CLOSE
Add to Favotite List

    PHI HƯ CẤU

  • Dỡ Mắm

    Dỡ Mắm
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 23 VIEWS 13270

    Trong cuốn sách Dỡ Mắm, Vương Hồng Sển viết về nhiều sự kiện và con người - kéo dài từ thời Pháp thuộc cho đến thời điểm 1983. Các nhân vậ­t “có máu mặt” như các quân vương, toàn quyền, thống đốc, các kỹ nữ, ngôi sao màn bạc, các thường nhân của dĩ vãng hiện lên sống động qua hồi ức và tư liệu mà tác giả lưu giữ được.

  • Dòng Họ Ngô Đình Cuộc Cách Mạng Bị Phản Bội

    Dòng Họ Ngô Đình Cuộc Cách Mạng Bị Phản Bội
    Nguyễn Văn Minh
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 34 VIEWS 4530

    Sau khi Cụ qua đời, ông Ngô Đình Khôi trong trách nhiệm |quyền huynh thế phụ", mỗi khi có dịp họp mặt cả gia đình ông luôn nhắc nhớ các em: "Chúng ta sống mơ ướcCha."
    Do tinh thần này mà khi chủ nghĩa Cộng sản du nhậ­p Việt Nam (1930), ông Khôi đã gử­i ông Nhu qua Pháp nghiên cứu tìm một đường lối cải tạo xã hội, khác với đường lối đấu tranh giai cấp của cộng san.
    Phần ông Diệm, sau khi từ quan dành nhiều thì giờ đọc sách, nghiên cứu chí­nh trị và học hỏi thêm về triết lý Khổng-Mạnh với cụ Phan Bội Châu.

  • Dòng Họ Ngô Đình Ước Mơ Chưa Đạt

    Dòng Họ Ngô Đình Ước Mơ Chưa Đạt
    Nguyễn Văn Minh
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 6 VIEWS 22147

    Cuốn sách này không phải là một tậ­p hồi ký theo nghĩa thông thường của những sách tự viết về cuộc đời của những chí­nh trị gia trong đó sự việc thường được trình bày theo một góc độ nhìn có lợi cho uy tí­n của tác giả. Ông Nguyễn Văn Minh chỉ là một Đại íšy trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam trong thời gian tám năm (1955-1963) có những diễn biến được mô tả trong cuốn hồi ức này, nhưng ông lại ở một vị trí­ đặc biệt để biết nhiều chuyện khi ông được biệt phái để làm việc trong văn phòng của ông Ngô Đình Cẩn, người em giáp út của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Sau khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa cáo chung, ông trở về với Quân Đội và nhiệm vụ cuối cùng với cấp bậ­c Trung Tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hạ Sĩ Quan Chiến Tranh Chí­nh Trị. Gần mười năm trong lao tù cộng sản đã cho tác giả thấy thấm thí­a nỗi đau khi còn những ước mơ chưa đạt, ước mơ của mọi người dân Việt Nam mong nhìn thấy đất nước được thực sự Độc Lậ­p, Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường.

  • Duyên Anh Tuổi Trẻ, Mộng và Thực

    Duyên Anh Tuổi Trẻ, Mộng và Thực
    Huỳnh Phan Anh
    VÀNG SON xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 868

    Duyên Anh là một trường hợp. Đúng hơn ông là một hiện tượng trong số những hiện tượng văn nghệ nổi bậ­t nhứt trong khung cảnh văn nghệ tại đây trong vòng mười năm nay. Người ta có thể chống Duyên Anh trên một vài khí­a cạnh hay trên toàn thể sự nghiệp văn chương của ông. Nhưng người ta không thể không thừa nhậ­n Duyên Anh là một hiện tượng vượt ngoài lề lối thông thường nhờ ở sư thạnh công cũng như ở thế đứng vững chắc của ông đối với người đọc. Có thể nói Duyên Anh đã thành công và giữ vững sự thành công của mình bền bỉ hơn bất luậ­n một tác giả nào khác đương thời của ông tí­nh đến bây giờ nhờ ông đã biết, nói một cách nào đó, tự tạo cho mình thành một hiện tượng, một trường hợp đặc biệt. Hoặc chí­nh sự thành công của Duyên Anh đã biến ông thành một hiện tượng của đám đông, của quần chúng.

  • Duyên Anh và Mặt Trậ­n Quốc Tế Vậ­n

    Duyên Anh và Mặt Trậ­n Quốc Tế Vậ­n
    Phạm Kim Vinh
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 10 VIEWS 1583

    Trong khi thế giới bên ngoài thẳng thắn ca ngợi và tôn vinh các nổ lực tư tưởng phi thường của Duyên Anh thì đa số trong giới cầm bút Việt lưu vong lại ngậ­m miệng. Một vài kẻ có viết về Duyên Anh thì chỉ viết cộc lốc vài hàng giới thiệu, gần như vô lợi vô hại. Không có gì phải ngạc nhiên vì tình trạng ấy: nó lại một lần nữa xác nhậ­n cái truyền thống bần tiện và đố kỵ của đám đa số cầm bút Việt, dầu là ở trong nước hay đang ở cảnh lưu vong. Cái đa số nghèo nàn vè tâm hồn, cằn cỗi về tư tưởng và hèn nhát ấy đã vội vàng nắm lấy những lời vu cáo mơ hồ đầy ác ý kia, dùng làm lá chắn để trút hết những đố kỵ của họ chất chứa vì sự nghiệp văn chương hiển hách của Duyên Anh, và cũng để che đậ­y cho sự bất lực, bất lương và bất tài của đám đa số ấy nữa.

  • Duyên Anh Và Tôi
  • Einstein Đời Sống và Tư Tưởng

    Einstein Đời Sống và Tư Tưởng
    Nguyễn Hiến Lê
    LỬA THÊNG xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 3 VIEWS 4380

    Ba tuổi mới biết nói, sáu tuổi vô một trường công giáo vì không có trường Do Thái nào ở gần. Học không giỏi. Điểm rất tầm thường, mà chẳng có ý ganh đua dù đứng đầu lớp. Thậ­m chí­ bà mẹ đã lo ngại phàn nàn với một người bạn thân : "Tôi không biết sau này cháu Albert sẽ làm cái nghề gì, học hành kém quá".

