-
Thủy Chiến Việt Nam
Phi Hư Cấu Sử Địa Truyện Hay Tiền Chiến
Phạm Văn Sơn
NÙNG SƠN THƯ XẢ xuất bản 1952VIEWS 4103
Cách đây hơn năm nghìn năm lịch sử, khi nhưng bộ lạc thủy tổ của dân tộc Việt Nam từ miềnTây tạng di cư xuống miền Nam để tìm chỗ sống, non sông đang ở trong cảnh hoang dại ghê người, và biển, hồ thì đầy loại thủy quái hung ác, chỉ quyết giết hại loài người.
Từ bỏ miền núi non để đi về miền bể, dân tộc Việt Nam vào thời ấy cũng chưa biết cày cấy mấy, và đã từ bỏ dần cuộc sống về trái cây, về săn bắn thú vật ngày một hiếm, một khó khăn, để đi đến một nghề mới hơn, có lợi hơn nhiều : nghề chài cá. Nhưng
biết bao người đã vì mưu sinh mà đem thân làm mồi cho quái vật ở Nam hải. Biết bao thuyền bè đều bị phá vở. Cảnh sống vô cùng khó khan và nguy hiểm, cuộc tranh đấu ngày một gay go, phức tạp. -
Thúy Kiều Giao Chỉ
Phi Hư Cấu Phóng Sự VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Đình Thiều
THIÊN TỨ xuất bản 1969CHAPTERS 13 VIEWS 3744
Ở xa những buynh đinh cao ngất ngưỡng, xa những Snack Bar tráng lệ và lúc nhúc gái đẹp, xa bà mẹ Việt Nam còng lưng gánh hàng đi bán khuya ở trung tâm thành phố, xa ông già điền chủ bỏ ruộng vườn lên đây đạp xích lô, mong yên ổn sống chuổi ngày tàn...Xa tất cả ánh sáng của đèn Nê-ông lập lòe nhiều màu... Đi về ngoại ô đèn dầu và nhà tranh, đường xá xóc vỡ đít những anh đi xe đạp, có nhiều khu nhà tối tam, ngõ hẹp sâu với sình lầy sau mỗi cơn mưa. Hai nhân vật là Tình Ái và Kinh Doanh ngừng xe ở đâu một ngõ hẽm. Một bà mẹ Việt Nam, tuy đã già nhưng vẫn phấn son, ưởn ẹo từ trong bóng tối nhô ra :
- Các cậu kiếm em hả ? -
Tiếng Vọng Thái Bình Dương
Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Văn Tâm
NAM TRUNG BẮC xuất bản 1959CHAPTERS 5 VIEWS 1035
Chúng tôi phiên dịch để cống hiến độc giả cuốn sưu tầm những mẩu nhựt ký và những bức tâm thư cho lớp sinh viên đại học Nhựt Bổn, lúc họ còn chiến đấu trên khắp mặt trận Viễn Đông. Họ thuộc đủ thứ binh chủng : hải lục không quân. Họ là những người lái phi cơ Thần Phong, điều khiển nhục lôi, cưỡi bom người... Họ đã tham chiến trong vùng sơn cước Trung Hoa, rải rác trên các đảo thuộc Thái Bình Dương, trong rừng thiêng nước độc của Miến Điện.
Những mẩu nhựt ký và tâm thư được gởi về gia đình, cho cha mẹ vợ con, vị hôn thê, cho bạn bè... Nhiều bức được thảo ra với tánh cách tờ di ngôn, vì họ cầm chắc cái chết trong tay ! Có nhiều bức được viết ra mấy giờ trước khi tác giả chết. Bức tâm thư áp cuối của một trang thanh niên bị trúng bom nguyên tử. Khắp thân thể bị phỏng nặng, hai tay đau đớn, dầu thế nạn nhân cũng gắng gượng viết ra mấy hàng chữ gởi về cho cha mẹ. Bức thư kết thúc đúng nửa giờ trước khi hồn lìa xác. -
Tiểu Luận và Chân Dung Văn Học
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Tuân
CHAPTERS 12 VIEWS 65965
-
Tiểu Thuyết Hiện Đại
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Tràng Thiên
THỜI MỚI xuất bản 1963CHAPTERS 8 VIEWS 1254
Cũng như thơ da-đa, thơ siêu thực, cũng như tranh trừu tượng, tranh vô hình thể, tiểu thuyết ngày nay đối với phần đông quần chúng bỗng trở nên khó hiểu và kỳ quặc. Tại sao Faulkner thuật sự lắm khi lộn xộn như một kẻ thác loạn ? Tại sao sự việc trong truyện của Dos Passos, của J. P. Sartre điên đảo ngổn ngang như không có chút bố trí xếp dặt gì ? Tại sao nhân vật của Dostoevski đột ngột bất thường ? của Kafka như ngẩn ngơ và bị đặt vào những cảnh huống tối vố lý? Tại sao một số tiểu thuyết gia mới đây lại thủ tiêu luôn cả nhân vật đi ? v.v. . Những hiện tượng như thế có ý nghĩa gì ? Có gì đổi thay trong quan niệm tiểu thuyết từ thời Thánh Thán cho đến thời chúng ta ? Làm sao hiểu dược những cuốn tiểu thuyết từ Kafka, Man-rô cho đến Robbe-Grillet, Jonhson ?... Những thắc mắc như thế không phải chỉ đặt ra trong một giới văn nghệ, mà là cho tất cả mọi người, cho bất cứ ai trong chúng ta. Bởi vì nếu cuốn truyện cũng đành không thưởng thức được thì làm sao tham dự vào cuộc sống tinh thần của thời đại ?
-
Tìm Hiểu Chính Trị
Phi Hư Cấu
Tôn Nhật Huy
CHAPTERS 16 VIEWS 5727
Từ ngày lập quốc đến nay, dân-tộc ta đã có hơn bốn ngàn năm lịch-sử. Trong khoảng thời-gia dài dằng-dặc ấy, triều-đại đã bao lần hưng-vong, giang-sơn đã bao lần đổi chủ ; cũng có lúc vô-cùng oanh-liệt, một mặt thì mở đường Nam-tiến, một mặt lại phạt Tống bình Nguyên ; cũng có thời quốc-vận suy-vong : một ngàn năm Bắc-khấu xâm-lăng, tám mươi năm thực-dân đô-hộ. Trải qua bấy nhiêu vinh-quang sỉ-nhục, bấy nhiêu biến-cố thăng-trầm, số phận người dân Việt-nam vẫn luôn luôn là kẻ bị-trị.
