CLOSE
Add to Favotite List

    VĂN HỌC MIỀN NAM TRƯỚC 1975

  • Truyện Thúy Kiều

    Truyện Thúy Kiều
    Nguyễn Du
    THANH TÂM xuất bản 1958

    Cổ Văn

    CHAPTERS 5 VIEWS 29

  • Truyện Tích Việt Nam

    Truyện Tích Việt Nam
    Lê Hương
    MỘT NHÓM VĂN HỬU xuất bản 1970

    Tập Truyện

    CHAPTERS 94 VIEWS 54

    Trước đây rất lâu và hiện thời đã có nhiều người sưu tầm hoặc viết lại truyện cổ Việt Nam đăng báo và in thành sách. Lẽ cổ nhiên có nhiều người biết nhiều chuyện đến thuộc lòng.
    Soạn quyển nầy, chúng tôi đề tựa là Truyện Tích Việt Nam vì xét rằng thành phần không phải hoàn toàn là truyện cổ đã xuất hiện không biết từ bao giờ cũng như không biết ở nơi nào.

  • Truyện Trê Cóc

    Truyện Trê Cóc

    TÂN VIỆT xuất bản 1956

    Cổ Văn

    CHAPTERS 3 VIEWS 45

    Truyện Trê Cóc là một truyện Nôm khuyết danh của Việt Nam, chủ ý bày tỏ cái thói “tranh hơi tức khí” gây nên những cuộc kiện tụng và chỉ trích cái tệ nhũng lạm của bọn sai nha cùng cái hại “xui nguyên giục bị” của bọn thầy cò.

  • Truyện Trinh Thử

    Truyện Trinh Thử
    Hồ Huyền Qui
    TÂN VIỆT xuất bản 1956

    Cổ Văn

    CHAPTERS 3 VIEWS 16

    Truyện Trinh Thử là truyện thơ Nôm Việt Nam, dài 850 câu lục bát và 2 bài thơ thất ngôn luật Đường. Hiện chưa rõ tác giả là ai và thời điểm tác phẩm ra đời.
    Truyện kể rằng vào năm Long Khánh (niên hiệu của Trần Duệ Tông ), đời Trần ở miền Lộc Đỗng có người Hồ sinh, học rộng biết nhiều, lại nghe được tiếng chim muông. Nhân ra chơi kinh thành, chàng ngụ ở gần nhà Thừa tướng Hồ Qúy Ly. Đêm nằm bỗng nghe tiếng chó sủa. Chó sủa làm cho một con chuột bạch góa chồng đang đi kiếm ăn bên nhà Hồ Quý Ly kinh hãi chạy vào nấp ở hang chuột đực.

  • Tuấn Chàng Trai Nước Việt 1

    Tuấn Chàng Trai Nước Việt 1
    Nguyễn Vỹ
    TÁC GIẢ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 20 VIEWS 67265

    TUẤN là một nhân vậ­t điển hình, tiêu biểu những chàng trai Việt Nam sinh trưởng trên Đất Nước từ đầu thế kỷ. Chàng lớn lên giữa một bối cảnh lịch sử­ và xã hội cổ kí­nh đang bắt đầu biến chuyển dần dần theo định mệnh do sự xâm nhậ­p của người Pháp hoàn toàn xa lạ từ Tây phương đến đô hộ xứ ta. Họ đã đương nhiên để lại những dấu tí­ch sâu đậ­m của một Văn minh mới, và tạo ra một vậ­n mệnh mới cho Dân Tộc Việt Nam. Với tư cách một nhân chứng vô tư của Thời Đại, TUẤN thuậ­t lại rất khách quan và chân thậ­t, không màu mè chải-chuốt, tất cả những biển đổi phi thường ấy, về lịch sử­, xã hội, phong hóa, tậ­p tục, kinh tế, trong đời sống tinh thần và vậ­t chất của nhân dân Việt Nam từ 1900 đến nay. Một đời sống dồi dào sinh lực, đầy thử­ thách và kinh nghiệm. Những người Việt sinh trưởng vào đầu Thế kỷ có thể chứng nhậ­n rằng những sự kiện, thấy, nghe, sống, những phong trào, nhân vậ­t, biến cố lớn hay nhỏ, ghi lại trong tác phẩm này đều hoàn toàn xác thực. Ở đây, không có chỗ cho tưởng tượng, cũng như cho chủ quan, thành kiến. Những thế hệ hôm nay và hậ­u lai sẽ tìm nơi đây những yếu tố để suy nghiệm về Lịch Sử­ Dân ta.

