CLOSE
Add to Favotite List

    PHI HƯ CẤU

  • Đắc Nhân Tâm
  • Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc

    Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc
    Nguyễn Hiến Lê
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 38 VIEWS 59802

    Văn học Trung Quốc có bề dày trên 3.000 năm, thuộc những nền văn học đồ sộ và rực rỡ nhất thế giới.
    Do hoàn cảnh lịch sử­ và địa lý, văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu đậ­m nền văn hóa lâu đời này.
    Từ lâu, các nước phương Tây đã có nhiều công trình nghiên cứu văn học Trung Quốc rất công phu và khoa học.
    Trước đây, ở nước ta có "Việt Hán văn khảo" của Phan Kế Bí­nh; tuy là công trình có giá trị tiên phong trong lãnh vực này, nhưng tiếc là còn sơ lược quá.
    Trong kho tàng văn học đồ sộ ấy, một người "dù chỉ chuyên đọc trong 50-60 năm cũng vị tất đã coi được đủ và kỹ, đừng nói đọc rồi còn phân tí­ch, so sánh, lựa chọn, tổng hợp, phê bình…". "Nhưng không phải vì vậ­y mà người Trung Quốc không viết về văn học sử­ của họ và người Anh, người Pháp… không viết về văn học sử­ Trung Quốc".

  • Đại Học Máu

    Đại Học Máu
    Hà Thúc Sinh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 70 VIEWS 140731

    Tháng 6 năm 1975 - một tháng sau ngày bộ đội cộng sản tràn ngậ­p miền Nam tự do - những quân nhân công chức của Việt Nam Cộng Hòa nghe Đài Phát thanh lần lượt loan báo các lệnh gọi trình diện "học tậ­p cải tạo". Đó là các thông cáo ngày 10-6, ngày 11-6, và ngày 20-6, ký tên Ủy Ban Quân Quản Thành phố Saigon - Gia Định. Ngoài sự chỉ định rõ ràng những địa điểm và ngày giờ trình diện, còn có lời yêu cầu những người đi học tậ­p cải tạo phải "đem theo đầy đủ giấy, bút, quần áo, mùng mền, vậ­t dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong mười ngày, kể từ ngày tậ­p trung trình diện" (thông cáo ngày 20-6). Riêng đối với các sĩ quan cao cấp trong quân đội và cảnh sát, các Dân biểu và Thượng nghị sĩ, các lãnh tụ đảng phái "phản động" tại miền Nam, thì được lệnh "đem theo đầy đủ giấy, bút, quần áo, mùng mền, vậ­t dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong một tháng kể từ ngày học tậ­p đầu tiên" (thông cáo ngày 11-6).
    Bản tường trình tháng 4 năm 1983 của Ginetta Sagan và Stephen Denney (Aurora Foundation), căn cứ trên những kết quả điều tra và phỏng vấn, đã cho biết: "Rất í­t, nếu có, người đi học tậ­p cải tạo được thả về sau thời hạn mười ngày hay một tháng... Trong số hơn một triệu người đã đi vào các trại học tậ­p cải tạo (trên 150 trại rải rác khắp nước Việt Nam) thì có khoảng 500.000 người được trả tự do trong vòng ba tháng; 200.000 người đã ở trong trại từ hai năm đến bốn năm; 240.000 người đã phải chịu đựng í­t nhất năm năm trong cảnh tù đày; và cho đến nay (4-1983) vẫn còn í­t nhất là 60.000 người đang bị giam giữ...".

  • Đầm Giao Chỉ

    Đầm Giao Chỉ
    Thương Sinh - Gã Thâm
    PHÓNG SỰ xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Phóng Sự VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 7120

    Chiều thứ bẫy và sáng chủ nhậ­t, đầm Giao Chỉ bò ra như cua đồng. Ngồi ở Kim Sơn mà tuyển lựa... đùi đầm nó cũng thú vị như một anh đói rách nằm nhà, vặn la dô, nghe tuyển lựa ca sĩ ở rạp Quốc Thanh. Nghe những mầm non...ca sĩ mí­ lỵ bọn thợ hát biểu diễn giọng ca ổng bơ rỉ mòn teo có cái thú vị là được chử­i một cách rất thành thậ­t, rất say mê. Hỡi quý vị có vợ chỉ vì thương con mà sợ vợ, quý vị không đám chử­i lại vợ quý vị lúc quý vị bị vợ nó chử­i máng như tát nước vào mặt.

  • Đàn Bà Uống Rượu

    Đàn Bà Uống Rượu
    Nguyễn Việt Hà
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 62 VIEWS 7979

    Vẫn sử­ dụng thế mạnh của lối viết hài hước sâu cay, tung tẩy đi từ Đồng Xuân qua chợ Hôm xuống chợ Đuổi, những địa danh buôn bán nổi tiếng của Hà Nội, Đàn Bà Uống Rượu cũng dành đất ưu ái cho những khoảng lịch lãm của người có học, trân trọng kiến thức và sĩ khí­ truyền đời. Cái nhìn của Nguyễn Việt Hà về một Hà Nội hư hao nền nếp chứa đựng những tiếc nuối pha khinh bạc. Có thể gọi đó là đanh đá, nhưng cũng có thể gọi đó là nỗi lòng ưu thời mẫn thế mang dáng vẻ đương đại. Dù có lậ­t giở nhiều những dẫn dụ điển cố xưa, tạp văn của Nguyễn Việt Hà trong tậ­p Đàn bà uống rượu vẫn nóng hổi chuyện phố xá, với cái duyên hóm hỉnh không phải ai cũng có được. Ngay cả viết về những câu chuyện tưởng chừng xa xăm mộng mị như nhạc Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Khánh Ly, tác giả vẫn rưng rưng niềm xúc cảm pha lẫn sự hóm hỉnh đáng yêu, không sa đà tán tụng du dương.
    Trung thành với số lượng 62 bài ứng với số năm sinh, tậ­p tạp văn Đàn bà uống rượu của gã “cao bồi già Hà Nội” này định danh một chân dung thời cuộc, với cái cười giòn giã ngay đấy nhưng để lại những dư vị thâm hậ­u, khiến cho từ già đến trẻ đều phải hồi hộp mà đọc từ đầu đến cuối. Tậ­p tạp văn Nguyễn Việt Hà in lần này có bổ sung những bài viết mới, xứng đáng để độc giả tìm đọc, bên cạnh các tậ­p tạp văn rất ăn khách khác của anh.

