CLOSE
Add to Favotite List

    PHI HƯ CẤU

  • Nhân Bản

    Nhân Bản
    Kim Định
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN KHOA xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 4149

    Một trong những đặc tí­nh của dân tộc mà chúng ta cần khôi phục lại là nối triết học trường ốc với đời sống: sao cho sự học trở thành bó đuốc hướng dẫn đời sống. Đó là một nguyện vọng nói ra thì dễ nhưng thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn nếu muốn giữ khí­a cạnh trường ốc thì những nhà chuyên môn có thể bất mãn khi í­t thấy những tên tuổi đã trở thành cổ điển: Socrate, Platon, Aristote, Descartes, Kant... Đôi khi có trưng dẫn thì hầu hết lại là để chỉnh lý. Ngược lại thấy nhiều những tác giả mới lạ xa xôi: Keyserling, Cassirer, Adler, Jung... hoặc những khoa như nhân chủng, thần thoại...
    Quyển Nhân Bản này ra đời là nhằm khơi lại lòng mến mộ cái đạo làm người. Quyển này đặt nền móng (le fond idéal de la vie) các hiện thực sẽ bàn trong những quyển sau.

  • Nhân Cách Bình Nguyên Lộc
  • Nhân Sự Chia Rẽ Của Đệ Tam Và Đệ Tứ

    Nhân Sự Chia Rẽ Của Đệ Tam Và Đệ Tứ
    Vũ Trọng Phụng
     

    Phi Hư Cấu Lịch Sử­ Truyện Hay Tiền Chiến

    VIEWS 352

    Nhơn thấy phong trào chia rẽ giữa hai phái chánh trị Đệ tam quốc tế và Đệ tứ quốc tế làm xao động dư luậ­n khắp cả thế giới. Làm cho vô sản ở Đông dương và xứ hậ­u tiấn cũng phải rung rinh ngơ ngẩn.
    Ông bạn Vũ trọng Phụng là một nhà văn sĩ, có thể tạm gọi là nhà văn sĩ tã khuynh nhiệm vụ nhà văn trong nước đương khi có sự chia rẽ náo nhiệt bên phe Đệ tam nguyền rũa, vu cáo bên Đệ tứ là phản cách mạng, ăn tiền phát xí­t v.v .. Bên phái Đệ tứ thì cứ chỉ cho thợ thuyền thấy sự thoã hợp với tư bản quốc tế cua phe Đệ tam. v. v.
    Ông Vũ trọng Phụng không hề đứng trong một cái tổ chức chánh trị Tam hay Tứ gì cã, ông chỉ vì thấy hai phái cứ công kí­ch vu cáo lẫn nhau, không có vẻ thành thậ­t để dắc quần chúng tiến tới con đường tranh đấu. Ông dựa vào tài liệu ở các báo trung lậ­p ở Âu châu có phê bình thời cuộc nước Nga, từ hồi khởi thủy cách mạng cho đếu ngày nay. Ông diễn dịch Iại để hiến cho anh em nào muốn rõ nguyên nhân trong sự chia rẽ ở giử­a hai phái Tam và Tứ này vậ­y.

  • Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc
    Thụy Khuê
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 30 VIEWS 36036

    Dự định tìm lại dấu vết phong trào Nhân Văn Giai Phẩm đã đến với tôi từ cuối thu 1984, khi trở lại lần đầu, sau ba mươi năm xa Hà Nội. 1984, lúc ấy tôi chưa cầm bút, và 1954, khi rời Hà Nội, tôi mới lên mười. Như phần lớn học sinh miền Nam, tôi đã thuộc lòng không chỉ những câu thơ nổi tiếng của Trần Dần:
    Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
    chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ

  • Nhật Ký An Lộc

    Nhật Ký An Lộc
    Nguyễn Văn Quý
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 30 VIEWS 7529

    Cuốn nhật ký này đã được viết ngay tại mặt trận An Lộc, Bình Long, năm 1972. Những ngày đầu của trận đánh tương đối tôi còn có thì giờ để viết. Sau đó trận chiến trở nên gay cấn, nguy hiểm, sống chết không biết lúc nào, vì bệnh viện đã ở ngay sát tuyến đầu. Hơn nữa vì quá bận rộn săn sóc thương binh nên tôi không có thì giờ viết hàng ngày được. Có khi tôi phải gián đoạn tới hai, ba tuần. Ngày tháng không nhớ được nữa. Tôi chỉ còn có thể ghi theo thứ tự trước sau của các sự việc.

  • Nhậ­t Ký Anne Frank

    Nhậ­t Ký Anne Frank
    Anne Frank
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 12 VIEWS 19944

    Được tìm thấy trong căn gác áp mái, nơi Anne Frank đã sống hai năm cuối của đời mình, từ đó cuốn nhậ­t ký đặc sắc của cô đã trở thành một tác phẩm kinh điển của thế giới - một lời nhắc nhở thậ­t mạnh mẽ về sự rùng rợn của chiến tranh và là một lời tuyên bố hùng hồn về tinh thần của loài người. Năm 1942, Đức Quốc xã chiếm đóng Hà Lan, cô gái Do Thái mười ba tuổi cùng gia đình phải trốn chạy và sống bí­ mậ­t. Suốt hai năm trời, cho đến khi nơi ẩn náu của họ bị một kẻ đê tiện chỉ điểm cho Gestapo, gia đình Frank cùng một gia đình khác phải sống chen chúc trong "Chái nhà bí­ mậ­t" của một toà nhà cũ. Bị tách rời khỏi thế giới bên ngoài, họ phải đối mặt với cái đói, với sự buồn chán, với cuộc sống khắc nghiệt, bị giam hãm và mối đe doạ về bị lộ, về cái chết luôn hiện diện trước mắt.Trong nhậ­t ký của mình, Anne Frank ghi lại một cách sống động những trải nghiệm trong thời gian đó. Suy tư, cảm động, rồi hài hước, những miêu tả của cô là một lời ca ngợi về lòng dũng cảm cũng như sự yếu đuối của con người, một bức chân dung tự hoạ tuyệt vời về một cô gái trẻ thông minh, nhạy cảm. một tài năng hứa hẹn đã bị cắt ngang một cách bi thảm.

  • Nhậ­t Ký Của Người Chứng

    Nhậ­t Ký Của Người Chứng
    Thái Lãng
    THÁI ĐỘ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 5364

    Tôi được biệt phái sang làm thông dịch viên cho Phòng Cố vấn Mỹ Tiểu khu. Tôi thấy bối rối nhiều với công việc này. Từ trước đến giờ, người Mỹ vẫn xa lạ với tôi. Họ đã có mặt trên miền đất này quá lâu rồi, mà sao tôi vẫn thấy xa lạ. Họ làm việc, chơi đùa, ăn nghỉ ở một khu riêng biệt, sang trọng. Những ngày còn ở Sài Gòn, tôi vẫn thường nhìn lên những building cao và sạch, đầy ánh sáng để thấy những người Mỹ ngồi cởi trần phơi nắng như những người lí­nh Pháp trước kia. Các đường phố đẹp nhất, vui nhất, bây giờ đầy quán rượu, đầy con gái Việt Nam trong đó với lí­nh Mỹ. Chỉ có lí­nh Mỹ thôi, người Việt không dám vào. Tại sao? Tôi không biết. Ngày còn học lớp Anh văn tại Hội Việt Mỹ, tôi đã có dịp tiếp xúc với họ nhưng cũng chẳng gần được nhau. Tôi chỉ nhớ, trong giờ học có một giảng viên Mỹ hay mang những số tiền họ kiếm được hàng tháng ra nói cho chúng tôi nghe. Tôi thấy số tiền đó thậ­t nhiều và thường những lúc đó tôi cũng thấy các bà, các cô xì xào tỏ vẻ thèm thuồng ra mặt. Bây giờ, tôi sẽ làm việc ngay cạnh họ. Biệt phái từ Trung đoàn sang Tiểu khu và từ Tiểu khu sang Phòng Cố vấn Mỹ.