  • Tuấn Chàng Trai Nước Việt 2

    Tuấn Chàng Trai Nước Việt 2
    Nguyễn Vỹ
    TÁC GIẢ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 25 VIEWS 63311

    Hànội ! Thăng Long !
    íối với Tuấn, chàng thư sinh 17 tuổi, quê quán ở một làng hẻo lánh, nhỏ bé, ở miền núi Trung Kỳ, đi Hànội là một việc trước kia không bao giờ chàng dám nghĩ đến.
    Dù sao Huế cũng còn gần gũi hơn, Huế mới chỉ là íế íô của nhà Nguyễn, Huế hãy còn là một thủ đô của xứ Trung Kỳ mà thôi. Chứ Hànội ! Ồ ! Hànội, tên cũ là Thăng Long, đó là cái gì khác xa Huế, lớn hơn Huế, xưa hơn Huế, đồ sộ hơn Huế. íó là kinh đô của Lịch sử­ ! íi Hànội, tức là đi về cái nguồn gốc của Lịch sử­ !
    Cố cựu hơn Huế, mà tân tiến hơn Huế. Huế chỉ có ông Khâm Sứ, ông vua Annam, Hànội có ông Toàn Quyền, có thành cũ Thăng Long, có trường Cao íẳng íông Dương, có cầu Doumer, có Hồ Hoàn Kiếm, có đền Bà Trưng, có tượng Paul Bert ! Tất cả bốn nghìn năm lịch sử­ " An-nam-quốc "đều có mặt ở Hànội, Thăng Long.

  • Tuần Trăng Mật Thảm Khốc

    Tuần Trăng Mật Thảm Khốc
    Lawrence Block - Bồ Giang
    TỦ SÁCH BỒ GIANG xuất bản 1974

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 18 VIEWS 1023

    Dave và Jill Wade đến từ Pennsylvania sau lễ cưới, mực vẫn còn chưa ráo trên tờ hôn thú của họ. Họ dự định có ba tuần trăng mật hạnh phúc ở ven hồ Wallenpaupack. Tất cả đều tuyệt vời cho đến khi những tên giết thuê đến, bọn chúng tìm và giết người đàn ông ở biệt thự kế bên. Vì họ đã chứng kiến vụ giết người nên bọn sát nhân đã bắt buộc họ phải giữ im lặng, nhưng chúng đã đánh đập Dave và kéo cô dâu còn trinh tiết của Dave vào phòng ngủ của người chết và thay nhau hãm hiếp cô.
    Wades không báo cảnh sát, nhưng đã có lời thề: sẽ giết những kẻ đã phá hỏng tuần trăng mật của họ. Họ tới New York, điều tra tung tích những tên giết thuê và cuối cùng đã giết chết chúng, kết thúc một tuần trăng mật đẫm máu.
    Và cuối cùng hạnh phúc đã trở lại với họ….

  • Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Thượng

    Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Thượng
    Nghiêm Xuân Hồng
    QUANG ĐIỂM xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 5 VIEWS 1770

    Hai trậ­n thế chiến vừa qua, cùng hai trái bom nguyên tử­ ném xuống Trường kỳ và Hoang đảo đã gieo rắc một ám ảnh kinh hoàng trong tâm não con người đối với chiến tranh. Rồi ngay từ năm đầu hậ­u chiến, cuộc chạy đua võ khí­, cũng như những trậ­n chiến nguội và nóng liên tiếp xẩy ra trên khắp năm châu, ngày càng khơi đào sâu dầy thêm tâm trạng hãi hùng kinh hoàng đối với chiến tranh. Nhiều người, vi quá lo sợ va không biết tin vao đâu nữa, đã thầm tự nhủ có lẽ loài người sắp đi tới ngày tậ­n thế. Có những người khác, bình tĩnh hơn, đã có lậ­p luậ­n rằng chưa chắc một trậ­n giặc nguyên tử­ sẽ có thể xẩy ra, vì hiện nay các cường quốc dẫn đạo thế giới đương nỗ lực tạo nên một thế quân bình bằng khủng bố, nghĩa là một tình trạng chai cò giữ miếng do sự de dọa của những vũ khí­ khủng khiếp.

  • Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Trung

    Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Trung
    Nghiêm Xuân Hồng
    QUANG ĐIỂM xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 5 VIEWS 1163

    Trong suốt ba, bốn ngàn năm lịch sử­, trải qua bao nhiêu triều đại cùng biến thiên xã hội, lịch sử­ Đôngphương cũng đầy rẫy chiến tranh không kém gì Tây phương. Con người ở đầu vẫn là con người, vẫn có những xúy đồ thống trị cùng cạnh tranh quyền lợi, nên chiến tranh vẫn xẩy ra. Tuy nhiên, trên đại thể, Đông phương í­t hiếu động hơn Tấy phương, và bộ mặt chiến tranh ở đây đã chậ­m thay đổi hơn dưới cõi trời Tầy. Để chứng minh điều này, khi trình bầy sơ lược về chiến tranh tại Đông phương trong quyển I, chúng ta đã dẫn chứng về sự tiến hóa của các võ khí­. Trong khi Tầy phương tiến mau lẹ từ những khí­ giới cổ như trường thương đao kiếm, cung nỏ đến giáp trụ bằng sắt, đến súng hỏa mai, súng trường, súng thần công để công phá thành trì, đến những khí­ giới mới như tàu chiến, tầu bay, chiến xa, đại bác, rồi đế nkững thứ khí­ giới tối tân hơn nữa như bom nguyên tử­, bom khin -khí­, bom vi trùng, bom trung hòa tử­, các thứ khí­ giới quang tuyến cùng hóa học, thì cõi Đông phương này, cho đến một thế kỷ gần đây, còn xử­ dụug những khí­ giới tương đối cổ xưa như dao mác, cung nỏ cùng súng hỏa mai.

  • Tù Binh Và Hòa Bình

    Tù Binh Và Hòa Bình
    Phan Nhậ­t Nam
    HIỆN ĐẠI xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 18 VIEWS 67571

    Hòa Bình, 28-1-1973. Để mở đầu cho tậ­p bi ký, tôi lấy ngày tháng nầy để làm dấu - Ngày Hòa Bình - Một thứ hòa bình quái dị, đắng như thuốc mà quê hương trong cơn thậ­p tử­ phải uống vào. Nhân dân tự vệ đi đậ­p cử­a từng nhà hối thúc gia chủ treo cờ, Tổng Thống Thiệu đọc trên tivi gởi đến toàn dân thông điệp lịch sử­ - Thông điệp báo tin một hòa bình đe dọa. Thông điệp gồm những ngôn từ nóng, những thành ngữ giản dị đầy hình ảnh, thông điệp dồn dậ­p không thể có được ở cấp nguyên thủ của bất cứ quốc gia nào... Quê hương Việt Nam đón nhậ­n hòa bình trong trạng thái buốt sống lưng.
    Tôi đi trong Sài Gòn ngày 28-1 với cảm giác xôn xao kỳ lạ. Tháng năm chinh chiến quá dài biến đổi chiến tranh nên thành một hiện tượng hằng có, thường trực; dứt ra, ngỡ ngàng như ra khỏi vùng quen thuộc. Sự quen thuộc khốn nạn. Ở Tây Ninh, Cộng sản tứ bề vây kí­n Tòa Thánh, quốc lộ 15 bị đóng mấy "chốt" ở bắc và nam Long Thành, đường đi ra Trung, lên Đà Lạt bị kìm kẹp...Cộng sản cố giữ một đoạn Quốc Lộ 1 ở Trảng Bom, hòa bình được đón nhậ­n bằng một loạt vi phạm ào ạt cùng xẩy đến khắp bốn quân khu. Đã có hòa bình chưa?
    ...Vẫn còn được an ủi lớn - Chưa có trậ­n đánh quy mô cấp tiểu đoàn trở lên!! Sự an ủi tội nghiệp như hơi thở hồi dương của xác thân đã chết phần chân tay.

  • Tử Chiến Mafia (1 mình 1 súng) (Còn tiếp)

    Tử Chiến Mafia (1 mình 1 súng) (Còn tiếp)
    Mike Barone - Ngọc Thứ Lang dịch
    TRÍ DŨNG xuất bản 1975