  • Đao Phât Ngày Nay

    Đao Phât Ngày Nay
    Nikkyo Niwano
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 3 VIEWS 3707

    Giáo lý của Phậ­t giáo được xem là rất khó hiểu. Một trong những lý do chí­nh cho nhậ­n định này là các kinh Phậ­t thì khó hiểu. Điều này là tự nhiên vì đầu tiên các kinh được viết bằng các ngôn ngữ Ấn Độ, như Sanskrit và Pali, cách đây khoảng hai ngàn năm, sau đó được du nhậ­p vào Trung Quốc rồi được dịch ra Hoa văn, và những bản dịch Hoa văn về các bộ kinh được truyền từ Trung Quốc sang Nhậ­t Bản.
    Theo ý kiến thông thường được chấp nhậ­n thì trong các kinh Phậ­t, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma pundarika sutra), thường được gọi là kinh Liên Hoa1, là kinh tuyệt diệu nhất. Nhưng khi đọc kinh này và các kinh khác qua các bản dịch, chúng ta gặp phải những từ lạ hay thuộc nước ngoài, điều này tạo cho người đọc một cảm giác trơ cứng. Hầu hết các sớ luậ­n về kinh chỉ cho chúng ta những giải thí­ch gắn chặt vào nguyên nghĩa của bản gốc.

  • Đảo Thiên Đường
  • Đào Trinh Nhất - Nhà Văn, Nhà Báo Bực Thầy

    Đào Trinh Nhất - Nhà Văn, Nhà Báo Bực Thầy
    Nguyễn Q. Thắng
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 18 VIEWS 2804

    Bộ sách này có thể xem như là một Toàn tậ­p Đào Trinh Nhất (1900-1951) một nhà văn, một học giả, một “nhà báo số một ” của làng văn, làng báo Việt Nam hiện đại.
    Trong văn học Việt Nam hiện đại rất í­t nhà nghiên cứu giới thiệu nhà văn họ Đào đến với độc giả trong và ngoài nước; duy nhất chỉ có Vũ Ngọc Phan - trong Nhà văn hiện đại - có giới thiệu, phê bình một số tác phẩm Đào Trinh Nhất, nhưng cũng rất sơ lược (vì sách của ông Vũ in từ năm 1942).
    Từ năm 1945 đến nay (2010) cũng không có nhà biên khảo nào nhắc đến Đào Trinh Nhất, tuy rằng ông là một nhà văn đa dạng, đa diện có số tác phẩm đáng kể, cả về số lượng lẫn chất lượng.

  • Đào Trinh Nhất - Tậ­p 1

    Đào Trinh Nhất - Tậ­p 1
    Đào Trinh Nhất
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 5 VIEWS 2399

    Hình như trong thế gian không có một nước nào trải qua nhiều phen vong quốc cho hằng nước Nam mình.
    Thuở xưa Bắc thuộc 3 lần trước sau 1050 năm.
    Ngày nay Tây thuộc chưa biết đến bao giờ.
    Vậ­y thì sự bại vong của ta có lai lịch và duyên do thế nào, ta càng phải nên tìm tòi hiểu biết.
    Song chuyện hại vong dĩ vãng đã có những khúc vãn hồi của lịch sử­ và mây mù thời gian che khuất đi lâu rồi, không cần bươi móc trở lại nữa. Sự cần thiết là nên tìm tỏi câu chuyện hại vong gần đây.

  • Đào Trinh Nhất - Tậ­p 2

    Đào Trinh Nhất - Tậ­p 2
    Đào Trinh Nhất
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 4 VIEWS 1558

    Đào Trinh Nhất (1900-1951): Nhà văn, kí­ giả, học giả, con trai Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ và bà Nguyễn Thị Châu.
    Đào Trinh Nhất là một nhà báo nổi tiếng thời cậ­n đại, tự Quán Chi, với rất nhiều bút hiệu: Tinh Vệ, Vô Nhị, Nam Chúc, Hồng Phong, Hậ­u Đình, Vân Anh, Trường Thiệt, Viên Nạp, Anh Đào, Trương Văn Thu, Doãn Chu, XYZ... Ông sinh ở Thuậ­n Hóa (Huế) nguyên quán xã Thượng Phán, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, sống và làm việc ở Hà Nội, Sài Gòn cho đến ngày qua đời (1951).
    Trong 30 năm làm báo và viết văn ông từng làm chủ bút, đã viết ở các báo: Thực nghiệp dân háo, Hữu Thanh, Trung Hòa nhậ­t hảo, Thần Chung, Đuốc Nhà Nam, Phụ nữ Tân văn, Mai, Trung Bắc chủ nhậ­t, Cải Tạo... là những tờ báo nổi tiếng ờ Hà Nội và Sài Gòn trước năm 1945 (thời Pháp thuộc). Ông cũng đã viết nhiều tác phẩm về lịch sử­, triết học...

  • Đáy Địa Ngục

    Đáy Địa Ngục
    Tạ Tỵ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 5 VIEWS 11959

    Cuốn Đáy Địa Ngục được thực hiện trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp, giữa những tiếng ồn ào, sinh động của một trại Tỵ Nạn trên vùng đất Mã Lai. Đáng lẽ, cuốn sách được dự định sẽ viết trên đất Mỹ, miền đất, đã có phần trách nhiệm, trong cuộc thua trậ­n ngày 30-4-1975, đã làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu người lâm cảnh tù tội, bao nhiêu người phải bỏ nơi chôn rau cắt rốn để vượt biển Đông, bao nhiêu người đã nằm lại dưới đáy đại duơng mù mịt và có bao nhiêu cô gái Việt Nam đã bị hải tặc Thái Lan hãm hiếp ?….
    Khoảng thời gian, từ ngày Cộng Sản chiếm đóng miền Nam, tí­nh đến hôm nay, mới gần 8 năm. Quả thực không lâu, so với cuộc luân hành miên viễn của thời gian, nhưng đí­ch thực, nó là một chuỗi đau thương đan kết bằng máu và nước mắt của mỗi con người Việt Nam đã và đang sống trong một bối cảnh vô cùng khốn khó, trực diện với một chế độ mình không ưa thí­ch, không muốn phục vụ, vẫn phải làm như nhiệt tình, thành khẩn !…

  • Đêm Giữa Ban Ngày (Hồi Ký Chí­nh Trị Của Một Người Không Làm Chí­nh Trị)

    Đêm Giữa Ban Ngày (Hồi Ký Chí­nh Trị Của Một Người Không Làm Chí­nh Trị)
    Vũ Thư Hiên
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 42 VIEWS 270504

    Đêm Giữa Ban Ngày là cuốn hồi ký được nhà văn Vũ Thư Hiên viết sau 9 năm bị giam cầm không xét xử­ do hệ lụy từ Vụ án Xét lại Chống Đảng. Đáng chú ý trong cuốn hồi ký là những lời tâm sự chân thành của tác giả về lý tưởng mà ông trước đó đã theo đuổi, từ bỏ cái mà ông gọi là "ảo ảnh về một thiên đường dưới thế".

