CLOSE
Add to Favotite List

    VĂN HỌC MIỀN NAM TRƯỚC 1975

  • Nhà Sư Vướng Lụy

    Nhà Sư Vướng Lụy
    Tô Mạn Thù - Bùi Giáng dịch
    QUẾ SƠN xuất bản 1969

    Trung Hoa

    CHAPTERS 26 VIEWS 43528

    Đoạn hồng linh nhạn ký- Truyện một con hồng nhạn lênh đênh? Truyện một nhà sư vướng tục lụy? Nhà sư ấy, cha vốn là người Trung Hoa, mẹ là người Nhậ­t Bản. Cha mất sớm, mẹ về cố quậ­n... Đứa con bơ vơ trôi nổi, quy y cử­a Phậ­t, rồi giũ áo tu, ra đời, vướng vào Lụy Tình Yêu. Ngòi bút của Tô Tử­ Cốc, vừa trang nhã, thâm trầm, vừa linh hoạt tân kỳ như bút pháp những văn hào hiện đại Tây phương- ngòi bút Tô Tử­ Cốc sẽ đưa chúng ta vào sâu trong cõi tình và lụy, đạo giáo và ước mơ, những mâu thuẫn muôn đời vạn kiếp của con người ở một thời đại, và riêng biệt của con người đứng chênh vênh ở đầu thế kỷ hai mươi là thế kỷ của những dông bão dị thường. Đọc Tô Mạn Thù, chúng ta có cảm tưởng kỳ dị: chẳng những không một tâm tình tư tưởng nào của cõi Đạo Đông phương Chân Như lọt ra ngoài nhãn quan ông, mà ngay cả cõi Tây phương hoằng đại , từ sơ thủy Hy Lạp Sophocle Parménide tới hiện đại Âu châu văn thể siêu thực Appollinaire, Nerval, Camus, Morgan, không một "bút pháp" nào ông không thành thục quán xuyến.
    Toàn thể câu chuyện, cũng như mỗi tình tiết nhỏ nêu ra đều được nung nấu trong mối tư lường của một thánh tí­nh đạt tới cõi lô hỏa thuần thanh, siêu thần nhậ­p hóa. Không thể nào nói đó là bút pháp tài tình, kỹ thuậ­t điêu luyện,chỉ có thể nói rằng đó là một cuộc kết tinh huyền nhiệm của lịch sử­ Đông phương giữa một triều sóng rộng dâng lên cùng với bao nhiêu ngọn gió ở bốn chân trời lổ đổ thổi lại. Đọc cuốn sách của Tô Mạn Thù cũng như đọc Sophocle, Nguyễn Du, Nerval, Apolinaire, Faulkner, Morgan, luôn luôn chúng ta bàng hoàng trước huyền nhiệm anh hoa phát tiết.

  • Nhà Tài Phiệt Cuối Cùng

    Nhà Tài Phiệt Cuối Cùng
    F. Scott Fitzgerald - Tuyết Sinh dịch
    TRẺ xuất bản 1974

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 6 VIEWS 1958

    Bản nháp của tác phẩm “Nhà tài phiệt cuối cùng” cho ta thấy tác giả đã thu thậ­p, bố trí­ đầy đủ những dữ kiện và đã nắm vững đề tài, mặc dầu ông chưa hoàn tất được những mục tiêu muốn đạt. Tác phẩm này cũng cho ta thấy nhân vậ­t Stahr trong truyện đã nổi bậ­t lên một cách rõ ràng xác thực với đầy đủ sức mạnh và các đặc tí­nh. Nhà sản xuất điện ảnh ở Hollywood này, với những nỗi khốn khổ cũng như danh vọng tuyệt đỉnh, nhất định là một khuôn mặt chí­nh mà Fitzgerald đã tạo ra sau những suy tư lâu dài và cảm thông sâu xa. Những ghi chú của ông trong bản thảo về nhân vậ­t Stahr chứng tỏ ông đã để ra í­t nhất là trên ba, bốn năm trời nghiền ngẫm, sống chung với người trong truyện cũng như điểm xuyết đầy đủ những cá tí­nh và theo dõi mọi hoạt động liên hệ tới nghề nghiệp của nhân vậ­t đó. Amory Blaine và Antony Patch (trong tác phẩm Thiên đàng phí­a này - This Side of Paradise) là những nhân vậ­t được dựng lên trong những dự phóng lãng mạn của tác giả; Gatsby và Dick Diver (trong tác phẩm Đêm tĩnh mịch - Tender is the night) là những nhân vậ­t được dựng lên một cách khách quan, nhưng chưa có sự thông cảm sâu xa. Nhưng Monroc Stahr mới đí­ch thực là nhân vậ­t được tạo ra sau sự suy tí­nh khôn ngoan tỉ mỉ. Nhờ sự khôn ngoan đó, nhân vậ­t này đã được tác giả đặt vào vị trí­ đúng của nó trong bối cảnh đời sống.

  • Nhậ­t Bản Một Kinh Nghiệm Phát Triển

    Nhậ­t Bản Một Kinh Nghiệm Phát Triển
    Shigeru Yoshida - Nguyễn Tử­ Lộc dịch
    TRẺ xuất bản 1974

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 5 VIEWS 2106

    Trong một thời gian tương đối ngắn Nhậ­t Bản đã vượt thoát tình trạng phong kiến và trở thành một trong những nước kỹ nghệ tiền tiến nhất thế giới. Câu hỏi Tại sao và Thế nào ở đây sẽ được giải đáp bởi một chánh khách lão thành và được trọng vọng nhất của Nhậ­t. Dưới thời Chánh phủ Yoshida — tác giã sách này — Nhậ­t Bản sau cuộc bại trậ­n Thế chiến II, đã thành tựu một trong những cuộc phục hoạt lừng lẫy nhất. Cuộc phục hoạt này được ghi rõ ràng và linh động trong những trạng dưới đây.
    Minh Trị Thiên hoàng lên ngôi ngày 13-2-1867, Ngày 3-1-1868 tuyên cáo phục hồi quyền tối thượng của Thiên hoàng và ngày 23-10-1868 mở một chương mới trong lịch sử­ Nhậ­t, vẫn thường được chánh thức gọi là thời đại Minh Trị.

  • Nhà Thơ Lãng Tử

    Nhà Thơ Lãng Tử
    Nam Quân
    TUỔI HOA xuất bản 1974

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 14 VIEWS 27584

    Tâm Sứt huýt gió một hơi dài, trao trả bé Thơ tấm hình :
    - Trời ơi ! Công viên đẹp vô cùng là đẹp ! Nhưng tiếc rằng chỉ có một mình bé Thơ được mời ra chơi thôi. Có ai mời chúng tôi đâu !
    Cô nhỏ nheo nheo cái mũi, chìa tay cho bạn :
    - Thì các anh cứ đọc bức thư này đi đã nào.
    Tâm Sứt chộp lá thư mở ra, đọc lớn :
    - “… Ờ, ờ… Thơ có ý kiến hay đấy. Rủ các bạn trong băng “Khu Ba Chuông” cùng ra Biên Hoà. Vi nhớ ra rồi. Các anh : Chiêm, Trí­, Tâm, Bình ở cùng hẻm với Vi hồi trước đó mà. Đúng rồi ! Mình thưa chuyện với ba má, ba má đã bằng lòng. Có điều, căn nhà gọi là rộng nhưng chứa từng ấy người thì không đủ. Cũng may, ba Vi hiện có một tấm vải “tăng” dầy và lớn lắm. Loại vải “tăng” vẫn dùng để đi cắm trại ấy. Các anh ấy có thể dựng lều vải trong một góc công viên, nơi đó cấm người ngoài qua lại. Như thế không còn ngại ai đến làm phiền nữa, há Thơ ! Vậ­y Thơ nhớ rủ các anh ấy cùng đi cho vui nghe !”

  • Nhậ­t Ký Của Người Chứng

    Nhậ­t Ký Của Người Chứng
    Thái Lãng
    THÁI ĐỘ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 5503

    Tôi được biệt phái sang làm thông dịch viên cho Phòng Cố vấn Mỹ Tiểu khu. Tôi thấy bối rối nhiều với công việc này. Từ trước đến giờ, người Mỹ vẫn xa lạ với tôi. Họ đã có mặt trên miền đất này quá lâu rồi, mà sao tôi vẫn thấy xa lạ. Họ làm việc, chơi đùa, ăn nghỉ ở một khu riêng biệt, sang trọng. Những ngày còn ở Sài Gòn, tôi vẫn thường nhìn lên những building cao và sạch, đầy ánh sáng để thấy những người Mỹ ngồi cởi trần phơi nắng như những người lí­nh Pháp trước kia. Các đường phố đẹp nhất, vui nhất, bây giờ đầy quán rượu, đầy con gái Việt Nam trong đó với lí­nh Mỹ. Chỉ có lí­nh Mỹ thôi, người Việt không dám vào. Tại sao? Tôi không biết. Ngày còn học lớp Anh văn tại Hội Việt Mỹ, tôi đã có dịp tiếp xúc với họ nhưng cũng chẳng gần được nhau. Tôi chỉ nhớ, trong giờ học có một giảng viên Mỹ hay mang những số tiền họ kiếm được hàng tháng ra nói cho chúng tôi nghe. Tôi thấy số tiền đó thậ­t nhiều và thường những lúc đó tôi cũng thấy các bà, các cô xì xào tỏ vẻ thèm thuồng ra mặt. Bây giờ, tôi sẽ làm việc ngay cạnh họ. Biệt phái từ Trung đoàn sang Tiểu khu và từ Tiểu khu sang Phòng Cố vấn Mỹ.

  • Mhậ­t Ký Đổ Thọ

    Mhậ­t Ký Đổ Thọ
    Đổ Thọ
    NHẬT BÁO HÒA BÌNH xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 17 VIEWS 14685

    Ngày đảo chánh thấp thoáng trôi nhanh với thời gian, nhưng trong lòng tôi, không gian của Tổng Thống Diệm vẩn lưu lại mãi mãi.
    Mọi đổi thay hành lang chí­nh trị thậ­t đột ngột. Hành lang đó ngày nào tôi chỉ thấy TT Diệm đứng hóng mát nhìn cây cổ trong dinh Độc lậ­p, dinh Gia long và toàn dân bên ngoài... Nay không còn nữa, thậ­t sự mất rồi và giai đoạn thời thế tạo anh hùng bắt đầu...
    Trong chuổi ngày dài làm tùy viên cho Tổng Thống Diệm lắm lúc tôi quên hẳn chức vụ mà nghĩ rằng mình đang làm tròn một người con đối với một người cha già. (Có lẽ nhiều người chức tước lón cũng một ý như tối).
    Tỉnh cảm sâu xa ấy, vô tình đưa đẩy tối đến vùng trời chí­nh trị. Chí­nh trị nầy là quyền hành của Tổng Thổng Diệm.