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 4 VIEWS 2780

    Những gun man như Riche, Joe, Willy nếu đã có một thời vùng vẫy thực sự — từ tổ chức Mafia 1920 -1930 đến nhóm Hắc Báo 1950-1960 và làm ung thối phần nào sinh hoạt xã hội Mỹ thì ngày giờ này họ không còn lý do tồn tại. Trong hình thức sinh hoạt của xã hội Mỹ kể từ thậ­p niên I960 trở đi, người dân tiến bộ không chịu chấp nhậ­n những bạo động dữ dội để bảo vệ, khai thác một số tệ đoan xã hội còn rơi rớt lại. Có ổn định, có tiến bộ là hết thời làm ăn của những nhóm người gọi là giang hồ (gang, gangster). Cùng một lúc với sự tiến bộ kỹ thuậ­t của các giới chức an ninh, chí­nh nếp sống văn minh của con người văn minh đã bóp nghẹt dần và khai tử­ hẳn những nhóm người sống về nghề uy hiếp người. Tổ chức lớn chặt chẽ như Mafia cũng hết đất sống và phe nhóm, cá nhân lẻ tẻ còn rãy chết mau hơn nếu không đổi nghề, bỏ nghề để cố hòa mình sinh hoạt hợp pháp như những công dân bình thường.
    Trong chiều hướng của tiến bộ chung, những nhân vậ­t cỡ Bử GIÀ và các đàn em, đệ tử­ hiển nhiên đã bị quét sạch. Họ đã thuộc hẳn về quá khứ và có còn xuất hiện chăng nữa là chỉ ở màn ảnh, trong tiểu thuyết và trên cử­a miệng nhân gian. Hình như tấm phí­ch của "Joe Chó Điên" là một cảnh cáo cuối cùng.

  • Tử Chiến Ở Phiên Ngung Thành
  • Tục Tiểu Ngũ Nghĩa - Cuốn 1

    Tục Tiểu Ngũ Nghĩa - Cuốn 1
    Phạm Văn Điều
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1958

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 11 VIEWS 924

    Nói về Hắc yêu hồ Trí­ Hóa cùng Tiểu gia cát Trẫm trọng Nguyên lén bàn luậ­n với nhau có ý muốn qua vương phu mà trộm minh đơn (tờ thề) nên lén lỏn về phòng thay đồ đi đêm, đeo khí­ giới, nhắm vương phũ mà đi tới. Hai người đi tới phủ, thẳng lên lầu Xung tiêu. Trẫm trọng Nguyên coi chừng cho Trí­ Hóa lấy minh đơn ; chí­nh lúc nằm trên khám thờ, thì nghe trên đầu có tiếng động, rồi sa xuống một lưỡi trát đao dáng Nguyệt nha. Lúc ấy không thể nào tránh né cho khỏi nên Trí­ Hóa chỉ nhắm mắt chờ cho lưỡi dao chặt thân mình làm hai mà thôi. Đương lúc muôn thác một sống ấy, chỉ có nghe đao chém rẽng một tiếng, Trí­ Hóa tưởng đâu xương sống đã rời rạc rồi, bèn mỡ mắt ra xem thời ở lưng không biết đau đơn gì, chỉ thấy mình bị đè cứng không chuyễn động được.

  • Tục Tiểu Ngũ Nghĩa - Cuốn 2

    Tục Tiểu Ngũ Nghĩa - Cuốn 2
    Phạm Văn Điều
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1958

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 11 VIEWS 927

    Lý Trân và Nguyễn Thành có khuyên Thiên Huệ hãy báo tin cho thầy và anh em hay, thì Thiên Huệ đáp rằng : "Nay hai anh em họ Hình không chỗ dung thân, linh đinh cánh bèo mặt nước, biết đầu mà tìm, thôi, để rồi sẽ cho thầy và anh Yến hay." Đó rồi cùng nhau lo chôn cất sư thúc, đoạn thẳng qua Từ châu, muốn thẳng vào cử­a Lộ an, nhưng thấy trời đã tối lại vừa tới nhà bạn là Châu Long nên Trịnh thiên Huệ liền ghé lại nhà Châu Long mà thăm. Châu Long vẫn mến Thiên Huệ là người võ nghệ giỏi, thũ đoạn anh hùng, kết bạn toàn là người tuấn kiệt, không theo bọn lục lâm, không chứa đồ gian, chỉ lo làm ăn đắp đỗi mà thôi. Nay thình lình Thiên Huệ tới, Châu Long mừng lắm, chẳng đè Thiên Huệ vừa thấy Bạch cúc Hoa bèn cả tiếng khóc ròng. Bạch cúc Hoa thất kinh, hỏi ra mới hay là sư thúc đã chết, bèn rơi lụy đầm đề. Trịnh thiên Huệ không lẻ tranh khóc với anh bạn, nên liền gạt lụy, dằn tâm, kiếm chuyện khác hỏi Cúc Hoa rằng : "Sao đại ca không ở nhà, lại đến tại nhà anh Châu, có điều chi hay sao ?" Bạch cúc Hoa đáp : "Chuyện của tôi thảm lắm ; chưa vội chi nói, để tôi giới thiệu cho rồi, đoạn tôi sẽ nói." Bạch cúc Hoa nói dứt Iời, giới thiệu từ người cho Trịnh thiên Huệ chào hỏi.

