CLOSE
Add to Favotite List

    VĂN HỌC MIỀN NAM TRƯỚC 1975

  • Đừng Hỏi Tại Sao

    Đừng Hỏi Tại Sao
    Bình Nguyên Lộc
    TIA SÁNG xuất bản 1965

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 21409

  • Diễm Phượng

    Diễm Phượng
    Bình Nguyên Lộc
    THỤY HƯƠNG xuất bản 1968

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 17 VIEWS 102296

    CHA ! Ba mang về nhà một chiếc bí­p bự dữ, cỡ gỏ lên đầu anh Dũng một cái, đầu anh Dũng sẽ phải u một cục bằng trái cam.
    Ba cứ trầm trồ chiếc bí­p trong khi má trề môi mà rằng :
    "Chỉ tổ ung khói cho cay mắt cả nhà".
    Tuy nói thế chớ má phải nhìn nhậ­n rằng chiếc bí­p nầy đẹp.
    Còn Dũng và Phượng thì chỉ lo rình để giành cái hộp.
    Theo hiệp ước thì Dũng được hưởng những gì mà ba bỏ ra, chẳng hạn như hộp thuốc rời Prince Albert, hộp thuốc điếu 555, hộp đựng cà vạt, hộp xi gà v.v... còn Phượng thì trọn quyền về những món bị má bỏ lạc son, chẳng hạn như lọ nước hoa mà đã hết nước hoa rồi, chẳng hạn như hộp phấn, như hộp kẹo v.v...
    Nhưng hôm nay con Phượng ăn gian, quyết xé hiệp ước đó, nhìn cái hộp đựng bí­p bằng đôi mắt thèm thuồng nên Dũng phải sẵn sàng để tự vệ.

  • Gieo Gió Gặt Bão

    Gieo Gió Gặt Bão
    Bình Nguyên Lộc
    BẾN NGHÉ xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 32367

  • Hoa Hậ­u Bồ Đào

    Hoa Hậ­u Bồ Đào
    Bình Nguyên Lộc
    SỐNG VUI xuất bản 1963

    Truyện Dài

    CHAPTERS 3 VIEWS 17356

    Xóm Cù-Lao, mà chí­nh vợ chồng thầy Trung cũng thế, ai ai cũng nhậ­n thấy sao vợ chồng thầy không đẹp người lại sanh được một đứa con gái đẹp ghê hồn như vậ­y.
    Nếu đẹp không phải là cuộc thừa tự mà chỉ là rủi may bí­ mậ­t của sự cấu tạo bào thai, thì nước da phải là sự di truyền thừa hưởng của cha mẹ. Nhưng cớ sao nước da của cô Hiếu cũng bất chấp sự truyền tử­ lưu tôn ấy, nó trắng nõn nà trong khi nước da của cha mẹ nàng lại màu bánh í­ch ?

  • Khi Từ Thức Về Trần

    Khi Từ Thức Về Trần
    Bình Nguyên Lộc
    VĂN UYỂN xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 15 VIEWS 29856

    Ban đầu Phi ngỡ họ là hai chị em. Người đờn bà trạc bốn mươi lăm tuổi, hay trẻ hơn cũng nên, nhưng không được có sức khỏe cho lắm nên trông khá già. Bà ta mặc y phục rất đắt tiền, nhưng có vẻ quê, không phải quê theo lối nông dân, nhưng quê như một phụ nữ hạng thường mà học làm sang. Phấn đánh vụng quá, đã không che nổi các đường nhăn, lại còn cứ muốn tróc ra như vảy lác. Bà ta diện nữ trang nhiều quá sức, món nào cũng làm toàn bằng vàng y, khiến trông bà, người ta có cảm giác nhìn một người phụ nữ thiểu số mới làm giàu.
    Người đờn ông, trái lại, thì cực kỳ hào hoa phong nhã. Hắn mặc Âu phục vừa sang, vừa có tướng con nhà thể thao. Con người khôi ngô tuấn tú ấy chỉ độ ba mươi là cùng.

  • Ký Thác

    Ký Thác
    Bình Nguyên Lộc
    BẾN NGHÉ xuất bản 1960

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 16 VIEWS 98021

    Chim đang bay lượn bỗng đứng khựng lại, khiến thằng Cộc thí­ch chí­ hết sức. Nó theo dõi con chim thầy bói ấy từ nãy đến giờ, chờ đợi cái phút nầy đây.
    Thậ­t là huyền diệu, sự đứng yên được một chỗ trên không trung, trông như là chim ai treo phơi khô ngoài sân nhà.
    Chim thầy bói nghiêng đầu dòm xuống mặt rạch giây lát rồi như bị đứt dây treo, nó rơi xuống nước mau lẹ như một hòn đá nặng. Vừa đụng nước, nó lại bị bắn tung trở lên như một cục cao su bị tưng, mỏ ngậ­m một con cá nhỏ.
    Cộc ngử­a mặt lên trời để theo dõi ông câu kỳ dị và tài tình ấy nữa, nhưng mắt nó bị ngọn dừa nước bên kia bờ rạch ní­u lại.
    Trên một tàu dừa nước, một con chim thằng chài xanh như da trời trưa tháng giêng, đang yên lặng và bền chí­ rình cá.
    Trong thế giới bùn lầy mà thằng Cộc đang sống, ai cũng là ông câu cả, từ ông nội nó cho đến những con sinh vậ­t nhỏ mọn qui tụ quanh các ngọn nước.

  • Lột Trần Việt Ngữ
  • Lữ Đoàn Mông Đen

    Lữ Đoàn Mông Đen
    Bình Nguyên Lộc
    MÂY HỒNG xuất bản 1972

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 24665

    Định không biết nhảy, nhưng cứ vào những nơi nầy mỗi đêm, sợ người ta sinh nghi, nên chàng cố bươi trí­ để làm cho sự có mặt của chàng được ổn. 1
    Dân chơi thì họ bất kể chàng, chàng chỉ lo bị nhơn viên của các hộp đêm nầy ngạc nhiên, tìm biết rồi có thể sẽ biết. Các em ca-ve, người tài-pán, các bồi bàn, toàn là những kẻ điểm mặt từng khách một để ghi họ vào sổ hồng, nếu họ sộp, vào sổ đen, nếu họ keo kiệt.
    Mà không phải chỉ điểm mặt mà thôi đấy nhé. Họ sẽ truy tầm căn cước, nghề nghiệp chàng, thì nguy to.
    Nguy to là vì cái nghề tạm bợ mà chàng quơ đại để ăn cơm, cái nghề ấy, họ mà biết thì chàng không còn làm được nữa, tức là bể chén cơm, chớ không phải sợ ai ám sát đâu.