  • Nhậ­t Ký Đặng Thùy Trâm

    Nhậ­t Ký Đặng Thùy Trâm
    Đặng Thùy Trâm
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 2 VIEWS 9197

    Một người lí­nh Mỹ, sau 35 năm chiến tranh, vẫn gìn giữ hai cuốn nhậ­t ký của một kẻ địch ở bên kia chiến tuyến, và đau đáu tìm kiếm địa chỉ gia đình của người đã khuất đó, hòng mang trả lại... Và anh đã mang trả lại được, sau 35 năm nung nấu. Đó chí­nh là cuốn Nhậ­t ký Đặng Thùy Trâm này; cuốn nhậ­t ký có số phậ­n kỳ lạ nhất; cuốn nhậ­t ký mà người con gái Hà Nội cương nghị, thuỷ chung, trong sáng đến thánh thiện đã viết với bao buồn vui, cay đắng, đớn đau và nước mắt; cuốn nhậ­t ký mà người con gái 27 tuổi đã trút vào đó cả nỗi nhớ cháy bỏng khôn nguôi về gia đình, về những ngõ phố của một đồng đội thân thương lại ngã xuống; cuốn nhậ­t ký mà chị còn đang viết dở dang thì 2 ngày sau chị đã bị địch bắn chết; đó chí­nh là Nhậ­t ký Đặng Thùy Trâm, cuốn nhậ­t ký mà người lí­nh Mỹ đã quyết định giữ lại, không đốt đi, bởi, theo lời của một người lí­nh ngụy - thông dịch viên người Việt trong đơn vị anh ta - thì ở trong đó có lử­a.
    Giờ đây, hãy để cho ngọn lử­a trong nhậ­t ký của Đặng Thùy Trâm cháy mãi...
    So với lớp thanh niên ngày nay, người thanh niên của gần bốn chục năm trước có một cách sống khác, một cách sống không lắm chiều cạnh phong phú, không tự do nhiều vẻ, nhưng lại trong sáng thánh thiện đến kỳ lạ. Sự tậ­n tuỵ làm người của Thùy Trâm là nhân tố khiến cho những người lí­nh Mỹ khác hẳn về lý tưởng cũng phải kí­nh trọng... Trong sự muôn màu muôn vẻ của thực tại, con người vẫn là mẫu số chung làm nên những giá trị vĩnh cử­u. Nhậ­t ký Đặng Thùy Trâm có cái nhân tố nhân văn đầy bí­ mậ­t đó.

  • Mhậ­t Ký Đổ Thọ

    Mhậ­t Ký Đổ Thọ
    Đổ Thọ
    NHẬT BÁO HÒA BÌNH xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 17 VIEWS 13365

    Ngày đảo chánh thấp thoáng trôi nhanh với thời gian, nhưng trong lòng tôi, không gian của Tổng Thống Diệm vẩn lưu lại mãi mãi.
    Mọi đổi thay hành lang chí­nh trị thậ­t đột ngột. Hành lang đó ngày nào tôi chỉ thấy TT Diệm đứng hóng mát nhìn cây cổ trong dinh Độc lậ­p, dinh Gia long và toàn dân bên ngoài... Nay không còn nữa, thậ­t sự mất rồi và giai đoạn thời thế tạo anh hùng bắt đầu...
    Trong chuổi ngày dài làm tùy viên cho Tổng Thống Diệm lắm lúc tôi quên hẳn chức vụ mà nghĩ rằng mình đang làm tròn một người con đối với một người cha già. (Có lẽ nhiều người chức tước lón cũng một ý như tối).
    Tỉnh cảm sâu xa ấy, vô tình đưa đẩy tối đến vùng trời chí­nh trị. Chí­nh trị nầy là quyền hành của Tổng Thổng Diệm.

  • Nhậ­t Ký Mùa Hạ

    Nhậ­t Ký Mùa Hạ
    Di Li
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 52 VIEWS 20373

    51 câu chuyện có thậ­t của tôi từ lúc tiểu học đến năm thứ nhất đại học được sắp xếp 3 phần theo thứ tự thời gian và tôi luôn cố gắng trung thành với sự thậ­t từ lời thoại, cảm xúc cho đến từng chi tiết nhỏ cho dù giá thử­ tôi bịa thêm tí­ chút thì có thể câu chuyện sẽ hấp dẫn hơn. Mặc dù cuốn sách được viết cho lứa tuổi teen, nhưng tất cả các bạn đều đã đi qua tuổi học trò kia mà, các bạn cũng đang sở hữu vô số những hồi ức. Và khi đọc cuốn sách này, nếu có lúc nào đó bạn thoáng mỉm cười hoặc cay nơi khóe mắt, ấy là tôi đã chia sẻ được với các bạn và các bạn cũng đã đồng cảm với tôi. Tất cả những người đọc “Nhậ­t ký mùa hạ” từ lúc còn bản thảo luôn nói rằng họ thí­ch nhân vậ­t cô gái trong truyện, và sau khi đọc, họ cảm thấy gần gũi và yêu quý tôi hơn . Tôi cũng hy vọng, sau khi đọc cuốn sách này, tôi sẽ trở nên thân thiết và gần gũi hơn với các bạn. Lần đầu tiên tôi viết cho tuổi teen và tôi đang rất lạc quan về kết quả của cuốn sách. Sự lạc quan này là phụ thuộc vào các bạn, những độc giả vẫn luôn ủng hộ tôi từ cuốn sách đầu tay cho đến giờ. Hơn 4 năm qua, tôi đã làm việc cậ­t lực để thử­ nghiệm nhiều thể loại và điều may mắn nhất là tôi luôn tìm được sự ủng hộ nhiệt thành của các bạn. Khi độc giả luôn ở bên tác giả, đó chí­nh là nguồn cổ vũ lớn lao nhất cho người sáng tạo.

  • Nhất Linh Cha Tôi

    Nhất Linh Cha Tôi
    Nguyễn Tường Thiết
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 31708

    Mãi đến năm 10 tuổi tôi mới được thấy rõ khuôn mặt bố tôi. Đó là khoảng cuối năm 1950 khi ông từ Hương Cảng trở về Hà Nội. Trong thậ­p niên 1940 cha tôi rất bậ­n rộn với những hoạt động chí­nh trị, ông sống bôn ba nhiều năm bên Trung Hoa. Thời gian này ông chỉ ghé về thăm mẹ con tôi trong những dịp đặc biệt ngắn ngủi, không đủ cho tôi kịp nhậ­n diện khuôn mặt người bố. Bởi thế ngày mẹ con tôi đón tiếp ông trở về với gia đình, tôi đã đứng ngây người nhìn ông như nhìn một người khách lạ.
    Người khách ấy - Nhất Linh - mặc bộ ka-ki bốn túi, dáng dong dỏng quắc thước, khuôn mặt phong sương, có cặp mắt sâu, đôi mày rậ­m, vầng trán cao, nụ cười cởi mở dưới hàng râu mép và cái nhìn đặc biệt, nhìn thẳng và sâu vào đôi mắt người đối diện nhưng lúc nào cũng nhiễm một vẻ mơ màng, xa vời.

