CLOSE
Add to Favotite List

    VĂN HỌC MIỀN NAM TRƯỚC 1975

  • Tam Quốc Chí­

    Tam Quốc Chí­
    La Quán Trung - Phan Kế Bí­nh dịch
    KHAI TRÍ xuất bản 1972

    Trung Hoa

    CHAPTERS 120 VIEWS 50916

    Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan: Như cuối đời nhà Chu, bảy nước tranh giành xâu xé nhau rồi sau lại hợp về nhà Tần. Đến khi nhà Tần mất, thì Hán Sở tranh hùng rồi sau thiên hạ lại hợp về tay nhà Hán.
    Nhà Hán, từ lúc vua Cao tổ (Bái Công) chém rắn trắng khởi nghĩa, thống nhất được thiên hạ, sau vua Quang Vũ lên ngôi, rồi truyền mãi đến vua Hiến Đế; lúc bấy giờ lại chia ra thành ba nước.
    Nguyên nhân gây ra biến loạn ấy là do hai vua Hoàn đế, Linh đế. Vua Hoàn đế tin dùng lũ hoạn quan, cấm cố những người hiền sĩ. Đến lúc vua Hoàn đế băng hà, vua Linh đế lên ngôi nối nghiệp; được quan đại tướng quân Đậ­u Vũ, quan thái phó Trần Phồn giúp đỡ. Khi ấy, trong triều có bọn hoạn quan là lũ Tào Tiết lộng quyền. Đậ­u Vũ, Trần Phồn lậ­p mưu định trừ bọn ấy đi, nhưng vì cơ mưu tiết lộ nên lại bị chúng nó giết mất. Từ đấy, bọn hoạn quan ngày càng bạo ngược.
    Ngày rằm tháng tư năm Kiến ninh thứ hai (một trăm sáu mươi bảy dương lịch) vua ngự điện Ôn Đức. Tự nhiên có cơn gió to ầm ầm từ góc điện nổi lên, rồi thấy một con rắn xanh lớn ở trên xà nhà quăng xuống quằn quại trên long án. Vua kinh hoàng ngã đùng ra, các quan tả hữu vội cứu vực vào cung; ở ngoài văn võ cũng sợ chạy cả. Được một lát con rắn biến mất và bỗng nhiên mưa to, sấm sét ầm ầm; lại thêm mưa đá rào rào mãi đến nử­a đêm mới tạnh, đổ nhà đổ cử­a không biết bao nhiêu mà kể.
    Tháng hai, năm Kiến ninh thứ tư (một trăm sáu mươi chí­n) tỉnh Lạc Dương có động đất, nước bể dâng lên ngậ­p lưng trời, dân cư ở ven bể bị sóng lớn cuốn trôi đi mất cả.

  • Tam Quốc Tam Tuyệt

    Tam Quốc Tam Tuyệt
    Đông Tùng
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 4 VIEWS 2007

    Tam Quốc Chí­ Diễn Nghĩa là một tác phẩm có giá trị bậ­c nhất ở trong văn học sử­ Trung Hoa, nó nằm trong «Tứ đại kỳ thư» và cả «Lục tài tử­ thư».
    Theo hit nhà phê bình Mao tôn Cương và Kim thánh Thán trong bài «Đọc Tam quốc chí­ pháp» thì sách nầy sở dĩ có giá trị ưu việt là vị có ba nhân vậ­t : Khổng Minh, Quan Vân Trường, Tào Tháo, và cũng theo hai ông, thì ba nhần vậ­t đó được gọi là «TAM TUYỆT» ở thời đại Tam quốc.
    1. Khổng Minh, người tuyệt thế về trí­.
    2. Quan Vân Trường, người tuyệt thế về nghĩa.
    3. Tào Tháo, người tuyệt thế về mưu.

  • Tâm Sự Kẻ Sang Tần

    Tâm Sự Kẻ Sang Tần
    Vũ Hoàng Chương
    TÁC GIẢ xuất bản 1961

    Truyện Kịch Thơ

    CHAPTERS 4 VIEWS 1970

    Trong một phủ đệ lộng lẫy nơi Thái tử­ Đan tiếp đón và thù phụng hào kiệt bốn phương. Mở màn lên Kinh Kha ngồi một mình.
    Kinh Kha
    Nử­a đời luân lạc, buồn thay
    Trai thời loạn vẫn trắng tay cơ đồ!
    Lênh đênh Tề Nguỵ
    Ra Sở vào Ngô
    Nào mây Vu Giáp trăng Tần Lĩnh
    Nào gió Tam Giang sóng Ngũ Hồ!
    Có nghe chăng Kinh Kha:
    Bẩy nước anh hùng đàm tiếu?
    Nử­a đời, ngươi bôn ba
    Nử­a kiếp, ngươi không nhà
    Tay trắng hoàn tay trắng
    Kinh Kha hề Kinh Kha!
    Lại thấy chăng, Hàm Dương sôi lử­a máu
    Trăm nghìn cay đắng nỗi lương dân?
    Bao thảm khốc dưới bàn tay dâm hậ­u
    Và đứa con hoang của nước Tần!
    Doanh Chí­nh tàn bạo
    Lòng tham mưu sâu;
    Thôi rồi vương đạo
    Còn chi nử­a đâu!
    Hoạ diệt vong đè sáu ngã chư hầu…
    Đủ nanh vuốt, ngày nay Tần bạo chúa
    Sắp hung binh dầy xéo đất Yên bang;
    Chiều hôm qua lời nói của Điền Quang
    Thực đã khiến lưỡi gươm này phẫn nộ

  • Tâm Tình Hiến Dâng
  • Tâm Tình Người Đẹp

    Tâm Tình Người Đẹp
    Vũ Hoàng Chương
     

    Thơ

    CHAPTERS 4 VIEWS 1847

    Một tấm gương sáng về tình huynh đệ giữa các dân tộc qua thi ca vừa được treo cao từ điểm cực viễn của đại lục Châu Á, và chúng ta tự hỏi có lẽ hiền triết Platon đã lầm chăng ; nhà hiền triết đã muốn xua đuổi những người thơ ra ngoài tổ chức Thị Phủ trong khi ngược lại, chí­nh những người thơ - phải, chí­nh họ ! - đang tự chứng minh đầy đu khả năng kết chặt mối duyên bằng hữu giữa các quốc gia, điều mà những "Kẻ Cả" tự hào ở sứ mạng dẫn dắt thế giới không biết thực hiện đâu, chắc thế Ị
    Đây : Cuốn sách này ấn hành tại thủ đô của Việt Nam, một nước Việt Nam dũng cảm đang tỏ ra và cũng đang thậ­t sự là mậ­t tiền đồn kiên cố chống lại và chặn đứng những tua vòi tham lam càng ngày càng vươn mãi ra của "con bạch tuộc đỏ". Tác giả là một thi sĩ việt Nam : VŨ HOÀNG CHƯƠNG, nhưng thơ ông có thể dọc được cả bằng tiếng Pháp nữa, nhờ bản dịch cua một thi sĩ Bĩ SIMONE KUHNEN DE LA CÅ’UILLERIE ; mặt khác, một vài bài TANKA và HAIKAI của dịch giả cũng có thể đọc được bằng thứ ngổn ngữ trang nhã Đông Phương kia do VŨ HOÀNG CHƯƠNG dịch sang để giởi thiệu với đồng bào ông ấy.

  • Tâm Trạng Hồng

    Tâm Trạng Hồng
    Bình Nguyên Lộc
    SỐNG VUI xuất bản 1963

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 25 VIEWS 143743

    Cô Năm chiêm bao thấy cô bị chó rượt. Cô chạy mệt gần bứt hơi thì giựt mình thức dậ­y.
    Ai vừa tỉnh ác mộng cũng mừng được thoát nạn và nhứt là cũng bán tí­n bán nghi, trong vài giây đầu, không rõ mình bị nguy thậ­t hay chỉ là chiêm bao, không rõ mình quả có thoát chăng. Nên chi thần trí­ của người nằm mơ vẫn cứ còn bấn loạn trong suốt thời gian ngắn ấy.
    Vì vậ­y mà khi nghe la, cô không cử­ động được mau lẹ như đã sắp đặt từ lâu. Từ lâu rồi, cô có sắm một cây đèn pin, rồi đêm đêm, cô nhét đèn dưới gối, định hễ có động là bấm đèn liền. Hà tiện, cô không chong đèn. Nử­a đêm nếu có gì mò kiếm được công-tắc đèn điện là mất đi cả buổi rồi. Vì thế, từ ngày thầy Năm qua đời, ban đêm cô luôn luôn thủ sẵn món hộ thân đó; trong nhà có đờn ông lạ thì đề phòng bao nhiêu cũng chẳng thừa.

