-
Hoàng Diệu
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Văn Nhan
VIEWS 2519
Cuối thế kỷ thứ XIX nước Việt Nam gặp nhiều cuộc
biến chuyển vô cùng quan trọng. Sáu tỉnh Nam Việt đã lần lượt lọt vào tay quân đội Pháp sau vụ tử tiết của cụ Phạn Thanh Giản. Ngoài Bắc, tình trạng cũng trở nên vô cùng nguy ngập. Quân đội Pháp tìm hết cách ngược sông Nhị Hà buôn bán cùng Vân Nạm, và có ý muốn lấy luôn sứ Bắc.
Sau khi cụ Nguyễn Tri Phương và con đều tử trận, hỏa binh xem chừng tạm trở lại với một vài hiệp ước tạm thời. Nhưng dân chúng sống trong vòng bất an, lo sợ những ngày khói lửa... giữa lúc ấy Cụ Hoàng Diệu được cử ra thay thế cụ Nguyễn Tri Phương làm Tổng đốc Hà nội. Tài ngoại giao của cụ cũng không đạt được kết quả và mặc dầu cụ đã tổ chức sự phòng bị, chống giữ, thành phố vẫn mất vì quân lực kém và có kẻ làm phản. -
Hoàng Thúc Lý Long Tường
Phi Hư Cấu Sử Địa
Khương Vũ Hạc
CHAPTERS 23 VIEWS 55269
Khoảng hơn 740 năm trở về trước, vương triều nhà Lý của nước Đại Việt nối đời trị vì đất nước đã được 220 năm. Đến đời vua thứ tám là Hạo Sảm 1 sau khi lên ngôi, nhà vua lâm bệnh, phải sống trong đau khổ. Chưa đầy mấy năm, nhà vua băng hà. Nhà vua không có con trai làm thế tử nối ngôi, nên công chúa Chiêu Thánh 2 vốn trông coi công việc nhiếp chính đã lên kế vị ba năm nhưng chỉ mải mê công việc tu hành, không biết gì đến chính sự.
Xem lại cách sách sử của Hán, Đường, Tống đều thấy ghi chép nước Đại Việt chẳng khác chi một quận nơi miền biên ải xa xôi với các tên khác nhau như An Nam, Giao Chỉ. -
Hồ Chí Minh - Một Cuộc Đời
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu
William J. Duiker
CHAPTERS 16 VIEWS 96189
-
Hội Hè Đình Đám - Quyển Hạ
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Toan Ánh
NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản 1974CHAPTERS 23 VIEWS 13009
Sau khi quyển Hội hè đình đám I được xuất bản, chúng tôi được rất nhiều quí vị hỏi thêm, và có nơi mời chúng tôi tới thuyết trình hẳn một hai buổi về Hội hè đình đám tại xã thôn Việt Nam. Những lá thư hỏi thêm chi tiết về Hội hè đình đám, cũng như những thư mời thuyết trình về đề tài này đều là những khuyến khích đáng kể đối với chúng tôi, và để đáp lại sự tin cẩn ấy, chúng tôi đã trả lời tất cả các vị, và cũng đã tới thuyết trình tại một vài cơ quan.
Nay nhân xuất bản cuốn Hội hè đình đám II, để nhắc lại những điều chúng tôi đã trả lời quí vị chúng tôi xin được phép in nguyên văn bài thuyết trình của chúng tôi tại trường Đại học Chiến-tranh Chính-trị Đà-Lạt vào hai ngày 9 và I0 tháng 6 năm I972. -
Hội Hè Đình Đám - Quyển Thượng
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Toan Ánh
NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản 1969CHAPTERS 31 VIEWS 14790
Trong tập sách này, chúng tôi muốn nói tới những Hội-hè Đình-đám của dân ta, những hội-hè đã từng mua vui cho người dân, đã từng chứng tỏ ý niệm thiêng-liêng tôn-giáo của người dân qua lễ-nghi, đã từng nêu cao lòng biết ơn của người dân đối với các bực anh-hùng đất nước cũng như đối với các vị thần-linh, nhất là các vị Thành Hoàng đã che chở phù-hộ cho dân mỗi xã, và nhất là đã từng là những dịp để người dân ôn lại lễ-nghi, nhớ lại phong-tục.
Những Hội-hè đình-đám lại là những dịp để thắt chặt thêm tình thân giữa dân làng, và có khi giữa dân các làng lân-cận bởi những tục giao-hảo hoặc bởi hội-hè đình-đám làng này đã kéo dân làng khác tới chung vui. -
Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê - Tập I
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 17 VIEWS 30150
Một đời người 70 năm dài thật chứ! Có bao nhiêu việc tưởng như ngẫu nhiên mà xét cho kĩ thì đều có ý nghĩa như đã được an bài từ trước để mỗi người đóng cho xong vai trò của mình.
