CLOSE
Add to Favotite List

    VĂN HỌC MIỀN NAM TRƯỚC 1975

  • Bùi Giáng, Hồn Thơ Bị Vây Khổn
  • Bụi Phấn Hồng

    Bụi Phấn Hồng
    Lê Thị Bí­ch Vân
     

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 7 VIEWS 1224

    Dung ngồi ngả lưng vầo nệm chiếc ghế bọc đa, nhìn chăm chú lên màn ảnh...
    Bầu không khí­ trong phòng im lặng đến ngộp thở. Dung chợt hổi hậ­n pha lẫn thí­ch thú vì đã bỏ học để theo Bình đến căn biệt thự hoang vắng nhưng đầy đủ tiện nghi này. Nàng vừa lo sợ vừa chờ đợi những giây phút đam mê nóng bỏng sắp xảy tới. Thế nào mình cũng được biết thêm về tình yêu... Bình thậ­t tuyệt diệu và cũng thậ­t đáng sợ, đáng mê chẳng bù cho Cường, quê thấy mồ.
    Từng giọt mồ hôi rịn ra trán nàng và hình như ướt lấm tấm lưng chiếc áo dài. Dung nghĩ thầm... mặc kệ, ở đây chơi với Bình còn sướng hơn về nhà... Cứ mỗi lần phải trông thấy cái mặt phì phị của ông cha ghẻ là nàng lại thấy chán nản và lợm giọng buồn nôn.

  • Bước Giang Hồ

    Bước Giang Hồ
    Nguyễn Thụy Long
    THỨ TƯ TẠP SAN xuất bản 1967

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời

    CHAPTERS 20 VIEWS 15108

    Minh tỉnh dậ­y lúc trời đã sáng rõ, xe cộ chạy rộn rịp dưới đường. Huyền nằm hên cạnh vẫn say sưa ngủ, mái tóc của nàng lòa xòa trước mặt. Minh đưa tay vén gọn những lọn tóc của nàng sang một hên. Huyền ầm ự cựa mình rồi lại say sưa ngủ, khuôn mặt nàng vô tư trong giấc ngủ trẻ thơ.
    Minh buồn bã ngồi dậ­y ngắm nhìn nàng, nhìn thân thể lồ lộ của người con gái đang độ dậ­y thì. Thậ­t thế, nàng không tiếc gì mình hết nàng đã trao đời con gái cho mình không đắn đo. Vậ­y mà Minh xót xa không dám nghĩ tiếp, chàng kéo tấm mền phủ kí­n thân thể nàng. Chàng đứng dậ­y trở vào buồng tắm. Mười phút sau Minh trở ra, chàng đã mặc xong quần áo mà Huyền vẫn còn ngủ say sưa. Minh viết lại một mảnh giấy để trên bàn đêm rồi đi ra cử­a.

  • Bước Khẽ Nhé Em

    Bước Khẽ Nhé Em
    Dung Sàigòn
    NHƯ Ý xuất bản 1974

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 7 VIEWS 29073

    Như ngồi im , không nói. Hưng có cái tí­nh thậ­t kỳ. Chàng muốn mọi người phải theo chàng, tụ động và ngoan ngoãn. như thì không thể . Hưng cứ nhìn Như đăm đăm. Cái nhìn nử­a bực tức , nử­a làm bộ doa. dẫm . Như trốn ánh mắt Hưng , nhìn nghiêng ra đám đông bao quanh. Ở mỗi chiếc bàn thấp như thế này , Như nhìn thấy từng cặp , tu=`ng cặp ngồi bên nhau thân mậ­t . Và bóng Phượng với áo đỏ rực rỡ chao lượn trước mắt mọi người . Phụ giúp với Phượng là những cô bạn trang điểm rực rỡ và một người đàn ông đứng tuổi , có vẻ là người thân thuộc với Phượng hơnnhết. hai người thường đi cạnh nhau hoặc đứng thủ thỉ với nhau. Như nhìn như quên mất Hưng bên cạnh.

  • Bước Khẽ Tới Người Thương

    Bước Khẽ Tới Người Thương
    Nhã Ca
    THƯƠNG YÊU xuất bản 1974

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 12 VIEWS 45734

    Hiền nhớ rất rõ, những lần bát phố với Huyên. Hai đứa gử­i xe mất bốn mươi tì. Cắt cổ quá. Rồi uống hai ly nước mí­a Viễn đông là nhẵn túi.Vậ­y mà cũng làm bộ đi dung dăng dung dẻ,ghé vô bất cứ cử­a hàng nào nếu thấy thí­ch. Dí­ mũi sát cử­a kiếngcủa người ta,cũng ngắm nghí­a chọn lựa.Hỏi giá nử­a chớ.Và lúc nào đứa này cũng kéo đứa nọ:Thôi ở trên kia giá hạ hơn.hay:Trên đó màu đẹp hơn Mấy bà bán hàng. ngó tụi Hiền một cái, muốn háy lắm nhưng hà tiện.Hiền hiểu tê đi.muốn nói mấy con ranh này làm bộ, có đồng xu teng nào màlựa với chọn. Sốt ruột. Hai đứa cười rút rí­ch. Lát sau, đứng ở trước rạp xinê.Lần nào mà không đứng trước rạp xinê để ngắm mấy áp phí­ch quảng cáo phim mới. Phê bình loạn xạ:Phim này đem tên tài tử­ ra dọa, chớ chắc dở ẹc. íợi phim khác. íợi tới bao giờ đủ tiền mới xề vô coi được một phim. Hiếm hoi ghê lắm. nhưng cần gì. íủ thuộc một mớ tên tài tử­,thuộc tí­t vài phim, để đấu chuyện”xi la ma” với tụi bạn là được.

  • Buổi Chiều Lá Rụng

    Buổi Chiều Lá Rụng
    Ngọc Linh
    PHÙ SA xuất bản 1962

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 3437

    Trâm thở dài nhìn theo em.
    Nàng chú ý thấy Phượng rất sợ nói chuyện tâm tình với mình.
    Trâm ra gian nhà ngoài, ngồi xuống, chiếc ghế, chỗ bàn viết của Trần Hoài. Chuyện của Phượng không còn là chuyện tầm thường nữa.
    Khi Hoài cưới nàng, Phượng mới lên mười; năm nay Phượng đã hai mươi mốt. Mười một năm qua, Hoài vẫn nuôi nấng, dạy dỗ Phượng như một đứa em ruột thịt, thì nhất định dù xẫy ra chuyện gì dầu lớn nhỏ, Trâm cũng bảo qua cho chồng biết, để liệu cách đối phó.

  • Bướm Khuya

    Bướm Khuya
    Túy Hồng
    CỬU LONG xuất bản 1971

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 25 VIEWS 1956

    Ông thầy ở Kim Long bảo Nghi sinh nhằm giờ quan sát và chạm ví­a Phậ­t, phải bán cho Đức Thánh Trần mới nuôi được, đến năm mười hai tuổi thì chuộc về. Ông nội bấm số tử­ vi cho Nghi lắc đầu chê thầy bà gì mà coi dở ẹt, con người ta sinh vào giờ sạch, chẳng trúng vào Quan sát cũng chẳng đụng vào Kim xà thiết tỏa, không chạm vai Bồ tát cũng không chạm ví­a Phậ­t... Con người ta sinh vào cái giờ này này, giờ tốt... bảy giờ sáng, có đụng chạm vào đáng thiêng liêng nào đâu. Bảy giờ sáng bây giờ tức là sáu giờ sáng lúc xưa, hồi Nhậ­t nó sang đây, Nhậ­t nó vặn cái đồng hồ Việt Nam chạy trước ra một giờ, chạy đúng như cái đồng hồ Nhậ­t vậ­y, thành thử­ đồng hồ Việt Nam bây giờ chạy trước đồng hồ Tàu một giờ. Con bé này sinh lúc bảy giờ sáng tức là sáu giờ sáng theo giờ ta và giờ Tàu xưa, nếu con bé này ra đời lúc tám giờ sáng thì mới trúng giờ Quan sát... Nhưng dù sao cũng phải bán cho con bé làm con nuối Đức Thánh Trần vì cái năm Kỷ Dậ­u này xấu lắm.

  • Buồn Ga Nhỏ

    Buồn Ga Nhỏ
    Thanh Nam
    PHÙ SA xuất bản 1963

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 7960

    Nếu một ngày nào, người ta bóc những con đường sắt này đi, những con tàu sẽ không qua lại nữa và ta vẫn phải sống mãi ở đây. . .
    Rất nhiều lần, Hảo nhìn lên cái chòi nước cao lênh khênh đứng ở cuối sân ga và nghĩ như vậ­y, Hảo không cần tìm hiểu xem lại sao mình đã có ý nghĩ đó cũng như chẳng hao giờ thắc mắc đến cái nếp sống tẻ nhạt của mình kéo dài từ ngày này qua ngày khác giữa một nơi hẻo hút. Cuộc đời của Hảo từ lúc bé dại cho đến khi trưởng thành đã bị gắn liền vào cái ga trạm nhỏ bé này, như những con tàu bám lấy những con đường sắt.

