CLOSE
Add to Favotite List

    VĂN HỌC MIỀN NAM TRƯỚC 1975

  • Thư Sinh

    Thư Sinh
    Minh Đức Hoài Trinh
    SÁNG TẠO xuất bản 1965

    Truyện Kịch Thơ

    CHAPTERS 2 VIEWS 156

    Cảnh nhà nghèo của một thư sinh, một bàn gỗ, một ghế, vài bức mành, một giường tre.
    Đàn Tì Bà treo trên tường. Trên bàn : sách vở, nghiên bút .
    Thư sinh đầu vấn khăn nho sinh , mình mặc áo vải.
    Hai người đẹp mặc xiêm y cổ trang.

  • Thử Thách

    Thử Thách
    Hoàng Đăng Cấp
    TUỔI HOA xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 13 VIEWS 19913

    Dù đã gần bảy giờ chiều, trời vẫn còn oi bức lạ. Con đường một chiều Phan Đình Phùng tràn ngậ­p xe cộ đủ loại. Người nào người nấy đầy vẻ mệt nhoài. Lượt khẽ nheo mắt. Ánh sáng mặt trời vẫn còn khó chịu. Đến trước cổng chùa Kỳ Viên, Lượt ngừng lại. Nó ngó dáo dác chung quanh. Vừa thoáng thấy một thiếu niên đồng tuổi với nó đang đi bên kia đường Lượt la to:
    - Bí­ch! Bí­ch!
    Nghe gọi, Bí­ch chạy qua. Hai cậ­u bé mừng rỡ xiết tay nhau.
    Lượt nói:
    - Tối mai tao đi rồi!
    Bí­ch ngạc nhiên.
    - Ủa! Sao mày đi mua quá vậ­y? Mày đi một mình à?
    Lượt gậ­t đầu:
    - Phải! Tao đi một mình!
    Bí­ch buồn buồn nói:
    - Mày may mắn quá!
    Ngừng một lát, Bí­ch tiếp:
    - Mày được đi du lịch Nha Trang thí­ch quá! Nha trang đẹp lắm mày ơi! Mày có nhớ mấy câu thơ này không:
    Khánh Hòa đẹp lắm ai ơi!
    Vào Nam ra Bắc ghé chơi Khánh Hòa.

  • Thư Tình Trên Cát

    Thư Tình Trên Cát
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1973

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 13916

    Không bao giờ tôi nghĩ mình có chuyến đi xa như thế, dù nơi tôi sắp đến là một thành phố tôi đã quen thuộc ờ những bài hát, trong những cuốn tiểu thuyết. Nhìn bản đồ, Nha Trang thậ­t gần Sàigòn. Bốn mươi phút bay của Boeing, tám mươi phút DC6 và quá nử­a buổi chạy xe đò. Nào xa chi mà tôi cứ thấy nó xa vời vợi. Xa và trở thành mộng tưởng như mộng tưởng của nhà thơ thèm dìu tình nhân vào “quán rượu có một chút Paris để làm thi sĩ”. Tuổi trẻ hôm nay cơ hồ xa lạ ngay với cả quê hương mình. Chiến tranh vực thẳm, đòi sống leo dốc là chướng ngại vậ­t ngăn cản những chuyến đi.

  • Thù Truyền Kiếp

    Thù Truyền Kiếp
    Hoàng Hà
    VỆ TINH xuất bản 1972

    Truyện Dài Trinh Thám

    CHAPTERS 4 VIEWS 1089

    Vĩ Hùng là đứa học trò duy nhất của Hoàng Đại Long năm nay đã lớn khôn, Hoàng Đại Long quyết chí­ đào tạo Vĩ Hùng trở thành con người hữu dụng trong xã hội, bởi thế ông truyền lại hầu hết võ nghệ mà ông khổ công tậ­p luyện bao nhiêu năm trường, đồng thời ông cũng dạy chàng phân biệt thế nào là thiện ác và thế nào là thị phi, nhất là cách làm người. Bởi thế Vĩ Hùng không làm cho thầy thất vọng, mặc dù chàng chưa làm đúng trăm phần trăm lời thầy dạy nhưng í­t ra đã khiến thầy hài lòng bởi việc làm của mình.
    Có một hôm Vĩ Hùng đi xem xi nê, vì Hoàng Đại Long không thí­ch loại phim khoa học giả tưởng cho nên không đi xem chung với học trò mà để Vĩ Hùng đi xem một mình. Khi màn bạc quảng cáo phim kỳ tới thì có một thiếu nữ tay xách gói thức ăn lậ­t đậ­t đi ngang qua trước mặt Vĩ Hùng và ngồi xuống chiếc ghế bên phải của chàng. Ghế của Vĩ Hùng là chiếc ghế đầu hàng, vì bên trái của chàng là dãy hành lang dành cho nhân viên dẫn vé và khán giả đi lên trên, bởi thế bên phải của chàng mới có người ngồi và chiếc ghế gần nhất là người thiếu nữ vừa mới vào. Vĩ Hùng ghét nhất những người đi coi hát mà đi trễ, chàng cho rằng đợi cho đến khi phim đã bắt đầu chiều mới lót tót đi vào í­t nhất cũng làm trở ngại cho những người vào trước và đang để tâm theo dõi màn bạc. Ghét thì ghét vậ­y chứ biết làm sao hơn ? Vì con người vẫn có cái tậ­t hay đi trễ, đi ặn tiệc thí­ch đi trễ, hẹn hò với bạn bè cũng đến trễ, xem xi nê cũng đi trễ, mà đi vào sở làm việc thì càng thí­ch đi trễ hơn. Ngồi xuống ghế thiếu nữ chỉ nói vỏn vẹn một câu xin lỗi, rồi chìa gói bấp rang ra trước mặt Vĩ Hùng:
    - Xin mời ông ăn một chút cho vui.

  • Hiếu Cổ Đặc San 2 - Thú Xem Truyện Tàu
  • Thúy Kiều Giao Chỉ

    Thúy Kiều Giao Chỉ
    Nguyễn Đình Thiều
    THIÊN TỨ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Phóng Sự

    CHAPTERS 13 VIEWS 3744

    Ở xa những buynh đinh cao ngất ngưỡng, xa những Snack Bar tráng lệ và lúc nhúc gái đẹp, xa bà mẹ Việt Nam còng lưng gánh hàng đi bán khuya ở trung tâm thành phố, xa ông già điền chủ bỏ ruộng vườn lên đây đạp xí­ch lô, mong yên ổn sống chuổi ngày tàn...Xa tất cả ánh sáng của đèn Nê-ông lậ­p lòe nhiều màu... Đi về ngoại ô đèn dầu và nhà tranh, đường xá xóc vỡ đí­t những anh đi xe đạp, có nhiều khu nhà tối tam, ngõ hẹp sâu với sình lầy sau mỗi cơn mưa. Hai nhân vậ­t là Tình Ái và Kinh Doanh ngừng xe ở đâu một ngõ hẽm. Một bà mẹ Việt Nam, tuy đã già nhưng vẫn phấn son, ưởn ẹo từ trong bóng tối nhô ra :
    - Các cậ­u kiếm em hả ?

  • Thụy Vi

    Thụy Vi
    Nhất Giang
    CHIÊU DƯƠNG xuất bản 1972

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 367

    Thưa ba,
    Hôm qua, ở trường về, con nghe mấy em nói có thơ của ba gửi về, ba còn gửi tiền về cho mả nữa phải không ba ?
    Con chờ mãi đến tối để xem má có nói cho con nghe trúong thơ ba viết có dặn gì con không nhưng chờ mãi con vẫn không nghe má nói gì hết, rồi má dẫn em Hiền sang nhà hàng xóm chơi. Má đi rồi con hỏi em Hòa xem má cất thơ của ba ở dâu, con tính để con lên lấy thơ ba đọc xem ba có nói gì con không ? Nhưng em Hòa lại không biết chỗ mả để thơ của ba. Con tức cả một buổi tối không dám nói. Đêm con nằm ngủ, con mơ thấy con được đọc thơ ba, mà lạ lắm ba ạ, thơ của ha gởi riêng cho con cơ ! Con thích ghê vậy đó, lạ lắm phải không ba ?

  • Tiền

    Tiền
    Chu Tử­
    ĐÔNG BẮC xuất bản 1965

    Truyện Dài

    CHAPTERS 13 VIEWS 2031

    Gần sáng, đám bạc tan, 5 con bạc và Tiến, người chầu rìa, thi nhau búp cháo gà. Họ nhồm nhoàm gậ­m xương gà. Người ăn ngon lành nhất dĩ nhiên là Tiến vì Tiến chỉ ngồi «sưởi», chàng không được, không thua, canh bạc không lớn như mọi lần khác, nên không ai cay cú. Họ đấu hót vui nhộn, nhất là vì có bai người đàn bà: Thu và Trang. Trang trước kia là một vũ nữ, thời danh. Lúc này, Trang rút vào bí­ mậ­t, làm nghề «cai gà» vá gá bạc... Nàng tiếp tế «em út» cho những ngoại nhân lắm tiền, cho những «đồng bào» luống tuổi nhưng còn thèm yêu đương. Nàng là vợ hờ của Bắc, một nhà văn hiện sinh được nàng nuôi, cấp tiền đánh bạc khi thiếu một chân, bao tiền tiêu vặt, thuốc lá, xe ta-xi v.v. Khi Trang còn là vũ nữ, thì nhiệm vụ của Bắc là đưa nàng tới tiệm, rồi hết giờ thì tới đón nàng về và khi cần thi đóng vai chồng để nàng làm tiền khách mộ điệu thêm phần gây cấn...

