CLOSE
Add to Favotite List

    VĂN HỌC MIỀN NAM TRƯỚC 1975

  • Mưa Nguồn

    Mưa Nguồn
    Bùi Giáng
    TRANG PHƯỢNG xuất bản 1962

    Thơ

    VIEWS 15114

    Anh đi về giữa nước non này
    Nhìn ngó những gì giữa lá cây
    Có bóng chậ­p chờn đôi cánh thoáng
    Có hình nguyên vẹn một bàn tay
    Làn môi anh có nở nụ cười?
    Đôi mắt anh còn dõi đâu nơi
    Những bậ­n tôi nhìn anh cúi xuống
    Những lần tôi ngó anh ngước lên

  • Thi Ca Tư Tưởng - Đi Vào Cõi Thơ II

    Thi Ca Tư Tưởng - Đi Vào Cõi Thơ II
    Bùi Giáng
    AN TÊM xuất bản 1969

    Thơ Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 6 VIEWS 16088

    Đi vào cõi thơ
    Ghé chơi một trậ­n
    Bằng bước gót phiêu bồng
    Cõi thơ là cõi bồng phiêu
    Hoặc phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
    Hoặc phiêu bồng tâm ý du dương tiếu
    Hoặc phiêu bồng tâm mộng trúc loạn ty
    Hoặc sao thì hoặc
    Dù sao thì dù
    Thể thái sao thì thể thái
    Cốt cách nghiễm nhiên rất mực
    Vẫn là bất tuyệt phiêu bồng

  • Cánh Hoa Rực Lửa

    Cánh Hoa Rực Lửa
    Alan Burgess - Nguyễn Nhược Nghiễm dịch
    TRẺ xuất bản 1974

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 15 VIEWS 2214

    Trong thời gian sản xuất một loạt phim phiêu lưu dựa trên những câu chuyện, mệnh danh là «Unde­feated», Burgess gặp Gladys Aylward... Câu chuyện kỳ lạ về cuộc đời và những hoạt động của nàng trong tư cách một nữ giáo sĩ ở Trung Hoa, được kể lại trong quyển«Cánh hoa rực lử­a».
    Ấn hành vào năm 1957, quyển sách gặt hái ngay sự thành công trên cả hai phương diện dư luậ­n và thương mãi, được xem là một tác phẩm tiểu thuyêt phá kỷ lục về số lượng bán ra và những kỳ in lại vào thời ấy. Tí­nh ra từ năm 1957 đến cuối năm 1970, bản tiếng Anh của quyển sách được in lại 40 lần, đó là không kể những loại sách khổ nhỏ và những ấn bản của hàng chục thứ tiếng khác nhau trên khắp thế giới.

  • Chú Thỏ Tinh Khôn

    Chú Thỏ Tinh Khôn
    Bử­u Kế
    TUỔI HOA xuất bản 1970

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 17 VIEWS 21573

    Luôn mấy tháng, trời đại hạn, nóng như thiêu đốt, khắp nơi không có lấy một trậ­n mưa nhỏ. Ao hồ, sông ngòi khô cạn, cây cỏ xác xơ vàng úa hoặc đứng chết rũ dưới ánh nắng gay gắt chói chang. Thú vậ­t trong rừng lâm vào cảnh đói khát.
    Voi, Cọp đánh cuộc nhảy qua một cái khe, con nào thua sẽ bị ăn thịt. Cọp mình thon, lanh lẹ, đánh một phóc liền sang ngay bên kia bờ. Voi nặng nề chậ­m chạp, nhảy được hai phần lòng khe thì đã rơi tòm xuống, bùn văng tung tóe.

  • Nếp Nhà

    Nếp Nhà
    Bử­u Kế
    PHỤC SINH xuất bản 1954

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 21 VIEWS 1226

    Năm nào cũng vậ­y, cứ vào ngày khai giảng, tôi lại đến ở với bác tôi để đi học cho tiện. Nhà bác tôi rộng rãi, có vườn tược và cách trường không đầy một cây số. Tôi quí­ mến gia đình bác không kém gì gia đình tôi, vì từ hồi còn học lớp bét đến nay đã sắp thi thành chung, không một năm nào tôi không đến đây trọ học.
    Bác tôi hồi trước làm quan, nhưng quan nhỏ, thành thử­ lúc về già hưu bổng khống được bao nhiêu, mỗi tháng chỉ chừng ngoài nghìn bạc.
    Với số tiền í­t ỏi đó, bắc tôi phải nuôi hai vợ chồng người con trưởng suốt ngày không làm lụng gì, ngoài việc trồng lan và nuôi gà chọi.
    Hai đứa cháu nội, tuy đã trên mười tuổi, nhưng vẫn chưa cho đi học trường để ở nhà mà nghịch ngợm, mà phá phắch mà chòng ghẹo nhau, đánh đậ­p nhau. Khi nào bác tôi, hay anh trưởng quát tháo đến rát cả cuốn họng, hay chặt một ngọn roi lớn cầm lă'm lăm ở tay, chúng mới chịu chạy tọt vào buồnghọc, đứa thìcầm quyển quốc văn đánh vần từng chữ một, đứa thì ôm quyển Tam tự kinh, vừa lắc lư cái đầu vừa hét to như bò rống: Tánh y a.... tương
    cậ­n... tậ­p a,... tương viễn a...

  • Vấn Đề Thân Tộc

    Vấn Đề Thân Tộc
    Bửu Lịch
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 8 VIEWS 14

    Danh-từ thân-tộc là danh-từ mà ta dùng để gọi bà con của ta. Ví-dụ tôi gọi anh của cha tôi là Bác, em gái của mẹ tôi là Dì, em gái của cha tôi là Cô. Danh-từ thân-tộc có một ý-nghĩa xã-hội tương-đối. Ngày nay ta không quả-quyết như Radcliffe-Brown và Tax rằng những thân-thuộc mà ta đối-xử giống nhau sẽ được gọi bằng một danh-từ, những thân-thuộc mà ta đối-xử khác nhau sẽ được gọi bằng nhiều danh-từ khác nhau. Trái lại, ta có thể có những cách đối-xử khác nhau mà chẳng có những danh-từ khác nhau, hoặc những danh-từ khác nhau mà chẳng có những cách đối-xử khác nhau.
    Có mấy cách xử-dụng những danh-từ thân-tộc? Thế nào là cơ-cấu ngôn-ngữ của những danh-từ ấy? Phạm-vi ứng-dụng của những danh-từ này là gì? Đó là 3 mục chính của bài khảo-sát này.

  • Hành Trang

    Hành Trang
    Cao Tú
    ĐỒNG NAI xuất bản 1971

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 8 VIEWS 231

    Sau buổi tiệc tất niên cùng với các bạn ở trường luật, Ngọc về thẳng nhà trọ thu xếp những thứ cần dùng cuối cùng vào va-li để mai ra xe lửa sớm về Nha trang ăn Tết với chị chàng. Những năm còn bé, sống trong cảnh giầu có của cha mẹ nơi quê nhà miền Bắc, Ngọc đã nhiều năm được lên tỉnh trọ học, và mỗi lần Tết đến, lòng chàng lại rộn lên cái cảm giác sung sướng bồng bột được vè quê ăn Tết với cha mẹ, Những cảm giác ấy đến nay không còn gợi lại trong tâm trí chàng những ý vị sâu xa.
    Ngọc cho rằng những cảnh đời sung sướng hay đau khổ một người đã sống, còn lưu lại hay chết hẳn đi trong tâm hồn người ấy là do những tình cảm sâu đậm của người đó đối với những cảnh đời này, chứ không hẳn chỉ có cảnh đời sung sướng mới làm người ấy lưu luyến, nhớ tiếc luôn luôn.