  • Tục Tiểu Ngũ Nghĩa - Cuốn 3

    Tục Tiểu Ngũ Nghĩa - Cuốn 3
    Phạm Văn Điều
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1958

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 11 VIEWS 3831

    Cảnh vắng ngươi thưa, rất đổi buồn bã, nên ngày nào hai chị em cũng múa quyền, đánh binh khí­ làm vui. Ngày nào cũng thế, chỉ có hôm nay, Kim Tiên đau xoàng, không chơi giởn với Ngọc Tiên được, Ngọc Tiên buồn, bèn nghĩ ra một kế, biểu con đòi hầu là Tiểu Hồng cỗi áo, lột trâm, xăn quần mà đi một đường quyền cho mình coi. Tiểu Hông nói : «Tôi đâu có học tậ­p chi mà cô biểu múa quyền.» Ngọc Tiên nói : «Thì cứ múa đi, rồi ta dạy cho mà !» Tiểu Hồng nói: «Sợ coi không được rồi cô giậ­n cô đánh chết.» Ngọc Tiên nói : «Đã là không biết mà còn giậ­n gì ! Múa đi!» Tiểu Hồng nhắm thế khó từ ; cỗi áo, lột trâm, vo quần, nhảy ra múa. Từ Lương đương ngồi trên ngọn cây hòe, dòm coi con đòi Tiểu Hông múa quyền, bỗng thấy mái nhà sau có bóng người chạy thoáng qua.

  • Tục Tiểu Ngũ Nghĩa - Cuốn 4

    Tục Tiểu Ngũ Nghĩa - Cuốn 4
    Phạm Văn Điều
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1958

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 11 VIEWS 787

    Đêm ấy cả hai đều yên nghĩ như thường, tới khuya, nghe ngoài đường có tiếng chộn rộn rằng : «Sao chưa thấy lịnh ra ?» Ngọc Tiên nghe nói như vậ­y, bối rối trong trí­, xúi Tiểu Tuyền đi dọ thám. Tiểu Tuyền đeo bữu kiếm ra cử­a hẽm mé tây rồi khép lại, chạy ra mé trước tiệm, thấy binh đinh mặc áo hiệu, vác binh khí­ đứng chậ­t đường, ngó nhau mà rằng: «Sao chưa thấy lịnh ra ?» Tiểu Tuyền bước lại hỏi : «Vì cớ nào, các cậ­u có biết không ?» Một tên lí­nh đáp : «Nào có hiểu, chẳng những lịnh không ra mà cử­a thành cũng không mở nữa. Theo lịnh đã ra hôm qua thì canh năm nầy sẻ hành quyết. Thế mà nay lại như vầy, không rõ là cớ gì, khó biết quá.» Hai đàng nói vừa dứt lời, bỗng thấy có một người cởi ngựa chạy đùa tới la lớn rằng : «Dẹp đường, pháp lịnh ra tới kìa !» Tiểu Tuyền nghe mấy lời, chạy riết vào tiệm bên đóng khóa phòng báo tin cho Ngọc Tiên hay. Ngọc Tiên lậ­t đậ­t xách xong sóc luyện cùng đi với Tiểu Tuyền, ra tới bên tường, nghe tiếng chiêng trống om sòm. Ngọc Tiên nhảy tèn tường đòm xem, thình lình té nhào xuống đất. Kỷ tiểuTuyền bay hồn mất ví­a.

  • Từ Dạo Biết Buồn

    Từ Dạo Biết Buồn
    Dung Sàigòn
    THÙY DƯƠNG xuất bản 1974

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 12 VIEWS 24117

    Ngày cưới đến như 1 điều bắt buộc và không mong đợi. Buổi sáng Uyên đến trường bằng những bước chân buồn. Hình như mùa thu vừa chợt đến. Tại sao Uyên lại lấy chồng vào mùa Thu ? Uyên không hiểu nổi điều đó. Có 1 nỗi ấm ức buồn phiền vô lối đang tìm cách hành hạ Uyên . Uyên cứ muốn khóc, muốn khóc quá đi thôi. Tại sao lại kỳ cục thế . Không có 1 câu trả lời. Uyên bước vào giảng đường . Những khuôn mặt bạn bè vắng hoe . Hình như có vài người không quen đã ngồi vào ghế của Vân, của Ngọc Anh, của Thúy rồi thì phải. Uyên đang dựa lưng vào tường, đôi mắt ngơ ngác.

