-
Trung Quốc Sử Lược
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phan Khoang
VĂN SỬ HỌC xuất bản 1970CHAPTERS 5 VIEWS 56
Từ Tây Chu trở về trước, đất căn cứ trọng yếu của người Hán là lưu vực sông Hoàng Hà. Đến thời Xuân Thu, các nước Sở, Ngô, Việt lần lần lớn mạnh, đến thời Chiến Quốc, nước Tần thu gồm đất Ba, đất Thục thì lưu vực sông Trường Giang mới phát triển. Nhà Tần lại lấy đất ngày nay gọi là Quảng Đông, Quảng Tây, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận, và lấy đất nay là Phước Kiến, đặt làm quận Mân Trung, từ đó đất phía nam Nam Lĩnh mới thuộc Trung Quốc.
Nhà Hán, nhà Đường, hồi thạnh thời đã bao quát các đất Mông Cổ, Tân Cương ngày nay. Còn Tây Tạng thuộc Trung Quốc là việc các đời Nguyên,Thanh. Từ đời Hán, Trung Quốc cũng chinh phục được Nam Việt, một bộ phận của bán đảo Ấn Độ, và chinh phục bắc bộ bán đảo Triều Tiên, đều đặt quận, huyện. Từ đời Đường về sau, hai bán đảo ấy độc lập, dựng nước riêng. -
Trước Sự Nô Lệ Của Con Người
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Thích Minh Châu
ĐAI HỌC VẠN HẠNH xuất bản 1970CHAPTERS 12 VIEWS 4
“Trước Sự Nô Lệ Của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính.
Đây cũng là lộ trình của Viện Đại Học Vạn Hạnh trước bao nhiêu thử thách cam go của thời đại. Chúng tôi ước mong rằng tập sách này sẽ gợi lại một niềm tin nào đó trong lòng người thanh niên Việt Nam hiện nay, một niềm tin quyết liệt vào vận mệnh thiêng liêng của dân tộc trong ý thức thể hiện và vượt qua nỗi phân ly bi đát của bản tính con người để mà có thể chịu đựng và bước tới một cách can đảm trên con đường của chân lý và sáng tạo. -
Trước Vành Móng Ngựa
Phi Hư Cấu Phóng Sự Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Hoàng Đạo
CHAPTERS 52 VIEWS 65599
Cổ quấn cái “Phu la" nâu, mình vận chiếc áo tây tàng, Lê Văn Quang không có vẻ gì là một ông thầy thuốc có danh, vẻ mặt xương xương, hốc hác như người ốm lao, vậy mà Quang giả danh làm đốc tờ cũng được nhiều người tin, thì cũng nên buồn hộ các ông lang tây.
Quang xưa kia đã từng làm “anh phia mê”.( infirmier= Y tá)
Anh ta nhắc lại cái công nghiệp vĩ đại ấy một cách tự đắc lắm, đã từng trông thấy vô số đốc tờ tiêm thuốc cho bệnh nhân. Anh ta nhận ra rằng tiêm không có gì là khó cả. Cho thuốc vào ống tiêm, rồi cắm vào đùi, vào mông người ta, thì ai làm chẳng được nên anh ta cũng bắt chước chơi. Trước mặt tòa, anh ta chối biến. -
Trương Vĩnh Ký
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến
Lê Thanh
TÂN DÂN xuất bản 1941CHAPTERS 12 VIEWS 26
Sách Tả-truyện có chép một câu rằng : « Trên có bậc lập đức, dưới có bậc lập công sau có bậc lập ngôn ; tuy mất đã lâu mà tiếng vẫn còn : toàn là những người bất hủ ».
Nước ta có đức Trần Hưng-Đạo là bậc lập đức, vua Lê Lợi và vua Gia Long là bậc lập công, ông Phan phu-Tiên đời Trần và một vài ông sứ thần nữa là bậc lập ngôn.
Vậy thì hạng người làm sách để dạy đời là một hạng trong ba hạng người bất hủ ấy.
Ông Trương-vĩnh-Ký có thể liệt vào hạng người đó, vì không những Hán học uyên thâm, Pháp học uyên bác, ông lại còn tinh thông về các thứ chữ ở Viễn-đông như chữ Cao-mên, chữ Xiêm, chữ Lào, chữ Ấn-độ : thực là một nhà bác-ngữ uẩn-súc, nước ta chưa từng có bao giờ. -
Trương Vĩnh Ký Hành Trạng
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Đặng Thúc Liêng
CHAPTERS 4 VIEWS 5589
Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký Tiên Sanh là một vị Tân Quân Tử thật của nước Việt Nam ta, ai ai cũng đều biết cả.
Nhơn dịp này, hình ngài sẽ dựng trước đường Norodom, ngang Dinh Quan Toàn Quyền, Sài Gòn. Vậy cũng thỏa lòng công chúng hy vọng bấy lâu, nên bổn lịch sử của ngài tôi đã soạn rồi, chẳng lẽ dám dấu làm riêng; vậy xin xuất bàn cho nhiều phần (10.000 bổn), đặng dưng cho công chúng tường lãm.
Chúng ta đã muốn dựng hình Quân Tử, thời nên đọc truyện Quân tử mới trọn tình cảm mộ; được bắt chước theo Quân Tử Hàn Vi mà sửa nhân cách cho hoàn toàn; nhân cách thảy được hoàn toàn, thời xã hội ta ngày nay biết bao nhiêu là hạnh phúc!!! -
Truyền Thống Dân Tộc
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Lê Văn Siêu
HOÀNG ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1968CHAPTERS 7 VIEWS 24
Câu chuyện tôi nói với quý bạn hôm nay chắc sẽ dài. Không dài sao được khi đề cập đến những truyền thống của cả một dân tộc đã có gần năm ngàn năm lịch sử?
