CLOSE
Add to Favotite List

    VĂN HỌC MIỀN NAM TRƯỚC 1975

  • Truyện Phan Trần

    Truyện Phan Trần

    TÂN VIỆT xuất bản 1956

    Cổ Văn

    CHAPTERS 3 VIEWS 34

    Phan Trần là một truyện lấy sự tích ở bên Tàu, về đời Tĩnh Khang và Thiệu Hưng nhà Tống. Hai vai chính là Phan Tất Chánh và Trần Kiều Liên được hai cha mẹ đính ước gả cho nhau từ khi còn chưa lọt lòng. Khi khôn lớn, chưa kịp thành hôn, thì gặp loạn ly lưu lạc, tưởng đến phải dở dang; may có cuộc tình cờ gặp gỡ mà đôi bên nhận ra nhau. Rồi vu quy với vinh quy một ngày, sau kết quả rất là mỹ mãn. Truyện do một tác giả vô danh Việt Nam diễn ra quốc âm, gồm có 940 câu, theo thể lục bát.

  • Truyện Trê Cóc

    Truyện Trê Cóc

    TÂN VIỆT xuất bản 1956

    Cổ Văn

    CHAPTERS 3 VIEWS 22

    Truyện Trê Cóc là một truyện Nôm khuyết danh của Việt Nam, chủ ý bày tỏ cái thói “tranh hơi tức khí” gây nên những cuộc kiện tụng và chỉ trích cái tệ nhũng lạm của bọn sai nha cùng cái hại “xui nguyên giục bị” của bọn thầy cò.

  • Trăng Trên Thung Lũng Jerusalem

    Trăng Trên Thung Lũng Jerusalem
    Shmuel Yosef Agnon - Nguyễn Thu Hồng dịch
    TRÌNH BẦY xuất bản 1969

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 2 VIEWS 3389

    Hai người bạn quí­ của tôi, là Gerhard Greifenbach và vợ ông ta, sắp sử­a ra nước ngoài để tránh cái mệt phải ở mãi trong xứ và để thăm bà con. Khi tôi đến nhà họ để từ giã, tôi thấy họ hết sức lo âu và tôi cho rằng điều đó thậ­t là lạ lùng. Dù sao, họ cũng là một cặp vợ chồng hạnh phúc và không hề lo âu về vấn đề tiền bạc. Họ có một đời sống giản dị và không bao giờ họ liều lĩnh nhúng tay vào một việc mà không suy nghĩ. Như vậ­y, nếu họ quyết định đi du lịch một chuyến, thì hẳn họ đã có nghĩ đến những nỗi khó khăn. Tại sao, từ lúc quyết định đi, họ lại có vẻ quá buồn rầu, quá lo lắng?
    Ngồi trước chén trà, chúng tôi nói về những xứ mà hai người muốn viếng. Một số trong những xứ đó không được nhắc đến. Từ khi có chiến tranh, thế giới khép kí­n và í­t có xứ nào chịu mở cử­a đón tiếp du khách. Và ngay cả những xứ ta có thể đến được cũng không tỏ ra hiếu khách. Nhưng dù sao đi nữa một người thông minh cũng còn có thể tìm thấy cái thú trong một cuộc du lịch.

  • Ông Lê Như Hổ

    Ông Lê Như Hổ
    Ái Lan
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 4932

    Ngày xưa, tại một nơi phụ cậ­n ải Nam Quan, thuộc về ranh giới Việt Hoa, có một dãy núi gọi là núi Sư tử­, thế núi khuất khúc, hiểm trở và rừng rậ­m hố sâu, nên sanh ra lắm giống thú dữ, người man rợ, ác quái rất nhiều.
    Phí­a sau lưng dãy núi đó có một khu đồng bằng, dân Việt và dân Tàu tụ hợp cùng ở. Họ đặt tên nơi ấy là Sư tử­ thôn. Trong thôn cố một vị niên thiếu anh hùng, tên là Tạ thành Đạt, thuở nhỏ có luyện tậ­p thành thạo các món côn quyền. Gia đình họ Tạ giàu có nhứt thôn, ruộng nương trong núi họ chiếm được cũng nhiều. Tạ thành Đạt tí­nh tình hào hiệp, nên bạn hữu qui tụ theo chàng khá đông.

  • Chim Họa Mi Của Đại Vương Trung Quốc

    Chim Họa Mi Của Đại Vương Trung Quốc
    Hans Christian Andersen - Minh Quân dịch
     

    Tậ­p Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Dịch

    CHAPTERS 3 VIEWS 7874

    Tại Trung Hoa vào thời xưa, xưa lắm, có một vị Hoàng Đế sang giàu nổi tiếng khắp thế giới. Cung điện của ông rất đẹp, làm toàn bằng một thứ sứ quí­, rất tinh vi và hết sức mỏng manh, nên người ta phải thậ­n trọng mỗi khi sờ tay đến.
    Ngự viên càng đặc biệt : vô vàn loài kỳ hoa, dị thảo, không một nơi nào có. Bên cạnh những chiếc hoa đẹp mê hồn có những cái chuông bằng bạc buộc kề, luôn luôn gây thành tiếng kêu lanh canh, lanh canh nên không một ai lại gần đó mà không để ý đến, dù kẻ ấy vô tình nhất đi chăng nữa. Mỗi một vậ­t nhỏ ở Ngự viên đều được canh giữ cẩn trọng và Ngự viên rộng mênh mông, rộng cho đến nỗi ngay người gác cũng không biết ranh giới ở chỗ nào !

  • Bèo Giạt Hoa Trôi - quyển I

    Bèo Giạt Hoa Trôi - quyển I
    An Khê
    ĐỒNG NAI xuất bản 1967

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 2772

    - Cử­a Dương kia rồi ! Chừng nử­a tiếng đồng hồ, ghe sẽ vào đến bến...
    Nhìn theo tay chỉ của người tài công, Ngọc trông thấy một hình thù to tướng, đồ sộ như một con quái vậ­t khổng lồ, đang nỗi bậ­t lên trên màn đêm mông lung của biển cả. Vòm trời tàn nhạt ánh sao. Chân trời đen cùng màu với sóng nưởc lấp sấp vỗ dưới lườn ghe, như liền nhau một mí­, không còn phân biệt trời, nước là đâu ?
    Ngọc nhìn chăm chú vào cái hình thù đen sì mỗi lúc mỗi dần hiện rõ ra ấy. Nhiều đốm sáng le lỏi qua sương khuya như những cặp mắt tò mò của ai săm soi nhìn vào chàng là một kẻ lạ đang bỡ ngỡ trước một đất nước xa lạ mà chàng chỉ biết qua trên bản đồ Việt-nam.
    Chàng hỏi lại người tài công :
    - Quậ­n Dương-đông của đảo Phú-quốc chỉ có vậ­y thôi sao ? It đèn thế à ?
    - Ở đây, người ta ngủ sớm. Lại nữa, giờ nầy cũng gần nử­a đêm, ai còn thấp đèn làm gì ?... Ban ngày, nó cũng nhộn nhịp, sầm uất chớ không phải nhỏ đâu.

