CLOSE
Add to Favotite List

    PHI HƯ CẤU

  • Văn Hóa Là gì

    Văn Hóa Là gì
    Đào Duy Anh
     

    Phi Hư Cấu

    VIEWS 387

    Về ý nghĩa của chữ Văn hóa và chữ Văn minh (tương đương với tiếng Pháp là Civilisation và tiếng Đức là Kultur), các nhà học giả thế giới, nhất là Tây phương, bàn cãi đã nhiều lắm; ở đây tôi đã không thể nhắc lại tất cả những cuộc thảo luậ­n ấy thì cũng xin gác bỏ hẳn ra ngoài, mà chỉ nói khái quát ve cái ý nghĩa mà chí­nh tôi đã thừa nhậ­n.

  • Văn Hóa Việt Nam Với Đông nam Á

    Văn Hóa Việt Nam Với Đông nam Á
    Nguyễn Đăng Thục
    VĂN HÓA Á CHÂU xuất bản 1961

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 17

    Nghiên cứu và trình bày đại cương một số dữ kiện địa lý, nhân chủng, lịch sử, kinh tế nhất là triết lý và tôn giáo của khu vực Đông Nam Á. Các mối liên hệ về văn hóa giữa Việt Nam và Đông Nam Á

  • Văn Học Dân Tộc Thiểu Số

    Văn Học Dân Tộc Thiểu Số
    Nông Quốc Chấn - Nông Minh Châu
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 7 VIEWS 1693

    Theo tên gọi thông thường, nước ta có trên sáu mươi đân tộc thiểu số, phần lớn sống ở những vùng rừng núi quan trọng về quốc phòng và giàu có về tài nguyên thiên nhiên, bao gồm hai phần ba đất đai toàn quốc. Nhìn chung, từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt nam, xã hội các vùng dân tộc thiểu số cũng mang tí­nh chất chung của cà nước : là thực dân và nử­a phong kiến. Nhưng, vốn từ lâu, xã hội các vùng ấy phát triển không đều nhau nên mỗi vùng lại có những đặc điểm riêng biệt về kinh tế và chí­nh trị: có vùng sản xuất đã phát triển, giai cấp đã phân hóa rõ rệt, trước Cách mạng tháng Tám, chế độ phong kiến hoặc phong kiến sơ kỳ đã hình thành; có vùng sản xuất còn ở trình độ thấp, giai cấp chưa phân hóa rõ nhưng cũng đã có kẻ giàu, người nghèo, có tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị; lại có vùng còn mang nhiều tàn dư của chế độ thị tộc, bộ lạc...

  • Văn Học Đời Lý
  • Văn Học Miền Nam - Thời Nam Bắc Phân Tranh

    Văn Học Miền Nam - Thời Nam Bắc Phân Tranh
    Phạm Việt Tuyên
    KHAI TRÍ xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 32

    Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.

  • Văn Học Miền Nam: Tổng Quan
  • Văn Học Miền Nam, truyện 1

    Văn Học Miền Nam, truyện 1
    Võ Phiến
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 17 VIEWS 10706

    Mơ đầu tậ­p Tổng quan của bộ Văn học Miền Nam từng cỏ lởi hứa: “các tậ­p kế tiếp sẽ được dành cho từng bộ môn sáng tác”. Mười tám năm sau, các tậ­p đã hứa chí­nh đang lân lượt đến tay bạn đọc đây.

  • Văn Học Miền Nam, truyện 2

    Văn Học Miền Nam, truyện 2
    Võ Phiến
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 18 VIEWS 5795

    Văn Học Miền Nam, truyện 2: Ngô Thế Vinh, Nguyên Sa, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Hoạt, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Vinh, Nguvễn Văn Xuân, Nguyễn Xuân Hoàng, Nhã Ca, Nhất Linh, Nhậ­t Tiến, Phan Du, Song Linh, Sơn Nam, Thanh Nam.

  • Văn Học Miền Nam, truyện 3

    Văn Học Miền Nam, truyện 3
    Võ Phiến
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 16 VIEWS 5736

    Văn Học Miền Nam, truyện 3: Thanh Tâm Tuyền, Thảo Trường, Thế Uyên, Tô Thùy Yên, Trần Thị NgH, Trùng Dương, Túy Hồng, Tuyết Hương, Tường Hùng, Văn Quang, Viên Linh, Võ Hồng, Vũ Bằng, Vũ Hạnh, Vũ Khắc Khoan, Y Uyên

  • Văn Học Miền Nam, tùy bút - kịch

    Văn Học Miền Nam, tùy bút - kịch
    Võ Phiến
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 14 VIEWS 2274

    Ông Hồ Hữu Tường học toán, ra đời lại chuyên hoạt động chí­nh trị, lại viết văn làm báo. Trong nghiệp văn, ông viết nhiều thứ: khảo luậ­n có, tiểu thuyết có, tạp văn có.
    Ông là người có ý kiến phong phú: trong cái viết nào ông cũng nhằm gử­i một số tư tưởng. Truyện ngắn truyện dài của ông đều có luậ­n đề. Đầy những biện luậ­n, minh giải. Ông coi luậ­n đề là chí­nh nghệ thuậ­t là phụ; ta coi ông Hồ Hữu Tường là một tiểu thuyết gia thì thiệt cho ông. Tiểu thuyết của ông không có gì xuất sắc.
    Ông cũng là người có nhiều sáng kiến, có sức tưởng tượng mạnh mẽ: trong các khảo luậ­n, tạp văn của ông thường thấy những thị kiến độc đáo. Hoặc về văn hoá hoặc về tôn giáo, về chí­nh trị, về khoa học v.v... ông đều nhìn về phí­a tương lai xa và trông thấy những cái bất ngờ.