Ngày nay, ôn lại dĩ vãng, tôi thấy ngoài hai đấng sinh thành ra tôi, và bà ngoại tôi; còn ba bốn vị nữa tiếp tay nhau dắt dẫn cho tới khi tôi thành người, cứ vị này xong thì lại giao cho vị khác. Ra đời rồi, tôi được hai người bạn cùng chia xẻ những khổ vui, thành bại với tôi; lại giúp mọi việc nhà cho, để tôi có thể đem tất cả tâm trí vào việc trứ tác.
Hai hạng người trên đều ảnh hưởng rất lớn đến đời tôi, đều là ân nhân của tôi. Tiếng ân nhân này tôi thấy nhẹ quá, vì ân nhân hàm cái nghĩa là người khác với mình, còn những người thân của tôi đó đều tạo nên tôi, là một phần của tôi. -
Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê - Tập II
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 12 VIEWS 20025
Chủ ý tôi là viết về gia đình và đời viết văn của tôi, nhưng không thề bỏ qua thời đại được, cho nên phải xen vài chương ngắn về chiến tranh độc lập và tình hình xã hội. Trong chương này và chương sau tôi sẽ ghi vài nét chính về chiến tranh thứ nhì của dân tộc mình, tức chiến tranh Việt-Mỹ.
-
Hồi Ký Của Tướng Độc Nhãn Do Thái
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Mosh Dayan
HIỆN ĐẠI xuất bản 1973CHAPTERS 10 VIEWS 8674
Ngày 30 tháng Mười 1956, đạo binh nhảy dù Do Thái tiến sâu vào bán đảo Sinai , tung ra một cuộc hành quân sáng chói nhất trong thế kỷ này. Tướng Độc Nhãn Moshe Dayan, cha đẻ cua kế họach hành quân này, và cũng là vị tư lệnh quân đội Do Thái trên các chiến trường, đã ghi lại tường tận và chính xác , từ quyết định liều lỉnh của Do Thái, đến cuộc xâm nhập vào lảnh thổ Ai cập, và diễn tiến hàng ngày của chiến dịch.
Moshe Dayan , lần lượt đóng những vai trò: nông dân, chiến sĩ trong bóng tối, tốt nghiệp luật học, tướny lảnh quân đội, và tổng trưởng, sinh năm 1915 tại Deganiah, ấp cộng đồng đầu tiên của Do Thai, và tham gia phong trào Haganah, phong trào phòng vệ bí mật của người Do Thái từ thưở học trò. -
Hồi Ký Nguyên Sa
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyên Sa
CHAPTERS 40 VIEWS 9540
Nguyên Sa tên thật là Trần Bích Lan sinh ngày 1-3-1932 tại Hà Nội. Thân phụ ông là một nhà kinh doanh lớn tên Trần Văn Chi. Thân mẫu khuê danh là Đoàn Thị Xuân. Tổ tiên nguyên gốc ở Thuận Hóa (Huê), ông cô là Thượng Thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp Tá Đại học sĩ trong triều đình Huế (triều Tự Đức). Đến đời ông nội mới ra lập nghiệp ở Hà Nội.
Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng gia đình tản cư ra Vân Đình (Hà Đông). Nơi đây, ông bị bắt giam (15 tuổi) và trải qua nhiều ngày tháng trong lao tù. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949.
Năm 1953, ông đậu Tú Tài Pháp và rời Provins lên Paris ghi danh học ngành Triết học ở Sorbonne. Năm 1955 ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris và đầu năm 1956 thì hai ông bà trở về nước. -
Hồi Ký Về Gia Đình Nguyễn Tường
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Thị Thế
SỐNG xuất bản 1974CHAPTERS 21 VIEWS 9352
Cuốn Hồi Ký về gia đình NGUYỄN TƯỜNG của nữ sĩ lão thành Nguyễn Thị Thế không những là một tài liệu chính xác nhất về gia đình Nguyễn Tường, nó còn là một cuốn sách văn học được viết ngoài văn chương. Chính vì vậy, tuy tác phẩm chỉ có trên 100 trang mà có sức nặng của cả một dòng sông lịch sử Văn Học cũng như Chính Trị qua giòng họ Nguyễn Tường ở Việt Nam trong Thế Ky 20.
-
Hồi Ức Về Mẹ
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Nguyễn Thụy Long
VIEWS 7622
Đã mười mấy năm nay, mỗi buổi sáng tôi không còn nghe tiếng dép quen thuộc của mẹ nữa ở phòng bên cạnh. Cụ dậy thật sớm, quét tước nhà cửa rồi pha lấy một ấm trà, một ly cà phê, cụ ngồi nhâm nhi chờ trời sáng hẳn.