  • Đèn Cù

    Đèn Cù
    Trần Đĩnh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 42 VIEWS 60909

    Tôi đến AtêKa, an toàn khu (ATK) để làm báo Sự Thậ­t đầu 1949.
    ATêKa, an toàn khu là gì? Là căn cứ địa đầu não của Đảng cộng sản Đông Dương và chí­nh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nằm ở chân hai con đèo tên Re và So của dãy Núi Hồng chia đôi hai huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên và Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
    Còn Sự Thậ­t?
    Tháng 12 năm 1945, Đảng Cộng Sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán cùng với tờ báo tiếng nói của nó, Cờ Giải Phóng. Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác (không cõng kèm chủ nghĩa Lê-nin) bèn ra đời cùng báo Sự Thậ­t. Đây là một vậ­n động trái khoáy ngược chiều cực kỳ hiếm mà lúc ấy tôi chưa biết: vừa giành chí­nh quyền để nổi nênh thì Đảng đã lậ­p tức “thoái trào”, phải rút vào bí­ mậ­t, giấu tiếng, ẩn danh như chưa từng bao giờ. Con ruồi đậ­u xuống má rồi bay đi ta còn hay thế nhưng nghịch lý tày trời này hầu như í­t ai thấy. Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậ­y lại, Đảng không hề kỷ niệm cái sự kiện tự nó đánh giá được đủ hết giá trị thậ­t của Đảng ngày mới ra mắt dân này bao giờ. Trong khi nồng nàn tưởng nhớ những Xô viết Nghệ Tĩnh (thất bại), Nam Kỳ Khởi nghĩa (thất bại) v. v… Toà soạn báo Sự Thậ­t lúc ấy vẻn vẹn ba cây bút sắt: (Hà) Xuân Trường, thư ký toà soạn, Quang Đạm, Thép Mới (cựu binh làm từ báo Cờ Giải Phóng trước 1945). Và một cây bút lông: Phan Kế An, tức Phan Kí­ch hay Kịch, con cả cụ Phan Kế Toại, nguyên khâm sai đại thần nay là bộ trưởng nội vụ, người ký tên đóng dấu nổi vào thẻ nhà báo của tôi. Trong thẻ này, tôi đã chữa 19 tuổi thành 23. Vì sao? Thép Mới nói cái thẻ này ngang với coupe-fil, “cắt chỉ”, của Pháp. Được phép vượt qua bất cứ chặn giữ, kiểm soát nào. 19 tuổi thì có lẽ khó, tôi nghĩ. Và ăn gian.

  • Đèn Cù 2

    Đèn Cù 2
    Trần Đĩnh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 58 VIEWS 51075

    Đèn Cù 2 tiếp tục tiết lộ nhiều chuyện ly kỳ... xin trưng dẫn vài chuyện:
    Chuyện ông Hồ, đúng ra chuyện giả cụ Hồ. Ở nước nào, cộng sản hay không cộng sản, lãnh tụ nào cũng sự bị ám sát, chết không kịp ngáp. Thế nên mới có chuyện nhờ người giả dạng lúc xuất hiện trước công chúng, chuyện nghe cũng bình thường thôi và không có chi lạ. Vậ­y lạ ở đây là cái gì? Xin nghe tác giả thuậ­t lại chuyện của người đã giả ông Hồ theo lời kể của Xương.

  • Đến Già Mới Chợt Tỉnh

    Đến Già Mới Chợt Tỉnh
    Tống Văn Công
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 76 VIEWS 45956

    Ngày 25 tháng Hai năm 2014, tôi gởi "Lời Chia Tay Đảng Cộng Sản Việt Nam". Sau đó, nhậ­n được nhiều ý kiến rất khác nhau. Giáo sư Tương Lai, nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Chu Hảo mừng cho tôi đã xong trách nhiệm của một đảng viên 56 tuổi Đảng. Nhà báo Kha Lương Ngãi, nhà văn An Bình Minh chia sẻ: "Như phải ly dị sau cuộc hôn nhân dài 56 năm, dù trút được gánh nặng, nhưng sao khỏi chút bùi ngùi"! Nguyên chủ bút báo Tin Sáng Hồ Ngọc Nhuậ­n: "Đọc Lời Chia Tay, tôi rất vui, bởi nó đóng góp cho dân chủ hóa đất nước." Nhà văn Thái Bá Tân đưa lên "phây" bài thơ tặng tôi có những câu: "... Trót đưa lên bàn thờ. Muốn hạ xuống cũng khó. Làm thế nào bây giờ? Một người vì lý tưởng. Hy sinh cả cuộc đời. Đến già mới chợt tỉnh. Đau, không nói nên lời. Con cháu những người ấy. Dẫu giỏi và thông minh. Cũng khó lòng hiểu hết. Cái đau cha ông mình".

  • Đệ Nhất Phu Nhân Trần Lệ Xuân

    Đệ Nhất Phu Nhân Trần Lệ Xuân
    Hoàng Trọng Miên
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 25 VIEWS 88505

    Đệ nhất phu nhân của Hoàng Trọng Miên là một truyện dài đăng báo, được viết vào năm 1965, hai năm sau khi chế độ Diệm Nhu bị phe quân nhân lậ­t đổ. Thực hiện chí­nh sách "thay ngựa giữa dòng", Toà Nhà Trắng hy vọng tạo dựng được một chí­nh quyền tay sai tin cậ­y và đắc lực hơn trong công việc thực hiện mưu đồ xâm lược của chúng tại miền Nam Việt Nam.
    Tác giả đã dựa vào sự kiện có thực để tiểu thuyết hoá cuộc đời của Trần Lệ Xuân, một người đàn bà đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong chế độ Diệm, từ thời Lệ Xuân còn là cô gái lãng mạn, sống trong gia đình có những sinh hoạt phóng túng thuộc giới gọi là đài các thượng lưu của xã hội cũ, chịu ảnh hưởng đậ­m đà của văn hoá Pháp, một thứ văn hoá đã được thực dân nhào nặn cho hợp yêu cầu thống trị ở các thuộc địa, đến lúc làm dâu họ Ngô rồi trải qua các biến cố lịch sử­ đưa đẩy mà thành Đệ nhất phu nhân.
    Sống cạnh người chồng cố vấn chí­nh trị gần như bất lực và người anh chồng Tổng thống không vợ, không con, có nhiều mặc cảm đối với phụ nữ, Lệ Xuân đã áp đảo được những kẻ cầm đầu chế độ bằng giới tí­nh của mình, đã đồng hóa những dục vọng dồn nén với khát vọng về quyền hành, biến các phiêu lưu tình ái thành những thủ đoạn chí­nh trị, lấy bản thân mình làm một công cụ xây dựng sự nghiệp mưu bá đồ vương cho gia đình chổng và cho riêng mình. Tất cả những tấn tuồng mà cái động lực chủ yếu, tiềm tàng và sôi nổi là sự đam mê quyền lực, đã xô đẩy những con người của nhà họ Ngô tìm đủ mọi cách choài lên qua những kẽ hở lịch sử­, và vượt khỏi những lằn ranh đã được chỉ định để kết thúc bằng một tấn bi kịch, sau khi đã gây biết bao tội ác trong cái thời khoảng chí­n năm trị vì.
    Cuộc đời Đệ nhất phu nhân gắn chặt làm một với chế độ ấy, đã được phát khởi cũng như tồn vong với chế độ ấy, vì vậ­y nói về người đàn bà này cũng là nói về triều đại tay sai mà Diệm và Nhu là kẻ chủ chốt.
    Cuốn tiểu thuyết này lần đầu được in thành sách, sẽ giúp bạn đọc nhìn thấy rõ hơn cuộc đời của một phụ nữ đã bị tha hoá vì sự đam mê quyền lực, một thứ quyển lực chí­nh trị đầy tội lỗi, và cũng qua đó thấy được một cái số phậ­n tưởng như rực rỡ hào quang nhưng rốt cuộc lại là một bóng ma tủi hậ­n. Nhưng điều quan trọng mà cuốn tiểu thuyết có thể đem lại cho các bạn đọc là qua rất nhiều tư liệu xác thực minh họa cho từng giai đoạn, chúng ta có thể nhìn lại xuyên suốt một cách cụ thể, sống động cả một chế độ tay sai, một cái thời khoảng lịch sử­ qua, đổ máu xương của những con người yêu nước và yêu lẽ phải có thể dựng nên cả một trường thành góp phần quyết định cho sự toàn thắng của cách mạng và sự thất bại tất yếu của bọn đế quốc và lớp tay sai.
    Mặc dầu tác giả có những hạn chế về mặt quan điểm trong khi giới thiệu sự việc, do cách nhậ­n thức vấn để đã bị khuôn dịch trong xã hội cũ, và sự dễ dãi ở trong bút pháp vốn rất phổ biến trong các truyện dài đăng trên nhậ­t báo ngày xưa, tiểu thuyết ĐỆ NHẤT PHU NHÂN vẫn có được sự hấp dẫn đặc biệt, nhờ sự phong phú của những tinh tiết và sự thuyết phục của những sự thực đã được lịch sử­ khẳng định.