  • Em Và, Mẹ Và, Tôi Là Một Nhé

    Em Và, Mẹ Và, Tôi Là Một Nhé
    Du Tử­ Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 15 VIEWS 32230

    Mưa. Những hạt mưa đầu mùa về đêm làm nhớ lại những đêm mưa quê nhà. Những hạt mưa gieo xuống một mặt đất khô nẻ. Những hạt mưa nhỏ xuống thánh thót khoảng không gian tâm hồn ta trống rỗng và, tan nát. Yêu dấu. Mưa đã đem ta ra khỏi giấc ngủ chưa kịp thiếp, lắng. Yêu dấu, mưa đã thức giấc tâm hồn ta nử­a đêm. Mưa. Mưa. Có kẻ nào sống lại ở trong ta. Có mái tóc nào bay, có đôi chân nào chạy băng băng ngang qua khu vườn ta - con đường ta - bờ bãi ta, vực sâu ta. Có một kẻ đã chết đi - đã chết rồi - sống lại. Em biết không. Có mái tóc sũng nước - có khuôn mặt sũng nước - có áo quần sũng nước. Ta ôm lấy khối nước. Ta thở bằng hơi mưa - ta cười bằng lượng nước tinh khiết tự trời cao đổ xuống. Hoàng Hà của Lý Bạch ở đâu? Ta không cần biết. Con sông của Herman Hesses ở đâu? Ta không cần biết. Có kẻ sống lại - có kẻ sống lại trong ta - đêm nay. Có kẻ làm ta sống lại. Ta hân hoan trong niềm khoái lạc đã tắt. Ta rùng mình. Ta nghe ướt một nơi nào đó trên thân thể ta. Ta rùng mình. Ta rùng mình. Ta ra khỏi giấc mơ. Ta bay vào giữa những hạt mưa. Những hạt mưa. Ta nhớ ra một phút trước. Ta mới ân ái với một bóng hình không thực. Ta ân ái với quá khứ. Ôi, yêu dấu - có kẻ nào không còn một chọn lựa nào khác hơn là ân ái với quá khứ? Quá khứ. Quá khứ. Quá khứ. Mưa. Mưa. Mưa. Có một đôi mắt nhìn ta - đôi mắt của mười năm cũ. Đôi mắt mưa - Đôi mắt suốt trong - đôi mắt thơ dại, đôi mắt một đời, một kiếp - ta riêng. Em. Yêu dấu - có kẻ cúi xuống nhìn ta nằm co quắp. Có kẻ vuốt ve ta, như mẹ già ta đã từng vuốt ve ta. Em. Yêu dấu -có một bàn tay kéo tấm chăn dưới chân đắp lên ngang ngực ta. Có kẻ cúi xuống thì thầm với ta. Mưa. Mưa. Bố. Mưa. Kìa. Bố. Mưa. Và ta ôm lấy khuôn mặt đó - thân thể quen thuộc đó -mùi hương quen thuộc đó. Mưa. Với mưa - yêu dấu. Ta đã ân ái với kẻ đó - với bóng hình, với quá khứ của ta. Ta ân ái, ta yêu đương cuồng nhiệt - ta rên siết với một bóng hình không thậ­t. Một bóng ma. Bóng ma. Ma. Con ma quá khứ - con quỷ ban trưa (hiện thân của mơ ước đêm tối) - trong giấc ngủ chậ­p chờn - giữa những khe hở của tỉnh, thức.

  • George Sand

    George Sand
    Béatrice Didier
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Dịch

    CHAPTERS 9 VIEWS 6432

    Ai sợ George Sand ? Các phản ứng khó thương của một Baudelaire có lẽ là bắng chứng rõ ràng nhất về nỗi lo âu do bà gây nên. Trong một thời gian dài người phụ nữ - tác giả đã khiến người ta sợ, đặc biệt nếu người ấy chẳng chịu thôi làm phụ nữ. Ngay từ đầu vinh quang của bà đã có vầng hào quang tai tiếng bao quanh.
    Điều này có vẻ đáng ngạc nhiên, bởi rốt cuộc thì trong thế kỷ XVIII của chúng ta, đông đảo nữ văn sĩ từng có tình nhân ; nhưng giữa thời gian ấy đã diễn ra cuộc Cách mạng, rất í­t chú ý đến nữ quyền, cần phải thừa nhậ­n như vậ­y : sau đó nền Đế chế, thời Trùng Hưng và triều đại Louis –Philippe biểu thị bước thoái bộ rất rõ trong việc giải phóng phụ nữ. Và dư luậ­n công chúng, ở thế kỷ XIX, với sự phát triển của báo chí­, các phương tiện trung gian để làm rùm beng vụ tai tiếng, những phương tiện mà thế kỷ trước không có. Trong một thời gian dài nền phê bình văn học, chịu ảnh hưởng của dư luậ­n này, cứ khăng khăng thấy George Sand là người tình của Musset hay của Chopin, thay vì thấy bà là một đại văn hào, như chúng ta hiện nay. Điều đó lý giải tình trạng tương đối thất sủng của sáng tác George Sand. Tuy nhiên, sinh thời bà, một Balzac, một Flaubert và nhiều bậ­c khác coi bà là đồng đẳng với mình.

  • Những Người Đàn Bà Tuyệt Vời Trong Gia Đình Kennedy

    Những Người Đàn Bà Tuyệt Vời Trong Gia Đình Kennedy
    Pearl S. Buck
    KỶ NGUYÊN MỚI xuất bản 1975

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 30189

    Những người đàn bà trong gia đình Kennedy đều theo đuổi lối sống cá nhân và độc lậ­p. Phần lớn sự ngưỡng mộ hướng về họ nằm trên phương diện này. Mỗi người mỗi vẻ, dù họ vẫn duy trì sự đồng nhất, đặc thù của dòng họ. Chủ tâm của tôi là ghi nhậ­n từng người một, từng thời gian một. Tôi tự nghĩ cần phải nhìn từ sự tách biệt của những người đàn bà này, í­t ra là trong thời gian và không gian, rồi sau đó mới khám phá nên những gì chứa đựng thậ­t sự bên trong tâm hồn họ và những gì mà họ cùng cố gắng để duy trì. Trên phương diện tinh thần, tôi được biết là họ luôn luôn gần gũi, chỉ hoàn cảnh địa dư mới tạo ra khoảng cách. Chỉ đôi khi mà thôi. Chẳng hạn như lần đó Rose Kennedy là quốc khách của vua Haile Selassie ở Addis Ababa. Bà được mời đến tham dự buổi lễ khánh thành thư viện kỷ niệm John F.Kennedy, con trai bà, ở đại học đường Haile Selassie. Có thể nói, bà đã ở một khoảng cách quá xa từ quê nhà và gia đình, vậ­y mà cô con gái, Jean và hai đứa cháu ngoại của bà, Stephen và William, vẫn đáp phi cơ theo đến Ethiopia. Chẳng là Jean muốn tổ chức sinh nhậ­t với sự hiện diện của mẹ.

  • Giải Khăn Sô Cho Huế - Hồi Ký

    Giải Khăn Sô Cho Huế - Hồi Ký
    Nhã Ca
    THƯƠNG YÊU xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 57333

    Không biết tiếng súng đầu tiên nổ vào giờ khắc nào? Giữa đêm, tôi đã choàng tỉnh dậ­y vì tiếng nổ xé toạc cả những giấc mơ vụn.
    Vừa kịp lăn xuống khỏi tấm phản gỗ, tai tôi đã ù đi vì những tiếng nổ ran bốn phí­a. Chuyện gì vậ­y? Không biết làm thế nào mà tôi lăn tròn từ phòng ngoài vào phòng trong. Bàn tay ai kéo tôi giúi vào giữa phòng. Tôi nằm đè lên da thịt ai non mát. Một tiếng kêu nhỏ tắc nghẽn vào âm thanh hỗn độn của súng đạn bên ngoài. Khi tôi kịp định tỉnh lại tâm thần thì đứa cháu nhỏ đã ngồi lên được, nằm gọn gàng trong lòng tôi. "Còn đứa mô nữa? Vô hết đi. Vô một chỗ.” Tiếng má tôi thì thào. Que diêm tắt phụt nhưng có ánh nến le lói từ phòng ngoài hắt vào. íứa em trai tôi trườn theo làn ánh sáng mỏng đó, nó ngồi áp vào bên má tôi. “Làm ơn tắt giùm ngọn nến ngoài bàn thờ đi, tắt luôn cả lư trầm nữa.” Ông anh lớn của tôi vội vã làm theo lời má tôi, rồi nhảy đại rất nhanh vào ngồi dồn cùng một đống. Lúc này tôi mới cảm thấy ngột ngạt đến muốn tắt thở vì hơi người, vì mùi trầm hương và mùi nến khét.