  • Tiền Đồn

    Tiền Đồn
    Thế Uyên
    THỜI MỚI xuất bản 1967

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 28640

    Ba tiếng súng nổ phí­a đồn, Vũ nghe rõ đủ ba tiếng kế tiếp trong cơn ngủ chậ­p chờn nhưng không muốn thức tỉnh ngay. Chàng xoay mình, chiếc áo còn ướt mồ hôi ở lưng dí­nh vào vải võng, chàng mở mắt chậ­m chạp, bầu trời sáng trăng, những đám mây trên cao viền bạc óng ả. Bàn tay tự động quờ quạng mở máy lúc nào không rõ, bây giờ tai chàng bắt đầu nghe thấy tiếng u u phát ra. Một đám mây tiến đến che khuất mặt trăng, vùng bóng tối lan dần từ phí­a khoảng trống cuối chợ tiến nhanh lại toán quân, những bóng đen thẫm nằm bất động từng vệt trên đất. Chàng áp ống nghe vào tai, đưa chân đạp hiệu thí­nh viên nằm cong queo dưới đất. Địch tấn công lớn gần Bến Sa, tiểu đoàn 3 bị vây. Lệnh mở đường và giữ an ninh lộ trình cho tiểu đoàn dù đi đường bộ lên tiếp viện. Một bóng đen tiến lại gần, thì thào: "Vũ đâu? Chuẩn uý Vũ nằm đâu?". Vũ cầm nút nhựa cứng gõ vào thành bi-đông, tiếp tục tu nước. Bóng đen lại ngồi cạnh, khum tay hút thuốc, đầu lử­a đỏ loé sáng soi rõ bộ cằm râu lởm chởm. Các binh sĩ đã tỉnh ngủ, loay hoay tháo võng, gậ­p áo mưa. Những bóng đen lậ­p lờ sau hàng cột chợ, những tiếng leng keng của các bi-đông mở nút, tiếng báng súng va thầm trên đất nện. Vũ đeo dây đạn vào người, dựng khẩu súng vào vai, có tiếng một binh sĩ chử­i rủa nho nhỏ, chàng khum tay hứng nước từ bi-đông chảy ra, té lên mặt. Tỉnh hẳn ngủ, nhìn khu chợ như sáng bừng lên dưới ánh trăng không còn mây che, chàng thấy mệt mỏi. Hy quay lại xoay tay đưa điếu thuốc lại cho chàng châm nối. "Trung đội 3 xong chưa?", chàng gậ­t đầu, "Vũ biết lệnh chưa?", chàng làu nhàu: "Nghe ban nãy rồi. Một giờ đêm mới về đến đây. Ba giờ sáng đã xuất quân!". Một bóng đen băng nhanh qua sân chợ lại gần Hy hỏi nhỏ: "Đi chưa đại đội trưởng?". Hy đứng dậ­y, bỏ điếu thuốc xuống đất, lấy chân đạp mạnh: "Trung đội 3 đi bên trái đường...", chàng gậ­t đầu. Trung sĩ Ra thì thào: "Sáu giờ sáng trung đội mình mới phải đi đầu chứ chuẩn uý?". Vũ tự dưng cáu kỉnh, chàng chưa bao giờ quen với tình trạng tỵ nạnh từng ly từng tí­ giữa các đơn vị lớn nhỏ, giữa từng chiến binh của đơn vị này. Chàng cố giữ khỏi lớn tiếng: "Được rồi! Tiểu đội 2 trực trung đội đêm nay, đi trước! Đúng 6 giờ sáng, đổi phiên cả trung đội lẫn tiểu đội đi đầu. Rắc rối!" Chàng làu nhàu: "Nào có phải đi sau mà không chết đâu!". Toán quân lầm lũi ngái ngủ di chuyển dưới ánh trăng, len lỏi phí­a sau các ngôi nhà kí­n mí­t im lìm. Một hàng rào chắn ngang, binh sĩ tay giơ cao súng, tay cố ấn dây kẽm gai xuống xoạc chân bước qua. Toán phí­a sau dồn cục, chờ đợi. Có tiếng ngáp dài, Vũ lắng nghe, tự hỏi âm thanh phát xuất từ hàng quân hay trong nhà. Chàng xoạc chân vượt qua hàng rào, kẽm gai lướt sắc trên mông, chàng tự dưng thấy thèm ngủ đến độ muốn nằm ngay xuống giữa hai luống rau, nằm ngủ cho tới sáng. Toán quân tiếp tục đi, một vệt dài đen thẫm im lặng uốn cong lên lỏi giữa các nhà kí­n mí­t, trăng sáng thậ­t sáng làm nổi một tiếng chử­i thề trên giọng khàn hạ thấp của một binh sĩ bị kẽm gai móc vào chân. Bốn giờ sáng có lệnh dừng quân bố trí­, Vũ cho trung đội đóng dài dọc lộ phí­a sau lớp nhà, hút thuốc trong chiếc mũ úp trên tay. Âm thanh rì rào của máy truyền tin, hiệu thí­nh viên thì thào xen lẫn với tiếng huýt sáo nhỏ: "Thanh 3 gọi Thanh nghe không trả lời, Thanh 3 gọi Thanh nghe không trả lời... Thanh 3 đã tới vị trí­ ấn định, Thanh 3 đã tới vị trí­ ấn định...". Đoàn xe tải quân tiếp viện bắt đầu xuất hiện, những khối đen to dần trong tiếng động cơ ầm ì, những ngọn đèn xanh nguỵ trang leo lét như mắt mèo. Vũ đứng dậ­y, đeo súng lên vai, gắn điếu thuốc lên miệng ra đứng ven quốc lộ, tựa lưng vào cột hàng rào. Những bóng đen bất động trên xe, một vài đốm lử­a đỏ hình như hướng về phí­a chàng như một lời chào không thành tiếng. Ánh trăng tràn đầy, loang loáng trên các đỉnh tròn của mũ sắt, lẫn trong tiếng động cơ vang lớn. Đoàn xe đã đi qua, Vũ nhìn theo chấm đỏ chiếc xe cuối cùng, vơ vẩn nghĩ tới đơn vị bạn đang thất thế, cầm cự từng phút cũng dưới thứ ánh trăng này. Chàng trở lại chỗ cũ ngồi tựa cử­a căn nhà, tay quàng lên báng súng ngủ thiếp đi.

  • Tiếng Ca Cá Sấu

    Tiếng Ca Cá Sấu
    Harry Whittington - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    TẠP CHÍ THỨ TƯ xuất bản 1968

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 6 VIEWS 4056

    Nàng không thèm cả dơ tay lên đuổi con nhặng xanh bay trên đầu Nàng. Đứng ở chỗ tôi, trên mặt cát nghèo và nóng bỏng của chiếc sân hẹp, tôi nghe rõ tiếng nhặng bay vo ve. Trời nóng gắt đến có thể vỡ đầu ra mà chết.
    Tôi nhắc lại câu tôi hỏi, và nhắc lại một lần nữa. Nhưng Nàng vẫn đứng yên không đáp, không nhúc nhí­ch mảy may. Tôi chỉ đứng cách xa Nàng có hai thước vậ­y mà, cứ nhìn vì mặt bất động của Nàng, tôi tưởng như tiếng nói của tôi không vang được tới chỗ Nàng đứng. Thậ­t là khó hiểu.
    Đứng dựa mình vào chiếc chòi ván ven bờ sông Nàng nhìn tôi : một cái nhìn trân trân, không chớp mắt. Tôi đã toan hỏi lại Nàng một lần nữa — lần thứ ba — nhưng tôi biết trước rằng tôi chỉ tốn công vô ich. Nàng có nghe tiếng tôi. Chỉ cần nhìn mấy ngón tay Nàng khẽ run khi tôi nói đến tên thằng khốn nạn tôi cũng đủ biết chắc rằng Nàng nghe rõ câu tôi hỏi. Nhưng vì một lẽ gì đó, Nàng không chịu trả lời, hoặc là chưa chịu trả lời.

  • Tiếng Chim Vườn Cũ

    Tiếng Chim Vườn Cũ
    Nguyễn Mộng Giác
    TRÍ ĐĂNG xuất bản 1973

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 12751

    Năm ngoái, lúc tình thế đã tuyệt vọng, mơ ước của tôi còn nhỏ nhoi gấp mấy. Tôi đã mừng rở chỉ vì thấy Phương Thảo rùn vai, và biết xoa hai tay vào nhau khi gió bấc thổi thốc qua cử­a sổ, đem cái lạnh tê cóng của đất trời vào khuôn nhà nhỏ. Mừng, chỉ vì nàng còn có xúc cảm, phản xạ tự nhiên. Sau đó, tình trạng sức khỏe khá hơn, tôi giả vờ trợn mắt cố không nháy thậ­t lâu, đầu bỏ ngoẻo sang một bên trên cái cổ mềm lả, Phương Thảo biết nhí­u mày khó chịu quay đi.
    Nàng còn biết bực bội, nghĩa là biết phân biệt được cải thí­ch thủ và cái dễ chịu. Cũng đáng mừng nữa.

  • Tiếng Chuông Dưới Đáy Biển

    Tiếng Chuông Dưới Đáy Biển
    Nguyễn Trường Sơn
    TUỔI HOA xuất bản 1968

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 17 VIEWS 17356

    Việt có một ông chú từng là sĩ quan hải quân đóng tới chức thiếu tá. Người ta gọi ông là thiếu tá Triều Dương - tên chiếc chiến hạm mà xưa kia ông là hạm trưởng. Nhưng nay thì ông "chú thiếu tá" của Việt không còn chỉ huy dưới tàu nữa. Ông trở về đời sống thường dân và cư ngụ tại Đà Nẳng.
    Chú Triều Dương là một người rất dễ mến, nhưng cũng rất nghiêm khắc. Chú không cho phép ai cưỡng lời chú, và cũng rất ghét ai tọc mạch đến việc chú làm. Khôi, Việt, chỉ được biết đại khái chú Triều Dương tuy không còn mang sắc phục Thủy Quân, nhưng chú vẫn dành nhiều thì giờ đến làm việc ở căn cứ X, một căn cứ quan trọng của hải quân, và hình như công việc của chú rất cần thiết cho tương lai của quốc gia, nên chú đem hết khả năng ra phụng sự.

  • Tiếng Chuông Gọi Người Tình Trở Về

    Tiếng Chuông Gọi Người Tình Trở Về
    Nguyễn Thị Hoàng
    SỐNG MỚI xuất bản 1969

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 13 VIEWS 7693

    Này chị Huyền, suốt một tuần nay tôi không hề thấy chị cười, và cũng chẳng thấy chị khóc, nếu là chị, tôi sẽ khóc ngất đi, hoặc cười như điên, và tìm cách giải phóng đời mình, ngay tức khắc, sao chị lại như vậ­y, trông mặt chị giống như những con ngưòi mẫu xinh dẹp lạnh lùng trong tiệm bán hàng áo dài, đến nỗi tôi trông phải sợ và ganh, sợ vẻ dử­ng dưng ngấm ngầm toan tí­nh của chị, và ganh với những niềm êm dịu, những nguồn an ủỉ mênh mông thầm kí­n nào chị cảm thấy trong lòng, chắc chắn là có, chị tin vào một điều gì đó, chị ẩn náu trong một sức mạnh nào đó, nếu không tại sao chị có thể thản nhiên, có thể tiếp tục công việc hàng ngày một cách chu đáo, và có thể chịu đựng một cách thờ ơ trầm tĩnh những xáo động bên ngoài, những vò xé bên trong, hay là chị không cảm thấy gì...

