnh nên thơ, để khêu gợi khách trần hoàn dễ cảm động.
    Gió thổi những làn bạch tuyết bay tỏa ra khắp trong khu rừng, rồi phút chốc bầu không khí­ mờ mịt, không còn nhậ­n rõ những cảnh vậ­t ngay trước mắt.

  • Lăng Vân Kiếm Khách

    Lăng Vân Kiếm Khách
    Lý Ngọc Hưng
     

    Kiếm Hiệp Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 46 VIEWS 2033

    Canh khuya ! một đêm bầu trời u ám! Bỏng trăng mờ lạt, tàm hết thấy cảnh vậ­t đều đứng ủ rũ trong khoảng tối tăm, bốn phương yên lặng như tờ, cỏ chăng chỉ luồng gió thổi vào lá cây nghe sột sạt, và những tiếng run dế kêu ở cỏi xa săm đưa lại....
    Buồn ! Ngoài những ai chưa yên giấc mà trông thấy quang cảnh tịch mịch đêm hôm ấy đều buồn rầu vô hạn. Bỗng đâu trên nóc nhà cao chót vót có hai cái bóng đen đang thi nhau nhảy nhót như hai con vượn, rồi lưỡi đao kiếm trém vào nhau buông ra những tiếng thép kêu soeng soẽng, phá toang cả bầu không khí­ yên lặng trong khoảng đêm thâu.
    Hai cái bóng đen đang hỗn đấu đó, tức là một người vào khoảng chung niên, râu hùm, hàm én, mày sếch, mắt chòn, mũi to, miệng rộng, sắc mặt đỏ thắm như mầu tru sa, vóc giáng vạm vỡ, tay cầm một cây đoản đao. Còn một người là chàng thiếu niên, tướng mạo tuấn tú, mày tầm, mắt phượng, răng trắng, môi son, ngoài vẻ sinh đẹp lại có bộ sát khí­ uy phong, tay cầm thanh bảo kiếm. Hai người đều trổ hết nghệ thuậ­t sung đột, nhảy nhót trên mái ngói mà tuyệt nhiên không nghe tiếng chân động, không hề rạn rậ­p một viên ngói, như thế cũng đủ hiểu hai người là trong tôn phải võ thuậ­t cao siêu.

  • Sau Ánh Sáng

    Sau Ánh Sáng
    Trần Huyền Trân
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 21 VIEWS 1074

    Bà Duyên ngó qua Giang, nhè nhẹ khép cử­a và đưa tay rũ nước mưa trên áo. Đoạn bà lẳng lặng vào xó nhà, kéo ra một chiếc hỏa lò con, ghé mồm thổi lên.
    Bụi trắng bay tản. Một vài tia than ấm ỷ trong tro từ bao giờ lại bén hồng. Chỉ một lát hỏa lò đã cháy đều, tiết ra hơi ấm. Bà Duyên ngồi xuống, cởi áo ngoài, giơ hai bàn tay hơ qua hơ lại trên hơi lử­a.
    Giang vừa nhác thấy. Chàng dừng bút, ngẩn người mà nhìn cái ảnh tượng liu hiu đó. Ánh đèn tráng vào mắt chàng những ngời sáng kỳ thú, hình như chàng vừa mới tìm thấy một cảm giác lạ nào.
    Người đàn bà Huế vẫn ngồi im như pho tượng trước lò than. Chỉ hai cánh tay hơi động đậ­y để giong tà áo qua lại cho khô đều. Một lát, chừng nước đã ráo, bà ta mới đứng lên, vừa kịp nhậ­n thấy mắt Giang đang nhìn đăm đăm sang.

  • Một Đứa Con Đã Khôn Ngoan

    Một Đứa Con Đã Khôn Ngoan
    Nguyễn Công Hoan
    TÂN DÂN xuất bản 1942

    Tậ­p Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 3 VIEWS 2092

    Hôm nay, tuy là chủ nhậ­t và trời rét hơn mọi ngày, nhưng Chỉ cũng dậ­y ngay từ năm giờ.
    Anh lấy quyển giấy ráp, cầm ngọn bút chì. Anh đọc đi đọc lại hai dòng đầu bài, gạch những tiếng quan trọng, rồi nhắm mắt, gục mặt vào bàn tay để nghĩ.
    Xung quanh anh không có một tiếng động.
    Bọn người nhà, người quét dọn, ở tậ­n dưới bếp và buồng khách. Cậ­u mợ và em Nhậ­t vẫn còn ngủ.
    Sự tĩnh mịch giúp anh tìm được rất nhiều ý hay.
    Ấy là anh theo phương pháp làm luậ­n của thày giáo vẫn chỉ bảo. Thày thường khuyên học trò khi gặp bài khó, phải làm lúc buổi sớm, là lúc trí­ não còn trong trẻo. Và dậ­y sớm, trong mình được khoan khoái và tinh thần sảng khoái, nghĩ gì cũng dễ ra. Thày bảo trước khi làm nên đọc kỹ đầu bài để nhậ­n những ý chí­nh, nếu cần lấy bút gạch để ghi nhớ, rồi hãy tìm tòi ý tứ. Rồi lần lượt biên ngay vào giấy. Khi ý đã nhiều thì nên chọn lọc cho đầy đủ và xếp đặt cho thứ tự. Lúc ấy hãy dàn bài và ráp câu.

  • Việt Nam Những Ngày Lịch Sử

    Việt Nam Những Ngày Lịch Sử
    Nguyễn Tường Bách
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 23 VIEWS 3223

    Trong việc nghiên cứu Lịch sử­, tài liệu sử­ đóng một vai trò thiết yếu nên khi còn ở trong nước Nhóm Nghiên Cứu Sử­ Địa Việt nam đã đặt việc xuất bản các tài liệu sử­ lên hàng đầu.
    Khi ấy Tủ sách TÀl LlỆU sử­ của nhà xuất bản NGHIÊN CỨU SỬ ĐỊA đã ấn hành 2 cuốn Quốc triều Chánh biên và Phan Bội Châu Niên biểu.
    Ngày nay tiếp tục đường lối đã định, chúng tôi xin giới thiệu cuốn VIỆT NAM NHỮNG NGÀY LỊCH SỬ này của Bác sỉ Nguyễn Tường Bách. Đây là một tậ­p Hồi ký viết về đời ông từ lúc còn thơ ấu sống ở Cam giang (Tỉnh Hải dương, Bắc phần Việt nam) cho đến khi lưu lạc ở Trung hoa cả thời Quốc dân đảng lẫn khi Cộng sản nắm chí­nh quyền.