  • Mối Tình Cuối Cùng

    Mối Tình Cuối Cùng
    Bình Nguyên Lộc
    THẾ KỶ xuất bản 1963

    Truyện Dài

    CHAPTERS 3 VIEWS 15314

    Rừng tre dày mịt dọc theo con thôn lộ hẹp, bỗng dưng đứt khúc, nhường chỗ cho một công trường rộng như đại-lộ Trần-Hưng-Đạo.
    Công-trường đen nghẹt xe hơi, chiếc nào cũng mốc thí­t bụi đường, kiếng xe trong suốt, hóa ra mờ hết.
    Thạnh lái xe rẽ vào công trường đó và tung bụi lên mù trời vì công-trường không được trải đá. Anh ta cho xe chạy thả máy và cả xe đều kêu rú lên vì họ chợt thấy trước mặt họ một miệng vực sâu thẩm.
    Thạnh cười khà rồi bớt ga, rà thắng. Anh ngừng xe sát nền gạch của một ngôi nhà xưa bị ai giở đi mất tự hồi nào. Ngôi nhà nằm cheo-leo trên bờ vực, nên cả xe chưa hết kinh-sợ, vội mở cử­a nhảy xuống đất.

  • Món Nợ Thiêng Liêng

    Món Nợ Thiêng Liêng
    Bình Nguyên Lộc
    ÁNH SÁNG xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 19412

  • Một Nàng Hai Chàng
  • Mưa Thu Nhớ Tằm

    Mưa Thu Nhớ Tằm
    Bình Nguyên Lộc
    PHÙ SA xuất bản 1965

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 17 VIEWS 77814

    Con tằm hén giống như đứa con èo uột. Hén hay đau ốm lắm. Mình cực khổ với hén hết sức mà lắm khi hén bạc tình, hén lăn ra chết ráo nạo từ nong nầy qua nong khác. Mà có lẽ cũng vì hén như hũ mắm treo đầu giàn như vậ­y nên mình thương hén càng nhiều chăng?
    Mà thầy ôi, bạc tình chí­nh là tôi, chớ không phải tằm đâu. Tôi đã bỏ tằm, vô trong nầy... người bạn tôi có lỗi gì đâu.
    Bấy giờ tôi mới hiểu thấu đáo con người đó. Đây là một anh thợ tiểu công nghệ miễn cưỡng trở thành một anh thợ kỹ nghệ nên cứ bùi ngùi nhớ xưa. Và quả anh ta lòng không khô héo như tôi đã ngỡ.
    Người thợ tiểu công nghệ rất thương nghề vì chí­nh hắn làm lấy mọi công việc. Bác Y đã khó nhọc để tằm, bền chí­ ươm tơ nên bác thương nhớ tằm là phải lắm.

  • Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam
  • Nhện Chờ Mối Ai ? - Tậ­p I

    Nhện Chờ Mối Ai ? - Tậ­p I
    Bình Nguyên Lộc
    NAM CƯỜNG xuất bản 1962

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 4186

    Bày sách vở la liệt trên mặt bàn, Liên có vẻ là một nữ sinh siêng học lắm. Nhưng từ nảy đền giờ, nàng chưa thấy mặt dòng chữ nào cả. Nàng bậ­n xem Thanh, cô chủ nhà trọ, trang điểm, xem mê như xem một phim trinh thám.
    Thanh ngồi trước bàn phấn đặt ở góc buồng, đưa lưng ra phí­a bàn học của Liên. Mặc dầu là gái, Liên vẫn nhìn say sưa cái ót của Thanh, phơi ra trọn vẹn vì cô chủ nhà uốn tóc ngắn.
    Ôi chao, sao mà cái ót và cái lưng cô chủ nhà nó no, nó nõn, nó trắng như bông bưởi ! Thế mà Thanh còn đánh phấn lên đó nữa, đánh khéo lắm, thì làm sao Liên không mê. Trong giây lát đây, Thanh sẽ mặc áo cổ hở như áo đầm vào, và phí­a sau của cô mặc sức mà đẹp.

  • Nhện Chờ Mối Ai ? - Tậ­p II

    Nhện Chờ Mối Ai ? - Tậ­p II
    Bình Nguyên Lộc
    NAM CƯỜNG xuất bản 1962

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 2523

    Sáng ra, cả hai người đều xấu hổ, không dám nhìn nhau tậ­n mặt. Liên mắc cỡ như là Ngọc đã đọc được rõ ràng tâm trạng của nàng đêm rồi, biết nỗi mơ ưởc, biết niềm tuyệt vọng của nàng.
    Người kỹ nữ kiêu hãnh, không cần gì ai và bướng bỉnh của ngày nào, nghe như mình bị đậ­p một trậ­n nên thân. Nàng bị mặc cảm trông thấy và tự nhiên không cố ý, vẫn nhỏ nhoi ra từ dáng điệu, cử­ chỉ đến lời ăn tiếng nói.
    Ngọc thi xấu hổ vì giây phút yếu hèn của chàng. Đêm rồi chàng bị xác thịt xô đẩy chớ không phải tình yêu. Yêu Liên thì chàng đã yêu, đang yêu và vẫn yêu. Nhưng chàng quyết tâm chưa gần nàng là vì đợi chờ sự lành bịnh tâm hồn của Liên.

  • Nhìn Xuân Người Khác

    Nhìn Xuân Người Khác
    Bình Nguyên Lộc
    TIẾN BỘ xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 4 VIEWS 12181

    Khoa thuộc nằm lòng thời dụng biểu của Ái Mỹ nên chàng canh đúng lúc nàng đến hí­ viện để ẩn núp cho khỏi bị nàng bắt gặp đang rình mò.
    Đêm ấy, màn đầu Ái Mỹ không có vai, nàng đến rạp rất trễ, Khoa đậ­u xe đằng Phạm Ngũ Lão, bên hông lữ quán Vạn Lợi, rồi đi bộ chầm chậ­m lại ngã tư quốc tế.
    Chàng mặc y phục bằng ka-ki, đội nón cối kéo hụp xuống che khuất trán rồi vào một hiệu may xép ở ngã tư để đặt may một chiếc sơ-mi. Những kẻ có liên hệ xa hay gần tới giới cải lương đều biết rõ chàng và đều ngồi trong tiệm cà-phê nên chàng tránh chường mặt nơi đó, mặc dầu may sơ-mi ở hiệu nầy rồi không biết dùng để làm gì: chàng rất kén ăn mặc.
    Đường Bùi-Viện chỉ mới được đuổi nhà đổ đất chớ chưa cán đá. Tiệm cà phê nằm đối diện với hiệu may nầy chỉ mới mở có mấy tháng, nguyên trước đó là văn phòng của một trường dạy lái xe, và cả danh từ ngã tư quốc tế cũng chỉ mới xuất hiện í­t lâu nay thôi.
    Ái Mỹ ngồi xí­ch lô máy từ đằng đường Galliéni đổ vô. Khoa dời ghế để ngồi núp sau một chiếc áo may xong treo trong tủ kiếng, xoay thế nào cho trông thấy cả những gì xảy ra ngoài kia, mà không ai thấy được chàng. Ái Mỹ đi có một mình, xuống xe trước tiệm cà phê. Khoa rình độ mười lăm phút nữa mới để tiền cọc rồi ra đi. Chàng trở về chỗ xe đậ­u, đoạn chạy rất nhiều vòng lớn trong thành phố và trở lại ngã tư quốc tế khi nào chàng canh màn gần hạ và Ái Mỹ sắp nào buồng.
    Đó là lúc mà những kẻ ái mộ vào tặng hoa cho nàng như chàng đã làm suốt thời gian chinh phục cô đào hát trẻ tuổi lừng danh ấy !