Nằm ở phòng bên này nhà, mái tôn chung, chỉ ngăn cách bằng một bức tường lửng và tấm cửa gỗ mỏng, tôi tưởng tượng ra được đủ thứ, từng công việc của mẹ. Nào là lúc cụ pha trà vào cái bình trà nhỏ xíu có hình tiên ông, ly cà phê cụ pha vào cái phin bằng đồng của tôi được người ta tặng hồi làm báo, mà bà giữ rất lâu, mấy chục năm trời. Cái phin này cụ giữ mới còn, nếu vào tay tôi hồi đó thì đã ra chợ trời lâu rồi. Thời gạo châu củi quế, cái gì cũng bán được ngoài chợ trời. Thuở ấy sao mà khổ thế, sau ngày 30 tháng Tư năm 75, miền nam bại trận, tôi thất nghiệp, hết thời. Sau khi sách báo xuất bản ở miền Nam trước năm 1975 đều bị người thắng trận đốt sạch, và ký giả, nhà văn thì bị bắt bỏ tù coi như tội đồ, đổ cho nhiều thứ tội. Nhà báo, nhà văn chúng tôi bị kỳ thị ra mặt, bị coi như cùi hủi. Những nhà báo nhà văn chế độ cũ, còn một chút gì trong đầu phải tự gác bút mà thôi, tôi ở trong số người ấy. Niềm đau ấy còn mãi đến bây giờ. Mặc dầu tôi từng được công an khuyên nên quên đi để xây dựng đất nước, nhưng làm sao tôi quên được, khi niềm đau của tôi vẫn còn mãi trong ký ức. Bao nhiêu là đám giỗ của người thân quen vào ngày 30 tháng Tư, mà phải đổi lại ngày âm lịch là ngày 19 tháng Ba năm ấy, để khỏi bị làm phiền, trong khi người ta ăn mừng chiến thắng tưng bừng, cờ xí rợp trời và những phát biểu của vị nguyên thủ quốc gia cùng những người có công trong chiến thắng ấy. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng và thống nhất, mang lại hoà bình cơm no, áo ấm cho toàn dân. Sao những người như tôi vẫn thấy đau, vẫn khốn khổ. Vì nhiều thứ, từ những cuộc chia ly người gia đình, mà tưởng chừng như không bao giờ còn gặp lại nữa và tiễn những người thân vượt biên ra đi, để có người còn trở lại, có người vĩnh viễn nằn dưới lòng biển đông. -
Hôn Em Kỷ Niệm : Ba Mươi Sáu Ca Khúc
Phi Hư Cấu
Duyên Anh
CHAPTERS 3 VIEWS 1685
Hình như Edgar Allan Poe nói Thơ là Nhạc, Nhạc là Thơ. Trong thơ đã chả chan chứa nhạc đó sao ? Kể cả thơ tự do ! Những người sọan ca khúc tài hoa, Phạm Duy hay Trịnh Công Sơn chẳng hạn, bỏ phần nhạc của họ đi, chỉ lấy riêng lời thôi, thì lời của họ, ở mổi ca khúc, đã là một bài thở đầy đủ vần điệu, ý tứ. Nhiều thi sĩ, cả đời thơ, chưa chắc đã có nổi một vài câu đẹp như lời Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Cung Tiến. Nhiều nhạc sĩ nhờ thi sĩ mà nổi tiếng. Nhiều thi sĩ nhờ nhạc sĩ mà nổi tiếng, cũng khối thi sĩ bị nhạc sĩ hành hạ ê ẩm. Tuy nhiên, thơ và nhạc vẫn là một hòa hợp muôn thủơ. Thơ và nhạc Việt Nam thì lại là một hòa hợp cần thiết. Bởi ngôn ngữ Việt Nam. Bởi hình ảnh Việt Nam. Bởi lãng mạn Việt Nam. Bởi đau thương Việt Nam. Bởi tình tự Việt Nam...
-
Hơn Nửa Đời Hư
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 31 VIEWS 31901
Hơn Nửa Đời Hư là cách nói lộng ngữ mang tính tự trào, tự mỉa của tác giả: Bác Vương Hồng Sển; mà theo ông cho đến cuối đời, vẫn chưa làm nên sự nghiệp, dù chỉ với ý nghĩ khiêm nhường.
Bắt tay viết cuốn sách này, Bác Vương khi ấy đã vào cái tuổi ngoài Thập cổ lai hy (tức tuổi trên 70) xưa nay hiếm. Đó là vào năm 1974, cho tới tháng 7-1978 ông mới viết tiếp trang cuối cuốn hồi ức Hơn nửa đời hư này.