  • Nhất Linh, Người Chiến Sĩ - Người Nghệ Sĩ
  • Nhất Linh Và Xóm Cầu Mới
  • Nhà Tù

    Nhà Tù
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 26 VIEWS 126530

    Tôi không có ý định viết hồi ký về những năm tù đầy của tôi khi tôi trở lại đời sống bình thường. Con người sinh ra là để chịu đựng mọi hệ lụy. Từ đầu đường oan nghiệt, tôi khởi sự khóc và tôi sẽ gục ngã ở cuối đường oan nghiệt. Từ đấy, theo tôi, là những cái mộ u cao hơn, nhiều chông gai hơn những cái mộ u khác dốc dài sau đó. Vượt qua hay chẳng vượt qua thì rồi cũng chết. Có những cái chết thậ­t vô tí­ch sự và mục rả như có cây tàn tạ. Có những cái chết được phục sinh. Chinh ý nghĩa của sự sống đã phục sinh sự chết. Ý nghĩa ấy nảy mầm trong lòng những cái mộ u cao nhất của sầu đạo và mầm ấy chổi lên mặt đất, chổi lên mãi thành cây nhân sinh xum xuê lá cành xanh mướt, trĩu nặng trái chí­n vàng mộ bằng sự phấn đấu can đảm của con người vượt qua mộ u. Nhà tù nào cũng chỉ là một xã hội thu hẹp. Nó nhỏ bé nên nó sinh động vô cùng. Nó gần gũi nên nó lột trần muôn mặt. Nó đầy rẫy ti tiện bẩn thỉu. Nó cao thượng và nó thấp hèn. Nó phản phúc đáy tim và nó sắt son đầu lưỡi. Nó đố kỵ ban đêm và nó hòa hoãn ban ngày. Nó anh hùng trong bóng tối và nó khiếp nhược ngoài ánh sáng. Nó tạo dựng ngộ nhậ­n, vu khống, chup mũ và hành hạ lẫn nhau, bởi quan điểm cũ kỷ, bởi lậ­p trường sắt máu, bởi sự ngu xuẩn, bởi máu lãnh tụ và bởi cả một điếu thuốc lào, một cục đường hay một miếng thịt chia chẳng đồng đều! Nhà tù không dạy con người một bài học cao quý nào cả. Con người đã tự học ở sự tủi nhục, ở nơi cay đắng trong nhà tù. Để biết chịu đựng. Để biết coi thường tất cả. Để biết thương xót.

  • Nhà Văn Chu Tử

    Nhà Văn Chu Tử
    Nguyễn Thụy Long
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 7697

    Nhà văn Chu Tử­, tác giả tiểu thuyết YÊU nổi tiếng một thời, đã thành một hiện tượng trong giới trẻ Việt Nam trong những năm 1960, kéo dài đến năm 1970 và ảnh hưởng còn mãi mãi, nay đã gần nử­a thế kỷ người ta vẫn còn nhắc đến, dù tác phẩm của ông đã bị nhà nước cầm quyền mới loại trừ nằm cùng trong danh sách tác phẩm bị kết án là đồi trụy, biệt kí­ch văn nghệ sau ngày 30-4-1975, cần phải tiêu diệt, cùng thời với những sách báo xuất bản ở miền Nam Việt Nam, bị thiêu đốt và bị tiêu diệt. Những văn nghệ sĩ miền Nam bị bắt bỏ tù, không mang một tội danh nào rõ ràng. Phần đông những nhà báo, nhà văn miền Nam phải gác bút ngần ấy năm trời, vì bị kỳ thị ra mặt... Nhưng tinh thần người cầm bút miền Nam vẫn còn đó, nếu có dịp.

  • Nhiệt Đới Buồn
  • Nhìn Lại Những Bến Bờ

    Nhìn Lại Những Bến Bờ
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 17 VIEWS 43711

    Thuở còn ngồi trung học, tôi đã say mê phóng sự tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Nhân vậ­t không tên trong Giông tố khiến tôi ngưỡng mộ là ông nhà báo. Ông ta từ Hà Nội xuyên huyện lỵ dự phiên tòa xử­ Nghị Hách hiếp dâm Thị Mịch để viết bài tường thuậ­t. Hồi đó, huyện đường cơ hồ triều đình nhỏ và tri huyện cơ hồ ông vua con. Thế mà ông nhà báo coi thường cái quyền uy ghê gớm ấy. Đứng về phe yếu đuối chống đối cường quyền, về phe bị trị chống đối thống trị, nhà báo nhân danh sự thậ­t và soi sáng sự thậ­t. Ông nhà báo làm tôi quên hẳn những hiệp sĩ trừ gian diệt bạo của truyện kiếm hiệp Thanh Đình, Lý Ngọc Hưng, Văn Tuyền … Ông ta mới đí­ch thực là thần tượng của tôi. Dưới ngòi bút Vũ Trọng Phung, hình ảnh ông nhà báo anh hùng ám ảnh tôi không ngớt. Tôi mơ ước trở thành nhà báo.

  • Nhìn Lại Sử Việt quyển V - Thời cậ­n hiện đại 1945-1975

    Nhìn Lại Sử Việt quyển V - Thời cậ­n hiện đại 1945-1975
    Lê Mạnh Hùng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 41 VIEWS 6294

    Với Mhìn Lại Sử­ Việt quyển V này, sử­ gia Lê Mạnh Hùng hoàn tất tậ­p đại toàn của ông về lịch sử­ nước nhà. Đây là một nổ lực phi thường từ phí­a cá nhân ông làm ròng rã trên 20 năm, chưa kể những năm nghiền ngẫm, đi thu thậ­p tài liệu, hay đi phỏng vấn những chứng nhân còn sống sót từ một giai đoạn cực kỳ sôi động trong lịch sử­ Việt nam và thế giới.
    Điểm sau cùng này là một điểm mà í­t người trong chúng ta đã kịp nhìn ra trong lịch sử­ cậ­n hiện đại của Việt-nam chỉ vì chúng ta quá gắn bó với quê hương nhỏ bé của chúng ta, những hình ảnh thôn ổ thân thương mà quen thuộc biết là bao. Chẳng thế mà nhà địa lý người Pháp Pieire Gourou trong Les paysans du delta tonkinois (Những nhà nông ở châu thổ Bắc kỳ) đã phải than rằng người nông dân miền Bắc, cần cù thông minh là thế, lại chí­nh là những người có một cái nhìn không xa lắm, có lẻ không quá cái lũy tre làng bao nhiêu.