Ngày 26 tháng 10 dương lịch vừa qua, nhà Chí-sỹ Ngô-Đình-Diệm đã mở cho lịch-sử dân-tộc ta một kỷ-nguyên mới : kỷ-nguyên cộng-hòa, kỷ-nguyên dân-chủ. Từ nay nhân-dân ta tự-trị lấy mình, tự cầm lấy chủ-quyền đất nước. Thật sự, cuộc Cách-mạng do Ngô Chí-Sỹ lãnh-đạo đã có phần thành-công, nhưng phần ấy mới chỉ là hòn đá đầu tiên trong nền móng của lâu-đài dân-chủ. Phong-kiến tuy đã tan rã, nhưng chưa tắt hơi, Thực-dân tuy đã thất-bại nhưng còn ngoan-cố ; Cộng-sản tuy đã dừng chân ở vỹ-tuyến 17, nhưng còn phá rối, hăm-he ; chiến-tranh tuy đã tạm ngừng, nhưng dân-tộc và Tổ-quổc còn bị chia xẻ làm hai. Để diệt những trở-lực phản tiến-bộ ấy, để tạo một xã-hội trong đó phẩm-giá con người được tôn-trọng, đời sống con người được an-vui, cần phải làm một cuộc Cách-mạng toàn-diện như Ngô Chi-Sỹ đã tuyên-bố lúc mới lên chấp-chính. Nhưng làm Cách-mạng cần phải biết chính-trị, vì chính-trị là linh hồn của Cách-mạng. Người Cách-mạng không có chính-trị, không khác gì người vượt biển không có địa-bàn, lênh-đênh trên mặt nước, phó thân cho sóng gió quay-cuồng, không biết đâu là bờ bến. -
Tìm Về Dân Tộc
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Lý Chánh Trung
CHAPTERS 5 VIEWS 5791
Trong những năm 1965 -1967, ý thức dân tộc đã bộc phát mãnh liêt tại miền Nam, song song với những biến chuyển lớn của thời cuộc.
Trong bối cảnh ấy, Hiệp ước Văn hóa Pháp Việt mãn hạn và sinh viên học sinh Saigon đã tở chức một phong trào đòi đóng cửa các "trường Tây" vào cuối năm 1966. Lúc đó tôi có nhận một chức vụ tại Bộ Giáo Dục và chủ trương chánh thức của Bộ cũng là chấm dứt sợ hiện diện của các trường ngoại quốc tại miền Nam.
Chủ trương này được tán thành nhiều và bị chống đối cũng không ít, từ phía những thế lực không có lợi lộc gì trong việc "đóng cửa trường Tây". -
Tinh Hoa Ngũ Điển
Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75
Kim Định
NGUỒN SÁNG xuất bản 1973CHAPTERS 18 VIEWS 4773
Sau khi đã nghiên cứu về nguồn gốc văn hóa Việt Nam chúng tôi nhận thấy muốn tìm hiểu Việt Nam bất cứ về phương diện nào: văn hóa, chính trị, định chế, nghệ thuật… mà bỏ qua Nho giáo thì mới là tìm được có cái ngọn vì Nho giáo chứa đựng những hằng số của văn minh nước ta. Sở dĩ nhiều người không nhận ra điều đó vì về sau chúng được thâu hóa vào trong Nho giáo rồi người ta tưởng rằng đó là của riêng Tàu. Kỳ thực là của chung cả hai nước, vì ở khởi thuỷ cả Tàu lẫn Việt đều có những yếu tố giống nhau: như tục lễ hội mùa xuân hay cúng giỗ ông bà, ruộng công… Nhưng về sau Tàu trải qua nhiều đợt lột xác: một vào đời Chu, một đời Tần, rồi Hán nên thâu nạp những yếu tố du mục vào khiến cho Nho giáo sơ khởi mang thêm một bộ mặt mới mà tôi gọi là Hán Nho. Vì Việt còn trung thành với những yếu tố ban sơ hơn bên Tàu, nên còn duy trì được Nho giáo cách tinh tuý hơn, nhưng vì không đủ thế lực nắm giữ guồng máy văn học nên chỉ còn giữ được trong vô thức. Vì vô thức nên các cụ xưa chưa phân biệt ra hai thứ Nho, mà chỉ ký tụng toàn khối. Thế hệ vừa rồi lại chỉ nhìn thấy có bộ diện du mục nên ruồng rẫy Nho cũng luôn toàn bộ. Đấy là một việc làm có hại rất sâu xa đối với nền văn hóa nước nhà: vì thiếu Nho nên không dễ gì nhìn ra những nét đặc trưng của dân tộc, càng không thể thiết lập nổi một chủ đạo là điều hệ trọng cho vận nước. Vì thế muốn đóng góp vào việc kiến thiết văn hóa nước nhà thì phải chú ý tới Nho.
-
Tình Sử Cleopatre
Truyện Dịch Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Carlo Maria Franzero - Vũ Hùng dịch
KHAI HÓA xuất bản 1974CHAPTERS 36 VIEWS 5830
Vừa là danh nhân lịch sử, vừa là một nhân vật truyền kỳ, vừa là người đàn bà đa tình, Nữ Hoàng Cléopâtre trải qua bao nhiêu thế kỷ đã luôn luôn là nguồn cảm hứng của các thi nhân, điêu khắc gia, họa sĩ, văn sĩ, kịch tác gia, soạn nhạc gia, và cuối cùng là các nhà làm phim ảnh. Đối với những giới kể trên, Cléopâtre hoặc được coi là một người đa tình đa cảm, điển hình của yêu đương, sẵn sàng chịu chết dưới mũi tên của tình yêu... Hoặc được coi như một bộ mặt chính trị có nhiều tham vọng, biết lợi dụng nhan sắc như một vũ khí lợi hại để điều động hạm đội, quân đội hay các nhà ngoại giao của nàng một cách tài tình... Hoặc được coi như một nạn nhân của đam mê, một người đàn bà yếu đuối không thể đối đầu và chế ngự những biến chuyển chính trị trong hoàn cảnh lịch sử sôi động của thời đại nàng sống, một trong những thời đại sôi nổi nhất.
Có thể nàng là tất cả, mỗi thứ một chút, Cléopâtre là một khuôn mặt phức tạp, một bí mật của lịch sử. -
Tình Yêu Sau Cùng
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu GT Nobel Văn Học
Pearl S. Buck
CHAPTERS 9 VIEWS 21469
Trở về Mỹ cùng con trai, ngày ngày chuyên tâm chăm lo công việc ở trang trại Vécmông nhưng tình yêu say đắm, nồng ấm mà Êly dành cho Diên Tôn, chồng mình - một người đàn ông mang trong người hai dòng máu Á, Âu - vẫn không hề thay đổi.
Sự xa cách vì hố sâu của giống nòi khác biệt và những ngăn cấm của cuộc cách mạng cũng không thể làm tiêu tan ý chí đoàn tụ son sắt của họ. Nghịch cảnh thời thế chỉ càng thúc đẩy họ đấu tranh mạnh mẽ cho tình yêu và hạnh phúc của mình…
TÌNH YÊU SAU CÙNG chính là cuốn tiểu thuyết tự sự đoạt giải Nobel Văn chương năm 1938 của tác giả Pearl S.Buck viết về một thiên tình sử não ruột về cuộc hôn nhân dị chủng của chính mình. Và “tình yêu sau cùng đã chiến thắng lòng yêu nước và nhu cầu lịch sử”. Tác phẩm đã làm xúc động hàng triệu độc giả trên thế giới bằng giọng văn lạnh lùng, quyến rũ và ngọt ngào. -
Tô Đông Pha
Phi Hư Cấu Sử Địa
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 13 VIEWS 7964
Suốt đời Đường và đời Tống, từ đầu thế kỷ thứ VII đến cuối thế kỷ XIII, nghĩa là suốt bảy thế kỷ, Trung Hoa có tám văn hào lớn nhất (bát đại gia), thì riêng họ Tô đã chiếm được ba rồi: Tô Tuân (l009-1066), Tô Thức (l037-1101) và Tô Triệt (l039-1112), còn năm nhà kia là Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên đời Đường, Âu Duơng Tu, Vuơng An Thạch và Tăng Củng đời Tống, đồng thời với “tam Tô” (ba cha con họ Tô).
