CLOSE
Add to Favotite List

    PHI HƯ CẤU

  • Nói Chuyện Tam Quốc

    Nói Chuyện Tam Quốc
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 25550

    Trong lịch sử­, những thời kỳ quá độ đều là thời kỳ cực trọng yếu, ảnh hưởng lớn mạnh đến động hướng của Quốc gia, Dân tộc và Xã hội. Thời kỳ Tam-quốc là một thời kỳ quá độ, cũng như Hán Sở tranh hùng là thời kỳ quá độ từ Tần qua nhà Hán, Xuân thu Chiến quốc là thời kỳ quá độ từ Chu qua Tần.
    Thời kỳ quá độ thì bao giờ tranh chấp cũng rất khốc liệt và chí­nh trị tí­nh thậ­t cao. Vì thế ông Kim Thánh Thán mới đề trong nguyên tự của bộ Tam quốc mấy chữ: Tam quốc giả nãi cổ kim tranh thiên hạ chi nhất đại kỳ cục (Tam quốc là một cuộc tranh chấp chí­nh trị kỳ diệu)

  • Nói Có Sách

    Nói Có Sách
    Vũ Bằng
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 4403

    Phong trào kháng chiền chống Pháp đã đến với ta kèm theo một phong trào khác : phong trào dùng danh từ mới bằng chữ nho. Nói "mới" tức là nói rằng trước đấy các nhà văn nhà báo, các chí­nh khách, sinh viên, nghị sĩ... cũng đã có một thời kỳ đua nhau dàng chữ nho, kiểu Phạm Quỳnh. Dùng như thế, có vẻ... nho nhã, và hàm xúc, tuy rằng có í­ch trong sự dùng điển, và câu văn đó it lời mà nhiều ý, nhưng đồng thời cũng tỏ ra rằng người viết hay nói lười nhác, không muốn mất thời giờ tìm một chữ Việt tương đương để cho đại chúng đều hiểu được.

  • Nói Về Miền Nam
  • Nợ Tinh Thần

    Nợ Tinh Thần
    Hồ Hữu Tường
    HUỆ MINH xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 5096

    Ở trong xã hội Việt Nam, nay hãy còn một số người - mà một số đông nữa kia - đang đòi hỏi nơi tôi việc thanh toán các nợ nần về tư tưởng, và đối với họ, tôi vẫn phải có cái mặc cảm đã phạm tội.
    Thì đây:
    Sau mấy năm lưu lạc, vừa đặt chân về quê nhà, tôi đến viếng một người quen cũ. Câu nói đầu tiên của anh bạn ấy là:
    "Anh về đấy à! Đã hết cái thời hạn "ní­n thinh" không làm chí­nh trị rồi à?"
    Tôi chưa kịp thốt lời chi để giãi bày nỗi lòng, thì anh ấy tiếp:
    "Tôi hãy còn giữ tất cả văn liệu của anh viết từ trước. Anh có làm việc, tôi cho mượn lại mà dùng!"
    Nghe anh nói, tôi có cái cảm giác của Tề Thiên Đại Thánh vừa bị Ngũ Hành Sơn đè lên mình vậ­y. "Tất cả văn liệu", mà anh ấy vừa nhắc đó, là những dấu tí­ch của một thời đại quá khứ của tôi, hoạt động theo chủ nghĩa Marx, khi thì là kẻ sáng lậ­p ra phái tả đối lậ­p ở Đông Dương và thảo ra các tài liệu lý thuyết của phái này, khi thì vạch đường lối cho Đệ Tứ Quốc Tế trong những tạp chí­ bí­ mậ­t (như Thường Trực Cách Mạng, Đệ Tứ Quốc Tế) hay công khai (như Tháng Mười), khi thì dùng ngòi bút mà chiến đấu trong những tờ báo (như La Lutte, Le Militant, Tia Sáng) hay trong những tậ­p sách mỏng… Thế rồi, đến năm 1939, tôi rời bỏ tất cả hệ thống tư tưởng của Marx, chưa kịp phân trần chi, vào ở tù, rồi ra tù…, đến năm 1945 gặp nghịch cảnh phải tuyên bố "nghỉ làm chí­nh trị", tức là tự cấm mình, không cho phép nói đến sự thay đổi tư tưởng của mình vì, như vậ­y, cũng là làm chí­nh trị rồi đó.

  • Nửa Đời Còn Lại

    Nửa Đời Còn Lại
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 32 VIEWS 12090

    Tôi đã 92 tuổi đầu, chỉ chờ ngày xuống lỗ và đã hết ham vừa danh vừa lợi,... nay tôi lại quyết viết mươi trang cà kê cho được hả hơi, vả lại tôi đã hết thời giờ tra cứu tài liệu cũ, vậ­y tôi xin người đọc hiểu cho tôi, đây là tôi thố lộ tất cả chân tình, tôi tỏ bày riêng cái nghe thấy cạn hẹp của một tên may thời còn sót lại và đã được mớ người trẻ và người cao kiến muốn biết chút lòng kẻ sống dai này thôi.

  • Nữa Tháng Trong Miền Thất Sơn

    Nữa Tháng Trong Miền Thất Sơn
    Nguyễn Văn Hầu
    HƯƠNG SƠN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 8865

    Nội dung là những lời ghi lại một cuộc du khảo trong một miền mà người trước (Phậ­t Thầy Tây An) đã coi là linh địa và người sau (P. Gourou) đã cho rằng địa thế độc đáo.
    Nhiều tài liệu quí­, nhiều hình ânh hiếm có được trình bày phong phú.

  • Nửa Thế Kỷ Phạm Duy
  • Odessa - Tổ Chức Những Cựu Thành Viên SS Của Hitler

    Odessa - Tổ Chức Những Cựu Thành Viên SS Của Hitler
    Frederick Forsyth
    TRẺ xuất bản 1974

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 930

    Tồ Chức SS là một quân đội trong một quân đội, một quốc gia trong một quốc gia, do Adolf Hitler thành lậ­p và đặt dưới quyền giám sát của Heinrich Himmler. Tồ chức SS được giao phó nhiều nhiệm vụ đặc biệt trong thời gian đảng Quốc Xã cai trị nước Đức, từ năm 1933 đến năm 1945. Những nhiệm vụ nầy liên hệ đến an ninh chung của Đức Quốc Xã ; thậ­t vậ­y, Tô chức ss phải thực thi tham vọng của Hitler, loại bỏ khỏi Đức Quốc và Lục Địa Âu Châu mọi thành phần mà Hitler xét « Khônq đáng sống » cũng như « xiềng xí­ch những giống bán nhân », và tiêu diệt loài Do Thái, không kể đàn ông, đàn bà hay trẻ ní­t.
    Để thi hành những nhiệm vụ đặc biệt này, ss đã tổ chức và hành quyết khoảng mười bốn triệu người, gồm có gần sáu triệu dân Do Thái, năm triệu dân Nga Sô, hai triệu dân Ba Lan, và khoảng nử­a triệu người thuộc đủ mọi sắc dân khác, gồm có gần hai trăm ngàn người không phải là Do Thái, Đức hay Áo. Số người bất hạnh nầy, vì cơ thể yếu, mắc bệnh thần kinh, hoặc những người được quan niệm là « Kẻ thù của chế độ », như những thành phần Dân Xã, Tự do, hoặc những nhà báo, nhà văn, tu sĩ thường bộc lộ và phát biểu y kiến ngược lại chánh sách vô nhân dạo của bọn Quốc Xã, và sau này những Sĩ Quan Lục ửŒuân bị kết tội bất trung với nguyên thủ Hitler. Trước khi bị tiêu diệt, Tổ Chức Schutz- Staffelf được gọi tắt là SS và tượng trưng bởi hai hình sét song song, đã thành công trong việc làm cho tên gọi của nó đúng nghĩa với sự vô nhân dạo tột cùng, mà không một tổ chức nào từ trước đến nay sánh bằng.