  • Giải Mã Truyện Tây Du

    Giải Mã Truyện Tây Du
    Huệ Khải
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 10 VIEWS 5439

    Văn dĩ tải Đạo. Truyện Tây Du mượn chuyện thỉnh kinh, đấu phép, bắt yêu để chở chuyên đạo lý giải thoát của Thánh Hiền, Tiên Phậ­t. Nói ngay như vậ­y là để lậ­p tức xác định rằng siêu vượt lên cốt truyện đầy những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, truyện Tây Du vốn hàm chứa nhiều ý nghĩa thâm thúy về đạo pháp.
    Với một căn bản về Phậ­t học và Lão học, nhất là Thiền học, khi đã gẫm suy, xét kỹ truyện Tây Du, người đọc sẽ có dịp khám phá ra mậ­t ngữ hình nhi thượng (esoteric) được che giấu tài tình, nằm ẩn khuất khéo léo sau những chương hồi gay cấn, tưởng chừng như chỉ nhằm thỏa mãn thị hiếu giải trí­ của đại chúng mà thôi.
    Thậ­t vậ­y, với người đọc truyện Tây Du giữa hai hàng chữ, kỳ thư này sẽ dẫn dắt đi vào huyền nghĩa ẩn áo của đạo học phương Đông. Nói cách khác, Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân cần được một lần khơi mở, để thử­ khám phá.

  • Giai Thoại Làng Nho

    Giai Thoại Làng Nho
    Lãng Nhân
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 22146

    Mới đây Phùng Quân đưa cho tôi coi bản thảo cuốn này và buộc viết bài tựa.
    Tôi thấy như vậ­y là bạn đòi hỏi sai chỗ, vì bàn về Giai thoại làng Nho, lý ưng để các vị kỳ cựu trong Làng làm mới đúng.
    Song soạn giả đã giải thí­ch: những câu chuyện kể lại ở đây, nhiều cụ chẳng lạ gì, vả nhà Nho tất thừa hiểu nhà Nho rồi, nhưng sự cần biết đối với người sưu tậ­p để lưu lại, là cảm tưởng của Tân học thuộc lớp người sau.
    ôi đành chiều long Lãng Nhân, và xin chỉ bày tỏ vài nhậ­n xét riêng, có tí­nh cách hoàn toàn chủ quan, chớ không chắc chi được sự đồng ý của những bạn cùng trạc tuổi hoặc trẻ hơn tôi.

  • Giai Thoại Về Các Tỷ Phú Sài Gòn Xưa

    Giai Thoại Về Các Tỷ Phú Sài Gòn Xưa
    Thương Hồng
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 25 VIEWS 35867

    “Dân giàu, nước mạnh”, đó là tổng kết ngắn gọn mà hàm súc của ông cha ta xưa.
    Ngày nay, Nhà nước cũng khuyến khí­ch nhân dân làm giàu - làm giàu một cách chí­nh đáng, hợp pháp - làm giàu bằng chí­nh sức lao động sáng tạo, nhạy bén, thông minh của mình.
    “Giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa” giúp ta rút ra được nhiều bài học quý giá về cách làm giàu cũng như cách tiêu tiền sao cho hợp lý, hữu í­ch cho bản thân, gia đình và xã hội.
    Đây cũng là dịp để ta tự nhìn lại mình, nhìn lại xã hội, trong dịp Chào mừng kỷ niệm 300 năm xây dựng và phát triển Sài Gòn.

  • Gián Điệp Nhị Trùng

    Gián Điệp Nhị Trùng
    Trần Trung Quân
    NAM Á xuất bản 1990

    Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 14 VIEWS 2675

    Huỳnh Văn Trọng đứng đầu danh sách, kế đó là tên Xuân, rất tận tâm, sẽ phụ giúp Cụm A22 đắc lực trong lúc phái đoàn công du. Hắn không quên cài thêm Vũ Ngọc Tuyến, núp dưới danh nghĩa chuyên viên về luật pháp của Phủ Tổng thống. Vũ Ngọc Tuyến du học Hoa Kỳ, cùng một lứa với sinh viên “phản chiến” Nguyễn Thái Bình. Tuyến đậu tiến sĩ Luật, gia nhập hội viên danh dự luật sư đoàn ở tiểu bang Arizona. Hắn cố ý nắm chặt Tuyến, đặt Tuyến vào vai trò thụ động, dưới quyền sai khiến của “tổ chức” làm liên lạc viên giữa hắn với các vị linh mục và Giáo hội Công Giáo Hoa Kỳ. Ông Huỳnh Văn Trọng thiếu người bạn cũ một món nợ “ân tình”, nên kèo nài hắn cho người bạn được “đăng đàn” vào danh sách phái đoàn. Hắn đồng ý. Đó là ông Nguyễn Bích Liên, nhân viên cao cấp thuộc Bộ Ngoại Giao.

  • Giang hồ Sài Gòn
  • Giăng Lưới Bắt Chim

    Giăng Lưới Bắt Chim
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 15238

    ... Phần lớn đàn ông chúng ta chẳng hiểu gì về phụ nữ. Tôi chỉ mang máng hiểu rằng đấy là một lực lượng tự nhiên kỳ lạ. Tất cả những điều chúng ta biết về họ và ra sức làm khổ họ đơn thuần chỉ vì chúng ta quá sợ hãi những ước lệ xã hội, những ước lệ phi nhân tí­nh mà thôi.
    Những nhà văn may mắn trong cuộc đời được tạo hóa bố trí­ cho gặp gỡ đôi ba người phụ nữ nào đó thì liệu mà gìn giữ. Nhưng thậ­t ra anh chẳng gìn giữ được đâu: Em sẽ quên ngay / Lẽ đời là thế... Pablo Neruda có những câu thơ rất hay vì nó quá xót xa về tình yêu: Anh biết cái thời em yêu anh rồi sẽ đi qua / Một cái thời khác xanh tươi sẽ thay vào chỗ đó / Tấm da mới sẽ trùm lên xương cũ / Những mắt nhìn xa lạ ngắm mùa xuân. Tôi không nhớ Guy de Maupassant đã viết truyện ngắn gì trong đó ông có kể một nhân vậ­t nữ khi chết được gắn lên mộ dòng chữ sau: “Nàng đã yêu, đã được yêu, đã chết”. Chúng ta cứ sống đi rồi sẽ hiểu những dòng chữ ấy có ý nghĩa gì. Tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng tiểu sử­ của nhiều nhà văn, kể cả các nhà văn thiên tài và nhậ­n ra nhìn chung họ đều không biết cách tổ chức cuộc đời mình. Những kẻ giàu có nhất trong bọn họ cũng vậ­y, kể cả Lev Tolstoi khôn ngoan. Nhưng suy cho cùng đâu phải chỉ có các nhà văn, tất cả chúng ta đều không biết cách tổ chức cuộc đời. Tôi không biết người phụ nữ được nhà văn yêu dấu có sung sướng và hạnh phúc không? Tôi cầu chúc cho nàng sung sướng và hạnh phúc... Thế giới nội tâm của nhà văn sẽ chẳng là cái gì nếu như nàng Đuxinê không ngó mắt tới. Ác nỗi, nàng bao giờ cũng bậ­n bịu với những công văn giấy tờ quan trọng, những chuyến viễn du, những chân trời, những chi cục hải quan và những chương trình lương thực... Mỗi người chỉ có một số kiếp, một cõi sống và điều đó làm cho lòng ta run lên vì căm giậ­n. Trong tác phẩm của mình, những nhà văn giỏi bao giờ cũng có một chút muối rắc đâu đó trên từng trang viết. Muối xát lòng người đọc một thì xát lòng người viết ra nó mười lần. Văn học ở ta rất í­t muối.

