-
Mười Điều Tâm Niệm
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tự Lực Văn Đoàn
Hoàng Đạo
CHAPTERS 10 VIEWS 8941
Hỡi các bạn trẻ!
Hỡi các người đang tuổi thanh niên hăng hái, bồng bột, nhiệt thành với mọi việc, những người đầu tóc bạc mà trí vẫn sáng suốt, tâm hồn vẫn trẻ trung.
Những người lúc nào cũng nghĩ đến tiến, tiến hơn lên, tiến lên hơn nữa.
Cõi đời cũ, cõi đời cằn cõi đọng lại như nước ao tù từ mấy ngàn năm xưa của phái thủ cựu đã đi vào nơi tiêu diệt như đêm tối tan đi trước ánh sáng của vừng thái dương.
Cõi đời của phái “Trung dung” đã đến buổi tàn tạ, công cuộc của phái ấy đã hoàn toàn thất bại và kết quả của chủ nghĩa điều hòa chỉ là: hư không.
Vậy cần phải có một cuộc đời mới, với một tinh thần, một linh hồn mới. Đó là cuộc đời của các bạn, của phái trẻ chúng ta.
Trong cuộc đời mới đang đợi ta, đầy ánh sáng và chông gai, lúc nào cũng phải tâm niệm đến những ý tưởng chính, đến nguyên tố nền tảng của tinh thần mới. Những tư tưởng, những nguyên tố ấy, ta có thể gồm lại đúng mười điều, mười điều tâm niệm. -
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Tạ Tỵ
PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1970CHAPTERS 10 VIEWS 39251
Nghệ thuật là cao quý.
Người làm ra Nghệ thuật đã cao quý.
Người thưởng ngoạn Nghệ thuật còn cao quý hơn.
Trong cuộc sống có những giờ phút thật trống rỗng, cái trống rỗng đến ghê sợ cả sự hiện hữu của mình cũng như của sự vật xung quanh. Nhất là những ngày thời tiết thay đổi bất ngờ làm lòng người tiếc nhớ bâng khuâng một-cái-gì-đó thoáng còn, thoáng mất. Nói cho đúng, cái còn, cái mất là lẽ đương nhiên, là sự luân lưu miên viễn của thời gian - trong đó thân phận con người chỉ được coi như sự góp mặt định kỳ nơi một khoảng sống nào đó mà Thượng đế đã an bài cho từng số mệnh.
Nói thế có vẻ duy tâm và bi quan đây, nhưng làm sao khác được khi chính mình đã và đang làm "chứng nhân bất lực" trước từng sự thực, những sự thực lần lượt bước qua vòng lẩn quẩn tử sinh - sinh tử ở con người cũng như Nghệ thuật. Do đó, nỗi đau dằng dặc, con người làm văn học nghệ thuật đành đem ẩn giấu trong trang sách hay trải ra bằng suy tư đơn độc ở đáy tiềm thức.
Đọc sách để tìm cuộc đời hay tìm chính hình ảnh mình in hằn trong đó. Sách cũng như đàn bà tuỳ thuộc cái "thích" về 10 khuôn mặt Văn nghệ, chẳng những văn tài của họ đã tác động sâu đậm ở trong tâm mà còn vì chút giao tình với nhau giữa cuộc sống.
Tôi xin các bạn, dù vô tình hay hữu ý, khi đọc sách này, đừng bao giờ coi nó là một cuốn phê bình văn học, mà chỉ là cảm tưởng riêng của kẻ yêu văn nghệ viết về văn nghệ mà thôi. Vì là cảm tưởng riêng nên người viết được trọn quyền trong vấn đề tuyển lựa cũng như bày tỏ ý kiến. Sự tuyển lựa và ý kiến có thể đúng, có thể sai đối với đa số nhưng có điều chắc chắn, những người được viết, dù không phải là những nhà văn, nhà thơ hay nhất hoặc đại diện cho một khuynh hướng văn học nào, nhưng đích thực ở mỗi người đều có giá trị chuyên biệt với sắc thái đặc thù trong nền văn hóa Việt Nam hiện đại. -
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Tạ Tỵ
LÁ BỐI xuất bản 1972CHAPTERS 10 VIEWS 45020
Sinh hoạt văn học nghệ thuật miền Nam trong vòng mười năm (1961-1970) đã phát triển thật phong phú với sự góp mặt đông đảo những người làm văn nghệ thuộc nhiều lớp tuổi. Họ du nhập vào đời sống nghệ thuật như dòng nước lũ, chảy phăng phăng với những chiều hướng khác biệt nhưng vô cùng sung mãn.
Những người làm nghệ thuật hôm nay, họ không quan niệm văn nghệ có nhiệm vụ nhằm cải tạo nếp sống, hoặc đem cái tinh hoa của nghệ thuật để phục vụ cho mục đích nào đó của xã hội, nhưng chính để tỏ bày trước tập thể, những giá trị mới của suy nghĩ. Bởi vậy, cái ý nghĩa tinh khôi của danh từ, đã biến chất, trở thành một xác định hiển nhiên qua nhiều phương cách sáng tạo. Cái tạp đa (diversité) trong văn nghệ hiện đại, không phải chỉ do sự biến chuyển của những yếu tố cấu tạo nên ngôn ngữ, nó còn là biểu tượng của sự điều hoà thế hệ, ở một thời đại có nhiều biến chuyển đột ngột do thời cuộc đẩy tới. -
Mười Lăm Gương Phụ Nữ
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 13 VIEWS 12018
Người ta thường nói nhân loại ngày nay tiến mau quá, chỉ trong mười năm mà bằng một thế kỉ hồi xưa. về phương diện kỹ thuật, vật chất thì lời đó đúng, nhưng về phương diện tinh thần, cảm xúc, suy tư, tập tục thì chưa chắc.