Tôi biết rằng quý bạn sẽ không xem xét vấn đề này theo con mắt của những nhà khảo cứu văn hóa. Mà sẽ chỉ cần biết những đặc tính cố hữu của nhân dân, để mai mốt đây có dịp tiếp xúc với nhân dân thì quý bạn không đến nỗi ngỡ ngàng như những người ngoại quốc, và công tác phụng sự xã hội của quý bạn mới có hy vọng nào chắc chắn thành công.
Nhưng cũng bởi ý muốn của quý bạn là như thế, nên tôi lại thấy cần phải trình bầy vấn đề cho thật giản dị và khúc chiết để không có gì ngộ nhận được nữa. Hễ ngộ nhận thì lạc đường. Hễ lạc đường thì thất bại và tai hại. -
Tuấn Chàng Trai Nước Việt 1
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Vỹ
TÁC GIẢ xuất bản 1970CHAPTERS 20 VIEWS 67256
TUẤN là một nhân vật điển hình, tiêu biểu những chàng trai Việt Nam sinh trưởng trên Đất Nước từ đầu thế kỷ. Chàng lớn lên giữa một bối cảnh lịch sử và xã hội cổ kính đang bắt đầu biến chuyển dần dần theo định mệnh do sự xâm nhập của người Pháp hoàn toàn xa lạ từ Tây phương đến đô hộ xứ ta. Họ đã đương nhiên để lại những dấu tích sâu đậm của một Văn minh mới, và tạo ra một vận mệnh mới cho Dân Tộc Việt Nam. Với tư cách một nhân chứng vô tư của Thời Đại, TUẤN thuật lại rất khách quan và chân thật, không màu mè chải-chuốt, tất cả những biển đổi phi thường ấy, về lịch sử, xã hội, phong hóa, tập tục, kinh tế, trong đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân Việt Nam từ 1900 đến nay. Một đời sống dồi dào sinh lực, đầy thử thách và kinh nghiệm. Những người Việt sinh trưởng vào đầu Thế kỷ có thể chứng nhận rằng những sự kiện, thấy, nghe, sống, những phong trào, nhân vật, biến cố lớn hay nhỏ, ghi lại trong tác phẩm này đều hoàn toàn xác thực. Ở đây, không có chỗ cho tưởng tượng, cũng như cho chủ quan, thành kiến. Những thế hệ hôm nay và hậu lai sẽ tìm nơi đây những yếu tố để suy nghiệm về Lịch Sử Dân ta.
-
Tuấn Chàng Trai Nước Việt 2
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Vỹ
TÁC GIẢ xuất bản 1970CHAPTERS 25 VIEWS 63307
Hànội ! Thăng Long !
íối với Tuấn, chàng thư sinh 17 tuổi, quê quán ở một làng hẻo lánh, nhỏ bé, ở miền núi Trung Kỳ, đi Hànội là một việc trước kia không bao giờ chàng dám nghĩ đến.
Dù sao Huế cũng còn gần gũi hơn, Huế mới chỉ là íế íô của nhà Nguyễn, Huế hãy còn là một thủ đô của xứ Trung Kỳ mà thôi. Chứ Hànội ! Ồ ! Hànội, tên cũ là Thăng Long, đó là cái gì khác xa Huế, lớn hơn Huế, xưa hơn Huế, đồ sộ hơn Huế. íó là kinh đô của Lịch sử ! íi Hànội, tức là đi về cái nguồn gốc của Lịch sử !
Cố cựu hơn Huế, mà tân tiến hơn Huế. Huế chỉ có ông Khâm Sứ, ông vua Annam, Hànội có ông Toàn Quyền, có thành cũ Thăng Long, có trường Cao íẳng íông Dương, có cầu Doumer, có Hồ Hoàn Kiếm, có đền Bà Trưng, có tượng Paul Bert ! Tất cả bốn nghìn năm lịch sử " An-nam-quốc "đều có mặt ở Hànội, Thăng Long. -
Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Thượng
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nghiêm Xuân Hồng
QUANG ĐIỂM xuất bản 1965CHAPTERS 5 VIEWS 1770
Hai trận thế chiến vừa qua, cùng hai trái bom nguyên tử ném xuống Trường kỳ và Hoang đảo đã gieo rắc một ám ảnh kinh hoàng trong tâm não con người đối với chiến tranh. Rồi ngay từ năm đầu hậu chiến, cuộc chạy đua võ khí, cũng như những trận chiến nguội và nóng liên tiếp xẩy ra trên khắp năm châu, ngày càng khơi đào sâu dầy thêm tâm trạng hãi hùng kinh hoàng đối với chiến tranh. Nhiều người, vi quá lo sợ va không biết tin vao đâu nữa, đã thầm tự nhủ có lẽ loài người sắp đi tới ngày tận thế. Có những người khác, bình tĩnh hơn, đã có lập luận rằng chưa chắc một trận giặc nguyên tử sẽ có thể xẩy ra, vì hiện nay các cường quốc dẫn đạo thế giới đương nỗ lực tạo nên một thế quân bình bằng khủng bố, nghĩa là một tình trạng chai cò giữ miếng do sự de dọa của những vũ khí khủng khiếp.
