-
Đoàn Âm Binh
Truyện Dài Trinh Thám
Nguyễn Ngọc Cầm
PHƯƠNG CHÂU xuất bản 1935CHAPTERS 6 VIEWS 438
Một luồng chớp nhoáng vùng soi tỏ một ngọn núi cao ngất của giải Trường Sơn. Trong đêm tăm tôi mịt mù, giời mưa như trút từng sông nước xuống chỗ hoang vu. Cây cỏi đổ từng loạt lăn xuống đè lên những mái nhà gianh dưới chân núi.
Tiếng trẻ khóc lẫn vào tiếng gào thét của cơn mưa rữ rội.
Sấm đánh xuống núi đệp vào vách đá âm lên như đánh trả lại trời.
Ngọn núi cao, nước được thể chảy xuống như thác cuốn cả cây, cối gỗ, củi.
Dưới chân níu người ta chạy, ướt như chuột lột, nháo nhác gọi nhau. -
Đoạn Phim Cuối Cùng
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò
Phạm Cao Củng
QUỐC GIA xuất bản 1943VIEWS 126
Thành phố Ba Lê hôm nay như một cô con gái sắm sửa đi xem hội : qua bao ngày ủ-dột, vừa gió, vừa tuyết, trời lại bỗng hầng nắng, như nhuộm vào muôn cảnh vật một màu vui...
Nhưng trong một phố nhỏ thuộc hộ thứ chín dù trời có nắng mà phố xá vẫn vắng như thường. Đó chỉ là vì dân trong phố này hầu hết là những người nghèo, họ không có đủ quần áo ấm để xồng pha ngoai trời gió lạnh, nên dù ở trong nhà mả lò sưởi chẳng có than chỉ đóng cửa kính lại, cho được đỡ buốt, rét thôi. -
Đoạn Tình
Truyện Dài
Hồ Biểu Chánh
CHAPTERS 13 VIEWS 41777
Chẳng luận người Việt Nam, người Pháp hay người Tàu, ai có xe hơi thẩy đều biết hãng "Thuần Hoà" ở Sài Gòn, tại đường Phan Thanh Giản. Hãng ấy choán trọn một dẫy phố 5 căn: căn đầu thì bán vỏ ruột cùng các đồ phụ tùng xe hơi; căn kế đó thì chia phòng cho ông Chủ hãng với mấy thầy cô làm việc giấy; còn ba căn chót thí chứa mười mấy cái xe hơi mới tinh để bán, lớn có nhỏ có, thứ nào cũng đẹp.
Ở phía sau lại còn có một cái xưởng rộng lớn, trong ấy có đủ máy để sơn xe và tiện hoặc đúc các đồ phụ tùng theo máy móc xe hơi.
Thầy thợ trong hãng đông đầy, mà khách tới mua đồ, coi xe hoặc sửa xe cũng nườm nượp, trước hãng thường có đôi ba chiếc xe hơi đậu luôn luôn. -
Đoạn Tuyệt
Truyện Dài Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh
ĐỜI NAY xuất bản 1936CHAPTERS 29 VIEWS 68380
Loan đi quanh quẩn mãi chưa tìm thấy phố Dũng ở.
Trời vừa mưa xong, mấy dãy phố lầy lội, bẩn thỉu. Bùn bắn cả lên chiếc quần lụa bạch, lấm cả tất mà Loan không để ý. Nàng cứ cắm cổ đi và mỗi đầu phố lại đứng lại đọc biển. Tìm mãi, nàng mới thấy biển đề tên phố Dũng ở. Nhưng Loan vẫn ngờ ngợ vì nàng không thể tưởng tượng Dũng lại ở chui ở rúc trong cái phố tồi tàn này lẫn với những hạng người cùng đinh trong xã hội.
Sang trọng trong bộ quần áo tối tân, Loan thấy mình như ở đâu lạc loài đến. Một người đàn bà gầy gò ngồi cho con bú ở cổng đưa mắt tò mò nhìn Loan.
Đã mấy lần Loan ngập ngừng muốn quay trở về, nhưng nàng nhận thấy mình nhút nhát như thế là vô lý. Nàng cần phải gặp mặt Dũng ngay tức khắc. -
Đôi Bạn
Truyện Dài Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh
ĐỜI NAY xuất bản 1936CHAPTERS 18 VIEWS 35632
Trời muốn trở rét…
Nói xong và nghe tiếng mình nói,Trúc nhớ lại rằng câu ấy chàng đã thốt ra nhiều lần,năm nào cũng vậy.Sự rung động êm ái và hiu hắt buồn trước cơn gió lạnh đầu tiên khiến vẻ mặt Trúc trở nên dịu dàng và thoáng trong một giây chàng sống lại hết cả những ngày mới trở rét trong đời.
Ở ngoài,như ý mong ước của Trúc,trời bổng nắng to; bóng mái nhà sẫm lại thành một mảng đen trên nền sàn trắng hẳn lên và ánh nắng làm lấp lánh sáng những mảnh sứ,mảnh chai nhỏ trong các luống đất mới xới.
Tuy đã cuối tháng chín nhưng đối với Trúc cứ lúc nào trời đổi gió heo may mới thực là lúc bắt đầu mùa thu. -
Đợi Chờ
Tập Truyện Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
ĐỜI NAY xuất bản 1945CHAPTERS 8 VIEWS 41635
Linh cho ngựa phi nước kiệu lớn, qua dặng đồi cỏ tranh, hấp tấp, vội vàng như người đi đâu có việc gì cần kíp.
Tới chỗ sông Thương lượn khúc chảy ven đường Bố Hạ, quanh một quả đồi rộng trồng cam, Linh kìm cương, nhẹ nhàng nhẩy xuống đất, buộc ngựa vào một cây trẩu trụi gần hết lá. Đã một tuần nay, từ khi cam bắt đầu rám đỏ, sáng sáng, dùng xong bữa điểm tâm sơ sài, Linh lên ngựa đi thăm lấy lệ mấy nơi vừa phá hoang trồng chè, rồi phi thẳng tới đây ngồi đợi.
Chàng đợi người năm ấy. Sự mong mỏi làm rạo rực lòng chàng và như man mác cả linh hồn vạn vật.
Vì có lúc ngắm cảnh quanh mình, chàng thấy những khóm cây yên lặng nghiêng mình trên bờ cao, soi bóng xuống mặt nước xanh rêu không động, những bụi lá sắc và nhọn với hàng bông trắng đứng im tăm tắp và loáng thoáng lẩn trong không. Cả những làn mây nhạt đương lững thững trôi trên ngọn đồi xa cũng ngập ngừng dừng lại. Hình như cùng chàng mong ngóng người xưa, cỏ cây, mây, nước cũng trầm ngâm mong ngóng xuân về.