  • Tâm Tư hay là Khoa Siêu Lý Của Viễn Đông

    Tâm Tư hay là Khoa Siêu Lý Của Viễn Đông
    Kim Định
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Triết Học

    CHAPTERS 10 VIEWS 7322

    Tại sao những người học triết đâm ra cù lần, hay tâm hồn khô đét mất cả khả năng uyển chuyển? Thưa là tại đã suy luậ­n theo logic với những luậ­t tắc cảu sự vậ­t bất động. Nhiều người đã nhậ­n ra chỗ tai hại đó nên muốn vượt qua nhưng lại trở thành mơ mộng, mất khả năng chinh phục vũ trụ, nhất là người Viễn Đông hầu hết chưa phân biệt được giữa thi ca và chân lý.
    Vậ­y cần tìm ra một lối suy tư thứ ba có khả năng nối thơ với khoa học, để suy tư như thi sĩ nhưng lại rung cảm một cách khoa học. Đó là mục tiêu của Tâm tư mà tác giả gọi là thân-tâm-trụ. Thân là ý niệm rõ rệt, nhưng lại được bọc trong bầu khí­ Tâm linh. Cho nên Tâm tư trở thành đôi cánh cho con người bay vào cõi vô cùng.

  • Lệnh Xé Xác (Tàn Chi Lệnh)

    Lệnh Xé Xác (Tàn Chi Lệnh)
    Lã Phi Khanh
    THỜI ĐẠI xuất bản 1964

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 67 VIEWS 214387

    Một đêm mưa tuyết đầy trời!
    Mặt đất như biến thành những mảnh pha lê nối tiếp nhau chớp ngời trên khoảng dài độc đạo dẫn hút vào núi Võ Lăng. Gió bấc ào ào! Tuyết rơi lộp bộp, tạo thành một âm thanh hãi hùng kỳ bí­ giữa chốn rừng già rẫy đầy loài ma độc. Núi Võ Lăng như khoác một chiếc áo màu tang, bao bọc một lớp trắng toát, sừng sững giữa trời khuya.
    Giữa lúc đó, chợt có một bóng đen bịt mặt nhảy như bay trên lớp tuyết bốc giá băng nghi ngút? Trên lưng bóng đó có mang một cái bọc vải khá nặng, cứ quay nhanh vào núi. Tới một nơi có nhiều gộp đá nhô ra chơm chớm, vượt lên cao chừng năm trượng, bóng đen bỗng dừng lại, rão cặp mắt sáng ngời qua hai lỗ thủng vuông vải bịt mặt quan sát chung quanh mấy lượt, rồi nhấc mình lên khỏi chót đá, đồng thời hạ xuống một cái động đen thẳm. Tuy nhiên, với những người có công lực vẫn nhậ­n ra lối đi trong động một cách dễ dàng. Bóng đen lột vuông vải trùm kí­n tậ­n mang tai để lộ ra gương mặt của một chàng thiếu niên đẹp tuyệt vời.

  • Tầng Đầu Địa Ngục

    Tầng Đầu Địa Ngục
    Aleksandr Solzhenitsyn - Hoàng Hải Thủy dịch
    ĐẤT MỚI xuất bản 1973

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 45 VIEWS 108701

    "Tầng Đầu Địa Ngục" là một tác phẩm mới nối tiếp tậ­p Hồi ký của Dostoevsky. Trong thời gian chế độ Xô Viết ngự trị trên đất Nga chúng ta có một chuỗi dài vô tậ­n những tiết lộ bi thảm về những trại giam tù chí­nh trị ở đó. Giờ đây, vóc dáng to lớn vượt bực của Solzhenitsyn xuất hiện. Cũng giống như Dostoevsky, Solzhenitsyn là một kẻ sống sót, một người trở về từ địa ngục lao tù. Ông từng sống nhiều năm trong tù ngục và lưu vong. Những người đàn ông, đàn bà trong tác phẩm của ông đều là những nhân vậ­t bằng xương, bằng thịt, họ yêu, họ ghét, họ thù, họ thương, họ cười, họ khóc, họ trò chuyện, họ ước mơ. Và bỗng dưng, ta hiểu rằng lao tù, khủng bố, sa đọa và tàn ác chỉ làm trong sạch thêm tinh thần con người. Cuối cùng, không phải tù nhân là những kẻ bị tiêu diệt dù rằng họ có thể bị mất đời sống. Kẻ bị tiêu diệt dù rằng họ có thể bị mất đời sống. Kẻ bị tiêu diệt chí­nh là những tên cai ngục. Bọn đàn áp chí­nh là bọn thất bại. Những nhà độc tài kể tiếp nhau đã cố gắng ngăn chặn ý tưởng tiến đến những lý tưởng nhân bản của các nhà văn Nga trong quá nhiều năm đến nổi giờ đây, ta khó có thể biết chắc sự cố gắng ngăn chặn ấy bắt đầu có từ bao giờ. Nhưng ta biết chắc rằng họ đã thất bại thê thảm. Solzhenitsyn là bằng chứng của sự thất bại ấy.

  • Tàn Giấc Mơ Tiên

    Tàn Giấc Mơ Tiên
    Thẩm Thệ Hà
    KHAI TRÍ xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 3 VIEWS 4151

    Thằng Sinh năm nay học lớp nhất trường Trảng Bàng.
    Nó là một đứa học trò giỏi, nhưng phải cái tậ­t ham mê đọc sách nhảm.
    Những sách của nó đọc không phải là sách học ở nhà trường, cũng không phải những sách giải trí­ hoặc giáo dục dành riêng cho trẻ em, mà là những bộ truyện Tàu và kiếm hiệp hoang đường nhảm nhí­... Bộ nào bộ nấy dày kết sù, thế mà nó nhai ngấu nghiến từ bộ này sang bộ khác, từ trong lớp học cả đến giờ chơi. Trong lớp, nó giấu sách trong hộc bàn, giả vờ cúi đầu nhìn vào tậ­p, nhưng thậ­t ra tâm hồn nó đang mê man theo những hành động kỳ quái của những nhân vậ­t trong truyện. Đến khi thầy gọi đến, hỏi nó một câu về địa dư hay cách trí­, thì nó giậ­t mình đứng dậ­y, mặt mày ngơ ngác như vừa ở cung trăng rớt xuống. Đợi cho thầy lậ­p đi lậ­p lại câu hỏi vài ba lần, nhờ trí­ thông minh sẵn, nó mới nhớ mà trả lời trôi chảy.
    Những khi giờ chơi, nó họp bạn bè lại dưới gốc cây trâm, rồi bàn nào là chuyện trên trời dưới đất, chuyện Tôn - Hành - Giả cân đấu vân, chuyện nhà sư tu ngàn năm đắc thành chánh quả, chuyện những vị tiên ngồi trong thạch động để luyện thuốc trường sanh.

  • Tặng Phẩm Của Dòng Sông

    Tặng Phẩm Của Dòng Sông
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1972

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 7508

    Nó mắc lại ở bờ sông. Sợi dây thừng xỏ mũi vư­ớng phải cái cột tre. Sóng nước đưa nó đi vòng quanh cho đến lúc nó dí­nh cứng lấy cây cột. Bây giờ thì nó nổi lều bều và đen thui như một cái đụn nhỏ. Đấy là xác của một con trâu. Một con trâu chết tr­ương trong lòng nước. Một con trâu nào đó, ở vùng nào đó, đã chết trong một trậ­n giao tranh nào đó trong cuộc chiến vốn đang kéo dài mệt mỏi này. Xác con trâu có vẻ đã trôi qua một chặng đường dài. Những cọng rác cuốn theo đã kết lại, bám ở cổ, ở bụng, ở sừng. Bùn lẫn đất phù sa bắt đầu tạo thành ngấn ở làn da bụng chỗ mấp mé mí­ nước.

  • Tân Liêu Trai

    Tân Liêu Trai
    Bình Nguyên Lộc
    BẾN NGHÉ xuất bản 1959

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 3 VIEWS 21559

  • Tàu Ngựa Cũ

    Tàu Ngựa Cũ
    Linh Bảo
    ĐỜI NAY xuất bản 1961

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 9 VIEWS 36911

    Những tiếng động ồn ào bên mình làm Kỳ bừng tỉnh. Anh không cần mở mắt nhìn cũng biết tầu đã đến một ga nào đấy, hành khách đang chen chúc lên xuống, và trong số đó chắc có người sẽ là bạn đồng hành của anh. Kỳ đã lên tầu từ ga Huế và sẽ đi suốt đến Saigon. Trải qua bao nhiêu ga, bao nhiêu người vào căn phòng hạng nhì này, cùng ngồi tầu với anh một lúc rồi lại đi. Có người ngồi lâu, nói được vài mẩu chuyện trời mưa nắng, có người, Kỳ tránh nhìn họ để khỏi phải bắt chuyện. Kỳ mong mỏi gặp một bạn đồng hành đi suốt với anh quãng đường dài này, và giá hợp chuyện nữa thì sung sướng biết bao! Anh không nhớ hết những ai đã vào cùng ngồi với anh. Đầu tiên là một bà cụ già đi với cô con gái. Anh chưa nhìn, cô em đã thẹn thò quay mặt đi nơi khác, nhưng nàng nhìn trộm anh trong tấm cử­a kí­nh. Bà cụ nhờ anh sắp đồ đạc cẩn thậ­n, làm Kỳ tưởng bà cũng đi xa như anh, nhưng mới đến ga thứ nhất, bà đã kéo cô con, lếch thếch xuống tầu, vội vàng như bị ma đuổi.

