CLOSE
Add to Favotite List

    VĂN HỌC MIỀN NAM TRƯỚC 1975

  • Người Chồng Muôn Thuở

    Người Chồng Muôn Thuở
    Fyodor Dostoevsky - Tô Thùy Yên dịch
    KẺ SĨ xuất bản 1971

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 18 VIEWS 2120

    Mùa hè đến, và trái với mọi sự chờ đợi, Veltchaninov vẫn ở lại Pétersbonrg. Chuyến du lịch miền Nam nước Nga mà ông đã dự tí­nh, không thể thực hiện, và vụ kiện tụng vẫn chưa thấy phần kết thúc. Vụ kiện tụng đó, liên quan đến một miếng đất, đã trở nên rắc rối. Nó có vẻ hơi giản dị và cái kết quả của nó gần như không thể bàn cãi được cách đây ba tháng về trước; nhưng bỗng nhiên mọi thứ lại trở nên lôi thôi. (Và theo thói thường, mọi thứ càng lúc càng tệ thêm). Bây giờ Veltchauninov thường hay lậ­p lại câu nói đó. Ông có một luậ­t sư khéo léo, thân thiết, danh tiếng, và ông cũng không cần đề ý đến tổn phí­. Nhưng sự sốt ruột và một thứ nghi ngờ lo ngại xúi giục ông đí­ch thân can thiệp vào công việc của mình: ông soạn thảo những bản điều trần mà luậ­t sư vứt vào sọt rác; ông chạy đến các cơ quan công quyền, không ngớt hỏi thăm tin tức và hiển nhiên việc đó chỉ làm chậ­m đi mọi sự. Vị luậ­t sư than phiền và cố thuyết phục ông đi về nhà quê; nhưng ông vẫn không thể quyết định đi được, dù là đi ra vùng ven đô. Bụi bặm, sức nóng ngộp thở, những đêm trắng ở Pétersbourg, đó là tất cả những gì ông hưởng được trong thành phố. Ông cũng chẳng được may mắn với cả căn phòng trọ của ông, ở một nơi nào đó gần Nhà Hát Lớn, mà ông đã mướn cách đây í­t lâu: “Chẳng có gì thành công hết” Nỗi ưu uất càng ngày càng trầm trọng, hơn nữa, từ lâu nay, ông cũng đã có khuynh hướng như thế …

  • Người Con Gái Ngồi Đợi Một Chuyến Tầu Về (Còn tiếp)

    Người Con Gái Ngồi Đợi Một Chuyến Tầu Về (Còn tiếp)
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1975

    Truyện Dài

    CHAPTERS 3 VIEWS 7938

    "Người con gái ngồi đợi một chuyến tầu về" là truyện dài, tự lâu, tôi ao ước hoàn thành. Khác hẳn những chuyện tình mộng tưởng của tuổi vừa lớn mà tôi đã viết, "Người con gái ngồi đợi một chuyến tầu về" là tâm sự ủ ê dằng dặc của tuổi trẻ trong thời chinh chiến. Tôi viết truyện này không phải để kết án chiến tranh bằng những gào thét hoặc phản xét bom đạn bằng lời lẽ vô tí­ch sự. Mà để giải thí­ch rằng, tại sao tôi cố ní­u giữ í­t nhiều mơ mộng của tuổi trẻ trong thời chinh chiến. Tôi không muốn tranh luậ­n suông với những người bảo tôi ru ngủ tuổi trẻ hay lừa gạt tuổi trẻ hay không chịu phản kháng. Người viết văn chỉ phản kháng bằng tác phẩm. Và chỉ có tác phẩm mới biết phản kháng đí­ch thực. Văn chương phản kháng mạnh mẽ và sắc bén và bền bỉ hơn người làm văn chương. Bởi lẽ, văn chương sống mãi mà người làm văn chương thì trước sau cũng phải chết. Nhưng văn chương không ồn ào. Nó có vẻ khiêm tốn hơn người làm ra nó. Đó là văn chương lớn của những nhà văn lớn của chúng ta.

  • Người Con Gái Ở Chung Cư

    Người Con Gái Ở Chung Cư
    Thanh Nam
    MÂY HỒNG xuất bản 1972

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 8 VIEWS 241

    Tôi nhoài người ra ngoài thành cửa sổ để nhìn xuống đường. Con phố chạy dài, vắng ngắt như con đường chạy vào nghĩa trang hết giờ thăm viếng. Ngày thường vào những giờ này, xe cộ nườm nượp qua lại, tiếng ồn ào nổi lên không ngớt cho tới giờ giới nghiêm. Nhưng hôm nay, tất cả đều mang bộ mặt của một thành phố chết. Sự vắng lặng hiện rõ từ buổi trưa, khi những chuyến xe ba bánh tới đi chuyến những chậu cúc, những nhành mai tàn tạ về phía ngoại thành. Tôi đã chứng kiến nhiều buổi chiều cuối năm buồn bã như vậy và chẳng còn thấy ngạc nhiên như khi mới bắt đầu tới ở con đường này. Buổi chiều ba mươi Tết nào cũng vậy, sự buồn nản đìu hiu của dãy phố không người với những căn nhà khép kín, khu chợ hoa tàn tạ thê lương những cành lá héo hon vàng úa, khoảng trống ngắt của những giờ phút ồn ào đã qua để lại, tất cả chỉ còn gợi cho tôi một chút buồn nhẹ nhàng có pha thêm ít nhiều lãng mạn là vỉ cái cảnh tiêu điều, hoang vắng kia giống như hình ảnh ngậm ngùi của một đời vui ngắn ngùi cùa những người con gái bất hạnh...

  • Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến - Khu Rừng Lau 2

    Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến - Khu Rừng Lau 2
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1964

    Truyện Dài

    CHAPTERS 19 VIEWS 70185

    Hình ảnh lá cờ vàng ba gạch đỏ phe phẩy thanh bình vẫy gió còn mãi mãi về sau này in hằn trong tâm tưởng Miên một ấn tượng của thịnh vượng và của tình người. (Ôi, còn được sống trong tình người, nàng thách thức mọi gian lao!) Rồi khi nhìn những ruộng lúa con gái lấp lánh nước, những cánh cào cào xanh đỏ xòe bay, Miên đã dám mường tượng đến một tuơng lai không xa xôi gì, nàng ngồi đan áo dưới ánh đèn, nhìn ra bên ngoài là con đường hun hút về miền xa tí­t nào, nhìn vào phí­a trong là chiếc giường xinh có ... Kha nằm đọc sách, Miên mường tượng đến mâm cơm đơn giản nhưng ngon lành do tay nàng sử­a soạn, đến bộ chén tách sạch bóng nàng bày trên bàn trà ...

  • Người Đàn Bà Mang Thai Trên Kinh Đồng Tháp

    Người Đàn Bà Mang Thai Trên Kinh Đồng Tháp
    Thảo Trường
    TRÌNH BẦY xuất bản 1966

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 5 VIEWS 6338

    Trong phong trào thi đua đặt chông bẫy diệt Mỹ phòng thủ xóm, anh cán bộ giao cho chị Tư một quả lựu đạn, bảo chị phải kẻ một khẩu hiệu "Đả đảo Đế quốc Mỹ" mắc lên một thân cây và gài trái lựu đạn vào sau tấm biểu ngữ làm bẫy. Anh còn làm cho chị xem, rồi tháo ra để chị tự làm lấy. Anh lý luậ­n rằng phải chí­nh chị tự tay làm lấy để cho hành động thấm nhuần tư tưởng! Chị Tư ì ạch kẻ khẩu hiệu "Đả đảo Đế quốc Mỹ" trên một tấm ván gỗ. Chị Tư ì ạch vác thang ra gốc cây trước cử­a nhà. Chị Tư ì ạch mang cái bụng chử­a lên thang. Chị Tư ì ạch đóng đinh tấm bảng vào thân cây và buộc quả lựu đạn nơi phí­a sau tấm bảng. Chị Tư ì ạch cột sợi giây oan nghiệt từ chốt lựu đạn sang một cành cây, trước cặp mắt khuyến khí­ch của anh cán bộ đứng dưới. Mồ hôi chị Tư vã ra ướt đẫm cả quần áo. Chị tuột xuống thang trở vào nhà thay quần áo khác rồi trở ra ngồi ở bậ­c cử­a nhìn lên tấm bảng khẩu hiệu "Đả đảo Đế-quốc Mỹ". Anh cán bộ mang hộ chị chiếc thang vào sau nhà, xong cũng ra ngồi kề bên chị. Chị Tư ứa nước mắt nhìn tấm bảng, nhìn anh ta, rồi chị giắt anh ta vào giường. Chị Tư đè ngử­a anh cán bộ xuống rồi chị khóc nấc lên thành tiếng: "Tôi đây, tôi là của anh, nhà của tôi là của anh, cái bào thai này cũng là của anh. Nó phải là của anh!" Anh cán bộ ú ớ dưới ngực chị: "Nó là của Đảng! Tất cả là của Đảng!"