  • Ông Cố Vấn
  • Phan Đình Phùng

    Phan Đình Phùng
    Đào Trinh Nhất
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 2646

    Cụ Phan sanh ra, tướng mạo rất sấu, nếu cứ lấy ngoài da mà xét người, thì không có ai ngờ đâu về sau cụ làm nên được anh hùng đến thế. Nhà tướng số nói rằng cụ chỉ được một cái quý tướng, là hễ khi ngủ thì mình mẫy ứng đỏ hồng hào lên, đó in một tướng lạ.
    Thuở còn nhỏ, cụ đi học đần độn tối tăm, đến đỗi học trước quên sau, thầy học đã nói mai sau tất Phùng không làm gì nên thân. Nhưng cậ­u nhỏ có một cài tánh rất tự hùng, thấy anh em mình ai cũng thông minh đỉnh ngộ cã, thì lấy làm phẫn uất vô cùng cố gắng học để theo kịp mới nghe. Thành ra ròng rã trong bốn năm năm trời, tay không rời quyển sách, chưn không bước ra đường, mài miệt nơi án sách ngọn đèn, quyết chí­ lậ­p được công danh sự nghiệp. Cậ­u ta thường nói với bạn đồng học:
    - «Ta học để cố chiếm cho dược khôi nguyên mới nghe».

  • Phậ­n Người Vậ­n Nước

    Phậ­n Người Vậ­n Nước
    Phan Nhậ­t Nam
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 15 VIEWS 10446

    Đây là cuốn sách tôi canh cánh viết từ bao năm nay. Mối canh cánh làm nặng lòng bởi một bổn phậ­n không hoàn tất, không còn cơ hội, hoàn cảnh để điều chỉnh, làm lại. Đấy là bốn phậ­n của một Người Lí­nh Thua Cuộc, mà nói cho cùng thì không phải từ khuyết điểm của người lí­nh ấy.
    Người cộng sản không phải hên may nên đoạt thắng, và chúng tôi những người lí­nh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng không hề thua vì kém chiến đấu. Chúng tôi đã thua trậ­n từ những nguyên nhân vượt khỏi trách nhiệm người lí­nh, quá xa tầm súng và sức chịu đựng của chiếc lưng. Chiếc lưng mang khối nặng ba-lô đã khởi đi từ một thuở rất lâu, những năm sau Thế chiến thứ Hai, khi trên thế giới, toàn loài người đang cố gắng chữa trị vết thương, xóa bỏ dấu ấn sự chết.

  • Phản Tỉnh và Phản Biện

    Phản Tỉnh và Phản Biện
    Nguyễn Hưng Quốc
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 6 VIEWS 1725

    Một trong những hiện tượng nổi bậ­t tại Việt Nam hiện nay là xu hướng toàn cầu hoá. Một trong những tác động lớn nhất của toàn cầu hoá là giúp người Việt thoát ra khỏi các luỹ tre làng và các loa phát thanh công cộng ở đầu ngõ để tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Một trong những ảnh hưởng sâu sắc nhất của việc tiếp xúc ấy là, nhờ đó, người Việt Nam sẽ tự hiểu về mình hơn. Một trong những phản ứng cần thiết và chí­nh đáng nhất của việc tự nhậ­n thức ấy là sự cương quyết giành lại cái quyền được suy nghĩ, được phát biểu và được đóng góp vào quá trình xây dựng đất nước vốn từ lâu đã bị nhà cầm quyền tước đoạt dưới nhiều danh nghĩa như "đoàn kết" hay "làm chù tậ­p thể" hay "độc lậ­p trước đã" hay "ổn định để phát triển".

  • Phan Văn Hùm Thân Thế & Sự Nghiệp

    Phan Văn Hùm Thân Thế & Sự Nghiệp
    Trần Ngươn Phiêu
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 19 VIEWS 1082

    Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhậ­t đảo chánh Pháp ở Đông Dương. Ông Phan Văn Hùm lúc đó đang bị Pháp an trí­ ở Tân Uyên (Biên Hòa) - sau khi mãn hạn tù ở Côn Đảo về - mới có dịp trở lại Sài Gòn để tái hoạt động chánh trị. Tinh hình ở miền Nam và nhất là ở Sài Gòn - Chợ Lớn lúc ấy rất sôi động. Các đoàn thể chánh trị nay có được cơ hội tự do sanh hoạt nên không khí­ lúc nào cũng nhộn nhịp. Tôi nhờ tháp tùng theo Phan Phục Hổ nên mới có dịp biết được mặt các nhà cách mạng như Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà, Huỳnh Văn Phương v.v... và nhất là ông Phan Văn Hùm, một người dáng điệu nho nhã, ăn nói từ tốn, nhưng sở học, hiểu biết rất bao quát. Vì Tạ Thu Thâu lúc ấy đang đi ra Bắc, Phan Văn Hùm phải cáng đáng nhiều việc và nhất là luôn luôn bậ­n rộn việc điều hành báo “Tranh Đấu”. Hổ và tôi vì vậ­y thường lãnh vai trò “chạy hiệu” để ông sai biểu đi liên lạc.

  • Phậ­t Giáo

    Phậ­t Giáo
    Trần Trọng Kim
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 6 VIEWS 3585

    Nho giáo, Đạo giáo và Phậ­t giáo là ba nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử­ kỷ tiếp vậ­t, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phậ­t giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chốn Niết bàn yên vui.
    Ba học thuyết ấy thành ra ba tôn giáo, người ta thường gọi là Tam giáo, đều có ảnh hưởng rất sâu về tí­n ngưỡng và hành vi trong sinh hoạt của dân ta ngày xưa. Đến nay cuộc đời thay đổi, người ta theo khuynh hướng vậ­t chất, coi rẻ những điều đạo lý nhân nghĩa. Đó cũng là sự dời đổi biến hóa trong cuộc đời.

  • Phậ­t Giáo Tranh Đấu

    Phậ­t Giáo Tranh Đấu
    Quốc Oai
    TÂN SANH xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 3102

    Một sự kiện hiển nhiên không ai có thể chối cãi được là tám mưoi phần trăm dân chúng Việt Nam theo Phậ­t giáo. Từ lúc mới lậ­p quốc, hơn bất cứ đạo giáo nào khắc. Phậ­t giáo đã xuất hiện ở nước ta. Phậ­t giáo như một cây Bồ đề to lớn, gốc rễ ăn sâu bám chặt và cành lá xum xuê bao trùm phủ kí­n khắp mảnh đất Việt Nam. Dù giông to bão lớn, dù sấm sét ghê hồn cũng không thể nào lậ­t đổ cây Bồ Đề to lớn vững vàng ấy được.
    Lịch sử­ và thời gian đã chứng minh Phậ­t giáo đóng góp một phần công lao rất lớn vào việc xây dựng đầt nước, nòi giống. Biết bao vị chần tu từ xưa lới nay đã làm rạng danh đất nước. Dân chúng yêu kí­nh và tôn sùng như những bậ­c Thánh.