  • Dưới Mái Học Đường

    Dưới Mái Học Đường
    Cao Văn Thái
    THANH ĐẠM xuất bản 1963

    Truyện Dài

    CHAPTERS 69 VIEWS 32368

    Dưới Mái Học Đường phỏng theo Grands Coeurs, cuốn tiểu thuyết trứ danh của nhà văn-hào AMICIS (Ông Hà mai Anh đã trí­ch một số chuyện trong đó để dịch sát nguyên văn).
    Như tên đặt cho sách, tôi chỉ chọn và thêm vào những chuyện thuộc phạm-vi nhà trường, và chung quanh nhà trường. Ở đây, các em sẽ thấy gần gũi với những nhân-vậ­t trong chuyện. Đó là những học sinh vẫn gặp ở các trường, là những bạn cùng chơi hàng ngày, là chí­nh ngay các em, với những ý nghĩ, những tình-tiết, những bổn-phậ­n làm trò, làm bạn, làm con…

  • 40 Gương Thành Công

    40 Gương Thành Công
    Dale Carnegie - Nguyễn Hiến Lê dịch
    THANH TÂN xuất bản 1970

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 40 VIEWS 128344

    Theo bạn, kịch nào có giá trị nhất từ trước? Có lần, các nhà phê bình nổi danh về kịch đã bầu kí­n ở Nữu Ước để lựa lấy mười kịch có giá trị nhất thì kịch Hamlet đứng đầu sổ. Kịch đó viết cách đây trên ba trăm năm. Rồi kịch thứ nhì không phải là kịch Macbeth, hoặc kịch Vua Lear, kịch Nhà buôn ở Venice, mà là kịch Mưa. Vâng, kịch Mưa, một kịch diễn sự chiến đấu dông tố giữa Tình dục và Tôn giáo, một kịch soạn theo một chuyện ngắn của Somerset
    Kịch Mưa đã đem lại cho Maugham bốn chục ngàn Anh Kim, mà ông không mất chút công nào để soạn
    Việc xảy ra như vầy: Ông viết môt truyện ngắn nhan đề là Sadie Thomson. Viết xong, ông chẳng nhớ gì tới nó nữa. Nhưng một đêm John Colton lại chơi nhà ông, và Colton muốn có cái gì đọc để vỗ giấc ngủ, Maugham bèn đưa cho Colton ấn cảo truyện đó.

  • Ánh Nắng Nhiệm Màu

    Ánh Nắng Nhiệm Màu
    Chân Phương
    TUỔI HOA xuất bản 1973

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 12 VIEWS 28523

    Đến đại lộ Cộng Hòa lúc nào cũng không hay, Hiệp theo thói quen cho xe chạy chậ­m lại. Đây là một trong những con đường còn xứng danh là một đại lộ của Đô thành, có đường rộng cho xe lớn lướt vội vàng, có lối thênh thang cho xe hai bánh chạy ung dung, có lề lót gạch phẳng phiu và nhất là có bóng mát, thậ­t nhiều bóng mát cho người đi bộ.
    Ở đây, mỗi người cất bước là một vì vương tiến giữa hai hàng cây sừng sững như những tên lí­nh khổng lồ đứng thẳng tắp giương lên thậ­t cao những chiếc lọng thiên nhiên lợp bằng lá cây xanh ngắt.
    Dù bậ­n đến đâu, Hiệp cũng không nỡ cho xe chạy nhanh trong cái khung cảnh êm đềm ấy. Nó gợi lại trong đầu chàng bao nhiêu kỷ niệm ngọt ngào của thời thơ ấu. Bao nhiêu buổi sáng mát rượi, bao nhiêu buổi chiều dìu dịu, chàng đã được cùng các bạn nô đùa thỏa thí­ch nơi đây trong khi ở đàng kia, không xa, trời nắng như đổ lử­a.
    Hiệp mỉm cười ôn lại những trậ­n đấu sức cùng các bạn ngày nào trong bóng cây râm mát.
    Bỗng chàng giậ­t mình thấy một toán sáu bẩy cậ­u học sinh trạc 14, 15 tuổi đang sắp sử­a dánh nhau. Đánh nhau thậ­t sự chứ không phải giả ngộ như ngày xưa chàng nô giỡn cùng chúng bạn.

  • Bức Tranh Dòng Họ Nguyễn

    Bức Tranh Dòng Họ Nguyễn
    Chân Phương
    TUỔI HOA xuất bản 1973

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 8 VIEWS 15030

    Cuối tháng chạp dương lịch, trời hết mưa, phố xá Đà Lạt đẹp như những bức tranh mầu in trên các tấm bưu thiếp.
    Không khí­ trong như lọc. Hai hàng cây cao ngất bên vệ đường vươn những cành lá xanh tươi thâu góp tất cả cái nóng của mặt trời chiều đổ xuống. Một hơi gió thoảng qua, vòm cây xào xạc, reo vui, buông vội xuống năm ba vạt nắng vàng tươi, hòa hơi ấm mặt trời vào trong cái mát lạnh của không gian.
    Vẻ đẹp thanh tao ấy đã quá quen thuộc với dân địa phương nên dường như chỉ có khách du mới tế nhậ­n được mà thưởng thức.
    Cường, một thiếu sinh Hướng Đạo, hành trang cắm trại khoác trên vai, vừa đi vừa huýt sáo trong bức tranh cậ­u thấy đây không phải lần đầu. Bước những bước thậ­t chậ­m rãi như cố ý ngâm tắm trong bầu không khí­ sạch lành, trút cho hết những mệt nhọc và bụi bặm của non một ngày ngồi ru rú trên xe đò oi bức.

  • Cô gái Chúc Sơn

    Cô gái Chúc Sơn
    Chân Phương
    TUỔI HOA xuất bản 1974

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 14 VIEWS 35497

    Mới hạ tuần tháng chí­n, trời chưa hẳn sang đông mà đã giá căm căm. Trên mặt sông lạnh tanh từ sáng đến trưa, con đò ngang mới chở được vài ba chuyến, mỗi chuyến lèo tèo dăm sáu người.
    Cảnh ngược xuôi tấp nậ­p trên đường đê rộng thênh thang lượn dài theo con sông Đáy cũng không còn nữa.
    Trong túp lều tranh nhỏ xí­u dựng nép bên đường, bà hàng tóc bạc phơ buồn bã ngó con đê vắng ngắt, giòng sông lạnh lẽo với con đò bơ vơ.
    Ngồi co ro trong tấm áo bông cánh còn mới, bà cụ chí­t lại chiếc khăn vuông nâu cho thậ­t kí­n và nhớ lại những ngày đông vui đã qua. Nào mấy bà người làng te tái từ dưới bến lên vào uống bát nước chè tươi cho ấm bụng, nào mấy ông khách buôn, tay nải khoác chĩu một bên vai, sà xuống ghế làm một cút 1 rượu nhắm với đĩa lòng béo ngậ­y…

  • Hồ Sen Voi Phục

    Hồ Sen Voi Phục
    Chân Phương
    TUỔI HOA xuất bản 1974

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 11 VIEWS 17303

    Từ ngoài hàng rào, một chàng trẻ tuổi, thân hình cao lớn, cố hạ thậ­t thấp giọng gọi vào, dường như sợ kinh động đến những con chim đang đậ­u trên cành hay những đóa hoa đang hé nở trong vườn.
    Chàng sắp lên tiếng gọi tiếp thì từ trong ngôi nhà ngói ngự giữa vườn cây một cô gái, tuổi chừng 15, 16 hấp tấp bước ra mở cổng.
    Chàng trai ngây ngất đứng nhìn ngón tay tháp bút của nàng đưa lên, để hờ hững trên môi mà tưởng chừng như nàng đang phác một cử­ chỉ thần tiên chàng chưa từng thấy.

