CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Truyện Cổ Nước Nam - Tập 1

    Truyện Cổ Nước Nam - Tập 1
    Nguyễn Văn Học
    THANH LONG xuất bản 1957

    Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 120 VIEWS 2

    Một công trình lớn của Nguyễn Văn Ngọc là Truyện cổ nước Nam (1934), sưu tầm và phóng tác theo những truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn dân gian và truyện cười dân gian. Bộ sách gồm 2 tập, trong đó 1 quyển kể về con người, và 1 quyển kể về các loài chim muông. Truyện cổ nước Nam được nhà văn kể theo cốt truyện mà ông sưu tầm được với quan điểm nhân văn trong sáng, được nhiều tầng lớp độc giả yêu thích.

  • Truyện Cổ Nước Nam - Tập 2

    Truyện Cổ Nước Nam - Tập 2
    Nguyễn Văn Ngọc
    THANH LONG xuất bản 1957

    Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 128 VIEWS 2

    Truyện cổ nước Nam tập hợp hơn 200 truyện cổ, sự tích về con người và muôn loài nước Việt đã lưu truyền trong đời sống dân gian từ xa xưa cho đến tận ngày nay, được học giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc dày công lưu giữ, tuyển chọn và biên soạn. Đó là những truyện cổ làm cho “nước Nam mới thật là nước Nam vậy”, “một kho vàng vô giá của ông cha để lại làm cái vốn rất quý cho con cháu”, bởi “làm người Nam nên biết truyện cổ nước Nam. Tinh thần người Nam hiện ra ở đấy, tinh hoa nước Nam muốn lưu lại cũng ở đấy”.

  • Cao Nguyên Miền Thượng - Quyển Hạ

    Cao Nguyên Miền Thượng - Quyển Hạ
    Toan Ánh - Cửu Long Giang
    KHAI TRÍ xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 9 VIEWS 16

    Cao nguyên Miền Thượng nằm trong Bộ Việt Nam chí lược gồm 5 cuốn mới in được 3: Người Việt đất Việt, Miền Bắc khai nguyên, Cao nguyên miền thượng (2 cuốn còn lại là: Miền Trung kiên dũng, Miền Nam phú cường chưa được in).
    Không ai ngày nay có thể chối cãi được mối tình huỳnh đệ giữa người Thượng và người Kinh, và câu Kinh Thượng một nhà không phải là một sáo ngữ, mà chính là một sự kiện, và sự kiện đã ràng buộc gần một triệu người Thượng với 14 triệu người Kinh thành một khối vững mạnh mà nhiều người manh tâm tìm đường chia rẽ, nhưng sự manh tâm độc ác này chỉ khiến cho mối tình huynh đệ giữa người Kinh Thượng càng thêm khắng khít, không có sự gì lay chuyển nổi. Trước mọi biến cố của lịch sử, giây thân ái Kinh Thượng càng vững bền và sự đoàn kết càng chặt chẽ.
    Nói cho đúng, Thượng không thể có Kinh, mà Kinh cũng không thể không có Thượng được. Kinh Thượng phải là một và phải chen vai sát cánh, chung lưng đấu cật để cùng phụng sự Quốc Gia, để cùng thăng tiến trên con đường tiến bộ. Dù đúng trên bình diện nào, Xã Hội, Kinh Tế, Văn Hóa hay Chính Trị, Kinh Thượng cũng chỉ là một và một triệu đồng bào chung thủy thực thà của chúng ta trên miền Cao Nguyên sẽ mạnh dạn đứng lên cùng chúng ta xây dựng miền Thượng nhất là về mặt dân trí và dân sinh.

  • Cao Nguyên Miền Thượng - Quyển Thượng

    Cao Nguyên Miền Thượng - Quyển Thượng
    Toan Ánh - Cửu Long Giang
    KHAI TRÍ xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 25

    Cao nguyên Miền Thượng nằm trong Bộ Việt Nam chí lược gồm 5 cuốn mới in được 3: Người Việt đất Việt, Miền Bắc khai nguyên, Cao nguyên miền thượng (2 cuốn còn lại là: Miền Trung kiên dũng, Miền Nam phú cường chưa được in).
    Không ai ngày nay có thể chối cãi được mối tình huỳnh đệ giữa người Thượng và người Kinh, và câu Kinh Thượng một nhà không phải là một sáo ngữ, mà chính là một sự kiện, và sự kiện đã ràng buộc gần một triệu người Thượng với 14 triệu người Kinh thành một khối vững mạnh mà nhiều người manh tâm tìm đường chia rẽ, nhưng sự manh tâm độc ác này chỉ khiến cho mối tình huynh đệ giữa người Kinh Thượng càng thêm khắng khít, không có sự gì lay chuyển nổi. Trước mọi biến cố của lịch sử, giây thân ái Kinh Thượng càng vững bền và sự đoàn kết càng chặt chẽ.
    Nói cho đúng, Thượng không thể có Kinh, mà Kinh cũng không thể không có Thượng được. Kinh Thượng phải là một và phải chen vai sát cánh, chung lưng đấu cật để cùng phụng sự Quốc Gia, để cùng thăng tiến trên con đường tiến bộ. Dù đúng trên bình diện nào, Xã Hội, Kinh Tế, Văn Hóa hay Chính Trị, Kinh Thượng cũng chỉ là một và một triệu đồng bào chung thủy thực thà của chúng ta trên miền Cao Nguyên sẽ mạnh dạn đứng lên cùng chúng ta xây dựng miền Thượng nhất là về mặt dân trí và dân sinh.