Tôi xin lấy thí dụ vấn đề nam nữ bình quyền. Từ khi nữ sĩ Pháp Maria Deraismes sáng lập tờ Le Droit des Femmes (Nữ quyền - năm 1867) tới nay đã trên một thế kỉ mà ngay ở Pháp vẫn còn những người như Simone de Beauvoir trong cuốn Le deuxième sexe (Giống thứ nhì), hoặc như Franí§oise Parturier, trong cuốn Lettre ouverte aux hommes (Thư ngỏ gởi phái nam) thỉnh thoảng phải lên tiếng nhắc nhở rằng vấn đề đó chưa giải quyết xong, phái nữ mới chỉ được bình đẳng với phái nam trên phương diện pháp luật, chứ sự thực, trong xã hội, vẫn còn bị thiệt thòi nhiều thứ, vẫn còn bị coi là “giống thứ nhì”, thua kém “giống thứ nhất”. -
Mussolini Lãnh Tụ Phát Xít
Phi Hư Cấu Sử Địa Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Vũ Tài Lục
VIỆT CHIẾN xuất bản 1974CHAPTERS 8 VIEWS 12979
Ngày 28 tháng 10 năm 1942, giữa lúc chiến tranh đến hồi gay gắt nhất, Adolf Hitler đã gửi điện văn chào mừng ngày kỷ niệm 20 năm cuộc Tiến về thành Rome ( La Marche sur Rome) đưa Benito Mussolini, lãnh tụ đảng phát xít lên nắm chính quyền nước Ý.
Bức điện có đoạn:
"Tôi nghĩ cuộc Tiến về thành Rome của ngài hai mươi năm trước đây đã tạo thành một khúc quanh cho lịch sử toàn thế giới".
Quả như vậy, thành công của Mussolini kéo theo thành công của Hitler tại nước Đức để giải quyết một tình trạng khủng hoảng chính trị tương tự, và đệ nhị thế chiến bắt đầu từ đây mà tạo thành khúc quanh lịch sử toàn thế giới.
Sau 1945, chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của những nước dưới chế độ phát xít thì danh từ phát xít chỉ còn là danh từ ghi trong sử sách, hoạt động phát xít tê liệt.
Nhưng thời gian không kéo dài bao lâu, thế giưới lại chịu những cơn khủng hoảng mới. Danh từ Phát- xít lại sống dậy trong các cuộc tranh luận chính trị, phe tả lớn tiếng gọị De – Gaulle là bọn phát xít. Nhiều nơi các tổ chức phát xít âm thầm tái phục hoạt động. Chủ nghĩa phát xít được kể như một chủ lưu tư tưởng cho chính sách lập quốc tại các quốc gia mới. Trên sách báo, tạp chí các câu hỏi đặt ra:” Le fascism est il actuel? Is fascism still a threat?”. Ỏ Tây Ban Nha, người ta đang lo ngại về cái chết của ông tướng phát xít Franco sẽ đưa dẫn đến những khủng hoảng trầm trọng cho xứ sở này. Ở Á căn đình, một lần nữa, lực lượng phát xít Peron trở lại chính quyền. -
Năm Cam - Canh Bạc Cuối Cùng!
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Thanh Trì
CHAPTERS 8 VIEWS 33534
Sài Gòn những năm đầu thập kỷ 50,trong ký ức đã bạc mầu thời gian của Năm Cam, là một vùng đất thưa người, hoang vắng và ngoài kỷ niệm tuổi thơ, chẳng còn gì gọi là hấp dẫn.
Thuở ấy,con kinh chạy dài từ đầu Cầu Quay đến tận Chợ Lớn còn sạch lắm. Nước lên xuống theo thủy triều và đủ để cho lũ trẻ con ở truồng nhồng nhỗng lặn hụp suốt ngày chơi trò thủy chiến.
Quận 4, nơi sinh ra và lớn lên của Năm Cam-lúc ấy là mảnh ruộng đồng đầy ao vũng, sình lầy và lắm muỗi mòng.Còn nhớ, cho đến tận những năm đầu thế kỷ, nơi này còn có cả lũ cá sấu hoa cà dữ tợn từ Rừng Sác-Cần Giờ tìm về gây họa.
Những khu xóm lụp xụp tối tăm,ban đêm được soi bằng những bóng đèn dầu hột vịt hoặc tệ hơn, bằng ánh trăng huyền hoặc.Năm Cam đã trưởng thành từ nơi khốn khó, -
Nam Đình - Nhà Văn, Nhà Báo Kì Đặc
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 5 VIEWS 2388
Cuốn sách có trên tay bạn đọc với nhan đề: Nam Đình - Nhà văn, nhà báo kì đặc [Việt Nam]. Nhan đề này nguyên là một mục từ trong bộ sách Văn học Việt Nam nơi miền đất mới (tập II, NXB Văn học, 2007). Chúng tôi gọi ông là nhà báo kì đặc (Infiniment originale) vì đời viết văn, làm báo của ông không lớn loi, sôi nổi... mà ngòi bút ông không những đều đặn mà sâu lắng, thâm trầm, chân thực khác người trong từng trang viết.
Lần này biên giả sưu tầm được một phần lớn trong toàn bộ công trình não tủy của Nam Đình, số tác phẩm đó, gồm các tiểu thuyết (khoảng 9, 10 cuốn), bộ Hồi ký 1926-1964 (sách này tác giả không bán chỉ tặng cho độc giả, nếu có yêu cầu), các số háo Thần Chung (1929-1930), Thần Chung tục bản (1948-1954), Giai phẩm Thần chung (1974-1975), tuần báo Mai (1935-1939) và một số nhật háo Điển tín do ông chủ trương biên tập. -
Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện
Phi Hư Cấu Sử Địa Truyện Hay Tiền Chiến
Phan Kế Bính
Mậ¶C LÂM xuất bản 1968CHAPTERS 8 VIEWS 6827
Hào kiệt anh tài là khí tinh anh của một nước, cho nên nước nào cũng có, mà thời nào cũng có. Lớn thì gây dựng nên thời thế, tô điểm cho non sông nhỏ thì lập nên công nghiệp, để danh tiếng về sau cũng là làm gương cho người đời cả.