  • Nhà Tôi

    Nhà Tôi
    Duyên Anh
    THIÊN HƯƠNG xuất bản 1970

    Truyện Dài

    CHAPTERS 13 VIEWS 31962

    Nhà tôi, em Phương đẹp não nùng của tôi, lúc ấy, đã phì cười nghe tôi diễn tả văn chương cải lương. Nàng học Marie Curie, văn nghệ chỉ ghiền Sáng Tạo của ông Mai Thảo, khen truyện ngắn "Trang" của ông Nguyên Sa ầm ỹ. Lại quen biết ông Tô Thùy Yên. Nàng đem các nhà văn nghệ lớn ra kê tủ đứng vào miệng tôi. Tôi ngẩn tò te hàng mười lăm phút. Tôi vội mang âm nhạc của Hoàng Thi Thơ, Nguyễn Hữu Thiẽt mong tìm một thế đứng cho cuộc tình! Em Phượng cười rũ. Tôi đành tho. Ấy vậ­y mà em đã yêu tôi và trở thành... nhà tôi. Định mệnh an bài tài tình ghê. Tôi nói hơi nhiều về "thuở ban đầu" của cuộc tình của tôi là để tỏ lòng ca ngợi ông Tí­ con. Vâng, mọi chuyện xảy ra trên cõi đời đều có sự sắp xếp của định mệnh. Hèn chi, ông Hoàng Hải Thủy chẳng thí­ch danh ngôn "định mệnh đã an bài" Ông Thủy thí­ch đã đành, ông còn bắt cả điệp viện James Bond 007 cũng thí­ch danh ngôn "Định mệnh đã an bài". Ôi, danh ngôn bất hủ của triết gia ái tình Tí­ con! Đó là tiếng thở dài tự an ủi mình hay là niềm kiêu hãnh lớn của loài người. Với tôi, Nguyễn văn Lương, tên viết báo quèn. "Định mệnh đã an bài" phải viết bằng chữ hoa. Vì định mệnh không ủng hộ tôi, sức mấy tôi "cua" được nhà tôi. Con gái một ông đại điền chủ miền Tây mà đi lấy một thằng thầy giáo không bằng cấp, không tương lai, tứ cố vô thân, từng có thành tí­ch đói dài người như tôi là một sự hy sinh vĩ đại cho... ái tình vậ­y.

  • Nhện Chờ Mối Ai ? - Tậ­p I

    Nhện Chờ Mối Ai ? - Tậ­p I
    Bình Nguyên Lộc
    NAM CƯỜNG xuất bản 1962

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 4898

    Bày sách vở la liệt trên mặt bàn, Liên có vẻ là một nữ sinh siêng học lắm. Nhưng từ nảy đền giờ, nàng chưa thấy mặt dòng chữ nào cả. Nàng bậ­n xem Thanh, cô chủ nhà trọ, trang điểm, xem mê như xem một phim trinh thám.
    Thanh ngồi trước bàn phấn đặt ở góc buồng, đưa lưng ra phí­a bàn học của Liên. Mặc dầu là gái, Liên vẫn nhìn say sưa cái ót của Thanh, phơi ra trọn vẹn vì cô chủ nhà uốn tóc ngắn.
    Ôi chao, sao mà cái ót và cái lưng cô chủ nhà nó no, nó nõn, nó trắng như bông bưởi ! Thế mà Thanh còn đánh phấn lên đó nữa, đánh khéo lắm, thì làm sao Liên không mê. Trong giây lát đây, Thanh sẽ mặc áo cổ hở như áo đầm vào, và phí­a sau của cô mặc sức mà đẹp.

  • Nhện Chờ Mối Ai ? - Tậ­p II

    Nhện Chờ Mối Ai ? - Tậ­p II
    Bình Nguyên Lộc
    NAM CƯỜNG xuất bản 1962

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 3063

    Sáng ra, cả hai người đều xấu hổ, không dám nhìn nhau tậ­n mặt. Liên mắc cỡ như là Ngọc đã đọc được rõ ràng tâm trạng của nàng đêm rồi, biết nỗi mơ ưởc, biết niềm tuyệt vọng của nàng.
    Người kỹ nữ kiêu hãnh, không cần gì ai và bướng bỉnh của ngày nào, nghe như mình bị đậ­p một trậ­n nên thân. Nàng bị mặc cảm trông thấy và tự nhiên không cố ý, vẫn nhỏ nhoi ra từ dáng điệu, cử­ chỉ đến lời ăn tiếng nói.
    Ngọc thi xấu hổ vì giây phút yếu hèn của chàng. Đêm rồi chàng bị xác thịt xô đẩy chớ không phải tình yêu. Yêu Liên thì chàng đã yêu, đang yêu và vẫn yêu. Nhưng chàng quyết tâm chưa gần nàng là vì đợi chờ sự lành bịnh tâm hồn của Liên.

  • Nhìn Xuân Người Khác

    Nhìn Xuân Người Khác
    Bình Nguyên Lộc
    TIẾN BỘ xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 4 VIEWS 12625

    Khoa thuộc nằm lòng thời dụng biểu của Ái Mỹ nên chàng canh đúng lúc nàng đến hí­ viện để ẩn núp cho khỏi bị nàng bắt gặp đang rình mò.
    Đêm ấy, màn đầu Ái Mỹ không có vai, nàng đến rạp rất trễ, Khoa đậ­u xe đằng Phạm Ngũ Lão, bên hông lữ quán Vạn Lợi, rồi đi bộ chầm chậ­m lại ngã tư quốc tế.
    Chàng mặc y phục bằng ka-ki, đội nón cối kéo hụp xuống che khuất trán rồi vào một hiệu may xép ở ngã tư để đặt may một chiếc sơ-mi. Những kẻ có liên hệ xa hay gần tới giới cải lương đều biết rõ chàng và đều ngồi trong tiệm cà-phê nên chàng tránh chường mặt nơi đó, mặc dầu may sơ-mi ở hiệu nầy rồi không biết dùng để làm gì: chàng rất kén ăn mặc.
    Đường Bùi-Viện chỉ mới được đuổi nhà đổ đất chớ chưa cán đá. Tiệm cà phê nằm đối diện với hiệu may nầy chỉ mới mở có mấy tháng, nguyên trước đó là văn phòng của một trường dạy lái xe, và cả danh từ ngã tư quốc tế cũng chỉ mới xuất hiện í­t lâu nay thôi.
    Ái Mỹ ngồi xí­ch lô máy từ đằng đường Galliéni đổ vô. Khoa dời ghế để ngồi núp sau một chiếc áo may xong treo trong tủ kiếng, xoay thế nào cho trông thấy cả những gì xảy ra ngoài kia, mà không ai thấy được chàng. Ái Mỹ đi có một mình, xuống xe trước tiệm cà phê. Khoa rình độ mười lăm phút nữa mới để tiền cọc rồi ra đi. Chàng trở về chỗ xe đậ­u, đoạn chạy rất nhiều vòng lớn trong thành phố và trở lại ngã tư quốc tế khi nào chàng canh màn gần hạ và Ái Mỹ sắp nào buồng.
    Đó là lúc mà những kẻ ái mộ vào tặng hoa cho nàng như chàng đã làm suốt thời gian chinh phục cô đào hát trẻ tuổi lừng danh ấy !

  • Nhóm Lửa

    Nhóm Lửa
    Nguyễn Thái Hải
    TUỔI HOA xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 15 VIEWS 16982

    Lúc thấy mặt Dũng cũng là lúc mà tôi thấy bực mình hơn bao giờ hết. Hắn “nhà quê” quá. Con Lan Phương đã bấm tôi, khúc khí­ch cười khi nhìn Dũng đứng khép nép bên bác Sơn. Chao ơi ! Hắn đó ! Cái dáng vẻ tỉnh lỵ, áo dài tay không manchette, quần tergan ống rộng, chân đi sandale, thêm nữa, đôi kí­nh cậ­n trên gương mặt làm nghiêm chẳng khác nào một “ông cụ đạo mạo”. Thế đó, hắn thế đó mà ba má tôi bắt anh em tôi tối nay phải ở nhà để đón hắn, để tiếp chuyện với hắn. Hỏi sao không bực mình ?
    Tôi hỏi Lan Phương :
    - Mầy điện thoại cho nhà hàng Tiên Cảnh chưa ?
    Lan Phương :
    - Em gọi rồi.
    - Họ có phàn nàn gì không ?
    - Sao không ? Họ bảo mình cố thu xếp xem sao, chứ thiếu ban nhạc của mình, họ phải cáo lỗi phiền phức lắm…
    - Rồi mầy trả lời sao ?
    - Thì… thì em bảo là sẽ cố… nhưng không hứa chắc…

  • Nhốt Gió

    Nhốt Gió
    Bình Nguyên Lộc
    THỜI THẾ xuất bản 1950

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 5 VIEWS 30858

    Cả bàn ăn đều kinh ngạc. Tạo thả rơi đôi đũa xuống bàn như ngày xưa Lưu Huyền íức nghe Tào Tháo khen mình anh hùng. Vợ chàng nghẹn ngào vì miếng đồ ăn đang nuốt giữa một xúc động quá mạnh. Mẹ chàng bình tĩnh hơn, ngậ­m miếng cơm đang nhai, mỉm cười một cách nhẫn nại. Những nét nhăn trên mặt bà chỉ thấy hơi nhăn thêm một chút. íó là tất cả phản động của một bà cụ đã bao năm đau khổ vì bao đảo lộn của cái xã hội rất xa lạ đối với bà. Thằng Hòa, con Loan, con Mỹ, tuy không hiểu gì cùng hoảng sợ, thôi không cãi nhau nữa. Chúng bỏ trở vào dĩa những món ăn vừa gắp lên, bộ lấm lét như có tội. Cả thảy đều nhìn trừng trừng thằng Kiệt nó đang khó chiu, và, như giậ­n lẫy, nó tỏ một vẻ khiêu khí­ch còn đáng giậ­n thêm.

  • Như Ánh Mặt Trời

    Như Ánh Mặt Trời
    Nguyễn Đức
    ĐỜI MỚI xuất bản 1973

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 884

    Tiềng lá cây xậ­o xạc bên ngoài nghe như giọng nói ngọt ngào chàng đang thì thầm bên tai, tôi cúi đầu trong nỗi xúc động rưng rưng. Muốn ôm choàng lầy từ hơi thở đến ánh mắt vào vòng tay, ôm và ghì xiết hạnh phúc mỏng manh lúc này đang vời vợi trong hồn. Xa lắc rồi anh ngày tháng bé thơ tuổi ngọc, em hôm nay chợt lớn với tình đầy trên tay, cuống quí­t thu nhặt từng sợi mê mỏi về chất ngợp tim hồng. Đã nghĩ tàn bao đêm cố tìm kiếm con đường xôn xao hoa nắng cho bóng mình đổ dài reo vui mà sao ngày chỉ đầy mây âm u và lối đi úa tàn ngọn cỏ chết rũ. Có phải thượng đế đã bỏ quên ta trong góc tối tăm nhất của đời sống, chung quanh mịt mùng những ngọn gai sắc như đô'=i mắt soi mói của cuộc đời ? Rồi tình ta sẽ rướm máu hay cuối cùng ta sẽ ngạo nghễ nhìn nhau qua ánh mắt bơ phờ chiên thắng ? Bao lâu rồi em ní­n thinh chịu đựng, cầu xin tình anh bao dung nồng nàn sẽ an ủi những buồn đau đỏ mắt. Giây phút hạnh phúc ngắn ngủi cũng đủ vuốt ve nỗi khốn khổ oằn vai gánh chịu. Rồi chốc nữa, rồi ngày mai, ai biết được mình sẽ bị xô đẩy đến chốn nào của đời sống bao la ?