Tiếng chim sơn ca hót trong cỏ rậm. Linh giật mình quay nhìn theo con đường đỏ, và cảm thấy tất cả nỗi thất vọng của một tấm lòng vơ vẩn đợi chờ...
Nhưng qua giậu nứa đan mắt cáo, màu vỏ cam mới rám hồng vẫn nhắc nhỏm gợi nhớ nhung. -
Đôi Hoa Tai Của Bà Chúa
Truyện Dài Trinh Thám
Phạm Cao Củng
MAI LĨNH xuất bản 1942CHAPTERS 12 VIEWS 636
Tỉnh Kiến-an hôm nay rộn rịp lạ. Đó chỉ là vì theo lệnh các nhà đương chức thi hành công cuộc phòng thủ, nhiều tốp phu đã bắt đầu mang xẻng cuốc đến những bãi đất trống để đào hầm trú ẩn. Là một tỉnh nhỏ vẻn vẹn có mấy phố ngắn, Kiến-an không đến nỗi buồn tẻ quả là nhờ ở những chuyến xe ô-tô Haiphong - Namđịnh, hàng ngày liên tiếp nhau đến đỗ ở phố Chợ đê đón khách. Nhưng quang cảnh tỉnh c rộnrịp cũng chỉ rộn rịp được trong chốc lát mà thôi, vì một khi những chuyến xe đi rồi, để lại bên vệ đường những vết do than còn nóng, những hàng quà giong đã lẻ tẻ trở vào quán chợ, theo sau một lũ ăn mày, thì tỉnh Kiến-an lại trở lại cảnh lặng lẽ âm thầm.
-
Đời Mưa Gió
Truyện Dài Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh - Khái Hưng
ĐỜI NAY xuất bản 1937CHAPTERS 3 VIEWS 33124
Bỗng chàng rùng mình, thốt nhớ tới một quãng đời qua.
Bốn năm trước, một cô thiếu nữ xinh đẹp. Cô Loan! Thu với Loan không biết có ý nghĩa gì nối liền với nhau, không biết vì sự liên tưởng chi mà vừa thoạt nghĩ tới cô Thu, Chương nhớ ngay đến cô Loan.
Chương buông một tiếng thở dài ... Phải, năm ấy Loan cũng vào trạc tuổi Thu ngày nay, có phần còn trẻ hơn. Loan cũng xinh tươi, cũng yểu điệu dịu dàng. Trong một năm Chương mơ mộng, Chương ao ước, Chương bài trí ra những cảnh tương lai tốt đẹp.
Rồi một buổi chiều ... Buổi chiều hôm ấy, Chương còn bao giờ quên được? . -
Đội Mũ Lệch
Tập Truyện Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
ĐỜI NAY xuất bản 1941CHAPTERS 27 VIEWS 67836
Hai năm nay, Cả Lĩnh làm ăn phát đạt.
Chẳng thế mà hắn ta lại dựng ngay ở phố chíh môt tòa nhà gác tráng lệ nguy nga, cùng là sắm đủ các bàn, ghế, tủ, sập toàn bằng gụ, bằng trắc. Người ta lưu ý nhất đến cái tủ sắt của hắn vừa cao, vừa to, vừa nặng. Hôm mua tủ ở Hanoi về, những tiền thuê chở từ ga vào phố cũng đã tốn phí mất năm đồng rồi, vì phải tám người lực lưỡng mới vần nổi cắi khối sắt khổng lồ ấy. Cả Lĩnh bầy cái "biểu hiệu" sự giàu có ấy ở ngay phòng khách. -
Đời Trong Ngục
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nhượng Tống
VĂN HÓA MỚI xuất bản 1940CHAPTERS 9 VIEWS 1974
Năm 1929, can vào một việc chính trị, tôi bị bắt giam. Năm 1933, nhân dịp vua Bảo Đại thân chính, người ta thả tôi về. Tính ra, dòng dã bốn nằm tnrờng, tôi đã sống cái «Đời trong ngục». Khônq như khách giang hồ phương Tây hay người quân tử phương Đông, coi những buồng kín, những khám giam là trường học, là nhà phúc : vốn nhìn đời là rạp hát lớn, tôi cho đó là những rạp hát nhỏ dành riêng cho những người tốt số ... hay xấu số như tôi.
Tan hát ra, ai chẳng có câu chuyện làm quà cho các bà con ? -
Đồng Bệnh
Truyện Kịch Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
CHAPTERS 3 VIEWS 7134
Hương : Me cứ nói thế chứ...
Bà Thông Đán (vội ngắt lời) : Chứ sao? không phải là me khoe con me đâu (mỉm cười). Nhưng con tưởng còn muốn gì hơn nữa? Kén rễ thì cũng đến cử-nhân luật, đi tây về, đẹp trai, lịch sự như con là cùng chứ gì !
Hương (đứng dậy mỉm cười vui vẻ): Là cùng ! Me bảo là cùng à ? Người ta đi Pháp về chán vạn ra kia kìa, mà người ta lại tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ... -
Đồng Quê
Phi Hư Cấu Phóng Sự
Phi Vân
ĐẤT NƯỚC xuất bản 1943CHAPTERS 11 VIEWS 40102
íây là những bài báo. Bởi thế cách hành văn cũng như nội dung đều có tính cách "nhật trình". Lối văn gần như cẩu thả.
Câu chuyện có vẻ nhất thời. Nhưng tôi cứ để nguyên cho xuất bản. Nghĩ rằng: hồi ấy tôi đã để ngòi bút chạy theo giòng ý tưỏng, dầu khéo dầu vụng, cách thuật chuyện cũng được cái đặc điểm là ghi tâm trạng bài lúc viết.
Hình ảnh những nhân vật trong chuyện - những người đã cùng tôi sống chung - ngày nay đã mờ trong ký ức.
Kể lại một quãng đời phải chăng là sống lại với ngày qua? Có lẽ thế. Nhưng tôi muốn xa hơn: Vẽ một bức trang phong tục và tập quán.
Thật là quá cao vọng.
Tự thấy còn thấp kém, nhưng tôi vẫn cố gắng. íây là những bài đầu, tôi ước mong sẽ có thể viết thêm.
Nếu chưa hiến được độc giả những bài đúng theo nguyên tắc tôi đã tự vạch, thì xin hẹn lại ở những bài sau. -
Động Rừng
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò
Phạm Cao Củng
QUỐC GIA xuất bản 1943VIEWS 126
Chiều hôm ấy hạt Bản Tí một làn mây sám đặc, sương mù mịt... Dôug về...
