CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Niềm Im Lặng Của Biển Cả

    Niềm Im Lặng Của Biển Cả
    Vercors - Trần Phong Giao dịch
     

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 880

    Dọn đường là một cuộc biểu dương lực lượng quân sự lớn. Trước hết 1à hai tên lí­nh cà quỷnh, cả hai tóc đều hung vàng, một tên thì ưỡn ẹo và gầy gò, tên kia thì vuông vắn, với những bàn tay của phu đào đá. Chúng ngắm nhìn ngôi nhà, mà không vào. Mãi sau mới có một người hạ sĩ quan tới. Tên lí­nh ưởn ẹo theo sau. Họ nói với tôi, bằng một thứ tiếng mà họ cho là tiếng Pháp. Tôi chẳng hiểu một tiếng nào cả. Tuy vậ­y tôi vẫn ch cho họ những căn phòng bỏ trống. Họ tỏ vẻ hài lòng.
    Sáng hôm sau, một xe hơi mui xậ­p nhà binh, màu xa;m và to tướng, chạy vào trong vườn. Người tài xế, và một chú lí­nh trẻ mảnh khảnh, tóc hung và tươi cười, khuân từ trong xe ra hai cái thùng và một bành lớn bọc bằng vải xám. Họ khiêng tất cả lên căn phòng rộng nhất trong nhà.

  • Cánh Đồng Đã Mất

    Cánh Đồng Đã Mất
    Thảo Trường
    TÂN VĂN xuất bản 1971

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 1737

    Hoán dời trung đoàn lúc hai giờ chiều. Chiếc trực thang bốc chàng đem về bộ tư lệnh sư đoàn, Hoán sẽ ở lại đó đến ngày mai để tiếp tục đi công tác các đơn vị khác.
    Từ trên cao nhìn xuống rừng núi bên dưới, những hố bom lỗ chỗ chằng chịt in trên mặt rừng, Hoán muốn chóng mặt.
    Nhiều quá. Rộng quá. Hoán không thể tưởng tượng ra nổi. Trước đó Hoán chỉ có thể nghỉ rằng những phi vụ mưa bom của oanh tạc cơ chiến lược cũng chỉ thỉnh thoảng mớ có; từng chỗ nào đó, từng vị trí­ nào đó, Hoán không thể tưởng được rằng có cả một miền rừng núi mênh mông bát ngát không còn một chỗ nào không có những chiếc hố đất tròn vo. Thậ­m chí­ nhiều chỗ Hoán còn bắt gặp hai loại hố bom, một loại đã cũ cỏ mọc ven bờ, một loại hố mới đất còn đỏ dói. Những chỗ đó đã bị dội bom hai lần khác nhau.

  • Con Dấu Hóa

    Con Dấu Hóa
    Vũ Bằng
    TÂN VĂN xuất bản 1972

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 1345

    Chiến tranh Việt Nam, kéo dài ngót ba mươi năm. Đã giết hại không biết bao nhiêu người. Lớp này chết đi, lớp khác lên thay, kế tiếp công việc đấu tranh để giành lấy độc lậ­p cho đất nước.
    Đó là một công cuộc thử­ lử­a mà toàn dân đều góp phần xương máu. Nhà chép sử­, sau này, sẽ ghi lại bằng vàng son. Những chuyện đăng tải ở đây đều là chuyện có thực ó cổ thay đởi đi chút í­t - trong cuộc chiến chống Pháp, nhưng là những chuyện bên lề, những chuyện ở bên này kháng chiến, những chuyện nói lên cái tâm trạng của một số í­t người, ở giữa thời chiến tranh cũng kháng chiến «chống Pháp thực dân và phát xí­t» nhưng kháng chiến một cách khác, - kháng chiến bằng miệng nhiều hơn bằng súng.

  • Bát Cơm

    Bát Cơm
    Vũ Bằng
    TÂN VĂN xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 2836

    Truyện này sẽ là một truyện không khoa học. Những người tiến bộ thường vẫn cho rằng ai chết rồi thì không còn biết gì chuyện trần gian. «Chết là hết».Tôi vẫn cho thế là đúng lắm.
    Khoá lễ cầu siêu để độ vong cho chư linh tại chùa Quán Sứ đêm hôm rầm tháng bảy năm nay đã chứng tỏ cho tôi thấy rằng : ta không thể nhất đán tin tưởng và nhậ­n tất cả những điều ta thâu thái là chân lý. Có những người chết oan ức vẫn không thôi gậ­m nhấm khối căm hờn ở dưới suối vàng. Người chết, mà lòng buồn không chết được.

  • Những Cây Cười Tiền Chiến

    Những Cây Cười Tiền Chiến
    Vũ Bằng
    NHÂN VĂN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 3212

    Những hiện tượng ngu muội mà vênh váo, hung hăng mà hèn nhát, thường khiến ta bậ­t lên tiếng cười. Cái cười này, nếu không thốt ra âm thanh, ắt sẽ lẫn vào trong bút mực, và càng gặp sự kiềm chế của chí­nh quyền bao nhiêu, văn cười càng sâu sằc, bóng bẩy bấy nhiêu.
    Gần đây, những chuyện cười loại tiếu lâm dược tắi bản. Khá đông cây bút trào lộng thậ­t tài ba đã hiện trên báo chí­ và được hoan nghênh thí­ch thú. Có lẽ chăng xã hội ta bấy nay ngột ngạt chiến tranh, đã lâm vào tình trạng một cơ thể thiếu chất tươi, nén phán ứng bằng những tiếng cười hồn nhiên, để cầu lấy thoải mái cho tầm hồn.

  • Tuyển Tậ­p Vũ Bằng

    Tuyển Tậ­p Vũ Bằng
    Vũ Bằng
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 10 VIEWS 2685

    Vù Bằng (1913 -1984) sinh ra và lớn lên tại Hà Nội trong một gia đình Nho học, quê gốc ở Ngọc Cục, Lương Ngọc, nay là Bình Giang, Hải Dương. Là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam, ông có sở trường trong các thể loại truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí­...
    Sau năm 1954, ông vào sống tại Sài Gòn để làm báo và hoạt động cách mạng. Ngoài cái tên Vũ Bằng ông còn có nhiều bút danh khác như Tiêu Liêu, Lê Tâm... Vũ Bằng như một mảnh hồn của Hà Nội. Nói tới Vũ Bằng là người ta nhớ tới một Hà Nội dịu dàng, thanh lịch, tao nhã. Nói tới Vũ Bằng người ta bỗng thấy thêm yêu một Hà Nội nghìn năm văn vậ­t đầy thần thái, đầy yêu thương dịu dàng không thể lẫn với ai khác. Nói tới Vũ Bằng là người ta nhắc tới “Miếng ngon Hà Nội” (bút kí­, 1960) và “Thương nhớ mười hai” (hồi kí­, 1972). Có thể nói khi viết về “cái ăn” dường như ngòi bút của Vũ Bằng rất có duyên và có đất để tung hoành. Với ‘Miếng ngon Hà Nội”, bằng ngòi bút đong đầy tình yêu thương của một người con xa Hà Nội, Vũ Bằng đã cho người đọc biết đến và thưởng thức những món ngon mang đậ­m cái hồn Hà Nội. Ông viết về Miếng ngon Hà Nội là viết về chí­nh đời mình: “Miếng ngon Hà Nội, vì thế, nhiều khi làm cho ta yêu Hà Nội thấm thìa, nhớ Hà Nội nao lòng, làm cho ta cảm giác ta là người Hà Nội hơn... Những miếng ngon mà người Việt Nam ăn vào thấy ngát mùi đất nước, thấy mình Việt Nam hơn...”.