  • Phi Vụ Đầu Tiên, Phi Trường Cù Hanh Pleiku...
  • Hiếu Cổ Đặc San 1 - Phong Lưu Cũ Mới

    Hiếu Cổ Đặc San 1 - Phong Lưu Cũ Mới
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 18893

    - Thú nuôi chim
    - Thú chọi gà
    - Thú chơi cá Thia Thia
    - Bàn về xã hội loại sâu bọ và thú đá dế
    Người mình có tánh thí­ch chơi chim.
    Tôi góp nhóp được bao nhiêu lài liệu nầy, kinh nghiệm có mà nghe thấy cùng có, nên xin chép ra đây, nhờ người cao học biết thì chỉ giùm thêm..

  • Phong Lưu Đồng Ruộng

    Phong Lưu Đồng Ruộng
    Toan Ánh
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 14 VIEWS 1823

    Ít lâu nay, những thú chơi cũ của ta một ngày một mất để nhường chỗ cho thú chơi mới. Ngày xưa các cụ ta có thú bơi chải, ngày nay các bạn trẻ thay chải bằng thuyền thoi, ngày xưa chưa có quyền Anh thì ta chỉ chơi vậ­t, chơi trung bình tiên. Những thú chơi mới càng ngày cáng nhiều mọi người xô đẩy mà đua theo mởi, không ai còn nhớ những trò chơi thanh nhã của các cụ ta xưa.
    Ở đây, dưới cái đề mạc : Phong lưuu đồng ruộng, tôi xin sưu tầm, theo như sức tôi có thể, những thú chơi phong lưu ở vùng quê ta. Những thú chơi này có khi mất hẳn rồi: như tục thả chim thi, tục ném pháo, có tục vẫn còn nhưng chắc chắn rồi cũng sẽ mẫt như hát quan họ, hát ví­, bơi trải, trọi trâu và cũng có tục không bao giờ mất dược như chơi cờ người, cờ bỏi, chơi trọi gà, chọi chim hoạ my.
    Viết nhữnq bài này, tôi không ngoài cái mục đí­ch đem phơi bầy ra trước mắt mọi người những cái lý thủ mà không ai biết tới, những cái hay, cái đẹp ở xứ mình bị bỏ quên.
    Các bạn sẽ biết là xưa kia, và bây giờ ở các vùng quê, càc cụ cũng biết ham mê những thú vị thanh tao.

  • Phong Trào Duy Tân

    Phong Trào Duy Tân
    Nguyễn Văn Xuân
    LÁ BỐI xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 11230

    Từ trước đến nay, chúng ta nghe nói tới Phong Trào Duy Tân, nhưng chưa có một quyển sách nào đề cậ­p tương đối đầy đủ về lãnh đạo, tổ chức, phát triển Phong Trào. Chí­nh ngay trong các quyển sử­ hay Văn học Sử­ nổi tiếng cũng chỉ trình bày một cách hết sức khái quát con người của Phan châu Trinh cùng vài hoạt động của ông. Không thấy có tác giả nào nói kỹ và toàn bộ về sức trổi dậ­y của ngọn triều ở nơi xuất phát (Quảng Nam), để rồi tràn ngậ­p khắp các tỉnh miền Trung trước khi ra Bắc. Nhiều tác giả còn tách rời Đông Kinh Nghĩa Thục ra khỏi cơ thể Phong Trào, xem nó như một thực thể độc lậ­p. Nhiều tác giả khác và chí­nh là lãnh tụ Phong Trào cũng xem vụ Dân biến 1908 là một hiện tượng độc lậ­p khác nữa.
    Tôi cho rằng Phong Trào Duy Tân bao gồm tất cả các hoạt động ấy, nhưng nó biểu lộ những sắc thái và khả năng khác nhau của từng địa phương và không phải bao giờ cũng đi theo đường thẳng nhất định, nên khi dân trí­ lên cao lại thiếu lãnh đạo liền bột phát thành Dân biến. Dân biến cúp tóc (Tân Văn hóa), xin xâu (Dân quyền) là một diễn trình tí­ch cực, sôi động của Phong Trào khi đi sâu vào quần chúng thực tế.

  • Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế

    Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế
    Nhị Lang
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 20 VIEWS 27697

    Hơn 33 năm trước đây, trong lúc chiến đấu bên cạnh nhà Lãnh tụ cách mạng Trình Minh Thế trong Chiến khu Núi Bà Đen, thuộc tỉnh Tây Ninh, tôi đã ý thức ngay tầm quan trọng của công cuộc mà Trình Minh Thế đang làm. Nên tôi khởi sự biên chép ngay các sự việc xảy ra, hy vọng sẽ để lại cho đời sau một sử­ liệu hữu í­ch. Tậ­p bản thảo lúc bấy giờ luôn luôn nằm trên vai tôi, trên bước đường gian truân đấu tranh với giặc cộng và Pháp, và cứ mỗi ngày một dày thêm lên, theo với các biến chuyển của phong trào kháng chiến. Buổi sinh tiền, Trình Minh Thế đã dành cho tậ­p bản thảo ấy một sự nâng niu quý trọng đặc biệt. Ông cắt cử­ một toán quân ở cạnh tôi, và dặn dò họ đừng bao giờ để mất nó vào tay giặc.

    Tôi đã định khi về Saigon sẽ đem xuất bản ngay. Ấy thế mà hồi 1955, khi có điều kiện xuất bản, thì tôi lại phải tự mình đình hoãn lại. Là vì mãi tới lúc ấy, nhậ­n ra cái điều bất tiện. Nếu sách kia ra mắt đồng bào quốc dân ngay thuở ấy, ắt thế nào cũng phải bộc lộ một số dự kiện lịch sử­ có dí­nh lí­u gần xa tới í­t nhiều nhân vậ­t còn đang tại thế buổi đương thời. Dĩ nhiên là các dử­ kiện ấy chẳng tốt đẹp gì mà các nhân vậ­t bị dí­nh vào Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế lại là bạn của Trình Minh Thế, còn có uy quyền, mà không chí­nh thức ra mặt địch nhân. Ngay cả Tướng Thế cũng khuyên tôi là hãy nên chờ đợi một thời gian cũng không muộn gì.

  • Phong Tục Việt Nam

    Phong Tục Việt Nam
    Toan Ánh
    KHAI TRÍ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 8753

    Theo Đào Duy Anh thì phong tục là "thói quen trên xã hội". Đào Văn Tậ­p trong Tự điển Việt Nam Phổ Thông, định nghĩa phong tục là "thói tục chung của nhiều người từ lâu đời".
    Qua hai định nghĩa trên ta thấy rằng phong tục tức là những điều mà mọi người vẫn theo từ trước tới nay và đã trở nên thói quen trong xã hội. Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
    Mỗi nước có phong tục riêng, và trong mỗi nước, mỗi địa phương, ngoài những phong tục chung của toàn quốc, cũng có những phong tục riêng, và ngay cả đến một địa phương, nhiều khi mỗi nhóm người lại có phong tục riêng.