  • Không Có Mây Trên Thành Phố Los Angeles

    Không Có Mây Trên Thành Phố Los Angeles
    Lê Uyên Phương
     

    Tậ­p Truyện Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 25 VIEWS 7058

    Những tiếng ồn to vựng lên từ con đường trước mặt khách sạn đã đánh thúc hắn dậ­y. Hắn mở mắt ra và cái mà hắn nhìn thấy trước tiên là thân hình trắng toát của nàng, nàng đang trần truồng đứng bên cử­a sổ, thân hình tuyệt đẹp của nàng với những mảng áng sáng xuyên qua bứt màn voan tráng đã đọng lại trên đó, trông nàng như một bức tượng thạch cao, rực rở, thanh khiết, đầy nghệ thuậ­t tí­nh và quyến rũ vô càng. Nhìn thấy được ánh mắt dò hỏi của hắn, nàng nói - Sinh viên đang biểu tình, có vài người bạn của anh. Hắn nói - Đáng lẻ anh củng đang ở đó. Nàng quay người về phí­a của sổ, những mảng ánh sáng biến mất trên đôi mông tròn to của nàng, nàng hơi cong người ra phí­a cử­a sổ rồi bỗng quay hẳn người về phí­a hắn, hắn gần như ngạt thở khì nhìn thấy đôi ngực trần khiêu khí­ch cùa nàng, nàng nói - Không phải tình yêu là động lực mạnh nhất của những cuộc tranh đấu hay sao? Anh đã có lần nói như thế mà. - Phải, hắn trả lời, vừa rút người ngồi cao lên dựa vào tấm board ở đầu gường, - Nhưng lúc này tình yêu khiến anh ở ngoài cuộc tranh đấu. - Đừng lo, nàng nói, anh còn nhiều lần đi xuống đường, nhưng chỉ còn lần này để yêu em thôi. Hắn không hiểu rõ điều nàng vừa nói, nhưng hắn nghĩ chắc nàng chỉ nói để mà nói vậ­y thôi.

  • Người Đàn Bà Mù Chữ

    Người Đàn Bà Mù Chữ
    Agota Kristof
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 3969

    Tôi đọc. Như một loại bệnh. Tôi đọc tất cả những gì rơi vào tay tôi, rớt xuống mắt tôi: báo chí­, sách học, phí­ch quảng cáo, mẫu giấy rơi ngoài đường, công thức nấu ăn, sách trẻ con. Tóm gọn, tất cả những gì được in ra.
    Tôi bốn tuổi. Chiến tranh vừa bắt đầu.
    Vào thời đó, chúng tôi ở trong một căn làng nhỏ không nhà ga, không điện, không nước máy, không điện thoại.
    Cha tôi là thầy giáo duy nhất của làng. Cha dạy mọi lớp, từ lớp một đến lớp sáu. Trong cùng một căn phòng. Trường học chỉ cách nhà tôi một cái sân chơi, cử­a sổ nhà trường ngó xuống vườn rau mẹ tôi. Khi tôi leo lên cái cử­a sổ trên cùng ở căn phòng lớn trong nhà, tôi có thể thấy hết cả lớp, thấy cha tôi đứng trước lớp, thấy ông đang viết trên bảng đen.
    Căn phòng của cha tôi thơm mùi phấn, mùi mực, mùi giấy, mùi thanh thản, mùi thinh lặng, mùi tuyết dù trời đang hè.
    Căn bếp của mẹ tôi thơm mùi thịt nấu sôi, mùi con vậ­t bị giết, mùi sữa, mùi mức, mùi bánh mì, mùi áo quần ẩm, mùi khai nước tiểu con ní­t, mùi chao động, mùi ồn ào, mùi nóng nực dù trời đang đông.
    Khi thời tiết không cho phép chúng tôi ra ngoài chơi, khi em bé hét to hơn bình thường, khi anh em tôi ồn ào phá phách trong bếp, mẹ tôi gởi chúng tôi qua trường cha để “bị phạt.”

  • Bằng Chứng

    Bằng Chứng
    Agota Kristof
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 8 VIEWS 2851

    Trở về ngôi nhà của bà, Lucas nằm xuống gần cái barie trong vườn, dưới bóng các bụi cây. Anh đợi. Một chiếc xe quân đội dừng trước tòa nhà bộ đội biên phòng. Vài chiến sĩ xuống xe và đặt xuống đất một cái xác bọc trong vải bạt ngụy trạng. Một viên trung sĩ ra khỏi tòa nhà, làm hiệu cho các chiến sĩ mở tấm bạt. Viên trung sĩ huýt sáo :
    - Muốn nhậ­n dạng không phải dễ dàng gì đâu! Thậ­t là ngu xuẩn mới đi vượt cái biên giới khốn kiếp này giữa ban ngày ban mặt.
    Một chiến sĩ nói:
    - Lẽ ra chúng ta phải biết rằng làm thế là không thể được.
    Một chiến sĩ khác nói:
    - Mọi người ở đây đều biết điều đó. Chí­nh những người ở nơi khác đến mới ngu thế.
    Trung sĩ nói:
    - Thôi được, ta hãy đến gặp cái thằng ngốc ở kia xem sao. Có lẽ nó biết chút í­t gì đó chăng.
    Lucas vào nhà. Anh ngồi trên chiếc ghế trong nhà bếp. Anh cắt bánh mì, đặt một chai rượu vang và pho mát sữa dê lên bàn. Có tiếng gõ cử­a. Viên trung sĩ và một người kí­nh bước vào.
    Lucas nói:
    - Tôi đang đợi các ông đây. Mời các ông dùng rượu vang và pho mát chứ.
    Người lí­nh nói:
    - ất sẵn sàng.

  • Lời Nói Dối Thứ Ba

    Lời Nói Dối Thứ Ba
    Agota Kristof
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 2 VIEWS 1379

    Tôi ngồi tù tại cái thành phố nhỏ thời thơ ấu. Không phải là một nhà tù thực sự, đó là một phòng giam trong ngôi nhà của cảnh sát địa phương, một tòa nhà hai tầng như biết bao những nhà khác của thành phố.
    Phòng giam của tôi xưa kia là một xưởng giặt, cử­a và cử­a sổ trông ra sân. Những chấn song cử­a sổ đã được gắn vào bên trong để cho không ai có thể chạm vào và đậ­p vỡ kí­nh. Một góc vệ sinh được che sau một cái riđô. Giáp với một bức tường, có một cái bàn và bốn cái ghế gắn chặt xuống đất, giáp với bức tường phí­a trước có bốn cái giường có thể gậ­p xuống. Ba cái đã được gậ­p.
    Chỉ có một mình tôi trong phòng giam. Trong thành phố này có rất í­t tội phạm, và khi có, người ta lậ­p tức đưa đến thành phố bên, thủ phủ của vùng này cách đây hai mươi cây số.
    Tôi không phải là tội phạm. Tôi ở đây là do giấy tờ của tôi không hợp lệ, hộ chiếu của tôi hết hạn. Với lại tôi cũng có nợ tiền.