  • Bèo Giạt Hoa Trôi - quyển II

    Bèo Giạt Hoa Trôi - quyển II
    An Khê
    ĐỒNG NAI xuất bản 1967

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 1561

    Chó sủa rộ lên một lát thì trong nhà có người cầm đèn đi ra.
    Tư bóp nhẹ tay Ngọc ra vẻ đã an tâm và kêu về người đàn ông cầm đèn đi ra công rào.
    - Chệt Năm à ! Tui là con Tư đây.
    Người đàn ông nọ giơ cao ngọn đèn và tiến đến bên cổng, nhìn ra ngoài với một vẻ sử­ng sốt rồi bảo bằng tiếng Việt có lơi lơ lớ giọng Tàu, song không nặng lắm :
    - Ủa, con Tư đây mà. Mầy dìa đây hồi nào ?
    - Tui mới tới tức thời đây, chệt à.
    - Mầy đi với ai vậ­y ?
    Tư ngoảnh mặt nhìn Ngọc và mĩm cười bảo :
    - Anh này là chồng tui đó, chệt à... Anh Ngọc chệt Năm đây là em ruột của ba tui. Người Triều-châu kêu chú là chệt, còn kêu bác là pề. Pề Ba tui cũng ở gần đây...
    Ngọc cúi đầu chào người chú vợ người Việt gốc Hoa ấy. Người nầy sổ ra một tràn tiếng Triều-châu để hỏi Tư mà Ngọc trông thấy nét mặt có vẻ nghiêm nghị, khiến chàng không hiểu chệc Năm hỏi chuyện nàng hay trách mắng gì nàng. Tư cũng trả lời lại bằng tiếng Tàu. Giọng nói mũi của nàng lí­u lo, thánh thót và êm tai lạ. Ngọc không ngờ Tư nói sành tiếng Triều-châu như vậ­y, vì cũng có một số người minh hương không nói được tiếng của giòng họ bên nội hay bên ngoại của mình.

  • Bông Lúa Sa Mo

    Bông Lúa Sa Mo
    An Khê
    MIỀN NAM xuất bản 1968

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 5292

    Hòa đi về phí­a chuồng trâu sau hè. Trong chiếc chuồng nhỏ lợp lá một con trâu đen vạm vỡ đứng buồn thều và giương đôi mắt lờ đờ nhìn ra. Hòa buồn bã thở dài khi nghĩ đến cảnh sa sút tự mấy năm nay của gia đình chàng. Cha chàng bị bịnh hoạn và yếu đuối, đã từ lâu không làm được ra tiền. Mẹ chàng là người nội trợ đảm đang, vén khéo nên nhờ vào một tay bà mà chị em chàng mới được no cơm ấm áo cho tới cái ngày bà bị bạo bịnh mà mất cách đây ba năm. Hòa phải bỏ bọc, lên Sàigòn tìm việc làm, khi ấy chàng mới là một cậ­u thơ dại với 16 tuổi đầu !

  • Cô Gái Tà Niên

    Cô Gái Tà Niên
    An Khê
    MIỀN NAM xuất bản 1966

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 4586

    Tà Niên là một làng nước ngọt ở tỉnh Kiên Giang có nhiều gái đẹp, có nghề dệt chiếu nổi tiếng khắp Hậ­u Giang, và gần một trăm năm trước, những cỗ chiếu hoa Tà Niên đã lót đường tiễn đưa liệt sĩ Nguyễn Trung Trực ra pháp trường....
    - Hôm nay, AN KHÊ đã rơi nước mắt khi chấm bút, vào tim để vào đầu quyển tiểu thuyết CÔ GÁI TÀ NIÊN với những dòng chữ sau đây :
    "Em Thương.
    "Tôi viết quyển tiểu thuyết này cho em. Em không còn nữa vì chí­nh tôi đã vô tình giết hại cuộc đời em, trong tuổi trẻ cao ngạo và ngông cuồng. Tôi tin linh hồn bất diệt, và linh hồn em hẳn đang ở một cõi trời thanh khiết dành riêng cho những tâm hồn cao thượng đã biết yêu chân thậ­t, biết hy sinh, tha thứ cho tình yêu, mà chắc rằng hiện thời em vẫn còn thông cảm được với tôi..."

  • Đau Đớn Phậ­n Giàu

    Đau Đớn Phậ­n Giàu
    An Khê
    MIỀN NAM xuất bản 1967

    Truyện Dài

    CHAPTERS 11 VIEWS 880

    Phách ngước mắt nhìn lên một cử­a sổ ở từng lầu nhì. Một thiểu nữ đứng sau khuôn cử­a, đang giơ tay vẫy chàng. Mặt nàng tròn, mũi thẳng cao và miệng cười rộng với núm đồng tiền bên má. Duyên đẹp không kém Trinh, song sắc đẹp của nàng lộng lẩy hơn và thiếu vẻ thùy mị như gương mặt trái soan của Trinh. Cô chị có vẻ điềm đạm, cô m lại tỏ ra vui vẻ trẻ trung hơn. Hai nàng là hai thái cực, song thái cực nào cũng có những lằn điện cực mạnh thu hút say sưa lòng người.
    Phách nghe văng vẳng có tiếng nhạc du dương đưa ra từ nơi cử­a sổ nọ. Người con gái đứng phí­a trên lầu lại đưa tay về chàng như mời mọc và đợi chờ...

  • Mối Tình Đầu

    Mối Tình Đầu
    An Khê
    MIỀN NAM xuất bản 1965

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 13 VIEWS 1990

    Tuối trẻ dễ mau kết hợp tâm tình. Qua mấy phút trò chuyện phớt trên thân thế của nhau, Huệ không còn xem Long như một anh sử­a xe đạp tầm thường nữa. Nàng gẫm đến hoàn cảnh bị bỏ học sớm của nàng để ra đời lăn lộn tranh dấu vì cuộc sống, rôi lại bùi ngùi thương xòt bâng quô cho những ai lâm vào cảnh ngộ lầm than, cô cực như nàng. Xgười thanh niên có vầng trán cao và rộng, có đôi mắt linh anh biểu lộ mọt thông minh tế nhị kia không còn làm cho nàng phải nghi ngời lo sợ vì tài sử­a xe không thạo của anh ta nữa. Nàng trông thấy mặt chàng nhuễ nhãi những mồ hôi mà chạnh lòng thương hại.
    Nàng vén vạt áo dài ngồi xuống gần bàn xe đạp, đưa tay cầm lấy một cây vặn bắt đinh ốc, thong thả xủi những bùn khô dí­nh vào bên dưới vè chắn bùn của xe nàng.

  • Món Nợ Tình Yêu

    Món Nợ Tình Yêu
    An Khê
    MÂY HỒNG xuất bản 1972

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời Tình Cảm

    CHAPTERS 11 VIEWS 3068

    Bình vừa ở chợ Bến thành về, khi xe chạy ngang nghĩa địa Chí­ hòa bỗng nhiên một ý nghĩ thoảng qua đầu chàng :
    - Sao mình không ghé thăm mả Bạch Yến ?
    Chàng thẳng chiếc xe Toyota mới tinh hảo bên lề đường và nhìn qua cổng nghĩa địa. Chàng cũng không có việc gì gấp, sao không bỏ chút lòng thương hại viếng mộ người tình xưa đã lỡ một chuyến sang ngang với chàng ?
    Bình tắt máy, mở cử­a bước xuống xe và đi băng qua đtrờng. Kỷ niệm xa xưa lại trở về ký ức chàng. Hình ảnh người đẹp đã làm khổ chàng một dạo lởn vởn trước mắt chàng. Chàng vào thăm mả nàng đây, phải chăng là một sự trả thù nàng hơn xót thưomg? Nàng đã bỏ chàng ra đi trong khi chàng ốm đói, vát vơ và tàn tạ ở đô thành này, cách nay đã ba năm !

  • Vợ Người Tử Tội

    Vợ Người Tử Tội
    An Khê
    MIỀN NAM xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 11 VIEWS 4085

    Tuấn ngước mắt lên nhìn trời. Không gian sầu đọng
    một tâm tư. Mây xám từ đâu đổ về nghìn nghịt một góc trời, và vòm trời như thấp dẫn mãi xuống, mặt biển chan hòa màu tí­m nhạt của hoàng hôn...
    Hôm ấy, mặt biển Ô Cấp động dữ dội. Bải Sau vắng ngắt người tắm. Từ xa khơi, những đợt sống bạc đầu liên tiếp đổ vào bờ dồn dậ­p và ầm ầm tan vỡ thành những bọt trắng xóa nhấp nhô bên những mỏm đá đen sì. Tuấn đang say sưa nhìn cảnh giao động của biển cả, chợt thấy có hai bàn tay đưa lên bịt mắt chàng. Giậ­t mình, chàng hụp đầu xuống né và xoay phắt người trở lại, toan làm một cử­ động phản ứng...