  • Nếp Củ Của Người Việt Nam

    Nếp Củ Của Người Việt Nam
    Toan Ánh
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 25 VIEWS 10

    Nếu con người Việt Nam ngày nay là kết tinh của người xưa thì muốn tìm hiểu những gì còn chi phối đời sống của chúng ta trong khi co chân chạy theo đà tiến trên vũ bão của văn minh cơ khí, thiết tưởng có ngoảnh lại nheo một đuôi mắt vào cuộc sống hôm qua ắt hẳn không dễ dàng gì! Vì vậy, cuốn sách "Nếp Cũ Con Người Việt Nam" của Toan Ánh là một công trình quan trọng để ghi lại những gì đã mất cùng những gì sắp mất, giúp ta có thể nhận diện và vơ vớt lại một vài giá trị cũ - những giá trị tuy không còn đứng vững trên hiện tại nữa, nhưng cũng giúp ta hiểu biết đôi phần về gốc rễ của cái hiện tại, ngõ hầu giúp ta định được hướng đi để xây dựng một tương lai phù hợp với bản chất dân tộc.
    Cuốn sách giới thiệu nhiều những phong tục tập quán của người Việt Nam xưa như: Đời sống gia đình; Sinh con; Văn học và thi cử; Hôn nhân; Nhà cửa; Tang lễ; Cải táng...

  • Trông Giòng Sông Vị

    Trông Giòng Sông Vị
    Trần Thanh Mại
    TÂN VIỆT xuất bản 1956

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 20

    Cuộc đời của Trần Tế Xương là cuộc đời của một nghệ sĩ, nhưng trước hết là một trí thức phong kiến. Ông thuộc loại nhà nho ” dài lưng tốn vải”. Mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay vợ ông lo liệu. Cuộc đời của ông gắn liền với việc thi cử, tính ra ông đã thi đến 8 lần. Ông sống trong một cuộc sống về vật chất rất thiếu thốn. Vào năm ông đậu tú tài ( 1894) thì ngôi nhà của ông bị cháy nhưng khi đã xây được nhà lại thì ông lại bị bà Hai An chiếm đoạt. Nghèo đói đã cứa xé Tú Xương. Sự đểu cáng đã vả vào Tú Xương. Những hoàn cảnh đó đã được in đậm trong thơ phú của Tú xương sự vất vả, cay cú, phát phẫn, buồn phiên.

  • Trung Quốc Sử Lược

    Trung Quốc Sử Lược
    Phan Khoang
    VĂN SỬ HỌC xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 50

    Từ Tây Chu trở về trước, đất căn cứ trọng yếu của người Hán là lưu vực sông Hoàng Hà. Đến thời Xuân Thu, các nước Sở, Ngô, Việt lần lần lớn mạnh, đến thời Chiến Quốc, nước Tần thu gồm đất Ba, đất Thục thì lưu vực sông Trường Giang mới phát triển. Nhà Tần lại lấy đất ngày nay gọi là Quảng Đông, Quảng Tây, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận, và lấy đất nay là Phước Kiến, đặt làm quận Mân Trung, từ đó đất phía nam Nam Lĩnh mới thuộc Trung Quốc.
    Nhà Hán, nhà Đường, hồi thạnh thời đã bao quát các đất Mông Cổ, Tân Cương ngày nay. Còn Tây Tạng thuộc Trung Quốc là việc các đời Nguyên,Thanh. Từ đời Hán, Trung Quốc cũng chinh phục được Nam Việt, một bộ phận của bán đảo Ấn Độ, và chinh phục bắc bộ bán đảo Triều Tiên, đều đặt quận, huyện. Từ đời Đường về sau, hai bán đảo ấy độc lập, dựng nước riêng.

  • Trương Vĩnh Ký

    Trương Vĩnh Ký
    Lê Thanh
    TÂN DÂN xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 22

    Sách Tả-truyện có chép một câu rằng : « Trên có bậc lập đức, dưới có bậc lập công sau có bậc lập ngôn ; tuy mất đã lâu mà tiếng vẫn còn : toàn là những người bất hủ ».
    Nước ta có đức Trần Hưng-Đạo là bậc lập đức, vua Lê Lợi và vua Gia Long là bậc lập công, ông Phan phu-Tiên đời Trần và một vài ông sứ thần nữa là bậc lập ngôn.
    Vậy thì hạng người làm sách để dạy đời là một hạng trong ba hạng người bất hủ ấy.
    Ông Trương-vĩnh-Ký có thể liệt vào hạng người đó, vì không những Hán học uyên thâm, Pháp học uyên bác, ông lại còn tinh thông về các thứ chữ ở Viễn-đông như chữ Cao-mên, chữ Xiêm, chữ Lào, chữ Ấn-độ : thực là một nhà bác-ngữ uẩn-súc, nước ta chưa từng có bao giờ.