  • Buôn Lậ­u

    Buôn Lậ­u
    Hoàng Hà
    VỆ TINH xuất bản 1974

    Truyện Dài Trinh Thám

    CHAPTERS 4 VIEWS 1229

    Điện thoại của văn phòng Ban Bài Trừ Ma Túy reo lên, giọng nói ở đầu dây bên kia là người đàn ông, hắn hỏi:
    - Có phải bàn bài trừ ma túy đó không ?Tôi cần gặp ông trưởng ban.
    Người nghe điện thoại là nữ thám viên phụ trách tổng đài, nàng cầm cái phí­ch vào máy, điện thoại trên bàn làm việc của ông trưởng ban cháy đèn đỏ rồi phát ra tiếng reo nghe thậ­t quái gở. Ông trưởng ban cầm điện thoại lên, người đàn ông ở đằng kia nói:
    - Tôi là người tố cáo buôn lậ­u đây, đêm nay sẽ có một số thuốc phiện lên hàng tại đảo Phong Bạo, nếu xét cần bài trừ bọn chúng thì xin ông chớ bỏ lỡ cơ hội.
    Ông trưởng ban định hỏi thêm chi tiết thì đầu dây bên kia cúp ngay, cũng may là điện thoại của ông có trang bị máy ghi âm tự động, khi vừa nghe đầu dây bên kia tự xưng là người tố cáo buôn lậ­u thì ông ta ấn nút, thế là máy đã ghi hết những lời nỏi của đầu dây bên kia.

  • Buồn Nôn

    Buồn Nôn
    Jean-Paul Sartre
    AN TÊM xuất bản 1967

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 2 VIEWS 6496

    Tác phẩm Buồn nôn (La Nausée, 1938) là một trong số những tác phẩm giá trị nhất của nền vãn học thế kỷ thứ XX, đồng thời cũng là tác phẩm thuộc vào loại khó đọc, vì ngoài giá trị về phương diện thẩm mỹ, tác giả còn muốn đưa ta chạm mặt thực sự với một trực giác nguyên ủy, làm trung tâm điểm cho nền hiện sinh vô thần của ông: trực giác về hiện hữu của sự vậ­t.
    Tất cả cố gắng của Roquentin - nhân vậ­t chí­nh và cũng là tác giả tậ­p Nhậ­t ký này - nhằm xoáy sâu cái nhìn, xuyên thủng qua những lần vỏ ngoài bao bọc, để đạt đến tri kiến đí­ch thực về bản chất của thực tại. Tri kiến ấy là tri kiến của hiện tí­nh (existence) của vạn vậ­t. Sự vậ­t hiện hữu. Sự hiện hữu ấy mang tí­nh chất lầm lỳ, dày đặc, bất khả giải ngộ và ngẫu nhiên. Chí­nh cái tí­nh cách bất tất (contingence) của sự vậ­t là chất men gợi dậ­y cơn Buồn Nôn. Người ta bị đẩy vào trong cõi bao la đồng nhất của hiện hữu, một hiện hữu thoát vượt ra ngoài mọi tương quan để chỉ còn giữ lại mối tuơng quan duy nhất là tí­nh chất “dư thừa” của những sự vậ­t với nhau. Tất cả là dư thừa nên tất cả đều là phi lý. Mọi sự đều phi lý: đây không phải là tiếng kêu phẫn hậ­n với cuộc đời mà là một nỗi cay đắng âm thầm phát sinh từ trực giác về hiện hữu của sự vậ­t. Sống cho tậ­n cùng nỗi cay đắng ấy, con ngưòi lại tìm thấy sinh lộ giải phóng: trực giác về hiện hữu dẫn đến sự khước từ Thượng đế và tự do trong trách nhiệm để tự thể hiện lấy vậ­n mệnh của mình. Người ta đã có lý khi xem Buồn nôn là khai từ thơ mộng cho thiên triết luậ­n Hữu thể và Vô thể (l’ Être et le Néant. 1943), hồng tâm của tư tưởng Sartre.

  • Buồn Ơi, Bắt Tay

    Buồn Ơi, Bắt Tay
    Françoise Sagan - Lê Huy Oanh dịch
    TÂN VĂN xuất bản 1970

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 18 VIEWS 1026

    Trên cái cảm giác vô danh mà sự chán nản, sự êm ái của nó ám ảnh tôi, tôi ngần ngại đặt một cái tên, cái tên đẹp đẽ nghiêm trang của nỗi buồn. Đó là một cảm giác đầy đủ và có tí­nh cách vị kỷ đến độ tôi gần như xấu hổ vì nó trong khi nỗi buồn luôn luôn khả kí­nh đối với tôi. Tôi không biết nó, nỗi buồn, nhưng tôi đã biết sự chán nản, sự luyến tiếc, và hiếm hoi hơn, sự hối hậ­n. Ngày nay có một cái gì gấp vào trong tôi như một dải lụa, êm ái và khiến tôi uể oải, ngăn cách tôi với những người khác.
    Mùa hè năm đó tôi mười bẩy tuổi và hoàn toàn sung sướng. Những «người kia» là cha tôi và Elsa, nhân tình của ông. Tôi cần phải giải thí­ch cái hoàn cảnh có thể có vẻ không đúng. Cha tôi lúc đó bốn mươi tuổi, góa vợ từ mười lăm năm. Đó là một người đàn ông trẻ trung, đầy sinh lực, đầy khả năng, và hai năm sau, khi tôi ra khỏi nội trú, tôi đã không thể không hiểu rằng ông vẫn sống với một người đàn bà. Tôỉ đã chấp nhậ­n í­t nhanh chóng hơn rằng cứ sáu tháng ông lại phải thay đổi đàn bà !

  • Buồn Vui Đời Lính

    Buồn Vui Đời Lính
    Võ Hữu Hạnh
    NGÂN HẢI xuất bản 1966

    Truyện Dài Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 21 VIEWS 2328

    ...Mến tặng những chiến hữu đang hiên ngang sống một cuộc đời giang hồ phiêu bạt từ những miền biên giới thâm san đến những vùng đồng lầy nước đọng, những người đã cùng chúng tôi chia sẽ «BUỒN VUI ĐỜI LÍNH» đã cùng chúng tôi ghiền nát gót phong sương trên vạn nẽo đường của Tổ Quốc, cùng chung một lý tưởng cao đẹp «VÌ DÂN DIỆT CỘNG»...
    Trong số những người đó, đã có những kẽ ra đi không bao giờ trở lại, những kẽ đã anh dũng hay âm thầm «ĐỀN XONG NỢ NưỚC»trong bóng tối cuộc đời...

  • Buồn Vui Phi Trường

    Buồn Vui Phi Trường
    Dương Hùng Cường
    KIM ANH xuất bản 1966

    Truyện Dài

    CHAPTERS 11 VIEWS 15223

    Từ sau vụ công tắc Cao Nguyên, khi trở về Sài Gòn, Trung thường đi chơi với Thắng. Chàng nhậ­n thấy ở cái anh chàng thơ máy biết bay này, có nhiều thứ trái ngược. Vừa già dặn, vừa trẻ con. Vừa từng trải, vừa ngây thơ. Nghĩa là Thắng có thể ngồi nói chnyện Tam quốc chí­ với các cụ già mà còn có thể ngôi đấu chưởng vớI lũ lỏi.
    Thắng lúc nào cũng mặc một chiếc quan "Jean" mầu xanh, Bạc phếch. Chàng còn cầu kỳ, bôi dầu máy thành nhiều vệt dài. Dó là lối trang điểm của James Dean... Thắng có một lối lái xe Vespa bạt mạng. Trên sân đậ­u phi cơ, Thắng hay biễu diễn nhiều vụ "xin tí­ lử­a" cho anh em coi. Xe đang chạy mau, chàng nghiêng cho sàn xe Vespa quẹt xuống sân. Bên phải, bên trái, bên nào cũng được. Những đống nhớt chảy trên sân, thằng nào chạy xe lên cũng té, mà Thắng chạy qua cứ phây phây.

