-
Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Sơn Nam
ĐÔNG PHỐ xuất bản 1973CHAPTERS 11 VIEWS 38141
-
Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam Từ 1771 Đến 1802
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Tạ Chí Đại Trường
VĂN SỬ HỌC xuất bản 1973CHAPTERS 9 VIEWS 33111
Hậu bán thế kỷ XVIII là một trong những giai đoạn rối ren nhứt và cũng là một trong những giai đoạn hiếm hoi mà người Việt sau khi chịu được cơn chuyển mình, thấy đất nước lớn mạnh hơn, dồi dào sinh lực hơn ngày trước. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, biến cố tàn Lê, mạt Trịnh, sự phục hồi của họ Nguyễn, tất cả đầy sinh động, hấp dẫn, khiến cho người đương thời vội vã ghi chép, người sau kiên nhẫn lục lọi làm nên những tổng hợp chuyên biệt, khoa học mà chúng ta chú ý ở đây. Hãy kể lấy một vài trường hợp. Thời đại lịch sừ kể trên tràn một phần khá lớn trong quyển Histoire moderne du pays d’Annam (1529 - 1820) của Ch. Maybon là "quyển sách có giá trị đặc biệt", "một công trình có giá trị trong học giới" như Phạm Quỳnh đã tán tụng
-
Lịch Sử Văn Minh Ả Rập
Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch
PHỤC HƯNG xuất bản 1975CHAPTERS 7 VIEWS 5876
Năm 565, Justinien mất. Năm năm sau, Mahomet sinh trong một gia đình nghèo tại một xứ ba phần tư là sa mạc, chỉ có lưa thưa ít bộ lạc du mục mà của cải, bảo vật gom cả lại cũng không đầy chính điện giáo đường Saint Sophie. Lúc đó không ai ngờ được rằng chưa đầy một thế kỉ sau, bọn dân du mục đó chiếm được một nửa những nước ở châu Á thuộc về đế quốc Byzantin, trọn Ba Tư và Ai Cập, một phần lớn Bắc Phi và đương tiến lên Y Pha Nho nữa. Sự bộc phát của bán đảo Ả Rập là biến cố lạ lùng nhất trong lịch sử thời Trung cổ; hậu quả của nó là một nửa thế giới ở chung quanh Địa Trung Hải bị người Ả Rập xâm chiếm và cải giáo (biến đổi tín ngưỡng).
Không có bán đảo nào lớn bằng bán đảo Ả Rập: chiều dài nhất được hai ngàn hai trăm cây số. Về phương diện địa chất, bán đảo đó tiếp tục sa mạc Sahara, là một phần của đai cát đi ngang qua Ba Tư, tới tận sa mạc Gobi. Tiếng Arabe (Ả Rập) có nghĩa là khô khan. Về phương diện địa lí nó là một cao nguyên mênh mông thình lình dựng đứng lên tới ba ngàn thước ở cách Hồng Hải năm chục cây số, rồi hạ lần lần xuống về phía Đông, qua những dãy núi hoang vu, tới vịnh Ba Tư. Ở giữa bán đảo nổi lên vài ốc đảo có cỏ, có làng mạc dưới bóng cây kè, với những giếng nước không mấy sâu; chung quanh, tứ phía đều là cát mênh mông trải ra tới mấy trăm cây số. Bốn chục năm tuyết mới đổ một lần, ban đêm lạnh tới không độ (0°); ban ngày ánh nắng làm cháy da, máu muốn sôi lên; vì không khí đầy cát nên dân chúng phải bận áo dài và quàng khăn để che da thịt và tóc. Trời như ngày nào cũng trong sáng, không khí thì như thứ “rượu vang có bọt”. Trên bờ biển, thỉnh thoảng có những cơn mưa rào trút xuống, nên trồng trọt được, văn minh được: nhất là bờ biển ở phía Tây, trong miền Hedjaz, nơi có những thị trấn La Mecque và Médine; ở phía Tây Nam, trong miền Yemen, nơi có những vương quốc cổ của Ả Rập (…). -
Lịch Trình Diễn Tiến của Phong Trào Quốc Gia Việt Nam
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nghiêm Xuân Hồng
QUANG ĐIỂM xuất bản 1958CHAPTERS 5 VIEWS 2226
Cuốn sách này, qua sự trình bày về lịch trình diễn tiến các phong trào quốc gia tại Việt Nam, cùng muốn nhằm một mục tiêu là kiểm thảo và phê bình. Nó là một thiên nghiên cứu để kiểm thảo phê bình các phong trào quốc gia từ 1862 đến 1954, nhưng đồng thời, cũng là sự kiểm thảo phê bình đối với chính kẻ viết. Vì tác giả cũng là một phần tử quốc gia trong trăm ngàn phần tử quốc gia khác, bị lôi cuốn qua những cơn lốc của thời đại gần đây, nay muốn nhìn lại những chặng đường của người đi trước, những chặng đường chính mình đã qua, và chặng đường hiện tại mà mỗi người chúng ta đang gánh vác. Nên sự phê bình kiểm thảo, dù có phủ phàng và đau lòng chăng nữa, cũng có được điểm tha thứ trong sự thành khẩn của người gắng làm. Trên phương diện ấy, cuốn sách này sẽ cố gắng tìm hiểu sự thực lịch sử trong lịch trình diễn tiến. Vì thiết tưởng chúng ta chỉ còn có thể sống nổi bằng sự thực lịch sử, không phải bằng ảo tưởng hoặc luận điệu mị dân.
-
Liêt Tử Và Dương Tử
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Hiến Lê
LÁ BỐI xuất bản 1973CHAPTERS 13 VIEWS 13696
Ngay ở nước ta, cả trong giới tân học, tên Liệt tử cũng khá quen thuộc. Hầu hết chúng ta đều biết rằng tư tưởng của ông giống tư tưởng Lão, Trang và tuy chưa đọc cuốn Liệt tử vì chưa ai dịch nhưng ít nhất chúng ta cũng được biết dăm ba truyện rất lí thú trong cuốn đó thỉnh thoảng được trích dẫn trong các sách, báo, đặc biệt là trong bộ Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, như truyện Bệnh quên, Mất dê, Người kiếm củi được con hươu, Lo trời đổ, Ngu Công dọn núi…, những truyện ai cũng phải nhận là những ngụ ngôn quí nhất của nhân loại.
