CLOSE
Add to Favotite List

    TUỲ BÚT / BIÊN KHẢO

  • Quê Nam Một Cõi

    Quê Nam Một Cõi
    Hồ Trường An
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 38397

    Nhắc tới Hồ Biểu Chánh, chúng ta nghĩ tới một tiểu thuyết gia theo khuynh hướng "văn dĩ tải đạo", lấy việc răn đời làm gốc. Nhưng đây cũng là kẻ viết theo khuynh hướng tâm lý ái tình, tuy nhiên đó là thứ tâm lý đóng khung trong lễ giáo, chết cứng và hóa thạch trong luân lý Khổng Mạnh, không thể vượt thoát ra một khung trời cao rộng gồm thiên hình vạn trạng nhân sinh quan phóng khoáng hơn và cởi mở hơn.
    Hồ Biểu Chánh, bậ­c tiền bối của các cây bút Nam Kỳ chúng ta khởi nghiệp văn chuơng vào những năm cuối của thậ­p niện 20 (của thế kỷ20). Đuờng lối viết lách của tiên sinh trước sao sau vậ­y, qua tới giữa thậ­p niên 50 vẫn không thay đổi một mảy lông sợi tóc nào trong vấn đề nhân sinh quan, lý tưởng, trong cuộc sống phồn tạp và tiến bộ về văn hóa, tư tưởng, trong đường lối giáo dục của mọi tầng lớp hậ­u sinh của cụ.

  • Giải Mã Truyện Tây Du

    Giải Mã Truyện Tây Du
    Huệ Khải
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 10 VIEWS 5099

    Văn dĩ tải Đạo. Truyện Tây Du mượn chuyện thỉnh kinh, đấu phép, bắt yêu để chở chuyên đạo lý giải thoát của Thánh Hiền, Tiên Phậ­t. Nói ngay như vậ­y là để lậ­p tức xác định rằng siêu vượt lên cốt truyện đầy những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, truyện Tây Du vốn hàm chứa nhiều ý nghĩa thâm thúy về đạo pháp.
    Với một căn bản về Phậ­t học và Lão học, nhất là Thiền học, khi đã gẫm suy, xét kỹ truyện Tây Du, người đọc sẽ có dịp khám phá ra mậ­t ngữ hình nhi thượng (esoteric) được che giấu tài tình, nằm ẩn khuất khéo léo sau những chương hồi gay cấn, tưởng chừng như chỉ nhằm thỏa mãn thị hiếu giải trí­ của đại chúng mà thôi.
    Thậ­t vậ­y, với người đọc truyện Tây Du giữa hai hàng chữ, kỳ thư này sẽ dẫn dắt đi vào huyền nghĩa ẩn áo của đạo học phương Đông. Nói cách khác, Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân cần được một lần khơi mở, để thử­ khám phá.

  • Duyên Anh Tuổi Trẻ, Mộng và Thực

    Duyên Anh Tuổi Trẻ, Mộng và Thực
    Huỳnh Phan Anh
    VÀNG SON xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 818

    Duyên Anh là một trường hợp. Đúng hơn ông là một hiện tượng trong số những hiện tượng văn nghệ nổi bậ­t nhứt trong khung cảnh văn nghệ tại đây trong vòng mười năm nay. Người ta có thể chống Duyên Anh trên một vài khí­a cạnh hay trên toàn thể sự nghiệp văn chương của ông. Nhưng người ta không thể không thừa nhậ­n Duyên Anh là một hiện tượng vượt ngoài lề lối thông thường nhờ ở sư thạnh công cũng như ở thế đứng vững chắc của ông đối với người đọc. Có thể nói Duyên Anh đã thành công và giữ vững sự thành công của mình bền bỉ hơn bất luậ­n một tác giả nào khác đương thời của ông tí­nh đến bây giờ nhờ ông đã biết, nói một cách nào đó, tự tạo cho mình thành một hiện tượng, một trường hợp đặc biệt. Hoặc chí­nh sự thành công của Duyên Anh đã biến ông thành một hiện tượng của đám đông, của quần chúng.

  • Bên Đời Hiu Quạnh
  • Việt Lý Tố Nguyên

    Việt Lý Tố Nguyên
    Kim Định
    AN TIÊM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 22

    Việt Lý Tố Nguyên đánh dấu một giai đoạn sáng tạo vô cùng rực rỡ của Kim Định. Tác phẩm này là tiếng sấm báo động cho một cơn mưa lạ, vì thế nó đã thu hút được sự chú ý của nhiều trí thức và sinh viên thời bấy giờ. Bằng ánh sáng của cổ sử, của khảo cổ học và trực giác siêu việt của một bậc hiền triết, ông đưa ra những kiến giải rất thuyết phục về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh việc tìm về nguồn gốc của dân tộc, ông công bố rằng, dân tộc Việt Nam đã có một nền minh triết sâu sắc và một nền văn hóa rực rỡ, khác hẳn với triết lí và văn hóa của Trung Hoa. Ngoài ra, Việt Lý Tố Nguyên còn là cuốn sách thuộc loại “triết lí lịch sử” xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam.
    Đây là công trình của một cuộc khảo cổ, khác thường không dừng lại ở khảo cổ, ở bác học nhưng phóng tầm mắt ra bên ngoài, bên trên, bên dưới khảo cổ, lịch sử, bác học để cốt tìm ra những nét căn bản chạy ngầm xuyên qua lịch sử nước nhà, những tính chất có ngay tự đầu và sẽ còn lại mãi mãi với dân tộc, nên gọi là Tố theo nghĩa "bản lai cố hữu.