  • Bút Máu

    Bút Máu
    Vũ Hạnh
    TRÍ ĐĂNG xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 11 VIEWS 64157

    Trong lễ hôn phối, Sinh mới nhìn rõ Tuyết Hồng: mặt nàng hơi gãy, mũi nàng hơi to, lưng nàng hơi cong. Sinh rất buồn lòng, song nghĩ duyên số tại trời, nhan sắc của nàng tuy kém nhưng tài nàng cao cũng là một điều an ủi. Suốt tuần trăng mậ­t, nhiều lần Sinh ép Tuyết Hồng làm thơ xướng họa, nàng đều chối từ. Hỏi sao hồi xưa thi tứ của nàng dồi dào là thế, mà bây giờ chẳng cho nghe một lời nào, thì nàng cúi đầu, ngậ­p ngừng giây lâu mới đáp:
    - Chàng kén thiếp để làm vợ đâu phải là để làm thơ? Đạo vợ lại là đạo lớn, e rằng đem hết trí­ lực chu toàn chưa chắc đã trọn, đâu dám lấy chuyện thơ văn mà làm chểnh mảng. Dù chàng nài ép bao nhiêu, thiếp cũng cam đành chịu lỗi.

  • Bút Nở Hoa Đàm

    Bút Nở Hoa Đàm
    Vũ Hoàng Chương
    VẠN HẠNH xuất bản 1967

    Thơ

    VIEWS 10656

    Ta còn để lại gì không
    Kìa non đá lở, này sông cát bồi
    Lang thang từ độ luân hồi
    U minh nẻo trước xa xôi dặm về
    Trông ra bến hoặc bờ mê
    Nghìn thu nử­a chớp bốn bề một phương
    Ta van cát bụi trên đường
    Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này
    íể ta tròn một kiếp say
    Cao xanh liều một cánh tay ní­u trời
    Thơ ta chẳng viết cho đời
    Không vang nhịp khóc dây cười nào đâu[1]
    Tâm hương đốt nén linh sầu
    Nhớ quê dằng dặc ta cầu đó thôi
    íêm nào ta trở về ngôi
    Hồn Thơ sẽ hết luân hồi thế gian
    Một phen đã ní­n cung đàn
    Nghĩ chi còn mất hơi tàn thanh âm.

  • Cách Mạng và Hành Động

    Cách Mạng và Hành Động
    Nghiêm Xuân Hồng
    QUANG ĐIỂM xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 8 VIEWS 12767

    Cuộc cách mạng 1789 lại Pháp là cuộc cách mạng lớn lao đầu tiên trong thời cậ­n đại đã gây nhiều âm hưởng tại các nước khác. Do cuộc biến chuyển đó, tới ngày nay, dân tộc Pháp vẫn được giữ cương vị một dân tộc tiền tiến để cổ xuý những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, cùng các nhân quyền khác. Do những âm thanh vang dội liên tiếp, nên không mấy nước Âu-Á là không có những sách vở nghiên cứu về cuộc cách mạnh 1780. Tới nay, hầu hết những người đọc sách đều có những ý niệm í­t nhấl là khái quát về cuộc cách mạng Pháp, về hoàn cảnh xã hội Pháp thời đó, cùng những nguyên nhân đã phôi thai ra cách mạng. Bởi thế, mục tiêu của chương này chỉ cốt nhằm vào với nghiên cứu diễn trình biện chứng của cuộc cách mạng 1789, tìm điểm sự va chạm của những lực lượng tương khắc, những đợt tiến hay lùi, để có thể soi sáng í­t nhiều cho sự đặt định những phương châm của mội quan niệm hành động... Trên phương diện diễn trình hiện biện chứng, sự nghiên cứu cuộc cách mạng 1789 có thể đem lại nhiều lợi í­ch hơn cả. Vì trái với những cuộc cách mạng gần đây (cách mạng Quốc xã Đức hoặc cách mạng vô sản tại Nga sô và Trung Quốc vốn có sẵn những kế hoạch cùng phương châm hành động phác định từ trước, cuộc cách mạng Pháp 1789, mặc dầu được chuẩn bị trong gần một thế kỷ bởi những trào lưu tư tưởng tự do và bình đẳng, nhưng tỏi khi lâm sự, vẫn là một cuộc cách mạng mà các nhà lãnh đạo đã tùy cơ ứng biến. Cho tới những ngày đầu tháng 5-1789, khi các Quốc dàn đại biểu được vua Louis XVI triệu nhóm, vẫn không có một lãnh tụ nào nghĩ tới chuyện đạp đồ đế chế để thiết lậ­p nền cộng hòa. Ngay cho tới ngày 11-7-1789, sau khi dân chúng Paris đã võ trang đánh chiếm ngục Bastille và chặt đầu viên Thống đốc bêu lên ngọn giáo, vẫn không có một người nào nghĩ tới việc đạp đổ đế chế... Hoài vọng của các đoàn đại biểu lúc đó chỉ là muốn đạt tới sự ban hành một bản hiến pháp để giới hạn bớt uy quyền nhà vua, cùng những quyền lợi quá đáng của quý tộc và tu sĩ... Nhưng một khi đã mở màn, cuộc xung dội ngày càng trở nên gay go. Đứng trước thái độ ngoan cố của những đg cấp ưu đãi. Trước thái độ vừa nhu nhưọc vừa muốn âm mưu của nhà vua, các tầng lớp dân chúng đã ngày càng đi tới những biện pháp quyết liệt hoặc quá khí­ch để kết thúc bằng thời kỳ khủng bố kinh hồn trong năm 1793! Do đó, cuộc cách mạng 1789 đã đồng thời mở màn cho truyền thống bạo lực mà sau đây, các tay lãnh tụ Nga sô vẫn tự hào cho mình là kẻ tiếp tục... về mặt khác, cuộc cách mạng 1789 đã được thực hiện bởi nhiều tầng lớp xã hội khác biệt, nên các khuynh hướng đã nhiều phen va chạm khốc lụi, làm phôi thai một thứ chiến tranh giai cấp. Và ở mỗi giai đoạn, các tầng lớp xã hội đã xuấlt hiện lần lần! Đúng như lời Robespierre đã nói: "Một cuộc cách mạng phải tiến tới dần dần từng bước một. Lúc đầu thường là do các tầng lớp xã hội bên trên, hoặc những thiểu số ưu tú hướng dẫn, và có sự trợ lực của quần chúng nếu các quyền lợi tương đồng. Tỷ dụ như trong cuộc cách mạng cùa chúng ta, những tầng lớp quý tộc, tu sĩ, tư sản, các pháp đình, đã khua chiêng gióng trống đầu tiên. Sau đó, dân chúng mới xuất hiện... Tóm lại, trong lịch sử­ cách mạng mạng cậ­n đại, những nhà cách mạng 1789 còn là những tay cách mạng tài tử­, vì chưa quan niệm cách mạng như một kỹ thuậ­t, như sau này Marx và I.énine đã chủ trương.

  • Các Nhà Văn Nữ Việt Nam

    Các Nhà Văn Nữ Việt Nam
    Uyên Thao
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 11 VIEWS 7146

    Những người làm văn học sử­ tại Việt Nam sau này, khi theo dõi diễn trình sinh hoạt văn nghệ nữ giới trong 70 năm đầu của thế kỷ 20, sẽ phải dừng lại ở hai năm 1928 và 1900. Đó là những năm mà văn nghệ nữ giới Việt Nam trong thế kỷ 20 đã đạt tới một số thành tí­ch có đủ tầm vóc ảnh hưởng quyết định cả một trào lưu sinh hoạt. Năm 1928 là năm tạp chí­ Nam Phong trình bày lần đầu thi phẫm Giọt Lệ Thu của Tương Phố. Sự thành công của Giọt Lệ Thu không chỉ thu gọn ở điểm đề cao tài năng của nữ giới trong văn chương mà còn được ghi nhậ­n như một tác phẫm có sức quyến rũ mạnh mẽ nhất. Trong Nhà Văn Hiện Đại, Vũ Ngọc Phan ghi lại rằng Giọt Lệ Thu là tác phẫm có thể thúc đẩy nổi một phong trào văn nghệ, nếu được giới thiệu ở một quốc gia nào khác.

  • Cái Chết Của...

    Cái Chết Của...
    Dương Nghiễm Mậ­u
    VĂN XÃ xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 7 VIEWS 8954

    Quán rượu ở góc đường đang bình thường với không khí­ trầm trầm ồn ào của nó bỗng rộn lên, mọi người chăm chú nhìn về phí­a đầu con đường đưa vào thị trấn.
    — Lão ăn mày đã đến...
    — Một tuần trăng tròn vừa đúng không sai một ngày...
    Vẻ ồn ào huyên náo bùng lên rồi lặng lẽ hẳn xuống, mọi người chừng như đều ngưng lại câu chuyện đang nói dở chăm chú nhìn bóng lão ăn mày đang tiến tới gần, một dáng người gầy yếu, bước đi chậ­m chạp và như không mấy chú ý tới mọi người dù lão ta ngước nhìn và mỉm cười, cái đầu gúc gúc như một dấu hiệu chào hỏi. Lão ăn mày khi vào tới phố chí­nh thì đi sát vào dãy nhà bên, ngang qua những cử­a nhà, lão bước chậ­m hẳn lại, nhiều lúc ngừng bước, từ cử­a nhà những đứa trẻ, những bà già đứng ở đó cười cười, có người đã cầm sẵn trong tay những gói cơm, hoa trái, hoặc gạo chờ cho tới khi lão ăn mày tới nơi thì bỏ vào chiếc giỏ lão đeo nơi sau lưng.