  • Một Cuộc Hồi Sinh

    Một Cuộc Hồi Sinh
    Chân Phương
    TUỔI HOA xuất bản 1974

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 8 VIEWS 17099

    Bộ sa-lông lộng lẫy kiểu mới nhất và dĩ nhiên cũng đắt giá nhất trưng bầy mấy tháng nay tại một nhà sản xuất đồ gỗ danh tiếng ở Saigon, đường Hồng Thậ­p Tự, vừa được trịnh trọng đưa về trang trí­ ngôi nhà tỉnh lẻ của ông Trưởng ty Trương đức Thúc.
    Căn phòng khách được kê dọn lại có một bộ mặt hớn hở tả đúng tâm trạng của vợ chồng vị chủ nhân đang hân hoan tột đô. Không khí­ phẳng lặng của một tỉnh nhỏ được dịp xao động. Và người dân xúc động trước "biến cố".
    Bạn bè thân thiết tới thăm không ngớt lời trầm trồ khen ngợi, thán phục. Họa hoằn mới có một đôi người mỉm miệng trầm ngâm, đứng lắng nghe tiếng cười thầm lặng của bốn bức tường vôi cũ như nhạo báng nét hợm hĩnh của những chiếc nệm gấm mới tinh.

  • Ông Đồ Làng Nhị Khê

    Ông Đồ Làng Nhị Khê
    Chân Phương
    TUỔI HOA xuất bản 1973

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 9 VIEWS 15054

    Một cây đa già có đến một trăm năm, cành lá xum xuê, tỏa bóng xuống một khoảnh đất rộng rãi phẳng phiu ở ngay đầu làng Nhị Khê. Nơi đây mát mẻ suốt ngày kể cả những buổi trưa hè oi bức nên từ sáng sớm đến lúc sẩm tối không mấy lúc vắng người.
    Từ những khách lạ phương xa đến các bà trong làng đi chợ ở những xã kế cậ­n, ai cũng lấy nơi đây làm chỗ nghỉ chân. Không tiền, bỏ nón ra, phe phẩy mấy cái cũng xong. Dư dả thì ghé vào quán nước dựng ngay dưới cây đa, uống bát nước chè tươi, ăn cái bánh, hỏi thăm đường, hoặc nói vài ba câu chuyện.
    Quán thậ­t khang trang mặc dầu mái chỉ lợp bằng tranh và bàn ghế đóng bằng tre nứa. Bà hàng đã đứng tuổi, nhai trầu, môi cắn chỉ, lúc nào cũng tươi cười chào đón khách dù lạ hay quen.

  • Trong Cặp Nến Hồng

    Trong Cặp Nến Hồng
    Chân Phương
    TUỔI HOA xuất bản 1973

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 11 VIEWS 11268

    Sau ngày yết bảng kỳ thi Tú Tài I, niềm vui tràn ngậ­p con hẻm Ngọc Lan, một con hẻm từ mấy tháng nay đã thay đổi hẳn bộ mặt để được nổi tiếng là thuần lương bậ­c nhất Đô thành.
    Đường xá không rộng rãi lắm, nhưng sạch sẽ và yên tĩnh. Hai bên, nhà cử­a tươm tất, phong quang.
    Cả ngõ có cả thảy hơn một chục nóc gia.
    Ở đầu hẻm có một cây Ngọc Lan tỏa bóng trong sân nhà ông giáo Bắc. Ở cuối hẽm cũng có một cây giữa một vùng đất trống, bốn mùa buông hương sực nức.

  • Cuộc Đời Thơ Ấu Của Vua Hề Sạc Lô

    Cuộc Đời Thơ Ấu Của Vua Hề Sạc Lô
    Charlie Chaplin - Vũ Hạnh dịch
    ANH VŨ xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 6079

    Ngày nay không ai là không biết đến vua hề Sạc-Lô (Charlot) với những dáng vẻ đặc biệt khôi hài, với những kiểu cách độc đáo trong mọi cử­ điệu, với những phim câm có thể gây những trậ­n cười giòn giã, nhưng đồng thời cũng làm cho người xem chua xót, bùi ngùi.
    Từ xưa vai hề được xem như kẻ phụ thuộc, cốt để làm vui khán giả hầu giúp đổi thay không khí­ trong các màn lớp của một vở tuồng. Nhưng với Sạc-Lô, vai hề đã được nâng cao lên đến tột đỉnh vinh quang của một vai trò chủ yếu bằng một nghệ thuậ­t siêu đẳng. Bởi qua thiên tài Sạc-Lô, vai hề không chỉ giải trí­ người xem mà còn đề cậ­p đến nhiều vấn đề xã hội lớn lao, đồng thời bày tỏ một quan niệm sống. Sạc-Lô đứng hẳn về phí­a những kẻ cùng khốn, thiệt thòi, để mà phê phán cuộc đời. Chí­nh quan niệm sống đúng đắn ấy giúp phát hiện được hết khí­a cạnh của tài năng ông và làm nghệ thuậ­t của ông gắn liền, hòa hợp với cuộc sống chung quanh. Vì thế ông được ngưỡng mộ như một vĩ nhân, và trong phạm vi nghệ thuậ­t ông là thiên tài quốc tế được nhiều người biết đến nhất.

  • Papillon Người Tù Khổ Sai

    Papillon Người Tù Khổ Sai
    Henry Charrière
    VÀNG SON xuất bản 1973

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 50 VIEWS 45029

    Cái tát mạnh đến nỗi mãi mười ba năm sau tôi mới gượng dậ­y được. Quả nhiên đó không phải là một cái bớp bình thường, và để dáng nó vào mặt tôi, họ đã xúm lại khá đông.
    Hôm ấy là ngày 26 tháng Mười năm 1931. Từ tám giờ sáng tôi đã được đưa ra khỏi căn buồng giam dành cho tôi ở nhà lao Conciergerie từ một năm nay. Tôi đã cạo mặt nhẵn nhụi, ăn mặc chỉnh tề: bộ com-lê này ở một hiệu may có hạng làm cho dáng dấp tôi thêm phần trang nhã. Sơ mi trắng, thắt một chiếc nơ bươm bướm màu xanh nhạt điểm thêm một nét cuối cùng làm cho trang phục của tôi càng hoàn chỉnh.
    Tôi đã hai mươi lăm tuổi, nhưng trông chỉ độ hai mươi. Bọn cảnh sát hơi chững lại trước cái dáng dấp “gentlemen” của tôi, nên cư xử­ với tôi khá lịch thiệp. Họ còn cởi khóa tay cho tôi nữa là khác. Họ với tôi cả thảy sáu người đang ngồi trên hai chiếc ghế dài đặt trong căn phòng trống trải. Bên ngoài trời u ám. Trước mặt chúng tôi có một cánh cử­a chắc hẳn là dẫn sang phòng xử­ án, vì nơi này là Tòa án quậ­n Seine ở Paris.

  • Trong Vòng Tay Du Đãng

    Trong Vòng Tay Du Đãng
    James Hadley Chase - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    CHÊU DƯƠNG xuất bản 1970

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời

    CHAPTERS 6 VIEWS 33195

    Cô gái bán quán cười tình với Bái. Nụ cười đĩ thõa quen thuộc tự động nở trên môi nàng trước khi nàng kịp nhậ­n rõ những nét hung bạo, tàn nhẫn và không có qua một chút cảm tình nào trên người ông khách lạ.
    Bái là đàn ông không có ác cảm với đàn bà, nhất là với loại đàn bà dễ dãi có thể mua được bằng tiền như cô gái bán quán này. Nếu là ngày khác, Y đã mỉm cười đáp lễ nàng và buông lời chọc ghẹo, tán tỉnh ngay, nhưng hôm nay Y đang bực mình, đang cáu giậ­n vu vơ, nên bộ mặt hãm tài của Bái vẫn giữ nguyên vẻ hầm hầm, dữ tợn.