  • Truyện Cổ Cao Miên 1

    Truyện Cổ Cao Miên 1
    Lê Hương
    KHAI TRÍ xuất bản 1969

    Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 38 VIEWS 44

    Gọi là truyện cổ, những truyện đã có từ ngàn xưa hoặc truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, hoặc ghi chép trong sách vở, phổ biến khắp dân gian.
    Trên thế giới, quốc gia nào cũng có một số truyện cổ, phần nhiều dựa trên nền tảng thần thánh, huyền bí mà người có óc khoa học cho là dị đoan, hoang đường. Nhưng xét về phương diện triết lý thì mỗi chuyện đều hàm súc một hoặc nhiều ý nghĩa cao thâm, có tánh cách răn dạy con người bỏ cái xấu, chọn cái tốt. Ngoài ra, căn cứ vào những truyện đã qua, người đời sau mới có thể tìm hiểu dân tộc, tính của một nước, phong tục tập quán, tư tưởng, sinh hoạt của một sắc dân.
    Nước Cao-Miên có một kho truyện cổ phong phú mà du khách có thể tìm thấy ở những tuồng hát gọi là Lokhon, trên vách các đền đài Angkor, các bản văn tàng trữ trong những ngôi chùa cổ kính, những bảo tàng viện, thư viện hoặc nghe nhân dân kể lại vào những giờ nhàn rỗi.

  • Truyện Cổ Cao Miên 2

    Truyện Cổ Cao Miên 2
    Lê Hương
    KHAI TRÍ xuất bản 1969

    Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 37 VIEWS 30

    Gọi là truyện cổ, những truyện đã có từ ngàn xưa hoặc truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, hoặc ghi chép trong sách vở, phổ biến khắp dân gian.
    Trên thế giới, quốc gia nào cũng có một số truyện cổ, phần nhiều dựa trên nền tảng thần thánh, huyền bí mà người có óc khoa học cho là dị đoan, hoang đường. Nhưng xét về phương diện triết lý thì mỗi chuyện đều hàm súc một hoặc nhiều ý nghĩa cao thâm, có tánh cách răn dạy con người bỏ cái xấu, chọn cái tốt. Ngoài ra, căn cứ vào những truyện đã qua, người đời sau mới có thể tìm hiểu dân tộc, tính của một nước, phong tục tập quán, tư tưởng, sinh hoạt của một sắc dân.
    Nước Cao-Miên có một kho truyện cổ phong phú mà du khách có thể tìm thấy ở những tuồng hát gọi là Lokhon, trên vách các đền đài Angkor, các bản văn tàng trữ trong những ngôi chùa cổ kính, những bảo tàng viện, thư viện hoặc nghe nhân dân kể lại vào những giờ nhàn rỗi.

  • Truyện Cổ Viễn Xứ
  • Truyện Cổ Việt Nam

    Truyện Cổ Việt Nam
    Hoàng Trúc Ly
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 42 VIEWS 62

    Truyện Cổ Việt Nam của Hoàng Trúc Ly nghiên cứu và sưu tầm vốn văn nghệ dân gian của dân tộc nói chung và truyện cổ tích nói riêng là một trong những công việc được Nhà nước ta đặc biệt khuyến khích. Trước Cách mạng cũng từng có một vài học giả lưu tâm làm những việc đó, và họ đã công bố kết quả của mình trên sách báo. Gần đây hơn thì những công trình sưu tầm, nghiên cứu cũng như các cuộc thảo luận giữa các bạn Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại và Văn Tân gợi ra nhiều điểm bổ ích cho việc tìm hiểu truyện cổ dân gian. Nhưng nói chung, chưa nấy ai điều tra thật đầy đủ truyện cổ tích Việt-nam để dựng lên một hệ thống hoàn chỉnh, và trên cơ sở đó, đi sâu nghiên cứu chúng một cách toàn diện. Thực ra, kho tàng truyện cổ tích của chúng ta có không ít loại hình, trong mỗi loại hình có khá nhiều dạng kết hợp rất phong phú, nhưng hiện vẫn còn nằm lẫn lộn trong các kho sách cũ, trong mọi trí nhớ, mà khả năng cá nhân chưa tìm tòi khai thác hết được. Do đó, việc nghiên cứu chỉ mới là bước đầu, thiên về khái quát mà thiếu phong phú, cụ thể.

  • Truyện Kiều Chú Giải

    Truyện Kiều Chú Giải
    Nguyễn Du - Lê Văn Hòe
    ZIÊN HỒNG xuất bản 1956

    Cổ Văn VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 39

    Từ khi in ra quốc ngữ, "Truyện Kiều" đã được dẫn giải, chú thích, bình luận không biết bao nhiêu lần rồi.
    Nhiều bản chú giải công phu như các bản của Bùi Khánh Diễn, Nguyễn Văn Vĩnh (người đã có công dịch "Truyện Kiều" ra tiếng Pháp văn rất tinh vi), Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim. Có bản chú giải phê phán khá đặc sắc như bản của Tản Đà.
    Song hầu hết các bản chỉ chú trọng có một điểm chú giải những điển cố văn chương, những chữ sách dịch hay mượn của chữ Hán.
    Còn những điểm khác cũng cần thiết cho việc tìm hiểu "Truyện Kiều", như chú giải từ ngữ, chú giải văn lý, v.v... thì bỏ qua.
    Đó là một sự thiếu sót đáng tiếc, nhất là ngày nay tiếng Việt đã được dùng làm chuyển ngữ và "Truyện Kiều" đã được liệt vào loại sách giáo khoa căn bản tại các học đường.
    "Truyện Kiều" là cả một kho tài liệu vô tận về điển cố văn chương, cũng như về văn phạm học, từ ngữ học, không hiểu thấu "Truyện Kiều", là một điều thiệt thòi lớn.:

  • Truyện Phan Trần

    Truyện Phan Trần

    TÂN VIỆT xuất bản 1956

    Cổ Văn VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 60

    Phan Trần là một truyện lấy sự tích ở bên Tàu, về đời Tĩnh Khang và Thiệu Hưng nhà Tống. Hai vai chính là Phan Tất Chánh và Trần Kiều Liên được hai cha mẹ đính ước gả cho nhau từ khi còn chưa lọt lòng. Khi khôn lớn, chưa kịp thành hôn, thì gặp loạn ly lưu lạc, tưởng đến phải dở dang; may có cuộc tình cờ gặp gỡ mà đôi bên nhận ra nhau. Rồi vu quy với vinh quy một ngày, sau kết quả rất là mỹ mãn. Truyện do một tác giả vô danh Việt Nam diễn ra quốc âm, gồm có 940 câu, theo thể lục bát.