  • Văn Học Miền Nam - Văn Học Hà Tiên

    Văn Học Miền Nam - Văn Học Hà Tiên
    Đông Hồ
    QUỲNH LÂM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 32 VIEWS 27

    Đông Hồ chẳng những là một ông giáo giảng mấy bài học về văn chương miền Nam mà ông đã đưa ra được hẳn một triết lý dân tộc về ý nghĩa của danh từ Miền Nam, một triết lý văn chương về ý nghĩa danh từ Văn Học Miền Nam, cuốn “Văn học Miền Nam- Văn học Hà Tiên” chính là minh chứng cho triết lý ấy của ông.
    Theo ông, người Bắc thuần thành không phải là người giương đông kích tây khinh miệt người Nam mà là người ý thức được vai trò lịch sử của Nam tiến của Tổ tiên mình mà để yêu mến, gìn giữ bảo trì lấy miền Nam. Còn người miền Nam chính cống không phải là người kỳ thị xung đột với người Bắc mà là người ý thức được sứ mạng lịch sử truyền thống của cha ông mình để mà trở lu, nhìn ra phía Bắc như là nhìn về quê nhà và nếu nhà tan nát thì phải quay về mà kiến thiết xây dựng lại nó. Trong cuộc kiến quốc, xây dựng quê hương, mỗi miền có một vai trò, mỗi địa phương có một sứ mạng. Nếu người Bắc có cái tài tế nhị, khéo léo, làm giỏi, làm xong và hoàn thành những công trình vĩ đại thì người miền Nam lại có công nghĩ ra trước, tra tay vào việc, khởi công lúc đầu. Công nào cũng quý không thể nào bảo bên nào hơn. Trời đã thiên bẩm cho người của cả hai miền để hai miền bổ túc cho nhau, xây dựng cho nhau.

  • Văn Học Nam Hà

    Văn Học Nam Hà
    Nguyễn Văn Sâm
    LỬA THIÊNG xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 24

    Văn học Nam Hà của tác giả Nguyễn Văn Sâm trình bày bộ mặt của văn học miền đất từ Thuận Hoá đến Hà Tiên thời gian từ khi Nguyễn Hoàng thật sự rời đất Bắc (Canh Tý 1598) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi (Nhâm Tuất 1802).
    Những tác phẩm trong cuốn sách này phản ánh được tình trạng qua phân, phe nhóm, vì các tác giả phần nhiều là những người phục vụ cho chính quyền của Chúa Nguyễn.

  • Văn Học Phân Tích Toàn Thư

    Văn Học Phân Tích Toàn Thư
    Thạch Trung Giả
    LÁ BỐI xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 47

    Với thời gian, sống trên một đất nước, giữa một thế giới trải qua bao cuộc bể dâu trong khoảng nửa kiếp người - cách mạng, đảo chính, chiến tranh - tư tưởng tôi đã bao lần thay đổi nhưng có một điều bất di dịch, và càng với thời gian càng thêm sâu sắc - là sự cần thiết, sự trang nghiêm của việc đọc sách, đọc sách có ý thức, có phương pháp, theo một hệ thống tinh vi và linh động.
    Nhà văn hào Goethe, người có tên trong mấy bộ sử, văn học, triết học, khoa học, hiện thân cho văn hóa nước Đức, vào độ bát tuần khi đầu nặng trĩu những vòng hoa, đã trả lời một người bạn trách lâu ngày không thấy mặt, là bận đọc sách, tập đọc sách, vì đọc sách khó quá, khó hơn sáng tác.
    Tập đọc sách, lời nói như có vẻ khôi hài, như khiêm tốn giả nhưng thực chân thành, chân thành đến mực độ tuyệt đối.
    Sáng tác dễ, đọc sách khó. Điều đó hiển nhiên ngay trong lĩnh vực học đường. Viết một áng văn tả cảnh, tả tình trôi chảy, có quan sát, có rung động không phải khó với một học sinh trung học nhưng phân tích một áng văn thơ mệt hơn gấp mấy lần. Bởi thế cho nên, chương trình hiện hành ra hai đề luân lý, phổ thông ở trung học đệ nhất cấp, còn giảng văn rút vào mấy câu hỏi chứ không thành nghị luận văn chương như trước. Vì tới môn này phải làm những bài giảng văn tinh vi đầy đủ, hoặc phải tổng hợp nhiều bài giảng văn thành nhận xét bao quát về tác giả hay tác phẩm.

  • Văn Học Từ Điển
  • Văn Học và Tiểu Thuyết

    Văn Học và Tiểu Thuyết
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 3190

    Văn là gì ? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì ? Chương là vẻ sáng. Lời của người ta rực rỡ bóng bảy tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương. Người ta ai không có tí­nh tình tư tưởng ? Đem cái tí­nh tình tư tưởng ấy diễn ra thành câu nói, tả ra thành đoạn văn, cho nên gọi là văn chương. Vậ­y thì văn chương tức là tí­nh tình và tư tưởng của loài người bằng lời nói vậ­y.
    Giáo sư Thanh Lãng ngay trong những trang đầu của Văn Học Việt Nam, cũng đã ghi chép một số định nghĩa văn chương của các danh sĩ cổ kim quốc tế.
    Larousse Universel định nghĩa : «Văn chương là tất cả những công trình dùng ngôn ngữ như là phương tiện duy nhất để diễn tả ý tưởng và tình cảm.»