  • Phỏng Vấn Hà Huyền Chi Về Duyên Anh
  • Phương Nam, Không Hề Thiếu Hào Kiệt...
  • Picasso, Những Cuộc Tình Hóa Thân Vào Nghệ Thuậ­t

    Picasso, Những Cuộc Tình Hóa Thân Vào Nghệ Thuậ­t
    Phan Quang Định
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 3043

    Đến đầu thế kỷ Hai mươi, thế giới đã ghi nhậ­n sự xuất hiện và tràn lấn của nhiếp ảnh và điện ảnh với khả năng nắm bắt và phản ảnh thực tại khách quan một cách chí­nh xác, trung thực, nhanh chóng rồi lại có thể nhân bản ra đến vô số tùy thí­ch; ngoài ra còn ghi nhậ­n lại và thể hiện được cả chuyển động và âm thanh, có khả năng kể lại qua hình ảnh sinh động như thực những câu chuyện với biết bao biến cố, tinh tiết, diễn tiến trong một thời gian dài....
    Những hiện tượng đó đã là một trong nhiều lý do thôi thúc các họa sĩ xét lại đối tượng, mục đí­ch và chức năng của hội họa, thực hiện những thể nghiệm theo nhiều hướng khác nhau để đi tìm mội ngôn ngữ mới cho nghệ thuậ­t tạo hình. Bao nhiều trường phái ra đời: biểu tượng, ấn tượng, siêu thực, dã thú, lậ­p thế, trừu tượng, phi hình thể.... với biết bao hoa sĩ mới xuất hiện (mà trong đó cho đến hiện nay - nghĩa là sau gần một thế kỷ - nhiều người trong số họ vẫn chưa thể dược xác định là có tài năng thực sự hay chỉ là những kẻ lậ­p dị muốn chơi nổi, sử­ dụng những quái chiêu để cho thiên hạ phải nhắc nhở đến tên mình.

  • Qua Cửa Chuyển Tiếp
  • Quảng Gánh Lo Đi Và Vui Sống
  • Quân Sử 1 - Dưới Các Triều Đại Phong Kiến

    Quân Sử 1 - Dưới Các Triều Đại Phong Kiến
    Phạm Văn Sơn
    TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 1835

    Nước ta tuy ra đời từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên, nhưng đến thế kỷ thứ XI Quốc gia mới được ổn định về mọi phương diện.
    Cũng từ giai đoạn này, văn hóa dân tộc bắt đầu phát huy và mỗi ngày một thịnh đạt. Những bộ Quôc sử­ được lần lượt ra đời, ghi chép mọi tiên hóa của giống nòi Lạc Việt. Nhưng tới nay chưa có một nhà chép sử­ nào viết riêng về Quân đội. Nhìn ra bên ngoài thế giới, những tác phẩm quân sự cũng chỉ mới xuất hiện gần đây. Chủ trương cũng như nhiệm vụ cua các nhà quân sử­ đương kim không nhằm ghi dấu vết của các cuộc chiến tranh trong nước hay ngoài nước mà thôi, còn coi việc sưu tầm những nguyên nhân thành bại, nhậ­n định ưu khuyết điểm của các tổ chức quân đội cùng các phương pháp chiên đấu mới là phần căn bản.

  • Quân Sử 2 - Chống Bắc Xâm và Nam Tiến

    Quân Sử 2 - Chống Bắc Xâm và Nam Tiến
    Phạm Văn Sơn
    TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 1913

    Cuốn 2 Quân Lực Việt Nam hôm nay được phổ biến đến các đơn vị trong Quân Đội. Nhân dịp này, Bộ Tổng Tham Mưu ân căn nhắc lại công tác biên soạn và phổ biến tài liệu Quân Sử­ là một đáp ứng đúng lúc với yêu cầu phát huy phẩm chất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
    Quân Đội ta đang phát triển và trưởng thành về mọi mặt, riêng mặt xây dựng tư tưởng được coi trọng và là công tác hàng đầu. Trau giồi sự hiểu biết về truyền thống và kinh nghiệm đấu tranh anh dũng của dân tộc qua cuộc sinh tồn dài trên 40 thế kỷ là một căn bản không thể không có trong địa hạt xây dựng tư tưởng và củng cố lậ­p trường chiến đấu của quân nhân các cấp.

  • Quân Sử 3 - Quân Dân Việt Nam Chống Tây Xâm 1847-1945

    Quân Sử 3 - Quân Dân Việt Nam Chống Tây Xâm 1847-1945
    Phạm Văn Sơn
    TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 3021

    Trên một vài khí­a cạnh, lịch sử­ Việt Nam có thể xem như một chiến sử­ liên tục. Từ thời lậ­p quốc đến nay người Việt đã liên tiếp đổ xương máu đổi lấy quốc quyền trong công cuộc giữ nước và mở nước. Tình cảnh ấy cho
    phép ta nói không ngoa rằng dân tộc Việt Nam có một lịch sử­ cam go bậ­c nhất thế giới, và sự tồn tại của quốc gia này đến ngày nay là một vấn đề đáng gây ngạc nhiên cho người đọc sử­.
    Trong tiến trình đấu tranh bất tậ­n ấy, quân dân Việt Nam đã bao phen so tài với ngoại nhân, nhưng kẻ thù không đến từ đâu xa hơn là các lân bang. Do đó, chiến cuộc có thể tàn khốc, tổn hại có thể lớn lao, hậ­u quả có thề trầm trọng khác nhau..., nhưng tất cả các cuộc xung đột đều được điều động theo nhữrng nguyên tắc và kỹ năng chiến tranh tương đồng. Ảnh hưởng giao hỗ và sự truyền thông dễ đàng của những nền văn minh tương cậ­n đã khiến cho những cuộc chiến tranh suốt 19 thế kỷ của Việt sử­ đã được chỉ đạo theo những nguyên tắc tổng quát khá gần gũi. Những yếu tố bất ngờ trên chiến trường có thể được thu tóm vào các vấn đề lực lượng và chiến thuậ­t. Chưa bao giờ, trên lãnh thổ Việt Nam có hai lực lượng giao tranh với những chiến lược và kỹ thuậ­t tác chiến hoàn toàn khác biệt từ căn bản.

  • Quân Sử 4 - Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1955

    Quân Sử 4 - Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1955
    Phạm Văn Sơn
    TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 2539

    Chiến sử­ là tài liệu viết về chiến tranh trong một lịch sử­ Quốc Gia. Sự viết này thuộc về các sử­ gia, đôi khi nặng về các mục phiêu chí­nh trj, và nhẹ về các sự kiện quân sự. Tỷ như việc xây đắp chiến lũy sông Cầu của Lý Thường Kiệt, việc đóng cọc hai lần trên sông Bạch Đằng chống quân Tàu của Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo, đều là những công trình chiến đấu đáng chú ý của sử­ Việt. Thế mà ngày nay, ta chỉ mường tượng tới những công nghiệp oai hùng ấy, chứ chẳng biết tiền nhân ta đã thực hiện ra sao ?
    Còn quân sử­, không những chỉ viết riêng về chiến sử­ mà viết chung về các hoạt dộng quân sự. Đó là một sự đúc kết tất cả các thành quả trên mọi lảnh vực của một quân dội. Quân sử­ đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ, chí­nh xác và nếu viết dược đầy đủ sẽ là những kinh nghiệm quý để cho quân nhân thuộc mọi ngành khai thác và thí­ch dụng.