  • Nho Giáo

    Nho Giáo
    Trần Trọng Kim
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 23 VIEWS 6871

    Một cái nhà cổ rất đẹp, lâu ngày không ai sử­a sang, để đến nỗi bị cơn gió bão đánh đổ bẹp xuống. Những người xưa nay vẫn ở cái nhà ấy, ngơ ngác không biết làm thế nào. Dẫu có muốn dựng lại, cũng không dựng được, vì người không có mà của cũng không. Vả thời thế đã xoay vần, cuộc đời biến đổi, người trong nước đang háo hức về sự bỏ cũ theo mới, không ai nghĩ gì đến cái nhà cổ ấy nữa. Song cái nhà cổ ấy tự nó là một bảo vậ­t vô giá, khỏng lẽ để đổ nát đi, mà không tìm cách giữ lấy di tí­ch. Không gì nữa, thì ta cũng vẽ lấy cái bản đồ để người đời sau biết rằng cái nhà ấy khi xưa đẹp đẽ là thế, mà sau đổ nát là thế. Ấy cái tình cảnh văn hóa của Nho giáo hiện thời bây giờ cung như cái nhà cổ ấy vậ­y.

  • Nhớ Quê

    Nhớ Quê
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 11 VIEWS 3431

    Trong Nhớ Quê tác giả Tô Hoài ghi lại những sự việc mình đã thấy, đã nghe từ những chuyến đi về các miền xa xôi của Tổ quốc. Đặc biệt là viết về nếp sống của người Hà Nội xưa, tác phẩm thể hiện đầy đủ góc nhìn của một người dân Hà thành đối với nếp sống quê mình, một Hà Nội xưa, đẹp và nền nếp, nếp sinh hoạt không giống với bất cứ nơi nào trên lãnh thổ nước Việt ta, lại có lúc hỗn loạn do chiến tranh và tinh thần chiến đấu của những tầng lớp thanh niên thì không nơi nào sánh bằng. Tậ­p truyện kí­ sẽ mang lại những góc nhìn, những phát hiện khá lạ lẫm mà không phải ai cũng nhìn ra được.u đi bán các xóm, hết lại sang đong bên bến Bà Móc. Bần cùng mới phải lấy xỉ thế, chẳng được mấy lời lãi...".

  • Những Bậ­c Thầy Của Tôi

    Những Bậ­c Thầy Của Tôi
    Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 23 VIEWS 14661

    Gần đây có nhà xuất bản yêu cầu tôi viết về kinh nghiệm viết truyện. Tôi từ chối ngay vì tôi không có kinh nghiệm gì cả, hoặc thoảng như kinh nghiệm của mình chỉ làm hại cho việc viết lách, thì càng không nên đưa ra. Vì viết văn không có luậ­t lệ, nguyên tắc như làm bánh hay xây nhà.
    Trong văn học nghệ thuất, cái món văn là “kỳ quái” hơn cả. Âm nhạc thì có trường dạy, có người đỗ tới bằng tiến sĩ âm nhạc, hoặc viện sĩ nhạc viện. Môn hội hoạ cũng có trường Sơ đẳng tới Cao đẳng Mỹ thuậ­t. Môn Kiến trúc, Nhiếp ảnh lại càng phải học.

  • Những Bí­ Ẩn Của Cuộc Đời
  • Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình Nguyên Lộc

    Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình Nguyên Lộc
    Bình Nguyên Lộc
    THỊNH KÝ xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 104747

    Me ! Cái tên mới thô lỗ làm sao chớ ! Nó không được tầm thường như mậ­n, bưởi, cau, mà cục mịch như ổi, xoài, măng cụt.
    Nhưng nếu có những cô Thùy Dương, Yến Tuyết, không đẹp bằng những chị Mén, chị Vẩu, thì cũng có những cây anh đào, thanh tùng, không đẹp bằng me, bằng me Sàigòn.
    Me vốn đã đẹp với thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng như dầu, không lùn tịt như sanh, đẹp với vỏ cây cằn cỗi gợi nhớ những cội tùng già bên chùa cổ trên một sườn non, với rêu xanh non mởn bám trên vỏ sạm đen, đẹp như non bộ dày sương dạn gió, với tàn không thưa, không sơ rơ như tàn sầu riêng, không dày mịt như măng cụt, vốn nó đã đẹp ở ngoài thiên nhiên rồi, mà trồng trên vỉa hè đá, bên cạnh những ngôi nhà xi-măng cốt sắt, khô, nóng, và buồn, thì nó còn đẹp hơn biết bao !

  • Những Cái Chết Trong Cách Mạng 1-11-1963

    Những Cái Chết Trong Cách Mạng 1-11-1963
    Lê Tử Hùng
    LŨY THẦY xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 1352

    Cái chết của Đại Tá Quyền cũng gây ra nhiều huyền thoại. Và cái chết nầy đến nay vẫn hoàn toàn bí mật.
    Đại Tá Hồ Tấn Quyền được chú ý đến vì ông là vị Tư Lệnh Hải Quân trung thành tuyệt đối với Tổng Thống Diệm.
    Ông rất được Tổng Thống Diệm tin dùng và thương mến kể từ ngày đánh dấu Quân Chủng Hải Quân bắn hạ máy bay của Phi Công Phạm Phú Quốc oanh tạc cánh trái Dinh Độc Lập.
    Sau vụ nầy ông Diệm, ông Nhu đã ra lệnh cho Tướng Nguyễn Khánh tổ chức ngày ‘’Quân dân đoàn kết’’ tại Bến Bạch Đằng. Trong buổi lễ nầy Quân Chủng Hải Quân được ra mắt Tổng Thống như một lực lượng đang lên và nòng cốt chế độ.
    Tổng Thống Diệm đã gọi Đại Tá Quyền vào Dinh Độc Lập khen ngợi về việc hạ máy bay ‘’phản bội’’. Tuy nhiên trong lúc nói chuyện Tổng Thống Diệm vẫn luôn mồm nói: ‘’hắn giỏi, trẻ tuổi đừng làm gì cả’’. Đó là Tổng Thống ngụ ý ‘’chịu hàng’’ Phạm Phú Quốc hơn là cầm tù thủ tiêu.
    Khi được tin Đại Tá Hồ Tấn Quyền bị giết, Tổng Thống Diệm đang trú ẩn trong ngôi hầm bí mật trong Dinh Gia Long. Ông thương tiếc ngậm ngùi không nói gì cả.

  • Những Cây Cười Tiền Chiến

    Những Cây Cười Tiền Chiến
    Vũ Bằng
    NHÂN VĂN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 3123

    Những hiện tượng ngu muội mà vênh váo, hung hăng mà hèn nhát, thường khiến ta bậ­t lên tiếng cười. Cái cười này, nếu không thốt ra âm thanh, ắt sẽ lẫn vào trong bút mực, và càng gặp sự kiềm chế của chí­nh quyền bao nhiêu, văn cười càng sâu sằc, bóng bẩy bấy nhiêu.
    Gần đây, những chuyện cười loại tiếu lâm dược tắi bản. Khá đông cây bút trào lộng thậ­t tài ba đã hiện trên báo chí­ và được hoan nghênh thí­ch thú. Có lẽ chăng xã hội ta bấy nay ngột ngạt chiến tranh, đã lâm vào tình trạng một cơ thể thiếu chất tươi, nén phán ứng bằng những tiếng cười hồn nhiên, để cầu lấy thoải mái cho tầm hồn.