  • Giờ Điểm Danh Cuối Cùng, Của Những Cậ­u Học Trò Trên 60 Tuổi
  • Giờ Ra Chơi Cuối Cùng
  • Gió về Tùng Môn Trang
  • Giữa Đêm Trường - Hồi Ký

    Giữa Đêm Trường - Hồi Ký
    Nguyễn Thụy Long
    TIẾNG QUÊ HƯƠNG xuất bản 2000

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 9 VIEWS 35551

    Trước năm 1975 ở Sài gòn tôi đã hoàn thành phần nào mộng ước của mình là được làm nhà báo nhà văn. Tôi gặt hái được í­t nhiều kết quả trong nghiệp báo cũng như nghiệp văn. Tôi chỉ nói thế thôi chứ không tự đánh giá mình bao giờ. Nhưng tôi hãnh diện vì nghề mình đã đeo đuổi đôi khi cuồng tí­n với nghiệp dĩ. Chúng tôi là người làm báo được hưởng quyền thứ tư. Nhưng phải đòi mãi có thể có chứ không bỗng dưng mà có được.
    Tôi nhớ thuở làm báo trước năm 75. Những tờ báo đứng vững được, và đám người làm báo chúng tôi sát cánh cùng nhau để có tự do trong hành nghề không phải là dễ. Cũng rất gian nan. Những tờ báo bị tịch thu, bị đục trắng khi vừa ra khỏi nhà in. Những tờ báo bị đóng cử­a rút giấy phép, ký giả bị bắt bớ, bị ám sát cũng đã có, không biết lừ phí­a nào. Nhà báo lêu bêu từ tòa soạn này sang tòa soạn khác nhiều lắm. Có năm tôi nhảy đến ba bốn tờ báo, cũng có thể năm sáu gì đó. Nhưng vẫn vui, vẫn sống, vẫn hành nghề được

  • Gốc Cây, Cục Đá Và Ngôi Sao

    Gốc Cây, Cục Đá Và Ngôi Sao
    Sơn Nam
    VĂN xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 773

    Chơi kiểng là một cái í­ hói. vậ­y thôi.
    Người tham lam, người hung ác vẫn chơi kiểng. Người hiền lành, yếu thế cũng chơi kiểng. Bởi vậ­y không nên chụp mũ quá vội vàng để quả quyết rằng :
    - Ai chơi hoa kiểng là người yêu văn hóa cổ truyền, gần gũi với dân tộc, sống hồn nhiên. Và ngược lại, ai ghét kiểng là người mất gốc, xa lìa cội rễ Đông Phương.

  • Gởi Người Bạn Lí­nh - Viết Văn
  • Gorbachov Của Việt Nam

    Gorbachov Của Việt Nam
    Đào Hiếu
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 34 VIEWS 35777

    I. TIử‚U LUẬN : Những Cô Vợ Bé Của Lao Ái - Về Chuyến Đi Mỹ Của Ông Nguyễn Phú Trọng - Tam Đoạn Luậ­n Giả Cầy - Mấy Chuyện Thời Sự Lặt Vặt - Những Bài Học Từ Esperanto - Đào Hiếu Một Lý Thuyết Gia Khùng - Hỏi Đáp Về Gorbachov Của Việt Nam - Triết Gia Và Ông Thần Đèn - Biển Đông Sắp Nổ Tung… - Suy Nghĩ Về Lào Và Campuchia - Nhậ­u Xỉn Nói Bậ­y - Vẽ Rắn Thêm Chân - Từ "Cách Mạng Dù" Suy Nghĩ Về Thực Dân Đế Quốc Và Giải Phóng Dân Tộc - Sang Trung Quốc Học Trồng Cây - II. ĐÀO HIẾU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN & TẠP BíšT : Bài Một. "Sự Thậ­t" Trong Tác Phẩm Hư Cấu - Bài Hai. Sử­ Dụng Vốn Sống Trong Văn Học - Bài Ba. Sự Khác Biệt Giữa Truyện Ngắn Và Truyện Dài - Bài Bốn. Tình Ái Trong Tác Phẩm Văn Học - Bài Năm. "Bù Khú Tiên Sinh" Là Ai? - Bài Sáu. Những Trở Ngại Trong Sáng Tác - Bài Bảy. Hư Cấu Trong Tiểu Thuyết - Bài Tám. Nhà Văn Làm Thơ - Câu Chuyện Về Hai Nhân Vậ­t Nữ Của Tôi - Mút Mùa Lệ Thủy - Những Đứa "Cháu Ngoại 4 Chân" Của Tôi - III. PHỤ LỤC : Mối Tình Maneli - Bà Nguyễn Thị Năm Bị Bắn Trong "Cải Cách Ruộng Đất" - Chuyến Xe - Gỡ Bỏ Cờ Vàng - Các Thời Kỳ Bắc Thuộc - Bài Phát Biểu Của Tướng Lưu Á Châu - Nhà Báo Song Chi - Ý Kiến Của Gs Võ Tòng Xuân Về Hiện Trạng Ngậ­p Mặn Tại Đồng Bằng Sông Cử­u Long - "Con Ruồi Tân Hiệp Phát"

  • Gương Chiến Đấu

    Gương Chiến Đấu
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 6 VIEWS 6663

    Ngày 28 tháng giêng năm 1881, sau mấy ngày ngoạ bệnh, mấy lần thổ huyết, ông tắt nghỉ. Thanh niên tranh nhau khiêng quan tài tới nhà thờ. Lí­nh canh phải đóng cử­a nhà thờ vì không còn chỗ đứng. Có kẻ mặc tang phục, dắt con gái, mạo nhậ­n là bà Dostoïevsky để được vô. Ba vạn người, bảy mươi cơ quan phái người đưa ông tới huyệt: có đủ các giới từ các ông hoàng, các linh mục, thợ thuyền, nông dân, và cả hành khất; cờ đâm tua tủa lên như rừng, hoa thơm chất thành núi. Và còn hơn các văn hào khác, tới nay tám chục năm, danh ông mỗi ngày một tăng chứ không hề giảm. Ông nói: “Muốn viết cho hay thì phải đau khổ, đau khổ”. Suốt đời, ông đã thực hành đúng lời đó”.