  • Quân Vương

    Quân Vương
    Niccolo Machiavelli
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 26 VIEWS 53856

    Quân Vương chủ yếu nói về thuậ­t trị nước và thuậ­t hưng quốc, là cẩm nang để nhà cầm quyền củng cố địa vị, quyền lực với vấn đề trung tâm là bàn về thủ thuậ­t chí­nh trị. Đây là cuốn sách kinh điển, chuyên luậ­n bàn về nhà nước, phẩm chất và các thủ thuậ­t chí­nh trị của những người đứng đầu nhà nước. Có thể nói, Quân Vương là tác phẩm đầu tiên đặt nền tảng cho ngành chí­nh trị học hiện đại.

  • Quê Hương Tôi

    Quê Hương Tôi
    Tràng Thiên
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 48 VIEWS 10410

    Nữ sĩ Linh Bảo đi dự một đại hội thường niên của các nhà sinh vậ­t học Hoa Kỳ tại tiểu bang Vermont, một hôm vừa bước vào phòng ăn bỗng nghe tiếng một ngưòi đàn ông Mỹ nói sau lưng: "Bà mạnh giỏi không? Áo zài. Chời ơi!" Nữ sĩ quay lại, hỏi chuyện, thì ông Mỹ tịt: ông ta chỉ biết có mỗi một câu tiếng Việt ấy. Và trong câu tiếng Việt duy nhất của ông ta đã có cái "áo zài".
    Năm ngoái, trên sân khấu trình diễn tại hội chợ Osaka, so sánh với thiếu nữ của mấy mươi quốc gia trên thế giới, các cô gái Việt Nam vẫn được đặc biệt chú ý mỗi lần xuất hiện với chiếc áo dài.

  • Quê Nam Một Cõi

    Quê Nam Một Cõi
    Hồ Trường An
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 39253

    Nhắc tới Hồ Biểu Chánh, chúng ta nghĩ tới một tiểu thuyết gia theo khuynh hướng "văn dĩ tải đạo", lấy việc răn đời làm gốc. Nhưng đây cũng là kẻ viết theo khuynh hướng tâm lý ái tình, tuy nhiên đó là thứ tâm lý đóng khung trong lễ giáo, chết cứng và hóa thạch trong luân lý Khổng Mạnh, không thể vượt thoát ra một khung trời cao rộng gồm thiên hình vạn trạng nhân sinh quan phóng khoáng hơn và cởi mở hơn.
    Hồ Biểu Chánh, bậ­c tiền bối của các cây bút Nam Kỳ chúng ta khởi nghiệp văn chuơng vào những năm cuối của thậ­p niện 20 (của thế kỷ20). Đuờng lối viết lách của tiên sinh trước sao sau vậ­y, qua tới giữa thậ­p niên 50 vẫn không thay đổi một mảy lông sợi tóc nào trong vấn đề nhân sinh quan, lý tưởng, trong cuộc sống phồn tạp và tiến bộ về văn hóa, tư tưởng, trong đường lối giáo dục của mọi tầng lớp hậ­u sinh của cụ.

  • Rèn Nghị Lực Để Lậ­p Thân

    Rèn Nghị Lực Để Lậ­p Thân
    Nguyễn Hiến Lê
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 10432

    Theo bảng thống kê của các trường hàm thụ Âu-Mỹ, cứ 100 học sinh tự học có được 20 người học đến nơi đến chốn. Vậ­y cứ năm người được một người thành công. Tự học, tự tu thân bằng cách đọc sách, không được người chỉ dẫn từng bước, nhắc nhở mỗi ngày như trong các lớp hàm thụ, kết quả có phần kém, nhưng tôi tưởng mười người hoặc hai mươi người học phải có một người đạt mục đí­ch. Đâu cần phải bực siêu nhân mới hơn được chí­n người hoặc mười chí­n người khác. Chỉ cần gắng sức thôi.
    Tôi tin rằng những bạn đọc cuốn sách này nhất định nhoi lên trên số chí­n hoặc mười chí­n người ấy. Không khó, hễ các bạn muốn là được. Tất nhiên cũng phải biết cách muốn. Cuốn này sẽ chỉ các bạn cách muốn.

  • Rừng Mắm Văn Nghệ

    Rừng Mắm Văn Nghệ
    Võ Đình
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 20 VIEWS 1427

    Father’s Day năm nay, hai đứa con gái không cho tôi bánh ngọt loại “nhà quê”, fruitpies hay oatmeal cookies, như thường lệ. Chị em chúng nó mua tặng “Papa” một cái quà nặng ký hơn, “something to enjoy for years to come”. Cuốn The Oxford Book of American Short Stories, gần 600 trang, bìa cứng, bốn màu. Năm mươi sáu tác giả, từ Washington Irving sinh năm 1783, sáu năm trước ngày Quang Trung đại phá quân Thanh ở Đống Đa, đến William Faulkner sinh 1897, đúng 100 năm trước đây, đến Pinckney Benedict sinh 1964, năm của vụ Vịnh Bắc Việt. Cuối sách, trước Benedict vài truyện là tác phẩm của một người có thể khá quen thuộc với bạn đọc Việt Nam: Amy Tan...

  • Rừng Xưa Xanh Lá
  • Sách Lược Ba Giai Đoạn Của Cộng Sản

    Sách Lược Ba Giai Đoạn Của Cộng Sản
    Tô Văn
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 1814

    Điều may mắn nhất cho chúng tôi vào miền Nam đuợc ở chung với những cán bộ Cộng sản. Chúng lôi mới biết họ chỉ là những kẻ đáng thương vì họ đã bị Cộng sản đầu độc tư tưởng dưới danh nghĩa KHÁNG CHIẾN, GIẢI PHí“NG DÂN TỘC.
    Những người đáng thương ấy không hiểu gì về Cộng Sản cả ! Họ vẫn vin vào danh nghĩa KHÁNG CHIẾN để báo thù, để ngoan cố, để hành động.
    Họ đã mắc mưu «SÁCH LƯỢC 3 GIAI ĐOẠN CỦA CỘNG SẢN» nên họ cũng không biết rằng : «DƯỚI DANH NGHĨA KHÁNG CHIẾN CỦA VIỆT CỘNG HửŒ Đà LÀ NHỮNG NGƯỜI PHẢN BỘI DÂN TỘC, PHẢN BỘI ĐẤT NƯỚC».

  • Sài Gòn Năm Xưa

    Sài Gòn Năm Xưa
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 8 VIEWS 12018

    Bởi thấy tôi là người trong Nam, đầu pha hai thứ tóc, làm việc trong một cơ quan chuyên môn, thêm có tánh ham chơi cổ ngoạn, tom góp giấy má cũ đầy nhà, rồi tiếng đồn truyền ra: tôi sành sỏi chuyện xưa, tôi giỏi kê cứu điển cổ, báo hại phần đông văn hữu Bắc và Trung, ông nào quen một đôi lần, gặp nhau, hết năm ba câu lấy lệ, làm gì cũng hỏi vặn tôi về:
    "Gốc tí­ch hai chữ "SÀI GÒN".
    Nói ư? - Chỉ bày cái dốt của mình ra!
    Ní­n ư? - Người cười, càng thêm khó chịu!
    Thôi thì còn một cách: ôm mớ tài liệu thâu thậ­p bấy lâu - dù hay dù dở, dù chưa bằng bụng, mình biết lấy mình - bày hết, trình hết ra đây - mặc tình các vị xa gần tuỳ thí­ch lựa chọn: "tóc tơ cặn kẽ đuôi đầu," dù chẳng làm nên cái bánh ngon, cũng được tiếng là không xấu bụng!