Bát đại gia đó là tám nhà nổi tiếng nhất về cổ văn, nhưng trừ Tăng Củng, nhà nào cũng có tài về thơ, phú và người có tài nhất cả về cổ văn lẫn thơ, phú là Tô Thức. Ông không phải là sử gia hay tiểu thuyết gia, nên không lưu lại những tác phẩm dài như Sử ký của Tư Mã Thiên hoặc Thủy hử của Thi Nại Am, ông chỉ làm thơ, phú, viết những tản văn ngắn ngắn, vậy mà gom cả lại cũng thành một bộ toàn tập đồ sộ, khoảng một triệu chữ, nếu dịch hết ra tiếng Việt thì không dưới ba ngàn trang. Riêng về thi, từ, ông có tới một ngàn bảy trăm bài, lượng không thua Lý Bạch, Đỗ Phủ, mà thần tuy xét chung không phiêu dật, kì đặc như Lý, không chua xót và đạt tới mức nghệ thuật tuyệt cao như Đỗ, nhưng vừa khoáng đạt, tự nhiên vừa đẹp mà hùng, đáng đứng đầu các thi nhân đời Tống. Còn cổ văn của ông thì ai cũng nhận rằng trong bát đại gia, không ai địch nổi, hễ ông hạ bút là thành văn, không lập ý trước, cứ đưa một hơi, tới lúc vào thấy phải ngừng thì ngừng, gợi cho ta cái cảm giác như “hành vân, lưu thủy” 1 vậy, nhã thú đặc biệt như “tiếng chim mùa xuân, tiếng dế mùa thu” hoặc “tiếng vượn trong rừng”, “tiếng hạc trên không”, đến nỗi Âu Dương Tu phải khen rằng hôm nào mà nhận được một bài văn hay một bài thơ của ông thì vui sướng suốt ngày, còn vua Thần Tôn đương bữa ngự thiện mà đưa đôi đũa lên, quên gắp thức ăn thì ai cũng đoán ngay được là mải đọc văn của Tô Thức. -
Tôi Đọc Thơ
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Phạm Việt Tuyền
PHONG TRÀO VĂN HÓA xuất bản 1973CHAPTERS 15 VIEWS 2
Bằng thơ, thi nhân sáng tạo ra cả một thế giới riêng. Nhiều tình cờ đã khiến tôi được du lịch vào những thế giới thơ của mười thi nhân cận đại : Phan Chu Trinh, Hồ Biểu Chánh, Đái Đức Tuấn, Đinh Hùng, Đông Hồ, Huỳnh Thiên Kim, Vũ Hoàng Chương, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Thế Viên.
Những thế giới siêu việt phi thường như Giai nhân kì ngộ, huyền ảo kinh dị như Mê Hồn Ca, hào hiệp anh hùng như Bốn nhà chiến sĩ, ngậm ngùi bi đát U tình lục, đầy bất ngờ ngộ nghĩnh như Mặt trời tìm thấy, những năm sáu mươi… -
Tôi Giết Nguyễn Bình
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Trần Kim Trúc
ĐỒNG NAI xuất bản 1972CHAPTERS 12 VIEWS 6256
Mùa Đông năm 1946.
Trong căn nhà lớn, bịnh xá của khu 7 tại miền Đông Nam Bộ, giữa rừng già Tân Uyên, bác sĩ Nguyễn văn Hưởng, Bộ trưởng Y tế trong Ủy ban Hành Kháng Nam Bộ, không dấu nổi vẻ băn khoăn, lo ngại trên khoé mắt.
Mặc dầu giữa chiến khu, Bác sĩ Hưởng cũng đội nón, áo choàng dài trắng muốt và đeo “găng” cao su. Các phụ tá, mang trên tay chiếc khay bạc đựng dụng cụ giải phẫu cũng lo âu chẳng kém bác sĩ khoa trưởng.
Chưa bao giờ, trong căn phòng nhỏ giải phẫu, đèn “măng xông”, lại được thắp nhiều và sáng như vậy.
Bác sĩ Hưởng đưa mắt quan sát bệnh nhân.
Bệnh nhân nằm dài trên chiếc bàn mộc, chỉ còn thoi thóp thở, đôi mắt nhắm nghiền, sắc mặt trắng bệch, máu đỏ còn rỉ qua băng quấn trên ngực và bụng. -
Tôi Kéo Xe
Phi Hư Cấu Phóng Sự Truyện Hay Tiền Chiến
Tam Lang
CHAPTERS 20 VIEWS 29412
Thiên phóng sự "Tôi kéo xe" của Tam Lang, do nhà Mai Lĩnh xuất bản từ năm 1935, đến nay đọc lại, vẫn thấy còn nguyên giá trị.
Gần một thế kỷ đã trôi qua, xã hội đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, với biết bao máu lệ của lịch sử, các thể tài sáng tác văn chương, báo chí đã biến đổi không ngừng với rất nhiều những hình thức mới, đầy tính cách mạng, tân kỳ... Nhất là kỹ nghệ làm báo, làm truyền hình, truyền thông mạng... đã có những thay đổi căn bản, những biến chuyển mà kể cả những người làm nghề nhà báo, phóng viên cũng khó mà hình dung hết được. Vậy mà bất chấp những thay đổi tưởng như bãi biển nương dâu ấy, thiên phóng sự mỏng mảnh, giản dị Tôi kéo xe của Tam Lang, ngay giờ đây, vẫn là một mẫu mực trong nghề, vẫn khiến người ta phải suy ngẫm... -
Tôi Làm Quân Sư Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
E.G. Lansdale
VĂN HỌC xuất bản 1972CHAPTERS 12 VIEWS 6065
Ngày 6-1-1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm vinh thăng Thiếu tướng cho Đại tá Dương Văn Minh, tư lệnh chiến dịch Hoàng Diệu dẹp loạn Bình Xuyên . Nhưng có ai ngờ 8 năm sau, ngày 1-11-1963, Tướng Minh đã cầm đầu cuộc đảo chính để lật đổ chế độ của Tổng Thống Diệm và kết quả Ông Diệm và Ông Nhu bị sát hại.
-
Tôi Làm Tôi Mất Nước
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Lê Văn Phúc
CHAPTERS 14 VIEWS 8570
Đã gần mười năm tôi làm tôi mất nước, ngẫm lại mới như vừa bỏ nước hôm qua. Thời gian trôi mau biền biệt, không giống nhau, không ngừng lại. Cuộc sống lưu vong mà Giao Chỉ gọi đó là nơi sống không bị cùm kẹp, bố ráp tinh thần mang tên “Cõi Tự Do”. Cõi đó đúng là “cõi tự do 100 phần trăm” của nhân loại văn minh, nhưng cõi đó cũng còn mang nhiều cái tên tùy theo từng tâm trạng. Cõi đó còn là “Cõi Mơ Hồ”, cái ta có ta không, ta là ai, ai là ta và chẳng ai giống ta cả. Cõi đó như là “Cõi Buồn” vây kín chung quanh, chỉ đủ cho ta thở, ta ăn, ta đi làm kéo cầy trả nợ. Cõi đó là “Cõi Tiên”, cõi thiên đàng cho những ai chấp nhận nơi này làm quê hương và quên khuấy đi cái dĩ vãng một thời sinh mạng mình gắn liền vào sinh mạng Việt Nam.