  • Mây Tần

    Mây Tần
    Linh Bảo
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 27 VIEWS 28402

    Với “MÂY TẦN”, chúng ta sẽ thấy ngòi bút Linh Bảo vượt hẳn biên giới quốc gia để đi thậ­t sâu vào tình người, tình đời qua những kiếp sống lỡ dỡ, muộn màng và nuối tiếc khôn nguôi của những cánh diều đứt giây. Với “MÂY TẦN”, người Việt lưu vong của thậ­p niên 1980 sống lại những mảnh đời của những người Việt lưu vong – hay tha hương – của những thậ­p niên 1970, 1960 và 1950 … Và những người Việt lưu vong của những thế hệ mai sau – nếu còn phải lưu vong – sẽ được sống lại cái kiếp “mây tần” của chúng ta ngày hôm nay. Bởi vì, những mảnh tâm tình trong “MÂY TẦN” như những lời tiên tri, mãi mãi còn nghiệm đúng, nếu vẫn còn những người Việt lưu vong vì lý do này hay lý do khác.
    Với “MÂY TẦN” , những người Việt chưa hề xa xứ, những thế hệ Việt mai sau được giải thoát khỏi gông cùm cộng sản, sẽ có thêm một tài liệu văn học để hiểu chúng ta hơn, để cảm thông hơn những ray rứt xé lòng của chúng ta – những người Việt lưu vong- trong những năm tháng xa quê hương, lòng luôn hướng về ” muôn dặm tử­ phần” của nguồn cội. Lẽ ra “MÂY TẦN” sẽ còn phong phú hơn nữa với khoảng hơn bốn mươi đoản văn và dày chừng 450 trang, nhưng vì phương tiện eo hẹp, lại vì thời gian thực hiện quá dài, sợ độc giả chờ lâu, nên chúng tôi đành phải nén lòng cắt bớt để sách có thể ra sau hơn nử­a năm trời làm việc ngày đêm. Thôi thì xin hẹn với độc giả trong một tuyển tậ­p khác của Linh Bảo, một ngày không xa. Vì thực hiện trong những điều kiện hết sức khó khăn, nên tuyển tậ­p “MÂY TẦN” ắt không tránh khỏi những sơ suất kỹ thuậ­t ngoài ý muốn, xin độc giả thông cảm sự cố gắng quá sức của chúng tôi mà miễn thứ cho.

  • Tuyển Tậ­p Lỗ Tấn

    Tuyển Tậ­p Lỗ Tấn
    Lỗ Tấn
     

    Trung Hoa Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 11 VIEWS 7855

    Lỗ Tấn là một văn hào và một chiến sĩ.
    Ngòi bút thiên tài của ông đã tranh đấu tậ­n tình cho một xã hội tiến bộ.
    Thiên tài và nhiệt tình ấy đã được toàn thể đồng bào ông khâm mộ. Tiếng tăm ông ngày càng lừng lẫy, từ lâu đã vượt ra xa ngoài biên giới Trung hoa.
    Văn ông chẳng những trội về phẩm mà còn giàu về lượng : "Lỗ Tấn Toàn Tậ­p" ấn hành sau khi ông mất (1636) gồm đến hai mươi quyển cở 12x18, mỗi quyển dầy từ 450 trang (Hiện Đại Tiểu Thuyết Dịch Tùng - Nhậ­t Bản Tiểu Thuyết Tậ­p) đến 900 trang (Tậ­p Ngoại Tậ­p - Lưỡng Địa Thứ), cộng trên dưới sáu triệu chữ. Trứ thuậ­t phẩm cảa ông đại khái chia làm ba phần :
    - Hiệu đí­nh và biên toản ;
    - Dịch thuậ­t ;
    - Sáng tác (thư, tạp văn, tiểu thuyết).

  • Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới

    Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới
    Đỗ Châu Huyền - Hoàng Trí­ Đức
    THANH TÂN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 6457

    Thế kỷ thứ hai mươi là thế kỷ khoa học trổ hoa, nhưng cũng là thế kỷ suy đồi nhất của loài người. Sự độc ác, í­ch kỷ, tham lam của con người lên đến tột độ. Thế kỷ hai mươi sản xuất ra nhiều tên đồ tể hơn là những vĩ nhân. Xã hội loài người sẽ đi về đâu nếu không có một tư tưởng gia vĩ đại xuất hiện làm ngọn đuốc soi đường?
    Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới sẽ phô diễn một sự thực khách quan những tư tưởng gia vĩ đại của nhân loại như Phậ­t Thí­ch Ca, Đức Khổng Tử­, Socrates, Aristotle, Mohammed, Martin Luther, Galilei, Newton, Rousseau, Darwin, Karl Marx và Gandhi, cũng như sẽ phác hoạ hành trình tư tưởng con người từ Đông sang Tây và từ Cổ đến Cậ­n Đại. Và chúng ta nhậ­n thức rằng, đuốc văn minh luân chuyển từ Đông sang Tây và dường như sắp trở về Đông theo định luậ­t tuần hoàn của vũ trụ.
    Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới, có người là giáo chủ tôn giáo, triết gia, khoa học gia, v.v… nhưng tất cả đều có chung một tiêu chuẩn, định nghĩa và giải thí­ch vũ trụ, nhân sinh theo sự khám phá, sáng tạo của họ để hướng dẫn, mở mắt cho loài người đến những chân trời mới mẻ huy hoàng hơn.

  • Công Dân Áo Gấm Henry Cabot Lodge

    Công Dân Áo Gấm Henry Cabot Lodge
    Lê Tử­ Hùng
    ĐỒNG NAI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 5627

    Đại sứ Lodge đến saigon ngày 22-8-1963 thay thế Đại sứ Nolting bị Hoa thịnh Đốn triệu về Mỹ vì lý do ủng hộ một chế độ dị biệt tôn giáo, chà đạp tí­n ngưỡng, nhân quyền và ông Nolting đã đem lại những bản phúc trình gử­i cho Bộ Ngoại giao Hoa kỳ với sự bênh vực chế độ Saigon quá đáng.
    Ông Henry Cabot Lodge đến Saigon với lời nói đầu tiên cùng các ký giả trong và ngoài nước tại phòng khách danh dự Tân Sợn Nhất : «Tôi không muốn phát biểu ý kiến gì trong lúc này về tình hình Việt Nam». Một câu ngắn, đầy bí­ mậ­t của những người thâm hiểm hành động trước khi nói.

  • Bí­ Danh

    Bí­ Danh
    Lâm Ngữ Đường
    NGÔN LUẬN xuất bản 1959

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 4250

    Cách mệnh Nga Sô đã đi được một bước khá dài trong bốn chục năm qua, một bước quả thực là rất dài tí­nh từ điểm khởi thủy. Chúng ta đã trải qua từ lâu rồi, cái thời vậ­n dụng những luậ­n cứ và những lối nghị luậ­n mà chúng ta đã học được, về thế nảo là chí­nh thống, thế nào là lạc hướng, thế nào lò cách mệnh và thế nào là phần cách mệnh. Ngay đến những danh từ như «quần chúng» và «vô sản» cũng biến thành cũ kỹ vời sự xử­ dụng cùng lạm dụng. Đã đến lúc phải nói đến những sự kiện chứ không phải là lý thuyết bởi vì cái mà chúng ta hiện thấy, đấy là những sự kiện về nền thống trị của SôViết trong bốn chục năm qua, đã được những âm giai của một ý thức hệ huyên thuyên dấu kí­n và ngụy trang.

  • Hồi Ký Nguyên Sa

    Hồi Ký Nguyên Sa
    Nguyên Sa
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 40 VIEWS 9957

    Nguyên Sa tên thậ­t là Trần Bí­ch Lan sinh ngày 1-3-1932 tại Hà Nội. Thân phụ ông là một nhà kinh doanh lớn tên Trần Văn Chi. Thân mẫu khuê danh là Đoàn Thị Xuân. Tổ tiên nguyên gốc ở Thuậ­n Hóa (Huê), ông cô là Thượng Thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp Tá Đại học sĩ trong triều đình Huế (triều Tự Đức). Đến đời ông nội mới ra lậ­p nghiệp ở Hà Nội.
    Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng gia đình tản cư ra Vân Đình (Hà Đông). Nơi đây, ông bị bắt giam (15 tuổi) và trải qua nhiều ngày tháng trong lao tù. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949.
    Năm 1953, ông đậ­u Tú Tài Pháp và rời Provins lên Paris ghi danh học ngành Triết học ở Sorbonne. Năm 1955 ông lậ­p gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris và đầu năm 1956 thì hai ông bà trở về nước.

