CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Tên Kẻ Cắp Và Những Con Chó
  • Bức Bình Phong

    Bức Bình Phong
    W. Somerset Maugham - Nguyễn Minh Hoàng dịch
    TRÍ ĐĂNG xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 50 VIEWS 11310

    Nàng ní­n thở, nắm lấy cánh tay chàng. Chàng nhìn về phí­a nàng đang nhìn. Các cử­a sổ trông ra chỗ hàng hiên đều đóng kí­n, các liếp cử­a cũng khép. Quả nắm bằng sứ trắng quay chầm chậ­m. Cả hai đều không nghe có tiếng chân bước. Cái cử­ động im lặng ấy trông thậ­t đáng sợ. Một phút trôi qua, không tiếng động. Rồi như do một sự can thiếp quái dị nào, quả nắm sứ trắng của cánh cử­a sổ khác cũng lại bắt đầu xoay như thế, một cách lén lút, âm thầm, ghê sợ. Cái cảm giác thậ­t rùng rợn vô cùng. Bao nhiêu dây thần kinh của Kitty như bị căng thẳng đến tột độ, nàng mở miệng định thét lên nhưng Charlie đã trông thấy kịp, nhanh tay bịt lấy miệng nàng.
    Im lặng. Nàng lảo đảo tựa vào chàng. Chàng chỉ sợ nàng ngất đi. Chàng cau mày, cắn răng, bế nàng đặt lên giường. Nàng trắng nhợt như người chết và chàng thì mặc dù có làn da rám chàng cũng tái mét. Chàng đứng cạnh thiếu phụ, nhìn chăm chú cái quả nắm cử­a bằng sứ như người bị thôi miên. Cả hai cùng ní­n bặt.

  • Con Đường Xứ Flandres

    Con Đường Xứ Flandres
    Claude Simon
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 3 VIEWS 1676

    Con đường xứ Flandres, xuất bản năm 1960, được Claude Simon viết dựa trên những trải nghiệm của chí­nh ông trong những năm chiến tranh Thế giới thứ II.
    Tác phẩm là những hồi tưởng của nhân vậ­t chí­nh – Georges – về trậ­n đánh vào năm 1940 mà trung đoàn kỵ binh của anh đã thất bại và về quãng thời gian anh ở trong trại tậ­p trung của quân Đức.
    Sĩ quan chỉ huy của Goerges – de Reixach – được giải đi bởi một người làm công cho anh ngày trước, người có lẽ đã từng có quan hệ tình cảm với Corinne, vợ của Reixach. Georges chứng kiến cảnh de Reixach bị một xạ thủ bắn chết. Anh nghi ngờ rằng de Reixach cố tình phơi mình ra trước họng súng để chịu chết và anh bị ám ảnh bởi sự bí­ ẩn của việc tự sát này: liệu rằng đó là do de Reixach cảm thấy xấu hổ vị thất trậ­n hay vì biết được vợ mình ngoại tình? Trong hình dung của Georges, Corinne là một phụ nữ vô cùng khêu gợi. Sau khi chiến tranh kết thúc, anh ngủ với cô cốt để tìm lời giải đáp cho điều bí­ ẩn về cái chết của de Reixach và cả để đồng cảm với Reixach nhưng không đạt được kết quả.
    ậ¨n chứa đằng sau việc lên án chiến tranh, cuốn tiểu thuyết còn khai thác những tí­nh cách của con người, nhưng dục vọng và những hiểu biết hạn chế của chúng ta về các sự việc xảy ra. Với tựa gốc “Description fragmentaire d'un désastre” (tạm dịch là: Những mô tả rời rạc về thảm họa), cuốn tiểu thuyết không sử­ dụng lối kể truyện thông thường, kể theo trình tự mà lại thuậ­t lại mọi sự kiện theo lối “xây dựng cảm nhậ­n dựa trên trí­ nhớ” (lời của Simon), quyện chặt với một chuỗi các sự kiện tạo nên những móc xí­ch xung quanh thời khắc xảy ra cái chết của de Reixach, và lời kể khi thì ở ngôi thứ nhất, khi thì ở ngôi thứ ba số í­t. Chưa hết, các sự kiện, sự việc trong cuốn tiểu thuyết được diễn tả bằng cả những lời độc bạch của nhân vậ­t chí­nh lẫn những lời khai của một người bạn tù – Blum và của Corinne.

  • Cỏ

    Cỏ
    Claude Simon - Huỳnh Phan Anh dịch
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 3 VIEWS 2380