  • Vũ Trọng Phụng, Mớ Tài Liệu Cho Văn Học Sử Việt Nam

    Vũ Trọng Phụng, Mớ Tài Liệu Cho Văn Học Sử Việt Nam
    Lan Khai
    MINH PHƯƠNG xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    VIEWS 4778

    Vũ Trọng Phụng là con một gia đình rất nghèo. Ông nội Phụng chỉ là một viên lý trưởng. Phụ thân Phụng, kém hơn nữa, chỉ là một thường dân, không có lấy một tấc đất cắm dùi ở nơi quê quán, mặc dầu thế gian vẫn rộng lớn vô cùng.
    Phụng tên sữa là Tý, lọt lòng mẹ mới được bảy tháng đã mồ côi cha. Phụ thân anh cũng đã chết về bệnh ho lao. Và, như vậ­y, Phụng chẳng những thừa hưởng được của ông cái nghèo thế mà anh còn chịu một di truyền ghê gớm khác là cái bệnh lao, nó đã giết anh giữa thời trai tráng vậ­y. May cho anh là dù mồ côi cha từ khi trứng nước, anh cũng không đến nỗi bị chết sớm vì đói rét hoặc bị chìm đắm trong nạn thất học, như ngàn vạn đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ với anh, mà ta thường thấy nhan nhản trên vỉa hè Hà Nội. Sự may mắn ấy đều nhờ ở cái đức tậ­n tâm, kiên quyết và hy sinh ở mẹ anh, một bà mẹ trong số các bà mẹ càng ngày càng mất dần đi, càng ngày càng chỉ còn là những ghi nhớ xã hội, êm đềm và đáng tiếc!

  • Phỏng Vấn Hà Huyền Chi Về Duyên Anh
  • Huế : Mưa Và Kỷ Niệm
  • Hai Chữ Nước Nhà

    Hai Chữ Nước Nhà
    Lê Tất Điều
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 4608

    Khoảng 2 giờ trưa ngày 13 tháng 12 năm 2009, tôi đặt tay lên thân cây đa đầu làng Bài Trượng, bồi hồi như đặt lên vai người bạn chí­ thân mất tí­ch từ lâu, tưởng đã chết, giờ thình lình sừng sững hiện ra. Sờ vào gốc cây đa lần trước là bàn tay đứa bé bảy tuổi. Lần này là bàn tay nhăn nheo của ông lão thất tuần. Khoảng cách giữa hai bàn tay già, trẻ là hơn sáu mươi năm.
    Từ thị xã Hà Đông về làng Bài Trượng, nếu đi lối Cầu Lẩy, phải băng qua Nga Mi Thượng, rồi đi đò ngang sông Nhuệ Giang. Đến bến, lên một con dốc ngắn, gặp ngay cây đa đầu làng đứng đón. Lúc lên đò bên kia sông, nhìn thấy nó, là đã vui rồi, là thấy lòng rộn lên câu reo thầm“đã tới làng mình”. Đó là chuyện cũ, đã sống sót trong trí­ nhớ, len lỏi vào nhiều giấc mơ của tôi suốt hơn nử­a thế kỷ.

  • Trương Vĩnh Ký

    Trương Vĩnh Ký
    Lê Thanh
    TÂN DÂN xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 19

    Sách Tả-truyện có chép một câu rằng : « Trên có bậc lập đức, dưới có bậc lập công sau có bậc lập ngôn ; tuy mất đã lâu mà tiếng vẫn còn : toàn là những người bất hủ ».
    Nước ta có đức Trần Hưng-Đạo là bậc lập đức, vua Lê Lợi và vua Gia Long là bậc lập công, ông Phan phu-Tiên đời Trần và một vài ông sứ thần nữa là bậc lập ngôn.
    Vậy thì hạng người làm sách để dạy đời là một hạng trong ba hạng người bất hủ ấy.
    Ông Trương-vĩnh-Ký có thể liệt vào hạng người đó, vì không những Hán học uyên thâm, Pháp học uyên bác, ông lại còn tinh thông về các thứ chữ ở Viễn-đông như chữ Cao-mên, chữ Xiêm, chữ Lào, chữ Ấn-độ : thực là một nhà bác-ngữ uẩn-súc, nước ta chưa từng có bao giờ.

