-
Phong Lưu Đồng Ruộng
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Toan Ánh
CHAPTERS 14 VIEWS 1822
Ít lâu nay, những thú chơi cũ của ta một ngày một mất để nhường chỗ cho thú chơi mới. Ngày xưa các cụ ta có thú bơi chải, ngày nay các bạn trẻ thay chải bằng thuyền thoi, ngày xưa chưa có quyền Anh thì ta chỉ chơi vật, chơi trung bình tiên. Những thú chơi mới càng ngày cáng nhiều mọi người xô đẩy mà đua theo mởi, không ai còn nhớ những trò chơi thanh nhã của các cụ ta xưa.
Ở đây, dưới cái đề mạc : Phong lưuu đồng ruộng, tôi xin sưu tầm, theo như sức tôi có thể, những thú chơi phong lưu ở vùng quê ta. Những thú chơi này có khi mất hẳn rồi: như tục thả chim thi, tục ném pháo, có tục vẫn còn nhưng chắc chắn rồi cũng sẽ mẫt như hát quan họ, hát ví, bơi trải, trọi trâu và cũng có tục không bao giờ mất dược như chơi cờ người, cờ bỏi, chơi trọi gà, chọi chim hoạ my.
Viết nhữnq bài này, tôi không ngoài cái mục đích đem phơi bầy ra trước mắt mọi người những cái lý thủ mà không ai biết tới, những cái hay, cái đẹp ở xứ mình bị bỏ quên.
Các bạn sẽ biết là xưa kia, và bây giờ ở các vùng quê, càc cụ cũng biết ham mê những thú vị thanh tao. -
Pho Tượng Biết Đi
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò
Phạm Cao Củng
ĐỜI MỚI xuất bản 1944VIEWS 203
Làng Kim Bảng, dân cư không lấy gì Iàm đông đúc lắm. Phần nhiều đều là những nhà nghèo, vì ruộng công, tư trong làng rất ít, đấy lại xấu và thường bị khô.
Nểu đứng ở trên núi Song Kim, nhìn xuống làng Kim Bảng, người ta sẽ thấy làng như lập trong một chiếc lòng chảo, chung quanh toàn là đồi...
Một miễu cây um tùm ở phía bên đông là sào huyệt của những đồn quạ lớn, mỗi hôm trở giời, bay ra đen kín một vùng và tiếng kêu rộn rập, Miễu cây áy, người ta thường gọi là Mả Hủi, vì nghe nói xưa kia trong huvện có rẫt nhiều người bị bệnh phong cùi thường ra các chợ nhũng nhiễu... -
Quả Dưa Đỏ
Truyện Dài Phiêu Lưu
Nguyễn Trọng Thuật
CHAPTERS 3 VIEWS 3640
Truyện Quả Dưa Đỏ này nhân ở một bài trong mười bài sử ký đời Hùng triều để lại. Nước ta từ khi thuộc về nước Tàu, bị một cái văn minh độc tôn tràn lấp đi, mà bao nhiêu điển cố của tổ tiên đề tạo, hoặc đã có văn tự riêng ghi chép, hoặc còn truyền bằng bia miệng, đều quên nhãng đi mất cả. Đến lúc hán học đã phổ cập rồi, quốc dân chỉ còn nhớ truyền khẩu với nhau được mươi truyện. Kẻ có lòng hoài cổ mới đem chữ hán mà chép lại. - tương truyền là ông Trần Thế Pháp. - nhưng thấy truyện nào cũng có cái nghĩa thần dị, bèn hợp với những truyện truyền kỳ đời sau mà tổng danh là Lĩnh nam trích quái. Nhưng cũng nhờ có sách ấy mà quốc dân ta mới còn mơ màng được đôi chút công đức triệu bồi của tổ tiên.
-
Qua Những Màn Tối
Truyện Dài
Nguyên Hồng
TÂN DÂN xuất bản 1942CHAPTERS 11 VIEWS 926
Gần tới cầu Ca rông, Trung đứng lại dưới một gốc soan tây thưa Iá. Trung chau mầy và tự nhủ :
- Đi đâu bây giờ ?
Trời xám nhờ. Đường sông Lấp chạy dài trong một thứ hơi bạc mờ lanh dợi. Gió thổi vun vút, hắt phần phật những lớp mưa phùn lấm tấm xuống mặt nước nâu lờ trùng trình của dòng sông chật hẹp. Ở bên kia chợ Sắt và phố Khách, người và xe cộ dồn dập ầm ầm qua cái cầu tủn mủn. Các bóng dáng vội vàng và chen lấn lướt trên nền mưa bay lớt phớt, xuống tới đường thì tỏa ra mấy ngả, mờ chìm dần vào hơi nước và bóng chiều lừ lừ lan rộng. -
Quê Ngoại
Thơ
Hồ Dzếnh
CHAPTERS 37 VIEWS 3866
Cứ gì phải chung song dưới một mái nhà, chia uống một ngụm nước, cùng ngắm một giòng sông, người ta mới yêu được nhau ? Tình yểu - nếu thực tà tình yêu - thì không có quê hương, cố quận, bởi nó tỏa ra từ một tấm lòng nghệ sĩ mênh mông, tự nó đã sẵn có sức hun nấu, và thấu xuốt qua, và bao chùm lấy tất cả những cái gì đáng được sự thờ kính thiêng liêng....
-
Quế Phượng Kỳ Duyên - tập 1
Kiếm Hiệp
Văn Tuyền
CHAPTERS 5 VIEWS 651
Tiếng bông tuyết lào sào rơi xuống mái hiên hình như có ý làm lấp tiêng rên rỉ nho nhỏ của người bị bệnh. Người đó là ai, quê quán ở đâu, thân thích những gì mà sao trong lúc năm tận tháng cùng
này lại một thân mang bệnh nằm tiều tụy ở đây ? Người đó bỗng thở giài rồi tung chăn chống tay toan ngồi dậy. Yếu quá, chàng không đủ lực mà nhấc nổi thân mình. Mặc một bộ quần áo võ trang đen đã rách gần hết và hình như rộng quá tầm người, người đó làm cho ta ngơ rằng đó chỉ là một tên ăn mày nào xin được bộ quần áo cũ nằm chơ vơ ở đó. Nhưng không một thanh bảo kiếm gối ở ngang đầu đã tỏ rõ ràng chủ nhân nó không đến nổi một người hèn kém. Thấy vậy ta bât giác cũng tò mò mà muốn biết mặt con người lâm cơ nhỡ bước là ai.
Thì người đó vừa quay đầu lại.
Người đó là một chàng trẻ tuổi.
Người đó là Phan Quế Phượng !
Các bạn độc giả hết ngạc nhiên chưa ? Phải đó chính là chàng Phan Quế Phượng, nhưng than ôi nào có phải là chàng họ Phan oai hùng uy dũng khi xưa đâu, nào có phải là chàng Hắc Y Đạo đã từng làm cho các bạn phải yêu mến phải kính phục buổi trước kia. Bây giờ chỉ còn một chàng Quế Phượng đáng thương mà thôi. -
Quế Phượng Kỳ Duyên - tập 2
Kiếm Hiệp
Văn Tuyền
CHAPTERS 8 VIEWS 527
Vó câu rồn rập... Ngọc Liên Nương ngồi trên mình ngựa ra doi, theo một mối tình khe khắt éo le, xa sôi ngàn dậm. Bên tai, gió thổi ào ào. Tiếng cành lá đập vào nhau sào sạc, tiếng suối chẩy rốc rách âm thầm, đều là những tiếug nảo lòng người đa cảm.