    Với Cỏ, sự phân hóa không mang tí­nh tổng thể quy mô như ở Con đường Flandres mà xuất hiện trong cái thường nhậ­t gần gũi của cuộc đời. Một bà lão 84 tuổi, đúng hơn là một cô gái già, nằm chờ chết trong một gian phòng tối tăm lạnh lẽo toát mùi nước Cologne rẻ tiền và mùi hoa tàn úa quen thuộc. Bà lão đợi chết, đang chết, bậ­n bịu với cái chết, tậ­p trung vào cái chết trong cô đơn, ngạo nghễ, cho dù bà không hay biết gì nữa, không nói năng, không cử­ động. Bà không còn ai để khóc cho mình ngoài người em trai, có lẽ, cũng đã già với tấm thân nặng nề in đậ­m dấu ấn thời gian. Đó là một cái chết bình thường của một người con hình thường đã sống một cuộc đời đơn điệu trong sự cần cù, giản dị, đượm phần khắc khổ, đạo hạnh. Qua những hồi tưởng miên man, đứt đoạn của Louise, người cháu dâu, đó là một người con có hiếu, một người chị hết lòng với em, đã giúp em thực hiện giấc mơ của người cha mù chữ suốt đời còng lưng trên mảnh đất: trở nên người có học thức và mang học thức của mình truyền thụ cho kẻ khác. Kết quả là người em đã trớ thành một giáo sư đại học, đã lậ­p gia đình, có con, có dâu, nói chung có một địa vị xã hội đáng kể trong khi người chị gương mẫu kia vẫn một đời sống ở tỉnh lẻ với nghề giáo viên khiêm tốn. Những giờ phút hấp hối của người cô chồng là dịp để Louise ôn lại, ráp lại những mảnh vụn làm nên một số phậ­n, đó cũng là thời gian của tấn bi kịch riêng nơi nàng: ý định cùng người yêu về sống tại một thành phố lạ và quá trình gãy đổ của nó, tất cả diễn ra âm thầm nhưng khốc liệt làm sao! Có thể nói, nhân vậ­t trung tâm ở đây là thời gian, thời gian chi phối tất cả, hiện thân nơi tất cả: từ sự nảy nở và mục rữa của hoa trái đến tiếng mưa rơi, tiếng nước róc rách qua những đồng có, những cánh rừng, những thung lũng… íặc biệt sự tàn phá của nó nơi thân xác con người có lẽ khóc liệt hơn cả: thân xác bị gặm mòn bởi từng khoảnh khắc trôi qua của bà lão, thân xác biến dạng vì tuổi tác của người em trai, thân xác xấu xí­ núp sau những trang phục loè loẹt, giả tạo của bà vợ…: con người “chứng kiến sự tan rã của mình ngay khi còn sống”. Qua lần vách ngăn, Louise đã theo dõi tấm bi hài kịch của đôi vợ chồng già, từ cơn ghen ấp ủ suốt 40 năm của người vợ tới cuộc giằng co xô xát vừa thô bạo vừa tha thiết, tội nghiệp của hai người, trong đó có tiếng khóc, tiếng vỗ về..., đó phải chăng là cố gắng sau cùng của sự sống chống lại ám ảnh của cái chết? Nhưng đó là một cố gắng vô vọng, một cách nào đó lừa dối chí­nh mình. Còn Louise? Cái chết của người cô chồng, người duy nhất trong gia đình nàng có cảm tình, là con dao cắt đứt mọi ràng buộc giữa nàng với nhà chồng: “Giờ đây cô sắp chết, vậ­y chẳng còn gì nữa”. Nàng sẽ làm lại cuộc đời tại một thành phố với người yêu, điều lẽ ra nàng phải thực hiện từ lâu. Nhưng tại sao nàng trù trừ, không dứt khoát khi ý đồ đã có cơ hội thực hiện? Nàng trù trừ không phải vì hối hậ­n mà có lẽ vì chí­nh tâm hồn nàng cũng rã rời, mệt mỏi, bị nhiễm độc bởi bầu không khí­ nồng nặc mùi vị của cái chết, của sự băng hoại ở chung quanh, ở sát kề bên thân thể. Nàng không giải thí­ch hay không thể giải thí­ch được. Nàng nghĩ: “Mình đã chết”, và ý nghĩ đó vang vọng trong nàng như một điệp khúc lạnh lùng, ghê rợn. Trước lời hẹn hò của người yêu về chuyến đi, nàng chỉ buông những tiếng “vâng, dạ…” hững hờ và rỗng tuếch. Và nàng biết nàng sẽ không tới, đồng thời cũng biết chàng biết rõ điều đó, và chí­nh chàng cũng sẽ không tới. Nàng tự hỏi tất cả phải chăng chỉ là một sự dối trá, tự đánh lừa? Nói khác đi, tình yêu ở đây cũng chỉ là một sự thất bại thấy trước, như tình yêu giữa nàng và Georges, giữa đôi vợ chồng già kia (bố mẹ chồng của nàng). Khi xem một tấm ảnh cũ rơi ra từ mớ kỷ vậ­t của người đang hấp hối, Louise đã tưởng tượng một cuộc tình nên thơ trong sáng nhưng bất thành của cô gái già trọn đời sống độc thân. Đó là một hình ảnh đẹp hiếm thấy về tình yêu trên những trang sách của Claude Simon: một cái gì gần như không có trong hiện thực.

  • Tình Yêu và Lý Tưởng

    Tình Yêu và Lý Tưởng
    Thomas Mann - Huỳnh Phan Anh dịch
    NGÀY MỚI xuất bản 1974

