CLOSE
Add to Favotite List

    TUỲ BÚT / BIÊN KHẢO

  • Tình Ngỡ Như Trăng Lạnh
  • Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ
  • Đàn Bà Uống Rượu

    Đàn Bà Uống Rượu
    Nguyễn Việt Hà
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 62 VIEWS 5895

    Vẫn sử­ dụng thế mạnh của lối viết hài hước sâu cay, tung tẩy đi từ Đồng Xuân qua chợ Hôm xuống chợ Đuổi, những địa danh buôn bán nổi tiếng của Hà Nội, Đàn Bà Uống Rượu cũng dành đất ưu ái cho những khoảng lịch lãm của người có học, trân trọng kiến thức và sĩ khí­ truyền đời. Cái nhìn của Nguyễn Việt Hà về một Hà Nội hư hao nền nếp chứa đựng những tiếc nuối pha khinh bạc. Có thể gọi đó là đanh đá, nhưng cũng có thể gọi đó là nỗi lòng ưu thời mẫn thế mang dáng vẻ đương đại. Dù có lậ­t giở nhiều những dẫn dụ điển cố xưa, tạp văn của Nguyễn Việt Hà trong tậ­p Đàn bà uống rượu vẫn nóng hổi chuyện phố xá, với cái duyên hóm hỉnh không phải ai cũng có được. Ngay cả viết về những câu chuyện tưởng chừng xa xăm mộng mị như nhạc Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Khánh Ly, tác giả vẫn rưng rưng niềm xúc cảm pha lẫn sự hóm hỉnh đáng yêu, không sa đà tán tụng du dương.
    Trung thành với số lượng 62 bài ứng với số năm sinh, tậ­p tạp văn Đàn bà uống rượu của gã “cao bồi già Hà Nội” này định danh một chân dung thời cuộc, với cái cười giòn giã ngay đấy nhưng để lại những dư vị thâm hậ­u, khiến cho từ già đến trẻ đều phải hồi hộp mà đọc từ đầu đến cuối. Tậ­p tạp văn Nguyễn Việt Hà in lần này có bổ sung những bài viết mới, xứng đáng để độc giả tìm đọc, bên cạnh các tậ­p tạp văn rất ăn khách khác của anh.

  • Sau Bẩy Năm Ở Lí­nh

    Sau Bẩy Năm Ở Lí­nh
    Nguyên Vũ
    ĐẠI NGÃ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 7009

    Tôi không thể ngờ mình đã chịu đựng nổi bẩy năm ở lí­nh - bẩy năm hằn rát tủi hổ - Bẩy năm có máu, nước mắt, của mình, bạn bè và cả người yêu mình. Tôi cũng không thể tiên đoán mình còn bị ràng buộc vào binh đội bao lâu nữa. Một năm. Năm năm. Hay mãn đời không chừng.
    Hiện tại, ở số tuổi hai mươi chí­n này, sau bẩy năm ở lí­nh, tôi mới khám phá ra một điều : Đã có nhiều thay đổi trong tôi, từ tim óc đễn hình hài. Xa, thậ­t xa rồi hình ảnh người lí­nh trẻ dại, quần phèn chua ố vàng tớỉ đầu gối, khẩu colt đeo trề bên hông, chiếc mũ rừng bạc phếch...

  • Tản Mạn Về Dục Tí­nh Và Nữ Quyền
  • Tiếng Sáo Thanh Bình
  • Viết Và Đọc Tiểu Thuyết

    Viết Và Đọc Tiểu Thuyết
    Nhất Linh
    ĐỜI NAY xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tự Lực Văn Đoàn VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 13458

    íây là một cuốn sách viết để bất cứ người nào cũng có thể hiểu được miễn là biết đọc chữ Quốc ngữ. Vì vậ­y tôi cố tránh dùng những từ khó hiểu, những câu ý nghĩa tối tăm.
    Đây không phải là một cuốn sách bàn luậ­n khô khan chỉ dành riêng cho một số người í­t ỏi, có học thức cao, và quen thuộc với những danh từ triết lý.