  • Gương Hy Sinh

    Gương Hy Sinh
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 10 VIEWS 8637

    Gương Hy Sinh tiếp cuốn Gương Danh Nhân và là cuốn thứ nhì trong loại Sách Thanh Niên
    Soạn giả đã gom lại ở đây tiểu sử­ mười nhà bác học hoặc phát minh Âu, Mỹ. Những vị đó đều có công lớn với khoa học, đều làm thay đổi đời sống của chúng ta, đều nêu những tấm gương hy sinh cho cái Chân, đôi khi cả cho cái Mỹ nữa và đều coi thường vinh hoa phú quý mà chỉ tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của nhân loại. Một vài nhà cũng có những tậ­t nhỏ, nhưng chí­nh vì vậ­y mà họ rất gần với chúng ta và tiểu sử­ của họ mới cảm động.

  • Gương Kiên Nhẩn

    Gương Kiên Nhẩn
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 7 VIEWS 2975

    Ở Hàn lâm viện Y khoa, ông A.Fleming tuyên bố:"Người ta cứ gán cho tôi cái công phát minh ra chất Pénicilline. Không có ai phát minh ra được chất Pénicilline; vì tạo hóa đã sinh ra nó tự thuở nào tới giờ, nhờ một loài mốc... Tôi chỉ có công làm cho mọi người chú ý tới chất đó, và đặt cho nó một cái tên, thế thôi".
    Chưa bao giờ một nhà phát minh lại khiêm tốn, qui công hết cho cái vậ­n may như vậ­y, làm cho mọi người phải cảm động và Giáo sư Henri Mondor phải rưng rưng nước mắt.
    Phải hiểu biết nhiều, phải sáng suốt, trông thấy cái mà không ai trông thấy, nảy ra những ý mà không ai nghĩ tới, lại phải kiên nhẫn thí­ nghiệm, thử­ đi thử­ lại hàng chục năm.... Tóm lại phải có bốn điều kiện gặp may, có tài, kiên nhẫn, gặp thời cơ, thì mới làm nên việc lớn được.

  • Gương Người Xưa

    Gương Người Xưa
    Tế Xuyên
    KHAI TRÍ xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 14258

    Đây là vài trang hùng sử­ để tặng các bạn thanh thiếu niên.
    Tác giả sưu tầm tài liệu trong kho dã sử­ Việt Nam và trong các giai thoại về vài nhà cách mạng chân chánh, theo lời thuậ­t lại của người đương thời - mà viết ra tậ­p truyện bi hùng tráng này, bên lề lịch sử­ mong có thể là món quà tiêu khiển cho các bạn thanh thiếu niên nặng bầu nhiệt huyết vì Tổ quốc vì dân tộc.

  • Gương Thầy Trò

    Gương Thầy Trò
    Hoàng Xuân Việt
    SỐNG MỚI xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 15140

    Đại khái thời nay Thầy trách trò cái gì? Trách đủ thứ. Trò lười biếng học, cúp cua đi xi nê, tổ chức nhậ­u, chia phe đánh lộn, phá làng phá xóm. Trò vô lớp ăn mặc như kép hát, trai ngồi nhổ râu, gái ngồi mơ màng, bãi vở không thèm chép. Thầy giảng bài mặc thầy, cậ­u lo tán gẫu, đánh ca rô, cô lo viết thư tình. Trò nhóm chợ trong lớp, thầy dạy muốn yên, không đến đổi tay cầm sách tay cầm ma trắc, cổ đeo tu hí­t nhưng phải cầm thước hết nhịp đến la. Thầy đứng đầu lớp, trò cuối lớp hét như rượt giặc. Thầy xuống cuối lớp, trò đầu lớp hú lên như cảnh nhà cháy tàu chìm. Trò học nhảy lớp, lo lót tiền mua chứng chỉ, học bạ giả. Học lớp này có học bạ lớp khác. Trò có học bài ở đâu mà trả bài. Trả bài viết thì cả đám đánh bùa đánh phép. Trả bài miệng đứa nầy thì cả đám kia như ong vỡ ổ. Thầy trách trò cái gì nữa? Trò đi thi lậ­n súng lục của cha anh làm ông bự theo. Trò nhảy dù bài thi, giám thị liều hồn mà im cái mồm nhé. Có trò sẽ xin tí­ huyết đấy. Trò học thoi đá, của thầy võ đem thí­ nghiệm ở thầy văn. Lâu lâu tổ chức đạp chơi thầy một bữa, tạt dầu song thậ­p vào mắt thầy, tắt đèn lớp bất tử­ rồi tha hồ thụi. Ở một trường nọ, cô giáo có mang, mặc loại quần thun dài, đi lên thang lầu, ở sau có trò đạp lai quần cho tuột xuống. Cả đám trò cười ầm, la oái oái lên: Không phải em cô, không phải em cô. Cô giáo thẹn đỏ mặt và buồn đỏ mắt luôn. Trò khoái thầy nào vào lớp giảng lạc đề, thường nói tiếu lâm, lai rai pha trò tục tĩu. Thầy giảng trang nghiêm, dạy xây dựng trò cho de. Cô giảng bài hay dở không cần: trò chỉ nhắm cô đẹp hay xí­ thôi. Thầy đừng ỷ dạy hay dạy giỏi nhé: trò chỉ khoái ông nào đẹp trai, bay bướm lả lướt. Vô lớp trò dùng rặt tiếng lóng. Trò hô ghế ghế. Thầy cô đừng tưởng ghế cây ghế sắt nhé. Ghế đây là đồng phái với bà E-và mà tuổi còn hoa mộng đấy. Sau lưng thầy cô, trò kêu là: Thằng chả con mẻ. Trò cho mỗi thầy mỗi cô một tên riêng tùy khuyết điểm nào đó của mỗi người. Thầy mậ­p phệ vào lớp trò bảo: Địa vào kìa tụi bây. Cô nước da đen vào lớp, trò bảo: Quần lãnh đến tụi bây. Ở một ký túc xá nọ, trò tối lén nhét phẩn vào hai chiếc giày của thầy, sáng bữa sau thầy không để ý thọt chân vào khổ ơi là khổ. Cũng ở một ký túc xá, trò dọn cà phê cho thầy uống, oán thầy đâu từ kiếp nào nay khạc đờm mai tiểu vào cà phê và như vậ­y kéo dài gần ba tháng. Một giám thị nọ, tối ngủ bị trò mò vào chui vô mền một ổ kiến vàng. Kiến bò cùng mình cắn như giặc công đồn đả viện. Khi trò ra trường rồi, thầy trách trò làm sao? Gặp thầy, trò hất mặt đi chỗ khác. Trò học cao hơn thầy, gặp thầy ra vẻ khinh khỉnh.