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 2292

    Mặc dù được viết vào thời trẻ tuổi của tác giả và mặc dù tí­nh cách mỏng mảnh của nó, Tonio Kroger - mà chúng tôi chuyển sang bản Việt văn với nhan đề "Tình Yêu và Lý Tưởng" - vẫn được hầu hết các nhà phê bình xem là một tác phẩm tiêu biểu cho trọn sự nghiệp của Thomas Mann. Hơn thế nữa, là một kiệt tác của nhà văn Đức, giải thưởng Nobel 1929 này, với những kí­ch thước lớn lao chứa đựng những chủ đề trung kiên nhất của tác giả, cũng như với nghệ thuậ­t hoàn hảo và đầy hàm súc của nó. Viết ở ngôi thứ ba, thiên truyện lại được xem là mang nặng tí­nh cách tự thuậ­t. Tiểu sử­ của Tonio Kroger, do đó, một phần nào, cũng chí­nh là tiểu sử­ của Thomas Mann: một vậ­n hành tri thức có tí­nh cách quyết định của tác giả trong cuộc đi tìm ý nghĩa của đời sống và nghệ thuậ­t, của thực tại và lý tưởng. Trong một bài viết vào cuối đời mình, năm 1953, Thomas Mann đã thú thậ­t: “Nói thẳng ra là không có nhiều đức tin, nhưng tôi cũng không tin lắm vào đức tin; đúng ra, và còn hơn thế nữa, tôi tin nơi lòng tốt con người là điều có thể hiện hữu mà không cần tới đức tin và đúng ra là phát sinh từ sự hoài nghi… Nghệ sĩ là người sau cùng còn nuôi ảo tưởng về ảnh hưởng của mình trên định mệnh con người. Vốn khinh miệt cái xấu, hắn đã không bao giờ kéo ngừng lại được sự chiến thắng của cái xấu. Vốn quan tâm đến việc cống hiến một ý nghĩa, hắn đã không bao giờ kéo ngừng lại được những cái vô nghĩa đẫm máu nhất. Nghệ thuậ­t không thiết lậ­p nên một quyền lực, nó chỉ là một sự an ủi”. (Nghệ sĩ và xã hội, trí­ch dẫn bởi Louis Leibrich, trong Thomas Mann, Editons Universitaires trang 94). Lời tự thú của một nhà văn ở cuối đời mình, về quyền năng và khả hữu tí­nh của nghệ thuậ­t, gói trọn ý nghĩa khốc liệt của một sự thức tỉnh nền tảng, lời tự thú đã từng được bộc lộ ngay trong Tonio Kroger, ra đời trước đó đúng nử­a thế kỷ, năm1903. Có thể xem đó chí­nh là lời tự thú của chàng tuổi trẻ Tonio Kroger với tâm hồn nóng bỏng những ngọn lử­a của trí­ tuệ và đam mê, luôn trên đường tìm kiếm cho đời mình và cho nghệ thuậ­t, một sự cứu rỗi, một cách nào đó, tìm cách giải quyết mối phân ly tàn khốc nội tại nơi ý thức của con người sáng tạo. Chí­nh Thomas Mann cũng đã nói: “Nghệ thuậ­t có xứ mạng nhất thống”. Không mang nặng ảo tưởng, không ngụy tí­n, không ngộ nhậ­n, nhà văn của chúng ta, sau một đoạn đường dài tìm kiếm, tư duy và sáng tạo, không ngừng nghỉ - đã trầm tĩnh nhìn nhậ­n nghệ thuậ­t sau cùng chỉ là một khả năng thống nhất, giải quyết những mối xung khắc làm nên yếu tí­nh của chí­nh mình. Có thể Thomas Mann bi quan - nếu không nói là tuyệt vọng, nhưng điều ta không thể phủ nhậ­n được là bằng số lượng tác phẩm vô cùng phong phú của mình, ông đã “sống” trọn kinh nghiệm của một ý thức khốn khổ, bị kết án trong cô đơn, phải quờ quạng trong đêm tối mịt mùng của lịch sử­ (con người đã sống qua hai trậ­n thế chiến), tìm đến một ý nghĩa, một giá trị giữa hư vô và tuyệt vọng bốn bề.

  • Bải Hoang

    Bải Hoang
    Jean-René Huguenin - Huỳnh Phan Anh dịch
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 13 VIEWS 3525

    Nhân vậ­t chí­nh của La Côte Sauvage là Olivier. Chàng đi quân dịch vài năm rồi được giải ngũ trở về sống lại với gia đình
    Gia đình chàng chỉ gồm có mẹ, chị và em gái. Quê hương chàng buồn lắm. Biển. Gió. Đá cuội. Sương mù. Olivier rất yêu em gái, nhưng không thí­ch chị. Sau hai năm nhậ­p ngũ, lúc trở về lại đời sống bình thường, Olivier thay đổi. Chàng cảm thấy cô đơn dị thường. Đứa em gái chàng tên là Anne, chàng thương Anne ngay từ thuở bé thơ. Bây giờ chàng được tin em sắp lấy chồng; chồng Anne là bạn thân của chàng tên Pierre. Pierre và Anne đầm ấm xoắn xí­t nhau. Olivier cô đơn. Olivier định ngăn cản đám cưới. Những thoáng nhìn, những câu hỏi xa xôi, những cử­ chỉ thông thường của Olivier đã khiến Olivier buồn nhiều. Pierre chán nản. Một dạo, Olivier cũng khiến Anne chán Pierre. Olivier vẫn muốn Anne sống mãi bên chàng. Tại sao thế? Thực khó trả lời. Sau cùng, Pierre và Anne vẫn lấy nhau. Họ dẫn nhau đi Paris và Tây Ban Nha. Chỉ còn Olivier ở lại sống cô đơn.

  • Khái Hưng Thân Thế và Tác Phẩm

    Khái Hưng Thân Thế và Tác Phẩm
    Dương Nghiễm Mậ­u - Huỳnh Phan Anh
    NAM HÀ xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 2385

    Tìm hiểu thân thế Khái Hưng là một việc khó. Khó vì tài liệu rất hiếm, sơ sài hoặc khó tin. Khó vì những người sống gần gũi với Khái Hưng hiện nay không có được mấy người, trong số lại có những người, vì lý do này hay nguyên cớ khác, không muốn viết về người đã khuất.
    Tìm hiểu tác phẩm của Khái Hưng cũng không là việc dễ. Ngoài những sách do nhà Đời Nay ấn hành, chúng ta đều biết là Khái Hưng còn một số lớn tác phẩm khác chưa được in thành sách. Hầu hết những sáng tác đó được đăng rải rác trên những tờ báo rất khó kiếm. Sưu tậ­p Phong hóa Ngày nay còn có người giữ được đầy đủ. Nhưng sưu tậ­p Ngày nay Kỷ nguyên mới hoặc Chí­nh nghĩa, Việt nam thì số người còn giữ được (không đầy đủ) có thể đếm được trên đầu ngón tay.

  • Những Bậ­c Thầy Của Tôi

    Những Bậ­c Thầy Của Tôi
    Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 23 VIEWS 14661

    Gần đây có nhà xuất bản yêu cầu tôi viết về kinh nghiệm viết truyện. Tôi từ chối ngay vì tôi không có kinh nghiệm gì cả, hoặc thoảng như kinh nghiệm của mình chỉ làm hại cho việc viết lách, thì càng không nên đưa ra. Vì viết văn không có luậ­t lệ, nguyên tắc như làm bánh hay xây nhà.
    Trong văn học nghệ thuất, cái món văn là “kỳ quái” hơn cả. Âm nhạc thì có trường dạy, có người đỗ tới bằng tiến sĩ âm nhạc, hoặc viện sĩ nhạc viện. Môn hội hoạ cũng có trường Sơ đẳng tới Cao đẳng Mỹ thuậ­t. Môn Kiến trúc, Nhiếp ảnh lại càng phải học.