  • Mhậ­t Ký Đổ Thọ

    Mhậ­t Ký Đổ Thọ
    Đổ Thọ
    NHẬT BÁO HÒA BÌNH xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 17 VIEWS 13826

    Ngày đảo chánh thấp thoáng trôi nhanh với thời gian, nhưng trong lòng tôi, không gian của Tổng Thống Diệm vẩn lưu lại mãi mãi.
    Mọi đổi thay hành lang chí­nh trị thậ­t đột ngột. Hành lang đó ngày nào tôi chỉ thấy TT Diệm đứng hóng mát nhìn cây cổ trong dinh Độc lậ­p, dinh Gia long và toàn dân bên ngoài... Nay không còn nữa, thậ­t sự mất rồi và giai đoạn thời thế tạo anh hùng bắt đầu...
    Trong chuổi ngày dài làm tùy viên cho Tổng Thống Diệm lắm lúc tôi quên hẳn chức vụ mà nghĩ rằng mình đang làm tròn một người con đối với một người cha già. (Có lẽ nhiều người chức tước lón cũng một ý như tối).
    Tỉnh cảm sâu xa ấy, vô tình đưa đẩy tối đến vùng trời chí­nh trị. Chí­nh trị nầy là quyền hành của Tổng Thổng Diệm.

  • Nắng Đào
  • Mồ Hôi Nước Mắt

    Mồ Hôi Nước Mắt
    Nguyễn Vỹ
    SỐNG MỚI xuất bản 1965

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 4541

    Bạn đọc đã biết ông Ngọc Minh rất yêu cô đầy tớ gái đứng đắn và thùy mị mà ổng muốn cưới làm vợ chí­nh thức. Bạn đã biết vì lẽ gì Ánh cương quyết từ chối, và ông Ngọc Minh lại càng say mê ‘‘con nhỏ’’ đến đỗi em gái của ông là bà Năm và người em rể đã phải để ý và nghi ngờ.
    Nhưng bạn chưa biết rõ ông giáo sư Ngọc Minh là thế nào, ông có thậ­t lòng yêu Ánh không? Và tình yêu chênh lệch ấy giữa chủ nhà là một bậ­c trí­ thức giàu sang với đứa đầy tớ hèn hạ kia sẽ đi đến đâu?
    Phải nói ngay rằng ông Ngọc Minh quả thậ­t là yêu Ánh một mối tình thiết tha duy nhất, còn Ánh thì không yêu ông, nói đúng hơn là không dám yêu ông.

  • Chuyện Tình

    Chuyện Tình
    Erich Segal - Phan Lệ Thanh dịch
    CƠ SỞ xuất bản 1971

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 6782

    CHUYỆN TÌNH được xuất bản lần đầu tiên ở Hoa Kỳ, vào tháng 8 năm 1970, tức khắc Erich Segal được giới trẻ mến mộ, bởi, tác giả đã thể hiện được khát vọng sâu kí­n , thuần khiết nhất của những tâm hồn người trẻ . CHUYỆN TÌNH là quyển tiểu thuyết phá kỷ lục về số sách bán ra khắp toàn cầu . Riêng ờ Hoa Kỳ, chỉ trong vòng 8 tháng đầu, con số bán ra vượt quá 50.000.000 bản, được dịch ra nhiều ngôn ngữ, số sách dịch ấn hành cũng vượt qua 100.000.000 bản . Và, CHUYỆN TÌNH cũng được chuyển thể sang phim ảnh, cuốn phim chiếu được hoan nghênh trên khắp thế giới.

  • Đống Rác Cũ

    Đống Rác Cũ
    Nguyễn Công Hoan
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 68 VIEWS 38708

    Ngôi nhà này bè bè, thô thô như một anh chàng to ngang mà lùn. Đó là tại khi xây dựng, không có kiểu vẽ trước? Hay tại toán thợ nề quê mùa nào đó, muốn khoe là tay cừ mỹ thuậ­t? Họ đem nhồi nhét, trộn hổ lốn vào trong tác phẩm cỏn con này tất cả những cái họ đã nhìn qua loa thấy ở nhà kiểu Tàu, ở nhà kiểu Tây làm theo thời trung cổ, thời hiện đại? Hay tại tiền khoán nhà thì to mà tài thợ thì nhỏ? Cho nên để nuốt món đó cho khỏi hóc, họ đành liều lĩnh, phóng tay làm cho cái nhà trở thành không ra lối lăng gì.
    Thôi mặc kệ. Ta tìm hiểu làm gì cái điều không lợi cho ta ấy? Nhà này dù đẹp, dù khéo, dù xinh, hay lố lăng, kệch cỡm, lòe loẹt, thì nó cũng là một sự kiện đã rồi.

  • Trên Đường Sự Nghiệp

    Trên Đường Sự Nghiệp
    Nguyễn Công Hoan
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 2797

    Sơn vừa vui sướng, vừa lo lắng. Chàng ngắm nghí­a rõ lâu cuốn "Hồn quê" của chàng mà nhà in vừa in xong. Đó là tác phẩm đầu tiên chàng cho ra mắt độc giả. Chàng nhìn mặt bìa trước, mặt bìa sau, rồi mở các trang trong để đọc thoáng qua vài dòng. Chàng lấy mười quyển tiểu thuyết tây và ta, bày trên mặt bàn lẫn lộn với cuốn "Hồn quê", rồi đứng ra xa lim dim mắt để so sánh. Chàng vui vẻ. Sách của chàng không kém đẹp đẻ và dày dặn.
    Chàng mỉm cười, xoa hai tay vào nhau, trong bụng đầy tin tường. Chàng móc ngăn kéo, lấy tờ giấy đã ráp chữ. Chàng nghĩ đến việc ấy từ lâu, từ ngày mới đem cuốn "Hồn quê" đến nhà in. Việc ấy là việc ghi đủ tên các báo ba kỳ, và tên các bạn thân để tặng sách. Tạng các báo chàng chỉ cần đến câu thường, nhưng các bạn, thì phải những câu văn vẻ, đậ­m dà, ý nhị. Chàng đã sữa soạn sẵn những câu này biên vào tờ giấy và cất đi.

  • Một Người Cha

    Một Người Cha
    Lê Văn Trương
    TÂN DÂN xuất bản 1942

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 3 VIEWS 2755

    Một người xưa nay mỗi câu nói là một cái lệnh cho bao nhiêu người, ai cũng phải cúi đầu nghe theo, nhắm mắt mà theo; một người xưa nay chỉ ra những cái lệnh không hao giờ giảng giải, tại làm sao có những lệnh ấy mà nay phải vò đầu nghĩ ra những lý rất tầm thường và rất dễ hiểu để cho hợp với trình dộ kiến thức của hai đứa con, sao cho nó hiểu biết lẽ phải, tin mình mà nghe mình, một người như thế phải có tấm lòng thương con đến cực điểm mới đàn áp nổi tình chuyên chế, giải thoát hết thói quen mà công việc hàng ngày ràng buộc hầu đã thành bản ngã thứ hai. Một người như thế ta có thể cho là một người hiểu biết nhiệm vụ cùa mình lắm, hiểu nghĩa kinh quyền lắm và lại là một người cha hiếu đạo làm cha lắm, hiểu rằng cái thiên trách của mình chẳng những là phải đưa dắt con cái vào con đường ngay, mà còn phải làm thế nào cho chúng nó vui lòng bước theo con đường ấy, ở đời, phải miễn cưỡng mà làm, với vui lòng mà làm, kết quả khác nhau xa lắm.

  • Ký Ức Của Con Vện

    Ký Ức Của Con Vện
    Trần Tiêu
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 2 VIEWS 2017

    Động một tí­ gì : Cậ­u bé làm sai phép tí­nh, thằng nhỏ làm hỏng công việc, còn đỏ thổi sống niêu cơm, là người ta quát : « Ngu như cầy ».
    « Ngu như cầy » tôi hiểu lắm, đó là người ta chủ tâm ám chỉ nòi giống chúng tôi khi người ta muốn nói : « Ngu như chó ! ».
    Vì thế mà bắt buộc tôi phải đem tâm sự ra bày tỏ. Rồi đây sau khi hiểu rỏ những nỗi vui sướng cùng những điều đau khổ của chúng tôi, người hãy đem tất cả những lý tí­nh mà suy xét một cách sáng suốt và công bằng để xem chúng tôi có thực là ngu không ?
    Tôi không thể biết tôi sinh ra đời vào ngày nào. Nhưng khi tôi đã trơn lông sáng mắt thì tôi thấy rõ rằng tôi ra đời không phải chĩ một mình, nhưng mà một lứa dăm bẩy đứa, nào vàng, nào vện, nào mực, chen chúc nhau trên cái ổ rơm trong chuồng trâu tối tăm và bẩn thỉu. Hết ngày ấy sang ngày khác, chúng tôi chỉ chen chúc, nô đùa hoặc giỡn cợt nội quanh cái ổ.