-
Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Trung
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nghiêm Xuân Hồng
QUANG ĐIỂM xuất bản 1966CHAPTERS 5 VIEWS 1163
Trong suốt ba, bốn ngàn năm lịch sử, trải qua bao nhiêu triều đại cùng biến thiên xã hội, lịch sử Đôngphương cũng đầy rẫy chiến tranh không kém gì Tây phương. Con người ở đầu vẫn là con người, vẫn có những xúy đồ thống trị cùng cạnh tranh quyền lợi, nên chiến tranh vẫn xẩy ra. Tuy nhiên, trên đại thể, Đông phương ít hiếu động hơn Tấy phương, và bộ mặt chiến tranh ở đây đã chậm thay đổi hơn dưới cõi trời Tầy. Để chứng minh điều này, khi trình bầy sơ lược về chiến tranh tại Đông phương trong quyển I, chúng ta đã dẫn chứng về sự tiến hóa của các võ khí. Trong khi Tầy phương tiến mau lẹ từ những khí giới cổ như trường thương đao kiếm, cung nỏ đến giáp trụ bằng sắt, đến súng hỏa mai, súng trường, súng thần công để công phá thành trì, đến những khí giới mới như tàu chiến, tầu bay, chiến xa, đại bác, rồi đế nkững thứ khí giới tối tân hơn nữa như bom nguyên tử, bom khin -khí, bom vi trùng, bom trung hòa tử, các thứ khí giới quang tuyến cùng hóa học, thì cõi Đông phương này, cho đến một thế kỷ gần đây, còn xử dụug những khí giới tương đối cổ xưa như dao mác, cung nỏ cùng súng hỏa mai.
-
Tù Binh Và Hòa Bình
Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Phan Nhật Nam
HIỆN ĐẠI xuất bản 1974CHAPTERS 18 VIEWS 67561
Hòa Bình, 28-1-1973. Để mở đầu cho tập bi ký, tôi lấy ngày tháng nầy để làm dấu - Ngày Hòa Bình - Một thứ hòa bình quái dị, đắng như thuốc mà quê hương trong cơn thập tử phải uống vào. Nhân dân tự vệ đi đập cửa từng nhà hối thúc gia chủ treo cờ, Tổng Thống Thiệu đọc trên tivi gởi đến toàn dân thông điệp lịch sử - Thông điệp báo tin một hòa bình đe dọa. Thông điệp gồm những ngôn từ nóng, những thành ngữ giản dị đầy hình ảnh, thông điệp dồn dập không thể có được ở cấp nguyên thủ của bất cứ quốc gia nào... Quê hương Việt Nam đón nhận hòa bình trong trạng thái buốt sống lưng.
Tôi đi trong Sài Gòn ngày 28-1 với cảm giác xôn xao kỳ lạ. Tháng năm chinh chiến quá dài biến đổi chiến tranh nên thành một hiện tượng hằng có, thường trực; dứt ra, ngỡ ngàng như ra khỏi vùng quen thuộc. Sự quen thuộc khốn nạn. Ở Tây Ninh, Cộng sản tứ bề vây kín Tòa Thánh, quốc lộ 15 bị đóng mấy "chốt" ở bắc và nam Long Thành, đường đi ra Trung, lên Đà Lạt bị kìm kẹp...Cộng sản cố giữ một đoạn Quốc Lộ 1 ở Trảng Bom, hòa bình được đón nhận bằng một loạt vi phạm ào ạt cùng xẩy đến khắp bốn quân khu. Đã có hòa bình chưa?
...Vẫn còn được an ủi lớn - Chưa có trận đánh quy mô cấp tiểu đoàn trở lên!! Sự an ủi tội nghiệp như hơi thở hồi dương của xác thân đã chết phần chân tay. -
Tục Ngữ Lược Giải 1
Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến
Lê Văn Hòe
QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953CHAPTERS 26 VIEWS 28
Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ... -
Tục Ngữ Lược Giải 2
Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến
Lê Văn Hòe
QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953CHAPTERS 26 VIEWS 25
Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ... -
Tục Ngữ Lược Giải 3
Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến
Lê Văn Hòe
QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953CHAPTERS 26 VIEWS 25
Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ... -
Tục Ngữ Phong Dao
Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Văn Ngọc
BỐN PHƯƠNG xuất bản 1952CHAPTERS 26 VIEWS 20
Cuốn “Tục ngữ- Phong dao: Một kho tàng chung của nhân loại” của Nguyễn Văn Ngọc. Ông là một người luôn nặng lòng với quốc văn quốc tuý, lo sợ rằng những câu lý thú của ông cha để lại chính là cái kho vàng chung của cả nhân loại, nếu không chịu mau mau thu nhặt, giữ gìn lấy thì sẽ bị mai một, lãng quên.
Vì thế, ông đã gắng công sưu tập, chép lại thành cuốn sách này.
Cuốn sách này gồm có hai tập: Tập trên thì từ ba chữ đến hai mươi ba chữ và thuộc về phương ngôn, tục ngữ; Tập dưới thì từ bốn câu trở lên và thuộc về phong dao, lại có phụ thêm các câu đố ở cuối tập. Các câu xếp đặt vừa theo số chữ, từ ít đến nhiều, vừa theo trật tự mẫu tự la tinh, nhơ lối các từ điển. -
Tự Điển Danh Nhân Thế Giới
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Trịnh Chuyết
XUÂN TRINH xuất bản 1965CHAPTERS 24 VIEWS 31
Để biên soạn cuốn sách này, soạn giả Trịnh Chuyết cùng các cộng sự của mình đã dựa theo một số nguyên tắc:
Gọi là Danh nhơn theo định nghĩa hẹp hòi của tự điển này là những người đã để lại một công trình nào hữu ích cho nhân loại về địa hạt văn chương, khoa học, nghệ thuật.
Cũng liệt vào hàng ngũ Danh nhơn những vị nào đã để lại những chủ nghĩa, những tư tưởng mà đến nay kẻ sùng bái cũng như kẻ đánh đồ đều nhiều, mà ảnh hưởng đã là một sự thực hiển nhiên.