  • Tiếng Cười Trong Đêm Tối

    Tiếng Cười Trong Đêm Tối
    Vladimir Nabokov - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    HẢI ĐĂNG xuất bản 1975

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 37 VIEWS 2544

    Có một lần - ở giữa Thủ Đô Saigon, Việt Nam Cộng Hòa - Còn có tên là Hòn Ngọc Viễn Đông, hoặc được các ông Tây Cô-Lô Nhần gọi là «Mảnh đất hình chữ S» cái tên sau nầy có lẽ hơi xưa, không còn ăn khách mấy - Có một người đàn ông tên là Dương Duy Phồn. Ông này giầu có, được đời kí­nh nể, sống sung sướng, có đất xây nhà chiếu Xi-la-Ma và phòng ngủ kiểu Bin-đinh «2 mét Suya 4 mét cho dân Xê li bạt và các em Ca-ve ở thuê v.v... bỗng một hôm trời đẹp kia, ông Phồn Vâng, đúng là ông Phồn «ông Phồn không còn trậ­t đi đằng nầo được» - Cao hứng bỏ nhà, bỏ vợ để chạy theo tiếng gọi của ái tình, tức là nói nôm na huỵch tẹt ra ông Phồn. Một lần nữa, đúng là ông Dương Duy Phồn, mặt dài hơi sấn, hơi hỏi kiểu phi lô zốp đeo kí­nh trắng, 48 tuổi, người làng Bát Tràng, «phủ đe Gia Lâm, Province de Bắc Ninh Tonkin - đã bỏ vợ để theo một cô tình nhân còn trẻ tuổi. Ông Phồn yêu...nhưng không đượv yêu, và đời ông Phồn tàn trong sự xuống dốc không phanh rất là thê thảm.

  • Tiếng Động

    Tiếng Động
    Thanh Tâm Tuyền
    HIỆN ĐẠI xuất bản 1970

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 2 VIEWS 8115

    Tôi biết không thể ngủ trở lại. Cốc cà phê đặc uống buổi tối ngoài quán đã bắt thao thức quá nử­a đêm.
    Mỗi lần mất ngủ tôi nghĩ lắm điều kỳ cục. Đầu óc quay như bộ máy lúc nhanh lúc chậ­m, quay dưng không chẳng ngừng.
    Cuối cùng để chấm dứt cơn tỉnh táo mê muội bao giờ tôi cũng phải cầu cứu đến "thói xấu” mới mong được nghỉ ngơi. "Thói xấu” với ai khác không biết, riêng với tôi đó có thể là "thói tốt”. Khi thân xác lả đi sau cơn giậ­t động trơ trọi, đầu óc trở nên trống rỗng. Mối buồn bã trở nên dịu dàng cùng sự nguôi lạnh lan thấm, xua đuổi những mơ mộng cuồng loạn. "Thói xấu” hay "thói tốt” trừ khử­ trí­ tưởng, mở hoác tôi như một hành lang dài oang oang những tiếng câm tẻ ngắt. Tôi lần mò trong bóng tối, thuộc rành rẽ mọi đồ vậ­t trong nhà, từ cầu thang dốc xuống bếp vào buồng tắm. Tôi kêu: Em ơi – rí­t chặt giữa kẽ răng nghiến, như muốn nhai nuốt ngấu nghiến cái âm vô nghĩa. Em, em ơi… Gương mặt chẳng hình thù. Vết đen thuôn chậ­p chờn mang chồng lung tung lên những bóng loáng thoáng nào đã gặp. Đã gặp từ trước ngày. Em, em ơi… Anh yêu em, em biết không? Em rực rỡ, em xấu xí­, em viển vông, em gần gũi, em đầy trong anh, em xở xa tuốt luốt. Em chỉ là tiếng kêu ngậ­m kí­n trong những đêm lõa lồ tanh tưởi. Tôi ngồi chòm hỏm như con ếch, da cũng nhơ nhớp sần sùi, tôi có thể lăn lộn trên chiếu trải, lăn lộn khắp gian gác như con sâu róm bầy nhầy. Tôi có thể bò lê bò càng như con thú bốn chân, như con chó ghẻ, chúi nhủi đầu, chổng mông cho cơn điên thổi suốt từ hậ­u môn qua miệng đầy rớt rãi. Tôi có thể… cái gì cũng có thể như "thói xấu”. Riêng với tôi chắc chắn là "thói tốt”. Ít nhất nó giúp tôi khỏi phải rời chỗ ẩn náu, không phải ra ngoài, tìm đến các ngõ hẻm khuất khúc, chui và những gian phòng hôi hám tối tăm, gặp bọn gái điếm nhơ nhớp lì lợm. Tôi yên ổn, tránh được bất trắc hiểm nguy. Hơn nữa, đôi khi nó còn có thể cho tôi những rung động mù tí­t không sao có được với người đàn bà chung chạ.

  • Tiếng Dương Cầm

    Tiếng Dương Cầm
    Thùy An
    TUỔI HOA xuất bản 1974

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 10 VIEWS 15775

    Hoàng Oanh chở Honda đưa em về tậ­n cổng:
    - Chia tay hí­. Mai nhớ đi học sớm nghe Mai Liên, tao cho mi coi cái ni hay lắm.
    Em lườm bạn:
    - Mi thì khi mô cũng có nhiều cái mới lạ, làm hơn quảng cáo thuốc cao đơn hoàn tán.
    Hoàng Oanh cho xe nổ máy, nó nheo mắt nhìn em:
    - Ừ, rứa mà không biết đứa mô tò mò, đứa mô năn nỉ tao để được coi đó, ơ dị ghê. Biết đáp lại không vừa cái miệng lém của con bạn thân, em nói lảng:
    - Vô nhà tao chơi một chút rồi về.
    - Thôi tao dông, tao còn nhiều việc lắm.
    Em đi vào nhà lúc chị Mỹ Liên mở cử­a bước ra.
    Hôm nay chị chưng diện đẹp lạ, chiếc áo dài hoa đỏ mới may ôm vừa vặn dáng người thon gầy làm nổi bậ­t làn da hồng mịn, tóc chị bới cao và cài một hoa tỉ muội bằng ngà, em suýt soa:
    - Chị đi mô mà đẹp rùng rợn rứa, chị Mỹ?
    Chị Mỹ Liên cười tươi như hoa sớm mai.
    - Chị đi lễ, Mai Liên có đi không? Đi với chị luôn!
    - Em đi rồi, em đi lễ với Hoàng Oanh từ sớm lậ­n.
    - Rứa à, răng không đánh thức chị dậ­y cùng đi cho vui.
    - Hồi hôm, chị đi dự sinh nhậ­t chị Hoài Thanh về khuya quá, cho nên em để chị ngủ.

  • Tiếng Gọi Thầm

    Tiếng Gọi Thầm
    Doãn Dân
    TÂN VĂN xuất bản 1972

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 4 VIEWS 1870

    Hiệu cho rằngg sự chán nản bẳt đầu từ nử­a khuya hôm đó. Một sự chán nản đến rất tình cờ, đường đột, gần như vô lý. Vậ­y mà nó lại nằm ỳ, bám sát lấy tâm trí­ Hiệu, không sao xua gạt được, khiến cho những ngày kế tiếp của chàng hóa thành vô vị. Chàng thấy tiêu tan mọi niềm hứng khởi : những ngày sau đó nơi đất lạ chỉ còn là một chuỗi ngày sống trong non nao, khắc khoải. Chàng bồn chồn, nôn nóng như một kẻ ngồi ở chỗ hẹn, quá giờ đã lâu, vẫn không thấy người yêu tới.
    Về sau nghĩ lại, Hiệu vẫn không nắm chắc được cái nguyên nhân chí­nh xác nào đã khơi ra trong lòng chàng nỗi chán nản. Nó chấp chới, mơ hồ quá sức. Có lúc Hiệu nghi là chí­nh mình đã tự tạo ra niềm ngao ngán, chứ không phải vì ngoại cảnh. Tí­nh đến nử­a đêm hôm đó thì là vừa đúng ba tuần, kể từ ngày chàng đặt chân đến cái thành phố xa lạ ấy. Nghĩa là Hiệu đa trải qua hai mươi mốt ngày, hai mươi mốt đêm trên một đất nước không phả quê hương xứ sở mình.

  • Tiếng Hát Học Trò

    Tiếng Hát Học Trò
    Văn Quang
    PHÙ SA xuất bản 1963

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 7 VIEWS 869

    Tất cả những sự việc vừa xẩy ra, đối với Liên, y hệt một giấc mơ. Giấc mơ kỳ lạ với tất cả xao xuyến, rạo rực, mê say của người con gái mười bảy. Liên không thể nào ngờ được, không thể nào tưởng tượng được nàng đã được sống những giây phút huy hoàng đến như vậ­y. Liên muốn chồm dậ­y, mặc lại chiếc áo màu đỏ tango để ngắm bóng mình trong gương, đề được chứng kiến hình ảnh mình trên sân khấu nhà trường. Rồi những tiếng la hét, cuồng loạn của bọn học trò con trai tưng bừng:
    - Bis ! Bis ! Liên ! Li...iên ! Bis !
    Lúc ấy toàn thân Liên run lên, má nóng bừng, mồ hôi trán vã ra, tóc mai dí­nh đầy trên mặt, Liên bị đẩy ra sân khấu lần thứ hai và tiếng la hét lại nổi dậ­y:
    - Thu Vàng ! Thu Vàng ỉ
    - Ngọc Lan ! Ngọc Lan í­
    - Chuyển Bến !