Từ mấy hôm nay những cây chò, cây nghiến dẻ, soan, đã buông theo chiều gió heo may những lá vàng hoe hay đỏ tía. Những cây cổ thụ ấy đã từng chịu phong sưong bao độ tỏ vẽ mệt mỏi dưới sức mạnh vô biên của thời gian, các bực lão tướng của rừng xanh núi đỏ ỷ chừng thấy làn gió thu mát lạnh lướt qua cạnh sườn lần cuối cùng nên rùng mình e sợ ngọn Bắc phong sẽ làm cho cành rơi lá chút, trơ bộ xương khô. Vậy ta chẳng thấy ngạc nhiên nửa khi thấy các thứ gà gô, gà tiền, chim gì chim gáy tấp nập lẩn lút trong các vòm cây. -
Đồng Tiên Hai Mặt - Quyển I
Truyện Dài
Nguyễn Khắc Mẫn
NGƯỜI BỐN PHƯƠNG xuất bản 1944CHAPTERS 15 VIEWS 2379
Đã nửa tháng nay, nước sông Châu Giang lên mỗi ngày một cao. Sóng mạnh cuồn cuộn chẩy, phăng phăng lôi cuốn nào cành khô, nào củi mục, nào thân cây bật rễ, và rặt rào, hăm hở vỗ vào hai thân đê: như thử thách, thị oai, dọa nạt.
Dân làng Bích Trì, thuộc huyện Thanb Liêm, tỉnh Hà nam, mất hẵn vẻ bình tĩnh thường nhật, và ngơm ngớp lo một thiên tai đang rình họ ngay bên kẽ nách. Tai hại nhất, là thiên tai đó, hụ trông thấy trước mắt, họ nhận thấy mỗi giây phút một gần hơn, mà họ đành khoanh tay chịu. -
Đồng Tiền Hai Mặt - Quyển II
Truyện Dài
Nguyễn Khắc Mẫn
NGƯỜI BỐN PHƯƠNG xuất bản 1944CHAPTERS 20 VIEWS 3036
Mặc dầu khi Miêng còn bé, một ông thầy tướng đoán chàng tốt số, đi dâu cũng có người mến trọng, nhưng chàng vẫn không th?ề không để tâm đến sự ân cần của ông Phúc Nguyên đối đãi với mình.
Sự ân cần đó, theo ý chàng, đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một ông chủ hiệu đối với người làm công, cho nên chàng phải bận lòng.
Chàng thường hăn khoán tự hỏi : «Tại sao lại như thế ? Ông chủ vốn là người tốt bụng, hay vì một lẽ g`i khác ?...» Cái «lẽ gì khác» ấy hao giờ cũng nhắc chàng nghĩ đến cô Phúc, con gái lớn của ông Phúc Nguyên.
Phải! Cô Phúc ! Cô cũng trạc tuổi Vân, và tuy không có vẻ đẹp mặn mà của con gái ông Hai nhưng cô cũng ưa nhìn trong bộ quần áo may lối tỉnh. -
Đỗ Nương Nương Báo Oán
Truyện Dài Dã Sử
Hồ Biểu Chánh
SÔNG KIÊN xuất bản 1961CHAPTERS 14 VIEWS 28849
...Thử lật Việt-Nam Quốc-Sử mà xem, chúng ta sẽ nhận thấy rõ-ràng cuộc thạnh-trị với cuộc loạn ly cứ tiếp mà diễn ra hoài hoài. Nếu người cầm-quyền hẫng-hờ để thất chánh thì tự-nhiên rối-rấm khắp mọi nơi. Nếu muốn non-nước được thanh-bình thi phải nhờ bực auh-hùng chí-sĩ có đại đức đại tài, thâu-phục dân tâm, hướng-dẫn quần-chúng, mới có thể đánh dẹp trong ngoài mà xây dựng an-ninh lại bá-tánh.
-
Đứa Cháu Đồng Bạc
Truyện Dài
Lê Văn Trương
TÂN DÂN xuất bản 1939CHAPTERS 4 VIEWS 1435
Hôm ấy, bà Cả Bỉnh buồn. Mặt rầu rầu, bà ngồi trên sập, chống tay vào chồng gối xếp nghĩ-ngợi.
Không phải bà buồn cho tấm thân góa-bụa, cô-quạnh, cũng không phải bà buồn vì công việc cho vay mượn của bà bị vấp-váp, bà buồn vì cậu Cả vừa mới lấy của bà hai trăm đồng bạc để sắm quần áo tây !
Hai trăm đồng bạc đối với cái gia-tư kếch-xù của bà chẳng qua như muối bỏ bể. Bà buồn không phải buồn vì trong cái «két» ứ giấy bạc của bà thiếu đi hai trăm đồng mà buồn vì cái ý-nghĩ : sau này bà hai tay buông xuôi, không biết cậu Cả có giữ được cái gia-tài hàng bao nhiêu vạn đã mấy đời chắt bóp mới có không ?
Bà Cả Bỉnh không phải là hạng người trí-giả biết để cho con một thứ gia-tài không bao giờ có thể mất. -
Đứa Con
Truyện Dài
Đỗ Đức Thu
ĐỜI NAY xuất bản 1943CHAPTERS 20 VIEWS 1064
Năm ấy bà Mậu ba mươi hai, kém chồng bốn tuổi. Hai người lấy nhau đã lâu mà chưa có con. Bà Mậu là một người vùng xuôi, trước kia có một ngôi hàng tạp hóa. Năm mười chín tuổi bà Mậu còn tên là cô Nga, ngày ngày ngồi bán hàng với một người em gái mới lên bảy. Cô Quỳ - Và bà mẹ. Ông bố đã mất sớm. Một người em trai cô Nga, cậu Chất đang theo học ở trường tỉnh.
Gia đình ấy sống về một ít ruộng ở nhà quê hơn là cái cửa hàng. Bà mẹ Ở tỉnh vì có cậu Chất đi học và mở cửa hàng chỉ cốt cho hai cô con gái có công việc, học buôn, học bán. -
Đứa Con Hoang
Truyện Dài
Nguyễn Vỹ
MINH PHƯƠNG xuất bản 1938CHAPTERS 6 VIEWS 1246
Trước đầy hai mươi năm, một chàng trẻ tuổi dong dỏng cao, bộ mặt hiền lành, có lệ quen cứ mờ mờ sáng dắt một con chó Nhật phiếm du các vùng ngoại ô Hà nội.