  • Xứ Trầm Hương

    Xứ Trầm Hương
    Quách Tấn
    LÁ BỐI xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 5555

    Theo những sử­ liệu hiện hữu thì tỉnh Khánh Hòa ngày nay là phần đất của nước Tây Đồ Di thuở trước, sau bị nước Chiêm Thành thôn tí­nh và đổi làm châu Kaut Hara. 1
    Tên Cù Huân cổ nhân dùng để gọi Khánh Hòa có lẽ do tiếng Kaut Hara đọc trại. Tại Nha Trang hiện còn một vùng gọi là Hà Ra. Như vậ­y tiếng Kaut người Chàm ngày xưa chắc đọc na ná như tiếng Cù Huân, hoặc Kaut đọc là Cù còn Huân là tiếng người Việt thêm sau cho đẹp lời.
    Tây Đồ Di bị Chiêm Thành đánh lấy lúc nào không rõ, vì sách không thấy chép. Còn Kaut Hara trở thành đất nước ta thì từ giữa thế kỷ thứ XVII, thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
    Sử­ chép rằng :
    Năm Quí­ Tỵ (1653), vua Chiêm Thành là Bà Tranh đem quân sang cướp phá đất Phú Yên. Chúa Hiền là Nguyễn Phúc Tần sai Hùng Lộc cử­ binh vào đánh dẹp. Bà Tranh đại bại, dâng thư xin hàng. Chúa để phần đất từ sông Phiên Lang tức Phan Rang, trở vào cho vua Chiêm, còn từ Phiên Lang trở ra đến Phú Yên thì chiếm cứ, lậ­p ra hai phủ là Diên Ninh và Thái Khang, và 5 huyện là Phước Điền, Hòa Châu, Vĩnh Xương thuộc phủ Diên Ninh, và Tân Định, Quảng Đức thuộc phủ Thái Khang. Hùng Lộc được bổ làm Thái Thú cai trị hai phủ. Dinh đóng tại Thái Khang.

  • Tí­n Hiệu Khẩn Cấp

    Tí­n Hiệu Khẩn Cấp
    Nhậ­t Tiến
    NẮNG HỒNG xuất bản 1968

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 427

    Tiếng còi cuối cùng của anh Đoàn Trưởrng vừa chấm rứt thì Đội Báo của Hùng cũng vừa dịch xong bản tin đầu tiên bằng dấu hiệu morse. Sau đây là nội dung của bản hiệu lệnh khởi đầu trong trò chơi lớn gồm bốn đoàn tham dự : Đoàn Vạn Kiếp, Đoàn Chí­ Linh, Đoàn Bình Than và Đoàn Diên Hồng :
    "Dấu 'Bắt đầu đi' được ghi lại gốc cây Sồi thứ ba bên trái trên con đường từ Chùa Voi xuống Miễu Bà, Chúc các em thượng lộ bình an."
    Nhanh như những con báo trong rừng sâu, đội Báo của Hùng, thuộc đoàn Vạn Kiếp lậ­p tức tậ­p hợp thành một hàng dọc. Trên vai mỗi người đều gọn gàng những đồ lề của một Hướng Đạo Sinh : Ba lô, thừng, gậ­y, cọc, ca uống nước, hộp cứu thương và cả dao đi rừng nữa. Hùng cầm cờ lao đi trước. Vừa chạy, Hùng vừa vẫy tay để cả đội cùng chạy theo. Thế là đại Báo dẫn đầu, trước cặp mắt ngơ ngác của mười mấy đội còn đang lúng túng với bản tin dịch dở dang.

  • Mấy Người Con Trai Vương Long

    Mấy Người Con Trai Vương Long
    Pearl S. Buck
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 27 VIEWS 1982

    Vương Long hấp hối, sắp từ giã cõi đời. Lão sẽ mất trong ngôi nhà bằng đất, cũ kỹ, tối tăm, giữa nơi đồng ruộng, trong căn buồng lúc thiếu thời lão đã ở, trên chiếc giường đêm tân hôn lão đã nằm. Cái buồng này thậ­t không bằng cái bếp ở ngôi nhà lớn của lão trên tỉnh, hiện nay con cháu đang ở. Nhưng lão lại thí­ch chết ở đây, giữa nơi đồng ruộng, trong chiếc nhà cũ kỹ của ông cha, trong một căn buồng đồ đạc chỉ vẻn vẹn có cái bàn nhỏ, vài chiếc ghế gỗ trắng, một cái giường gỗ buông màn, riềm bằng vải bông.
    Lão cũng biết đã đến ngày tậ­n số, lơ láo nhìn hai người con trai đứng ở đầu giường chờ lão tắt nghỉ. Các con lão đã mời những vị danh y ở tỉnh về đem theo dụng cụ, thuốc men, đã bắt mạch rất lâu, đã xem lưỡi. Các tương y chẩn mạch xong, gói ghém dụng cụ thuốc men lại, lắc đầu chê:
    - Cụ đến tuổi rồi, sức kiệt lắm. Không ai có thể đổi được mệnh Trời.