Phải vượt núi qua đèo, chẳng qua Ngọc Liên Nương vì
Phan Quế Phượng. Nàng yêu chàng Phan, một con người tài nghệ cao siêu, thừ nhất lá tâm tính cao thượng, cái đó đã là lẽ cố nhiên, nhưng bên cái yêu đó còn cái thương nửa. Thực vậy, chúng ta muốn hỏi, Phan Quế Phượng mắc tiếng oan, Ngọc Liên Nương nghi ngờ hắt hủi, có phải vì thế mà sau khi thủ phạm tra ra, Quế Phượng buồn rầu nhất quyết bỏ đi, định vùi sâu một đời oanh liệt vào trong gió bụi trời mây. Lỗi đó, Ngọc Liên Nương chắc không sao trámh được.
Nhưng còn mội điều mà Ngọc Liên Nương nghĩ ngợi lá lúc nàng vừa thoáng thấy Phan Quế Phượng thì nàng trông rõ ràng thấy chàng đương đứng với một người con gái thơ ngây. Người con gái đó là ai, Ngọc Liên Nương muốn biết lắm, tiếc vì trong lúc đó nàng mải thúc ngựa đuổi theo chàng nên tới khi không theo kịp, trở lại, toan tìm người con gái kia nhưng nào thấy nữa -
Qui-li-ve Du Ký
Truyện Dịch Tuổi Trẻ / Học Trò
Jonathan Swift - Nguyễn Văn Vĩnh dịch
EDITIONS ALEXANDRE DE RHODES xuất bản 1944CHAPTERS 14 VIEWS 2343
Cha tôi quê ở tỉnh Nottingham (Nô-tin-ghầm) gia tư không có mấy má năm con trai.
Tôi là con thứ ba, năm 14 tuổi cha tôi cho đi học ở Emmanuel học duởng, thành Cambridge. Tôi ở học ba năm cũng đã tấn tới, song nhà nghèo không đeo đuổi học được cho trọn nghiệp, phải cho vào làm phụ không lương ở nhà thầy tbuốc mổ xẻ có danh kia, tại thành Luân đôn, tên là Jacques Bates. Tôi ở đó mà hầu hạ lấy cơm áo nhân tiện vừa học nghề trong bốn năm. Thỉnh thoảng cha tôi gửi cho ít bạc, tôi dùng bạc ấy mà học mấy nghề yếu dụng cho kẻ đã quyết chí đi sông biển. Hết bốn năm đó tôi từ ông Bates, mà về với cha, xin cha, xin các chú bác mỗi người giúp ít nhiều, mỗi năm được 40 livres sterling (chừng 400 bạc ta) để ra ở thành Leyde mà học nghề làm thuốc. Học trong hai năm bảy tháng, bấy giờ chắc rằng khoa học ấy sẽ đắc dụng trong khi đi đường xa. -
Quỷ Dạ Xoa
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò
Phạm Cao Củng
ĐỜI MỚI xuất bản 1943VIEWS 156
Ngày xưa, có một nhà phú thương gia tài kể có ức vạn ; ai ai cũng phải nói rằng đời có bao nhiêu hạnh phúc thì đều rồn ở đây tất cả, vì tiền đã nhiều, con lại lắm, thực là vừa đủ cỗ : ba gái, ba giai !
Nhà phú thương không hề có tiếc một thứ gì mà không cố tìm được những gia sư rất giỏi để dạy các con ở nhà.
Ba người con gái thầy đều xinh đẹp, nhưng mặn mà hơn hết lại là người con gái út. Lúc nhỏ, ai ai cũng gọi nàng là cô Mỹ Nữ, và nhớn lên, cái tên thành quen, không ai gọi khác đi nữa. -
Quyển Sách
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Tự Lực Văn Đoàn
Thạch Lam
ĐỜI NAY xuất bản 1940VIEWS 476
Bà Minh đang ngồi khâu vá ở bcn bàn, thì cửa mở. Bàng nhanh nhẹn bước vào, một cặp sách vở cắp ở nách. Bàng là con giai bà, lên mười tuổi, và học lớp ba trường bờ sông.
Bà Minh ngửng lên nhìn đồng hồ, rồi hỏi Bàng :
- Sao về muộn thế, con ?
Bàng vứt sách vở trên bàn đánh phịch một cái, và trả lời mẹ :
- Thưa me, tại hôm nay chúng con còn phải tập thể thao. À, me này, me cho con tiền để con mua quyển sách tập đọc khác, vì mai có ông Thanh tra đến khám trường.
- Thế nào ? Quyển trước me cho con tiền mua đâu rồi ?
Bàng trỏ tay vào chồng sách :
- Rách rồi còn đâu nữa. Bìa long cả ra rồi, me ạ. Mai thầy giáo khám thấy rách thế thầy phạt chết.
Bà Mi'nh với tay cầm lấy quyền sách cũ xem. Ngắm nghía một lúc rồi hà buồn rầu bảo Bàng :
- Con để sách đến nỗi rách nát thế này ư ? Con không chịu giữ gìn sách hay sao ?
- « Con vẫn giữ gìn cẩn thận đấy chứ », Bàng đáp.
- Sao con dám nói thế. Con không nhìn quyển sách đấy xem : bìa rách, gáy long và trang quằn cả lén...
Bàng lặng yên, cúi đầu. Bà Minh tiếp :
- Me tiếc phải trách mắng con điều đó. Một người học trò như con mà không biết giữ gìn sách vở; con đã mười tuổi đầu rồi chứ còn bé đâu. Con thử xem các bạn con xem : sách của anh Đào có bẩn thỉu như thế này không ?
- Thưa me, không ạ. Sách của anh ấy lúc nào cũng như còn mới nguyên. -
Sắc Ba Đào
Truyện Ngắn
Nguyễn Văn Kiềm
VIEWS 156
Một buổi chiều kia, ác vàng vừa khuất non đoài, phong cãnh rất là đẹp đẽ. Trên con đường Thuận-Kiều (Chợ-lớn) kẻ lui người tới quá đông, rộn rực giai nhân tài tữ.
Đang cơn thanh tịnh, bổng có vầng mây kéo đến, rồi nỗi trận cuồn phong, làm cho cãnh vừa mới thấy tốt tươi, thoạt đã hóa ra thê thãm. Mây lần lần phủ khấp, sấm sét đùng đùng, khiến cho người lộn xộn biết bao, tính phải mau phãn bộ. Mà thiệt vậy, chưa kịp về tới chốn, thì trời đã đổ hột lai rai, chập lâu, mưa càng trọng, gió càng to, nước chảy tràng bờ lai láng. -
Sắc Đẹp Ngai Vàng
Truyện Dài Dã Sử
Chu Thiên
CHAPTERS 10 VIEWS 1016
Trời vừa đổ tối. Cảnh vật hãy còn nhờ nhờ cố hết sức chống lại với bóng tối nhá nhem. Nhưng vô hiệu, màn đen đã dần dần phũ kín...
