-
Sổ Tay Viết Văn
Phi Hư Cấu Bút Ký
Tô Hoài
CHAPTERS 11 VIEWS 6500
Mấy kinh nghiệm nhỏ này không phải tôi có sẵn từ lâu. Cũng không phải nghĩ một lúc đã thành.
Có những điều vừa mới thấy, có những điều năm ngoái nghĩ khác, bây giờ nghĩ khác.
Trong công việc viết, mỗi người một cách, một kinh nghiệm. Chúng ta gặp nhau ở chỗ cao nhất: tu dưỡng tư tưởng và nghệ thuật thế nào cho mỗi phong cách đều đi tới mục đích phát hiện và xây dựng con người, góp phần đưa xã hội tiến lên. vì vậy, kinh nghiệm riêng thành một sức mạnh và càng thêm phong phú, muôn vẻ.
Kinh nghiệm viết văn, cả về tư tưởng và cách viết, là kinh nghiệm lao động, do hàng ngày lao động sáng tác mà nảy nở. Nó vô cùng tận. Không thể nói lúc nào hoàn hảo, mỗi bước phấn đấu lại được kinh nghiệm mới. Cứ thế thay đổi và đổi mới mãi, đem lại tiến bộ cho người viết. -
Sử Ký Tư Mã Thiên
Trung Hoa Sử Địa Phi Hư Cấu
Tư Mã Thiên
CHAPTERS 44 VIEWS 40006
Đối với văn hoá thế giới, quyển sử ký của Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Nhưng còn một điều làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung quốc, và xem nó là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ.
Sử ký là cả một thế giới. Nó làm thoả mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chính xác, với giá trị tổng hợp rất cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử ký “một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại” (1). Người bình thường tìm thấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn, những con người đầy sức sống mãnh liệt. Họ thấy quá khứ sống lại và không phải chỉ có thế. Người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đấy một tác phẩm văn học, mãi mãi tươi trẻ như sự sống, họ thấy ở đấy một tâm hồn, một tâm sự đau xót đầy sức mạnh của thơ trữ tình, “một tập Ly tao không vần” như lời đánh giá của Lỗ Tấn. -
Hành Trình Chữ Nghĩa Tập 2 - Sự Thật Không Thể Bị Chôn Vùi
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nhật Tiến
CHAPTERS 25 VIEWS 29234
Như đã thông báo trong Hành Trình Chữ Nghĩa cuốn I , cuốn II của tập sách này đã tới tay bạn đọc với tên "SỰ THẬT KHÔNG THử‚ BỊ CHÔN VÙI".
Tựa đề này hẳn gây thắc mắc cho bạn đọc : “Sự thật nào đã bị chôn vùi ?”
Xin nói ngay, kể từ khi miền Nam bị mất vào tay Cộng sản, đã có hàng ngàn, hàng vạn con người mang theo những kinh nghiệm sống chất chứa rất nhiều sự thật hãi hùng trước khi họ bị vùi thây trong rừng sâu, nơi biển cả, hay trong các trại cải tạo..v…v…Những Sự Thật ấy tuy riêng lẻ, tuy xẩy ra ở những thời điểm khác nhau, không gian khác nhau, nhưng trong một ý nghĩa nào đó, có thể gói chung vào hai chữ “vận nước” mà phạm vi cuốn sách nhỏ bé này không có ý định đề cập tới.
Ở đây, người viết chỉ nói đến một vài Sự Thật, tuy không lớn lao và hãi hùng như đã xẩy ra trong vận nước, nhưng trong sinh hoạt chữ nghĩa ở hải ngoại, triền miên trong nhiều năm ròng rã, cho đến nay nó vẫn bị chôn vùi. -
Sử Trung Quốc
Phi Hư Cấu Sử Địa
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 19 VIEWS 27084
Tôi cho lịch sử Trung Hoa là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đặc (infiniment originale: Guillermaz), tuy ra đời sau vài nền văn minh khác: Ai Cập, Lưỡng Hà... nhưng tồn tại lâu nhất. Khoảng 3.000 năm trước, nó xuất hiện từ miền trung du sông Hoàng Hà. Trong khi các bộ lạc chung quanh đều bán khai thì nhà Ân (cuối nhà Thương) và nhà Chu đã giỏi về nông tang, đồ đồng, có một tổ chức xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tính cách xã hội (thờ Thượng đế, thần xã tắc, cha mẹ...), rất ít mê tín, một vũ trụ quan duy vật (thuyết âm dương) và một lối chữ tượng hình, hội ý mà một số nhà ngôn ngữ học hiện nay khen là có thể dùng làm lối chữ quốc tế được; mà sự thực trong non 3.000 năm, nó đã đóng vai trò ngôn ngữ quốc tế trong “thế giới” của Trung Hoa gồm cả chục dân tộc ở Đông Á.
-
Sử Việt Đọc Vài Quyển
Phi Hư Cấu Sử Địa
Tạ Chí Đại Trường
CHAPTERS 13 VIEWS 10863
Những người có theo dõi loạt bài chúng tôi viết trên tờ Văn học (California) thì biết rằng tựa đề nguyên thuỷ của nó là “Sử Việt, đọc một quyển”. “Một quyển” đó là Đại Việt sử kí toàn thư. Nguyên ngày ra đi, 2-8-1994, cũng như những người khác chưa từng bước chân ra khỏi nước, chúng tôi không nghĩ rằng mình có thể tự nuôi sống được ở xứ người chứ đừng nói gì đến chuyện viết lách, khảo cứu. Cho nên vài tập sách mang đi chỉ là theo một thói quen lâu ngày và do đó, bộ Toàn thư (bản dịch và nguyên văn 4 tập, H. 1993) vẫn cứ nằm ẩm mốc ở nhà xe người bạn cho đến khi chúng tôi hơi quen với công việc hàng ngày, chịu đựng với mối lo thất nghiệp vốn là thường xuyên của di dân thiếu căn bản, lúc đó mới giở lại quyển sách cũ bỏ quên. Để xem đích thực người xưa đã viết những gì trong ấy, viết ra sao mà các sử quan, học giả tài danh xưa nay cứ theo đó chép lại, tán rộng khiến sách càng ngày càng dày, càng sinh con đẻ cái phồn tạp đến mức trở thành chân lí khó gột bỏ, thành truyền thống của tập đoàn dân tộc, thành cơ sở để thế giới hiểu về người Việt, nước Việt. Và rồi... À ra thế!