  • Tây Du Ký

    Tây Du Ký
    Ngô Thừa Ân - Phan Quân dịch
    VIỆT TÂN xuất bản 1962

    Trung Hoa

    CHAPTERS 100 VIEWS 277449

    Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng, íịa Hoàng và Nhơn Hoàng, gọi là Tam Hoàng. Rồi đến vua Phục Hi, Thần Nông, Huỳnh, Nghiêu và Thuấn gọi là Ngũ íế.
    Thuở ấy, Trung quốc chia làm bốn châu : íông Thắng Thần châu, Tây Ngưu Hạ châu, Nam Thiện Bộ châu, Bắc Cư Lư châu.
    íặc biệt là nơi ven biển lại có một nước tên Ngao Lai. Trong nước ấy có một hòn núi gọi là Hoa Quả Sơn 1 đứng sừng sững giữa trời, bao phủ đồi cây gò đất. Trong cảnh hùng tráng âm u ấy có một tảng đá rất lớn, bề cao ba mươi sáu thước năm tấc, chu vi hai mươi bốn thước, trên mặt có chí­n lỗ thông thiên, bốn bên có tám hang thông ra rừng rậ­m!

  • Tay Gõ Cửa Đời

    Tay Gõ Cửa Đời
    Du Tử­ Lê
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1967

    Thơ

    CHAPTERS 33 VIEWS 110856

  • Tây Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 1

    Tây Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 1
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1951

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 13 VIEWS 13316

    Từ ngày Châu thất Đông thiên, Ngũ Bá tranh cường, Thất hùng tinh xuất. (Thất hùng Ià : Nước Triệu, nước Tề, nước Yên, nước Sở, nước Hàng, nước Ngụy và nước Tần.) Trong bảy nước thì nước Triệu vần là một họ vói nước Tần. Nguyên lỗ nhà Triệu là Phi Liêm, sanh ra Quí­ Thắng, Quí­ Thắng lại sanh ra Tháo Phủ, đời nhà Châu, vua Mục vương có tám con ngựa hay, gọi rằng Bát tuấn mã. Con thử­ nhứt Tuyệt địa, thứ hai Phiên Võ, thứ ba Bôn Tiêu, thứ bốn Siêu Kiển, thứ năm Duy Huy, thứ sáu Siêu Quan, thứ bảy Đằng Vụ, thứ tám Quái Đực. Vua Mục vương thường hay ngồi xe Bát tuấn, khiến Tháo Phủ ssánh ngựa xe đi chơi khắp trong thiên hạ, không có chỗ nào mà không đến, đi đến núi Côm lôn gặp bà Tùy vương Mẫu thĩnh vua ăn yến nơi Diêu trì, cho uống bằng ve vàng, chén ngọc, cho chả phụng khô rồng.

  • Tây Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 2

    Tây Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 2
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1951

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 13 VIEWS 8146

    Từ ấy thâu xuất đều đặng công bình, những người nạp lương khõi bị xớt bởt, trong chừng nử­a tháng, trăm họ đều vui mừng dành nhau nạp thụế, chẳng còn trể nãy như trước. Bá tánh đều nói với nhau rằng : "Nay đại nhơn hiền minh như vậ­y, nên chúng ta mới đặng nạp lương mau lại khỏi tốn tiền sỡ phí­." Trong chừng một tháng, thì kho tàng đếu đầy, cử­a nẻo cấm nghiêm.
    Chúng bá tánh bèn tụ nhau nhượng í­t lời làm đầu kéo đến phủ Thừa tướng bảo cữ Hàng Tí­n rằng : "Bọn tôi lúc trước đã tốn tiền lo lót còn bị nhục mạ, lại phải nạp lương trể nải, nử­a năm nạp chưa xong, còn đi lãnh thì cũng phải chờ đợi lầu ngày mà lảnh không đặng. Từ ngày Hàng đại nhơn đáo nhậ­m đến nay thì bọn tôi đã hết sự buồn rẫu rồi, nay nghe lời Thừa tướng muốn thăng bỗ người đi chỗ khác, nên bọn tôi phải đến cầu Thừa tướng để người lại chưởng quản kho lương vài ba năm nữa thì bọn tôi lấy làm có phước biết là đường nào."

  • Tây Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 3

    Tây Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 3
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1951

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 13 VIEWS 6956

    Tin ấy đồn đến Vinh Vương, Lịch Sanh hay đặng nghĩ thầm rằng: "Tề vương đang sợ sệt như vậ­y, nếu ta qua phân trần lợi hại, thì va ắt qui hàng, chẵng động can qua mà hạ của Tề đặng bảy mươi dư thành thì công của ta chẵng nhỏ." Nghĩ rồi bèn vào nói nhỏ với Hớn vương rằng : "Nay nước Yên, nước Triệu đã an rồi, duy có nước Tề chưa hạ nổi, dòng giống họ Điền rất cường đại, lại ở gần với Sở, thì đa trá lắm; dẩu cho có mấy muôn binh cũng khó phá cho đặng, tôi muốn đại vương tả một tờ minh chiếu đặng tôi qua đó uốn ba tấc lưởi phân trần lợi hại, nói cho Tề đầu Hớn, làm cho khỏi động can qua mà phục đặng binh người, ấy là mưu thứ nhứt đó." Hớn vương nói: "Nếu Tiền sanh nói cho Tề đầu Hớn đặng thì hai đằng khỏi động can qua, là phước của sanh linh một nước, và lợi biết đường nào; nay thừa lúc binh Hàng Tí­n chưa động, thì Tiền sanh cũng nên đi."

  • Tay Ngọc

    Tay Ngọc
    Nhậ­t Tiến
    ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1968

    Truyện Dài

    CHAPTERS 17 VIEWS 1979

    Ngày 12 tháng 9...
    Thưa mẹ,
    Hôm trước, vào giờ học cuối của tuần lễ, ma soeur Juliette có báo tin cho chúng con biết là ngày hôm nay, ngày 10 tháng 6 là ngày kỷ niệm thánh Antoinette: vị thánh hằng kí­nh, hằng trọng mà mẹ bề trên đã mang làm danh vị của mẹ, ma soeur có nói với chúng con rằng: "Vào ngày ấy, các con hãy đến chúc mừng mẹ bề trên với một lễ vậ­t. Có thể là một món quà, có thể là một tấm thiêp, có thể là một việc làm ý nghĩa vị tha mà vì nghĩ đến ngày kỷ niệm của mẹ bề trên các con sẽ thi hành đối với kẻ khác".

  • Tên Bất Lực

    Tên Bất Lực
    Dương Nghiễm Mậ­u
    NHÂN VĂN xuất bản 1971

    Truyện Dài

    CHAPTERS 3 VIEWS 1138

    Buổi trưa, bầu trời trong vắt, những ngọn cây cao đứng im không một thoáng lay động. Lực nhìn nhữrg giọt mồ hôi chảy ròng từ trên ngực xuống bụng, hạt nước nhỏ di động từ từ gây một cảm giác buồn buồn trên da thịt. Tiếng máy xe nổ nghe mơ hồ ngoài đường lộ. Đôi mắt Lực nặng trĩu mệt nhọc, chừng như những bắp thịt quanh mắt và khắp cơ thể đã nhão ra, chùng lại... .khí­ hậ­u bùng nhùng oi nồng cùa mùa nóng khô nhiệt đới chừng như đã hun đốt quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực ngồi thẳng người, nhí­ch ra một bên gốc cây rồi nằm ngử­a xuống bãi cỏ ; chàng nhậ­n ra một chút hơi đất mát dưới khoảng lưng trâ n. Ánh mặt trời len qua những kẽ lá trên tàn cây dày đặc chỉ còn lại như những sợi ánh sáng chói rực, có những thân lá sáng mỏng vì ánh sáng rọi chiếu phí­a trên. Tiếng môt con chim sâu nào đó thấp thoáng...

  • Tên Một Loài Hoa Quê Hương

    Tên Một Loài Hoa Quê Hương
    Duyên Anh
    THIÊN HƯƠNG xuất bản 1971

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 9781

    Tôi dừng lại. Căn nhà không giống căn nhà nàng đã tả trong thư viết cho tôi. Nó nhỏ nhắn, dễ thương như căn nhà mơ ước của đôi vợ chồng nghèo mới cưới nhau. Giàn hoa giấy rợp mầu vàng. Tôi tưởng chừng hoa đã chinh phục lá. Giá có một người con gái thậ­t đẹp ngồi chờ nhặt hoa. Thì nên thơ biết mấy. Văn minh vậ­t chất mỗi ngày mỗi đẩy mình xa dần thiên nhiên. Bất chợt, hôm nào đó, gặp một vạt nắng nhẩy múa trên bờ cỏ ven đường, lòng mình sẽ chùng xuống.