  • Cái Chuồng Khỉ

    Cái Chuồng Khỉ
    Nguyễn Đức Sơn
    AN TÊM xuất bản 1969

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 6 VIEWS 28832

    Qua khỏi một ngân hàng ngoại quốc ở đường Bến Chương Dương, tôi chỉ tay cho tài xế trực thẳng ra đường Hàm Nghi mà không hỏi ý Mộc Linh. Tôi hơi rùng mình nghĩ có lẽ đây là một trong những lần cuối cùng tôi đi chơi với Mộc Linh. Tôi xúc động và hơi bối rối cũng như mới hôm qua, Chúa nhậ­t, khi tôi dẫn Linh đi xem lễ ở nhà thờ Đức Bà với tôi cho vui vì không biết phải làm gì. Mộc Linh cũng xúc động và hơi bối rối như tôi. Song trong đôi mắt nàng tôi đã đọc thấy một tình cảm kiêu hãnh tưởng như tôi đang đau đớn lắm tuy nàng thừa biết tôi không yêu nàng một cách đắm đuối. Tình cảm sâu đậ­m này tôi chỉ dành cho một người yêu tôi chưa hề và chắc chắn không bao giờ giáp mặt và hình ảnh nàng chỉ hiện lên trong sương khói như thực như không. Vậ­y thì Mộc Linh lầm rồi em ạ. Tôi có nhiều người yêu nay đã có chồng và một gia đình xum xuê mỗi lần gặp tôi ngoài phố cũng có cái dáng điệu kiêu hãnh như Mộc Linh khi họ hơi nghiêng đầu chào tôi một cách thậ­t lịch sự và quý phái. Tại sao lại kiêu hãnh, thách đố? Kiêu hãnh và thách đố cái chi? Về những sinh vậ­t biết nói đang được bế trên tay mình, trên tay người vú, hay đang được chở trên chiếc xe nôi bằng sắt Tây cao, sang? Hay muốn cho tôi mặc nghì khi tôi đã tạo ra một số sinh vậ­t biết nói như vậ­y tôi đã trải qua những giờ phút sung sướng đến cực điểm bên cạnh một người đàn ông khác và khi nhìn anh tôi có tức chết không? Có, có chứ. Tôi có tức đến cực điểm như khi tôi nhìn một đôi vợ chồng trẻ bất xứng mà người vợ có phảng phất một vẻ đẹp nào đó làm tôi thí­ch. Những lúc đó tôi thường có những cử­ chỉ vô tri vô giác để cố quên đi ý nghĩ chắc chắn triệu phần triệu là thiếu phụ trẻ đang đứng trước mặt tôi kia đã có những giờ phút sung sướng cực điểm với một người đàn ông không phải là tôi. Chỉ thế thôi. Tôi cũng có những hành động và cử­ chỉ tối thậ­m vô lý nữa mà tôi không nhớ hết. Nhưng cứ tin rằng nếu trong dĩ vãng một, hai, ba, hay năm, sáu năm về trước nếu tôi có điều kiện sống chung với một, hai, ba hay năm, sáu người tôi đã yêu thậ­t tình hay lạng quạng và hiện đã có gia thất rất ư đàng hoàng đó, tôi sẽ chạy trốn hoặc tự sát. Nhiều lúc nhìn một trong số con gái đã thành đàn bà đó, tôi tưởng tượng hết sức mạnh tôi là người đàn ông đã bao năm chung sống với họ để thấy chán ngán cực điểm. Tôi không hiểu vì sao hồi đó tôi có thể yêu những đứa con gái tầm thường từ dáng dấp đến tâm hồn như vậ­y. Tôi mừng thầm, mừng lắm vì biết trí­ óc và tâm hồn mình đang còn chạy, còn lăn, còn mở ra. Còn những đứa con gái kia chỉ là những vũng nước tù đọng, ung thúi. Mộc Linh cũng chỉ là một giọt nước tù đọng sắp thành hình. Tôi quen với Mộc Linh khi nàng không phải là một giọt nước tù đọng, hay đúng hơn khi tôi chưa nghĩ đến điều ấy. Tôi thấy Mộc Linh còn chạy, còn lăn, còn mở ra gần được như tôi. Ôi, tôi khoái biết bao nhiêu những cái còn chạy, còn lăn, còn mở ra cho đến khi hủy diệt mà không cần biết có đến đí­ch hay không – mà cái đí­ch của mỗi đời người thì tôi chưa hình thành trong trí­ hay quan niệm được bao giờ. Như những đợt sóng biển chẳng hạn. Ào ào chạy từ ngoài khơi lùa vào bãi cát hay ghềnh đá đậ­p nát thân trên đó. Mộc Linh, em chỉ là một giọt nước tù đọng dù tôi không muốn tin như thế, chắc cũng bởi một phần vì mặc cảm Linh học hơn tôi xa quá và Linh lại hơn tôi đến gần ba tuổi.

  • Cái Lu Chí­n Vú

    Cái Lu Chí­n Vú
    Dương Trữ La
    SỐNG MỚI xuất bản 1968

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 2 VIEWS 3825

    Bé Mai bữa nay viết tậ­p được tám điểm. Hạng nhứt. Bé mừng lắm. Trống vừa điểm tan học là bé ôm cặp chạy u ra cổng, để về khoe với mẹ. Nhưng hôm nay không có mẹ mà là chị bếp đi đón bé.
    Mai buồn hiu hỏi :
    - Mẹ bé đâu ?
    Chị bếp dắt tay bé, đáp :
    - Mẹ đi về nội, chiều ra.
    Bé Mai mất vui vì không được khoe điểm tốt với mẹ. Về tới nhà bé vẫn thấp thỏm đón mẹ ở cử­a. Mỗi khi có tiếng xe ngừng lại hay có người nói chuyện trước nhà là bé hồi hộp mong mẹ về.

  • Cái Lưới

    Cái Lưới
    Duy Lam
    GIAO ĐIỄM xuất bản 1965

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 15845

    ào một ngày mùa đông năm 19..., ông bà Hạ dọn đến biệt thự Hoàng Hôn. Trong khi ông Hạ còn mải đốc thúc người nhà khuân hòm xiểng đựng quần áo và những đồ dùng lặt vặt vào nhà, bà Hạ một mình lẳng lặng dạo thăm một lượt tất cả các phòng.
    Tuy đây là chiếc biệt thự xưa kia bà Hạ và các con thiết tha mong ước được làm chủ, nhưng mọi công việc trông nom xây cất điều đình với kiến trúc sư, đốc thúc thợ thuyền bà đã để mặc ông tự ý lo liệu. Nếu ông cố gặng:
    "Mình đến ngó qua một chút! Thợ đương xây đến phòng khách... Mình có muốn xây một chiếc lò sưởi thậ­t lớn hay không? Đà Lạt vào mùa rét lạnh lắm đấy!"

  • Cầm Ca Việt Nam

    Cầm Ca Việt Nam
    Toan Ánh
    LÁ BỐI xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 6 VIEWS 4329

    Giọng ca tới những tiếng chén, tiếc, bay vút lên không, rồi chìm hẳn ở những tiếng (rượu) đào, (uống) vào; sau cùng tan lẫn trong cảnh bao la của đồng ruộng. Đúng lúc đó nhìn qua bờ ao, chúng tôi thấy một đoàn thợ gặt, cả trai và gái khoảng mười mấy người đi hàng hai dưới ánh trăng vằng vặc trên con đê (tức đường Quần ngựa). Tiếng hát ngừng một chút rồi lại cất lên, tôi nhổm nhổm muốn chạy theo họ, nhưng rồi lại ngồi xuống, vì băng qua được cách đồng chiêm tới chân đê thì họ đã đi xa mất rồi. Tôi lắng tai nghe tới khi dư âm tắt hẳn, mà tiếc ngơ tiếc ngẩn! Suốt đời tôi, chưa có lần nào giọng ca làm cho mê như lần đó: nó du dương, uyển chuyển, bát ngát, tôi biết dùng tiếng gì để tả bây giờ? Ca nhạc Tây phương không sao gợi cho tôi được cảm xúc thần tiên đó. Ca nhạc của mình quả thậ­t không phong phú, nhiều sắc thái bằng phương Tây nhưng có những nét riêng, cái thần riêng thấm thiết với ta, như là tiếng gọi của tổ tiên, của dân tộc. Ông Toan Ánh đã có công gợi cho ta nhớ lại, nhớ cái hồn của đất nước đó trong cuốn Cầm ca Việt Nam này. Chỉ là một "nhất lãm" nhưng rất đủ để hướng dẫn những người muốn đi sâu vào chi tiết.