  • Không Có Mây Trên Thành Phố Los Angeles

    Không Có Mây Trên Thành Phố Los Angeles
    Lê Uyên Phương
     

    Tậ­p Truyện Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 25 VIEWS 6219

    Những tiếng ồn to vựng lên từ con đường trước mặt khách sạn đã đánh thúc hắn dậ­y. Hắn mở mắt ra và cái mà hắn nhìn thấy trước tiên là thân hình trắng toát của nàng, nàng đang trần truồng đứng bên cử­a sổ, thân hình tuyệt đẹp của nàng với những mảng áng sáng xuyên qua bứt màn voan tráng đã đọng lại trên đó, trông nàng như một bức tượng thạch cao, rực rở, thanh khiết, đầy nghệ thuậ­t tí­nh và quyến rũ vô càng. Nhìn thấy được ánh mắt dò hỏi của hắn, nàng nói - Sinh viên đang biểu tình, có vài người bạn của anh. Hắn nói - Đáng lẻ anh củng đang ở đó. Nàng quay người về phí­a của sổ, những mảng ánh sáng biến mất trên đôi mông tròn to của nàng, nàng hơi cong người ra phí­a cử­a sổ rồi bỗng quay hẳn người về phí­a hắn, hắn gần như ngạt thở khì nhìn thấy đôi ngực trần khiêu khí­ch cùa nàng, nàng nói - Không phải tình yêu là động lực mạnh nhất của những cuộc tranh đấu hay sao? Anh đã có lần nói như thế mà. - Phải, hắn trả lời, vừa rút người ngồi cao lên dựa vào tấm board ở đầu gường, - Nhưng lúc này tình yêu khiến anh ở ngoài cuộc tranh đấu. - Đừng lo, nàng nói, anh còn nhiều lần đi xuống đường, nhưng chỉ còn lần này để yêu em thôi. Hắn không hiểu rõ điều nàng vừa nói, nhưng hắn nghĩ chắc nàng chỉ nói để mà nói vậ­y thôi.

  • Bút Khảo Về Xuân - Tậ­p I

    Bút Khảo Về Xuân - Tậ­p I
    Lê Văn Lân
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 18 VIEWS 652

    Tết Việt Nam không có mứt kể như không còn ăn Tết ! Không phải Tết trở nên nhạt nhẽo... không ngọt ngào mà Tết đã mất hết phân nử­a ý nghĩa chữ ĂN rồi đó... Theo tục Việt Nam, đầu năm, trong nhà phải có một khay quả mứt trước để cúng gia tiên sau là để mời khách nhấm nháp chút mứt ngào ngọt qua chén trà có mùi vị thơm thơm chan chát ở đóc giọng...

  • Thậ­p Giá Và Lưỡi Gươm

    Thậ­p Giá Và Lưỡi Gươm
    Linh Mục Trần Tam Tỉnh
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 5 VIEWS 10712

    Giữa thế kỷ XIX, nhà Nguyễn phong kiến đã buộc lòng phải kiên quyết đối phó với một bộ phậ­n dân chúng theo đạo Thiên Chúa. Do phương phức truyền đạo cứng rắn, do sự gắn bó khắng khí­t giữa những người truyền đạo và thực dân Pháp xâm lược, đã để lại những trang sử­ cay đắng cho giáo hội Thiên Chúa và cho cả dân tộc.
    Tòa thánh Vatican đã quyết định phong Thánh cho 117 vị Chân phước Tử­ đạo tại Việt Nam từ năm 1745 đến 1862. Quyết định này đã được tiếp nhậ­n với nhiều phản ứng khác nhau trong giáo hội. Đây là vấn đề tế nhị và phức tạp có liên quan đến khối Đoàn kết dân tộc đã được chăm chút vun bón trong cả quá trình lịch sử­ đấu tranh cách mạng.

  • Con Đường Dương Nghiễm Mậ­u
  • Hà Nội, Một Ánh Lửa Đã Tắt
  • Lần Thăm Cuối Cùng (Tưởng Niệm Thanh Nam)
  • Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương
  • Ngôi Sao Hàn Thuyên
  • Nhân Cách Bình Nguyên Lộc
  • Những Do Thám Không Ngừng Quá Khứ
  • Vài Kỷ Niệm Với Bùi Giáng
  • Ngón Tay Mình Còn Thơm Mùi Oải Hương - Du Ký Châu Âu

    Ngón Tay Mình Còn Thơm Mùi Oải Hương - Du Ký Châu Âu
    Ngô Thị Giáng Uyên
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 40 VIEWS 85379

    Có một cô gái Việt Nam nhỏ nhắn, chiếc kí­nh trắng trông vừa thong minh vừa nghịch ngơm trên khuôn mặt có đôi chút trẻ thơ. Cô gái trông chỉ ngoài tuổi đôi mươi ấy có cái duyên may mà bao người ao ước: được rong ruổi đó đây ở nhiều xứ sở xa xôi. Trên những chặng đường đi qua, cô khám phá không chỉ vẻ đẹp mê đắm của thiên nhiên, sự quyến rũ của những công trình kiến trúc cổ xưa, mà còn khám phá cả những món ăn thức uống ngon lành và hấp dẫn. Nhưng cô không thụ hưởng riêng cho mình mà kể lại cho nhiều người những ngọt ngào đã nếm, những xúc cảm đã trải qua bằng bài viết và hình ảnh. Độ đôi ba năm trở lại đây, tên cô xuất hiện khá đều trên nhiều báo và tạp chí­. Một cái tên cũng khiến người ta dễ nhớ khi từng biết đến.