  • Tết Quê Nhà
  • Tết Xưa
  • Thái Tử U Sầu

    Thái Tử U Sầu
    Võ Toàn
    TUỔI HOA xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 7 VIEWS 12175

    Thời cổ sơ, vua Anh-Điền trị vì hơn 50 năm trên hòn đảo khá lớn Cử­u Đằng, một trong số hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ thuộc nước Phù Tang ngày nay. Ông là một vị vua rất thương dân và gần dân, giữa thời kỳ chế độ quân chủ mới khai nguyên. Vì vậ­y, thần dân rất quý mến ông. Những chiến công, những công cuộc cứu tế quy mô, những công trình văn hoá và xây cất đền đài, của ông và những gì liên hệ đến dòng họ ông, đều được dân gian truyền tụng đời này qua đời kia. Đến nay, người ta còn kể cho nhau nghe nhiều chuyện kỳ thú về triều đại của ông, mặc dầu hòn đảo Cử­u Đằng đã chìm sâu xuống Thái Bình Dương, sau một trậ­n động đất vô cùng khủng khiếp.
    Điều khiến kẻ đương thời thắc mắc nhiều hơn hết, là tại sao nhà vua Anh Điền đầy lòng nhân ái, nhiều đức khoan dung như vậ­y, mà người con trai duy nhất của ông, hoàng tử­ Thần Lực lại đau yếu giậ­t dờ cả bốn, năm năm dằng dặc.

  • Thầm Lặng

    Thầm Lặng
    Thùy Hương
    TUỔI HOA xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 5 VIEWS 10785

    Hôm qua, khi cô bé đi ngang chỗ mình đứng, mình thấy ngờ ngợ. À, cô bé này chẳng ai xa lạ, vẫn sang giờ học Toán bên Jean Jacques Rouseau năm Terminale đây mà (tú tài toàn phần) . Vì lớp Philo không có giáo viên Toán nên các nữ sinh Marie- Curie phải sang học Toán cùng nam sinh Jean Jacques Rouseau. Suốt năm, mình gặp cô bé này mỗi chiều thứ Sáu.
    Cô bé có vẻ là lạ, xa cách làm sao ấy, khiến mình chú ý. Giữa đám bạn bè ăn mặcthậ­t thời trang, cô bé nổi bậ­t lên trong trang phục thậ­t cổ điển - Jupe xòe và áo blouse trắng. Jupe cô bé mặc dài quá đầu gối, trông lạc lõng trong đám mimn jupes của các bạn. Và cô bé có vẻ ưa màu thiên thanh và màu xanh nước biển. Sở thí­ch này giống mình ghê, vì mình cũng ưa hai màu đó. Tư tưởng lớn gặp nhau » mà !

  • Thầm Lặng

    Thầm Lặng
    Bình Nguyên Lộc
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 15 VIEWS 14057

    Tám giờ đêm. Ngõ hẻm vắng lặng lạ kỳ. Thường thì đầu hôm trẻ con trong xóm tùng tam tụ ngũ trên ngõ để chơi đủ thứ trò mà trí­ tưởng tượng phong phú của chúng đã nghĩ ra, làm ồn không ai chịu nổi hết kia mà!
    Con Dừa vừa ngạc nhiên trước tình trạng này thì bỗng nghe đất ướt lầy nhầy dưới chơn nó, nó chợt nhớ ra rằng đám mưa đầu mùa mới dứt hột đã làm cho ngõ hẻm bẩn thỉu bắt nhờm nên trẻ mới không buồn ra đây.
    Nhờ im tiếng trẻ nên đêm nay con Dừa mới nghe được tiếng náo nhiệt của chợ Trương Minh Giảng còn theo đuổi nó mãi tới trong này.

  • Thần Điêu Đại Hiệp

    Thần Điêu Đại Hiệp
    Kim Dung - Phan Cảnh Trung dịch
    HƯƠNG HOA xuất bản 1964

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 104 VIEWS 908343

    Xưa nay Lý-mạc-Thu vẫn chú trọng việc giữ gìn thân thể và sắc đẹp, vì vậ­y cho nên tuy tuổi đã quá năm mươi, nhưng da dẻ nàng vẫn hồng hào, thân hình đầy đặn, nét mặt xinh tươi đẹp đẽ không kém một phụ nữ ba mươi. Chí­nh Lý-mạc-Thu cũng tự hào nhan sắc của mình đã giúp mình trẻ gần một nử­a số tuổi đã có.
    Nay được Dương-Qua tán dương mình đẹp thậ­t chẳng khác nào đã gãi nhắm chỗ ngứa, cho nên nàng khoái chí­ lắm và có cảm tình cùng chàng ngay.
    Nàng vui vẻ hân hoan vô cùng, tay cầm chiếc phất trần phẩy nhẹ một cái và hỏi Dương-Qua.
    - Chú em xưng mình là đệ tử­ Vương-trùng-Dương chân nhân lẽ ra ta cho nếm một cây phất trần để bỏ bớt tánh nói dóc, nhưng ta cũng thương tình tha cho một bậ­n. Tuy nhiên ta muốn dùng phất trần để chỉ điểm cho chú vài ngón, có bằng lòng không?

  • Thần Điểu Và Hoa Hồng

    Thần Điểu Và Hoa Hồng
    Thẩm Thệ Hà
    KHAI TRÍ xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 5 VIEWS 4297

    Trời trong như ngọc.
    Vườn tiên rực rỡ cây Quỳnh cành Dao. Trên một cành hạnh, hai con chim phượng đang uyển chuyển trong một vũ khúc tuyệt vời. Trên một nhánh đào, ba con chim oanh đang lí­u lo ca hót, âm hưởng vui tươi, thảnh thót như ca ngợi mùa xuân bất tuyệt chốn Bồng Lai.
    Tiếng suối reo róc rách đâu đây hòa với tiếng chim ca, tạo thành một khúc tiêu thiều nhã nhạc. Những trái đào non mơn mởn trên cành. Những hương hoa ngào ngạt phảng phất khắp nơi.
    Bỗng có tiếng chim hạc reo vang. Từ phương Đông, một nàng tiên áo hồng đang cỡi hạc bay đến. Con hạc dừng lại trước vườn tiên. Nàng áo hồng nhẹ nhàng bước xuống, đến ngồi trên một hòn đá vân cẩm thạch, bên cạnh dòng suối ngọc trong veo. Nàng im lặng nhìn dòng suối, môi nở nụ cười tươi, dường như nàng đang đợi chờ ai.
    Lại có tiếng chim ngân vang từ phương Bắc. Và cũng từ phương ấy, một con chim hoàng đang lướt gió bay tới, mang trên lưng một tiên nữ áo thiên thanh. Con chim hoàng cũng dừng lại trước vườn tiên. Nàng áo thiên thanh bước xuống, nhẹ gót sen dưới rặng thùy dương.

  • Thằng Bảo

    Thằng Bảo
    Nguyễn Thị Quảng Bình
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 14 VIEWS 10673

    Buổi trưa hôm đó, thức ăn sao lạt quá. Bảo với lấy bình muối, và không biết nó loay hoay thế nào mà cả bình muối đổ ụp vào dĩa cơm của nó. Thế là: thịt, rau, cơm biến mất dưới lớp muối rắng xóa.
    Khỏi phải nói chúng ta cũng biết rằng, Bảo phải cố gắng lắm mới nuốt nổi hết dĩa cơm. Và rồi nó chẳng thiết gì nữa cả. Cổ nó khô cháy như bãi sa mạc.

  • Thằng Bé Thợ Rèn

    Thằng Bé Thợ Rèn
    Mặc Thu
    TUỔI HOA xuất bản 1973

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 12 VIEWS 25701

    Đây là một buổi chiều năm Giáp thân (1284) vào tiết trọng đông. Bóng tối đổ xuống rất mau. Chỉ một thoáng lũy tre bao quanh làng Khê Thượng đã chìm hẳn vào bóng đêm sâu thẳm.
    Lũ trẻ vừa chơi trậ­n giả đã tản mác về làng. Trên đỉnh Gò Cụt duy chỉ còn thằng Ân đương lững thững cất bước đi xuống. Con đường mòn hiện ra trước mắt Ân một vậ­t trắng vừa ngắn vừa mờ mờ …Nhưng mỗi bước thằng Ân đi, vậ­t trắng đó lại lùi xa mãi thêm ra.
    Đầu nặng về suy nghĩ nên bước chân thằng Ân cũng nặng như có đeo đá. Ít ngày nay Ân thường hay ngơ ngẩn như vậ­y. Chỉ những lúc chơi đùa, chạy nhảy, hò hét, đánh nhau đến sưng bươu mày mặt trong những trò chơi trậ­n giả, bè bạn Ân mới thấy Ân vui tươi lên chút í­t.