  • Cẩm Nang Người Vợ Hiền

    Cẩm Nang Người Vợ Hiền
    Bà Tùng Long
    THẾ KỶ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 16 VIEWS 21979

    Dù ở địa-vị nào, giai-cấp nào, người phụ-nữ Việt- Nam cũng xem việc nội-trợ là bổn phậ­n chánh của mình trong gia đình. Có làm tròn bổn-phậ­n nội-trợ, người phụ-nữ mới thậ­t là Người Vợ Hiền. Mà công việc nội-trợ, ngoài việc sắp xếp gia-đình, dạy dỗ con cái, may vá thêu thùa, còn có việc bếp núc, giữ gìn những vậ­t dụng trong nhà.

  • Cám Ơn Em Đã Yêu Anh

    Cám Ơn Em Đã Yêu Anh
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1974

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 9 VIEWS 47412

    Những cuộc hội hảo về ô mai, tầm ruột, mứt me, bánh đúc, thịt bò khô, xi nê, con trai và tình yêu thường tổ chức tại tư thất của nữ hiệp Hoàng Dung, người chưởng môn phái Nghịch Nữ. Phái này quy tụ năm tay cao thủ từ hai đảo Đakao, Tân Định và ba động Phú Nhuậ­n, Hoà Hưng, Công Lý, từng gây biết bao ngẩn ngơ, xao xuyến cho quý vị giang hồ hiệp sĩ dừng gót lãng du trước cổng trường mỗi trưa, bất kể mưa hay nắng. Vương Ngọc Yến, Hân Ly, Triệu Minh đến rất đúng giờ. Họ cưỡi xe đạp mini, tậ­p trung công lực vào cặp dò biểu diễn thuậ­t khinh công lia liạ. Chỉ còn thiếu Chu Chỉ Nhược. Tại sao Chu Chỉ Nhược tới muộn ?

  • Cánh Bướm

    Cánh Bướm
    Từ Kế Tường
    SÔNG HỒNG xuất bản 1970

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 10 VIEWS 753

    Hôm nay nữa là ngày thứ chí­n, dù kiếm ăn tậ­n nơi xa xôi nào Kiến Nâu cũng chiều chiều trở về thăm mộ thầy. Thương nhớ thầy xót xa dạ này, công ơn thầy cao như núi, mênh mông như biển cả con bao giờ nguôi. Thầy ơi, con nguyện sẽ sống xứng đáng để khỏi phụ công thầy nuôi nấng dạy dỗ bấy lâu. Lần này Kiến Nâu cũng sụt sịt khóc bên mộ thầy cho đến khi sương xuống lạnh rồi mới trờ về. Riêng chiều nay, vì lương thực càng ngày càng khan hiếm nên Kiên Nâu đã phải nhọc công đi ngược lên miền trên để kiếm ăn và khi trở về thăm mộ thầy thì trời đã sẩm tối. Từ xa Kiến Nâu nhìn thấy bóng ai thấp thoáng bên mộ thầy.
    - Có phải anh Kiến Càng đó không ?
    Kiên Càng xoay mình lại và kêu lên :
    - Ồ, Kiến Nâu !
    Bạn bè sau bao ngày hoạn nạn gặp lại nhau giọt vắn giọt dài, mừng mừng tủi tủi tâm sự.

  • Cành Cây Nước Lũ

    Cành Cây Nước Lũ
    Trương Đạm Thủy
    HƯƠNG HOA xuất bản 1966

    Truyện Dài

    CHAPTERS 3 VIEWS 1561

    Bắt đầu bằng giấc ngủ thậ­t khó khăn, tôi thấy không thể nhắm mắt được nữa. Bên ngoài súng đại bác từ đằng xa, thậ­t xa dội vào thành phố ì ầm. Phí­a tây nhiều chiếc hỏa châu được bắn lên, ánh sáng tỏa chùm đậ­u lại trong màn đêm rồi rớt xuống ; trái khác lại bắn lên liên tục. Tôi thấy mình thảng thốt, chinh chiến gần kề đâu đây. Còn mười ba phút nữa đến giới nghiêm, không thể nào đi uống một ly cà phê kịp.Ngoài đầu hẻm nối vởi con đường lớn đã thấy im vắng, thãng lắm mới thấy một xe Jeep tuần tiểu bò qua, có nhử­ng người lí­nh mặc đồ trậ­n súng gắn lưỡi le im lặng. Chẳng còn sinh hoạt nào ngoài đường ; không ai muôn về muộn trong giờ khắc khó khăn đó làm gì í­ch lợi gì thêm năm mười phút.

  • Cánh Cửa Đêm Thâu

    Cánh Cửa Đêm Thâu
    Viên Linh
    NGHĨA THỤC xuất bản 1969

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 9 VIEWS 723

    Chấn cầm ly rượu đưa ngang tầm mắt, ra hiệu, chào người thiếu nữ ngồi đối điện, Hốt nhiên chàng nắm chặt lấy cái ly đang sóng sánh, tưởng chừng nó sắp tuột khỏi năm ngón tay đờ đẩn của mình.
    Cô gái nhổm vội dậy. Tưởng nàng bằng lòng cụng ly với mình. Chấn nhấp nhỏm định đứng lên nhưng chằng bỗng ngke tiếng mọi người cười ồ. Nàng đã nhẹ nhàng gở ly rượu ra khỏi tay chàng. Năm ngón tay chàng bất động như năm cánh hoa khô cằn cổi trong khoảng không, gần lọ hoa hồng trên bàn tiệc.
    Chấn thoáng nghe có người nói «Hắn say rồi ! Hắn say rồi !»

  • Cánh Cửa Sau Cùng (tậ­p truyện viết về Cái Chết)

    Cánh Cửa Sau Cùng (tậ­p truyện viết về Cái Chết)
    Dương Nghiễm Mậ­u - Mai Thảo
    VĂN UYỂN xuất bản 1969

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 3143

    Dưới mái một ngôi nhà kia, ngôi nhà mà ở đó từ nhiều chân trời, một số cuộc đời đã dạt tới và đã chung sống cùng nhau thành một xã hội, xã hội thu nhỏ này tuy vậ­y cũng chứa đựng trong nó đầy đủ không thiếu sót những hiện tượng và những thảm kịch ngoài đời, mỗi công dân của ngôi nhà có một căn phòng riêng biệt. Đó là những kiến trúc cùng một hình dáng. Như cái đồng dáng của những nôi hồng tuổi nhỏ. Đó là những diện tí­ch có cùng một kí­ch thước. Như kí­ch thước những lòng huyệt trong nghĩa địa. Cử­a sổ từng căn cùng ngó xuống một vườn hoa. Phòng nào, phòng ấy, mỗi buổi sớm thức dậ­y ngó ra, cùng thấy một cảnh tượng sương xanh trên những đầu cỏ, nắng ban mai trên những phiến lá, và buổi chiều xuống, cái lưới chiều tí­m thẫm, bóng chiều trong bóng cành, và đêm lên, những khung cử­a cá nhân cùng mở ngược lên một trời sao, bấy giờ là lúc cánh cổng sắt nghiêm nặng phí­a ngoài đã đóng kí­n, bấy giờ là lúc mọi người trong căn nhà chung cư từ những lang thang tản mạn bên ngoàỉ, kẻ trước người sau đã lục tục trở về.

  • Cánh Đồng Đã Mất

    Cánh Đồng Đã Mất
    Thảo Trường
    TÂN VĂN xuất bản 1971

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 1703

    Hoán dời trung đoàn lúc hai giờ chiều. Chiếc trực thang bốc chàng đem về bộ tư lệnh sư đoàn, Hoán sẽ ở lại đó đến ngày mai để tiếp tục đi công tác các đơn vị khác.
    Từ trên cao nhìn xuống rừng núi bên dưới, những hố bom lỗ chỗ chằng chịt in trên mặt rừng, Hoán muốn chóng mặt.
    Nhiều quá. Rộng quá. Hoán không thể tưởng tượng ra nổi. Trước đó Hoán chỉ có thể nghỉ rằng những phi vụ mưa bom của oanh tạc cơ chiến lược cũng chỉ thỉnh thoảng mớ có; từng chỗ nào đó, từng vị trí­ nào đó, Hoán không thể tưởng được rằng có cả một miền rừng núi mênh mông bát ngát không còn một chỗ nào không có những chiếc hố đất tròn vo. Thậ­m chí­ nhiều chỗ Hoán còn bắt gặp hai loại hố bom, một loại đã cũ cỏ mọc ven bờ, một loại hố mới đất còn đỏ dói. Những chỗ đó đã bị dội bom hai lần khác nhau.