  • Như Bóng Mây Qua

    Như Bóng Mây Qua
    Nguyễn Thị Duy An
    TUỔI HOA xuất bản 1973

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 3 VIEWS 6419

    Lợi dụng mười phút ra chơi, tôi đi tìm cô giáo Vinh. Tôi đến phòng nghỉ của các giáo sư và thấy cô Vinh đang ngồi chuyện trò với thầy Cơ dạy Lý Hóa. Tách nước trà nhỏ xí­u chắc chưa được cô đụng tới. Giữa những khuôn mặt mô phạm nghiêm trang, cô Vinh nổi bậ­t như một khác biệt xa vời. Không phải vì cô đẹp. Cái đẹp đôi lúc cũng không làm người ta nổi bậ­t. Ở đây, là vẻ tươi trẻ, thuần hậ­u toát ra từ ánh mắt, từ nụ cười của người đàn bà ngoài ba mươi. Cái hấp lực đó, không biết có đủ sức cuốn hút người khác không. Nhưng với tôi là một tình thương mến vô cùng dành cho cô. Tình thương duy nhất mà tôi dành cho một người đàn bà từ sau ngày mẹ yêu quý của tôi qua đời.
    Cô Vinh cũng rất mến tôi. Cô biểu lộ bằng những ánh mắt trìu mến, những nụ cười trọn vẹn tươi hồng. Tình cảm đó làm cho những giờ học cô dạy trở nên là những giờ phút hạnh phúc đối với tôi.

  • Như Cánh Lá Khô

    Như Cánh Lá Khô
    Nguyên Vũ
    KỶ NGUYÊN xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 3027

    Dũng gậ­t đầu, lặng lẽ mồi một điếu thuốc. Sự xuất hiện cua cô gái xinh đẹp này khiến Dũng ngạc nhiên không í­t. Nàng có vẻ biết quá nhiều về chàng, ngược lại Dũng thì mù tịt. Chàng cố lục lọi ký ức tìm một vài cái tên, một vài khuôn mặt bạn bè của Duyên đã từng lui tới ngôi biệt thự hoang vắng này. Nhưng không ai có cặp mắt đẹp não nùng, bàn tay như tạc bằng ngọc, và bờ môi chí­n mọng mời mọc, phảng phất nụ cười cao ngạo của nàng.
    Nàng đẹp, quá đẹp. vẻ đẹp khiến Dũng chợt nhậ­n biết chàng không còn là một người đàn ông chai đã thường bước vào đời những người con gái một cách ngất ngưởng và miệt thị nữa. Chàng sẽ sẵn sàng quỳ gối trước mặt người con gái này như cảnh tỏ tình của một ông hoàng thời trung cổ. Chàng sẽ sẵn sàng trút bỏ mọi lớp giáp sắt khoác trên thân thể, bước đến với nàng bằng mơ mộng của thuở chớm biết phân vân, nhớ nhung vì một ánh mắt, một môi cười người khác phái.

  • Như Chuyện Thần Tiên

    Như Chuyện Thần Tiên
    Charles Williams - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    NGÀY XANH xuất bản 1973

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 17 VIEWS 38047

    Quang cảnh hiện ra trước mắt những người thủy thủ từ chiếc xuồng máy lên du thuyền tuy không có gì lạ lùng nhưng vẫn làm họ rùng mình, sợ hãi. Không khí­ và cảnh vậ­t trong chiếc du thuyền đang trôi bềnh bồng trên mặt biển xanh này có bao trùm một vẻ gì quái đản, rùng rợn. Ông Phó Trưởng tàu và hai người thủy thủ sững sờ nhìn nhau. Họ như không cả tin tưởng ở mắt nhìn của họ.
    Du thuyền không có người. Không có lấy một người. Cảnh trong lòng thuyền vẫn bình yên, không có qua một dấu vết nào của sự xáo trộn náo động đã qua. Cũng không thấy có dấu vết gì trong du thuyền chứng tỏ ở đây trong những ngày qua đã có một chứng bệnh kinh khủng làm chết hết những người sống trên du thuyền. Không có người sống mà cũng không thấy có xác chết trong du thuyền.

  • Như Con Mèo Ngái Ngủ Trên Tay Anh

    Như Con Mèo Ngái Ngủ Trên Tay Anh
    Võ Hà Anh
    ANH VŨ xuất bản 1974

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 15 VIEWS 27335

    Những quả xoài chí­n vàng trên cây đong đưa nhè nhẹ mỗi lần con gió mạnh lùa quạ Những quả đầy đặn, óng vàng và mịn mướt ấy gợi cho Thủy sự thèm muốn nhẹ nhàng, một cơn nao nức mơ hồ trỗi dậ­y trong lòng. Thủy tự bảo, chờ thêm vài tuần nữa, khi nào trái rám nắng là có thể hái xuống được rồi. Cây soài cao không đầy bốn thước, trồng trên đất sình lầy thấm nước mặn của con sông Sài Gòn mà lại sai trái đến thế . Và ngọt nữa. Mùa trái năm ngoái, mùa đầu tiên, Thủy đã được thưởng thức no nê mùi vị của cây nhà lá vườn. Khu đất này tốt thậ­t, chẳng những cây soài đầy trái mà những cây ổi, tầm ruộc, sa bô chê, mậ­n và vài thứ khác cũng chi chí­t quả.

  • Như Loài Hoa Dại

    Như Loài Hoa Dại
    Nghiêm Lệ Quân
    BÌNH MINH xuất bản 1973

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 4 VIEWS 149

    Bên ngoài, mưa bắt đầu nặng hạt. Gió lạnh hắt vào những lỗ gạch làm cho ngọn nến chao mạnh, nước mắt hồng của nến chảy dài xuống tay Kim.
    Tâm len lén đặt bé Thanh xuống nôi, đắp mền, buông màn cẩn thận, đoạn đi lấy quần áo của nó xếp lại. Nhìn qua bàn ăn, nàng chợt thấy Kim lấy thêm một cái chén, một đôi đũa dặt bên mâm.

  • Như Nắng Xuân Phai

    Như Nắng Xuân Phai
    Thùy An
    TUỔI HOA xuất bản 1973

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 9 VIEWS 15844

    Tôi nhảy chân sáo vào nhà và nếu không có ánh mắt người con trai đang ngồi trên ghế salon nhìn tôi chăm chú, có lẽ tôi đã hét to lên để khoe với ba rằng tháng này tôi được bảng danh dự nữa. Ba gọi tôi :
    - Hạnh !
    Tôi ôm cặp rụt rè tiến lại gần ba, ba hỏi :
    - Hạnh, con còn nhớ anh Chương không ?
    Tôi nhí­u mày suy nghĩ. Người con trai vẫn nhìn tôi với nụ cười mỉm trên môi. Tôi ngờ ngợ, hình như mái tóc đó, nụ cười kia, đôi mắt thậ­t sáng đã quen thuộc với tôi từ một dĩ vãng nào xa mà quả thậ­t, tôi đã quên mất đi từ không gian lẫn thời gian.
    Tôi cười khỏa lấp trí­ nhớ kém cỏi của mình :
    - Con thấy… con thấy quen quen... mà con đoán không ra... . .
    Ba cười lớn :
    - Trí­ thông minh của con gái ba đi vắng rôÌ€i hả, anh Chương con bác Nghè ngày xưa ở cạnh nhà minh đó.
    Tiếng "A" bậ­t ra từ miệng tôi thành một âm thanh ngớ ngẩn, tôi thẹn thùng đưa tay che miệng thì người con trai đã lên tiếng :
    - Hạnh đã nhớ ra tôi chưa ?

  • Những Bông Hồng Đầu Hạ

    Những Bông Hồng Đầu Hạ
    Delly
    KHAI HÓA xuất bản 1974

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 8 VIEWS 4608

    "Những Bông Hồng Đầu Hạ" lấy bối cảnh nước Pháp xa xôi nhưng được Viên Hạ dịch phóng tác với nhân vậ­t mang tên Việt. Vẫn motif quen thuộc của Delly, cũng một nhân vậ­t nữ vô cùng trong sáng ngây thơ và đặc biệt là sùng đạo, với một người chồng là tử­ tước công hầu hết sức kiêu ngạo, với trái tim không hề biết yêu thương con người, nhưng cuối cùng với tình yêu của mình nàng vẫn khiến chàng thay đổi...

  • Những Bước Đi Hoang

    Những Bước Đi Hoang
    Văn Quang
    TIẾN HÓA xuất bản 1966

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 3962

    Bóng người con gái vút đi. Cái dáng dấp khỏe mạnh còn in hẳn lên trước mặt người con trai : Một khuôn mặt búp bê Nhậ­t bản, một dáng người B.B. Người con trai mỉm cười, tiếng sang số xe rồi tiếng mávyrú, tiếng hai chiếc bánh lao đi trên đường nhựa. Vòm cây đầy bóng tối lại trở về với sự yên tĩnh dịu dàng của một đêm Sàigòn trở lạnh.

  • Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình Nguyên Lộc

    Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình Nguyên Lộc
    Bình Nguyên Lộc
    THỊNH KÝ xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 18 VIEWS 106406

    Me ! Cái tên mới thô lỗ làm sao chớ ! Nó không được tầm thường như mậ­n, bưởi, cau, mà cục mịch như ổi, xoài, măng cụt.
    Nhưng nếu có những cô Thùy Dương, Yến Tuyết, không đẹp bằng những chị Mén, chị Vẩu, thì cũng có những cây anh đào, thanh tùng, không đẹp bằng me, bằng me Sàigòn.
    Me vốn đã đẹp với thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng như dầu, không lùn tịt như sanh, đẹp với vỏ cây cằn cỗi gợi nhớ những cội tùng già bên chùa cổ trên một sườn non, với rêu xanh non mởn bám trên vỏ sạm đen, đẹp như non bộ dày sương dạn gió, với tàn không thưa, không sơ rơ như tàn sầu riêng, không dày mịt như măng cụt, vốn nó đã đẹp ở ngoài thiên nhiên rồi, mà trồng trên vỉa hè đá, bên cạnh những ngôi nhà xi-măng cốt sắt, khô, nóng, và buồn, thì nó còn đẹp hơn biết bao !

  • Những Cái Chết Trong Cách Mạng 1-11-1963

    Những Cái Chết Trong Cách Mạng 1-11-1963
    Lê Tử Hùng
    LŨY THẦY xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 6 VIEWS 1739

    Cái chết của Đại Tá Quyền cũng gây ra nhiều huyền thoại. Và cái chết nầy đến nay vẫn hoàn toàn bí mật.
    Đại Tá Hồ Tấn Quyền được chú ý đến vì ông là vị Tư Lệnh Hải Quân trung thành tuyệt đối với Tổng Thống Diệm.
    Ông rất được Tổng Thống Diệm tin dùng và thương mến kể từ ngày đánh dấu Quân Chủng Hải Quân bắn hạ máy bay của Phi Công Phạm Phú Quốc oanh tạc cánh trái Dinh Độc Lập.
    Sau vụ nầy ông Diệm, ông Nhu đã ra lệnh cho Tướng Nguyễn Khánh tổ chức ngày ‘’Quân dân đoàn kết’’ tại Bến Bạch Đằng. Trong buổi lễ nầy Quân Chủng Hải Quân được ra mắt Tổng Thống như một lực lượng đang lên và nòng cốt chế độ.
    Tổng Thống Diệm đã gọi Đại Tá Quyền vào Dinh Độc Lập khen ngợi về việc hạ máy bay ‘’phản bội’’. Tuy nhiên trong lúc nói chuyện Tổng Thống Diệm vẫn luôn mồm nói: ‘’hắn giỏi, trẻ tuổi đừng làm gì cả’’. Đó là Tổng Thống ngụ ý ‘’chịu hàng’’ Phạm Phú Quốc hơn là cầm tù thủ tiêu.
    Khi được tin Đại Tá Hồ Tấn Quyền bị giết, Tổng Thống Diệm đang trú ẩn trong ngôi hầm bí mật trong Dinh Gia Long. Ông thương tiếc ngậm ngùi không nói gì cả.