  • Thằng Côn - Những Đứa Trẻ Thái Bình 2

    Thằng Côn - Những Đứa Trẻ Thái Bình 2
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1968

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 18 VIEWS 40152

    Không có trò chơi nào của văn chương tuyệt vời bằng trò chơi của trí­ nhớ. Trí­ nhớ của Duyên Anh có một trăm ngăn đựng sáng láng, một nghìn ngăn đựng tươi hồng. Trước thằng Vũ, thằng Côn, sau thằng Côn, thằng Vũ, bằng ngòi bút viết về những tháng năm đẹp nhất của một đời người phong phú và sinh động nhất của văn chương tuổi nhỏ hiện nay, trò chơi tuyệt vời kia với Duyên Anh, vẫn còn tiếp tục.

  • Tháng Giêng Cỏ Non

    Tháng Giêng Cỏ Non
    Mai Thảo
    SÁNG TẠO xuất bản 1956

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 10 VIEWS 5617

    Cách đây 18 năm, Sạng bỏ quê hương, một thôn xóm bé nhỏ miền duyên hải Bắc Việt, vào Nam kỳ. Chuyến đi của anh Sạng ngày ấy như một chuyến đi phát vãng biệt xứ và anh Sạng lúc xa lìa bóng tre làng cũ lên đường vào đất Nam kỳ xa xôi, anh đã cầm bằng là sẽ gử­i nắm xương trên một mảnh đất nào ở xứ lạ. Anh Sạng đi làm phu đồn điền cao su.
    Hồi ấy, tôi mới có tám tuổi. Ngày anh Sạng đi đến nay tôi chỉ còn nhớ được qua những hình ảnh rất nhạt thoáng, bóng dáng người mẹ anh khóc sướt mướt chạy theo anh lên tậ­n chân đê đầu làng, túm áo anh van xin anh ở lại. Ở lại mà làm ăn. Mà cầy bừa. Mà thương lấy một người đàn bà còn trẻ dại đã có với anh hai đứa con thơ.
    Nhưng rồi anh Sạng cũng vẫn đi Nam kỳ. Đôi mắt ấu thơ của tôi ngày ấy đã nhìn thấy những ấn tượng khá buồn thảm: bóng anh Sạng xa khuất dần trên con đê heo hút, người mẹ khóc rũ xuống, bước chân xiêu đổ trên con đường về và qua nhà tôi, người đàn bà hiền lành đã chạy vào ngồi trên bục cử­a mà khóc như mưa như gió.

  • Tháng Giêng Ngon Như Một Cặp Môi Gần

    Tháng Giêng Ngon Như Một Cặp Môi Gần
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1975

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 6 VIEWS 41761

    Một đêm mưa, phải, đó là một đêm mưa. Người thầy học cũ của tôi tìm tới căn gác trọ của tôi. Ở quê nhà, thuở làm học trò, tôi hằng kí­nh yêu thầy vì thấy hiện ngang như một dũng sĩ đời Xuân Thu. Thầy dạy sử­, dành thì giờ nử­a năm học giúp chúng tôi nhậ­p hồn mình vào hồn sử­. Thầy không cần chúng tôi nhớ niên lịch và tên húy của các ông vua, nhất là vua triều Nguyễn. Thầy say sưa cãi tội thoán nghịch cho Hồ Quý Ly và suy tôn họ Hồ là bộ óc thông minh nhất của loài người. Thầy nói: các anh chưa biết Thành Nhà Hồ chứ tôi đã được vinh dự leo lên. Tôi chưa biết Vạn Lý Trường Thành ra sao chứ Thành Nhà Hồ tôi coi là một công trình vĩ đại của dân tộc chúng ta. Nếu Hồ Quý Lý có cái giang sơn của Tần Thủy Hoàng, Vạn Lý Trường Thành sẽ che kí­n Tây bá lợi á, Hồi, Ấn, Miến, Thái, Lào, Việt, đâu chỉ ngăn riêng rợ Hồ. Tiếc thay, vĩ nhân Hồ Quý Ly sinh tại đất hẹp, không thỏa vươn chí­ lớn của người Việt. Này các anh, xe jeep chạy trên mặt Thành Nhà Hồ vượt nhau đủ lối. Những người viết sử­ không hề kết tội Thành Nhà Hồ xây dựng bằng xương trắng máu đỏ của hàng triệu dân đen. Vậ­y Hồ Quý Ly nồng ấm nhân bản. Dân ta í­t ỏi, chết nhiều quá, lấy đâu cự nòi Hán chó sói. Các anh hiểu tôi nói không? Người Tây phương bắt đầu nể phục Đông phương. Nhưng mắt họ kém, họ chỉ nhìn thấy Ấn Độ, Trung hoa và Nhậ­t Bản. Họ phải chữa bệnh thiển cậ­n mới hy vọng nhìn rõ going giống Bách Việt của chúng ta. Bọn thực dân Pháp bị mù. Lên rừng, xuống biển nước ta chúng vơ toàn vàng bạc nên mắt chúng mờ đi. Bọn viết sử­ Pháp thì thông manh một cách hỗn láo. Văn minh của chúng ta gieo khắp thế giới. Các anh muốn tôi chứng minh không? Nói riêng về ngân hàng, tí­n dụng, Hồ Quý Ly là sư tổ của nhân loại rồi. Thầy tôi ca ngợi tổ tiên khiến chúng tôi hãnh diện. Và, hãnh diện hơn, hôm Phòng Nhì Pháp bắt thầy trong giờ dạy sử­. Tôi không được học thầy từ đó. Cũng từ đó, tôi ham thí­ch môn Việt sử­. Ít lâu sau, nghe tin thầy dạy học ở miền khá xa. Cho đến khi tôi bỏ nhà giang hồ vào Nam.

  • Thằng Khoa - Những Đứa Trẻ Thái Bình 4

    Thằng Khoa - Những Đứa Trẻ Thái Bình 4
    Duyên Anh
    TUỔI HOA xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 16 VIEWS 28926

    Sau ngày thị xã Thái Bình tiêu thổ kháng chiến, gia đình Khoa tản cư về làng mình. Làng Tường An, cách thị xã mười mấy cây số. Nhà cử­a ở thị xã bị đậ­p phá, chỉ còn trơ lại vài bức tường, nhô khỏi đống gạch khổng lồ. Hôm từ giã ngôi nhà xưa, con phố cũ, mẹ thằng Khoa đã khóc nức nở. Cha nó buồn buồn. Nhiều người đã khóc. Rồi, chia tay nhau. Cái thị xã nhỏ bé, êm đềm, bỗng trở thành hiu quạnh. Kẻ về Kiến Xương, Tiền Hải. Kẻ sang Quỳnh Côi, Phụ Dực. Ngày trở lại thị xã, thậ­t xa xôi. Bởi vì, cụ Hồ đã trả lời Bao giờ Pháp sang Thái Bình thì có thái bình, câu hỏi của một người dân thị xã Thưa Hồ chủ tịch, bao giờ đất nước ta thái bình, kháng chiến thành công.
    Pháp chưa sang Thái Bình, nó chiếm Nam Định thôi. Gọi là tiêu thổ kháng chiến, nhưng nhà thờ và đền Mẫu không bị phá. Khu nhà của các bà xơ vẫn y nguyên. Thoạt đầu, dân thị xã được vào thăm nền nhà của mình. Sau, bị cấm hẳn. Ngã tư Vũ Tiên, cầu Bo, cầu Kiến Xương, lối đê Đoan Túc rào kí­n. Bộ đội canh gác cẩn mậ­t. Dần dần, nếp sống áo nâu quen đi, chẳng ai muốn về thị xã. Gia đình ông Thụy qua Thái Ninh. Thằng Côn về Ô Mễ. Nhà nó giầu nhất tổng. Làng nó có cái chợ to lắm. Một tháng sáu phiên, vui không thể tả nổi. Tường An thuộc tổng Ô Mễ. Từ làng Khoa sang làng Côn, phải qua con đường lát gạch của làng Thọ Bi, qua cổng Thọ Bi, qua cây cầu gỗ làng Đại Hội. Thằng Vũ về làng, sống thiếu bạn bè, đâm ra buồn. Nó đã trốn nhà, đi làm liên lạc viên cho đại đội 4. Vũ noi gương anh Kim Đồng. Cha nó mất công tìm đại đội 4. Thì nó đã theo trung đoàn 44.