-
Tác Giả Tác Phẩm
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Trần Tuấn Kiệt
SÔNG KIÊN xuất bản 1973CHAPTERS 12 VIEWS 4804
Quán cà phê Gió Bắc ở đường Phan đình Phùng, kể như là một chiếc quán văn nghệ đặc biệt của người Bắc hà di cư vào Nam, nơi các văn nghệ sĩ thủ đô lúc bấy giờ hay đi lại để cùng thưởng thức từng giọt cà phê có hương vị ngọt ngào thơm ngát, và cũng để đôi khi trầm tâm hồn trong sóng tóc mỹ nhân, có người bảo cô chủ ấy đẹp vởí một nhan sắc «trầm ngư lạc nhạn» hơn cả gái Liêu trai.
Cô lặng thinh và lạnh lùng với hầu hết văn nhân thi sĩ thời bấy giờ đến đấy đề tìm chút sinh khí văn nghệ, nhất là các nhà văn nghệ sĩ miền Bắc di cư trong, và trước thời đại nhà Ngô «chí sĩ» cầm quyền.
Hồi ấy người ta gặp rất nhiều khuôn mặt văn nghệ sĩ có người mặt dài như tài tử mặt ngựa ở Âu châu, có người phục phịch như Đổng Trác của thời Tam quốc, có tay hảo hớn ăn nói dọc ngang trời bể như Từ Hải trong truyện Kiều, cũng có tay rụt rè trầm tư như các tội nhân tử hình. -
Ta Đã Làm Chi Đời Ta
Phi Hư Cấu Bút Ký VH Miền Nam Trước 75
Vũ Hoàng Chương
TRƯƠNG VĨNH KÝ xuất bản 1974CHAPTERS 12 VIEWS 25285
-
Tại Ngục Vịnh Kiều
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Hoàng Hải Thủy
LÀNG VĂN xuất bản 1996CHAPTERS 14 VIEWS 18922
Em yêu dấu,
Những bài Tại Ngục Vịnh Kiều ở trong loạt bài anh viết cho em gọi chung là “Viết cho người yêu”. Em yêu anh càng tốt mà em yêu ai cũng được, miễn là em có yêu. Em yêu là anh viết cho em, anh cũng viết cho tất cả những người yêu trên cõi đời này.
Ngày xưa, Lạc Tân Vương, thi sĩ đời Đường ở Trung Hoa, không biết vì lý do chính trị, chính em hay văn nghệ, văn gừng chi đó mà bị tù. Một hôm ngồi buồn trong ngục, thi sĩ thấy một con ve sầu đến bên song tù, thi sĩ bèn làm bài thơ Tại ngục vịnh thiền: ở trong ngục vịnh con ve sầu. -
Tam Giáo Đại Cương
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Trần Văn Hiến Minh - Vũ Đình Trác
RA KHƠI xuất bản 1962CHAPTERS 13 VIEWS 6217
-
Tam Quốc Tam Tuyệt
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Đông Tùng
CHAPTERS 4 VIEWS 2007
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa là một tác phẩm có giá trị bậc nhất ở trong văn học sử Trung Hoa, nó nằm trong «Tứ đại kỳ thư» và cả «Lục tài tử thư».
Theo hit nhà phê bình Mao tôn Cương và Kim thánh Thán trong bài «Đọc Tam quốc chí pháp» thì sách nầy sở dĩ có giá trị ưu việt là vị có ba nhân vật : Khổng Minh, Quan Vân Trường, Tào Tháo, và cũng theo hai ông, thì ba nhần vật đó được gọi là «TAM TUYỆT» ở thời đại Tam quốc.
1. Khổng Minh, người tuyệt thế về trí.
2. Quan Vân Trường, người tuyệt thế về nghĩa.
3. Tào Tháo, người tuyệt thế về mưu. -
Tâm Sự Nước Non 1 - Ai Giết Hồ Chí Minh
Phi Hư Cấu Sử Địa
Minh Võ
CHAPTERS 13 VIEWS 24190
Từ ngày toàn quốc đặt dưới sự thống trị của cộng sản, người dân trong nước đã quen với một số từ Việt cộng dùng mà trước kia miền Nam không có. Vi dụ: máy bay lên thẳng (thay vì trực thăng), máy vi tính (thay vì máy điện toán), xưởng đẻ (thay vì nhà hộ sinh), hội chữ thập đỏ (thay vì hội hồng thập tự), thành phố Hồ Chí Minh (thay vì Saigon) v.v… Trong số những từ mới này có một số người miền Nam không chấp nhận và cứ dùng những từ cũ. Riết rồi những người từ Bắc vào cũng bỏ những từ nghe khó coi để bắt chước dùng theo người miền Nam.
Ở đây chúng tôi chỉ xin nói về mấy từ ngữ chuyên môn thuộc phạm vi chính trị và chiến tranh, được dùng trong tập sách này mà thôi. -
Tâm Sự Nước Non 2 - Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm Và Cuộc Chiến Quốc - Cộng
Phi Hư Cấu Sử Địa
Minh Võ
CHAPTERS 23 VIEWS 25098
Người Quốc Gia chúng ta ngay từ đầu đã không biết Hồ Chí Minh là Cộng Sản nên đã giúp đỡ, chứa chấp, nâng đỡ giải cưú ông ta khi còn ở Hoa Nam. Về sau vì không biết ông ta là Cộng Sản, nên những trí thức hàng đầu trong nước đã đi theo, ủng hộ, ca ngợi ông ta như là một anh hùng, một lãnh tụ yêu nước, có công trong công việc giải phóng dân tộc. Không cần nhắc tới những Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Xiển, Dương Đức Hiền v.v.. mà ngay như kỹ sư Hoàng Văn Chí, người đã kết án nặng nề Hồ Chí Minh như tội phạm trong Cải Cách Ruộng Đất; tác phẩm Từ Thực Dân Đến Cộng Sản của ông là một trong mấy cuốn đầu tiên được người Quốc Gia tham chiếu để lên án Hồ Chí Minh. Vậy mà ngay trong cuốn sách đó Hoàng Vãn Chí cũng đã gọi Hồ Chí Minh là anh hùng “vì đã làm được việc mà các đảng phái và nhân sĩ yêu nước không làm được là đánh đuổi được thực dân Pháp. ”
Rồi Tiến Sĩ Nguyễn Khắc Huyên, tác giả cuốn sách đầu tiên bằng Anh ngữ do người Quốc Gia viết về Hồ Chí Minh, sách này về sau được từ điển Bách Khoa Americana tham khảo và trưng dẫn, cũng viết rằng “Hồ Chí Minh… đồng thời cũng là nhà ái quốc lớn, mà sự dấn thân cho Cộng Sản không làm lu mờ lòng thiết tha yêu tổ quốc, “ở một chỗ khác ông còn gọi HCM là “an ardent nationalist”(nhà ái quốc nồng nàn, hay người theo chủ nghĩa dân tộc nhiệt tình). -
Tâm Tư hay là Khoa Siêu Lý Của Viễn Đông
Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75
Kim Định
KHAI TRÍ xuất bản 1970CHAPTERS 10 VIEWS 7322
Tại sao những người học triết đâm ra cù lần, hay tâm hồn khô đét mất cả khả năng uyển chuyển? Thưa là tại đã suy luận theo logic với những luật tắc cảu sự vật bất động. Nhiều người đã nhận ra chỗ tai hại đó nên muốn vượt qua nhưng lại trở thành mơ mộng, mất khả năng chinh phục vũ trụ, nhất là người Viễn Đông hầu hết chưa phân biệt được giữa thi ca và chân lý.