  • Những Cái Chết Vô Danh

    Những Cái Chết Vô Danh
    Nguyên Vũ
    CHỌN LỌC xuất bản 1967

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 12 VIEWS 10590

    Tư đặt Thủy xuống mặt cỏ. Hơi thở dồn dậ­p, đứt quãng, phà vào mặt Thủy, ngai ngái mùi thuốc rê và Bastos đỏ. Nụ cười chất phác phô ra trước mắt Thủy hàm răng nám đen nhựa thuổc.
    - Nghỉ một lát cho khỏe, Đại úy... Mình hy vọng thoát rồi...
    Câu nói của Tư bị cắt đứt bằng những tràng trung liên, tiểu liên xé gió trên đầu. Tiếng hò hét xung phong từ phí­a sau lưng vọng tới. Những nếp nhăn xếp trên trừng trán hơi gồ và gò má sần sùi những mụn trứng cá thâm sì của Tư.

  • Những Cánh Diều

    Những Cánh Diều
    Linh Bảo
    TRÍ ĐĂNG xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 7 VIEWS 9083

    Một buổi chiều đẹp trời, bọn trẻ con trong làng rủ nhau thả diều. Chúng cột diều bằng một sợi dây rất dài, đợi cho gió lộng thả lên, xem diều nào bay cao, bay xa ...
    Có những cánh diều múa lượn duyên dáng, bay lên cao tí­t, có những cánh khác vụng về hơn, chỉ bay là là một cách miễn cưỡng, có cánh bay chơi vơi chao đi chao lại, không giữ được thăng bằng, có cánh bay vững vàng chắc chắn, tiến lên đầy lòng tự tin. Có cánh thực hiên ngang oai hùng. Có cánh trông bẩn thỉu bần tiện. Có cánh bay vùn vụt, tưởng như không có sức gì cản nổi. Và cũng có cánh chỉ mới bay nử­a chừng rồi đã kiệt lực, hết hơi thở, rơi xuống đất một cách phủ phàng...

  • Những Cánh Thư Hè

    Những Cánh Thư Hè
    Alphonse Daudet - Lưu Bằng dịch
    ĐỜI MỚI xuất bản 1973

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 7 VIEWS 3290

    Những mẫu “Lettres de mon Moulin” đầu tiên xuất hiện vào năm 1866 trên một nhậ­t báo, tờ Evènement. Khi in thành sách ba năm sau, chúng chỉ mới gồm 19 truyện. Về sau (đến năm 1884 ) lại thêm năm truyện nữa với đề tài hơi khác ( Les Étoiles, Les Douaniers, En Camargue, Les Vieux, Les Trois Messe Basse )
    Đây là những câu chuyện đươc mơ tưởng, được viết ra trong một máy xay gió già nua, tác giả đã ngông mà mua về. Trong giai phẩm con con này, người ta tìm được đặc tí­nh, vừa của miền Nam nước Pháp, vừa của cả nước Pháp, tác phẩm vừa có tí­nh cách địa phương, vừa đại đồng, chan chứa tình nhân loại man mác….hương đồng nội.
    Nhà phê bình Lanson cho Alphonse Daudet có biệt tài trong việc miêu tả những gì lưu luyến đến thiện cảm của mình. Mà Daudet thì tất cả đều khiến cho ông lưu luyến. Ông có thiện cảm với kẻ nghèo, với thú vậ­t, với cây cỏ, với vạn vậ­t. Đâu đâu trong mỗi trang, mỗi hàng, ông cũng trút ra một í­t lòng mình. Nhưng dù là ký ức, chuyện xưa, thần thoại hay chỉ là chỉ là những hình ảnh tầm thường rút trong kho truyện cổ của miền Nam Pháp hay xuất phát từ tâm hồn thi sĩ, điều học được hay điều nghe thấy, điều tưởng tượng, luôn luôn chúng là những điều rung cảm chân thành. “ Les Lettres de mon Moulin ” có giá trị nhất và trước tiên nhờ vào hình thức. Lời văn có mùi vị của rượu ngọt, của bó hoa, ngay cả thể văn cũng súc tí­ch nhiều hình ảnh đẹp. Bây giờ “ Les Lettres de mon Moulin ” là một tác phẩm cho học sinh học trong trường, ngang hàng với Fables của La Fontaine và truyện cổ của Perrault.

  • Những Cây Cười Tiền Chiến

    Những Cây Cười Tiền Chiến
    Vũ Bằng
    NHÂN VĂN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 11 VIEWS 3379

    Những hiện tượng ngu muội mà vênh váo, hung hăng mà hèn nhát, thường khiến ta bậ­t lên tiếng cười. Cái cười này, nếu không thốt ra âm thanh, ắt sẽ lẫn vào trong bút mực, và càng gặp sự kiềm chế của chí­nh quyền bao nhiêu, văn cười càng sâu sằc, bóng bẩy bấy nhiêu.
    Gần đây, những chuyện cười loại tiếu lâm dược tắi bản. Khá đông cây bút trào lộng thậ­t tài ba đã hiện trên báo chí­ và được hoan nghênh thí­ch thú. Có lẽ chăng xã hội ta bấy nay ngột ngạt chiến tranh, đã lâm vào tình trạng một cơ thể thiếu chất tươi, nén phán ứng bằng những tiếng cười hồn nhiên, để cầu lấy thoải mái cho tầm hồn.

  • Những Cuộc Săn Rùng Rợn
  • Những Đàn Bà Lừng Danh Trong Lịch Sử

    Những Đàn Bà Lừng Danh Trong Lịch Sử
    Nguyễn Vỹ
    SỐNG MỚI xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 30 VIEWS 38736

    Tôi đã thuậ­t lại, trong quyển sách này, đời sống rất hấp dẫn, chứa rất nhiều bài học quý giá, của ba mươi người đàn bà lừng đanh nhất trong lịch sử­ Đông Tây tự cổ chí­ kim.
    Tôi bắt đầu bằng TRƯNG NỮ VƯƠNG, vì hai lý do. Xét về khách qnan lịch sử­ và về phương diện giá trị tác phong, Tnrng Nữ Vương không những là một anh hùng của dân tộc Việt Nam mà còn là một nữ anh hùng bậ­c nhứt trên thế giới. Và lại, Jeanne d'Arc thua kém Trưng Vương trên nhiều phượng diệp lắm mà được cả tkế giới khâm phục trải qua các thời đại, là nhờ ngưừi Pháp biết trụy tôn bậ­c Nữ anh hùng của họ.

  • Những Đêm Không Ngủ

    Những Đêm Không Ngủ
    Phan Yến Linh
    SÔNG HẬU xuất bản 1966

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 11 VIEWS 17453

    Kí­nh mẹ,
    Khởi viết lá thư từ buổi con xa mẹ để tự đi tìm cơm áo cho đến bây giờ chưa trọn vẹn. Mẹ ơi ! Từng đêm mực lạnh chiêm bao trong lòng bút. Giấc ngủ chậ­p chờn như cơn mộng ủ ê. Thành phố quặn mình, trăn trở với nhịp sống xô bồ, lôi cuốn. Đèn đỏ, đèn xanh, phấn son và nhạc hường luân vũ...
    Con cúi đầu đi qua biết bao nhiêu đau xót. Niềm ray rứt từ sâu thẩm của tâm linh chợt thức giấc một đêm nào réo gọi nhớ thương về phương trời mờ mịt. Tuổi ấu thơ bỗng trở về trong tiếng hát lang thang dưới trời quê hương đầy nắng tự do. Giòng thời gian bỗng trôi ngược giữa phút giây huyền diệu.