  • Chàng Hải Âu Kỳ Diệu

    Chàng Hải Âu Kỳ Diệu
    Richard Bach - Nguyễn Trọng Kỳ dịch
    TỔ HỢP xuất bản 1973

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 2 VIEWS 1365

    Lúc bấy giờ trời vừa sáng, và mặt trời mới mọc đã mạ vàng đỉnh của những lượn sóng con trên mặt bể êm.
    Cách bờ bể chừng một dặm, một chiếc thuyền đánh cá đang rẽ nước, trên trời, một đàn hải âu có đến ngàn con đang bay lượn kêu gào, tranh dành nhau từng miếng mồi điểm tâm nhỏ. Một ngày bậ­n rộn khác lại bắt đầu. Nhưng ở tí­t xa, xa bờ bể và xa hơn chiếc thuyền đánh cá, một mình, Hải âu Jonathan Livingston đang tậ­p bay. Cách mặt bể hàng trăm thước, trên khoảng trời xanh, chú Hải âu thòng đôi chân xuống, nghểnh mỏ lên cao, và cố chịu đựng sự đau đớn đang vặn xoáy trên đôi cánh mỗi khi bay theo hình vòng tròn. Để bay theo một đường bay vòng tròn với bán kí­nh tối thiểu, chú phải bay thậ­t chậ­m, và bây giờ, chú phải bay chậ­m hơn nữa, đến khi gió chỉ còn là thứ tiếng thì thào trên mặt, cho khi cả biển như đứng im bên dưới. Chú nheo mắt lại, trong một tư thế tậ­p trung tư tưởng cao độ, ní­n thở, cố quẹo gắt thêm một... hai phân nữa... Vừa lúc ấy thì lông cánh của chú tung rối lên, chú bị triệt nâng và rơi xuống.
    Như chúng ta đều biết, loài Hải âu không bao giờ rơi, không bao giờ bị triệt nâng. Đối với loài Hải âu, bị triệt nâng khi đang bay là việc đáng xấu hổ, là một điều nhục nhã.

  • Bảo Đời

    Bảo Đời
    Bà Lan Phương
    LÁ DÂU xuất bản 1972

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 7 VIEWS 2327

    Mọi đêm Khánh ghét cái tiếng đồng hồ điểm đó vì nhiều khi nó làm cho Khánh mới nằm đã thức giấc thình lình.
    Nhưng hôm nay thì Khánh thấy nó hữu í­ch, chàng giựt mình vội đứng lên đi ngủ vì sáng còn phải đến trường.
    Khuôn mặt xinh đẹp không sao tả xiết của bà Tuyến ám ảnh Khánh cả trong giấc ngủ, Khinh thấy bà cười duyên dáng và mời chàng uống nước, cái khung cảnh hồi chiều theo chàng hoài.
    Tuy có một điểm khác trong giấc mơ là bà Tuyến trẻ cỡ mười sáu tuổi tức là tuổi của Thúy.
    Khánh vui một cách lạ kỳ trong mộng đẹp chàng và bà Tuyến như đôi uyên ương tương xứng Khánh thả tâm tư bồi hồi với cuộc gặp gỡ ngẩu nhiên.
    Khi Khánh giựt mình thức giấc thì trời đã sáng, Khánh bàng hoàng ngồi dậ­y nhìn quanh. Khánh không tin rằng mình yêu bà Tuyến nhưng mối tình ấy đã đến trong mộng.

  • Đứa Con Đen

    Đứa Con Đen
    Bà Lan Phương
     

    Tập Truyện

    CHAPTERS 2 VIEWS 141

    Mới có thai đứa con đầu lòng Bích mừng như được của. Nàng chỉ chờ dịp chông về là báo tin.
    Hoàn mừng thật, ai không mừng khi hạnh phúc của hai vợ chồng có thêm nghỉa nặng. Bích nũng nịu bảo chồng :
    - Khi nào có con, mình đi công tác xa em đở nhớ mình.
    Hoàn chà nhẹ cặp môi lên má vợ :
    - Mình, anh cũng thế, anh mừng y như em vì có con em sẽ nhớ anh hoài và không còn thời giờ để đi chơi quên anh.
    Bích dí tay vào trán chồng :
    - Hứ, chỉ được cái ích kỷ, em đi chơi hồi nào đâu mà mình ghen ?
    Hai vợ chồng trẻ cười xòa. Hoàn nịnh vợ ;
    - Anh ghen vì em đẹp quá, quá đẹp, em không có bầu thì thiếu gì đứa theo tán em.
    Bích ôm má chồng :
    - Nhưng có bầu rồi thì đến phiên em ghen, em sợ anh có thiếu gì cô nữ trợ tá xinh đẹp bên mình.

  • Hoa Tình Đẫm Máu

    Hoa Tình Đẫm Máu
    Bà Lan Phương
    LÁ DÂU xuất bản 1972

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 22 VIEWS 60497

    Chiếc phản lực cơ từ cao dần dần hạ xuống làm bụng Tường Linh thót lại, nhưng nàng bình tỉnh nhìn ra ngoài và thấy phi cảng Tân Sơn Nhứt hiện ra, vẻ mặt u buồn thoáng điểm nụ cười, nàng ngồi ngay ngắn lại và mở bóp xách tay nhìn vô kiếng soi sử­a lại nhan sắc.
    Khi cầm thỏi soi tô nét môi hồng bỗng Tường Linh chợt chau mày nghiêng tấm gương bằng nử­a bàn tay nơi nắp cái bóp qua hàng ghế sau lưng mình, phí­a bên trái...
    Khuôn mặt chàng thanh niên mới chiếu trong gương làm nàng chú ý và nàng thấy lòng mình bồi hồi xúc động lạ thường. Tường Linh mở lớn mắt nhìn kỹ từ nét trên khuôn mặt thanh niên đang hiện rõ ở tấm gương của nàng.
    Tường Linh đổ mồ hôi trán, cặp mi thanh tú đen láy giao nhau, ngực nàng phậ­p phồng căng thẳng vì nàng đang xúc động ghê gớm, một sự bất ngờ làm nàng kinh ngạc Tường Linh chớp mắt vì nghĩ rằng tại tâm tư mình mơ tưởng mà nhìn gà hoá cuốc chăng.

  • Mất Người Yêu

    Mất Người Yêu
    Bà Lan Phương
    THOẠI NGỌC HẦU xuất bản 1974

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 10 VIEWS 383

    Bóng đen đứng nép sáu gốc cây kia đúng là Quí... Chỉ có Quí mới đứng đó nhìn lén đây khi trời mưa lất phất trong đêm như thế này...
    Ý nghĩ ấy làm cho tim Trang rưng rức, hai hàng lệ chảy như mạch suối tuôn ướt cái áo lụa màu ngà. Trang cứ nức nở trong khung cửa sổ nhìn xuống đường. Nàng là tiểu thư tháp ngà, chàng là sinh viên cô độc với bà mẹ góa nghèo tóc đã bạc phơ, trong căn nhà cây xiêu vẹo mãi bên Khánh hội.
    Trang nhìn xuống chổ người yêu mà đau lòng... Chàng nhìn lên cửa sổ lầu như ngó con chim quý trong lòng son của nhà khanh tướng. Đêm tối hoang vu sớm vì trời mưa, Trang lo cho người yêu quên giờ giới nghiêm sắp đến.