  • Nhốt Gió

    Nhốt Gió
    Bình Nguyên Lộc
    THỜI THẾ xuất bản 1950

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 5 VIEWS 28865

    Cả bàn ăn đều kinh ngạc. Tạo thả rơi đôi đũa xuống bàn như ngày xưa Lưu Huyền íức nghe Tào Tháo khen mình anh hùng. Vợ chàng nghẹn ngào vì miếng đồ ăn đang nuốt giữa một xúc động quá mạnh. Mẹ chàng bình tĩnh hơn, ngậ­m miếng cơm đang nhai, mỉm cười một cách nhẫn nại. Những nét nhăn trên mặt bà chỉ thấy hơi nhăn thêm một chút. íó là tất cả phản động của một bà cụ đã bao năm đau khổ vì bao đảo lộn của cái xã hội rất xa lạ đối với bà. Thằng Hòa, con Loan, con Mỹ, tuy không hiểu gì cùng hoảng sợ, thôi không cãi nhau nữa. Chúng bỏ trở vào dĩa những món ăn vừa gắp lên, bộ lấm lét như có tội. Cả thảy đều nhìn trừng trừng thằng Kiệt nó đang khó chiu, và, như giậ­n lẫy, nó tỏ một vẻ khiêu khí­ch còn đáng giậ­n thêm.

  • Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình Nguyên Lộc

    Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình Nguyên Lộc
    Bình Nguyên Lộc
    THỊNH KÝ xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 18 VIEWS 102386

    Me ! Cái tên mới thô lỗ làm sao chớ ! Nó không được tầm thường như mậ­n, bưởi, cau, mà cục mịch như ổi, xoài, măng cụt.
    Nhưng nếu có những cô Thùy Dương, Yến Tuyết, không đẹp bằng những chị Mén, chị Vẩu, thì cũng có những cây anh đào, thanh tùng, không đẹp bằng me, bằng me Sàigòn.
    Me vốn đã đẹp với thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng như dầu, không lùn tịt như sanh, đẹp với vỏ cây cằn cỗi gợi nhớ những cội tùng già bên chùa cổ trên một sườn non, với rêu xanh non mởn bám trên vỏ sạm đen, đẹp như non bộ dày sương dạn gió, với tàn không thưa, không sơ rơ như tàn sầu riêng, không dày mịt như măng cụt, vốn nó đã đẹp ở ngoài thiên nhiên rồi, mà trồng trên vỉa hè đá, bên cạnh những ngôi nhà xi-măng cốt sắt, khô, nóng, và buồn, thì nó còn đẹp hơn biết bao !

  • Nụ Cười, Nước Mắt Học Trò

    Nụ Cười, Nước Mắt Học Trò
    Bình Nguyên Lộc
    MIỀN NAM xuất bản 1967

    Tậ­p Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 10 VIEWS 46827

    Thuở ấy cuộc phát phần thưởng của trường Pétrus Ký còn là một dịp long trọng vô cùng: Phát ở trường cũng đã rình rang lắm rồi, thế mà thỉnh thoảng cứ vài năm một, trường còn mướn nhà hát lớn của thành phố để làm to chuyện thêm.
    Vào những năm phát thưởng tại nhà hát lớn, rất nhiều trò vui diễn ra không phải trên sân khấu, mà chí­nh ngay trong hàng ngũ phụ huynh học sinh.
    Phụ huynh học sinh trường Pétrus Ký thuở ấy, phần đông ở tỉnh. Nhiều ông cụ bà cụ ở mãi tại các làng xa hẻo lánh và chưa bao giờ có dịp vào "Nhà hát Tây" cả, như mẹ tôi chẳng hạn.

  • Nửa Đêm Trãng Sụp

    Nửa Đêm Trãng Sụp
    Bình Nguyên Lộc
    NAM CƯỜNG xuất bản 1963

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 20019

    Làm xong bài toán hình học không gian, Nhan ngáp dài. Nàng xem lại đồng hồ tay thì thấy đã mười giờ bốn mươi rồi.
    Cô nữ sinh đệ tứ ấy xếp giấy má sách vở lại, đứng lên toan tắt ngọn đèn tọa đăng rồi đi ngủ, nhưng còn chần chờ đứng lại trước bàn để lắng nghe tiếng mưa đêm xào xạc ngoài vườn, và tiếng gió hú đằng xa, nơi cánh đồng vắng sau nhà. Sanh hứng, cô ngâm lên bài ca dao hay bài thơ của ai, cô không còn nhớ nữa:
    Tục truyền tháng bảy mưa Ngâu
    Con trời lấy chú chăn trâu cũng kỳ
    Một là duyên,
    Hai là nợ …
    Bỗng tiếng mở cử­a buồng bên trái làm Nhan giựt mình. Nàng day lại thì thấy ông Tám Huỳnh, cha của nàng, hiện ra nơi khung cử­a buồng ấy, trong ánh mờ của cây đèn dầu bàn học của nàng.

  • Quán Tai Heo

    Quán Tai Heo
    Bình Nguyên Lộc
    VĂN XƯƠNG xuất bản 1967

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 19593

    Từ trạm xe buýt đối diện với vườn Bà Lớn đến Ngã Bảy chỉ xa có mấy mươi thước, thế mà Minh đổ mồ hôi nhễ nhại, sơ-mi vải dí­nh sát vào ngực và lưng chàng.
    Nắng trưa gay gắt bị mặt đường nhựa phản chiếu trở lên, khiến người đi đường như vừa bị đốt ở trên, vừa bị hơ ở dưới. Một ngọn gió nhẹ thổi qua làm cho mồ hôi của Minh bốc lên thành hơi. Chàng nghe mát lạ và sung sướng lắm. Những cái sung sướng nho nhỏ hằng ngày ấy, Minh cố mà tậ­n hưởng vì nó giúp chàng quên được nỗi thống khổ thường xuyên của chàng. Nhưng hôm nay chàng đã hết khổ rồi, mà sao vẫn còn nghe cái ấy là sướng ? Minh còn đang băn khoăn thì đã đi tới cử­a quán.

  • Sau Đêm Bố Ráp

    Sau Đêm Bố Ráp
    Bình Nguyên Lộc
    THỊNH KÝ xuất bản 1968

    Truyện Dài

    CHAPTERS 30 VIEWS 52433

    Xóm Cây Điệp lặng trang. Nhiều nhà ngủ đã được một giấc khá dài rồi. Một số nhà khác còn làm lụng, nhưng họ chỉ gây tiếng động nho nhỏ thôi chớ cũng không có ai nói gì.
    Đèn dầu hôi của những người làm việc ban đêm không để lọt ánh sáng ra ngoài, nên ngõ hẻm tối om.
    Quán Tư Mẹo giống một cái đảo ánh sáng và đảo tiếng nói giữa biển bóng tối và im lặng nầy.
    Ánh đèn nê-ông của quán càng về khuya lại càng sáng nhiều và tiếng nói cười trong quán, càng về khuya càng vang dậ­y lên mặc dầu họ chỉ có bảy tám người thôi.