-
Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ
Phi Hư Cấu Truyện Dịch TuÌ€y BuÌt
Haruki Murakami
CHAPTERS 9 VIEWS 11580
Có một câu ngạn ngữ sáng suốt nói thế này: Một kẻ trượng phu không bao giờ nhắc đến những người đàn bà y đã chia tay hay khoản tiền thuế y đã đóng. Thực ra, chuyện này là bịa đặt hoàn toàn. Tôi chỉ bịa ra đấy thôi! Xin lỗi! Nhưng nếu quả có một câu ngạn ngữ như thế, tôi nghĩ còn một điều kiện nữa để làm kẻ trượng phu là giữ kín chuyện y làm gì để luôn khỏe mạnh. Một kẻ trượng phu không nên nói mãi chuyện mình làm gì để duy trì sức khỏe. Ít nhất thì tôi nghĩ như vậy.
Như ai cũng biết, tôi không phải là một kẻ trượng phu, nên trước hết chắc tôi cũng không phải lo lắng về điều trên, dẫu thế tôi cũng có chút lưỡng lự khi viết cuốn sách này. Có lẽ nói vậy thì nghe giống như lẩn tránh, nhưng đây là một cuốn sách viết về chạy bộ, chứ không phải là một tiểu luận về việc làm sao cho khỏe mạnh. Ở đây tôi sẽ không cố đưa ra lời khuyên kiểu, “Thôi nào mọi người - cùng chạy bộ mỗi ngày cho khỏe mạnh đi!”. Thay vì vậy, đây là cuốn sách trong đó tôi tập hợp những suy nghĩ của mình về việc chạy bộ có ý nghĩa như thế nào đối với tôi trong tư cách một con người. Chỉ là một cuốn sách trong đó tôi suy ngẫm những thứ khác nhau và chuyển ý nghĩ thành lời. -
Tôi Tập Viết Tiếng Vệt
Phi Hư Cấu
Nguyễn Hiến Lê
VĂN NGHỆ xuất bản 1988CHAPTERS 11 VIEWS 206
Việt ngữ đương ở trong giai đoạn phát triển mạnh. Chỉ trong năm sáu năm nữa, khi nó được dùng làm chuyển ngữ ở khắp các ban Đại học và các trường Cao đẳng khi chính quyền và nhân dân thấy cần phải phổ biến gấp những kiến thức về mọi ngành để nâng cao trình độ văn hóa của mọi người, phát triển khả năng của mọi người thì lúc đó nó sẽ là một dụng cụ cần thiết vào bậc nhất trong công việc kiến thiết và canh tân quốc gia.
Ta phải nhận rằng dụng cụ đó chưa được thích hợp với nhiều việc văn hóa mà chúng ta đương làm và sắp phải làm, cho nên trong sáu bảy năm nay nhiều người vẫn do dự, không muốn dùng nó làm chuyển ngữ ở bậc Đại học. Nhưng họ nghĩ vậy là sai. Bất cứ dụng cụ nào, có giá trị hay không là do con người; nó chưa thích hợp thì phải cải thiện nó, tìm cách khéo sử dụng nó, chứ không lẽ ngồi yên, chờ cho nó tự hóa ra hoàn hảo rồi mới đem ra dùng. Chờ kiểu đó là chờ chết. Và buồn thay, trong hạng người có nhiệm vụ đào tạo thanh niên lại có biết bao nhiêu kẻ chỉ chờ chết! -
Tojo Người Hùng Thái Bình Dương
Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Courtney Browne
TRẺ xuất bản 1974CHAPTERS 34 VIEWS 3056
Tôi bắt đầu bị cảm động trước khuôn mặt của Tojo khi nhìn thấy ông ta ngồi ở hàng ghẽ bị cáo tại tòa án xử tội phạm chiến tranh Viễn Đông ở Tokyo năm 1947. Trước dây tôi chỉ được biết tới con người này qua những bức ký họa trên các nhật báo Mỹ, thường coi ông giống như hung tướng Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ. Tôi bắt đầu thu thập các tài liệu nói về Tojo, con người đã đưa nước Nhật vào cuộc chiến tại Thái Bình Dương, với chủ ý sẽ viết một loạt bài về ông ta.
Nhưng loạt bài đó không bao giờ xuất hiện trên mặt báo, vì càng tìm tòi, tôi càng thấy nhiều chuyện mù mờ khó hiểu chung quanh nhân vật này. Sự thực Tojo có phải là một tên quân phiệt hiếu chiến đã gây ra chiến tranh Đông Nam Á, như mọi người đã tưởng hay không ? Đem đặt cá nhân ông vào hoàn cảnh lịch sử của nước Nhật, kể những diễn tiến trong thời kỳ sử quân trở đi, ta thấy có nhiêu dấu hỏi cần được nêu lên về bản án tử hình mà tòa án quốc tế đã dành cho Tojo. Chính vì vậy thay vì viết một bài báo, tôi đã cho xuất bản cuốn sách này, gom tất cả những gì tôi đã tìm hiểu được về cuộc đời của Đại tướng Hideki TOJO. -
Tổng Hành Dinh Trong Mùa Xuân Toàn Thắng
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Võ Nguyên Giáp
CHAPTERS 10 VIEWS 12747
-
Tôn Giáo Và Dân Tộc
Phi Hư Cấu
Lý Chánh Trung
CHAPTERS 5 VIEWS 12077
Đối với con người, tôn giáo và dân tộc là hai thực tại vừa thân mật vừa thiêng liêng, hai thực tại mà con người sẵn sàng chết để bảo vệ.
Trong trần gian nầy, còn gì quí hơn mạng sống. Nhưng trong trần gian nầy, luôn luôn có một số đông người dám hy sinh mạng sống của mình cho tôn giáo hoặc cho dân tộc. Bởi vì đối với con người, vấn đề không phải chỉ là được sống, mà còn là được sống như con người. Mà chúng ta đã sống như con người phần lớn là nhờ dân tộc và tôn giáo. Mất đi một trong hai thực tại nầy, cuộc đời sẽ trở thành vô nghĩa, không còn đáng sống nữa.
Dân tộc đã chạm khắc nên khuôn mặt con người của chúng ta hôm nay, qua mấy ngàn năm vật lộn với trái đất để nhân hóa thiên nhiên và nhân hóa chính mình, qua bao nhiêu thế kỷ tranh đấu với các dân tộc khác để có thể trường tồn như một dân tộc.
Và tôn giáo đã đặt thêm cho khuôn mặt con người ấy một ý nghĩa, một giá trị siêu việt, đã hướng nó nhìn lên vòm trời cao để say ngắm ánh trăng sao mà mơ về vĩnh cửu. -
Tổng Kết Văn Học Thế Kỷ XX
Phi Hư Cấu Truyện Dịch Văn Học VH Miền Nam Trước 75
R. M. Albérès - Phạm Đình Khiêm dịch
VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ xuất bản 1963CHAPTERS 4 VIEWS 9
Trong các nền văn học ngọai quốc, văn học Pháp, đối với ta ngày nay, vẫn còn nhiều liê'n lạc hơn cả, và có thể tiếp tục cống hiến cho nền văn học trẻ trung của ta nhiều hài hoc kinh nghiệm quí giá. Những bước chập chững dò đường, những cố gắng, thử thách, những thành công và cã những thất bại nữa, của nền văn học quen thuộc ấy đều có thể cỏ ích cho ta trên đường xây dựng nền văn học quốc gia.