Vậy cần tìm ra một lối suy tư thứ ba có khả năng nối thơ với khoa học, để suy tư như thi sĩ nhưng lại rung cảm một cách khoa học. Đó là mục tiêu của Tâm tư mà tác giả gọi là thân-tâm-trụ. Thân là ý niệm rõ rệt, nhưng lại được bọc trong bầu khí Tâm linh. Cho nên Tâm tư trở thành đôi cánh cho con người bay vào cõi vô cùng. -
Tâm Tư Tổng Thống Thiệu
Phi Hư Cấu Sử Địa
Nguyễn Tiến Hưng
CHAPTERS 33 VIEWS 10952
— Nguyễn Văn Thiệu: "Kể từ khi Hoa kỳ yêu cầu tôi từ chức và còn mặc cả với tôi về ngày giờ từ chức, nếu tôi không phải là một quân nhân thì tôi đã từ chức rồi. Bởi tôi thấy những người tôi coi là bạn đã thiếu tình nghĩa đối với tội Nhưng tủi nhục cá nhân thì dù lớn đến mấy đi nữa, tôi cũng sẽ tiếp tục chiến đấu... Tôi chưa hề nói với ai là người Mỹ đã yêu cầu tôi từ chức, nếu biết như vậy thì họ cũng sẽ bị tủi nhục giống như tôi, cho nên tôi đã làm ra bộ như chính mình tự lấy quyết định ấy.
-
Tàn Đèn Dầu Lạc
Phi Hư Cấu Phóng Sự Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Tuân
CHAPTERS 8 VIEWS 7842
Bữa cơm chiều không cá, rượu chát, trong một tửu quán trung bình đã đến lúc dùng tới ống tăm gỗ Nhật Bản mà ông chủ quán, một chủ khách béo Quảng Đông cứ giẫy lên đây đẩy, nhất định bảo là tăm gỗ Trung Quổc. Chúng tôi là vài người làm báo, đang kềnh càng một cách không xứng đáng với mấy tách cà phê thiếu hẳn hương thơm và loãng như nước vôi. Câu chuyện nghề nghiệp trong phạm vi phóng sự được đặt lên mặt thảm, lúc bấy giờ là một cái khăn bàn ăn trắng hoen ố xì dầu và nước sốt. Mỗi người chêm một câu, rút ở sự nhận thấy hàng ngày trong nghề.
-
Tạp Bút Năm Quí Dậu 1993
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 50 VIEWS 43029
Mỗi lần ghé lại ngôi nhà cổ của học giả Vương Hồng Sển, chúng tôi lại thấy có một chút thay đổi, khi thì nhánh cây trong vườn đã bị lũ trẻ nghịch ngợm bẻ gãy, dây trầu bà phủ lên bức tường bao bọc ngôi nhà đã bị… dọn sạch, khi thì một cái lu hay cái chậu xưa bị dời đi chỗ khác… Và lại thêm những kẻ lạ mặt dùng sân trước làm quán nước, đánh bài. Phủ Vân Đường xưa kia nay biến thành một nơi sinh hoạt hỗn tạp… Cũng may, ngôi nhà cổ đã được khóa chặt và thỉnh thoảng được thăm nom bởi đứa cháu gái (gọi ông bằng bác ruột) hết lòng với một gia sản "tinh thần", vì cô biết rằng bên trong còn những đồ vật quý và cả những tác phẩm chưa được người đời biết đến.
Cái di nguyện biến ngôi nhà thành một "bảo tàng tư gia" để trưng bày những cổ vật, vẫn còn đó, kể từ khi cụ Vương Hồng Sển mất. Hơn 10 năm, và thời gian vẫn cứ âm thầm xói mòn từng ngày một. Nếu như điều ước nhỏ nhoi ấy không được thực hiện thì những bản di cảo lần lượt được công bố sẽ là niềm an ủi đối với ông phía bên kia chân trời. -
Thành Cát Tư Hãn
Trung Hoa Phi Hư Cấu
Du Trí Tiên - Chu Diệu Đình
CHAPTERS 30 VIEWS 82588
Thành Cát Tư Hãn là một nhân vật lịch sử nổi tiếng từ xưa tới nay, là một vĩ nhân được thế giới công nhận hằng nghìn năm qua. Ông chẳng những thống nhất cả vùng thảo nguyên Mông Cổ, xây dựng dân tộc Mông Cổ, mà còn có công đóng góp một cách kiệt xuất trong việc thống nhất và phát triển dân tộc Trung Hoa, đồng thời còn có ảnh hưởng rất to lớn đối với nhiều quốc gia và dân tộc ở Châu Âu cũng như ở Châu Á.
Thành Cát Tư Hãn chẳng những là một vị anh hùng của dân tộc Mông Cổ mà cũng là của dân tộc Trung Hoa, mà còn là một trong những nhà quân sự, chính trị, tư tưởng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo độc giả, tác giả Chu Diệu Đình cùng nhà biên kịch nổi tiếng Du Trí Tiên đã tham khảo tất cả những tác phẩm như Thành Cát Tư Hãn Toàn Truyện, Truyện Thành Cát Tư Hãn, Kịch bản văn học truyền hình Con Cưng Của Trời và quyển Thành Cát Tư Hãn, v.v... viết lại thành một bộ tiểu thuyết lịch sử dài, lấy nhan đề Thành Cát Tư Hãn.