-
Lính Thành Phố
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Dương Hùng Cường
NGHỆ THUẬT xuất bản 1969CHAPTERS 8 VIEWS 9565
Ngày còn làm việc ở phi trường Nha Trang, có một tuần lễ, tôi buồn không thiết làm một công việc gì cả. Trước mặt tôi là núi, đằng sau lưng là biển. Ngước mắt nhìn lên chỉ thấy trời cao. Tôi bị vây chặt ở đây. Cuộc đời cứ mòn đi, cử rỉ đi. Tôi bước xuống cầu thang vào trong quán rượu. Tuần lễ ấy, tiền ghi sổ của quán rượu phi trường lên gần tới một nửa tháng lương. Tôi thấy lòng mình thật trống rỗng và khắc khoải, trở lại cái buồn của tuổi mười sáu khi nghe tin người yêu đi lấy chồng.
-
Lời Ai Điếu
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Lê Phú Khải
CHAPTERS 10 VIEWS 35540
Tác giả Lời Ai Điếu dù thuộc lớp tuổi "thất thập cổ lai hy” vẫn tìm cách gần gũi những lớp trẻ thuộc hàng em, cháu đang dấn thân đấu tranh cho Tự Do-Dân Chủ. Qua những lần gặp gỡ, trò chuyện, ông nhận ra đặc trưng của lớp người trẻ này như Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Thục Vy... là họ quyết liệt không chấp nhận cộng sản, họ coi cộng sản đồng nghĩa với tối tăm, sai trái, lừa dối, tàn bạo, phản cuộc sống, phản con người. Thế hệ của họ đã "chỉ thẳng mặt Đảng Cộng sản là quân bán nước.”
Cũng vì chủ trương đấu tranh giai cấp, nên chế độ đã phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất nhằm "đào tận gốc, trốc tận rễ” những thành phần khác của xã hội "Trí, Phú, Địa, Hào, Tôn giáo” và hậu quả là cả trăm ngàn người chết oan khuất trong cơn "say máu vĩ cuồng” của cộng sản với những câu thơ khẩu hiệu của Tố Hữu "Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ... Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.” Lê Phú Khải trải nghiệm cái xã hội rơi vào điên loạn đó ngay tại quê vợ của ông khi chứng kiến cảnh nát lòng của một phú nông trong làng từng chứa chấp Việt Minh hoạt động, bị đấu tố trong cải cách ruộng đất, bị bức cung nên phẫn uất quá cho gọi tất cả các con cái về nhà, dồn vào một buồng rồi tưới xăng tự thiêu, "những đứa trẻ chết đen thui còn xác người vợ trương phồng lên như con bò!” -
Lòng Đau Không Tiếng
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Phạm Thiên Thư
CHAPTERS 27 VIEWS 3952
Lòng người như đám mây xanh, bát ngát mênh mang, và tấm thân kia, với hạt sương tụ lại, trên những cánh Tâm mai vừa nở.
Cho nên trong đời người - như những đám mưa bay thoảng xuống; chớp lóe đêm đêm. Vậy kiếp người càng đi càng thấy - một nỗi dặm dài, nỗi nỗi cô đơn.
Vậy chiếc Thân Tâm - một cõi nghiệp màu hồng, lênh đênh mảnh trăng chìm xuống, bên sông bềnh bồng mây nổi. Giam sự con người tài năng, số mệnh, giả dối và chân thực - Dù trăm năm kia hồ dễ nào, một lần bay cao đó… Ôi! Đau lòng chuốt thoảng tiếng đàn. Đời Kiều năm cung nước chảy, lại trao phận nàng. Biết bao nhiêu lần nhục vinh đau khổ - Khiến ta, khiến người - tự vượt lên, qua khỏi mọi tâm tình, trắc trở. Nếu có Sổ Đoạn Trường kia - thì bông hoa Kiều - chính xưa là giọt lệ, nay để lại thành hạt ngọc cho đời sau. -
Lòng Quê
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Vũ Huy Chân
CHAPTERS 3 VIEWS 4664
Từ 10 hay 11 thế kỷ trước Tây lịch kỷ nguyên (chừng khoảng giữa đời Hồng Bàng ở nước ta) cho tới cuôi đệ ngủ hay sau đệ lục thế kỷ (đối chiêu vào đời Tiên Lý : Lý Bôn... Phật Tử), khu vực Sài gòn thuộc trong bờ cõi nước Phù nam.
Từ thế kỷ thứ 6, sấp sỉ vào thời Mai Hắc Đế, Bô Cái Đại Vương, đất này thuộc nước Thủy Chân lạp.
Đến thế kỷ thứ 17, đã có một số người Việt di cư sang ở đất Bà rịa của nước Thủy Chân lạp, rồi tiến xa dần tới khu rừng Gòn. Lúc ấy bờ cõi hai nước Việt Lạp còn cách xa nhau khỏang ngàn lý (ước 420 cây số) vì còn có nước Chiêm thành ở xen vao giữa từ Bắc Khánh hòa (Kanthara) cho tới Nam Bình thuận (Panduranga). -
Lột Trần Việt Ngữ
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Bình Nguyên Lộc
NGUỒN XƯA xuất bản 1972CHAPTERS 26 VIEWS 69602
-
Luận Văn Thị Phạm
Phi Hư Cấu
Nghiêm Toản
THẾ GIỚI HÀ NỘI xuất bản 1951CHAPTERS 3 VIEWS 1117
Làm một bài luận tức là giải thích một vấn đề hay trả lời một câu hỏi. Không thí sinh nào có thể hạ bút đặt ngay con toán hay các phương trình để giải nếu chưa hiểu rõ câu pgười ta hỏi. Ở đây cũng vậy, tại sao mình vội vã viết lia viết lịa khi chưa suy nghĩ chín chắn về điều người ta muốn mình nói đến, về điều mình cần phải nói ra?
Ví dụ đầu bài toán bảo ta áp dụng một công thức bằng số, ta lại đem cách lập công thức bằng chữ ra trình bày, ta bị người chấm thi đánh hỏng có dám oán hận không ? Vậy tại sao khi ta làm bài luận lạc đề, chẳng hạn hỏi về tâm lý Thúy Kiều. ta đi phê bình đức hạnh Thúy Kiều không được đoan chính như Thúy Vân. ta bị số điểm ít lại đem lòng oán hận ? -
Lục Xì
Phi Hư Cấu Phóng Sự Truyện Hay Tiền Chiến
Vũ Trọng Phụng
CHAPTERS 12 VIEWS 36223
Lục xì là phóng sự của Vũ Trọng Phụng xuất bản từ năm 1937. Trước đấy một năm đã nổ ra cuộc bút chiến dữ dội giữa Thái Phỉ chủ báo Tin văn với Vũ Trọng Phụng. Thái Phỉ lên án các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là "văn chương dâm uế".