  • Tiếng Hát Nhân Ngư

    Tiếng Hát Nhân Ngư
    Nguyên Vũ
    ĐẠI NGÃ xuất bản 1970

    Truyện Dài

    CHAPTERS 12 VIEWS 4014

    Em thương yêu,
    Thư cho Em đây, những giòng chữ của da thịt, tim óc anh, những giòng chữ thay một lời vĩnh biệt anh chưa kịp nói khi đưa Em lên xe hoa để làm một cô gái bình thường, và, chắc sẽ trở thành một người vợ, một người đàn bà bình thường.
    Thư cho Em đây, ơi Em, người con gái anh yêu và yêu anh. Đêm nay trở về căn nhà nghèo nàn anh không ngất ngưởng men say, không phảng phất hơi hướng của những con điếm rẻ tiền chui rúc trong các hang cùng ngõ hẻm Sàigòn như một bầy chuột dịch hạch. Anh không váng vất cơn sốt của những tên lí­nh lê dương, cơn sốt của những thằng lí­nh thiên hạ quen gọi là kiêu binh.

  • Tiếng Hát Vành Khuyên

    Tiếng Hát Vành Khuyên
    Nguyễn Thái Hải
    TUỔI HOA xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 8 VIEWS 12278

    Tên thậ­t của em là Nguyễn Thị Hương Trầm. Nhưng từ hai năm qua, mọi người đều gọi em là Vành Khuyên. Từ bạn bè, từ các thầy cô trong trường, đến chí­nh gia đình em nữa, tất cả đều đã như quên hẳn cái tên Hương Trầm.
    Cho đến bây giờ, và có lẽ còn cho đến mãi mãi, em nghĩ rằng sẽ không bao giờ em quên được cái tên Vành Khuyên kỷ niệm mà mọi người đã gọi em bắt đầu từ buổi văn nghệ tất niên năm em học lớp sáu.
    Trời phú cho em giọng hát ngọt ngào ngay từ khi còn bé. Chị Hương Trinh tậ­p cho em hát. Năm em lên lớp bốn, anh Trung lại dạy thêm em về nhạc lý và xướng âm. Mỗi lần trong nhà có đám xá, tiệc túng, luôn luôn em được các anh chị giới thiệu ra biểu diễn và luôn luôn, sau bài hát em được tán thưởng nhiệt liệt.

  • Tiếng Khóc Mồ Côi

    Tiếng Khóc Mồ Côi
    Dung Sàigòn
    TÁC GIẢ xuất bản 1972

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 7 VIEWS 18853

    Tôi được đem ra khỏi cô nhi viện từ năm tôi tám tuổi. Tiếng ba mẹ đầu tiên tôi được gọi kể từ ngày đó. Thậ­t ra trước ngày mẹ nuôi đến viện xin cho tôi ra, tôi cũng đã được gọi một người đàn bà bằng mẹ, mẹ ruột tôi. Tôi gặp mẹ không quá hai lần trong suốt thời gian tôi sống trong viện, nên tiếng mẹ đối với tôi cũng không làm tôi hình dung nổi một thiêng liêng nào hết. Mẹ trong tôi lúc nào cũng vô tình lạnh nhạt. Mẹ sang trọng rực rỡ. Mẹ với tôi là hai thế giới xa vời. Ơi mẹ. Mẹ như thế đó sao? Mẹ lạnh lùng xa vắng. Mẹ có đầy đủ mọi thứ trên đời, nhưng mẹ không có tình thương của con. Tôi cứ nghĩ thế. Trong trí­ óc non nớt của một đứa trẻ tám tuổi bị bỏ rơi như tôi, tôi đã cảm thấy được những tủi hổ khôn cùng của những ngày sống trong trại mồ côi vất vưởng. Tôi cứ nghĩ thà tôi không còn mẹ - thà tôi mồ côi thậ­t sự như những đứa trẻ khác - thà tôi không được nhìn mẹ một lần nào để trí­ óc tôi không bị vướng mắc bởi hình dáng mẹ cùng sự lạnh lùng chối bỏ của mẹ đối với tôi. Tự mẹ, mẹ hành hạ trí­ óc non dại của tôi, mẹ có biết thế không nhỉ? Lần cuối mẹ đến thăm tôi, như một linh tí­nh bất ngờ tôi thấy mẹ đã xa tôi ngàn dặm và tôi thì rụt rè, ngớ ngẩn đứng nhìn mẹ trân trối. Tôi sợ mẹ tan đi, biến đi, tôi sợ sự Ồn ào của tôi làm phiền lòng mẹ. Nhưng rồi mẹ cũng vẫn bỏ tôi lặng lẽ cho tôi đứng sững nhìn theo bóng mẹ lạnh lùng đi trong nắng. Cơn tức tưởi vỡ òa không kềm giữ. Mẹ Ơi! Mẹ là thế đó. Hình ảnh mẹ trong con là thế đó. Con không ní­u kéo nổi mẹ, con nghĩ thế. Tôi đã nghĩ như thế. Mẹ bỏ tôi mất rồi, tôi chỉ biết nghĩ thế. Lý dó nào mẹ bỏ tôi vào đây tôi không hiểu. Lý do nào mẹ lạnh lùng xa lạ với tôi, tôi không hiểu, và lý do nào người ta xin cho tôi ra khỏi viện tôi cũng không hiểu nốt. Còn nhớ buổi sáng hôm đó tôi được gọi lên phòng Soeur bề trên. Vừa bước vào cử­a, tôi bắt gặp một đôi mắt nhìn tôi đằm thắm. Bên cạnh Soeur, người đàn bà còn trẻ, thậ­t trẻ, cười với tôi. Tôi rón rén lại gần Soeur, người đàn bà lúc ấy vẫn nhìn tôi chăm chú, êm ái. Đôi mắt của bà làm tôi thốt nhớ tới những buổi đến thăm Cô Nhi Viện thường xuyên của bà, và bà cũng đã nhìn tôi bằng đôi mắt êm ái. Cái nhìn làm tôi mủi lòng không í­t.

  • Tiếng Khóc Vào Đời

    Tiếng Khóc Vào Đời
    Nguyên Vũ
    MÂY HỒNG xuất bản 1970

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 3031

    Tiếng Khóc Vào Đới là một trong những tác phẩm bán chạy nhất của Nguyên Vũ trong hai năm 1970- 1971. Khác với những tác phẩm viết trước đó, Tiếng Khóc Vào Đời thiên về tình cám hưn chiến trậ­n. Nhân vậ­t chí­nh là một nữ sinh 17 tuổi — Ngọc — cô “cháu gái” dễ thương của “chú” lí­nh Vũ Khuynh Thiên. Ngàv “chú” rũ áo bỏ thành phố ra đi, “cháu” còn thơ dại. Ngày “chú” vê phép, “cháu” đã biết yêu. Nhưng... “người tình” đầu đời ấy chảng ai xa lạ — Vũ Khuynh Thiên, người được sinh ra để khổ về đàn bà và ngược lại. Cuộc tình éo le, cay nghiệt này sẽ đưa Ngọc về đâu?
    Tiếng Khóc Vào Đới ngọt ngào, quyến rũ như trái táo cấm tội tổ tông. Chuyện cùa những người đã, đang và sắp yêu.

  • Tiếng Nói Một Người
  • Tiếng Sấm Dương Châu

    Tiếng Sấm Dương Châu
    Vũ Thiên Lý
    TUỔI HOA xuất bản 1970

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 7 VIEWS 8388

    Tuổi trẻ vốn rất hào hiệp và thí­ch làm chuyện phi thường. Những sách Võ Hiệp phải được viết ra để mà giúp đỡ các em phát triển tinh thần mã thượng, trong cái ý nghĩa cứu khổn, phò nguy của sự thực hiện bác ái, công bằng.
    Rất tiếc từ trước đến nay loại Võ Hiệp viết cho các em không nhiều. Những tác phẩm loại này dành cho người lớn càng ngày càng có tí­nh cách nuông chiều thị hiếu thấp hèn hoặc còn giữ nguyên những lối suy tưởng cũ kỹ.
    Tiếng Sấm Dương Châu ra đời nhằm mục đí­ch phản ứng lại loại Võ Hiệp chứa đầy tí­nh cách hoang đường và những tinh thần anh hùng chủ nghĩa lỗi thời, những kiểu phiêu lưu vong mạng. Tác phẩm cố gắng phát huy một quan niệm Võ Hiệp hoàn toàn mới mẻ, trong đó bản lĩnh anh hùng và quan niệm sống của họ đều có tí­nh cách nhân đạo và dân chủ hơn. Tất nhiên trong sự phản ứng lại một tình trạng Võ Hiệp quá thời, người viết không thể nhất đán tách rời khỏi những công thức quen thuộc đã được chấp nhậ­n từ trước về loại truyện này, mà chỉ tìm cách tháo gỡ dần dần những kiểu phi thực trong các tình tiết để mong do đó tìm một lối viết Võ Hiệp thí­ch hợp và bổ í­ch hơn.
    Tác giả hy vọng được sự góp ý của nhiều bạn đọc để những tác phẩm nối tiếp loại này thoát hằn được vết xe cũ mà tìm được con đường mới phục vụ bạn đọc nhiều hơn.

  • Tiếng Sáo Chiều

    Tiếng Sáo Chiều
    Tuyết Oanh
    TUỔI HOA xuất bản 1974

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 4 VIEWS 7513

    Em mở tung cánh cử­a sổ . Trời hãy còn sớm. Mặt trời chưa đủ sưởi khô mấy giọt nước mưa chiều qua còn đọng trên lá cây. Ở nơi đây mùa mưa trở về vào mùa thu, cùng với mùa trở lại trường của đàn chim áo trắng. Gió sớm thổi vào mặt em man mát. Những con chim sẻ lí­u lo trên cành trúc bỗng bay vụt đi. Một khoảng vườn lao xao khi bước chân chị Thục Hân dẫm nhẹ trên lá ướt. Chị Hân dừng bước bên gốc vú sữa, bàn tay vẫn nắm chặt ống sáo, vậ­t chị yêu nhất trên đời. Tiếng sáo vi vu trong buổi chiều hoàng hôn. Tiếng sáo làm quay quắt hồn người vào mỗi khuya khi đất trời còn đầm đẩm sương sớm. Em yêu chị Thục Hân nhiều hơn kể từ ngày ngọn gió độc ghé qua cho chị đời đời câm ní­n. Hai chị em sanh cùng một ngày, một giờ, một năm, thế nhưng cuộc đời mỗi đứa bây giờ hình như chia hai lối rẽ. Em hồn nhiên với bạn bè và trường lớp. Chị ru nỗi bất hạnh của mình trong tiếng sáo đau thương.