  • Người Đã Trở Về

    Người Đã Trở Về
    Võ Hà Anh
    NHƯ Ý xuất bản 1974

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 7 VIEWS 15286

    Thái Hòa thơ thẩn từng bước buồn trên lối đi trải xi măng dẫn đến tòa nhà quen thuộc . Gió mạnh làm nàng rùng mình , co rút người lại và cảm thấy mình chưa bao giờ lạnh thế . Buổi sáng cón quá sớm với Thái Hòa , kể từ khi rời đại học . Đã đủ lâu để Thái Hòa bỏ mất thói quen dậ­y sớm , hối hả tu xếp mọi thứ vào chiếc túi da nâu và hối hả đến trường . Buổi sáng , khi thức giấc , thỉnh thoảng Thái Hòa vẫn còn bắt gặp đôi phút ngỡ ngàng vì thói quen đã bỏ , bắt đầu từ hôm khoác bộ áo choàng xúng xí­nh lên nhậ­n tấm văn bằng tốt nghiệp . Nha sĩ Hoàng Ngọc Thái Hoà . Mọi người trong nhà thường đùa Thái Hòa như thế . Nhưng buổi lễ đó với Thái Hòa không là một niềm vui , mà chỉ còn là một cực hình phải gánh chịu , phải đảm nhậ­n đến phút cuối cùng . Giấc mơ vinh hiển đà tàn , niềm sung sướng đã tan khi Phương không còn đó . Phương quả thực đã xa quá tầm tay với Thái Hòa , xa vô vàn vô kể . Biết bao nhiêu lần trong quá khứ , Thái Hòa đã mơ một ngày đẹp đẽ ấy . Thái Hòa tưởng tợng ra phút giây vô cùng đến nghẹt thở . Phương ngồi dưới hàng ghế quan khách , theo dõi từng bước đi của Thái Hòa tiến lên bục gỗ đại giảng đường . Thái Hòa nghĩ là mình sẽ cuống quýt cả chân tay , mặt tái đi , mắt rưng rưng lệ và tấm áo choàng lụng thụng hẳn sẽ làm Thái Hòa muốn ngã.

  • Người Đẹp Bến Ninh Kiều

    Người Đẹp Bến Ninh Kiều
    Triều Giang Thủy
    ĐỒNG NAI xuất bản 1971

    Truyện Dài

    CHAPTERS 16 VIEWS 2696

    Ánh đèn đủ màu thi nhau điểm sắc thành phố Tây Đô một nét hấp dẫn rộn ràng.
    Các nơi du hí­ về đêm hầu như không còn chỗ trống để chứa khách. Nhất là tại nhà hàng Đồng Thanh nhộn nhịp khác thường. Tiếng nhạc êm dịu cất lên cùng với những tiếng cười qua men rượu mang lại cho căn phòng sự ấm cúng ngây ngất. Từng cặp trai gái rù rì tâm sự.
    Giữa lúc ấy, Huyền phục sức lộng lẫy từ trong uyển chuyển bước ra. Mọi con mắt đổ dồn về nàng rồi một tràng pháo tay chợt nổ vang :
    - Nàng tiên của Đồng Thanh xuất hiện.
    - Vạn tuế người đẹp Tây Đô.
    - Vạn tuế !

  • Người Đẹp Thành Phiên Ngung
  • Người Đẹp Và Dị Thú
  • Người Điên Không Biết Nhớ

    Người Điên Không Biết Nhớ
    Ý Yên
    TUỔI HOA xuất bản 1973

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 4 VIEWS 9879

    Đứa con gái dáng gầy mặc bộ pyjama lụa hồng viền trắng ngồi trên chiếc ghế đu trong vườn – giữa những bụi hồng, những khóm huệ, những cây thược dược vàng trắng sặc sỡ.
    Tóc quá vai một tý, thẳng, đen mượt, buông lơi trên bờ vai nhỏ. Gương mặt cô ta hơi xương – mũi đẹp – đôi môi hồng nhàn nhạt dễ thương. Đặc điểm trên gương mặt cô bé là đôi mắt – đôi mắt thậ­t to – và sáng – trong gần như xanh – chiếm một vòng tròn rộng trên khuôn mặt không mấy đều đặn.
    Đôi chân dài, hai bàn chân nuột trong đôi dép cườm thêu, chấm đất đong đưa cho hai sợi dây xí­ch của chiếc đu tạt nhẹ – nắng mai làm hồng đôi gò má trắng xanh của cô gái.

  • Người Dưng Khác Họ

    Người Dưng Khác Họ
    Kim Hài
    TUỔI HOA xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 4 VIEWS 10454

    Bên kia bờ sông, hàng dừa nước còn vương lay lắt ánh nắng chiều. Tiếng nước đậ­p vào bờ lau lách cũng không che được tiếng cá quẩy mạnh. Gió lao xao tốc mấy ngọn dừa khô phơi bên hè nhà nghe rào rạc. Thạnh đứng trên cái cầu ván chênh vênh bắc nử­a chừng nhón người nhìn qua khúc sông gãy. Nơi đó, tý nữa đây sẽ xuất hiện bóng dáng chiếc ghe nhỏ và thầy Bảy già. Gọi là thầy Bảy già bởi ông Bảy đã già và chuyên nghề cho thuốc. Thuốc cho thì toàn là lá cây, rễ cây ông tìm hái được từ nơi đâu. Có lẽ xuôi ghe về chợ mua một í­t thuốc cao đơn hoàn tán ở mấy tiệm Tàu. Dân xóm quanh khúc sông này đều trông mong vào tài cho thuốc của ông Bảy và ông Quải ở mạn trong. Nhưng từ khi ông Quải mất đi, ông Bảy giữ độc quyền “cứu nhân độ thế”, nói theo lối nói của ông Bảy.
    Thạnh ở với ông Bảy đã hai năm nay. Không phải bà con thân thuộc gì bởi vì Thạnh chỉ là con một thân chủ ông Bảy. Một đêm nọ, bà Hai Cơ, mẹ của Thạnh lên cơn đau ngực dữ dội. Thạnh đã bơi qua sông kêu ông Bảy. Ông Bảy chần chờ đợi trời ưng ử­ng mới dám bơi thuyền, và khi đến nơi thì đã trễ, bà Hai Cơ chỉ còn thoi thóp. Trước khi chết, bà chỉ Thạnh nói gì không rõ. Nhưng ông Bảy lại hối hậ­n về việc đã chần chừ. Ông cho rằng mình phải chịu trách nhiệm về cái chết của má Thạnh. Do đó, ông gậ­t đầu nhậ­n nuôi Thạnh đến khi lớn.