Ngày ấy Vũ Trọng Phụng viết cho báo Tương lai. Lê Thăng viết báo bao giờ cũng chung cái bằng của mình thi đỗ bên Pháp: "Lê Thăng luật khoa tiến sĩ" và báo Phong hóa, rồi Ngày nay châm biếm, đả kích Lê Thăng thêm cho học hàm, học vị của ông ta bốn chữ nữa: "Lê Thăng, luật khoa tiến sĩ, con đĩ đánh bồng". -
Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam - Nhà Văn Tiền Chiến
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Thế Phong
VÀNG SON xuất bản 1974CHAPTERS 44 VIEWS 2194
Khách Nợ là nét vẽ thực về những con người, những cảnh đời khốn cùng ở làng quê nghèo ngoại thành Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám. Với cách kể chuyện bình dị, nhẹ nhàng, không màu mè, hoa mỹ, từng câu chuyện, từng số phận cứ từ từ xuất hiện, họ sống, chết, đói khổ, đau thương… chân thật đến ngỡ ngàng nhưng cũng xót xa đến ngỡ ngàng. Trong tập truyện không thể không kể đến những trang viết độc đáo, đầy hấp dẫn về loài vật như Đôi ri đá, Chú gà trống ri, Mụ ngan… Những câu chuyện tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng góp phần không nhỏ phơi bày những hiện trạng xã hội thời bấy giờ.
Dường như với bất kỳ tác phẩm nào của mình đã xuất bản, nhà văn cũng luôn cẩn trọng đọc lại và chỉnh sửa những chi tiết chưa hài lòng. Như chính lời con trai của Cụ, nhà báo Nguyễn Phương Vũ, chia sẻ: “Đã từ lâu từ khi cầm bút bố tôi là người cẩn thận và luôn có trách nhiệm với câu chữ nên mỗi bản in dù là in lại nhưng ông luôn đọc, cắt gọt, chỉnh sửa, “uốn nắn”, tỉ mẩn như người dệt vải. Khi ông trao lại cho tôi để xử lý nhập liệu với một bản thảo chi chít màu mực, chữ, từ, câu mà ông thêm bớt đan xen ngang dọc. Cha tôi là vậy, sự cẩn trọng, kỹ lưỡng trong nghề viết như mối nợ tình với ông.” -
Luyện Văn
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Hiến Lê
VĂN TƯƠI xuất bản 1956CHAPTERS 38 VIEWS 2630
Từ năm 1945, Việt ngữ đã bước qua một giai đoạn mới, được nâng lên địa vị xứng đáng của nó, dùng làm chuyển ngữ trong các ban tiểu và trung học.
Tuy vẫn còn vài kẻ ngoan cố, viết sách, báo hô hào đi ngược lại trào lưu, trở lại chương trình giáo dục hồi tiền chiến, nhưng trước thái độ ấy ta chỉ nên cười chứ không nên giận.
Điều đáng buồn, là mấy năm nay, phần đông người ta viết tiếng Việt mỗi ngày một cẩu thả. Chúng ta đối với tiếng mẹ cơ hồ như một thanh niên xử bạc với tình nhân: chưa bén tiếng thì đeo đai, đã quen hơi thì lãnh đạm. -
Mặc Tử
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Ngô Tất Tố
CHAPTERS 9 VIEWS 4270
Mặc Tử họ Mặc tên Địch, người về cuối đời Xuân thu, xưa kia ai cũng biết vậy. Nhưng mà, đẻ từ hồi nào; mất nhàn hồi nào, điều đó các học giả Tàu nói đến đã nhiềi, song cũng mỗi người nói đi mỗi khác.
Sách sử ký của Tư mã Thiên, sách Bảo phúc
tử của Quách Phác đều nói Mặc tử là người cùng đời Khổng tử, sách Hán thư của Ban Cố và sách Biệt lục của Tư mã Trinh thì nói Mặc tử ở sau Khổng tử và ở sau cả 72 học trò cua Ngài. -
Madam Nhu Trần Lệ Xuân Quyền Lực Bà Rồng
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Dịch
Monique Brinson Demery
CHAPTERS 16 VIEWS 40636
Ngay cả những người quen thuộc với lịch sử Việt Nam vẫn sẽ thấy kinh ngạc với truờng hợp lạ kỳ của bà Nhu. Monique Demery đã lần ra dấu vết của Bà Rồng quyền lực, nguời đã thú nhận mình yếu đuối và cõi lòng tan nát nhưng không nhận trách nhiệm về vai trò của mình trong cuộc chiến tranh đã hủy hoại nhiều cuộc đời của đất nước bà và của người Mỹ.
-
Mạnh Tử
Phi Hư Cấu
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 9 VIEWS 4927
Khổng Tử mất năm 479 trước Tây lịch (năm thứ 41 đời Chu Kính Vương) ở nước Lỗ. Triều đình Lỗ và môn sinh tống táng ông rất trọng hậu, chôn trên bờ sông Tứ, phía bắc kinh thành (ngày nay ở huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông).