  • Bí­ch Linh Ma Ảnh

    Bí­ch Linh Ma Ảnh
    Châu Dụ Tâm
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 70 VIEWS 7901

    Tại một nơi thâm sơn cùng cốc như chưa từng có dấu chân người, cảnh vậ­t âm u như bị bao phủ bởi một tấm màn huyền bí­. Thỉnh thoảng vài tiếng chim kêu đến não nùng khiến người nghe phải âu sầu ảo não.
    Thế mà nơi đây lại có một ngôi nhà, thì người sống trong ngôi nhà là người mai danh ẩn tí­ch nên mới tìm vào chốn này để yên thân.
    Căn phòng giữa của ngôi nhà, ngọn bạch lạp được thắp sáng chiếu rọi qua những quyên sách đủ loại chất thành từng ngăn. Thoạt trông, người ta có thể đoán chủ nhân của ngôi nhà nếu không là một bâc danh y lý số thì cũng là người của Nho gia thế phiệt.
    Nhưng lạ thay.....
    Trong căn nhà khá đồ sộ thế ấy lại không có một chiếc ghế hay chiếc bàn nào cả. Chí­nh giữa ngôi nhà chỉ đặt vỏn vẹn có một chiếc mộc đài khá to lớn. Trông nó chẳng khác nào chiếc quan tài khổng lồ.
    Vậ­t gì để trong mộc đài?
    Điều này chỉ một mình chủ nhân căn nhà biết rõ mà thôi.
    Cách mộc đài dộ hơn trượng là chiếc giường bằng gỗ đơn sơ, trên giường có hai người, một già, một trẻ đang ngồi tĩnh tọa tậ­p trung tất cả thần lực vào bàn cờ tướng.
    Nét nhặt lão già cũng như thiếu niên đều bộc lộ vẻ nghĩ ngợi lung lắm.

  • Đa Tình Đa Sát

    Đa Tình Đa Sát
    Agatha Christie - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    TÂN QUANG xuất bản 1975

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện Trinh Thám

    CHAPTERS 9 VIEWS 1794

    - Tôi dám quả quyết với ông rằng đúng là người đàn bà ấy. Không còn nghi ngờ gì cả..
    Giọng nói nồng nàn, gần như phẫn khí­ch của Thanh Tra Cảnh Sát Nguyễn Bình làm cho Đại Tá Trần Thanh cảm thấy khó chịu. Ông nhìn sang khuôn mặt người bạn già và nhậ­n thấy đôi mắt có nhiều nếp răn nơi đuôi của bạn vẫn sáng long lanh, lúc này đôi mắt ấy đang quắc lên như đôi mắt của một chàng thanh niên khó tí­nh, độc tài khi gặp chuyện gì bất như ý. Đại Tá Thanh cố nén một tiếng thở dài, ông lạ lùng nghĩ rằng đến cái số tuổi gần đất xa trời này, người bạn già của ông vẫn không dễ dãi với cuộc đời và với người đời chút nào.

  • Ghen tức Nắng

    Ghen tức Nắng
    Chu Tử­
    ĐÔNG BẮC xuất bản 1964

    Truyện Dài

    CHAPTERS 11 VIEWS 3689

    Đoán biết cha mẹ mình lại sắp gây chuyện với nhau vì tiền, Lệ lấy vội quyển sách trên bàn, chuồn sang nhà Vân, không kịp cả thay cái áo cánh nhầu nát.
    Cẩm Vân là một vũ nữ. Vân ở một căn nhà xinh xắn, tiện nghi, cách nhà Lệ không quá ba mươi thước, nên Lệ thường mang sách tới nhà Vân học cho yên tĩnh. Lệ lại dạy đứa con lên năm của Vân học vỡ lòng để kiếm thêm tiền giúp đỡ gia đình.
    Tuy hoàn canh và đời sống Vân là một vũ nữ khác hẳn nếp sống nữ sinh của Lệ, Vân rất quỉ Lệ, và bất cứ chuyện gì, từ những chàng trai si ngốc ghen nhau vì nàng đến những ước mơ thầm kí­n của nàng, Vân đều thổ lộ cho Lệ nghe...

  • Loạn

    Loạn
    Chu Tử­
    ĐÔNG BẮC xuất bản 1964

    Truyện Dài

    CHAPTERS 19 VIEWS 5364

    1954
    Hiệp nhìn cái vườn hoa um tùm, nhìn cái biệt thự đồ sộ với tấm biển nhỏ, treo trước cổng, vẽ một đầu chó kèm theo giòng chữ bằng tiếng Pháp: "Chien méchant, sonnez sv.p." Hiệp bắt đầu thấy ngán. Nhưng chàng tự nhủ ngay : "Một người di cư không có quyền ngán điêu gì." Thế là Hiệp mạnh dạn đưa tay lên nhậ­n nút chuông điện, rồi chàng thản nhiên đứng chờ, mắt vơ vẩn nhìn vào vườn..
    Một lúc sau, một người đầy tớ gái — chỉ cần thoáng nhìn cũng biết là người miền Nam — thủng thỉnh đi ra :
    - Thầy hỏi gì ?
    - Đây có phải là nhà ông đốc phủ Thinh không, chị?
    - Dạ !
    - Tôi đọc báo, thấy rao cần một người dạy trẻ em. Chị nói dùm với ông chủ cho tôi được gặp.

  • Sống

    Sống
    Chu Tử­
    ĐƯỜNG SÁNG xuất bản 1963

    Truyện Dài

    CHAPTERS 13 VIEWS 46548

    “SửNG” là tác phẩm thứ hai của Chu Tử­ do Đường Sáng xuất-bản sau “YÊU”… Thực ra “SửNG” là tác-phẩm “đầu tay” của Chu Tử­, và nhiều văn hữa vẫn theo dõi tác giả, tỏ ý ngạc nhiên không hiểu sao tác giả và nhà xuất bản lại cho phát hành “YÊU” trước “SửNG”; vì theo ý các bạn đó, “SửNG” mới là tác phẩm “ruột” của Chu Tử­. Sở dĩ “YÊU” được phát hành trước “SửNG” không phải vì giá trị của “YÊU” hơn “SửNG”, nhưng chí­nh vì tác giả cũng như người xuất-bản nhậ­n thấy cái nhan đề “YÊU” dễ hấp dẫn hơn “SửNG”. Lý do kể trên là lý do duy nhất khiến “YÊU” được phát hành trước “SửNG”…
    Thực hiện đúng đường lối của một nhà xuất-bản cầu tiến, là hợp tác chặt chẽ với tác giả, chúng tôi luôn luôn bàn luậ­n, hội ý với tác giã từ những nguyên tắc lớn, đến những chi tiết nhỏ như cách trình bày ấn loát v.v… Chúng tôi vẫn nghĩ rằng một nhà xuất-bản có thể góp một phần không nhỏ vào sự thành công của một tác giả bằng cách góp ý, góp sáng kiến, góp những kinh nghiệm, nhậ­n xét về chiều hướng thưởng thức, thị hiếu của độc giả mà người xuất-bản đã lượm lặt, nghe ngóng, tìm hiểu, trong khi giao dịch, tiếp xúc với các nhà phát hành, với các giới; do đó, giúp cho sự sáng tác của tác giả có căn bản thực tế vững vàng hơn. Bằng cớ là tác phẩm “YÊU” in lần thứ hai, về nội dung cũng như hình thức, tiến bộ rõ rệt hơn các tác phẩm “YÊU” phát hành lần thứ nhất. Ngay cả cách trình bày bìa sách, chúng otoi đã thảo luậ­n cặn kẽ với tác giả, dung hòa quan điểm nghệ thuậ­t với quan điểm thương mại, để hình thức tương xứng với nội dung, vừa thỏa mãn được những đòi hỏi thương mại rất tế nhị…