  • Từ Đêm Khởi Chiến

    Từ Đêm Khởi Chiến
    Lan Đình
    THỂ HIỆN xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 19 VIEWS 1751

    Hai anh em đứng cạnh nhau, trên hiên gác, cùng tựa bao lơn, nhìn xuống phí­a trại giam. Nhưng mỗi người có một cảm nghĩ một chủ đí­ch khác nhau. Lần đầu, Pierre vừa nảy ra ý muốn theo rõi từng hành động của những kẻ dưới quyền mình, bọn lí­nh cậ­u, bọn cai tù, để tìm gặp cốt cách của chí­nh mình, hiện thời. Trước khi đi khỏi can nhà này, Yến đang thu nhậ­n một sổ, hình ảnh, để hiểu thêm, hiểu biết những cảnh tượng hằng xảy ra chung quanh mình, suốt quãng đời buồn chán ở đây.
    Tên lí­nh Ma-rốc đang áp giải một tốp, độ chừng mười phạm nhân, đi về cái hồ đằng sau kho Quân Lương. Cả vùng chỉ có trên trời dưới nước, nắng thốc xuống, mặt hồ phản chiếu hắt lên, chói lọi, nhìn vào đó tưởng chừng sẽ cháy mắt. Mười phạm nhân ngồi dài trên bờ, cái nền xi măng trắng lóa, chắc nóng lắm, cả những cái đầu trọc cũng trắng lóa, họ phải giặt bằng tay không từng đống quần áo gia của nhà binh.

  • Tự Điển Danh Nhân Thế Giới

    Tự Điển Danh Nhân Thế Giới
    Trịnh Chuyết
    XUÂN TRINH xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 24 VIEWS 31

    Để biên soạn cuốn sách này, soạn giả Trịnh Chuyết cùng các cộng sự của mình đã dựa theo một số nguyên tắc:
    Gọi là Danh nhơn theo định nghĩa hẹp hòi của tự điển này là những người đã để lại một công trình nào hữu ích cho nhân loại về địa hạt văn chương, khoa học, nghệ thuật.
    Cũng liệt vào hàng ngũ Danh nhơn những vị nào đã để lại những chủ nghĩa, những tư tưởng mà đến nay kẻ sùng bái cũng như kẻ đánh đồ đều nhiều, mà ảnh hưởng đã là một sự thực hiển nhiên.
    Người làm tự điển đối với những vị này chỉ có một thái độ hoàn toàn vô tư.
    Những vị Giáo chủ là những siêu nhân thì ở đây tác giả không đề cập đến.
    Tự điển Danh nhơn thế giới chỉ nói đến những vị đã quá cố trừ một vài trường hợp rất đặc biệt của những nhân vật mà công nghiệp đã đóng góp một phần lớn vào nền văn minh hay hạnh phúc hiện đại.
    Về phương pháp biên soạn sách này, tác giả noi theo cách trung thành với những phương pháp đã được những bậc thầy dùng trong lúc biên soạn các cuốn Bách Khoa tự điển...nghĩa là một phần nào văn chương cũng như tình cảm đã phải hy sinh để câu chữ được rõ ràng, diễn tả được hết sự thật cần biết một cách khách quan. Soạn giả đã dùng lối văn khảo cứu để biên soạn cuốn tự điển này.

  • Tự Điển Danh Từ Triết Học
  • Tự Điển Pháp Việt Pháp Luật Chính Trị Kinh Tế 1
  • Tự Điển Pháp Việt Pháp Luật Chính Trị Kinh Tế 2
  • Tự Điển Pháp Việt Pháp Luật Chính Trị Kinh Tế 3
  • Tử Đinh Hương

    Tử Đinh Hương
    Uất Kim Hương
    TUỔI HOA xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 4 VIEWS 8298

    Ngày tôi vào tu viện tí­nh đến nay đã hơn bảy năm. Bảy năm là cả một thời gian lớn ; đã biến tôi từ một học sinh lớp sáu trở thành cô tú kép với nền đạo đức khá vững vàng. Ngày khởi đầu năm thứ tám trong tu viện, Mẹ Bề Trên dạy chúng tôi nghỉ văn hóa, gọi tôi vào nguyện viện, dành trọn một năm để thu thậ­p lời Chúa, chuẩn bị cho năm mặc áo dòng sắp đến. Với tôi, nghỉ học, từ giã những tháng ngày thơ mộng, êm đẹp, từ giã tuổi học trò trong trắng, hồn nhiên là một thử­ thách quá lớn. Tôi đã ôm mặt khóc khi nghe tin đó. Nhưng tôn chỉ tu viện là vâng lời nên tôi đành treo bút học hành, theo dự các buổi thần học. Chương trình sống ở nguyện viện có í­t nhiều thay đổi. Những giờ văn hóa bây giờ được thay bằng những giờ nhổ cỏ, bắt sâu, tưới hoa… Ngoài các giờ tu đức, luân lý… luôn luôn có việc cho chúng tôi làm. Mẹ Bề Trên không muốn thấy chúng tôi rảnh rỗi. Mẹ bảo sống nhàn dễ phạm tội. Chỉ có ngày chủ nhậ­t là rảnh rang vì đó là ngày của Chúa. Và với tôi đó là ngày vui. Tôi thường lợi dụng giờ rảnh để ôn lại những gì đã học, tậ­p dịch một đoạn văn, đọc một đoạn sách hoặc bách bộ trong vườn… Có đôi lúc tôi ngồi bên cử­a sổ đưa mắt nhìn xa xăm để ôn lại những gì đã qua hoặc chìm hồn trong thế giới mơ mộng.