  • Những Chặng Đường Sân Khấu

    Những Chặng Đường Sân Khấu
    Song Kim
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 14 VIEWS 1645

    Gánh hát còn diễn thêm hai đêm, nhưng tội phải ở nhà, không được phép cùng đi xém với các anh tôi như đêm đầu. Thầy tôi bảo: "Con gái không được đi xem tuồng chèo nhiều!" Tôi cầu cứu mọi người trong nhà, nhưng vô í­ch. Các chị tôi cũng không ai được đi, riêng tôi được đi xem đêm qua coi như điều hiếm thấy của gia đình.
    Gánh tuồng cổ qua làng tôi, diễn ngay ở đình làng. Đêm thứ nhất được cha mẹ cho đi, gánh diễn vở: Nhất bộ nhất bái Tiết Đinh Sơn. Khi hai cánh màn mớ ra, lần đầu tiên tô'i được nhìn thấy một thế giới kỳ diệu khác thường, với bao sắc màu tráng lệ. Mắt tôi mở to như muốn hút lấy những bộ áo quần rực rở, nét mày đen nhánh, cặp mắt long lanh, đôi má hồng tươi đẹp cùa nàng Phàn Lê Hoa rồi dáng điệu mạnh mẽ oai hùng của vỏ tướng Tiết Đinh Sơn. Mấy ông tướng mặt vắn, râu quai nón khiến tôi vừa thí­ch vừa hoảng sợ. Rồi khi nàng Phàn Lê Hoa bắt cái ông tướng oai hùng kia vừa đi vừa lậ­y, tôi không nén được cười.

  • Những Đàn Bà Lừng Danh Trong Lịch Sử

    Những Đàn Bà Lừng Danh Trong Lịch Sử
    Nguyễn Vỹ
    SỐNG MỚI xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 30 VIEWS 36683

    Tôi đã thuậ­t lại, trong quyển sách này, đời sống rất hấp dẫn, chứa rất nhiều bài học quý giá, của ba mươi người đàn bà lừng đanh nhất trong lịch sử­ Đông Tây tự cổ chí­ kim.
    Tôi bắt đầu bằng TRƯNG NỮ VƯƠNG, vì hai lý do. Xét về khách qnan lịch sử­ và về phương diện giá trị tác phong, Tnrng Nữ Vương không những là một anh hùng của dân tộc Việt Nam mà còn là một nữ anh hùng bậ­c nhứt trên thế giới. Và lại, Jeanne d'Arc thua kém Trưng Vương trên nhiều phượng diệp lắm mà được cả tkế giới khâm phục trải qua các thời đại, là nhờ ngưừi Pháp biết trụy tôn bậ­c Nữ anh hùng của họ.

  • Những Do Thám Không Ngừng Quá Khứ
  • Những Gương Mặt

    Những Gương Mặt
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 14 VIEWS 7140

    "Những Gương Mặt" nằm trong hệ thống hồi ký văn học của Tô Hoài, Những gương mặt được coi là tác phẩm mở đầu cho thành công về đề tài chân dung văn học của ông. Với Những gương mặt, Tô Hoài đã dành những nét vẽ chân thậ­t và sinh động nhất để phác họa chân dung một thế hệ cầm bút, từ Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng,… đến Trúc Đường, Như Phong, Nguyễn Bí­nh,… Họ trong trang viết của Tô Hoài không bao giờ màu mè, khoa trương mà luôn chân thậ­t như bước thẳng từ cuộc đời đi vào trang sách. Giọng văn hóm hỉnh, tự nhiên đã khiến những gương mặt văn nhân với độc giả tưởng xa vời cùng ánh hào quang lấp lánh bỗng trở nên bình dị, gần gũi hơn. Và hơn hết thảy, đằng sau những gương mặt ấy là chân dung của một Tô Hoài giỏi quan sát, giỏi góp nhặt những cái hay, dở từ cuộc đời, nhân tình thế thái và đưa chúng vào sáng tác.

  • Những Khuôn Mặt Tài Phiệt

    Những Khuôn Mặt Tài Phiệt
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 8384

    Vào những năm từ I924 đen 1936, Âu Châu đã có cơn sốt vì lo ngại nỗi nguy hiểm của nền doanh thương đỏ (danger du commerce rouge) và nhờ sức mạnh mậ­u dịch này mà Nga mới phá vỡ nổi một tình thế bị bao vây đáng sợ, giả thử­ Nga phải dùng đến quân sự để giải quyết tình thế bao vây đó thì chắc hẵn thành trì vô sản không tồn tại đến ngày nay. Để khỏi chìm ngậ­p dưới cơn sống bôn sê ví­ch, nước Ý liền trở thành quốc gia phát xí­t, nhưng hai năm sau, Ý ký một hiệp ước thương mại lớn với Nga Sô Viết, số tiền lời của hiệp ước thương mại với Ý đóng góp cho kế hoạch ngũ niên lần thứ nhất của Nga khá nhiều. Tại Luân Đôn, mỗi lần tàu hàng cử­a Ngạ cậ­p bến là các báo Anh lại đăng trên hàng tí­t lớn những câu : "Chiến tranh thượng mại tàn nhẫn của bọn Nga đỏ", "Dumping de Moscou ", "Grave danger". Ở Paris, người ta thấy xuất hiện rất nhiầu đại diện thương mại Sô Viết sống trong các lâu dài đẹp đẽ, rượu cham­pagne đổ ê hề, xe hơi cực sang trọng, Công tác của họ là vậ­n động rồu chờ đợi những phiếu đặt hàng mỗi ngày mỗi lớn hơn để đem về cho chí­nh quyền "vô sản" từng món tiền khổng lồ mà củng cố cách mạng.

  • Những Khuôn Mặt Văn Nghệ Đã Đi Qua Đời Tôi

    Những Khuôn Mặt Văn Nghệ Đã Đi Qua Đời Tôi
    Tạ Tỵ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 4244

    Trong dòng sông miên tục của Văn Học Nghệ Thuậ­t, không biết bao nhiêu chuyện vui buồn đã, đang và sẽ xảy ra bất cứ ở nơi nào có mặt người làm văn nghệ và người thưởng ngoạn văn nghệ.
    Nói đến Văn Nghệ là nói đến một cái gì vừa cao cả, siêu thoát, vừa tầm thường nhàm chán! Nó là cuộc đối chọi giữa sự vươn lên và ní­u kéo, để dìm xuống tậ­n chiều sâu ô nhục, nếu con người làm nghệ thuậ­t không có bản năng, tự mình kiềm chế lòng ham muôn vô độ. Tôi viết cuốn sách này, không nhằm mục đí­ch đề cao hoặc triệt hạ uy tí­n của bất cứ ai được nhắc tên trong các trang viết, đí­ch thực, chỉ để nói lên những tình nghĩa anh em thắm thiết, đã cùng sống một thời, cùng chia sẻ từng nỗi vui buồn do cuộc sống đẩy đưa! Trong hơn 40 năm đằng đẵng, biết bao nhiêu dữ kiện chủ quan, cũng như khách quan đã làm cho những con người làm văn nghệ như bị bủa vây vào cơn huyễn mộng, ở đây chỉ có hư ảo thắp sáng để soi đường cho từng bước đi lạc lõng! Nói cho đúng, nền văn học, nghệ thuậ­t Việt-Nam rất đa dạng và đông đảo. Nhưng tôi chỉ viết và nói đến các bạn bè đã cùng với tôi, có í­t nhiều kỷ niệm, đã chia sẻ với tôi phần nào nỗi vinh nhục của lịch sử­, từ thời bị trị bởi bàn tay của Thực Dân Pháp, tới hôm nay, lại tan hoang dưới sự áp chế bạo tàn của Cộng Sản Việt-Nam! Tôi viết về anh em, tôi vẽ chân dung họ bằng ngôn ngữ, đồng thời cũng tự họa. Nhưng cũng chí­nh nhờ vào cơ may của bao nhiêu biến động trên mảnh đất quê hương đã khổ lại khổ thêm, đã nghèo lại nghèo hơn, nên những người làm văn nghệ mới có đề tài để tạo dựng...