  • Truyền Thống Dân Tộc

    Truyền Thống Dân Tộc
    Lê Văn Siêu
    HOÀNG ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 21

    Câu chuyện tôi nói với quý bạn hôm nay chắc sẽ dài. Không dài sao được khi đề cập đến những truyền thống của cả một dân tộc đã có gần năm ngàn năm lịch sử?
    Tôi biết rằng quý bạn sẽ không xem xét vấn đề này theo con mắt của những nhà khảo cứu văn hóa. Mà sẽ chỉ cần biết những đặc tính cố hữu của nhân dân, để mai mốt đây có dịp tiếp xúc với nhân dân thì quý bạn không đến nỗi ngỡ ngàng như những người ngoại quốc, và công tác phụng sự xã hội của quý bạn mới có hy vọng nào chắc chắn thành công.
    Nhưng cũng bởi ý muốn của quý bạn là như thế, nên tôi lại thấy cần phải trình bầy vấn đề cho thật giản dị và khúc chiết để không có gì ngộ nhận được nữa. Hễ ngộ nhận thì lạc đường. Hễ lạc đường thì thất bại và tai hại.

  • Truyện Thúy Kiều
  • Truyện Tích Việt Nam

    Truyện Tích Việt Nam
    Lê Hương
    MỘT NHÓM VĂN HỬU xuất bản 1970

    Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 94 VIEWS 47

    Trước đây rất lâu và hiện thời đã có nhiều người sưu tầm hoặc viết lại truyện cổ Việt Nam đăng báo và in thành sách. Lẽ cổ nhiên có nhiều người biết nhiều chuyện đến thuộc lòng.
    Soạn quyển nầy, chúng tôi đề tựa là Truyện Tích Việt Nam vì xét rằng thành phần không phải hoàn toàn là truyện cổ đã xuất hiện không biết từ bao giờ cũng như không biết ở nơi nào.

  • Truyện Trê Cóc

    Truyện Trê Cóc

    TÂN VIỆT xuất bản 1956

    Cổ Văn VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 36

    Truyện Trê Cóc là một truyện Nôm khuyết danh của Việt Nam, chủ ý bày tỏ cái thói “tranh hơi tức khí” gây nên những cuộc kiện tụng và chỉ trích cái tệ nhũng lạm của bọn sai nha cùng cái hại “xui nguyên giục bị” của bọn thầy cò.

  • Truyện Trinh Thử

    Truyện Trinh Thử
    Hồ Huyền Qui
    TÂN VIỆT xuất bản 1956

    Cổ Văn VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 16

    Truyện Trinh Thử là truyện thơ Nôm Việt Nam, dài 850 câu lục bát và 2 bài thơ thất ngôn luật Đường. Hiện chưa rõ tác giả là ai và thời điểm tác phẩm ra đời.
    Truyện kể rằng vào năm Long Khánh (niên hiệu của Trần Duệ Tông ), đời Trần ở miền Lộc Đỗng có người Hồ sinh, học rộng biết nhiều, lại nghe được tiếng chim muông. Nhân ra chơi kinh thành, chàng ngụ ở gần nhà Thừa tướng Hồ Qúy Ly. Đêm nằm bỗng nghe tiếng chó sủa. Chó sủa làm cho một con chuột bạch góa chồng đang đi kiếm ăn bên nhà Hồ Quý Ly kinh hãi chạy vào nấp ở hang chuột đực.

  • Tục Ngữ Lược Giải 1

    Tục Ngữ Lược Giải 1
    Lê Văn Hòe
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953

    Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 26 VIEWS 23

    Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
    Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
    Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ...

  • Tục Ngữ Lược Giải 2

    Tục Ngữ Lược Giải 2
    Lê Văn Hòe
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953

    Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 26 VIEWS 20

    Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
    Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
    Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ...

  • Tục Ngữ Lược Giải 3

    Tục Ngữ Lược Giải 3
    Lê Văn Hòe
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953

    Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 26 VIEWS 22

    Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
    Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
    Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ...

  • Tục Ngữ Phong Dao

    Tục Ngữ Phong Dao
    Nguyễn Văn Ngọc
    BỐN PHƯƠNG xuất bản 1952

    Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 26 VIEWS 17

    Cuốn “Tục ngữ- Phong dao: Một kho tàng chung của nhân loại” của Nguyễn Văn Ngọc. Ông là một người luôn nặng lòng với quốc văn quốc tuý, lo sợ rằng những câu lý thú của ông cha để lại chính là cái kho vàng chung của cả nhân loại, nếu không chịu mau mau thu nhặt, giữ gìn lấy thì sẽ bị mai một, lãng quên.
    Vì thế, ông đã gắng công sưu tập, chép lại thành cuốn sách này.
    Cuốn sách này gồm có hai tập: Tập trên thì từ ba chữ đến hai mươi ba chữ và thuộc về phương ngôn, tục ngữ; Tập dưới thì từ bốn câu trở lên và thuộc về phong dao, lại có phụ thêm các câu đố ở cuối tập. Các câu xếp đặt vừa theo số chữ, từ ít đến nhiều, vừa theo trật tự mẫu tự la tinh, nhơ lối các từ điển.