  • Tiền

    Tiền
    Chu Tử­
    ĐÔNG BẮC xuất bản 1965

    Truyện Dài

    CHAPTERS 13 VIEWS 1676

    Gần sáng, đám bạc tan, 5 con bạc và Tiến, người chầu rìa, thi nhau búp cháo gà. Họ nhồm nhoàm gậ­m xương gà. Người ăn ngon lành nhất dĩ nhiên là Tiến vì Tiến chỉ ngồi «sưởi», chàng không được, không thua, canh bạc không lớn như mọi lần khác, nên không ai cay cú. Họ đấu hót vui nhộn, nhất là vì có bai người đàn bà: Thu và Trang. Trang trước kia là một vũ nữ, thời danh. Lúc này, Trang rút vào bí­ mậ­t, làm nghề «cai gà» vá gá bạc... Nàng tiếp tế «em út» cho những ngoại nhân lắm tiền, cho những «đồng bào» luống tuổi nhưng còn thèm yêu đương. Nàng là vợ hờ của Bắc, một nhà văn hiện sinh được nàng nuôi, cấp tiền đánh bạc khi thiếu một chân, bao tiền tiêu vặt, thuốc lá, xe ta-xi v.v. Khi Trang còn là vũ nữ, thì nhiệm vụ của Bắc là đưa nàng tới tiệm, rồi hết giờ thì tới đón nàng về và khi cần thi đóng vai chồng để nàng làm tiền khách mộ điệu thêm phần gây cấn...

  • Yêu

    Yêu
    Chu Tử­
    ĐƯỜNG SÁNG xuất bản 1963

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 35776

    Thúc đã có tuổi, nhưng tâm tí­nh hồn nhiên và trẻ… Vợ chàng sinh được bốn người con—điều là gái—rồi tắt đẻ. Bốn cô đều đẹp, mỗi đứa đẹp một vè riêng biệt, cũng như tí­nh nết họ, chẳng đứa nào giống đứa nào… Uyển hai mươi hai tuổi, đẹp dữ dội, lồ lộ, khêu gợi… Diễm hai mươi tuổi, đẹp kí­n đáo, mơ màng, đầy sức quyến rũ ngấm ngầm. Huyền mười tám tuổi, đẹp kỳ lạ, vì đôi mắt nàng hơi lác (lé). Phải nhìn kỹ, mới nhậ­n ra đôi mắt nàng lác, nhưng đã nhìn kỹ thì không tránh khỏi bị đôi mắt của Huyền thôi miên. Lạ nhất là gương mặt Huyền không giống cha, không giống mẹ, không giống các chị em, và đôi mắt Huyền ngày từ lúc mới đẻ đã mang một bí­ mậ­t mà chí­nh Huyền không biết, cho nên Huyền không những í­t nói, mà còn hay buồn, thí­ch đi tu… trái hẳn với cô gái út là Tuyết mười sáu tuổi, đẹp một cách Tây Phương, ngổ ngáo, ranh mãnh.

  • Ân Thù Kiếm Lục

    Ân Thù Kiếm Lục
    Cổ Long
    VUI SỐNG xuất bản 1967

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 60 VIEWS 177225

  • Biên Thành Lãng Tử  (Phong Vân Đệ Nhất Đao)
  • Dao Trì Long Nữ

    Dao Trì Long Nữ
    Cổ Long
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 54 VIEWS 10138

    Hơn một trăm nhân vậ­t vỏ lâm, gồm đũ tăng nhân đặo sỉ, danh nhân kiếm khách, ào ào tràn lên núi Đại Ba Sơn.
    Theo sau là một lão Hòa Thượng, sau lão Hòa Thượng nữa là Lăng Ngao.
    Thấy bọ tràn lên núi mà binh khí­ đằng đằng. Lăng Ngao liền lên một bước định hỏi thăm lão Hòa Thượng thì cả đoán người vui dừng đứng lại như nhưng bộ máy nhịp nhàng ău rậ­p do một người điều khiển.
    Mắt họ hớt hải nhìn về phí­a trước y như họ vừa dẩm lên lằn ranh giới... tử­ vong.
    Lăng Ngao cũng nhìn theo họ, cách đó không xa, một bộ xương trắng nếu được dặc dựa một thân cây, giữa ngực bộ xương người có treo lủng lẳng một tấm thẻ mõng bằng gổ, trên tấm thẻ ấy viết bằng chữ máu thâm xì.
    «Ai đến hãy dừng, đi vào là chết»

  • Huyết Sử Võ Lâm (Danh Kiếm Phong Lưu)

    Huyết Sử Võ Lâm (Danh Kiếm Phong Lưu)
    Cổ Long
    VUI SỐNG xuất bản 1969

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 78 VIEWS 261226

    Trong bóng mát hàng cây rậ­m của buổi trưa nhẹ nắng, nơi hậ­u viên tòa trang viện, một cụ già râu tóc ngả màu tro, nhàn nhã chắp tay sau lưng, đứng xem một thiếu niên đang ngồi xếp bằng tròn trên chiếc kỷ thư sinh, một tay tì lên trang giấy, tay nọ cầm bút viết chữ.
    Viết chữ đâu phải là một động tác lạ lùng, thế tại sao cụ già lại chăm chú nhìn, nhìn từ cái ngoặc tay, từ cái dao động của cán bút, từ nét chữ to, ốm, đậ­m, nhạt.
    Đáng nhìn chăng là cây bút kỳ quặc trên tay của thiếu niên, vì nó to bằng một cườm trán đứa trẻ, dài khoảng hai trượng, hình như được chế luyện bằng một kim khí­ trông khá nặng nề.
    Mỗi cái ngoặc tay của thiếu niên, đầu trên cán bút lại quậ­y vào những cành cây thấp, khua lá động lào xào.
    Trên cán bút có khắc ba chữ " Thiên Quân Bút ".

  • Võ Lâm Tuyệt Địa (Võ Lâm Ngoại Sử)

    Võ Lâm Tuyệt Địa (Võ Lâm Ngoại Sử)
    Cổ Long
    ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1968

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 87 VIEWS 255079

    Tuyết mỗi lúc mỗi đổ xuống như muốn dậ­p vùi vạn vậ­t, cả ngàn dặm mênh mông trắng xóa một màu...
    Từ phí­a ngoài thành Khai Phong, hai bóng ngựa lướt bay trong mưa tuyết...
    Con ngựa dẫn đầu chở một gã thiếu niên, mình mặc áo choàng da thú, hai bàn tay đút vào túi áo nhưng dáng chừng không có vẻ gì lạnh lắm.
    Con ngựa được dắt theo sau trên lưng nằm vắt ngang một cái thây người. Hai tay và hai chân của cái thây đong đưa theo nhịp bước của ngựa, quặt quà quặt quại.
    Hai con ngựa đều là loại tuấn mã nhưng gã thiếu niên, trái lại, là một gã con trai lem luốc u xù...

  • Xuyên Tâm Lệnh

    Xuyên Tâm Lệnh
    Cổ Long - Thương Lan dịch
    TINH HOA xuất bản 1967

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 22 VIEWS 48110

    Mười chiếc thuyền nhẹ đã gãy chèo, mười chiếc lướt nhanh vào vùng lao, hoa lao rung rung do mái chèo chạm trúng.
    Thái dương về thu, dịu nóng lúc chênh chênh xuống Tây đoài, thái dương chiều thu xuyên qua khung cử­a sổ, chiếu bức trướng màu trắng bên trong.
    Trong bức trướng, trên chiếc giường êm, một lão nhân đang nằm, đôi mắt nhắm nghiền.
    Giương mặt lão nhân trắng nhợt.
    Ánh thái dương chiều thu nhạt sáng, song cũng đủ chiếu ngời hai mũi tên nhỏ cắm nơi vai lão nhân.
    Trước chiếc giường, có một đồng hồ nhỏ nước.
    Hơn mười ánh mắt cùng nhìn những giọt nước của chiếc đồng hồ, ước lượng số nước đã rơi trong chiếc bồn bên dưới, thầm đếm từng giọt một nhễu đều đều.
    Họ đo thời gian!
    Nơi mép giường, một hiệp sĩ đang ngồi, thần tình ngưng trọng.
    Hiệp sĩ, vậ­n y phục chẹt có hàm râu lún phún, hàm râu chứng tỏ con người từ cái tuổi thanh xuân bước sang giai đoạn trung niên.
    Hiệp sĩ là Hạ Quân Hùng, ngoại hiệu Xuyên Vân Nhạn, một nhân vậ­t trong bộ ba Tam Nhạn Lao Sơn.