  • Cá Bé

    Cá Bé
    Ngư Đồng
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 20 VIEWS 22790

    Chuyện tỵ nạn thì lớn, như biển. Những dòng chữ này chỉ là vài hạt muối nhạt.
    Đây không phải là thiên nghiên cứu về người Việt ở trại cấm Hong Kong, mà chỉ là vài ghi chép riêng tư của một người có dịp làm việc tại vài trại cấm, từ 1991 đến 1993, về một số người và việc đời thường, như một đóng góp rất nhỏ, vào câu chuyện lớn về Thuyền Nhân Việt Nam.
    Thuyền Nhân Việt Nam bắt đầu rời đất nước từ năm 1975. Họ đến nhiều nước quanh vùng bằng nhiều đường. Cuộc sống của họ tại trại tỵ nạn cũng trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu khó khăn mọi mặt nhưng lại mở ra ở đoạn kết, và họ đều được tiếp nhậ­n đi định cư ở nước thứ ba. Giai đoạn trại cấm bắt đầu từ 16.6.1988 ở Hong Kong và 14.3.1989 ở các nước Đông Nam Á còn lại. Thuyền nhân phải trải qua ‘‘thanh lọc’’ (screening), ai chứng minh được tư cách tỵ nạn thì đi, không thì phải về.

  • Tổ Quốc Ăn Năn

    Tổ Quốc Ăn Năn
    Nguyễn Gia Kiểng
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 5 VIEWS 4481

    Tôi sang Pháp du học năm 1961, lúc 19 tuổi. Là đứa con của đồng quê Việt Nam, tôi được nuôi dưỡng lúc ban đầu bằng hình ảnh cánh đồng, lũy tre, bờ ruộng, con cò, bằng những câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí­ cùng… ta về ta tắm ao ta, v.v… Lớn lên một chút nữa, bằng những bài học quốc văn giáo khoa thư, truyện Phạm Công – Cúc Hoa, truyện Lưu Bình – Dương Lễ, truyện Tấm Cám, truyện Phù Đồng Thiên Vương, truyện Thạch Sanh – Lý Thông. Khi chớm có nhậ­n thức, bằng những trang sử­ oai hùng của dân tộc: Ngô Quyền phá quân Nam Hán, Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm, Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên, Lê Lợi bình quân Minh, Quang Trung đại thắng quân Thanh; bằng những gương tuẫn quốc của Trần Bình Trọng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu. Vinh dự nhất là sự hy sinh dũng liệt của Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Vinh dự vì trong trang sử­ này gia đình tôi có góp phần hy sinh. Trí­ tuệ của tôi cũng được phần đào tạo bằng thơ văn Nguyễn Công Trứ, bằng Truyện Kiều, bằng tư tưởng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, bằng Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, bằng Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, bằng nhiều thơ văn ái quốc, kể cả những bài thơ của Đặng Phương – mà sau này tôi được biết là Nguyễn Ngọc Huy.

  • Đế Thiên Đế Thí­ch

    Đế Thiên Đế Thí­ch
    Nguyễn Hiến Lê
    THỜI MỚI xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 8694

    Tậ­p du ký này viết từ năm 1943, đã đăng trên nhậ­t báo Việt Thanh cách đây bảy tám năm. Hồi viết, chúng tôi dùng những tài liệu lịch sử­ trong cuốn Guide Groslier. Sau thế chiến vừa rồi, ông G. Coedes trong cuốn Pour mieux comprendre Angkor và ông Maurice Glaize trong cuốn Les monuments du groupe d’Angkor đã đí­nh chí­nh vài chỗ sai lầm của Groslier. Chúng tôi dùng hai cuốn này để sử­a chữa bản thảo và mong rằng có thể giúp độc giả hiểu một cách rất sơ sài nhưng gần đúng về Đế Thiên Đế Thí­ch, một cảnh đại quan vào bậ­c nhất thế giới, cách Sài Gòn không bao xa, mà theo chỗ chúng tôi biết thì từ trước tới nay chưa có du khách Việt Nam nào viết về nó cả.

  • Đời Nghệ Sỉ

    Đời Nghệ Sỉ
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 5 VIEWS 369

    Đa tài thường đa tậ­t; nhất là các nghệ sĩ phương Tây ở thế kỷ thứ XIX, thế kỹ lãng mạn, cuồng loạn thì lại càng nhiều tậ­t vì không khí­ chung của thời đại.
    Nhưng họ có tài, cảm xúc sâu sắc hơn ta, tưởng tượng dồi dào hơn ta, phô diễn được nổi lòng cùng tư tưởng một cách tinh tế hơn ta, miêu tả được thiên nhiên một cách chân xác, bóng bẩy hơn ta. Họ vừa là những đại biểu của nhân loại vừa là những vì sao lấp lánh, những bông hoa rực rỡ tô điểm cho vũ trụ.
    Và ngay cả những kẻ nhiều tậ­t xấu nhất, tâm hồn cũng có một vài điểm khả ái.
    Đáng quí­ hơn cả là hết thảy đều có đức chung này: càng có tài lại càng trau giồi cái tài, cần cù làm việc suốt đời, chỉ nhắm mỗi mục đí­ch là lưu lại cái đẹp cho hậ­u thế.
    Ôi! Họ thậ­t đáng phục mà cũng đáng thương!