Một hôm về đầu mùa hè, vào khoảng bốn giờ sáng, hai thầy trò đi dọc theo bờ đê Yên phụ. Con chó nhanh nhẩu chạy trước, lông xù trắng nõn trắng nà phất phơ ra gió. Chốc chốc nó đứng lại, quây nhìn người thanh niên thủng thẳng đi sau. Cặp mắt nó lóng lánh trong veo như hai hòn thủy tinh điểm một chấm đen ở giữa.
Đến gần rặng ổi làng Nghi Tàm, bỗng nhiên nó đứng lại trước một bụi duối bùm tum, ngửi thấy một cái gì bất thường ở nơi ấy. Nó ngơ ngác chạy quanh gốc cây rồi giồ lên mấy tiếng. Người thanh niên thủng thẳng đi đằng xa, mãi nhìn những chiếc thuyền còn ngủ trong bến và những chiếc khác lừ lừ trôi trên mặt nước. -
Diện Ảnh Nhi Xuất Thế
Kiếm Hiệp
Hải Bằng
Á CHÂU xuất bản 1941CHAPTERS 9 VIEWS 157
Cuối canh năm,. . trời mờ mờ sáng. Thành Hứa Xương trong tỉnh Hà nam vẫn ngủ yền dưới những vốe tuyết theo đà gió thổi, rơi tầm tã, phủ trắng cả những cảnh vật tử đường xá, dinh thự nhà cửa cho đến nội cỏ, ngàn cây...
Trong thành, chưa qua một bóng người nào đi lại trong phố phường. Mấy giẫy nhà đổ nát nằm ngổn ngang bên những chiếc nhà bị cháy dở đen sì còn quyện mùi khói khét vì chiến tranh tàn hại, dơ ra những chiếc cột den đủi chẳng khác chi hàng cột cờ trong trại quân của đảng giặc lớn họ Lý. -
Điệp Liên Hồng
Kiếm Hiệp
Diệp Thu
CHAPTERS 5 VIEWS 940
Trong một ngôi chùa cổ gần đổ nát, cửa đã long, vách đã lở, dưới sức tàn phá khốc liệt của thời gian, hai người - một già một trẻ - nằm kế đầu lên bọc hành lý, ngũ mê mệt trên chiếc than bệ không quãn đến luồng gió bấc rất lạnh bên ngoài.
Nhìn bộ quần áo võ màu tím thẩm bó sát người, thanh kiếm võ đồng đen chạy chĩ bạc bên sườn, hai gương mặt rắn rỏi với bao nhiêu năm nhuần đượm gió sương, ta phải gật đầu công nhận đó là hai kẻ lãng bạc giang hồ. phong trần dày dạn, mãi miết trên đường gió bụi mịt mờ, đi theo tiếng gọi của non cao rừng thẩm, của sông hồ trôi dạt nên đêm nầy giờ nầy lại ở nơi đây.
Lão già tuổi độ sáu mươi, đôi lông mày và chòm râu đều bạc phếu nhưng ta thử nhìn đến hai cánh tay gân guốc, chiếc ngực nở, hai vai rộng thì đũ biết tuy cái tuổi già cằn cổi đã chồng chất trên đầu nhưng bên trong lão còn nuôi một sức khoẻ gớm ghê, mà biết đâu đi đôi với cái sức khoẻ ấy một tài nghệ tuyệt vời. Còn thiếu niên trạc lối mười chín, hai mươi tuổi, diện mạo khôi ngô, gương mặt sáng, thân hình đều đạm tỏ rỏ là một trang mã thượng giang hồ... -
Dĩ Vãng
Truyện Dài
Hồ Dzếnh
CHAPTERS 8 VIEWS 3452
Đứng, tỳ tay vào cầm, trong khung cửa, trên một chuyến tầu thường chạy xuôi về Vinh, Hoàng lẩm bẩm, trong khi đưa mắt nhìn dãy núi xám chạy ngược chiều tàu, bên một chân trời trắng đục.
- Đố ai tìm được người đi nghĩ mát trái mùa như ta.
Hoàng đi nghỉ mát vào tháng bảy, lúc tiết thu bắt đầu đem lại những ngày hoàng hôn lành lạnh. Hoàng phơi phới thấy gió mùa bám riết lấy tóc chàng như những ý mới lạ lưu luyến một bài thơ hay và lòng chàng mở rộng ra như đón lấy tất cả những huyền kỳ đang kết hình trên sông núi.
Nhiều lần ở Hanoi, Hoàng đã tưởng tượng đến một chiều thu như chiều nay, một chiều đưa chàng về cố quận, trong một toa tầu êm ấm giữa mùi giang hồ của than khói, hương lúa âu yếm ở hai bên đồng. -
Dọc Đường Gió Bụi
Tập Truyện Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
ĐỜI NAY xuất bản 1936CHAPTERS 12 VIEWS 93796
-
Dứt Tình
Truyện Dài
Vũ Trọng Phụng
CHAPTERS 11 VIEWS 5211
Ánh trời tà đã hết nhuộm vàng bãi bể. Bên trên dẫy núi tím, vàng, xanh, xám có mấy mầu pha lộn nhau nằm chắn chân trời như nét bay miết dài của nhà họa sĩ, mây lồng thành hình vạn vật, cỏ cây. Giữa khoảng vô cùng, đó là một đàn voi.. dần dần dồn nhau nên một cái cánh phượng, rồi sau hết, lại bị gió dãi ra tản mạn thành chỗ này thì eo bể, vịnh, bán đảo, chỗ kia, cù lao, sông, núi - một bức địa đồ !
Bức tranh vân cẩu lạ mắt không để cho mọi người có đủ thời giờ ngắm nghía, cứ thay thay đổi đổi hoài, vì từ phía bể, gió đã bắt đầu rít lên. Thoạt đầu, chân trời chỉ thấy một chấm đen. Mới một lúc, đã không biết bao nhiêu là mây ở đâu kéo về nhanh chóng lạ thường, hình như ở bể đùn lên để nặng nề bao phủ, đè ép cả mặt đất. -
Duyên Bích Câu
Truyện Dài
Nguyễn Xuân Huy
ĐỜI MỚI xuất bản 1943CHAPTERS 4 VIEWS 240
Một buổi sáng ngày xuân êm đẹp. Gió hiu hiu mát, trời trong như ngọc lưu ly. Trên bờ giếng, trước cửa đình làng Bích câu, một bày bốn năm cô gái tơ đang ngồi giặt lụa. Nước giếng trong xanh biêng biếc.