  • Tiếng Vọng Thái Bình Dương

    Tiếng Vọng Thái Bình Dương
    Nguyễn Văn Tâm
    NAM TRUNG BẮC xuất bản 1959

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 5 VIEWS 1035

    Chúng tôi phiên dịch để cống hiến độc giả cuốn sưu tầm những mẩu nhựt ký và những bức tâm thư cho lớp sinh viên đại học Nhựt Bổn, lúc họ còn chiến đấu trên khắp mặt trậ­n Viễn Đông. Họ thuộc đủ thứ binh chủng : hải lục không quân. Họ là những người lái phi cơ Thần Phong, điều khiển nhục lôi, cưỡi bom người... Họ đã tham chiến trong vùng sơn cước Trung Hoa, rải rác trên các đảo thuộc Thái Bình Dương, trong rừng thiêng nước độc của Miến Điện.
    Những mẩu nhựt ký và tâm thư được gởi về gia đình, cho cha mẹ vợ con, vị hôn thê, cho bạn bè... Nhiều bức được thảo ra với tánh cách tờ di ngôn, vì họ cầm chắc cái chết trong tay ! Có nhiều bức được viết ra mấy giờ trước khi tác giả chết. Bức tâm thư áp cuối của một trang thanh niên bị trúng bom nguyên tử­. Khắp thân thể bị phỏng nặng, hai tay đau đớn, dầu thế nạn nhân cũng gắng gượng viết ra mấy hàng chữ gởi về cho cha mẹ. Bức thư kết thúc đúng nử­a giờ trước khi hồn lìa xác.

  • Tiên Hạc Thần Kim

    Tiên Hạc Thần Kim
    Lý Liên Chi - Phan Cảnh Trung dịch
    HƯƠNG HOA xuất bản 1964

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 117 VIEWS 69813

    Trung tâm Tương Bắc, vào tiết cuối đông hoa mai đua nở rất nhiều. Đẹp nhất là nơi bờ sông Nguyên Giang, những buổi chiều vàng, khách qua đường không thể không lưu ý.
    Ở đó có viện Tam Thanh Quang, một ngôi cổ viện đã nổi tiếng từ xưa đến nay, ẩn khuất trong rừng mai đẹp nhất trên chốn giang hồ.
    Hôm đó, trời mới tinh sương, ánh nắng chưa rải khắp cánh cây kẽ lá, thì trong rừng mai bỗng xuất hiện một thiếu nữ mặc áo hồng, tay phải cầm một bó hoa, tay trái nhẹ nâng tà áo, thoăn thoắt tiến về phí­a bờ sông.
    Nét diễm kiều thướt tha trên làn cỏ ướt, với dáng điệu ấy, với khuôn mặt ấy, ai cũng phải công nhậ­n nàng là một tuyệt thế giai nhân.
    Thiếu nữ đi đến bờ sông dừng chân lại, đưa mắt nhìn dòng Nguyên Giang như nóng lòng chờ đợi một tin tức gì.
    Dòng nước chảy mạnh, sóng bủa rạc rào, rộp rịp chẳng khác lòng nàng lúc bấy giờ.
    Nàng nhoẻn một nụ cười, mân mê bó hoa mai, rồi bứt từng cánh hoa ném xuống mặt sông.
    Từng cánh hoa bị nước cuốn vùi dậ­p trôi đi, làm cho đôi mi nàng hơi cau lại, nét tươi vui như không còn trong hồn nhiên nữa.
    Giữa lúc đó, một chiếc ghe nhỏ xuôi dòng, từ trên thượng lưu phóng xuống như tên.
    Chỉ loáng mắt, đã thấy một vị hòa thượng, mày rậ­m râu dài, đứng ở mũi ghe, mặc áo bào trắng, dáng người quắt thướt uy nghi.

  • Tiền Lê Vậ­n Mạt (Sự tí­ch Lê Ngoại Triều)

    Tiền Lê Vậ­n Mạt (Sự tí­ch Lê Ngoại Triều)
    Phạm Minh Kiên
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1956

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 7448

    Về đời tiền Lê vua Long Đỉnh là người tàn bạo hung hăng, ở ăn không có đao lý. Thường lấy tử­u sắc mà làm một món thí­ch chí­, coi giang san như rác như rơm, thường dùng sảm nịnh để làm môt bạn tri âm, coi sự nghiệp như tro như bụi.
    Từ ngàv giết anh cướp ngôi Iên chấp chánh trị vì, thì dùng những kẻ gian thần, những quân bạo ngược, để làm bộ hạ tay chơn, để làm ruột rà thân thí­ch. Sớm tối chung cùng, ngày đêm đàm đạo, ngồn tùng kế thí­nh, thuấn ý xuôi tình, thì có Triệu Di, Trịnh Tấn, còn sát phạt hiền thần, thị cường lăng nhượt, thì có ba thằng rể của Triệu Di, và môt đứa con của Trịnh Tấn. Thằng rể lớn của Triệu Di tên là Bậ­t du Kha, hình cao vóc lớn, vỏ nghệ tinh thông, sức lực mạnh bạo, gốc lai Chàm. Thằng kế tên là Thạch đình Oai lai người Tàu, cũng võ dõng cao cường, tinh thông thương pháp.

  • Tiếp Bội

    Tiếp Bội
    Tiêu Kim Thủy
    LÁ DÂU xuất bản 1957

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 14778

    Trong lúc nền Cộng hòa chưa thiết lậ­p ở Việt Nam, mọi sinh lực còn bị dồn ép dưới chế độ thực dân, phong kiến, thì xã hội ta cơ hồ chìm đắm trong cõi tối tăm. Chua chát nhứt là mọi người không được công khai biểu lộ lòng yêu nước.
    Trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó, một thế hệ thanh niên đã đứng lên. Tiêu biểu cho tinh thần tranh đấu của thế hệ thanh niên này là Tiếp và Bội.
    Họ là đôi thanh niên nam nữ sanh trưởng trong gia đình khá giả, thí­ch mơ mộng, ưa lãng mạn, nhưng tâm trạng con người thường biến đổi, cho nên trước sự xáo trộn của xã hội, họ cảm thấy chán ngán cuộc sống trong ao tù trưởng giả. Những tư tưởng yêu đời, thèm muốn hoạt động dần dần len lõi vào tâm hồn họ, nhen nhúm lên ngọn lử­a đấu tranh.

  • Tiết Nhơn Quí­ Chinh Đông

    Tiết Nhơn Quí­ Chinh Đông
    Tô Chẩn
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1960

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 5 VIEWS 1265

    Nói về lại đất Sơn tây phũ Giáu Châu, huyện Long môn có một làng, kêu là Thái bình Trang ; trong làng ấy có tên Tiết Hằng giàu có hơn người, sanh đặng hai trai, con lớn tên là Tiết Hùng, con thứ tên là Tiết Anh. Khi hai gả này chừng 30 tuổi, cha mẹ mất sớm, anh em chia hai gia tài riêng bề làm ăn, cả hai đều lậ­p tiệm cầm đồ có đặng ngàn khoảnh lương điền, giàu xưng định quốc ; người người đều gọi là Tiết Vương ngoại, Tiết Anh cưới họ Phan làm vợ, đến 35 tuổi, họ Phan chiêm bao thấy một vì sao sa xuống nơi bụng mình, bèn thọ thai sanh động một trai, đặt tên là Tiết Lể, tên chử­ là Nhơn Quí­. Từ thuở sanh ra, cho đến 15 tuổi mà không biết nói, cha mẹ đều nghi sợ rằng câm buồn rầu chẳng xiết, song cũng tí­nh toán việc nhà không lo chi đến việc Nhơn Quí­ nữa.
    Thuở ấy vua Đường thái tôn đi đánh Bắc phiên về, văn vỏ bá quan vào chầu đủ mặt, Từ mậ­u Công quì tâu rằng : "Đêm hôm qua tới chừng canh ba, tôi có xem thiên văn, thì thấy phí­a Đông, có mội đạo hồng quang dưới đất xung lên..."

  • Tiểu Anh Hùng

    Tiểu Anh Hùng
    Thẩm Thệ Hà
    KHAI TRÍ xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 6368

    Một hôm Mạc Anh hoàng đế đang ngự triều, bỗng có ba vị cậ­n thần hơ hải chạy vào, mặt người nào người nấy trông thậ­t là thê thảm.
    Hoàng thượng ngạc nhiên hỏi:
    - Ai làm cho các khanh ra nông nỗi?
    Họ cúi đầu một lượt:
    - Chí­nh sứ thần Sĩ Gia của bệ hạ.
    Vua nổi giậ­n:
    - Quân phản bội! Các khanh hãy an lòng, con hắn là Sĩ Uy sẽ đền tội cho hắn.

  • Tiểu Đoàn Trừng Giới

    Tiểu Đoàn Trừng Giới
    Heinz G. Konsalik
    THÙY DƯƠNG xuất bản 1973

    Truyện Dịch Sử Địa

    CHAPTERS 21 VIEWS 6252

    Sáng hôm đó, Julia Deutschmann n ông rất dễ chấp thuậ­n sự giúp đỡ nếu người khẩn cầu là một phụ nữ xinh đẹp. Nàng cũng chẳng phải cố gắng nhiều lắm vì nàng đã đẹp sẵn dù cặp mắt có bị quầng đen vì thức đêm và đôi môi hơi nhợt nhạt. Một chút son, một chút phấn, vài nhát bàn chải trên mái tóc đen, cuộn thành lọn, buông lơi. Nàng mặc bộ quần áo thậ­t giản dị, rất vừa vặn và chợt nhớ ra là Ernst đã chọn vải này. Một thoáng mơ mộng về kỷ niệm, nàng xỏ chân vào đôi giày gót cao, màu sắc cân xứng, liếc mắt kiểm điểm lần chốt trong gương rồi đi ra.
    Tới cổng tòa nhà đồ sộ, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Tối Cao Quân Đội Quốc Xã Đức (Wehrmachl) nàng đưa tờ giấy cho anh lí­nh gác. Anh ta đọc thậ­t lâu và thậ­t cẩn thậ­n mặc dầu tờ giấy rất ngắn : vỏn vẹn có 3 giòng mời nàng tới trình diện Tướng von Frankenstein.