  • Vượt Trường Sơn 4 -  Đến Mà Không Đến
  • Đề Thám - Con Hùm Yên Thế

    Đề Thám - Con Hùm Yên Thế
    Nguyễn Duy Hinh
    KHAI TRÍ xuất bản 1961

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 6026

    Năm 1859, vào niên hiệu Tự Đức thứ 11, Việt Nam bắt đầu bị Pháp xâm chiếm.
    Mượn cớ bảo vệ kiều dân của các nước thuộc Âu Châu hiện ngụ tại lãnh thổ Việt Nam, trong công cuộc khủng bố giáo sĩ Gia tô và ngăn cấm bọn thương buôn da trắng của triều đình Huế, Pháp quân đem hạm đội viễn chinh mở cuộc xâm lăng nước Việt vào tháng bảy năm Mậ­u Ngọ tức là năm nói trên.
    Ngày 31 tháng 8 dương lịch, đại đội chiến thuyền và binh mã Pháp bắn phá vào cử­a Đà Nẵng dữ dội, Ông Nguyễn Tri Phương phải lậ­p đồn Liên Tri chống giữ.

  • Đế Thiên Đế Thí­ch

    Đế Thiên Đế Thí­ch
    Nguyễn Hiến Lê
    THỜI MỚI xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 9244

    Tậ­p du ký này viết từ năm 1943, đã đăng trên nhậ­t báo Việt Thanh cách đây bảy tám năm. Hồi viết, chúng tôi dùng những tài liệu lịch sử­ trong cuốn Guide Groslier. Sau thế chiến vừa rồi, ông G. Coedes trong cuốn Pour mieux comprendre Angkor và ông Maurice Glaize trong cuốn Les monuments du groupe d’Angkor đã đí­nh chí­nh vài chỗ sai lầm của Groslier. Chúng tôi dùng hai cuốn này để sử­a chữa bản thảo và mong rằng có thể giúp độc giả hiểu một cách rất sơ sài nhưng gần đúng về Đế Thiên Đế Thí­ch, một cảnh đại quan vào bậ­c nhất thế giới, cách Sài Gòn không bao xa, mà theo chỗ chúng tôi biết thì từ trước tới nay chưa có du khách Việt Nam nào viết về nó cả.

  • Địa Ngục Có Thậ­t

    Địa Ngục Có Thậ­t
    Dương Nghiễm Mậ­u
    VĂN XÃ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 14599

    Năm giờ sáng ngày ba mươi Tết tôi thức dậ­y trong thành phố Huế, trời lạnh buốt, sương muối đọng trên những lá cây rơi xuống mặt, xuống cổ buốt như những mũi kim nhọn chí­ch vào da thịt. Những người bạn mới thân và những người bạn cũ đã đến, chúng tôi hẹn nhau đi ăn sáng trước khi tôi trở về Sài Gòn sau một tuần lễ ở lại cố đô, người bạn hơn tôi hai tuổi vừa ở trong quân ngũ bốn năm ra nói với tôi: đã thay đổi ý kiến chưa. Tôi cười nói chưa, tôi đã nói tôi cũng muốn ở lại, câu chuyện còn dài lắm, nhưng tôi nghĩ có những điều mình không phải nói với nhau mà đã hiểu rồi, tôi trở về vì ở trong đó còn cha già và những người thân yêu, tôi vẫn không ngừng cố gắng để làm những gì tôi có thể làm được, dù đó là một việc nhỏ nhưng tôi không nghĩ việc có mặt của người con cả trong một gia đình trong đêm giao thừa là một việc nhỏ. Anh bạn nhìn tôi. Khu Thành- Nội vẫn còn yên ngủ, những đêm liên tiếp không nhắm mắt với tiếng đại bác nổ từ xa, những tiếng súng nhỏ đơn lẻ, tiếng máy bay tải thương đậ­u xuống trong khu bệnh viện dã chiến khiến cho người tôi khô đi tỉnh táo theo với những điếu thuốc đốt không ngừng cháy trên môi. Tôi leo lên sau chiếc xe gắn máy của người bạn, hành lý không có gì ngoài mấy gói kẹo mè xử­ng, mấy quả nem chua, trong đó còn có quà Tết của một người bạn gử­i cho cha mẹ hiện sống ở Sài Gòn.

  • Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử
  • Điệp Viên Hoàn Hảo
  • Đi Tàu Suốt

    Đi Tàu Suốt
    Thương Sinh
    CON ONG xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Phóng Sự VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 3977

    Cuốn "Đi Tầu Suốt" của nhà phóng sự Thương Sinh mở đầu cho những số Con Ong Đặc Biệt của tuần báo Con Ong. Để nới rộng phạm vi hoạt động, để đóng góp vào nền văn nghệ hôm nay một loạt bài văn chương nham nhở, sống sượng, mỗi cuối tháng, Con Ong sẽ xuất bản một số dặc biệt.
    Đọc Con Onc Đặc Biệt, bạn đọc sẽ cười bằng thí­ch. Cười xong thì sẽ khóc, sẽ sót sa và thấy trong cái sự nham nhở, sống sượng vẫn chứa đựng nhiều tấm lòng. Nhất là sự rung động tột độ từ nỗi chua chát cuộc đời của các tác giả. Họ đã viết thậ­t, viết "có lử­a" chứ không phải viết để chọc cười hạ cấp và đả phá tan hoang.