Màu lụa vàng tươi, mầu má các cô đỏ hồng mơn mởn. Vừa giặt, các cô vừa lên cao giọng hát lả lơi:
Đêm qua gió lọt song đào,
Để cho hương ấm lọt vào phòng em,
Sáng nay trời đẹp như duyên
Lòng em mơ tới Trường Yên với chàng.
Tiếng hát vọng lên trên sân đình tịch mịch. Ba chàng văn nhân khăn lượt tề chỉnh, đủng đỉnh đi trong sân, nghe câu hát có ý cợt ghẹo, thìcũng mỉm cười, nhưng cả ba chang cùng đủng đỉnh đi. -
Gái Thời Loạn
Tập Truyện Dã Sử
Lan Khai
CHAPTERS 2 VIEWS 35936
Về bên tả ngạn Lô Giang, từ Soi Châu tới ngã ba sông, dải Sâm Sơn đổ xô lên mạn Bắc, như đàn voi tán loạn chạy lẩn vào đám sương mù.
Cứ chiều chiều, khoảng ánh tà nhuộm vớt đầu non, bóng tối bôi nhòa vật sắc thì cái yên tĩnh, như lần qua những bậc đá khổng lồ, tản xuống tỉnh thành Tuyên, nép dưới lòng cái thung lũng kéo dài theo miệt hữu ngạn sông. Lúc ấy, dưới đất trên sông tắt hẳn tiếng ồn ào. Sự vật từ náo động bước vào giấc ngủ êm đềm. Có chăng trừ con sông nhỏ vẫn róc rách theo dòng, lẩn dưới bóng cây bờ u uất.
Tỉnh thành khi ấy còn rậm rạp, lèo tèo độ hơn trăm nóc nhà tranh tản mát dưới chân lau. Đường sá chỉ là những lối chân mòn cỏ, rác rưởi bộn bề. Nhỡ hôm trời mưa phải đi ra ngoài thực là cái thân tội. Vì vậy, nhiều người thích ở bè, tụ thành vạn Vân Hà. Những hiệu buôn khách cũng ở bè cả, vừa tiện đường sông giao dịch, vừa tiện phòng giữ trộm cắp đêm hôm và nhất là tránh khỏi cái nạn hùm beo, chưa chập tối đã ngông nghênh cả ngoài phố, nhảy vào tận sân bắt lợn đem đi; người trong nhà có biết cũng đành chỉ tiếc của kêu trời. Vẫn hay ở sông, gặp hôm giở trời, thường có những đàn giải nổi lên như trâu, làm đắm thuyền, chết người. Nhưng, cái tai nạn đó kể ra vẫn họa hoằn. -
Gan Dạ Đàn Bà
Truyện Dài Trinh Thám
Bùi Duy Phồn
HÀN THUYÊN xuất bản 1941CHAPTERS 10 VIEWS 577
Bẩy giờ rưỡi sáng.
Cửa sở Liêm-Phóng chính vừa mở. Một bà cụ trạc năm mươi tuổi, ăn mặc theo lối các bà già quý- phái ở thành-thị len lỏi cho bàng được hơn mười nguời khác đương đứng tại phòng đợi việc để bước trước vào bàn giấy viên chánh thanh-tra mật-thảm Đặng Dung. Một thanth-niên lực-Iưỡng gọn gàng, có chiếc cằm vuông của người cương quyết, cặp mắt to và sáng quắc của người thông-minh, và hàng râu, hàng râu sén ngắn chạy viền lấy mép trên cho ta đoán chàng vào khoảng tuổi ngoại ba mươi, đó là viên Chánh Thanh-Tra Đặng-Dung ; ông đã đến làm việc trước giờ, liền gạt đống hồ-sơ đầy ngật ở trên bàn ra bên, rồi ngước nhìn người có việc :
— Bà già muốn gì ?
Miệng mếu máo, hai tay run run, bà cụ khép nép đệ lá đơn lên, rồi chỉ thổn thức được nửa câu :
— Bẩm quan lớn... -
Gánh Hàng Hoa
Truyện Dài Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng - Nhất Linh
ĐỜI NAY xuất bản 1934CHAPTERS 13 VIEWS 52967
Nhà Minh và nhà Liên, đôi bên chơi thân với nhau lắm. Theo phong-tục thôn quê, khi Minh 12 tuổi, cha mẹ Minh đem trầu cau sang dạm Liên cho Minh làm vợ. Mọi đứa trẻ khác khi đôi bên cha mẹ đã nhận lời nhau thì chúng thường bẽn lẽn không dám đi lại vui chơi nói chuyện với nhau nữa. Nhưng Minh với Liên thì không thế, chúng vẫn thân thiết, thương yêu nhau như hai anh em vậy; vì thực ra, chúng cũng chẳng bao giờ nghĩ tới cái ý nghĩa vợ chồng.
-
Gây Dựng
Truyện Dài
Mạnh Phú Tư
ĐỜI NAY xuất bản 1941CHAPTERS 17 VIEWS 385
Từ ngày Thúc đi làm, bà Cang vẫn cố tìm cách dò la manh mối để hỏi cho Thúc — con giai bà — một người vợ. Điều này cũng làm cho bà quan tâm như việc gả chồng cho Vinh, con gái bà.
Khi Thúc còn học ở trường Bưởi, một đôi khi vì buôn bán không đủ tiêu, bà Cang đã phải vay mượn của bà Nhất, một người bạn khá vốn và buôn bán to. Hai bà chơi bời thân mật với nhau ngay từ khi bà Cang còn là con gái ở nhà với mẹ chưa đi lấy chồng. Ngày bà Cang đi lấy chồng ở tỉnh xa, thi bà Nhất cũng đi lấy chồng nhưng lấy người cùng tỉnh. Tình bè bạn lại càng thân mật khi bà Nhất góa chồng và bà Cang bị chồng ruồng bỏ phải về Phúc Yên ở với mẹ. -
Giặc Cờ Đen
Truyện Dài Dã Sử
Nguyễn Văn Bân
CHAPTERS 9 VIEWS 2953
Câu chuyện giặc khách Cờ đen có thể coi là mội đoạn thảm sử của xứ Bắc ta sáu bảy chục năm trước, ai sinh trưởng ở đất nước này mà chẳng nên nghe.
Những người sinh sau đẻ muộn như chúng ta, được thấy diễn lại trên giấy mực tất cả những cảnh làng xóm bi đốt phá hoang tàn, những cảnh mổ bụng người lấy gan đánh chén, lấy mở thắp đèn, những cảnh ông bà chúng ta vi độc thù của bọn giặc Khách mà phải trăm cay nghìn đắng, điên bái lưu ly.