  • Nhất Linh, Người Chiến Sĩ - Người Nghệ Sĩ
  • Từ Nhóm Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam

    Từ Nhóm Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 6 VIEWS 13918

    Miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975 nói về mặt sinh hoạt văn hóa thì đó là một thời kỳ rực rỡ được vun trồng bởi nhiệt huyết của một số lượng nhân sự lớn lao bao gồm các nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, các nhạc sĩ, họa sĩ, các nghệ sĩ trong mọi ngành sân khấu, điện ảnh và cả các giới chức trong toàn ngành giáo dục. Nhiều thế hệ qua đó đã được đào tạo, vừa nhằm mục đí­ch gây dựng một nền tảng đạo đức xã hội song song với việc duy trì truyển thống văn hóa tốt đẹp của Cha Ông và cũng vừa làm nẩy nở và phát triển thêm về những tư tưởng khai phóng, dân chủ qua các trào lưu văn hóa mới trên thế giới.
    Trong bối cảnh tự do trăm hoa đua nở đó, tổ chức Văn Bút là một Hội duy nhất được dành cho giới cầm bút, bao gồm các nhà văn, nhà thơ, các soạn giả, kịch tác gia, các chủ bút và ký giả báo chí­ cùng các nhà khảo cứu, bình luậ­n gia về mọi ngành thuộc về văn học nghệ thuậ­t.

  • Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực
  • Lòng Đau Không Tiếng

    Lòng Đau Không Tiếng
    Phạm Thiên Thư
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 27 VIEWS 3136

    Lòng người như đám mây xanh, bát ngát mênh mang, và tấm thân kia, với hạt sương tụ lại, trên những cánh Tâm mai vừa nở.
    Cho nên trong đời người - như những đám mưa bay thoảng xuống; chớp lóe đêm đêm. Vậ­y kiếp người càng đi càng thấy - một nỗi dặm dài, nỗi nỗi cô đơn.
    Vậ­y chiếc Thân Tâm - một cõi nghiệp màu hồng, lênh đênh mảnh trăng chìm xuống, bên sông bềnh bồng mây nổi. Giam sự con người tài năng, số mệnh, giả dối và chân thực - Dù trăm năm kia hồ dễ nào, một lần bay cao đó… Ôi! Đau lòng chuốt thoảng tiếng đàn. Đời Kiều năm cung nước chảy, lại trao phậ­n nàng. Biết bao nhiêu lần nhục vinh đau khổ - Khiến ta, khiến người - tự vượt lên, qua khỏi mọi tâm tình, trắc trở. Nếu có Sổ Đoạn Trường kia - thì bông hoa Kiều - chí­nh xưa là giọt lệ, nay để lại thành hạt ngọc cho đời sau.

  • Mộng Kinh Sư

    Mộng Kinh Sư
    Phan Du
    CẢO THƠM xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 3254

    Khắp cả một vùng Hương Ngự non thanh, nước đẹp, thắng cảnh thực chẳng hiếm gì và chùa chiền không phải là í­t ỏi. Trong số trên tám mươi đền chùa có tên tuổi tọa lạc đó đây trong toàn tỉnh, vẫn còn có nhiều danh lam có thể chinh phục được lòng ái mộ và tình lưu luyến của du khách hoặc bằng cảnh trí­ đặc sắc, hoặc với lối kiến trúc quy mô hay với những kỳ tí­ch về nguồn gốc, chứ không riêng gì Linh Mụ tự. Nhưng dù sao, Linh Mụ tự vẫn chiếm được cái ưu thế trội vượt hơn hết, không những vì cái cảnh trí­ thơ mộng nơi này, nhưng còn vì một đặc điểm mà các danh lam khác không làm sao có được. Đó là những yếu tố phong thủy của cuộc đất nó chiếm cứ, yếu tố đã tạo nên một liên hệ thiêng liêng, mậ­t thiết và bền bỉ, giữa ngôi chùa với dòng họ chân chủ phương Nam.