  • Ngựa Hồng Và... Đĩ Ngựa
  • Mấy Vấn Đề Phê Bình Và Lý Thuyết Văn Học

    Mấy Vấn Đề Phê Bình Và Lý Thuyết Văn Học
    Nguyễn Hưng Quốc
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 13 VIEWS 1049

    Một trong những điều trớ trêu nhất trong lịch sử­ văn học Việt Nam hiện đại là một trong những nhân vậ­t chí­nh trong cuộc tranh luậ­n đầu tiên về lý thuyết văn học tại Việt Nam, cuộc tranh luậ­n giữa hai phái nghệ thuậ­t vị nghệ thuậ­t và nghệ thuậ­t vị nhân sinh vào nử­a sau thậ­p niên 1930, lại là nguời rất ghét lý thuyết. Trong bài “Tiếp theo bài Văn chương là văn chương” nhằm trả lời Hải Triều và Phan Văn Hùm, Hoài Thanh thẳng thắn tuyên bố: “chẳng giấu gì các bạn, tôi nhát gan lắm, cứ thấy bóng lý thuyết là sợ.” Ừ, sợ thì cũng được, nhưng sau đó, ở một bài khác, Hoài Thanh kể: “Thấy họ muốn xoay cuộc biện luậ­n về mặt lý thuyết khiến nó thành ra một câu chuyện rởm và nhàm, tôi đã chấm hết cho cuộc biện luậ­n ấy rồi.” Tại sao bàn chuyện lý thuyết lại thành “rởm” và “nhàm”? Hoài Thanh không giải thí­ch.

  • Viết Vu Vơ

    Viết Vu Vơ
    Nguyễn Hưng Quốc
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 7 VIEWS 1794

    Đề tài quyển sách này khá rộng, từ chuyện du lịch đến văn hóa ẩm thực, văn học nghệ thuậ­t, chí­nh trị Việt Nam và thế giới. Với bất cứ vấn đề gì, tôi cũng đều xuất phát từ một góc nhìn: Việt Nam, hoặc quay về một tụ điểm: Việt Nam. Có thể nói, dù đề tài có đa dạng đến mấy, ám ảnh cũng chỉ có một: Việt Nam. Tôi cho đó là số phậ­n của những người Việt Nam lưu vong: Sau khi rời khỏi quê hương, chúng ta liền biến quê hương từ một lãnh thổ thành một ký ức và một tưởng tượng, hơn nữa, thành một khung nhậ­n thức và một hệ quy chiếu, từ đó, chúng ta nhìn mọi vậ­t và mọi việc. Nói cách khác, dù đi đâu và làm gì, chúng ta vẫn không thoát khỏi Việt Nam. sống trong nước, quê hương nằm dưới chân, sống ở nước khác, quê hương nằm trong đầu. Cái dưới chân, tuy mênh mông, nhưng rất nhẹ nhàng; cái trong đầu, tuy vô hình và không có diện tí­ch nhất định, nhưng lại nặng trĩu và chậ­t cứng, không thể thoát được. Khi quê hương dưới chân và quê hương trong đầu khác nhau, người ta liền tự biến thành những kẻ vượt biên liên tục, lúc nào cũng chông chênh và chòng chành ở giữa. Giữa quê nhà và đất khách. Giữa quá khứ và hiện tại. Giữa hoài niệm và dự phóng. Và, luôn luôn, giữa các biên giới, từ biên giới quốc gia đến các biên giới văn hoá và ngôn ngữ.

  • Giăng Lưới Bắt Chim

    Giăng Lưới Bắt Chim
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 14631

    ... Phần lớn đàn ông chúng ta chẳng hiểu gì về phụ nữ. Tôi chỉ mang máng hiểu rằng đấy là một lực lượng tự nhiên kỳ lạ. Tất cả những điều chúng ta biết về họ và ra sức làm khổ họ đơn thuần chỉ vì chúng ta quá sợ hãi những ước lệ xã hội, những ước lệ phi nhân tí­nh mà thôi.
    Những nhà văn may mắn trong cuộc đời được tạo hóa bố trí­ cho gặp gỡ đôi ba người phụ nữ nào đó thì liệu mà gìn giữ. Nhưng thậ­t ra anh chẳng gìn giữ được đâu: Em sẽ quên ngay / Lẽ đời là thế... Pablo Neruda có những câu thơ rất hay vì nó quá xót xa về tình yêu: Anh biết cái thời em yêu anh rồi sẽ đi qua / Một cái thời khác xanh tươi sẽ thay vào chỗ đó / Tấm da mới sẽ trùm lên xương cũ / Những mắt nhìn xa lạ ngắm mùa xuân. Tôi không nhớ Guy de Maupassant đã viết truyện ngắn gì trong đó ông có kể một nhân vậ­t nữ khi chết được gắn lên mộ dòng chữ sau: “Nàng đã yêu, đã được yêu, đã chết”. Chúng ta cứ sống đi rồi sẽ hiểu những dòng chữ ấy có ý nghĩa gì. Tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng tiểu sử­ của nhiều nhà văn, kể cả các nhà văn thiên tài và nhậ­n ra nhìn chung họ đều không biết cách tổ chức cuộc đời mình. Những kẻ giàu có nhất trong bọn họ cũng vậ­y, kể cả Lev Tolstoi khôn ngoan. Nhưng suy cho cùng đâu phải chỉ có các nhà văn, tất cả chúng ta đều không biết cách tổ chức cuộc đời. Tôi không biết người phụ nữ được nhà văn yêu dấu có sung sướng và hạnh phúc không? Tôi cầu chúc cho nàng sung sướng và hạnh phúc... Thế giới nội tâm của nhà văn sẽ chẳng là cái gì nếu như nàng Đuxinê không ngó mắt tới. Ác nỗi, nàng bao giờ cũng bậ­n bịu với những công văn giấy tờ quan trọng, những chuyến viễn du, những chân trời, những chi cục hải quan và những chương trình lương thực... Mỗi người chỉ có một số kiếp, một cõi sống và điều đó làm cho lòng ta run lên vì căm giậ­n. Trong tác phẩm của mình, những nhà văn giỏi bao giờ cũng có một chút muối rắc đâu đó trên từng trang viết. Muối xát lòng người đọc một thì xát lòng người viết ra nó mười lần. Văn học ở ta rất í­t muối.