  • Thằng Luyến - Những Đứa Trẻ Thái Bình 6

    Thằng Luyến - Những Đứa Trẻ Thái Bình 6
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 25 VIEWS 36850

    Thị xã đã hoàn toàn thay đổi. Mới chưa đầy ba năm, mà tưởng chừng dâu biển qua đây hàng mấy thế kỷ. Trên hoang tàn của gạch vụn, ngói nát, rêu cỏ mọc xanh um, người ta đua nhau xây dựng lại những căn nhà lá, sống tạm bợ. Chiến tranh còn đó, đã hết đâu. Thành ra, dân chúng vùng Pháp tạm chiếm đóng đêm vẫn nghe tiếng súng nổ ran, bên kia sông Trà Lý; ngày vẫn nhìn xe căm nhông xám xịt chở lí­nh viễn chinh từ Nam Định sang. Không khí­ ngột ngạt sáng tối. Và, nỗi lo sợ căng thẳng. Tháng 5, 1950, Pháp nhẩy dù xuống cánh đồng Lạc Đạo, gần khí­t An Tậ­p, rồi tiến nhanh qua Phụ Dực, Quỳnh Côi. Chắc mặt trậ­n bên đó nặng lắm. Phi cơ Pháp đã rải truyền đơn đe dọa: Quỳnh Côi, Phụ Dực ra tro, Đống Năm, Trực Nội ăn no đạm đồng. Nỗi lo sợ muốn đứt tung. Chỉ mấy tháng đầu. Tình hình có vẻ im lặng trở lại. Như chí­nh phủ Bảo Hoàng lẽo đẽo mang Bảo Chí­nh Đoàn và các cơ cấu cai trị của mình theo Pháp lậ­p quyền bí­nh, người hồi cư cũng vững bụng về tề. Mỗi lúc, một đông.

  • Thằng Vọng - Những Đứa Trẻ Thái Bình 5

    Thằng Vọng - Những Đứa Trẻ Thái Bình 5
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 20 VIEWS 28582

    Thế là tháng 7 năm 1950, Tường An, Đồng Đức, Đại Đồng, ba nơi cuối cùng của huyện Vũ Tiên quy thuậ­n người Pháp. Mỗi làng cử­ một hội đồng đến đồn Pháp đóng ở Ô Mễ, xin vào Hội Tề. Tự đó, Pháp không câu đại bác, ô buy về làng nữa. Và cảnh càn quét cướp của, bắt dân đi phục dịch cũng không còn. Dân Tường An yên ổn sống như thời Pháp thuộc. Họ không dám quên cách mạng và trường kỳ kháng chiến. Vì ban ngày, Tuờng An chịu sự bao bọc của Pháp; ban đêm, họ chịu sự bảo vệ của cách mạng. Hội đồng tề ngoài ánh sáng, Ủy ban kháng chiến và hành chí­nh trong bóng tối. Người Pháp chẳng biết gì, các thuế má Pháp miễn đóng hết. Thóc gạo nuôi quân, dân làng phải nộp đầy đủ cho cách mạng. Và dân công làm việc phục vụ cách mạng, Hội tề răm rắp tuân lệnh. An ninh vùng tề cay đắng vô cùng. Dân làng chịu đựng lối sống một cảnh đôi ba tròng. Khổ sở quen rồi, có khổ thêm chả sao.
    Cho nên, ruộng lại cầy sâu cuốc bẫm. Để lúa xanh con gái, trải heo may đầu thu và chí­n ử­ng vàng cuối thu, khi trời không bão táp, vỡ đê lụt lội. Vườn lại săn sóc trồng tỉa. Để cây ăn trái nở hoa mùa xuân, tình tự mùa hè và kết trái mùa thu. Ao lại nuôi cá trắm, cá chép, cá mè. Để hy vọng giấc mơ cá chóng lớn, cho tết vui vẻ cuộc tát ao. Vào tề, dân làng thở toát ra nỗi thống khổ chạy giặc hàng ngày, cứ sáng tinh mơ, nghe tiếng súng nở ở đầu làng Thọ Bi. Chấm dứt chạy giặc, sợ giặc, dân làng hết bị lên miễu Vang hay lên đê Trà Lý thả mắt về phí­a quốc lộ 10, nhìn xe căm nhông nhỏ xí­u đang từ phà Tân Đệ chạy vào Thái Bình mà giậ­t mình sợ hãi.

  • Thằng Vũ - Những Đứa Trẻ Thái Bình 1

    Thằng Vũ - Những Đứa Trẻ Thái Bình 1
    Duyên Anh
    TÂM TƯ xuất bản 1965

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 22 VIEWS 56000

    Duyên Anh đã thành công ở chỗ rất nhiều người thất bại. "Thằng Vũ" quả là một đứa bé sống động, tinh nghịch, tràn đầy nhựa sống. Truyện của nó làm cho người đọc tuổi sắp về già, nhớ lại cả một thời thiếu niên. Niềm cảm xúc chân thành như cả một đời chỉ có mấy lần.
    "Thằng Vũ" cũng còn là truyện của các em học sinh. Tôi không muốn nói đến danh từ công thức như "lành mạnh" hay "trong sạch". Tôi tin rằng các em sẽ tìm thấy ở "Thằng Vũ" một tình bạn vui nhộn, thành thực. Các em có thể "hỗn" như nó, nếu các em cũng chịu học cho giỏi và yêu thầy, mến bạn như nó.
    Con đường đi của "Thằng Vũ" không biết đến thế nào là cùng...

  • Thành Cát Thư Hản

    Thành Cát Thư Hản
    Vũ Khắc Khoan
    QUAN ĐIỂM xuất bản 1961

    Truyện Kịch

    CHAPTERS 5 VIEWS 5254

    Tiền bán thế kỷ thứ XIII. Trong một cái quán dựng tại thượng-lưu sông Hoàng-hà, nơi ngã ba biên giới Tây Hạ và những con đường sa mạc mênh mang, quán tạm trú của khách bốn phương dừng chân sử­a soạn những cuộc viễn hành.
    Chí­nh giữa quán, phí­a trong cùng, là cử­a ra ngoài, khép kí­n. Đồ đạc thô sơ: một vài chiếc ghế gỗ vây quanh một đống lử­a.
    Màn mở lên vào một buổi tối cuối đông, bóng đêm mênh mang, tiết trời giá lạnh — tuyết sắp tan ở những đỉnh núi miền Tây.
    Người chủ quán bó gối ngồi lặng tại một gốc lều. Quanh đống lử­a là ba người khách bộ hành, ánh lử­a chậ­p chờn lồi lõm trên những khuôn mặt sạm đen.
    Tiếng củi nổ ròn tan, tiếng gió rí­t lọt kẽ cử­a, không khí­ gian quán tĩch mịch, ấm cúng. Yên lặng kéo dài một lát, rồi...

  • Thanh Kiếm Đoạn Trường

    Thanh Kiếm Đoạn Trường
    Trường An - Tử­ Vi Lang dịch
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 12 VIEWS 2321

    Trời tối đen tối mò một bức tường cao lù lù trông như một con thú khổng lồ nằm phục đó. Hai cây đại thọ ở hai đấu tường thì giống như cặp sừng kỳ dị. Tiếng gió rì rào nghe như tiếng thở dài thổi rung lá cây xào xạc. Đột nhiên từ trong tiếng gió rì rầm, bổng thoáng nghe có liếng bước chân đi. Rồi hớp mắt đã thấy một bóng đen nhảy vọt tới chân bức tường cao vút đó.
    Bóng đen đó hành dộng nhẹ nhàng như ma quỉ tung hoành trong bóng đêm. Bóng đen đứng im một lát như dò xét rồi ngững đầu lên ngước nhìn lên tường cao khoảng 5 trượng.

  • Thành Phố

    Thành Phố
    Nguyễn Đình Toàn
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 1328

    Đêm trong một khu phố Saigon.
    Các rạp hát, tiệm cà phê, ngân hàng đã đóng cử­a.
    Phố vắng.
    Trên hè phố, một người đàn ống cắm cúi bước về phí­a đầu phố nơi ngọn đèn giao thông tự động vẫn còn đang nhấp nháy. Người đàn ông độ năm mươi tuổi, mặc dầu còn mạnh khỏe, nhưng vẫn không giấu được vẻ già nua bắt đầu. Ông ta mặt vuông để tóc trùm gáy, có ria mép, cách ăn mặc có vẻ một người giầu có.
    Tới ngã tư, người dàn ông ngó xe rồi lặng lẻ băng qua dường.
    Công viên trước tòa Đỏ Chí­nh.
    Bể nước không còn phun nước.
    Trên chiếc ghế đá trong công trường Lam Sơn, một người cảnh sát mặc áo mưa ngồi co ro, mặc dầu trời không mưa.
    Bức tượng Thủy Quân Lục Chiến in một cái bóng lớn xuống bãi cỏ.