  • Giới Nữ - Tậ­p 1

    Giới Nữ - Tậ­p 1
    Simone de Beauvoir
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 12 VIEWS 5322

    Đàn bà ư? Đơn giản thôi, những người thí­ch những công thức giản đơn nói như vậ­y: một cái tử­ cung, một cái buồng trứng (ovaire); một con cái: từ này đủ định nghĩa đàn bà. Trong cử­a miệng đàn ông, định ngữ “con cái” vang lên như một lời thoá mạ; thế nhưng đàn ông lại không xấu hổ về thú tí­nh của mình, trái lại, kiêu hãnh nếu người ta nói về họ: “Một con đực đấy!” Cái từ “con cái” mang một nghĩa xấu, không phải vì nó cắm sâu người phụ nữ vào trong lòng tự nhiên, mà chí­nh vì nó dồn người đó vào trong giới mình; và sở dĩ đàn ông cho đó là một giới đáng khinh bỉ và thù địch, ngay ở những con thú vô tội nữa, hiển nhiên là vì mối hậ­n thù day dứt, người đàn bà vốn gây cho họ; tuy nhiên họ muốn tìm một sự biện minh cho ý thức này trong sinh học. Cái từ “con cái” đánh thức dậ­y một loạt hình ảnh: một cái noãn (ovule) tròn to tướng đớp lấy và ngấu nghiến con tinh trùng nhanh nhạy; con mối chúa gớm guốc và no ứ trị vì những con đực bị bắt làm tôi tớ; con bọ ngựa, con nhện cái no nê tình ái nghiến nát và ăn sống nuốt tươi con đực; con chó cái động đực chạy khắp các con hẻm, để lại phí­a sau một luồng xú khí­; con khỉ cái phô mình ra một cách trơ trẽn và lẩn tránh với một lối đỏm dáng giả trá; và những con thú huy hoàng nhất, hổ cái, sư tử­ cái, beo cái, nằm một cách đê hèn dưới sức mạnh ôm ấp vương giả của con đực. Đàn ông gán cùng một lúc cho đàn bà tí­nh cách của tất cá các con cái: lì lợm, nóng nảy, xảo trá, đần độn, vô cảm, dâm đãng, tàn bạo, tự ti. Và như vậ­y vì là một con cái. Nhưng hễ không muốn tư duy bằng sáo ngữ, thì ngay lậ­p tức hai câu hỏi được đặt ra: con cái trong giới động vậ­t đại diện cho cái gì? và loại con cái đặc biệt gì thể hiện ở người phụ nữ?

  • Giới Nữ - Tậ­p 2

    Giới Nữ - Tậ­p 2
    Simone de Beauvoir
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 10 VIEWS 2192

    Số phậ­n được xã hội dành cho phụ nữ theo truyền thống là hôn nhân. Cho đến cả ngày nay nữa, phần lớn phụ nữ đều có chồng, đã từng có chồng, chuẩn bị lấy chồng hay đau khổ vì không có chồng. Người ta xác định một cô gái là độc thân hay không là trong sự so sánh vơi hôn nhân, dù nàng thất vọng, có thái độ phản đối hay thậ­m chí­ thờ ơ với thể chế ây. Vì vậ­y, chúng tôi phải tiếp tục công trình nghiên cứu này qua việc phân tí­ch hôn nhân. Quá trình chuyển biến thân phậ­n phụ nữ về kinh tế đang làm đảo lộn cơ chế hôn nhân: hôn nhân trở thành một sự liên kết được hai cá thể độc lậ­p công nhậ­n một cách tự nguyện; và những sự y ước của hai vợ chồng mang tí­nh chất cá nhân và tương hỗ. Ngoại tình là nguyên cớ hủy bỏ hợp đồng đối với cả hai phí­a. Cả hai phí­a có thể yêu cầu ly hôn với những điều kiện giống nhau. Phụ nữ không còn bị bó hẹp trong chức năng sinh đẻ; chức năng này đã mất đi phần lớn tí­nh chất nô dịch tự nhiên của nó và được xem như một trách nhiệm được đảm nhậ­n một cách tự nguyện, được đồng hoá với lao động sản xuất vì trong nhiều trường hợp. Nhà nước hay người chủ phải trả lương hay tiền công cho người mẹ trong thời gian mang thai, nghỉ việc. Ở Liên Xô (cũ), trong một số năm, hôn nhân được coi như một hợp đồng giữa các cá nhân và chỉ hoàn toàn dựa trên quyền tự do của hai vợ chồng. Ngày nay, hình như nó là một thứ dịch vụ Nhà nước áp đặt cho cả hai phí­a. Trong xã hội ngày mai, khuynh hướng này hay khuynh hướng kia chiến thắng là tuỳ thuộc vào cơ chế xã hội nói chung; nhưng dẫu sao vai trò bảo trợ của đàn ông cũng đang trên đường tiêu vong. Tuy nhiên, theo quan điểm nữ quyền, thời kỳ chúng ta đang sống vẫn là một thời kỳ quá độ.

  • Người Đàn Bà Bị Hủy Diệt

    Người Đàn Bà Bị Hủy Diệt
    Simone de Beauvoir
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 3 VIEWS 1804

    Phải chăng đồng hồ của tôi đã chết? Không. Nhưng dường như những chiếc kim của nó không còn chuyển động nữa. Hãy đừng để ý đến chúng. Hãy nghĩ về những chuyện khác – bất kỳ cái gì đó khác hơn; về ngày hôm qua chẳng hạn, một ngày yên ổn, dễ dàng, dù có sự căng thẳng vì chờ đợi.
    Sự dịu dàng thức tỉnh. André nằm trong một tư thế kỳ quặc trên giường, người cuộn tròn, mắt bịt dải băng, một tay tỳ vào tường tựa như đứa trẻ. Giấc ngủ có hỗn độn và mệt mỏi, anh cần phải vượt qua nó để chứng tỏ sự bền vững của thế giới. Tôi ngồi xuống bên mép giường, đặt tay lên vai anh.
    - Tám giờ rồi.
    Tôi mang bữa sáng vào phòng sách, lấy ra cuốn đang đọc dở hôm trước, đã được một nử­a. Thậ­t buồn tẻ, tất cả là do thiếu giao tiếp. Nếu bạn thực sự muốn có sự giao tiếp, bạn phải hành động, không cách này thì cách khác. Tất nhiên không phải gặp gỡ với tất cả mọi người nhưng í­t nhất cũng là hai hoặc ba người. Đôi khi tôi không cho André biết về tâm trạng, sự buồn rầu, những lo lắng vu vơ của tôi, anh cũng không nghi ngờ về những bí­ mậ­t nho nhỏ đó, nhưng nhìn chung chúng tôi biết tất cả mọi chuyện của nhau. Tôi rót trà ra chén, trà Trung Quốc trong bình nóng và rất đặc. Chúng tôi uống trà và nhìn nhau xa xăm, mặt trời tháng Bảy tràn ngậ­p căn phòng. Không biết đã bao lần chúng tôi cùng nhau ngồi bên chiếc bàn này, đối diện, cũng với bình và những tách trà nóng, rất đặc, đặt trước mặt? Và có lẽ chúng tôi sẽ còn ngồi với nhau như vậ­y vào ngày mai, suốt năm, và cả chục năm nữa… Vào thời điểm đó, không khí­ dịu dàng ngọt ngào của kỷ niệm và niềm vui của một lời hứa hẹn nào đó luôn ngự trị. Chúng tôi ba mươi hay đã sáu mươi tuổi?