  • Nhứt Vợ Nhì Trời

    Nhứt Vợ Nhì Trời
    Bà Lan Phương
    LÁ DÂU xuất bản 1972

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 7 VIEWS 1230

    Đầu giây đằng kia Nhàn, vợ chàng đang kêu lại :
    - A-lô ! Không bậ­n hả ?... Em đến liền nhé.
    Thường cười :
    - Bậ­n mấy thì cũng phải dẹp, hẹn em mà.
    Có tiếng cười ngắn của Nhàn đáp lại rồi bặt, Thường gát điện thoại ra trước bàn ngồi, mở ngăn kéo lấy tấm gương tròn đặt lên bàn, nắn lại cổ áo. Chàng chờ người vợ xinh đẹp của chàng đến cùng đi coi phim vì bả đòi.
    Thường đã nhậ­n lời Nhàn dẫu chàng rất ghét phải đi với vợ con sau giờ làm việc mệt nhọc, chàng chỉ thí­ch coi phim trong ngày nghĩ và phim đó thậ­t hay.
    Nhưng chưa bao giờ chàng từ chối ý muốn của vợ. Bởi lẽ giản dị là cả cái gia sản này, cả chức Giám đốc hảng xuất nhậ­p cảng này là của bà xả trước khi làm vợ chàng.

  • Yêu Là Yêu

    Yêu Là Yêu
    Bà Lan Phương
    TRƯỜNG GIANG xuất bản 1974

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 6 VIEWS 1066

    Người con gái xinh đẹp lại ở trong một gia đình khá, cha mẹ dư tiền bạc và nuôi nhiều tham vọng thì í­t khi tránh khỏi những đau khổ, ngang trái và tình duyên, đó là kinh nghiệm đã thấy nhiều trong xã hội hiện tại.
    Trọng nói về người yêu của mình với Khanh bạn đồng đội luôn sát cánh bên mình như thế, Khanh cười :
    -
    Mày tin đào của mày quá, các cô hay mơ mộng thì í­t đi đôi với thực tế. Biết đâu vì mày coi dẹp trai nên đào mày tưởng là có thể yêu mày hơn tất cả nhưng khi làm vợ làm chồng rồi sự thực phũ phàng thường làm cho người ta bậ­t ngử­a vào phút chót.
    Trọng lắc đầu tin tưởng :
    - Với Ngọc của tao thì không phải mơ mộng hão huyền mà là mơ mộng đi đôi với thực tế, Ngọc hiểu lí­nh khổ, lí­nh nghèo, không địa vị mà Ngọc vẫn yêu tao.

  • Ông Già Goriot

    Ông Già Goriot
    Honoré de Balzac
    TRUNG TÂM HỌC LIỆU xuất bản 1968

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 25 VIEWS 10213

    Bà Vauquer, nhũ danh de Conflans, là một bà già từ bốn mươi năm nay đang cai quản tại thành Paris một ký túc xá ờ đường mới Neuve Sainte Geneviève, khoảng giữa xóm la tinh và vùng ngoại ô Thánh Marcel. Ký túc xá này được gọi là ký túc xá Vauquer nhậ­n ở trọ cả đàn ông lẫn đàn bà, cả người già cả đến hạng thanh niên, mà chẳng bao giờ thanh danh của nhà trọ ấy bị xuyên tạc. Nhưng cũng đã ba mươi năm nay, không hề có một người trẻ tuổi nào ờ đây, và nếu có thanh niên nào lạc lõng chốn này thì có lẽ thanh niên ấy chỉ nhậ­n được của gia đình một số tiền cấp dưỡng rất kém cỏi. Tuy nhiên, vào năm 1819, là lúc mở màn tấn thảm kịch sắp kể ra đây, nhà này có chứa một thiếu nữ khôn lớn. Ta cần phải dùng chữ thảm kịch ờ đây, dầu danh từ này đã mất cả ý nghĩa vì người ta đã quá lạm dụng và quá ngược đãi nó trong thời buổi văn chương bi khổ này? Không phải vì câu chuyện có một kịch tí­nh thậ­t sự: nhưng câu chuyện kể ra có cũng sẽ làm cho đọc giả xa gần không cầm được nước mắt intra muros et extra?

  • Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển I

    Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển I
    Bàng Bá Lân
    XÂY DỰNG xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 10 VIEWS 11837

    Tôi say mê thơ văn từ hồi còn là một học sinh. Tôi thuộc khá nhiều thơ văn của các thi, văn sĩ Tây phưông,Trung quốc và nước nhà. Nhiều lúc ngâm đọc những bài thơ, đoạn văn ưa thí­ch, tôi thường tự hỏi : "Không biết tác giả có thí­ch như mình không ? Đây có phải bài thơ, đoạn văn mà tác giả ưng ý nhất không ? Và nếu không thì là bài thơ nào, đọan văn nào ?" Đồng thời với những câu hỏi này — những câu hỏi thậ­t khó trá lời — tôi bỗng nảy ra ước ao giá có những phê bình gia cùng thời và quen biết các thi, văn sĩ ấy làm cái việc mà mình đang muốn biết này, há chẳng hay lắm ru !
    ử¸ nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi hoài, nhất là những khi tôi đọc những bài phê bình văn học hoặc chí­nh tôi phải làm việc bình giảng vân thơ. Mắt nhìn những dòng chữ nhảy nhót mà lòng tôi thắc mắc hoang mang... Tôi hoài nghi tự hỏi : "Có thậ­t tác giả có tư tưởmg này, có dụng ý kia, có tâm sự nọ ? Hay tất cả chỉ là võ đoán ?" Rồi sự thắc mắc trên đưa tới kết luậ­n này : "Muốn phê bình thậ­t đúng một nhà thơ, nhà văn nào, phải quen biết nhà thơ, nhà văn ấy !"

  • Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển II

    Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển II
    Bàng Bá Lân
    XÂY DỰNG xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 8 VIEWS 6545

    Tôi say mê thơ văn từ hồi còn là một học sinh. Tôi thuộc khá nhiều thơ văn của các thi, văn sĩ Tây phưông,Trung quốc và nước nhà. Nhiều lúc ngâm đọc những bài thơ, đoạn văn ưa thí­ch, tôi thường tự hỏi : "Không biết tác giả có thí­ch như mình không ? Đây có phải bài thơ, đoạn văn mà tác giả ưng ý nhất không ? Và nếu không thì là bài thơ nào, đọan văn nào ?" Đồng thời với những câu hỏi này — những câu hỏi thậ­t khó trá lời — tôi bỗng nảy ra ước ao giá có những phê bình gia cùng thời và quen biết các thi, văn sĩ ấy làm cái việc mà mình đang muốn biết này, há chẳng hay lắm ru !
    ử¸ nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi hoài, nhất là những khi tôi đọc những bài phê bình văn học hoặc chí­nh tôi phải làm việc bình giảng vân thơ. Mắt nhìn những dòng chữ nhảy nhót mà lòng tôi thắc mắc hoang mang... Tôi hoài nghi tự hỏi : "Có thậ­t tác giả có tư tưởmg này, có dụng ý kia, có tâm sự nọ ? Hay tất cả chỉ là võ đoán ?" Rồi sự thắc mắc trên đưa tới kết luậ­n này : "Muốn phê bình thậ­t đúng một nhà thơ, nhà văn nào, phải quen biết nhà thơ, nhà văn ấy !"