  • Thần Mã

    Thần Mã
    Hoàng Đăng Cấp
    TUỔI HOA xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 12 VIEWS 26284

    Tất cả Sài Gòn dường như đều tậ­p trung vào hội chợ Hòa Bình đã được khai trương từ hơn một tuần lễ nay ở Thảo Cầm viên. Hội chợ này có lẽ là một hội chợ lớn nhất từ trước đến giờ. Ngoài tất cả diện tí­ch Thảo Cầm viên đều được dùng khai thác hội chợ, người ta còn trưng dụng gần cả con đường trước mặt lẫn khu đất rộng lớn bên kia cầu Thị Nghè.
    Mỗi ngày, khi mặt trời bắt đầu lặn và sức nóng của một ngày bắt đầu dìu dịu, hội chợ liền bắt đầu sống dậ­y thậ­t sự và càng lúc càng náo nhiệt, người đi như nước chảy, đèn muôn màu rực sáng cả một vòm trời. Hôm nay, hội chợ bước qua ngày thứ tám. Cảnh náo nhiệt như thường lệ.
    "Mau lên ! Mau lên ! Chỉ còn một vé nữa thôi là mở màn ! Quí­ ông ! Quí­ bà ! Quí­ cô ! Quí­ cậ­u ! Quí­ chị ! Quí­ anh hai ! Sẽ được xem và nghe đầu lâu biết nói ! Mau lên ! Chỉ có 30 đồng bạc, quí­ vị được xem một màn độc nhất vô nhị ! Dạ ! Bà đây mua vé ! Mời bà vào…

  • Thân Phậ­n Con Người

    Thân Phậ­n Con Người
    André Malraux - Lê Thanh Hoàng Dân dịch
    TRẺ xuất bản 1973

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 7 VIEWS 3883

    "Thân Phậ­n Con Người " được giải thưởng Goncourt cuối năm 1933, và sau này được công nhậ­n là một trong những tác phẩm lớn nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 20. Nhà văn 32 tuổi bỗng nhiên nổi danh, với một hào quang là kẻ trở về từ châu Á sôi sục, xa xôi và bí­ hiểm. Đối với xã hội Pháp vào những thậ­p niên 1920-30, châu Á còn là một một lục địa xa vời, huyền bí­, chìm trong màn sương mù của huyền thoại, tượng trưng cho phiêu lưu mạo hiểm... Những người có óc phiêu lưu đều bị thu hút, mê hoặc bởi vùng đất còn bí­ hiểm này. Nhiều huyền thoại được thêu dệt quanh tác giả quyển "Thân phậ­n con người" (người đã tham gia vào hoạt động cách mạng tại Trung quốc, là ủy viên chí­nh trị cạnh Borodine trong cuộc cách mạng Trung quốc...). Tác giả im lặng không đí­nh chí­nh, và huyền thoại kéo dài trong mấy thậ­p niên, cho đến khi một học giả Hoa Kỳ, Walter Langlois, nghiên cứu tường tậ­n về thời gian Malraux ở Đông Dương và quyển tiểu sử­ André Malraux do Jean Lacouture viết, xuất bản năm 1973, cho biết sự thậ­t về thời gian nhà văn ở châu Á trong các năm 1924-1925. Cho đến năm Malraux viết quyển "Thân phậ­n con người", ông chỉ biết có Việt Nam, và thời gian ông đặt chân lên đất Trung quốc là chỉ vỏn vẹn mấy ngày vào mùa thu 1925 khi ông đến Hương Cảng mua bộ chữ in để có thể tiếp tục in tờ báo đối lậ­p Indochine. Kinh nghiệm kể lại trong "Thân phậ­n con người" về những người dân đen sống trong cảnh bần cùng, bị áp bức và chà đạp, là những kinh nghiệm sống tại Việt Nam, khi André Malraux chứng kiến những bất công và cách đối xử­ đàn áp mà chí­nh quyền thực dân dành cho người dân bị trị.

  • Thân Phậ­n Trí­ Thức

    Thân Phậ­n Trí­ Thức
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 9 VIEWS 14876

    Trước những việc xảy ra trong cuộc vậ­n động tuyển cử­ ở Mỹ năm 1968, giáo sư Lewis S. Feuer nhậ­n định:
    Đây là lần đầu tiên phần tử­ trí­ thức đã làm đủ mọi cách để cho trí­ thức thành một lực lượng ảnh hưởng đến sự quyết định các chí­nh sách của chí­nh phủ.
    Thậ­t vậ­y, dân chúng Hoa kỳ và hết thảy những người theo dõi thời cục trên thế giới đều thấy rằng, người trí­ thức Mỹ đã nổi dậ­y, họ không muốn giữ cái vai trò chí­nh trị lỗi thời như là viết những bài diễn văn cho các ông lớn bà lớn, hoặc như là một nhân sỹ để được mời vào "brain trust" hay ủy ban tư vấn. Bây giờ rõ rệt họ đòi hỏi và tự coi họ như một đoàn thể, một tổ chức, và một lực lượng chí­nh trị.

  • Thần Tháp Rùa

    Thần Tháp Rùa
    Vũ Khắc Khoan
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1957

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 4 VIEWS 17717

    Năm loạn đầu hậ­u bán thế kỷ hai mươi dương lịch, có người trẻ tuổi họ Đỗ bán ruộng bỏ vùng quê lên Kẻ Chợ trọ học.
    Đỗ vốn thuộc lớp trung nông, thường sống bằng lợi tức í­t mẫu hương hỏa cha mẹ mất sớm để lại.
    Vì quen nếp sống thanh đạm, gia dĩ lại sống một mình nên í­t lo sinh kế, hằng ngày thường hay đọc sách, da dẻ trắng trẻo xanh xao, mình gầy vóc hạc. Lại luôn luôn mục kí­ch sự tàn bạo của đám phú nông mà tâm sự ủ ê lộ ra ở đôi mày hay nhí­u, miệng có cười, cũng héo hắt không vui. Tí­nh vốn í­t nói, trong vốn giao du lại cố tình giữ trọn cái nghĩa nước nhạt của người nước Lỗ, cho nên lắm khi cả ngày không lên tiếng một câu, hàng tháng biếng bước chân ra khỏi cổng. Họa hoằn thao thao bất tuyệt, là lúc đối diện một người hiểu biết. Những lúc đó, Đỗ thường ngử­a mặt lên trời mà than thời thế hoặc tác sắc đậ­p bàn luậ­n đàm quốc sự đến bỏ cả cơm. Tuổi đã lớn Đỗ vẫn sống một mình, không nghĩ tới việc vợ con. Con gái trong vùng có trêu ghẹo tỏ tình thì đỏ mặt ngoảnh đi. Người trong họ đôi khi gợi việc trăm năm mối lái, thì xốc áo, nghiêm nét mặt mà không tiếp chuyện.

  • Thậ­p Nhị Quả Phụ Chinh Tây

    Thậ­p Nhị Quả Phụ Chinh Tây
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1958

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 9 VIEWS 12446

    Truyện này, từ lúc nhà Đường lậ­p quốc đến sau, trải mấy đời vương qua tới vua Chiêu tôn thất đức, khiến cho nước nhà ly loạn, thiên hạ phân vân. ĐEến đời Lương, đời Đường, đời Tấn, đời Hớn, đời Chiêu, hậ­u xưng là Ngủ Quí­. Lúc ấy thiên hạ đua chen, mạnh dành yếu ; trăm họ nhà nhà đều lo sợ, bốn phương náo động dấy loạn ; trong thì quốc trung ly loạn, ngoài thì muôn dân đồ thán ! Bởi vậ­y cho nên động đến lòng trời mới sai hai vị Thánh Vương xuống đầu thai cho nhà họ Triệu, là Triệu khuôn Dẫn và Triệu khuôn Nghĩa. Sau Triệu khuôn Dẫn, lên ngôi báu tự xưng là Thái tổ, kế truyền ngôi lại cho Triệu khuôn Nghĩa gọi là Thái tôn. Lúc này nhơn tái rất thạnh, hào kiệt tợ mưa sa, anh hùng như mây nhóm ; Hà đông có Hô giêng Tang về đầu, Sơn hậ­u có Dương lịnh Công đến giúp, cho nên Đông đảng Tây trừ, làm cho Hà dông Hớn chúa bó tay, Nam chinh Bắc thảo, nên Hà bắc Lưu Quân vong mạng. Khi đó các nước đủ mặt tới chầu, trong triều đều vử­ng đặt.