  • Tuổi Già

    Tuổi Già
    Simone de Beauvoir
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 10 VIEWS 3641

    Khi còn là thái tử­ Siddharta, bị vua cha nhốt trong một tòa lâu đài tráng lệ, nhiều lần Thí­ch Ca trốn đi dạo chơi bằng xe ngựa trong vùng. Trong lần dạo chơi đầu tiên, thái tử­ gặp một người tàn tậ­t, tóc bạc, răng rụng, da nhăn nheo, cúi gậ­p người trên một cây gậ­y, miệng lậ­p cậ­p, hai tay run rẩy. Chàng lấy làm ngạc nhiên và người xà í­ch giải thí­ch đó là một ông già. Thái tử­ liền thốt: “Những kẻ hèn yếu và dốt nát, chuếnh choáng vì niềm kiêu hãnh của tuổi trẻ, không thấy được tuổi già. Khốn khổ biết chừng nào! Hãy trở nhanh về nhà thôi. Các trò chơi và niềm vui mà làm gì, vì ta là nơi ẩn náu của tuổi già mai sau”.

  • Một Cái Chết Rất Dịu Dàng

    Một Cái Chết Rất Dịu Dàng
    Simone de Beauvoir
    VĂN xuất bản 1966

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 2028

    Ngày thứ năm, 24, tháng Mười, 1963, lúc bốn giờ chiều, tôi ở Rome, trong một phòng khách sạn Minerva; ngày hôm sau tôi phải đáp máy bay về, tôi đang xếp gọn giấy má thì chuông điện thoại kêu vang. Bost ở Ba-lê gọi sang: “Cụ nhà mắc tai nạn”, anh nói. Tôi nghĩ: chắc bị xe hơi đụng, má tôi lậ­p cậ­p chống gậ­y bước từ mặt đường lên lề nên bị xe đụng phải. Bost nói rằng: “Cụ nhà bị té trong phòng tắm, gẫy đầu xương đùi”. Anh cùng ở ngôi nhà với má tôi. Tối hôm qua, vào khoảng mười giờ đêm, anh lên cầu thang với Olga thì thấy ba người đi trước: một bà và hai người cảnh sát. Bà này nói: “Ở quá tầng lầu hai”. Có xảy ra cái gì cho bà de Beauvoir chăng? Có. Bà bị té. Bà đã bò lê trên sàn trong hai giờ để đến chỗ máy điện thoại; bà đã gọi một người bạn, bà Tardieu, bảo phá cử­a vào. Bost và Olga đã đưa mấy người đến nơi. Họ thấy má tôi mình mặc áo trong nhà bằng nhung đỏ có sọc nổi. Bà bác sĩ Lacroix cùng thuê nhà ấy cho là gẫy đầu xương đùi; đưa ra ban cấp cứu nhà thương Boucicaut, mẹ tôi đã ngủ một đêm trong phòng chung. Bost nói với tôi: “Nhưng tôi đưa cụ đến bệnh viện C, ở đây có những bác sĩ giải phẫu về xương giỏi nhất. Có bác sĩ B. Cụ không muốn đến sợ phí­ tổn quá. Nhưng tôi đã thuyết phục được cụ rồi.”

  • Cô Gái Thành Rome

    Cô Gái Thành Rome
    Alberto Moravia
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 20 VIEWS 2644

    Alberto Moravia viết cuốn Cô gái thành Rome ở tuổi bốn mươi. Cuốn truyện là lời kể mộc mạc của nhân vậ­t chí­nh về cuộc đời mình. Ngôn ngữ, suy nghĩ, lậ­p luậ­n của tác giả đều bị nhân vậ­t quy định. Chỉ bằng từ vựng í­t ỏi vả khả năng quan sát khiêm tốn của Adriana, Moravia vẫn đủ sức làm cho làm sáng rõ những biến động tâm lý, những thay đổi tí­nh cách trong nhiều nhân vậ­t. Bằng những hiện tượng dễ thấy, Moravia bộc lộ được bản chất sâu kí­n nhất của xã hôi ông đang sống. Ông cắt nghĩa sự sa đọa của một tâm hồn trong sáng và lý giải sự sáng trong của những cuộc đời sa đọa một cách chân thực đến kinh ngạc. Chất liệu trong cuốn tiểu thuyết này đều không có chỗ nào là cường điệu hay cố ý. Mọi sự đều diễn ra tự nhiên, hợp lý và rất đời thường. Ấy thế mà một cô gái trong trắng, thùy mị như Adriana bị đẩy vào trụy lạc. Ngay chí­nh nhân vậ­t cũng bàng hoàng trước sự sa đọa khủng khiếp của đời mình khi mọi sự lại vẫn cứ như không có gì xảy ra: cô vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn xinh tươi, nắng vẫn chiếu trên vỉa hè. Có lúc cô phải kêu lên: "Mình là một con đĩ", để thấy cái tác động của những đổi thay đó đến lòng mình. Tài năng của Moravia là dựng lại được cái vẻ đời thường đó của tội ác. Ông cảnh tỉnh xã hội và cảnh tỉnh mỗi con người: trong đời thường cái ranh giới xấu tốt, thiện ác có khi chỉ là một sợi tóc, mong manh đến nỗi ngỡ như không có và chúng ta cũng như toàn xã hội đi qua nó lúc nào không biết.

  • Chữ A Màu Đỏ

    Chữ A Màu Đỏ
    Nathaniel Hawthorne
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 24 VIEWS 12530

    Chữ A Màu Đỏ, tiểu thuyết của Nathaniel Hawthorne, xuất bản năm 1850, đã được nhiều nhà phê bình đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất của nền văn học thế giới.
    Câu chuyện xảy ra ở Boston, thủ phủ ban Massachusettes (thuộc New England vùng đông bắc nước Mỹ) trong những năm 1640, vào một thời mà xã hội vùng này bị giam hãm trong vòng luậ­t lệ và giáo lý nghiệt ngã của nhà thờ Thanh giáo.
    Một người phụ nữ tên là Hester Prynne, vì một đứa con hoang, đã bị kết án bêu trên bục tội nhân ba tiếng đồng hồ trước công chúng và chịu hình phạt mang một chữ A màu đỏ cài trên ngực cho đến hết đời. Chữ A màu đỏ là dấu sỉ nhục về tội ngoại tình (chữ A là chữ đầu của từ Adultery: tội ngoại tình).
    Không ai ngờ được rằng, người bố của đứa con hoang ấy lại là người đảm nhiệm phần hồn của Hester Prynne, mục sư Arthur Dimmesdale, một giáo sĩ trẻ đầy tài năng, được con chiên ngưỡng mộ như một vị thiên thần.

  • Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

    Hãy Đi Đặt Người Canh Gác
    Harper Lee
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 19 VIEWS 2635

    Nước Mỹ những năm 1950. Làn sóng đòi quyền bình đẳng cho người da đen đang dâng trào cả nước; trong vài tiểu bang miền Nam, người da trắng tậ­p hợp để bảo vệ cái mà họ coi là bản sắc bị tước đoạt của mình… Trở về thăm nhà như lệ thường, Jean Louise không ngờ mình sắp bước chân vào giữa cuộc chiến tư tưởng của thậ­p kỷ. Cô sẽ ngỡ ngàng thấy người cha Atticus, vị anh hùng vì lẽ công bình của cô thuở bé, dường như đã đổi màu niềm tin; người thân, bạn bè lâu năm bỗng dưng xa lạ; thị trấn Maycomb quê hương và chí­nh cô không còn nhậ­n ra nhau. Công lý ở đâu, đúng sai là gì? Khi thành trì lương tâm tuổi thơ cô đã vụn vỡ từng viên đá một, Jean Louise bắt đầu đi tìm một sự thậ­t của riêng mình.
    Câu chuyện cổ tí­ch trong "Giết con chim nhại" đã nhuốm một màu sắc khác khi nhân vậ­t đột ngột thức tỉnh trong thế-giới-nơi-ta-là-người-lớn. Trưởng thành hơn, day dứt hơn, tuy vẫn với chất uy-mua hồn hậ­u ấy, Hãy đi đặt người canh gác càng thêm sắc bén với những người đọc thế kỷ 21, khi đang khẩn thiết đặt ra hơn bao giờ hết câu hỏi về khác biệt và khoan dung giữa người với người.

  • Bà Lớn Về Thăm

    Bà Lớn Về Thăm
    Friedrich Dürrenmatt - Phạm Thị Hoài dịch
     

    Truyện Dịch Truyện Kịch

    CHAPTERS 3 VIEWS 2772

    Nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch, đạo diễn và họa sĩ Thụy Sĩ Friedrich Dí¼rrenmatt, là một trong những tác giả viết tiếng Đức quan trọng nhất nử­a cuối thế kỉ 20. Vở kịch Bà lớn về thăm (1956) đã đưa Dí¼rrenmatt từ một tác giả nổi tiếng trong khu vực Đức ngữ (Đức, Áo, Thụy Sĩ) lên tầm các tác giả hàng đầu thế giới. Từ đó đến nay, nó được diễn hàng ngàn lần ở 50 quốc gia và nhiều lần dựng phim, trong đó The Visit của đạo diễn Bernhard Wicki với Ingrid Bergmann và Anthony Quinn (1971) được coi là thành công nhất. Toàn tậ­p tác phẩm của ông do Arche và Diogenes xuất bản năm 1980 gồm 29 tậ­p.

  • Chiếc Chìa Khóa

    Chiếc Chìa Khóa
    Junichiro Tanizaki - Phạm Thị Hoài dịch
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 8 VIEWS 2751

    Hai cuốn nhậ­t ký, một của người chồng một của người vợ, đan cài, bổ sung lẫn cho nhau để đẩy tấn bi kịch gia đình từ một xung đột tay đôi, lên một tam giác tình yêu.
    Tác giả JUNICHIRO TANIZAKI là một trong vài nhà văn hiện đại lớn nhất cùa Nhậ­t Bản, đã từng được đề cử­ để xét tặng giải Nobel về văn chương.
    CHIẾC CHÌA KHí“A đã được dựng thành phim và dịch ra 24 thứ tiếng.

  • Reacher Báo Thù

    Reacher Báo Thù
    Lee Child
     

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 34 VIEWS 8368

    Tôi bị bắt ở tiệm ăn Eno. Lúc mười hai giờ. Khi đang dùng món trứng và uống cà phê. Là bữa sáng muộn, không phải bữa trưa. Lúc ấy tôi ướt sũng và mệt mỏi sau cuốc đi bộ dài dưới trời mưa nặng hạt. Suốt quãng đường từ xa lộ tới rìa thị trấn.
    Tiệm ăn nhỏ nhưng sáng sủa và sạch sẽ. Mới tinh, xây dựng giống như một toa tàu được hoán cải. Hẹp, một phí­a có quầy dài cho khách ăn trưa còn bếp bị đẩy thụt về phí­a sau. Ghế ngồi cho khách xếp dọc bức tường đối diện. Cử­a nằm ở nơi lẽ ra là chỗ cho chiếc ghế trung tâm.
    Tôi ngồi ở một ghế cạnh cử­a sổ, đọc tờ báo ai đó bỏ lại nói về chiến dịch tranh cử­ của một tay tổng thống mà lần trước không được tôi bỏ phiếu ủng hộ (và lần này cũng sẽ thế). Bên ngoài mưa đã tạnh nhưng cử­a kí­nh vẫn bám đầy những giọt nước lớn óng ánh. Tôi thấy hai chiếc xe tuần tra của cảnh sát chạy vào bãi đỗ rải sỏi. Chúng chạy nhanh, bánh nghiến xuống đường và rí­t lên khi xe phanh lại. Nháy đèn và hú còi. Những vệt sáng xanh đỏ hắt lên những giọt nước mưa ở ô cử­a sổ tôi ngồi. Cử­a xe bậ­t mở. Những viên cảnh sát lao ra. Mỗi xe hai người, vũ khí­ sẵn sàng. Hai súng lục, hai súng trường. Vụ này nghiêm trọng đây. Một súng lục và một súng trường chạy vòng về phí­a sau. Hai người còn lại lao vào cử­a.

  • Kẻ Thù

    Kẻ Thù
    Lee Child
     

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 25 VIEWS 9372

    Năm 1990, thế giới đang rục rịch chuyển mình. Nhưng ngay trong ngày đầu tiên của năm mới, xác Thiếu tướng Thiết giáp Ken Kramer được phát hiện trong một nhà trọ tồi tàn bên đường cao tốc, cách Thủ đô Washington gần ba trăm dặm. Cặp táp của ông ta bị mất. Không ai biết bên trong có gì. Jack Reacher ngay lậ­p tức nhậ­n lệnh phải kiểm soát tình hình.
    Nhưng tình hình không thể kiểm soát. Chỉ trong vài giờ, vợ thiếu tướng bị giết. Tiếp đó, hai quân nhân Delta lần lượt bị sát hại. Còn các sĩ quan chỉ huy thì bị chuyển từ nơi này sang nơi khác. Và giữa pháo đài khổng lồ mang tên Lục quân Hoa Kỳ, Jack Reacher nhậ­n ra mình chỉ là một con cờ, bị điều khiển bởi những kẻ thù giấu mặt trong trò chơi quyền lực lớn lao.
    Kẻ thù là phần tiền truyện trong series về Jack Reacher, kể lại quãng thời gian anh còn phục vụ trong quân đội, trước khi trở thành người hùng lang bạt, ngang tàng, nhân hậ­u, bất khả chiến bại mà rất đông người đọc yêu thí­ch.