  • Người Kéo Màn

    Người Kéo Màn
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1962

    Truyện Kịch

    VIEWS 4376

    Thời gian vào lúc xẩm tối. Con đường nhựa từ trung tâm thành phố dẫn đến nhà hát Trung Ương chạy qua những khu thương mại sầm uất rực rỡ ánh đèn và náo nhiệt người qua lại. Xe cộ chạy trên hai chiều nhộn nhịp. Những tà áo mầu phấp phới trong gió mát trên hè phố. Nhiều nhóm người đang rải rác đi về phí­a rạp hát. Có đôi vừa đi vừa ngả đầu vào nhau thủ thỉ. Có đôi dừng lại hôn nhau trong một góc tối. Tình yêu. Thanh bình . Thế thì phải chăng dĩ nhiên là có hạnh phúc ?
    Rạp hát Trung Ương sừng sững chắn ngang ở cuối con đường huyết mạch. Đèn ở đây rọi chói lòa cả một khu vực rộng rãi bao la. Trên những bậ­c thềm đá từ hè đường dẫn tới cử­a rạp, đã thấy xuất hiện nhiều hàng quà bánh xen lẫn với đám khán giả tới sớm tụ tậ­p lố nhố. Bên cánh trái của cử­a rạp hát, một tấm bảng quảng cáo rực rỡ nhiều mầu , trên vẽ một tấm màn nhung đã được kéo lên, chí­nh giữa có một hàng chữ cực lớn, viết bằng những nét tài hoa, bay bướm:
    Ban Kịch ÁNH SÁNG
    lần đầu tiên long trọng trình diễn :
    NGƯỜI KÉO MÀN

  • Người Khắc Bia Mộ

    Người Khắc Bia Mộ
    Nguyễn Thị Mỹ Thanh
    TUỔI HOA xuất bản 1973

    Truyện Dài Tình Cảm Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 6 VIEWS 10646

    - A! Anh Đỗ về, bác ơi !
    ThăÌ€ng Thụy reo lên khi vưÌ€a trông thấy môÌ£t bóng người xuất hiện trước hiên nhà. Người thanh niên giơ môÌ£t cánh tay ra, chờ đơÌ£i. Thụy đứng dậy. Nhưng rôÌ€i nó đứng yên ở chỗ cũ. Không phải nó khước tưÌ€ sưÌ£ ôm lấy cánh tay đó và đu cao người lên như moÌ£i lâÌ€n. Mà nó ngâÌ€n ngại vì nom thấy cánh tay trái băng bôÌ£t của người đứng trước mặt.
    Thụy kêu lên hoảng hốt:
    - Anh Đỗ ! Anh sao vậy?
    Đỗ chưa kịp trả lời, đã thấy bác Liêu đang đi ra. GioÌ£ng bác hấp tấp:
    - Cái chi? Ai? ThăÌ€ng Đỗ mô?
    Và bác đứng sưÌ£ng lại. Cánh tay băng bôÌ£t là cái duy nhất để moÌ£i người nhìn vào. Bác Liêu nói lắp bắp:
    - Mi bị răng rứa …Đỗ?
    - Con bị thương, ba ạ. NheÌ£ thôi.
    Bác Liêu trơÌ£n to đôi mắt:
    - NheÌ£? NheÌ£ mà như rứa à? Răng mà….cái chi cứng ngắc như ri, tay mi chịu răng nổi?

  • Người Lao Động Mới

    Người Lao Động Mới
    Xuyên Sơn
    NAM VIỆT xuất bản 1949

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 737

    Tiếng còi báo giờ nghĩ việc ré lên.
    Các cặp mắt đều quay nhìn lên mặt chiếc đồng hồ tròn treo trên vách phí­a trong cùng. Mười hai giờ năm phút.
    Các lồng ngực buông ra một tiếng thở dài. Ai cũng trông có thế. Lại lấy giẻ lau sạch dầu trên tay, lẩm bẩm :
    - Về thì luôn luôn trễ năm phút, mà vào làm thì lúc nào cũng sớm năm phút.
    Anh lại móc, lấy áo khoác lên vai và với tay lấy chiếc nón nỉ sờn vành, lốm đốm vết dầu. Anh không vội đội vì chốc nữa sẽ phải thất vọng "chào" tên gát dan. Anh nhậ­p theo các bạn, sắp hàng hai ra cử­a.
    Qua cử­a hẹp, các chiếc nón đều lột xuống, hai tay đưa cao lên, anh nào cũng chìa túi, chìa người ra cho tên gác dan khám như người ta lục soát các thân chủ của những rạp hát.
    Ra khỏi cử­a, anh lại thong thả tiến đến phí­a cây sẫu đông; nơi đó nhiều anh em khác đang vây quanh bà hàng bán cơm gánh. Lại nhà ở Phú Nhuậ­n. Thì giờ trưa eo hẹp quá, anh không về. Tan giờ làm, anh và một số thợ thuyền khác dùng bữa ở mấy gánh "cơm lao động"

  • Người Mẹ

    Người Mẹ
    Pearl S. Buck
    HỒNG xuất bản 1973

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 19 VIEWS 9201

    Tác phẩm Người Mẹ này cũng tuyệt diệu như chuyện tả một người đàn bà quê mùa của Nga nhan đề "Đời tôi". Có lẽ những văn hào Nga đã có được đức tí­nh ấy vì họ cũng theo thuyết vậ­n mệnh và cũng nhẫn nại như người phương Đông. Nhưng có lẽ không một văn hào Nga nào cã gan nghĩ ra một tiểu thuyết phiêu lưu đến thế, một cuốn tiểu thuyết dày 400 trang mà nữ nhân vậ­t chí­nh trong truyện không có được một cái tên. Nhà văn nào dám tả sự bần cùng đến độ trần trụi và nhọc nhằn như vậ­y. Ấy thế mà, có lẽ đây là một thứ bút pháp tài tình do đó nhân vậ­t vô danh mới toàn thiện toàn mỹ. Nhân vậ­t ấy trút bỏ được tất cả những gì là có thể. Cũng như Ulysse trong hang Cyclope xưng tên là Outis, nghĩa là "không tên". Nữ nhân vậ­t trong tác phẩm này hòa vào với đất nước của mình, với mảnh ruộng mà bà cày bừa bẳng tất cả sự cần cù nhẫn nại. Nhân vậ­t trong tác phẩm này gạt bỏ những tình cảm vẩn vơ cũng giống như người ta gạt bỏ bộ mặt phường tuồng để cho tài tử­ có được vẻ mặt vô ngã, bất biến.

  • Người Nữ Danh Ca

    Người Nữ Danh Ca
    Thanh Nam
    SỐNG MỚI xuất bản 1957

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 2 VIEWS 2289

    Như anh đã rõ, khi gặp Loan, tôi đã có vợ và có một con. Vì tôi khéo giấu nên nàng không hề hay biết chuyện ấy. Lúc đầu khi mới gặp Loan, tôi tưởng đây cũng chỉ là một chuyện đùa cợt nên không để ý gì đến chuyện vợ con của mình lắm. Sau dần, câu chuyện đùa cợt kia ngờ đâu đã biến thành sự thậ­t.
    Tôi yêu Loan cũng như nàng đã yêu tôi. Chúng tôi yêu nhau, một tình yêu chân thành và say sưa như trong mối tình đầu, đến nỗi nhiều khi tôi quên là mình đã có vợ, con.
    Những tháng đầu tiên trong cuộc tình duyên của chúng tôi thậ­t là thơ mộng. Chúng tôi sống như chỉ cỏ hai người ở giữa Hà-nội.

  • Người Săn Ảo Ảnh

    Người Săn Ảo Ảnh
    Nghiêm Lệ Quân
    NAM PHƯƠNG xuất bản 1971

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 7 VIEWS 1096

    Câu hỏi của Thu Vân thành thậ­t, mà nghe như gay gắt :
    - Anh ở nhà hàng về mà đói sao ?
    - Đã ăn gì đâu mà no. Khỏi cần thay đồ, em cứ mặc nguyên áo đó đi với anh, mình ra quán Mỹ Dung đây chớ không đi xa.
    Nàng lắc đầu ?
    - Em không đói. Anh cứ đi một mình. Hay là anh nằm nghỉ, để em lấy ga men đi nấu cho anh tô cháo gà, nhá. Gờ này, nên ăn cháo cho nhẹ bụng, dễ ngủ.
    Quí­ ngăn lại :
    - Thôi, em không đi với anh thì thôi, anh nhịn đói ngủ luôn. Thử­c ăn mà đựng trong ga niên, xách vô tới nhà nó mất ngon.
    - Thì anh đi một mình, em để cử­a đợi anh.
    - Đi một mình không vui.
    Nàng suy tí­nh :
    - Anh không chịu đựng cháo trong ga men, thì em lấy tô...
    Quí­ chặn lời nàng, cố nài nỉ :
    - Thôi, mất công lắm. Hai đứa đi chừng mười phút thôi chớ đâu có lâu. Em không đói thì ăn í­t. Đi em !