Dừng ngựa lại, xuống đường, một thiếu niên ngơ ngát, nhìn quanh, chú mục tìm nhà người quen trong đám cây xanh nhòa tối chỉ còn là một chấm đen đồ sộ. Rồi thiếu niên, tay giắt cương đi thủng thẳng đến một cái cổng, kéo cái liếp che ngoài ra, và hỏi to lên rằng:
- Bác Hai có nhà không ? Sao chưa thấy cho đuốc lên ?
Ở trong có tiếng đưa ra :
- Ai đấy ? Đã tối hẳn đâu ! Và chả có việc gì, thắp chi cho phí dầu.
- Lại còn chưa tối ! Bác thử trông xem có ra mặt tôi là ai nào ?
- Trông chẳng rõ ai cả ! Nhưng chắc là người quen. Để tôi gọi thắp lửa lên xem.
Bóng người lại trở vào nhà và gọi to :
- Tân thắp đuốc mau lên nhá !
Còn thiếu niên lặng lẽ giắt ngựa buộc vào gốc cây nhãn cổ thụ ở ngay cưa; rồi chàng ung dung bước vào nhà, ngồi vào trường kỷ. Một lát sau, chủ nhà cầm đuốc lên. -
Sau Ánh Sáng
Truyện Dài
Trần Huyền Trân
CHAPTERS 21 VIEWS 1097
Bà Duyên ngó qua Giang, nhè nhẹ khép cửa và đưa tay rũ nước mưa trên áo. Đoạn bà lẳng lặng vào xó nhà, kéo ra một chiếc hỏa lò con, ghé mồm thổi lên.
Bụi trắng bay tản. Một vài tia than ấm ỷ trong tro từ bao giờ lại bén hồng. Chỉ một lát hỏa lò đã cháy đều, tiết ra hơi ấm. Bà Duyên ngồi xuống, cởi áo ngoài, giơ hai bàn tay hơ qua hơ lại trên hơi lửa.
Giang vừa nhác thấy. Chàng dừng bút, ngẩn người mà nhìn cái ảnh tượng liu hiu đó. Ánh đèn tráng vào mắt chàng những ngời sáng kỳ thú, hình như chàng vừa mới tìm thấy một cảm giác lạ nào.
Người đàn bà Huế vẫn ngồi im như pho tượng trước lò than. Chỉ hai cánh tay hơi động đậy để giong tà áo qua lại cho khô đều. Một lát, chừng nước đã ráo, bà ta mới đứng lên, vừa kịp nhận thấy mắt Giang đang nhìn đăm đăm sang. -
Sau Cơn Giông Tố
Truyện Dài
Vũ Quân
CHAPTERS 11 VIEWS 1477
Quang ở sở về vui vẻ vô cùng. Đó là lần đầu chàng thấy tầm hồn khoan khoái, vì đó là lần dầu chàng đã làm được việc thiện: giúp một bạn đồng hương trong cơn cơ nhỡ.
Người bạn ấy là Hoàn, con ông lý trưởng cựu. Hoàn không thân gì với Quang cho lắm, vì khi còn ở trường Mọc thì Hoàn đang ở lớp tư mà Quang đã học đến lớp nhất.
Hết năm học ấy, Quang đỗ rồi, bỏ nhà ra Hà nội kiếm ăn, trong trí chỉ nhớ mang máng rằng Hoàn, con ông Lý, cũng đã cùng học với chàng ở bên trường Mọc là một anh học trò nhỏ tinh ranh, rất nghịch ngợm và hỗn xược...
-
Sau Dẫy Trường Sơn
Truyện Dài
Lý Văn Sâm
NAM VIỆT xuất bản 1949CHAPTERS 4 VIEWS 6134
Trời càng trưa, số người đổ ra ngoại-ô càng nhiều. Họ tìm chỗ xa thành-phố để tránh bom vì hồi này, những chiếc máy bay trắng-trắng và xinh-xinh của phi-đội Mỹ thường viếng Sàigòn.
Mãi rồi người Sàigòn không tin ở còi báo-động nữa. Họ rủ nhau đi trước giờ báo-động và đã phân-biệt được tiếng động-cơ máy bay Anh, Mỹ và máy bay Nhật. Có một số người khác lấy sự hồi-hộp làm thú. Họ không đi đâu hết. Họ cũng không núp hầm. Họ đợi máy bay Đồng-Minh tới để làm điều vui tai, thích mắt.
Họ bảo rằng: Tiếng động-cơ của máy bay Anh, Mỹ nghe hùng-dũng hơn tiếng động-cơ máy bay Nhật. Cũng như trước kia họ đã kháo với nhau rằng: Máy bay Nhật bay mau hơn máy bay Pháp.
Vì nhà ở ngoại-ô, nên Phú ít lo sợ hơn những người ở trong thành-phố.
Để phòng xa, vợ chồng Phú đào một cái hầm ở bên vách nhà. Song không mấy khi, vợ chồng Phú ra núp ở đó. Mùa mưa, cái hầm thành giếng. Mùa nắng, thì cái hầm ấy lại biến thành chỗ đổ rác. Mãi rồi quen đi, người ở ngoại-ô lần-lần bớt sợ máy bay. Trong những giờ có động, họ vẫn ngồi im trong nhà, hoặc cứ lặng-lẽ tiếp-tục làm công việc đang làm nửa chừng. -
Sầu Lên Ngọn Ải
Truyện Dài Dã Sử
Lan Khai
DUY TÂN THƯ XÃ xuất bản 1942CHAPTERS 12 VIEWS 883
Chập tối một ngày cuối thu năm Tân tị, niên hiệu Càn Phù hữu đạo thứ ba, đời Lý Thái Tông, cả một vùng Đảng Ro tự hồ đã im hơi nép bóng dưới màng sương tỏa mịt mù. Cửa nhà nào nhà nấy đóng im ỉm. Trên các lối đi đầy xác lá, tuyệt nhiên không một bóng người. Cả những con chó hình như cùng vâng theo một lệnh bí mật nào đó, nên không con nào cắn sủa. Sự lặng lẽ gần thành ra một cái gì rờ mó được. Nó tiếp xúc với giác quan người ta chẳng khác một vật hữu hình, bí mật, đầy de dọa.
Nhưng, vào khoáng đầu canh hai, ở trên con đường đất gồ ghề chạy thẳng tới một nếp nhà gỗ, mái thấp lup xụp, một bóng người bỗng từ đâu hiện ra, đi êm êm như một giống ma quái hiện hình... -
Sau Lũy Tre
Tập Truyện Tự Lực Văn Đoàn
Trần Tiêu
ĐỜI NAY xuất bản 1942CHAPTERS 3 VIEWS 1010
Thửa nhỏ, tôi tin cả ma lẫn quỷ. Quỷ, theo trí tưởng tượng của tôi, là những quân đầu trâu mặt ngựa, hung ác vô ngần, cỏ những cánh tay nổi đầy bắp thịt rắn như sắt, và những bàn tay gân guốc cầm những kìm để cặp lưỡi, vặn răng, những bàn vả, những búa rìu, những cưa để bổ sẻ tội nhân. Tôi liền tưởng đến những hình cụ ghê gớm như vạc dầu, cột đồng lửa... đến cả những cầu vòng với đàn chó ngao đứng chực sẵn dưới. Những hình ảnh kỳ quái, ghê sợ ấy không phải tự óc non nớt của tôi nghĩ ra, mà do ở những bức tranh treo ở chùa Huệ, mỗi khi có đám chay lập đàn phá ngục.