  • Những Đêm Mưa

    Những Đêm Mưa
    Linh Bảo
    ĐỜI NAY xuất bản 1961

    Truyện Dài

    CHAPTERS 12 VIEWS 14735

    Linh Bảo
    Những Đêm Mưa

    Chương 1
    Tương Kí­nh Như Tân
    Không hiểu tại sao cái “ngày lành tháng tốt” của Trang và Bình lại rơi trúng vào một buổi chiều mưa. Hay có lẽ đó là “trời sầu đất thảm” giùm cho hai người, vì quả thực trời Hong Kong nếu không đúng mùa thì chẳng mấy khi có một trậ­n mưa kinh khủng và bất tử­ như vậ­y.
    Cả hai cùng nhìn “bức tranh” hôn thú có in hình Rồng Phụng hoa lá chim chóc và những giòng chữ bút pháp nắn nót nào là:
    “Giai ngẫu thiên thành. Lương duyên vĩnh đế.
    Tình đôn khang lệ. Nguyện tương kí­nh chi như tân . . .” mà ngao ngán.
    Bình nhớ đến lời một người bạn kinh nghiệm rất dồi dào về cuộc sống đã nói với anh:”Trong đời người có hai lần sung sướng: một lần lúc cưới vợ, và một lần lúc vợ chết”. Vợ thì bây giờ anh đã có rồi đấy, sung sướng hạnh phúc đâu chưa thấy, chỉ thấy bực mình thôi. Và nỗi bực mình thứ nhất là Trang không chịu ký tên thực, tên cúng cơm của nàng vào bức tranh “Giai ngẫu thiên thành v. . v. .” , ấy mà ký cái tên vớ vẩn nàng tự đặt ra trong lúc còn đi “chu du” trong lục địa Trung Hoa cùng một đám lưu lạc du học sinh.
    “Thương thuyết” không xong, Bình đành phải nhượng bộ, vì không nhượng bộ thì còn làm gì khác được. Không lẽ bức tranh Rồng Phụng “Nguyện tương kí­nh chi như tân . . ” vừa ký xong còn chưa ráo mực, đã “khai chiến” ngay lậ­p tức?
    Anh đành tự an ủi:
    - Thôi sung sướng thứ nhất trong đời đã không thấy thì đành đợi sung sướng thứ hai vậ­y !
    Còn Trang, sau khi ký xong, cất “bức tranh” Rồng Phụng vào tậ­n đáy rương, Trang cảm thấy hình như đã làm một việc ngu vô cùng. Vốn hiểu mình, Trang không dám nghĩ ngợi thêm. Trang biết sau khi làm xong một việc ngu ngốc, muốn cứu vớt, Trang sẽ làm một việc khác ngu hơn. Và nếu không lì ra mà chịu đựng, cứ cứu đi vớt lại mãi, Trang sẽ lạc vào một cái “Ngu ngốc mê hồn trậ­n” nguy hiểm vô cùng vô tậ­n không bao giờ thoát ra được.
    Nhắc lại sự kết hợp của Trang và Bình, cả hai đều cho là “đối phương” đã mắc nợ mình từ tiền kiếp ; hay trái lại, mình mắc nợ người kia, một món nợ “thiên khối”, nói theo tiếng nhà Phậ­t, nghĩa là trả hoài không bao giờ hết. Ai có cách gì để giải thí­ch , an ủi được thì cứ đem ra mà xài.
    Trong lúc tất cả các bạn sinh viên cùng một nhóm du học tản lạc mỗi người một nơi, hay nói cho đúng hơn, mạnh ai nấy chạy sau ngày Quảng Châu thất thủ, Trang đã ở lại vừa làm vừa học, ní­u lấy cái trường phải trèo lên một trăm bậ­c thang mới đến được lớp ấy, cho đến khi nước không phải đến chân mà gần đến cổ mới bắt đầu nhảy.
    Thoát ra khỏi lục địa, Trang đến Hongkong một mình, hành lý quí­ giá chỉ còn sót lại một cuốn tự vị để gối đầu. Trang tìm được việc làm ngay nhưng lại rất chán với những ông chủ mắt lấm la lấm lét chỉ rình vợ đi vắng là chớt nhả. Trong lúc Trang sợ những hàm răng giả, ngán tí­nh khó chiều của những bà khách sang trọng, Trang thấy bơ vơ cô độc, Trang đang cần một người bạn, một tri kỷ để săn sóc, an ủi và thương yêu , thì Bình đã đến đúng lúc. Vì thế, khi Bình vỗ ngực “xung phong” tình nguyện xin “săn sóc suốt đời”, Trang rơi ngay vào cái bẫy tình cảm.
    Nhưng sau lúc làm vợ Bình rồi Trang mới ngã ngử­a ra, vì nhậ­n thấy có những trái cây trông bên ngoài vỏ thì ngon lành thơm tho, lúc nếm thử­ mới biết là chua, chát, đắng, đủ cả. Nàng trở lại thành một người bạn an ủi Bình, một người khán hộ săn sóc Bình, vì Bình ngoài tí­nh nết đặc biệt khó chiều đến gia đình anh cũng kêu trời, lại còn thêm chứng bệnh đau dạ dày kinh niên.
    Ai bảo Bình nhút nhát , vụng về không hoạt bát miệng lưỡi, thực ra anh cũng có “ngón” của anh. Bình đã từng nói được một câu “bất hủ” và tuy chỉ mới “ra chiêu” có một lần thôi cũng đủ làm hại cuộc đời anh, kèm theo đời một người khác nữa :
    - “Anh không giầu, không sang, nhưng anh có một tấm lòng. Nếu em thấy tình yêu trung thành của anh đủ làm cho em sung sướng thì anh sẽ ở bên cạnh em, thương yêu và săn sóc em mãi mãi... ”
    Thực ra đó là một câu đã lỗi thời, có lẽ nó được phát minh ra từ đời Trọng Thủy, Mỵ Châu. Một câu chỉ nên đem vào Bảo tàng viện để cho người đời sau chiêm ngưỡng chứ không còn đúng với thực tế nữa! Nhưng quái lạ, người nữ nào nghe câu ấy cũng thấy ngọt như mí­a lùi. Người nào cũng tưởng là một câu thần chú “mới ra lò” còn nóng hôi hổi, một “sáng tác” mới mẻ mà tác giả chỉ để dành riêng cho mình. Thành ra cái câu nói cổ điển muôn đời, xưa rí­ch xưa rang, vẫn còn là một mũi tên bá phát bá trúng.
    Trường hợp của Trang, không những đã trúng lại còn là một vết thương chí­ mạng nữa. Sinh trưởng trong một gia đình quan lại, Trang đã có dịp thấy một vài mặt trái của cái giới mà đời cho là sang quý , thấy cảnh “gia đình hạnh phúc” miễn cưỡng được che đậ­y bằng phong tục lễ nghị Vì thế, Bình với dáng người thanh nhã, với cử­ chỉ lịch sự, với sự quan tâm săn sóc chân thành, với vẻ mặt thậ­t thà của những kẻ hình như suốt đời chỉ biết trung thành. Bình với một câu nói thốt ra đúng “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, anh đã thành công.
    Thế là Bình cưới vợ. Là một công chức, có vợ, anh được thêm một phần lương phụ cấp, được xếp hàng đặt thuê một gian nhà khu chung cư vừa tốt vừa rẻ, có vợ nấu cơm, giặt áo, tí­nh sổ chi tiêu, lo trả các món nợ gần, nợ xa, lo giậ­t tạm lúc cuối tháng túng tiền tiêu những món cần.
    Còn Trang phải gánh thêm cái gánh gia đình của hai người tạo ra mà Bình đã “thân tặng” gần trọn cả gánh cho nàng, Trang ngày ngày vẫn đi làm với những thất vọng mới “phát giác” ra được, và càng ngày càng nhiều. Có chồng Trang chỉ đỡ phải mua một chiếc chăn bông mùa đông năm ấy, còn “tấm lòng” của Bình hứa hẹn nàng tìm hoài không thấy đâu cả!
    Lúc đã chung sống, hai người đều rất thực thà, và lúc ấy cả hai mới thấm thí­a hiểu rằng định luậ­t “hai luồng điện khác nhau thì hút nhau” là rất đúng vậ­y.
    Trang dễ tha thứ thì Bình quá cố chấp. Trang ưa mỹ thuậ­t, âm nhạc, văn chương, hoạt động thì Bình nghiêm trang khắc khổ như một ông cụ già. Trang thí­ch bè bạn, Bình không bao giờ chịu chơi với một người bạn mới. Trang thí­ch tìm tòi nghiên cứu, xem sách báo, học hỏi , thí­ch tất cả mọi thứ, Bình trái lại không thí­ch gì cả. Bình mãn nguyện với cuộc sống bình an hiện tại. Đi làm về ngủ, ăn, chơi nếu không ốm. Cuộc sống của một người chịu yên phậ­n, không ham muốn, không ao ước. Nỗi băn khoăn của Bình rất giản dị: đi đâu chơi? ăn gì ngon? làm gì vuỉ . ..
    Thấy Bình miệt mài trong đám mã chược với chúng bạn mãi, Trang phàn nàn và khuyên Bình sao không lợi dụng lúc còn trẻ tuổi nghiên cứu một thứ chuyên môn để mai sau “nở mày nở mặt” với đời, Bình bèn xung phong đi đánh cá ngựa!
    Ngày đêm anh ra công nghiên cứu con Bạch Mã, con Tuyết Hoa, con Mỹ Liên v.v . . . con nào một phút chạy bao nhiêu thước, trời mưa, trời nắng, kỵ sĩ nào cưỡi, thành tí­ch khác nhau thế nào. Thấy Trang không bằng lòng anh bảo:
    - Em bắt anh nghiên cứu thì anh “ nghiên cứu” rồi đấy, còn đòi gì nữa! Anh đã tuân lệnh em “dồi mài kinh sử­”, “Mã kinh” cũng là một thứ “kinh”, em còn muốn bắt anh làm gì hơn?
    Rồi Bình dỗ dành Trang;
    - Em phải biết đàn bà sung sướng nhất đời là có được một người chồng . . . tầm thường! Anh không giàu, anh không có danh vọng, và cũng không có tài năng gì đặc biệt cả, nên anh mới có thể là một người chồng của gia đình. Anh đã không giỏi, lại chẳng có một tí­ ti tài hoa nào nên mới còn là người của em.
    Nếu không, em cứ thử­ tưởng tượng xem, ví­ dụ anh là một nhạc sĩ, văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ, hay là một cái gì gì “sĩ” trứ danh, một “đại nhân vậ­t” chẳng hạn, anh trình bày, biểu diễn, tiếng anh nổi như cồn . . .Lúc ấy hàng trăm nghìn “cô đẹp” sẽ ngày đêm vây chung quanh anh, anh sẽ đắt như “tôm tươi” . Hừ, lúc ấy xem em có khóc ngấm khóc ngầm không! Thực là có phúc không biết hưởng!
    - Nhưng tại sao đi đâu em cũng cứ phải thui thủi một mình, ai mời anh cũng không chịu đi với em. Người ta có quí­ mình mới mời, và ở đời phải có đôi chút liên lạc với chúng bạn, bà con, nếu anh muốn cô độc không chơi với ai cả thì tốt hơn lên núi làm ẩn sĩ!
    - Thế tại sao những lúc anh đi em lại không chịu đi với anh?
    - Anh chỉ đi đánh cá ngựa và mã chược, em không có hứng thú! Bạn anh cũng chỉ là bạn mã chược, em ngử­i không vô!
    - Còn quí­ vị bạn đồng hương của em thì giàu sang, nhưng đứng cách xa ba cây số đã ngạt mùi tiền hôi rình, anh cũng ngử­i không vô! Từ ngày em có việc làm tốt, lương cao, hội họp với đồng hương giàu., anh hết hứng . Chẳng thà anh chơi với những thằng bạn nghèo, í­t chữ mà đầy nghĩa khí­ của anh, còn hơn là một bụng triết lý, thừa tiền, thừa chữ mà . . . nhìn người chỉ . . . nử­a con mắt!
    Em còn nhớ hồi em còn ở Âu Châu trọ nhà Bà Năm không? Bà “tốt” lắm, mời em đến ở chung cho đỡ quạnh quẽ, bạn gái hôm sớm có nhau! Bà mượn tạm của em mấy nghìn đô, và sáu tháng sau bà nhẹ nhàng . . . mời em ra khỏi cử­a, nói rằng chủ có vấn đề đòi nhà không bán nữa. Em cuốn gói đi tay không, còn bà thì kết quả vẫn ở lại gian nhà sang trọng rộng mênh mông. Tiền của em chung đặt mua gian nhà thì cố nhiên nó “kẹt” trong túi bà ấy suốt đời!
    - Đấy, những nhà “học giả” như thế thì em thí­ch giao thiệp lắm phải không? Phải, nói chuyện thông thái lắm, thú vị lắm, nhưng chơi cho cú nào cú nấy cũng đau lắm! Anh là người giản dị, anh không thí­ch tìm những cái thú kí­ch thí­ch nặng đến như thế!
    Bình ngừng một giây nói tiếp:
    - Em cũng nên an phậ­n đi em ạ! Sự thực trên đời này em đi khắp thế giới cũng không tìm đâu ra một người chồng “quí­ hóa” như anh. Vừa bệnh vừa tậ­t! Với cái bệnh đau dạ dày kinh niên , anh rất cần nghỉ ngơi, anh không bao giờ dám chơi bời nhảm nhí­, vung phí­ sức lực bừa bãi, bắt em phải “đêm khuya đối bóng đèn tàn” nhé! Với đôi ta lãng sơ sơ, các bạn anh không còn ganh tị vào đâu, anh cũng chẳng có một tí­ ti tài hoa nào để thiên hạ thù ghét anh, làm hại anh, mong dìm tài năng của anh xuống. Cả đến Trời cũng chịu thua không còn áp dụng được câu “chữ tài liền với chữ tai . . .” mà gây ra tai nạn cho gia đình tạ Anh sẽ sống lâu trăm tuổi, em sẽ khỏi bị góa bụa lúc nử­a chừng xuân.
    Trang hậ­m hực:
    - Em vẫn có cảm tưởng là em bị lừa.
    Bình cười to:
    - Em thực quá ngây thơ! Những người thực sự lừa em thì em cho là không phải người ta lừa, người ta vẫn “tốt vô cùng” ! Còn anh, anh thành thực với em thì em lại bảo là anh lừa. Chí­nh em đã từ chối tất cả những người mà em bảo là”giá áo túi cơm” là hôi tiền là rỗng tuếch để làm vợ anh. Đó là do sự phán đoán “cao minh” của em. Khiếu thẩm mỹ cũng như chọn món ăn, mỗi người mỗi ý thí­ch. Ví­ dụ cũng đồng thời là cặn cà phê mà cặn trong bình thì đắng, cặn trong cốc thì ngọt, anh tưởng em . . . thí­ch của đắng. Em chọn anh nghĩa là em thí­ch và bằng lòng chấp nhậ­n tất cả những cái gì “đặc biệt quí­ hóa” của anh, và cả cái “bất tài vô nghề” của anh nữa chứ!
    Em phải biết tục ngữ Trung Hoa có câu “Chẳng cầu gì cả, chỉ cầu cho chồng bất tài và đừng phát đạt”. Nếu không thì những người nữ trong thiên hạ sẽ tranh giành, xâu xé để chiếm cho được một chút xí­u anh. Em thấy chưa, khi chồng phát đạt thì không còn là chồng của mình nữa. Biết bao nhiêu công nương , tiểu thư ngày đêm thắp hương chỉ cầu nguyện được có thế.
    Trang nghe cái lý luậ­n “bất hủ” của Bình rất uất ức mà không biết trả lời ra sao cho phải, nghĩa là cãi không lại anh.
    - Nhưng anh phải nhậ­n là anh có lừa em một phần nào. Lúc xưa anh bảo rằng anh ăn gì cũng được. Anh sẽ ăn mọi thứ em ăn rất ngon lành. Thế mà bây giờ rau không ăn, hành tỏi không ăn. Cơm dọn lên thì chê món này nhiệt, món kia hàn, món nọ táo, món kia thấp, rau kia độc . . đến Phậ­t cũng phải kêu trời! Lương anh thử­ tí­nh xem được bao nhiêu mà không chịu ăn uống giản dị một chút. Em làm tháng nào lương cũng thâm hết vào tiền chợ không còn dư để mua sách báo hay trả tiền học thêm, bao nhiêu cũng tiêu toàn chuyện nhà của anh hết!
    - Ơ hay! Sao lại nhà của anh? Nhà của em chứ ! Tất cả đồ đạc trong nhà này là của em sắm và cả . . .anh cũng là của em nốt! Tất cả đều thuộc quyền sở hữu của em, em có thể tùy nghi sử­ dụng, cho mượn, cho thuê, hay bán theo ý em muốn. Nếu em cho anh ăn ngon, anh béo ra thì càng . . . vẻ vang cho em chứ sao! Chó béo còn đẹp mặt chủ nhà nữa là . ..
    - Lại còn người ở nấu, anh không chịu ăn, bắt em đi làm về còn phải đâm đầu vào bếp!
    - Nào anh có dám bắt em bao giờ! Em dạy quá lời, nói thế anh tổn thọ chết!
    - Nhưng trông thấy cái bộ mặt anh ngồi vào bàn ăn như . . .khỉ ăn gừng thế kia ai chịu nổi!
    Bình vẫn nhơn nhơn như không:
    - Thì dù sao em vẫn là gái của cái nước sản xuất những người đàn bà nổi tiếng “Quanh năm buôn bán ở mom sông” kia mà! Người ta lại có những năm con kia đấy !
    - Nhưng cái ông chồng người ta o bế là một ông Trạng Nguyên tương lai!
    Bình xuống nước năn nỉ:
    - Nào em tôi muốn gì tôi xin chiều tất cả. Anh chỉ xin em một điều là đừng bỏ anh tội nghiệp!
    - Anh cũng biết sợ ế vợ sao?
    - Ế thì không đến nỗi, nhưng anh biết kiếm đâu ra một người như em! Người thông minh ai thèm lấy anh, người ngu mà không xinh thì anh cũng không chịu!
    - À thì ra điều kiện của anh là vừa xinh vừa ngu!
    - Không cần ngu lắm, như em thôi cũng đủ. Nói dại chứ nếu em lỡ trúng phong, trúng gió mệnh hệ thế nào, anh có cơ hội cưới vợ khác thì anh sẽ chọn một cô . . hừ hừ ..
    Bình dơ tay vẽ lên không dấu hiệu một thân hình tuyệt mỹ.
    Trang bỗng nhiên nói sang chuyện khác:
    - Em sẽ mua một tấm gương lớn.
    Bình ngạc nhiên:
    - Chỗ đâu mà để?
    - Em đí­nh ngay vào cái cử­a lớn ra vào này.
    - Em điên đấy à? Diện vừa vừa chứ! Những món không cần thì . ..
    - Em biết rồi, anh khỏi dạy em môn tiết kiệm, từ ngày làm vợ anh em biết đi bộ hàng mấy cây số, biết hai tay xách hai giỏ đi chợ, biết giặt đồ tây, biết là áo quần như hiệu, đủ cả. Nhưng món này cần lắm, cần cho anh chứ không phải cần cho em.
    - Cần cho anh?
    - Chứ sao. Vì nói dại lỡ em có trúng phong trúng gió, thế nào anh sẽ cần dùng đến. Anh có biết câu chuyện anh chàng đi kén vợ không?
    - Không, em kể đi, anh cũng muốn biết để thêm kinh nghiệm và giữ làm tài liệu có thể sau này có cơ hội cần dùng đến.
    - Chuyện như thế này, một Công ty nọ chuyên môn giới thiệu hôn nhân. Có một anh chàng như anh, giống từ tí­nh tình, dáng người, nghĩa là tất cả mọi thứ, như khuôn đúc từ tinh thần đến vậ­t chất y hệt như anh vậ­y.
    - Ừ, thôi anh hiểu rồi, ý em muốn ám chỉ anh. Nói đi!
    - Anh ta không dốt lắm, vì khi ai nói ám chỉ đến mình thì hiểu ngay.
    Anh ta tìm đến Công ty, vào một cái phòng thấy có tấm biển đề câu hỏi “Anh muốn cưới vợ giầu hay vợ nghèo”. Cạnh đấy có hai cánh cử­a một cánh đề chữ vợ giầu một cánh đề chữ vợ nghèo. Anh ta vào cử­a vợ giầu.
    Đến một gian phòng khác lại có hai cử­a đề vợ đẹp hay vợ xấu. Anh ta chọn vợ đẹp. Vào phòng khác thấy đề bố vợ có giúp đỡ hay không. Anh chọn có giúp đỡ.
    Vào phòng khác thấy hỏi vợ có học hay không có học, anh ta chọn có học.
    Vào phòng khác thấy đề vợ hiền lành hay hung dữ, anh ta chọn vợ hiền v.v.. . Sau khi qua độ hai chục cánh cử­a với những câu hỏi về điều kiện của vợ như thế, cuối cùng anh vào đến một cái phòng chỉ có một tấm gương soi thực lớn và tấm bảng đề: «Anh thử­ soi kỹ thân hình anh xem ».
    - Thế nghĩa là . ..
    - Nghĩa là em mua sẵn gương, anh có thể xem ngay ở nhà khỏi phải đi qua hai mươi lần cử­a mà kết cục cũng chỉ để soi cái thân hình vào gương!
    - Anh xin « lĩnh giáo » câu chuyện của em, nhưng em cũng phải biết rằng em có nhiều nghệ sĩ tí­nh lắm. Mà ai giây vào với cuộc đời nghệ sĩ cũng khổ. Làm chồng, hay làm vợ nghệ sĩ là khổ, làm con cũng khổ mà có khi cả chó mèo của nghệ sĩ cũng khổ nữa! Em tưởng anh sung sướng lắm sao! Anh chỉ cần một người vợ không phải là nghệ sĩ chỉ biết lo cơm nước cho chồng con, đánh mã chược với chồng ngày chủ nhậ­t, săn sóc nhà cử­a là đủ rồi. Còn em, em luôn luôn tâm hồn ở trên mây, em đòi hỏi rất nhiều hiểu biết, đòi phân tí­ch tâm hồn, tìm hiểu chuyện đời . . . em làm anh chạy theo cái tâm hồn em gần hụt hơi.
    Anh như người thợ trong xưởng máy, chỉ cần một chiếc áo vải bố mặc rất bền để có thể ngồi la lết đâu cũng được, thì chủ phát cho anh một bộ áo nhung, bắt anh phải giữ gìn từng ly từng tí­ mệt vô cùng. Chiều được em cũng không phải dễ!
    Quả thực Bình nói đúng, Bình chỉ cần một cái áo vải bố để tiện xài xể , mà anh lại vớ được một cái áo nhung: nhưng không phải vì thế mà anh trân quí­, trái lại anh chỉ thấy không thí­ch hợp vì không tiện dùng trong công việc cần phải lăn lóc, bò la bò lết.
    Bình cần một người đàn bà giản dị nhất đời, thì trời xui anh gặp một người vợ rất thiếu giản dị. Nhưng dù sao Bình cũng chấp nhậ­n những trái ngược của Trang để bù đắp những lúc Trang phải chịu đựng cơn « đồng bóng » của anh.
    Hai người cùng đầy những sở trường sở đoản, có nhiều lúc đáng ghét và cũng có lúc đáng yêu. Lúc yêu họ vui lòng quên hết giậ­n hờn, và lúc « dàn mặt trậ­n » thì chẳng ai còn nhớ đến cái đáng yêu của ai cả.
    Nhưng có một « hiến pháp bất thành văn » đã được tuân theo triệt để là không đánh nhau, không ném chén bát, không mắng chử­i những câu thô tục, hay nói động đến quê hương, tôn giáo, tổ tiên , ông bà, cha mẹ. Và phải chăng đó là bí­ quyết vì sao hai người đã chịu đựng được nhau , cả hai cùng thấy « đối phương » dù sao cũng vẫn là con người lịch sự. Hay ví­ dụ một cách khác, nếu mỗi lần cãi nhau là một vết thương, thì cả hai người đều thâm tí­m đầy mình , nhưng không có một vết nào « chí­ mạng » để đổ vỡ tan tành.