Những nhà xuất bản cũng như trong giới học thuật đều cho rằng quyển sách này là quyển truyện ký lớn về Thành Cát Tư Hãn đầu tiên ở Trung Quốc, đứng đầu tất cả những quyển sách giới thiệu về nhân vật "Con Cưng Của Trời" này. Hơn nữa, nó cũng bổ sung những khoảng trống trong việc nghiên cứu về Thành Cát Tư Hãn lên một trình độ mới. Quyển sách này không phải dựa vào sự ước đoán chủ quan để suy luận, mà là dựa vào những tài liệu lịch sử đáng tin cậy để tiến hành sáng tác, cố gắng phản ánh cho được sự chân thật về mặt lịch sử. -
Thần, Người và Đất Việt
Phi Hư Cấu
Tạ Chí Đại Trường
CHAPTERS 11 VIEWS 23743
Tuy sớm xâm nhập vào Việt Nam, Tam giáo đã không hề xoá nhoà ảnh hưởng của một vũ trụ quan đậm màu sắc vật linh luận trong cuộc sống tâm linh của người dân Việt. Có thể nói rằng dưới lớp phủ của các lễ thức, lễ nghi của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo, nền tảng tín ngưỡng bản địa hầu như đã không biến dạng. Quả vậy, gắn bó với đất đai và tuỳ thuộc các lực lượng thiên nhiên chi phối đời sống hàng ngày, người nông dân Việt từ xa xưa đã nhân cách hoá và sùng bái các lực lượng siêu nhiên ấy. Mặc dù bị các tôn giáo lớn đồng hoá phần nào, những hình thức tín ngưỡng dân gian sơ khai này, đặt căn bản trên quan niệm một thế giới của thần luôn luôn có quan hệ, ảnh hưởng với thế giới của người, vẫn tồn tại dai dẳng, gắn liền với những phong tục nghi lễ địa phương.
-
Thân Phận Dư Thừa
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Dịch
Kiên Nguyễn - Nhật Tiến
CHAPTERS 52 VIEWS 77991
-
Thân Phận Người Lính Việt Nam Cộng Hòa
Phi Hư Cấu Sử Địa
Mường Giang
CHAPTERS 7 VIEWS 4309
Sách viết về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không được nhiều, nếu so với rừng sách phản chiến thân cộng của Tây phương, đặc biệt, của những tác giả Mỹ và sách tuyên truyền bóp méo, dối trá của những văn nô bồi bút của cộng sản Hà Nội. Nên mỗi tác phẩm của người quốc gia viết về người lính Việt Nam Cộng Hòa dù ở khía cạnh bi thương hay hào tráng, đều là những hạt ngọc trân quý thật hiếm hoi. Nhà văn Hồ Đinh - Mường Giang đã bỏ thật nhiều công sức tâm huyết nhiều năm trời để viết nên thành tác phẩm THÂN PHẬN NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA.
-
Thân Phận Trí Thức
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Vũ Tài Lục
VIỆT CHIẾN xuất bản 1969CHAPTERS 9 VIEWS 14876
Trước những việc xảy ra trong cuộc vận động tuyển cử ở Mỹ năm 1968, giáo sư Lewis S. Feuer nhận định:
Đây là lần đầu tiên phần tử trí thức đã làm đủ mọi cách để cho trí thức thành một lực lượng ảnh hưởng đến sự quyết định các chính sách của chính phủ.
Thật vậy, dân chúng Hoa kỳ và hết thảy những người theo dõi thời cục trên thế giới đều thấy rằng, người trí thức Mỹ đã nổi dậy, họ không muốn giữ cái vai trò chính trị lỗi thời như là viết những bài diễn văn cho các ông lớn bà lớn, hoặc như là một nhân sỹ để được mời vào "brain trust" hay ủy ban tư vấn. Bây giờ rõ rệt họ đòi hỏi và tự coi họ như một đoàn thể, một tổ chức, và một lực lượng chính trị. -
Thập Giá Và Lưỡi Gươm
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Linh Mục Trần Tam Tỉnh
CHAPTERS 5 VIEWS 11317
Giữa thế kỷ XIX, nhà Nguyễn phong kiến đã buộc lòng phải kiên quyết đối phó với một bộ phận dân chúng theo đạo Thiên Chúa. Do phương phức truyền đạo cứng rắn, do sự gắn bó khắng khít giữa những người truyền đạo và thực dân Pháp xâm lược, đã để lại những trang sử cay đắng cho giáo hội Thiên Chúa và cho cả dân tộc.
Tòa thánh Vatican đã quyết định phong Thánh cho 117 vị Chân phước Tử đạo tại Việt Nam từ năm 1745 đến 1862. Quyết định này đã được tiếp nhận với nhiều phản ứng khác nhau trong giáo hội. Đây là vấn đề tế nhị và phức tạp có liên quan đến khối Đoàn kết dân tộc đã được chăm chút vun bón trong cả quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng. -
Thất Sơn Mầu Nhiệm
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Văn Hầu - Dật Sĩ
LÊN CHÍNH xuất bản 1955CHAPTERS 11 VIEWS 1373
Thất Sơn xưa kia nằm sâu trong nội địa Thủy Chân Lạp (nhưng hiện giờ đã thuộc về Nam bộ VIẸT NAM), và đã từng được thổ dân của nước ấy coi là một lãnh vực quan trọng: Người tu hành cho là một chốn danh lam huyền bí, có thể vào đó mà tu luyện dễ thành; nhà chỉ huy quân sự thì coi là một vùng hoa địa, lại có thể cứ hiểm trường kỳ mà kinh bang lập quốc; kẻ côn đồ cướp bóc lại cậy vào đó làm chỗ lẩn lút lánh thân, chiêu la đồ đảng. Vì thế, trên bước đường tiến thủ của dân tộc Việt, đất Hà Tiên là một xứ ở biên thùy dị vực (sau lưng dãy Thất Sơn), đã lọt vào nước ta từ năm 1714 mà mãi đến 45 năm sau (1759), mức cuối cùng của cuộc tiến binh vào Nam, Thất Sơn mới thu về đất Việt.