-
Sáu Mạnh
Truyện Dài Trinh Thám
Thanh Đình
CHAPTERS 2 VIEWS 630
Ở 19 giờ hôm 27, tin vô tuyến điện ngoài côn đảo báo về Saigon : Sáu Mạnh đã vượt tù làm toàn hạt Nam kỳ đều náo động
Sáng hôm sau các tờ báo hàng ngày thi nhau phát hành thật sớm. Số háo nào đó đều bán hết một cách quá mau lẹ không ngờ, tính trung bình mỗi một tở nhật báo phát hành mười vạn số mà từ sáng tới trưa, không một nhà báo nào còn sót qua một tờ !
Ai nấy đều cố đọc cho được đích xác tên Sáu Mạnh. Vì ở châu thành Saigon - Chợ lớn và toàn hạt Đông Dương không còn ai lạ gì tên Sáu Mạnh nữa.
Từ khi Sáu Mạnh xuất hiện, có ba năm trời mà tất cả mọi ngnời đều mất ngủ quên ăn. Bao nhiêu vụ án mạng, vụ mất trộm bí mật đèn xẩy ra một cách quá lạ lùng.
Sáu Mạnh ! . . . . -
Số Đào Hoa
Tập Truyện Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
ĐỜI NAY xuất bản 1963CHAPTERS 6 VIEWS 17402
Ngày, giờ tôi ra đời thi hẳn là tôi không biết : sự đó vẫn là một sự cố nhiên. Song thường được nghe mẹ tôi và những người thân yêu tôi thuật lại nên tôi tưởng như có trông thấy tôi cất tiếng khóc oe oe khi mới bước ra chào ánh sáng mặt trời. (Tôi nói thế cho có văn vẻ, chứ kỳ thực, cái ánh sáng thứ nhất được tôi chào là ánh sáng một ngọn đèn dầu tây, vì tôi ra đời vào hồi nửa đêm), Độc giả quý mến của tôi đã nhận rõ điều ấy rồi, thì tôi có thể kể chuyện tôi như một người kỳ dị, mà vẫn không sợ độc giả cho là một kẻ khoe khoang, hay khoác lác.
Tôi sinh về thời vua Thành-Thái. Tôi nhớ rành mạch rằng năm ấy là năm Dần, vì tôi tuổi Dần, cái tuổi mà người ta bảo sẽ được sung sướng và gặp nhiều điều may mắn lạ thường. -
Số Đỏ
Truyện Dài
Vũ Trọng Phụng
CHAPTERS 20 VIEWS 41729
Trên hè, dưới bóng cây gạo, một ông thầy số đã có tuổi ngồi bình tĩnh nhìn cái cháp, nghiên mực, miếng son, ống bút, với mấy lá số tử vi mẫu, thỉnh thoảng lại ngáp một cái như một nhà triết học chân chính. Cách đấy mười bước, Xuân Tóc Đỏ ngồi tri kỷ với một chị hàng mía. Thương mại? Không! Ấy là một cuộc tình duyên, với, hơn nữa - theo lối gọi của những ông làm báo - một cuộc tình duyên của Bình dân (chữ B hoa).
Là vì Xuân Tóc Đỏ cứ sấn sổ đưa tay toan cướp giật ái tình...
- ... Cứ ỡm ờ mãi!
- Xin một tị! Xin một tị tỉ tì ti thôi!
- Khỉ lắm nữa!
- Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn... -
Sơn Đông Kiếm Khách
Kiếm Hiệp
Thanh Đình
CHAPTERS 9 VIEWS 810
Buồn ! Một đêm buồn mưa bay, gió lạnh. Giọt mưa . . . buồn ! Reo lệ giữa màn mưa.
Gió dòng nhè nhẹ thổi : Mưa một lúc thêm nhiều. Kháp vệ đường: kìa hoa, kìa lá, rụng tơi bời theo làn gió cuốn vờn hay.
Buồn !. .. Tung trời giọt mưa reo thêm nạng. Luồng gió đông hiu hắt như bao hàm một vầng không khí lạnh, buồn.
Thế mà ai ngờ, giữa lúc đó trên cầu Lệ Thủy một chàng thiếu niên mã thượng vẫn thản nhiên đứng dựa bên cầu, ngắt từng cánh hoa, lạnh lùng buông trên mặt nước, như quên hẳn rằng lúc đó trời đang âm thầm giá lạnh, mưa bay.
Hoa trôi mặt nước ! . . . Rập rờn cứ thế theo làn nước trôi ! Thiếu niêu ngắt hết cánh hoa rắc trên gióng sông Ngư Bích, rồi đột nhiên thốt lên một tiếng cười sòa.
Tiêng cười ghê rợn... Tiếng cười, cười ra nước mắt; Tiếng cười như muôn nghìn viên đạn nhỏ, bắn thấu tim can. -
Sơn Đông Nữ Hướng Mã
Kiếm Hiệp
Hải Bằng
ASIATIC xuất bản 1941CHAPTERS 8 VIEWS 351
Tỉnh Sơn Đông bên Tàu, tự cổ đến giờ vẫn nổi tiếng là một tỉnh sản xuất ra lắm tay trộm cướp cừ khôi, võ nghệ tuyệt giỏi. Những sự hành động của bọn này lại bí hiểm, khôn khéo đến nỗi quan quân cũng không biết đường nào mà xuất binh tiễu trừ, lại có ý kiềng sợ là đằng khác. Người ta lấy tiếng «hướng mã» để gọi chung những tay lục lâm bất trị này.
Không nói gì những nơi rừng sâu, núi cao là nơi thiên hiểm rất hợp chỗ tung hoành của bọn hướng mã, mà ngay đến các thị trấn đô thành đông đúc, họ cũng hành động một cách công nhiên, dẫu tường cao, cửa kỉn đến đâu họ vẫn qua lại ra vào dễ dàng như trò chơi, dẩn sự bị quấy nhiễu khổ sở mà không giám hé răng kêu cứu vào đâu, cùng nhau sống những ngày rùng rợn lo âu, quan quân biết vậy cũng bịt lai lảm như không biết tới. -
Sống Mòn
Truyện Dài
Nam Cao
CHAPTERS 20 VIEWS 82915
Truyện dài Sống Mòn (1944) là sự tổng hợp sáng tạo về đề tài tiểu tư sản của Nam Cao xoáy sâu vào bi kịch chết mòn về tinh thần của con người trong cái xã hội đầy bất công phi lý, đồng thời cũng đã phê phán khá trung thực sâu sắc tâm lý và lối sống mòn tiểu tư sản.