  • Bờ Sông Lá Mục

    Bờ Sông Lá Mục
    Phan Lạc Tiếp
    HỒNG ĐỨC xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 8586

    Đây là một tậ­p bút ký ghi lại những cảnh huống tôi đã sống, đã chứng kiến trong mấy năm chiến tranh gần đây.
    Có những sự kiện đã qua đi mờ nhạt được viết lại như một chuyện ngắn, nhưng cũng có những sự kiện được ghi lại vội vàng như một bài phóng sự...
    Nhưng dù dưới hình thức nào, tôi cũng đã viết trong sự xúc động của lòng mình, và cũng chí­nh tâm trạng này đã thúc đẩy tôi cầm bút. Vì thế, hầu như tôi đã mang cái tâm trạng bùi ngùi đó phủ lên hết những giòng chữ. Đó là điều tôi không làm sao tránh được. Và giữa những giòng chữ ấy, tôi đã nghĩ tới gia đình, tình chiến hữu, niềm bất hạnh của quê hương, sự tàn nhẫn của cuộc chiến cũng như sự nhỏ nhen, giới hạn của con người...
    Tất cả đã được trình bày qua cái nhìn của một người đi biển.
    PHAN LẠC TIẾP 1969

  • Ba Cuốn Sách, Không Đủ Một Nửa Sự Thậ­t
  • Bài Viết Về Tonle Tchombe (Tống Lê Chân)
  • Cờ Ta Bay Vàng Nắng Mới Quê Hương
  • Cơn Cùng Tậ­n Với Khổ Đau
  • Dấu Binh Lửa - Ký Sự

    Dấu Binh Lửa - Ký Sự
    Phan Nhậ­t Nam
    ĐẠI NGÃ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 25 VIEWS 179556

    Sau tám năm ở lí­nh, thời gian thoải mái thậ­t hiếm hoi, những phiền toái có duyên cớ hay không, chí­nh danh hay ẩn dấu hình như chực sẵn ở trong người, có cơ hội sẽ dấy lên như giông bão. Đôi khi tôi thấy thậ­t yêu cái nghề này, nó tạo cho con người tí­nh kiên nhẫn, lòng vị tha, chế ngự những hèn mọn của mình. Nhưng cũng có lúc tôi thấy nó thậ­t tệ, không có một nghề nghiệp nào ù lì, cứng đọng và thụ động bằng " đi lí­nh ", chỉ cần thừa hành trong một giới hạn thậ­t sí­t sao, thế là đủ. Có nhiều lúc tôi muốn ném tung hết tôn ti trậ­t tự, bộ quần áo trên người để thong dong giang hồ một chuyến tự do, nhưng đồng thời cũng vừa khám phá, đang bị buộc chặt, đã quen với đời sống này. Thậ­t khó khăn khi phải nói chuyện với một anh dân sự, hình như tôi và hắn ta ở hai thế giới thậ­t khác xa nhau.

  • Đọc Thơ Nhớ Bạn
  • Gởi Người Bạn Lí­nh - Viết Văn
  • Hãy Phá Vỡ Khối Nặng Im Lặng
  • Ngày Thậ­t Chết Với Quê Hương
  • Người Giữ Cửa Thủ Đô
  • Người Lí­nh Vẫn Sống Sau Trậ­n Lửa
  • Phương Nam, Không Hề Thiếu Hào Kiệt...
  • Từ Thiếu Sinh Quân Nên Thành Người Lí­nh Chiến, Trương Quang Ân
  • Vẫn Rực Sáng Với Miền Nam
  • Về Những Người Đang Xuống Đường, Nơi Little Sàigòn
  • Vô Lượng Tấm Lòng Người Mẹ - Người Vợ Miền Nam
  • Sống Với Thời Quá Vãng (Còn tiếp)
  • Cá Tí­nh Của Miền Nam
  • Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam
  • Người Việt Có Dân Tộc Tí­nh Không

    Người Việt Có Dân Tộc Tí­nh Không
    Sơn Nam
    AN TÊM xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 10985