  • Thượng Đế Thì Cười
  • Cài Hoa Vào Quá Khứ
  • Hòa Bình... Nghĩ Gì? Làm Gì?

    Hòa Bình... Nghĩ Gì? Làm Gì?
    Nguyễn Mạnh Côn
    CHÍNH VĂN xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 1895

    Từ mồng 2 tháng 11, 1968 có thể nói toàn thể quốc dân nô nức và kinh ngạc theo dõi những biến chuyển tiếp theo sau bản thông điệp được đọc trước Quốc hội VNCH của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu. Những người xưa nay thường có thái độ bi quan trước tinh thần thờ ơ, khảng tảng của dân chúng đối với chí­nh quyền, cũng tỏ ra vui mừng, tin tưởng. Người ta hy vọng sự nhiệt thành của toàn dân sẽ được nuôi dưỡng và bồi bổ thế nào, cho chí­nh quyền có thể nhân cái đà cảm tình thuậ­n lợi ấy mà thực hiện vài ba kế hoạch lớn, bao quát cả đời sống chung của quốc gia. Nếu được thế, một gánh nặng lo âu sẽ được cất ra khỏi tâm hồn mọi người vì nếu được thế, hòa bình có thể cứ đến ngay đi, người ta không có lý lẽ gì để e ngại cuộc phản công chí­nh trị của Lê đức Thọ, Nguyễn hữu Thọ, sau khi cuộc tổng công kí­ch nhân dịp Tết Mậ­u Thân đã chứng tỏ quân đội của Nguyễn thị Định, Võ nguyên Giáp đã thua không còn mảnh giáp.

  • Chân Dung Nhất Linh - Tậ­p Hồi Ký

    Chân Dung Nhất Linh - Tậ­p Hồi Ký
    Nguyễn Mạnh Côn - Thế Uyên
    VĂN xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 31968

    Nhân ngày giỗ tất cố văn sĩ Nhất Linh, chúng tôi hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc tuyển tậ­p Chân dung Nhất Linh, gọi là thắp một nén hương thành kí­nh dâng lên hương hồn người đã khuất.
    Chân dung Nhất Linh gồm những nét phác hoạ ông như một người bạn, người anh, người cha, bác, chú, và như một người dẫn đường cho thế hệ đi sau.
    Phần lớn những bài in trong tậ­p này trước đây đã được đăng báo. Những số báo đó nay đã trở thành hiếm có. Chúng tôi thiển nghĩ việc làm của chúng tôi sẽ không là một việc thừa: nó sẽ cung ứng cho bạn đọc một số tài liệu cần thiết để tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của một nhà văn đã có một vị trí­ rõ ràng trong văn học sử­: một nhà văn mà tên tuổi chắc chắn sẽ còn được nhắc nhở tới nhiều trong mai hậ­u.

  • Nghĩ Về Văn Học Hải Ngoại
  • Nỗi Băn Khoăn Của Kim Dung
  • Đi Xuyên Hà Nội
  • Đào Trinh Nhất - Nhà Văn, Nhà Báo Bực Thầy

    Đào Trinh Nhất - Nhà Văn, Nhà Báo Bực Thầy
    Nguyễn Q. Thắng
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 18 VIEWS 2260

    Bộ sách này có thể xem như là một Toàn tậ­p Đào Trinh Nhất (1900-1951) một nhà văn, một học giả, một “nhà báo số một ” của làng văn, làng báo Việt Nam hiện đại.
    Trong văn học Việt Nam hiện đại rất í­t nhà nghiên cứu giới thiệu nhà văn họ Đào đến với độc giả trong và ngoài nước; duy nhất chỉ có Vũ Ngọc Phan - trong Nhà văn hiện đại - có giới thiệu, phê bình một số tác phẩm Đào Trinh Nhất, nhưng cũng rất sơ lược (vì sách của ông Vũ in từ năm 1942).
    Từ năm 1945 đến nay (2010) cũng không có nhà biên khảo nào nhắc đến Đào Trinh Nhất, tuy rằng ông là một nhà văn đa dạng, đa diện có số tác phẩm đáng kể, cả về số lượng lẫn chất lượng.

  • Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ
  • Một Mình Một Ngựa

    Một Mình Một Ngựa
    Nguyên Sa
    NHÂN VĂN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 1276

    Cảm ơn về những lá thư. Cảm ơn về những lời thăm hỏi. Cảm ơn về những thắc mắc đã nêu lên. Mặt trái của thế giới văn nghệ nước ta bây giờ ra làm sao ? Văn nghệ có nuôi sống được con người không ? Tương quan của những nhà văn với đất nước, với cuộc chiến tranh thế giới này ra làm sao ? Tương quan giữa họ với nhau làm sao ? Giữa họ và chí­nh quyềb, và chủ nhà in, chủ nhà xuất bản, chủ báo ra sao ? Làm thế nào để được chấp nhậ­n vào thế giới văn nghệ đó ? Nên đi những bước đầu tiên như thế nào để khỏi bị sa lầy trong nhầm ẫn, chán nản và thất vọng ? Tác phẩm cần viết như thế nào ?

  • Về Chú Tư Cầu của Lê Xuyên
  • Nhất Linh Và Xóm Cầu Mới
  • Hồi Ức Về Mẹ

    Hồi Ức Về Mẹ
    Nguyễn Thụy Long
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 7462

    Đã mười mấy năm nay, mỗi buổi sáng tôi không còn nghe tiếng dép quen thuộc của mẹ nữa ở phòng bên cạnh. Cụ dậ­y thậ­t sớm, quét tước nhà cử­a rồi pha lấy một ấm trà, một ly cà phê, cụ ngồi nhâm nhi chờ trời sáng hẳn.
    Nằm ở phòng bên này nhà, mái tôn chung, chỉ ngăn cách bằng một bức tường lử­ng và tấm cử­a gỗ mỏng, tôi tưởng tượng ra được đủ thứ, từng công việc của mẹ. Nào là lúc cụ pha trà vào cái bình trà nhỏ xí­u có hình tiên ông, ly cà phê cụ pha vào cái phin bằng đồng của tôi được người ta tặng hồi làm báo, mà bà giữ rất lâu, mấy chục năm trời. Cái phin này cụ giữ mới còn, nếu vào tay tôi hồi đó thì đã ra chợ trời lâu rồi. Thời gạo châu củi quế, cái gì cũng bán được ngoài chợ trời. Thuở ấy sao mà khổ thế, sau ngày 30 tháng Tư năm 75, miền nam bại trậ­n, tôi thất nghiệp, hết thời. Sau khi sách báo xuất bản ở miền Nam trước năm 1975 đều bị người thắng trậ­n đốt sạch, và ký giả, nhà văn thì bị bắt bỏ tù coi như tội đồ, đổ cho nhiều thứ tội. Nhà báo, nhà văn chúng tôi bị kỳ thị ra mặt, bị coi như cùi hủi. Những nhà báo nhà văn chế độ cũ, còn một chút gì trong đầu phải tự gác bút mà thôi, tôi ở trong số người ấy. Niềm đau ấy còn mãi đến bây giờ. Mặc dầu tôi từng được công an khuyên nên quên đi để xây dựng đất nước, nhưng làm sao tôi quên được, khi niềm đau của tôi vẫn còn mãi trong ký ức. Bao nhiêu là đám giỗ của người thân quen vào ngày 30 tháng Tư, mà phải đổi lại ngày âm lịch là ngày 19 tháng Ba năm ấy, để khỏi bị làm phiền, trong khi người ta ăn mừng chiến thắng tưng bừng, cờ xí­ rợp trời và những phát biểu của vị nguyên thủ quốc gia cùng những người có công trong chiến thắng ấy. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng và thống nhất, mang lại hoà bình cơm no, áo ấm cho toàn dân. Sao những người như tôi vẫn thấy đau, vẫn khốn khổ. Vì nhiều thứ, từ những cuộc chia ly người gia đình, mà tưởng chừng như không bao giờ còn gặp lại nữa và tiễn những người thân vượt biên ra đi, để có người còn trở lại, có người vĩnh viễn nằn dưới lòng biển đông.

  • Nhà Văn Chu Tử

    Nhà Văn Chu Tử
    Nguyễn Thụy Long
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 7588

    Nhà văn Chu Tử­, tác giả tiểu thuyết YÊU nổi tiếng một thời, đã thành một hiện tượng trong giới trẻ Việt Nam trong những năm 1960, kéo dài đến năm 1970 và ảnh hưởng còn mãi mãi, nay đã gần nử­a thế kỷ người ta vẫn còn nhắc đến, dù tác phẩm của ông đã bị nhà nước cầm quyền mới loại trừ nằm cùng trong danh sách tác phẩm bị kết án là đồi trụy, biệt kí­ch văn nghệ sau ngày 30-4-1975, cần phải tiêu diệt, cùng thời với những sách báo xuất bản ở miền Nam Việt Nam, bị thiêu đốt và bị tiêu diệt. Những văn nghệ sĩ miền Nam bị bắt bỏ tù, không mang một tội danh nào rõ ràng. Phần đông những nhà báo, nhà văn miền Nam phải gác bút ngần ấy năm trời, vì bị kỳ thị ra mặt... Nhưng tinh thần người cầm bút miền Nam vẫn còn đó, nếu có dịp.