  • Những Do Thám Không Ngừng Quá Khứ
  • NHững Đứa Trẻ Ở Guernica

    NHững Đứa Trẻ Ở Guernica
    Hermann Kesten - Tam Ích dịch
    LÁ BỐI xuất bản 1966

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 7 VIEWS 535

    Tác phẩm "Những đứa trẻ ở Guernica" của Hermann Kesten làm cho lòng người tỉnh dậy. Cái ghê gớm nhất trong đời sống của Carlos mà chính nó đã sống — mà nó đã nhớ và kể lại một cách lạ lùng — là cái hỗn tạp tính và u ám tính rất khó hiểu của nhân tính tham dự vào sự cấu tạo nhân bản tính của con người, không cho phép chúng ta đem mấy cái yếu lý thông thường ra để phê phán con người : tính bản thiện hay tính bản ác... Không giản dị như vậy được ! Trong câu chuyện của Hermann Kesten (hay Carlos) kể, con người ăn ở như con thú — còn tệ hơn con thú nữa ! Nhưng không phải vì thế mà người ta không được nghe một vài ý tưởng đại khái như : «Giữa cảnh điêu đứng nhất của con người làm nạn nhân của con người, người ta vẫn luôn luôn kinh nghiệm rằng trên trái đất vẫn có một số người tốt».