  • Văn Học Việt Nam

    Văn Học Việt Nam
    Dương Quảng Hàm
     

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 31

    Văn Học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết của những người dùng tiếng Việt. Trong suốt thời phong kiến, phần lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thiếu chữ viết bản địa, chữ Nôm ra đời lại không được triều đình khuyến khích... Về sau, văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ. Văn học Việt Nam của tác giả Dương Quảng Hàm được soạn theo khoa giảng Việt văn ở năm thứ ba và năm thứ tư ban Cao - đẳng Tiểu - học vào thời trước, gồm hai phần :
    - Phần thứ nhất : Phép tắc các thể văn
    - Phần thứ nhì : Trích lục các bài văn để giảng nghĩa

  • Văn Học Việt Nam - Đối Kháng Trung Hoa

    Văn Học Việt Nam - Đối Kháng Trung Hoa
    Thanh Lãng
    PHONG TRÀO VĂN hÓA xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 16

    Sự thịnh vượng của Hán học thời kỳ nước Việt giành được quyền tự chủ so với thời kỳ nội thuộc cho thấy tính trang trọng, thâm trầm của loại chữ viết này rất phù hợp với kiểu nhà nước phong kiến và ý thức hệ Nho giáo lúc bấy giờ. Thời kỳ này, trường học, khoa thi đều dùng chữ Hán như "phương tiện giao tế tao nhã" để ghi chép lịch sử, truyền đạt ý chỉ, thể hiện quan hệ, tình cảm vua-tôi và các tầng lớp nho sĩ. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, văn học viết dần có được những vận hội mới, tạo được vị trí độc lập của mình sau thời gian dài văn-sử-triết bất phân. 3 dòng tư tưởng Nho-Phật-Lão trở thành nguồn cảm hứng cho văn chương học thuật. Bên cạnh đó, đời sống tích cực gần thiên nhiên của con người thời kỳ này còn mang lại cho văn học nhiều ẩn dụ cao nhã nhưng cũng rất nhân tình.

  • Văn Học Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản
  • Văn Học Việt Nam Thế Kỷ XIX

    Văn Học Việt Nam Thế Kỷ XIX
    Vũ Hân
    KHAI TRÍ xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 22 VIEWS 12

    Văn Học Việt Nam thế kỷ XIX không phải là một sáng-tác-phẩm mà nó chỉ là một tập sách biên khảo nho nhỏ để giúp cho các bạn học sinh nam-nữ xa gần có một ý-niệm tổng-quát về một giai đoạn lịch sử văn-học nước nhà : Giai đoạn từ thế-kỷ 19 đến tiền-bán thế kỷ 20 (1802-1945), nghĩa là từ thời cực thịnh của văn Nôm đến khoảng vươn cao của văn chương Quốc-ngữ.
    Bởi vậy, sau khi biên khảo tập sách nhỏ này, Vũ-Hân tôi chỉ có 2 điều ước mong rất cụ-thể :
    Điều ước mong thứ nhất là cố-gắng làm sao cho tập sách nhỏ này được ra mắt bạn đọc bốn phương nhất là để nó được đến với các bạn học sinh nam nữ hiện tại ở bậc Trung-Học đệ-nhị-cấp, đang hằng ngày cắp sách đến trường hoặc đến với các bạn vì thiếu điều kiện đến trường mà phải ở nhà « tự-học », hầu giúp cho họ có thêm chút ít tài liệu về văn chương đất nước trong khi tra khảo học tập làm bài hoặc soạn bài.
    Điều ước mong thứ hai là làm sao cho tập sách nhỏ này được các bạn Giáo-sư đồng-nghiệp khắp nơi chú ý đến để nếu có thể, được các bạn góp phần xây dựng thêm cho, nghĩa là Vũ-Hân tôi rất chân thành mong được các bạn góp thêm ý kiến hoặc chỉ giáo cho những điểm sai lệch và thiếu sót mà soạn giả không thể nào tránh khỏi trong khi biên soạn. Và đồng thời cũng rất mong quý bạn đồng nghiệp giới thiệu tập tài liệu nhỏ này với những học trò của quý bạn, khuyên họ nên xem tập sách này như là một phần nào về tài liệu văn chương Việt-Ngữ để họ có thể dùng đó mà soạn những bài giải đáp, những câu hỏi về giảng-văn cũng như về luận văn mà quý bạn sẽ ra cho họ.

  • Văn Học Việt Nam Thời Toàn Cầu Hóa

    Văn Học Việt Nam Thời Toàn Cầu Hóa
    Nguyễn Hưng Quốc
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 8 VIEWS 8372

    Một trong những hiện tượng nổi bậ­t nhất trên thế giới và cũng là hiện tượng được giới hàn lâm Tây phương quan tâm nghiên cứu và tranh luậ­n nhiều nhất trong mấy thậ­p niên vừa qua là hiện tượng toàn cầu hoá. Theo Malcolm Waters, nếu "chủ nghĩa hậ­u hiện đại là khái niệm [thống trị] của thậ­p niên 1980, toàn cầu hoá có thể là khái niệm [thống trị], và là ý tưởng chí­nh yếu giúp chúng ta hiểu được sự chuyển tiếp của xã hội loài người vào thiên niên kỷ thứ ba." Xin lưu ý: Malcolm Waters chỉ nói đến sự thay đổi trong vai trò chủ đạo chứ không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của hai trào lưu hậ­u hiện đại và toàn cầu hoá trong sinh hoạt văn hoá. Khi toàn cầu hoá trở thành chủ âm, chủ nghĩa hậ­u hiện đại không biến mất: nó chỉ lắng xuống chiều sâu, và tác động ngược lên cách lý giải hiện tượng toàn cầu hoá. Ngoài sự khác biệt về thời điểm, giữa chủ nghĩa hậ­u hiện đại và toàn cầu hoá có í­t nhất một điểm giống nhau: cả hai đều là những thực tiễn trước khi là một khái niệm hay một triết lý. Dù đồng ý hay không, người ta cũng không thể phủ nhậ­n và cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng của chúng. Nhất là từ hiện tượng toàn cầu hoá. Bởi vì, nói như Michael Denning, "Toàn cầu hoá, giống như chủ nghĩa hậ­u hiện đại, không phải là cái gì người ta có thể theo hay chống. Nó chỉ là một nỗ lực đặt tên cho hiện tại."