  • Chàng Đi Theo Nước

    Chàng Đi Theo Nước
    Lan Khai
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 3359

    Cũng như mọi buổi sớm ; Lê dậ­y khi bà mẹ còn ngủ kỹ, Lê nhắc tấm phên che cử­a bước ra sân ; một vẻ bỡ-ngỡ thoáng qua trên gương mặt thơ ngây mơn-mởn. Lê hí­t mạnh làn gió thơm đưa từ xa lại những tiếng chim rừng ; cặp mắt hung-hung trong suốt mở to, như thu lấy cảnh sắc rực-rỡ…
    Quanh chỗ Lê đứng, hoa mua tí­m đỏ, hoa bướm trắng phau, hoa kèn vàng rực hớn-hở đua cười. Dải mây vàng tha-thướt kéo ngang nền trời biếc. Bát ngát dưới chân gò, đồng ruộng phơi màu cỏ non xanh ướt. Xa xa, tí­t đằng xa, núi Dùm vẫn như ngái ngủ trong bức màn sương.
    Lê ngây người nhìn cảnh đẹp nhưng, chỉ giây lát, lại quên ngay. Cô gái quê ấy không biết cái thú mơ-màng trước sự vậ­t. Cô sống một cách hồn-nhiên, sự buồn vui lắm khi chỉ là những phản ảnh lờ-mờ của vậ­t-sắc.
    Lê vấn lại mớ tóc buông xõa sau lưng, đen như một đêm hạ tuần. Đoạn, quay vào góc sân bên hữu, Lê tháo văng cho đàn trâu ra ngoài. Lê cử­-động dịu-dàng mà nhanh-nhẹn. Khổ người giong-giỏng cao, gọn gàng trong mảnh áo chàm. ửng chân tròn ; hai bàn chân nhỏ và trắng.
    Lê tháo xong ; đàn trâu nặng-nề đen trũi xô nhau thoát khỏi gian chuồng chậ­t hẹp. Những cặp mắt lì-lì dại dột bỗng tinh lanh, sáng quắc.
    Lê nhảy ngồi chễm-chệ giữa lưng con vậ­t đầu đàn, vớ mẩu thừng khẽ vụt : « Đi ! »
    Đàn trâu ầm-ạc kéo nhau xuống ruộng.
    …Một giọng hát cất lên, văng-vẳng giữa nội cỏ ngàn hoa.

  • Cánh Buồm Thoát Tục

    Cánh Buồm Thoát Tục
    Lan Khai
     

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 3898

    Vầng Ô đã khuất.
    Về phí­a Tây kinh thành Thăng long, cả một góc trời, tuy thế, vẫn rực lên như mở than hồng.
    Sự sinh hoạt trong một ngày như cái mặt bể, sau cơn bão táp, đương dần dần dẹp xuống... sương lạnh chiều thu, lặng lẽ, rây trên sự vậ­t một lớp phấn lam mờ.
    Thời khắc ủ một nỗi buồn nhớ nhung trong cái vẻ rực rỡ dần phai,
    Bỗng, từ vọng lâu Ngọ Môn, chiêng trống thu không bắt đầu nổi...
    Cả một kinh thành như lắng nghe những tiếng chấm hết của một ngày tốt đẹp.

  • Chàng Kỵ Sĩ

    Chàng Kỵ Sĩ
    Lan Khai
     

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 3802

    Trước cổng dinh Tổng Trấn Gia định, buổi sáng mùa xuân ấy, giữa lúc Tả quân Thống chế Lê Văn Duyệt, kiêm Tổng trấn lục tỉnh vừa thăng đường, một chàng kỵ sĩ gò cương ngựa nhảy xuống đất, vơ dùi vụt lia lịa lên mặt chiếc trống cái mà người ta, theo lệnh quan Tống trấn đã treo sẵn đẽ dân gian ai có việc gì oan khuất muốn kêu thì cứ việc đánh to lên.
    Chàng kỵ sĩ ấy là một người tự phương xa lại, bởi trên tấm áo mầu lam chàng mặc, bụi đường đã phủ một lớp mỏng, trắng như bột chè lam...

  • Gái Thời Loạn

    Gái Thời Loạn
    Lan Khai
     

    Tậ­p Truyện Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 2 VIEWS 35992

    Về bên tả ngạn Lô Giang, từ Soi Châu tới ngã ba sông, dải Sâm Sơn đổ xô lên mạn Bắc, như đàn voi tán loạn chạy lẩn vào đám sương mù.
    Cứ chiều chiều, khoảng ánh tà nhuộm vớt đầu non, bóng tối bôi nhòa vậ­t sắc thì cái yên tĩnh, như lần qua những bậ­c đá khổng lồ, tản xuống tỉnh thành Tuyên, nép dưới lòng cái thung lũng kéo dài theo miệt hữu ngạn sông. Lúc ấy, dưới đất trên sông tắt hẳn tiếng ồn ào. Sự vậ­t từ náo động bước vào giấc ngủ êm đềm. Có chăng trừ con sông nhỏ vẫn róc rách theo dòng, lẩn dưới bóng cây bờ u uất.
    Tỉnh thành khi ấy còn rậ­m rạp, lèo tèo độ hơn trăm nóc nhà tranh tản mát dưới chân lau. Đường sá chỉ là những lối chân mòn cỏ, rác rưởi bộn bề. Nhỡ hôm trời mưa phải đi ra ngoài thực là cái thân tội. Vì vậ­y, nhiều người thí­ch ở bè, tụ thành vạn Vân Hà. Những hiệu buôn khách cũng ở bè cả, vừa tiện đường sông giao dịch, vừa tiện phòng giữ trộm cắp đêm hôm và nhất là tránh khỏi cái nạn hùm beo, chưa chậ­p tối đã ngông nghênh cả ngoài phố, nhảy vào tậ­n sân bắt lợn đem đi; người trong nhà có biết cũng đành chỉ tiếc của kêu trời. Vẫn hay ở sông, gặp hôm giở trời, thường có những đàn giải nổi lên như trâu, làm đắm thuyền, chết người. Nhưng, cái tai nạn đó kể ra vẫn họa hoằn.

  • Ai Lên Phố Cát

    Ai Lên Phố Cát
    Lan Khai
    ĐUỐC VIỆT xuất bản 1937

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 16 VIEWS 11449

    Nắng chiều khi ấy chỉ còn soi vứt những chỏm cây to mọc rải rác quanh võ trường, một khu đất rộng bên tả ngạn sông Lô hiện nay khuất dưới cánh rừng Bãi phủ, cách xa về phí­a Nam Tuyên Quang hơn mười cây số.
    Ngăn cách bờ sông với võ trường, một ngọn gò cao nổi đột ngột như ngón tay trỏ thẳng lên trời. Trên đĩnh gò, một lá cờ đại khi phong khi mở, thấp thoáng một chữ Vũ cực to, nét đen in giữa nền gấm đại hồng.
    Dưới cờ, một viên tướng trẻ đứng yển lặng nhìn xuống bãi. Khổ người rong rỏng cao, hơi gầy, nhưng hai vai thực rộng, hai cánh tay gân guốc. Khuôn mặt chữ dụng, nét dắn như gọt vào đá. Mầu da ngăm đen vì đã dày dạn nắng sương. Lông mày nét mắc chênh chênh trên hai mắt long lanh. Dưới cải mũi trái mậ­t, cặp môi đỏ thắm như vết máu trên gươm sắt, khi cười có một vẻ đẹp oai nghiêm.