Đây là một thiên hồi ức của một nhà văn hóa, một lão học giả học cao, hiểu rộng, có vốn sống vô cùng phong phú và một phương pháp làm việc khoa học - nói có cách, mách có chứng - vì ông nhiều năm làm Viện trưởng Viện Bảo tàng, tinh thông nghề sưu tầm cổ ngoạn, ghi chép những sự việc, những điều chính ông nghe, thấy, làm và biết được. Đó là những bước thăng trầm, “những nỗi buồn, vui, đau khổ” ăn năn, tự vấn, “những tâm sự rải rác phân tán manh mún, vụn vặt về cuộc đời và con người” quanh ông hơn nửa thế kỷ, ở một thời mà ông gọi là “ kinh cụ, khóc, cười lẫn lộn”, nào “Tây cuốn gói, Nhật chạy càng, đến ông Ngô băng lẹ như diều dứt dây”. Trong đó, chính ông dù “địa vị thua, chức phận thua duy về chua tân khổ há dám thua ai”. -
Hồ Sơ Mật Tân Đức Quốc Xã
Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu
Frederick Forsyth
CHAPTERS 18 VIEWS 6393
SS, như ta biết, là một quân đội trong một quân đội, một guồng máy trong một guồng máy, đo Aldolf Hitler đặt ra và do Heinrich Himmler chỉ huy, nó dám nhận những công tác đặc biệt trong thời Quốc Xã thông trị nước Đức từ 1933 đến 1945. Các công tác này được coi như có liên hệ mật đến nền an ninh của đệ tam Reich, thực tế nó phụ trách thực hiện tham vọng của Hitler là loại trừ khỏi nước Đức và Châu Âu các phần tử mà ông ta cho là "Không đáng sống", và tiêu diệt tất cả người Do Thái, bất kể đàn ông, đàn bà hay trẻ con sống trên lục địa này.
-
Hồ Thơm Nguyễn Huệ Quang Trung 1752-1792 hay Giấc Mộng Lớn Chưa Thành
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nguiễn Ngu Í
VỀ NGUỒN xuất bản 1967VIEWS 2763
Một cái mộng lớn là thấy một Viện Nghiên Cứu Tây Sơn, qui tụ những sử gia đã nắm vững những phương pháp sử học của Tây phương mà thoát những tù hãm của những phương pháp này, để rọi ánh sáng vào giai đoạn hay hoàng nhất, mà cũng là ít được biết nhất trong lịch sử nước nhà : Sự xuất hiện của vị anh hùng áo vải cờ đào Hồ Thơm - Nguyễn Huệ - Quang Trung. Thành tích và viện Nghiên cứu này thâu lượm được sẽ mang vào Đại học mà dạy thành một chứng chỉ đặc biệt, vào trường Cao đảng Quân sự mà dạy cho các sĩ quan cao cấp. Và mỗi năm, thấy một sử gia chọn một góc nào đó của vấn đề Tây Sơn mà làm đề tài của một luận án về sử học.
-
Kể Chuyện
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Hồ Hữu Tường
HUỆ MINH xuất bản 1965VIEWS 10151
-
Kẻ Thù Là Nhật Bản
Phi Hư Cấu Bút Ký Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Vỹ
THANH NÊN TÙNG THƯ xuất bản 1939CHAPTERS 5 VIEWS 746
Bây giờ tôi nhắc lại chuyện xưa, vẫn còn là một chuyện mơ màng!
Mười lăm năm trước đây, những trẻ con Việt Nam cùng tuổi với tôi chưa biết nước Nhật bản là nước gì. Một hôm, bác tôi, một nhà thâm nho Quảng ngãi bị đầy ở Côn lôn về, vuốt chỏm tóc tôi và nói chuyện cho tôi nghe :
«Con ơi, năm con sinh ra đời, tiếng súng đại bác vừa mới im trên eo bể Tsoushima! Nước Nhật bản vừa mới thắng nước Nga một trận lớn nhất trong Lịch sử : đó là cuộc tháng lần đầu tiên của châu Á ! » Đó là lần đầu người ta dạy cho tôi biết nước Nhật bản là nước nào. Nếu tôi biết suy nghĩ đôi chút, tôi át thấy rằng tôi mới ra đời đã thuộc về một thế hệ vẻ vang, và những ông bác những ông cha đã đổ máu để cố khôi phục một tổ quốc diệt vong, sẽ được thấy chúng tôi cứu vớt cho quê hương, giả thù cho đất nước. Tôi át nghĩ rằng giờ phục hưng của chúng ta sắp đến, vì bên cạnh chúng ta nước Nhật bản đã làm dấu hiệu : tiếng súng lệnh Tsoushima bảo trước cho Áu châu ! -
Khái Hưng Thân Thế và Tác Phẩm
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Dương Nghiễm Mậu - Huỳnh Phan Anh
NAM HÀ xuất bản 1972CHAPTERS 7 VIEWS 2382
Tìm hiểu thân thế Khái Hưng là một việc khó. Khó vì tài liệu rất hiếm, sơ sài hoặc khó tin. Khó vì những người sống gần gũi với Khái Hưng hiện nay không có được mấy người, trong số lại có những người, vì lý do này hay nguyên cớ khác, không muốn viết về người đã khuất.