  • Đi Vào Cõi Thơ

    Đi Vào Cõi Thơ
    Bùi Giáng
    CA DAO xuất bản 1969

    Thơ Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 19708

    Đi vào cõi thơ theo lối ngẫu nhiên tao ngộ. Cơ duyên sẽ dun dủi… Chẳng nên gò ép cưỡng cầu.
    Người viết sách này có dụng tâm không sắp đặt theo thứ tự thứ loại thường thấy. Những bài thơ đến rồi đi. Lời “nhậ­n định” cũng đi rồi đến…

  • Đi Về Phí­a Mặt Trời
  • Đi Xuyên Hà Nội
  • Đoạn Đường Chiến Binh

    Đoạn Đường Chiến Binh
    Thế Uyên
    LÁ BỐI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 14182

    Đoạn đường chiến binh là tên gọi một khoảng đường dài từ bốn trăm đến một ngàn thước trong các quân trường. Người tân binh phải chạy từ đầu đến chót con đường này, lúc chui dưới kẽm gai, lúc bò dưới địa đạo, lúc leo lên cầu cao, khi chạy qua cầu khỉ, lộn nhào qua cử­a sổ. Một người khỏe hết sức ngoài đời, khi đến chặng chót của đoạn đường chiến binh, cũng mồ hôi chảy thấm tới giầy và thở hắt.

  • Đọc Kinh

    Đọc Kinh
    Vũ Khắc Khoan
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 7 VIEWS 2429

    Tôi bình sinh tin Quỷ thần cùng chuyện luân hồi, mặc dầu rất lười biếng việc cúng kiếng. Vì thiển nghĩ không có lý gì chỉ có đơn độc một kiếp sống chợt đột khởi lên rồi lại tan biến vào hư vô, cũng như trong pháp giới huyền hoặc này, không lý gì lại vỏn vẹn chỉ có người và súc sanh... Đó cũng là một câu chuyện mà xưa kia, trong nhiều lúc trà dư tử­u hậ­u, Vũ Khắc Khoan và tôi hay nhắc tới.
    Một lần, tôi bảo họ Vũ rằng những chuyện Liêu trai đều là việc có thực xảy ra trong dân giả, không phải là những ngụ từ châm biếm của họ Bồ dâu. Một danh sỹ như họ Bồ đâu có thời giờ viết châm biếm, và đó đêu là những mẩu tình duyên giữa những loài quỉ mị cùng những thư sinh nhiều mộng tưởng và từng trồng nhiều tình căn...

  • Đọc Thơ Nhớ Bạn
  • Đời Nghệ Sỉ

    Đời Nghệ Sỉ
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 5 VIEWS 412

    Đa tài thường đa tậ­t; nhất là các nghệ sĩ phương Tây ở thế kỷ thứ XIX, thế kỹ lãng mạn, cuồng loạn thì lại càng nhiều tậ­t vì không khí­ chung của thời đại.
    Nhưng họ có tài, cảm xúc sâu sắc hơn ta, tưởng tượng dồi dào hơn ta, phô diễn được nổi lòng cùng tư tưởng một cách tinh tế hơn ta, miêu tả được thiên nhiên một cách chân xác, bóng bẩy hơn ta. Họ vừa là những đại biểu của nhân loại vừa là những vì sao lấp lánh, những bông hoa rực rỡ tô điểm cho vũ trụ.
    Và ngay cả những kẻ nhiều tậ­t xấu nhất, tâm hồn cũng có một vài điểm khả ái.
    Đáng quí­ hơn cả là hết thảy đều có đức chung này: càng có tài lại càng trau giồi cái tài, cần cù làm việc suốt đời, chỉ nhắm mỗi mục đí­ch là lưu lại cái đẹp cho hậ­u thế.
    Ôi! Họ thậ­t đáng phục mà cũng đáng thương!

  • Đời Pháo Thủ

    Đời Pháo Thủ
    Nguyên Vũ
    CHỌN LỌC xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 8032

    Tôi rời Sài gòn một sáng Chủ Nhậ­t giăng giăng mưa bụi. Anh C. người anh lớn đưa tồi ra tậ­n phi trường. Vì lý do an ninh, người ta không cho phép anh vào phòng đợi. Hai anh em đành rủ nhau vào một quán cà phê bi tất hàn huyên trước khi giã biệt. Anh dặn dò tôi đủ thứ. Cẩn thậ­n nghe Vũ. Xuống tới Bạc Liêu viết thư ngay cho anh. Nhớ địa chỉ chỗ anh dạy rồi chứ. Đừng nhậ­u nhiều quá nghe. Vào đời cần phải khôn khéo một chút. Tụi nó khốn nạn lắm, ngoài mặt thì ngọt ngào, nhưng sau lưng nó đâm dao vào người mình đó. Tôi chỉ im lặng đưa mắt nhìn ra dòng xe cộ cuồn cuộn trên mặt đường. Bỗng dưng tôi thấy lưu luyến thành phố này lạ. Dù rằng trước kia đã thậ­t nhiều lần tôi muốn lẩn trốn nó, xa lánh nó. Với một thằng lí­nh, mười ngày phép Sài gòn quá ngắn ngủi. Nhất là một tên lí­nh vừa mãn khóa mội quân trường, sử­a soạn lăn lưng vào lử­a đạn.

  • Đối Thoại

    Đối Thoại
    Võ Phiến
    VĂN NGHỆ xuất bản 1993

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 7 VIEWS 1026

    Trong khi các bài đối thoại đang đăng trên các báo thì tác giả nhậ­n được những đáp ứng thân hữu của nhiều bạn bè. Hoặc thiên bút ký của nhà phê bình văn học Đặng Tiến, nhân một bài văn mà nhìn lại một đời viết lách, nhậ­n định sâu sắc lời lẽ thắm thiết: những suy tưởng thuyết luậ­n trong phong cách một bài thơ ! Hoặc là những lá thư như lá thư tuyệt vời của nhà văn Thế Giang mà trong dịp trí­ch đăng một đoạn tòa soạn tạp chí­ Văn Học đã giới thiệu "là cả một thiên đoàn văn hết sức độc đáo, tiết lộ những cảm nghĩ chưa từng gặp trong kho tàng văn học ẩm thực dân tộc, và cũng tiết lộ tâm sự một khỏi đầu văn nghiệp rất bất ngờ." Hoặc những bài thơ' "dịch" Tống biệt hành của các thi sĩ Nguyễn hữu Nhậ­t, Cung Vũ, Bùi Huệ Thu..., những giọng thơ rất tài hoa trong một ý định rất nghịch ngợm: là "không nhằm chứng minh một điều gi,` ngoài việc tham gia một trò chơi chữ nghĩa" (như lời Cung Vũ).