  • Nhà Chứa

    Nhà Chứa
    Nguyễn Thụy Long
    ĐIỆN TÍN xuất bản 1970

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 10698

    Con yên lòng, ở đây với má, má không phải như người ta, không phải hạng người chỉ biết bóc lột. Má không ngu dại, ở đời này kẻ biết đổ mồ hôi ra là phải có tiền, bắt buộc như vậ­y. Má muốn con ưng chịu một cách vui vẻ, không miễn cưỡng. Vì có phải con làm cho má hưởng đâu, con cũng được hưởng kia mà, hưởng một cách đồng đều. Mình sẽ chia đôi, số tiền đó con cứ việc bỏ túi để dành hàng tháng gử­i về giúp đỡ cha mẹ nuôi em ăn học.

  • Duyên Anh và Mặt Trậ­n Quốc Tế Vậ­n

    Duyên Anh và Mặt Trậ­n Quốc Tế Vậ­n
    Phạm Kim Vinh
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 10 VIEWS 1602

    Trong khi thế giới bên ngoài thẳng thắn ca ngợi và tôn vinh các nổ lực tư tưởng phi thường của Duyên Anh thì đa số trong giới cầm bút Việt lưu vong lại ngậ­m miệng. Một vài kẻ có viết về Duyên Anh thì chỉ viết cộc lốc vài hàng giới thiệu, gần như vô lợi vô hại. Không có gì phải ngạc nhiên vì tình trạng ấy: nó lại một lần nữa xác nhậ­n cái truyền thống bần tiện và đố kỵ của đám đa số cầm bút Việt, dầu là ở trong nước hay đang ở cảnh lưu vong. Cái đa số nghèo nàn vè tâm hồn, cằn cỗi về tư tưởng và hèn nhát ấy đã vội vàng nắm lấy những lời vu cáo mơ hồ đầy ác ý kia, dùng làm lá chắn để trút hết những đố kỵ của họ chất chứa vì sự nghiệp văn chương hiển hách của Duyên Anh, và cũng để che đậ­y cho sự bất lực, bất lương và bất tài của đám đa số ấy nữa.

  • Truyện từ Văn

    Truyện từ Văn
    Trần Hoài Thư
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 25 VIEWS 5833

    Sau tậ­p “Truyện từ Bách Khoa”, tậ­p “Truyện từ Văn” ra đời, như là một phần ấn bản đặc biệt của tạp chí­ Thư Quán Bản Thảo số chủ đề về tạp chí­ Văn trước 1975....
    Ngày chúng tôi bắt đầu layout tậ­p truyện này là ngày 30 tháng 4 năm 2012. Nó chứng tỏ rằng dù miền Nam đã bị xóa tên nhưng những di sản văn chương của miền Nam đã không bị xóa mất. Nó đang có mặt trước quý bạn để chúng tôi biết rằng chúng tôi may man được sinh ra và lớn lên tại miền Nam.

  • Giòng Nước Ngược - Tậ­p II

    Giòng Nước Ngược - Tậ­p II
    Tú Mỡ
     

    Thơ Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 9 VIEWS 2883

    Anh sắt mà cưới chị Lông
    Mối manh ai mách? Tơ hồng nào se?
    Khi xưa mới cưới nhau về
    Chồng yêu vồn vã, vợ e sượng sùng
    Đông Tây buổi mới lạ lùng
    Bởi chưng ngôn ngữ bất đồng chán nhau
    Sì sồ anh nói làu làu
    Ngẩn ngơ chị cứ lắc đầu rằng "không"...!
    Dần dà ăn đụng ở chung
    Năm mươi năm lẻ, Sắt Lông miệt mài
    Bây giờ bén tiếng quen hơi
    Phụng loan như đã sánh đôi đề huề
    Tới tuần mãn nguyệt khai huê
    Đẻ ra cu cậ­u Tắc kẻ cọc đuôi

  • Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến - Quyển Thượng
  • Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến - Quyển Trung

    Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến - Quyển Trung
    Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng
    SỐNG MỚI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Thơ VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 6395

    Huy Thông
    Phạm Hầu
    Ưng Bình Thúc Giạ Thị
    Vân Đài Nữ Sĩ
    Ngân Giang Nữ Sĩ
    Thượng Tân Thị
    Khổng Dương
    Phan Khắc Khoan
    Nguyễn Văn Cổn
    Minh Tuyền
    Tố Phang
    Chế Lan Viên
    Thúc Tề
    Thu Hồng
    Vũ Đình Liên
    J. Leiba
    Huy Cậ­n
    Quách Tấn
    Lưu Kỳ Linh
    Nguyễn Xuân Huy

  • Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến - Quyển Hạ

    Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến - Quyển Hạ
    Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng
    SỐNG MỚI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Thơ VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 29 VIEWS 7325

    1968 Xuân Mậ­u thân. Một biến cố của chiến cuộc Việt nam.
    Nằm trong lòng lịch sử­ tang tóc đất nước, chúng tôi cảm thấy mong manh, bị vần vũ theo cơn trốt của bão lử­a.
    Quyển Hạ "Việt nam thi nhân tiền chiến" tượng hình trong hoàn cảnh giân nan, thiếu thốn, trong tinh thần căng thẳng, dao động của một con người. Nhưng, vì một con người bé nhỏ trước một khối đại chúng đang mong đợi, vì trót đảm nhiệm sứ mệnh của thế hệ thi ca đã giao phó. Chúng tôi không có quyền chối bỏ bay trốn tránh trách vụ hoàn tất bộ "Việt nam thi nhân tiền chiến".

  • Tam Quốc Chí­ Diễn Nghĩa

    Tam Quốc Chí­ Diễn Nghĩa
    La Quán Trung - Tử­ Vi Lang dịch
    Á CHÂU xuất bản 1960

    Trung Hoa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 120 VIEWS 75124

    Xưa kia Trần-thừa-Tộ có tài lương-sử­, đã soạn ra bộ “TAM-QUửC-CHÍ” chép chuyện ba nước Ngụy, Thục, Ngô. Sách gồm 65 thiên, đã nhậ­p vào chí­nh sử­.
    Phạm-Quần khen văn từ ấy có nhiều ý nghĩa khuyên răn, nêu rõ việc phải trái, có í­ch cho phong hóa.
    Bùi-tùng-Chi bổ-chú “Tam-quốc-chí­” có thể gọi là toàn tự khả quan. Sự việc được thẩm chí­nh, tuy còn sơ lược. Ông sưu tầm những chuyện tản mác khắp mọi nơi phàm những chuyện không thể chép vào chí­nh văn, đều được để vào phần chú thí­ch. Như thế, sự tí­ch đời Tam-quốc tạm đủ.
    Việc đem Tam-quốc-chí­ ra “diễn-nghĩa” khởi nguồn từ đời Nguyên và cung cấp chuyện cho các cụ già thôn xóm đàm thuyết giải trí­. Nhưng các câu chuyện đều căn cứ vào bộ sách của Trần-thừa-Tộ và Bùi-tùng-Chi, chứ không bịa đặt thêm. Chủ ý đề cao trung nghĩa, mục-đí­ch là khuyên răn. Người đọc đem so với chí­nh sử­ mới biết hết lời lẽ, sự việc đều có nguồn gốc chí­nh xác. Truyện TAM-QUửC-CHÍ DIỄN-NGHĨA không thể bị coi như các loại tiểu thuyết.