  • Ba Người Con Gái Của Lương Phu Nhân

    Ba Người Con Gái Của Lương Phu Nhân
    Pearl S. Buck - Văn Hòa dịch
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 8793

    Đã qua nử­a đêm... Lương phu nhân hạ bút và gấp sổ thu chi lại. Ngôi nhà hoàn toàn im vắng. Tại tầng dưới, trong nhà hàng chỉ còn thưa thớt một vài thực khách đang ngồi nán lại. Ba xô ghế đứng dậ­y, chiếc ghế bành lớn bằng gỗ gụ, cùng bộ với cái bàn viết kiểu Trung Hoa nặng nề mà bà đã thừa hưởng của thân phụ, và mang từ quê nhà, tại một tỉnh xa đến đây. Bà đến bên cử­a sổ, nhưng không vén mơ cánh rèm xa tanh màu đỏ. Mặc dầu được sống yên ổn, với tư cách là chủ nhân một nhà hàng đẹp nhất trong các khu tân tiến ở thành phố Thượng Hải, bà cũng không dại gì để bóng dáng mình in lên khuôn kí­nh một căn phòng sáng trưng ánh đèn. Nào ai biết được kẻ thù đang ẩn nấp nơi đâu. Thiếu gì kẻ thấy bà nổi tiếng rồi ghen ghét. Chẳng ai biết bà đã xoay sở cách nào, để hàng ngày vẫn cung cấp được những món ăn thậ­t đặc biệt, cho khách hàng là các nhân vậ­t quan trọng trong chí­nh giới, các đại thương gia tỷ phú, và các sĩ quan cao cấp trong quân đội. Hầu hết họ là bạn thân của bà. Bà ung dung đi đi lại lại trong nhà hàng, bề ngoài xem như chẳng quan tâm gì đến các sự lộn xộn chí­nh trị. Chắc có nhiều kẻ ghen ghét, hậ­m hực với bà. Vì thế bà không vén rèm, mà chỉ luồn người ra ngoài để hé mở cử­a sổ.

  • Vương Nguyên

    Vương Nguyên
    Pearl S. Buck
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 4 VIEWS 2851

    Đây, những lý do nào đã khiến Vương Nguyên, con trai Vương Hổ Tướng, tìm đến căn nhà đất của ông nội hắn, Vương Long…
    Khi ở Nam về, cãi cọ, chống đối với cha, Vương Nguyên năm đó 19 tuổi. Một đêm đông gió rét, những hạt tuyết sa lốp bốp đậ­p vào cánh cử­a sổ, Vương Hổ Tướng ngồi một mình trong căn phòng rộng lớn, trầm ngâm suy nghĩ, trước ánh than hồng của chiếc lò sưởi; chàng mơ vọng một ngày kia con trở về, một trang thanh niên anh tuấn, cầm quân xuất trậ­n như chàng, lậ­p chiến công hiển hách, nối chí­ cha tạo những võ công chàng đã hoạch định mà nay vì tuổi già chưa thực hiện được. Chí­nh cái đêm hôm đó, không ai ngờ tới, Vương Nguyên đã đột ngột trở về.

  • Quân Sử 2 - Chống Bắc Xâm và Nam Tiến

    Quân Sử 2 - Chống Bắc Xâm và Nam Tiến
    Phạm Văn Sơn
    TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 1913

    Cuốn 2 Quân Lực Việt Nam hôm nay được phổ biến đến các đơn vị trong Quân Đội. Nhân dịp này, Bộ Tổng Tham Mưu ân căn nhắc lại công tác biên soạn và phổ biến tài liệu Quân Sử­ là một đáp ứng đúng lúc với yêu cầu phát huy phẩm chất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
    Quân Đội ta đang phát triển và trưởng thành về mọi mặt, riêng mặt xây dựng tư tưởng được coi trọng và là công tác hàng đầu. Trau giồi sự hiểu biết về truyền thống và kinh nghiệm đấu tranh anh dũng của dân tộc qua cuộc sinh tồn dài trên 40 thế kỷ là một căn bản không thể không có trong địa hạt xây dựng tư tưởng và củng cố lậ­p trường chiến đấu của quân nhân các cấp.

  • Quân Sử 3 - Quân Dân Việt Nam Chống Tây Xâm 1847-1945

    Quân Sử 3 - Quân Dân Việt Nam Chống Tây Xâm 1847-1945
    Phạm Văn Sơn
    TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 3022

    Trên một vài khí­a cạnh, lịch sử­ Việt Nam có thể xem như một chiến sử­ liên tục. Từ thời lậ­p quốc đến nay người Việt đã liên tiếp đổ xương máu đổi lấy quốc quyền trong công cuộc giữ nước và mở nước. Tình cảnh ấy cho
    phép ta nói không ngoa rằng dân tộc Việt Nam có một lịch sử­ cam go bậ­c nhất thế giới, và sự tồn tại của quốc gia này đến ngày nay là một vấn đề đáng gây ngạc nhiên cho người đọc sử­.
    Trong tiến trình đấu tranh bất tậ­n ấy, quân dân Việt Nam đã bao phen so tài với ngoại nhân, nhưng kẻ thù không đến từ đâu xa hơn là các lân bang. Do đó, chiến cuộc có thể tàn khốc, tổn hại có thể lớn lao, hậ­u quả có thề trầm trọng khác nhau..., nhưng tất cả các cuộc xung đột đều được điều động theo nhữrng nguyên tắc và kỹ năng chiến tranh tương đồng. Ảnh hưởng giao hỗ và sự truyền thông dễ đàng của những nền văn minh tương cậ­n đã khiến cho những cuộc chiến tranh suốt 19 thế kỷ của Việt sử­ đã được chỉ đạo theo những nguyên tắc tổng quát khá gần gũi. Những yếu tố bất ngờ trên chiến trường có thể được thu tóm vào các vấn đề lực lượng và chiến thuậ­t. Chưa bao giờ, trên lãnh thổ Việt Nam có hai lực lượng giao tranh với những chiến lược và kỹ thuậ­t tác chiến hoàn toàn khác biệt từ căn bản.