Tìm hiểu tác phẩm của Khái Hưng cũng không là việc dễ. Ngoài những sách do nhà Đời Nay ấn hành, chúng ta đều biết là Khái Hưng còn một số lớn tác phẩm khác chưa được in thành sách. Hầu hết những sáng tác đó được đăng rải rác trên những tờ báo rất khó kiếm. Sưu tập Phong hóa Ngày nay còn có người giữ được đầy đủ. Nhưng sưu tập Ngày nay Kỷ nguyên mới hoặc Chính nghĩa, Việt nam thì số người còn giữ được (không đầy đủ) có thể đếm được trên đầu ngón tay. -
Hiếu Cổ Đặc San 4 - Khảo Cứu Về Đồ Sứ Cổ Trung Hoa
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 19 VIEWS 6043
Trước đây trên mấy ngàn năm, bên Trung hoa đã biết làm đồ gốm, dựa theo hai yếu tố căn bản : a) tìm nhái cho y nước bóng của ngọc-thạch (jade) ; b) bắt chước nước men lạc tinh (patiÂne) của loại cổ đồng (bronze ancien).
Đời Đường, ông Đỗ Phù đã khen đồ sành men trắng là : da trắng như tuyết, tiếng gõ kêu thanh như ngọc.
Xuống đến đời Ngũ-Đại (907-960), vua chúa vương hầu đều có lò sứ “ngự chế”, danh từ gọi “yue” (dao, diêu). Tỷ dụ: Sai-yue là Sài diêu tức đồ men xanh nước biển céladon của vua Sài-Vinh đời Hậu Châu chế tạo.
Qua đời Tống (Song), trong Nội Phủ, có đặt lò hăm đồ gốm riêng cho vua dùng, nơi kinh đô là Khai Phong Phủ. -
Khi Đồng Minh Nhảy Vào
Phi Hư Cấu Sử Địa
Nguyễn Tiến Hưng
CHAPTERS 30 VIEWS 6501
"Tướng Navarre báo cáo rằng tình hình tại chiến trường này đang ở trong tình trạng bất quân bình trâm trọng. Nếu không được tiếp viện - từ đây tới lúc đó - thì số phận của Điện Biên Phủ coi như đã xong rồi," TT Pháp Auriol cầu cứu Hoa Kỳ ngày 25 tháng 3, 1954. Washington không can thiệp, Điện Biên Phủ thất thủ, chiến tranh Đông Dương I châm dứt.
Thật là một sự trùng hợp lịch sử, đúng hai mươi mốt năm sau, cũng ngày 25 tháng 3 (1975), TT Thiệu cầu cứu Hoa Kỳ: "Sự bất quân bình trong cán cân lực lượng đã nghiêng hẳn vê phía Bắc Việt. Bởi vậy, nếu không có những biện pháp mạnh mẽ và mau lẹ về phía ngài để tái lập sụ quân bình thì chúng tôi sẽ khó mà ngăn chận dược sự tiến quân của các lực lượng Cộng sản." Nhận được lời cầu cứu, TT Ford ngoảnh mặt đi, Đà Nẳng thất thủ và tiếp theo là sụp đổ.
-
Khi Đồng Minh Tháo Chạy
Phi Hư Cấu Sử Địa
Nguyễn Tiến Hưng
CHAPTERS 21 VIEWS 36191
Rồi cuộc di tản tiếp theo. Trước hết lạ thời gian di tản, sao nó quá ngắn ngủi? Tuy hai cuộc chiến năm 1954 và 1975 kết thúc trong những hoàn cảnh khác hẳn nhau, ta vẫn có thể hỏi tại sao khi Pháp rút khỏi Miền Bắc, thời gian được quy định là 300 ngày. Bây giờ đến lúc Mỹ rút hết khỏi Miền Nam thì không có quy định gì hết, cuộc di tản chỉ kéo dài được vỏn vẹn năm ngày!
Nói tới cung cách ra đi, sao lại quá thê thảm? Năm 1954, dù chỉ là di tản từ Bắc vào Nam và năm 1975 thì di tản sang Mỹ nên hai biến cố khác nhau, nhưng phần nào ta cũng so sánh được việc đoàn người ra đi có trật tự, rất ít nguy hiểm ở lần đầu, với cuộc di tản nháo nhào, đầy rủi ro, hãi hùng vào lần thứ hai. Rốt cuộc, tại sao số người được cứu vớt lại quá ít ỏi? Hồi 1954, Mỹ chưa trực tiếp dính líu vào Việt nam mà đã giúp chuyên chở, rồi định cư cho một triệu người, tức là 7% dân số Miền Bắc. Sau hai mươi năm can thiệp với hơn một nửa triệu quân, sống chết với 20 triệu dân quân Miền Nam, giờ đây lại chỉ định cứu có 50.000 người. Tới phút cuối cùng mới vớt thêm. Tất cả không tới 130.000 người, nghĩa là có 0,6% dân số. -
Khi Những Lưu Dân Trở Lại
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Văn Xuân
CHAPTERS 6 VIEWS 2849
Hồi còn nhỏ, nghe ai nói đến văn chương, báo chí Nam kỳ là tôi mỉm cười, cũng như khi nghe hát bộ, cải lương. Vậy mà lạ lùng: tôi vẫn theo người trong vùng, đọc cả đống truyện Tàu của nhà Tín Đức thư xã. Báo chí thì vẫn mượn tạp chí Phụ nữ tân văn và nhật báo Sài gòn xem cho được. Nhìn rộng ra chung quanh, những nhà khá giả đều có một vài tập Nhị Thiên Đường in những truyện kiếm hiệp như Bạch Yến Nhi, tiểu thuyết phong tục như "Ngọn cỗ gió đùa" của Hồ Biểu Chánh. Còn bình dân thì thích tụng các loại truyện bán hai ba xu, bày đầy hai bên đường đi xuống chợ Hội an: truyện thơ lục bát như Thạch Sanh Lý Thông, vè Mụ Đội, Phạm Công Cúc Hoa, Thoại Khanh Châu Tuấn...