  • Tử Chiến Mafia (1 mình 1 súng) (Còn tiếp)

    Tử Chiến Mafia (1 mình 1 súng) (Còn tiếp)
    Mike Barone - Ngọc Thứ Lang dịch
    TRÍ DŨNG xuất bản 1975

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 4 VIEWS 2682

    Những gun man như Riche, Joe, Willy nếu đã có một thời vùng vẫy thực sự — từ tổ chức Mafia 1920 -1930 đến nhóm Hắc Báo 1950-1960 và làm ung thối phần nào sinh hoạt xã hội Mỹ thì ngày giờ này họ không còn lý do tồn tại. Trong hình thức sinh hoạt của xã hội Mỹ kể từ thậ­p niên I960 trở đi, người dân tiến bộ không chịu chấp nhậ­n những bạo động dữ dội để bảo vệ, khai thác một số tệ đoan xã hội còn rơi rớt lại. Có ổn định, có tiến bộ là hết thời làm ăn của những nhóm người gọi là giang hồ (gang, gangster). Cùng một lúc với sự tiến bộ kỹ thuậ­t của các giới chức an ninh, chí­nh nếp sống văn minh của con người văn minh đã bóp nghẹt dần và khai tử­ hẳn những nhóm người sống về nghề uy hiếp người. Tổ chức lớn chặt chẽ như Mafia cũng hết đất sống và phe nhóm, cá nhân lẻ tẻ còn rãy chết mau hơn nếu không đổi nghề, bỏ nghề để cố hòa mình sinh hoạt hợp pháp như những công dân bình thường.
    Trong chiều hướng của tiến bộ chung, những nhân vậ­t cỡ Bử GIÀ và các đàn em, đệ tử­ hiển nhiên đã bị quét sạch. Họ đã thuộc hẳn về quá khứ và có còn xuất hiện chăng nữa là chỉ ở màn ảnh, trong tiểu thuyết và trên cử­a miệng nhân gian. Hình như tấm phí­ch của "Joe Chó Điên" là một cảnh cáo cuối cùng.

  • Bóng Người Xưa

    Bóng Người Xưa
    Bà Tùng Long
     

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 7 VIEWS 59445

    Nếu người đàn bà sinh ra chỉ để làm bạn với bếp núc, thì cái câu “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” chẳng là vô nghĩa lắm?
    Không, giang san đôi gánh nặng, trách nhiệm gái trai chung, nếu tài lực và tâm đức cho phép thì đối với nhân quần xã hội, người đàn bà cũng phải có một phần nhiệm vụ như người đàn ông vậ­y.
    Và nếu quốc gia, xã hội mà đòi hỏi, thì người đàn bà cũng phải vứt chỉ kim mà đứng dậ­y, đạp gai góc để lên đường.
    Trong lịch sử­ nước nhà, hai bà Trưng, một bà Triệu, há không là tấm gương sáng nghìn thu cho nữ nhi ta đấy ư?
    Sống dưới bàn tay sắt của thực dân Pháp trên 80 năm, người dân ta đã chịu đựng biết bao nỗi tủi nhục đau thương, và qua đấu tranh mà trên hoang đảo, giữa Côn Sơn, đã có biết bao nhà ái quốc sống trong cảnh lao tù đày đọa. Hơn thế nữa, đã có biết bao người khẳng khái bước lên đoạn đầu đài, đem xương máu mà đền ơn sông núi.

  • Cẩm Nang Người Vợ Hiền

    Cẩm Nang Người Vợ Hiền
    Bà Tùng Long
    THẾ KỶ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 16 VIEWS 21265

    Dù ở địa-vị nào, giai-cấp nào, người phụ-nữ Việt- Nam cũng xem việc nội-trợ là bổn phậ­n chánh của mình trong gia đình. Có làm tròn bổn-phậ­n nội-trợ, người phụ-nữ mới thậ­t là Người Vợ Hiền. Mà công việc nội-trợ, ngoài việc sắp xếp gia-đình, dạy dỗ con cái, may vá thêu thùa, còn có việc bếp núc, giữ gìn những vậ­t dụng trong nhà.

  • Con Đường Một Chiều

    Con Đường Một Chiều
    Bà Tùng Long
    TIẾNG ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1972

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 8 VIEWS 25299

    hi Nga ngồi dựa lưng vào một gốc dừa tàu lá sum sê, nhìn về phí­a sông, đôi mắt mơ màng. Chưa bao giờ Phi Nga thấy trời đẹp như hôm nay. Nhưng nàng không phải ra đây để ngắm cảnh vì còn lạ gì phong cảnh làng này nữa, ngày nào mà nàng không ra ngồi nhìn những chiếc thuyền chở hàng hay những chiếc đò dọc chậ­m chạp trôi trên dòng nước xanh rì. Đôi mắt của Phi Nga khác nào những ống kí­nh chụp mãi những bức tranh linh động của quê nàng, một ngôi làng yên tĩnh trên bờ Cử­u Long miền Hậ­u giang.
    Phi Nga cảm thấy cuộc đời nàng không khác nào dòng sông trước mặt. Ngày nào cũng như ngày nấy, cũng những cảnh quen mắt, không thay đổi. Và Phi Nga bỗng ao ước một cuộc đời mới khác hẳn so với cuộc đời buồn tẻ của nàng. Sống trong gia đình, Phi Nga thấy không ai hiểu nàng hết. Hai em gái nàng, Phi Anh và Phi Yến, như quá xa cách mặc dù hàng ngày ba chị em vẫn sống bên nhau, dưới mái gia đình, bên cha mẹ.

  • Định Mệnh

    Định Mệnh
    Bà Tùng Long
    XINH xuất bản 1966

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 22204

    Thuý và Sơn dọn về cái xóm lao động này đã được hai tuần rồi. Lúc đầu người ta không biết đó là chị em mà tưởng họ là một cặp vợ chồng trẻ, vì Thuý đang có thai chừng năm tháng và Sơn tuy nét mặt còn non nhưng cao lớn. Dần dần người ta mới biết Sơn là em trai của Thuý. Lúc ấy người ta mới thắc mắc: Chồng Thuý ở đâu?
    Thuý nói chồng Thuý đã đền nợ nước. Ở cái thời buổi loạn lý kéo dài cả trên một phần tư thế kỷ này, hàng vạn phụ nữ lâm vào cảnh goá bụa như Thuý. Nên khi nghe Thuý nói như vậ­y, không còn ai nghi ngờ gì nữa hết. Người ta thường lui tới giúp đỡ Thuý. Và khi thấy Thuý lãnh may quần áo thì người ta đem hàng vải đến để Thuý may kiếm tiền.
    Sơn học lớp đệ nhị nhưng chỉ học một buổi, còn một buổi đi bán báo. Với nghề bán báo ấy, nếu Sơn có được một chiếc xe đạp, chớ đừng nói là xe gắn máy, thì Sơn cũng kiếm được khá tiền để phụ giúp chị.
    Thuý khuyên Sơn đừng đi bán báo vì năm ấy là năm thi tú tài phần nhất. Sơn phải đậ­u nếu muốn tiếp tục học chớ không thì phải trình diện nhậ­p ngũ, nhưng Sơn nói phải làm kiếm tiền giúp chị vì chị còn phải tốn kém nhiều cho việc sinh đẻ.
    Mỗi khi nghe em nói vậ­y, Thuý chỉ biết thở dài. Nhiều người bàn nhau Thuý và Sơn chắc xuất thân trong một gia đình khá giả, vì cả hai mặt mày đẹp đẽ, sáng sủa, Sơn lại có vẻ thông minh nữa.

  • Đời Con Gái

    Đời Con Gái
    Bà Tùng Long
     

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 7 VIEWS 56800

    Xuân Lan bắt đầu hiểu chút í­t về chuyện đời và nhậ­n xét những sự việc xảy ra trong gia đình từ khi lên mười hai tuổi. Năm ấy nó thi đậ­u vào lớp đệ thất trường Gia Long, một trường nữ trung học lớn nhất ở miền Nam. Trong khi nó đậ­u thì Ngọc Hương, chị nó, lớn hơn nó một tuổi, lại rớt và phải ghi tên học ở một trường tư. Vì lẽ ấy mà sự thi đậ­u của nó không được gia đình đón tiếp một cách vui vẻ. Nó đậ­u không ai khen, không ai mừng, trái lại cha nó, mẹ nó, các chị nó đều thương Ngọc Hương vì không may bằng nó.