Người làm tự điển đối với những vị này chỉ có một thái độ hoàn toàn vô tư.
Những vị Giáo chủ là những siêu nhân thì ở đây tác giả không đề cập đến.
Tự điển Danh nhơn thế giới chỉ nói đến những vị đã quá cố trừ một vài trường hợp rất đặc biệt của những nhân vật mà công nghiệp đã đóng góp một phần lớn vào nền văn minh hay hạnh phúc hiện đại.
Về phương pháp biên soạn sách này, tác giả noi theo cách trung thành với những phương pháp đã được những bậc thầy dùng trong lúc biên soạn các cuốn Bách Khoa tự điển...nghĩa là một phần nào văn chương cũng như tình cảm đã phải hy sinh để câu chữ được rõ ràng, diễn tả được hết sự thật cần biết một cách khách quan. Soạn giả đã dùng lối văn khảo cứu để biên soạn cuốn tự điển này. -
Tự Điển Danh Từ Triết Học
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Trần Văn Hiến Minh
RA KHƠI xuất bản 1966CHAPTERS 2 VIEWS 21
-
Tự Điển Văn Liệu
Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến
Long Điền
Á CHÂU xuất bản 1952CHAPTERS 26 VIEWS 37
-
Tự Học 1200 Chữ Nho Thông Dụng
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Lạc Thiện
CHAPTERS 28 VIEWS 49
Bất cứ nước nào đã tự hào là có một nền văn hoá là phải có một cuốn tự điển để chuẩn xác cho ngôn ngữ của quốc gia mình hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng hay lai căng, vay mượn. Chữ Quốc Ngữ sau khi thành hình không lâu đã có ngay một cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên của Paulus Huỳnh Tịnh Của, cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị xuất bản cuối thế kỷ 19.
Dựa theo cuốn tự điển đầu tiên này nhiều tự điển và từ điển Việt Nam khác được các tác giả sau này biên soạn. Cùng với Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính) là hai cuốn thông dụng trong Nam.
Tự Điển Việt Nam của Lê văn Đức do Lê Ngọc Trụ hiệu đính được các tác giả biên soạn trong vòng 10 năm. Từ điển gồm 2 quyển, tổng cộng 1865 trang, trong đó có 376 trang thành ngữ và 273 trang nhân danh, địa danh được xếp vào phần cuối mỗi quyển. -
Từ Khám Lớn... Tới Côn Đảo
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
An Khê
LÀNG VĂN xuất bản 1993CHAPTERS 6 VIEWS 3630
"Từ Khám Lớn Tới Côn Đảo" là một tập hồi ký lao tù. Sách ghi nhận cuộc chiến đấu âm thầm nhưng dũng cảm của chiến sĩ cách mạng quốc gia trong lịch sử cận đại, thời kháng Pháp. Cuộc chiến đấu cam go trong những điều kiện khắc nghiệt, dưới đòn thù của thực dân và trong xiềng xích vô hình của mạng lưới cán bộ cộng sản đồng tù.
Nửa thế kỷ trước, người nào bị nhốt vào Khám Lớn, cuộc đời bước vào khúc rẽ tàn khốc, chôn vùi cả tuổi xuân và tương lai mờ mịt bất-định. Vào Khám Lớn, là đã đi tới cửa ra Côn đảo. Và bị đày ra Côn đảo, dù với bản án nhẹ nhất, cầm bằng như lãnh án tử, thụ hình từng giờ từng phút, đốt mòn sinh lực và cuộc đời. Chết vì suy kiệt, thiếu thốn. Chết vì bệnh-tật. Chết vì tai-nạn. Chết vì bị cộng sản đồng tù ám sát. -
Tự Lực văn Đoàn
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Doãn Quốc Sỹ
HỒNG HÀ xuất bản 1960CHAPTERS 5 VIEWS 38
-
Tùng Thiên Vương
Phi Hư Cấu Sử Địa Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Ưng Trình - Bửu Dưỡng
CHAPTERS 24 VIEWS 32
Tùng Thiện Vương là một hoàng tôn, hoàng tử, hoàng đệ, hoàng thúc, Ngọc Điệp Tôn Phổ đã ghi chép rõ ràng. Đến làm tôi, làm con, sử gia cũng đã đăng vào chánh biên liệt truyện. Từ làm quốc sĩ cho đến thành " Nhất đại thi ông" trong khoảng ba bốn mươi năm, cuộc đời ông có lắm đoạn ly kỳ, nhiều nguy hiểm đến tính mạng. Tùng Thiện Vương cũng là một nhân vật tiếng tăm lẫy lừng trong một nền cổ học Việt Nam. Thi văn của Tùng Thiện Vương như cỏ hoa giữa núi, như mây mống trên trời, vẻ đẹp ở tinh thần.