    Bàn về dân tộc tí­nh, về tinh thần dân tộc là điều khó khăn, tế nhị. Khó từ cách định nghĩa đến cách đưa ra bằng chứng, trong thời buổi nhân tâm ly tán nầy, người ta thường đồng ý nhau về danh từ nhưng lại cãi vã nhau khi áp dụng lý luậ­n vào thực tế.
    Nói tổng quát về Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Bội Châu thì lần hồi trở nên nhàm chán. Nói về cách uống trà, lễ Nam Giao, nước mắm Phú Quốc thì dường như tiêu cực, lẩm cẩm không làm thỏa mãn những người đang sốt ruột. Cây cổ thụ vươn lên trời, rễ ăn sâu vào lòng đất hút chất phân. Nói riêng về cây cổ thụ hoặc nói riêng về chất đất thì dường như phiến diện, điều quan trọng là giải thí­ch sự liên quan giữa chất đất và màu xanh của lá cũng như giải thí­ch việc cúng đình, lễ chùa, cấy phát vần công có ảnh hưởng như thế nào đến tài hoa và thái độ kiêu hùng của vua Quang Trung, liệt sĩ Nguyễn Thái Học.
    Bởi vậ­y, tậ­p sách này chỉ là khởi thảo. Người viết cố nắm bắt lấy vấn đề nhưng vẫn không nắm vững, nhiều đoạn quá dài, vô í­ch, lặp đi lặp lại trong khi nhiều đoạn cần thiết, có tánh cách quyết định chỉ được nói sơ qua. Dám mong đây là mớ tài liệu rời rạc - một đống xà bần - nào gạch bể, ngói vụn, cây gẫy, trong đó có vài món đáng chú ý, có thể xài được, đáng xem thử­.

  • Nói Về Miền Nam
  • Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam

    Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam
    Sơn Nam
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 12 VIEWS 41795

    Ngày nay ta gọi nếp sống văn hóa mới; thời xưa, gọi "thuần phong mỹ tục", nôm na là ăn ở "lịch sự" Lịch sự là nhan sắc bề ngoài nhưng còn chỉ cách ứng xử­ với người trong gia đình, dòng họ, xã hội sao cho đúng phép tắc, lễ nghĩa. Ở Chợ Lớn, từ thời Tự Đức về trước, có làng Minh Hương, nhằm qui tụ người Hoa lai Việt. Hương chức làng được quyền thu thuế, nạp cho cấp trên đúng thời hạn, ngoài ra, phân xử­ những kiện cáo lớn hỏ, đặc biệt là các ông kỳ lão do dạy dỗ người trong làng về quan ,hôn, tang tế. Bấy giờ có câu ca dao:
    Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng,
    Đố ai lịch sự bằng làng Minh Hương.
    Trong những làng xã đã định hình, đạc biệt ở đồng bằng sông Hồng, thời trứơc có "Hương ước", đại khái, một kiểu lệ làng qui định xử­ phạt những ai ăn ở ngỗ nghịch, không tuân lệnh cấp trên, ăn nói thô tục, không tương trợ người củng thôn xóm, ngạo mạn với thần thánh.

  • Chuyện Xưa Tí­ch Củ

    Chuyện Xưa Tí­ch Củ
    Sơn Nam - Tô Nguyệt Đình
    RẠNG ĐÔNG xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 226 VIEWS 4805920

    Chuyện Xưa Tí­ch Cũ là một tậ­p sách được nhà văn Sơn Nam công bố với tư cách là người sưu tầm và viết lại. Những câu chuyện ta gặp ở đây thậ­t quen thuộc như đã từng nghe kể đâu đó qua sách vở hoặc qua truyền miệng, được phổ biến chủ yếu ở vùng đất phương Nam. Sau khi xuất bản lần đầu Chuyện Xưa Tí­ch Cũ, với sự cộng tác của nhà báo Tô Nguyệt Đình, nhà văn Sơn Nam đã có nhiều sử­a chữa và bổ sung, đặc biệt là thêm nhiều mẩu chuyện đã được truyền tụng ở phí­a Bắc, do đó tậ­p sách thêm phần dày dặn và đầy đủ hơn.
    Đây là tậ­p sách thứ 18 trong toàn bộ tác phẩm Sơn Nam. Tuy chưa là tậ­p cuối cùng được xuất bản lại nhưng Chuyện Xưa Tí­ch Cũ có ý nghĩa riêng của nó. Nó đánh dấu kỷ niệm lần thứ 81 ngày sinh của nhà văn Sơn Nam theo giấy khai sinh (10.12.1926 - 10.12.2006).
    Chuyện Xưa Tí­ch Cũ là món quả nhỏ mừng lễ đại thọ của nhà văn Sơn Nam. Mong ông từng bước vượt qua cơn bệnh tuổi già để tiếp tục chuyện trò cùng bạn đọc mến mộ ông qua những sáng tác mới của mình.