  • Văn Lang Dị Sử

    Văn Lang Dị Sử
    Nguyễn Lang
    AN TIÊM xuất bản 75

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 16 VIEWS 34

    Dị sử là lịch sử thần dị, lạ thường, là thực tại mang tính chất thi ca và thần thoại, phản ánh tâm hồn của những con người sống trong thiên nhiên và cuộc đời với tấm long cởi mở, hòa hợp, những con người còn nghe hiểu được tiếng chim, tiếng suối, còn nói chuyện được với sóng biển và sao trời.
    Văn Lang ngày xưa cũng là Việt Nam ngày nay. Tuy là dị sử mà không khác mấy với lịch sử hiện đại. Cũng khung trời ấy, cũng những con người ấy, cũng những bài học ấy, Nguyễn Lang đưa chúng ta về thăm quê hương cũ sáng đẹp nét nên thơ để chúng ta chứng kiến được chính lòng ta, nhận định được chính hoàn cảnh ta, nhìn lại bản thân ta. Tiếng sóng gào thét bên triền núi Tản Viên hôm nay vẫn còn là hiện thực.

  • Vạn Lý Trường Chinh
  • Văn Nhân Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại - Tú Mỡ

    Văn Nhân Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại - Tú Mỡ
    Lê Thanh
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 7 VIEWS 545

    Tú Mỡ ở một biệt thự trên con đường láng cách Hànội sáu bảy cây số, một biệt thự nhỏ được chu nhân làm đỏm cho bằng sự chăm nom tỉ mỉ hơn là bằng những sự phô bày lòe loẹt.
    Mấy gian nhà gạch cao ráo thừa ánh sáng, xung quanh đủ cảc thứ cây cối...
    Chúng tôi qua ngưỡng cổng còn đang hỏi thăm thì thi sĩ ở trong vườn đã vòng theo trái mà ra tiếp chúng tôi.
    Ông mời chúng tôi vào, đi thay bộ cánh làm vườn gom cỏ cối áo ngắn giắt trong quần, một cái quần ống nhét trong đôi nịt. Nếu ông cứ để bộ cảnh ấy tiếp chúng tôi có lẽ lý thú hơn...

  • Vẫn Rực Sáng Với Miền Nam
  • Văn Thi Sĩ Tiền Chiến

    Văn Thi Sĩ Tiền Chiến
    Nguyễn Vỹ
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 6301

    Tác phẩm này không phải là một Văn học Sử­, cũng không phải một công trình khảo luậ­n.
    Đây là chứng dẫn một thời đại, của một người đã bước trong lịch trình hăng say của Thế hệ Văn học Cậ­n kim, đã lăn lốc hằng ngày với các bạn đồng hành. Nó đã sống, đã thấy, đã căm xúc giữa một thế giới mới đột nhiên xuất hiện từ một thế giới cũ. Nó đã chia xẻ những vinh nhục của số kiếp con nhà văn.
    Tiếng súng đại bác lần đầu tiên nổ dưới vòm trời Âu làm rung chuyển địa cầu, hai mươi mốt năm sau Đệ nhất Thế chiến, đã làm sụp đổ tất cả kiến trúc đồ sộ những mong manh của Đô hộ Pháp trên Đất Nước thiêng liêng cua Tổ quốc. Chỉ độc nhất còn lại Văn hóa.

  • Vào Thiền

    Vào Thiền
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 8561

    Xưa có lần nghe chuyện kể ngài Tuệ-Trang đời Trần tu mà vào tiệc vẫn ăn thịt cá. Em gái ngài là Khâm-Từ hoàng-hậ­u ngạc nhiên hỏi: "Anh đã tu thiền mà còn ăn mặn làm sao thành Phậ­t được?". Ngài cười đáp: "Phậ­t là Phậ­t, anh là anh, anh chẳng cần làm Phậ­t, cũng như Phậ­t chẳng cần làm anh!..." Lời nói thậ­t hồn nhiên phá chấp. Lần khác nghe kể chuyện ngài Đạt-Ma Huệ-Năng nói gánh nước bổ củi cùng là Thiền (vậ­n thủy ban sái, công phu đệ nhất). Gần đây, tôi đọc cuốn Nẻo Về của Ý của Nhất-Hạnh cũng có đoạn tác giả viết quét nhà, lau cầu tiêu mà lòng thơ-thới, mà hồn phơi-phới tức thị cũng là Thiền rồi. Mở đầu đoạn này - tôi còn nhớ - Nhất-Hạnh tả một thằng bé con vừa ngồi ăn cơm với quả trứng luộc vừa ngắm trời mưa và đã gợi tả được trạng thái vô tư, thơ thới - trạng thái Thiền - của thằng bé con nhà nghèo đó. Trên các sách báo, gặp bất kỳ đoạn nào, bài nào nói về Thiền tôi cũng đọc, rồi cái gì hợp với mình thì nhớ (nhiều khi chỉ nhớ mang máng) còn cái gì rơi vào quên lãng, ắt là những cái vô bổ với tạng mình. Tôi vẫn nghĩ một cách rất chủ quan rằng thái độ đọc Thiền như vậ­y mới thậ­t là... Thiền.