Đây là tác phẩm quý bởi vì trong lịch sử văn học nước nhà cũng như văn học sử các quốc gia trên thế giới, ít có những danh nhân được chính những hàng hậu duệ viết về mình như Tùng Thiện Vương. Tác phẩm này được viết bởi Ưng Trình tiên sinh, ông là cháu của Tùng Thiện Vương. Chính vì vậy mà những tư liệu về cuộc đời của Hồ Tùng Vương được viết một cách đầy đủ và chính xác. Tác phẩm trình bày rõ ràng cuộc đời của Cụ Vương, tường thuật lại những câu chuyện về cuộc sống đời thường khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành của cụ. Đồng thời phân tích những bài thơ mà cụ đã để lại cho con cháu đời sau. -
Từ Nhóm Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Nhật Tiến
CHAPTERS 6 VIEWS 15108
Miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975 nói về mặt sinh hoạt văn hóa thì đó là một thời kỳ rực rỡ được vun trồng bởi nhiệt huyết của một số lượng nhân sự lớn lao bao gồm các nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, các nhạc sĩ, họa sĩ, các nghệ sĩ trong mọi ngành sân khấu, điện ảnh và cả các giới chức trong toàn ngành giáo dục. Nhiều thế hệ qua đó đã được đào tạo, vừa nhằm mục đích gây dựng một nền tảng đạo đức xã hội song song với việc duy trì truyển thống văn hóa tốt đẹp của Cha Ông và cũng vừa làm nẩy nở và phát triển thêm về những tư tưởng khai phóng, dân chủ qua các trào lưu văn hóa mới trên thế giới.
Trong bối cảnh tự do trăm hoa đua nở đó, tổ chức Văn Bút là một Hội duy nhất được dành cho giới cầm bút, bao gồm các nhà văn, nhà thơ, các soạn giả, kịch tác gia, các chủ bút và ký giả báo chí cùng các nhà khảo cứu, bình luận gia về mọi ngành thuộc về văn học nghệ thuật. -
Tương Lai Trong tay Ta
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Hiến Lê
NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1962CHAPTERS 12 VIEWS 37
Ngày 20-9-1519, Magellan chỉ huy năm chiếc tàu, rời hải cảng Séville để tiến ra khơi. Ông đã dự bị trong hai năm cuộc hành trình đó: sắm tàu, mộ thủy thủ, mua các khí giới, đồ dùng và thức ăn để mang theo... Nhờ nhiều cuộc phỏng vấn những người ở Ấn Độ, Mã Lai và nhờ công tra khảo trong các sách Ý Đại Lợi, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, ông biết rằng trái đất tròn, và từ Séville cứ đi về phương Tây sẽ tới châu Mỹ mà Christophe Comlomb đã tìm ra hơn hai chục năm trước, rồi theo bờ biến Nam Mỹ mà kiếm thì thế nào cũng thấy một eo biến đưa qua phương Đông, qua những xứ Trung Hoa, Ma Lai, Ân Độ, nơi sản xuất vàng, lụa, hương liệu; sau cùng lại từ Ma Lai, Ấn Độ, tiến hoài về phương Tây thì sẽ trớ về Séville được. Ồng chỉ biết đại cương cái hướng
phải theo, còn đường đi thì ông chưa biết. Eo biển ớ chỗ nào, có ở xa về phương Nam không hay chỉ ớ dưới Ba Tây một chút? Rồi đại dương ớ bên kia châu Mỹ ra sao? Rộng lắm không? Sóng gió nhiều không? Đi mấy tháng thì tới? Những điều đó còn là hoàn toàn bí mật.
Hồi mới ra trường, chúng ta không có cảm tưởng bắt đầu một cuộc phiêu lưu ghê gớm như vậy và tôi biết, nhiều người, bình tăm, thản nhiên, chẳng suy nghĩ, lo tính gì cả, mặc cho đời đưa tới đâu thì đưa; ngay cá với những ké đó, đời vẫn là một cuộc phiêu lưu, mặc dầu họ không nhận thấy. -
Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Hồ Hữu Tường
CHAPTERS 8 VIEWS 2389
Tôi muốn cất tiếng mà kêu to. Kêu thực to để ai nấy cùng nghe. Tôi muốn có một giọng tha thiết. Thực tha thiết để ai nấy cùng cảm. Tôi muốn có những luận điệu đanh thép. Thực đanh thép để ai nấy cùng tin. Nghe, cảm, tin... để cùng tôi đem một cái vinh quang chưa hề có trên quả địa cầu về cho dân tộc ta, cho dân tộc Việt Nam.
Đây là một gia đình nghèo nàn, khốn khổ. Mẹ bệnh la liệt, không tiền chạy thuốc. Gạo trong vò hết sạch. Em nhịn đói không nổi, kêu khóc vang tai. Một món nợ to sắp đến kỳ phải trả. Tất cả anh, chị, đều đuối sức, mệt hơi, vì thời buổi làm ăn vất vả... Ngẫu nhiên, một đứa con trong gia đình này gặp ở giữa rừng một khối vàng to. Khối vàng quá to, thừa sức cung cấp để chạy thuốc cho mẹ, mua gạo nuôi cả nhà, trang trải các mối nợ và làm cho gia đình trở nên mấy nghìn lần triệu phú. Khối vàng quá tò, nên sức mình ôm về, hay lăn về không nổi. Rồi hối hả, đứa con ấy chạy đi kêu anh, chị, em, lên tiếng gọi đàn, để vào rừng cùng đem khối vàng về. -
Tướng Mệnh Khảo Luận
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Vũ Tài Lục
NGÂN HÀ THƯ XÃ xuất bản 1972CHAPTERS 25 VIEWS 37095
Thế gian việc như ý thì ít, việc bất như ý lại nhiều, người đắc chí chẳng có bao nhiêu, mà người bất đắc chí thì hằng hà sa số.
Ngàn xưa như thế, ngày nay cũng vậy.
Bất luận là phương Đông hay phương Tây.
Tại sao?
Đó là một câu hỏi gắn liền với đời sống nhân loại ngay từ khi loài người nhận thấy sự thọ yểu của mỗi sinh mệnh. Nó lại càng gây thắc mắc hơn khi con người sống tụ thành xã hội và nhận thấy lẽ cùng thông trong đời sống.