  • Kẻ Lãng Du

    Kẻ Lãng Du
    Alain-Fournier
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 46 VIEWS 12326

    "Kẻ Lãng Du" là câu chuyện kể mang đầy tí­nh chất ngậ­m ngùi hoài niệm, qua đó khắc họa chân dung Augustin Meaulnes - kẻ vừa mang hình dáng của một chàng Peter Pan tỉnh lẻ nước Pháp chối từ sự trở thành người lớn và của một Parsifal chạy đuổi theo tình yêu đến trọn cuộc đời. Thoạt đầu khi mới đến Sainte-Agathe, Meaulnes đã làm mê mẩn tất cả các bạn đồng học của mình bởi cái vẻ bề ngoài mạnh mẽ, can cường và hào hiệp. Nhưng kể từ khi tham dự vào một lễ hội lạ lùng tại lãnh địa bí­ mậ­t có cô gái xinh đẹp hiện diện thì chàng thay đổi hoàn toàn từ đây.
    Đứng ở vị thế cân bằng giữa lòng hâm mộ thuở thiếu thời với tâm trạng khước từ của lúc đã chí­n muồi cuộc đời, Franí§ois Seurel, người kể chuyện đã đưa dắt độc giả vào một mê lộ cuốn hút suốt qua bức chân dung không phai nhòa của một tình bạn đã bị chia lìa và một tuổi thanh xuân đã vĩnh viễn trôi qua.

  • Người Thứ Mười

    Người Thứ Mười
    Graham Greene
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 4 VIEWS 1823

    Thời khắc của một ngày trong trại được xác định chủ yếu dựa vào thời gian người ta mang đồ ăn đến, mặc dù thực ra tù nhân được ăn vào những giờ không cố định, mỗi ngày một khác, họ giết thì giờ bằng những trò chơi nhảm nhí­ và khi hoàng hôn buông xuống thì tuân theo một qui định ngầm là cùng đi nằm, họ ngủ không thèm quan tâm xem lúc ấy là đúng mấy giờ vì đằng nào cũng chẳng có ai biết được chí­nh xác, thực ra mỗi người có cách tí­nh giờ riêng của mình. Ban đầu, lúc họ mới bị bắt trong ba mươi hai người có ba cái đồng hồ chạy tốt và một cái báo thức cũ, đã được sử­a chữa nhiều lần và theo ý kiến của những người có đồng hồ khác thì đã hỏng, hoàn toàn chẳng được tí­ch sự gì. Hai đồng hồ đeo tay biến mất trước tiên : một hôm vào lúc bảy giờ, đồng hồ báo thức chỉ bảy giờ mười, chủ nhân của chúng bị đưa ra khỏi trại. Mấy ngày sao người ta lại thấy những cái đồng hồ ấy lủng lẳng trên thắt lưng hai tên lí­nh gác.
    Như vậ­y trong trại chỉ còn lại một cái đồng hồ báo thức và một cái đồng hồ quả quí­t khá to, mạ bạc với sợi dây chuyền lúc nào cũng nằm trong túi áo gilê của ông thị trưởng thành phố Buốcgia. Chủ nhân của cái đồng hồ báo thức là tay thợ máy tàu hỏa tên là Pie. Hai người này suốt ngày cãi nhau xem đồng hồ của ai đúng. Cả hai đều coi thời gian là thuộc về họ, còn hai mươi tám tù nhân khác thì chẳng có thời gian gì ráo. Nhưng thời gian thì lại có những hai và mỗi người đều nhất quyết cho rằng thời gian của mình là đúng. Sự kiên quyết đã tách họ khỏi những người khác, cho nên lúc nào người ta cũng thấy hai người đó ngồi sát nhau trong góc trại, nghĩa là trong một cái sân tráng xi măng rộng, ngay cả lúc ăn họ cũng ngồi cạnh nhau.

  • Vinh Quang và Quyền Năng

    Vinh Quang và Quyền Năng
    Graham Greene
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 13 VIEWS 1972

    Vinh quang và quyền năng của Chúa Cha tỏa rạng nơi bản thân một linh mục Mexico nghiện rượu và đã có con với một nữ giáo dân của mình. Mô tí­p lố bịch, tầm thường và tội trọng của ông chỉ làm cho người ta cười nhạo hay nhún vai và ông linh mục tội lỗi nhậ­n biết điều đó. Cái mà cuốn sách này muốn chứng minh cho chúng ta là, nếu tôi nói không quá, là việc thánh hoá tội lỗi nhờ ân sủng. Vị linh mục phản động, bị chí­nh quyền kết án tử­ hình, đầu ông bị treo giá (cuốn truyện mượn khung cảnh một nước Mexico bị thao túng bởi những người cầm đầu chống đạo) đã tìm cách đi trốn, như những linh mục khác đã làm, ngay cả những vị thánh thiện nhất. Ông chạy trốn, đã vượt được qua biên giới, nhưng lại quay về khi có người hấp hối cần đến ông hay cả khi ông biết sự hiện diện của ông không mang lại gì hay cả khi ông biết đó là một cái bẫy, rằng người đến kêu cứu ông là người chỉ điểm. Vị linh mục nghiện rượu, tội lỗi, run sợ trước cái chết, đã hiến dâng mạng sống mình nhưng không bao giờ quên cái cảm giác hèn hạ, nhục nhã của mình. Ông ta sẽ cho là chuyện tiếu lâm nếu ai đó nói ông là Thánh. Ông được bảo vệ cách lạ lùng chống lại thói kiêu ngạo, sự tự mãn. Ông đi tử­ đạo nhưng luôn mang trong mình ý thức về sự sa đoạ, phạm thánh của một linh mục đang trong tình trạng tội trọng, đến nỗi ông hy sinh thân mình nhưng qui chiếu tất cả cho Thiên Chúa, cho quyền lực và vinh quang của Ngài nơi con người khốn nạn nhất trong những con người: chí­nh bản thân ông ta.

  • Phái Viên Mậ­t

    Phái Viên Mậ­t
    Graham Greene
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 17 VIEWS 3620

    Đàn hải âu tung cánh trên bầu trời Douvres như những búp tơ từ sương mù bong ra. Con tàu tiến chầm chậ­m trong buổi chiều thu lạnh lẽo.
    Quày rượu trong khoang hạng ba đông đặc người: một toán cầu thủ bóng ném trở về sau cuộc thi đấu, những thanh niên thắt cà vạt kẻ sọc xô đẩy nhau lấy rượu. D không nghe rõ họ gào những gì, có lẽ đó là tiếng lóng hay tiếng địa phương. Chắc phải một thời gian nữa, anh mới nghe lại được tiếng Anh. Ngày trước anh nói thứ tiếng này rất thạo, nhưng bây giờ anh chỉ còn giữ lại được kiểu nói sách vở.
    Đây là một người đàn ông đã đứng tuổi, rậ­m râu, cằm có một vết sẹo, vầng trán hằn nếp lo âu. Anh tìm chỗ đứng một mình, nhưng trong cái quày rượu này, chẳng làm thế nào được. Một cùi chỏ thúc vào mạng sườn anh, và một hơi thở sặc mùi bia phả vào mặt anh.
    Những người này làm anh ngạc nhiên. Trông họ yêu đời, họ phì phèo thuốc lá thế kia, ai nghĩ được rằng hiện giờ đang có một cuộc chiến tranh nó không diễn ra trên đất nước anh mà diễn ra tại nơi cách cầu cảng Douvres chỉ nử­a dặm. Anh mang chiến tranh theo trong người. Ở bất cứ nơi nào anh có mặt là có chiến tranh. Anh lấy làm lạ tại sao thiên hạ không nhậ­n ra điều đó.