Muốn rõ được lịch sử quan trọng của vùng sơn lãnh xa xôi ấy, và để hiểu được cả miền đất đai phì nhiêu chung quanh đấy đã sáp nhập vào bản đồ nước Việt từ năm nào , và như thế nào, chúng ta hãy ngược vòng lịch sử, xem xét lại tình hình chánh trị của nước ta từ 100 năm trước ngày hoàn thành cuộc Nam tiến. -
Thế Lữ Cuộc Đời Trong Nghệ Thuật
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Tự Lực Văn Đoàn
Xuân Diệu
CHAPTERS 7 VIEWS 1292
Thế Lữ tên thật là Nguyễn Đình Lễ sau đổi là Thứ Lễ (vì là con thứ), viết báo còn lấy tên là Lê Ta (Lê ngã = Lê Ta). Ông sinh năm 1907 tại Thái Hà ấp (Hà Nội) nhưng quê thì ở làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội hiện nay.
Thuở nhỏ cho đến năm lên 9, ông ở với cụ thân sinh làm "xếp" ga ở Lạng Sơn. Sau đó theo mẹ đẻ buôn bán ở Hải Phòng về học cho tới năm thứ ba ban Thành Chung thì bỏ học (1929). Ông lên Hà Nội xin thi vào học "bàng thính tự do" (auditeur libre) ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Được một năm thì bỏ. Ở Hà Nội lúc, đó ông làm người sửa bản in cho tờ báo "Ý muốn của Đồng Dương" (Volonté Indochinoise) rồi viết báo, viết văn. -
Theo Giòng
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thạch Lam
ĐỜI NAY xuất bản 1941VIEWS 6291
Có những tác phẩm được người ta lưu ý mãi mãi, càng về sau càng nổi tiếng; có những tác phẩm chỉ nổi tiếng một thời, rồi sau chìm đắm và do sự quên, không ai nhắc đến nữa. Tác phẩm trên là tác phẩm, ngoài cái phần cấu tạo vì thời thế, còn có những cái gì bất diệt, đời đời, trong các nhân vật; tác phẩm dưới là tác phẩm chỉ có những cái sôi nổi một thời mà không có gì lâu bền, sâu sắc.
-
Thép Đen 1
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Đặng Chí Bình
CHAPTERS 42 VIEWS 65075
Vào một buổi tối cuối Xuân 1959, trời thật nhiều gió. Những hàng me trên đường “16” vật vờ, nghiêng ngã theo từng đợt gió mạnh. Từng đám lá me khô nhỏ dảy dụa cuốn đuổi nhau như đám ong vàng, gây nên những tiếng xào xạc, trên mặt đường.
Buổi tối đó là ngày thường nên khu nhà thờ Tân Sa Châu, gần Lăng Cha Cả Tân Sơn Nhất Sài Gòn rất vắng vẻ. Xa xa một vài ánh điện từ ngoài đường Trương Minh Ký hắt vào, càng làm cho khu vực nhà thờ mập mờ, chỗ sáng chỗ tối.
Nhìn sang phía bên kia nhà thờ, tôi thấy thấp thoáng trong một góc tối mấy người cũng có vẻ như chúng tôi, nghĩa là cùng chờ giờ hẹn với một người. -
Thép Đen 2
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Đặng Chí Bình
CHAPTERS 39 VIEWS 67818
Mãi tới khi thấy mũi cay xè, tôi mở mắt thấy lố nhố mấy người, rồi tôi cứ nấc lên, và không thở được nữa. Tôi lại mê man. Đầu tôi vẫn nóng như nung, và như vang vang một hồi còi ai thổi rất dài, đôi lúc ngân nga như tiếng sáo diều…..Rồi tôi tỉnh lại. Mãi một lúc lâu, tôi mới nhìn rõ một người mặc quần áo xanh đang đè chặt ngực tôi. Tôi cảm thấy khó thở. Cố gắng lắm, tôi cũng chỉ thở được khò khè. Bây giờ, tai tôi mới nghe được tiếng người nói, nhưng rất nhỏ:
– Sống rồi! -
Thép Đen 3
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Đặng Chí Bình
CHAPTERS 49 VIEWS 58057
Mưa vẫn nhì nhẹt rả rích lê thê, gió Đông hàn từng làn tái tê, vẫn gầm rít vi vu, cả bầu trời xám xịt đìu hiu. Chiếc xe vẫn nặng nề, lầm lủi tiến ra ngoại thành, phía Bắc Hà Nội.
Từ nãy, tâm tư tôi đầp ắp bao nhiêu nỗi niềm đầy vơi trong nỗi chia cắt, mối yêu đầu của người con gái đất Hưng Yên nhiều màu mỡ và trong cảnh giã biệt Hỏa Lò, nơi sáu năm dài đằng đẵng, chồng chất bao nhiêu cuồng phong bão tố của đời tôi.
Những hình ảnh lúc chia ly ở cổng Hỏa Lò, đang bao trùm đè nặng tâm trí tôi. Mắt tôi mở nhưng như mơ, chẳng nhận rõ vật gì, thì đột nhiên một tiếng quát giật giọng “Đứng lại” của một tên công an vũ trang, làm tôi bàng hoàng như choàng tỉnh một cơn mê -
Thép Đen 4
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Đặng Chí Bình
CHAPTERS 53 VIEWS 61311
Sáng hôm nay, sau khi Ý, cán bộ trại vừa điểm buồng xong quay đi, tôi là một trong những người đầu tiên ra sân. Như mọi buổi sáng, tôi tranh thủ chạy ra sau nhà làm vài động tác tay chân, cố hít thở cái không khí ban mai của một ngày trong hai, ba phút.
Mấy đêm trước giấc ngủ của tôi không yên, tâm tư cứ khắc khoải vơi đầy, chỉ vì chiều hôm ấy cách đây ba ngày, ở dưới phòng y tế của anh Thái, do một sự tình cờ, một em tù hình sự vừa mới nhập trại, xuống xin thuốc hắc lào, đã nói đến cô y tá Hỏa Lò. Tôi đã vồ vập hỏi, nhưng em không hề biết gì hơn về người Hưng Yên. Em chỉ xác định là bốn tháng trước ở Hỏa Lò, em có xin thuốc hắc lào của cô Vân y tá, 1 lần.