Phải chăng cùng thông thọ yểu là do sự an bài của đấng tối linh trời, phật, thượng đế như các tín ngưỡng tôn giáo lập luận. -
Tướng Navarre Với Trận Điện Biên Phủ
Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu
Jean Pouget
CHAPTERS 9 VIEWS 16939
-
Tôi Tham Chiến Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30 Hạ Lào
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Trương Duy Hy
THÙY DƯƠNG xuất bản 1973CHAPTERS 23 VIEWS 13978
Với ý-thức khơi nguồn bởi lòng độ lượng của độc-giả «CÁI TÔI» trong Hồi-ký tự nhận có bổn-phận chân-thành thể hiện cảm-quan đã thâu-thập trong suốt 23 ngày đối diện với Tử-thần ở Hạ-Lào. Ngoài ra, CĂN CỨ HOẢ LỰC 30, tiền đồn cuối cùng ở phía Bắc Quốc lộ 6 nằm sâu trong nội-địa Lào- Quốc – kể từ sau ngày 25-2-1971 – không phải chỉ có một vài người trách-nhiệm tử-thủ, thì đương nhiên những gì «CÁI TÔI» đã ghi chép tại đây, chắc-chắn không thể lọt ra ngoài những cặp mắt phán-xét nghiêm-khắc của hàng trăm chứng-nhân – nếu không là sự thật 100%.
Hơn thế nữa, tôi nghĩ – bây giờ tôi bắt đầu xin được dùng chữ «TÔI» – đã là Hồi-ký chiến-tranh, kẻ cầm bút nếu không trung-thực với chính mình, lại cố ý ru mọi người chung quanh vào «MÊ HỒN TRẬN NGỤY TẠO », thiết tưởng đáng hổ thẹn biết bao! -
Tư Tưởng Chính Trị Trong Triết Học Khổng Giáo
Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Trần Quang Thuận
THƯ LÂM ẤN THƯ QUÁN xuất bản 1961CHAPTERS 14 VIEWS 35
Đối với người Việt Nam, Khổng Tử là vị thánh nhân Trung Hoa đã sống cách đây 25 thế kỷ, là người đã dạy dỗ dân chúng Trung Hoa cũng như những dân tộc hấp thụ văn minh Trung Hoa, lòng hiếu thảo, sự thờ cúng tổ tiên; là người đã thuyết minh đạo lý Tam Tòng Tứ Đức, ...Ở thời Nhà Tống, học giả Chu Hi đã thêm các ý tưởng từ Đạo giáo và Phật giáo vào Khổng giáo. Trong suốt cuộc đời mình, Chu Hi không được mọi người biết tới, nhưng không lâu sau khi ông mất, những ý tưởng đó trở thành một quan điểm chính thống mới về những ý nghĩa thực sự của tư tưởng Khổng Tử
-
Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Hi Di Trần Đoàn - Vũ Tài Lục
NGÂN HÀ THƯ XÃ xuất bản 1973CHAPTERS 78 VIEWS 102069
Cuốn sách này được làm thành, đại bộ phận dịch từ tập : / Tử Vi đẩu số toàn thư / của Hi Di Trần Đoàn tiên sinh do La Hồng Tiên biên soạn, do nhà xuất bản Trúc Lâm An Thư Cục ấn hành tại Đài Loan.
Phần bình chú qua tham khảo các sách Tử Vi Xiến Vi của Trương Huy Văn, Chiêm Tinh Thuật của Hoàng Tiểu Nga, Mệnh Lý Huyền Vi của Vô Nhai Cư Sĩ, Trích Thiên Tuỷ của Lưu Bá On, Mệnh Lý Giảng Nghĩa của Vi Thiên Lý, Hám Long Kinh của Dương Quân Tùng, Tạo Hoá Nguyên Thược của Nhiệm Thiết Tiều, Mệnh Lý Chính Tôn của Thần Phong Khảo, Uyên Hải Từ Bình của Từ Tử Bình, Quỷ Cốc Toán Mệnh Thuật …
Phần phú nôm để đối chiếu, chúng tôi trích dẫn từ việc ghi chép công phu của Tử Vi Ao Bích của Việt Viêm Tử và Tử Vi Thực Hành của Dịch Lý Huyền Cơ. -
Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam
Phi Hư Cấu
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 18 VIEWS 7610
Đọc “Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam” của cụ Vương Hồng Sển, chúng ta sẽ vừa tìm được nhiều chỉ dẫn quí bảu về địa danh, về tiếng nói Nam Bộ xưa và nay; vừa được thưởng thức cách kể chuyện rất duyên dắng của một cụ già vừa có hiểu biết sâu rộng về nhiều ngành chuyên môn, vừa rất từng trải trong cuộc sống.
-
Tử Vi Tinh Điển
Phi Hư Cấu
Vũ Tài Lục
CHAPTERS 7 VIEWS 6082
Bước sang thế kỷ 21, nói chuyện số mệnh có phải là lỗi thời không? Trí óc con người nhờ khoa tin học đã được trang bị những hiểu biết thật rộng rãi, vượt hẳn những gì con người thâu thập khi còn ở trong thế kỷ 20 từ thiên nhiên đến xã hội, chính trị... Ta đang ở trong dòng sông lớn của tin học được coi như sức mạnh vạn năng làm lại sinh họat trên trái đất. Vậy thì hãy ngồi trước bàn máy tính để tìm hiểu, phấn đấu; chuyện mệnh số nên coi như nắm xương khô của mấy chục thế kỷ trước.