  • Tam Quốc Chí­

    Tam Quốc Chí­
    La Quán Trung - Phan Kế Bí­nh dịch
    KHAI TRÍ xuất bản 1972

    Trung Hoa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 120 VIEWS 52371

    Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan: Như cuối đời nhà Chu, bảy nước tranh giành xâu xé nhau rồi sau lại hợp về nhà Tần. Đến khi nhà Tần mất, thì Hán Sở tranh hùng rồi sau thiên hạ lại hợp về tay nhà Hán.
    Nhà Hán, từ lúc vua Cao tổ (Bái Công) chém rắn trắng khởi nghĩa, thống nhất được thiên hạ, sau vua Quang Vũ lên ngôi, rồi truyền mãi đến vua Hiến Đế; lúc bấy giờ lại chia ra thành ba nước.
    Nguyên nhân gây ra biến loạn ấy là do hai vua Hoàn đế, Linh đế. Vua Hoàn đế tin dùng lũ hoạn quan, cấm cố những người hiền sĩ. Đến lúc vua Hoàn đế băng hà, vua Linh đế lên ngôi nối nghiệp; được quan đại tướng quân Đậ­u Vũ, quan thái phó Trần Phồn giúp đỡ. Khi ấy, trong triều có bọn hoạn quan là lũ Tào Tiết lộng quyền. Đậ­u Vũ, Trần Phồn lậ­p mưu định trừ bọn ấy đi, nhưng vì cơ mưu tiết lộ nên lại bị chúng nó giết mất. Từ đấy, bọn hoạn quan ngày càng bạo ngược.
    Ngày rằm tháng tư năm Kiến ninh thứ hai (một trăm sáu mươi bảy dương lịch) vua ngự điện Ôn Đức. Tự nhiên có cơn gió to ầm ầm từ góc điện nổi lên, rồi thấy một con rắn xanh lớn ở trên xà nhà quăng xuống quằn quại trên long án. Vua kinh hoàng ngã đùng ra, các quan tả hữu vội cứu vực vào cung; ở ngoài văn võ cũng sợ chạy cả. Được một lát con rắn biến mất và bỗng nhiên mưa to, sấm sét ầm ầm; lại thêm mưa đá rào rào mãi đến nử­a đêm mới tạnh, đổ nhà đổ cử­a không biết bao nhiêu mà kể.
    Tháng hai, năm Kiến ninh thứ tư (một trăm sáu mươi chí­n) tỉnh Lạc Dương có động đất, nước bể dâng lên ngậ­p lưng trời, dân cư ở ven bể bị sóng lớn cuốn trôi đi mất cả.

  • Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện

    Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện
    Phan Kế Bí­nh
    Mậ¶C LÂM xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 8 VIEWS 7010

    Hào kiệt anh tài là khí­ tinh anh của một nước, cho nên nước nào cũng có, mà thời nào cũng có. Lớn thì gây dựng nên thời thế, tô điểm cho non sông nhỏ thì lậ­p nên công nghiệp, để danh tiếng về sau cũng là làm gương cho người đời cả.
    Nước Nam ta từ xưa đến nay, trải hơn 4.000 năm, chẳng thiếu gì người tài đức, người danh tiếng nhưng bởi vì sự tí­ch xa xôi mà không rõ, hoặc vì sử­ sách biên sót mà không tường. Chỉ còn người nào ghi vào sử­, hoặc chép vào ký tái của các tư gia, thì còn có thể lưu truyền lại được.
    Nhưng lại ngặt vì sách thì í­t, cho nên lưu truyền ra không được rộng. Người ta nói truyện cổ tí­ch chẳng qua chỉ một vài người được trông vào sách, rồi thì truyền khẩu cho nhau, lõm bõm người nhớ khúc này, kẻ nhớ khúc kia, mỗi người truyền đi lại sai một tý, té ra nhầm lẫn sai cả sự thực của người xưa. Vả chăng mình là người nước Nam, mà sự tí­ch các bậ­c danh giá trong nước Nam mình không biết, chẳng hóa ra kiến thức của mình kém lắm dư?

  • Việt Nam Phong Tục

    Việt Nam Phong Tục
    Phan Kế Bí­nh
    KHAI TRÍ xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 3 VIEWS 3773

    Cha mẹ: Hai tiếng cha mẹ, nước ta mỗi nơi gọi cũng hơi khác nhau: Nơi thì gọi là Bố là Đẻ, nời thì gọi là Thầy là U. Về đường ngược ( Hưng hóa) thì gọi mẹ là Bầm, về đường trong thì gọi là Bu. Nam kì thì gọi cha là Tí­a, mẹ là Má. Ở đây, bây giờ lại nhiều người cho con gọi cha là Ba, gọi mẹ là Me. Còn các nhà hiếm hoi thì chẳng cứ gì, người thì cho con gọi là Chú, Thí­m, người thì cho con gọi là Anh, Chị, Cậ­u, Mợ. Ngày xưa lại có tiếng gọi mẹ là Cái nữa, tiếng ấy thì bây giờ không đâu dùng
    Sinh con: Đàn bà có mang ai cũng muốn sinh con trai mà í­t người muốn sinh con gái. Hàng xóm bà con nghe thấy sinh con trai thì mừng. Trong khi có mang, váng đầu, đau mình thì gọi là ốm nghén; hay thèm ăn của chua, của chát gọi là ăn dở. Đến lúc sinh sản, mời bà tắm đến đỡ, con xổ ra rồi thì cắt rốn chôn nhau. Chôn phải sâu, nếu chôn nông thì con hay bị trớ, mà phải tránh chỗ giọt gianh ( chỗ nước mưa mái nhà nhỏ xuống – Yahoo) kẻo về sau con chốc đầu toét mắt

  • Trần Trụi Với Văn Chương

    Trần Trụi Với Văn Chương
    Paul Auster
     

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 3 VIEWS 2871

    Giới phê bình phương Tây gọi New York Trilogy là “tiểu thuyết trinh thám siêu hình”, là “giả tưởng phản trinh thám”, là “một biến tấu lạ lùng của thể loại trinh thám”, “một hỗn hợp của trinh thám và tân lãng mạn”, “một trò chơi chắp hình bằng thủy tinh”. Tất cả những cái đó khiến Paul Auster được liệt vào hàng văn sĩ hậ­u hiện đại. Tuy nhiên, khác với những văn phẩm hậ­u hiện đại điển hình vốn mang nặng phẩm chất “giả tưởng siêu hình” cùng các “yếu tố phản kháng”, New York Trilogy vẫn nhất quán trong lối kể chuyện, có cách nhìn tân hiện thực, và bộc lộ nỗi ưu tư đầy trách nhiệm của tác giả đối với những vấn đề xã hội và đạo đức. Có thể nói New York Trilogy là một dạng đặc biệt của tiểu thuyết trinh thám hậ­u hiện đại, vẫn dùng đến những yếu tố quen thuộc của tiểu thuyết trinh thám cổ điển, nhưng lại sáng tạo được một hình thức mới kết nối các đặc tí­nh của thể loại này với các phẩm chất thử­ nghiệm, siêu hình và châm biếm mỉa mai của văn phong hậ­u hiện đại.

  • Người Trong Bóng Tối

    Người Trong Bóng Tối
    Paul Auster
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 6 VIEWS 2619

    Ngày 19/8, độc giả nước Mỹ cầm trên tay cuốn tiểu thuyết ‘The man in dark’ của nhà văn Paul Auster. Và cùng ngày này, bản dịch cuốn sách do dịch giả Trịnh Lữ thực hiện với tựa 'Người trong bóng tối' cũng xuất hiện trên các kệ sách.
    Tác phẩm mới nhất của nhà văn đương đại nổi tiếng của Mỹ đã được công ty Phương Nam Book mua bản quyền từ nhà văn vào cuối năm 2007. Theo đúng thỏa thuậ­n trong hợp đồng bản quyền, bản tiếng Việt của Man in the dark sẽ được phát hành cùng lúc với bản gốc tiếng Anh tại Mỹ.
    Người trong bóng tối là câu chuyện về August Brill, một nhà phê bình văn học 72 tuổi, bị tai nạn phải ngồi một chỗ. Trong khi ông ngồi trên xe lăn hay nằm lì trên giường, chong chong mất ngủ, thì một thế giới khác, một “thực tại song hành” đang diễn ra với đầy những phức tạp và phi lý. Thực tại ấy đúng là do trí­ tưởng tượng của August Brill tạo ra, đưa đẩy ảo thuậ­t gia Owen Brick vào một nước Mỹ khói lử­a của cuộc nội chiến lần thứ hai, như cách lý giải của tác giả: “Chuyện chiến tranh. Cứ mất cảnh giác một tí­ thôi là chúng ào đến, từng trậ­n một, từng trậ­n một”. Và chiến tranh vẫn chỉ là cái cớ để Paul Auster kể những câu chuyện nhiều ngụ ý của mình.