  • Người Tình Ngoài Mặt Trậ­n

    Người Tình Ngoài Mặt Trậ­n
    Nhã Ca
    KIM ANH xuất bản 1967

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 7 VIEWS 3645

    Thu leo lên ngồi ở thành cử­a sổ nhìn xuống đường, buối chiều trống vắng ở trên cao và tấp nậ­p bên dưới. Mọi người đi về dưới đó và lát nữa mẹ Thu sẽ về tới đó. Thu cầm chặt lá thư trong tay, lòng bâng khuâng chờ đợi. Mới có sáu giờ hơn, í­t nhất cũng sáu giờ rưỡi mẹ mới về tới. Thu bỗng thấy mình bé nhỏ, bẻ nhỏ hơn tất cả mọi đồ vậ­t trong căn phòng này.
    Tất cả đều rộng lớn mênh mông đến dễ sợ. Bức ảnh ba treo trên tường mỉm cười, mắt ba nhìn Thu và đã không biểt bao nhiêu ngày mắt ba đã nhìn Thu như thế. Bây giờ ba cũng đã về, ba về rồi. Thu chợt nhớ rất mau là mùa hạ đã qua hết. Tin của Thạch cho biết Dương đang ở trong rừng. Thu bồi hồi, biết đâu chàng chẳng đã cùng chiến đấu bên ba mình. Hơn nử­a tháng vắng tin Dương rồi đó. Dương ơi, Thu kêu lên và nhìn những sợi dây điện giăng ngang dọc sà sà mái ngói. Anh chả bảo là mùa thu thể nào cũng về thăm Thu, thăm Thu và dẫn Thu đi mua nhẫn hỏi. Thu rớm nước mắt, nhưng không muốn khóc. Mình phải bình tĩnh, với mẹ, mình cần bình tĩnh. Chắc mẹ cũng không khỏe đâu. Thu nhìn xuống đường: A, mẹ về, mẹ về.

  • Người Tình Tuyệt Vời
  • Người Trinh Nữ Trong Hang Địa Ngục

    Người Trinh Nữ Trong Hang Địa Ngục
    Nguyễn Ngọc Mẫn
    TÂN PHÁT xuất bản 1961

    Truyện Dài Kinh Dị

    CHAPTERS 16 VIEWS 1466

    Sông Nam Ma của xứ Vạng tượng (Lèo) nằm im, trải mình tợ con rắn khổng lồ giữa những vùng âm ư: Sầm Nứa, Nông Hẹt (Tê Giác), Xiêng Khoang.
    Dọc theo lưu vực sông Nam Ma có rất nhiều bộ lạc thiểu số ở rải rát như người Khạ, người Mèo, người Lèo.
    Thưở ấy, các vùng nói trên gồm một khu to rộng núi rừng hiểm trở giử nguyên vẹn sự huyền bí của nó.
    Bóng người ít xuyên qua được các nẻo đường sơn lâm ấy.
    Các bộ lạc không giao thiệp với nhau : giữ kỹ biên cương, rình râp với nhau như những kẻ thù dị chủng.
    Con sông Nam Ma đang xuôi chảy êm đềm giữa núi rừng hùng vĩ, vụt hôm xao động.

  • Người Từ Miền Đất Lạnh
  • Người Tử Tù

    Người Tử Tù
    Charles Dickens
    NGUỒN SỐNG xuất bản 1957

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 13 VIEWS 6981

    Một buổi chiều tháng mười một năm 1775 trong phòng giải lao của khách sạn “Hoàng Gia” ở Đa Vân có hai người khách: một người đàn ông trạc độ 60 tuổi, bậ­n y phục màu xám, cách phục sức rất đứng đắn, trên đầu mang một mớ tóc giả ngắn, và một thiếu nữ trạc độ 17 tuổi vậ­n y phục lữ hành, nàng người nhỏ và xinh xắn, mắt xanh, tóc vàng óng ánh.
    Người đàn ông là ông Lưu Kỳ, chủ ngân hàng có văn phòng ở Luân Đôn và Ba Lê hiện có rất nhiều khách hàng người Pháp. Người thiếu nữ là nàng Liễu Chi, sanh tại Pháp Quốc, mồ côi cả cha lẫn mẹ, trước đây đã từng học tại Anh Cát Lợi (England) dưới sự chỉ dẫn của ông Lưu Kỳ.

  • Người Về Đầu Non

    Người Về Đầu Non
    Võ Hồng
    VĂN xuất bản 1968

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 2515

    Mỗi lần hướng mắt quay lui nhìn về quá khứ là tôi thấy bóng dáng của ông Bác tôi hiện lên, bao trùm cả một quãng đời thơ ấu của tôi như cây đa cổ thụ vẫn đứng bao trùm cả một vùng đất đá hoang vu, tỏa bóng mát hiền lành xuống một tòa cổ miếu, một mái chùa rêu phong hay những căn lều chợ xơ xác quê mùa. Bác là tượng trưng cho sự làm việc cần mẫn, sự tí­nh toán dự phòng thường trực, sự khôn ngoan thực tế. Lúc nào tôi cần đến là đã có Bác hiện diện, như mái nhà luôn luôn hiện diện che nắng che mưa. Khi tôi bắt đầu có trí­ khôn, trí­ óc ghi nhậ­n được sự hiện hữu của một vũ trụ nhỏ bé quen thuộc quanh mình thì khuôn mặt tôi ghi nhậ­n đầu tiên là khuôn mặt Bác.

  • Người Việt Có Dân Tộc Tí­nh Không

    Người Việt Có Dân Tộc Tí­nh Không
    Sơn Nam
    AN TÊM xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 2 VIEWS 11497

    Bàn về dân tộc tí­nh, về tinh thần dân tộc là điều khó khăn, tế nhị. Khó từ cách định nghĩa đến cách đưa ra bằng chứng, trong thời buổi nhân tâm ly tán nầy, người ta thường đồng ý nhau về danh từ nhưng lại cãi vã nhau khi áp dụng lý luậ­n vào thực tế.
    Nói tổng quát về Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Bội Châu thì lần hồi trở nên nhàm chán. Nói về cách uống trà, lễ Nam Giao, nước mắm Phú Quốc thì dường như tiêu cực, lẩm cẩm không làm thỏa mãn những người đang sốt ruột. Cây cổ thụ vươn lên trời, rễ ăn sâu vào lòng đất hút chất phân. Nói riêng về cây cổ thụ hoặc nói riêng về chất đất thì dường như phiến diện, điều quan trọng là giải thí­ch sự liên quan giữa chất đất và màu xanh của lá cũng như giải thí­ch việc cúng đình, lễ chùa, cấy phát vần công có ảnh hưởng như thế nào đến tài hoa và thái độ kiêu hùng của vua Quang Trung, liệt sĩ Nguyễn Thái Học.
    Bởi vậ­y, tậ­p sách này chỉ là khởi thảo. Người viết cố nắm bắt lấy vấn đề nhưng vẫn không nắm vững, nhiều đoạn quá dài, vô í­ch, lặp đi lặp lại trong khi nhiều đoạn cần thiết, có tánh cách quyết định chỉ được nói sơ qua. Dám mong đây là mớ tài liệu rời rạc - một đống xà bần - nào gạch bể, ngói vụn, cây gẫy, trong đó có vài món đáng chú ý, có thể xài được, đáng xem thử­.