  • Victor Hugo: Bí­ Ẩn Cuộc Đời

    Victor Hugo: Bí­ Ẩn Cuộc Đời
    André Maurois - Huỳnh Phan Anh dịch
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 55 VIEWS 14236

    Victor Hugo, một nhà thơ Pháp vĩ đại nhất và bởi sự hiểu biết về cuộc đời ông là điều cần thiết để lãnh hội tài năng đầy sóng gió này. Tại sao con người thậ­n trọng, tiết kiệm đó đồng thời lại hào phóng, làm sao chàng thiếu niên trong trắng đó, người cha gương mẫu trong gia đình đó lại trở thành một ông lão trông như thần điền dã; làm sao con người chí­nh thống chủ nghĩa đó lại biến thành người theo chủ nghĩa Bonaparte, rồi thành lão phụ của nền cộng hòa; làm sao con người theo chủ nghĩa hòa bình đó có thể ca ngợi nhiệt tình hơn ai hết những ngọn cờ Wagram; làm sao con người tư sản đó, dưới con mắt của những người tư sản, lại được coi như là một kẻ phản loạn, đó là những gì mà tất cả những người viết tiểu sử­ Victor Hugo phải giải thí­ch. Từ mấy năm gần đây nhiều khám phá về ông đã được thực hiện, nhiều thư từ và sổ tay của ông đã được xuất bản; tác giả André Maurois đã tổng hợp những tư liệu đó để cố gắng làm nổi rõ một con người thông qua tác phẩm Victor Hugo Bí­ ậ¨n Cuộc Đời. Cuốn sách chứa đựng nhiều văn bản chưa từng xuất bản như: thư của Victor Hugo gởi cho bà Biard, cho Alice, con dâu ông, cho các cháu nội ông, cho bá tước Salvandy, cho đại tá Charras, v.v..., những phát hiện này không phải là đối tượng chí­nh mà tác giả đề cậ­p đến. Mà mục đí­ch chí­nh của cuốn sách này chủ yếu là viết nên cuộc đời và những tác phẩm cũng có vị trí­ và biến cố của nhà thơ Victor Hugo.

  • Thằng Cười

    Thằng Cười
    Victor Hugo
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 14 VIEWS 5606

    Thằng Cười được khởi thảo và hoàn thành trong vòng hai năm (1866-1868) trong thời kỳ Victor Hugo bị lưu đày từ Bruxelles tới đảo Guernesey rồi lại trở lại Bruxelles, Thằng Cười đã vượt qua dự định ban đầu của người viết: cuốn sách không chỉ dừng lại ở một tác phẩm chí­nh trị mà còn là một tác phẩm triết học, lịch sử­ và thi ca. “Nếu hỏi tác giả vì sao ông viết Thằng Cười, ông sẽ trả lời, là triết gia, ông muốn khẳng định tâm hồn và ý thức, là sử­ gia, ông muốn vạch rõ những thực tế í­t được biết đến của nền quân chủ và giảng giải về dân chủ, và là thi gia, ông muốn tạo nên một bi kịch […] Bi Kịch của Tâm Hồn.” (Phác thảo lời tựa)
    Émile Zola từng ngợi ca: “Thằng Cười vượt lên trên tất cả những gì Victor Hugo đã viết từ mười năm qua (từ 1859). Ở đó ngự trị một khí­ thế siêu phàm”, “một tác phẩm thấm thí­a và kì vĩ […] Độc giả của tôi hiểu tác phẩm ấy trong từng chi tiết nhỏ nhất. Cũng như tôi, họ yêu cuốn sách này. Cũng như tôi, họ đánh giá đây là một tác phẩm hay và vĩ đại.”

  • Tử Tù Claude Gueux

    Tử Tù Claude Gueux
    Victor Hugo
     

    Truyện Dịch Truyện Ngắn

    VIEWS 1563

    Claude Gueux, sáng tác văn học của Victor Hugo năm 1834, đã đề cậ­p mối quan hệ tay ba phức tạp, tương hỗ vừa nói qua một câu chuyện cụ thể dựa trên một sự kiện có thậ­t: Tháng 11 năm 1831 trong một nhà tù lớn tại Troyes, vùng gần Paris, một tù nhân đã giết chết một cai tù trước sự tán đồng, hả hê của đám đông bạn tù. Kẻ sát nhân tù nhân đó, cố nhiên không thể thoát được cơn thịnh nộ của nhà chức trách, đã bị luậ­t pháp kết án tử­ hình và bị hành quyết gần như ngay lậ­p tức. Nhưng Victor Hugo không nhìn vụ việc bằng con mắt lạnh lùng của luậ­t pháp đương thời, Claude Gueux đã đặt lại vụ việc trên những bình diện lớn hơn: Trách nhiệm xã hội, bản thể con người, đạo đức, giáo dục, luậ­t pháp và cả niềm tin tôn giáo.
    Claude Gueux, về lượng chữ, là một tác phẩm rất mỏng so với hai tác phẩm đồ sộ nổi tiếng khác của Victor Hugo, Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) và Những người khốn khổ (Les Misérables). Nhưng về triết lý nhân sinh, ý nghĩa xã hội, tâm lý nhân vậ­t, cũng như tinh thần nhân văn cao cả, Claude Gueux chưa hẳn đã mỏng hơn hai tác phẩm đồ sộ kia, nếu không muốn nói chí­nh Claude Gueux (Claude Khốn Cùng) là bà đỡ cho Les Misérables (Những người khốn khổ) ra đời gần 30 năm sau.

  • Ngày Cuối Cùng Của Một Tử Tù

    Ngày Cuối Cùng Của Một Tử Tù
    Victor Hugo
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 49 VIEWS 5097

    Ngày Cuối Cùng Của Một Tử­ Tù ghi lại 24 giờ cuối cùng của cuộc đời một tử­ tù qua nhậ­t ký của nhân vậ­t xưng tôi - nhân vậ­t không tên tuổi, lai lịch, không nguồn gốc tội lỗi, không ai biết anh ta phạm tội gì đến nỗi trở thành tử­ tù. Anh ta kể về không gian sinh tồn là nhà tù, những con người va chạm với anh ta trong 24 giờ đó là bạn tù, linh mục, cai ngục… và những người phụ nữ trong tâm tưởng gồm mẹ, vợ và con gái. Tất cả những suy tư đó đan xen với dòng suy nghĩ về việc anh ta sắp bị thi hành án.
    Tác phẩm này gần như chứa đựng đầy đủ phong cách, mô tí­p nhân vậ­t và chủ đề quen thuộc trong sáng tác văn xuôi của Victor Hugo. Đặc biệt hơn nữa, có lẽ đây là tác phẩm chứa đựng nhiều tâm sự thầm kí­n, những nhức nhối khôn cùng của một nhà văn suốt đời đấu tranh cho quyền “được sống” của con người: án tử­ hình và sự xóa bỏ vĩnh viễn nó khỏi cuộc sống nhân loại.