Hết thảy các đệ tử đều coi ông như cha, để tâm tang ba năm. Hơn trăm người làm nhà gần mộ, coi mộ cho đến mãn tang (riêng Tử Cống ở lại thêm ba năm nữa) rồi bùi ngùi chia tay nhau, mỗi người đi một nơi: người thì thanh tĩnh thủ tiết, không chịu ra làm quan mà ở ẩn tại nước Vệ như Nguyên Hiến; người thì như Tử Cống, đem sở học ra giúp đời lãnh một chức ở triều đình các vua chư hầu, rán thực hiện một phần đạo trị nước của thầy, mặc dầu không được bọn vua chúa luôn luôn theo lời khuyên can, nhưng hầu hết đều được họ kính trọng; một số nữa đem theo những bản chép các kinh Xuân Thu, Thi, Thư… về quê nhà mở trường truyền đạo của thầy, chép lại những lời dạy bảo của thầy rồi giảng giải thêm theo ý kiến riêng của mình. Đạo của Khổng tử rộng quá, bao quát nhiều vấn đề quá, cho nên không một môn sinh nào hiểu thấu được trọn, mỗi người chỉ chú trọng vào một khía cạnh hợp với tính tình, tư chất của mình, và càng ngày họ càng xa đạo gốc. Do đó mà sinh ra nhiều phái: phái Tử Trương cốt giữ lấy tinh thần, không câu chấp những điều vụn vặt, có phần quá cao, quá phóng khoáng, tự nhiên; phái Tử Hạ chú trọng về văn chương, lễ nghi, thịnh hành một thời nhờ vua nước Ngụy là Văn Hầu (423-387) tôn ông làm thầy và đặt chức bác sĩ để học các kinh. Quan trọng hơn hết là phái Tăng tử (tức Tăng Sâm) ở nước Lỗ. Hồi còn sống, Khổng tử ít chú ý tới Tăng Sâm, có lần chê là trì độn, nhưng chính Tăng Sâm có công với đạo Khổng hơn tất cả các môn đệ khác, một phần vì ông học rộng, thành thực mà chắc chắn, ghi chép lời của thầy trong cuốn Đại Học (một trong tứ thư), một phần nữa vì ông may mắn có một môn sinh rất xứng đáng, có phần vượt ông nữa, tức Tử Tư, tác giả cuốn Trung Dung (cũng là một trong tứ thư). Tử Tư tên là Không Cấp, là con của Bá Ngư, cháu của Khổng tử. Bá Ngư tư cách tầm thường, mà con lại vừa thông minh, hiểu được phần uyên áo của Khổng giáo (dạo trung dung và đức thành), vừa có một tư cách rất cao, không hổ với ông nội. -
Mao Trạch Đông, Cuộc Đời Chính Trị Và Tình Dục
Trung Hoa Phi Hư Cấu
Lý Chí Thỏa
CHAPTERS 25 VIEWS 228330
-
Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Bùi Giáng
CHAPTERS 19 VIEWS 6398
"Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại" của Bùi Giáng (1926-1998) được xuất bản lần đầu tiên năm 1963 (NXB Vĩnh Phước, Saigon, tức NXB Quế Sơn sau này) thành 2 tập. Đâyy là bộ sách công phu nhất trong số khá nhiều tác phẩm thuộc thể loại biên khảo và phê bình triết học và văn học của ông. Thể loại này chiếm một số lượng đáng kể và có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ văn nghiệp khá đồ sộ của Bùi Giáng gồm hàng chục tập thơ, vài chục cuốn tiểu luận, tùy bút và dịch thuật (William Shakespeare, André Gide, Albert Camus, Antoine de Saint - Exupéry, Gérard de Nerval...).
Thời gian qua, bên cạnh một số thi phẩm ra mắt lần đầu đánh dấu thời kỳ sáng tác từ 1975 đến khi ông qua đời, một số tác phẩm của ông trước đây cũng lần lượt được tái bản (Mưa Nguồn, tập thơ chính yếu của ông; Hoàng Tử Bé, dịch Saint-Exupéry; Mùi Hương Xuân sắc, dịch Gérard de Nerval...) Số sách tái bản tuy chưa nhiều, nhưng những bạn đọc lần đầu tiên được tiếp xúc với ông đều thích thú cảm nhận một giọng thơ thâm trầm đặc sắc và một phong cách dịch thuật khoáng đạt tài hoa. -
Mặt Đất Vẫn Còn Rung Chuyển
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Đào Hiếu
CHAPTERS 37 VIEWS 30644
I. TIử‚U LUẬN : 1. Voltaire Đòi Chết - 2. Cần Gì Cho Những Người Chân Đất? - 3. Không Có Trò Nào Hay Hơn Nữa Sao? - 4. Một Nửa Ổ Bánh Mì… - 5. Đứng Ngoài Chính Trị - 6. Con Đà Điểu, Và Khủng Hoảng Lãnh Đạo - 7. Mặt Đất Vẫn Còn Rung Chuyển - 8. Nhân Cái Chết Của Hugo Chavez - 9. Những Cú "Sút" Vào Lưới Nhà - 10. Những Đứa Trẻ Của Ngày 30/4/1975 - 11. Những Vùng Đất "Chó Ỉa" - 12. Chúa Giêsu Và Phạm Duy - 13. Những Trận Cầu Gian Lận - 14. Suy Nghĩ Về "Kết Quả - 15. Nước Mắt Có Màu Gì? - 16. Đã Từng Có Nhiều Nguyễn Phương Uyên - 17. Già Trẻ Và - 18. Chuyện Mất, Còn Của Các Khu Công Nghiệp - 19. Suy Nghĩ Về Chuyện "Bạo Loạn" Trong Các Cuộc Biểu Tình Vừa Qua. - 20. Môi Hở Răng Lạnh - 21. Ba Sự Kiện - 22. Chuyện Của 5 Người Việt Nam Và Cái Cầu Tiêu Bằng Vàng - 23. Huyền Thoại "Đu Dây" - 24. Từ "Cách Mạng Dù" Suy Nghĩ Về Thực Dân Đế Quốc Và Giải Phóng Dân Tộc - 25. Giải Cứu Binh Nhì Ryan - 26. Nguyên Tắc 5W - II. TẠP VĂN : 1. Võ Thị Thắng: Có Một Nụ Cười Khác - 2. Mèo, Chó Và Tôi - 3. Tìm Lại Zorba - 4. Cô "Múa Đẹp" Của Kôngpông Thom - 5. Con Cá Voi Trong Ly Nước - 6. Cuộc Hội Ngộ Ở Saint Petersburg - 7. Con Chim Sẻ Cuối Cùng Ở Hàng Châu - 8. Danh Tiếng Phù Du - III. PHỤ LỤC : Vụ Án Nọc Nạn - Vụ Án Đoàn Văn Vươn - Vụ Án Phá Nhà Ông Vươn
-
Mặt Trận Kiện Báo Chí : Vụ Án Lớn Nhất Ở Hải Ngoại
Phi Hư Cấu
Trần Củng Sơn
CHAPTERS 14 VIEWS 11510
Tôi không phải là một ký giả chuyên nghiệp. Do tình cờ gặp gỡ đã đưa tôi đến theo dõi phiên tòa gây cấn này. Trong quán phở Đắc Phúc của San José, 3 nhà báo tên tuổi từ phương xa lại là Nguyễn Thanh Hoàng, Cao Thế Dung và Vũ Ngự Chiêu đang trò chuyện cùng vài thân hữu báo chí địa phương này. Khuôn mặt họ có thoáng tư lự và câu chuyện có đôi lúc lan man nhưng rồi cũng xoay quanh một chủ đề quan trọng : họ sắp phải ra tòa ngày hôm sau vì bị Mặt Trận thưa kiện qua mấy bài báo và cuốn sách đã xuất bản.