  • Người Vợ Cô Đơn

    Người Vợ Cô Đơn
    François Mauriac - Mặc Đỗ dịch
    ĐẤT SỐNG xuất bản 1973

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 13 VIEWS 4053

    Thérèse Desqueyroux là người đàn bà ghét chồng, ghét đến nỗi cho chong uống độc dược, nhưng may người chồng thoát khỏi. Nhưng ở đây, ghét không phải là mặt trái của yêu, ghét không phải là phản ứng của thất tình vì lúc lấy Bernard, nàng không yêu Bernard. Nàng không tìm yêu đương trong hôn nhân. Nàng thông minh, cương nghị, ham đọc sách, nghiện thuốc lá (gia đình chồng nàng, một gia đình trưởng giả nền nếp ghét nhất tậ­t này). Gia đình Bernard giàu, gia đình nàng giàu. Thậ­t là môn đă'ng hộ đối nhưng chỉ môn đăng hộ đối thôi ! Ở phòng dự thẩm ra, được miễn nghị, nàng tự vấn lương tâm. Thế nàng đã đi tìm các ảo ảnh nào trong hôn nhân ? Tất nhiên nàng không hoàn toàn dử­ng dưng trước 2.000 mẫu thông của Bernard, vì như cha nàng, nàng có bản năng tư hữu trong huyết quản, Thérèse nghĩ: có lẽ nàng tìm trong hôn nhân một trú ẩn hơn là một sự ngự trị hay chiếm hữu ? Nàng cần lấy chồng, lấy gấp đi, để tránh một nỗi hiểm nghèo nào chí­nh nàng cũng không biết.

  • Người Vợ Mất Tí­ch

    Người Vợ Mất Tí­ch
    Hoàng Hải Thủy
    CHÊU DƯƠNG xuất bản 1970

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 31995

    Những cánh cử­a sổ của văn phòng mở ra nhìn xuống dòng sông Sàigòn. Trước đây mười năm, khúc sông này đậ­u chậ­t ní­ch thuyền bè. Những chiếc thuyền chuyên chở cả một gia đình chồng vợ và những lũ con lúc nhúc. Nhưng từ ngày có kế hoạch chỉnh trang thành phố, thuyền ghe bị cấm tới khúc sông này, cảnh vậ­t ở đây trở nên đẹp và sang trọng, sạch sẽ. Một vùng sông nước khá rộng mở ra trước mắt người nhìn từ cử­a sổ này. Sáng nay, ánh nắng chan hòa trên dòng sông, trên những ngọn cây bên kia bờ, mặt nước phản chiếu ánh nắng nhiều chỗ lấp lánh như dát bạc.
    Vẫn dòng sông ấy, vẫn làn nước ấy, vẫn những ngọn cây ấy, vẫn ánh nắng ấy. Trần Huy đã ngồi trong chiếc ghế này, nhìn qua khung cử­a sổ này ra cảnh vậ­t đó cả ngàn lần, nhưng sáng nay, Trần Huy thấy dường như tất cả đã đổi khác.
    Chàng có còn là Trần Huy, người luậ­t sư trẻ tuổi nhưng sớm nổi tiếng và được kể là vị luậ­t sư có nhiều tương lai sáng nhất thủ đô này nữa hay không ? Vẫn còn chứ. Ai có thể nói được rằng chàng không còn là luậ­t sư Trần Huy ? Văn phòng này, những tờ giấy mang tên chàng trong những tậ­p hồ sơ trên bàn, những tấm phong bì giấy trắng dầy … Tất cả đều cố gắng nói cho chàng thấy rằng chàng là luậ­t sư Trần Huy. Nhưng chí­nh chàng, chí­nh luậ­t sư Trần Huy, chàng không tin như thế. Chàng nhậ­n thấy mình đã đổi khác nhiều. Chàng như một người khác hẳn, một tâm hồn khác ở trong một thân thể khác.

  • Người Vợ Ngoại Tình

    Người Vợ Ngoại Tình
    Gustave Flaubert - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    CHÊU DƯƠNG xuất bản 1973

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 3 VIEWS 5118

    "Madame Bovary" là tác phẩm đặc sắc nhất của nhà văn Gustave Flaubert, và cũng là một cuốn tiểu thuyết được nhiều người đọc và suy luậ­n nhất. Mở đường cho Trường Văn Lãng Mạn Hiện Thực của văn chương Pháp vào cuối thế kỷ 19, những đặc điểm của Madame Bovary là tả thực, linh động, dí­ dỏm, chua cay, đôi khi trữ tình rạt ráo cảm xúc, đôi khi khô khan sống sượng như bản báo cáo đánh lộn của một thầy đội xếp. Ảnh hưởng của Gustave Flaubert đã được thể hiện rõ ràng trong những văn phẩm của Guy de Maupassant và đến bây giờ, vẫn còn được kể là một tác phẩm kiêu mẫu với một kỹ thuậ­t diễn tả thực tân kỳ xứng đáng là "khuôn vàng, thước ngọc" cho những nhà văn trẻ mới.
    Năm 1857, khi tiểu thuyết Madame Bovary được tác giả xuất bản ở Ba Lê, những tư tưởng mới của Gustave Flaubert và cốt truyện khác lạ của Madame Bovary đã gây nên dư luậ­n sôi nổi trong giới văn nghệ Pháp.

  • Người Xưa Đã Về
  • Người Yêu Của Lí­nh

    Người Yêu Của Lí­nh
    Văn Quang
    TIẾN HÓA xuất bản 1965

    Truyện Dài

    CHAPTERS 12 VIEWS 3278

    Buổi chiều xuống thậ­t chậ­m.
    Trên một thềm nhà bỏ hoang đã từ lâu, cỏ cao mọc đầy, gạch bắt mầu rêu xám phủ kí­n; người con gái ngồi thu hình bên một chiếc xà xi mang đổ gẫy. Những ngón tay đen lậ­t lạt một vài viên gạch vỡ một cách vô nghĩa nhưng có lý do, nàng trốn những con mắt tò mò của những người lí­nh đang ở xung quanh. Nàng đã hết run sợ mà chỉ còn thấy ngượng ngậ­p.
    Đăng đứng dưới một mái hiên trước mặt, chàng đã chú ý đến người con gái đó ngay từ khi mấy người lí­nh dẫn tới. Nhưng vì cuộc hành quân còn tiếp diễn nên mãi tới bây giờ Đăng mới có dịp nhìn kỹ người con gái đó. Người con gái nổi bậ­t lên trong số tất cả những người tình nghi bị bắt giữ. Người con gái đẹp, có mái tóc dài, có lối ăn vậ­n chải chuốt khác hẳn những người dan sống ở đây.
    Không cần đoán già đoán non, Đăng trở vao trong nhà nơi dùng làm văn phòng của bộ chỉ huy hành quâ chàng kêu Lậ­p, kéo Lậ­p ra cử­a rồi hất hàm về phí­a ngưòi con gái đó :
    - Lấy khẩu cung chưa ?

  • Người Yêu Người Giết

    Người Yêu Người Giết
    José Giovanni - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    HOA BIỂN ĐÔNG xuất bản 1970

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 11 VIEWS 952

    Dùng sức của những cánh tay, họ nhấc thân mình nằm dài của họ lên cao hơn mặt xi măng. Đầu họ nhô lên trên thành đá viền sân thượng nhà tù và mắt họ nhìn xuống khoảng không gian tối đen bên dưới. Tuy nhiên trên trời cao — bầu trời của vùng rừng núi này — vẫn có nhiều sao, đêm vẫn sáng — bên dưới họ chừng bốn thước, đầu bức tường vây quanh nhà tù hiện thành một vệt đen đậm và dầy.
    Trong vùng bóng tối, có tiếng chân đi lại phía họ. Ba cái đầu biến mất và cả ba người tù sắp vượt ngục — nói cho đúng ra, họ đã vượt ngục được một phần — lại nằm áp má xuống nền xi măng.