-
Tôn Thọ Tường
Phi Hư Cấu Sử Địa
Nguyễn Bá Thế
TÂN VIỆT xuất bản 1957CHAPTERS 5 VIEWS 4
Tôn Thọ Tường sinh năm 1825, tại huyện Bình Dương, trấn Phiên An (Gia Định) là con của Tôn Thọ Đức, ông này đậu Cử nhân năm 1821 làm quan đến chức Tuần phủ Thuận Khánh, mất tại chức năm 1840. Là cháu nội của Tôn Thọ Vinh, là quan võ đến chức Hậu dinh Phó Đô Thống chế, có theo chúa Nguyễn Ánh sang Vọng Các năm 1784, nên năm 1810, vua Gia Long cho thờ trong Trung hưng công thần miếu.
Lúc nhỏ, Tôn Thọ Tường có ra Huế theo học với ông Nguyễn Hữu Quang. Năm 1842, Tôn Thọ Tường phải về Nam thọ tang cha, sau khi mãn tang năm 1843, ông kết duyên cùng bà Trần Thị Lê ở chợ Lách quận Vũng Liêm, Vĩnh Long.
Sau khi an bề gia thất, Tôn Thọ Tường ra Huế xin tập ấm, triều đình xét thấy ông là cháu công thần thuộc phái võ quan, nên ban cho ông Võ hàm Án kỵ úy, ông không được hài lòng vì sở trường của ông là văn chương, nên ông xin cải hàm văn, nhưng triều đình không thuận, nên ông bỏ về Gia Định. -
Tổ Quốc Ăn Năn
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Nguyễn Gia Kiểng
CHAPTERS 5 VIEWS 5565
Tôi sang Pháp du học năm 1961, lúc 19 tuổi. Là đứa con của đồng quê Việt Nam, tôi được nuôi dưỡng lúc ban đầu bằng hình ảnh cánh đồng, lũy tre, bờ ruộng, con cò, bằng những câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng… ta về ta tắm ao ta, v.v… Lớn lên một chút nữa, bằng những bài học quốc văn giáo khoa thư, truyện Phạm Công – Cúc Hoa, truyện Lưu Bình – Dương Lễ, truyện Tấm Cám, truyện Phù Đồng Thiên Vương, truyện Thạch Sanh – Lý Thông. Khi chớm có nhận thức, bằng những trang sử oai hùng của dân tộc: Ngô Quyền phá quân Nam Hán, Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm, Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên, Lê Lợi bình quân Minh, Quang Trung đại thắng quân Thanh; bằng những gương tuẫn quốc của Trần Bình Trọng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu. Vinh dự nhất là sự hy sinh dũng liệt của Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Vinh dự vì trong trang sử này gia đình tôi có góp phần hy sinh. Trí tuệ của tôi cũng được phần đào tạo bằng thơ văn Nguyễn Công Trứ, bằng Truyện Kiều, bằng tư tưởng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, bằng Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, bằng Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, bằng nhiều thơ văn ái quốc, kể cả những bài thơ của Đặng Phương – mà sau này tôi được biết là Nguyễn Ngọc Huy.
-
Trại Đầm Đùn
Phi Hư Cấu Phóng Sự VH Miền Nam Trước 75
Trần Văn Thái
NGUYỄN TRẢI xuất bản 1969CHAPTERS 29 VIEWS 45120
Đã lâu lắm, chúng ta mới có một cuốn sách chống Cộng có một vốc dáng dày dặn, chứa đựng một nội dung xúc tích, sống động và xác thực vượt hẳn lên trên những sách cùng loại xuất bản trong nước từ trước đến nay. Đó là cuốn phóng sự tiểu thuyết "Trại Đầm Đùn" của nhà văn Trần Văn Thái, được chấm hạng Ba, giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật 1967 - 1969 của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa trong 62 tác phẩm dự thi về bộ môn tiểu thuyết.
-
Trại Tập Trung
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Duyên Anh
CHAPTERS 27 VIEWS 100044
Có kẻ mê giang-hồ đến độ thèm được lột da mình bọc ngoài chiếc va-ly của một lãng-tử nào đó, khi mình chết. Để mãi mãi ngày tháng là những chuyến đi. Nếu ông ta tiên-tri cuộc đời sẽ còn những tuyến đường Moscou – Goulag Sibérie, Suối Máu – Phước Long, Kà-Tum- Bù-gia-mập, Long Giao – Sơn Ca, Trảng Lớn – Hà Nam Ninh,Gia Lai – Vĩnh Phú, Washington – Hà-nội Hilton, Nhà Mình – Sở Công An, Đề-lao Gia Định – Chí Hòa…. di chúc của ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu ông ta biết cuộc đời sẽ còn những chuyến xe lửa ngừng lại chẳng cần kéo còi, chẳng cần đợi đến ga nhỏ, lãng-tử chạy xuống vũng trâu đầm, múc nước uống ừng-ực ngang họng súng AK canh chừng, ông ta, chắc chắn, sẽ chán chuyện lãng-du. Ở thời đại tôi và trên quê-hương tôi có những chuyến đi đã trùm lấp định-nghĩa vô-định và thống-khổ mà tôi không sợ lộng-ngôn bảo rằng đó là những chuyến đi định-nghĩa làm người. Rồi sẽ có hồi-ký của một tù-nhân viết chính-xác về chuyến đi Sài gòn – Hà nội được chào mừng bằng những trận mưa máu đá củ đậu củ khoai. Rồi sẽ có hồi-ký của một tù-nhân viết chính-xác về chuyến đi Sài gòn – Phú Quốc trên chiếc tầu HQ 501 khởi hành từ bến Tân Cảng.
-
Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Văn Chí
CHAPTERS 7 VIEWS 7735
Trí thức ở miền Bắc Việt Nam đã nổi dậy chống lại chế độ cộng sản từ mùa Xuân năm 1956 mà mãi đến cuối Thu năm ấy báo chí ở Sài Gòn mới được tin vì nhà cầm quyền miền Bắc đã dùng mọi biện pháp để cố tình bưng bít một cuộc nội biến đánh dấu sự suy sụp của hệ thống tư tưởng cộng sản. Suốt trong thời gian mấy tháng, trong khi trí thức ở miền Bắc đã anh dũng vùng dậy đánh những đòn chí mạng vào uy tín của Đảng thì báo chí và đài phát thanh của Đảng hoàn toàn làm ngơ. Đảng chỉ mải miết dùng lực lượng công an để đe doạ những người đọc báo, bán báo và ra lệnh cho công đoàn xui giục công nhân nhà in không in báo đối lập.