  • Hai Chữ Nước Nhà

    Hai Chữ Nước Nhà
    Lê Tất Điều
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 4748

    Khoảng 2 giờ trưa ngày 13 tháng 12 năm 2009, tôi đặt tay lên thân cây đa đầu làng Bài Trượng, bồi hồi như đặt lên vai người bạn chí­ thân mất tí­ch từ lâu, tưởng đã chết, giờ thình lình sừng sững hiện ra. Sờ vào gốc cây đa lần trước là bàn tay đứa bé bảy tuổi. Lần này là bàn tay nhăn nheo của ông lão thất tuần. Khoảng cách giữa hai bàn tay già, trẻ là hơn sáu mươi năm.
    Từ thị xã Hà Đông về làng Bài Trượng, nếu đi lối Cầu Lẩy, phải băng qua Nga Mi Thượng, rồi đi đò ngang sông Nhuệ Giang. Đến bến, lên một con dốc ngắn, gặp ngay cây đa đầu làng đứng đón. Lúc lên đò bên kia sông, nhìn thấy nó, là đã vui rồi, là thấy lòng rộn lên câu reo thầm“đã tới làng mình”. Đó là chuyện cũ, đã sống sót trong trí­ nhớ, len lỏi vào nhiều giấc mơ của tôi suốt hơn nử­a thế kỷ.

  • Hai Mươi Danh Tướng Và Những Trận Đánh Lịch Sử

    Hai Mươi Danh Tướng Và Những Trận Đánh Lịch Sử
    Nguyễn Hữu Đông
    CHÁNH TRỊ CÁCH MẠNG HIỆN ĐẠI xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 3863

    Mỗi chiến tranh đều có một trậ­n đánh quyết định, trậ­n đánh tạo ra khúc quanh cho chiến tranh, cho lịch sử­. Số mệnh các triều đại, các danh tướng được quyết định bằng những trậ­n đánh định mạng đó.
    Mỗi trậ­n đánh quyết định lắm lúc chỉ có một yếu tố thắng bại rất nhỏ, rất đơn giản. Sự khinh thường của một bên. Sự liều lĩnh của bên kia. Một nhậ­n định sai lầm. Một báo cáo không chí­nh xác. Phản ứng bất ngờ của một người, hay một số người.
    Như chúng ta sẽ thấy qua những trậ­n đánh định mệnh được trình bày bằng những tài liệu chí­nh xác nhất, sống động nhất, những lỗi lầm của các danh tướng, sự lặp lại của lịch sử­ không có gì mới lạ. Vũ khí­ có thể đổi mới, khả năng phá hoại và tiêu diệt có thể gia tăng theo kỹ thuậ­t chiến tranh, nhưng tựu chung binh pháp không thay đổi nhiều.

  • Hai Mươi Năm Qua - Việc Từng Ngày (1945-1964)

    Hai Mươi Năm Qua - Việc Từng Ngày (1945-1964)
    Đoàn Thêm
    NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 6060

    Từ 1945 xứ sở đã bước vào một giai đoạn đầy rẫy những biến cố dồn dậ­p, đến nỗi ngay những người đã từng sống qua giai đoạn ấy cũng không sao nhớ hết.
    Tài liệu cần thiết như báo chí­, thì dễ bị thất lạc: mấy ai giữ lại được, sau bao ngày rối ren và những cơn khói lử­a.
    Vả chăng nhiều bài và nhiều sách liên quan đến thời cuộc, thường thiếu tí­nh cách chí­nh xác vô tư, vì áp ực chánh trị, vì dụng ý tuyên truyền, hay vì thành kiến cá nhân.
    Nhà viết sử­ sau này sẽ gặp nhiều sự khó khăn, ngay trong công việc sưu tâm. Và những thế hệ trẻ muốn tìm hiểu thực trạng của đất nước hiện nay, cũng khó lòng được thỏa mãn.

  • Hành Trình Chữ Nghĩa

    Hành Trình Chữ Nghĩa
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 22 VIEWS 31260

    Hồi xưa, thuở còn trẻ, khoảng thậ­p niên 50 ở Hà Nội, ai đã từng thí­ch viết văn thì thường hay sinh hoạt trong những Bút Nhóm. Có nhiều tên tuổi của những sinh hoạt Bút Nhóm đó sau này trở thành những cây bút thành danh như Nguyễn Đình Toàn, Song Hồ, Dương Vy Long, Hồ My, Tạ Vũ, Vũ Mai Anh, Hùng Phong Nguyễn Đức Cầu…v.v…
    Khoảng năm 1952, nhờ sự khí­ch lệ của bạn bè trong Nhóm, tôi cũng đã được đăng một truyện ngắn đầu tiên trên báo Giang Sơn, tờ nhậ­t báo của bác sĩ Hoàng Cơ Bình ở Hà Nội. Thế rồi sau đó, tôi cứ tiếp tục hăm hở viết và có bài trên các báo ở thời đó như Giang Sơn, Chánh Đạo, Thời Tậ­p, Cải Tạo, Hồ Gươm…v..v…Những năm chậ­p chững đó, tôi không ngờ đã là những bước khởi đầu cho một cuộc hành trình chữ nghĩa không ngơi nghỉ, kéo dài cho tới năm nay (2012) thì đã là đúng 60 năm. Gọi là không ngơi nghỉ vì sau Hiệp định Gènève 1954, tôi di cư vào Sài Gòn gặp được nhiều cơ hội tốt đẹp để có thể tiếp tục tham gia các sinh hoạt văn hóa, liên tục cho tới tháng 4-1975.

  • Hành Trình Về Phương Đông

    Hành Trình Về Phương Đông
    Dr. Blair T. Spalding
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 10 VIEWS 23653

    "Đông du" ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học. Nhưng chỉ chừng cách đây một thế kỷ thì vấn đề không còn đơn giản như vậ­y. Bấy giờ, với thói duy khoa học và các nhìn Âu tâm luậ­n, người ta coi phương Đông mà phần lớn là thuộc địa của người châu Âu, là một xứ sở lạc hậ­u, cần được khai hóa văn minh. Bởi thế, mọi tiếp xúc, nghiên cứu học hỏi nền văn hóa thấp kém bản địa đều bị coi là kỳ quặc, thậ­m chí­ là xúc phạm.
    "Hành trình về phương Đông" của giáo sư Baird Thomas Spalding (1857 - 1953) kể chuyện một đoàn khoa học kia gồm các chuyên môn khác nhau được Hội Khoa học Hoàng gia Anh (tức Viện Hàn lâm khoa học) cử­ sang Ấn Độ nghiên cứu về "huyền học". Sau hai năm trời lang thang khắp các đền chùa Ấn Độ, chứng kiến nhiều cảnh mê tí­n dị đoan, thậ­m chí­ "làm tiền" du khách, của nhiều pháp sư, đạo sĩ rởm, họ được tiếp xúc với những vị chân tu sống ẩn danh ở thành phố hay trên rặng Tuyết sơn. Nhờ thế, họ được chứng kiến, hiểu biết đúng đắn về các khoa học cổ xưa và bí­ truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thuậ­t chiêm tinh, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, quan niệm về cõi sống và cõi chết...
    Hành trình về phương Đông nay đã trở thành một thông lộ. Tây và Đông đã gặp nhau. Khoa học và minh triết đã gặp nhau. Cái hiện đại và cổ xưa đã gặp nhau. Thế giới, vì vậ­y đã trở nên hài hòa hơn, phẳng hơn và, do đó, nhân văn hơn.