Một người quen rủ tôi đi xem tòa xử cho vui. Phiên tòa hai ba ngày đầu chỉ lơ thơ dăm ba khán giả, điều này làm tôi ngạc nhiên. Và chợt thấy mình phải có bổn phận tường thuật những lời khai quan trọng của các nhân chứng cho mọi người rõ. Có chút hiểu biết người bên bị kiện và cũng từng để ý tới sinh hoạt cộng đồng mười mấy năm qua, trong đó có Mặt Trận, tôi thích thú theo dõi diễn tiến vụ xử. Mỗi khi tòa nghỉ giải lao hay mỗi chiều sau phiên tòa, tôi phải trò chuyện với những người trong cuộc để tìm hiểu thêm sự việc trước khi ngồi viết bài đưa tờ THỜI BÁO đem đi in kịp giờ. Tòa không cho quay phim và thu âm phiên xử, luật sư chất vấn có lúc hạ giọng và lại quay mặt hướng về nhân chứng nên rất khó nghe và một điều quan trọng đây là một tòa án Hoa Kỳ nên xử dụng tiếng Anh, mà bài báo tường thuật là tiếng Việt, vấn đề chuyển ngữ sao cho gọn gàng cũng phải suy nghĩ. -
Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Phạm Công Thiện
AN TÊM xuất bản 1967VIEWS 11646
-
Mấy Chàng "Trai Thế-Hệ"... Trước
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Dương Thiệu Thanh
CHAPTERS 8 VIEWS 4863
Người viết tự đặt câu hỏi và xin trả lời :
Ngày 17-9-1968, vì đọc một bài báo tố "Tham Nhũng" của "Chính Luận", bỗng nhiên nhớ ngược lại dòng thời gian 40 năm trở về trước, suy ngẫm từ cái xã hội quan lai hủ lậu, thối nát của ngày đó... đến ngày nay.
Do đó mới có những trang sau đây:
Xin nói rõ, người ghi hồi ký, không có xu hướng Chính trị, Đảng phái, củng không phải là nhà Văn, nhà Báo.
Nhớ sao ghi vây, xỉn các ban trong thế hệ tuởi 60 có đọc đến, thông cảm mà tha thứ trước cho, nhất là rất mong những bạn có liên quan đến phong trào Tây du và Tập đoàn Hoàng tích Chu cũng nên rợng lượng về những điều sai lầm thiếu sót, bởi sự việc đã lâu năm rồi, khó mà nhớ lại cho đúng hẳn.
Là người ngoại cuộc, chúng tôi cố gắng viết với cây bút khách quan, thực tình cảm mến những người có tâm huyết muốn duy tân, xây dựng đất nước. -
Mấy Vấn Đề Phê Bình Và Lý Thuyết Văn Học
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Nguyễn Hưng Quốc
CHAPTERS 13 VIEWS 1224
Một trong những điều trớ trêu nhất trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại là một trong những nhân vật chính trong cuộc tranh luận đầu tiên về lý thuyết văn học tại Việt Nam, cuộc tranh luận giữa hai phái nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh vào nửa sau thập niên 1930, lại là nguời rất ghét lý thuyết. Trong bài “Tiếp theo bài Văn chương là văn chương” nhằm trả lời Hải Triều và Phan Văn Hùm, Hoài Thanh thẳng thắn tuyên bố: “chẳng giấu gì các bạn, tôi nhát gan lắm, cứ thấy bóng lý thuyết là sợ.” Ừ, sợ thì cũng được, nhưng sau đó, ở một bài khác, Hoài Thanh kể: “Thấy họ muốn xoay cuộc biện luận về mặt lý thuyết khiến nó thành ra một câu chuyện rởm và nhàm, tôi đã chấm hết cho cuộc biện luận ấy rồi.” Tại sao bàn chuyện lý thuyết lại thành “rởm” và “nhàm”? Hoài Thanh không giải thích.
-
Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch
Phi Hư Cấu
Ngô Thế Vinh
CHAPTERS 6 VIEWS 19038
“Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng”, dữ kiện tiểu thuyết, xuất bản lần đầu tiên năm 2000, tái bản năm 2001 nay đã tuyệt bản. Trong khoảng thời gian ấy, tác giả đã thực hiện một số chuyến đi “quan sát thực địa” từ Vân Nam Trung Quốc xuống các quốc gia Lào, Thái, Cam Bốt và Đồng Bằng Sông Cửu Long Việt Nam.
“Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” bao gồm những hình ảnh và các trang bút ký sống động của tác giả viết về các chuyến đi ấy. -
Mơ Hương Cảng - Tùy Bút
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Vũ Khắc Khoan
KẺ SĨ xuất bản 1971CHAPTERS 6 VIEWS 12514
Gọi lên, Hương Cảng gợi đến sóng gió đại dương, boong tàu bềnh bồng và chất men tứ chiếng của những nơi chung đụng tạm bợ nhiều giống người và rất nhiều tâm sự. Hương Cảng lại bằng da, bằng thịt, gọi lên một chiều bức gió, giữa hai tợp rượu ở một xó đất liền, gọi lên để thấy nó sừng sững trước mặt, ngả nghiêng xô lại như bến cập tàu, để rồi ngậm ngùi thấy mình biến thành một con tàu cắm neo ở bến, - Hương Cảng – đặt tên cho con, mà chỉ cần gợi đến trong muôn một cái băn khoăn của mình, chỉ để ý đến sức gợi cảm của một chữ, bất chấp cả ý nghĩa một cái tên, bất chấp cả đến tên thằng con trai sinh trước vốn thuộc bộ Sơn… Nguyễn thật đã đạt tới cái mực tượng trưng của nghệ thuật đặt tên vậy.