Cho mãi đến khi những "đòn ngầm" đó không hạ nổi địch thủ, và cũng đến khi phe đối lập dồn Đảng vào chân tường, không có thế lui, Đảng mới chỉ thị cho các đoàn thể ở khắp mọi nơi viết kiến nghị đòi đóng cửa các báo đối lập. Chính những lúc kiến nghị đồng loạt đó xuất hiện trên mặt báo Nhân dân, thì dư luận ở Sài Gòn mới biết là có báo đối lập ở miền Bắc. Chỉ một tháng sau thông tín viên hãng AFP ở Hà Nội loan tin cho thế giới biết việc nông dân ở Nghệ An đã bạo động nổi dậy, dùng gậy tre và những võ khí thô sơ khác đánh nhau với bộ đội. Tin đó làm nhiều người sửng sốt. -
Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Thụy Khuê - Nguyễn Hưng Quốc
LÊ TRẦN xuất bản 1990CHAPTERS 7 VIEWS 4
Đặt tựa đề "Trăm Hoa Vẫn Nở…" cho tuyển tập này, chúng tôi có ý làm một việc tương tự công trình sưu tập văn liệu mà cụ Hoàng Văn Chí đã làm vào thập niên ’50 với cuốn: "Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc". Chúng tôi cũng muốn ghi lại những chứng tích của một cuộc đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền khởi đi từ những người trong nước hiện nay. Trước đây cụ Hoàng đã viết:
"Bốn mươi năm một thuở" (nhân dịp hạ bệ Stalin), họ (nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm) đều đứng dậy đấu tranh chống đảng, đòi phục hồi quyền tự do tư tưởng… Trí thức ở miền Bắc đã sản xuất được trên một trăm bản văn có giá trị. Cộng Sản coi những bản văn ấy là những “cỏ độc”, nhưng chúng tôicoi những tác phẩm của họ như một "trăm hoa thực sự". -
Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Hồ Hữu Tường
LÁ BỐI xuất bản 1965VIEWS 10673
Ngày 29 tháng 8 năm 1957, tôi bị Toà án Quân sự Sài Gòn lên án tử hình. Tôi có ký tên xin phá án, mà lòng không tin sẽ được, lại đã tự hẹn nếu không được phá án, thì âu để bị hành quyết cho rồi một đời, mà tôi muốn chấm dứt một cách khéo hơn là để bị giết mờ ám, nơi một chốn hẻo lánh nào đó, rồi tên tuổi thêm trầm luân trong một cái biển phỉ báng vô biên. Song lẽ, sự tự hẹn ấy được bè bạn ở nước ngoài hay được. Nên chi, sau ngày bác đơn xin phá án, ngày 31 tháng Chạp năm ấy, ông A. Camus, thay mặt cho bè bạn nói tiếng Pháp, bà R. Fischer, thay mặt cho bè bạn nói tiếng Anh, ông Nguyễn Ngọc Bích, thay mặt cho người Việt ở hải ngoại, đánh điện cho tôi, ân cần khuyên tôi nên ký tên xin ân xá để cho họ tiện bề vận động xin phóng thích cho tôi. Nể tình họ, tôi đã ký tên. Gần năm năm đã qua, mặc dầu các bè bạn này không ngớt kêu gào, tôi vẫn đội trên đầu bản án tử hình, và trong mấy năm này, trước khi đi ngủ, đêm nào tôi cũng tự hỏi: “Ngày mai phải chăng là mình phải đứng trước toán lính hành quyết?” Sống trong tâm trạng phập phồng nọ, những trầm tư của một tên tội tử hình, bị tử thần uốn nắn chiều hướng rất nhiều, chẳng khác nào tia sáng bị chạy gần một khối thu hút khổng lồ vậy. Phương chi, tôi còn mắc một cơn bệnh trầm kha, kéo dài từ tháng 4 năm 1959 đến tháng 9 năm 1961, mà đến nay, tháng 6 năm 1962, thời hồi xuân vẫn chưa dứt. Trong điều kiện ấy, những trang sau này phỏng có giá trị nào chăng?
Tuy vậy, tôi không ngại ngùng mà đăng chúng nó ra, trước để làm một bức thơ cảm ơn chung cho những ai, rải rác trong bốn phương trời, hoặc danh tiếng lẫy lừng như A. Camus hay Nehru, hoặc tên tuổi còn trong bóng như sinh viên và học sinh, sau để đặt một vấn đề mà tôi tin rằng là vấn đề trọng đại hơn hết của nửa thế kỷ sau của thế kỷ hai mươi. Tôi muốn nói đến sự đại nhất thống tôn giáo, triết học, khoa học và chánh trị. -
Trầm Tưởng
Truyện Dịch Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Kahlil Gibran
NGUỒN SÁNG xuất bản 1970CHAPTERS 29 VIEWS 49560
Trầm Tưởng sưu tập những dòng tư tưởng và phút giây trầm mặc của nhà thi sĩ và tiên tri Kahlil Gibran, người gốc Liban, nguuyên tác Ả-rập ngữ, được chọn và dịch bởi Anthony R. Ferris dưới nhan đề Thoughts and Meditation (The Citadel Press, New York, tái bản lần thứ tư, 1969). Bản dịch sang Việt ngữ này đã dựa vào bản Anh dịch nói trên, ngoại trừ truyện ngắn "Martha" đã được so với bản Anh dịch của H. M. Nahmad, trong cuốn nhan đề Nymphs of the Valley của Gibran (Alfred A. Knopf. Inc. New York, tái bản lần thứ mười ba, 1969).
-
Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên Quyển I : Trấn Biên Cổ Kính
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Lương Văn Lựu
TÁC GIẢ xuất bản 1971CHAPTERS 7 VIEWS 3
"Tôi không có cao vọng theo con đường của một Ngô Sĩ Liên, một Phan Huy Chú, một Trần Trọng Kim, một Phạm Văn Sơn, nhưng chỉ vì nặng tình bản sở, mà làm kẻ lữ hành nhỏ bé, đi từng bước một, trên đường sử học, nhặt từng mảnh sử liệu vụn vặt ở mỗi nơi, ghi chép từng mẩu chuyện truyền khẩu mỗi vùng, giẫm chân trên gần khắp miền đông, từ thành thị đến thôn quê, thăm hàng ngàn gia đình, mót cộng lúa vàng trên đồng, xem hột thạch sa dưới nước hoặc đào bới dưới đáy giếng sâu, đọc tấm bia mộ rêu phong, viếng đình chùa, miếu môn cổ kính, bẻ cành cổ thụ trong rừng thiêng, nhặt hòn đá cuội trên núi thẳm, đến xem một ít di tích xưa còn lưu lại tại viện bảo tàng, trong ba mươi năm trời công phu sưu tập, để hôm nay, hoàn thành được bộ sử lược này, mà tôi coi như kết tinh đời văn học của tôi."
- Lương Văn Lựu (Trích lời tựa cuốn Trấn Biên cổ kính). -
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Tri Vũ - Phan Ngọc Khuê
CHAPTERS 16 VIEWS 28907
Trong những huyền thoạì về người Việt đi học ở Pháp thì hai câu chuyện nổi tiếng nhất có thể nói là hai trường hợp Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo. Một người thi lấy hai bằng tiến sĩ (văn chương và luật học) ở tuổi 23, còn người kia thì nổi tiếng là học giỏi, giỏi về một ngành ít ai ở Việt nam theo học, triết học phương Tây mà lạị còn là triết học của Đức (Hegel, Marx, Husserl…) giỏi tới mức có lúc tranh cãi với Jean-Paul Sartre ồ Pháp trên tạp chí Les Temps Modemes mà còn được xem là thắng thế.