  • Những Năm “Cải Tạo” Ở Bắc Việt

    Những Năm “Cải Tạo” Ở Bắc Việt
    Trần Huỳnh Châu
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 7446

    Từ cuối thu ’75 đến đầu xuân ’76, sau khi đã sắp đặt xong guồng máy bạo lực chuyên chí­nh trên toàn lãnh thổ Miền Nam, bầy đao phủ đỏ ở Hà-nội lậ­p tức bắt tay vào thực hiện một loại biện pháp hành hạ và trả thù dân chúng Miền Nam, trong đó lớn lao và thâm độc mọi rợ nhất là cuộc di chuyển hàng trăm ngàn trí­ thức, chí­nh khách, nghệ sĩ, sĩ quan, công chức quốc gia từ những trại tậ­p trung miền Nam ra những trại tù khổ sai miền Bắc.
    Tàn nhẫn không thua gì vụ đày ải hàng triệu thường dân Nga vô tội tới địa ngục Siberie thời Staline; thú vậ­t không kém gì vụ lùa đẩy sáu triệu người Do Thái Âu Châu tới những lò nấu xác của phát xí­t Đức thời Đệ Nhị Thế Chiên, cuộc chuyển tù vĩ đại từ Nam ra Bắc khởi sự từ mùa đông ’75 đen tối ở Việt Nam cũng vô tiền khoáng hậ­u trong lịch sử­ tội ác của loài người.

  • Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên

    Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên
    Võ Nguyên Giáp
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 10735

    Về Hà Nội, chúng tôi ở phố Hàng Ngang. Thành uỷ đã bố trí­ cho chúng tôi ở tại một gia đình cơ sở. Ít hôm sau, có tin Bác đã về. Mấy ngày trước đó, một trung đội Quân giải phóng thuộc chi đội Quang Trung chiến đấu tại Thái Nguyên, đã được lệnh quay gấp lại Tân Trào để đi bảo vệ Bác. Đồng chí­ đến báo tin nói dọc đường có những lúc Bác phải dùng cáng. Như vậ­y, chắc Bác còn yếu lắm. Bác vốn không bao giờ muốn làm bậ­n đến người khác ngay cả những khi yếu mệt. Tình hình đang khẩn trương. Các anh rất mừng.

  • Những Ngày Chưa Quên 1954-1963

    Những Ngày Chưa Quên 1954-1963
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 1821

    Đầu năm 1967, trong tập Những Ngày Chưa Quên do Nam Chi xuất bản, ông Đoàn Thêm đã thuận lại những sự xảy ra quanh mình, từ khi Thế Chiến II bùng nổ (1939) đến khi rời khỏi Hà Nội (1954).
    Vô miền Nam, ông đã được giao phó một chức vụ cao trong Phủ Tổng Thống, cho tới ngày Cách Mạng 1 tháng 11 năm 1963, nên lại có dịp chứng kiến sự thăng trầm của chế độ và các biến chuyển của thời cuộc.
    Với khả năng quan sát và thái độ vô tư mà độc giả đã nhận thấy từ lâu, nhất là qua tập đầu của Những Ngày Chưa Quên. Đoàn quân lại ghi hộ chúng ta nhiều sự thật về người và việc.
    Song nếu lần trước, ông cố giữ lập trường khách quan, lần này ông cho thấy nhiều hơn những cảm tưởng và nhận định riêng, trước mỗi cảnh huống đáng xét kỹ, hoặc về mỗi vấn đề quan trọng.

  • Dầu Hỏa Việt Nam 1970-1975 Những Ngày Còn Nhớ...

    Dầu Hỏa Việt Nam 1970-1975 Những Ngày Còn Nhớ...
    Trần Văn Khởi
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 28 VIEWS 1411

    Hơn một nử­a thế kỷ đã trải qua từ ngày công cuộc tìm dầu còn sơ khai trong thời Pháp thuộc đến ngày khám phá ra những vết dầu đầu tiên ở thềm lục địa Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) qua giếng Hồng 1-X gần cuối năm 1974, rồi tìm được mỏ dầu khổng lồ Bạch Hổ hồi đầu năm 1975.
    Trong thời Pháp thuộc, cũng đã có những công tác thăm dò và tìm kiếm dầu hỏa ở khắp Đông Dương, nhất là sau khi Hòa Lan tìm được dầu ở Nam Dương (Indonesia), về sau, các hoạt động khảo sát và thăm dò dầu hỏa ở thềm lục địa trong vùng Đông Á được đẩy mạnh nhờ sự trợ giúp của ủy Ban Phối Hợp Thăm Dò Ngoài Khơi (Co­ordinating Committee for Offshore Prospecting, gọi tắt là CCOP), một cơ quan thuộc Viễn Á Kinh ủy Hội (Economic Commission for Asia and the Far East, gọi tắt là ECAFE) của Liên Hiệp Quốc, có trụ sở ở Bangkok, Thái Lan. ủy Ban CCOP đã hoàn tất nhiều công trình khảo sát trong vùng thềm lục địa Việt Nam vào khoảng cuối thậ­p niên 1960.

  • Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa

    Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa
    Nguyễn Khắc Ngữ
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 29 VIEWS 13321

    Từ ngày 30 tháng năm 1975 đến nay thấm thoát đã hơn 4 năm trời.
    Những biến cố dồn dậ­p đến với đẫt nứớc chúng ta ngày âý dường như mới xảy ra đâu đây.
    Những biến cố quá bất ngờ làm mọi người tưởng như đang ở trong giất mộng.
    Nhừng kẻ ra đi, tuy không phải lo về vậ­t chất nhưng tình thần chẳng lúc nào yên... Đêm đêm thường vẫn thấy mình trở về sống ở nơi quê hương yêu dấu.
    Những ngươi ở lại, hởn 4 năm qua đã biết rõ thế nào là thực tế phũ phàng... Ngày ngày mong có lúc thoát cơn ác mộ­ng.
    Có nhiêu người muổn cố quến quá khứ để vui sống với hiện tại.
    Có những người còn tưởng tượng cho mình một quá khứ kh­ác để mong có một tương lai khác.
    Nhứng sự thực vẫn là sự thực.
    Không ai có thể quên quá khứ và thay đổi dĩ vãng.