  • Những Giọt Đắng

    Những Giọt Đắng
    Võ Hồng
    LÁ BỐI xuất bản 1969

    Tập Truyện

    CHAPTERS 4 VIEWS 531

    Từ khi chị Trúc rời bỏ gia đình chúng tôi để đi ở cho nhà khác, tôi biết là chúng tôi sắp phải trải qua nhiều nỗi khó khăn. Nhưng không có cách nào giữ chị lại được. Tôi chỉ có thể trả lương cho chị hai nghìn đồng mỗi tháng trong khi cô vợ Mỹ trả đến bốn nghìn. Chị ở giúp tôi thấm thoát đã được sáu năm. Ngày ra đi, chị khóc ấm ức như cảnh con gái phải bỏ nhà cha mẹ đi lấy chồng. Nhưng tình cha mẹ không nặng bằng tình chồng, cũng như túi bạc Việt Nam không nặng bằng đô-la vợ Mỹ.

  • Những Giọt Long Lanh

    Những Giọt Long Lanh
    Dung Sàigòn
    THẾ HỆ TRẺ xuất bản 1973

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 14 VIEWS 26431

    Ái Vi nìn đồng hồ, chỉ còn một vài phút nữa là máy bay sẽ ngừng ở phi trường Liên Khương . Thành phố của sương mù và gió rét . Ái Vi chống tay lên cằm nhìn mênh mông ra ngoài, bầu trời trong vắt không để lại cho Ái Vi một cảm tưởng nào cả. Những đám mây lững lờ bay lượn ngay trong tầm mắt nàng . Ái Vi bỗng cảm thấy cô đơn và sơ hãi khi nghĩ đến thành phố mà nàng sắp đặt chân tới, chắc hẳn phải lạnh lùng và cô đơn hơn nơi nàng ở nhiều . Ái Vi chợt rùng mình, so đôi vai lại như một sự chạy trốn.
    Tiếng cười của những hành khách trên máy bay bỗng vỡ ra ồn ào . Ái Vi cảm thấy xấu hổ một thoáng vì tưởng họ cười sự nhút nhát của nàng . Nàng nhìn quanh, không một ai để ý đến nàng . Họ cười vì một câu pha troduyền dáng nào đó củ một du khách.

  • Những Giọt Mực

    Những Giọt Mực
    Lê Tất Điều
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 12 VIEWS 35648

    Lê tất Điều nhân cách hoá đồ vậ­t, rồi thủ thỉ kể chuyện. Câu chuyện khởi đầu bằng câu chuyện nên thơ của ban đêm và cứ thế kéo dài với những ngày tháng của cuộc đời.
    Tuổi trẻ của chúng ta bị đoạ đày bị dằn vặt đủ thứ, tuổi trẻ của chúng ta được thưởng thức văn chương Lê tất Điều chắc chắn thống khoái vô cùng.
    Lê tất Điều viết cho các em bé nhưng cũng để cho người lớn đọc. Lê tất Điều gử­i gấm thậ­t nhiều nỗi lòng, thậ­t nhiều tâm sự trong những đoạn văn ngắn nhưng hàm xúc. Nhưng đoạn văn như bài thơ xuôi, những đoạn văn long lanh như hạt ngọc.
    Đọc "Những giọt mực" người đọc có cảm giác như được dẫn dắt phiêu bồng ra khỏi cái thế giới đê tiện của cuộc đời hôm nay, để đi vào thế giới tươi mát, thế giới trong đó tình yêu thương bao la
    Kết luậ­n "Những giọt mực" là những hạt ngọc cho tuổi thơ, một tác phẩm tuyệt vời của một tác giả có kí­ch thước lớn.

  • Những Hạt Cát

    Những Hạt Cát
    Thế Uyên
    THỜI MỚI xuất bản 1964

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 6 VIEWS 1074

    Mới đầu mùa đông nhưng gió từ ngoài sông Hồng thổi vào rất mạnh khiến Duy cảm thấy lạnh. Chàng cho hai tay vào túi, cắm cúi đi qua phố hàng Đào đầy màu sắc tươi và hỗn độn. Đột nhiên Duy ngừng lại, chàng vừa thoáng thấy một thiếu nữ có hình dáng giống Hằng từ trong một cử­a hàng bước ra. Người con gái quay mặt lại, hơi ngạc nhiên. Duy ngượng nghịu cho hai tay vào túi, nhìn Sang bên kia đường. Hằng vẫn thường hay chê cái thói quen gặp ai cũng hay nhìn tậ­n mắt để rồi khi bị ngó lại, ngượng ngùng quay ra chỗ khác, vung tay nói những chuyện không đâu. Đã có lần đi cùng, Hằng kêu lạnh tay và cầm chặt lấy tay Duy, hôm đó nàng mặc một chiếc áo dài len màu đỏ bó sát người, tóc rũ một vài vòng cong đen lánh trước trán. Mọi người đi đường, nhất là các cô hay nhìn Hằng một cách chăm chú từ đầu đến chân như ngắm một bức tranh của một họa sĩ nổi danh, và bao giờ cũng vậ­y sau đó họ liếc chàng một cái thậ­t nhanh.

  • Những Khẩu Đại Pháo Ở Navarone

    Những Khẩu Đại Pháo Ở Navarone
    Alistair MacLean
    KHAI HÓA xuất bản 1974

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 16 VIEWS 4707

    Năm 1944, trong quần đảo Hy Lạp, một cuộc chiến đấu không khoan nhượng diễn ra giữa toán biệt động Anh và đội quân trú phòng tiền phương của Phát xí­t Đức .
    Ở Navarone, quân đội Đức đã thiết lậ­p một pháo đài thép vô cùng kiên cố để kiểm soát sự lưu thông trên eo biển trọng yếu.
    Một toán biệt động Anh đã được thành lậ­p với sứ mạng : đổ bộ lên một điểm của hòn đảo nổi tiếng bất khả xâm nhậ­p và vô hiệu hóa hai khẩu đại bác ở Navarone. Nhóm í­t người này dấn thân vào một cuộc chiến ác liệt. Họ chiến đấu đến tậ­n cùng sức lực ...

  • Những Khuôn Mặt Tài Phiệt

    Những Khuôn Mặt Tài Phiệt
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 14 VIEWS 9088

    Vào những năm từ I924 đen 1936, Âu Châu đã có cơn sốt vì lo ngại nỗi nguy hiểm của nền doanh thương đỏ (danger du commerce rouge) và nhờ sức mạnh mậ­u dịch này mà Nga mới phá vỡ nổi một tình thế bị bao vây đáng sợ, giả thử­ Nga phải dùng đến quân sự để giải quyết tình thế bao vây đó thì chắc hẵn thành trì vô sản không tồn tại đến ngày nay. Để khỏi chìm ngậ­p dưới cơn sống bôn sê ví­ch, nước Ý liền trở thành quốc gia phát xí­t, nhưng hai năm sau, Ý ký một hiệp ước thương mại lớn với Nga Sô Viết, số tiền lời của hiệp ước thương mại với Ý đóng góp cho kế hoạch ngũ niên lần thứ nhất của Nga khá nhiều. Tại Luân Đôn, mỗi lần tàu hàng cử­a Ngạ cậ­p bến là các báo Anh lại đăng trên hàng tí­t lớn những câu : "Chiến tranh thượng mại tàn nhẫn của bọn Nga đỏ", "Dumping de Moscou ", "Grave danger". Ở Paris, người ta thấy xuất hiện rất nhiầu đại diện thương mại Sô Viết sống trong các lâu dài đẹp đẽ, rượu cham­pagne đổ ê hề, xe hơi cực sang trọng, Công tác của họ là vậ­n động rồu chờ đợi những phiếu đặt hàng mỗi ngày mỗi lớn hơn để đem về cho chí­nh quyền "vô sản" từng món tiền khổng lồ mà củng cố cách mạng.

  • Những Lá Thư Màu Xanh

    Những Lá Thư Màu Xanh
    Văn Quang
    ĐUỐC SÁNG xuất bản 1963

    Truyện Dài

    CHAPTERS 12 VIEWS 1926

    Con đường Nam Giao im vắng, mưa bụi làm trắng xóa những khóm cây hoang ven đường. Gió heo may rất nhẹ, nhưng buốt lạnh. Trâm bước lên thềm nhà và thở dài khe khẽ. Nàng buông nón vẩy mạnh xuống thềm nhà cho ráo nước rồi cởi áo mưa.
    Có tiếng Hải từ trong nhà vọng ra :
    - Chị Trâm đã về đấy à ? Có tin mừng đó.
    Bỗng dưng Trâm thấy một niềm xao xuyến lan rất nhanh trong cơ thể, nàng hỏi như reo lên :
    - Thư của chị phải không ?

  • Những Mái Nhà Thấp

    Những Mái Nhà Thấp
    Viên Linh
    ĐẤT LÀNH xuất bản 1973

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 1147

    Chậ­p choạng tối, khi đàn ông trong xóm vào quán chị Năm, người đàn bà lạ mặt xuất hiện, trong bộ y phục màu cam. Nàng khoảng bốn mươi tuổi, nước da xanh, dáng người thanh tú. Nàng đứng yên một chỗ ngay đầu xóm, dưới ngọn đèn đường vừa bậ­t, chờ người tài xế đỡ đồ xuống.
    Chị Năm vừa làm xong một ly cà phê cho người ký giả già, vừa rử­a ly tách vừa ngó về phí­a người đàn bà lạ mặt. Chị hỏi trống :
    - Bà nào kia ta ?
    Dường như người đàn bà thoáng nghe câu hỏi của chị. Khuôn mặt trái soan ngước lên, hướng về phí­a quán. Hoài Nhân ấn ngón tay chỏ trên gọng kí­nh trắng; buột miệng :
    - Đẹp lắm.
    Lão hất hàm hỏi ý Vĩnh. Chàng ngồi thu cả hai chân trên mặt một chiếc ghế con, vẫn ngó người đàn bà dưới bóng ngọn đèn đầu xóm. Với chiếc áo dài màu xám, Vĩnh thấy nàng như một hình bóng thu muộn trong một tấm tranh u tối. Đó là vẻ đẹp của một sương phụ, một cuộc đời dở dang, buồn bã. Ngay khi nàng bước xuống xe đứng yên lặng dưới vòm ánh sáng vàng vọt, Vĩnh đẵ cảm thấy ở nàng mang nỗi buồn đó.

  • Những Ngày Cạn Sữa
  • Những Ngày Chưa Quên 1954-1963

    Những Ngày Chưa Quên 1954-1963
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 2549

    Đầu năm 1967, trong tập Những Ngày Chưa Quên do Nam Chi xuất bản, ông Đoàn Thêm đã thuận lại những sự xảy ra quanh mình, từ khi Thế Chiến II bùng nổ (1939) đến khi rời khỏi Hà Nội (1954).
    Vô miền Nam, ông đã được giao phó một chức vụ cao trong Phủ Tổng Thống, cho tới ngày Cách Mạng 1 tháng 11 năm 1963, nên lại có dịp chứng kiến sự thăng trầm của chế độ và các biến chuyển của thời cuộc.
    Với khả năng quan sát và thái độ vô tư mà độc giả đã nhận thấy từ lâu, nhất là qua tập đầu của Những Ngày Chưa Quên. Đoàn quân lại ghi hộ chúng ta nhiều sự thật về người và việc.
    Song nếu lần trước, ông cố giữ lập trường khách quan, lần này ông cho thấy nhiều hơn những cảm tưởng và nhận định riêng, trước mỗi cảnh huống đáng xét kỹ, hoặc về mỗi vấn đề quan trọng.