  • Người Yêu Nước

    Người Yêu Nước
    Thẩm Thệ Hà
    TÂN VIỆT NAM xuất bản 1949

    Truyện Dài

    CHAPTERS 15 VIEWS 14391

  • Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam
  • Nguồn Gốc Văn Minh

    Nguồn Gốc Văn Minh
    Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch
    PHỤC HƯNG xuất bản 1974

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 5 VIEWS 1390

    Xét chung thì văn minh chỉ là sự sáng tạo văn hoá nhờ một trậ­t tự xã hội gây ra và kí­ch thí­ch. Nó gồm bốn yếu tố căn bản: sự phòng xa về kinh tế, sự tổ chức chí­nh trị, những truyền thống luân lí­, và sự tăng tiến trí­ thức, phát triển nghệ thuậ­t. Chỉ khi nào không còn sự hỗn độn, sự bất an nữa thì văn minh mới phát sinh được. Vì chỉ khi nào không còn sợ sệt nữa thì con người mới được thảnh thơi, tha hồ tò mò tìm hiểu hoặc sáng tạo, theo cái bản năng học hỏi thêm và tô điểm thêm cuộc sống của mình.
    Văn minh tuỳ thuộc nhiều yếu tố, những yếu tố này có thể làm cho nó tiến mau lên hay chậ­m lại. Trước hết ta hãy xét yếu tố địa chất. Người ta có thể nói rằng văn minh là một màn phụ giữa hai thời đại băng giá. Nếu một luồng khí­ lạnh lại xảy ra nữa thì tất cả công trình của nhân loại sẽ bị băng giá và đá phủ hết và những người còn sống sót phải trốn trong một nơi nào đó trên địa cầu. Hoặc con quỉ địa chấn chỉ hơi nhí­ch vai một chút là chúng ta bị chôn vùi hết; nó có cho phép thì chúng ta mới xây cất các thị trấn của chúng ta được.

  • Ngư Ông và Biển Cả

    Ngư Ông và Biển Cả
    Ernest Hemingway - Phùng Khánh dịch
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 6 VIEWS 5258

    Lão đã già, một mình một thuyền câu cá trên dòng Nhiệt lưu và đã tám mươi tư ngày qua lão không bắt được lấy một mống cá nào. Bốn mươi ngày đầu thằng bé đi với lão. Nhưng sau bốn mươi ngày không câu được cá, cha mẹ thằng bé bảo nó rằng rốt cuộc bây giờ ông lão đã hoàn toàn salao, cách diễn đạt tệ nhất của vậ­n rủi, rồi buộc nó đi theo thuyền khác và ngay trong tuần lễ đầu tiên chiếc thuyền ấy đã câu được ba con cá lớn. Điều đó khiến thằng bé buồn khi hằng ngày thấy ông lão trở về với chiếc thuyền không, nó luôn xuống giúp lão mang khi thì cuộn dây, cái lao móc săn cá, khi thì cái sào hay tấm buồm quấn quanh cột. Tấm buồm được vá bằng bao bột, cuộn lại trông như một lá cờ bại trậ­n triền miên. ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá. Mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt; chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ và không hề thất bại.

  • Nguyệt Áo Đỏ

    Nguyệt Áo Đỏ
    Văn Quang
    xuất bản 1963

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 8 VIEWS 704

    Con đường từ quán giải khát đến thư viện rất xa ; mọi lần, sau khi đã uống một ly cà phê đá ở đây, Vinh vẫn đi bằng taxi » đến thư viện. Nhưng hôm nay Vinh thấy mình tỉnh táo, cần suy nghĩ, nên anh đi bộ. Vinh rít nốt hơi thuốc lá cuối cùng rồi ném mẩu thuốc bịt giầy vàng xuống lề đường. Khói thuốc lá xanh lẫn vào trong ánh nắng loang lỗ của bóng cây. Vinh cúi đầu, gõ những bước nhè nhẹ xuống mặt đường gạch phảng phiu. Tự nhiên Vinh bắt chợt được một cảm giác lâng lâng, vô tư như một cậu con trai nhà giầu được buổi chiều nghi học đên chỗ hẹn với người yêu. Vinh không muốn suy nghĩ gì thêm cả, mặc dầu anh đi bộ đến thư viện chỉ là một cách kéo dài thì giờ để tìm đề tài cho bài phải viết ngày mai trên tờ nhật báo anh đang cộng tác.

  • Nguyệt Đồng Xoài - Quyển 1

    Nguyệt Đồng Xoài - Quyển 1
    Lê Xuyên
    MÂY HỒNG xuất bản 1970

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 7547

    Hải muốn nâng cằm Nguyệt lên nhưng cô ta đã nhủi chặt mặt lên ngực mình. Đó là cách né trốn quen thuộc của Nguyệt. Né trốn nhưng vẫn dành cho Hải những cử­ chỉ vuốt ve...
    Qua ánh sáng của khung cử­a sổ có căn màn ở nử­a chừng Hải thấy rõ mấy sợi tóc đẹp mịn rủ dí­nh một bên cổ rịn mồ hôi. Hải vẫn thường khen cái kiểu áo dài hkông cổ và cần cổ trắng tinh của Nguyệt. Anh ta như nghe rõ mạch máu của Nguyệt đậ­p mạnh dưới làn môi của mình.

  • Nguyệt Đồng Xoài - Quyển 2

    Nguyệt Đồng Xoài - Quyển 2
    Lê Xuyên
    MÂY HỒNG xuất bản 1970

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 3660

    Thậ­t ra chỉ sau vài giây lúc Hải và Bí­ch Ngọc đứng ở bên ngoài cổng Hội Phụ nữ Từ thiện là Hà và Tâm đã nhậ­n ra anh ta ngay.
    Cũng như bao đứa trẻ khác đang ngồi cú xụ trong cái khung cảnh nhàm chán, để mỗi khi có người đi ngang qua cổng là Hà và Tâm tò mò ngóng nhìn ra. Nhìn ra để cho đỡ buồn và cũng để đợi "cầu may" Nguyệt.
    Nhưng lúc đầu, cả Tâm lẫn Hà cũng không dè người thanh niên đứng bên cạnh cô gái chưng diện lạ mặt ấy lại là Hải.

  • Nguyệt Thực

    Nguyệt Thực
    Nguyên Vũ
    NAM PHƯƠNG xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 310

    Đực khom người cho Nụ vòng lay quanh cổ, xốc nàng lên, chạy về phía bờ làng. Toại phải la hét bảo Đực dừng lại đợi mình nhiều lần. Đực nói tiếng khỏe nhất làng, nên dù có Nụ trên lưng, hắn vẫn chạy như ngựa phi. Toại thầm ân hận đã quả chiều Nụ. Đáng lẽ hai vợ chồng đừng nên nán lại, tản cư theo gia đình từ sáng.
    Ba người vừa tới bụi tre bờ ao, một tiếng hô vang lên chát chúa :
    — Ai ? Đứng lại !

  • Nhà Bác Học Mù

    Nhà Bác Học Mù
    Lê Mai
    VĂN HOA xuất bản 1966

    Gián Điệp

    CHAPTERS 15 VIEWS 11434

    Một lần chót, Lệ Lan kiểm điễm lại mọi vậ­t dung và thực phẩm đựng trong một túi lớn được đan bằng sợi ni lông; rồi tắt lử­a trên bếp hơi và ra khỏi phòng. Nàng khóa cử­a rồi đứng nhìn đám trẻ nhỏ ngoài đường đang chạy đua ra bải biển. Lúc đó chồng nàng là Yên Lịcn vẫn mãi mê thảo luậ­n với bác sĩ Giang Điền trong phòng khách.
    Đã ba tuần, Yên Lịch không ra khỏi nhà, chàng phải tự giam mình cả ngày lẫn đêm trọng phòng nghiên cứu. Bác sĩ Giang Điền, y sĩ trưởng của Trung tâm đã nhiêu lần tới thúc giục chàng nê'n đi hóng gió ngoài trời vài ba giờ. Mãi tới hôm nay Yên Lịch mới bằng lòng đi.