-
Mộng Kinh Sư
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phan Du
CẢO THƠM xuất bản 1971CHAPTERS 13 VIEWS 4083
Khắp cả một vùng Hương Ngự non thanh, nước đẹp, thắng cảnh thực chẳng hiếm gì và chùa chiền không phải là ít ỏi. Trong số trên tám mươi đền chùa có tên tuổi tọa lạc đó đây trong toàn tỉnh, vẫn còn có nhiều danh lam có thể chinh phục được lòng ái mộ và tình lưu luyến của du khách hoặc bằng cảnh trí đặc sắc, hoặc với lối kiến trúc quy mô hay với những kỳ tích về nguồn gốc, chứ không riêng gì Linh Mụ tự. Nhưng dù sao, Linh Mụ tự vẫn chiếm được cái ưu thế trội vượt hơn hết, không những vì cái cảnh trí thơ mộng nơi này, nhưng còn vì một đặc điểm mà các danh lam khác không làm sao có được. Đó là những yếu tố phong thủy của cuộc đất nó chiếm cứ, yếu tố đã tạo nên một liên hệ thiêng liêng, mật thiết và bền bỉ, giữa ngôi chùa với dòng họ chân chủ phương Nam.
-
Món Lạ Miền Nam
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Vũ Bằng
TÂN VĂN xuất bản 1968CHAPTERS 4 VIEWS 15607
Có người đọc cuốn "Miếng ngon Hà Nội" 1 của tôi xong, thúc giục:
- Miền Nam nước Việt có nhiều thức ngon lành lắm, sao không sưu tầm lại mà viết thành một cuốn nữa coi chơi?
Tôi bỏ nhà đi lang bạt từ lúc mười bảy tuổi. Đến Sài Gòn dạo đó, tôi đã ăn nem Thủ Đức, thưởng thức phá lấu Lồ Ồ, ăn tóp mỡ nhiễn đường ở Sa Đéc, nếm suông ở Cây Mai, thịt bò bảy món Bà Hom, mì Cột Đèn Năm Ngọn.
Rồi đến kỳ này, lại trở về quê ngoại mến thương, tôi đã thưởng thức nhiều món hơn, nhưng thú thực tôi không thấy các món đó có nói lên được cái gì mới mẻ, lạ lùng cho lắm.
Có lẽ tô cá chìa vôi ngon thực, nhưng lòng còn gởi về cố lý nên cá rô đầm Sét vẫn là hơn, trái su su mát như da cô gái tuyết trinh, ô hay, sao lại như đăng đắng, mà miếng thịt gà muốn chế hóa cách gì đi nữa cũng vẫn cứ nhạt phèo? -
Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Nguyên Sa
TRÌNH BẦY xuất bản 1967CHAPTERS 6 VIEWS 4165
-
Một Chuyến Đi
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Tuân
TÂN DÂN xuất bản 1940CHAPTERS 11 VIEWS 1658
Buổi chiều mùa đông ấy, tầu Kinh Châu rút neo vào khỏang bốn glờ. Trời không sáng và cũng không tối. Mặt nước thương khẩu Hải Phòng lẫn lộn vừa nước ngọt vừa nước mặn, phản chiếu ánh sáng lạnh một vòm trời thấp tịt như cái vung nồi đè nặng trên lữ hành.
Từ ruột con tầu bể, nổi lên mấy tiếng phỉ ! phì ! làm rạo rực lũ người đứng trên boong muốn nói nốt chuyện với bọn người đứng dưới bến. Tiếng còi tràn qua sự buồn rầu của cuộc tiễn biệt và chạy dài dến giang thôn kia thì chết hẳn. Hồi chuông báo hiệu lắc mạnh. Con tầu dịch đít. Sườn tầu nhẵn nhụi còn gợn mẩu cầu chưa rút hết, lừ lừ nhả thành đá nơi bến. Cái quãng trống từ thành đá đến thân tầu sáng dần ra và rộng thêm mãi. Con tầu cựa mình làm mực nước rạt rào vỗ mạnh vào chân dập bến lởm chởm gắn những mảnh hầu và vỏ sò. Luồng khói trắng, loãng, cao và dựng đứng trân nền mây chì đã nhường chỗ cho thứ khói đen và đặc. -
Một Cơn Gió Bụi - Hồi Ký
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Trần Trọng Kim
VĨNH SƠN xuất bản 1969CHAPTERS 12 VIEWS 40008
Sau 31 năm làm việc trong giáo giới, trải làm giáo sư ở trường Trung Học Bảo Hộ và trường Sĩ Hoạn, kế lại sung chức Bắc Kỳ Tiểu Học Thanh Tra, rồi về giữ chức giám đốc trường Nam Tiểu Học ở Hà Nội, đến năm 1942 mới được về hưu. Tưởng thế là được nghỉ ngơi cho trọn tuổi già. Bởi vì trong một đời có nhiều nỗi uất ức sầu khổ về tình thế nước nhà, về lòng hèn hạ đê mạt của người đời, thành ra không có gì là vui thú. Một mình chỉ cặm cụi ở mấy quyển sách để tiêu khiển. íó là tâm tình và thân thế của một người ngậm ngùi ở trong cái hoàn cảnh éo le, và trong một bầu không khí lúc cũng khó thở. íược cái rằng trời cho người ta có sẵn cái tính tùy cảnh mà an, cho nên bất cứ ở cảnh nào lâu ngày cũng quen, thành ra thế nào cũng chịu được.
-
Một Kẻ Bán Trời
Phi Hư Cấu Phóng Sự
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 20 VIEWS 2745
Họ cốt xả thân tu hành để trả nợ nghiệp báo cho người đã đưa họ ra đời; cốt tụng kinh sốt sắng chăm chỉ để cầu nguyện cho vong linh người được chóng siêu độ.
Thì ra luật nhân quả, chẳng hề riêng ở bản thân mỗi người mà thôi, cho đến hành vi và tâm tính lành dữ của người làm cha mẹ cũng ảnh hưởng hay dở cho đời con cháu. Ta thường bảo để đức cho con, và hiểu nghĩa phụ trái tử hoàn là thế. Ý hẳn tin tưởng đạo trời lẽ Phật như vậy, anh em nhà này muốn lấy sự tu hành trang trải phụ trái ở kiếp này, cho khỏi vương mang qua kiếp sau. Cái nghiệp nhà khiến ra phải thế, chính Phật đã tự nói.