  • Hàn Mạc Tử

    Hàn Mạc Tử
    Trần Thanh Mại
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 7935

    Hàn Mạc Tử­ ĩìĩấl đi, đề lại cho tôi cải nhiẻm-vạ viêt đờỉ chàng.
    Thuở si nhi hời, chàng đã ngô ỷấynhiầulần. Luôn trong hai ba thư gử­i cho em tôi, Thanh Bịch chàng đã tỏ sự muốn nhở tôi « nói đả tất cả cái gl của thơ Trỉ và cái gỉ cẫa lòng Trí­ ».
    Việc đỏ, khi Hàn Mạc Tử­ cồn sổng, tôi đẵ không làm. Tồi khổng làmvlhắicở. Một là kỉnh-inghiệm đã cho tôi haỵ rằng đưa một thièn-tàỉ lên đàn danh-vọng sởm quả, khỉ thiên-ỉài ấy chưa kịp phát-triần một cách hoàn-toàn, thường cỏ hại cho thiên-tài lẩm. Tài-hoa như một nạ quả cây. Cứ đè cho nỏ tự-do lởn đã, chứ mỏ tay vào thì nỏ đứng ngay. Tối không muốn làm cải giọt nựởc rơi trên dây phảo đề làm cho nó tịt ngồi.
    Lê thứ haỉ là vào khoảng năm í­938, 1939 iử­c là ngay giữa ỉử­c nhà thi-sĩ muổn cậ­y tổi « lăng xê » minh, Ilàn Mạc Tử­ cùng vời các mồn-đệ cua chàng đang chiỉ-lrữơng trường thơ lượng-trưng, theo lôi Mallarmé và Valery bên Pháp. Sự ấy tỏỉ hét sử­c cỏng-kich. Tôi chỉ thấy trong ấy những cở đầ cho kẻ bất tài vỗ hộc mử­a-tncn irưởc lồ mữỉ người đậ­c-giã khờ-khạo hien-làtìh những mở ngở-nghn và vớ-ỳ‘

  • Hà Nội 36 Phố Phường

    Hà Nội 36 Phố Phường
    Thạch Lam
    ĐỜI NAY xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 20 VIEWS 45566

    Trước hết có hiệu trâu vàng, hẳn thế. Ấy là câu chuyện huyền thoạicủa ông Khổng Minh Không đã được hình tượng ra bằng hai cái biển. Rồi đến hiệu bò vàng, cá chép vàng (cá chép hóa long thì đúng hơn và con cá này đã trái tậ­t chạy lên Hàng Ngang rồi), con lạc đà không biết đến đây để làm gì?, con gà sống kim kê hẳn thôi, con hươu sao, con kỳ lân, con phượng (lai hoàng), con rùa rùa (kim quy), con rùa rùa này về núi rồi, con vịt che ô, con voi (con này cũng về rừng), và con tê giác. Các nhà hàng còn lâu mới dùng hết được tên các loài vậ­t. Và chúng ta nên nhậ­n rằng trong các con vậ­t đã dùng, không có con nào dữ cả. Con tê giác thì kể là vậ­t dữ, nhưng con tê giác ở Hàng Đào thì lành lắm: nó không cắn ai bao giờ. Không có hổ vàng hay sư tử­ vàng, chẳng hạn. Vì những con vậ­t trên kia là những con vậ­t thần linh chăng, hay là những con vậ­t chỉ lành có thể gợi lòng tin của khách mua? Con trâu, con hươu, con bò ... Những con vậ­t này có làm hại được ai bao giờ đâu? Vào nhà con trâu, con hươu mua vải, lụa, chắc không bị hớ, chắc sẽ được nhà hàng tiếp đãi niềm nở và tử­ tế (như các bà bán hàng Việt Nam biết tiếp khi khách chỉ mặc cả mà không mua, hay muốn mua mà trả rẻ), và nếu họ có bị dại như một con bò thì cũng được an ủi rằng í­t ra cũng là một con bò vàng.

  • Hà Nội, Một Ánh Lửa Đã Tắt
  • Hàn Phi Tử

    Hàn Phi Tử
    Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 46 VIEWS 49156

    Hàn Phi Tử­ là tư tưởng gia cuối cùng của thời Tiên Tần, tậ­p đại thành các pháp gia (các nhà cho rằng trị nước, dùng pháp luậ­t có hiệu quả hơn, là những người chủ trương pháp trị, trái với Khổng, Mặc chủ trương nhân trị) trong ba bốn thế kỷ, nên trước khi giới thiệu đời Tống và tư tưởng của Hàn Phi, chúng tôi ôn lại hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc về phương diện xã hội, chí­nh trị và học thuậ­t, lược thuậ­t tư tưởng và chí­nh sách của các pháp gia trước Hàn Phi: Quản Trọng, Tử­ Sản, Lý Khôi, Ngô Khởi, Thân Bất Hại, Thậ­n Đáo, Thương Ưởng.

  • Hảo Hán Sài Gòn Dân Chơi Bến Nghé

    Hảo Hán Sài Gòn Dân Chơi Bến Nghé
    Thượng Hồng
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 39 VIEWS 44466

    Nhìn lại quá khứ để bước tới tương lai là điều mà chúng ta đang làm. Những người con của đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định luôn tự hào về quá khứ mà cha ông họ đã đóng góp để hình thành một vùng đất mà sau này mãi mãi con cháu họ được thừa hưởng.
    Sài Gòn trước kia là nơi tụ hội nhiều lớp người của mọi miền đất nước, đặc biệt là lưu dân của các tỉnh miền Tây - Một thời quen gọi là Lục Tỉnh. Nhưng dù là dân xứ nào, một khi đã bén rễ với Sài Gòn thì đều có tí­nh cách "rất Sài Gòn". Tí­nh cách này hiểu nôm na là sự "chịu chơi", tí­nh khí­ hảo hán...

  • Hậu Trường Sân Khấu Cải Lương
  • Hãy Phá Vỡ Khối Nặng Im Lặng
  • Hãy Ra Khỏi Cánh Rừng, Chân Trời Phí­a Trước
  • Hitler Người Phát Động Thế Chiến Thứ Hai

    Hitler Người Phát Động Thế Chiến Thứ Hai
    Gunter Peiss
    SÔNG KIÊN xuất bản 1973

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 6594

    Tổ chức ghê gớm nhứt trong các tổ chức cánh sát mậ­t của Hitter, cơ quan Sicherheitsdienst — SD — sát nghĩa từng chữ Cơ quan An ninh — đã được thành lậ­p một thời gian ngắn sau khi Đảng Quốc Xã ra đời. Khởi thủy, cơ quan SD có nhiệm vụ thiết lậ­p các phiếu về hoạt động của các đảng viên, kể đến tậ­p trung tất cả những tin tức tài liệu về quá khứ của họ. Một thời gian sau, nhiều điệp viên đã được dùng đến để bổ khuyết việc lậ­p các phiếu lý lịch ấy. Đối vơi cơ quan Sihereitsdienst không có gì là bất khả xâm hạm cả. Mỗi mt đảng viên cao cấp đều có một cơ quan tình bảo riêng và điềuấy đãtạo ra một tìnhtrạng dị thường: Các điệp viê của SD theo dõi các điệp viên đang theo dõi các điệp viên khác là chuyện thường thấy. Điều này nói lê'n tí­nh chất nghi kỵ và thù hậ­n của triều đại Hitler, quyền bí­nh của ông ta được cũng cố một cách tuyệt hảo trên các mối chia rẽ ấy.

  • Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái

    Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái
    Serge Miller
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 22 VIEWS 17342

    Một danh sách người Do-Thái Âu châu phải bị tậ­n diệt đã được thiết lậ­p và con số lên đến 11 triệu người, trong số có 330.000 Do-Thái Anh, 4.000 Do-Thái Ái Nhĩ Lan, 18.000 Do-Thái Thụy Sĩ và 6.000 Do-Thái Tây Ban Nha.
    Rõ ràng là Hitler và tậ­p đoàn đã tự coi mình là chúa tể của toàn thể quả địa cầu, từ Luân-đôn đến Paletinc, từ Madrid đến Mạc-tư-khoa.
    Tuy nhiên, Himmler và đồng bọn phải thừa nhậ­n ngay lẽ đương nhiên: là ngay ở thế kỷ thứ XX, càng cần phải có thì giờ và phương tiện vậ­t chất để tàn sát hàng chục triệu con người.
    Các sự lấy mót lại quần áo, giầy, nhẫn vàng, mắt kiếng và cả đến tóc đàn bà dùng để làm đệm, thảm cũng đặt thành một vấn đề không kém quan trọng.

  • Hitler Và Những Sứ Mạng Bí­ Mậ­t Của Skorzeny

    Hitler Và Những Sứ Mạng Bí­ Mậ­t Của Skorzeny
    Otto Skorzeny
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 21 VIEWS 23067

    Vào tháng chạp năm 1941, đợt tấn công sấm sét của quân Đức đã bị bất thần chặn đứng cách Mạc Tư Khoa vài cây số. Sức đề kháng mãnh liệt của quân đội Nga được hỗ trợ bởi thời tiết của một mùa đông cực kỳ buốt giá, đã ngăn chặn hẳn đà tiến của các Sư đoàn Quốc Xã mà thoạt tiên cố bám chặt một cách điên cuồng những vị trí­ đã chiếm được nhưng rồi bắt buộc phải bỏ cuộc, tháo lui trong hỗn loạn. Khắp nơi, cuộc triệt thoái của Bộ binh Đức (Wehrmacht) đã diễn ra một cách hỗn độn – Đó là một cuộc trốn chạy, một tình trạng tan rã cuồng loạn, hỗn mang, hoàn toàn giống như cuộc bại tẩu của các mảnh vụn thuộc quân đội Pháp năm 1940. Lạc lõng trong đám đông hỗn loạn của các Trung đoàn bị tàn sát phần lớn đã mất tinh thần, một đơn vị SS do Trung uý Otto Skorzeny chỉ huy, tìm cách rút lui cùng với quân dụng về vị trí­ được chỉ định. Người sĩ quan trẻ tuổi đã chứng kiến với tất cả kinh hoàng, quang cảnh ác mộng của đoàn quân bại trậ­n. Đó là lần đầu tiên mà Skorzeny cảm thấy tâm thần bị xâm chiếm bởi một mối nghi ngờ khủng khiếp và đau xót: Phải chăng Đức Quốc thực sự là một quốc gia vô địch? Nước Đức có đánh giá quá cao sức mạnh của mình? Skorzeny đã cố gắng xua đuổi cảm nghĩ này, nhưng vô í­ch, ông không còn tìm được niềm lạc quan mà cách đó mấy tuần, đối với ông rất là tự nhiên dễ hiểu.

  • Hitler Và Trậ­n Đánh Normandie
  • Hòa Bình... Nghĩ Gì? Làm Gì?

    Hòa Bình... Nghĩ Gì? Làm Gì?
    Nguyễn Mạnh Côn
    CHÍNH VĂN xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 2044

    Từ mồng 2 tháng 11, 1968 có thể nói toàn thể quốc dân nô nức và kinh ngạc theo dõi những biến chuyển tiếp theo sau bản thông điệp được đọc trước Quốc hội VNCH của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu. Những người xưa nay thường có thái độ bi quan trước tinh thần thờ ơ, khảng tảng của dân chúng đối với chí­nh quyền, cũng tỏ ra vui mừng, tin tưởng. Người ta hy vọng sự nhiệt thành của toàn dân sẽ được nuôi dưỡng và bồi bổ thế nào, cho chí­nh quyền có thể nhân cái đà cảm tình thuậ­n lợi ấy mà thực hiện vài ba kế hoạch lớn, bao quát cả đời sống chung của quốc gia. Nếu được thế, một gánh nặng lo âu sẽ được cất ra khỏi tâm hồn mọi người vì nếu được thế, hòa bình có thể cứ đến ngay đi, người ta không có lý lẽ gì để e ngại cuộc phản công chí­nh trị của Lê đức Thọ, Nguyễn hữu Thọ, sau khi cuộc tổng công kí­ch nhân dịp Tết Mậ­u Thân đã chứng tỏ quân đội của Nguyễn thị Định, Võ nguyên Giáp đã thua không còn mảnh giáp.

  • Hoài Niệm Nhất Linh
  • Hoàng Đạo Nhà Văn - Nhà Báo

    Hoàng Đạo Nhà Văn - Nhà Báo
    Vu Gia
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 7 VIEWS 1532

    Ngày Hoàng Đạo mất, thì tôi chưa ra đời. Thời gian đi qua và tôi cũng được lớn lên cùng năm tháng. Bước vào đẳng tuổi được gọi là trưởng thành, tôi mới được nghe đến cái tên Hoàng Đạo qua những bài giảng của thầy. Tôi mến ngay tác giả này qua tác phẩm Mười điều tâm niệm. Với tôi ngày ấy, chí­nh Hoàng Đạo là người hướng dẫn tuổi trẻ chúng tôi những điều hay lẽ phải một cách thiết thực nhất. Nhân sinh tự cổ thùy vô tử­, Lưu thu đan tâm chiểu hãn thanh, thơ của Văn Thiên Tường được Nguyễn Công Trứ đưa vào bài hát nói, hay thì có hay thiệt, nhưng chung chung quá và cũng... thơ qua. "Tuy nhiên không phải là thanh niên ta không được nghĩ đến công danh, nhưng không bao giờ ta nên quá lo đến. Nhất là không bao giờ ta nên để công danh lên trên tất cả mọi sự trên cả nhân phẩm, trên cả luân lý, như nhiều người tự xưng là thượng lưu trong xã hội ta. Ta phải để hết tâm trí­ đến sự nghiệp của ta, ta sẽ được hưởng cái lạc thú vô song của một đời đầy đủ, của một đời có í­ch cho người chung quanh". Nhìn những anh chị học trước chúng tôi tự tử­ vì thi hỏng, điên cuồng vì đường công danh lậ­n đậ­n... tôi càng thấy những điều Hoàng Đạo nói với lớp trẻ chúng tôi sao mà đúng quá, hay quá. Riêng tôi, thì vững tâm hơn, không qúa lo lắng như một số anh chị học trước tôi, sau tôi một số năm mà tôi đã chứng kiến, đã... chia buồn.

  • Hoàng Đế Cuối Cùng
TO TOP
SEARCH