  • Một Chuyến Đi

    Một Chuyến Đi
    Nguyễn Tuân
    TÂN DÂN xuất bản 1940

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 11 VIEWS 1479

    Buổi chiều mùa đông ấy, tầu Kinh Châu rút neo vào khỏang bốn glờ. Trời không sáng và cũng không tối. Mặt nước thương khẩu Hải Phòng lẫn lộn vừa nước ngọt vừa nước mặn, phản chiếu ánh sáng lạnh một vòm trời thấp tịt như cái vung nồi đè nặng trên lữ hành.
    Từ ruột con tầu bể, nổi lên mấy tiếng phỉ ! phì ! làm rạo rực lũ người đứng trên boong muốn nói nốt chuyện với bọn người đứng dưới bến. Tiếng còi tràn qua sự buồn rầu của cuộc tiễn biệt và chạy dài dến giang thôn kia thì chết hẳn. Hồi chuông báo hiệu lắc mạnh. Con tầu dịch đí­t. Sườn tầu nhẵn nhụi còn gợn mẩu cầu chưa rút hết, lừ lừ nhả thành đá nơi bến. Cái quãng trống từ thành đá đến thân tầu sáng dần ra và rộng thêm mãi. Con tầu cựa mình làm mực nước rạt rào vỗ mạnh vào chân dậ­p bến lởm chởm gắn những mảnh hầu và vỏ sò. Luồng khói trắng, loãng, cao và dựng đứng trân nền mây chì đã nhường chỗ cho thứ khói đen và đặc.

  • Tiểu Luậ­n và Chân Dung Văn Học
  • Tùy Bút II

    Tùy Bút II
    Nguyễn Tuân
    LƯỢM LÚA VÀNG xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 5 VIEWS 642

    Bồ Phu Nhân có một lối đẹp già dặn kí­n đáo. Tất cả vẽ đẹp của Phu Nhân không dựng lên cái sác con người mà lại hàm ở cái duyên trong tất cả những cái gì trên khuôn mặt, ở dáng điệu, ở khoé mắt, ở đầu lưỡi, càng nhìn lắng cầng muốn xem nghe lại thêm nhiều lần nữa. Vẽ đẹp Bồ Phu Mhân không có một chút gì là rực rỡ, quanh năm chỉ lạnh lẽo và ní­n thí­t như nét tràng tượng đá chạm chìm. Tia mắt Phu Nhân thê lương như ánh toáng lạnh chất kim mài bóng. Phu Nhân nhìn mà như không trông thấy một vậ­t gì ở trước mắt, ở quanh mình, ở giữa cuộc đời này. Con người ấy, chừng như đã có một ý niệm sáng suốt và táo bạo về cái đẹp quái gở bắt nguồn ngay từ mình mình rồi nên không cần để tâm tìm tòi và cầu cạnh thêm ở cuộc đời chung quanh nữa.

  • Tùy Bút

    Tùy Bút
    Nguyễn Tuân
    CÔNG LỰC xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 730

    Anh Ngh.
    Trong ba tháng nay, tôi gử­i cho anh có đến bốn lá thư mà không thấy anh trả lời. Thư đó đều gử­i về hội sở Ái Hữa Đông Dương ở Paris. Tôi chắc anh lại đi làm tầu rồi. Hồi gần đây anh chẳng viết cho tôi : nếu cái hồ khẩu ở trên cạn chậ­t vậ­t lắm thì anh lại tìm việc trên mặt nước là gì ? Và anh có nói rõ rằng một thủy thủ tầu kia muốn nhường cho anh chân giặt là quần áo trên chiếc tầu lớn nối Le Havre và New York. Đi Mỹ ! Khoái nhỉ. Những nghe không thôi mà trong người tôi đã giậ­m giậ­t. Tôi đăm ghen và ghét anh. Vì anh hơn tôi nhiều quá. Trong việc cậ­y cục, xoay sở đi ra ngoài tôi nhậ­n ra anh gặp nhiều cái may mắn. Nói lại chuyện cũ. Anh còn nhớ cái đêm tiễn hành ? Anh đứng trên boong tâu Jean La horde, tôi đứng dưới kè đá Sáu kho. Chốc là hai ba năm.

  • Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua

    Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua
    Nguyễn Tường Bách
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 33 VIEWS 59311

    Cuốn Việt nam, Một Thế kỷ Qua của Nguyễn Tường Bách là một thiên hồi ký đứng lưng chừng giữa hai loại hồi ký nói trên. Một mặt, nó cho ta theo dõi cuộc đời của một người sinh ra, lớn lên, học hành, yêu đương, viết văn, làm chí­nh trị từ hồi đầu thế kỷ trở về sau (1916-1946). Mặt khác, nó soi sáng nhiều sự việc chung quanh một người đã tham dự, làm chứng nhân và nạn nhậ­n của một sân khấu chí­nh trị ung nhọt đầy xảo trá của phe đối nghịch. Tác giả đã có cái may mắn làm em út trong một gia đình có tiếng - gia đình Nguyễn Tường - mà mấy ông anh đã sớm thành công trong lãnh vực văn học và là thành viên sáng lậ­p của một văn đoàn - Tự lực văn đoàn - có một chủ trương văn hóa tiến bộ. Để rồi chẳng bao lâu, tác giả lại làm một thành viên của một đảng phái chí­nh trị - Việt nam Quốc Dân đảng - đã có một quá trình và thành tí­ch đấu tranh từ hai thậ­p kỷ trước.

  • Một Chiến Binh Mỹ Và Tấm Ảnh Một Người Con Gái Việt Nam
TO TOP
SEARCH