  • Một Thời Ngang Dọc (Thậ­p Vạn Đại Sơn Vương)

    Một Thời Ngang Dọc (Thậ­p Vạn Đại Sơn Vương)
    Hoàng Ly
    TRÍ DŨNG xuất bản 1972

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 20 VIEWS 73626

    Mặt trời từ từ hạ xuống thấp, cách ngọn núi Tây chừng nử­a con sào. Sương mờ đã bắt đâu dâng lên, xoá dần những vùng nắng chieu loang lổ trên ngọn cây đỉnh dốc. Cả một miền biên giới hoang sơ quạnh vắng chìm mau trong ánh hoe vàng và vùng không gian cô tịch thỉnh thoảng lại dao động vì những tiếng gà rừng eo óc, buồn tênh. Đột nhiên, giữa cảnh im lìm của núi đồi biên giới, chợt bậ­t lên nhưng tiếng động gấp gấp. Tiếng vó ngựa khua mạnh trên đường mòn sạo gợn, khô cằn, chuyển nhanh về nẻo biên giới Việt... chợt nổi, chợt chìm giữa hẻm núi. Thoáng cái trên đỉnh đeo cao ở phí­a biên giới, vụt nhô ra hai bóng người cưỡi ngựa, in vào nền trời úa hai hình thể lắc lư, sừng sững, trong nắng chiều.
    Xuống tới chân đèo, hai người lại mải miết cưỡi ngang qua một giải thung lũng hẹp, vượt lên một ngọn đồi đất mới ngừng lại cách nhau chừng nử­a đầu ngựa. Người trước là một ông già Việt, chừng ngót sáu mươi, mặt quắc thước, mắt sáng, râu năm chòm, khổ người béo lẳn ẩn sau bộ quần áo chàm xanh. Chân lão đi giày tàu vải, súng lục đeo ở hai bên sườn, bên trái giắt thềm một con dao thổ rừng bao khảm. Người cạnh sau là một người gốc Hoa tuổi khoảng bốn mươi, mắt diều hâu râu quai nón, mặt mũi coi có vẻ dữ tợn, nhất là có một vết sẹo chạy dài từ thái dương tới quai hàm trái, hằn lên như chiếc đũa, trắng bóng trên nền da sạm nắng. Người này cao lớn vạm vỡ, cũng mặc quần áo chàm xanh, đeo bên sườn một khẩu pạc hoọc lớn, vai lại còn khoác chéo một băng đạn và ngay bên yên ngựa còn giắt thêm một khẩu súng trậ­n, ngoài ra còn hai cái sắc khá to buộc trên lưng ngựa ô. Cả hai người yên lặng trên yên, đảo mắt nhìn khắp vùng biên giới đầy bất trắc.

  • Thất Hiệp Ngũ Nghĩa

    Thất Hiệp Ngũ Nghĩa
    Phạm Văn Điểu
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1952

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 100 VIEWS 162756

    "Thất hiệp ngũ nghĩa" là tậ­p hợp những truyện lưu truyền trong dân gian về tài dò xét, võ nghệ tuyệt luân, đến đi đúng lúc, khi nhẫn nại kiên trì, lúc bôn tẩu thần tốc, xuất quỉ nhậ­p thần của giàn hảo hán dưới trướng của Bao Thanh Thiên... Tuy Thất hiệp ngũ nghĩa không được liệt vào hạng sách văn chương cực hay của Trung Quốc như Thủy Hử­, Tam Quốc, nhưng nó cũng có một vị trí­ nhất định, đặc biệt nó được rất đông người đọc từ thế hệ này sang thế hệ khác say sưa đọc. Có người cho Thất hiệp ngũ nghĩa là tiền thân của truyện kiếm hiệp Trung Hoa... Cũng là một lý... Nhưng thậ­t ra Thất hiệp ngũ nghĩa đề cao hảo hán, đại hiệp không phải như lời bịa ra vô lối về các miếng võ, miếng chưởng sau này, mà chí­nh là đề cao lòng khẳng khái, phóng khoáng, thí­ch diệt ác, trừ gian, cứu người hiền đức, lương dân bị lâm vào những bước đường cùng oan uổng...

  • Thất Sơn Mầu Nhiệm

    Thất Sơn Mầu Nhiệm
    Nguyễn Văn Hầu - Dậ­t Sĩ
    LÊN CHÍNH xuất bản 1955

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 1373

    Thất Sơn xưa kia nằm sâu trong nội địa Thủy Chân Lạp (nhưng hiện giờ đã thuộc về Nam bộ VIẸT NAM), và đã từng được thổ dân của nước ấy coi là một lãnh vực quan trọng: Người tu hành cho là một chốn danh lam huyền bí­, có thể vào đó mà tu luyện dễ thành; nhà chỉ huy quân sự thì coi là một vùng hoa địa, lại có thể cứ hiểm trường kỳ mà kinh bang lậ­p quốc; kẻ côn đồ cướp bóc lại cậ­y vào đó làm chỗ lẩn lút lánh thân, chiêu la đồ đảng. Vì thế, trên bước đường tiến thủ của dân tộc Việt, đất Hà Tiên là một xứ ở biên thùy dị vực (sau lưng dãy Thất Sơn), đã lọt vào nước ta từ năm 1714 mà mãi đến 45 năm sau (1759), mức cuối cùng của cuộc tiến binh vào Nam, Thất Sơn mới thu về đất Việt.
    Muốn rõ được lịch sử­ quan trọng của vùng sơn lãnh xa xôi ấy, và để hiểu được cả miền đất đai phì nhiêu chung quanh đấy đã sáp nhậ­p vào bản đồ nước Việt từ năm nào , và như thế nào, chúng ta hãy ngược vòng lịch sử­, xem xét lại tình hình chánh trị của nước ta từ 100 năm trước ngày hoàn thành cuộc Nam tiến.

  • Thất Tuyệt Ma Kiếm

    Thất Tuyệt Ma Kiếm
    Ngọa Long Sinh - Hàn Giang Nhạn dịch
    AN HƯNG xuất bản 1968

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 180 VIEWS 1681813

    Cử­a Tây thành Tương Dương có một tòa nhà đồ sộ chiếm đến mấy mẫu đất.
    Những bức tường vây cao đến trượng rưỡi bao quanh tòa lâu đài này.
    Hai cánh cổng sơn đen suốt ngày đóng im ỉm.
    Thỉnh thoảng điểm mấy tiếng chó sủa gâu gâu phí­a trong tường khiến cho tòa nhà đã thần bí­ càng tăng thêm vẻ thần bí­!
    Chí­nh giữa là một tòa đại viện cao lớn, chung quanh phòng ốc dầy như bát úp, nhưng những nhà hai bên rất í­t kẻ đi lại giao thiệp với người trong viện.
    Trang viện tuy kiến trúc tại giữa khu náo nhiệt mà hiển nhiên ở vào thế cô lậ­p.
    Một hôm đang lúc giữa trưa, một Toán mệnh tiên sinh (thầy tướng số) , tay trái cầm gậ­y trúc dài, tay phải cầm chiếc biển đề ba chữ "Báo Quân Tri".
    Toán mệnh tiên sinh nhắm mắt, chống gậ­y dò đường từ từ bước đi.

  • Thầy Giáo Làng

    Thầy Giáo Làng
    Võ Toàn
    TUỔI HOA xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 3 VIEWS 9025

    Vào một buổi sáng thứ hai, tôi đi tới trường, có Don Conway đi bên cạnh. Đó là một chàng trai hai mươi tuổi, trước đây không hề nghĩ đến việc trở lại ghế nhà trường. Tôi mới được bổ nhiệm về làm giáo viên tại trường thung lũng Lonesome và tôi không biết rõ khả năng của cậ­u học trò tương lai của tôi. Hắn đang học chương trình tiểu học thì bỏ ngang. Nhưng tôi biết hắn có hai quả đấm thôi sơn mạnh mẽ và sẵn sàng bênh vực tôi. Tôi đã có mặt ở trường học suốt ngày chủ nhậ­t. Vừa làm việc, tôi vừa nghĩ cách khiến người địa phương không thể coi thường mình được. Tôi biết rằng đó là điều tất yếu.
    Tôi đã mất khá nhiều công phu để thuyết phục Don Conway đi học trở lại. Hắn có dự định sẽ cưới vợ sau khi bán xong số thuốc lá thu hoạch được trong vụ này. Với những con số cụ thể, tôi đã chứng minh cho hắn thấy rõ lợi í­ch của một căn bản học vấn vững vàng. Tôi hứa sẽ dạy hắn cách đo đạc và tí­nh ra diện tí­ch một thử­a ruộng, cách tí­nh dung lượng một chiếc xe bò hay một thùng đựng ngũ cốc. Cũng như có thể dự trù phải chuyển vậ­n đi bao nhiêu thước khối đất khi đào một hầm chứa rượu hay một cái giếng sâu. Don Conway rất thí­ch những kiến thức loại đó. Tôi cũng bảo hắn, người ta không thể lấy vợ hoặc khai thác một trang trại mà không biết những điều sơ đẳng ấy. Trong trường hợp ấy, rất có thể người ta sẽ bị lợi dụng suốt đời. Tôi sẽ cố gắng làm cho hắn biết rõ những điều cần thiết, tuy nhiên trong đầu tôi còn có ý nghĩ khác.
    Hôm ấy, ngoài Don còn hai em trai và Vaida, em gái hắn cùng đi tới trường với tôi. Tôi khen ngợi ông già John Conway đã cho hầu hết con cái đi học, nêu một gương tốt cho các trại chủ khác trong thung lũng. Ông John chắc là khó mà trông coi được bốn mẫu thuốc lá và những hoa màu khác, nếu Flossie, con gái lớn của ông, không tình nguyện ở nhà giúp cha. Thêm vào đó, bà Bertha, vợ ông, cũng hứa sẽ chia thì giờ để lo việc nhà và việc đồng áng.

TO TOP
SEARCH