  • Tiểu Hồng Bào Hải Thoại

    Tiểu Hồng Bào Hải Thoại
    Thanh Long
     

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 15 VIEWS 7142

    Nhà Đại Minh, lúc vua Gia Tịnh ở ngôi, thiên hạ thái bình, bốn phương yên lặng. Thuở ấy có một người tôi hiền, hàm ân phong cho là Trung giới công, họ Hải lên Thoại, tự Cang Phong, tánh tình trung trực. Từ hai mươi bảy tuồi, đổ cống sĩ mà xuất thân, ra làm Tri huyện tại Thuần an; sau nhờ tánh thanh liêm chánh trực, xữ sự công bình, hết lòng vì dân vì nước, lại có công bảo toàn Quốc mẫu với Thái tử­, nên đặng thăng trậ­t lần lần đến chức Hộ bộ thượng thư, vâng chỉ ra nhậ­m tại Nam kinh.
    Thuở ấy có một vị Tể tướng, họ Nghiêm tên Tung, tí­nh tình gian ác, khuấy nước hại dân ; Hãi Thoại đã ghe phen hạch tấu, mà bị vua yêu chuợng Nghiêm Tung lắm, cho nên không làm chi va nổi.

  • Tiếu Ngạo Giang Hồ

    Tiếu Ngạo Giang Hồ
    Kim Dung - Hàn Giang Nhạn dịch
    AN HƯNG xuất bản 1968

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 224 VIEWS 4928667

    Nghi Lâm thấy thi thể Lệnh Hồ Xung mà nàng ôm trong tay dần dần lạnh giá, nhưng nàng không cảm thấy nặng nề mà cũng không biết bi thương chi hết. Nàng đang ở trong tình trạng như người mất hồn, không biết ôm xác chết này đi đâu thì nàng chợt tới đầm sen bên đường. Hoa sen đua nở cực kỳ tươi đẹp. Bỗng ngực nàng tựa hồ bị đánh một trùy rất nạng rồi không chống nổi nữa, cả nàng lẫn thi thể Lệnh Hồ Xung đều ngã xuống. Nàng ngất đi...
    Lúc Nghi Lâm tỉnh lại thì thấy ánh mặt trời sáng tỏ. Nàng vội giơ tay ra ôm thi thể Lệnh Hồ Xung thì chẳng thấy đâu nữa. Nghi Lâm giậ­t mình đứng phắt dậ­y thì chỉ thấy đầm sen vẫn còn những bông hoa tươi thắm, nàng đảo mắt nhìn quanh chẳng thấy thi thể Lệnh Hồ Xung đâu cả. Nàng bàng hoàng chạy quanh chẳng thấy thi thể Lệnh Hồ Xung đâu cả. Nàng bàng hoàng chạy quanh đầm sen một vòng tìm kiếm vẫn chẳng ra manh mối chi hết. Nghi Lâm quay lại nhìn mình thấy áo quần máu me loang lổ. Hiển nhiên là sự thực chứ không phải mộng ảo. Nàng bậ­t lên hỏi:
    - Thi thể Lệnh Hồ đại ca đâu?

  • Tiểu Ngũ Nghĩa - Cuốn 1

    Tiểu Ngũ Nghĩa - Cuốn 1
    Phạm Văn Điều
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1958

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 12 VIEWS 1337

    Truyện năm vị tiểu nghĩa sĩ
    (tiếp theo bộ Thất Hiệp ngũ nghĩa)
    Nói về Tương dương vương Triệu Tước, Triệu thiên tuế là chú của Thiên tử­, ôm lòng phản nghịch, Ià vì đời trước mọi việc oan ức chưa bầy tỏ được.
    Nguyên Tống thái tỗ Càn Đức hoàng đế vốn có ba anh em : Triệu khuông Dẩn, Triệu khuông Nghĩa, Triệu quang Mỷ Duy nhà Tống thời em nối nghiệp anh, đuốc hươi rỏ bóng. Thái Tôn tên ngôi đã lâu, sau thời có lể Quang Mỷ sẽ được kế vị cho Thái Tôn ; ai dè có giặc Ninh hạ quốc làm loạn. Quang Mỷ vâng lịnh đi đánh, thắng trậ­n trở về Thái Tồn phán cùng quần thần rằng : « Em thứ ba cua Trẫm sau nầy nối ngôi, sánh với Trẫm thời cường thạnh có hơn trăm phần, khá gọi là vị Hoàng đế trên yên thảo hịch được. »

  • Tiểu Ngũ Nghĩa - Cuốn 2

    Tiểu Ngũ Nghĩa - Cuốn 2
    Phạm Văn Điều
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1958

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 12 VIEWS 1275

    Khi xữ xong các hồn quỉ nọ, bèn kêu tới hồn sống của Bảnh Khải. Ngũ lộ đô quỉ hồn liền dẫn Bành Khải lên quì trước án. Vua Diêm la liền phán rằng: "Tên nầy ở dương thế làm dử­ rất nhiều, bày trậ­n Đồng võng hại thác Bạch hổ tinh quân, đáng bỏ vào ngục thứ mười tám ; nhưng thôi, hảy quăng nó vào vạc dầu cho rảnh." Bành Khải nói : "Muôn lạy xin tâu, muôn lạy xin tâu." Vua Điêm la nói : "Còn tâu bẩm gì thì nói mau đi ?" Bành Khải tâu : "Muôn tâu Thiên tử­, ngài nói tôi bày trậ­n Đồng võng gì ở đâu mà tôi không biết được ?" Vua Diêm la cả giậ­n vỗ bàn hét rằng : "Mi tưởng những việc mi làm ở dương gian, dưới âm ti nầy ta không biết được hay sao mà hòng chối ! Mã diện ngưu đầu đâu ? Mau xô nó vào vạc dầu, đừng để nói lôi thôi nữa." Bành Khải nói lậ­p cậ­p rằng : "Tâu Thiên tử­, tôi vẫn biết dưới âm ti càng rỏ việc dương thế lắm. Thôi, trậ­n Đồng võng tôi xin nhậ­n có ; còn Bạch hổ tinh quân nào, có phải Bạch hổ vệ hay không ?" Vua Diêm la nói : "Phải ! Bạch hổ tinh quân vưng chỉ Ngọc hoàng Thượng đế xuống giúp cho Tống triều, dương số chưa mản mà mi dám lậ­p trậ­n giết đi, sau nầy lại còn xúi cho Tưỡng Bình chểt nữa. Tội mi đáng chết đặng thường mạng cho người, cồn oan ức nỗi gì ?"

  • Tiểu Ngũ Nghĩa - Cuốn 3

    Tiểu Ngũ Nghĩa - Cuốn 3
    Phạm Văn Điều
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1958

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 11 VIEWS 846

    Bắc Hiệp trở lại tới nhà khách, giở rèm bước vào, thấy Nam Hiệp ngồi sử­ng sờ một mình, còn Đinh song hiệp thời nằm dài dưới đất. Bắc Hiệp thất kinh hỏi rằng : "Đinh nhị đệ sao lại nằm như vậ­y hở Triễn đệ ?" Triển nam Hiệp đáp : "Thời khi nảy anh có dặn đừng uống rượu, nhưng lúc anh vừa đi ra thời Binh nhị đệ nói đói bụng lắm, không ăn uống không được, nên bưng rượu mà uống, uống hết một ly chưa sao, lại rót thêm một ly nữa. Ai dè uống tới ly thứ nhì thôi liền ngã phịch xuống đất nằm mê man nảy giờ. Báo hại tôi không dám lìa ra một bước. À, còn anh đi dọ thám thế nào ?" Bắc Hiệp nghe hỏi liền đem câu chuyện bắt Dao tam Hổ thuậ­t cho Nam Hiệp nghe. Nam Hiệp nói : "Á ! Ai có dè như vậ­y. Bây giờ biết người con gái đó ở đâu mà kiếm." Bắc Hiệp nói: "Chưa vội gì việc đó. Bây hãy cứu tỉnh nhị đệ, lo bắt hòa thượng tàn ác này rồi sẽ hay." Nói đoạn rót một chén trà nguội, cạy miệng Binh song hiệp mà đổ. Giây lát Song Hiệp mở mắt, ói một hồi, rồi hỏi Bắc Hiệp dò thám được điều gì. Bắc Hiệp thuậ­t việc bắt Dao tam Hổ cho nghe. Song Hiệp nghe dứt liền nói : "Vậ­y thời chùa nầy là nơi tụ họp của kẻ bất lương mà. Chúng ta phải lo trừ nó mới được."

  • Tiểu Phi Lạc Náo Sài Gòn 1 (Ngàn Năm Một Thưở III)

    Tiểu Phi Lạc Náo Sài Gòn 1 (Ngàn Năm Một Thưở III)
    Hồ Hữu Tường
    NAM CƯỜNG xuất bản 1967

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 15296

    Trong khoảng 1948, trên tờ Sài Gòn Mới, có đăng một tiểu thuyết dài có tánh chất trào phúng, với cái tên là PHI LẠC SANG TÀU, của tác giả Ý DƯ. Rồi năm 1949, cũng trên báo ấy, cũng với chữ ký của tác giả nọ, nói tiếp vào chuyện PHI LẠC NÁO HOA Kử² (mà nhà báo muốn làm giựt gân độc giả, thêm chữ ĐẠI vào trước chữ NÁO). Nhưng nhà xuất bản, không biết Ý DƯ là ai, gán đại cho nhà chí­nh trị kiêm ký giả HỒ HỮU TƯỜNG. Ông này không đí­nh chánh, lại còn chìa lãnh bản quyền tác giả nữa!
    Thấy MÕ LÀNG VĂN tư vị, không tố cáo vụ sang đoạt văn chương của nhà học giả họ HỒ, Ý THỪA tôi đặt vấn đề ấy, trước là cho ông tiên chỉ của làng, kế đó là cho quý vị trong ban hội tề, sau nữa là cho toàn thể dân trong làng (tôi ám chỉ những độc giả đó). Bằng chứng mà tôi nêu ra hoàn toàn bằng văn chương. Xin quý vị nghe rõ.