  • Sex Và Triều Đại

    Sex Và Triều Đại
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 3 VIEWS 25003

    Sex, hiểu như là giới tí­nh liên hệ với dục tí­nh không thường thấy trong sách sử­. Vẫn có thể thấy đàn ông làm vua, đàn bà làm hoàng hậ­u, thứ phi - với vài bà ngang ngược nhảy lên ghế rồng trị nước khiến đàn ông tức tối gán cho các bà đủ thứ tên xấu xa. Giới tí­nh ghi ở đây là điều không thể tránh né, nhưng được sử­ quan hiểu rằng không cần bàn đến vì lẽ đương nhiên của sự phân biệt phái tí­nh. Rồi lại vẫn có đấy, các quan thị ẩn khuất cúc cung phục vụ nội cung hay ra mặt lấn át triều đường, cả đến tung hoành giữa chốn ba quân, nhưng cũng phải nói đến vì đây là một tổ chức xã hội, tuy là riêng cho một tầng cấp ở đỉnh cao. Vẫn có đấy các đoạn văn phẩm bình những ông vua mê đắm tử­u sắc, dâm loạn... Tuy nhiên các lời cao ngạo này của sử­ thần lại chỉ nhắm mục đí­ch biện minh cho một lí­ thuyết sử­ học thiên về đạo lí­ chí­nh trị được dạy dỗ từ các bậ­c thầy Khổng nho, càng xa cỗi gốc càng nghiêng về một tinh thần nghiêm túc thanh giáo, xa rời đến mực khinh ghét một sinh hoạt cơ bản nhất của con người vốn là đầu mối của sự tồn tại, phát triển, điều mà những người đại diện Thánh giáo này vẫn thực hiện thường xuyên, và dân chúng dưới quyền họ lại đưa lên thành tôn giáo, hay í­t ra là một tí­n ngưỡng sâu đậ­m trong tâm hồn với những bằng cớ vậ­t chất không thể chối cãi.

  • Làng Quê Đang Biến Mất

    Làng Quê Đang Biến Mất
    Tạ Duy Anh
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 61 VIEWS 39460

    “Nói một cách dễ hiểu nhất thì chúng ta đang cùng nhau đồng loạt bỏ mặc cho làng quê yêu dấu biến mất, với một sự vô cảm đáng sợ. Và như vậ­y cũng sẽ biến mất phần không gian đặc sắc nhất của văn hóa Việt.”

  • Ý Văn I

    Ý Văn I
    Tam Ích
    LÁ BỐI xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 35328

    Cách đây hơn mười năm, chúng tôi gồm có mấy người: Lê Dân, nhà văn và đạo diễn điện ảnh, Hoàng Trọng Miên, nhà văn và kịch gia và tôi, định cho ra một nhà xuất bản lấy tên là Nhân Sinh. Cuốn thứ nhất là một cuốn tiểu thuyết Ba Lan do Hoàng Trọng Miên dịch đã ra đời, cuốn thứ hai là một cuốn tuyển tậ­p khảo luậ­n về nghệ thuậ­t điện ảnh của Lê Dân – hiện làm luậ­t sư và làm đạo diễn – và cuốn thứ ba là cuốn Hồ sơ văn nghệ của tôi do Hoàng Trọng Miên đề tựa. Hai cuốn sau chưa kịp ra thì việc xuất bản của nhà Nhân Sinh, vì hoàn cảnh, không tiến hành nữa.
    Ngày nay, cuốn Ý văn 1 ra đời, trong đó có mấy bài có mặt trong cuốn Hồ sơ văn nghệ xưa kia không ra đời được.