  • Tự Điển Danh Nhân Thế Giới

    Tự Điển Danh Nhân Thế Giới
    Trịnh Chuyết
    XUÂN TRINH xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 24 VIEWS 31

    Để biên soạn cuốn sách này, soạn giả Trịnh Chuyết cùng các cộng sự của mình đã dựa theo một số nguyên tắc:
    Gọi là Danh nhơn theo định nghĩa hẹp hòi của tự điển này là những người đã để lại một công trình nào hữu ích cho nhân loại về địa hạt văn chương, khoa học, nghệ thuật.
    Cũng liệt vào hàng ngũ Danh nhơn những vị nào đã để lại những chủ nghĩa, những tư tưởng mà đến nay kẻ sùng bái cũng như kẻ đánh đồ đều nhiều, mà ảnh hưởng đã là một sự thực hiển nhiên.
    Người làm tự điển đối với những vị này chỉ có một thái độ hoàn toàn vô tư.
    Những vị Giáo chủ là những siêu nhân thì ở đây tác giả không đề cập đến.
    Tự điển Danh nhơn thế giới chỉ nói đến những vị đã quá cố trừ một vài trường hợp rất đặc biệt của những nhân vật mà công nghiệp đã đóng góp một phần lớn vào nền văn minh hay hạnh phúc hiện đại.
    Về phương pháp biên soạn sách này, tác giả noi theo cách trung thành với những phương pháp đã được những bậc thầy dùng trong lúc biên soạn các cuốn Bách Khoa tự điển...nghĩa là một phần nào văn chương cũng như tình cảm đã phải hy sinh để câu chữ được rõ ràng, diễn tả được hết sự thật cần biết một cách khách quan. Soạn giả đã dùng lối văn khảo cứu để biên soạn cuốn tự điển này.

  • Tự Điển Danh Từ Triết Học
  • Tự Điển Pháp Việt Pháp Luật Chính Trị Kinh Tế 1
  • Tự Điển Pháp Việt Pháp Luật Chính Trị Kinh Tế 2
  • Tự Điển Pháp Việt Pháp Luật Chính Trị Kinh Tế 3
  • Tự Điển Văn Liệu
  • Tự Do Báo Chí
  • Tự Học 1200 Chữ Nho Thông Dụng

    Tự Học 1200 Chữ Nho Thông Dụng
    Lạc Thiện
     

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 28 VIEWS 45

    Bất cứ nước nào đã tự hào là có một nền văn hoá là phải có một cuốn tự điển để chuẩn xác cho ngôn ngữ của quốc gia mình hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng hay lai căng, vay mượn. Chữ Quốc Ngữ sau khi thành hình không lâu đã có ngay một cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên của Paulus Huỳnh Tịnh Của, cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị xuất bản cuối thế kỷ 19.
    Dựa theo cuốn tự điển đầu tiên này nhiều tự điển và từ điển Việt Nam khác được các tác giả sau này biên soạn. Cùng với Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính) là hai cuốn thông dụng trong Nam.
    Tự Điển Việt Nam của Lê văn Đức do Lê Ngọc Trụ hiệu đính được các tác giả biên soạn trong vòng 10 năm. Từ điển gồm 2 quyển, tổng cộng 1865 trang, trong đó có 376 trang thành ngữ và 273 trang nhân danh, địa danh được xếp vào phần cuối mỗi quyển.

  • Tự Lực văn Đoàn
  • Tùng Thiên Vương

    Tùng Thiên Vương
    Ưng Trình - Bửu Dưỡng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 24 VIEWS 31

    Tùng Thiện Vương là một hoàng tôn, hoàng tử, hoàng đệ, hoàng thúc, Ngọc Điệp Tôn Phổ đã ghi chép rõ ràng. Đến làm tôi, làm con, sử gia cũng đã đăng vào chánh biên liệt truyện. Từ làm quốc sĩ cho đến thành " Nhất đại thi ông" trong khoảng ba bốn mươi năm, cuộc đời ông có lắm đoạn ly kỳ, nhiều nguy hiểm đến tính mạng. Tùng Thiện Vương cũng là một nhân vật tiếng tăm lẫy lừng trong một nền cổ học Việt Nam. Thi văn của Tùng Thiện Vương như cỏ hoa giữa núi, như mây mống trên trời, vẻ đẹp ở tinh thần.
    Đây là tác phẩm quý bởi vì trong lịch sử văn học nước nhà cũng như văn học sử các quốc gia trên thế giới, ít có những danh nhân được chính những hàng hậu duệ viết về mình như Tùng Thiện Vương. Tác phẩm này được viết bởi Ưng Trình tiên sinh, ông là cháu của Tùng Thiện Vương. Chính vì vậy mà những tư liệu về cuộc đời của Hồ Tùng Vương được viết một cách đầy đủ và chính xác. Tác phẩm trình bày rõ ràng cuộc đời của Cụ Vương, tường thuật lại những câu chuyện về cuộc sống đời thường khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành của cụ. Đồng thời phân tích những bài thơ mà cụ đã để lại cho con cháu đời sau.