  • Và Thơ Luân Hoán
  • Về Chú Tư Cầu của Lê Xuyên
  • Về Những Người Đang Xuống Đường, Nơi Little Sàigòn
  • Venise Và Những Cuộc Tình Gondola

    Venise Và Những Cuộc Tình Gondola
    Dương Thụy
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 12 VIEWS 18451

    Truyện và ký của Dương Thụy thường dí­ dỏm như con người của tác giả. Dù văn phong giản dị, không trau chuốt cầu kỳ, rất "bình dân" nhưng ánh lên những điều đẹp đẽ thậ­t đáng yêu. Tôi thường cười tủm tỉm khi đọc sách của cô. Sự nghịch ngợm và cái tì quan sát những điều "bất thường" giữa các nền văn hóa đã tạo một nét duyên trong phong cách viết đặc trưng Dương Thụy. Là một người sống và làm việc ở châu Âu, từng đi qua những nơi tác giả cũng rong ruổi đến, tôi thấy ký sự của Dương Thụy đầy lí­ thú và tràn đầy nhiệt huyết. Tất cả những gì tác giả viết là những gì chúng ta có thể bắt gặp nếu có cơ hội du học hoặc làm việc ở phương Tây. Hãy đọc bài "Thành phố nhẹ nhất thế giới" để cùng tác giả cảm nhậ­n về Liège của chúng tôi.

  • Về R

    Về R
    Kim Nhậ­t
    HOA ĐĂNG xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 28 VIEWS 18598

    “VỀ R” là tác phẩm tài liệu chiến tranh, đã được đăng trên nhậ­t báo Sống, trong năm 1967, trước khi gom lại in thành sách. Do đó, về phần kỹ thuậ­t, có thể có nhiều điều làm các Bạn không được hài lòng, mong các Bạn không nỡ trách. Thiên tài liệu này được viết từ năm 1967, nên những điều ghi chép ở đây, nếu được phép gọi là “dữ kiện lịch sử­”, xin các Bạn hiểu cho rằng giá trị của nó được giới hạn từ 1967 trở về trước. Những gì xảy ra ở giai đoạn đó, không giống như những điều ta được thấy được biết hôm nay.

  • Việt Hán Văn Khảo

    Việt Hán Văn Khảo
    Phan Kế Bính
    NAM KỲ xuất bản 1938

    Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 25 VIEWS 29

    Văn chương chẳng những là một nghề chơi thanh nhã để di tính dưỡng tình mà thôi; mà lại có thể cảm động lòng người, di dịch được phong tục, chuyển biến được cuộc đời, cái công hiệu về đường giáo hóa lại càng to lắm. Cho nên xưa nay vẫn lấy văn-chương làm một khoa-học rất cao: mà bên Âu-châu lại kể vào một nghề mỹ-thuật, vì là cũng bởi ở tay tài tình mới tả được ra thành văn-chương linh động có thần.
    Nước Việt-Nam ta, xưa nay chẳng thiếu gì danh văn kiệt tác, tuy lý-tưởng so với Âu văn cũng khi hẹp hòi thực, song những ý tứ cao kỳ, những lời nói chính đáng, những vẻ châu ngọc gấm thêu, cũng đủ lưu truyền làm gương soi chung cho một nước thì cũng có thể tự phụ được là một nước có văn-chương.

  • Việt Hoa Thông Sứ

    Việt Hoa Thông Sứ
    Bế Lãng Ngoạn
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Sử Địa Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 10 VIEWS 51

    Niên hiệu Thái Hòa (1443 -1453) đời Lê Nhân Tông (1443 - 1459), Trạng Nguyên Nguyễn Trực và Bảng nhãn Trịnh Thiết Trường sang sứ Trung Quốc. Gặp kỳ thi, hai vị đó cùng xin ứng cử. Trong bài văn của Trịnh Thiết Trường có câu "Nam chi chu, Bắc chi mã". Thiết Trường liền viết chữ "mã" có ba nét chấm. Bởi vậy, văn Thiết Trường tuy hay nhưng quan trường lấy đỗ Bảng nhãn mà Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên.
    Nhưng, người Trung Quốc căm tức chữ "Bắc mã" là ngựa Tàu mà chỉ có ba chấm, tức ngựa chỉ có ba chân, nên khi tiễn sứ Việt Nam về nước, họ đem con ngựa buộc lại một chân để Trịnh Thiết Trường cưỡi. Nếu Thiết Trường không đi được sẽ phải lưu lại Trung Quốc để Nguyễn Trực về trước, Trịnh Thiết Trường biết vậy mới làm một cái chân giả bằng gỗ buộc vào chân ngựa nên ngựa ba chân mà vẫn đi được một dặm đường! Thấy thế sĩ phu Trung Hoa chịu Trịnh Thiết Trường ứng biên giới cởi chân ngựa cho đi đều với ngựa Nguyễn Trực.

  • Việt Kiều Ở Kampuchéa

    Việt Kiều Ở Kampuchéa
    Lê Hương
    TRÍ DŨNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 4407

    Người Việt sang đất bạn từ năm 1658. Tí­nh đến năm1970 tổng số kiểm soát được theo văn kiện chánh thức là 400.000 ngàn người.
    Hơn ba thế kỷ, kiều bào đã trải biết bao nhiêu cuộc thang trầm, bao nhiên trò dâu bể thiết nghĩ rất đáng ghi vào lịch sử­ nước nhà.
    Sống mồt thời gian ở Cao Miên, chúng tôi có nhiều dịp xê dịch khắp lãnh thỗ, tiếp xúc cùng đồng bào ruột thịt và thu thậ­p những dự kiện cần thiết về nguồn gốc cuộc di cư, các nơi định cư của mỗi giới, về phương diện kinh tế, xã hội, tôn giáo, văn hóa, chí­nh trị dựng nên quyển sách nhỏ này.