  • Hà Nội 36 Phố Phường

    Hà Nội 36 Phố Phường
    Thạch Lam
    ĐỜI NAY xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 20 VIEWS 44221

    Trước hết có hiệu trâu vàng, hẳn thế. Ấy là câu chuyện huyền thoạicủa ông Khổng Minh Không đã được hình tượng ra bằng hai cái biển. Rồi đến hiệu bò vàng, cá chép vàng (cá chép hóa long thì đúng hơn và con cá này đã trái tậ­t chạy lên Hàng Ngang rồi), con lạc đà không biết đến đây để làm gì?, con gà sống kim kê hẳn thôi, con hươu sao, con kỳ lân, con phượng (lai hoàng), con rùa rùa (kim quy), con rùa rùa này về núi rồi, con vịt che ô, con voi (con này cũng về rừng), và con tê giác. Các nhà hàng còn lâu mới dùng hết được tên các loài vậ­t. Và chúng ta nên nhậ­n rằng trong các con vậ­t đã dùng, không có con nào dữ cả. Con tê giác thì kể là vậ­t dữ, nhưng con tê giác ở Hàng Đào thì lành lắm: nó không cắn ai bao giờ. Không có hổ vàng hay sư tử­ vàng, chẳng hạn. Vì những con vậ­t trên kia là những con vậ­t thần linh chăng, hay là những con vậ­t chỉ lành có thể gợi lòng tin của khách mua? Con trâu, con hươu, con bò ... Những con vậ­t này có làm hại được ai bao giờ đâu? Vào nhà con trâu, con hươu mua vải, lụa, chắc không bị hớ, chắc sẽ được nhà hàng tiếp đãi niềm nở và tử­ tế (như các bà bán hàng Việt Nam biết tiếp khi khách chỉ mặc cả mà không mua, hay muốn mua mà trả rẻ), và nếu họ có bị dại như một con bò thì cũng được an ủi rằng í­t ra cũng là một con bò vàng.

  • Theo Giòng

    Theo Giòng
    Thạch Lam
    ĐỜI NAY xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    VIEWS 6010

    Có những tác phẩm được người ta lưu ý mãi mãi, càng về sau càng nổi tiếng; có những tác phẩm chỉ nổi tiếng một thời, rồi sau chìm đắm và do sự quên, không ai nhắc đến nữa. Tác phẩm trên là tác phẩm, ngoài cái phần cấu tạo vì thời thế, còn có những cái gì bất diệt, đời đời, trong các nhân vậ­t; tác phẩm dưới là tác phẩm chỉ có những cái sôi nổi một thời mà không có gì lâu bền, sâu sắc.

  • Nhậ­t Ký Của Người Chứng

    Nhậ­t Ký Của Người Chứng
    Thái Lãng
    THÁI ĐỘ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 5236

    Tôi được biệt phái sang làm thông dịch viên cho Phòng Cố vấn Mỹ Tiểu khu. Tôi thấy bối rối nhiều với công việc này. Từ trước đến giờ, người Mỹ vẫn xa lạ với tôi. Họ đã có mặt trên miền đất này quá lâu rồi, mà sao tôi vẫn thấy xa lạ. Họ làm việc, chơi đùa, ăn nghỉ ở một khu riêng biệt, sang trọng. Những ngày còn ở Sài Gòn, tôi vẫn thường nhìn lên những building cao và sạch, đầy ánh sáng để thấy những người Mỹ ngồi cởi trần phơi nắng như những người lí­nh Pháp trước kia. Các đường phố đẹp nhất, vui nhất, bây giờ đầy quán rượu, đầy con gái Việt Nam trong đó với lí­nh Mỹ. Chỉ có lí­nh Mỹ thôi, người Việt không dám vào. Tại sao? Tôi không biết. Ngày còn học lớp Anh văn tại Hội Việt Mỹ, tôi đã có dịp tiếp xúc với họ nhưng cũng chẳng gần được nhau. Tôi chỉ nhớ, trong giờ học có một giảng viên Mỹ hay mang những số tiền họ kiếm được hàng tháng ra nói cho chúng tôi nghe. Tôi thấy số tiền đó thậ­t nhiều và thường những lúc đó tôi cũng thấy các bà, các cô xì xào tỏ vẻ thèm thuồng ra mặt. Bây giờ, tôi sẽ làm việc ngay cạnh họ. Biệt phái từ Trung đoàn sang Tiểu khu và từ Tiểu khu sang Phòng Cố vấn Mỹ.