  • Tương Lai Trong tay Ta

    Tương Lai Trong tay Ta
    Nguyễn Hiến Lê
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1962

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 34

    Ngày 20-9-1519, Magellan chỉ huy năm chiếc tàu, rời hải cảng Séville để tiến ra khơi. Ông đã dự bị trong hai năm cuộc hành trình đó: sắm tàu, mộ thủy thủ, mua các khí giới, đồ dùng và thức ăn để mang theo... Nhờ nhiều cuộc phỏng vấn những người ở Ấn Độ, Mã Lai và nhờ công tra khảo trong các sách Ý Đại Lợi, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, ông biết rằng trái đất tròn, và từ Séville cứ đi về phương Tây sẽ tới châu Mỹ mà Christophe Comlomb đã tìm ra hơn hai chục năm trước, rồi theo bờ biến Nam Mỹ mà kiếm thì thế nào cũng thấy một eo biến đưa qua phương Đông, qua những xứ Trung Hoa, Ma Lai, Ân Độ, nơi sản xuất vàng, lụa, hương liệu; sau cùng lại từ Ma Lai, Ấn Độ, tiến hoài về phương Tây thì sẽ trớ về Séville được. Ồng chỉ biết đại cương cái hướng
    phải theo, còn đường đi thì ông chưa biết. Eo biển ớ chỗ nào, có ở xa về phương Nam không hay chỉ ớ dưới Ba Tây một chút? Rồi đại dương ớ bên kia châu Mỹ ra sao? Rộng lắm không? Sóng gió nhiều không? Đi mấy tháng thì tới? Những điều đó còn là hoàn toàn bí mật.
    Hồi mới ra trường, chúng ta không có cảm tưởng bắt đầu một cuộc phiêu lưu ghê gớm như vậy và tôi biết, nhiều người, bình tăm, thản nhiên, chẳng suy nghĩ, lo tính gì cả, mặc cho đời đưa tới đâu thì đưa; ngay cá với những ké đó, đời vẫn là một cuộc phiêu lưu, mặc dầu họ không nhận thấy.

  • Từ Thức hay là Kẻ Tìm Đường

    Từ Thức hay là Kẻ Tìm Đường
    Đoàn Thêm
    MAI LĨNH xuất bản 1959

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 28

    Mượn sự thực làm bàn đạp cho hồn thơ bay bổng phiêu du trong cảnh-vực muôn hình sắc của tâm-tình và tưởng-tượng, câu chuyện «kẻ tìm đường» của Ông Đoàn-Thêm không hẳn còn là truyện thần-thoại của thời xưa nữa. Ngọn bút của thi-sĩ đã khéo diễn tả tất cả những nỗi đắn đo thắc-mắc của các Từ-Thửc mới và cũ, phân-vân đi tim lẽ sống, để sống một cuộc đời hữu - ích và «trường - tại với Sơn - hà». Từ-Thức hay Kẻ tìm đưòng » đã dành cho Đoàn thi-sĩ một chỗ trên tao-đàn Việt-Nam và chúng ta còn đặt kỳ-vọng rất nhiều ở tảc-giả

  • Tư Tưởng Chính Trị Trong Triết Học Khổng Giáo

    Tư Tưởng Chính Trị Trong Triết Học Khổng Giáo
    Trần Quang Thuận
    THƯ LÂM ẤN THƯ QUÁN xuất bản 1961

    Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 29

    Đối với người Việt Nam, Khổng Tử là vị thánh nhân Trung Hoa đã sống cách đây 25 thế kỷ, là người đã dạy dỗ dân chúng Trung Hoa cũng như những dân tộc hấp thụ văn minh Trung Hoa, lòng hiếu thảo, sự thờ cúng tổ tiên; là người đã thuyết minh đạo lý Tam Tòng Tứ Đức, ...Ở thời Nhà Tống, học giả Chu Hi đã thêm các ý tưởng từ Đạo giáo và Phật giáo vào Khổng giáo. Trong suốt cuộc đời mình, Chu Hi không được mọi người biết tới, nhưng không lâu sau khi ông mất, những ý tưởng đó trở thành một quan điểm chính thống mới về những ý nghĩa thực sự của tư tưởng Khổng Tử

  • Từ Yên Bái Đến Các Ngục Thất

    Từ Yên Bái Đến Các Ngục Thất
    Hoàng Văn Đào
    SỐNG MỚI xuất bản 1957

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 23

    Tám-mươi năm Pháp-thuộc là một đại quốc-sỉ còn ghi chép trên lịch-sử nước nhà, mặc dầu trên thực-tế cơn ác-mộng ấy đã trôi qua một cách nặng-nề ảo-não. Ngày nay ngọn Quốc-kỳ Việt-Nam độc-lập rực-rỡ cao phất từng không đã xóa tan những đám mây đen đòi phen gieo-rắc cảnh u-ám trên non sông Hồng-Lạc ; cả quốc-dân đang vui mừng rũ bỏ xiềng-xích nô-lệ đã đặt lên cổ chúng ta, đang nô-nức vươn mình tiến bước trên con đường dân-tộc tự-chủ.
    Vinh-diệu thay ! Thiêng-liêng thay ! giờ phút mọi người cùng trang-nghiêm tự-hào xứng-đáng là kẻ thừa-kế tổ-tiên đã gìn-giữ bờ cõi trong muôn thủa. Trong giờ phút ấy, nếu chúng ta trầm-mặc truy-niệm quá-khứ, hẳn không ai quên được nỗi đau-thương của chín năm binh-lửa (1945-1954) và phải liên tưởng đến cuộc đấu-tranh giành chủ-quyền, âm-thầm nhưng mãnh liệt, kín-đáo nhưng sâu-xa, mà dân-tộc theo đuổi trong suốt thời-kỳ đô-hộ Tây-phương.
    Bao hy-sinh ! Bao xương-máu ! Bao thế hệ xử-dụng vào cuộc đấu-tranh đáp lời kêu gọi của non sông, khảng-khái dâng mình cho Tổ-quốc !