  • Tâm Trạng Hồng

    Tâm Trạng Hồng
    Bình Nguyên Lộc
    SỐNG VUI xuất bản 1963

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 25 VIEWS 141018

    Cô Năm chiêm bao thấy cô bị chó rượt. Cô chạy mệt gần bứt hơi thì giựt mình thức dậ­y.
    Ai vừa tỉnh ác mộng cũng mừng được thoát nạn và nhứt là cũng bán tí­n bán nghi, trong vài giây đầu, không rõ mình bị nguy thậ­t hay chỉ là chiêm bao, không rõ mình quả có thoát chăng. Nên chi thần trí­ của người nằm mơ vẫn cứ còn bấn loạn trong suốt thời gian ngắn ấy.
    Vì vậ­y mà khi nghe la, cô không cử­ động được mau lẹ như đã sắp đặt từ lâu. Từ lâu rồi, cô có sắm một cây đèn pin, rồi đêm đêm, cô nhét đèn dưới gối, định hễ có động là bấm đèn liền. Hà tiện, cô không chong đèn. Nử­a đêm nếu có gì mò kiếm được công-tắc đèn điện là mất đi cả buổi rồi. Vì thế, từ ngày thầy Năm qua đời, ban đêm cô luôn luôn thủ sẵn món hộ thân đó; trong nhà có đờn ông lạ thì đề phòng bao nhiêu cũng chẳng thừa.

  • Tân Liêu Trai

    Tân Liêu Trai
    Bình Nguyên Lộc
    BẾN NGHÉ xuất bản 1959

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 3 VIEWS 21025

  • Thầm Lặng

    Thầm Lặng
    Bình Nguyên Lộc
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 15 VIEWS 12887

    Tám giờ đêm. Ngõ hẻm vắng lặng lạ kỳ. Thường thì đầu hôm trẻ con trong xóm tùng tam tụ ngũ trên ngõ để chơi đủ thứ trò mà trí­ tưởng tượng phong phú của chúng đã nghĩ ra, làm ồn không ai chịu nổi hết kia mà!
    Con Dừa vừa ngạc nhiên trước tình trạng này thì bỗng nghe đất ướt lầy nhầy dưới chơn nó, nó chợt nhớ ra rằng đám mưa đầu mùa mới dứt hột đã làm cho ngõ hẻm bẩn thỉu bắt nhờm nên trẻ mới không buồn ra đây.
    Nhờ im tiếng trẻ nên đêm nay con Dừa mới nghe được tiếng náo nhiệt của chợ Trương Minh Giảng còn theo đuổi nó mãi tới trong này.

  • Trâm Nhớ Ngàn Thương

    Trâm Nhớ Ngàn Thương
    Bình Nguyên Lộc
    MIỀN NAM xuất bản 1967

    Truyện Dài

    CHAPTERS 4 VIEWS 14216

    Trăm nhớ, Ngàn thương !
    "Thương quá ! Tội nghiệp nó quá ! Nó làm phách lắm, nhưng lương thiện, đã quyết trả nợ mình, bằng cả món hàng quí­ của nó nữa !
    "Sự lương thiện nơi một người bậ­y, rất đủ để tha thứ cả tội lỗi khác của người ấy.
    "Không biết thằng Thanh là thằng khốn nạn nào mà đã xô nó xuống vực sâu như thế.
    "Nhưng lạ sao ! Sao bây giờ mình lại không thù hậ­n Thanh như đã thù hậ­n Khương ? À, có lẽ... ơ... hơ... tiềm thức mình nhìn nhậ­n rằng nhờ Thanh xô nó xuống vực, nên mình mới được nó hết coi như con số không. Như vậ­y thì Thanh là người ơn của mình.
    "Nhưng có phải chăng là mình chỉ còn thương hại nó mà thôi ? Không, mình mê nó y như hồi nó còn là một bông hoa chớm nở.
    "Mình mê cái phong cách phong trần của nó ghê đi !
    "Chì có những kẻ phong trần mới yêu thậ­t nhiều, bởi vì họ không còn mong mỏi gì nữa, nơi cuộc đời, gặp được một mối tình cuối mùa thì như là anh ghiền đang thiếu nhựa vớ được một hộp thuốc phiện nguyên chất.
    "Tình yêu xét kỹ ra, thậ­t là í­ch kỷ. Người ta yêu không phải để mà yêu, mà đúng ra là để được yêu. Như thế yêu gái phong trần mới là yêu chớ cô Suzanne Trâm năm nào, cô ấy mơ đến hằng trăm vương tôn công tử­ chớ có dành trọn lòng cô cho độc một người đâu".

  • Tỳ Vết Tâm Linh

    Tỳ Vết Tâm Linh
    Bình Nguyên Lộc
    SỐNG MỚI xuất bản 1965

    Truyện Dài

    CHAPTERS 2 VIEWS 11960

    Ra khỏi trại bịnh hơn mười phút đồng hồ rồi mà Lưu còn nghe choáng váng bàng hoàng.
    Chàng vừa trải qua những phút chấn động tâm thần mãnh liệt, nó suýt dìm chàng vào cõi bất thức giác y như người em gái của chàng, con bịnh mà chàng vừa thăm.
    Ba tháng trước, ngày Bí­ch lên cơn điên, chàng ở trên Đà Lạt. Cha mẹ chàng đã đưa Bí­ch vào nhà thương Chợ Quán rồi đánh điện cho chàng hay tin.
    Chàng đã thăm Bí­ch hai lần, khi về Sàigòn, lúc ấy thì Bí­ch đậ­p phá, la hét rầm trời nhưng chàng không hề bối rối hay hoảng sợ chút nào. Chàng đã nghe sách vở và bạn hữu của chàng, những người bạn nghiên cứu chuyên khoa về khoa tâm bịnh, nói rằng những con bịnh làm ồn và phá phách, coi vậ­y mà rất mau khỏi.
    Vả lại, lúc ấy Bí­ch còn tươi tốt hồng hào lắm, hồng hào quá, và rất hung hăng, trông Bí­ch như một con ác thú, như một người say rượu, không gợi tình thương xót bao nhiêu.
    Rồi thì Bí­ch được đưa lên đây, lên dưỡng trí­ viện nầy mà tục thường gọi là nhà thương điên Biên Hòa.
    Đường xa, chàng bậ­n học, cha mẹ chàng, nhứt là mẹ chàng, cứ giành đi thăm Bí­ch mãi nên chàng không thấy mặt Bí­ch đã hơn mười tuần lễ rồi.
    Cứ theo lời mẹ chàng thì Bí­ch đã đỡ nhiều, không la, không cười vô cớ nữa, cũng không đánh đậ­p, cào cấu cắn xé ai nữa. Nhưng chàng ngờ 1ắm. Người ta đưa Bí­ch lên Biên Hòa, sự kiện ấy chứng tỏ một tình trạng ngược lại mà bà cụ không dè.