-
Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 96 VIEWS 81910
Tôi viết tập này chủ ý để hướng dẫn các bạn muốn tìm hiểu triết lý trong Kinh Dịch, tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan, cách sử thế trong Kinh Dịch mà tôi gọi là Đạo Dịch, đạo của bậc chính nhân quân tử thời xưa.
Vì vậy tôi bỏ bớt phần bói tóan, huyền bí và rán trình bày một cách có hệ thống, sáng sủa tư tưởng của cố nhân.
Mặc dầu vậy, sách vẫn khó đọc, và để cho các bạn đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn dưới đây.
Việc đầu tiên là đọc Bảng Mục Lục để biết qua ba nội dung của sách. -
Ký Ức Đông Dương
Phi Hư Cấu Bút Ký
Tô Hoài
CHAPTERS 9 VIEWS 4584
Ký Ức Đông Dương là một trong hai tập bút ký đặc biệt của nhà văn Tô Hoài. Đó là những trang viết thấm đẫm tình hữu nghị sâu sắc với những quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà tác giả đã có dịp đặt chân đến. Nếu như Ký ức Đông Dương là câu chuyện ấm áp về những người bạn láng giềng thân thiết Lào và Campuchia thì Ký ức phiên lãng là những hồi ức xinh đẹp, sâu lắng đầy cảm xúc về những con người, những vùng đất ở những châu lục khác nhau, tưởng chừng như rất xa xôi nhưng lại quá đỗi gần gũi. Tình anh em sâu đậm, thắm thiết, bền chặt của những dân tộc bị áp bức cùng đứng lên chiến đấu đập tan gông xiềng nô lệ.
-
Ký Ức Phiên Lãng
Phi Hư Cấu Bút Ký
Tô Hoài
CHAPTERS 18 VIEWS 7656
Ký Ức Phiên Lãng là một trong hai tập bút ký đặc biệt của nhà văn Tô Hoài. Đó là những trang viết thấm đẫm tình hữu nghị sâu sắc với những quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà tác giả đã có dịp đặt chân đến. Nếu như Ký ức Đông Dương là câu chuyện ấm áp về những người bạn láng giềng thân thiết Lào và Campuchia thì Ký ức phiên lãng là những hồi ức xinh đẹp, sâu lắng đầy cảm xúc về những con người, những vùng đất ở những châu lục khác nhau, tưởng chừng như rất xa xôi nhưng lại quá đỗi gần gũi. Tình anh em sâu đậm, thắm thiết, bền chặt của những dân tộc bị áp bức cùng đứng lên chiến đấu đập tan gông xiềng nô lệ.
-
Ký Ức Huỳnh Văn Lang - Tập 1. Thời Kỳ Thuộc Pháp (1928-1955)
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Huỳnh Văn Lang
CHAPTERS 15 VIEWS 5895
Sách Ký ức HVL gồm 3 tập, đối tượng là 3 thời kỳ hoàn toàn khác nhau của một đời người.
Tập I, Thời kỳ còn thuộc Pháp, từ khi tác giả bắt đầu hiểu biết, nghĩa là từ lúc 6 tuổi, cũng là từ lúc cha mẹ rước thầy dạy tại gia (1928), cho đến khi Quốc gia VN được hoàn toàn Độc lập, mà tác giả ở cương vị một chứng nhân trực tiếp nhận định là năm 1955, có thể không phải là nhận định của các sử gia khác. -
Ký Ức Huỳnh Văn Lang - Tập 2. Thời kỳ Quốc Gia VN Độc Lập (1955-1975)
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Huỳnh Văn Lang
CHAPTERS 7 VIEWS 4175
Ký Ức Huỳnh Văn tập II - Thời kỳ Quốc gia VN độc lập, từ 1955 đến tháng 04-1975, gồm Đệ nhứt Công hòa và Đệ nhị cồng hòa. Dưới Đệ nhứt Công hòa, người viết là chứng nhân trực tiếp, hy vọng khách quan. Dưới đệ nhị Công hòa, mà người viết gọi là "chế độ nguời lính cai trị" để đối chiếu với "người lính đánh giặc", người viết chỉ là một nhân chứng gián tiếp, gần như là khách bàng quan hay một doanh thương giữa chợ trời chánh trị.