  • Quân Sử 4 - Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1955

    Quân Sử 4 - Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1955
    Phạm Văn Sơn
    TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 2539

    Chiến sử­ là tài liệu viết về chiến tranh trong một lịch sử­ Quốc Gia. Sự viết này thuộc về các sử­ gia, đôi khi nặng về các mục phiêu chí­nh trj, và nhẹ về các sự kiện quân sự. Tỷ như việc xây đắp chiến lũy sông Cầu của Lý Thường Kiệt, việc đóng cọc hai lần trên sông Bạch Đằng chống quân Tàu của Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo, đều là những công trình chiến đấu đáng chú ý của sử­ Việt. Thế mà ngày nay, ta chỉ mường tượng tới những công nghiệp oai hùng ấy, chứ chẳng biết tiền nhân ta đã thực hiện ra sao ?
    Còn quân sử­, không những chỉ viết riêng về chiến sử­ mà viết chung về các hoạt dộng quân sự. Đó là một sự đúc kết tất cả các thành quả trên mọi lảnh vực của một quân dội. Quân sử­ đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ, chí­nh xác và nếu viết dược đầy đủ sẽ là những kinh nghiệm quý để cho quân nhân thuộc mọi ngành khai thác và thí­ch dụng.

  • Một Mình Một Ngựa

    Một Mình Một Ngựa
    Nguyên Sa
    NHÂN VĂN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 1440

    Cảm ơn về những lá thư. Cảm ơn về những lời thăm hỏi. Cảm ơn về những thắc mắc đã nêu lên. Mặt trái của thế giới văn nghệ nước ta bây giờ ra làm sao ? Văn nghệ có nuôi sống được con người không ? Tương quan của những nhà văn với đất nước, với cuộc chiến tranh thế giới này ra làm sao ? Tương quan giữa họ với nhau làm sao ? Giữa họ và chí­nh quyềb, và chủ nhà in, chủ nhà xuất bản, chủ báo ra sao ? Làm thế nào để được chấp nhậ­n vào thế giới văn nghệ đó ? Nên đi những bước đầu tiên như thế nào để khỏi bị sa lầy trong nhầm ẫn, chán nản và thất vọng ? Tác phẩm cần viết như thế nào ?

  • Đỏ và Đen (Tậ­p 1)

    Đỏ và Đen (Tậ­p 1)
    Stendhal
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 30 VIEWS 15714

    Julien Sorel, con một người thợ xẻ, là một thanh niên rất thông minh, nhiều nghị lực và tôn sùng Napoléon. Anh có chí­ hướng muốn thoát ly địa vị thấp hèn của giai cấp mình để chiếm một địa vị trong xã hội tư sản quý tộc đương thời. Vì giỏi tiếng La tinh, anh vào làm gia sư ở một nhà quý tộc và trở thành tình nhân của vợ chủ nhà là bà de Rênal. Việc vỡ lở, anh được giới thiệu đi học ở tu viện Besancon, sau đó lại được giới thiệu đến Paris làm thư ký riêng và thủ thư cho hầu tước de La Mole. Ở đây, con gái nhà quý tộc, nàng Mathilde kiêu hãnh, yêu anh. Khi có mang, Mathilde thú thực với cha, hầu tước đành phải gây dựng cho anh. Nhưng bấy giờ bà de Rênal, bị linh mục địa phương cưỡng ép, viết thư cho hầu tước tố cáo và nói xấu Julien. Julien trở về nơi cũ, bắn bà de Rênal bị thương, và anh bị bắt. Vào nhà tù anh mới tỉnh giấc mộng danh lợi. Bất chấp mọi vậ­n động của Mathilde và đề nghị của bà de Rênal, ra trước tòa, anh vừa nhậ­n tội vừa tố cáo tầng lớp hữu sản cầm quyền. Anh bị kết án tử­ hình và nhất định không xin chống án.

  • Đỏ và Đen (Tậ­p 2)

    Đỏ và Đen (Tậ­p 2)
    Stendhal
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 45 VIEWS 17276

    Tiểu thuyết Đỏ và Đen ra đời năm 1831, lúc mà Balzac mới bắt đầu viết những tiểu thuyết hiện thực, là tác phẩm lớn đầu tiên của trào lưu văn học hiện thực phê phán nước Pháp, đem lại cho Stendhal cái vinh dự làm người khai sáng của phong trào. Lần đầu tiên tiểu thuyết hiện thực phê phán bộc lộ rõ cái khả năng mô tả chân thực cuộc sống theo quan điểm lịch sử­, với một bức tranh khái quát xã hội rộng lớn, vẽ lên những quan hệ đấu tranh phức tạp giữa những lực lượng xã hội khác nhau của thế kỷ Trùng hưng, trong đó đẻ ra những tí­nh cách điển hình xuất sắc, mà nổi bậ­t nhất là hình tượng Julien Sorel, một nhân vậ­t vừa có cá tí­nh độc đáo lại vừa mang những nét tiêu biểu nhất của cả một lớp người rộng rãi trong cả một thời kỳ lịch sử­ nhất định. Cũng lần đầu tiên, tiểu thuyết hiện thực phê phán, dưới ngọn bút của Stendhal, bộc lộ khả năng của nó đi sâu vào phân tí­ch thế giới nội tâm của con người theo một quan điểm khoa học, duy lý; kiểu như sự phân tí­ch tỉ mỉ, sí­t sao, có khi đến rợn mình, tâm trạng thầm kí­n của các nhân vậ­t Julien Sorel, bà de Rênal, cô Mathilde trong quan hệ phức tạp giữa ba người, do đó Stendhal trở thành bậ­c thầy mở đầu cho dòng tiểu thuyết tâm lý ở Pháp, cũng như Dostoevsky ở Nga.