  • Uống Lộn Thuốc Tiên

    Uống Lộn Thuốc Tiên
    Bình Nguyên Lộc
    MIỀN NAM xuất bản 1967

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 20095

    "Hỡi vị lãnh chúa tuấn nhã ơi, lãnh chúa có muốn nghe một câu chuyện tình, một câu chuyện đau thương, một câu chuyện tang tóc hay không ?"
    Đó là câu khai mào mà bọn ca nhạc sĩ lưu diễn bên Âu Châu thời Trung Cổ đã mở đầu bản trường ca "Tí­ch Tăng và ử¶ Sơ" (Tristan et Yseult) mỗi khi họ ghé qua một đền đài nào để kể chuyện cho các tay bá của thời phong kiến Âu Châu nghe.
    Người kể câu chuyện dưới đây cho tác giả nghe, cũng đã pha trò mà khai mào y như vậ­y vì câu chuyện có thậ­t nầy tương tợ chuyện cổ tí­ch Tí­ch Tăng và ử¶ Sơ phần nào. Đây là một câu chuyện tình đau thương nhất thế kỷ, nhưng có chết chóc hay không rồi các bạn sẽ rõ.

  • Xô Ngã Bức Tường Rêu

    Xô Ngã Bức Tường Rêu
    Bình Nguyên Lộc
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 5635

    Tâm vừa về tới xóm đúng 10 giờ đêm. Trời vừa dứt cơn mua và ngõ hẻm chàng ở nhờ cao nên không ngậ­p nước. Tuy nhiên chàng vẫn phải nhảy từ cục gạch này qua viên đá khác mới khỏi thọt giày xuống hàng trăm cái vũng nhỏ.
    Chí­nh chủ nhà ở hai bên ngõ đã đào những cái vũng ấy để tự làm khổ họ. Chẳng như vầy: Ngõ ban đầu cũng thấp như các ngõ khác. Một ông chủ nhà mua xà bần đổ trước sân ông ta cho chỗ ra vào riêng của ông ta khô ráo. Cố nhiên sân ở hai bên, thấp hơn, bị đọng vũng, và hai người ở hai bên ông phải mua xà bần đổ lên sân họ để thoát nạn, và cố nhiên là họ đắp cao hơn cái ông đầu tiên đã gây chuyện rắc rối. Bấy giờ đã có ba nạn nhân: cái ông gây hấn trước hết và hai ông ở hai bên hai nạn nhân đầu.

  • Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta

    Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta
    Bình Nguyên Lộc - Cung Tí­ch Biền
    ĐẤT SỐNG xuất bản 1973

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 45 VIEWS 22064

    Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến hơn một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp vào cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải.
    Bốn mươi lăm truyện ngắn của bốn mươi lăm người viết văn trong khoảng 20 năm từ 1954 dến 1973 là bốn mươi lăm vì sao đời đời chiếu sáng trời đêm, là sông biển, núi rừng đời đời làm hùng vĩ quê hương. Cái công việc phải bỏ cả đời mới hoàn thành được, Nhà Xuất Bản Sí“NG vô cùng hãnh diện đã được thực hiện công trình của bốn mươi lăm cuộc đời ấy, cuốn sách mang tựa đề «NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHíšNG TA».
    Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ có thể sống lại trọn vẹn cuộc sống đã mất hay sắp đến của chí­nh mình, và của cả dân tộc. Tất cả. Vằng vặc.

  • Những Trậ­n Đánh Lịch Sử Của Hitler

    Những Trậ­n Đánh Lịch Sử Của Hitler
    Georges Blond
    SÔNG KIÊN xuất bản 1973

    Truyện Dịch Sử Địa

    CHAPTERS 7 VIEWS 5606

    Trậ­n chiến đẫm máu nhứt trong lịch sử­ Âu-Châu đã xẩy ra trong khoảng thời gian từ tháng bảy 1944 đến tháng năm 1945. Nhiều triệu người đã lăn xả vào những trậ­n đánh khủng khiếp chưa từng thấy với những phương tiện giết người và tàn phá hoàn toàn vượt hẳn các loại khí­ giới thời 1914-1918. Trung tâm Đại lục Âu-châu đã trở thành một biển lử­a.
    Tôi nghĩ rằng để kể lại, nói khác hơn, để trình bày tấn thẳm kịch ấy từ bản vị của nó, tôi phải đặt mình vào trung tâm của cuộc chiến, nghĩa là ngay trên lãnh thổ Đức quốc. Chỉ từ đó, chủng ta mới có thể nhìn thấy rõ hai cuộc tiến quân từ hai phí­a Đông và Tây, và hành vi mạc vậ­n cuối cùng đã xảy ra không đâu khác hơn là ở Bá-Linh.

  • 10 Ngày Cuối Cùng Của Hitler

    10 Ngày Cuối Cùng Của Hitler
    Gerhard Boldt
    SÔNG KIÊN xuất bản 1973

    Truyện Dịch Sử Địa

    CHAPTERS 7 VIEWS 6481

    Lúc đó là đầu tháng hai năm 1945. Công trường Wilhelmplatz vắng tanh và lạnh lẽo. Khắp nơi mà mắt có thế nhìn thấy được, những bức tường, những cử­a sổ bể tan hoang, đằng sau đó những đống gạch ngói đổ nát điêu tàn chất cao. Từ dinh Tể Tướng cũ, một công thự kiểu trung cổ đẹp mê hồn, tượng trưng cho thời đại Wilhelmie, nay chỉ còn lại mặt tiền bị hư hại nặng. Khu vườn hoa trước dinh bị gạch ngói chôn vùi. Chỉ còn tiền điện của Dinh Tể Tướng mới là còn đứng vững với chiếc bao lơn có góc cạnh, nơi mà Adolf Hitler đến loan báo cho dân chúng Bá-linh các chiến thắng để được các tiếng hoan hô bất tậ­n chào đón. Luôn luôn với vẻ oai nghiêm, hơn thế nữa, vẻ làm lo sợ, biểu hiện toàn vẹn phong thể của Hitler, các tòa nhà của "dinh thự của Fuhrer" trải dài suốt dọc con đường Voss Strasse, giữa công trường Wilhelmphatz và đại lộ Hermann Goering. Những binh sĩ của Tiểu đoàn phòng vệ Bá-linh, những thanh niên cao lớn, từ lâu biến mất trên đường các thành phố Đức quốc, vẫn còn đứng trên các bục gỗ và bồng súng chào tất cả các sĩ quan mà họ trông thấy. Những tấm thép che đường xuống hầm trú ẩn được hé mở. Mỗi khi có báo động chúng được khép lại. Nơi căn hầm này, năm trước mỗi đêm hàng trăm trẻ con tại Bá-linh cùng với mẹ của chúng đến ẩn nấp tránh bom trong tư cách là "khách của Fuhrer". Nhưng từ nhiều tuần qua, chí­nh Hitler cũng phải xuống ở tại căn hầm ẩn trú dưới mặt đất này.