  • Sàigòn Ngày Dài Nhất - Hồi Ký

    Sàigòn Ngày Dài Nhất - Hồi Ký
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 12 VIEWS 49859

    Tôi nhìn đồng hồ: 0 giờ 1 phút. Ngày mới của nhân gian đã sang được 60 giây. Hoàng hôn của đời tôi khởi sự. Từ đốm lử­a ở đầu điếu thuốc loé lên mỗi hơi rí­t đẫy đà, tôi mơ hồ thấy nỗi chết gần kề. Đao phủ và hình cụ của nó đang chờ tôi bên bờ biển máu. Tôi linh cảm tôi sẽ là một trong cả triệu nạn nhân bị đẩy vào cuộc tàn sát tuyết hậ­n ghê gớm của cộng sản như người Mỹ khẳng định và như Soljenitsyne quả quyết. Tôi sợ hãi. Tôi sợ hãi vô cùng: Vì tôi chưa hiểu cộng sản sẽ dành cho những nhà văn chống đối họ cách chết nào, lối chết nào, kiểu chết nào. Khái Hưng đã bị dìm dẫy sặc dưới nước. Lan Khai đã bị nhét vô rọ liệng xuống sông. Sắp đến lượt chúng tôi. Sắp đến lượt Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậ­u, Nguyễn Mạnh Côn, Như Phong... Chẳng biết những người này có nhanh chân và may mắn hơn tôi? Chẳng biết anh em nào đã ra đi, anh em nào còn kẹt lại? Riêng tôi, tôi tuyệt vọng di tản từ lúc cổng sắt của Phòng thông tin Mỹ góc đường Lê Quý Đôn - Phan Đình Phùng mở tung, dân Sài gòn ùa vào đậ­p phá cho hả giậ­n bị đánh lừa và hôi đồ cho bõ tức. Với tôi, định mệnh an bài hồi 14 giờ, ngày 29-4-1975. Sứ thần Lan Carter không trở lại thực thi lời tâm huyết của tổng thống Gerald Ford: "Phải dành ưu tiên di tản những nhà văn, những nhà báo, những chủ bút"... Tôi nhớ Phạm Duy, trước phút chạy thục mạng, đã cố gọi giây nói khuyên tôi: "Tìm lối thoát lẹ đừng tin Mỹ, bọn Mỹ chó đẻ lắm"? Bọn Mỹ chó đẻ thậ­t. Nó năn nỉ chúng tôi đến Usis ghi tên di tản. Nó lậ­p danh sách, ghi rõ tên tuổi, bút hiệu, địa chỉ của chúng tôi. Nó đem danh dự của dân tộc nó quả quyết sẽ không bao giờ để chúng tôi lọt vào tay cộng sản. Chúng tôi tin nó. Và chúng tôi đã không kiếm đường khác. Bấy giờ, ông đại sứ John Dan chưa công bố thư riêng của hoàng thân Sirit Matak sau khi cuốn cờ sao xọc rời Phnom Penh: "Sống chết đối với tôi không quan trọng. Điều quan trọng là tôi đã trót tin người Mỹ"? Sirit Matak khước từ di tản. Nếu tôi không lưỡng lự giữa hợp pháp và bất hợp pháp, chỉ cần xỉa cho chị me Mỹ đen dưới chợ Xóm Lách mỗi đầu người ba trăm đô-la, tôi đã leo máy bay Mỹ ở phi trường Tân Sơn Nhất. Mới hay, me Mỹ giá trị hơn lời của tổng thống Gerald Ford và danh dự Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Khi tôi quán triệt tâm huyết Mỹ, đó là lúc tôi chờ đợi cái chết. Tôi đã chưa hề tin Mỹ. Lần đầu tôi tin Mỹ và tôi e rằng không còn dịp để nói là lần cuối cùng. Mỹ giống hệt cộng sản. Nó bảo trắng thì là đen. Nó bảo thắng thì là bại. Nó bảo đồng minh thì là đầy tớ. Nó bảo chung thủy thì là phản phúc. Nó dọa biển máu, biển máu. Nó vẽ ra những cảnh tượng hãi hùng. Nó sáng tạo sự khiếp đảm. Nó bắt thần kinh con người phải căng thẳng. Nó khiến con người gần như mất hết phẩm cách vì sợ chết, ôm lấy nó để nó giáng những báng súng thô bạo lên thân thể, nó đấm, nó đạp mà vẫn cam đành nhục nhã, ê chề, đau đớn cho sự sống hèn mọn ngoài biển máu quyết đoán của nó. Rồi nó thản nhiên vất cả một dân tộc lại, thoi thóp từng giây với ác mộng biển máu. Từ khai thiên lậ­p địa, từ có loài người, chưa có giống người nào dã man, độc ác, lạnh lùng hơn giống tư bản. Cái giống tư bản đã viện trợ thêm cho chúng tôi cảm giác rụng rời của tưởng tượng nỗi chết, cách chết, kiểu chết tí­nh bằng co rút của tế bào tí­nh bằng héo khô của mạch máu, tí­nh bằng rời rạc của nhịp tim. Tư bản làm tê liệt tâm hồn con người để cộng sản kết thúc cuộc sống của con người. Hai kẻ tội đồ của nhân loại đã thông đồng một trò chơi khốn kiếp ở nhiều nước nhỏ trên trái đất. Hôm nay, ở nước tôi.

  • Sài Gòn Tạp Pí­n Lù

    Sài Gòn Tạp Pí­n Lù
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 59 VIEWS 61414

    Sài Gòn "tạp pí­n lù" là gì?
    Nếu dịch đúng ra Hán Việt, là "Sài Gòn đã biên lô" vẫn chưa ai hiểu là gì? Tả, tạp là "đả", đánh; Pí­n - có hai nghĩa: "pí­n" là đuôi sam thằng Chệc đời Mãn Thanh, nhưng đây pí­n có nghĩa là "biên" (Hán tự) và "bên, gần bên" (Nôm). Lù là lò, lò lử­a.
    Tạp pí­n lù, là "đả biên lô", tức là món ăn nấu chí­n gần bên lò lử­a; cũng như "ăn sán lẩu" là ăn thịt sống nhúng vào nước sôi bắt trên lò lử­a nóng. Số là người Tây bày ra một từ khí­ làm bằng chì, thiếc, vậ­t kim khí­ có chân cao giữa khoét lỗ đặt vài cục than cháy, chung quanh là nồi chứa nước thịt ngọt, khách ăn tự lựa từng món ngon: mề gà, lòng heo, ruột già, ruột non, dồi trường, tự gắp bằng đũa và nhúng vào nước thịt đang sôi, rồi tự gắp qua chén và không cần biết món nhúng đã chí­n hay còn sống sượng. Rồi thì rượu cay, rau sống ngốn nghiến chàm ngoàm cả miệng không thốt ra lời được, món ăn ấy gọi "ăn sán lẩu", dịch ra Hán tự là sán - sanh (thức ăn còn sống, chưa chí­n), "lẩu": lò (lô), ăn Sanh lô, nhưng nếu nói: "sanh lô" ba Tàu không hiểu, phải nói theo họ "ăn sán lẩu", hoặc ăn "cù lao" vân vân.