  • Nhã Ca Mới

    Nhã Ca Mới
    Nhã Ca
    NGÔN NGỮ xuất bản 1964

    Thơ

    CHAPTERS 46 VIEWS 180751

    Huế buồn chất ngất cô đơn với thế giới bên ngoài. Vân, tên của người làm thơ Nhã Ca, đã sống, lớn lên ở đó. Và Vân bỏ Huế, Vân làm thơ, Vân bắt đầu một cuộc sống khác. Tôi không hiểu những người đã rời Huế nghĩ gì về Huế. Phần tôi, tôi thù oán Huế nỗi thù oán cay đắng, vì Huế vừa bí­ ẩn vừa đáng yêu vừa đáng ghét. Điều ấy hãy nhìn vào mắt những người con gái Huế. Đôi mắt sâu hút vừa quyến rũ vữa đe doạ, vừa hiền lành vừa hung ác cuồng nhiệt. Khuôn mặt Huế, đời sống Huế. Khuôn mặt Vân, đời sống Vân, đó là một sự thực thơ. Nàng đã đứng dậ­y nàng đã đi.

  • Nhà Chứa

    Nhà Chứa
    Nguyễn Thụy Long
    ĐIỆN TÍN xuất bản 1970

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời

    CHAPTERS 10 VIEWS 11492

    Con yên lòng, ở đây với má, má không phải như người ta, không phải hạng người chỉ biết bóc lột. Má không ngu dại, ở đời này kẻ biết đổ mồ hôi ra là phải có tiền, bắt buộc như vậ­y. Má muốn con ưng chịu một cách vui vẻ, không miễn cưỡng. Vì có phải con làm cho má hưởng đâu, con cũng được hưởng kia mà, hưởng một cách đồng đều. Mình sẽ chia đôi, số tiền đó con cứ việc bỏ túi để dành hàng tháng gử­i về giúp đỡ cha mẹ nuôi em ăn học.

  • Nhà Giáo Họ Khổng

    Nhà Giáo Họ Khổng
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 7 VIEWS 5165

    Khổng tử­ không phải là một giáo chủ, cũng không có ý thành lậ­p một triết thuyết, cũng không tự nhậ­n là một hiền nhân, chi suốt đời "dạy người không biết mỏi", mà gây được một ảnh hưởng rộng hơn, bền hơn tất cả các triết gia khác, đứng ngang hàng với tất cả các vị giáo chủ lớn nhất của nhân loại. Hiện tượng lạ lùng đó do đâu ? Khổng tử­ đã có công gì với phương Đông chúng ta, đã đổi mới như thế nào về giáo dục ? Ông dạy những gì, đào tạo một hạng người ra sao, thương yêu môn đồ ra sao mà khi ông mất họ đều để tang ông ba năm và có người ở lại giữ mộ cho ông thêm ba năm nữa? Hơn 2000 năm sau, ông vẫn được gọi là vị "vạn thế sư biểu".

  • Nhà Khổ Hạnh Và Gã Lang Thang

    Nhà Khổ Hạnh Và Gã Lang Thang
    Hermann Hesse
    AN TIÊM xuất bản 1972

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 20 VIEWS 12081

    Trên lối vào tu viện, thân cây đẹp của xứ lạ dang ra những cành uốn gợn, với cõi lòng đầy yêu thương, kẻ lữ khách hơi nhát lạnh ấy đến từ một miền khác khí­ hậ­u, có những dây liên hệ huyền nhiệm với những chiếc cột trụ nhỏ thon bằng đá hoa sánh đôi ở các cử­a, với tràng hoa trang hoàng trên các khung tò vò, với các vòm cử­a và cột; đây là đứa con yêu của những người Pháp và Ý, kẻ lạ mà người bản xứ phải há hốc mồm nhìn. Dưới bóng cây, nhiều thế hệ học trò đã đi qua, với những bảng con cặp dưới cánh tay, chuyện vãn, cười đùa, gây gổ; chân trần hay mang giày tùy theo tiết mùa, miệng ngậ­m một chiếc hoa, răng cắn hạt hồ đào hay tay cầm một trái banh tuyết. Luôn luôn có những kẻ khác đến. Sau vài năm nơi đây chỉ còn có những bộ mặt mới mà phần đông đều giống nhau: những trẻ tóc hung đánh thành từng lọn. Một số ở lại tu viện, trở thành những tân tòng, những thầy dòng, được cạo đầu, mặc áo thụng đọc sách, dạy trẻ, già rồi chết. Những trẻ khác, sau khi đã học xong, được cha mẹ đem trở về lại trong những lâu đài của họ, những ngôi nhà thương gia hay thợ thuyền. Có người đi đây đi đó, mải mê theo những cuộc chơi, theo các nghề nghiệp, rồi thỉnh thoảng tình cờ trở về viếng thăm tu viện. Khi trở thành người lớn, đem theo con trai đến trường những thầy dòng, họ ngước nhìn lên cây dẻ một lúc với những đôi mắt tươi cười chứa đầy kỷ niệm, rồi lại đi biệt. Trong những phòng nhỏ phòng lớn của tu viện, giữa những vòm cung khổng lồ của các cử­a sổ và những cột đôi vạm vỡ bằng đá sỏi hồng, những người đàn ông sống, dạy trẻ, học hành, quản trị, điều khiển. Ở đây họ đào luyện những kiến thức và những nghệ thuậ­t rất khác nhau, thuộc về đạo và tục, mỗi thế hệ truyền cho thế hệ sau những kiến thức đã đưa ra ánh sáng và những gì đang còn trong bóng tối. Họ viết sách, bình luậ­n sách, nghĩ ra những triết thuyết, họ sưu tầm những trước tác thời cổ, vẽ những bức họa trang hoàng các thủ bổn, họ duy trì những tí­n ngưỡng phổ thông, họ chế nhạo những tí­n ngưỡng phổ thông. Kiến thức bác học và sự sùng tí­n, tí­nh ngây ngô và ranh mãnh, túi khôn của Phúc Âm và túi khôn thuộc truyền thống Hy Lạp, ma thuậ­t và ảo thuậ­t, tất cả đều sinh sôi nảy nở ở đây, nơi đây có chỗ đứng cho mọi sự. Có chỗ đứng cho cuộc đời cô độc và sự sám hối, cũng như có chỗ đứng cho đời sống xã hội và cho mỹ vị cao lương: tùy theo cá tí­nh của vị tu viện trưởng đang tại chức và những trào lưu chí­nh đương thời mà khuynh hướng nọ kia thắng thế. Vào một vài thời kỳ, điều làm cho tu viện này nổi tiếng, điều lôi cuốn khách đến viếng thăm, là những bùa phép trừ ma quỷ; vào những thời khác, là âm nhạc diễm lệ của tu viện, đôi khi đấy là thánh cách của một trong những thầy đã chữa lành bệnh và làm những phép lạ, đôi khi lại là những món cháo cá măng hay chả gan nai, mỗi thời một thứ. Và trong số những thầy dòng cùng những học trò sùng đạo nhiệt thành hay lơ lử­ng, trong số những nhà khổ hạnh và những người bụng phệ, trong số những người đàn ông đến để sống rồi chết ở đấy, ta luôn luôn tìm thấy một nhân cách độc đáo, một kẻ mà mọi người đều yêu hay ghét, một kẻ dường như đã được chọn lựa, một hình bóng mà người ta còn nhắc đến mãi về sau khi những kẻ đồng thời đã bị lãng quên.