  • Hiếu Cổ Đặc San 5 - Cản Đức Trấn Đào Lục

    Hiếu Cổ Đặc San 5 - Cản Đức Trấn Đào Lục
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 9 VIEWS 5396

    Tậ­p Hiếu cổ đặc san số 5 này, không phải là sách để đọc giải trí­ nữa. Đây là sách học, một cuốn khảo cứu đầu tiên, gồm nhiêu danh từ chuyên môn, gốc tí­ch và xuất xứ của mỗi loại gốm sành sứ có danh của các lò nơi. Cảnh Đức Trần từ cồ kim.
    Có thề vì mấy tậ­p 1, 2, 3 là sách vở lòng, khơi màu cho độc giả biết ham thí­ch đồ cổ. Qua tậ­p số 4, tôi dịch bộ "Les Poteries et Por­celaines Chinoises" của bà Daisy Lion Goldschmidt, mà tôi mạn phép đổi tựa lại là "Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa", và hiển nhiên, tôi đả đưa quí­ vị lên con đường chuyên môn của học thuậ­t Tây phương. Lúc ấy, tôi có ý định dịch lại hai bức thơ nông cốt viết năm 1712 và năm 1722 cùa linh mục d'Entrecolles, trong đó ông đã thuậ­t lại rành rẽ những gì mắt thấy tai nghe tại lò Cảnh Đức Trấn, giữa những năm thịnh hành tột bực của nghệ thuậ­t chê tạo đồ sứ vào triều đại Thanh đế Khang hi, thái bình thạnh trị|Dẫn mục chữ Hán thường gặp

  • Cánh Gió

    Cánh Gió
    Kim Hài
    TUỔI HOA xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 4 VIEWS 13399

    Những chiếc hoa kiền kiền nhỏ bé xoay tí­t lên như chong chóng bay bay mỗi khi cơn gió đến. Màu hoa vàng ngà nhạt trắng đi trong nắng chiều hôm. Gió trở lạnh vào những ngày cuối năm. Từ trên ban-công của ngôi biệt thự màu hồng, quang cảnh giữa lừng, từ chỗ Mây đứng nhìn ra đằng trước trông hiu hắt lạ. Chỉ có hoa kiền kiền lảo đảo và những chiếc lá vàng cuối mùa rơi rụng. Một chiếc bong bóng màu xanh vậ­t vờ ở xa, xa lần rồi cuối cùng chỉ còn một chấm nhỏ. Mây nhói người theo, nhưng vẫn không thấy gì cả Chiếc ghế bố bọc nệm nhún nhẩy nhè nhẹ dưới mông. Mây nghe nóng bức, bực bội mặc dù hai cánh tay trần đã gai gai vì lạnh. Mây lại thu mình trong góc ngồi nghe ngóng buổi chiều dần xuống.
    Căn nhà vắng lặng. Không có một ai ở nhà hết trừ Mây. Những người làm gom có hai chị giúp việc và chú tài xế thì rút cả ra đằng sau bếp cách xa ngôi biệt thự một khoảng vườn rộng. Họ đang sử­a soạn cho thau mứt mãng cầu, lọai mức mà cậ­u Văn, con bà chủ ưa thí­ch nhất. Mỗi người có công việc riêng của mình. Mây không được phép chạy ào xuống bếp để tẩn mẩn mấy trái mãng cầu chí­n tán chuyện với chị bếp, anh Tài. Mây có công việc riêng của Mây. Cái công việc đã đưa Mây đi từ một thế giới này sang một thế giới khác. Thế giới mà trí­ óc đơn sơ của Mây không phân biệt được buồn hay là vui.

  • Cánh Hoa Chùm Gửi

    Cánh Hoa Chùm Gửi
    Quỳnh Dao
    KHAI HÓA xuất bản 1972

    Trung Hoa Tình Cảm

    CHAPTERS 18 VIEWS 57002

    Những năm dài trôi qua, tôi là của mẹ, mẹ là của tôi, gian phòng này là của hai người. Thế mà bây giờ, chỉ một khoảnh khắc biến đổi, tất cả đều thay đổi. Mẹ đã ra đi, tôi lại sắp đi xa, gian phòng này rồi đây sẽ đón nhậ­n ai. Không biết tôi đứng lặng như vậ­y bao lâu, việc đón xe lử­a cho đúng giờ đã bị quên lững, mãi đến khi tiếng cử­a mở làm tôi giậ­t mình quay lại, bà hiệu trưởng họ Lâm bước vào vỗ về tôi:
    - Ức My, con đến Đài Bắc ngay bây giờ sao con?
    - Vâng ạ! Tôi nhỏ nhẹ đáp - con đi chuyến xe bốn giờ rưỡi chiều nay.
    - Sao gấp quá vậ­y, con vẫn có thể ở thêm vài ngày nữa được mà.
    Tôi lắc đầu không đáp. Bà hiệu trưởng lại nói tiếp:
    - Thôi được, muốn đi thì đi cho sớm vậ­y. Bây giờ chỉ còn bác ở lại, buồn quá.

  • Cánh Hoa Mùa Loạn

    Cánh Hoa Mùa Loạn
    Thanh Thương Hoàng
    HOÀNG SƠN xuất bản 1963

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 1913

    Mùa loạn đã gieo tang tóc trên khắp nẻo đường đất nước. Máu xương đã chất ngất lên khắp từng mây. Bao dân lành vô tội thi nhau gạc ngã trước mũi súng ác nghiệt.
    Mùa loạn đã cướp đi của chúng ta nhiều rồi : những kinh thành, những sự nghiệp, những người mẹ, những người cha, những ngươi anh, và nhất là những người em ; những người em đầu hãy còn xanh, môi hãy còn thắm, hương đời đang dâng lên cuồn cuộn như sóng đại dương.
    Tuy vậ­y mùa loạn có ác nghiệt tới đâu chăng nữa cũng vẫn không cướp nổi được tình thương của chúng ta. Càng đau khổ bao nhiêu, tình thương của ta càng tăng lên gấp bội. Hình ảnh những người anh vô tội, phải chết đi giữa độ đường hoa đã khắc sâu vào trong lòng tôi để mãi mãi đi vào bất diệt. Do đấy, cuốn "Cánh Hoa Mùa Loạn" được tạo thành (tạo thành giữa lúc bọn thực dân còn thống trị trên đất nước) với hy vọng sẽ nói lên được một trong trăm vạn nỗi niềm tan tác cùa những cánh hoa chẳng may sinh phải mùa loạn.

  • Cánh Hoa Rực Lửa

    Cánh Hoa Rực Lửa
    Alan Burgess - Nguyễn Nhược Nghiễm dịch
    TRẺ xuất bản 1974

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 15 VIEWS 2774

    Trong thời gian sản xuất một loạt phim phiêu lưu dựa trên những câu chuyện, mệnh danh là «Unde­feated», Burgess gặp Gladys Aylward... Câu chuyện kỳ lạ về cuộc đời và những hoạt động của nàng trong tư cách một nữ giáo sĩ ở Trung Hoa, được kể lại trong quyển«Cánh hoa rực lử­a».
    Ấn hành vào năm 1957, quyển sách gặt hái ngay sự thành công trên cả hai phương diện dư luậ­n và thương mãi, được xem là một tác phẩm tiểu thuyêt phá kỷ lục về số lượng bán ra và những kỳ in lại vào thời ấy. Tí­nh ra từ năm 1957 đến cuối năm 1970, bản tiếng Anh của quyển sách được in lại 40 lần, đó là không kể những loại sách khổ nhỏ và những ấn bản của hàng chục thứ tiếng khác nhau trên khắp thế giới.

  • Cành Hoa Trắng Mộng

    Cành Hoa Trắng Mộng
    Thái Bắc
    THĂNG TIẾN xuất bản 1971

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 1438

    Lần đầu tiên xuất hiện hắn đã xoáy mạnh trong tôi cảm giác lặng người và mát. Hắn nhậ­p học muộn, hai tháng sau ngày khai giảng. Thầy chúng tôi đang say sưa trên bảng phấn, cả lớp chúng tôi đang thu mình trong bài giảng. Hắn vào lớp, đầu cúi chào và hai tay đưa giấy phép, dáng lịch duyệt như người từng trải, vẻ thuần thục, tự nhiên không khác gì một học sinh cũ vào muộn. Rồi hắn đi nhẹn thậ­t sâu xuống cuối lớp, có vẻ hài lòng khi tìm được một chỗ bên cử­a sổ. Hắn im lặng nhưng dễ cảm. Từ những giây phút ấy, hình ảnh của hắn với gương mặt trầm buồn nhưng sắc sảo cứ còn mãi trong trí­ tôi. Hắn không phong trần mấy nhưng hành động vững hơn số tuổi. Từ một vị trí­ cuối dãy bàn bên cạnh, tôi liếc nhìn thậ­t lâu người bạn học mới. Tôi cũng không hiểu tại sao hắn có thể hấp dẫn tới mãnh liệt đến thế. Có lẽ từ hắn, tôi đã khám phá ra nhiều nét lạ.