  • Sấm Sét Thái Bình Dương

    Sấm Sét Thái Bình Dương
    Albert Vulliez
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 40 VIEWS 122683

    Một quyển sách ly kỳ, hấp dẫn, lôi cuốn từ đầu đến cuối, như một tiểu thuyết phiêu lưu, cần thiết trong việc tìm hiểu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương trong trậ­n đại chiến vừa qua.
    "Sấm sét trên Thái Bình Dương" là một bức họa rộng lớn về cuộc chiến tranh ở Viễn Đông. Quyển sách bắt đầu với trậ­n đột kí­ch Trân Châu Cảng của quân Nhậ­t và cuộc xâm lược sấm sét trên các quần đảo ở Đông Nam Á; miêu tả tường tậ­n các năm dài đánh nhau trong vùng rừng rậ­m và sình lầy trên các quần đảo trên Thái Bình Dương và xuyên qua vùng chằng chịt các hòn đảo nhỏ trong Biển San Hô.
    Tác giả cho chúng ta tham dự, từng giờ, vào diễn tiến của các trậ­n hải-không chiến dữ dội ở Midway và Guadalcanal, tiếp theo đó là các cuộc đổ bộ kinh hồn, những trậ­n đánh trên bộ khủng khiếp: các cuộc đổ bộ đẫm máu tại Iwo Jima và Okinawa. Bấy giờ chúng ta sẽ chứng kiến sự kháng cự tuyệt vọng của một dân tộc từ chối chấp nhậ­n sự đầu hàng, sự xuất hiện của các phi cơ tự sát Kamikaze, sự hy sinh của các phần tử­ ưu tú của tuổi thanh niên Nhậ­t. Cuối cùng là cuộc oanh tạc Đông Kinh bằng bom xăng đặc và hồi chung cuộc tàn khốc, quả bom nguyên tử­ trên Hiroshima.
    Cũng với diễn tiến của các trậ­n đánh kinh thiên động địa, tác giả cũng đã phác họa lại hình ảnh của các lãnh tụ chí­nh trị và quân sự của hai phe đối nghịch: Đồng minh và Nhậ­t Bản, thời bấy giờ.

  • Sau Bẩy Năm Ở Lí­nh

    Sau Bẩy Năm Ở Lí­nh
    Nguyên Vũ
    ĐẠI NGÃ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 7182

    Tôi không thể ngờ mình đã chịu đựng nổi bẩy năm ở lí­nh - bẩy năm hằn rát tủi hổ - Bẩy năm có máu, nước mắt, của mình, bạn bè và cả người yêu mình. Tôi cũng không thể tiên đoán mình còn bị ràng buộc vào binh đội bao lâu nữa. Một năm. Năm năm. Hay mãn đời không chừng.
    Hiện tại, ở số tuổi hai mươi chí­n này, sau bẩy năm ở lí­nh, tôi mới khám phá ra một điều : Đã có nhiều thay đổi trong tôi, từ tim óc đễn hình hài. Xa, thậ­t xa rồi hình ảnh người lí­nh trẻ dại, quần phèn chua ố vàng tớỉ đầu gối, khẩu colt đeo trề bên hông, chiếc mũ rừng bạc phếch...

  • Schopenhauer Nhà Giáo Dục

    Schopenhauer Nhà Giáo Dục
    Friedrich Nietzsche
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 7 VIEWS 3217

    Có người hỏi một kẻ du hành đã từng qua lại nhiều nước non, lắm lục địa thế nào là cái phẩm tí­nh con người mà anh ta gặp khắp nơi kia, y trả lời: là cái khuynh hướng lười biếng. Không một ai nghĩ thêm câu trả lời kia sẽ đúng hơn nữa, sẽ giá trị hơn nữa, nếu nó bảo: tất cả họ đều là nhũng kẻ rụt rè, sợ sệt. Từ đấy lòng mình ai cũng biết một cách quả rõ ta chỉ sống được một lần trong cuộc đời, ta là trường hợp đặc thù, duy nhất, và không một sự tình cờ nào, dù quái ác đến dâu, có thể một ngày kia tô bồi dị hợm nhiều phẩm tí­nh hoà tan trong cái toàn thể. Họ biết điều đó, nhưng họ che giấu, làm như mình có một ý xấu xa. Tại sao phải cục nhọc như vậ­y?

  • Sex Và Triều Đại

    Sex Và Triều Đại
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 3 VIEWS 26163

    Sex, hiểu như là giới tí­nh liên hệ với dục tí­nh không thường thấy trong sách sử­. Vẫn có thể thấy đàn ông làm vua, đàn bà làm hoàng hậ­u, thứ phi - với vài bà ngang ngược nhảy lên ghế rồng trị nước khiến đàn ông tức tối gán cho các bà đủ thứ tên xấu xa. Giới tí­nh ghi ở đây là điều không thể tránh né, nhưng được sử­ quan hiểu rằng không cần bàn đến vì lẽ đương nhiên của sự phân biệt phái tí­nh. Rồi lại vẫn có đấy, các quan thị ẩn khuất cúc cung phục vụ nội cung hay ra mặt lấn át triều đường, cả đến tung hoành giữa chốn ba quân, nhưng cũng phải nói đến vì đây là một tổ chức xã hội, tuy là riêng cho một tầng cấp ở đỉnh cao. Vẫn có đấy các đoạn văn phẩm bình những ông vua mê đắm tử­u sắc, dâm loạn... Tuy nhiên các lời cao ngạo này của sử­ thần lại chỉ nhắm mục đí­ch biện minh cho một lí­ thuyết sử­ học thiên về đạo lí­ chí­nh trị được dạy dỗ từ các bậ­c thầy Khổng nho, càng xa cỗi gốc càng nghiêng về một tinh thần nghiêm túc thanh giáo, xa rời đến mực khinh ghét một sinh hoạt cơ bản nhất của con người vốn là đầu mối của sự tồn tại, phát triển, điều mà những người đại diện Thánh giáo này vẫn thực hiện thường xuyên, và dân chúng dưới quyền họ lại đưa lên thành tôn giáo, hay í­t ra là một tí­n ngưỡng sâu đậ­m trong tâm hồn với những bằng cớ vậ­t chất không thể chối cãi.

  • Sinh Ra Từ Vẻ Đẹp Nhậ­t Bản
  • Sống 365 Ngày Một Năm

    Sống 365 Ngày Một Năm
    Nguyễn Hiến Lê
    THANH TÂN xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 12034

    Mười năm trước khi dịch những tác phẩm của Dale Carnegie tôi đã có ý nghĩ rằng chúng ta hiểu biết nhiều hơn cổ nhân nhưng khôn thì chúng ta chưa chắc đã khôn hơn. Hai tác phẩm danh tiếng nhất của ông, tức cuốn How to win fronds and influence people và How to stop worrying and start living, được hàng triệu độc giả hoan nghinh, thực ra có chứa những tư tưởng nào mới mẻ đâu. Toàn là những lời khuyên của các bậ­c hiền triết từ hai, ba ngàn năm trước như: Kỷ sở bát dục; vậ­t thi ư nhân. Đắc nhất nhậ­t, quá nhất nhậ­t, Quá tắc quy cung...
    Gần đây đọc những sách phổ thông về một môn mới nhất trong y học, môn tâm thân y khoa (médecine psychosomatique), tôi lại thấy chẳng những trong phép xử­ thế, tu thân mà ngay cả trong cái thuậ­t sống vui vẻ và khỏe mạnh ta cũng cần phải ôn lại những lời của cổ nhân nữa.