Cô Vân ơi! Ngay đầu 1968, trong buổi giã từ não nuột dầm dề mưa rơi ấy ở Hoả Lò, đã hơn 3 năm rồi, tôi vẫn lầm lũi quằn quại trong ngục tù tăm tối, nơi rừng núi biên cương. Tôi không hề biết một tin tức gì về cô cả, để rồi chỉ nghe thoáng đến tên cô, lòng tôi đã xáo trộn mấy đêm nay. Rất may đêm qua, tôi ngủ được một giấc đã đầy, bù lại. -
Thi Ca Tư Tưởng - Đi Vào Cõi Thơ II
Thơ Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Bùi Giáng
AN TÊM xuất bản 1969CHAPTERS 6 VIEWS 16524
Đi vào cõi thơ
Ghé chơi một trận
Bằng bước gót phiêu bồng
Cõi thơ là cõi bồng phiêu
Hoặc phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Hoặc phiêu bồng tâm ý du dương tiếu
Hoặc phiêu bồng tâm mộng trúc loạn ty
Hoặc sao thì hoặc
Dù sao thì dù
Thể thái sao thì thể thái
Cốt cách nghiễm nhiên rất mực
Vẫn là bất tuyệt phiêu bồng -
Thiên Anh Hùng Ca
Phi Hư Cấu Sử Địa
Phạm Kim Vinh
CHAPTERS 11 VIEWS 2385
Mời độc giả làm một cuộc hành hương để đi lại con đường dài mà quân lực VNCH đã bình thản đi trong hơn hai chục năm,- con đường mà kể về sự khắc khổ và chịu đựng còn vượt xa con đường Vạn Lý Trường Chinh của Mao Trạch Đông, và về tính cách thiêng liêng, vị tha và cao quý còn vượt xa các cuộc Thánh Chiến thời Trung Cổ. Cuộc hành hương ấy sẽ giúp chúng ta tìm lại được niềm kiêu hảnh về quân lực VNCH, và sẽ cung cấp cho chúng ta chất liệu cần thiết để đòi thế giới bên ngoài phải trả lại cho quân Iực ấy cái danh dự mà thế giới ấy đã đánh cắp mất, rồi lại còn dám trơ trẽn buộc tội cho quân Iực ấy là "không chịu chiến đấu!"
-
Thiên Long Tình Sử
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Hoàng Hải Thủy
CHAPTERS 17 VIEWS 42795
Hư Trúc là người có võ công và nội lực cao nhất Thiên Long. Chú tu hành từ thưở mới lọt lòng mẹ tại Chuà Thiếu Lâm, chú vào sân khấu Thiên Long với số tuổi mười sáu, mười bẩy nên chú không còn là chú tiểu song chú vẫn chưa phải là Sư bác, Sư ông. Ta gọi chú là Sư chú.
Hư Trúc trạc tuổi Đoàn Dự, Mộ Dung Phục, Du Thản Chi. Chú chỉ muốn tu hành suốt đời và tuy tu trong chuà Thiếu Lâm, nơi ai cũng võ nghệ cùng mình, võ từ Phương Trượng Đại sư đến ông bếp già quanh năm và cả đời chỉ đánh lộn với đám nồi niêu, soong chảo; Sư chú Hư Trúc hoàn toàn không có chút síu võ công nào cả. Như đã nói chú chỉ muốn tu thành chánh quả, chú không muốn học võ. -
Thiền và Tâm Phân Học
Truyện Dịch Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
D. T. Suzuki - Như Hạnh dịch
KINH THI xuất bản 1973CHAPTERS 12 VIEWS 5557
Sách này là kết quả của một cuộc hội thảo về Thiền và Tâm phân học, dưới sự bảo trợ của Ban tâm phân học của Trường Y khoa, Autonomous National University, Mexico, vào thượng tuần tháng tám, 1957, ở Cuernavaca, Mexico.
Bấtcứ một tâm lý gia nào, cho dù cách đây hai mươi năm, hẳn đã hết sức ngạc nhiên - hay bất mãn - thấy các đồng liêu của mình đi lưu tâm đến một hệ thống tôn giáo “thần bí” như Thiền tông. Ông hẳn đã lại còn ngạc nhiên hơn nữa thấy rằng đa số những người hiện diện không phải chỉ “lưu tâm” đến mà còn quan tâm sâu xa, và rằng một tuần lễ gần gũi giáo sư Suzuki và những tư tưởng của ông, ít nhất cũng, có thể nói là đã gây một ảnh hưởng phấn khích và hăng say đối với họ.
Lý do của sự thay đổi này nằm trong những yếu tố được bàn luận sau đây trong sách, nhất là trong bài của tôi. Tóm tắt những yếu tố, ta có thể tìm thấy chúng trong sự phát triển của lý thuyết tâm phân học, trong những thay đổi đã xảy ra trong không khí trí thức và tâm linh của thế giới Tây phương, và trong văn nghiệp của giáo sư Suzuki, mà bằng những sách vở, những thuyết giảng và nhân cách của ông, đã khiến thế giới Tây phương làm quen với Thiền. -
Thi Nhân Việt Nam
Phi Hư Cấu Thơ Văn Học
Hoài Thanh - Hoài Chân
CHAPTERS 49 VIEWS 36153
Từ hơn nửa thế kỷ trước đây, phong trào Thơ mới đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền văn học trước Cách mạng tháng Tám của đất nước. Các thi sĩ của thuở ấy đã đem lại cho bạn đọc một tiếng nói mới, phản ánh khá trung thực tâm trạng của cả một lớp thanh niên tiểu tư sản trong cuộc sống có nhiều đau buồn, trăn trở và đôi khi bế tắc trước hiện trạng của đất nước thời bấy giờ. Với sự đổi mới mạnh mẽ của hình thức nghệ thuật, Thơ mới thật sự đã thu hút được sự chú ý của khá đông bạn đọc yêu thơ và đó cũng là một đóng góp có ý nghĩa vào sự phát triển của thể loại và chứng minh khả năng biểu đạt phong phú của tiếng Việt.
-
Thời Của Những Kẻ Giết Người - Nghiên Cứu Về Rimbaud
Truyện Dịch Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Henry Miller
HỒNG HÀ xuất bản 1971CHAPTERS 2 VIEWS 8976
Chính vào năm 1927, trong tầng lầu chìm dưới mặt đất của một ngôi nhà tối tăm dơ dáy ở Brooklyn mà tôi được thấy tên tuổi Rimbaud được nhắc đến lần thứ nhất. Lúc ấy tôi ba mươi sáu tuổi và đang ở trong Mùa địa ngục dài đằng đẵng của riêng tôi. Một cuốn sách rất lý thú về Rimbaud đang nằm đâu đó trong căn nhà nhưng tôi chẳng hề ngó ngàng tới một lần. Nguyên do là bởi tôi ghê tởm người đàn bà chủ nhân cuốn sách lúc ấy đang sống chung với chúng tôi. Trong vẻ mặt, tính tình và cử chỉ của nàng, như sau này tôi khám phá thấy, hơi giống Rimbaud như người ta có thể tưởng tượng.