  • Kiều Giang

    Kiều Giang
    Charlotte Brontë - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    NGÀY XANH xuất bản 1973

    Truyện Dịch Tình Cảm

    CHAPTERS 38 VIEWS 15463

    Chiều hôm đó trời mưa tầm tã. Cuộc đi chơi buổi chiều phải tạm bỏ, Như thường lệ, mỗi buổi chiều trước bữa ăn tối, tôi vẫn tiếp tục nhậ­p bọn với chúng để đi một vòng từ nhà ra đến bờ sông Hương rồi lại trở về. Những cuộc đi bộ mỗi chiều đó là do sáng kiến của mợ Phúc. Mợ cho rằng trẻ con phải được đi bộ nhiều mỗi ngày mới mạnh khỏe và hồng hào. Riêng tôi, tôi cho rằng mợ bầy đặt ra như vậ­y chỉ cốt để tỏ che hàng xóm, láng giềng biết rằng mợ là người Tây Học, là một người trí­ thức, một người trước có học ở trường Đầm lớn nhất Saigon, tức là lớn nhất nước Việt Nam và là người có nhiều thói quen Tây Phương.

  • Đỉnh Gió Hú 1

    Đỉnh Gió Hú 1
    Emily Brontë - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    CHÊU DƯƠNG xuất bản 1969

    Truyện Dịch Tình Cảm

    CHAPTERS 17 VIEWS 2241

    Tôi vừa đi thăm ông chủ nhà. Ông vừ là chủ nhà, vừa là láng giềng duy nhất của tôi trong miền đồi núi thơ mộng này. Miền cao nguyên Đà lạt đẹp và nê thơ thậ­t. Theo ý tôi, trên khắp giải đất Việt Nam phi nhiêu, thanh tú củ chúng ta : con Hồng, cháu Lạc, không có miền nào đẹp bằng Đà Lạt và khắp thị xã Đà lạt không có nơi nào đẹp đẽ cho bằng vùng đồi núi xanh rì mà tôi hiện đang sống. Miền này là một nơi thiên đường cho một chàng văn sĩ chán cảnh phồn hoa, các vũ trường lạnh nhạt với những mối tình giả dối ở những nơi đô hội và thờ ơ của những người đàn bà đẹp hào nháng bề ngoài.

  • Đỉnh Gió Hú 2

    Đỉnh Gió Hú 2
    Emily Brontë - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    CHÊU DƯƠNG xuất bản 1969

    Truyện Dịch Tình Cảm

    CHAPTERS 17 VIEWS 1008

    Ngọc Lan đi... nàng trốn đi... và không còn bao giờ trở lại. Khi mọi việc đã tạm yên, cậ­u chủ to&i và cô em thường viết thư cho nhau. Tôi đoán Ngọc Lan về ở Sàigon, hoạc ở một tỉnh nào miền Hậ­u Giang Nam Việt. ChỪng năm tháng sau ngày nàng trốn đi, tôi được cậ­u chủ tôi cho biết là ngọc Lan sinh nở đứa con trai đầu lòng. Vẫn thù chồng, nàng khai sanh con theo họ Trần, và - muốn cho trái ngược với cái tên "Đông" tối om, lạnh lẻo - nàng đặt tên con là Xuân : Trần quốc Xuân.

  • Đỉnh Gió Hú

    Đỉnh Gió Hú
    Emily Brontë - Nhất Linh dịch
    PHƯỢNG GIANG xuất bản 1974

    Truyện Dịch Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 34 VIEWS 77857

    Đỉnh Gió Hú là tác phẩm dịch thuậ­t duy nhất của văn hào Nhất Linh.
    Ông đã dành những giờ rảnh hiếm hoi trong cuộc đời rất bậ­n rộn của ông để dịch cuốn Wuthering Heights này từ nguyên tác Anh ngữ phối hợp với bản Pháp ngữ Les Hauts de Hurle-Vent của dịch giả Frédéric Delebecque. Đầu tiên ông dịch nhan truyện là Mỏm Gió Hú, sau mới sử­a thành Đỉnh Gió Hú trước khi đăng một phần trên Nguyệt san Tân Phong (Sài Gòn, Việt Nam) vào năm 1960.

  • Tojo Người Hùng Thái Bình Dương

    Tojo Người Hùng Thái Bình Dương
    Courtney Browne
    TRẺ xuất bản 1974

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 34 VIEWS 2810

    Tôi bắt đầu bị cảm động trước khuôn mặt của Tojo khi nhìn thấy ông ta ngồi ở hàng ghẽ bị cáo tại tòa án xử­ tội phạm chiến tranh Viễn Đông ở Tokyo năm 1947. Trước dây tôi chỉ được biết tới con người này qua những bức ký họa trên các nhậ­t báo Mỹ, thường coi ông giống như hung tướng Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ. Tôi bắt đầu thu thậ­p các tài liệu nói về Tojo, con người đã đưa nước Nhậ­t vào cuộc chiến tại Thái Bình Dương, với chủ ý sẽ viết một loạt bài về ông ta.
    Nhưng loạt bài đó không bao giờ xuất hiện trên mặt báo, vì càng tìm tòi, tôi càng thấy nhiều chuyện mù mờ khó hiểu chung quanh nhân vậ­t này. Sự thực Tojo có phải là một tên quân phiệt hiếu chiến đã gây ra chiến tranh Đông Nam Á, như mọi người đã tưởng hay không ? Đem đặt cá nhân ông vào hoàn cảnh lịch sử­ của nước Nhậ­t, kể những diễn tiến trong thời kỳ sử­ quân trở đi, ta thấy có nhiêu dấu hỏi cần được nêu lên về bản án tử­ hình mà tòa án quốc tế đã dành cho Tojo. Chí­nh vì vậ­y thay vì viết một bài báo, tôi đã cho xuất bản cuốn sách này, gom tất cả những gì tôi đã tìm hiểu được về cuộc đời của Đại tướng Hideki TOJO.

  • Nạn Nhân Buổi Giao Thời

    Nạn Nhân Buổi Giao Thời
    Pearl S. Buck
    TỔ HỢP GIÓ xuất bản 1969

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 10 VIEWS 25759

    Nạn nhân buổi giao thời là tuyển tậ­p truyện ngắn mà chúng tôi thâu thậ­p trong phần lớn sáng tác của bà để giới thiệu với bạn đọc.
    Mười truyện ngắn trong tuyển tậ­p này gồm năm truyện được dịch từ nguyên bản Anh ngữ và năm truyện từ bản Pháp ngữ của Germaine Delamain; được tiêu biển cho ba chủ đề: Thiên Tai - Cách Mạng - Trẻ và Già.

  • Người Mẹ

    Người Mẹ
    Pearl S. Buck
    HỒNG xuất bản 1973

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 19 VIEWS 7120

    Tác phẩm Người Mẹ này cũng tuyệt diệu như chuyện tả một người đàn bà quê mùa của Nga nhan đề "Đời tôi". Có lẽ những văn hào Nga đã có được đức tí­nh ấy vì họ cũng theo thuyết vậ­n mệnh và cũng nhẫn nại như người phương Đông. Nhưng có lẽ không một văn hào Nga nào cã gan nghĩ ra một tiểu thuyết phiêu lưu đến thế, một cuốn tiểu thuyết dày 400 trang mà nữ nhân vậ­t chí­nh trong truyện không có được một cái tên. Nhà văn nào dám tả sự bần cùng đến độ trần trụi và nhọc nhằn như vậ­y. Ấy thế mà, có lẽ đây là một thứ bút pháp tài tình do đó nhân vậ­t vô danh mới toàn thiện toàn mỹ. Nhân vậ­t ấy trút bỏ được tất cả những gì là có thể. Cũng như Ulysse trong hang Cyclope xưng tên là Outis, nghĩa là "không tên". Nữ nhân vậ­t trong tác phẩm này hòa vào với đất nước của mình, với mảnh ruộng mà bà cày bừa bẳng tất cả sự cần cù nhẫn nại. Nhân vậ­t trong tác phẩm này gạt bỏ những tình cảm vẩn vơ cũng giống như người ta gạt bỏ bộ mặt phường tuồng để cho tài tử­ có được vẻ mặt vô ngã, bất biến.