-
Tùy Bút II
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Tuân
LƯỢM LÚA VÀNG xuất bản 1943CHAPTERS 5 VIEWS 697
Bồ Phu Nhân có một lối đẹp già dặn kín đáo. Tất cả vẽ đẹp của Phu Nhân không dựng lên cái sác con người mà lại hàm ở cái duyên trong tất cả những cái gì trên khuôn mặt, ở dáng điệu, ở khoé mắt, ở đầu lưỡi, càng nhìn lắng cầng muốn xem nghe lại thêm nhiều lần nữa. Vẽ đẹp Bồ Phu Mhân không có một chút gì là rực rỡ, quanh năm chỉ lạnh lẽo và nín thít như nét tràng tượng đá chạm chìm. Tia mắt Phu Nhân thê lương như ánh toáng lạnh chất kim mài bóng. Phu Nhân nhìn mà như không trông thấy một vật gì ở trước mắt, ở quanh mình, ở giữa cuộc đời này. Con người ấy, chừng như đã có một ý niệm sáng suốt và táo bạo về cái đẹp quái gở bắt nguồn ngay từ mình mình rồi nên không cần để tâm tìm tòi và cầu cạnh thêm ở cuộc đời chung quanh nữa.
-
Tùy Bút
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Tuân
CÔNG LỰC xuất bản 1941CHAPTERS 12 VIEWS 797
Anh Ngh.
Trong ba tháng nay, tôi gửi cho anh có đến bốn lá thư mà không thấy anh trả lời. Thư đó đều gửi về hội sở Ái Hữa Đông Dương ở Paris. Tôi chắc anh lại đi làm tầu rồi. Hồi gần đây anh chẳng viết cho tôi : nếu cái hồ khẩu ở trên cạn chật vật lắm thì anh lại tìm việc trên mặt nước là gì ? Và anh có nói rõ rằng một thủy thủ tầu kia muốn nhường cho anh chân giặt là quần áo trên chiếc tầu lớn nối Le Havre và New York. Đi Mỹ ! Khoái nhỉ. Những nghe không thôi mà trong người tôi đã giậm giật. Tôi đăm ghen và ghét anh. Vì anh hơn tôi nhiều quá. Trong việc cậy cục, xoay sở đi ra ngoài tôi nhận ra anh gặp nhiều cái may mắn. Nói lại chuyện cũ. Anh còn nhớ cái đêm tiễn hành ? Anh đứng trên boong tâu Jean La horde, tôi đứng dưới kè đá Sáu kho. Chốc là hai ba năm. -
Tuyển Tập Võ Phiến
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Thơ
Võ Phiến
CHAPTERS 100 VIEWS 1912
Ngót sáu chục năm qua, Võ Phiến đã viết nhiều thể loại khác nhau. Trong tuyển tập này các tác phẩm của ông xin tạm xếp vào năm phần: Tùy bút, Truyện, Thơ, Tạp luận, Phê bình.
Hẳn quí vị độc giả đã thấy như vậy chưa đủ. Quả có thế. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng có những loại trước tác dài — như khảo luận, tiểu luận, chuyên luận (monograph) chẳng hạn — khó lòng trích tuyển đôi đoạn mà có thể biểu hiện tinh thần toàn tác phẩm.
Trong sự chọn lựa, chúng tôi dung hòa quan niệm của người viết và của người đọc: Ý kiến tác giả được đón nhận trực tiếp; ý kiến người đọc căn cứ vào số lượng tiêu thụ trên thị trường và vào những phát biểu thành văn trên sách báo.
Ở mõi thể loại, các bài viết được xếp căn cứ theo thứ tự thời gian. Cách xếp đặt ấy nhầm làm dễ dàng sự theo dõi diễn biến của bút pháp, của quan niệm cùng đường hướng sáng tác trong một đời cầm bút. -
Ức Trai Thi Văn Tập
Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến
Trúc Khê
LÊ CƯỜNG xuất bản 1944CHAPTERS 3 VIEWS 14
-
Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển I
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Bàng Bá Lân
XÂY DỰNG xuất bản 1963CHAPTERS 10 VIEWS 12702
Tôi say mê thơ văn từ hồi còn là một học sinh. Tôi thuộc khá nhiều thơ văn của các thi, văn sĩ Tây phưông,Trung quốc và nước nhà. Nhiều lúc ngâm đọc những bài thơ, đoạn văn ưa thích, tôi thường tự hỏi : "Không biết tác giả có thích như mình không ? Đây có phải bài thơ, đoạn văn mà tác giả ưng ý nhất không ? Và nếu không thì là bài thơ nào, đọan văn nào ?" Đồng thời với những câu hỏi này — những câu hỏi thật khó trá lời — tôi bỗng nảy ra ước ao giá có những phê bình gia cùng thời và quen biết các thi, văn sĩ ấy làm cái việc mà mình đang muốn biết này, há chẳng hay lắm ru !
ử¸ nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi hoài, nhất là những khi tôi đọc những bài phê bình văn học hoặc chính tôi phải làm việc bình giảng vân thơ. Mắt nhìn những dòng chữ nhảy nhót mà lòng tôi thắc mắc hoang mang... Tôi hoài nghi tự hỏi : "Có thật tác giả có tư tưởmg này, có dụng ý kia, có tâm sự nọ ? Hay tất cả chỉ là võ đoán ?" Rồi sự thắc mắc trên đưa tới kết luận này : "Muốn phê bình thật đúng một nhà thơ, nhà văn nào, phải quen biết nhà thơ, nhà văn ấy !" -
Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển II
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Bàng Bá Lân
XÂY DỰNG xuất bản 1963CHAPTERS 8 VIEWS 7068
Tôi say mê thơ văn từ hồi còn là một học sinh. Tôi thuộc khá nhiều thơ văn của các thi, văn sĩ Tây phưông,Trung quốc và nước nhà. Nhiều lúc ngâm đọc những bài thơ, đoạn văn ưa thích, tôi thường tự hỏi : "Không biết tác giả có thích như mình không ? Đây có phải bài thơ, đoạn văn mà tác giả ưng ý nhất không ? Và nếu không thì là bài thơ nào, đọan văn nào ?" Đồng thời với những câu hỏi này — những câu hỏi thật khó trá lời — tôi bỗng nảy ra ước ao giá có những phê bình gia cùng thời và quen biết các thi, văn sĩ ấy làm cái việc mà mình đang muốn biết này, há chẳng hay lắm ru !