-
Lạc Đường
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Đào Hiếu
CHAPTERS 31 VIEWS 35600
Hồi ký về cuộc đời hoạt động cách mạng của Đào Hiếu từng gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước các năm 2008, 2009, 2010.
Mùa Thu năm 2007 tôi gặp nhà văn Nguyễn Mộng Giác tại Hoa Kỳ. Tôi khoe với anh là mình đang viết hồi ký. Anh nói: viết hồi ký cũng giống như quay phim đám cưới. Phim quay xong, người trong cuộc ngồi xem rất thích thú nhưng người ngoài chỉ liếc mắt ngó qua rồi đi, vì đám cưới ấy chẳng dính dáng gì tới họ.
Anh nói nghe rất có lý.
Hơn nữa tôi không phải là một nhân vật quan trọng nào đó mà chỉ là một anh Việt cộng nằm vùng không mấy người biết đến.
Nhưng tôi tin rằng hồi ký của gã vi-xi vô danh ấy sẽ thu hút người đọc và biết đâu sẽ gây tiếng vang lớn. -
Lái Buôn Tổng Thống
Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị
Trần Trung Quân
NAM Á xuất bản 1990CHAPTERS 15 VIEWS 2854
Sau cuộc Đảo chánh năm 1963, cơ sở nằm vùng của hắn coi như bị tan rã 85%, hắn cảm thấy mất hết. Công tác gián điệp phá hoại miền Nam phải bắt đầu làm lại tất cả.
Khuôn mặt “thầy Bốn” một xứ đạo xa xôi, một tên tù phản quốc trong đám tử tội cướp của giết người, hắn thoát khỏi qua bao nhiêu cuộc hành trình khó khăn để cuối cùng trở thành “chiến sĩ Công Giáo” chống Cộng và “con cưng” trong Dinh Độc Lập. Hắn lọt vào gia đình ông Ngô Đình Diệm, thu thập nhiều tài liệu tối mật, và chiếm đoạt được một cương vị quá lý tưởng cho bất cứ một gián điệp nào mà ngay cả hắn đã từng mơ ước cách đây 20 năm. -
Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống - Tập II
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Lương Khải Minh - Cao Thế Dung
ĐINH MINH NGỌC xuất bản 1971CHAPTERS 4 VIEWS 3714
Nếu không có vụ tranh đấu 1963 và nói một cách chung thì Phật Giáo chưa có xích mích nào đáng kể đối với chính quyền Ngô Đình Diệm. (Ngoại trừ những xích mích có tính cách địa phương xảy ra tại Bình Định vào những năm 1960-1961). Trước năm 1963 Phật Giáo Việt Nam chỉ là một tập thể bao gồm những cục bộ riêng rẽ. Mà những cục bộ này cũng không được tổ chức chu đáo (vì bản chất của Phật Giáo là phi tổ chức). Tuy vậy Phật Giáo Việt Nam cũng bị ảnh hưởng sâu xa bởi sắc thái địa phương bối cảnh địa dư và nhân sự. Do đó, Phật Giáo đã thể hiện rõ rệt qua ba “sắc thái sinh hoạt”: Phật Giáo Miền Nam, Phật Giáo Miền Trung và Phật Giáo Di Cư. Phật Giáo Miền Nam gồm Hội Phật Học Nam Việt (Cư Sĩ Mai Thọ Truyền và Chùa Xá Lợi) Giáo Hội Tăng Già Việt Nam Thượng Tọa Thích Thiện Hoa Chùa Ấn Quang. Phật Giáo Nguyên Thủy nhóm Tiểu Thừa Chùa Kỳ Viên) và một số hội đoàn lẻ tẻ khác. Phật Giáo Miền Bắc di cư có độ 20.000 người nhưng không tạo thành một cộng đồng. Phần nhiều Phật Tử đã đi di cư với tư cách cá nhân và bằng phương tiện cá nhân. Trong số 200.000 người có vào khoảng 50.000 sống rải rác ở các trại định cư. Khoảng 50.000 người sống tại các Thị Xã. Còn lại 100.000 người qui tụ tại Sài Gòn. Phật Giáo Di Cư tại Đô Thành đại cương có thể chia thành hai nhóm, nhóm thuộc Chùa Phổ Quang và Nghĩa Trang Bắc Việt (Thượng Tọa Thích Trí Dũng) Nhóm đa số thuộc Chùa Từ Quang (Thượng Tọa Thích Tâm Châu).
Riêng Phật Giáo Miền Trung được coi là một cộng đồng có tổ chức sinh hoạt từ cấp khuôn hội cho đến trung ương (tức Chùa Từ Đàm). Theo thống kê trước năm 1963 Phật Giáo Việt Nam (Miền Trung ) có khoảng 40.000 người với một tổ chức thanh niên và hướng đạo Phật Tử đáng kể. Sau 1963 cũng thì số Phật Giáo Miền Trung 800.000 người. -
Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống - Tập I
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Lương Khải Minh - Cao Thế Dung
ĐINH MINH NGỌC xuất bản 1971CHAPTERS 7 VIEWS 4919
Sáng sớm ngày 2.11.1963, sau một đêm dài nhất, một đêm không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây, với nhiều đám khói tại trung tâm Thủ Đô còn bốc lên nghi ngút, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chánh đã hạ được Dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ họ Ngô Đình Diệm nhưng anh em Ông Diệm đã trốn thoát khỏi Dinh Gia Long.