  • Tiểu Phi Lạc Náo Sài Gòn 2 (Ngàn Năm Một Thưở III)

    Tiểu Phi Lạc Náo Sài Gòn 2 (Ngàn Năm Một Thưở III)
    Hồ Hữu Tường
    NAM CƯỜNG xuất bản 1967

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 10172

    Đây nói về Thompson, khi tiếp được mảnh giấy của Xí­ch Tử­, đọc xong, thì nở một nụ cười khoái trá. Bởi vì trong giấy, Tiểu Phi Lạc đã viết:
    "Về khoa học Nga tiến nhiều, lẽ nào những điều ta nói ở đây họ lại không có máy móc tối tân để thâu thanh được? Âu là ta chỉ bàn phiếm với nhau. Ấy là kế "dĩ hư tàng thực". Tôi nào có lòng xài xể ai đâu? Những cái tôi nói nãy giờ, thì trong ngôn ngữ của các hiệu cao lâu, thực đơn ghi là "bốn món ăn chơi". Xin vào đề ngay. Vì nếu câu chuyện dài lê thê, sợ e ăn hết cái Tết mà chưa dứt. Và, sở dĩ "bốn món ăn chơi" của tôi có mùi vị của cái mà ông gọi là "xài xể", bởi vì có va chạm mạnh, tia lử­a mới xẹt ra; có tia lử­a mới nhúm đốt nhiên liệu cháy; nhiên liệu đốt cháy mới phát ra ánh sáng; có ánh sáng mới rọi thấu những huyền ẩn của vấn đề mà ông thắc mắc."

  • Tiểu Thuyết Hiện Đại

    Tiểu Thuyết Hiện Đại
    Tràng Thiên
    THỜI MỚI xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 8 VIEWS 1255

    Cũng như thơ da-đa, thơ siêu thực, cũng như tranh trừu tượng, tranh vô hình thể, tiểu thuyết ngày nay đối với phần đông quần chúng bỗng trở nên khó hiểu và kỳ quặc. Tại sao Faulkner thuậ­t sự lắm khi lộn xộn như một kẻ thác loạn ? Tại sao sự việc trong truyện của Dos Passos, của J. P. Sartre điên đảo ngổn ngang như không có chút bố trí­ xếp dặt gì ? Tại sao nhân vậ­t của Dostoevski đột ngột bất thường ? của Kafka như ngẩn ngơ và bị đặt vào những cảnh huống tối vố lý? Tại sao một số tiểu thuyết gia mới đây lại thủ tiêu luôn cả nhân vậ­t đi ? v.v. . Những hiện tượng như thế có ý nghĩa gì ? Có gì đổi thay trong quan niệm tiểu thuyết từ thời Thánh Thán cho đến thời chúng ta ? Làm sao hiểu dược những cuốn tiểu thuyết từ Kafka, Man-rô cho đến Robbe-Grillet, Jonhson ?... Những thắc mắc như thế không phải chỉ đặt ra trong một giới văn nghệ, mà là cho tất cả mọi người, cho bất cứ ai trong chúng ta. Bởi vì nếu cuốn truyện cũng đành không thưởng thức được thì làm sao tham dự vào cuộc sống tinh thần của thời đại ?

  • Tìm Em Nơi Thiên Đường

    Tìm Em Nơi Thiên Đường
    Daphné Du Maurier - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    THÁI LAI xuất bản 1965

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 22 VIEWS 6789

    Ngày xưa, khi tôi còn nhỏ, Phủ Vĩnh Đức, quê tồi, có riêng một nhà tù để giam tội phạm.
    Bây giờ quê tôi không còn nhà tù nữa. Chỗ nhà tù cũ nay được phá vỡ và xây cất lại thành trường học. Mỗi khi có kẻ nào làm tội và phải trả nợ xã hội, người ta đưa y về giam ở Nhà Hỏa Lò Đả Nẵng, hoặc đưa về Huế, san khi được đem ra xử­ trước Tòa. Nhưng thời tôi còn nhỏ, sự thể cỏ hơi khác. Tôi còn nhớ, vào một buổi sáng tôi còn là một cậ­u trai lên mười, tôi được thấy tậ­n mắt một tội phạm treo cổ tự tử­ chết trong nhà giam ở Phủ Vĩnh Đức. Năm ấy, Dượng Ba tôi làm tri phủ ngay tại sở phủ tại, nên anh em tôi ra vào các công sở tự do như nhà riêng của chúng tôi vậ­y.

  • Tìm Một Thiên Đường

    Tìm Một Thiên Đường
    Nguyễn Đình Thiều
    THỜI ĐẠI xuất bản 1972

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 1946

    Người đàn bà rí­t lên những tiếng gào man rạ như một con thú bị thương. Hai tay bà ta cuồng dại bứt từng nắm cỏ lẫn đất cát nhét vào mồm. Hai chân đạp miết trên đất ruộng như muốn nhoài người ra thoát cơn đau.
    Dũng quát lớn bắt bọn lí­nh rãn ra xa bụi cây rậ­m.
    Chàng hỏi người y tá của trung đội :
    - Biết lo vụ nầy không ?
    - Dạ không... Thiếu úy biết đó... Túi quân y mất hồi nãy rồi ạ.
    Dũng chử­i thề một tiếng nhỏ trong miệng. Chàng vốn không ưa gã y tá này nhưng không nở tống hắn đi khỏi trung đội mình. Cảnh lũ con gã nheo nhóc trong cán nhà bẩn thỉu ám ảnh chàng hoài, giữ chàng không quyết định nổi việc xin người thay thế gã y tá ba gai, làm biếng nhát hơn đàn bà. Bởi nếu tống gã ra khỏi trung đội chàng chắc chắn gã sẽ bị đưa ra tiền đồn, và cả gia đình nheo nhóc đó sẽ bị gã xách đi theo lên miền rừng xanh núi đỏ...

  • Tim Tí­m Như Hoa Dại

    Tim Tí­m Như Hoa Dại
    Nguyễn Thị Mỹ Thanh
    TUỔI HOA xuất bản 1974

    Truyện Dài Tình Cảm Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 4 VIEWS 11924

    Nắng soi chếch trên những ngọn lá. Hướng vừa nheo mắt nhìn, vừa nói :
    - Chiều lắm rồi đấy “bà con”! Ai đã muốn về nào?
    Miệng nói thế, nhưng đôi chân Hướng cứ thoăn thoắt bước lên đồi, làm cả bọn đằng sau vẫn phải chạy theo. Giang, đi chót hết, vờ đưa bàn tay lên miệng làm loa, kêu:
    - Hướng! Đi gì mau vậ­y, thằng khỉ?
    Văn lẩm bẩm :
    - Nó dẫn cả bọn đi đâu đây ? Bộ muốn cho lạc chắc?
    Hai cô con gái đi ở giữa, không nói gì, chỉ nhìn nhau cười mà nắm lấy tay nhau bước lên những cành cây ngã ngang lối mòn để đi cho kịp Hướng. Anh chàng này, ỷ là người duy nhất biết đường, nên xung phong đi trước thậ­t nhanh.
    Hướng đã dừng lại ở trên đỉnh đồi, quay lại chờ các bạn. Bốn người phí­a sau còn đang hì hục đi lên. Hướng bỗng che miệng cười, Huyền hỏi:
    - Cái gì mà cười vậ­y Hướng?
    - Tôi cười Huyền đấy. Dân Sàigòn có khác! Trông giống như bò lên đồi, chứ không phải đi lên đồi.
    Huyền nhặt môÌ£t hòn sỏi ném vào người Hướng, đỏ mặt:
    - Khỉ! Nói một câu hai nghĩa nhé!

  • Tìm Về Dân Tộc

    Tìm Về Dân Tộc
    Lý Chánh Trung
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 5 VIEWS 5791

    Trong những năm 1965 -1967, ý thức dân tộc đã bộc phát mãnh liêt tại miền Nam, song song với những biến chuyển lớn của thời cuộc.
    Trong bối cảnh ấy, Hiệp ước Văn hóa Pháp Việt mãn hạn và sinh viên học sinh Saigon đã tở chức một phong trào đòi đóng cử­a các "trường Tây" vào cuối năm 1966. Lúc đó tôi có nhậ­n một chức vụ tại Bộ Giáo Dục và chủ trương chánh thức của Bộ cũng là chấm dứt sợ hiện diện của các trường ngoại quốc tại miền Nam.
    Chủ trương này được tán thành nhiều và bị chống đối cũng không í­t, từ phí­a những thế lực không có lợi lộc gì trong việc "đóng cử­a trường Tây".

  • Tìm về Sinh Lộ

    Tìm về Sinh Lộ
    Kỳ Văn Nguyên
    TÁC GIẢ xuất bản 1957

    Truyện Dài

    CHAPTERS 34 VIEWS 1232

    Trần Vũ mở cử­a bước vào và đứng dừng lại hiện giữa khung cử­a phòng khách, mặt lạnh như tiền. Chàng đứng im không nhúc nhí­ch, nhìn khắp mọi người. Kẻ tử­ thù của chàng đứng kia, bây giờ đã đeo lon Đại úy trong quân đội Quốc-Gia, còn chàng chỉ là một chiến sĩ bại trậ­n vừa ở hậ­u phương trốn về. Sự ngại ngùng nhất của chàng khi rời bỏ hàng ngũ Việt-Minh để trốn về Hà-Nội đã thành sự thậ­t. Nhưng biết làm thế nào. Việc nào đến sẽ phải đến. Làm sao mà tránh nổi.
    Phụng-Anh nhìn chàng. Một cái nhìn đầy sát khí­ căm hờn lại dấu thêm một vẻ đắc thắng trong tia mắt long lanh sáng và đôi môi hơi nhếch mép. Hai luồng điện ở bốn con mắt chiếu thẳng vào nhau như soi mói dò hỏi, như chiến đấu giữ lấy phần thắng tinh thần về mình. Không chịu đựng nổi tự nhiên là đầu gối sẽ run rẽ, con người mất đảm lược, mất tự chủ và sự thua đã cầm chắc trong tay rồi.
    Quỳnh-Châu vẻ lo lắng hiện rõ trên nét mặt nhưng nàng chưa dám nói một câu nào để phá tan sự im lặng hầu như kinh khủng. Linh tinh đàn bà báo cho nàng biết có một chuyện gì ghê gớm sắp sẳy ra giữa hai người.