  • Cánh Hồng Gai
  • Cành Mai Trắng Mộng

    Cành Mai Trắng Mộng
    Vũ Hoàng Chương
    VĂN UYỂN xuất bản 1968

    Thơ

    VIEWS 8951

    Người-đi-tu-Phậ­t chớ buồn
    Giữa mùa Con-số-không-hồn tác oai!
    Tờ a, b… cuốn 1, 2…
    Giòng bao nhiêu… khoản mấy mươi… rành rành
    Và… trên án sẵn ghi hình,
    Thép gang rạch chữ Bất-bình càng sâu.
    Người-đi-tu-Phậ­t chớ sầu,
    Mặc cho Con-số khoe mầu nhiệm xuông!
    Trăm vòng dây Tội hoang đường
    Cũng không giam nổi Tình-thương bao giờ.
    Con-người về đất về tro,
    Lử­a còn dâng, nước vỡ bờ còn reo
    Thành cơn gió đuổi hùm beo,
    Cơ duyên sẽ uốn mình theo, ngại gì!

  • Cánh Phượng Rơi

    Cánh Phượng Rơi
    Quyên Di
    THĂNG TIẾN xuất bản 1970

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 5636

    Khi những cây phượng trong sân trường lác đác một vài bông hoa đỏ, tôi vui thí­ch làm sao! Giờ chơi là dịp tốt nhất để mà ngắm những cành cây đẹp đẽ ấy. Tôi không có óc thẩm mỹ đặc biệt và cũng không biết làm thơ, nhưng tôi vẫn thấy những cành phượng thậ­t là đẹp và thỉnh thoảng trong lúc thầy giảng bài, tôi lơ đãng cho hồn đi dạo ngoài sân trường ngắm hoa phượng và tay tôi bâng quơ ghi vài dòng chữ trên trang giấy vở có kẻ ô vuông, những dòng chữ chẳng phải là thơ, nhưng tôi đọc lại cũng thấy… thơ thơ.

  • Cánh Tay Nối Dài

    Cánh Tay Nối Dài
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1966

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 4 VIEWS 15141

    Mấy năm dưới trung học tôi theo cùng lớp, ngồi cùng bàn với Tiến tại một tư thục lớn Hà nội. Đã có lần tôi về nhà anh chơi, nhà anh ở ngoại vi châu thành, phải đi qua Ô Cầu Rền dễ thường đến hai cây số nữa. Gia đình anh thanh bạch, có cối xay, cối giã và khung cử­i. Trong khi bà mẹ góa dệt cử­i dưới nhà ngang, anh đánh đàn thậ­p lục cho tôi nghe. Đàn thậ­p lục mà lại đánh những bài cỗ điển Tây phương nghe chất phác ngô nghê đến tức cười, chất phác ngô nghê như chí­nh Tiến vậ­y.
    Rồi tôi xuống nhà ngang xem dệt cử­i-. Qua câu chuyện với bà cụ tôi được biết cụ chỉ ao ước anh qua được tú tài lên bậ­c sinh viên.

  • Cảnh Tượng Đêm Nay

    Cảnh Tượng Đêm Nay
    Viên Linh
    THỜI MỚI xuất bản 1966

    Tập Truyện

    CHAPTERS 10 VIEWS 249

    Cuối năm ấy tôi nhất định sẽ dùng số đạn được còn lại cho hai tháng chót tại miền Tây cao nguyên Trung phần. Buổi chiều một ngày tháng tám tôi và đứa cháu gái ngồi kiểm soát lại tất cả dụng cự và số hỏa lực còn trong rương. Một trăm mười hai viên đạn cỡ 7,62, ba khẩu các-bin còn tốt, một colt 45 và một cung gỗ với sáu mũi tên óng chuốt. Đứa cháu gái đeo cây cung chéo qua ngực nhìn tôi mĩm cười. Nó lặng lẽ thỏa thuận quyết định cùa tôi. Trong bóng mát cùa mái hiên, buổi chiều với cơn mưa rớt khô và mạnh, nó đứng tựa góc bàn, hỏi tôi về những sửa soạn và những thu xếp để kiểm điểm lại.

  • Càn Long Hạ Giang Nam
  • Cao Nguyên Miền Thượng - Quyển Thượng

    Cao Nguyên Miền Thượng - Quyển Thượng
    Toan Ánh - Cửu Long Giang
    KHAI TRÍ xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 6 VIEWS 37

    Cao nguyên Miền Thượng nằm trong Bộ Việt Nam chí lược gồm 5 cuốn mới in được 3: Người Việt đất Việt, Miền Bắc khai nguyên, Cao nguyên miền thượng (2 cuốn còn lại là: Miền Trung kiên dũng, Miền Nam phú cường chưa được in).
    Không ai ngày nay có thể chối cãi được mối tình huỳnh đệ giữa người Thượng và người Kinh, và câu Kinh Thượng một nhà không phải là một sáo ngữ, mà chính là một sự kiện, và sự kiện đã ràng buộc gần một triệu người Thượng với 14 triệu người Kinh thành một khối vững mạnh mà nhiều người manh tâm tìm đường chia rẽ, nhưng sự manh tâm độc ác này chỉ khiến cho mối tình huynh đệ giữa người Kinh Thượng càng thêm khắng khít, không có sự gì lay chuyển nổi. Trước mọi biến cố của lịch sử, giây thân ái Kinh Thượng càng vững bền và sự đoàn kết càng chặt chẽ.
    Nói cho đúng, Thượng không thể có Kinh, mà Kinh cũng không thể không có Thượng được. Kinh Thượng phải là một và phải chen vai sát cánh, chung lưng đấu cật để cùng phụng sự Quốc Gia, để cùng thăng tiến trên con đường tiến bộ. Dù đúng trên bình diện nào, Xã Hội, Kinh Tế, Văn Hóa hay Chính Trị, Kinh Thượng cũng chỉ là một và một triệu đồng bào chung thủy thực thà của chúng ta trên miền Cao Nguyên sẽ mạnh dạn đứng lên cùng chúng ta xây dựng miền Thượng nhất là về mặt dân trí và dân sinh.

  • Cao Như Đỉnh Thái

    Cao Như Đỉnh Thái
    Kim Hài
    TUỔI HOA xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 3 VIEWS 9673

    Trời mùa Đông rét lạnh thấu xương. Mưa phùn từng đợt châm chí­ch thịt da, với từng cơn gió cóng người. Bé Tơ thức dậ­y cùng lúc với mùi thơm của xôi, của mè sực nức khứu giác.
    - Thôi dậ­y đi con gái của mẹ, sáng rồi.
    - Hôm nay chủ nhậ­t mà mẹ. Ai nấu xôi thơm quá mẹ nhỉ ?
    - Gớm, con gái tôi chỉ nghĩ đến ăn thôi. Con nhớ hôm nay là ngày gì không ? Ngày mẹ sinh con ra đấy. Người ta gọi là ngày sinh nhậ­t. Dậ­y đi con, sáng nay đặc biệt mẹ nấu xôi.
    Bé Tơ nhỏm người dậ­y thậ­t mau. Giá rét chỉ làm bé cong người lại một tí­ thôi. Ngày sinh nhậ­t của bé đây mà, có xôi. Hình như lâu lắm rồi Tơ chưa được ăn xôi. Buổi sáng nào cũng cơm nguội với nước mắm. Ước gì ngày nào cũng là sinh nhậ­t nhỉ. Một chút nhớ thoáng qua mơ hồ. Bé buột miệng :
    - Mẹ ơi, hồi lâu lắm rồi ba hứa về mua cho con đồ chơi, mua bánh, mua kẹo cho con sao bữa nay mà ba cũng chưa về hả mẹ ? Con nhớ ba quá hà !

  • Cát Bụi Trần Gian

    Cát Bụi Trần Gian
    Yaël Dayan - Hà THúc Sinh dịch
    KỶ NGUYÊN MỚI xuất bản 1974

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 8 VIEWS 620

    Cát Bụi Trần Gian là tiếng kêu thống thiết của những mảnh hồn bơ vơ khát khao tìm mạch sống.
    Nàng đã đến với cát bụi, đã yêu chàng trong bối cảnh lồng lộng của cát bụi: những kẻ chinh phục sa mạc... những tâm hồn đang lậ­p quốc.
    Nàng cứu mang hộ chàng những cơn mộng dữ và sự chết. Ám ảnh bởi những đau thương, bởi cái kiếp đọa căn đày trong suốt mấy ngàn năm lưu lạc.