-
Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Sơn Nam
CHAPTERS 12 VIEWS 42629
Ngày nay ta gọi nếp sống văn hóa mới; thời xưa, gọi "thuần phong mỹ tục", nôm na là ăn ở "lịch sự" Lịch sự là nhan sắc bề ngoài nhưng còn chỉ cách ứng xử với người trong gia đình, dòng họ, xã hội sao cho đúng phép tắc, lễ nghĩa. Ở Chợ Lớn, từ thời Tự Đức về trước, có làng Minh Hương, nhằm qui tụ người Hoa lai Việt. Hương chức làng được quyền thu thuế, nạp cho cấp trên đúng thời hạn, ngoài ra, phân xử những kiện cáo lớn hỏ, đặc biệt là các ông kỳ lão do dạy dỗ người trong làng về quan ,hôn, tang tế. Bấy giờ có câu ca dao:
Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng,
Đố ai lịch sự bằng làng Minh Hương.
Trong những làng xã đã định hình, đạc biệt ở đồng bằng sông Hồng, thời trứơc có "Hương ước", đại khái, một kiểu lệ làng qui định xử phạt những ai ăn ở ngỗ nghịch, không tuân lệnh cấp trên, ăn nói thô tục, không tương trợ người củng thôn xóm, ngạo mạn với thần thánh. -
Thuận Vợ Thuận Chồng
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Vũ Bằng
CHAPTERS 12 VIEWS 4698
Trong ba cuốn sách đã xuất bản, chúng tôi đã nói tới những tiến triển về sinh lý cũng như bổn phận về tinh thần của người đàn bà, từ lúc còn con gái, qua giai đoạn lên xe hoa về nhà chồng, đền lúc bước vào đời làm vợ, kiến tạo gia đình và sinh con đẻ cái.
Chúng tôi thiết tưởng công việc làm của chúng tôi sẽ không được đầy đủ, nếu chúng t'i không nói đến giai đoạn chánh yếu của người đàn bà, là lúc chung sống với chồng. Đó là một giai đoạn gây cấn nhất, vì nếu người đàn bà mà không hiểu nhiệm vụ của mình... -
Hiếu Cổ Đặc San 3 - Thú Chơi Cổ Ngoạn
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 12 VIEWS 12521
Hiếu Cổ Đặc San ra được hai số, thử đánh dấu đường đi: tưởng đâu thọ trưởng, nào ngờ không sài không đẹn, chút nữa chết non. Mấy lời nghe được, sau khi gởi tập 2, thiệt không chút náo khích lệ:
- thời buổi này mà sách in không có hình, ai dư công đọc ?
- một cây viết máy, giá trị còn hơn !
Thiệt là: cây không ngã vì sét đánh, mà ngã vì gió, đá không sợ sức nặng đè, má sợ giọt nước rỉ rả chảy mòn.
Tội nghiệp chúng tôi: tâm huyết có thừa, tài chánh sẵn người tốt giúp, tài liệu thâu thập còn dư, viết bốn năm tập nữa chưa phỉ, thế mà muốn buôn gánh nửa đường.
Đang khi thối chí, kịp nhớ lại: lời nói vô căng không đủ nản lòng. Mình chỉ còn sống không trọn một mùa đông (tuổi đã 70), cũng phải quét tuyết dọn đường, sau này có ra đi vĩnh viễn, cũng còn lại chút gì ty tiểu.
Vi lẽ ấy, chúng tôi lại tiếp lục cho ra tập 3.
Nhưng đổi ý khác. Nơi sau bìa tập 2, có nói: tập 3 sẽ là: "TỪ SỬ QUA TRUYỆN TÀU". Xét lại đề nầy có thể tạm gác qua một dịp sau, để có thì giờ gói ghém thêm kỹ nữa, và trở lại lời cam kết ghi trong phi lộ ở tập 1, nay xin nói về: "THíš CHƠI CỒ NGOẠN". -
Thú Chơi Sách
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 3 VIEWS 4501
Có một nàng tuy chưa ai biết danh nhiều, nhưng rất quan trọng, xã hội không nàng sẽ như người thiếu thanh khí, địa cầu chưa có nàng thì ta phải đến tận Thủy liêm động, Thiên thai sơn mà cầu thỉnh đem về, xin cho nàng đem theo đủ thất thập nhị huyền công, nàng ấy là tiên "Hiếu sách", bạn của sách, biết thưong yêu và ưa chơi sách, nàng "Bibliophile" vậy !
-
Thủ Đoạn Chính Trị
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Vũ Tài Lục
VIỆT CHIẾN xuất bản 1970CHAPTERS 9 VIEWS 22003
Tổng thống J.F. Kennedy bị bắn chết ở Dallas. Robert Kennedy, em ruột vị Tổng thống quá cố, nhận cả một băng đạn vào đầu sau khi nghe tin thắng cử. Toàn thể dân chúng Mỹ tiếc thương anh em Kennedy, những chính trị gia lỗi lạc của Hoa Kỳ.
Ủy ban Warren được thành lập để đặc biệt điều tra về cái chết của vị Tổng thống khả ái. Qua nhiều tháng làm việc, Ủy ban đã hoàn thành một bản báo cáo dày cộm nhưng hết sức nhạt nhẽo, và bản Warren report bị công kích dữ dội là cố ý che đậy. Cuối cùng việc cũng êm xuôi. -
Thư Gửi Người Thi Sĩ Trẻ Tuổi
Truyện Dịch Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Rainer Maria Rilke - Hoàng Thu Uyên dịch
AN TÊM xuất bản 1969CHAPTERS 10 VIEWS 3121
Đây là 10 bức thư nổi tiếng nhất và được đọc nhiều nhất trong thế kỷ 20 của thi sĩ Đức vĩ đại Rainer Maria Rilke.
Tất cả những vấn đề mà các nhà văn, nhà thơ, các nghệ sĩ, và các nhà tư tưởng quan tâm đều được thi sĩ bàn luận thấu đáo đây.
Thư gởi người thi sĩ trẻ tuổi là một tác phẩm kinh điển dành cho tất cả những ai muốn bày tỏ nội tâm mình một cách sáng tạo.
Nó đem đến nguồn cảm hứng cho những người muốn đi sâu khám phá và thể hiện sự thực bên trong mình.