Các bực ông già bà cả nghe chuyện, tất có cảm giác xót xa và thiết thực hơn. Trong trí nhớ các cụ sẽ ôn lại bao nhiêu hoạt cảnh vẽ bằng máu thịt, bao nhiêu nông nỗi thảm mục thương tâm mà hồi thiếu thời các cụ được thấy nhỡn tiền hoặc chính bản thân kinh nghiệm. -
Giấc Mộng Con
Truyện Dài
Tản Đà
CHAPTERS 22 VIEWS 4525
Người là một giống có ý thức. Có ý thức, cho nên có mộng. Trăm năm trong cõi người ta, nhiều cảnh thân thể chưa trải biết mà ý thức đã đi trước. Ý thức đi trước mà không đến, thời là tưởng ; ý thức đi trước mà đến thời thành mộng. Hoảng hoảng hốt hốt, mơ mơ mòng mòng, như thực như có, như hư như không, như qua địa ngục, như chơi non Bồng, kỳ kỳ quái quái, xinh xinh lạ lùng. Nay nói mộng.
Mộng là một quãng đời hiện thấy trong giấc ngũ. Các cảnh ngộ trong mộng, tỉnh dậy thời thành không. Vậy thời đó là một sự con Tạo hóa dối mình, thời có thú gì mà nói ? Lại còn có thú gì mà chép ? Dẫu thế, nqười đời xưa cổ nói: "Các việc đã qua, nhiều cái như mộng" và "Ở đời như giấc mộng to". Học thấy thế cho nên ngồi mà nghĩ, thời: Các việc năm trước đến năm nay đã thành không ; các việc tháng trước đến tháng này đã thành không; cả như việc mới ngày hôm trước sang hôm nay đã thành không. -
Gia Đình
Truyện Dài Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
CHAPTERS 4 VIEWS 3497
An bắn liền hai phát súng trúng hai con dẽ. Chàng mỉm cười, thong thả tra hai viên đạn khác, rồi ngón tay đặt hờ vào cò súng, đứng đợi. Vì chàng chắc thế nào đàn chim cũng còn bay trở lại khu ruộng nước ấy. Năng đi săn, chàng đã quen tính từng giống chim. Chàng biết rằng giống cuốc khôn ngoan, tài lủi, giống vịt, giống ngỗng đa nghi gìn giữ bao nhiêu thì giống dẽ ngờ nghệch ngu dại bấy nhiêu: Chúng như tìm đến tầm súng cho mình giết. An nhớ một lần ở thửa ruộng lúa chín, trong khoảng có hai giờ đồng hồ, chàng bắn được tới sáu con, cứ lần lượt rời chỗ ẩn bay ra.
Quả An đoán không sai. Chỉ năm phút sau đã nghe có tiếng kêu "chéc chéc" ở đằng xa. Rồi vụt một cái, đàn chim chao đôi cánh nhọn, giơ cái bụng trắng và bay loăng quăng ở trước mặt chàng. Hấp tấp, An giương súng mổ cò, bắn trượt, mổ luôn phát nữa cũng không trúng nốt. Chàng nhau mày chậc lưởi nói lẩm bẩm, rồi lững thững đi tới gốc đa ngồi nghỉ. -
Giai Phẩm
Tập Truyện Thơ Tự Lực Văn Đoàn
Trần Tiêu - Nguyễn Tuân
CHAPTERS 16 VIEWS 3945
Ở đây các bạn sẽ không tìm thấy cái khuôn mẫu thông thường của những tập sách đầu năm ngày trước. Cuốn «Giai Phẩm» này có một tính cách riêng biệt, tao nhã và cao quý hơn.
Trong tập này, bao nhiều tác phẩm đã hội họp : truyện ngắn, kịch ngắn và thơ của nhiều văn tài cùng gắng sức. Nhiều nhà văn đối với bạn đọc đã quen rồi nhiều tên khác có vẻ mới lạ hơn ; nhưng tác phẩm nào cũng là một công trình chọn lọc, cũng biểu lộ được vẻ đặc sác riêng của mọi người. Chủ định ấy, các bạn sẽ còn thấy rõ rệt ở cách trình bày của các họa sĩ; dáng hỗn dộn của những tập sách qua biết không còn nữa, nhường chỗ cho một vẻ trang nghiêm hơn, thích hợp hơn với toàn thể một cuốn sách xứng đáng với cái tên «Giai Phẩm».
Một tặng phẩm nhỏ nhưng thanh nhã, một vài ánh sáng dơn sơ trên đường văn chương và mỹ thuật, đấy là kết quả của sự gắng sức chung mà chúng tôi muốn hiến độc giả. -
Giang Đông Tam Hiệp
Kiếm Hiệp
Văn Tuyền
CHAPTERS 3 VIEWS 815
Về cuối đời nhà Minh, vua Hiến Tôn nhu nhược bốn phương loạn lạc lung tung, trong triều thì gian thần quyền lộng hại kẻ trung tướng, bên ngoài thì Tây Di ngấp nghé, chỉ toan xâm lấn cõi bờ. Về phía nam tỉnh Chiết Giang phủ Liên Tường là một nơi đồ hội ? Quan phủ ở đó tên là Quý Kiệt nguyên là chân nho, lại xuât thân chỉ cốt vơ vét cho đầy túi tham nhân, dân ca thán khôn cùng. Vì thế mà cường hào Lý Bạch Vạn và Lưu Thế Xương tha hồ mà tung hành cướp của hiếp người không coi luật trời phép nước vào đâu cả.
Nói riêng về Lưu Thế- Xương hắn nhờ được tiền của ông cha để lại, nên đứng vào bậc giàu có thứ nhì sau Lý Bách Vạn; tuổi ngoại ngũ tuần, Thế Xương có một vợ và bốn nàng hầu, vợ cả thì chỉ sinh được một trai, đặt tên là Lưu Thế Phong, năm ấy vừa chẳn hai mươi tuổi. Ba người thiếp trên thì đều hiếm hoi cả, trừ ra người thiếp thứ tư sinh được một gái tên là Bạch-Cúc, năm mười tuổi đã giỏi nghề thơ phú, trong gia đình rất mực kính nhường, thực trái hẳn vởi anh là Thế Phong ngỗ ngược đã quen chỉ thích giông giài lêu lổng.
-
Giang Hồ Hắc Điếm
Kiếm Hiệp
Vũ Hầu
CHAPTERS 6 VIEWS 1007
Đêm sắp hết. Thành Khai phong đang chìm trong giấc nồng chưa tĩnh, bỗng vang rộn bốn bề một tiếng loa :
- Bớ nhân dân trong thành, mau mau trở giậy mà...
Tiếng loa đang kêu vang nửa chừng đã tắt. Hình như có người bóp cổ họng kẻ gọi loa.