Nước Nam ta từ xưa đến nay, trải hơn 4.000 năm, chẳng thiếu gì người tài đức, người danh tiếng nhưng bởi vì sự tích xa xôi mà không rõ, hoặc vì sử sách biên sót mà không tường. Chỉ còn người nào ghi vào sử, hoặc chép vào ký tái của các tư gia, thì còn có thể lưu truyền lại được.
Nhưng lại ngặt vì sách thì ít, cho nên lưu truyền ra không được rộng. Người ta nói truyện cổ tích chẳng qua chỉ một vài người được trông vào sách, rồi thì truyền khẩu cho nhau, lõm bõm người nhớ khúc này, kẻ nhớ khúc kia, mỗi người truyền đi lại sai một tý, té ra nhầm lẫn sai cả sự thực của người xưa. Vả chăng mình là người nước Nam, mà sự tích các bậc danh giá trong nước Nam mình không biết, chẳng hóa ra kiến thức của mình kém lắm dư? -
Nam Phương Hoàng Hậu Cuối Cùng Triều Nguyễn
Phi Hư Cấu Sử Địa
Phan Thứ Lang
CHAPTERS 21 VIEWS 26521
-
Năm Sắc Diện Năm Định Mệnh
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Du Tử Lê
NHÂN VĂN xuất bản 1965CHAPTERS 5 VIEWS 16091
Thành phố đang vào mưa đấy em – trời xuống thấp vô cùng. Tưởng chừng cả một khoảng không gian chất chừa đầy nước mắt sa vào tầm tay. Như ngày nào, anh những tưởng đã cầm nắm được tình em – Nhưng trời vẫn mưa và tình người vẫn xa – xa quá em ạ!
Anh còn biết nói gì khi ngày mai em sẽ theo chân “những cô áo đỏ sang nhà khác” – Liệu chúng mình còn gì để cho nhau, còn gì để gửi nhau? -
Náo Nức Hội Trăng Rằm
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Hồ Trường An
CHAPTERS 3 VIEWS 10839
Nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội là đứa con út trong gia đình sáu anh em nên trong thơ văn bà thường nói tới nhân vật Nàng íšt thay vì xưng tôi ở ngôi thứ nhất trong danh xưng. Trước năm 1945, bà cộng tác với các báo ngoài Hà Nội như Tiểu Thuyết Thứ Năm, Trung Bắc Chủ Nhật, Hà Nội Báo, Tri Tân, Con Ong...và các báo Sống, Gió Mùa, Ánh Sáng trong Nam (Sài Gòn).
-
Nếp Củ Của Người Việt Nam
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Toan Ánh
KHAI TRÍ xuất bản 1970CHAPTERS 25 VIEWS 13
Nếu con người Việt Nam ngày nay là kết tinh của người xưa thì muốn tìm hiểu những gì còn chi phối đời sống của chúng ta trong khi co chân chạy theo đà tiến trên vũ bão của văn minh cơ khí, thiết tưởng có ngoảnh lại nheo một đuôi mắt vào cuộc sống hôm qua ắt hẳn không dễ dàng gì! Vì vậy, cuốn sách "Nếp Cũ Con Người Việt Nam" của Toan Ánh là một công trình quan trọng để ghi lại những gì đã mất cùng những gì sắp mất, giúp ta có thể nhận diện và vơ vớt lại một vài giá trị cũ - những giá trị tuy không còn đứng vững trên hiện tại nữa, nhưng cũng giúp ta hiểu biết đôi phần về gốc rễ của cái hiện tại, ngõ hầu giúp ta định được hướng đi để xây dựng một tương lai phù hợp với bản chất dân tộc.
Cuốn sách giới thiệu nhiều những phong tục tập quán của người Việt Nam xưa như: Đời sống gia đình; Sinh con; Văn học và thi cử; Hôn nhân; Nhà cửa; Tang lễ; Cải táng... -
Ngầm
Truyện Dịch Phi Hư Cấu
Haruki Murakami
CHAPTERS 12 VIEWS 18262
Ngày 20/3/1995, các tuyến xe điện ngầm quan trọng ở Tokyo đồng loạt bị giáo phái Aum rải hơi độc sarin - khiến 12 người chết, hơn 5.000 người phải chịu các di chứng về thể chất và tinh thần, toàn nước Nhật bàng hoàng chấn động. Murakami Haruki, nhà văn đương đại xuất sắc của thế hệ trưởng thành sau Thế chiến II, đã rời nước Mỹ trở về quê hương, ghi chép lại thảm họa trong nỗi đau máu thịt sống động của từng nhân chứng. Không né tránh bất cứ câu hỏi nào về quyền lực và số phận dân tộc, Murakami muốn truy tìm căn nguyên thảm họa chính trong lòng nước Nhật, chứ không quy kết hời hợt về phía “kẻ thủ ác”.