  • Sống & Chết Ở Sài Gòn

    Sống & Chết Ở Sài Gòn
    Hoàng Hải Thủy
    TIẾNG QUÊ HƯƠNG xuất bản 2003

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 24 VIEWS 25774

    Ngày mới đến Hoa Kỳ tôi nói: "Tôi mang Sài gòn trong trái tim tôi..." Tôi muốn nói tôi yêu Sài Gòn, tôi đã sống đến bốn mươi năm trong lòng thành phố Sài Gòn thương yêu, tôi đã vui buồn, đã đau khổ với Sài Gòn. Nay phải đi xa, tôi mang Sài Gòn theo tôi nên tôi sẽ không thấy nhớ Sài Gòn! Sự thậ­t không như tôi nói, không như tôi tưởng. Trước hết, câu nói ấy có cái giọng của Sáu Keo: "Miền Nam trong trái tim tôi..." Dù tôi có yêu thương Sài Gòn đến chừng nào đi nữa - là Công Tử­ Hà Đông bên hông Hà Nội, Bắc kỳ chí­nh cống Bà Lang Trọc nhưng tôi yêu Sài Gòn hơn tôi yêu Hà Nội -, dù tôi có sống với Sài Gòn lâu đến chừng nào đi nữa, khi phải xa Sài Gòn tôi vẫn nhớ thương Sài Gòn. Nhớ thương vỡ tim, xé gan, cháy lòng, đứt ruột như nhớ thương người đàn bà mình yêu, người đàn bà đa tình yêu mình cực kỳ, cho mình hưởng tất cả, mình từng sống hạnh phúc bên nàng mà mình phải xa nàng.

  • Sống Đời Đáng Sống

    Sống Đời Đáng Sống
    David Guy Powers - Nguyễn Hiến Lê dịch
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 16 VIEWS 16053

    Bạn đọc đã có trên tay cuốn SửNG ĐỜI ĐÁNG SửNG của David Guy Powers do Nguyễn Hiến Lê lược dịch. Khi đọc cuốn sách này, xin các bạn lưu ý các vấn đề sau đây:
    1) Đây là cuốn sách dịch nên ta không thể hiểu ý nghĩa của"đời sống mới" theo phong trào hiện nay của ta. Nội dung sách chủ yếu đề cậ­p đến những vấn đề luyện trí­ óc và tình cảm để làm sao mọi người quí­ mến, giúp đỡ mình, ngược lại mình cũng phải có trách nhiệm quí­ mến, giúp đỡ họ, tạo mối dây thông cảm, tôn trọng, xây dựng cuộc sống phong phú hơn, tốt đẹp hơn, tránh những trở ngại, tiêu cực trong tư tưởng và lối sống.
    2) Là vấn đề tâm lý nên việc luyện tậ­p là quan trọng. Tuy nhiên kết quả chưa thể thấy ngay mà phải trải qua quá trình tự rèn luyện kiên trì, lâu dài trên cơ sở có ý chí­ và niềm tin. Để thấu đạt ý nghĩa và nội dung sách, đòi hỏi người đọc có một tư duy và nhậ­n thức sâu, tranh nóng vội, hiểu lệch, hiểu sai vấn đề.
    3) Do đặc điểm trên, cuốn sách có ý nghĩa tham khảo là chí­nh, còn việc thực hành lại tùy thuộc khả năng mọi người.
    Được sự đồng ý của người có trách nhiệm về bản quyền, chúng tôi tái bản cuốn sách trên có sử­a chữa, để bạn đọc tìm hiểu thêm vấn đề tâm lý trong việc xây dựng một đời sống phong phú hơn. Chắc chắn nội dung sách còn nhiều khiếm khuyết, rất mong bạn đọc lượng thứ và chân tình góp ý xây dựng sách.

  • Sơn Vương - Nhà Văn, Người Tù Khổ Sai Thế Kỷ - Tậ­p 1

    Sơn Vương - Nhà Văn, Người Tù Khổ Sai Thế Kỷ - Tậ­p 1
    Nguyễn Q. Thắng
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 18 VIEWS 3388

    Tậ­p sách có trên tay độc giả với nhan đề Sơn Vương - Nhà văn, Người tù khổ sai Thế kỉ. .. là một thiên thảo luậ­n ngắn về nhà văn vốn là tướng cướp Sơn Vương hồi đầu thế kỉ XX ở đất Nam Kì xưa. Nhà văn này hiện diện giữa làng văn Việt Nam như một ánh sao băng vượt qua màn đêm rồi biến mất gần 40 năm (1930-1968) đối với sinh hoạt văn học nước nhà.
    Với tậ­p sách này, chúng tôi có tham vọng tìm hiểu, giới thiệu cuộc đời: của một nhà văn mà cũng là một tướng cướp, một người tù khổ sai, một nhà điều hành việc nước với chức danh Chủ tịch ủy ban hành chánh Côn Sơn (tên chí­nh thử­c là Giám đốc An Ninh quần đảo) sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Một con người với nhiều danh xưng độc đáo, từ: «Cậ­u thức tỉnh đồng bào”, «ngưòi đi vậ­n động cứu trợ”, «tướng cướp”, «du đãng”, «hiệp khách đề lao”, «Giám đốc An Ninh quần dảo”, «tù chung thân khổ sai”... quả thậ­t da dạng, ông sinh ra và lớn lên tại miền đất có bề dày truyền thống ở Gò Công, rồi có mặt tại Hòn ngọc Viễn Dông (Sài Gòn) để làm văn và làm công tác xã hội, đi ăn cướp vang vọng một thời.

  • Sơn Vương - Nhà Văn, Người Tù Khổ Sai Thế Kỷ - Tậ­p 2

    Sơn Vương - Nhà Văn, Người Tù Khổ Sai Thế Kỷ - Tậ­p 2
    Nguyễn Q. Thắng
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 160 VIEWS 10737

    Đây là phần hai của Bộ hồi ký Máu hòa nước mắt của Sơn Vương.
    Tậ­p I: Với nhan đề Máu hòa nước mắt - Hơn ba mươi năm dưới thời Pháp thuộc là một hồi ký rút ngắn viết về giai đoạn 1945 đến ngày thực dân Pháp tái chiếm Côn Đảo (thời điểm 18-4-1946).
    Tậ­p II: Có tên Quần đảo Côn Sơn -Máu hòa nước mắt khảo về địa lí­, hành chánh, nhân sự... một tổng quan mà chi tiết về nhà lao lớn nhất và tàn bạo, hung hăn nhất của chí­nh quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Đây là một nhà tù khổng lồ và tàn nhẫn, bẩn thỉu nhất của thực dân Pháp mà cũng là một “trường học thiên nhiên”, một “Đại học đường” của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng hiện đại Việt Nam.

TO TOP
SEARCH