Trong tác phẩm của Nam Cao, ông thường hay triết lý, thích khái quát, nhưng không khô khan, triết luận mà như mở ra những chân trời thơ bát ngát. Ở nam Cao có hiện tượng đề tài hẹp mà chủ đề lớn. Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao có những độc đáo đặc sắc mà lại đa dạng. Tác phẩm của ông vừa chân thực vừa mang triết lý sâu sắc. Ngòi bút của Nam Cao vừa sắc lạnh, vừa gân guốc lại gần gũi với khẩu ngữ quần chúng, giản dị mà đậm đà, sống động.
...Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia, có biết bao nhiêu người sống như y, nhưng không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu rồi. Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám rứt đứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những gì chưa tới. Ấy thế mà trên đời này lại chẳng có gì tới hai lần. Sống tức là thay đổi.... -
Sống Nhờ
Truyện Dài
Mạnh Phú Tư
TÂN DÂN xuất bản 1942CHAPTERS 5 VIEWS 7074
Tôi sinh vào giờ Dần. Bà tôi lấy ngay cái giờ đó để đặt tên cho tôi. Người bảo như thế cho tiện về sau, khi nào muốn lấy số tử vi hoặc có ốm đau xem bói cũng dễ nhớ giờ. Vừa mới lọt lòng mẹ, tôi đã là đứa trẻ mồ côi. Mẹ tôi có thai tôi được ngoài năm tháng thì cha tôi chết. Mẹ tôi nuôi tôi tới năm lên sáu, bỏ tôi lại rồi đi lấy chồng. Năm đó mẹ tôi chừng hai mươi ba tuổi. Cha tôi và mẹ tôi khi mới lấy nhau hãy còn như hai đứa trẻ: Chồng mười bẩy, vợ mười lăm. Những cặp vợ chồng trẻ như thế, hiện nay ở vùng tôi cũng hãy còn có rất nhiều. Thường thường gia đình nào cũng vậy, chỉ mong cưới được nàng dâu về để cho trong nhà được thêm đông đúc và có người giúp đỡ các công việc. Bà tôi cũng có cái ý nghĩ đó, nên đều lấy vợ sớm cho các con. Vả lại, nuôi con mà chưa gây dựng cho trai có vợ, gái có chồng thì vẫn chưa là đủ; bởi thế, khi thấy người đã bắt đầu già yếu, bà tôi chỉ nghĩ tới sự kiếm đủ vợ cho các con. Ngày mẹ tôi sa vào cảnh góa bụa, là ngày bà tôi bắt đầu hắt hủi mẹ tôi. Hình như bà tôi đã hiểu rằng một người đàn bà góa chồng vào cái tuổi mười bẩy, mười tám thì khó lòng ở vậy được. Lòng hắt hủi đã khiến bà tôi coi mẹ tôi như một người ngoài và chỉ còn nghĩ tới tôi, giọt máu đầu tiên và cũng là giọt máu cuối cùng của người con giai mà bà tôi thường khen là khấm khớ. Cả đến các chú, các thím tôi cũng tỏ vẻ ghét bỏ mẹ tôi. Bà tôi dành riêng cho hai mẹ con tôi một gian buồng bên cạnh buồng bà tôi. Mẹ tôi vẫn phải ăn chung và làm chung với các chú tôi. Trong khi mẹ tôi phải đi cuốc hoặc đi cấy ngoài đồng, ở nhà, một mình tôi tha thẩn góc sân, xó vườn để nghịch đất, đào giun.
-
Sống Thác Với Tình
Truyện Dài
Hồ Biểu Chánh
LỬA HỒNG xuất bản 1958CHAPTERS 12 VIEWS 33313
Gần hết nửa canh năm, hướng đông sao mai đã ló mọc. Bầu trời rực sáng, nên chỗ đen đen, chỗ đỏ đỏ; mặt cỏ gội sương nên khoảnh ướt ướt, khoảnh khô khô.
Có một người đàn ông, tuổi trên bốn mươi, ở phía dưới trường đua ngựa cũ Sài Gòn, theo đường quản hạt lầm lũi đi riết lên xóm Chí Hoà, hai tay có ôm một đứa con nít chừng năm, sáu tuổi.
Mấy nhà ở dọc theo hai bên lộ còn ngủ, nên cảnh vật im lìm, duy có một cỗ xe bò chở rau, cải, khoai, đậu ở trên miệt Bà Quẹo thủng thẳng đi xuống, cặp bò na nần, lồng đèn leo heo, bánh xe kêu lét két. Khi người với xe bò gần gặp nhau thì đứa con nít vùng khóc lên. Người bồng nó, nạt nhỏ nhỏ rằng: "Nín đi nà, khốc giống gì" rồi bét vô lề đường mà đi; người đánh xe mắc ngủ gục nên không nghe thấy chi hết. -
Sơn Nhân
Tập Truyện
Lưu Trọng Lư
Tố Như xuất bản 1940CHAPTERS 4 VIEWS 620
Đoàn thám hiểm đi tìm mỏ ở trong núi Giang Màn chỉ có ba người, một ông cố đạo, một con chiên và một người cu ly. Ông cố đạo người đã già mà sức còn hăng, không hề biết cỏ sự mệt nhọc, chán nản và nguy hiểm. Do một phần ông quá tin cậv ở cái lòng che chở của Đửc Chúa Lời, một phần là vì ông quá say mê theo những sự vui thích của nghề nghiệp. Tưởng như ông cũng quên lững đi rằng những khoáng sản và nguyên liệu của thế giới hiện nay đương ứng trệ ở trong những xưởng máy, mà chính ông đã làm một việc phí công vô ích.
Đoàn thám hiểm dưới quền chỉ huy của ông cố đạo đi đã được ba hôm, ngày thì đi, đêm thì đốt lửa lên mà nằm nghỉ. Ngoài ngọn lửa ra, đoàn thám hiểm còn được hai khẩu súng đề phòng thú dữ. -
Suối Đàn
Truyện Dài
Lan Khai
CỘNG LỰC xuất bản 1942CHAPTERS 11 VIEWS 14553
Hình như chính cái ấy đã làm tôi thức giấc, nên vừa sực tỉnh, tôi liền chú ý ngay đến nó...
Tôi nằm im thin thít, cố thở rất khẽ để lắng nghe. Có thể nói được rằng tất cả sự sống ở tôi đều dồn vào độc một thính giác. Và cái ấy cái tiếng đàn không nhất định từ một nơi nào trong cùng thẳm bí mật của đêm rừng cứ thoắt gần thoắt xa, nhiều lúc bẵng hẳn để sau chợt lại phảng phất trong hơi gió.
"Tang á ta... ang tình"...
Khúc đàn một giọng mới buồn làm sao!
Đâu đây, chừng có một niềm tâm sự nào tối tăm đơn chiếc quá. Tôi hất tấm chăn bọc bằng thứ vải gai nhuộm chàm, mùi lá còn hăng, đoạn ngồi nhỏm dậy. Tôi đẩy tấm phên nứa che cửa sổ, liếc nhìn ra ngoài với một ý tò mò. Nhưng, trên nền sương trắng mịt mùng, tuyệt nhiên không chút dấu vết nào, dù ngay là của những rừng cây đồi núi.