Cuốn ký sự - phỏng vấn có tên Ngầm của Murakami được mô tả là một tác phẩm báo chí đẫm chất văn chương, khẳng định tài năng của ông - vốn gần như không cần tranh cãi trong lĩnh vực tiểu thuyết - ở thể loại phi hư cấu. Loạt phỏng vấn với 60 nạn nhân và tám thành viên giáo phái Aum, không chỉ đem lại cái nhìn khách quan và khá toàn diện về vụ tấn công mà còn phản tỉnh về một nước Nhật “ngủ yên” trong vật chất và mê mụ, không còn khả năng phản xạ tức thì trước cơn nguy biến; nỗi cô độc, trạng thái kiệt lực trong một xã hội duy lý đã đẩy những người bình thường thành đồng lõa với “kẻ thủ ác”... Tuy nhiên, tinh thần hy sinh cao quý của mỗi công dân bình thường, như người gác đường ray, đêm nào đi làm cũng dặn vợ, “có thể đêm nay anh không về”, lại khiến chúng ta cảm động vô cùng về chính nước Nhật đó. -
Ngày Đó Có Em
Phi Hư Cấu Thơ
Đinh Hùng
GIAO ĐIỂM xuất bản 1967CHAPTERS 7 VIEWS 566
Nhiều nhà văn viết về thân thế người bạn thơ thân nhất của Bích Khê là Hàn Mặc Tử - người bạn thơ gần Bích Khê nhất ở cả cuộc sống lẫn cõi chết - thường vẫn không quên nhắc tới những Mộng Cầm, Thương Thương, Mai Đình, cô Cúc... những người đàn bà, vô tình hay hữu ý, đã để lại dấu chân trong cuộc đời tác giả Gái Quê, Xuân Như Ý, Cẩm Châu ... Dầu muốn, dầu không, những trang giai nhân đó cũng đã là một phần linh hồn của nhà thơ, và một khi tiếng thơ của Hàn còn làm rung động tâm hồn những kẻ yêu nhau, thì những bóng dáng đàn bà kia vẫn cần thiết hiện diện, gắn liền cùng sự nghiệp thi ca của Hàn.
-
Ngày Tàn Ngụy Chúa
Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu
Marshall Brement
CHAPTERS 53 VIEWS 108532
Trong tác phẩm Ngày tàn Ngụy chúa, Marshall Brement chỉ sử dụng chưa đến ba phần là hiện thực lịch sử và hơn bảy phần là sự hư cấu của trí tưởng tượng, để tái hiện lại những nỗ lực của Chính quyền Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, qua lời kể của một nhân viên ngoại giao mới vào nghề. Nhân vật D. D. Marnin là một thanh niên Mỹ, nhiệt tình, hăng hái tham gia vào "nỗ lực đem lợi hòa bình, tự do và chiến thắng" cho nước Mỹ và đồng minh cùa Mỹ ở miền Nam Việt Nam như những gì mà giới chính trị gia vẫn kêu gào. Thế nhưng, chỉ sau 18 tháng được đến xứ sở này, từ một con người tràn đầy nhiệt huyết, một nhân viên mẫn cán, một nqười bạn chân tình và một nqười tình lý tưởng lúc trước anh đã phải rời khỏi miền đất của hy vọng với nỗi oán thán, sự dằn vặt của lương tâm và quan trọnq hơn là anh không thể trả lời nổi một câu hỏi thật đơn qiản "Tại sao Mỹ lại tới Việt Nam"?. Cũng trong tác phẩm này, M. Brement còn cho người đọc thấy được mặt trái trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đó là sự lừa gạt, lòng đố kỵ, sự bại hoại và quan trọng nhất đó là sự hưng thịnh của chủ nghĩa cơ hội. Bài học mà D. Marnin rút ra được từ những sai lầm hay những trải nghiệm trong cuộc chiến tranh này không chỉ đúng cho cá nhân anh, những người đi trước anh hay những người Mỹ đến tham chiến ở Việt Nam sau anh mà nó còn đúng cho cả nước Mỹ, bởi vì tất cả bọn họ đã đến Việt Nam và nhìn nhận đất nước này bằng con mắt và cách nghĩ của họ chứ không phải là trên thực tế khách quan, giống như người Việt Nam vẫn làm và công lý trên thế giới đã thừa nhận.
-
Nghệ Thuật Ăn Trộm Và Bắt Trộm Của Người Xưa
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Toan Ánh
TIẾN BỘ xuất bản 1969CHAPTERS 47 VIEWS 2687
Vâng, ăn trộm chính là một nghệ thuật, và còn là nghệ thuật cao siêu khó khăn nữa. Vào một nhà lạ, một mình trong đêm tối, lấy được đồ vật của nhà chủ, rồi êm đềm đi ra không bỏ lại một dấu vết mặc mọi sự đề phòng của gia chủ, chẳng phải là một người tài tất nhiên chẳng làm nổi, nhất là khi vào ăn trộm ở một nhà có một đàn chó dữ mà đàn chó không đánh hơi nổi, cũng có khi đánh hơi ra, nhưng không dám sủa, hoặc xông lại cắn.
-
Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Dalai Lama - Howard C. Cutler
CHAPTERS 16 VIEWS 8064
Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não được bác sĩ Howard C. Cutter tổng hợp và viết lại từ những lời dạy của đức Dalai Lama tại nhiều bối cảnh thuyết giảng khác nhau. Tác phẩm được trình bày theo một hệ thống gồm bốn phần, ba phần đầu là một tác phẩm độc lập mang cùng tựa đề tác phẩm này và phần 4 cũng là một tác phẩm bỏ túi độc lập, vì có cùng nội dung nên được gộp vào phần cuối của tác phẩm, để độc giả có thể thưởng thức hai tác phẩm trong một của đức Đạt Lai Lạt Ma.
Đọc Nghệ thuật sống hạnh phúc, người đọc sẽ có thêm sức sống mới, nghị lực mới, niềm tin mới và con đường mới để vượt qua các bế tắc và khổ đau. Khi hạnh phúc được xem là mục tiêu, nghệ thuật sống hạnh phúc là cẩm nang sống cho mình. Chỉ khi nào mỗi người có khả năng sống với hạnh phúc, ta mới có khả năng góp phần tạo ra một xã hội hạnh phúc. Tác phẩm này tổng hợp các thông điệp hạnh phúc của Phật giáo góp phần hướng đến một thế giới hòa bình trên nền tảng hòa bình nội tại, sẽ là bạn đồng hành không thể thiếu đối với mọi người. -
Nghệ Thuật Tham Nhũng và Hối Lộ
Phi Hư Cấu
Toan Ánh
CHAPTERS 3 VIEWS 5074
Tham nhũng là cái họa thâm độc, tai-hại không biết bao nhiêu, cho những dân tộc chậm tiến, tại các nước Á châu. Từ Trung Hoa đến Phi Luật Tân, từ Việt Nam đến Hàn quốc, những chuyện ăn tiền đã được các tờ báo lớn Khất thế giới nói tới và không thiếu lời chỉ trích.