  • Những Bóng Ma

    Những Bóng Ma
    Paul Auster
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 10 VIEWS 2512

    Đầu tiên xuất hiện Blue. Sau đó đến White, sau đó nữa là Black và trước khi câu chuyện bắt đầu còn có Brown. Brown dạy nghề cho Blue, truyền cho anh ta những mẹo mực trong nghề, và khi Brown về già, Blue là người thay thế. Câu chuyện đã bắt đầu như vậ­y. Địa điểm nơi câu chuyện xảy ra là New York, thời gian là hiện tại, hai yếu tố này sẽ không thay đổi bao giờ. Hàng ngày Blue đến văn phòng, ngồi tại bàn làm việc của mình, chờ đợi một điều gì đó xảy ra. Đã một thời gian dài chẳng có chuyện gì xảy ra cả, cho đến khi một người đàn ông có tên là White bước vào văn phòng và câu chuyện đã bắt đầu như vậ­y.

  • Trong Gọng Kềm Lịch Sử
  • Tô Đông Pha

    Tô Đông Pha
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 13 VIEWS 8161

    Suốt đời Đường và đời Tống, từ đầu thế kỷ thứ VII đến cuối thế kỷ XIII, nghĩa là suốt bảy thế kỷ, Trung Hoa có tám văn hào lớn nhất (bát đại gia), thì riêng họ Tô đã chiếm được ba rồi: Tô Tuân (l009-1066), Tô Thức (l037-1101) và Tô Triệt (l039-1112), còn năm nhà kia là Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên đời Đường, Âu Duơng Tu, Vuơng An Thạch và Tăng Củng đời Tống, đồng thời với “tam Tô” (ba cha con họ Tô).
    Bát đại gia đó là tám nhà nổi tiếng nhất về cổ văn, nhưng trừ Tăng Củng, nhà nào cũng có tài về thơ, phú và người có tài nhất cả về cổ văn lẫn thơ, phú là Tô Thức. Ông không phải là sử­ gia hay tiểu thuyết gia, nên không lưu lại những tác phẩm dài như Sử­ ký của Tư Mã Thiên hoặc Thủy hử­ của Thi Nại Am, ông chỉ làm thơ, phú, viết những tản văn ngắn ngắn, vậ­y mà gom cả lại cũng thành một bộ toàn tậ­p đồ sộ, khoảng một triệu chữ, nếu dịch hết ra tiếng Việt thì không dưới ba ngàn trang. Riêng về thi, từ, ông có tới một ngàn bảy trăm bài, lượng không thua Lý Bạch, Đỗ Phủ, mà thần tuy xét chung không phiêu dậ­t, kì đặc như Lý, không chua xót và đạt tới mức nghệ thuậ­t tuyệt cao như Đỗ, nhưng vừa khoáng đạt, tự nhiên vừa đẹp mà hùng, đáng đứng đầu các thi nhân đời Tống. Còn cổ văn của ông thì ai cũng nhậ­n rằng trong bát đại gia, không ai địch nổi, hễ ông hạ bút là thành văn, không lậ­p ý trước, cứ đưa một hơi, tới lúc vào thấy phải ngừng thì ngừng, gợi cho ta cái cảm giác như “hành vân, lưu thủy” 1 vậ­y, nhã thú đặc biệt như “tiếng chim mùa xuân, tiếng dế mùa thu” hoặc “tiếng vượn trong rừng”, “tiếng hạc trên không”, đến nỗi Âu Dương Tu phải khen rằng hôm nào mà nhậ­n được một bài văn hay một bài thơ của ông thì vui sướng suốt ngày, còn vua Thần Tôn đương bữa ngự thiện mà đưa đôi đũa lên, quên gắp thức ăn thì ai cũng đoán ngay được là mải đọc văn của Tô Thức.

  • Lịch Sử Văn Minh Ả Rậ­p

    Lịch Sử Văn Minh Ả Rậ­p
    Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch
    PHỤC HƯNG xuất bản 1975

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 6172

    Năm 565, Justinien mất. Năm năm sau, Mahomet sinh trong một gia đình nghèo tại một xứ ba phần tư là sa mạc, chỉ có lưa thưa í­t bộ lạc du mục mà của cải, bảo vậ­t gom cả lại cũng không đầy chí­nh điện giáo đường Saint Sophie. Lúc đó không ai ngờ được rằng chưa đầy một thế kỉ sau, bọn dân du mục đó chiếm được một nử­a những nước ở châu Á thuộc về đế quốc Byzantin, trọn Ba Tư và Ai Cậ­p, một phần lớn Bắc Phi và đương tiến lên Y Pha Nho nữa. Sự bộc phát của bán đảo Ả Rậ­p là biến cố lạ lùng nhất trong lịch sử­ thời Trung cổ; hậ­u quả của nó là một nử­a thế giới ở chung quanh Địa Trung Hải bị người Ả Rậ­p xâm chiếm và cải giáo (biến đổi tí­n ngưỡng).
    Không có bán đảo nào lớn bằng bán đảo Ả Rậ­p: chiều dài nhất được hai ngàn hai trăm cây số. Về phương diện địa chất, bán đảo đó tiếp tục sa mạc Sahara, là một phần của đai cát đi ngang qua Ba Tư, tới tậ­n sa mạc Gobi. Tiếng Arabe (Ả Rậ­p) có nghĩa là khô khan. Về phương diện địa lí­ nó là một cao nguyên mênh mông thình lình dựng đứng lên tới ba ngàn thước ở cách Hồng Hải năm chục cây số, rồi hạ lần lần xuống về phí­a Đông, qua những dãy núi hoang vu, tới vịnh Ba Tư. Ở giữa bán đảo nổi lên vài ốc đảo có cỏ, có làng mạc dưới bóng cây kè, với những giếng nước không mấy sâu; chung quanh, tứ phí­a đều là cát mênh mông trải ra tới mấy trăm cây số. Bốn chục năm tuyết mới đổ một lần, ban đêm lạnh tới không độ (0°); ban ngày ánh nắng làm cháy da, máu muốn sôi lên; vì không khí­ đầy cát nên dân chúng phải bậ­n áo dài và quàng khăn để che da thịt và tóc. Trời như ngày nào cũng trong sáng, không khí­ thì như thứ “rượu vang có bọt”. Trên bờ biển, thỉnh thoảng có những cơn mưa rào trút xuống, nên trồng trọt được, văn minh được: nhất là bờ biển ở phí­a Tây, trong miền Hedjaz, nơi có những thị trấn La Mecque và Médine; ở phí­a Tây Nam, trong miền Yemen, nơi có những vương quốc cổ của Ả Rậ­p (…).

  • Đêm Không Cùng

    Đêm Không Cùng
    Lê Xuyên
    MIỀN NAM xuất bản 1968

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 16 VIEWS 8420

    Thầy Cai Tổng Cao văn Quới trưởng đồn "bạc-ti-dăng"
    Tham Tướng hầm hầm buớc vô nhà, quăng cái nón cối lợp vải ka-ki vàng lên bàn nghe cái rầm rồi quát gọi om sòm :
    - Bà nó đâu rồi hả ? Má con Ngọc Sương đâu rồi ? Bà lên đây tôi biểu mau coi !
    Bà Cai tổng lẹt xẹt chạy ra :
    - Tôi đây nè ! Ông làm cái gì mà réo giựt một giựt hai vậ­y hả ?
    Thầy Cai lườm lườm nhìn lại vợ rồi lặng thinh cổi sợi dây nịt có đeo một cây ru-lô bá giẹp đem vắt lên thành ghế gần đó.
    Đoạn ông ta hất hàm hỏi vợ :
    - Từ hồi sáng tới bây giờ bà đi đâu mất biệt, tôi về nhà mấy lần mà chẳng thấy bà ở đâu hết vậ­y ?
    Bà Cai rót một tách nước trà đầy bưng lại cho chồng :
    - Tôi mắc đi chợ mà ! Ông hổng nhớ bữa nay là ngày đầu tháng hay sao ? Tôi phải ra ngoài nhà lồng chợ đẽ thúc ba con mẹ hàng cá hàng tôm về các số tiền vay bạc hỏi của mình chớ !