Nhân dân thành Khai phong vừa mất giấc ngủ. vừa không biết việc gì sắp xẩy ra, bắt đầu xôn xao. Nhà nhà, bắt đầu mở hé cửa nhỏ ra nom. Nhưng thấy bóng đêm còn bao phủ khắp thành, những cánh cửa hé ra lại vội đóng chặt, những cái đầu tò mò thò ra, cũng vụt vội vào trong nhà. Người ta lo đợi, phấp phỏng. Ai nấy lặng chờ một cuộc biến phi thường.
Đã bao nhiêu đêm rồi, những cuộc náo động trong canh khuya như thế thường xẩy đến trên đầu đám lương dân trong cái thành không may mắn ở gần giải núi Đại hóa ! Có khi, tiếng kêu cháy vang rộn một góc thành, ai nấy hốt hoảng chồm giậy đi cứu hỏa, mà rồi không được trông thấy một tia lửa. Có lúc, tiếng người tiếng ngựa rầm rập, tưởng chừng như quân mã núi Đại hỏa đã ồ vào trong thành, làm cho có người vỡ mật ra chết, già trẻ kêu khóc như ri. Rút cục, đó chỉ là cuộc tuần tiễu của bọn lính phòng thành, trong cơn say rượu chúng thi nhau ồ ạt phóng ngựa chơi ! -
Giang Hồ Nữ Hiệp
Kiếm Hiệp
Nguyễn Chánh Sắt
CHAPTERS 10 VIEWS 1026
Một buổi trời mai, vầng hồng ánh rạng, nơi dưới núi kia một giải đồng ruộng minh mông, cò bay thẳng cánh trông ra thấy hàng trăm hàng ngàn người, toàn là kẻ lao nông, tay lấm chơn bùn, kẻ cày người cấy; kẻ thì lo đáp nước đem lên trên ruộng, cực nhọc nhiều bề.
Gần đó có một cái khe, chạy vòng quanh, nằm dài theo chơn núi, những nông dân nội một thôn Qui Hóa, đếu nhờ có nguồn nưởc ở khe ấy mà chan rưới cho ruộng của mình. Sở dĩ như thế cho nên người ta thấy dài theo mẻ khe ấy có đặt hơn 7, 8 chục cái xa đạp nước ; mỗi một cái xa hoặc 6 người, hoặc 4 người, hai ba người cũng có. Số người mà nhiều ít, đều do nơi cái xa lớn nhỏ dài vắn mà định.
Tuy là ruộng ai nấy làm, song họ vẫn tuân theo có một qui củ mà thôi; họ có phân thời hạng mà làm. Cho nên trong lúc họ đương đạp nuớc rần rần, mà hể nghe có tiếng còi thổi lên một cái, là họ ngừng lại hết, đặng cho tổp thứ nhì kéo đến đổi phiên mà đạp thay cho họ. -
Giết Mẹ tức là chuyện nàng Lucrèce Borgia
Truyện Dịch Truyện Kịch
Victor Hugo - Vũ Trọng Phụng dịch
CHAPTERS 3 VIEWS 645
Lucrèce Borgia mà «Dịch Thuật Tùng Thư» xuất bản bằng cái nhan đề Giết Mẹ, là một vở kịch lãng mạn của Victor Hugo. Bản kịch ấy là một bản kịch mà quốc dân ta có thể cho là dễ hiểu nhất, trong tất cả những kịch của nhà đại văn hào ấy.
Ai đã dọc chuyện «Những Kẻ Khốn Nạn» do ông Nguyễn văn Vĩnh dịch thì đã đủ hiểu cái tài văn chương quán thế của Victor Hugo như thế nào rồi, chúng tối không cần giới thiệu kỹ.
Chỉ biết rằng ít lâu nay quốc dân ta xem ra cũng đã chú ý về kịch trường. Điều đáng phàn nàn là những vở tuồng, chèo, cải lương Nam kỳ, tân kịch của ta đều không soạn theo một khuôn phép nào cả, có thể bảo là không có giá trị gì về mỹ thuật, mặc lòng đã có những bản kịch do «Âu Tây tư tưởng» đã xuất bản.
Quốc dân ta cũng đã hơi hiểu thế nào là một vở kịch cổ điển. Nay ta cần hiểu rõ thế nào là một vở kịch lãng mạn.
Cũng vì muốn cho công chúng am hiểu những điều tinh túy của kịch giới phương Tây thì kỷ nghệ đóng kịch (trong đó phải kể cả tuồng, chèo, cải lương Nam kỳ) của nước nhà mới phải theo với công chúng mà tiến bộ, chúng tôi xuất bản, bản dịch vở Lucrèce Borgia. -
Gió Đầu Mùa
Tập Truyện Tự Lực Văn Đoàn
Thạch Lam
ĐỜI NAY xuất bản 1937CHAPTERS 13 VIEWS 113160
Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm ròn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bứt, chảy mồ hôi.
Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng khôg bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bévẫn nắm tay ngủ kỹ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhìn thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.
Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trông chậu, lá rung động và hình như sắc lại vì rét. -
Giời Thua Nhân Đức
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò
Nguyễn Xuân Huy
NHI ĐỒNG HỌA BẢN xuất bản 1943VIEWS 92
Ngày xưa, ở một làng kia có hai vợ chồng rất nghèo, làm nghề kiếm củi. Tuy nghèo mà ngày nào hai vợ chồng cũng cúng thổ công. Một hôm hai vợ chồng bảo nhau :
— Người ta thường bảo giàu đâu ba họ khó đâu ba đòi mà lo. Mà kể từ ông cha nhà ta đến giờ khó đến sáu bảy đời rồi thì không biết cái cán cân thiên tạo thăng bằng thế nào mà đến nỗi thế. Nếu ta có thê lên được giời ta sẽ đánh giời một mẻ. Mà, lạ thật, cụ Thổ Công thật là ngày nào mình cũng cúng mà cụ cứ lờ tít chả cứu đỡ tí nào là nghĩa làm sao ? -
Giòng Nước Ngược - Tập I
Thơ Tự Lực Văn Đoàn
Tú Mỡ
VIEWS 8791
So sánh Tú Mỡ với ông Tú Xương và cô Xuân Hương, hẳn có người cho là hơi quá, vì họ thấy hai bậc văn hào kia tuy viết văn giản dị song đều ở trong phái nho học, còn Tú Mỡ thì lại là một nhà Pháp học. Nhưng văn bình dân không cần cỗi rễ ở đâu hết, quý hồ tả được tính tình và cốt cách của cả một dân tộc là đủ rồi.