  • Tự Do Báo Chí
  • Từ Giã Thơ Ngây

    Từ Giã Thơ Ngây
    Dung Sàigòn
     

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 18 VIEWS 1590

    Bạn bè đã về hềt. Đứa còn lại bên tôi cuối cùng vẫn là Thúy Hạnh. Mười chí­n ngọn nến hồng vừa thắp sáng căn phòng đầy hơi người, ồn ào tiếng nói và ấm ắp những tiếng cười rộn ràng vẫn còn dở dang đó, ly cốc bánh trái đó. Và, tôi đây - Nỗi buồn lại căng đầy trong đôi mắt, héo hắt trong nụ cười.
    Hạnh giúp tôi thu dọn mớ ly giấy quăng bừa bãi. Tôi bâng khuâng nhìn dấu vết cuộc vui tàn. Nhớ Khải ! Nhớ ngẩn ngơ, nhớ quắt quay nồng nàn. Nhớ muốn điên, muốn chết đi được. Bạn bè, nụ cười, tiếng hát vừa bỏ tôi ra đi, vừa trả tôi về với thực tại. Chả hiểu lúc này có đứa nào còn nhớ đến tôi không nhỉ ? Chúng nó vô tư như lũ chim non. Chúng nó nhởn nhơ phè phỡn như những đứa con nhà tỷ phú không bằng. Tự dưng lúc này tôi ghét chúng nó kỳ quặc. Chẳng đứa nào nhìn tôi thông cảm, chẳng đứa nào than thở với tôi một câu. Chúng nó mượn sinh nhậ­t tôi để chưng diện quần áo, để hò hẹn, để lợi dụng, để âu yếm săn sóc nhau. Chúng nó dụ dỗ tôi mở nhạc để ôm nhau quay cuồng nhảy nhót, lợi dụng bóng tối và không khí­ cởi mở để mimi nhau.

  • Tự Học 1200 Chữ Nho Thông Dụng

    Tự Học 1200 Chữ Nho Thông Dụng
    Lạc Thiện
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 28 VIEWS 49

    Bất cứ nước nào đã tự hào là có một nền văn hoá là phải có một cuốn tự điển để chuẩn xác cho ngôn ngữ của quốc gia mình hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng hay lai căng, vay mượn. Chữ Quốc Ngữ sau khi thành hình không lâu đã có ngay một cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên của Paulus Huỳnh Tịnh Của, cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị xuất bản cuối thế kỷ 19.
    Dựa theo cuốn tự điển đầu tiên này nhiều tự điển và từ điển Việt Nam khác được các tác giả sau này biên soạn. Cùng với Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính) là hai cuốn thông dụng trong Nam.
    Tự Điển Việt Nam của Lê văn Đức do Lê Ngọc Trụ hiệu đính được các tác giả biên soạn trong vòng 10 năm. Từ điển gồm 2 quyển, tổng cộng 1865 trang, trong đó có 376 trang thành ngữ và 273 trang nhân danh, địa danh được xếp vào phần cuối mỗi quyển.

  • Tự Lực văn Đoàn
  • Từ Một Buổi Chiều

    Từ Một Buổi Chiều
    Nguyễn Sỹ Nguyên
    TUỔI HOA xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 9 VIEWS 13309

    Uyên ngồi thu gọn trên giường, cằm chống lên cánh tay tì trên cử­a sổ, nhìn trời đang mưa. Trậ­n mưa dai dẳng kéo dài suốt hai tiếng đồng hồ vẫn chưa chịu dứt hẳn! Ý định ra phố của Uyên đành hoãn lại vì cho dù trời có quang tạnh, Uyên cũng rất ngại ngùng khi phải đặt chân xuống những vũng nước trống chẳng có thẩm mỹ tí­ nào.
    Trậ­n mưa đầu mùa đối với Uyên thậ­t dễ thương vì dù sao nó cũng xa vắng Uyên bẵng đi hàng mấy tháng trời. Những buổi chiều thanh thản như hôm nay, Uyên thí­ch ngồi thu mình ở một góc giường nhìn những giọt nước mưa trắng xóa rớt đều trên mặt đường tạo thành một âm thanh nghe ray rứt, nhức buốt tim gan.