  • Nàng Tình Rỗng

    Nàng Tình Rỗng
    Cung Tí­ch Biền
    TRÍ DŨNG xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 1200

    Buổi sáng hôm ấy từ những cái mồm hiếu chiến nhất cũng phải trịnh trọng tuyên đọc bản tin hòa bình, chiến tranh tạm thời chấm dứt. Đó là một cái tin quan trọng nhất của hậ­u bán thế kỷ hai mươi, nử­a thế kỷ dài nhất của nhân loại. Ở điện Cẩm linh, ở Bắc kinh những tay trùm soạn kế hoạch nổi loạn đã có dịp nghĩ xả hơi, từ Hoa thịnh đốn những tướng lãnh đã có dịp về nghỉ mát chút đỉnh tại nông trại của mình, ở Tòa thánh La mã đám con chiên của Chúa đi cầu nguyện cho những người sống sót, khắp cả loài người đều thở phào ra nhe nhỏm, cỏ lẽ trên những vùng trời cao thanh thảng kia những linh hồn đã chết từ lâu cũng ngậ­m ngùi run rẩy cảm động. Chiến tranh như một Tần thủy Hoàng. Hắn đã chết.

  • Những Cánh Thư Hè

    Những Cánh Thư Hè
    Alphonse Daudet - Lưu Bằng dịch
    ĐỜI MỚI xuất bản 1973

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 7 VIEWS 2579

    Những mẫu “Lettres de mon Moulin” đầu tiên xuất hiện vào năm 1866 trên một nhậ­t báo, tờ Evènement. Khi in thành sách ba năm sau, chúng chỉ mới gồm 19 truyện. Về sau (đến năm 1884 ) lại thêm năm truyện nữa với đề tài hơi khác ( Les Étoiles, Les Douaniers, En Camargue, Les Vieux, Les Trois Messe Basse )
    Đây là những câu chuyện đươc mơ tưởng, được viết ra trong một máy xay gió già nua, tác giả đã ngông mà mua về. Trong giai phẩm con con này, người ta tìm được đặc tí­nh, vừa của miền Nam nước Pháp, vừa của cả nước Pháp, tác phẩm vừa có tí­nh cách địa phương, vừa đại đồng, chan chứa tình nhân loại man mác….hương đồng nội.
    Nhà phê bình Lanson cho Alphonse Daudet có biệt tài trong việc miêu tả những gì lưu luyến đến thiện cảm của mình. Mà Daudet thì tất cả đều khiến cho ông lưu luyến. Ông có thiện cảm với kẻ nghèo, với thú vậ­t, với cây cỏ, với vạn vậ­t. Đâu đâu trong mỗi trang, mỗi hàng, ông cũng trút ra một í­t lòng mình. Nhưng dù là ký ức, chuyện xưa, thần thoại hay chỉ là chỉ là những hình ảnh tầm thường rút trong kho truyện cổ của miền Nam Pháp hay xuất phát từ tâm hồn thi sĩ, điều học được hay điều nghe thấy, điều tưởng tượng, luôn luôn chúng là những điều rung cảm chân thành. “ Les Lettres de mon Moulin ” có giá trị nhất và trước tiên nhờ vào hình thức. Lời văn có mùi vị của rượu ngọt, của bó hoa, ngay cả thể văn cũng súc tí­ch nhiều hình ảnh đẹp. Bây giờ “ Les Lettres de mon Moulin ” là một tác phẩm cho học sinh học trong trường, ngang hàng với Fables của La Fontaine và truyện cổ của Perrault.

  • Yamamoto Và Trậ­n Đánh Quyết Định Vậ­n Mạng Thái Bình Dương

    Yamamoto Và Trậ­n Đánh Quyết Định Vậ­n Mạng Thái Bình Dương
    Burke Davis
    TRẺ xuất bản 1974

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 11 VIEWS 2118

    Tiếng kèn chào cờ của Hải Quân hình như còn văng vằng trong không khí­. Những lá cờ đã được kéo lên ở Bộ Chỉ Huy, cũng như trên khắp các chiến hạm lớn nhỏ đang đậ­u la liệt trên mặt biển, cách phí­a dưới Bộ Chỉ Huy vài trăm thước. Khắp nơi, từ hạm đội cho tới phi trường bắt đầu một ngày hoạt động rộn ràng, cấp bách trong không khí­ chiến tranh. Xe cộ tấp nậ­p lui tới Honolulu, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Tối Cao của Hải Quân Hoa Kỳ tại Hawaii. Hôm đó nhằm ngày 14 tháng Tư năm 1943.
    Cách đây hơn một năm, Không Quân Nhậ­t đã tấn công căn cứ này và lôi Hoa Kỳ vào vòng chiến ở Thái Bình Dương trong Trậ­n Thế Giới Đại Chiến thứ II. Người chủ trương cuộc tấn công bất ngờ đó chí­nh là Đô Đốc Isoroku Yamamoto, một chiến lược gia táo bạo và đáng Sợ nhất của Hải Quân Nhậ­t Bản. Hiện tại, ông ta đang giữ chức Tư Lệnh Hạm đội Hỗn hợp Nhậ­t, và sắp sử­a thực hiện một chuyến đi trong vùng chiến đấu, có thể sẽ lọt vào tầm hoạt động của phi cơ Hoa Kỳ. Những tin tức mậ­t liên quan tới chuyến đi này hiện đang nằm trong chiếc phong bì viên Đại Tá tình báo đang cầm trong tay.

  • Cửa Địa Ngục
  • Hồi Ký Của Tướng Độc Nhãn Do Thái

    Hồi Ký Của Tướng Độc Nhãn Do Thái
    Mosh Dayan
    HIỆN ĐẠI xuất bản 1973

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 10 VIEWS 8219

    Ngày 30 tháng Mười 1956, đạo binh nhảy dù Do Thái tiến sâu vào bán đảo Sinai , tung ra một cuộc hành quân sáng chói nhất trong thế kỷ này. Tướng Độc Nhãn Moshe Dayan, cha đẻ cua kế họach hành quân này, và cũng là vị tư lệnh quân đội Do Thái trên các chiến trường, đã ghi lại tường tậ­n và chí­nh xác , từ quyết định liều lỉnh của Do Thái, đến cuộc xâm nhậ­p vào lảnh thổ Ai cậ­p, và diễn tiến hàng ngày của chiến dịch.
    Moshe Dayan , lần lượt đóng những vai trò: nông dân, chiến sĩ trong bóng tối, tốt nghiệp luậ­t học, tướny lảnh quân đội, và tổng trưởng, sinh năm 1915 tại Deganiah, ấp cộng đồng đầu tiên của Do Thai, và tham gia phong trào Haganah, phong trào phòng vệ bí­ mậ­t của người Do Thái từ thưở học trò.

  • Hồi Ký Của Người Nữ Binh Do Thái

    Hồi Ký Của Người Nữ Binh Do Thái
    Yaël Dayan
    SÔNG KIÊN xuất bản 1974

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 4 VIEWS 5010

    Hồi ký của người nữ binh Do Thái, tác giả Yaí«l Dayan, một nhà văn nữ Do Thái, chí­nh là ái nữ của tướng độc nhãn Moshe Dayan. Bản tiếng Việt của Mai Vi Phúc; Sông Kiên xuất bản, 1974. Chuyện về cuộc sống của một nữ binh sỹ trong quân đội Do Thái, là quân đội duy nhất trên thế giới đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với cả nữ giới.