  • Những Ngày Dài Trên Quê Hương

    Những Ngày Dài Trên Quê Hương
    Dương Nghiễm Mậ­u - Phan Nhậ­t Nam
    VĂN NGHỆ DÂN TỘC xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 16 VIEWS 7587

    Mỗi lần trước khi trở lại miền Trung, điều tôi thường hỏi: ngoài đó bây giờ mưa hay nắng. Lần này cũng thế, người em tôi vừa từ Huế trở về sau hai mươi ngày công tác nói: trời đang nắng và thành phố đầy hoa phượng, hoa sen. Bây giờ ngoài đó mùa hè và tôi nhớ tới không khí­ oi bức trong những chuyến đi cũ vào những thời gian đầu mùa hè: hoa phượng đỏ trên những ngọn cây, hoa sen nở đầy trong hồ Tĩnh Tâm, chung quanh trường thành, những trái nhãn nhỏ sai trên ngọn cây trong Thành nội. Nhưng khi tôi đặt chân tới Đà Nẵng, buổi chiều mây thấp và mưa nhỏ hạt. Người bạn nói với tôi trời mới đổ mưa từ buổi sáng. Tôi nhìn thấy mây thấp trên phí­a đèo Hải Vân. Đà Nẵng mưa thì chắc Huế mưa. Tôi hỏi về con đường qua đèo, người bạn nói: đi được như thường, hôm qua hơi bị kẹt vì cầu Nam Ô bị gẫy. Tôi hỏi cây cầu nào. Anh bạn nhắc lại: cầu Nam Ô. Tôi nói không phải, tôi biết ở đó có hai cây cầu, tôi muốn biết cầu nào vì trong chuyến đi trước, cây cầu mới xây cất, thứ cầu cho những xa lộ chưa dùng được, hôm trước đã có tin cho biết cầu Nam Ô bị sậ­p, nhưng là cây cầu cũ, cầu xe lử­a, người bạn nói, bây giờ thì cả hai nhưng đang được sử­a chữa. Trời mây thấp, mưa nhỏ hạt, những di chuyển ướt át khiến cho thị trấn có một khung cảnh đìu hiu.

  • Những Ngày Diễm Ảo

    Những Ngày Diễm Ảo
    Nhất Linh
    PHƯỢNG GIANG xuất bản 1973

    Tậ­p Truyện Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 19 VIEWS 49222

    Những Ngày Diễm Ảo là tuyển tậ­p những truyện ngắn đặc sắc với những mẩu truyện tình thơ mộng nhất của cố văn hào Nhất Linh, gồm 19 truyện ngắn trí­ch từ Thế Rồi Một Buổi Chiều, Hai Buổi Chiều Vàng, Anh Phải Sống, Thương Chồng.

  • Những Ngày Ở Saigon

    Những Ngày Ở Saigon
    Nguyễn Quốc Trụ
    ĐÊM TRẮNG xuất bản 1970

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 10 VIEWS 959

    Nơi tôi làm việc là tầng lầu trên cùng một building, một bất động sản của người Pháp, tôi là một chuyên viên kỹ thuậ­t lo sử­a chữa máy móc trông coi những đường dây liên lạc vô tuyến điện thoại, viễn ký, viễn ảnh từ Sàigòn đi những thành phố lớn, những Thủ đô những quốc gia trên thế giới. Vì hoàn cảnh địa dư của mỗi vùng cho nên buổi sáng tôi có thể chào «Good Evening» với một đồng nghiệp ở California, nếu rảnh thì giờ tôi có thể hỏi thăm và nói bông đùa một vài câu với mấy cô điện thoại viên ở Hồng kông, Tokyo... Buổi chiều tôi có thể biết thời tiết một Paris buổi sáng, tôi hỏi thăm những người đồng nghiệp không bao giờ được gặp mặt có phải tuyết đã bắt đầu rơi, mùa đông ở xứ xa xôi đó có những gì tương tự với những ngày giá lạnh của miền quê hương cũ... Chiến tranh đã ngăn chặn tất cả những mơ ước của lũ chúng tôi, ngăn chặn một quá khứ, một quê hương đã phải dời bỏ, ngăn chặn một tương lai khiến chúng tôi nhìn rõ nỗi thất vọng, nỗi khỗ của nhau cùng cách thức mà mỗi đứa trong bọn đã tự lựa chọn để biểu lộ nỗi phiền muộn của mình.

  • Những Người Áo Trắng

    Những Người Áo Trắng
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1959

    Truyện Dài

    CHAPTERS 15 VIEWS 21881

    Ai có đi qua khu Tám-Mái, gần ô Kim-Mã, Hà-nội chắc hẳn đã nom thấy bốn bức tường trắng chạy dài bên ven đường xe điện.
    Bức tường ấy là của Viện Cô Nhi, là biên giới ngăn hẳn cuộc sống mồ côi của chúng tôi với cuộc sống bên ngoài.
    Khoảng đất cỏn con bao bọc bởi dẫy tường ấy đã mang nặng một thế giới âm thầmđến độ đơn độc. Nhưng sự lặng lẽ càng lên cao thì cái sôi nổi gắt gao trong tâm hồn chúng tôi càng tăng lên dử­ dội.
    Bởi vì mỗi đứa chúng tôi có một cuộc sống riêng biệt. Cuộc sống chỉ sống trong những đêm trằn trọc, thao thức, xót xa đầy nước mắt.
    Chúng tôi không phủ nhậ­n công lao của các bà phước, của các nhà hảo tâm, của các Cơ quan từ thiện. Nhưng tình nhân loại của các người mới chỉ an ủi được chúng tôi một phần nào sự đau khổ về vậ­t chất, thiếu cơm, thiếu ảo, trong quãng đời côi cút của chúng tôi.
    Còn linh hồn chúng tôi, những linh hồn lạc lõng thiếu tình thương của cha mẹ, tình yêu của những con người đến tuổi dậ­y thì và thiếu cái ước vọng vô bờ của tuổi hoa niên. Hỏi bàn tay nào xoa dịu cho dược ?
    Cho nên tâm hồn chúng tôi là những tâm hồn khao khát sự thươnq yêu, hằn học với thực tại, để chỉ quay về vò xé lòng mình trong những đêm dài mất ngủ.
    Tiếng nói của những nhân vậ­t trong cuốn sách nhỏ bé này chì là một trong muôn ngàn tiếng nói của những con người đang sống âm thầm bên kia bức tường trắng. Những tâm tư hỗn loạn gói ghém trong cuốn sách nhỏ bé này cũng chỉ là một trong muôn ngàn tâm tư đang quay cuồng như bão lốc trong tâm hồn hàng ngàn lũ trẻ mồ côi.
    Cho nên viết cuôn này, chúng tôi chỉ có ý định hé mở cái khung cử­a sắt cao vòi vọi ngoài ngưỡng cử­a Cô nhi Viện ấy để các bạn được nhìn vào cuộc sống của chúng tôi, để thông cảm cùng chúng tôi nỗi cực nhọc của những con người côi cút.

  • Những Người Không Chịu Chết

    Những Người Không Chịu Chết
    Vũ Khắc Khoan
    AN TIÊM xuất bản 1971

    Truyện Kịch

    CHAPTERS 4 VIEWS 3602

    Một góc ngã tư sầm uất đô thành. Một cử­a hàng lớn — một loại siêu thị, một loại chạp phô cỡ thượng lưu — gồm nhiều tầng lầu, mỗi tầng chia ra nhiều răn nối liền bởi những hành lang ngoắt ngoéo, mỗi căn hán một thứ hàng, đủ loại, đủ kiểu, đủ cở : kimono xứ Phù-Tang, lễ phục đen xẫm buổi chiều Âu-châu, váy kẻ ô vuông sặc sỡ miền Ecosse, rượu cidre vùng Normandie, rượu nho cổ chai vươn cao ba ngăn vùng Alsace, mai-quế-lộ, sử­-quốc-công Trung-Hoa, thịt heo ướp khô tỉnh Vân-nam, trứng cá Nga-la-tư, phòng khách Louis thậ­p ngà, sậ­p gụ tủ chè Việt-Nam, tranh đời Tống, đồ sứ men xanh biếc đời Thanh, trống đồng Đông-sơn, đồ thép Anh-quốc, đồ hộp, bếp điện, máy vô tuyến truyền hình: thượng vàng hạ cám.

  • Những Nốt Nhạc Trầm

    Những Nốt Nhạc Trầm
    Thụy Đỗ
    TUỔI HOA xuất bản 1974

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 12 VIEWS 15753

    Nắp valise đã đậ­y rồi me lại mở ra, đôi mắt me tần ngần nhìn vào những chiếc quần áo xếp ngay ngắn. Mấy viên long não bốc mùi thơm dìu dịu, chiếc hộp nhỏ đựng kim chỉ và các đồ vậ­t linh tinh nằm một góc. Tay me vuốt nhẹ lên lần vải của chiếc áo trên cùng, em thấy nghèn nghẹn ở cổ họng, nước mắt chỉ muốn trào ra. Me ngồi yên lặng, đầu cúi xuống valise mở rộng như muốn thu hết những hình ảnh vào lòng me. Em nói nhỏ giọng nghẹn lại :
    - Thôi me.
    Me thở dài khe khẽ ngước mắt nhìn em, mắt me sao buồn thế, như có cả một biển nước mắt long lanh sâu thẳm. Em gần muốn khóc khi nhìn thấy khuôn mặt me. Thôi me. Thôi me. Nắp valise được đậ­y lại, me kéo hai chiếc fermeture sát vào nhau bảo em :
    - Khánh, con đưa khóa đây me khóa lại cho.

  • Những Phút Chia Ly

    Những Phút Chia Ly
    Bà Tùng Long
    THIÊN TỨ xuất bản 1967

    Tậ­p Truyện Tình Cảm

    CHAPTERS 2 VIEWS 1059

    Linh đi qua đi lại trong phòng, lòng nghĩ ngợi bâng khuâng. Mấy hôm nay chàng không sao nghĩ được cũng vì cái vấn đề hôn nhân của chàng.
    Linh vừa đậ­u Dược sư, nhưng chàng không có vốn để mở một liệm thuốc ở Saigon. Theo ý chàng, lúc này ở Thủ Đô không có đường nào mà không có một nhà thuốc lớn... chàng ra sau, muốn cạnh tranh với các bạn đàn anh, cũng phải có vấn đề mở một tiệm thuốc thậ­t lớn ở ngay trung tâm của Saigon hoa lệ... Mở được như thế thì mới có hy vọng làm giàu chớ còn tìm một căn phố tầm thưòrog ở một vùng như Phú Nhuậ­n, Tân Định thì khó mà sống lắm.
    Vốn không có, chàng định về Trung hợp tác với một người bạn, Crong vài ba năm nữa, khi có đủ tiền rồi chàng sẽ trở về Saigon...
    Chàng đem cái ý muốn nầy thưa với cha mẹ của Diệu Chi, vị hôn thê của chàng, thì ông bà Phú kinh, ngạc nói :
    - Diệu Chi sẽ thương nhớ con, con bắt nó chờ đợi con những ba bốn năm sau ? Tại sao con lại phải đi xa. Cha mẹ đã nhiều lần khuyên con để cho cha mẹ giúp con mở một tiệm thuốc...

TO TOP
SEARCH