Quả vậy, thì hai cái đời thanh niên đáng quí đáng yêu, vô can vô tội, chỉ bời kẻ trước gây nên oan trái mà thân họ phải chịu long đong vất vả đấy ư? -
Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Tạ Chí Đại Trường
CHAPTERS 10 VIEWS 16004
"Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài" của Tạ Chí Đại Trường cũng là một tập hồi kí cải tạo. Tuy nhiên bạn đọc sẽ tìm thấy trong tác phẩm này nhiều đặc điểm không có ở các tập khác.
Tạ Chí Đại Trường viết hồi kí theo cung cách một người chép sử. Ông không xem kinh nghiệm lao tù của mình là một bất hạnh phải kêu than, hay một vinh dự phải cao rao. Ông xem kinh nghiệm cá nhân như một tài liệu sử. Cho nên đọc hồi kí cải tạo của Tạ Chí Đại Trường có cái thú là được nghe kể tỉ mỉ những chuyện đời, chuyện người bình thường, sau đó được nghe tác giả phân tích dẫn giải vì sao những chuyện như vậy lại xảy ra. Tạ Chí Đại Trường khách quan tối đa khi ghi nhận về thân phận người tù cải tạo lẫn các trái chứng bất trắc của người canh tù. Nhiều đoạn tập hồi kí có những phân tích tâm lí sâu sắc về phản ứng và thái độ của người tù cải tạo giống như tác phẩm của Arthur Koestler hay Alexander Solzhenitsyn. -
Một Mình Một Ngựa
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Nguyên Sa
NHÂN VĂN xuất bản 1971CHAPTERS 3 VIEWS 1440
Cảm ơn về những lá thư. Cảm ơn về những lời thăm hỏi. Cảm ơn về những thắc mắc đã nêu lên. Mặt trái của thế giới văn nghệ nước ta bây giờ ra làm sao ? Văn nghệ có nuôi sống được con người không ? Tương quan của những nhà văn với đất nước, với cuộc chiến tranh thế giới này ra làm sao ? Tương quan giữa họ với nhau làm sao ? Giữa họ và chính quyềb, và chủ nhà in, chủ nhà xuất bản, chủ báo ra sao ? Làm thế nào để được chấp nhận vào thế giới văn nghệ đó ? Nên đi những bước đầu tiên như thế nào để khỏi bị sa lầy trong nhầm ẫn, chán nản và thất vọng ? Tác phẩm cần viết như thế nào ?
-
Hành Trình Chữ Nghĩa Tập 3 - Một Thời Như Thế
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nhật Tiến
CHAPTERS 24 VIEWS 28301
Hành Trình Chữ Nghĩa trong vòng không đầy một năm mà nay đã ra tới tập thứ III. Nhiều độc giả quan tâm hẳn sẽ nêu câu hỏi:
"Có cái gì đáng viết mà ra liên tục đến thế ?"
Thay cho lời nói đầu, tôi xin giải đáp thắc mắc này.
Nói cho đúng ra, trong sinh hoạt Văn học Nghệ thuật ở miền Nam trước đây và ở hải ngoại sau này, tất cũng có nhiều điều đáng viết và cần phải viết lại lắm chứ. Bởi đó là chứng tích của một thời tuy đã qua nhưng không phải là đã phai tàn.
Chính cái thời ấy, tạm tính từ năm 1954 cho đến năm 1975, không kể những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của nhiều thời gian trước đó, ở miền Nam đã hình thành một xã hội có những nét sinh hoạt văn hóa đặc thù, vừa không mất truyền thống tốt đẹp của dân tộc vừa thể hiện một bản sắc văn hóa tôn trọng tự do, nhân phẩm, nó hoàn toàn khác biệt với hình thái cũng như nội dung của xã hội CS ở miền Bắc cũng ở cùng một thời điểm đó. -
Một Thời Oan Trái
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Phan Lạc Tiếp
CHAPTERS 23 VIEWS 34162
Tác phẩm Một Thời Oan Trái là một tập bút ký ghi lại nhiều chặng đường đời của tác giả từ tuổi thiếu niên cũng chính là những chặng đường oan khiên của dân tộc với những người thật, việc thật phản ảnh cuộc sống đọa đày thê thảm trên đất nước Việt Nam do sự xuất hiện chủ nghĩa Cộng Sản.
Hiện Phan Lạc Tiếp đang hoàn tất tác phẩm Vớt Người Biển Đông ghi lại một thời khoảng bi thương của đất nước khi cuộc sống của mọi người dân chỉ còn hy vọng tìm thấy sau sự chấp nhận đối đầu với hàng trăm ngàn hiểm hoạ tai ương chết chóc.
-
Mùa Đông Giữ Lửa
Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị
Phan Nhật Nam
CHAPTERS 22 VIEWS 1054
Khi vòng tay vắt sợi giây xích khép hờ chiếc cổng gỗ của khu đất, trên đó dựng "tài sản" đầu tiên và cũng là cuối cùng của anh sau năm mươi năm cố sông. Căn nhà tranh, đúng hơn chiếc lều do chính tay anh cùng Phg lợp lên từng liếp lá dừa, lót dần mỗi tấm gạch nền. Căn nhà, hiện thực cảnh sống của anh với từng người bạn... Nằm trên võng anh hay cười và nói thành lời một mình... Chỗ nầy là cửa ông Mê Linh nhảy dù cho. Cái cửa là do ông Yến làm báo ở Mỹ. Chỗ góc là của hai vợ chồng bác sĩ không rõ tên bên Canada. Cô Nga em ông Giang trước ở Đà Nẵng cho một trăm. Mình mua cái gì nhỉ ?Ị Anh mong có ngày anh đón BẠN VỀ... Anh không hề có cảm giác nhà, đất của riêng mình. Anh chỉ làm nhiệm vụ coi giữ. Bởi chúng có được từ những người ở xa.