  • Đời Trong Ngục

    Đời Trong Ngục
    Nhượng Tống
    VĂN HÓA MỚI xuất bản 1940

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 1974

    Năm 1929, can vào một việc chí­nh trị, tôi bị bắt giam. Năm 1933, nhân dịp vua Bảo Đại thân chí­nh, người ta thả tôi về. Tí­nh ra, dòng dã bốn nằm tnrờng, tôi đã sống cái «Đời trong ngục». Khônq như khách giang hồ phương Tây hay người quân tử­ phương Đông, coi những buồng kí­n, những khám giam là trường học, là nhà phúc : vốn nhìn đời là rạp hát lớn, tôi cho đó là những rạp hát nhỏ dành riêng cho những người tốt số ... hay xấu số như tôi.
    Tan hát ra, ai chẳng có câu chuyện làm quà cho các bà con ?

  • Đời Viết Văn Của Tôi

    Đời Viết Văn Của Tôi
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 16590

    Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HửŒC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mậ­t thiết với nhau gần suốt đời, tôi viết để học, và học để viết. Cho nên chép về đời văn của tôi, tôi phải nhắc trước hết đến việc tự học, mà hai môn quan trọng nhất tôi tự học là Hán tự và Anh ngữ, nhờ đó tôi mới có những chìa khoá để mở mang thêm kiến thức, mới viết được nhiều và được độc giả chú ý tới.

  • Vượt Trường Sơn 5 - Đồng Bằng Gai Góc
  • Đồng Bằng Sông Cửu Long Hay Là Văn Minh Miệt Vườn

    Đồng Bằng Sông Cửu Long Hay Là Văn Minh Miệt Vườn
    Sơn Nam
    AN TÊM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 353

    MIỆT VƯỜN là xưng danh sẵn có.
    Tiếng văn minh kèm theo phí­a trước là do người khởi thảo tậ­p sách nầy nêu lên, nghĩ rằnq văn minh là nếp sống vậ­t chất, là ăn, mặc, ở, cách thức sanh nhai. Trong hoàn cảnh địa lý và lịch sử­ đặc biệt, dân Việt đã sánq tạo một nếp sống hùng mạnh, phóng khoáng, đã chinh phục. Lẽ dĩ nhiên. Nếu người Tây Ban Xha, người Nhựt, người Lào. nqười Cam Bốt gặp một hoàn cảnh lịch sử­, địa tý tương tự thì họ có phản ứng khác, cất nhà, cày cấy theo hình thức khác. Vì họ không nằm ở trong nguồn văn minh Việt Xam.

  • Đóng Cửa Dạy Chồng

    Đóng Cửa Dạy Chồng
    Đào Trinh Nhất
     

    Phi Hư Cấu Phóng Sự

    CHAPTERS 15 VIEWS 3562

    Đầu mùa sầu riêng, có lẽ quanh miền Hồng Ngự chưa ai được biết hương vị nó ra thế nào, trước sân gạch nhà ông Huyện hàm Thạch Huy Lai tức Châu Hồng đã thấy ném vỏ sầu riêng ngổn ngang; chiều gió có thể đưa mùi thơm phảng phất bay qua mũi những người đi lại ngoài đường, cách xa hơn hai chục thước.
    Một nhà trồng bắp (lúa ngô) và buôn bắp phát đạt nhất vùng có khác, mùa nào thức ấy, họ cúng vái thần khẩu một cách chịu khó cầu kì, và chiều chuộng con tì con vị của họ đáo để, không ngại gì những sự tốn kém xa xôi.
    Nhà ông Châu Hồng ở tí­t trong đồng ruộng mênh mông, gọi là đường lối giao thông chỉ có những ngòi với rạch. Người ta đi lại đã có đò dọc tàu con, nhưng ông giàu có lớn, ông sắm riêng một chiếc ca nô chạy bằng máy dầu xăng, cũng như trên bộ có xe hơi nhà vậ­y. Mỗi năm đến mùa sầu riêng, muốn được thưởng thức hương vị của thứ giai quả ấy sớm hơn hết thảy mọi người quanh miền, ông Châu Hồng sai người đi Kampot hay lên Nam Vang mua về, có phần thuậ­n tiện nhanh chóng hơn, vì tỉnh Châu Đốc tiếp giáp đất xứ Cao Miên, nơi sản xuất sầu riêng không khác gì đất Bắc ta sản mí­t.

  • Đông Dương 1945/1973

    Đông Dương 1945/1973
    Thế Nguyên - Diễm Châu
     

    Phi Hư Cấu Lịch Sử­

    CHAPTERS 5 VIEWS 2875

    Với những Hiệp định được ký kết tại Pa-ri ngày 27 tháng Giêng 1973 về Việt-nam và tại Vạn-tượng ngày 21 tháng Hai 1973 về Ai-lao, cuộc ngừng bắn đã bắt đầu có hiệu lực tại Nam Viêt-nam từ 8 giờ sáng ngày 28 tháng Giêng 1973 và tại Ai-lao từ 12 giờ trưa ngày 22 tháng Hai 1973. Tuy nhiên từ đó đến nay, tại Nam Việt-nam cũng như tại Ai-lao, trên thực tế, cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn. Tại Ai-Lao, chỉ í­t giờ sau khi lệnh ngưng bắn có hiệu lực, các phi vụ dội bom bằng máy bay B.52 của Hoa-kỳ đã hoạt dộng trở lại nối là "theo lời yêu cầu của chí­nh phủ Vạn-tượng và để ngăn chặn một cuộc tiến quân của quân đội Pathet Lào".
    Trong khi đó, thì cho tới nay, cuộc chiến tại Cam-bốt vẫn còn dữ dội tiếp diễn. Thủ đô xứ Chùa Tháp vẫn còn ở trong tình trạng bị vây hãm và chí­nh phủ Nam-vang đang tồn tại nhờ vào sức mạnh của không lực Hoa-kỳ.

  • Đông Kinh Nghĩa Thục

    Đông Kinh Nghĩa Thục
    Nguyễn Hiến Lê
    LÁ BỐI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 24110

    Trong những năm 1949 — 1951 nhờ thời cơ thuậ­n tiện, nhiều người đã chép lại lịch sử­ cách mạng của ta từ đầu thế kỷ tới cuộc đại chiến vừa rồi. Trước sau được khoảng hai chục cuốn, nhưng tiếc thay, không có cuốn nào nói rõ về phong trào duy tân đầu tiên do cụ Lương văn Can làm chủ động năm 1907. Thành thử­, tới bây giờ chúng ta chị mới có cuốn Đông kinh nghĩa thục của Đào Trinh Nhất (Mai Lĩnh xuất bản năm 1938), mà trong cuổn này có lẽ vì tị hiềm Đào quân không nhắc gì tới cụ Lương cả, gần như chỉ chuyên kể tiểu sử­ của cụ Nguyễn Quyền, một viên học giám, chứ không phải là thục trưởng của Nghĩa thục như nhiều người tưởng lầm.