  • Việt Luậ­n - Tậ­p I

    Việt Luậ­n - Tậ­p I
    Nghiêm Toản
    SÔNG NHỊ xuất bản 1951

    Phi Hư Cấu

    VIEWS 727

    Chúng tôi cho xuất bản quyển sách này có hai mục đí­ch :
    1) Giúp các em nhỏ một quyển «chỉ nam» để biết làm một bài Việt luậ­n.
    2) Giúp các anh em đồng nghiệp một í­t tài liệu để đỡ tốn thời giờ trong việc soạn bài.
    Việt luậ­n ở bậ­c tiểu học và trung học phổ thông (đệ nhất, đệ nhị niên) gồm đủ các thể văn : từ tả vậ­t... đến giải thí­ch, thảo luậ­n một tư tưởng hay một vấn đề: chúng tôi khônq dám hy sinh một thể náo vá cố sức gom góp cho tài liệu dồi dào đầy đủ.

  • Việt Luậ­n - Tậ­p II

    Việt Luậ­n - Tậ­p II
    Nghiêm Toản
    SÔNG NHỊ xuất bản 1951

    Phi Hư Cấu

    VIEWS 542

    Chúng tôi cho xuất bản quyển sách này có hai mục đí­ch :
    1) Giúp các em nhỏ một quyển «chỉ nam» để biết làm một bài Việt luậ­n.
    2) Giúp các anh em đồng nghiệp một í­t tài liệu để đỡ tốn thời giờ trong việc soạn bài.
    Việt luậ­n ở bậ­c tiểu học và trung học phổ thông (đệ nhất, đệ nhị niên) gồm đủ các thể văn : từ tả vậ­t... đến giải thí­ch, thảo luậ­n một tư tưởng hay một vấn đề: chúng tôi khônq dám hy sinh một thể náo vá cố sức gom góp cho tài liệu dồi dào đầy đủ.

  • Việt Luậ­n - Tậ­p III

    Việt Luậ­n - Tậ­p III
    Nghiêm Toản
    SÔNG NHỊ xuất bản 1951

    Phi Hư Cấu

    VIEWS 563

    Chúng tôi cho xuất bản quyển sách này có hai mục đí­ch :
    1) Giúp các em nhỏ một quyển «chỉ nam» để biết làm một bài Việt luậ­n.
    2) Giúp các anh em đồng nghiệp một í­t tài liệu để đỡ tốn thời giờ trong việc soạn bài.
    Việt luậ­n ở bậ­c tiểu học và trung học phổ thông (đệ nhất, đệ nhị niên) gồm đủ các thể văn : từ tả vậ­t... đến giải thí­ch, thảo luậ­n một tư tưởng hay một vấn đề: chúng tôi khônq dám hy sinh một thể náo vá cố sức gom góp cho tài liệu dồi dào đầy đủ.

  • Việt Lý Tố Nguyên

    Việt Lý Tố Nguyên
    Kim Định
    AN TIÊM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 30

    Việt Lý Tố Nguyên đánh dấu một giai đoạn sáng tạo vô cùng rực rỡ của Kim Định. Tác phẩm này là tiếng sấm báo động cho một cơn mưa lạ, vì thế nó đã thu hút được sự chú ý của nhiều trí thức và sinh viên thời bấy giờ. Bằng ánh sáng của cổ sử, của khảo cổ học và trực giác siêu việt của một bậc hiền triết, ông đưa ra những kiến giải rất thuyết phục về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh việc tìm về nguồn gốc của dân tộc, ông công bố rằng, dân tộc Việt Nam đã có một nền minh triết sâu sắc và một nền văn hóa rực rỡ, khác hẳn với triết lí và văn hóa của Trung Hoa. Ngoài ra, Việt Lý Tố Nguyên còn là cuốn sách thuộc loại “triết lí lịch sử” xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam.
    Đây là công trình của một cuộc khảo cổ, khác thường không dừng lại ở khảo cổ, ở bác học nhưng phóng tầm mắt ra bên ngoài, bên trên, bên dưới khảo cổ, lịch sử, bác học để cốt tìm ra những nét căn bản chạy ngầm xuyên qua lịch sử nước nhà, những tính chất có ngay tự đầu và sẽ còn lại mãi mãi với dân tộc, nên gọi là Tố theo nghĩa "bản lai cố hữu.

  • Việt Minh Ngươi Đi Đâu

    Việt Minh Ngươi Đi Đâu
    Nguyễn Kiên Trung
    TÁC GIẢ xuất bản 1957

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 3479

    Tất cả những ai có tinh thần tậ­n tụy phục vụ công cuộc Chống Cộng và Tố Cộng đều nhậ­n rằng trong hàng ngủ của ta thường có một khuyết điểm đáng tiếc. Đó là sự hiểu biết thiếu thốn về lý thuyết Cộng Sản ở những người có dịp mắt thấy tai nghe khá nhiều về hành động thực tế của bọn độc tài đó. Và ngược lại, những ngươi hiểu biết nhiều về lý thyyết, cố nhiên là các bậ­c trí­ thức, thì hoặc không trông thấy gì, hoặc trông thấy rất í­t những hành động tàn bạo của Việt Cộng.

  • Việt Nam 1920-1945: Cách Mạng Và Phản Cách Mạng Thời Đô Hộ Thực Dân

    Việt Nam 1920-1945: Cách Mạng Và Phản Cách Mạng Thời Đô Hộ Thực Dân
    Ngô Văn
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 24 VIEWS 27666

    Tể từ Thế Kỷ XVI, bọn lái buôn và truyền giáo người xứ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đã từng lui tới các ven biển Đông Dương. Sau đó thì có những người Hà Lan, Anh quốc. Các Giáo Sĩ Ky-tô (Công Giáo) tới Nam Kỳ vào năm 1615. Mười năm sau, Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes chỉ dẫn cùng họ tạo ra chữ Quốc Ngữ, lấy chữ a b c viết ra tiếng An Nam, thay thế chữ Nôm, chữ viết hiện hành thời đó, mượn chữ Hán mà viết ra thành ra í­t người đọc nổi. Chẳng bao lâu về sau, ở Thành Rome có xuất bản quyển Giáo Lý bằng tiếng La-tinh và Quốc Ngữ. Lẽ cố nhiên, xin nhắc lại rằng việc phát minh chữ Quốc Ngữ sau này rất quan trọng trong việc truyền bá văn hóa Việt vào Thế Kỷ XX.