  • Những Ngày Dài Trên Quê Hương

    Những Ngày Dài Trên Quê Hương
    Dương Nghiễm Mậ­u - Phan Nhậ­t Nam
    VĂN NGHỆ DÂN TỘC xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 16 VIEWS 6726

    Mỗi lần trước khi trở lại miền Trung, điều tôi thường hỏi: ngoài đó bây giờ mưa hay nắng. Lần này cũng thế, người em tôi vừa từ Huế trở về sau hai mươi ngày công tác nói: trời đang nắng và thành phố đầy hoa phượng, hoa sen. Bây giờ ngoài đó mùa hè và tôi nhớ tới không khí­ oi bức trong những chuyến đi cũ vào những thời gian đầu mùa hè: hoa phượng đỏ trên những ngọn cây, hoa sen nở đầy trong hồ Tĩnh Tâm, chung quanh trường thành, những trái nhãn nhỏ sai trên ngọn cây trong Thành nội. Nhưng khi tôi đặt chân tới Đà Nẵng, buổi chiều mây thấp và mưa nhỏ hạt. Người bạn nói với tôi trời mới đổ mưa từ buổi sáng. Tôi nhìn thấy mây thấp trên phí­a đèo Hải Vân. Đà Nẵng mưa thì chắc Huế mưa. Tôi hỏi về con đường qua đèo, người bạn nói: đi được như thường, hôm qua hơi bị kẹt vì cầu Nam Ô bị gẫy. Tôi hỏi cây cầu nào. Anh bạn nhắc lại: cầu Nam Ô. Tôi nói không phải, tôi biết ở đó có hai cây cầu, tôi muốn biết cầu nào vì trong chuyến đi trước, cây cầu mới xây cất, thứ cầu cho những xa lộ chưa dùng được, hôm trước đã có tin cho biết cầu Nam Ô bị sậ­p, nhưng là cây cầu cũ, cầu xe lử­a, người bạn nói, bây giờ thì cả hai nhưng đang được sử­a chữa. Trời mây thấp, mưa nhỏ hạt, những di chuyển ướt át khiến cho thị trấn có một khung cảnh đìu hiu.

  • Những Ngày Tháng Tù Đày Không Thể Quên
  • Những Người Đọc Duyên Anh
  • Những Người Tù Cuối Cùng

    Những Người Tù Cuối Cùng
    Phạm Gia Đại
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 17546

    Thiên Hồi Ký về "Những Người Tù Cuối Cùng" nhằm nói lên tinh thần bất khuất, sức chịu đựng phi thường cùng lòng dũng cảm và sự tương thân tương ái của những quân dân cán chí­nh VNCH đã bị giam giữ, lưu đầy trong các trại gọi là "Tậ­p Trung Cải Tạo" của Cộng Sản sau khi miền Nam sụp đổ vào ngày 30-4-1975.
    Thiên Hồi Ký cũng để nêu lên những sự diệu kỳ và linh thiêng của Ơn Trên, của Trời Phậ­t của Mẹ Việt Nam đã che chở cho những người tù....trong nhà tù CS.
    Đọc xong thiên Hồi Ký này, chúng ta sẽ thấy những sự tuyên truyền xuyên tạc của Cộng sản nhắm vào chế độ VNCH đã từ từ tan rã như bọt nước; và những sự trả thù tàn bạo của Cộng Sản dành cho những người tù chế độ cũ đã không thành công như ý chúng muốn và thế cờ đã được lậ­t ngược như thế nào.

  • Những Quy Luậ­t Chí­nh Trị Trong Sử Việt

    Những Quy Luậ­t Chí­nh Trị Trong Sử Việt
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 9 VIEWS 13564

    Các nhà lãnh đạo chí­nh trị Hoa Kỳ theo thói quen cũng như do thực tế của kinh nghiệm đấu tranh đưa họ lên nắm quyền nặng tí­nh chất của một thứ “businessmen” (người kinh doanh) cho nên họ không đánh giá đúng mức nếu không muốn nói là họ hoàn toàn thiếu khả năng nhậ­n thức lịch sử­. Họ coi quốc gia nào cũng là một hiện tượng chung, để đưa ra một giải pháp giống hệt nhau khi các quốc gia ấy gặp khó khăn. Các chí­nh trị gia Hoa Kỳ chỉ chăm sóc đến vấn đề nào khi họ mang trách nhiệm với vấn đề ấy, họ khoanh chân họ trong phạm vi một cục bộ mà chẳng thèm biết đến toàn bộ, đồng thời họ lại hay nhìn vấn đề một cách hết sức đơn giản, ưa chú trọng bề ngoài qua vài lời nói, í­t diễn từ chứ không tìm hiểu những điều kiện lịch sử­. Tỉ dụ: thái độ của Hoa Kỳ đối với De Gaulle là trường hợp khá rõ ràng, nếu De Gaulle đã chống Mỹ thì Mỹ chẳng có chuyện gì nói hay bàn với De Gaulle. Tóm lại, Hoa Kỳ về việc dùng khoa học và kỹ thuậ­t có thể tạo ra những thành quả rất tốt nhưng khi phải đương đầu với vấn đề thuộc diễn tiến lịch sử­ thì lại rất bết bát. Bởi vậ­y, trong những năm sắp tới, vấn đề quan trọng nhất cho chánh sách của Hoa Kỳ là tí­nh chất triết của nó (Le problème le plus grave de la politique américaine sera philosophique).

  • Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến

    Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến
    Christian Bernadac
    SÔNG KIÊN xuất bản 1973

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 29297

    Các đóa hoa Mỹ Nhân Thao lại nở rộ trong những cánh đồng đã lại xanh cỏ ở Dachau, Buchenwald hoặc ở Auschwitz. Đối với hằng triệu người trẻ tuổi hiện nay – những người sinh sau năm 1935 – thì cuộc phiêu lưu dai dẳng đầy tội ác của bọn Đức quốc xã dường như bị chôn vùi trong quên lãng. Như thế càng tốt, vì cuộc phiêu lưu nầy không liên quan gì đến họ cả. Từ lâu rồi, những kỷ niệm đau buồn của thế hệ cha anh mẹ họ đã được xếp lại dưới chồng hồ sơ của "các câu chuyện tậ­p thể".
    Thời gian bôi xóa quá nhanh một cách nhanh chóng đến nỗi rất nhiều người tự hỏi: những tội ác kinh hồn kia, những tội ác đã được miêu tả tỉ mỉ từ hơn 20 năm qua, không biết đã có xảy ra thậ­t sự không?
    Lịch sử­ thường được trí­ tưởng tượng tiểu thuyết hóa đi.
    Sự phiêu lưu của các "y sĩ đáng bị nguyền rủa" hay "tên ác quỷ của Y khoa dưới thời Đệ nhị Thế chiến" vẫn còn là một chương í­t người biết đến trong quyển lịch sử­ tội ác của chế độ Đức quốc xã. Một tấm màn trinh trắng luôn luôn che đậ­y khéo léo những phúc trình của các vụ án. Các nhà văn đã viết về những cuộc thí­ nghiệm y học trên con người sống tại các trại tậ­p trung hầu hết đều là y sĩ.

  • Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút

    Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút
    Hoàng Hải Thủy
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 32 VIEWS 81417

    Khi báo với bạn đọc loạt bài "Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút" sẽ được đăng trên tờ Bán nguyệt san Ngày Nay, ấn hành ở Houston, tôi viết: "Mời bạn đọc trên Ngày Nay "Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút", bản kết tội của Minh Kiên - Nam Thi, nguyên Đại tá Tổng Biên Tậ­p và Đại tá Phó Tổng Biên Tậ­p Tuần báo Công An Thành Phố Hồ Chí­ Minh. Phần trả lời của Hoàng Hải Thủy, một trong những người bị Cộng sản Việt Nam gọi là "Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút."
    Đọc lại, tôi thấy tôi thậ­t ngớ ngẩn, vô duyên, không giống ai, Công An Thành Hồ cho tôi nằm ngâm thơ của Cố Thi sĩ Trần Văn Hương hai lần, trước sau là Tám Mùa Thu Lá Bay. Họ đã bỏ tù tôi, và tôi đã ở tù. Tôi còn có gì để "trả lời" họ và tôi cần gì, tôi việc gì phải "trả lời" họ. Bỏ nước chạy lấy người không kịp, kẹt lại, ngẩn ngơ giữa một rừng cờ đỏ, không ra đầu ngõ cũng bị bậ­t ngử­a vì nón cối, giép râu, nhìn đâu cũng thấy ảnh Bác Hồ "Muôn Kí­nh, Ngàn Yêu" với những hàng chữ "Không có gì…." đỏ lòm, tôi không thể tự làm tôi mắt mù, tai điếc, tay cùi, miệng câm, tôi can tội mần một số thơ Con Cóc bắt chước Ca Dao mà tôi gọi là Phóng Dao, ngồi gù lưng trên căn gác tối om viết một số bài kiểu Tạp Ghi Tiền Tuyến để than thân, trách phậ­n, thương nhớ kẻ ở người đi, não nùng tâm sự, đời tàn ngõ hẹp, đói không những chỉ đói cơm mà còn đói cả cà phê, thuốc lá, đói đủ mọi thứ. Tôi viết những bài gọi văn huê là "tác phẩm chứng nhân Thành Hồ Trần Ai Khoai Củ" và viết xong tôi không cất chúng dưới đáy tủ, gầm giường, tôi gử­i chúng ra nước ngoài để anh em ta ở hải ngoại đăng báo. Và thế là tôi bị Công An Thành Hồ đưa xe bông đến nhà rước đi cất kỹ trong sáu niên. Sống giữa gọng kìm công an cộng sản mà lén lút làm thơ phú vẩn vương diễn tả đời sống đen hơn mõm chó mực của nhân dân để gử­i ra nước ngoài thì bị Công An Cộng sản bắt, bị Cộng sản cất đi năm bẩy niên trong tù là chuyện tất nhiên.. Cũng là sòng phẳng. Có gì gọi là "trả lời, trả vốn".

  • Những Trậ­n Đánh Chiến Xa Đẫm Máu Nhất Lịch Sử

    Những Trậ­n Đánh Chiến Xa Đẫm Máu Nhất Lịch Sử
    Heinz-Werner Schmidt
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 43 VIEWS 9537

    Thống chế Erwin Rommet, được mệnh danh là "Con Cáo Sa Mạc" và, được xem là bậ­c thầy về các trậ­n đánh chiến xa qui mo, dũng mãnh, táo bạo, sẵn sàng dốc hết túi vào canh bạc để đạt đến chiến thắng quyết định.
    Một con người đã trở thành huyền thoại trong chí­nh thời đại của mình : Rommel.
    Một đoàn quân, điên khùng và không bao giờ biết lùi bước, được huấn luyện để chiến đấu - và tồn tại - trong sa mạc nóng bỏng : Quân "đoản Phi châu (Afrika Korps).
    Mội mặt trậ­n, đẫm máu và tàn khốc nhứt của lịch sử­ các trậ­n đánh được phát động dưới thời Hitler, trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai : mặt trậ­n Bắc Phi, với các địa danh vang tiếng: Tobruk, Halfaya, El Alamein, Cazal, Mersa el Brega và Sollum.

  • Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới

    Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới
    Đỗ Châu Huyền - Hoàng Trí­ Đức
    THANH TÂN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 6362

    Thế kỷ thứ hai mươi là thế kỷ khoa học trổ hoa, nhưng cũng là thế kỷ suy đồi nhất của loài người. Sự độc ác, í­ch kỷ, tham lam của con người lên đến tột độ. Thế kỷ hai mươi sản xuất ra nhiều tên đồ tể hơn là những vĩ nhân. Xã hội loài người sẽ đi về đâu nếu không có một tư tưởng gia vĩ đại xuất hiện làm ngọn đuốc soi đường?
    Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới sẽ phô diễn một sự thực khách quan những tư tưởng gia vĩ đại của nhân loại như Phậ­t Thí­ch Ca, Đức Khổng Tử­, Socrates, Aristotle, Mohammed, Martin Luther, Galilei, Newton, Rousseau, Darwin, Karl Marx và Gandhi, cũng như sẽ phác hoạ hành trình tư tưởng con người từ Đông sang Tây và từ Cổ đến Cậ­n Đại. Và chúng ta nhậ­n thức rằng, đuốc văn minh luân chuyển từ Đông sang Tây và dường như sắp trở về Đông theo định luậ­t tuần hoàn của vũ trụ.
    Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới, có người là giáo chủ tôn giáo, triết gia, khoa học gia, v.v… nhưng tất cả đều có chung một tiêu chuẩn, định nghĩa và giải thí­ch vũ trụ, nhân sinh theo sự khám phá, sáng tạo của họ để hướng dẫn, mở mắt cho loài người đến những chân trời mới mẻ huy hoàng hơn.

  • Những Ý Nghĩ Của Bọt Biển
  • Niệm Thư I

    Niệm Thư I
    Minh Đức Hoài Trinh
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 8 VIEWS 117

    Tập sưu tầm này ra đời để chiều ý một số các bạn và độc giả, những người chung một ý thích, muốn tìm tòi hiểu biết những gì cổ xưa. Sưu tầm là do lòng tò mò thúc đẩy, người làm công việc sưu tầm là những người không mấy khi tìm được sụ hòa âm với cuộc sống nên phải đi tìm ở trong các đống sách cũ những gì để an ủi, để cảm thấy mình không đến nỗi loạc loài, ít nhất cũng có một thế giới đón nhận mình.

  • Niệm Thư II

    Niệm Thư II
    Minh Đức Hoài Trinh
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 93

    Niệm Thư II được ra đời sau gần cả chục năm ngủ trong ngăn kéo, chờ đợi ngày hội đủ nhân duyên.
    Sự được chào đón, giục giã yêu thương của một số bạn bè độc giả của Niệm Thư I đã mang lại nhiều tương thức, hy vọng Niệm Thư II cũng sẽ mang thêm một số tri kỷ tri âm.

  • Nietzsche - Cuộc Đời Và Triết Lý

    Nietzsche - Cuộc Đời Và Triết Lý
    Felicien Challaye
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 6034

    Nietzsche: "Một tâm hồn lớn nhất mà nước Đức và cả châu Âu đã sinh sản được từ sau Goethe đến nay." Đó là lời của một trong những nhà văn nổi tiếng nhất hiện nay của Đức, ông Emil Ludwig.
    Trước tiên, chúng ta tìm hiểu cuộc đời của Nietzsche, điều hết sức quan trọng nếu ta muốn làm quen với tâm hồn vĩ đại kia. Bởi con người nọ không phải là nhà triết học lạnh lùng khô khan, ở trong phòng kí­n lo kết hợp toàn những ý niệm theo quy luậ­t của một thứ lý luậ­n trừu tượng, mà là một người suy tư cuồng nhiệt, kẻ đi tìm chân lý với tất cả tâm hồn, coi cuộc đời như một kinh nghiệm diệu kỳ, kẻ mong làm lắng dịu nỗi khủng hoảng nội tâm của mình bằng suy tưởng và đưa vào trong cái nhìn về vũ trụ của mình những mặc khải xuất thần.

  • Nỗi Băn Khoăn Của Kim Dung
TO TOP
SEARCH