Khoảng 10 giờ cùng ngày, Đài Phát Thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em Ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử!” Dư luận bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em Ông Diệm đã chết, và nhất là không tin anh em Ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Cố Tổng Thống Diệm là một người ngoan đạo, mà Đạo Thiên Chúa cấm tự sát. Phe đảo chánh không cho biết thêm tin tức nào về cái chết, trong khi báo chí thì không dám nói rằng anh em Ông Diệm bị giết. -
Làng Quê Đang Biến Mất
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Tạ Duy Anh
CHAPTERS 61 VIEWS 41431
“Nói một cách dễ hiểu nhất thì chúng ta đang cùng nhau đồng loạt bỏ mặc cho làng quê yêu dấu biến mất, với một sự vô cảm đáng sợ. Và như vậy cũng sẽ biến mất phần không gian đặc sắc nhất của văn hóa Việt.”
-
Làng Xóm Việt Nam
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Toan Ánh
NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản 1968CHAPTERS 15 VIEWS 11146
Tôi sinh ra ở làng tôi. Nhỏ, tôi đi học ở làng, và ở làng cho đến lớn, cho đến một ngày ra tỉnh rồi tôi ra Hà Nội. Lâu lâu tôi lại về làng. Làng tôi vẫn như xưa, vẫn như hồi tôi còn để chỏm, ngày ngày cắp sách tới ông đồ, ăn mày đạo Thánh dăm ba chữ. Làng tôi không thay đổi gì, từ hình thể đến dân làng. Có khác chăng đó là những thằng bạn thả diều, đánh bi của tôi từ thuở nhỏ đã lớn, những cái đĩ thằng cu, xưa kia đầu chốc, cởi truồng, đã thay hình đổi dạng thành những cô gái làng xinh đẹp đỏm dáng, thành những cậu trai làng khỏe mạnh cần cù thương yêu miếng đất mảnh vườn, xoắn xuýt với thửa ruộng mẫu ao... còn những cô gái làng xưa, nay đã có chồng, có cô lại con dắt con díu, con bồng con mang.
-
Lành Rách
Phi Hư Cấu Phóng Sự VH Miền Nam Trước 75
Thanh Thương Hoàng
VĨNH SƠN xuất bản 1969CHAPTERS 13 VIEWS 1791
Tôi phải hối lộ Đại Cà Rồng một chầu ăn hít linh đình gã mới chịu dẫn tôi tới cái tổ con... chuồn chuồn này. Đó là một căn nhà chẳng lấy làm gì rộng nằm sâu trong một cái ngõ vùng ngoại ô. Lúc bấy giờ là 5 giờ chiều ngày thứ bẩy. Khi tôi và Đại Cà Rồng bước vào nhà thì các chàng và các nàng thuộc loại choai choai chanh cốm tuổi từ 15 tới 17 đương mải mê ôm nhau nhẩy vung vít. Không một đứa nào thèm để ý tới sự xuất hiện của chúng tôi cả. Đại Cà Rồng không bỏ lở một phút, «bắt» luôn một em nhẩy liền.
-
Lão Tử - Đạo Đức Kinh
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 9 VIEWS 12202
Lão tử là một hiện tượng khá lạ trong lịch sử triết học của nhân loại. Ông là một triết gia lớn, ảnh hưởng tới cả Đông Á ngang với Khổng tử, thời nào cũng được dân tộc Trung Hoa tôn trọng[1] không như Mặc tử mà tên tuổi bị chìm luôn trong hai ngàn năm; có phần còn hơn Khổng tử nữa vì chưa hề bị mạt sát tàn nhẫn như họ Khổng trong bảy tám chục năm nay; mà từ năm 165 (đời Hậu Hán) lại còn được Đạo gia tôn làm Thái Thượng Lão quân, một trong ba vị thần tối cao của họ; đền thờ ông, Đại thanh cung[2], tương truyền dựng ở tại nơi ông sinh, hiện nay vẫn còn ở tỉnh Hà Nam, hương khói lúc này chắc đã lạnh, nhưng pho tượng cao bốn mét của ông thì may ra vẫn còn. Vậy mà chúng ta không biết gì chắc chắn về đời ông, về cả tác phẩm bất hủ mang tên ông nữa, mặc dầu Trung Hoa là dân tộc sớm biết trọng sử nhất thế giới ngay từ đời Chu, ba ngàn năm trước, họ đã có các sử quan ghi chép những biến cố quan trọng từng năm cho mỗi triều đại.