Trung Hoa đã mất nước về tay Cộng Sản bởi nạn tham nhũng. Chính nạn ăn tiền, nhũng lạm của công đã làm cho Trung Hoa quốc dân đảng thất bại, và ơ Hàn Quốc, chính phủ Lý Thừa Vãn cũng chỉ vì nạn này trước đây phải lung lay rồi sụp đổ.
Ở nước Việt Nam, nạn tham nhũng ngày nay có lẽ đang ở mức độ kinh khủng hơn ở bất cứ quốc gia nào và những con sâu dân mọt nước đã không e dè một sức mạnh nào, chúng đã thản nhiên trước dư luận và chúng đã ăn cắp một cách đại quy mô, ăn cắp công quỹ cũng như ăn cắp của dân chúng. -
Nghề Viết Văn
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Hiến Lê
NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1956CHAPTERS 15 VIEWS 1124
Thời xưa, các cụ ta làm thơ, làm phú, viết truyện ngắn, truyện dài, soạn Sử ký, Địa lý…, đều là để tiêu khiển hoặc giúp đời, cầu danh, chứ không khi nào nghĩ tới tiền. Viết xong một tác phẩm, các cụ chép tay lại, gởi cho bạn bè đọc. Con cháu hoặc môn sinh thấy sách hay, góp nhau, kẻ vài quan, người dăm tiền, thuê thợ khắc lên gỗ quý. Thợ khắc xong, các cụ cho in ít chục, ít trăm bản gởi tặng bè bạn, bà con. Người lạ muốn có một bản thì cứ mang giấy mực lại, người giữ bản khắc sẵn lòng cho phép in hoặc nếu nhờ họ in thì họ tính tiền công rất nhẹ. Họ thấy có một cái vinh dự được truyền bá tác phẩm và vinh dự đó đủ làm cho họ thoả mãn, làm công việc đó chỉ mong trả ơn ông cha hoặc thầy học, hoàn toàn vì tình chứ không vì lợi.
-
Nghĩ Trong Mùa Xuân
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Thế Uyên
CHAPTERS 12 VIEWS 1652
Mùa đông trên nước Mỹ thường khá dài nên những người dân xứ này, trong những ngày băng tuyết còn phủ đầy hay gió lạnh buốt mỗi sáng chiều, đều mong ngóng mùa xuân trở về qua những tín hiệu mỗi miền một cách. Với khá nhiều người Mỹ bản địa, thì họ nhìn về một tu viện cổ nơi miền California, nơi những đàn chim én đi trốn tuyết ở miền nam bán cầu trở về nghỉ chân đúng hẹn vào đầu mùa xuân. Tại miền đông của Hoa kỳ, những con én nhỏ bé coi bộ không được tín nhiệm cho lắm, không hiểu vì sao. Dân miền này tìm tín hiệu báo xuân về qua một sinh vật khác hình dáng không chịu giống ai: vừa giống chuột vừa giống sóc, lại chẳng phải là hải ly. Bạn bè tôi phía đó đặt cho một cái tên là con cù lần đất. Theo tin tưởng của dân địa phương, chú cù lần đất này sẽ thò ra khỏi hang khi nào mùa xuân trở lại.
-
Ngoại Tình và Ghen
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Oanh
KHAI TRÍ xuất bản 1973CHAPTERS 8 VIEWS 978
Trên coi đời này, nếu ai tìm ra được một người đàn ông không ưa thích đàn bà con gái đẹp, hoặc một người đàn bà không biết ghen thì tôi xin đi đầu xuống đất !
Bởi lẽ đó mà câu chuyện ghen lúc nào cũng, được mới mẻ với mọi người trong bất cứ thời đại nào :
Một ông mê gái đến nỗi trong khi chạy loạn, gặp máy bay sà xuống thả bom, lẽ ra ông ta phải nằm sấp ngay bên bụi tre cạnh ông, thì ông lại chạy băng sang bụi tre đằng trưóc để được nấp gần một cô gái đẹp, khiến mảnh bom vô tình đã tiện hẳn một bên chân của ông mà rồi ông vẫn cố lết lại gần người đẹp cho đến khi ngất xỉu mới chịu ngưng thì thật là : "chết đến đít vẫn còn cay !" -
Ngồi Tù Khám Lớn
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Phan Văn Hùm
CHAPTERS 11 VIEWS 3339
Đọc Ngồi Tù Khám Lớn ta sẽ hiểu rõ chế độ lao xá của Pháp ở xứ nầy hồi đầu thế kỷ thứ 19, những cuộc "khủng bố đàn áp" của thực dân, qua bao hình ảnh "bắt bớ, tra tấn, tù đày", hạ thấp nhân phẩm con người ngang hàng với con thú! (Than ôi, người dân bị trị lúc nào chả vậy).
Đọc Ngồi tù khám lớn ta sẽ cảm động trước tâm hồn khảng khái của nhà cách mạng, luôn luôn có tinh thần bất khuất chẳng "bó thân" vào hàng ngũ Việt gian, mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình.
Riêng với báo giới và nghề nghiệp cầm bút xứ nầy đọc Ngồi tù khám lớn, ta có dịp so sánh tâm hồn và lý tưởng của những ông chủ báo, những ký giả tiền phong, trong lúc báo giới V.N. còn ở thời kỳ phôi thai. -
Ngọn Đèn Dầu Lạc
Phi Hư Cấu Phóng Sự Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Tuân
CHAPTERS 10 VIEWS 116042
Tôi mở đầu thiên phóng sự này bằng một cái chết. Cái chết của chủ Trô. Chủ Tro, — vua tiệm ở xứ Bắc. Tôi lấy cái chết của ông tị tổ nghề bán đầu tiệm ở Hanoi thay làm lời mở đầu.