"Tang a ta... ang tình"... -
Sư Tử Đá
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò
Nguyễn Xuân Huy
ĐỜI MỚI xuất bản 1943VIEWS 92
Thưở xưa, ở bên Tàu, trên bờ sông Hoàng hà, có một làng mà dân cư toàn là những người ngỗ ngbịch, quanh năm chỉ giết người lấy của, chẳng ai chịu làm ăn gì. Thế nhưng trong làng ấy lại có ông viên ngoại họ Trình là một người giàu lòng nhân ái, đối với kẻ làm, người ở trong nhà, hết thẩy đều coi như con cháu. Bà viên ngoại là Lưu thị cũng là một người trung hậu, thấy ái cơ lỡ bà hay cứu giúp; gặp kẻ nghèo khổ, bao giờ bà cũng cứu mạng. Hai vợ chồng, tuy đầu đã bạc, song rất mực siêng năng, hằng ngày chỉ chăm lo mọi công việc cầy cấy, tần tảo...
-
Tà Áo Lụa
Tập Truyện
Thanh Châu (Ngô Hoan)
TÂN DÂN xuất bản 1942CHAPTERS 4 VIEWS 299
Những cảnh vui chơi cứ lần lượt hiện ra. Bình thấy dửng dưng như không. Lòng chàng nguội ngắt. Bình có cảm tưởng từ đây mình không thể lại sống như trước nữa. Một cơn gió nổi lên, mát lạnh, và thổi bay tơi tả những lá liễu đã bắt đầu xơ xác bên hồ. Có một vật gì rất mỏng mảnh, rất nhẹ chạm vào tay Bình. Chàng cúi xuống. Đó là cái tà áo sau của Phương đương bay lên với gió, Bình đột nhiên thấy đau xót và hối tiếc như một kẻ biết rằng chính mình đã làm lỡ mất đời mình, không làm sao cứu chữa được nữa. Chàng thấy tất cả cái mỉa mai chua chát của cuộc đời. Xưa kia, nếu Bình muốn, thì cái người đàn bà dịu dàng đi cạnh chàng chiều nay đã thuộc về chàng.
-
Tại Tôi
Truyện Dài
Hồ Biểu Chánh
SÔNG KIÊN xuất bản 1961CHAPTERS 13 VIEWS 32616
Sớm mai bà Cả Kim ngồi tại bộ ván cẩm lai lót dựa cửa sổ mà uống trà.
Con Tý, là đứa tớ gái của bà, hai tay cầm cây chổi cứ lum khum quét nhà, nó quét bụi bay ngang qua mấy ánh mặt trời dọi vô kẹt cửa coi như mấy lằn khói chứa trăm ngàn vi trùng nhảy múa tưng bừng.
Còn chú Hưng, là đứa tớ trai, mặc có cái quần ngắn, ở trần đưa lưng đen cháy, chú ở ngoài vườn chú tát nước dưới mương lên đám trầu trồng bên trái nhà mà tưới, tiếng nước dội lên lá trầu nghe ào ào.
Tuy tôi tớ trong nhà ra ngoài vườn làm nhộn nhịp như vậy, mà bà Cả tay bưng chén nước trà hớp mà uống, mắt ngó sững ra ngoài sân, bà không để ý đến con quét nhà với chú tưới trầu, mà bà cũng không thèm nói chuyện với Hữu Nhơn là cháu ngoại của bà, mới lên năm tuổi, đứng xẩn bẩn trước mặt bà mà dở ô trầu, xây bình vôi lộn xộn.
Trí bà đương vẩn vơ cõi ngoài, thình lình tên Hứa, là lính trạm của Sở Dây thép Ô Môn, ngừng xe máy ngoài cửa ngõ, dựng cái xe dựa cánh cửa, rồi xăm xăm đi vô sân. Bà thấy mà bà tưởng lính trạm đến nói chuyện chi đó với rể của bà, là xã trưởng Trần Hữu Nghĩa, bởi vậy bà cũng không để ý đến. -
Tám Huỳnh Kỳ
Tập Truyện Trinh Thám
Phạm Cao Củng
KHUÊ VĂN xuất bản 1942CHAPTERS 2 VIEWS 222
Trong thành phố, mỗi khi thấy mùa thu mới đến với dam ba chiếc lá vàng bay vương theo gió, người ta lại thấy những người khách ăn vận áo cánh bông, màu chàm, tưởng như trời đã rét lắm, đi chiếc giầy vải đen, trên lưng vác một bọc vải trắng lớn tướng và trên tay thì vắt hỗn độn không biết bao nhiêu là da thú đã thuộc rồi ...
Dó là những người khách Vân Nam, — thường kêu là khách Xạ phang, — về bán những lông cừu, khăn quàng cổ thỏ rừng và chồn cáo, cái màu trắng toát như bông, cái màu vàng như nhung hoàng yến, — họ thường đi ở các phố lớn, khu nhà ở của những người giầu có quý phái... -
Tấm Lòng Vàng
Truyện Dài
Nguyễn Công Hoan
TÂN DÂN xuất bản 1937CHAPTERS 12 VIEWS 28443
Ngẫm nghĩ lời thầy Tuệ, Đức như thấy rõ cái đời khốn nạn của mình về sau. Làm thế nào được? Đức thông minh, có chí, nhưng không được học. Về đến nhà, Đức còn bao nhiêu công việc, có lúc nào rảnh để nhìn đến sách vở nhà trường. Thế thì ngày sau, tất Đức phải hèn hạ, phải kéo xe, phải ăn cắp, hoặc phải ngờ nghệch.
Đức nhìn vào lớp, thấy các thầy nói chuyện vui vẻ. Ở sân, các anh em chạy nhảy, cười đùa. Riêng mình đứng tiu nghĩu một nơi. Đức tiu nghỉu vì đã làm thiếu bổn phận. -
Tàn Đèn Dầu Lạc
Phi Hư Cấu Phóng Sự
Nguyễn Tuân
CHAPTERS 8 VIEWS 7842
Bữa cơm chiều không cá, rượu chát, trong một tửu quán trung bình đã đến lúc dùng tới ống tăm gỗ Nhật Bản mà ông chủ quán, một chủ khách béo Quảng Đông cứ giẫy lên đây đẩy, nhất định bảo là tăm gỗ Trung Quổc. Chúng tôi là vài người làm báo, đang kềnh càng một cách không xứng đáng với mấy tách cà phê thiếu hẳn hương thơm và loãng như nước vôi. Câu chuyện nghề nghiệp trong phạm vi phóng sự được đặt lên mặt thảm, lúc bấy giờ là một cái khăn bàn ăn trắng hoen ố xì dầu và nước sốt. Mỗi người chêm một câu, rút ở sự nhận thấy hàng ngày trong nghề.
-
Tang Tóc
Truyện Dài
Vũ Trọng Can
TÂN VIỆT xuất bản 1942CHAPTERS 3 VIEWS 130
Đêm hôm nay lạnh lắm vì mùa đông ngự tới đã lâu.
Nhưng mùa đông hay đêm lạnh không phải là một cớ khiến cho tồi buồn.