  • Ức Trai Thi Văn Tập
  • Vân Đài Loại Ngữ

    Vân Đài Loại Ngữ
    Lê Quí Đôn
     

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 22

    Vũ trụ có ba điều bất hủ là lập đức, lập ngôn, lập công, ở đây xin nói về lập ngôn.
    Trong khoảng trời đất có đạo lý, đạo lý bao la không cùng, bản thể rất tinh vi, công dụng thật rõ rệt, chỉ những bậc thánh nhân quân tử mới hiểu thấu, mới phát huy và diễn đạt được trên sách vở để giữ lại tinh thần cùng pháp độ, vì đây không phải là câu chuyện cẩu thả, những kẻ hiểu biết hẹp hòi, lấy ống dòm trời, đem bầu đong biển, đâu thể bàn luận được.
    Ông Quế Đường họ Lê, người Diên Hà, chẳng sách gì không xem, không vật gì không xét, ngày nghỉ được gì, ghi lên sách cả. Sách ông viết đầy án đầy tủ, không biết bao kể, nhưng bộ Vân Đài Loại Ngữ này là tinh túy hơn hết.
    bộ chia làm 9 quyển, phân loại rõ ràng, nghị luận xác đang, trên suột thiên văn, dưới thông địa lý, giữa đủ các việc nhân luân, từ cách vật trí tri thành ý, chính tâm đến tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, không gì thiếu sót; căn cứ vào đó, có thể phát minh ra các ý nghĩa sâu xa của thánh hiền xưa và bắc cầu cho kẻ học sau này.

  • Vấn Đề Thân Tộc

    Vấn Đề Thân Tộc
    Bửu Lịch
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 21

    Danh-từ thân-tộc là danh-từ mà ta dùng để gọi bà con của ta. Ví-dụ tôi gọi anh của cha tôi là Bác, em gái của mẹ tôi là Dì, em gái của cha tôi là Cô. Danh-từ thân-tộc có một ý-nghĩa xã-hội tương-đối. Ngày nay ta không quả-quyết như Radcliffe-Brown và Tax rằng những thân-thuộc mà ta đối-xử giống nhau sẽ được gọi bằng một danh-từ, những thân-thuộc mà ta đối-xử khác nhau sẽ được gọi bằng nhiều danh-từ khác nhau. Trái lại, ta có thể có những cách đối-xử khác nhau mà chẳng có những danh-từ khác nhau, hoặc những danh-từ khác nhau mà chẳng có những cách đối-xử khác nhau.
    Có mấy cách xử-dụng những danh-từ thân-tộc? Thế nào là cơ-cấu ngôn-ngữ của những danh-từ ấy? Phạm-vi ứng-dụng của những danh-từ này là gì? Đó là 3 mục chính của bài khảo-sát này.

  • Vầng Trăng Lạnh
  • Văn Hóa Việt Nam Với Đông nam Á

    Văn Hóa Việt Nam Với Đông nam Á
    Nguyễn Đăng Thục
    VĂN HÓA Á CHÂU xuất bản 1961

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 16

    Nghiên cứu và trình bày đại cương một số dữ kiện địa lý, nhân chủng, lịch sử, kinh tế nhất là triết lý và tôn giáo của khu vực Đông Nam Á. Các mối liên hệ về văn hóa giữa Việt Nam và Đông Nam Á

  • Văn Học Đời Lý
  • Văn Học Miền Nam - Thời Nam Bắc Phân Tranh

    Văn Học Miền Nam - Thời Nam Bắc Phân Tranh
    Phạm Việt Tuyên
    KHAI TRÍ xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 29

    Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.

  • Văn Học Miền Nam - Văn Học Hà Tiên

    Văn Học Miền Nam - Văn Học Hà Tiên
    Đông Hồ
    QUỲNH LÂM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 32 VIEWS 26

    Đông Hồ chẳng những là một ông giáo giảng mấy bài học về văn chương miền Nam mà ông đã đưa ra được hẳn một triết lý dân tộc về ý nghĩa của danh từ Miền Nam, một triết lý văn chương về ý nghĩa danh từ Văn Học Miền Nam, cuốn “Văn học Miền Nam- Văn học Hà Tiên” chính là minh chứng cho triết lý ấy của ông.
    Theo ông, người Bắc thuần thành không phải là người giương đông kích tây khinh miệt người Nam mà là người ý thức được vai trò lịch sử của Nam tiến của Tổ tiên mình mà để yêu mến, gìn giữ bảo trì lấy miền Nam. Còn người miền Nam chính cống không phải là người kỳ thị xung đột với người Bắc mà là người ý thức được sứ mạng lịch sử truyền thống của cha ông mình để mà trở lu, nhìn ra phía Bắc như là nhìn về quê nhà và nếu nhà tan nát thì phải quay về mà kiến thiết xây dựng lại nó. Trong cuộc kiến quốc, xây dựng quê hương, mỗi miền có một vai trò, mỗi địa phương có một sứ mạng. Nếu người Bắc có cái tài tế nhị, khéo léo, làm giỏi, làm xong và hoàn thành những công trình vĩ đại thì người miền Nam lại có công nghĩ ra trước, tra tay vào việc, khởi công lúc đầu. Công nào cũng quý không thể nào bảo bên nào hơn. Trời đã thiên bẩm cho người của cả hai miền để hai miền bổ túc cho nhau, xây dựng cho nhau.