-
Trang Tử Nam Hoa Kinh
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 38 VIEWS 33411
Trang tử kém Mạnh tử khoảng mười tuổi, sống ở giữa thời Chiến Quốc (-403 -221). Ông sanh vào khoảng -360, trên 40 năm sau khi thời đại loạn đó bắt đầu, và 60 năm sau ông mất, nó cũng chấm dứt. Vậy ông chứng kiến được hầu hết những biến chuyển lớn của thời đó: Tần dùng Vệ Ưởng để biến pháp mà hùng cường lên, xưng bá (-343) rồi xưng vương (-325); sáu nước kia (Yên, Triệu, Hàn, Nguỵ, Tề, Sở) bèn hợp tung để chống Tần (-333), nhưng phe hợp tung mau tan (-332), Trương Nghi đề nghị thuyết liên hoành (-331) để liên hiệp lục quốc mà tôn Tần, do đó mà Tần lại càng mạnh thêm, thắng được Nguỵ, Hàn, Sở, rồi xưng đế (-288), diệt Tống, ức hiếp Triệu. Trước khi mất, chắc Trang tử đã đoán được xu thế của thời đại; thế nào rồi Tần cũng sẽ thay Chu, làm thiên tử mà thống nhất Trung Quốc.
-
Trận Hạ Lào 1971
Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị
Phạm Huấn
CHAPTERS 14 VIEWS 61
Trận Hạ Lào 1971 là một trong những trận đánh lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Những lực lượng tinh nhuệ hàng đầu của hai miền Nam-Bắc được điều động tới một vùng rừng núi hiểm ưở của Lào Quốc, để bắn giết nhau suốt 45 ngày không ngừng nghi bằng bom đạn, bằng những vũ khi tối tân nhất của ngoại bang.
"Vết thương Hạ Lào” chắc chắn mãi mãi không bao giờ rửa sạch được.
Cuộc hành quân Hạ Lào diễn ra bong một giai đoạn quan trọng của Đất Nước, khi người Mỹ thay đổi chính sách tại Việt Nam. Trên nguyên tắc, cuộc hành quân này do Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chủ xướng. Nhưng thật ra là quyết định của Hoa Kỳ. và đó cũng là một trắc nghiệm sau cùng về chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh" để Mỹ điều đình với Cộng Sản Hà Nội, mang tù binh về, và rút quân khỏi Việt Nam. -
Trần Hưng Đạo
Phi Hư Cấu Sử Địa
Hoàng Thúc Trâm
VĨNH BẢO xuất bản 1950CHAPTERS 10 VIEWS 2
Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn chẳng những là một vĩ nhân Việt Nam mà còn là một danh nhân trên mảnh đại lục Đông Nam Á từ thế kỉ mười ba đến giờ. Đối với lịch sử Việt Nam, ngài là một đại anh hùng dân tộc, có công quét sạch giặc Nguyên xâm lược, giữ vững tự do, độc lập cho nhân dân, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cho tổ quốc. Trên nối được dòng máu truyền thông của Trưng Vương, Lý Đôn, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt,... dưới treo được tấm gương tranh đấu cho Đặng Dung, Nguyễn Súy, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.....Ngài là kết tinh của cả Việt Nam, một dân tộc có sức đấu tranh dai dẻo, bền bỉ, không chịu khuất phục dưới một ách áp bức cường quyền đô hộ nào hoặc bó tay trước bất cứ một cuộc xâm lược công khai hay trá hình nào.
-
Trần Quý Cáp
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Lam Giang
ĐÔNG A xuất bản 1970CHAPTERS 16 VIEWS 2
Hồi Tiến sĩ Trần Quý Cáp còn làm thầy đồ dạy học ở quê nhà, khoảng năm 1903, có lần thầy trò đang bình sách thì cây đa to bên miếu Thai La thình lình đổ ập. Thầy trò chạy ra xem, thấy trong bộng cây xuất hiện một con vật không rõ là loài gì, đôi mắt sáng chói, chạy qua chạy lại một lát rồi biến mất. Về nhà, thầy Trần phát bệnh cuồng, mọi người cho là do “ma nhập”. Ai đến thăm, ông cũng phun nước miếng và mắng “sao không biết xấu hổ với loài vật”. Khi không có ai, ông thường ngâm câu “Sơn trung miếu đệ bổn thần minh” (trong ngôi miếu giữa núi có vị thần minh).
-
Trần Thủ Độ
Phi Hư Cấu Sử Địa
Trúc Khê
THANH BÌNH xuất bản 1952CHAPTERS 9 VIEWS 2
Trần Thủ Độ là nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng 40 năm.
Trần Thủ Độ cũng là nhân vật bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ, Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với nhà Trần mà lại có tội với nhà Lý. Trần Thủ Độ là người bản lĩnh và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, thường quyết đoán theo ý chí của mình. Năm 70 tuổi, trước lúc chết 5 tháng, sử cón chép việc ông đi tuần ở vùng biên giới Lạng Sơn. Ông đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ, quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện. -
Trên Ngọn Tình Sầu
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Du Tử Lê
CHAPTERS 8 VIEWS 686
Mới chiều qua, sau khi thông báo về cái chết của cô HC, với bạn, chú đã bật khóc. Chú không thể kiềm chế, nén xuống lâu hơn. Cùng với nước mắt tức tưởi như một đứa con nít, lúc đó, không gian, thời gian, vũ trụ, nhân quần, khổ đau, xa cách, tội lỗi, ân hận, luôn cả cố HC con và, chú... đều tan biến. Chú không có một ý niệm gì, khác hơn mầu trắng vô nghĩa của hư không! Ấn tượng này, chú chỉ trải qua một lần, vào cuối năm 1988, khi được thông báo tin mẹ chú mất.
Ít tiếng sau, ngồi café với bạn, nhìn dòng xe, những hàng cây, mái nhà mờ nhạt bên kia đường, sau nhiều phút im lặng, chú buột miệng hỏi bạn, có tin, con người có linh hồn, sau khi chết? Bạn chú gật đầu đáp, có. Chú bảo, chú cũng tin như vậy. -
Triển Lãm Nhiếp Ảnh Toàn Cuốc Kỳ 6
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Huy Trực
HỘI ẢNH VIỆT MỸ xuất bản 1972CHAPTERS 5 VIEWS 2
Khi Cuộc Thi Ảnh Toàn Quốc kỳ VI được loan tin, một vài bạn ảnh đã tới phàn nàn với chúng tôi : "Từ nay tới cuối năm có tất cả 6 cuộc thi ảnh được tổ chức tại Saigon, như vậy trong vòng nửa năm anh em chúng tôi sao có đủ ảnh để tham dự vì không sáng tác kịp."
Câu nói trên cũng có đủng một phần nhưng có nhiều điều đả xãy ra trái với ý kiến trên. Dù có 6 cuộc thi hay có nhiều hơn nữa, chúng tôi cũng vẫn tin chắc các bạn ảnh vẫn có dư đủ tác phẩm để gởi dự thi.