Đêm đã khuya rồi. Nhà tôi lại «vắng» quá : ba bốn đứa em nhỏ đã ngủ say cả với vú già, trong khi ấy mẹ nuôi tôi về quê vắng. Mà đường phố cũng vắng quá. Tôi mong, tôi tìm một tiếng động, dù rất nhỏ ở ngoài phố hay ở trong nhà để đến phá tan cái ám ảnh vẫn lẳng nhẳng theo tôi từ tối. Nhưng không được. Mấy đứa em nằm với vú già trong kia thiêm thiếp ngủ như mấy con gà mới nở, nằm dưới bụng mẹ. Ngoài đường không một tiếng bánh xe qua hay một tiếng chân người. -
Tắt Đèn
Truyện Dài
Ngô Tất Tố
CHAPTERS 27 VIEWS 44528
- Mẹ cha chúng nó! Hôm nay vẫn chưa đóng thuế, chúng nó định để tội vạ cho ai? íược! Cứ bướng đi, ông mà bắt hết trâu bò bán ráo!...
Tiếng chửi om-sòm như giục mấy chục cặp mắt ngơ-ngẩn của bọn cầy đều phải nghiêng về phía đình. Ông lý nách cắp cuốn sổ, một tay cầm cây gậy song, một tay xếch đôi ống quần móng lợn, vừa đi vừa ra phía điếm tuần vừa thét mắng những người chậm thuế.
íã năm hôm nay, nghĩa là sau khi bài-bổ trình phủ đã giao về với một chữ "y", Lý-trưởng íông-xá ngày nào cũng vất-vả về thuế.
íầu tiên hắn còn cho mõ đi rao. Rồi đến tộc-biểu, phần thu đi hỏi. Rồi đến đầy-tớ của hắn đưa đầy-tớ chánh-tổng đi thúc từng người. Trong năm ngày nay, ngày nào cũng vậy, mõ cá, trống thúc liên hồi, hiệu ốc, hiệu sừng thổi inh-ỏi. Suốt từ sáng sớm cho tới tối mịt, trong làng lúc nào cũng như đám đánh cướp. Bây giờ đã gần đến ngày đổ thuế, công việc càng gấp. Hôm qua hắn đã lên phủ, xin với ông phủ phái cho một người cai lệ và hai người lính cơ về làng để trừng-trị những kẻ bướng-bỉnh. -
Tây Du Quốc Tế
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò
Phạm Cao Củng
ĐỜI MỚI xuất bản 1944VIEWS 130
Chiếc xe «căm nhông» và ba chiếc xe ngựa chở đồ lề của gánh xiếc Lạc Long đã đổ ở bải chợ Hàng Da từ mấy hôm nay rồi. Những bọn trẻ nhỏ, thường sống ở nơi đầu đường, xó chợ, trước còn luôn luôn xúm quanh bên những chiếc xe ấy để tò mò xem xét, sau thấy lâu quá mà gánh xiếc vẫn không dựng rạp gì hết, thấy đều chán nản mà bỏ đi... Thỉnh thoảng, sực nhớ đễn, chúng mới lại khảo nhau, bàn tán.
Một đứa làm ra mặt thành thạo, bảo :
— Tao biết rồi cơ, gánh xiếc chưa căng rạp là vì vải «tăng» chưa tìm được người vá.
Nó nói như vậy, vì thường để ý thấy phần nhiều gánh xiếc nào từ tỉnh xa đến, việc đầu tiên cũng là việc khâu vả lại những chỗ thủng rách trên vãi rạp... -
Thám Hiểm Châu Phi
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò
Nam Cao
KIẾN THIẾT xuất bản 1942CHAPTERS 2 VIEWS 345
Có tin đích xác rằng Ly vinh Tôn đã chết. Nhà bác học can đảm này, xông pha trong những rừng rú hiểm trở của châu Phi kễ đã đến hàng chục năm nay, có ý tìm cho biết đích xác con sông Nil phát nguyên từ chỗ nào. Ông đã trải qua trăm nguy nghìn khốn mà không hề nản trí. Không ngờ cái chết độc địa đã đến, làm công cuộc thám hiềm của ông phải nửa chừng dở dang...
Trong toà soạn tờ.Điện tín nhật báo, người ta đang bàn tán về cai chết dau đớn ấy. Ông giám đốc ngùi ngùi bảo :
— Thật là đáng tiếc, Nhà thám hiểm anh hùng của chúng ta chưa kịp làm trọn công việc ông dự định. -
Thành Bại Với Anh Hùng
Truyện Dài Dã Sử
Lan Khai
KIẾN THIẾT xuất bản 1942CHAPTERS 10 VIEWS 14033
Hôm ấy nhằm ngày sinh nhật chúa Minh Đô vương Trịnh Doanh. Ở Suý phủ, nơi hậu đường, đoàn cung nữ tập điệu múa "Trình tường" đã thành thạo đâu vào đó, cũng vừa ở bên cung vua đưa sang. Cái lệ nhà vua ban vũ nữ mừng sinh nhật hoặc ngày chấp chính của nhà chúa phát sinh tự đời Lê Thần Tông Hoàng đế, đến nay vẫn giữ nguyên câu chuyện thực cũng li kỳ. Duyên do về đời Lê Kính Tông, vua Lê mưu với Trịnh Xuân là con thứ Triết Vương Trịnh Tùng định hại Vương. Sau việc không thành và đáng lẽ vua Kính Tông cùng các hoàng tử đều bị giết cả.
Khi ấy, Thái tử Duy Kỳ mới mười ba tuổi, chơi rất thân với Thế tử Trịnh Tạc, cháu đích tôn của Triết Vương, tức Bình An Vương Trịnh Tùng.
Thế tử Trịnh Tạc tuy còn nhỏ tuổi mà thông minh lắm. Thấy việc Trịnh Xuân định hành thích Bình An Vương bị vỡ lở, vua Kính Tông bị ép phải tự sát và các hoàng tử phải bắt sang giam bên phủ Liêu, Thế tử vẫn có ý cứu Thái tử Duy Kỳ khỏi chết. -
Thanh Đạm
Truyện Dài
Nguyễn Công Hoan
ĐỜI MỚI xuất bản 1943CHAPTERS 13 VIEWS 457
Mặt trời ngả về tây đã lâu. Ở sàn, bóng mái nhà đã ra tới bốn hàng gạch.
Chiều nay, dân sự vào hầu thưa thớt. Mà quan phụ mẫu cũng mong như thế. Ngài đã dặn nha lại, có việc gì khó khăn hãy trình hỏi ý kiến ngài. Còn những việc không quan hệ, thì cử tùy tiện; bẩm qua loa rồi ngài cho chữ.
Đã năm hôm nay, ngài dùng thì giờ xét lại các quyển văn mà ban khẳo duyệt đệ lên để ngài quyết định giải thưởng.
Ngài cặm cụi cả ngày, đêm thường trong đèn đến nửa canh ba. Ngài ngồi trước án, trên bộ sập sơn quang dầu, tay cầm bút son để khuyên hoặc điểm. Gặp câu hay, ngài gật gù, rặt mồi thuốc vào điếu, se lại sợi ruột gà, châm lửa, hút một hơi dài, ngửa mặt lên, tuồn luồng khói đặc, rồi ngài rung đùi, ngâm vang. -
Thanh Gươm Bắc Việt
Truyện Dài Dã Sử
Toan Ánh
CHAPTERS 14 VIEWS 1211
Năm ấy là năm Đinh Tý (1257).