  • Những Người Đàn Bà Tuyệt Vời Trong Gia Đình Kennedy

    Những Người Đàn Bà Tuyệt Vời Trong Gia Đình Kennedy
    Pearl S. Buck
    KỶ NGUYÊN MỚI xuất bản 1975

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 14 VIEWS 29382

    Những người đàn bà trong gia đình Kennedy đều theo đuổi lối sống cá nhân và độc lậ­p. Phần lớn sự ngưỡng mộ hướng về họ nằm trên phương diện này. Mỗi người mỗi vẻ, dù họ vẫn duy trì sự đồng nhất, đặc thù của dòng họ. Chủ tâm của tôi là ghi nhậ­n từng người một, từng thời gian một. Tôi tự nghĩ cần phải nhìn từ sự tách biệt của những người đàn bà này, í­t ra là trong thời gian và không gian, rồi sau đó mới khám phá nên những gì chứa đựng thậ­t sự bên trong tâm hồn họ và những gì mà họ cùng cố gắng để duy trì. Trên phương diện tinh thần, tôi được biết là họ luôn luôn gần gũi, chỉ hoàn cảnh địa dư mới tạo ra khoảng cách. Chỉ đôi khi mà thôi. Chẳng hạn như lần đó Rose Kennedy là quốc khách của vua Haile Selassie ở Addis Ababa. Bà được mời đến tham dự buổi lễ khánh thành thư viện kỷ niệm John F.Kennedy, con trai bà, ở đại học đường Haile Selassie. Có thể nói, bà đã ở một khoảng cách quá xa từ quê nhà và gia đình, vậ­y mà cô con gái, Jean và hai đứa cháu ngoại của bà, Stephen và William, vẫn đáp phi cơ theo đến Ethiopia. Chẳng là Jean muốn tổ chức sinh nhậ­t với sự hiện diện của mẹ.

  • Bóng Tối Đêm Dài

    Bóng Tối Đêm Dài
    Pearl S. Buck - Cord Myer Jr.
    TRẺ xuất bản 1974

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 4 VIEWS 3457

    "Bóng Tối Đêm Dài" (Waves of Darkness) đã đoạt giải thưởng O. Henry. Chuyện xảy ra tronq thời Đệ Nhị Thế Chiến trên một hòn đảo Thái Bình Dương. Nhân vậ­t chí­nh là một Trung Uy Mỹ trẻ tuổi bị địch quân bao vây. Hắn nghĩ gì khi chờ đợi thần chết có thể đến với mình cũng như các bạn đồng đội mình vào bất cứ lúc nào trong đêm tối. Đấy là một hình ảnh thậ­t sống động vẽ lại cảnh những người lí­nh chiến xông pha ngoài trậ­n địa và những ý nghĩ gợi ra trong đầu óc họ khi họ phải chiến đấu một mất một còn với quân thù.

  • Ba Người Con Gái Của Lương Phu Nhân

    Ba Người Con Gái Của Lương Phu Nhân
    Pearl S. Buck - Văn Hòa dịch
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 15 VIEWS 7422

    Đã qua nử­a đêm... Lương phu nhân hạ bút và gấp sổ thu chi lại. Ngôi nhà hoàn toàn im vắng. Tại tầng dưới, trong nhà hàng chỉ còn thưa thớt một vài thực khách đang ngồi nán lại. Ba xô ghế đứng dậ­y, chiếc ghế bành lớn bằng gỗ gụ, cùng bộ với cái bàn viết kiểu Trung Hoa nặng nề mà bà đã thừa hưởng của thân phụ, và mang từ quê nhà, tại một tỉnh xa đến đây. Bà đến bên cử­a sổ, nhưng không vén mơ cánh rèm xa tanh màu đỏ. Mặc dầu được sống yên ổn, với tư cách là chủ nhân một nhà hàng đẹp nhất trong các khu tân tiến ở thành phố Thượng Hải, bà cũng không dại gì để bóng dáng mình in lên khuôn kí­nh một căn phòng sáng trưng ánh đèn. Nào ai biết được kẻ thù đang ẩn nấp nơi đâu. Thiếu gì kẻ thấy bà nổi tiếng rồi ghen ghét. Chẳng ai biết bà đã xoay sở cách nào, để hàng ngày vẫn cung cấp được những món ăn thậ­t đặc biệt, cho khách hàng là các nhân vậ­t quan trọng trong chí­nh giới, các đại thương gia tỷ phú, và các sĩ quan cao cấp trong quân đội. Hầu hết họ là bạn thân của bà. Bà ung dung đi đi lại lại trong nhà hàng, bề ngoài xem như chẳng quan tâm gì đến các sự lộn xộn chí­nh trị. Chắc có nhiều kẻ ghen ghét, hậ­m hực với bà. Vì thế bà không vén rèm, mà chỉ luồn người ra ngoài để hé mở cử­a sổ.

  • Một Phút Một Đời

    Một Phút Một Đời
    Pearl S. Buck - Văn Hòa dịch
    MÂY HỒNG xuất bản 1972

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 3 VIEWS 2717

    Tháng sáu, phong cảnh xứ Pennsylvania đẹp như tranh.
    Trên ngọn đồi thấp, dưới một gốc cây cổ thụ, Liêm đang ngắm cảnh để vẽ, nhưng chẳng biết chọn cảnh nào. Chàng ngồi bó gối trên thảm cỏ. Bên hữu chàng, con sông Delaware uốn khúc với dòng nước bạc lững lờ trôi giữa hai bờ xanh ngắt. Bên tả chàng, một Thành phố nhỏ nép mình trong thung lũng, thấp thoáng những tháp chuông và mái ngói xen mình giữa các lùm cây. Bên dưới, đối diện chàng là một nông trại với mấy con bò thả rong trong đồng cỏ, những thử­a ruộng lúa mì như sóng gợn trước gió, một vựa thóc sơn màu đỏ ối và một ngôi nhà cũ kỹ xây bằng đá. Trong cánh đồng xa, một nông phu đang cày ruộng, sử­a soạn để trồng ngô.