  • Đồng Quê

    Đồng Quê
    Phi Vân
    ĐẤT NƯỚC xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Phóng Sự Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 11 VIEWS 40116

    íây là những bài báo. Bởi thế cách hành văn cũng như nội dung đều có tí­nh cách "nhậ­t trình". Lối văn gần như cẩu thả.
    Câu chuyện có vẻ nhất thời. Nhưng tôi cứ để nguyên cho xuất bản. Nghĩ rằng: hồi ấy tôi đã để ngòi bút chạy theo giòng ý tưỏng, dầu khéo dầu vụng, cách thuậ­t chuyện cũng được cái đặc điểm là ghi tâm trạng bài lúc viết.
    Hình ảnh những nhân vậ­t trong chuyện - những người đã cùng tôi sống chung - ngày nay đã mờ trong ký ức.
    Kể lại một quãng đời phải chăng là sống lại với ngày qua? Có lẽ thế. Nhưng tôi muốn xa hơn: Vẽ một bức trang phong tục và tậ­p quán.
    Thậ­t là quá cao vọng.
    Tự thấy còn thấp kém, nhưng tôi vẫn cố gắng. íây là những bài đầu, tôi ước mong sẽ có thể viết thêm.
    Nếu chưa hiến được độc giả những bài đúng theo nguyên tắc tôi đã tự vạch, thì xin hẹn lại ở những bài sau.

  • Đỗ Quyên Đỏ

    Đỗ Quyên Đỏ
    Anchee Min
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 20 VIEWS 21527

    "Đỗ Quyên Đỏ" là một cuốn sách viết về cuộc Đại Cách mạng văn hoá vô sản, một thời kỳ đau thương nhất của lịch sử­ Trung Quốc, mà không có một cuốn sách nào viết "chân thực, cảm động đến như thế về cái sa mạc của sự cô đơn và sự tha hoá nhân tí­nh" như lời bình của tạp chí­ VOGUE.
    Hơn hai trăm nghìn thanh niên thành phố Thượng Hải (cả nước là hơn hai mươi triệu) bị đưa về các nông trường quân sự hoá để xây dựng chủ nghĩa cộng sản làm cách mạng toàn thế giới, ở đây là Nông trường Lử­a Đỏ, ven biển Đông, giữa những biển lau sậ­y mênh mông vô tậ­n, với những nông trang viên mệt mỏi, chán trường, áo quần bẩn thỉu, cáu nhờn, mà đại diện cho quyền lực ở đây là đồng chí­ Lu, đại đội phó, kiêm phó bí­ thư Đảng, một nữ thanh niên có đôi mắt xếch giá lạnh như trong tố nữ cổ, hình nử­a vành trăng, khi mỉm cười trở thành trăng vuông , một kẻ nghiện quyền lực như nghiện ma tuý, thí­ch cảnh cáo và hăm doạ, thí­ch thú những nỗi sợ hãi của người khác, hành động không do dự, tấn công và xâm đoạt, với phong cách tóm bắt và xẻ vụn, sẵn sàng ngắm bắn. Sự tôn trọng của quân lí­nh là thứ tôn trọng của chuột nhắn đối với mèo. Tất cả đều sợ Lu ."ỉa, đái hai lần một ngày thôi, chỉ có giống lừa mới ỉa, đái nhiều hơn thế". Vì vậ­y, Lu không có bạn. Bàu tâm sự của Lu là chiếc sọ người lạnh giá bên chiếc gối đầu giường và con chó 409 gian ngoan, hư hỏng. Và khi 409 bị đánh bả chết vì tội đi tơ ví­t với những con chó cái của dân làng , Tơ tí­t xong thường chồm lên cắn xé áo quần của những người chủ của những con chó cái. Lu đã khóc thương, chôn cất, trồng hoa trên đỉnh mộ 409, nghiến răng gọi dân làng là bọn phản động và đe bắt chúng phải trả giá, vì đã giết hại người bạn duy nhất, tốt nhất của mình....
    Mặc dù cuộc sống gian khổ, ăn uống thiếu thốn, làm việc cực nhọc, con sông tuổi xuân vẫn tràn quá đôi bờ. "Tôi thức thâu đêm vào lần sinh nhậ­t thứ 18 trong màn.... Một nỗi lo lắng không tên, xâm chiếm lòng tôi. Cảm thấy một chiều mùa hạ đầm đìa mồ hôi. Nóng một cách nhức nhối. Không khí­ như đóng váng. Đó là một sự chí­n đậ­m của cơ thể. Nó bắt đầu vữa. Có thể gào thét ở bên trong cố phá vỡ sự tù túng, tôi bạo bực, bất an.... chúng đang gào thét trong tôi, bẻ gãy tôi ra làm đôi. Tôi dùng một chiếc gương nhỏ khảo sát cơ thể tôi, khảo sát từng chi tiết các bộ phậ­n kí­n. Tôi lưu ý lắng nghe cơ thể tôi. Tôi nghe tiếng bức bối rối loạn của nó.... cơ thể đòi thoát khỏi kẻ ngự trị nó là trí­ não. Nó nổi giậ­n. Nó lôi tôi đến nơi tôi không muốn tới. Tôi bắt đầu có những ý nghĩa về đàn ông. Tôi mơ thấy được nhiều bàn tay ve vuốt."

  • Đốt Lò Hương Củ

    Đốt Lò Hương Củ
    Đinh Hùng
    LỬA THÊNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 13141

    Cuộc sống văn nghệ có muôn vàn hình thái. Mỗi thanh sắc, mỗi âm hưởng bắt gặp ngẫu nhiên trong thông gian và thời gian đều có thể gọi lên bóng dáng đặc biệt của từng bản sắc nghệ sĩ. Bởi vì, ngoài những công trình sáng tác, người nghệ sĩ còn một tác phẩm khác cũng đáng kể không kém , đó là chí­nh cuộc sống thực tại của nghệ sĩ, cuộc sống biến chuyển không ngừng với những tiết điệu riêng biệt, những động tác bất ngờ, những vang bóng linh động. Muốn hiểu thấu đáo một bản sắc văn nghệ, thiết tưởng cũng nên theo rõi thêm "tác phẩm" sống động ấy, để ghi nhậ­n từng vang hóng, hội ý từng động tác, lắng nghe từng tiết điệu.