Lần đầu tiên quân Mông Cổ sang xâm lăn Việt Nam, do Ngột Lương Hợp Thai làm tướng.
Nói đến người Mông Cổ nghĩa là nói đến một giống người vóc cao, sức lớn, khỏe mạnh, hung tợn và hiếu chiến. Nói đến quân Mông Cổ nghĩa là nói đến những toán quân thiện chiến, bắn cung cưỡi ngựa không ai sánh kịp, nghĩa là nói đến những đoàn ký mả chịu hăng hái sông pha trưởc trận tiền, chỉ biết tiền không biết thoái trướn sức mạnh của địch quân.
Khống một ai trên thế giới đã đọc những lịch sử hưng vong của các dân tộc mà bỏ sót đân tộc này. Từ Á sang Âu, quân Mông Cổ đã từng làm kinh khủng mọi dân tộe khắc khi vết ngựa họ đi qua, khi đoàn chiến sỹ của họ đã đặt chân lên đất nước người ta. -
Thanh Gươm Tử Ánh
Truyện Dài Dã Sử
Văn Tuyền
TÂN VIỆT xuất bản 1942CHAPTERS 10 VIEWS 958
Năm Kỷ dậu, vua Ngọa Triều băng hà, lão thần Lý công Thụ, sau khi mở Giảng võ đường ở núi Trường san để thu đồ đệ, trở về triều mưu cuộc đảo chính, tôn' Lý công Uẩn lên ngôi vua, tức là vua Thái Tổ nhà Lý vậy.
Việc triều chính đã tạm thu xếp xong xuôi, Thái tổ thấy đất Hoa Lư chật hẹp, không thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn bàn cùng các quan văn võ rồi quvết định dời đô về La Thành.
Tháng bẩy, năm Thuận thiên nguyên niên (1010), Ngài xuống thủ chiếu dời đô, lời dịch như sau này :
"Xưa nhà Thương đến vua Bàn Cann, năm lần dời đô nhà Chu đến vua Thành vương, ba lần dời đô, há có phải là các đời vua Tam Đại theo ý riêng của mình tự tiện dời đổi đâu, mà chính là tính việc lớn, phải tìm chỗ dữa trong nước để đóng đô, tính cuộc muôn đời cho con cháu, trên thuận lệnh Trời, dưới theo lòng Dân, hễ có tiện lợi thì thiên đô, cho nên ngôi nước được lâu dài.
Thế mà đời Đinh, Lê, theo ý riêng quên mệnh trời, không noi theo nhà Thương, nhà Chu, cứ cầu an ở dây, đến nỗi ngôi truyền không số toán ngắn ngủi, trăm họ bao tổn muôn vật mất nghi, ta rất lấy làm buồn, không dời đi chỗ khác thì không được." -
Thần Hổ
Truyện Dài
TCHYA (Đái Đức Tuấn)
CHAPTERS 3 VIEWS 22380
Thần hổ là tập truyện dài gồm 3 chương song được cấu trúc như 3 truyện ngắn biệt lập : Biệt cố hương Ma trành Báo phục. Truyện đăng lần đầu trên Phổ thông bán nguyệt san số 10 ra ngày 1 tháng 9 năm 1937. Nội dung cốt truyện gần gũi với những truyện truyền kỳ trong sách cũ và nhiều mẩu chuyện ly kỳ được lưu truyền trong dân gian các huyện miền núi Thanh Hoá vào mấy thập kỷ đầu thế kỷ XX mang không ít tình tiết thần bí hoang đường.
Thần hổ được bạn đọc nhiều thế hệ đánh giá là "Liêu Trai" của Việt Nam. -
Thanh Thiên Đại Hiệp
Trung Hoa
Lý Ngọc Hưng
CHAPTERS 15 VIEWS 1067
Nói về đỉnh vạc nhà Đại Thanh, do bởi Ngô tam Quế mỏ quan ải cho binh vào, vua Thuận Trị mới lên ngôi. Từ đấy mưa thuận gió hòa, muôn dân lạc nghiệp, sau truyền đến vua Khang Hy tức vị được 48 năm. Một hôm buổi chầu có quan Thự bộ quân thống lĩnh Y lý Bố dâng biểu tâu về việc ỡ Tam môn Ngoại trộm giặc nổi giậy như ong.
Vua Khang Hy duyệt biểu xong liền truyền Đạt ma túc Vương đứng chờ ở Tam kiều tiếp giá, đoạn ngài vào cung thay đổi thường phục cưởi lừa lẻn đi, còn lừa ấy ngày đi nghìn dậm, mình toàn sắc đen tâm tính nó rất linh mẫn. Vua Khang Hy đi đến Tam kiều thấy Túc Vương tiếp giá, vua liền đi rẽ về hướng tây, phùt đã đến cửa Thuận Trị. Chợt nghe tiếng người đồn nao nức đến xem hiệu bảo tiêu Hưng Thuận, vua lấy làm lạ tìm đường đến thấy một tòa nhà rất lịch sự, treo đèn kết hoa dực dỡ, phía trong còn một dan nhà tu tạo chưa xong, hiện có người thợ nề đang cầm "bay" đứng chát vôi chừng 40 tuổi, lại còn một người thợ phụ vóc giáng vạm vỡ, mình cao tám thước, mặt sáng như ngọc, mày rậm, mắt tròn tay cầm con dao đập gạch nặng ước chừng 8, 9 cân đang đứng nhào vôi. -
Thầy Chung Trúng Số
Truyện Dài
Hồ Biểu Chánh
CHAPTERS 4 VIEWS 16210
Năm ấy cũng như năm nay, lúc hết hạ qua thu, trời mưa dầm- dề, có bữa mưa luôn cả ngày cả đêm.
Hôm nay 29 tây, lại nhằm thứ 2, ở Sài- Gòn thầy thợ đi làm mà mặt mày buồn hiu, vì ngày nghỉ còn xa, lại bóp tiền đã nhẹ. Thế mà trời cứ mưa hoài, mưa xối- xả trọn một buổi chiều, đến 6 giờ, nhà in đóng cửa, thầy thợ ra về, mà mưa vẫn còn lâm- râm chưa chịu dứt hột.
Thầy Chung trong nhà in theo bạn bước ra lề đường, nơi cánh tay trái có móc một cây dù cán tre uốn cong vòng, bởi vì thuở ấy mấy thầy chưa biết dùng áo mưa, mà dầu có thầy nào biết dùng đi nữa, thì bị tiền bạc eo hẹp, nên không thể mua nổi.
Chung ngó đường Kinh- Lấp 1, thấy mặt đường ướt mem, ngó lên từng không, thấy bầu trời xám- xám. Chung chau mày dụ- dự dòm bộ đồ tây trắng, dòm đôi giầy da láng rồi dường như quyết- định nên giương cây dù lên và mạnh- mẽ xông ra đi.