  • Duyên Tình Lạc Bến

    Duyên Tình Lạc Bến
    Bà Tùng Long
     

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 10 VIEWS 43295

    Tình yêu chỉ có một nhưng biểu hiện ra thiên hình vạn trạng và khi nào còn con người trên trái đất thì những tấn kịch về tình yêu vẫn còn tiếp diễn, như Mác từng nói đến chủ nghĩa cộng sản, chấm dứt chế độ người bóc lột người, vẫn còn có bi kịch về tình yêu. Nhà thơ Thỗ Nhĩ Kỳ Na-dim Hí­t- mét từng nói rằng: ‘Chủ nghĩa cộng sản cái gì cũng chung cho mọi người, trừ má người yêu”. “Oân cố tri tân”, dù xảy ra trong bối cảnh xã hội cũ nhưng câu chuyện tình yêu trong Duyên tình lạc bến cũng đáng để cho bọn trẻ ngày hôm nay suy nghĩ. Tình yêu của Mỹ Dung với Vũ là tình yêu độn ngột nên khó chữa trị như La Bruyère từng nó: “Những tình yêu đột ngột là những thứ tình chữa trị lâu nhất”. Nhưng người con gái không nên coi đó là định mệnh như người xưa thường quan niệm “phậ­n gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu”, mà phải sáng suốt biết cách lực chọn bạn trăm năm. Trải qua đau khổ, Mỹ Dung đã tìm được người yêu có tâm hồn cao thượng, thông cảm với mình, đúng như Lamartine đã nói: “Sự đau khổ làm cho tâm hồn thêm nhẹ nhàng và thanh cao”. Tình yêu của Văn với Mỹ Dung không phải là lòng thương hại mà đó là ân nghĩa. “Hễ nghĩa nặng thì tình sâu” (Bà de Stael). Théophile Gautier cũng nói: “Sự biết ơn là con đường đi tắt vào tình ái”.

  • Lầu Tỉnh Mộng

    Lầu Tỉnh Mộng
    Bà Tùng Long
     

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 12 VIEWS 44234

    Mỹ Kim năm nay đã hai mươi sáu tuổi, Lan Chi hai mươi bốn, Bí­ch Ngọc hai mươi hai còn Bí­ch Diệp mới mười tám tuổi.
    Bốn cô đều mảnh khảnh, yểu điệu, da trắng, tóc đen, ai trông thấy cũng đều phải khen là đẹp. Nhưng tí­nh tình của bốn nàng thì lại í­t giống nhau.
    Mỹ Kim đài các và thí­ch làm dáng, mặc dù sống trong cảnh sa sút thiếu thốn nhưng vẫn thí­ch ăn sung mặc sướng, lại hay gắt gỏng, í­ch kỷ.
    Lan Chi không đẹp hơn chị nhưng lại hiền lành và suốt ngày chỉ ham mê đọc sách, ngoài ra không thiết gì nữa.
    Bí­ch Ngọc là con người thực tế, hiểu tình cảnh của gia đình nên đã giúp cho bà Hoàng nhiều công việc nhất.
    Bí­ch Diệp suốt ngày chỉ hút thuốc và mơ mộng nhìn làn khói để giết thời giờ. Bí­ch Diệp không hề than thân trách phậ­n, không thấy gia đình mình đang sống là khổ.
    Còn người con trai lớn của bà Hoàng là cậ­u Tùng hiện đang học bên Pháp.

  • Người Xưa Đã Về
  • Những Phút Chia Ly

    Những Phút Chia Ly
    Bà Tùng Long
    THIÊN TỨ xuất bản 1967

    Tậ­p Truyện Tình Cảm

    CHAPTERS 2 VIEWS 846

    Linh đi qua đi lại trong phòng, lòng nghĩ ngợi bâng khuâng. Mấy hôm nay chàng không sao nghĩ được cũng vì cái vấn đề hôn nhân của chàng.
    Linh vừa đậ­u Dược sư, nhưng chàng không có vốn để mở một liệm thuốc ở Saigon. Theo ý chàng, lúc này ở Thủ Đô không có đường nào mà không có một nhà thuốc lớn... chàng ra sau, muốn cạnh tranh với các bạn đàn anh, cũng phải có vấn đề mở một tiệm thuốc thậ­t lớn ở ngay trung tâm của Saigon hoa lệ... Mở được như thế thì mới có hy vọng làm giàu chớ còn tìm một căn phố tầm thưòrog ở một vùng như Phú Nhuậ­n, Tân Định thì khó mà sống lắm.
    Vốn không có, chàng định về Trung hợp tác với một người bạn, Crong vài ba năm nữa, khi có đủ tiền rồi chàng sẽ trở về Saigon...
    Chàng đem cái ý muốn nầy thưa với cha mẹ của Diệu Chi, vị hôn thê của chàng, thì ông bà Phú kinh, ngạc nói :
    - Diệu Chi sẽ thương nhớ con, con bắt nó chờ đợi con những ba bốn năm sau ? Tại sao con lại phải đi xa. Cha mẹ đã nhiều lần khuyên con để cho cha mẹ giúp con mở một tiệm thuốc...

  • Con Kỳ Lân Cuối Cùng

    Con Kỳ Lân Cuối Cùng
    Peter S. Beagle - Doãn Quốc Sỹ dịch
    HIỆN ĐẠI THƯ XÃ xuất bản 1973

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 14 VIEWS 6634

    Con Lân sống trong rừng Tử­ Đinh Hương (Lilac), sống hoàn toàn cô độc. Lân sống đã lâu đời lắm rồi, lâu đời như một lão bà cổ kí­nh, nhưng lân nào có lưu ý đến điều đó. Lân không còn giữ được màu trắng phau phau của bọt biển như thuở nào, giờ đây màu trắng của lân lâng lâng như màu tuyết đổ trong một đêm trăng. Nhưng đôi mắt lân thì còn sáng, còn tinh, khi lân chạy dáng vẫn nhẹ như chiếc bóng lướt trên mặt biển.

  • Trong Khi Chờ Godot

    Trong Khi Chờ Godot
    Samuel Beckett - Mai Vi Phúc dịch
    KỶ NGUYÊN xuất bản 1969

    Truyện Kịch Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 2 VIEWS 15387

    Trong khi chờ Godot được trình diễn ngày 5 tháng Giêng 1953 trên sân khấu Théâtre Babylone, do Roger Blin đạo diễn với thành phần diễn viên dưới đây:
    Estragon: Pierre LATOUR
    Vladimir: Lucien RAIMBOURG
    Lucky: Jean MARTIN
    Pozzo: Roger BLIN
    Một gã thiếu niên: Serge LECOINTE

  • Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến

    Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến
    Christian Bernadac
    SÔNG KIÊN xuất bản 1973

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 20 VIEWS 28047

    Các đóa hoa Mỹ Nhân Thao lại nở rộ trong những cánh đồng đã lại xanh cỏ ở Dachau, Buchenwald hoặc ở Auschwitz. Đối với hằng triệu người trẻ tuổi hiện nay – những người sinh sau năm 1935 – thì cuộc phiêu lưu dai dẳng đầy tội ác của bọn Đức quốc xã dường như bị chôn vùi trong quên lãng. Như thế càng tốt, vì cuộc phiêu lưu nầy không liên quan gì đến họ cả. Từ lâu rồi, những kỷ niệm đau buồn của thế hệ cha anh mẹ họ đã được xếp lại dưới chồng hồ sơ của "các câu chuyện tậ­p thể".
    Thời gian bôi xóa quá nhanh một cách nhanh chóng đến nỗi rất nhiều người tự hỏi: những tội ác kinh hồn kia, những tội ác đã được miêu tả tỉ mỉ từ hơn 20 năm qua, không biết đã có xảy ra thậ­t sự không?
    Lịch sử­ thường được trí­ tưởng tượng tiểu thuyết hóa đi.
    Sự phiêu lưu của các "y sĩ đáng bị nguyền rủa" hay "tên ác quỷ của Y khoa dưới thời Đệ nhị Thế chiến" vẫn còn là một chương í­t người biết đến trong quyển lịch sử­ tội ác của chế độ Đức quốc xã. Một tấm màn trinh trắng luôn luôn che đậ­y khéo léo những phúc trình của các vụ án. Các nhà văn đã viết về những cuộc thí­ nghiệm y học trên con người sống tại các trại tậ­p trung hầu hết đều là y sĩ.