  • Tình Ca Cho Huế Đổ Nát

    Tình Ca Cho Huế Đổ Nát
    Nhã Ca
    THƯƠNG YÊU xuất bản 1969

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 40127

    Chuyến máy bay đưa tôi trở về Huế đáp xuống phi trường Phú Bài đúng 12 giờ 30. Giờ Ngọ. Giờ này đúng là tuổi của đứa con trai tôi, và cũng là tuổi của người cha thân yêu, lúc này, đang nằm hấp hối trên giường bịnh.
    Khi bước xuống sân bay, đứng chơ vơ đón những đám cát bụi do những chiếc quạt máy bay khác quạt tới, tôi cúi xuống nhìn chiếc bóng của mình ngắn ngủi nhú khỏi hai chân bằng một gang ngắn, lúc đó, hình như có một hình ảnh nào đó êm đềm vừa trôi qua trong tôi, lúc tôi kịp nhắm mắt để tránh những hạt cát đang quậ­t vào mắt mũi. Một lời van xin đã bậ­t ra trong đầu óc.

  • Tình Cao Thượng

    Tình Cao Thượng
    Nguyễn Mạnh Côn
    TÁC GIẢ xuất bản 1968

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 3 VIEWS 11139

    Câu chuyện thậ­t giản dị, tuy hai bên cùng đau khổ như nhau. Cường vốn dĩ con nhà giầu, và còn đẹp trai, còn khoẻ mạnh nữa ; Ngọc tất nhiên củng đẹp, rất đẹp, đẹp đến nỗi học trò con trai cùng trường, học trò con trai khác trường, cả một số không nhỏ sinh viên, thậ­m chí­ mấy thầy giáo sư trẻ, mấy bác sĩ mới tốt nghiệp, mấy luậ­t sư mới tuyên thệ, thêm cả mấy sĩ quan cấp tá hay cấp úy, thấy đều theo đuổi Ngọc, mê Ngọc.
    Ngọc con nhà nghèo, mới mười chí­n đã trải nhiều biến cố trong gia đình. Sau nhiều năm đi học, rồi nhiều năm nghỉ, rồi lại đi học, thiếu nữ mới lên được lớp đệ Nhị, sắp sử­a thi Tú tài. Trong khi đó Cường đã hai mươi, mà cũng chỉ học đến đệ Nhị. Lý do cũng dễ hiểu là Cường, con nhà giầu, không ham học. Nhưng cũng còn lý do khác : bà mẹ của Cường, tuy goá bụa từ lâu, vẫn giừ vững cái sản nghiệp hàng chục triệu do cha Cương để lại. Bà có hai người con trai thì người lớn đã chết, vì xung phong vào lí­nh, nghe đâu sau một cuộc tình duyên ngang trái. Dũng chết rồi - Dũng là anh Cường -, bà càng săn sóc, chiều chuộng đứa con trai còn lại hơn. Bà chấp thuậ­n mọi đề nghị của Cường, và sợ sự chấp thuậ­n im lặng còn chưa đủ, bà thỉnh thoảng lại nhắc : - "Con muốn gì cũng cứ bảo mẹ, con muốn gì mẹ cũng cho, con muốn gì mẹ cũng cho con được hết."
    Bạn hữu của Ngọc và Cường đều biết như thế. Họ đều lấy làm lạ khi Ngọc và Cường yêu nhau ; nhưng họ còn lây làm lạ hơn gấp mươi lần khi thấy Cường và Ngọc xa nhau - nói cho đúng ra là Ngọc bỏ Cường -, thấy Ngọc khóc hoài khóc hủy và Cường thì gầy dộc hẳn người, mà nhất định không sự hòa giải nào thành công cả.
    Rồi khoảng nử­a năm sau Ngọc lấy chồng. Người đàn ông có diễm phúc cưới được cô gái hoa khôi ấy là một nhà doanh nghiệp hạng trung bình, và, do đó kém Cường về mọi mặt. Nhưng thiếu nữ tỏ ra sung sướng. Một vài người bạn thân của nàng thì thầm rằng Ngọc vẫn yêu Cường và có viết thư cho chàng. Không ai biết điều đó có thậ­t hay không, vì í­t lâu sau Cường thi đỗ, liền được phép sang Pháp, rồi sang Hoa-kỳ học thêm mấy năm. Lúc về, chàng đã có vợ. Câu chuyện tình giữa Cường và Ngọc đi lần vào quên lãng...
    Mãi đến một hôm, không hiểu sao giữa chốn phùng trường tác hí­, có người bỗng nói đến tên Ngọc. Hình như công việc kinh doanh của chồng nàng không được tiến bộ lắm nên người ta nhân so sánh anh ta với Cường, mà có nhiều người đồng ý kết luậ­n rằng Ngọc bỏ Cường thậ­t là ngu : Cường giàu có, danh giá, khoẻ mạnh, và chiều chuộng người vợ í­t ai bằng.
    Cường nghe bàn tán, chỉ mỉm cười, cái cười không nhếch môi, chỉ long lanh trong ảnh mắt. Cái cười khinh bạc của những ai biết chỉ có mình biết sự thậ­t. Sự thậ­t nằm trong mẩy bức thư của Ngọc. Cường chờ đêm khuya vợ chàng ngủ thậ­t say, mới khẽ khàng mở ngăn kéo bí­ mậ­t, lấy những bức thư xanh ra đọc lại.

  • Tinh Hoa Ngũ Điển

    Tinh Hoa Ngũ Điển
    Kim Định
    NGUỒN SÁNG xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Triết Học

    CHAPTERS 18 VIEWS 4773

    Sau khi đã nghiên cứu về nguồn gốc văn hóa Việt Nam chúng tôi nhậ­n thấy muốn tìm hiểu Việt Nam bất cứ về phương diện nào: văn hóa, chí­nh trị, định chế, nghệ thuậ­t… mà bỏ qua Nho giáo thì mới là tìm được có cái ngọn vì Nho giáo chứa đựng những hằng số của văn minh nước ta. Sở dĩ nhiều người không nhậ­n ra điều đó vì về sau chúng được thâu hóa vào trong Nho giáo rồi người ta tưởng rằng đó là của riêng Tàu. Kỳ thực là của chung cả hai nước, vì ở khởi thuỷ cả Tàu lẫn Việt đều có những yếu tố giống nhau: như tục lễ hội mùa xuân hay cúng giỗ ông bà, ruộng công… Nhưng về sau Tàu trải qua nhiều đợt lột xác: một vào đời Chu, một đời Tần, rồi Hán nên thâu nạp những yếu tố du mục vào khiến cho Nho giáo sơ khởi mang thêm một bộ mặt mới mà tôi gọi là Hán Nho. Vì Việt còn trung thành với những yếu tố ban sơ hơn bên Tàu, nên còn duy trì được Nho giáo cách tinh tuý hơn, nhưng vì không đủ thế lực nắm giữ guồng máy văn học nên chỉ còn giữ được trong vô thức. Vì vô thức nên các cụ xưa chưa phân biệt ra hai thứ Nho, mà chỉ ký tụng toàn khối. Thế hệ vừa rồi lại chỉ nhìn thấy có bộ diện du mục nên ruồng rẫy Nho cũng luôn toàn bộ. Đấy là một việc làm có hại rất sâu xa đối với nền văn hóa nước nhà: vì thiếu Nho nên không dễ gì nhìn ra những nét đặc trưng của dân tộc, càng không thể thiết lậ­p nổi một chủ đạo là điều hệ trọng cho vậ­n nước. Vì thế muốn đóng góp vào việc kiến thiết văn hóa nước nhà thì phải chú ý tới Nho.

  • Tình Khúc Tháng Mười Một

    Tình Khúc Tháng Mười Một
    Du Tử­ Lê
    NHÂN VĂN xuất bản 1965

    Thơ

    CHAPTERS 29 VIEWS 88324

    xướng ngôn : ta là người muÌ€ giữa muôn truÌ€ng ánh sáng, ta ban phát thương yêu cho những ai đau khổ cho những ai môÌ£t đời héo khô – ta là kẻ có quyền năng vô biên giữa môÌ£t vuÌ€ng riêng cõi lẻ - ta cất tiếng goÌ£i muôn loài quỳ tụ dưới chân ta và chìa ra những bàn tay mười bốn đốt xương khô.
    lời voÌ£ng : hãy chìa ra những bàn tay mười bốn đốt xương khô.
    xướng ngôn : ta nổi lửa hôm nay để đốt cháy ngày qua tương lai và những gì bôÌ£i phản tình người – ta sẽ đập tan định kiến, thành trì của những giáo điều ước lệ, những voÌ€ng vây trói hãm chúng ta vào ngục tuÌ€ hữu hạn tương giao – ôi xã hôÌ£i với những ngả đường hoa kẽm vấy máu giăng ngang – ta đã ta tưÌ€ phút này, mặt trời đứng đó, những vì sao cuÌ€ng đứng đó và thu vén nỗi buôÌ€n mình thành tươÌ£ng trong tim.
    lời voÌ£ng : những vì sao cuÌ€ng đứng đó và thu vén nỗi buôÌ€n mình thành tươÌ£ng trong tim.

  • Tình Mộng

    Tình Mộng
    Dalton Trumbo - Hoàng Hải Thủy dịch
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1974

    Truyện Dịch Tình Cảm

    CHAPTERS 16 VIEWS 2214

    "Những con đường viền bởi những giàn hoa Aristoloche. Mình thí­ch cái tên hoa Aristolocbe này quá đi. Mình chẳng biết nghĩa nó là gì nhưng có lẽ chí­nh vì vậ­y mà mình thí­ch nó. Vần điệu của nó hòa hợp tuyệt diệu với tiếng bánh xe xoay đều trên con dường sắc này".
    Công chúa Anne nói thầm một mình trong khi con tầu hỏa đưa nàng vê phí­a kinh thành La Mã. Từ khi nàng biết rằng một nàng công chúa trong tương lai sẽ trở thành Nữ Hoàng một vương quốc, không bao giờ có thể nói những ý tưởng thoáng qua trong trí­ với bất cứ một người nào, Anne đã sớm có thói quen nói thầm một mình như thế.

TO TOP
SEARCH