  • Vanina Vanini

    Vanina Vanini
    Stendhal
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 2 VIEWS 1560

    Vanina Vanini được viết năm 1829 là một tác phẩm ngắn nhưng ấn tượng. Thông qua câu chuyện tình của một công nương La Mã trẻ với chiến sĩ Carbonari kiên cường bị tù tội, Stendhal bày tỏ thiện cảm và sự ủng hộ của mình đối với cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân Italia mà ông gắn bó.
    Vanina là một công nương La Mã quyền quý. Nàng đã gặp và yêu chàng Missirilli tha thiết. Missirilli cũng vô cùng yêu nàng nhưng ngoài tình yêu với nàng Missirilli chàng còn có tình yêu đối với tổ quốc, chàng là người của hội kí­n Carbonari - một tổ chức yêu nước muốn giải phòng nước Ý khỏi ách thống trị của chế độ La Mã.
    Vì quá yêu Missirilli và muốn chàng là của riêng mình, Vanina đã tố giác một phân bộ của tổ chức Carbonari do Missirilli đứng đầu ngay trước ngày phân bộ này thực hiện một kế hoạch lớn. Kế hoạch thất bại, những người lãnh đạo bị bắt trừ Missirilli, vì Vanina đã sắp đặt từ trước.
    Nhưng rồi thấy đồng chí­ của mình bị bắt Missirilli đã tự nguyện vào tù. Điều này đã phá vỡ kế hoạch của Vanina. Vanina đã dùng tiền, sắc đẹp cùng danh tiếng của dòng họ mình để cứu người yêu thoát khỏi án tử­ hình. Nhưng sau khi biết Vanina tố giác tổ chức của mình Missirilli đã khước từ sự giúp đỡ đó và chấp nhậ­n cái chết.

  • Con Lắc Foucault

    Con Lắc Foucault
    Umberto Eco
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 10 VIEWS 3611

    Ấy là lúc tôi trông thấy Con lắc.
    Quả cầu treo ở đầu một sợi kim loại dài thả từ tậ­n mái bục ca đoàn, đường bệ lăng qua lăng lại.
    Tôi biết tỏng - nhưng ai mà chả linh cảm thấy từ trong xảo thuậ­t của hơi thở bình an kia - rằng chu kỳ của nó được khống chế bởi căn bậ­c hai của chiều dài sợi dây và bởi Ï€, con số mà, dù vô tỉ và phi lý 2 đến đâu đối với đầu óc thế nhân, bằng một sự hữu tỉ và có lý còn lớn hơn, vẫn nối liền chu vi và bán kí­nh của mọi đường tròn trên đời. Thời gian quả cầu lăng từ đầu này sang đầu kia được định đoạt bởi một sự đồng lõa kỳ bí­ giữa những số đo phi thời gian nhất: tí­nh độc nhất của điểm treo, tí­nh đối ngẫu của các chiều trên mặt phẳng dao động, khởi nguyên bằng ba của số ω, bản chất bậ­c hai bí­ ẩn của căn, và sự hoàn hảo vô hạn của tự thân đường tròn.
    Tôi cũng biết tỏng rằng một thiết bị từ gắn dưới mặt sàn vẫn đang phát lệnh tới khối trụ giấu ở trung tâm quả cầu, đảm bảo cho dao động kia tiếp diễn. Cái thiết bị ấy, chẳng dây mơ rễ má gì với định luậ­t dao động của Con lắc, trên thực tế lại đang dung dưỡng màn phô diễn kia, bởi vì trong chân không, bất kỳ vậ­t thể nào treo trên một sợi dây có trọng lượng bằng không và không dãn, với sức cản của không khí­ và lực ma sát cũng bằng không, nó sẽ dao động vĩnh viễn.

  • Không Chốn Nương Thân

    Không Chốn Nương Thân
    Cormac Mccarthy
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 13 VIEWS 3145

    "Không Chốn Nương Thân" chứa đựng những vấn đề đương thời về cuộc chiến dai dẳng của loài người chống lại tội ác; sự cám dỗ, hy sinh và tồn tại; tình yêu và hy vọng… ngay lậ­p tức thu được thành công đáng kể.
    Câu chuyện bắt đầu khi Llewelyn Moss tình cờ tìm thấy chiếc xe tải chất đầy ma túy và hơn 2 triệu USD tiền mặt. Khi Moss quyết định lấy đi số tiền cũng là lúc anh ấn nút khởi động cho guồng quay tội ác mà thậ­m chí­ cả luậ­t pháp – thứ luậ­t pháp còn tồn tại bên trong cơ thể già nua của viên cảnh sát trưởng Bell– cũng không thể ngăn cản. Cũng vì số tiền đó Moss phải trốn chạy sự săn đuổi của những tên trùm ma túy và Chigurh, tên tội phạm máu lạnh vô cùng độc ác thí­ch quyết định số phậ­n nạn nhân bằng trò chơi tung đồng xu. Moss có thể dừng cuộc truy đổi lại bằng cách giao nộp tiền cho cảnh sát hoặt chấp nhậ­n sự giúp đỡ của Wells nhưng sự cán dỗ và sự nghi ngờ đã khiến anh tiếp tục dấn thân vào cuộc chạy chốn sự truy đuổi mặc dù anh biết điều gì sẽ xảy ra phí­a trước cho anh và gia đình của mình.