-
Mùa Hạ Hai Mươi
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Hoàng Hải Thủy
LÀNG VĂN xuất bản 2000CHAPTERS 4 VIEWS 19151
Đất nước ta có chiều dài theo đường thẳng -- đường chim bay -- là 1.650km, chiều dài theo bờ biển 3.260km. Như vậy có nghĩa là nếu chúng ta đi bộ theo bờ biển từ Ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau -- theo như lời rao cửa miệng của những vị chuyên bán thuốc ho Bà lang Trọc ở những bến xe ô tô, trên tầu điện, tầu hỏa trong những năm anh và em vừa trên dưới 10 tuổi ở cõi đời này, những năm 1940 -- chúng ta phải đi tới hơn 3000 cây số mới đi hết chiều dài đất nước. Hélène!! Hélène Sóc Trăng Mùa Xuân 1954... Sáng nay, một sáng đầu mùa mưa năm 1992, anh hoài niệm cuộc tình của đôi ta và anh bâng khuâng tự hỏi vì những lý do nào, những nguyên nhân nào, vì những cái mơ hồ, huyền bí thường được gọi là những tiền nhân, hậu quả nào... đã làm cho anh đi gần suốt chiều dài của đất nước, từ tỉnh lỵ Hà Đông nhỏ bé, hiền hoà nằm bên bờ sông Nhuệ của anh ở gần phần cực Bắc của đất nước ta để tới tỉnh lỵ Sóc Trăng nhỏ bé, hiền hoà của em nằm ở gần phần cực Nam của đất nước ta, anh đến đó để gặp em?
-
Mùa Hè Đỏ Lửa
Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Phan Nhật Nam
SÁNG TẠO xuất bản 1972CHAPTERS 4 VIEWS 43640
Mùa Hè, những cơn mưa bất chợt ùn ùn kéo đến, ào ạt chụp xuống núi rừng Kontum, Pleiku... Trời thoắt trở lại xanh, cao khi mưa dứt, nắng hanh vàng ấm trong không khí gây gây lạnh, những đồi cỏ xanh dọc Quốc Lộ 14 bắt đầu óng mượt, cánh cỏ non lớn dài phơi phới dưới sau trận mưa đầu mùa và thung lũng xa vàng rực hoa hướng dương. Không khí, gió, trời mây và cỏ cây thay đổi hẳn, mới mẻ toàn khối, toàn sắc, vùng cao nguyên lộng lẫy, triền miên với từng hạt nắng vàng ối tan vỡ trên đồng cỏ xôn xao gió thổi...
Mùa Hè, gió Lào miền Quảng Trị, Thừa Thiên thổi từng luồng, từng chập, đưa “con trốt” chạy lừng lững trên cánh đồng cát chói chang, những đồi hoa sim, hoa dủ dẻ rung rinh bốc khói dưới mặt trời hạ chí. Giòng nước sông Hương, sông Đào, sông Bồ, Mỹ Chánh, Thạch Hãn đục hơn, thẫm màu hơn, lăn tăn từng sợi sóng nhỏ len lỏi khó khăn qua kẽ đá, bãi cát, chầm chậm chảy về phía Tam Giang, cuốn trôi theo đám lá tre già khô úa. -
Múa Thiết Lĩnh ... Ném Bút Chì
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Toan Ánh
CƠ SỞ XUẤT BẢN TIẾN BỘ xuất bản 1969CHAPTERS 6 VIEWS 4377
Ngày nay là thời đại của súng đạn, của bom nguyên tử, của hỏa tiễn, của phi thuyền không gian, nhưng trước thời đại này là thời đại của gươm giáo, của võ nghệ.
Tại Việt Nam ta, trước thời Pháp thuộc và ngay trong thời Pháp thuộc, võ nghệ đã có những ngày oanh liệt và những món võ khí cổ truyền của ta như thiết lĩnh, gươm, đao, bút chì, bút thép, mã tấu, khiên v.v… đều đáng ghê sợ và đáng lợi hại đối với người biết sử dụng. Đã có nhiều trường hợp một vài ngọn súng trường hoặc súng săn bắn phát một phải chịu bó tay trước những ngón võ cổ truyền của ta.
Hôm nay, tôi xin hân hạnh mời bạn đọc dạo qua địa hạt của võ nghệ thời xưa với những ngón ném bút chì, múa thiết lĩnh, lăn khiên v.v… đã từng làm say mê những thanh niên thanh nữ nơi bùn lầy nước đọng. -
Mùa Xuân Đen
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Hải Triều
CHAPTERS 35 VIEWS 36963
Trong hiện tình khó khăn của đất nước và của cách mạng Việt Nam, dù có người bảo “mỗi ngòi bút là một sư đoàn quân” trong lúc này với cả núi khát vọng “chấm dứt chế độ cộng sản” để cứu nước, thì đến nay cũng chưa có bất cứ ngòi bút nào có khả năng làm cho khát vọng nói trên hiện thực. Tuy nhiên, bất cứ ngòi bút yêu nước và đấu tranh nào cũng có tác dụng đóng góp vào tiến trình bào mòn chân đế của chế độ, nếu người cầm bút không chịu cúi mặt đầu hàng.? Và đó là lý do tôi tiếp tục đóng góp với cả quyết tâm và lòng yêu nước của mình trong phần đời còn lại.
-
Mười Câu Chuyện Văn Chương
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 11 VIEWS 12740
Ngày nay tiểu thuyết đã nhiều, đủ các loại, đủ trình độ, thoả mãn đủ các thị hiếu, mà lại quá rẻ, cho nên trong giới đọc sách, nhà nào cũng có một tủ tiểu thuyết, hoặc ít nhất cũng vài ba ngăn đầy tiểu thuyết: tiểu thuyết cho chồng, cho vợ, cho con trai, con gái, đứa lớn đứa nhỏ; nếu chương trình Tivi không có gì hấp dẫn, thì ông bà, cô cậu, mỗi người nằm ngồi một nơi với mỗi tiểu thuyết: ông thì với kiếm hiệp của Kim dung, bà thì tiểu thuyết của Tùng Long, cô cậu đã lớn thì đọc Francoise Sagan, còn nhỏ thì đọc Tuổi Xanh, Tuổi Hồng… Món ăn tinh thần ê hề, không hiếm như thịt cá.
-
Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Vũ Bằng
CHAPTERS 26 VIEWS 8072
Trong cuốn sách này, hiện lên chân dung của các nhà văn đương thời danh nổi như cồn: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Trần Quang Dũng, Vũ Định Long, Ngô Tất Tố, Tô Hoài, Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Tuân, Hữu Loan, Lạch lam, Tú Mỡ...
Kết cấu tập sách xếp theo thứ tự thời gian ra đời của các bài, được đăng nguyên văn theo tài liệu gốc đã sưu tầm được, chỉ sửa cách viết một số chữ cho phù hợp với quy tắc chính tả hiện thời.