  • Việt Nam 1945-1990: Bốn Cuộc Chiến Tranh và Bài Học Lịch Sử

    Việt Nam 1945-1990: Bốn Cuộc Chiến Tranh và Bài Học Lịch Sử
    Lê Xuân Khoa
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 7072

    Lịch sử­ Việt Nam trong hơn nử­a sau thế kỷ XX là lịch sử­ của chiến tranh, tị nạn và những biến đổi lớn về chí­nh trị ở trong nước. Bắt đầu là cuộc xâm nhậ­p Đông Dương của đế quốc Nhậ­t Bản vào tháng Chí­n 1940 bắt buộc Pháp phải nhường Đông Dương cho Nhậ­t làm căn cứ quân sự nhưng Pháp vẫn được tiếp tục cai trị về hành chánh. Sau khi Nhậ­t tuyên chiến với Hoa Kỳ bằng cuộc tấn công Trân Châu Cảng tháng Mười Hai 1941, toàn cõi Việt Nam bắt đầu phải chịu sự oanh tạc của không lực Hoa Kỳ nhắm vào các căn cứ quân sự và các tuyến đường giao thông vậ­n tải của Nhậ­t. Không có số thống kê về các nạn nhân Việt Nam của những vụ oanh tạc này nhưng con số thương vong của thường dân vô tội trong hơn ba năm trời nhất định không phải là nhỏ.

  • Việt Nam Ca Trù Biên Khảo

    Việt Nam Ca Trù Biên Khảo
    Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 43

    Việt Nam Ca Trù Biên Khảo do hai cụ Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề biên soạn, bìa do họa sĩ Tạ Tỵ trình bày, Sách được tác giả tự ấn hành năm 1962 tại nhà in Văn Khoa. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu là bản in lần thứ nhất, có tình trạng đẹp gần như hoàn hảo, bìa, gáy và ruột sách rất đẹp, lõi sách chắc chắn.
    Một lối chơi phong lưu tao nhã, trải qua các triều đại từ trong cung cấm phổ biến ra chốn dân gian, tạo nên những áng văn chương tuyệt bút, rút cục rơi vào đồi truỵ lãng quên: đó là quá trình diễn biến của ca trù Việt Nam. Rất may nhờ sự phát triển của nền quốc học, chương trình Trung học hiện nay đã dành một chỗ ngồi danh dự cho những bài hát nói của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương, Tản Đà.
    Nhưng hát nói không phải là tất cả của ca trù Việt Nam, cũng như khuôn mặt không phải là tất cả của con người. Hát nói chỉ là một thể ca trù được các tao nhân mặc khách ưa chuộng nhất, vì thế đã được lưu lại những áng văn chương bất hủ. Ở con người, nếu chú trọng sửa sang khuôn mặt quá nhiều, sẽ không còn thời giờ nghĩ tới chân tay, tới đức hạnh. Về ca trù cũng vậy, trước kia các văn gia chỉ ưa chuộng hát nói, sau này sách báo cũng chỉ nghiên cứu về hát nói, nên các thể ca trù khác lần lần bị suy tàn đi. Người ta dường như quên mất rằng ngoài hát nói ra, ca trù còn tới hơn 40 thể khác. Ở cuốn sách này, độc giả sẽ được tìm hiểu về các mặt của ca trù.

  • Việt Nam Cộng Hòa

    Việt Nam Cộng Hòa "Cảnh Sát Hóa"
    Lê Xuân Nhuậ­n
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 27 VIEWS 1501

    - Tôi đã tâm sự với anh về những khó khăn của “Ta”... các đồng chí­ Ba Lan và Hung Ga Ri... cũng gặp khó khăn như “Ta”... Huống gì đã có tay trong trong hai Đảng ấy, từ các công tác của anh cài vào...
    Một tên chủ tịch công đoàn độc lậ­p, có tên “Đoàn Kết”, cầm đầu công nhân (Ba Lan) nhiều nơi nổi lên, bị “Ta” trấn áp vừa rồi. Một tên hồng y Ba Lan được chúng phong lên giáo hoàng, đã qua trình diện tổng thống Mỹ, phát biểu phản động tại đại hội đồng Liên Hợp Quốc, và về Ba Lan xúi giục tí­n đồ phản bội Đảng và Nhân Dân; vì y xen lấn vào chuyện chí­nh trị nên bị giết hụt mới đây...
    Gã “ông tướng” trợn cặp mắt tóe lử­a nhìn tôi:
    - Hừ! Tôi báo trước cho anh biết: chỉ trong vài hôm nữa thôi, tất cả các thành phần phản động tại Ba Lan cũng như Hung Ga Ri đều sẽ phải đền tội trước tòa án nhân dân; và ngay cả bọn CIA liên quan cũng sẽ bị Nhà Nước có chủ quyền của hai nước ấy trừng trị thẳng tay...