Mười bức thư của thi sĩ Rainer Maria Rilke là một kiệt tác trong văn nghệ hiện đại Đức quốc. Không ai còn lạ với thiên tài và tên tuổi của Rainer Maria Rilke, ông là thi sĩ nổi tiếng nhất và cô đơn nhất trong văn nghệ Đức ở thế kỷ XX. Những người quen thuộc với tư tưởng của Heidegger đều biết rằng Heidegger đã dành cho Rilke một vị thế trang trọng ưu liệt trong cuộc song thoại giữa tư tưởng (Denken) và thi tưởng (Dichten). Trong sự suy tưởng về Rilke, Heidegger đã viết những câu quyết định như vầy:
“Trong thời đại đêm tối của thế giới, hố thẳm của thế giới phải được học và học cho cạn. Mà muốn thế thì phải có người với tới hổ thẳm”.
Heidegger đã nói như trên trong buổi kỷ niệm ngày giỗ R.M. Rilke.
Hố thẳm là gì? Có ai đã nói tời hố thẳm? Và với tới mức độ nào? Đây là những câu hỏi lửa máu đã được đặt lên giữa đêm tối tàn nhẫn của quê hương.
Cuộc đời của Rilke, nỗi cô đơn của ông những bước chân lang thang cô tịch của ông, đôi mắt diệu vợi sâu thẳm hừng lửa của ông, tất cả những cử chỉ ấy nói lên những gì cho con người trẻ tuổi Việt Nam hiện nay?
Mỗi một người trẻ tuổi của Việt Nam đều là một thi sĩ; mười bức thư sâu đây của Rilke là mười tiếng nói được gửi về bất cứ người thi sĩ trẻ tuổi nào đang sống trên mặt đất trần trụi này. Sống và sống một cách thơ mộng trên thế giới sâu kín này, phải chăng đó là tiếng ca của con chim không tên, đồng vọng lên một sớm mai hồng đang nằm phong kín trong đêm tối sinh ly? -
Thung Lũng Tử Thần
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Vũ Ánh
CHAPTERS 32 VIEWS 4347
Ghi lại hồi ức Thung Lũng Tử Thần, tôi chỉ có mục đích duy nhất là để con, cháu tôi, con cháu những bạn đồng tù với tôi, cũng nhu để cho những người nào chưa từng biết, chưa từng trải qua ngày tù nào trong các nhà tù Cộng Sản sau biến cố 30 tháng Tư, 1975, dùng nó làm tài liệu tham khảo, đối chiếu và suy nghiệm khi cần thiết sau này. Tôi không có tham vọng được mọi người coi đây như một sử liệu mà chỉ là một tài liệu và khi sử dụng nó cần phải đối chiếu với những tài liệu khác trước khi đi đến kết luận về chế độ lao tù Cộng Sản trong giai đoạn từ sau 30 tháng Tư, 1975 cho tới giai đoạn mà Việt Nam mở cửa năm 1994. Điều bình an nhất trong lòng là tôi còn nhớ và đã ghi lại được nơi đây nhiều điều chính tôi đã trải qua ở Thung Lũng Tử Thần.
Nhà Báo Vũ Ánh -
Thuở Mơ Làm Văn Sĩ
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Thụy Long
TUỔI XANH xuất bản 2000CHAPTERS 17 VIEWS 28405
Năm 1950. Ở Hà Nội, tôi 10 tuổi, mới dậu xong bằng tiểu học, sửa soạn thi vào lớp đệ thất ( lớp 6 bây giờ ) trường trung học Chu Văn An. Nghĩa là sẽ trở thành học sinh trường bưởi danh tiếng xưa kia đấy. Nhưng là tuổi ăn tuổi chơi. Ba tháng hè, tôi tham gia tất cả những trò chơi trẻ con ở Hà Nội. Đánh đinh, đánh đáo, sưu tầm programes ở những rạp chiếu phim, xem ciné và đọc truyện.
Có lẽ thứ mà tôi đam mê nhất là đọc truyện. Tôi đọc lung tung đủ thứ truyện, từ truyện kiếm hiệp đến mọi loại tiểu thuyết, in thành từng tập mỏng phát hành mỗi tuần mà cha tôi gọi là tiể thuyết ba xu. Gom góp từng tập mỏng ấy để đóng lại thành pho sách dầy. Những truyện đăng trên báo tôi cũng cắt đóng lại thành từng tập. Không kể việc sưu tầm từng cuốn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn mà tôi rất ngưỡng mộ. Tất cả những cuốn sách cũ, đôi khi nát phải tự phục chế. Lý do đơn giản là tôi không có tiền để mua những cuốn tiểu thuyết tinh còn thơm mùi mực in.
-
Thuở Mơ Làm Văn Sĩ
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Nhật Tiến
HUYỀN TRÂN xuất bản 1973CHAPTERS 6 VIEWS 10051
Cuối mùa hè năm 194….tôi xin được vào học lớp Nhất ở trường Hàng Vôi - Hà Nội, ngôi trường xinh xắn có sân chơi, có cây cối um tùm và dẫy lầu cao mà đứng ở cửa sổ tầng trên nhìn ra, tôi thấy được cả cây cầu Long Biên vắt ngang một giải sông Hồng bát ngát.
Lớp của tôi là Lớp Nhất B, phòng cuối cùng của dẫy hành lang trên lầu. Thầy dạy tôi là thầy giáo Huỳnh, một ông thầy nghiêm nghị, tận tâm, đối với chúng tôi thì lạnh lùng ở bề ngoài nhưng rất lo lắng cho chúng tôi ở bề trong. Tôi sợ thầy Huỳnh lắm. Đứng trước mặt ông, tôi không dám cử động mạnh, không dám nhìn thẳng vào mặt ông và giọng nói của tôi trở nên ấp úng, mất bình thường. Đối với thầy thì tôi như vậy, nhưng ngược lại, đối với tôi, thầy cũng ngán tôi hầu như suốt cả niên học. Nguyên do là trong một ngày thuộc tuần lễ thứ ba của niên học, thầy ra một đề bài cho học trò tập vẽ truyền chân. Đề tài là vẽ tấm lịch treo tường có chân dung của Hoàng Đế Bảo Đại (khi đó đã hồi loan). Thời hạn một tuần. -
Thương Nhớ Mười Hai
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Vũ Bằng
NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1972CHAPTERS 14 VIEWS 26092
-
Hiếu Cổ Đặc San 2 - Thú Xem Truyện Tàu
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 10 VIEWS 14126