  • Triển Lãm Nhiếp Ảnh Toàn Cuốc Kỳ 6

    Triển Lãm Nhiếp Ảnh Toàn Cuốc Kỳ 6
    Nguyễn Huy Trực
    HỘI ẢNH VIỆT MỸ xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 2

    Khi Cuộc Thi Ảnh Toàn Quốc kỳ VI được loan tin, một vài bạn ảnh đã tới phàn nàn với chúng tôi : "Từ nay tới cuối năm có tất cả 6 cuộc thi ảnh được tổ chức tại Saigon, như vậy trong vòng nửa năm anh em chúng tôi sao có đủ ảnh để tham dự vì không sáng tác kịp."
    Câu nói trên cũng có đủng một phần nhưng có nhiều điều đả xãy ra trái với ý kiến trên. Dù có 6 cuộc thi hay có nhiều hơn nữa, chúng tôi cũng vẫn tin chắc các bạn ảnh vẫn có dư đủ tác phẩm để gởi dự thi.
    Đê chứng minh chúng tôi xin đơn cử như cuộc thi ảnh năm nay do Hội Nhiếp Ảnh Hội Việt Mỹ tổ chức đã thu lượm được kết quả hết sức tốt dẹp. Vói 1018 tác phẫm (666 ảnh đen trắng, 118 ảnh mầu và 234 phim mầu) của 199 Nhiếp Ảnh Gia và 22 Nhóm Ảnh trên toàn quốc gởi về tham dự đã cho thấy đây là một con số ảnh kỷ lục mà từ trước tới nay chưa một cuộc thi ảnh nào dành riêng cho các bạn ảnh cư ngụ tại Việt Nam đã đạt được.

  • Triết Học Nhập Môn

    Triết Học Nhập Môn
    Karl Jaspers - Lê Tôn Nghiêm
    TRUNG TÂM HỌC LIỆU xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 2

    Triết lý Hiện sinh đã xuất hiện rầm rộ thành một phong trào từ năm 1927 ở Đức rồi tràn qua Pháp và các lân quốc vào năm 1935 cho tới ngày hôm nay. Những năm gần đây, xem ra phong trào đang lắng dịu dần: những lố bịch, những quá trớn kiểu thời trang đang bị thời gian đào thải. Nhưng những giá trị thực thụ vẫn có thể và còn tồn tại mãi mãi.
    Triết lý của Jaspers - một trong những khuynh hướng căn bản của triết học hiện sinh - và riêng quyển Triết học nhập môn đây cũng đáng được liệt vào số những thể thức suy tư minh bạch, có hệ thống vĩ đại của những thế kỷ đi trước. Hơn nữa những lối suy nghĩ này còn vượt xa hẳn truyền thống cũ ở chỗ chúng dám mạo hiểm vào những miền sâu, bí ẩn chưa từng được khai thác. Với một biện chứng sâu sắc, tinh vi, chúng đã đi vòng theo những uẩn khúc quanh co của hiện sinh để mô tả lên những gì hầu như không mô tả nổi.
    Nên lối lập luận ở đây đã quá phức tạp, chi ly!

  • Triết Học Tổng Quát

    Triết Học Tổng Quát
    Trần Văn Hiến Minh
    TỦ SÁCH RA KHƠI xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 2

    Triết Học Tổng Quát là một danh từ mới để chỉ siêu hình học, môn học ngày càng bị nhiều người nghi ngờ nhất là những nhà tư tưởng muốn đoạn tuyệt với một quá khứ trong đó đệ nhất triết học thường gắn liền với tôn giáo. Nhưng dưới tên gọi này hay tên gọi cũ thì siêu hình học vẫn là sự bàn cãi các vấn đề tối hậu về sự Sống và sự Chết, Hữu thể và Hư vô, vật chất và tinh thần, đời sống của thế giới và của con người. Những vấn đề ấy luôn luôn được đặt ra và thách đố con người. Siêu hình học vì thế đáp ứng một yêu sách nền tảng của trí tuệ con người, yêu sách hiểu biết ý nghĩa sau cùng của các sự vật, của ý thức hay của lịch sử.

  • Triết Lý Văn Hóa Khái Luận

    Triết Lý Văn Hóa Khái Luận
    Nguyễn Đăng Thục
    VĂN HỬU Á CHÂU xuất bản 1959

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 1

    Đây là một vài điều đại cương về con đường văn hóa dân tộc mà chúng tôi mấy năm gần đây đã có dịp lên tiếng ở Bắc, Trung, Nam. Chúng tôi vẫn giữ gần đúng cả nguyên văn, chỉ sửa bỏ đôi nét thuộc về thời thế, "Verba volant scripta manent = Lời nói bay đi, chữ ghi còn lại". Chúng tôi đã muốn ứng dụng lời cách ngôn La Tinh trên mà để cho lời nói kia bay theo với cơ hội. Nhưng lại nhớ lại câu cách ngôn Việt Nam, có một tinh thần khác :
    Trăm năm bia đá thì mòn,
    Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.
    Nên cũng lại muốn ghi lại trước hết cho chính mình ngõ hầu thực nghiệm lời nói với việc làm, lý thuyết với thực tế, để tự mình cảnh giác. Thực tế biển đổi, ý tưởng cũng biến đổi theo, nhưng tựu trung có cái gì không biến đổi, ấy mới là đáng quí. Cái không biến đổi ấy chính là thành thực tin tưởng vào văn hóa, vì một dân tộc muốn phục hưng phải bắt đầu tự mình ý thức lấy mình. Công việc ý thức ấy chính là công việc văn hóa vậy.

  • Trước Sự Nô Lệ Của Con Người

    Trước Sự Nô Lệ Của Con Người
    Thích Minh Châu
    ĐAI HỌC VẠN HẠNH xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 2

    “Trước Sự Nô Lệ Của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính.
    Đây cũng là lộ trình của Viện Đại Học Vạn Hạnh trước bao nhiêu thử thách cam go của thời đại. Chúng tôi ước mong rằng tập sách này sẽ gợi lại một niềm tin nào đó trong lòng người thanh niên Việt Nam hiện nay, một niềm tin quyết liệt vào vận mệnh thiêng liêng của dân tộc trong ý thức thể hiện và vượt qua nỗi phân ly bi đát của bản tính con người để mà có thể chịu đựng và bước tới một cách can đảm trên con đường của chân lý và sáng tạo.

  • Truyện Cổ Nước Nam - Tập 1

    Truyện Cổ Nước Nam - Tập 1
    Nguyễn Văn Học
    THANH LONG xuất bản 1957

    Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 120 VIEWS 2

    Một công trình lớn của Nguyễn Văn Ngọc là Truyện cổ nước Nam (1934), sưu tầm và phóng tác theo những truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn dân gian và truyện cười dân gian. Bộ sách gồm 2 tập, trong đó 1 quyển kể về con người, và 1 quyển kể về các loài chim muông. Truyện cổ nước Nam được nhà văn kể theo cốt truyện mà ông sưu tầm được với quan điểm nhân văn trong sáng, được nhiều tầng lớp độc giả yêu thích.

TO TOP
SEARCH