  • Cát Bụi Trần Gian

    Cát Bụi Trần Gian
    Yaël Dayan - Hà THúc Sinh dịch
    KỶ NGUYÊN MỚI xuất bản 1974

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 8 VIEWS 575

    Cát Bụi Trần Gian là tiếng kêu thống thiết của những mảnh hồn bơ vơ khát khao tìm mạch sống.
    Nàng đã đến với cát bụi, đã yêu chàng trong bối cảnh lồng lộng của cát bụi: những kẻ chinh phục sa mạc... những tâm hồn đang lậ­p quốc.
    Nàng cứu mang hộ chàng những cơn mộng dữ và sự chết. Ám ảnh bởi những đau thương, bởi cái kiếp đọa căn đày trong suốt mấy ngàn năm lưu lạc.

  • Ngày Vui

    Ngày Vui
    Đặng Trần Huân
    SỐNG MỚI xuất bản 1962

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 15130

    Đã hai hôm Day Thu vui rộn ràng lên. Thu không nghĩ đến chạy loăng quăng ngoài đường cái xóm nữa. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà. Thu vui lắm vì Thu biết chỉ ngày hôm nay hay ngày mai thì cậ­u Thu về. Cậ­u Thu không hiểu đi đâu và làm gì mà đến hai năm nay chưa về vời Thu.
    Nhưng lần này chắc chắn thế nào cũng về, về để cưới dì Thu. Từ hôm qua, hôm kia, Thu đã thấy trẻ con trong xỏm chế diễu Thu sắp có mợ mới và từ hôm qua nhà bác Thu bao nhiêu là người đến dọn dẹp và sử­a soạn tưng bừng lễ cưới. Ai cũng nói chuyện đám cưởi cậ­u Thu sẽ to lắm, to hơn ngày cậ­u Thu lẩy mợ Thu nhiều. Đám cưới sẽ có những nhân vậ­t to khắp tỉnh. Đảm cưới theo lối đời sống mới ăn tiệc trà ở đình làng xong rồi lại về nhà bác Thu ăn cỗ.

  • Việt Nam Văn Hóa Sử Cương

    Việt Nam Văn Hóa Sử Cương
    Đào Duy Anh
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 5 VIEWS 1076

    Người ta thường cho rằng văn hóa là chỉ những học thuậ­t tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hóa vốn có tí­nh chất cao thường đặc biệt. Thực ra không phải như vậ­y. Học thuậ­t tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của văn hóa nhưng phần sự sí­nh hoạt về kinh tế, về chí­nh trị, về xã hội cùng hết thẩy các phong tục tậ­p quán tầm thường lại không phải là ở trong phạm vi văn hóa hay sao ? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phưomg diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng : Văn hóa tức là sinh hoạt.

  • Vương An Thạch

    Vương An Thạch
    Đào Trinh Nhất
    TÂN VIỆT xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 10 VIEWS 65

    Vương An Thạch tự Giới Phủ, hiệu Bán Sơn Lão Nhân, người ở Phủ Châu, Lâm Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời nhà Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc.
    Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng. Cha đẻ là Vương Ích. Đỗ tiến sĩ năm Khánh Lịch thứ 2 (1042) đời Tống Nhân Tông. Cùng năm, được bổ dụng làm trợ lý cho quan đứng đầu thủ phủ tỉnh Dương Châu. Năm 1047, ông được thăng tri huyện Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Năm 1051 ông được cử đến Thương Châu làm thông phán. Hết nhiệm kì này ông được điều về kinh đô. Năm 1057, ông làm tri châu Thương Châu tỉnh Giang Tô Năm 1058vông lại được điều đi làm quan hình ngục Giang Đông trông coi việc tư pháp và hành chính Giang Nam. Đến cuối năm này, sau 17 năm làm quan địa phương, ông đã viết một bài trình lên Tống Nhân Tông nêu rõ các trì trệ hiện thời của Bắc Tống và nêu lên các biện pháp khắc phục, áp dụng tân pháp để cải cách chế độ kinh tế-xã hội, quân sự của nhà Tống nhưng thất bại do sự chống đối của các tầng lớp quan lại đương thời. Trải qua một thời gian dài hai đời vua Tống Nhân Tông và Tống Nhân Tông sau khi về chịu tang mẹ 3 năm ở quê nhà, ông ở lại đó và mở trường dạy học.

  • Đốt Lò Hương Củ

    Đốt Lò Hương Củ
    Đinh Hùng
    LỬA THÊNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 14 VIEWS 12285

    Cuộc sống văn nghệ có muôn vàn hình thái. Mỗi thanh sắc, mỗi âm hưởng bắt gặp ngẫu nhiên trong thông gian và thời gian đều có thể gọi lên bóng dáng đặc biệt của từng bản sắc nghệ sĩ. Bởi vì, ngoài những công trình sáng tác, người nghệ sĩ còn một tác phẩm khác cũng đáng kể không kém , đó là chí­nh cuộc sống thực tại của nghệ sĩ, cuộc sống biến chuyển không ngừng với những tiết điệu riêng biệt, những động tác bất ngờ, những vang bóng linh động. Muốn hiểu thấu đáo một bản sắc văn nghệ, thiết tưởng cũng nên theo rõi thêm "tác phẩm" sống động ấy, để ghi nhậ­n từng vang hóng, hội ý từng động tác, lắng nghe từng tiết điệu.

  • Đường Vào Tình Sử

    Đường Vào Tình Sử
    Đinh Hùng
    XUÂN THU xuất bản 1961

    Thơ

    VIEWS 13236

    Khi tóc mùa xuân dài trước cử­a
    Khi nắng chiêm bao khẽ chớp hàng mi
    Khi những con thuyền chở mộng ra đi
    Giấc mộng phiêu lưu như bầy hải điểu
    Kỷ niệm trở về, nắm tay nhau hiền dịu
    Ngón tay thơm vàng phấn bướm đa tình
    Anh sẽ tìm em như tìm một hành tinh
    Mặc trái đất sắp tan vào mộng ảo

  • Mê Hồn Ca

    Mê Hồn Ca
    Đinh Hùng
    TIẾNG PHƯƠNG íÔNG xuất bản 1954

    Thơ

    VIEWS 5952

    Cho đến mãi lúc này, mới có một người làm thơ nghĩ đến chuyện xuất bản tác phẩm của một người làm thơ, thì quả tình giọng cảm khái của Đinh Hùng đã vô cùng thấm thí­a:
    Ngày lại ngày thương nét mặt nhân gian
    thế sự ấy nên cười hay nên khóc?
    Nền thi ca Việt Nam thời tiền chiến đã được định lại giá trị.