ử¸ nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi hoài, nhất là những khi tôi đọc những bài phê bình văn học hoặc chính tôi phải làm việc bình giảng vân thơ. Mắt nhìn những dòng chữ nhảy nhót mà lòng tôi thắc mắc hoang mang... Tôi hoài nghi tự hỏi : "Có thật tác giả có tư tưởmg này, có dụng ý kia, có tâm sự nọ ? Hay tất cả chỉ là võ đoán ?" Rồi sự thắc mắc trên đưa tới kết luận này : "Muốn phê bình thật đúng một nhà thơ, nhà văn nào, phải quen biết nhà thơ, nhà văn ấy !" -
Vài Lời Ngỏ Với Bạn Trẻ
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 11 VIEWS 9906
Từ năm 1959 chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu rung rinh.
Người ta thấy nó bất lực; thôn quê mất an ninh, nông dân bỏ ruộng tản cư ra thành thị; kinh tế thục lùi, đời sống đắt đỏ gấp hai năm 1954, đồng bạc sụt giá, nhiều người thất nghiệp; công chức hống hách và tham nhũng, vì nạn bè phái, sở nào cũng đầy nhân viên mà già nửa ngồi không, ngay trong học đường và trường thi cũng thiếu kỷ luật: đó là dấu hiệu chắc chắn nhất của sự sụp đổ. -
Văn Chương Và Kinh Nghiệm Hư Vô
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Huỳnh Phan Anh
HOÀNG ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1968CHAPTERS 14 VIEWS 531
Nietzsche, người đầu tiên nói không trước Thượng Đế, người đầu tiên đưa ra ý niệm giá trị như một sáng tạo của con người đang tự hoàn thành trong cô đơn, đã có can đảm đặt con người trước một sự thật. Sự thật có thể vì nó nhân loại sẽ hủy diệt, sự thật chưa hề khai phá vượt khỏi mọi biên thùy của những cái đã biết, sự thật của một vũ trụ mói mẻ chất đầy những vật mỹ miều, kỳ lạ, hoài nghi, hãi hùng. Hãy gọi tên sự thật đó : hư vô toàn diện. Đó là sự thật, khả năng kéo sập mọi sự thật của những niềm tin, những truyền thống thơ ngây yêu chuộng bình yên và trật tự giả tạo. Tư tưởng hư vô khởi hành từ một khoảng trống, khoảng trống của cải chết Thượng Đế, khoảng trống của những giá trị tiêu ma.
-
Vân Đài Loại Ngữ
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Lê Quí Đôn
CHAPTERS 9 VIEWS 22
Vũ trụ có ba điều bất hủ là lập đức, lập ngôn, lập công, ở đây xin nói về lập ngôn.
Trong khoảng trời đất có đạo lý, đạo lý bao la không cùng, bản thể rất tinh vi, công dụng thật rõ rệt, chỉ những bậc thánh nhân quân tử mới hiểu thấu, mới phát huy và diễn đạt được trên sách vở để giữ lại tinh thần cùng pháp độ, vì đây không phải là câu chuyện cẩu thả, những kẻ hiểu biết hẹp hòi, lấy ống dòm trời, đem bầu đong biển, đâu thể bàn luận được.
Ông Quế Đường họ Lê, người Diên Hà, chẳng sách gì không xem, không vật gì không xét, ngày nghỉ được gì, ghi lên sách cả. Sách ông viết đầy án đầy tủ, không biết bao kể, nhưng bộ Vân Đài Loại Ngữ này là tinh túy hơn hết.
bộ chia làm 9 quyển, phân loại rõ ràng, nghị luận xác đang, trên suột thiên văn, dưới thông địa lý, giữa đủ các việc nhân luân, từ cách vật trí tri thành ý, chính tâm đến tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, không gì thiếu sót; căn cứ vào đó, có thể phát minh ra các ý nghĩa sâu xa của thánh hiền xưa và bắc cầu cho kẻ học sau này. -
Vấn Đề Thân Tộc
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Bửu Lịch
CHAPTERS 8 VIEWS 23
Danh-từ thân-tộc là danh-từ mà ta dùng để gọi bà con của ta. Ví-dụ tôi gọi anh của cha tôi là Bác, em gái của mẹ tôi là Dì, em gái của cha tôi là Cô. Danh-từ thân-tộc có một ý-nghĩa xã-hội tương-đối. Ngày nay ta không quả-quyết như Radcliffe-Brown và Tax rằng những thân-thuộc mà ta đối-xử giống nhau sẽ được gọi bằng một danh-từ, những thân-thuộc mà ta đối-xử khác nhau sẽ được gọi bằng nhiều danh-từ khác nhau. Trái lại, ta có thể có những cách đối-xử khác nhau mà chẳng có những danh-từ khác nhau, hoặc những danh-từ khác nhau mà chẳng có những cách đối-xử khác nhau.
Có mấy cách xử-dụng những danh-từ thân-tộc? Thế nào là cơ-cấu ngôn-ngữ của những danh-từ ấy? Phạm-vi ứng-dụng của những danh-từ này là gì? Đó là 3 mục chính của bài khảo-sát này.