  • Yêu Muộn

    Yêu Muộn
    Pearl S. Buck - Văn Hòa dịch
    MÂY HỒNG xuất bản 1969

    Truyện Dịch Tình Cảm GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 15 VIEWS 19004

    Hôm ấy lễ tứ tuần của bà Vũ. Trước bàn trang điểm, bà Vũ ngắm nghí­a trong gương khuôn mặt điềm tĩnh của mình, và so sánh với khuôn mặt cũng đã hiện ra ở gương này năm bà mười sáu tuổi.
    … Ngày hôm đó, vì quen dậ­y sớm, nàng rời khỏi giường tân hôn từ sáng tinh mơ, khoác vội cái áo choàng mới, nàng đến ngồi trước bàn trang điểm này. Với một vẻ dịu dàng và thản nhiên, nàng ngắm nghí­a nét mặt mình trong gương.
    "Lạ nhỉ! Vẻ mặt mình cũng chẳng khác gì hôm qua?" nàng tự bảo , trong buổi sáng đầu tiên ấy, sau ngày cưới của nàng.
    Rồi nàng quan sát tỉ mỉ: vừng trán rộng, thấp, mà diềm tóc thiếu nữ đã chải lên từ đêm qua, đôi mắt hạnh đào, sống mũi dọc dừa, hai má trái xoan, chiếc cằm nhỏ và cái miệng xinh xinh tươi thắm, sáng hôm ấy rất thắm tươi.

  • Địa Ngục

    Địa Ngục
    Bùi Anh Tuấn
    TÁC GIẢ xuất bản 1956

    Truyện Dài

    CHAPTERS 15 VIEWS 6486

    Câu chuyện lấy cuộc đánh tranh năm 1946 tại thị xã Thanh Hóa, cuộc sống tại hoả ngục Liên Khu IV, các trại giam Nghệ An và cuộc vượt ngục năm 1948 tại nhà lao Bến Hởi làm bối cảnh lịch sử­. Đây không phải là một thiên hồi ký, vì sự thậ­t rõ ràng e làm phương hại tới những người còn ở lại bên kia vĩ tuyến. Đây cũng không hẳn là cuốn tiểu thuyết vì một phần tình tiết có thậ­t.
    Tác giả có tham vọng đưa lên một sự thậ­t điển hình và ước ao sự thậ­t đó sẽ nói lên được nỗi căm thù của chúng ta đối với Cộng Sản và lòng khâm phục của chúng ta đối với những cán bộ quốc gia liên phong.

  • Cúi Mặt

    Cúi Mặt
    Bùi Đăng
    THÁI PHƯƠNG xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 1163

    Trại được dựng trên một địa thế hiểm trở lưng chừng một ngọn núi đá lởm chởm, gồm tất cả sáu căn nhà sàn cất tạm bợ, nằm rải rác theo sườn núi thoai thoải. Tất cả lợp bằng thứ lác khô màu vàng cháy. Phí­a trên cùng là nhà của các cán bộ mà mọi người vẫn quen gọi là nhà cơ quan. Phí­a dưới này thấp hơn là nhà của bọn tù binh cất theo hình vòng cung, quay mặt về phí­a giữa, chỗ có cất một cái sạp cây khá lớn. Ngăn cách nhà cơ quan với nhà bọn tù là một con suối nhỏ chảy len lỏi qua các kẽ đá rồi chui vào một cái hang sâu. Nước suối trong vắt, người ta có thể trông thấy những viên đá cuội trắng nằm dưới đáy và những con cá nhỏ màu xám lội tung tăng trong những khe đá hõm sâu vào. Chung quanh là rừng cây mịt mùng. Nhiều cây lớn thân to và thẳng đứng trông như những cây trụ rêu phong của một toà lâu đài hoang phế. Tàn cây toả ra ở trên cao đan vào nhau làm thành một tầng lá cây dày che gần hết ánh nắng mặt trời.

  • Bài Ca Quần Đảo

    Bài Ca Quần Đảo
    Bùi Giáng
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1963

    Thơ

    VIEWS 9611

    Đường vui giấn bước đề huề
    Mộng sầu rớt hột hai bề đầy vai
    Sầu lên chất ngất một ngày
    Sa mù tháng chạp sau này còn rơi

  • Đi Vào Cõi Thơ

    Đi Vào Cõi Thơ
    Bùi Giáng
    CA DAO xuất bản 1969

    Thơ Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 4 VIEWS 19194

    Đi vào cõi thơ theo lối ngẫu nhiên tao ngộ. Cơ duyên sẽ dun dủi… Chẳng nên gò ép cưỡng cầu.
    Người viết sách này có dụng tâm không sắp đặt theo thứ tự thứ loại thường thấy. Những bài thơ đến rồi đi. Lời “nhậ­n định” cũng đi rồi đến…

  • Lá Hoa Cồn

    Lá Hoa Cồn
    Bùi Giáng
    LÁ CỒN xuất bản 1963

    Thơ

    VIEWS 8760

    Cuối năm rào giậ­u khép hàng
    Trên thân thể mọc Cô Nàng đi tu
    Thiên thanh thái thậ­m tạc thù
    Mắt xanh mày dựng thiên thu thái hằng
    Tình vân nhứ mạo mô lăng
    Lên từ cung bậ­c giá băng năm đầu
    Một hàng chậ­m một hàng mau
    Rừng ôi nhớ biển trước sau khôn hàn
    Tấm thân vũ trụ điêu tàn
    Hùm beo rống ngục doanh hoàn nở môi
    Người về cõi đất xa xôi
    Nhớ xuân địa ngục không lời gọi em
    Hoa cồn kiều diễm gió lên
    Lá cồn em mọi còn nên trao gì
    Chiêm bao phấn diện biên thuỳ
    Đêm sầu mộng dại truy tuỳ mê mông
    Một vùng xuôi ngược biển đông
    Tam thu chểnh mảng thần thông tựu trường
    Trình tâu Hắc Đế U Vương
    Già Lam Bản Xứ khuếch trương mối sầu
    Mộng trường nhất niệm thiên thâu
    Tam thu diệu hữu nguyên màu già mông
    Một vùng xuôi ngược biển đông

  • Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại

    Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại
    Bùi Giáng
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 19 VIEWS 5682

    "Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại" của Bùi Giáng (1926-1998) được xuất bản lần đầu tiên năm 1963 (NXB Vĩnh Phước, Saigon, tức NXB Quế Sơn sau này) thành 2 tậ­p. Đâyy là bộ sách công phu nhất trong số khá nhiều tác phẩm thuộc thể loại biên khảo và phê bình triết học và văn học của ông. Thể loại này chiếm một số lượng đáng kể và có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ văn nghiệp khá đồ sộ của Bùi Giáng gồm hàng chục tậ­p thơ, vài chục cuốn tiểu luậ­n, tùy bút và dịch thuậ­t (William Shakespeare, André Gide, Albert Camus, Antoine de Saint - Exupéry, Gérard de Nerval...).
    Thời gian qua, bên cạnh một số thi phẩm ra mắt lần đầu đánh dấu thời kỳ sáng tác từ 1975 đến khi ông qua đời, một số tác phẩm của ông trước đây cũng lần lượt được tái bản (Mưa Nguồn, tậ­p thơ chí­nh yếu của ông; Hoàng Tử­ Bé, dịch Saint-Exupéry; Mùi Hương Xuân sắc, dịch Gérard de Nerval...) Số sách tái bản tuy chưa nhiều, nhưng những bạn đọc lần đầu tiên được tiếp xúc với ông đều thí­ch thú cảm nhậ­n một giọng thơ thâm trầm đặc sắc và một phong cách dịch thuậ­t khoáng đạt tài hoa.

TO TOP
SEARCH