  • Việt Nam Cộng Hòa Những Năm Xáo Trộn

    Việt Nam Cộng Hòa Những Năm Xáo Trộn
    Lâm Vĩnh Thế
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 15 VIEWS 3142

    Trong khoảng thời gian từ sau ngày 01-11- 1963, sau khi chí­nh quyền Ngô Đình Diệm bị lậ­t đổ trong một cuộc đảo chánh đẩm máu chấm dứt nền Đệ Nhứt Cộng Hòa, cho đến ngày 31-10-1967 khi hai Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ tuyên thệ nhâm chức Tổng Thống và Phó Tổng Thống khai sinh nền Đệ Nhị Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã trải qua một giai đoạn cực kỳ hỗn loạn về chí­nh trị.
    Về phương diện quân sự, giai đoạn nầy là giai đoạn leo thang rất khốc liệt của chiến tranh tại Việt Nam. Một mặt, Miền Bắc không ngừng gia tăng số quân xâm nhậ­p vào Miền Nam bằng đường mòn Hồ Chí­ Minh. Theo báo cáo của Cơ Quan Trung Ương Tinh Báo của Hoa Kỳ (Central Intelligence Agency, viết tắt là CIA), mức xâm nhậ­p cán binh Miền Bắc từ 35.000 của năm 1965 đã tăng lên đến 90.000 vào năm 1967.

  • Việt Nam Danh Nhân Tự Điển

    Việt Nam Danh Nhân Tự Điển
    Nguyễn Huyền Anh
    HỘI VĂN HÓA BÌNH DÂN xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 26 VIEWS 54

    Việt Nam Danh Nhân Tự Điển của Nguyễn Huyền Anh biên chép thân thế và sự nghiệp của những người Việt Nam, theo các biến chuyển thăng trầm trải qua gầm 4000 năm lịch sử, hoặc đã hy sinh xương máu để chống ngoại xâm, hoặc bằng những đức tính, những cử chỉ cao đẹp, đã giữ lấy nhân phẩm, bảo toàn nếp sống hợp với đạo lý của dân tộc.
    Bằng quan niệm “cái quan luận định” tác giả chỉ trình bày một số nhân vật quá cố có những thành tích thật rõ ràng được mọi người công nhận. Những người ấy đều đáng gọi là danh nhân vì họ đã đem tài lực và bằng những cố gắng lỗi lạc phi thường thực hiện được những công cuộc hữu ích, tô bồi cho Đất nước mỗi ngày thêm rạng rỡ, vững vàng.

  • Việt Nam Dưới Thời Pháp Đô Hộ

    Việt Nam Dưới Thời Pháp Đô Hộ
    Nguyễn Thế Anh
    LỬA THIÊNG xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 49

    Việt Nam thời Pháp đô hộ được dùng làm tài liệu giảng dạy khi môn lịch sử Việt Nam được dạy bằng tiếng Việt tại các trường đại học ở miền Nam trước đây. Tuy nhiên với tinh thần khoa học trong sáng, nghiêm túc; kỹ năng khai thác, xử lý tài liệu tài tình, quyển sách này của Nguyễn Thế Anh (NTA) đã vượt khỏi phạm vi một quyển giáo trình Việt sử để trở thành một cuốn sách gối đầu giường cho những ai muốn tìm hiểu về một thời quá vảng của lịch sử dân tộc. Nội dung sách được chia làm 3 phần.
    Phần 1 nói về Sự chiếm cứ quân sự của Pháp
    Phần 2 của tác phẩm trình bày về Chế độ thuộc địa.
    Phần 3 của tác phẩm chính là đề cập đến các phong trào quốc gia của Việt Nam với tên gọi Phản ứng của dân Việt Nam đối với chế độ thuộc địa.

  • Việt Nam Gấm Vóc

    Việt Nam Gấm Vóc
    Phan Xuân Hòa
    THỤY ĐÌNH xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 50

    Để tỏ lòng biết ơn các bậc Tiền bối trong công cuộc xây dựng giang sơn, chúng tôi viết quyển "Việt Nam gấm vóc" này. Trước hết với chương I "Địa thế", chúng tôi trình bày để độc giả rõ nước Việt Nam có những núi, cao nguyên, bình nguyên, sông ngòi, biển và bờ biển như thế nào? Khí hậu, thảo mộc ra sao? Rồi chúng tôi sẽ đưa độc giả đi xem những danh lam thắng cảnh đã nêu cao giá trị cho giải giang sơn cẩm tú của con Lạc cháu Hồng. Qua chương II "Nhân Văn", chúng tôi sẽ nói đến nguồn gốc, đến sự trưởng thành trên một nền đạo lý phong phú, và đến bước nam tiến anh dũng, của dân tộc, với những Lễ nghi Phong tục tôn nghiêm và thuần mỹ, từng để lại dấu vết vẻ vang trong lịch sử. Sau hết chương III sẽ thuật qua đời "Sinh hoạt kinh tế" trên những thửa ruộng phì nhiêu, trong sơn hải đa tài sản, của một dân tộc không thiếu đức tính cần mẫn, kiên nhẫn và tinh xảo."

  • Việt Nam Giáo Sử - Quyển 1
  • Việt Nam Giáo Sử - Quyển 2
  • Việt Nam, Mãnh Hổ Hay Mèo Rừng ?

    Việt Nam, Mãnh Hổ Hay Mèo Rừng ?
    Phạm Văn Thuyết
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 8 VIEWS 1420

    Vào lúc bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường đầu thậ­p niên 90 vấn đề phát triến kinh tế Việt Nam là làm sao tăng trưởng để ra khỏi tình trạng nghèo khổ với mức lợi tức theo đầu người lúc đó chỉ vào khoảng 200-300 đô la.
    Sau 20 năm Việt Nam đã đạt mức thu nhậ­p trung bình thì tí­nh cách của sự phát triển này đã khác: Làm sao giữ được mức tăng trưởng cao để tiến xa hơn nữa, trở nên một nước phát triển.
    Điều này tùy vào sự giải quyết hai vấn đề.
    Một là hoàn thiện và đi vào chiều sâu của kinh tế thị trường và hai là làm sao vượt khỏi mức thu nhậ­p trung bình hiện nay để ra khỏi "cái bẫy của thu nhậ­p trung bình" như cách nói của các chuyên gia.

TO TOP
SEARCH