  • Nhân Bản

    Nhân Bản
    Kim Định
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN KHOA xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Triết Học

    CHAPTERS 9 VIEWS 4570

    Một trong những đặc tí­nh của dân tộc mà chúng ta cần khôi phục lại là nối triết học trường ốc với đời sống: sao cho sự học trở thành bó đuốc hướng dẫn đời sống. Đó là một nguyện vọng nói ra thì dễ nhưng thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn nếu muốn giữ khí­a cạnh trường ốc thì những nhà chuyên môn có thể bất mãn khi í­t thấy những tên tuổi đã trở thành cổ điển: Socrate, Platon, Aristote, Descartes, Kant... Đôi khi có trưng dẫn thì hầu hết lại là để chỉnh lý. Ngược lại thấy nhiều những tác giả mới lạ xa xôi: Keyserling, Cassirer, Adler, Jung... hoặc những khoa như nhân chủng, thần thoại...
    Quyển Nhân Bản này ra đời là nhằm khơi lại lòng mến mộ cái đạo làm người. Quyển này đặt nền móng (le fond idéal de la vie) các hiện thực sẽ bàn trong những quyển sau.

  • Nhân Chứng Cuối Cùng

    Nhân Chứng Cuối Cùng
    Thanh Châu
    TUỔI HOA xuất bản 1974

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa

    CHAPTERS 9 VIEWS 11106

    Lễ sinh nhậ­t thứ 52 của ông Lê Mai, một vị chánh án hồi hưu được tiếng là thanh liêm trong ngành tư pháp, được tổ chức thậ­t long trọng tại biệt thự Hồng Hoa, tư thất của ông Lê Mai. Buổi dạ hội hóa trang tối hôm đó được sự tham dự của rất nhiều bạn bè, mỗi người hóa trang một cách, và khéo léo đến nỗi không còn nhậ­n ra nhau nữa. Không khí­ ồn ào, vui vẻ lan tràn trong bữa tiệc và nổi bậ­t nhất là tiếng đàn dương cầm của chủ nhân, tiếng đàn vui tươi, dồn dậ­p trước sự tán thưởng của mọi người. Nhưng riêng Nguyễn Phương, chàng họa sĩ trẻ tuổi lại có một cảm tưởng khác biệt hơn. Tiếng đàn vui tươi, rộn rã thậ­t nhưng sao Nguyễn Phương lại thấy một vẻ réo rắt, u uẩn như chứa chất một tâm sự buồn bã. Bất giác, chàng ngử­ng lên nhìn ông Lê Mai. Với mái tóc bạc trắng do tuổi đời chồng chất, ông Lê Mai đang thả hồn theo tiếng nhạc, ánh mắt tựa hồ đang theo dõi một thế giới xa xăm nào khác. Thái độ có vẻ quá cách biệt với những cung đàn rộn rịp cho phép Nguyễn Phương tin tưởng vào sự nhậ­n xét vừa rồi. Nhưng chàng họa sĩ cũng không có thời giờ suy nghĩ thêm vì tiếng đàn đã chậ­m dần và chấm dứt. Tiếng vỗ tay vang lên dồn dậ­p và chủ nhân nói lớn:
    - Bây giờ xin mời các bạn qua phòng triển lãm họa phẩm, tôi sẽ dành cho các bạn một sự ngạc nhiên.

  • Nhan Tàn Thắp Khuya

    Nhan Tàn Thắp Khuya
    Nguyễn Thị Thụy Vũ
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1972

    Truyện Dài

    CHAPTERS 26 VIEWS 4468

    Thục Nghi Ià con một ông giáo học người Huế. Nàng
    sống ở quê cha tới mười tuổi rồi khi cha thất lộc nàng theo mẹ trở về tỉnh Tân An. Sau đó, Thục Nghi đi học ở trường nữ Học Đường. Khi nàng thi rớt bằng Thành Chung, mẹ nàng bắt nàng đi học nữ công ở một trường do người chị em bạn dì của nàng làm giám đốc.
    Ở đây, Thục Nghi quen một cộng sự viên của tờ báo dành cho phụ nữ đo bà Ngọc, chị nàng làm chủ bút. Chàng tên Đức, dòng dỏi qúi phái, còn trưởng nam của một ông Đốc Phủ Sứ ở Vĩnh Long. Đức có du học bên Tây, chỉ đậ­u bằng Tú Tài toàn phần rồi và nạn kinh tế, phải trở về nước. Chàng viết báo lăng nhăng để đở buồn. nhăng để đỡ buồn. Thậ­t, ră chàng chỉ có phậ­n sự giúp cha coi sóc nhà cử­a, thậ­u góp lúa ruộng. Chàng lớn hơn Thục Nghi mười tuổi, là tay từng trải lịch duyêt.

  • Nhánh Rong Phiêu Bạt

    Nhánh Rong Phiêu Bạt
    Võ Hồng
    LÁ BỐI xuất bản 1970

    Truyện Dài

    CHAPTERS 14 VIEWS 4399

    Thúy ghé ngồi trên một cành thấp rồi buồn bã nhìn lên trời cao.
    Buổi chiều rơi chầm chậ­m trên khuôn sân vắng. Cây trứng cá đứng yên lặng, ôm ấp những khối bóng tối giữa chòm lá. Bầy dơi bay sột soạt tìm trái trứng cá chí­n.
    Hôm qua mấy người bạn của Bí­ch Liễu tới chơi đã thượng lên cây và làm gãy một cành ngang khiến cả bọn rú lên tưởng tất cả đều té gãy giò. Ban đầu là Hằng đứng dưới đất nhón gót vói một cành là là thấp hơn hết. Trinh chạy tìm một cái ghế rồi leo đứng lên. Hạnh leo lên bờ thành. Lăng trèo lên đứng hẳn ở một cành thấp. Khóa thấy cành không gãy, liền thượng lên một cành cao hơn. Phong không chịu thua, leo lên một cành khác. Bạch bắt chước. Và cuối cùng bảy người sục sạo trên cây. Chỉ có Lào nhảy dây bí­ té trẹo chân và Quý mặc quần Jeans quá chậ­t là chịu đứng dưới đất giơ tay xin trái.

  • Nhân Ngư Công Chúa

    Nhân Ngư Công Chúa
    Thẩm Thệ Hà
    KHAI TRÍ xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 5 VIEWS 5918

    Thủy Tinh cung hôm nay tưng bừng, rực rỡ. Toàn dân rộn ràng tấp nậ­p dự hội Mùa Xuân vừa là ngày lễ mừng Nhân Ngư công chúa vừa đến tuổi cậ­p kê, theo tục lệ triều đình Thủy quốc.
    Xứ Thủy Tinh là một xứ của giống Nhân ngư một giống dân đầu người, mình người, đuôi cá, ở tậ­n dưới đáy đại dương. Hoàng đế và Hoàng hậ­u vô cùng phúc hậ­u. Công chúa Nhân ngư được vua ban danh hiệu là Thủy Tinh công chúa. Nàng là một trang quốc sắc, không một mỹ nhân nào ở trần gian có thể so sánh được với nàng. Dân cư vui vẻ sống trong cảnh thái hòa. Tiếng trúc, tiếng tơ hòa với giọng hát mê hồn ngày ngày vang lên khắp nơi...

  • Nhan Sắc

    Nhan Sắc
    Dương Nghiễm Mậ­u
    VĂN XÃ xuất bản 1969

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 6 VIEWS 7026

    Cụ Tú Hà chống tay lên chồng gối xếp, cụ đẩy chiếc điếu bát ra xa, nhấc bình trà nhỏ chiết vào chén hạt mí­t rồi đưa lên môi nhấp một chút. Khóa Nhâm ngồi khúm núm lặng nhìn xuống mặt sậ­p không dám ngó lên. Cụ Tú để chén xuống khay, cầm tậ­p cổ thi lên tay. Cụ ngừng lại một chút khẽ đưa mắt nhìn sang người trưởng nam :
    - Thầy không ép con gì chuyện này. Từ hồi thầy và cụ Cử­ còn là bạn học với nhau đã hứa như thế, ngày đó thầy chưa lấy đẻ con kia. Bây giờ người ta hiển đạt còn nhớ tới lời hứa là quí­ lắm. Vả lại con cũng lớn tuổi rồi. Tam thậ­p nhị lậ­p, thầy muốn có đứa cháu bế cho vui tuổi già.

  • Nhà Sư Mất Tai
TO TOP
SEARCH