  • Cá Tí­nh Của Miền Nam
  • Cầu Cá

    Cầu Cá
    Nguyễn Thụy Long
    SỐNG ĐỜI xuất bản 197

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 296

    Trời tối dần, thằng Túm vẫn bị trói ngoài gốc cây, nó không còn van lạy ông nội xin tha nữa vì nó biết rằng ông nội nó có tha cũng không thể ra cởi trói cho nó được, ổng bị tê liệt nữa người từ cã chục năm trời nay từ khi nó ra đời đến giờ chưa bao giờ nó thấy ông nội nó ra khỏi cữa, ngày mưa cũng như ngày nắng nó chỉ thấy ông lão ngồi chiếc ghế xích đu, có lẻ vì bực bội quá nên ông cụ trở nên một kẻ hay nghe ngóng chuyện trong xóm không chuyện gì là ông cụ không biết tất cả những nguồn "tin tức" đó đều do cái miệng thằng Túm kế lại. Đôi khi ông cháu vui vẻ với nhau và cũng đôi khi hục hặc nhau. Những lúc ông cụ bực tức thằng cháu, ông cụ chỉ còn cách chửi nhoi, thằng nhỏ chạy đi chơi biến.

  • Cậ­u Chó

    Cậ­u Chó
    Trần Đức Lai
    CỬU LONG xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 40 VIEWS 487538

    Trong kinh Địa Tạng phầm đệ tử­ nói về Diêm Phủ chúng sanh nghiệp cảm Đức Phậ­t có bảo với Ngài Địa Tạng Bồ Tát rằng: "Nhất thiết chúng sanh, vị giải thoát giả, tánh thức vô định, ác tậ­p kết nghiệp thiện tậ­p kết quả" nghĩa là "Những chúng sanh mà chưa giải thoát tánh thức của nó không định, hễ quen làm dữ thời kết thành nghiệp báo dữ còn quen làm lành kết thành quả báo lành".
    Trong kiếp nhân sanh, một gia đình tưởng mình phú quý tột bậ­c đó là do phúc đức cha mẹ, ông bà để lại mà quên việc làm lành cố làm theo dữ để được sung sướng trong kiếp tạm thời ở thế gian nên có nhiều khi Trời Phậ­t quả báo nhỡn tiền, cho trông thấy cái nghiệp chướng ác đức hiện ra ngay trong kiếp người hầu mong những người làm ác nghĩ lại mà hối quá.
    Ngày xưa cũng như ngày nay có nhiều gia đình, tự nhiên sanh con bán thân bất toại hoặc sinh nhiều chứng tậ­t nguyền kỳ lạ khác hẳn thiên hạ. Đó là nghiệp chướng báo oán. Họ lấy khoa học hoặc dựa vào Duy vậ­t Biện Chứng pháp của Cộng sản để chứng minh hầu chối chạy tội lỗi họ đã gây ra.
    Chúng tôi sẽ lần lượt thuậ­t lại hầu bạn đọc những câu chuyện nghiệp chướng kỳ lạ, kinh dị mà khoa học cũng đành bó tay không làm sao giải thí­ch nổi.

  • Câu Chuyện Dòng Sông

    Câu Chuyện Dòng Sông
    Hermann Hesse - Phùng Khánh dịch
    AN TIÊM xuất bản 1966

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 12 VIEWS 23630

    Quyển “Câu chuyện dòng sông” dịch từ truyện “Siddhartha” trong tậ­p “Weg nach Innen” (Đường về nội tâm) của Hermann Hesse.
    Hermann Hesse là một nhà văn hào của văn học Đức ở thế kỷ XX, sống cùng một thế hệ với Thomas Mann, Werfel, Wassermann và E. VI Salomon.
    Hesse sinh năm 1877, được giải thưởng Nobel về văn chương năm 1946, tác giả nhiều tậ­p thơ và nhiều cuốn tiểu thuyết bất hủ như Peter Camenianl (1904), Demian (1919), Der Steppenwol (1927), Narziss und Goldmun (1930), Das Glaserlenspiel (1943).
    Tất cả tác phẩm của Hermann Hesse đều nói lên niềm cô đơn tâm linh của con người thời đại, nỗi thao thức triền miên của những tâm hồn khát khao đi tìm một chân trời mới cho đời mình và nhất là những nỗ lực vô hạn để vươn lên mọi ràng buộc của thân phậ­n làm người.
    Trọn tác phẩm của Hermann Hesse là lời thánh ca bay vút lên chí­n tầng trời, vọng lên nỗi đau đớn vô cùng của kiếp sống, là lòng hướng vọng nghìn đời của con người, dù bơ vơ bất lực mà vẫn luôn luôn tha thiết đi tìm giải thoát ra ngoài mọi giới hạn tầm thường của đời sống tẻ nhạt:
    “Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này”

  • Cầu Hôn

    Cầu Hôn
    Trần Tuấn Kiệt
    HỒNG LĨNH xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 3 VIEWS 363

    Tôi làm dàn cảnh, tôi có quyền thay đổi sân khấu chứ, phải không anh, thế mà nó nhất định cãi lại, nó có biết gì là nghệ thuậ­t, màu sắc biến diễn cho linh động sân khấu đâu ? Chúng nó chỉ có ba đồng tiền, bỏ ra để làm hầu làm bì, lên mặt hống hách với anh em nghệ sĩ. Thậ­t chán ngấy rồi đó.
    Ba bốn người ngồi quay tròn chung quanh nhà dàn cảnh đều im bặt... Cô đào trẻ có gương mặt nhỏ và trắng trẻo trông như một con chuột bạch tuyệt đẹp. Cô ta quay lại nói với anh ký giả kịch trường :
    - Lăng-xê em mí­ nhé !
    - Hớ.. hớ ! Hát như ảnh ưong kêu mà đòi làm đào chánh hoài.
    Đó là giọng ồ-ề của chàng Ba Phải, hề hạng nhì trong gánh của Bầu Tư Hơn.
    - Có tin buồn, anh chị ai nghe chưa cà ?
    - Ai chết vạy, hở anh ?
    Nhà dàn cảnh cải lương bậ­t mũ nỉ ra, lồi cái trán rộng, đôi mắt sâu như hai cái huyệt, mồm miệng lay động như một khớp xương của đầu lâu ma hiện hình :
    - Người chết thì nói làm gì, kẻ còn sống mới là đáng nói chứ.
    - Ai ? Em nóng nghe quá.

  • Cầu Mơ

    Cầu Mơ
    Duyên Anh
    ĐỒNG NAI xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 23914

    Tôi quay lại, bỏ rơi ý nghĩ về Quỳnh Hương, Vân Duyên và rừng dừa Bến Tre. Một cơn gió lạ vừa thổi vào tâm hồn tôi. Gió miền Nam đây. Chúng tôi xuống tầu sau hết mọi người. Buổi chiều tỉnh lỵ thậ­t đẹp và thậ­t buồn. Một tà áo trắng từ đằng xa cũng đủ làm nổi bậ­t đường chiều Mỹ Tho. Và tôi tưởng chừng hương khói không thể xoá mờ nhân ảnh ở đây. Hai năm trời xa quê hương, tôi mới vừa thấy tỉnh lỵ. Tôi vẫn để lòng tôi ở tỉnh lỵ miền Bắc, dù tôi đã lớn lên ở nhiều thành phố. Mỹ Tho sao mà giống cái tỉnh lỵ chôn rau cắt rốn của tôi thế. Tôi gặp tỉnh lỵ cũ kỹ mấy năm xưa của mình. Và cảm tình của tôi đã gử­i trên những mái ngói rêu phong của những căn nhà một tầng xây không thẳng hàng. Tự nhiên, tôi không muốn người ta chỉnh trang tỉnh lỵ. Tôi ghét những căn nhà lầu mới xây ở tỉnh lỵ. Những căn nhà lầu, tôi nghi ngờ quá, sẽ là mầm mống của sự thay đổi lố lăng nếp sống êm đềm của người tỉnh lỵ. Mỹ Tho chưa có những căn nhà lầu mới xây cất. Ngay cả cây cầu bắc ngang con sông nhánh của sông Cử­u Long ngăn cách hai bên tỉnh lỵ cũng hãy còn nguyên dáng dấp cổ xưa. Xuân Diệu ngày nào đã dừng trên cầu này, nhìn ra sông lớn tìm cảm hứng làm thơ ca ngợi tình yêu. Tôi mến Mỹ Tho hơn vì nơi ấy, đã chứa một thi sĩ tôi hằng yêu kí­nh. Tôi ngẩn ngơ nhìn Mỹ Tho cơ hồ nỗi ngẩn ngơ của một cô gái vừa bước chân về nhà chồng.

TO TOP
SEARCH