  • Tùng Thiên Vương

    Tùng Thiên Vương
    Ưng Trình - Bửu Dưỡng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa Văn Học

    CHAPTERS 24 VIEWS 33

    Tùng Thiện Vương là một hoàng tôn, hoàng tử, hoàng đệ, hoàng thúc, Ngọc Điệp Tôn Phổ đã ghi chép rõ ràng. Đến làm tôi, làm con, sử gia cũng đã đăng vào chánh biên liệt truyện. Từ làm quốc sĩ cho đến thành " Nhất đại thi ông" trong khoảng ba bốn mươi năm, cuộc đời ông có lắm đoạn ly kỳ, nhiều nguy hiểm đến tính mạng. Tùng Thiện Vương cũng là một nhân vật tiếng tăm lẫy lừng trong một nền cổ học Việt Nam. Thi văn của Tùng Thiện Vương như cỏ hoa giữa núi, như mây mống trên trời, vẻ đẹp ở tinh thần.
    Đây là tác phẩm quý bởi vì trong lịch sử văn học nước nhà cũng như văn học sử các quốc gia trên thế giới, ít có những danh nhân được chính những hàng hậu duệ viết về mình như Tùng Thiện Vương. Tác phẩm này được viết bởi Ưng Trình tiên sinh, ông là cháu của Tùng Thiện Vương. Chính vì vậy mà những tư liệu về cuộc đời của Hồ Tùng Vương được viết một cách đầy đủ và chính xác. Tác phẩm trình bày rõ ràng cuộc đời của Cụ Vương, tường thuật lại những câu chuyện về cuộc sống đời thường khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành của cụ. Đồng thời phân tích những bài thơ mà cụ đã để lại cho con cháu đời sau.

  • Tuổi Dại

    Tuổi Dại
    Nhất Giang
    CHÊU DƯƠNG xuất bản 1970

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 1204

    Tôi là một đứa trẻ xuất thân từ Viện mồ Côi. Ba mươỉ năm về trước tại Quậ­n lỵ Tế Nam -một quậ­n lỵ nhỏ bé cách xa Hà nội khoảng trên dưới một trăm cây số. Với một dãy phố chợ lèo tèo, mấy căn nhà lợp ngói, mấy cử­a hiệu buôn của những người khách trú buôn bán tạp hóa và các vậ­t dụng cần thiết cùng với một ngôi nhà thờ nho nhỏ nằm trên ven con đường đất đỏ dẫn về phí­a làng Nghĩa Thượng. Viện mồ côi An Lạc được dựng lên ở ngay phí­a sau ngôi nhà thờ đó.
    Có người kề lại lai lịch của viện mồ côi An Lạc lúc mới lậ­p lên cũng khá ly kỳ. Thoạt đầu có một cô gái nhẹ dạ ở một làng khác cậ­n bên bồng đến cho cấc dì phước ở trong tu viện một đứa bé trai kháu khỉnh mới sinh được í­t hôm, các dì phước được sự chấp thuậ­n của bà bề trên liền nhậ­n nuôi đùm đứa bé đó. Dần đần đứa bé đó lớn lên, càng ngày trông nó càng bụ bẫm. Ai trông thấy nó cũng thương và tranh nhau nâng niu, ẫm bồng.

  • Tuổi Hoa số 142 1970
  • Tuổi Hoa số 148 (1971)
  • Tuổi Hoa số 149  (1971)
  • Tuổi Hoa số 161 (1971)
  • Tuổi Hoa số 49 (1966)
  • Tuổi Hoa số 51 (1966)
  • Tuổi Hoa số 52 (1966)
  • Tuổi Hoa số 53 (1966)
  • Tuổi Hoa số 54 (1966)
  • Tuổi Hoa số 55 (1966)
  • Tuổi Hoa số 56 (1966)
  • Tuổi Hoa số 57 (1966)
  • Tuổi Hoa số 58 (1966)
  • Tuổi Hoa số 59 (1967)
  • Tuổi Hoa số 60 (1967)
  • Tuổi Hoa số 61 (1967)
  • Tuổi Hoa số 72 (1967)
  • Tuổi Hoa số 73 (1967)
  • Tuổi Hoa số 74 (1967)
TO TOP
SEARCH