Chiều hôm 2 Mai 1939
Đi đến đầu Hàng Bông Phủ Doãn, một ông bạn trẻ gầy đét như mắm khô, trông người là búng ra sái được, vội cản tôi lại và dè dè cái giọng đau thương:
- Khốn nạn người thế mà chết.
Tôi nhìn người bạn với sự nghi ngờ. Một phế nhân như y, một người nghiện hút như y đã đốt cả cơ nghiệp nhà ra sái, đã đốt cả tình cảm ra tro, một người như y mà trái tim chỉ còn chứa đầy tro và muội, chỉ biết có a phiến và đặt a phiến lên mọi cái thiêng liêng ở đời, ử , một người như thế mà cũng lền giọng khóc. -
Ngón Tay Mình Còn Thơm Mùi Oải Hương - Du Ký Châu Âu
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Ngô Thị Giáng Uyên
CHAPTERS 40 VIEWS 87001
Có một cô gái Việt Nam nhỏ nhắn, chiếc kính trắng trông vừa thong minh vừa nghịch ngơm trên khuôn mặt có đôi chút trẻ thơ. Cô gái trông chỉ ngoài tuổi đôi mươi ấy có cái duyên may mà bao người ao ước: được rong ruổi đó đây ở nhiều xứ sở xa xôi. Trên những chặng đường đi qua, cô khám phá không chỉ vẻ đẹp mê đắm của thiên nhiên, sự quyến rũ của những công trình kiến trúc cổ xưa, mà còn khám phá cả những món ăn thức uống ngon lành và hấp dẫn. Nhưng cô không thụ hưởng riêng cho mình mà kể lại cho nhiều người những ngọt ngào đã nếm, những xúc cảm đã trải qua bằng bài viết và hình ảnh. Độ đôi ba năm trở lại đây, tên cô xuất hiện khá đều trên nhiều báo và tạp chí. Một cái tên cũng khiến người ta dễ nhớ khi từng biết đến.
-
Ngược Giòng Chữ Nghĩa
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Duyên Anh
CHAPTERS 14 VIEWS 2830
Con gọng vó yếu đuối và cô đơn, luôn luôn, bơi nguợc giòng nước. Dù ngược giòng nghịch lũ. Gọng vó soi sáng cuộc đời một nhà văn. Và nhà văn học tập con gọng vó bơi ngược giòng chữ nghĩa để về nguồn...
Năm 1988 Duyên Anh bị bạo lực ở Hoa kỳ khủng bố đến nơi đến chốn. Đáng lẽ, ông đã câm và mất hết trí nhớ, nằm yên một xó, bất động. Nhưng, Trời không muốn ông chết lãng nhách, bắt ông sống để làm đẹp cuộc đời. Ông hiện xụi chân và liệt tay phải, viết văn bằng tay trái. Ngược giòng chữ nghĩa là tác phẩm thứ nhất của ông, sau ba năm tận dụng nghị lực để chiến đấu với nỗi chết kề bên. -
Người Đàn Bà Trên Đồi Cỏ
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Đào Hiếu
CHAPTERS 44 VIEWS 34724
Tập bút ký văn học, tạp văn, phê bình văn học, ký sự nhân vật… gồm đủ mọi đề tài.
1. Nữ giới quyến rũ vì đâu? - 2.Kẻ địch trong nhà bếp - 3. Phá rừng và trồng rừng - 4. Những kiểu ăn xin trên thế giới - 5. Người đàn à trên đồi cỏ - 6. Mặc áo cho hoa - 7.Quyến rũ bằng hương thơm - 8. Phiếm luận về GIÀY - 9. Màu sắc của thời trang - 10. Những biến tấu của chiếc áo dài - 11. àn ông làm điệu - 12. Biện hộ cho vòng số Bốn - 13. Bạn có dám tỏ tình như thế không? - 14. Hạnh phúc trong một chiếc lá - 15. Sợ vợ - 16. Nỗi khổ của người hai vợ - 17. Huyền thoại về người chồng bản lãnh - 18. Hỏi thế gian: tình là vật gì? - 19. Vinh quang của người sợ vợ - 20. Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây lấy vợ Nhật - 21. Gài độ nhậu - 22. Hứa lèo - 23. Tôi đi chợ - 24. Xâu chìa khóa - 25. Cặp song tấu ghi-ta huyền thoại - 26. Chuyện phiếm về con trâu - 27. Cuộc vượt biên ngắn ngủi - 28. Lang thang trong mùa đông - 29. Bùi Giáng - 30. Văn Cao - 31. Nguyễn Thúy Hằng từ miền đất xa lạ - 32. Con gái của rừng - 33. Chuyện nhảm nhí - 34. Ngôn ngữ trong văn học và nghệ thuật - 35. Chiều thứ tư của ngôn ngữ - 36. Phim Mỹ đủ thứ chuyện - 37. íông và Tây - 38. Lục tài tử Cam Ranh - 39. Trung Quốc đỏ và đen - 40. Dư âm của hoài niệm rời - 41. Cưỡi ngựa xem Hoa…Kỳ - 42. ĐÀO HIẾU quê một cục - 43. Những bông hồng muộn - 44. Thay lời bạt -
Người Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Võ Thị Vui
CHAPTERS 21 VIEWS 1590
Tác giả, Mũ Đỏ Võ Thị Vui, là một nữ quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thuộc binh chủng Nhảy Dù. Một trong những người nữ quân nhân có bằng Dù đầu tiên và bà phục vụ trong quân đội suốt 21 năm từ 1955 đến 1975, thuộc Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù. Do chính đó, khi ghi lại những kỷ niệm vui buồn trong quảng đời quân ngũ của bà bằng những mẩu chuyện kể thật sống động và duyên dáng hấp dẫn, cùng lúc phát hành với “Những Mảnh Đời Còn Lại”, trước kia định chọn cho tập truyện một tựa khác, nhưng cuối cùng bà đã nhất định đặt cho quyển sách một danh gọi đúng đắn và khiêm cung: “Người Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”.