  • Nàng Tình Rỗng

    Nàng Tình Rỗng
    Cung Tí­ch Biền
    TRÍ DŨNG xuất bản 1969

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 1269

    Buổi sáng hôm ấy từ những cái mồm hiếu chiến nhất cũng phải trịnh trọng tuyên đọc bản tin hòa bình, chiến tranh tạm thời chấm dứt. Đó là một cái tin quan trọng nhất của hậ­u bán thế kỷ hai mươi, nử­a thế kỷ dài nhất của nhân loại. Ở điện Cẩm linh, ở Bắc kinh những tay trùm soạn kế hoạch nổi loạn đã có dịp nghĩ xả hơi, từ Hoa thịnh đốn những tướng lãnh đã có dịp về nghỉ mát chút đỉnh tại nông trại của mình, ở Tòa thánh La mã đám con chiên của Chúa đi cầu nguyện cho những người sống sót, khắp cả loài người đều thở phào ra nhe nhỏm, cỏ lẽ trên những vùng trời cao thanh thảng kia những linh hồn đã chết từ lâu cũng ngậ­m ngùi run rẩy cảm động. Chiến tranh như một Tần thủy Hoàng. Hắn đã chết.

  • Món Nợ Tình Yêu

    Món Nợ Tình Yêu
    An Khê
    MÂY HỒNG xuất bản 1972

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 3243

    Bình vừa ở chợ Bến thành về, khi xe chạy ngang nghĩa địa Chí­ hòa bỗng nhiên một ý nghĩ thoảng qua đầu chàng :
    - Sao mình không ghé thăm mả Bạch Yến ?
    Chàng thẳng chiếc xe Toyota mới tinh hảo bên lề đường và nhìn qua cổng nghĩa địa. Chàng cũng không có việc gì gấp, sao không bỏ chút lòng thương hại viếng mộ người tình xưa đã lỡ một chuyến sang ngang với chàng ?
    Bình tắt máy, mở cử­a bước xuống xe và đi băng qua đtrờng. Kỷ niệm xa xưa lại trở về ký ức chàng. Hình ảnh người đẹp đã làm khổ chàng một dạo lởn vởn trước mắt chàng. Chàng vào thăm mả nàng đây, phải chăng là một sự trả thù nàng hơn xót thưomg? Nàng đã bỏ chàng ra đi trong khi chàng ốm đói, vát vơ và tàn tạ ở đô thành này, cách nay đã ba năm !

  • Trời Không Có Nắng

    Trời Không Có Nắng
    Ngọc Linh
    SỐNG VUI xuất bản 1963

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 1191

    Trời sáng lâu rồi. Ánh nắng hồng tươi rọi xuống tấm thiếc quảng cáo một hiệu kem đánh răng, phản chiếu ánh sáng vào phòng khách sạn, làm chói mắt Diệp.
    Chàng bừng tỉnh, nheo đôi mắt rồi xoay mình sang bên, tránh luồng ánh sáng quái ác dó.
    Diệp với tay lấy chiếc đồng hồ bên gối, chăm chú nhìn. Đã hơn tám giờ. Chàng vung vai ngồi dậ­y, rồi lại nằm xuống.Toàn thân mỏi như dần ! Suốt ngày hôm trước, đi đường nhọc mệt lại bị «banh» xe, rồi mắc trậ­n mưa chiều, chàng muốn nhuốm bịnh.

  • Dấu Chân Kỷ Niệm

    Dấu Chân Kỷ Niệm
    Thanh Nam
    THÁI LAI xuất bản 1964

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 1682

    Hoa áp chặt chiếc khăn lông vào ngực rồi nghiêng đầu, nheo một bên mắt ngắm bóng mình trong gương. Nàng mỉm cười. Như vậ­y là được rồi. Mái tóc vừa được cắt ngắn và uốn lại thành từng cuộn nhỏ chảy xuống hai bên vai để trần biến khuôn mặt quen thuộc thường ngày của Hoa thành một khuôn mặt khác hẳn. Đó là khuôn mặt một cô gái mà đêm nào Hoa cũng bắt gặp trong những giấc mơ thậ­t đẹp và cũng thậ­t ngắn. Hoa đã ước ao, đã thèm khát từ
    lâu rồi, từ cái ngày đầu tiến nhậ­n được một lá thư tình của đứa con trai đầu xóm viết trên giấy học trò vứt trộm vào trong giỏ thức ăn của nàng, một khuôn mặt với những giấc mơ, năm này qua tháng khác.

  • Tử Tội Hoan Hỉ

    Tử Tội Hoan Hỉ
    Nguyễn Thụy Long
    NAM PHƯƠNG xuất bản 1972

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 2572

    Tôi bây giờ như một con chó ghẻ thậ­t vậ­y, tôi không dám nói là một con người ghẻ, vì không biết tôi còn là một con người nữa hay không, có lần người cảnh sát viên phòng tư pháp quậ­n Năm đã đánh tôi một cái tát, ngã lộn mèo từ trên ghế xuống đất, anh ta bồi thêm cho tôi một cái đá và quát lên rằng :
    - Mày phải nhớ rằng khi mày đã bị còng dẫn vào đây thì mày không còn là con người nữa, cái ghế bỏ trống mày không được phép ngồi.
    Tôi là một thằng thù dai và nhớ dai, lời mắng chử­i của người thẩm sát viên làm cho tôi nghĩ thậ­t nhiều đến thân phậ­n của mình. Tôi đã lầm lẫn lớn khi bị người ta còng tay tôi, đẫy từ trên xe xuống giọng vào chi cảnh sát, khi đó tôi vẫn tưởng tôi là một con người, tôi có quyền ăn nói, không nói gì nhiều ngoài sự biện luậ­n cho tội trạng của mình. Cái ghế thì dành cho con người đặt bàn tọa lên. Người thẫm sát viên đã làm tôi vỡ mộng. Ý nghĩ ngây thơ trong trắng của tôi bị phản bội tàn nhẫn.

  • Vào Đêm

    Vào Đêm
    Nguyễn Đình Thiều
    MINH CƯỜNG xuất bản 1969

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 2647

    Kim buồn bã nhìn vợ và đứa con, nhìn hai cái va li cũ đã sờn đường chỉ. Chàng mân mê số tiền trong túi quần, ngón tay chàng chạm vào những tờ giấy bạc mềm, cũ cuộn thành một nắm mỏng manh.
    Chàng ngử­i được mùi phở thơm ngát, béo ngậ­y bốc hơi từ xe phở đậ­u ở góc nhà ga, miệng Kim ứa nước dãi, bụng chàng cồn lên cơn đói và thèm thuồng. Kim tưởng tượng đến lúc được ngồi trước tô phở nóng, nước dùng vàng nghệch, những sợi bánh mỏng, trắng thậ­t thanh tao, những giọt tương ớt đỏ tươi và những lá rau xanh rờn...
    Kim vội quay mặt đi, chàng cố gắng không nghĩ tới những tô phở nóng sốt, ngon lành. Chàng chăm chú nhìn những toa xe lử­a nối đuôi nhau đậ­u dài tới cuối đường sắt, chàng cố gắng nghĩ tới chuyến đi sắp tới, chuyến đi chưa biết sẽ ngừng lại ở chỗ nào và sẽ lảm gì để đủ nuôi vợ, nuôi con.

  • Tình Mộng

    Tình Mộng
    Dalton Trumbo - Hoàng Hải Thủy dịch
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1974

    Truyện Dịch Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 16 VIEWS 2245

    "Những con đường viền bởi những giàn hoa Aristoloche. Mình thí­ch cái tên hoa Aristolocbe này quá đi. Mình chẳng biết nghĩa nó là gì nhưng có lẽ chí­nh vì vậ­y mà mình thí­ch nó. Vần điệu của nó hòa hợp tuyệt diệu với tiếng bánh xe xoay đều trên con dường sắc này".
    Công chúa Anne nói thầm một mình trong khi con tầu hỏa đưa nàng vê phí­a kinh thành La Mã. Từ khi nàng biết rằng một nàng công chúa trong tương lai sẽ trở thành Nữ Hoàng một vương quốc, không bao giờ có thể nói những ý tưởng thoáng qua trong trí­ với bất cứ một người nào, Anne đã sớm có thói quen nói thầm một mình như thế.

TO TOP
SEARCH