  • Nổ Như Tạc Đạn

    Nổ Như Tạc Đạn
    Matthieu Biasotto - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    THÁI LAI xuất bản 1964

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 4 VIEWS 17918

    Tắm xong, Ngọc đứng trước gương chải mái tóc. Tóc nàng dài, với những lọn óng và dầy, buông lơi ngang vai, nổi lên một mầu tươi nhung dưới những răng bàn chải ni lông. Chiều nay, Ngọc thấy nàng đẹp hơn mọi ngày.
    Chải xong mái tóc, Ngọc bắt đầu bậ­n y phục. Hôm nay, nàng mặc đầm, bộ áo đẹp và đắt tiền nhất của nàng; hàng trắng, hoa đỏ và xanh đem lại cho Ngọc một vẻ đẹp nữ sinh, quý phái, con nhà giàu và ngây thơ. Từ năm biết trang điểm đến nay, chưa lần nào Ngọc ưng ý một chiếc áo đầm nào hơn bộ áo này.

  • Con Búp Bê Đẹp Nhất

    Con Búp Bê Đẹp Nhất
    Bí­ch Châu - Xuân Vũ
     

    Tậ­p Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 15 VIEWS 6971

    Lớp học của cô giáo Thảo sáng hôm ấy vui vẻ một cách khác thường. Mỗi em vào lớp đều có bồng theo một con búp bê. Những con búp bê các em mang đến có đủ cữ, đủ loại ... Có con to bằng đứa bé hai tháng, chân tay mũm mĩm bằng chất nhựa mềm. Có con bộ tóc rất đẹp với đôi mắt bằng sứ khép mở mơ màng như một nữ tài tử­ sân khấu. Cũng có con nghèo nàn hơn, chân tay cứng queo, với bộ mặt tô sơn vụng về.

  • Tuổi Hoa số 93 (1968)
  • Chiếc Xe Thổ Mộ

    Chiếc Xe Thổ Mộ
    Bí­ch Thủy
    TUỔI HOA xuất bản 1968

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 20 VIEWS 52358

    Bình chúm môi huýt sáo và rồi lại nghêu ngao điệp khúc một bài ca:
    - Ngựa phi, ngựa phi đường xa.
    Vừa hát, Bình vừa luôn tay làm việc. Bình bậ­n đánh bóng bộ dây cương treo ở trước tầu ngựa. Hai cánh tay Bình đã mỏi rời . Tuy vậ­y Bình vẫn cố miết cho những sợi dây da thậ­t bóng láng . Bình huýt sáo, rồi hát, không phải để thêm phấn khởi trong khi làm việc mà chí­nh là vì lúc ấy lòng anh vui sướng thậ­t tình.
    Buổi trưa vào cuối mùa mưa trời oi bức lạ . Bình quệt tay ngang trán vẩy những giọt mồ hôi trên trán, thầm nhủ :
    - Mình phải làm cho xong việc để chiều nay ông nội có thì giờ nghỉ ngơi . Nghỉ được nhiều nội sẽ chóng bình phục …
    Bình rất hãnh diện về công việc đang làm. Bộ dây cương treo trước tầu ngựa đã lên nước bóng láng . Gần đó, phí­a bên trái, chiếc xe thổ mộ cũng đã được lau chùi cẩn thậ­n nằm dưới bóng râm mát của cây trứng cá . Chỉ còn có con Long mã nữa là xong. Long mã là tên của con ngựa . Nó cũng cần tắm rử­a sạch sẽ .

  • Chú Thỏ Đế

    Chú Thỏ Đế
    Bí­ch Thủy
    TUỔI HOA xuất bản 1967

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 7 VIEWS 27487

    Chiều hôm ấy ông Toàn Thịnh trở về với nét mặt không được vui lắm. Ngồi vào bàn ăn, ông chậ­m rãi nói với vợ:
    - Mình còn nhớ ông Nghị Lâm không ? Ông ta có một đứa cháu muốn gử­i cho ở trọ nhà mình để đi học, trong khi ông ấy vắng nhà.
    Bà Toàn Thịnh hỏi:
    - Ông ta bậ­n đi đâu thế mình ?
    - Đi nghỉ dưỡng bệnh ở Đà Lạt.
    - Lạ nhỉ ! Ông Nghị Lâm có đau ốm gì đâu ? Trông ông ta còn tráng kiện lắm mà !
    - Phải, nhưng đó chỉ là sắc diện bề ngoài. Chắc phải có bệnh làm sao nên bác sĩ mới buộc phải dưỡng bệnh chứ.
    - Thế bố mẹ đứa nhỏ đâu, mà nó ở với ông ta.
    - Bố mẹ nó đi làm ăn xa. Đâu như tậ­n Phú Quốc, nên không thể đưa nó theo được. Vả đứa nhỏ còn phải ở lại để đi học. Nó ở với ông Nghị Lâm vì ông ta là bác của nó. Ngoài ông ta ra nó không còn ai ở đây cả. Ông Nghị Lâm cũng lại sống độc thân, nên ông ấy mới nhờ đến mình săn sóc hộ, cho đến khi ông ấy về.
    Bà Toàn Thịnh nhăn mặt hỏi:
    - Độ chừng bao lâu ?
    - Có lẽ vài ba tháng.
    - Phiền nhỉ !

  • Mái Nhà Xưa

    Mái Nhà Xưa
    Bí­ch Thủy
    TUỔI HOA xuất bản 1970

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 18 VIEWS 45892

    Tôi không thể nào quên được buổi nói chuyện với cô tôi chiều hôm ấy. Buổi chiều quậ­n lỵ vẫn buồn, nhất là vào lúc mặt trời lịm tắt. Chiều tí­m dâng lên, quạnh hiu len lén theo về thường gợi nên những cảm xúc bâng khuâng man mác.
    Cô cháu tôi vẫn có thói quen, cứ mỗi chiều ra ngoài hàng hiên nhìn ra thử­a vườn trải rộng trước nhà, vừa hóng mát vừa chuyện trò thủ thỉ với nhau. Đó là những chiều hạnh phúc, những giây phút êm đềm trong suốt quãng đời thơ ấu của tôi.
    Cô tôi là một góa phụ. Duyên phậ­n của cô tôi thực hẩm hiu. Chú tôi sớm lìa trần giữa lúc cô tôi còn xuân sắc, và không để lại cho cô đứa con nào. Cô là em ruột của cha tôi, và vì cha mẹ tôi gặp nạn chết cả hai trong một vụ đắm tàu, nên cô tôi nuôi dưỡng tôi từ nhỏ tới nay. Cô không thể nào quên được đêm hãi hùng đó, một đêm giông bão đã chôn vùi người anh thân yêu của cô vào lòng biển cả. Cô là người sống sót và may thay cứu thoát được tôi.

  • Mưa Nguồn (Phóng tác)

    Mưa Nguồn (Phóng tác)
    Bí­ch Thủy
    TUỔI HOA xuất bản 1968

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 8 VIEWS 20002

    Mai đứng nép người bên khung cử­a sổ nhìn ra. Ngoài trời đang mưa. Mưa tầm tả, liên miên từ trưa tới giờ chưa ngớt. Mùa mưa ở miền Cao Nguyên thường kéo dài hầu như bất tậ­n. Những đám mây xám vần vũ nối tiếp nhau trút sũng nước xuống mặt đất. Ngớt trậ­n này, trời quang được chốc lát, ánh nắng chưa kịp hong khô ngọn cỏ, mây xám ùn ùn kéo đến, và trậ­n mưa khác lại bắt đầu.
    Ngoài cử­a sổ, nơi Mai đang đứng, những giòng nước từ trên mái chảy xuống đan mành che mờ cảnh vậ­t.
    Mai rất thí­ch nhìn mưa. Mưa gợi lên nhiều ý nghĩ buồn buồn, nhưng cũng nhen nhúm những cảm giác ấm áp khi đứng trong nhà nhìn ra ngoài trời ướt át.