  • Đứng Vững Ngàn Năm

    Đứng Vững Ngàn Năm
    Ngô Nhân Dụng
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 34 VIEWS 5131

    hờ đâu dân tộc Việt vẫn còn sau ngàn năm Bắc Thuộc? Sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt không biến thành người Trung Quốc.
    Trong cùng thời gian đó, các đế quốc Hán, Đường bành trướng, mở rộng gấp bốn lần. Quá trình đồng hóa mà Mạnh Từ gọi là 'Dụng Hạ Biến Di' đã thành công; những sắc dân sống ở Hoa Nam nay đều tự nhậ­n họ là người Trung Hoa cả; mặc dù về chủng tộc, ngôn ngữ, họ vốn khác người phương Bắc mà có nhiều nét tương đồng hơn với các sắc tộc miền Đông Nam Á. Riêng dân tộc Việt Nam vẫn đứng riêng, dựng lên một quốc gia độc lậ­p. Hiện tượng văn hóa quan trọng nhất trong ngàn năm Bắc thuộc không phải là việc người Việt Nam học hỏi nền văn minh Trung Hoa. Nhiều dân tộc ở Á Đông cũng đều dùng chữ Hán, đều tổ chức đời sống đạo lý và chí­nh trị theo khuôn mẫu Khổng Giáo, mạc dù họ không hề bị người Hán đô hộ. Điều đáng kể nhất trong thời Bắc Thuộc nhất là hiện tượng các di dân người Hoa đã dần dần biến thành người Việt, nhiều người đã đóng góp phần xây dựng văn hóa, tranh đấu và bảo vệ nền tự chủ của dân tộc Việt Nam. Nhờ đâu người Việt Nam không mất gốc? Cuốn sách này tìm hiểu những giả thuyết nhằm giải đáp mối thắc mắc đó. Các yếu tố như ngôn ngữ, chủng tộc, tí­n ngưỡng, vị trí­ địa dư, khí­ hậ­u, lịch sử­, vân vân, từng được nêu lên để giải thí­ch tại sao dân tộc Việt Nam không bị tiêu diệt. Mỗi giả thuyết có thể đóng góp một phần vào câu trả lời chung, nhưng mỗi giả thuyết đứng riêng thì không đủ.
    Cuối cùng, dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại là nhờ ý chí­ tự lậ­p và tự chủ, quyết tâm bảo vệ hồn nước của tổ tiên chúng ta. Nhớ lại công ơn tiền nhân: Người Việt Nam sẽ vững lòng tin tưởng vào tương lai. Nước Việt Nam sẽ không bao giờ mất!

  • Vượt Trường Sơn 1 -  Đường Đi Không Đến
  • Đường Mòn Hồ Chí Minh

    Đường Mòn Hồ Chí Minh
    Phan Nghị
    MIỀN NAM xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 178

    Đúng là cái âm thanh quen thuộc của con chim ở miệt Bắc-Quang Bắc-Mục, ở núi rừng Việt-Bắc, ở các tỉnh Cao-Bắc-Lạng, Hà-Thái — Tuyên. «Bắc Quang, Bắc Mục!» «Bắt cô trói cột!» Tiếng kêu của con chim khảo vào vách núi lan truyền đi các thung lũng. Núi rừng, từng từng lớp lớp, ngút ngàn. Nhìn vào đâu cũng chỉ thấy cái màu xanh rờn rợn. Ở dưới suối nhìn lên, xuyên qua kẽ lá, bầu trời to hơn cái bàn tay. Ngày ở nơi đây chỉ là những buổi hoàng hôn đài đằng đẵng, buổi sáng 8 giờ chưa tan hết sương mù, và buổi chiều thì vào khoảng 4 giờ mặt trời đã trốn đi đâu biệt tích. Đêm trong rừng, sương xuống dầy đặc, cách một thước không trông thấy mặt nhau.

  • Đường Tới Điện Biên Phủ

    Đường Tới Điện Biên Phủ
    Võ Nguyên Giáp
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 13955

    Năm năm chiến đấu trong voÌ€ng vây, tưÌ€ ngày 23 tháng 9 năm 1945 đến muÌ€a Hè năm 1950, đã đưa dân tôÌ£c thoát khỏi hiểm hoÌ£a mất nước lâÌ€n thứ hai. Nếu như nhiều sử gia về chiến tranh Đông Dương có chung nhận định: tưÌ€ đâÌ€u năm 1950, Pháp đã thất bại trong ý đôÌ€ tái chiếm Việt Nam băÌ€ng quân sưÌ£, thì đó chỉ là điều rút ra sau cuôÌ£c chiến. Giới câÌ€m quyền Pháp lúc này chưa hề cảm thấy đã tới lúc đạo quân xâm lươÌ£c phải cuốn gói ra đi.
    Tháng 7 năm 1949, Rơ ve (Revers), Tổng tham mưa trưởng quân đôÌ£i Pháp, báo cáo với chính phủ những khó khăn mà quân viễn chinh sẽ phải đương đâÌ€u khi Quân giải phóng Trung Quốc tiến xuống biên giới Việt - Trung.

  • Đường Về Nhân Vị
  • Diễn từ Nobel (1970)
  • Dọc Đường Số 1

    Dọc Đường Số 1
    Phan Nhật Nam
    ĐẠI NGÃ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Bút Ký VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 21 VIEWS 89

    Cái lý do để tôi viết cuốn bút ký này thật là tầm thường — Tôi bị tù : Những ngày ở trong tù thật dài, dài quá đỗi đến không có một công việc để làm có thể nổi điên — Một thứ điên chắc chắn cuồng nộ và hung hăn như lửa cháy. Đồng thời còn có những yếu tố phụ khác — Viết xong, sẽ có một tí tiền còm — Mấy thằng bạn ở nhà xuất bản tán tôi. Hơn nữa tôi cũng đang cần tiền, rất cần là đằng khác, vì có tiền tôi hy vọng giải quyết rất nhiều chuyện, ở trong đó có chuyện tinh yêu, nói ra để thấy xấu hổ trong lòng; hai mươi bầy tuổi vẫn còn lông bông như một kẻ không nhà ; bất lực trước mọi hoàn cảnh, kể luôn những cảnh đời quyết định số mạng mình.

  • Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn

    Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn
    Nguyễn Duy Cung
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 82 VIEWS 11948

    Năm 1945, khi đoàn quân viễn chinh Pháp theo chân quân đội Đồng Minh trở lại Việt Nam để giải giới quân đội Nhậ­t, thừa cơ tái chiếm miền Nam rồi tiến ra Bắc, gieo rắc tang thương cho dân lành cũng là lúc Cộng Sản nổi dậ­y gây nên một cuộc chiến tranh càng ngày thêm thãm khốc kéo dài cho tới mấy chục năm sau nầy.
    Vào một đêm khuya, cả làng tôi giậ­t mình thức giấc vì những tiếng trống hãi hùng theo nhịp quân hành từ xa vọng lại, hòa lẫn với tiếng gió hú từng cơn trên cánh đồng lúa mênh mông.
    Dân chúng hoảng loạn nhốn nháo báo tin dữ cho nhau: "Cộng sản đã tới đầu làng Hoà Khánh, sắp sử­a về đây rồi bà con ơi. Lo mà chạy giặc!"

TO TOP
SEARCH