-
Người Tỉnh Nói Chuyện Mộng Du
Trung hoa Phi Hư Cấu
Mạc Ngôn
CHAPTERS 25 VIEWS 1585
Tập tản văn bao gồm 25 bài viết lớn nhỏ, ấn tượng về nước Nga, về thảo nguyên Nga và cuộc sống con người Nga. Tiếng chim, cánh đồng thảo nguyên màu mỡ, hoàng hôn và ánh trăng. Có các so sánh và liên tưởng rất thú vị trong tản văn Mạc Ngôn, “tiếng chim ríu rít như những em nhỏ vừa nghe chuông tan lớp” hay “Dãy núi nhấp nhô khiến tôi liên tưởng đến một thiếu nữ mơ màng đang nằm ngủ, những ngọn núi trông như những khuôn ngực đẫy đà”. Tâm hồn rộng mở, phóng khoáng có được niềm hạnh phúc khi cảm giác “nắm đầy ánh trăng trong lòng bàn tay… thậm chí cảm nhận được tiếng vỡ của trăng”.
-
Người Việt Có Dân Tộc Tính Không
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Sơn Nam
AN TÊM xuất bản 1969CHAPTERS 2 VIEWS 11292
Bàn về dân tộc tính, về tinh thần dân tộc là điều khó khăn, tế nhị. Khó từ cách định nghĩa đến cách đưa ra bằng chứng, trong thời buổi nhân tâm ly tán nầy, người ta thường đồng ý nhau về danh từ nhưng lại cãi vã nhau khi áp dụng lý luận vào thực tế.
Nói tổng quát về Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Bội Châu thì lần hồi trở nên nhàm chán. Nói về cách uống trà, lễ Nam Giao, nước mắm Phú Quốc thì dường như tiêu cực, lẩm cẩm không làm thỏa mãn những người đang sốt ruột. Cây cổ thụ vươn lên trời, rễ ăn sâu vào lòng đất hút chất phân. Nói riêng về cây cổ thụ hoặc nói riêng về chất đất thì dường như phiến diện, điều quan trọng là giải thích sự liên quan giữa chất đất và màu xanh của lá cũng như giải thích việc cúng đình, lễ chùa, cấy phát vần công có ảnh hưởng như thế nào đến tài hoa và thái độ kiêu hùng của vua Quang Trung, liệt sĩ Nguyễn Thái Học.
Bởi vậy, tập sách này chỉ là khởi thảo. Người viết cố nắm bắt lấy vấn đề nhưng vẫn không nắm vững, nhiều đoạn quá dài, vô ích, lặp đi lặp lại trong khi nhiều đoạn cần thiết, có tánh cách quyết định chỉ được nói sơ qua. Dám mong đây là mớ tài liệu rời rạc - một đống xà bần - nào gạch bể, ngói vụn, cây gẫy, trong đó có vài món đáng chú ý, có thể xài được, đáng xem thử. -
Người Việt Đáng Yêu
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Doãn Quốc Sỹ
CHAPTERS 5 VIEWS 5432
Không có sự trưởng thành đáng kính nào bằng sự trưởng thành trong đau khổ.Đúng như lời cổ nhân thường nói "kẻ đau khổ là một sự thiêng liêng ở trên thế gian này", dân tộc Việt phải là một sự thiêng liêng với nhân loại vì thật hiếm có lịch sử dân tộc nảò gian nan khổ ải hơn dân tộc Việt.
Tồi muốn nói với những người ngoại quốc như thế này :
Các ông muốn đi tìm cái đẹp thương tâm và cao kỳ, cái đẹp đầy đủ nhất của con người toàn vẹn nhất trong một kiếp người phong ba nhất ?
Xin mời các ông đến với dân tộc Việt ! -
Người Việt Nam Tồi Tệ
Phi Hư Cấu
Lâm Nhược Trần
CHAPTERS 18 VIEWS 4066
Thông tin từ Việt Nam trong ít nhất một hai chục năm qua, ngày càng dày đặc, dù là trên báo lề phải hay lề trái, dù là nhận định của người sống trong nước hay người ở nước ngoài về thăm quê hương, đều cùng nhau đồng ý một điểm: xã hội Việt Nam hiện đang trong tình trạng xuống cấp, ngày càng trầm trọng. Một nhận xét đồng loạt như vậy về sự suy thoái của phẩm chất con người, của nền giáo dục, nền y tế, về công cuộc làm ăn sinh sống, về đạo đức của quan và của dân v.v... thì không thể là những nhận xét vô căn cứ, nặng về cảm tính, mà là những lời báo động của những ai còn có lưong tâm trước cái Xấu đang lấn dần cái Tốt, cái Ác đang thắng cái Thiện...
-
Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Bình Nguyên Lộc
BÁCH BỘC xuất bản 1971CHAPTERS 11 VIEWS 21567
-
Nguồn Gốc Văn Minh
Truyện Dịch Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch
PHỤC HƯNG xuất bản 1974CHAPTERS 5 VIEWS 1167
Xét chung thì văn minh chỉ là sự sáng tạo văn hoá nhờ một trật tự xã hội gây ra và kích thích. Nó gồm bốn yếu tố căn bản: sự phòng xa về kinh tế, sự tổ chức chính trị, những truyền thống luân lí, và sự tăng tiến trí thức, phát triển nghệ thuật. Chỉ khi nào không còn sự hỗn độn, sự bất an nữa thì văn minh mới phát sinh được. Vì chỉ khi nào không còn sợ sệt nữa thì con người mới được thảnh thơi, tha hồ tò mò tìm hiểu hoặc sáng tạo, theo cái bản năng học hỏi thêm và tô điểm thêm cuộc sống của mình.