Mà văn Tú Mỡ thì cũng như văn ông Tú Xương, văn cô Hồ Xuân Hương, cũng như những câu ca dao tục ngữ, quả thực hoàn toàn có tính cách An Nam. -
Giòng Nước Ngược - Tập II
Thơ Tự Lực Văn Đoàn
Tú Mỡ
CHAPTERS 9 VIEWS 2798
Anh sắt mà cưới chị Lông
Mối manh ai mách? Tơ hồng nào se?
Khi xưa mới cưới nhau về
Chồng yêu vồn vã, vợ e sượng sùng
Đông Tây buổi mới lạ lùng
Bởi chưng ngôn ngữ bất đồng chán nhau
Sì sồ anh nói làu làu
Ngẩn ngơ chị cứ lắc đầu rằng "không"...!
Dần dà ăn đụng ở chung
Năm mươi năm lẻ, Sắt Lông miệt mài
Bây giờ bén tiếng quen hơi
Phụng loan như đã sánh đôi đề huề
Tới tuần mãn nguyệt khai huê
Đẻ ra cu cậu Tắc kẻ cọc đuôi -
Gông Tố
Truyện Dài
Vũ Trọng Phụng
CHAPTERS 32 VIEWS 56903
Mặt trăng rất to và rất tròn, chiếu vằng vặc... cánh đồng lúa chín như một tấm thảm vàng. Con đường quan lộ rải nhựa, như một con rắn bóng nhễ nhại, nằm uốn khúc trên tấm thảm ấy. Những làng mạc xa xa hiện ra những nét vẽ thẳng đen sì.
Đó là vào tháng mười, năm 1932.
Giữa lúc đêm khuya tịch mịch ấy, trên con đường quan lộ, mà thỉnh thoảng mới có một vài cây xoan không lá khẳng khiu và tiều tụy như thứ cây trong những bức họa về “cảnh chết”, một chiếc xe hòm phăng phăng chạy hết tốc lực, thân xe chỉ là một cái chấm đen bóng, còn hai ngọn đèn sáng quắc chiếu dài hàng nửa cây số thì như hai cái tên vun vút bay dưới ánh trăng.
Xe đương phăng phăng chạy thì đến gần một chỗ ngoặt mà bên đường có một lớp quán gạch và một cây đa cổ thụ, bỗng dần dần chậm lại, rồi đứng hẳn.
Khi xe đã đứng dừng lại lâu rồi, người ta còn thấy sự cố sức của người tài xế mở máy sình sịch mấy lần nữa mà xe vẫn không nhúc nhích được một ly. Rồi thì từ xe bước xuống, hai người tài xế hấp tấp ra mũi xe, lật miếng sắt che máy ra, loay hoay kiểm điểm bộ máy. Trong khi hai người chưa tìm được cỗ xe chết vì lẽ gì, thì từ trong hòm kính thấy đưa ra một câu hỏi gắt rất ngắn, nhưng cũng đủ làm cho cả hai run lập cập. -
Gió Núi
Truyện Dài
Nguyễn Ngọc Cầm
CHAPTERS 12 VIEWS 1009
Người ta có thể dễ yêu nhau thì có thể dễ bỏ nhau vì nhiều lẽ rất nhỏ mọn, để cả một đời mang hận đầy lòng,
Tình ái là một giây tơ, người ta thấy nó đẹp lại muốn nó thực bền mỏi đem mà căng thử... cang mạnh tay cho tới đứt rồi lại tìm cách mà nối lại. Giây nối có nút nến kém vẻ đẹp. Người ta đành lòng yêu lại nó và nâng niu nó gấp ngàn lần trước. Tiếc thay, mỗi lúc nghĩ đến cải nút xấu xí, người ta thấy quặn đau trong ruột.
Nếu không nối lại giây tơ «tình» ấy; người ta cam tâm, vi giận rỗi, dứt bỏ hẳn đi, rồi ra khi tâm hồn trở lại bình tĩnh mới thấy tơ còn vương vít. -
Giọt Huyết Tình Ân
Truyện Dài
Nam Sơn
Imprimerie Tonkinoise xuất bản 1936CHAPTERS 10 VIEWS 976
Chủ nhật, mồng ba tháng giêng năm 1914.
Trong một căn phòng rộng rãi, ba thiếu nữ vừa trang điểm, vừa truyện trò rối rít, như đàn chim sẻ chiu chít trên mái nhà, ngành cây.
Đính... đòn... đen... đính, đen đòn... Tiếng chuông nhà thờ chính Hanoi gọi bổn đạo đi lễ chủ nhật.
Ngọn gió bắc đưa tiếng chuông rền rĩ đến tận căn phòng ba cô.
Kim Du giục Minh Phượng, Bích-Lan: "Bẩy giờ rồi, còn mười lăm phút nữa thi bẳt đầu lễ, mà hai cô chưa dánh phấn xong."
- Chúng em không được trắng trẻo như chị, chị chỉ thoa qua phấn là nước da như tuyết; chúng em cần phải tô điểm ít nhiều mới được.
- Thôi, đừng bông đùa nữa, để cho hai bác phải chờ.
Bích-Lan nói :
- Thật đấy, má tôi giục khiếp lắm kia !
Bích Lan vừa nói xong, thi ở phòng bên cạnh, ba cô đã nghe liếng bà Phán Mai :" Các cô nhanh nhanh một chút. Chứ chủ nhật nào tôi cũng phải gắt lên, vì tội chậm trễ của các cô. Bẩy giờ mười lăm rồi. -
Giọt Náu Chung Tình
Truyện Dài Dã Sử
Tân Dân Tử
CHAPTERS 28 VIEWS 22711
Quyển tiểu-thuyết "Giọt Náu Chung Tình" dùng theo thể cách Tây-Âu mà bố trí một sự tích hoàn toàn ước gần hai trăm trương, đem những sự tử biệt sanh ly của gái sắc trai tài, mà diễn nên một pho tình sử, rất thanh tân tao nhã, như mấy lối bi tình thảm trạng, cũng khiến cho kẻ đọc xót dạ, mà ủ mặt châu mày ; như mấy cơn hân hạnh kỳ phùng, cũng khiến cho người xem được vui lòng, mà chơn xoan tay múa.
Vậy nếu quyển tiểu-thuyết nầy, may mà đặng hậu thế ham mộ ban hành, và đem mà khai diễn nơi các võ-đài trong xứ ta thì cũng chẳng khác chi truyện sách của các đứng tiền triết trước đây, chừng ấy cái danh dự của tác-giả có lẽ cũng đặng chút thơm rơi trong đất Việt.