Đê chứng minh chúng tôi xin đơn cử như cuộc thi ảnh năm nay do Hội Nhiếp Ảnh Hội Việt Mỹ tổ chức đã thu lượm được kết quả hết sức tốt dẹp. Vói 1018 tác phẫm (666 ảnh đen trắng, 118 ảnh mầu và 234 phim mầu) của 199 Nhiếp Ảnh Gia và 22 Nhóm Ảnh trên toàn quốc gởi về tham dự đã cho thấy đây là một con số ảnh kỷ lục mà từ trước tới nay chưa một cuộc thi ảnh nào dành riêng cho các bạn ảnh cư ngụ tại Việt Nam đã đạt được. -
Triết Học Nhập Môn
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Karl Jaspers - Lê Tôn Nghiêm
TRUNG TÂM HỌC LIỆU xuất bản 1969CHAPTERS 10 VIEWS 2
Triết lý Hiện sinh đã xuất hiện rầm rộ thành một phong trào từ năm 1927 ở Đức rồi tràn qua Pháp và các lân quốc vào năm 1935 cho tới ngày hôm nay. Những năm gần đây, xem ra phong trào đang lắng dịu dần: những lố bịch, những quá trớn kiểu thời trang đang bị thời gian đào thải. Nhưng những giá trị thực thụ vẫn có thể và còn tồn tại mãi mãi.
Triết lý của Jaspers - một trong những khuynh hướng căn bản của triết học hiện sinh - và riêng quyển Triết học nhập môn đây cũng đáng được liệt vào số những thể thức suy tư minh bạch, có hệ thống vĩ đại của những thế kỷ đi trước. Hơn nữa những lối suy nghĩ này còn vượt xa hẳn truyền thống cũ ở chỗ chúng dám mạo hiểm vào những miền sâu, bí ẩn chưa từng được khai thác. Với một biện chứng sâu sắc, tinh vi, chúng đã đi vòng theo những uẩn khúc quanh co của hiện sinh để mô tả lên những gì hầu như không mô tả nổi.
Nên lối lập luận ở đây đã quá phức tạp, chi ly! -
Triết Học Phật Giáo Việt Nam
Phi Hư Cấu Triết Học
Nguyễn Duy Hinh
CHAPTERS 9 VIEWS 3932
Tác phẩm Triết học Phật giáo Việt Nam của tôi gồm hai chương chính, một lời nói đầu và một lời kết.
Chương I. Triết học Phật giáo. Gồm ba tiết: Bản thể luận, Nhận thức luận và Giải thoát luận.
Chương II. Triết học Phật giáo Việt Nam. Gồm ba tiết: sơn môn Dâu, sơn môn Kiến Sơ và sơn môn Trúc Lâm.
Tư liệu về Phật giáo Việt Nam tôi dẫn lại tư liệu trong cuốn Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của tôi đã xuất bản năm 1999 có bổ sung, hiệu chính một đôi chỗ cần thiết và minh giải dưới gốc độ triết học tôn giáo -
Triết Học Tổng Quát
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Trần Văn Hiến Minh
TỦ SÁCH RA KHƠI xuất bản 1965CHAPTERS 12 VIEWS 3
Triết Học Tổng Quát là một danh từ mới để chỉ siêu hình học, môn học ngày càng bị nhiều người nghi ngờ nhất là những nhà tư tưởng muốn đoạn tuyệt với một quá khứ trong đó đệ nhất triết học thường gắn liền với tôn giáo. Nhưng dưới tên gọi này hay tên gọi cũ thì siêu hình học vẫn là sự bàn cãi các vấn đề tối hậu về sự Sống và sự Chết, Hữu thể và Hư vô, vật chất và tinh thần, đời sống của thế giới và của con người. Những vấn đề ấy luôn luôn được đặt ra và thách đố con người. Siêu hình học vì thế đáp ứng một yêu sách nền tảng của trí tuệ con người, yêu sách hiểu biết ý nghĩa sau cùng của các sự vật, của ý thức hay của lịch sử.
-
Triết Lý Văn Hóa Khái Luận
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Đăng Thục
VĂN HỬU Á CHÂU xuất bản 1959CHAPTERS 9 VIEWS 2
Đây là một vài điều đại cương về con đường văn hóa dân tộc mà chúng tôi mấy năm gần đây đã có dịp lên tiếng ở Bắc, Trung, Nam. Chúng tôi vẫn giữ gần đúng cả nguyên văn, chỉ sửa bỏ đôi nét thuộc về thời thế, "Verba volant scripta manent = Lời nói bay đi, chữ ghi còn lại". Chúng tôi đã muốn ứng dụng lời cách ngôn La Tinh trên mà để cho lời nói kia bay theo với cơ hội. Nhưng lại nhớ lại câu cách ngôn Việt Nam, có một tinh thần khác :
Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.
Nên cũng lại muốn ghi lại trước hết cho chính mình ngõ hầu thực nghiệm lời nói với việc làm, lý thuyết với thực tế, để tự mình cảnh giác. Thực tế biển đổi, ý tưởng cũng biến đổi theo, nhưng tựu trung có cái gì không biến đổi, ấy mới là đáng quí. Cái không biến đổi ấy chính là thành thực tin tưởng vào văn hóa, vì một dân tộc muốn phục hưng phải bắt đầu tự mình ý thức lấy mình. Công việc ý thức ấy chính là công việc văn hóa vậy. -
Trông Giòng Sông Vị
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Trần Thanh Mại
TÂN VIỆT xuất bản 1956CHAPTERS 15 VIEWS 20
Cuộc đời của Trần Tế Xương là cuộc đời của một nghệ sĩ, nhưng trước hết là một trí thức phong kiến. Ông thuộc loại nhà nho ” dài lưng tốn vải”. Mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay vợ ông lo liệu. Cuộc đời của ông gắn liền với việc thi cử, tính ra ông đã thi đến 8 lần. Ông sống trong một cuộc sống về vật chất rất thiếu thốn. Vào năm ông đậu tú tài ( 1894) thì ngôi nhà của ông bị cháy nhưng khi đã xây được nhà lại thì ông lại bị bà Hai An chiếm đoạt. Nghèo đói đã cứa xé Tú Xương. Sự đểu cáng đã vả vào Tú Xương. Những hoàn cảnh đó đã được in đậm trong thơ phú của Tú xương sự vất vả, cay cú, phát phẫn, buồn phiên.
-
Trong Mưa Núi
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Phan Tứ (Lê Khâm)
CHAPTERS 8 VIEWS 17871
Tập này kể lại một mùa mưa núi cách đây 23 năm, vào nửa cuối 1961, khi tôi đi đường Trường Sơn vào Liên khu Năm và công tác ở vùng tây tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Tất cả các tư liệu và cảm nghĩ trong tập đều rút ra từ các sổ nhật ký năm ấy, hoàn toàn là chuyện người thật việc thật, chỉ được sắp xếp lại và viết rõ hơn cho dễ hiểu. Tôi đã lược bỏ tất cả những đoạn rườm rà hoặc có thể gây hiểu lầm.
Viết về các dân tộc thiểu số, tôi đã tìm lại những từ tiếng Việt được dùng hiện nay và trước đây: dân tộc thiểu số (ít người), đồng bào vùng cao (rẻo cao), người thượng du (thượng sơn), nhân dân miền núi (miền ngược), v.v ... Trong hoàn cảnh riêng của Liên khu Năm, nơi phần lớn các dân tộc thiểu số thường ở vùng đất cao, dân tộc đa số thường sống gần các thành thị, tôi xin dùng hai từ Thượng và Kinh để gọi hai bộ phận trong nhân dân ta với sắc thái quý trọng như nhau.