Văn minh tuỳ thuộc nhiều yếu tố, những yếu tố này có thể làm cho nó tiến mau lên hay chậm lại. Trước hết ta hãy xét yếu tố địa chất. Người ta có thể nói rằng văn minh là một màn phụ giữa hai thời đại băng giá. Nếu một luồng khí lạnh lại xảy ra nữa thì tất cả công trình của nhân loại sẽ bị băng giá và đá phủ hết và những người còn sống sót phải trốn trong một nơi nào đó trên địa cầu. Hoặc con quỉ địa chấn chỉ hơi nhích vai một chút là chúng ta bị chôn vùi hết; nó có cho phép thì chúng ta mới xây cất các thị trấn của chúng ta được. -
Nguyễn Trải Sinh Thức và Hành Động
Phi Hư Cấu Sử Địa
Võ Văn Ái
CHAPTERS 9 VIEWS 418
Trước năm 1975, Nguyễn Trãi được nghiên cứu và khai thác triệt để ở miền Bắc. Nhiều học giả uyên thâm đã phát hiện lắm tài liệu khuất lắp, đưa ra các tham luận giá trị. Nhưng than ôi, Nhà nước cộng sản ở miền Bắc chỉ dùng Nguyễn Trãi làm chiêu bài Xô viết cho công cuộc «chống đế quốc Mỹ» của họ mà thôi. Nguyễn Trãi đã bị giới võ biền ganh tị và thất học ở triều Lê chặt đầu. Vào thế kỷ XX, vừa được hồi sinh, thì Nguyễn Trãi lại bị ngay giới võ biền mác-xít ở Hà nội chôn sống lần thứ hai. Lần này, họ chôn sống tinh anh Nguyễn Trãi.
-
Nguyễn Trường Tộ
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Lân
CHAPTERS 18 VIEWS 17374
Nguyễn Trường Tộ tiên sinh hăng hái hiến thân cho nước quên cả gia đình, quên cả hạnh phúc, quên cả những nỗi khó khăn ùn ùn nổi lên trên con đường tiên sinh đã tự vạch lấy mà đi, thực đã cho chúng ta một bài học sáng sủa rõ rệt.
Một người như thế đáng cả Quốc Dân tôn sùng; tượng đồng bia đá, kể cũng còn là ít. Thế mà, nếu ta có thể về chơi xã Bùi Chu, ta sẽ thấy một nấm mộ đất lè tè tiêu điều ở giữa đá mài hiu quạnh, ấy là chỗ nghỉ đời đời của một bậc vĩ nhân! Ôi! Một nước vẫn tự nhận là văn hiến, một dân tộc vẫn có tiếng là biết nhớ ơn, lẽ nào lại lãnh đạm với một nhà "Đại học vấn, đại kiến thức, đại tư tưởng, đại nghị luận" đã đem hết tâm can ra phụng sự quốc gia, lẽ nào lại rẻ rúng một nhân tài đã làm vẻ vang cho đất nước! -
Nguyễn Trường Tộ Với Triều Đình Tự Đức
Phi Hư Cấu
Nguyễn Đình Đầu
CHAPTERS 15 VIEWS 14347
Năm 2011, Đức giám mục Vinh - Nguyễn Thái Hợp có thiện ý muốn tổ chức kỷ niệm 140 năm (1871-2011) ngày qua đời của nhà yêu nước Nguyễn Trường Tộ ngay tại quê hương và phần mộ ở Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, thành phố Vinh nay. Nhiều học giả đã tán thành và gửi bài tham luận. Rất tiếc năm 201 là năm có nhiều vấn đề nhạy cảm mà vấn đề Nguyễn Trường Tộ nằm trong số đó! Nên không có gì để kỷ niệm Nguyễn Trường Tộ cho đáng với một nhân vật lịch sử lớn như ông.
-
Nhà Giáo Họ Khổng
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 7 VIEWS 4958
Khổng tử không phải là một giáo chủ, cũng không có ý thành lập một triết thuyết, cũng không tự nhận là một hiền nhân, chi suốt đời "dạy người không biết mỏi", mà gây được một ảnh hưởng rộng hơn, bền hơn tất cả các triết gia khác, đứng ngang hàng với tất cả các vị giáo chủ lớn nhất của nhân loại. Hiện tượng lạ lùng đó do đâu ? Khổng tử đã có công gì với phương Đông chúng ta, đã đổi mới như thế nào về giáo dục ? Ông dạy những gì, đào tạo một hạng người ra sao, thương yêu môn đồ ra sao mà khi ông mất họ đều để tang ông ba năm và có người ở lại giữ mộ cho ông thêm ba năm nữa? Hơn 2000 năm sau, ông vẫn được gọi là vị "vạn thế sư biểu".
-
Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nhật Tiến
CHAPTERS 21 VIEWS 44726
Sau 30-4 -1975, tôi có hai cơ hội chọn lựa để khỏi phải đi kinh tế mới. Một là lui tới thường xuyên Hội Văn Nghệ Giải Phóng để lấy chỗ dựa hơi hòng qua mặt Phường, Khóm khi những nơi này đang lập danh sách các hộ gia đình phài rời thành phố, và hai là quay trở lại ngôi trường mà tôi đã từng dạy học ở đó trên 10 năm.
Dĩ nhiên là tôi chọn lựa việc quay trở lại trường cũ vì quả thực, dù có yêu quý gắn bó thế nào đối với văn nghệ thì tôi cũng không thể nào chứng kiến thêm nữa những khuôn mặt huênh hoang, phách lối, hay cung cách ăn nói hàm hồ, nhố nhăng của những kẻ nằm vùng như Thái Bạch hay những quan văn nghệ đến từ miền Bắc như Bảo Định Giang, Anh Đức, Mai Quốc Liên..v…v…trong các buổi học tập mang tên là “bồi dưỡng chính trị” dành cho giới văn nghệ được tổ chức ở ngay trong thành phố Sài Gòn vào dịp hè năm 1976.