  • Văn Học Nam Hà

    Văn Học Nam Hà
    Nguyễn Văn Sâm
    LỬA THIÊNG xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 24

    Văn học Nam Hà của tác giả Nguyễn Văn Sâm trình bày bộ mặt của văn học miền đất từ Thuận Hoá đến Hà Tiên thời gian từ khi Nguyễn Hoàng thật sự rời đất Bắc (Canh Tý 1598) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi (Nhâm Tuất 1802).
    Những tác phẩm trong cuốn sách này phản ánh được tình trạng qua phân, phe nhóm, vì các tác giả phần nhiều là những người phục vụ cho chính quyền của Chúa Nguyễn.

  • Văn Học Phân Tích Toàn Thư

    Văn Học Phân Tích Toàn Thư
    Thạch Trung Giả
    LÁ BỐI xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 42

    Với thời gian, sống trên một đất nước, giữa một thế giới trải qua bao cuộc bể dâu trong khoảng nửa kiếp người - cách mạng, đảo chính, chiến tranh - tư tưởng tôi đã bao lần thay đổi nhưng có một điều bất di dịch, và càng với thời gian càng thêm sâu sắc - là sự cần thiết, sự trang nghiêm của việc đọc sách, đọc sách có ý thức, có phương pháp, theo một hệ thống tinh vi và linh động.
    Nhà văn hào Goethe, người có tên trong mấy bộ sử, văn học, triết học, khoa học, hiện thân cho văn hóa nước Đức, vào độ bát tuần khi đầu nặng trĩu những vòng hoa, đã trả lời một người bạn trách lâu ngày không thấy mặt, là bận đọc sách, tập đọc sách, vì đọc sách khó quá, khó hơn sáng tác.
    Tập đọc sách, lời nói như có vẻ khôi hài, như khiêm tốn giả nhưng thực chân thành, chân thành đến mực độ tuyệt đối.
    Sáng tác dễ, đọc sách khó. Điều đó hiển nhiên ngay trong lĩnh vực học đường. Viết một áng văn tả cảnh, tả tình trôi chảy, có quan sát, có rung động không phải khó với một học sinh trung học nhưng phân tích một áng văn thơ mệt hơn gấp mấy lần. Bởi thế cho nên, chương trình hiện hành ra hai đề luân lý, phổ thông ở trung học đệ nhất cấp, còn giảng văn rút vào mấy câu hỏi chứ không thành nghị luận văn chương như trước. Vì tới môn này phải làm những bài giảng văn tinh vi đầy đủ, hoặc phải tổng hợp nhiều bài giảng văn thành nhận xét bao quát về tác giả hay tác phẩm.

  • Văn Học Từ Điển
  • Văn Học Việt Nam

    Văn Học Việt Nam
    Dương Quảng Hàm
     

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 29

    Văn Học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết của những người dùng tiếng Việt. Trong suốt thời phong kiến, phần lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thiếu chữ viết bản địa, chữ Nôm ra đời lại không được triều đình khuyến khích... Về sau, văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ. Văn học Việt Nam của tác giả Dương Quảng Hàm được soạn theo khoa giảng Việt văn ở năm thứ ba và năm thứ tư ban Cao - đẳng Tiểu - học vào thời trước, gồm hai phần :
    - Phần thứ nhất : Phép tắc các thể văn
    - Phần thứ nhì : Trích lục các bài văn để giảng nghĩa

  • Văn Học Việt Nam - Đối Kháng Trung Hoa

    Văn Học Việt Nam - Đối Kháng Trung Hoa
    Thanh Lãng
    PHONG TRÀO VĂN hÓA xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 16

    Sự thịnh vượng của Hán học thời kỳ nước Việt giành được quyền tự chủ so với thời kỳ nội thuộc cho thấy tính trang trọng, thâm trầm của loại chữ viết này rất phù hợp với kiểu nhà nước phong kiến và ý thức hệ Nho giáo lúc bấy giờ. Thời kỳ này, trường học, khoa thi đều dùng chữ Hán như "phương tiện giao tế tao nhã" để ghi chép lịch sử, truyền đạt ý chỉ, thể hiện quan hệ, tình cảm vua-tôi và các tầng lớp nho sĩ. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, văn học viết dần có được những vận hội mới, tạo được vị trí độc lập của mình sau thời gian dài văn-sử-triết bất phân. 3 dòng tư tưởng Nho-Phật-Lão trở thành nguồn cảm hứng cho văn chương học thuật. Bên cạnh đó, đời sống tích cực gần thiên nhiên của con người thời kỳ này còn mang lại cho văn học nhiều ẩn dụ cao nhã nhưng cũng rất nhân tình.

TO TOP
SEARCH