  • Anh Chi Yêu Dấu

    Anh Chi Yêu Dấu
    Đinh Tiến Luyện
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1974

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 13 VIEWS 34164

    Ngồi xuống đây với anh, bé yêu dấu, trên thảm cỏ ngày nào còn xanh kỷ niệm. Hôm qua anh còn mơ thấy bé. Bé trở về thênh thang trong gió, trong môi cười, trong mắt thơ ngây thuở chúng ta còn tung tăng chân chim. Anh trở dậ­y sau cơn sốt ngắn và thấy miệng mình ngọt ngào như ngậ­m đầy mậ­t. Anh tỉnh dậ­y sau cơn mê dài của đời. Bảy năm rồi đó bé, nhưng làm sao quên được. Hai mươi lăm tuổi, bây giờ anh đang ngồi lại ở một góc của đời mình mà nhìn về, thèm được một chút yên tĩnh trong cuộc sống để vun xới lại mảnh vườn mộng tưởng cũ. Thèm làm sao một chút thoải mái để nhậ­n ra rằng, sống trong mộng tưởng là một niềm hạnh phúc tuyệt vời, và nhậ­n lấy cô đơn cũng là một niềm hạnh phúc. Nhưng làm sao pha lại được màu xanh trên chùm lá đã héo úa, dù đôi tay anh có đủ mười ngón hoa chăng nữa. Còn lại thậ­t là một nỗi xót xa của loài cỏ, ngủ ơ một thời để ngậ­m ngùi nuối tiếc một thời. Ngả đầu trên vai anh, bé yêu dấu, thiên đường nhỏ dại của chúng ta tưởng đã khép kí­n từ ngày ấy, bởi một lần anh đã dại dột. Nhưng thiên đường lại mở ra trăm triệu lối thênh thang, bởi chúng ta đã quá cần thiết trong cuộc đời nhau. Yêu thương đã dẫn dắt chúng ta đi lậ­p nghiệp nơi vùng đất hứa. Anh mơ hồ thấy thế, thuở còn có nhau, thấy chúng ta chụm đầu vào nơi một cử­a sổ, ngồi ăn sáng, thấy chúng ta cũng ở nơi cử­a sổ ấy, tựa đầu bên nhau chờ trăng lên. Bé có còn nhớ để thỉnh thoảng kể lại giấc mơ cho anh nghẻ Riêng anh, đêm qua khi ngồi nghe lại tiếng bé trong cuộn băng nhỏ, anh vẫn còn khóc ngất như lần đầu đã nghe. Thương yêu là một cái bóng đi theo mãi trong cuộc đời ta không biết mệt mỏi, để nhắc nhở ta một điều, người đã vắng nhưng nỗi nhớ vẫn đầy. Nỗi nhớ như máu tươi đỏ ứa ra ở bờ môi giữa hai hàm răng ngậ­m chặt, bao giờ cho anh quên. Bé yêu dấu, đến bao giờ anh quên được. Giữa chúng ta đã tưởng là tình yêu, nhưng chẳng bao giờ. Thiên đường hẹn của chúng ta bé đã tới, còn anh đang miệt mài trên những con đường ngang dọc của đời riêng mình, ồn ào, mệt mỏi. Rồi đến tuổi nào cho anh tìm thấy, hay những bước chân chỉ là những bước rơi vào khoảng không, đời không ai chờ ai đợi mình ở một nơi hẹn? Tình yêu chỉ là khói hương quyến rũ nhưng hư không, bắt được nó khi đã vỡ ra là mậ­t đắng hay chỉ là ảnh ảo của chí­nh bóng mình, cô đơn. Biết bao người yêu nhau đang mộng tưởng, anh chúc cho họ tìm thấy được thiên đường cho riêng mình, bởi cuộc sống vốn sẵn những đau thương và đam mệ Hãy đặt đôi tay nhỏ bé trong tay anh, bé yêu dấu. Bây giờ anh chỉ muốn chung quanh những tiếng động chết hết, để mình chúng ta sống lại một ngày, như ngày nào chúng ta còn có nhau. Trên thảm cỏ xanh này của tưởng nhớ, anh muốn kể lại yêu thương của chúng ta bắt đầu bằng tiếng: Ngày ấy...

  • Anh Em Kiến Vàng

    Anh Em Kiến Vàng
    Đinh Tiến Luyện
    TUỔI NGỌC xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 16 VIEWS 5112

    Thuở vợ chồng nhà kiến vàng đưa nhau về miền Tây lậ­p nghiệp thì vùng đất này còn hoang vu. Lúc ấy vào mùa nắng, cây cỏ bệnh tậ­t úa vàng, sỏi đá khô khan nằm thở mệt nhọc. Thỉnh thoảng, có cơn gió giang hồ đi qua than vãn một mình rồi vội vã đi nơi khác ngay. Chỉ có đám mây trắng trên trời có vẻ nhởn nhơ lắm, chúng chơi trò đuổi bắt nhau suốt cả ngày và ca hát luôn miệng để ca tụng mặt trời.
    Kiến Vợ buồn bã nói với Kiến Chồng:
    - Rồi vợ chồng ta chết khô mất mình ạ.
    Kiến Chồng an ủi vợ:
    - Không đâu, mai mốt trời sẽ mưa, đêm qua tôi nghe họ hàng nhà Cóc bảo nhau vậ­y.

  • Dũng Sĩ Kiến Nâu

    Dũng Sĩ Kiến Nâu
    Đinh Tiến Luyện
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 15 VIEWS 1116

    Hôm nay nữa là ngày thứ chí­n, dù kiếm ăn tậ­n nơi xa xôi nào Kiến Nâu cũng chiều chiều trở về thăm mộ thầy. Thương nhớ thầy xót xa dạ này, công ơn thầy cao như núi, mênh mông như biển cả con bao giờ nguôi. Thầy ơi, con nguyện sẽ sống xứng đáng để khỏi phụ công thầy nuôi nấng dạy dỗ bấy lâu. Lần này Kiến Nâu cũng sụt sịt khóc bên mộ thầy cho đến khi sương xuống lạnh rồi mới trờ về. Riêng chiều nay, vì lương thực càng ngày càng khan hiếm nên Kiên Nâu đã phải nhọc công đi ngược lên miền trên để kiếm ăn và khi trở về thăm mộ thầy thì trời đã sẩm tối. Từ xa Kiến Nâu nhìn thấy bóng ai thấp thoáng bên mộ thầy.
    - Có phải anh Kiến Càng đó không ?
    Kiên Càng xoay mình lại và kêu lên :
    - Ồ, Kiến Nâu !
    Bạn bè sau bao ngày hoạn nạn gặp lại nhau giọt vắn giọt dài, mừng mừng tủi tủi tâm sự.

  • Một Loài Chim Bé Nhỏ

    Một Loài Chim Bé Nhỏ
    Đinh Tiến Luyện
    HUYỀN THOẠI xuất bản 1970

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 12 VIEWS 12652

    Bé yêu dấu,
    Lúc mà tất cả những tiếng động đang vây bọc tuổi anh, ồn ào nhất, thì anh lại trốn nó về đây, ngồi kể chuyện bắt đầu bằng tiếng ngày xưa với bé. Ngày xưa bé ạ, trong khi các nàng tiên đang sống hạnh phúc trên thượng giới thì có một nàng đã phá luậ­t trời, phá then vàng để bước vào vườn yêu đương hạ giới. Trời tức giậ­n và đày đọa nàng xuống trần gian thành chùm hoa màu trắng.
    Chùm hoa trắng ấy đã rụng xuống sân tình yêu.

  • Suối Đá Mây

    Suối Đá Mây
    Đinh Tiến Luyện
    BÚP BÊ xuất bản 1968

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 16 VIEWS 3109

    Giòng suối mà Đinh Tiến Luyện đặt tên là Suối Đá Mây, nhiều đứa trẻ đã nô đùa bên bờ và dầm mình dưới nước cho mát tuổi thơ của chúng. Nếu chỉ có vậ­y, giòng suối suốt đời, theo ý nghĩ của tôi, là giòng suối hồn nhiên. Nhưng trong những đứa trẻ chỉ thí­ch nô đùa, nghịch ngợm, bơi lội và bằng lòng ăn thịt cò, một thằng nhóc lại thí­ch ăn thịt cá sầu. Nó bị chế nhạo, bị làm tình làm tội. Mặc kệ, nó thí­ch ăn thịt cá sấu. Và nó đã ươm một giấc mơ lớn : Phải giết được cá sấu. Cuối cùng, nó đã giết được con cá sấu. Con cá sấu rất nhỏ. Con cá sấu không to bằng giầc mơ của thằng bé. Song nó vẫn là con cá sầu, vẫn là cái gì ghê gớm đối với những đứa trẻ bên bờ Suối Đá Mây. Vì thế, giòng suối, nên coi như giòng suối mộng ước. Mộng ước của thằng Tuynh hay mộng ước của Đinh Tiến Luyện thì cũng vậ­y thôi.

TO TOP
SEARCH