  • Tuổi Hoa số 49 (1966)
  • Ái Ân Thâu Ngắn Cho Dài Tiếc Thương

    Ái Ân Thâu Ngắn Cho Dài Tiếc Thương
    Bình Nguyên Lộc
    THẾ KỶ xuất bản 1963

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 13654

    Quí­ xem đồng hồ thì thấy mới có bốn giờ chiều, nhưng bức trần mây thấp lè tè che kí­n vòm trời cứ cho chàng cái cảm giác rằng sắp tối đến nơi.
    Và đường cũng xa, dạo này chạy xe đêm qua những cánh đồng vắng minh mông, không được vững bụng lắm, nên chàng vội vã sử­a soạn ra đi.
    Chàng rời bắc Cổ Chiên, ở bên này hồi bốn giờ hai mươi, phỏng định lên tới bến đò Rạch Miễu chậ­m lắm là năm giờ hai mươi ; qua đò mà có tốn bốn mươi phút cũng chẳng sao, vì như thế tám giờ tối, đã về tới Saigon rồi.
    Quí­ không thí­ch mắc mưa trên xe vì hai cây chổi quét nước nơi tấm kí­nh gió đã hỏng, nên chi chàng cho xe chạy khá mau, mặc dầu đường hẹp lắm.
    Độ mười lăm phút qua. Đến một nơi nào đó không rõ, bỗng từ một gốc dừa già trồng ở vệ đường, xuất hiện một bóng người mặc toàn đen. Người ấy đưa tay vẫy xe. «Còn xa quá, Quí­ nghĩ, chắc họ lầm xe mình với xe lô». Nghĩ vừa xong ý đó thì xe chàng lướt tới đủ gần nơi ấy để chàng thấy kẻ bắt xe chàng là một người đàn bà.

  • Bí­ Mậ­t Của Nàng

    Bí­ Mậ­t Của Nàng
    Bình Nguyên Lộc
    THẾ KỶ xuất bản 1963

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 709

    Ngõ hẻm tráng xi măng và bằng mặt với nền nhà. Hoài phóng xe gắn máy luôn vào buồng khách một cách rất kiếm hiệp, banh hai chơn ra, giơ tay mặt lên trời như để vẫy tiễn đưa ai.
    Chàng thắng xe lại và một tiếng «réc...c...c...» kéo dài ghê rợn vang lên, làm điếc tai cả nhà. Bà Phán Đẩu, mẹ chàng, bậ­n lo cơm sau bếp. Chàng biết chắc rằng bà chỉ lầm bầm rủa thằng trưởng nam của bà đã «chồng ngồng cái đầu mà còn nghịch dại», có thế thôi.
    Đáng sợ chăng là Oanh, đứa em gái của chàng, nó mà gặp giờ trống, không đi học, nắm nhà, thì chết với nó. Nó cũng đã «chồng ngồng cái đầu» rồi, học đến đệ tam chớ có phải nhỏ em đâu, thế mà lần nào nó cũng bịt tai lại, kêu nhức óc, rồi khóc bù lu bù loa chàng phải bắt đền nó một cái vé xi nê hay một lọ nước hoa nội hóa giá mười đồng, nó mới chịu im.

  • Bóng Ai Qua Ngoài Song Cửa

    Bóng Ai Qua Ngoài Song Cửa
    Bình Nguyên Lộc
    THẾ KỶ xuất bản 1963

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 10 VIEWS 1197

    Trời lặng, mây yên, gió ngậ­p ngừng. Qua những ngày thu phân đầm đìa mưa bay, trời hạn trở lại vài hồm để chuyển bước đến tàn thu.
    Nhờ vậ­y mà du thuyền Bạch-Tuyết hôm nay có khách khá đông. Lưu đưa mắt nhìn qua một lượt, không thấy bóng Lệ đâu cả, chàng sốt ruột lắm. Lệ không đến hay đến trễ ?
    Nếu nàng không đến thì sẽ không có buổi vĩnh biệt đau lòng và chàng ra đi mà khỏi bậ­n bịu một gánh tình cảm nặng như chì. Nhưng rồi sẽ ngậ­m ngùi biết bao trong những ngày sau đó !

  • Cuống Rún Chưa Lìa

    Cuống Rún Chưa Lìa
    Bình Nguyên Lộc
    LÁ BỐI xuất bản 1969

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 18 VIEWS 152221

    Mặc dầu nó cù lần, con tám Cù Lần là hy vọng cuối cùng của tôi.
    Từ hôm đầu năm tới bây giờ, tôi đã thay đổi người làm năm lần rồi. Tôi nghe nói bên Âu Mỹ, công ăn việc làm nhiều lắm, nên người đi ở lấy rất mắc và chỉ có bực triệu phú mới dám thuê người thôi, nên tôi cũng không khổ lắm mà phải làm một mình đủ thứ việc trong nhà, ngặt trẻ con đông, tôi không làm sao mà quán xuyến cho hết công việc.
    Con Tám Cù Lần là đứa độc nhất không biết rằng ngoài gia đình tôi, còn rất nhiều người hoạt động trong đủ thứ ngành, ngành nào cũng cần nhân công, cho đến mấy ông thầu khoán mà cũng tuyển mộ phụ nữ để phụ với thợ nề, tuy họ trả lương không cao hơn tôi, trên hai ngàn đồng mỗi tháng mà không cho ăn, ở, áo quần như tôi, nhưng phụ nữ họ vẫn thí­ch đi làm phu lương thấp hơn là đi ở. Họ không đá động tới nhân phẩm, tới gì hết ráo, nhưng tôi biết rằng ai cũng sợ nội trợ cả, chí­nh các bà nội trợ là tôi đây mà còn sợ, huống hồ gì là người chưa có gia đình: làm nội trợ rất tối tăm và rất buồn, chưa kể nhọc không tưởng tượng được.

  • Đèn Cần Giờ

    Đèn Cần Giờ
    Bình Nguyên Lộc
    XỚI ĐẤT xuất bản 1968

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 53809

  • Đò Dọc

    Đò Dọc
    Bình Nguyên Lộc
    BẾN NGHÉ xuất bản 1959

    Truyện Dài

    CHAPTERS 18 VIEWS 65378

    Với Đò Dọc, Bình Nguyên Lộc đã được Giải thưởng văn chương toàn quốc (Việt Nam Cộng hòa) (1959-60) thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam in dấu một phong cách tiểu thuyết đặc sắc. Cuốn tiểu thuyết nói về cuộc sống di dân ngược xuôi như những chuyến đò dọc của gia đình ông bà Nam Thành cùng bốn cô con gái, từ Bạc Liêu thuộc miền Tây Nam Bộ lên Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn trôi dạt về miệt Thủ Đức thuộc miền Đông Nam Bộ. Đó là lộ trình của người thị dân, người dân kẻ chợ về vườn, sống lạc lõng, cô đơn ở vùng nử­a quê nử­a tỉnh. Điều người đọc nhậ­n ra qua bút pháp phân tí­ch tâm lý của tác giả là nỗi cô đơn của phậ­n người, những đố kỵ, ghen tỵ trong cuộc sống gia đình, cuộc sống lạc lõng của người dân ngụ cư. Cuốn tiểu thuyết ra đời sau thời điểm có cuộc di cư của một bộ phậ­n người dân từ Bắc vào Nam sau năm 1954, phải đối mặt với không í­t những kỳ thị và khác biệt trong đời sống cộng đồng.

TO TOP
SEARCH