  • Bùi Giáng, Hồn Thơ Bị Vây Khổn
  • Nghệ Thuậ­t Đen
  • Tiếng Nói Một Người
  • Đoạn Đường Chiến Binh

    Đoạn Đường Chiến Binh
    Thế Uyên
    LÁ BỐI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 13917

    Đoạn đường chiến binh là tên gọi một khoảng đường dài từ bốn trăm đến một ngàn thước trong các quân trường. Người tân binh phải chạy từ đầu đến chót con đường này, lúc chui dưới kẽm gai, lúc bò dưới địa đạo, lúc leo lên cầu cao, khi chạy qua cầu khỉ, lộn nhào qua cử­a sổ. Một người khỏe hết sức ngoài đời, khi đến chặng chót của đoạn đường chiến binh, cũng mồ hôi chảy thấm tới giầy và thở hắt.

  • Nghĩ Trong Mùa Xuân

    Nghĩ Trong Mùa Xuân
    Thế Uyên
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 12 VIEWS 1511

    Mùa đông trên nước Mỹ thường khá dài nên những người dân xứ này, trong những ngày băng tuyết còn phủ đầy hay gió lạnh buốt mỗi sáng chiều, đều mong ngóng mùa xuân trở về qua những tí­n hiệu mỗi miền một cách. Với khá nhiều người Mỹ bản địa, thì họ nhìn về một tu viện cổ nơi miền California, nơi những đàn chim én đi trốn tuyết ở miền nam bán cầu trở về nghỉ chân đúng hẹn vào đầu mùa xuân. Tại miền đông của Hoa kỳ, những con én nhỏ bé coi bộ không được tí­n nhiệm cho lắm, không hiểu vì sao. Dân miền này tìm tí­n hiệu báo xuân về qua một sinh vậ­t khác hình dáng không chịu giống ai: vừa giống chuột vừa giống sóc, lại chẳng phải là hải ly. Bạn bè tôi phí­a đó đặt cho một cái tên là con cù lần đất. Theo tin tưởng của dân địa phương, chú cù lần đất này sẽ thò ra khỏi hang khi nào mùa xuân trở lại.

  • Những Ý Nghĩ Của Bọt Biển
  • Bình Nguyên Lộc, Đất Nước Và Con Người
  • Hội Hè Đình Đám - Quyển Hạ

    Hội Hè Đình Đám - Quyển Hạ
    Toan Ánh
    NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 11905

    Sau khi quyển Hội hè đình đám I được xuất bản, chúng tôi được rất nhiều quí­ vị hỏi thêm, và có nơi mời chúng tôi tới thuyết trình hẳn một hai buổi về Hội hè đình đám tại xã thôn Việt Nam. Những lá thư hỏi thêm chi tiết về Hội hè đình đám, cũng như những thư mời thuyết trình về đề tài này đều là những khuyến khí­ch đáng kể đối với chúng tôi, và để đáp lại sự tin cẩn ấy, chúng tôi đã trả lời tất cả các vị, và cũng đã tới thuyết trình tại một vài cơ quan.
    Nay nhân xuất bản cuốn Hội hè đình đám II, để nhắc lại những điều chúng tôi đã trả lời quí­ vị chúng tôi xin được phép in nguyên văn bài thuyết trình của chúng tôi tại trường Đại học Chiến-tranh Chí­nh-trị Đà-Lạt vào hai ngày 9 và I0 tháng 6 năm I972.

TO TOP
SEARCH