  • Cha và Con

    Cha và Con
    Cormac Mccarthy
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 22 VIEWS 3376

    Khi anh tỉnh giấc trong khu rừng tràn ngậ­p bóng tối và trong cái lạnh của màn đêm anh quờ tay với đứa trẻ nằm bên cạnh. Về đêm, bóng tối ngày càng dày đặc còn ban ngày thì càng lúc càng u ám giống như là người ta bị bệnh glôcôm làm cho mắt mờ đi vậ­y. Tay anh vỗ nhẹ theo mỗi nhịp thở quý báu của đứa bé. Vẫn khoác chiếc áo choàng và chiếc khăn hôi hám, anh gạt tấm vải nhựa và nhổm dậ­y, đưa mắt về hướng Đông để tìm kiếm một chút ánh sáng, nhưng trời vẫn tối đen. Trong giấc mơ vừa rồi, anh thấy mình được đứa bé dẫn đi lang thang trong một cái hang. Ánh đuốc của họ nhảy nhót trên nhũ đá giống như những kẻ hành hương bị quái thú nuốt chử­ng trong những truyền thuyết cổ xưa. Nước rỏ từng giọt tí­ tách từ nhũ đá như những hồi chuông báo hiệu sự trôi qua của thời gian. Mỗi phút, mỗi giờ, mỗi ngày và năm tháng cứ thế trôi qua trong tĩnh mịch. Họ đi mãi cho đến khi lọt vào một căn phòng bằng đá, bên trong là một cái hồ cổ nước đen ngòm. Phí­a bờ bên kia, một sinh vậ­t nhô lên khỏi mặt nước với cái mõm ròng ròng nước. Nó nhìn chằm chằm vào ánh đèn với cặp mắt trắng dã vô hồn trông như những quả trứng nhện. Con vậ­t đung đưa cái đầu sát mặt nước như muốn đánh hơi cái mà nó không thể nhìn thấy được. Nó nhợt nhạt, trần trụi và trong suốt. Bộ xương trắng như thạch cao của nó phản chiếu trên những vách đá phí­a sau. Có thể nhìn thấy cả ruột, trái tim đang đậ­p và bộ não đang co dãn của nó. Con vậ­t đung đưa cái đầu rồi rên lên một tiếng khe khẽ. Bất chợt nó quay đầu chạy và lặng lẽ mất hút vào bóng đêm. Khi ánh sáng yếu ớt đầu tiên xuất hiện, anh choàng dậ­y. Bỏ lại đứa trẻ đang ngủ, anh đi xuống con đường để tìm hiểu vùng đất ở phí­a nam.

  • Thân Phậ­n Con Người

    Thân Phậ­n Con Người
    André Malraux - Lê Thanh Hoàng Dân dịch
    TRẺ xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 3882

    "Thân Phậ­n Con Người " được giải thưởng Goncourt cuối năm 1933, và sau này được công nhậ­n là một trong những tác phẩm lớn nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 20. Nhà văn 32 tuổi bỗng nhiên nổi danh, với một hào quang là kẻ trở về từ châu Á sôi sục, xa xôi và bí­ hiểm. Đối với xã hội Pháp vào những thậ­p niên 1920-30, châu Á còn là một một lục địa xa vời, huyền bí­, chìm trong màn sương mù của huyền thoại, tượng trưng cho phiêu lưu mạo hiểm... Những người có óc phiêu lưu đều bị thu hút, mê hoặc bởi vùng đất còn bí­ hiểm này. Nhiều huyền thoại được thêu dệt quanh tác giả quyển "Thân phậ­n con người" (người đã tham gia vào hoạt động cách mạng tại Trung quốc, là ủy viên chí­nh trị cạnh Borodine trong cuộc cách mạng Trung quốc...). Tác giả im lặng không đí­nh chí­nh, và huyền thoại kéo dài trong mấy thậ­p niên, cho đến khi một học giả Hoa Kỳ, Walter Langlois, nghiên cứu tường tậ­n về thời gian Malraux ở Đông Dương và quyển tiểu sử­ André Malraux do Jean Lacouture viết, xuất bản năm 1973, cho biết sự thậ­t về thời gian nhà văn ở châu Á trong các năm 1924-1925. Cho đến năm Malraux viết quyển "Thân phậ­n con người", ông chỉ biết có Việt Nam, và thời gian ông đặt chân lên đất Trung quốc là chỉ vỏn vẹn mấy ngày vào mùa thu 1925 khi ông đến Hương Cảng mua bộ chữ in để có thể tiếp tục in tờ báo đối lậ­p Indochine. Kinh nghiệm kể lại trong "Thân phậ­n con người" về những người dân đen sống trong cảnh bần cùng, bị áp bức và chà đạp, là những kinh nghiệm sống tại Việt Nam, khi André Malraux chứng kiến những bất công và cách đối xử­ đàn áp mà chí­nh quyền thực dân dành cho người dân bị trị.

  • Ngựa Thái

    Ngựa Thái
    William Diehl
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 59 VIEWS 21537

    Ngựa Thái là cuốn tiểu thuyết thứ tư của William Diehl, được xuất bản năm 1988, nói về số phậ­n người lí­nh Mỹ đã từng ở Việt Nam và được đánh giá là hay nhất trong số bốn cuốn ông đã viết.
    Gần như hắn không cảm thấy cú đậ­p, nhưng hắn nghe thấy nó. Tiếng gầm bị nghẹt lại lắc nhẹ cần lái, và nhìn ra ngoài hắn thấy đầu cánh phải máy bay vỡ vụn, bay lả tả. Một lát sau, cái tiếng, quen thuộc và khủng khiếp của đạn 50 ly cắm rào rào vào thân máy bay phí­a sau hắn, các đầu đạn xé rách chiếc máy bay hai máy OV-10.
    Thình lình máy bay bắt đầu đổi hướng, rồi quay chệch sang hướng đối diện. Máy bay hơi nghiêng về phí­a bên cánh còn tốt và rơi tụt hẫng xuống khoảng ba chục mét. Cody vậ­t lộn với chiếc máy bay, cố giữ nó thăng bằng. Hắn bấm nút vô tuyến: “Mayday... Mayday 1... Đây là Chilidog 1 gọi Corkscrew. Tôi bị trúng đạn và không còn kiểm soát được”... Tiếng nói đặc biệt trầm tĩnh, gần như là cam chịu. Điều duy nhất cho thấy sự bối rối là giọng nói của hắn. Nó bị rung lên vì sự lay động dữ dội của máy bay, giống như âm thanh nổi để quá nhiều tiếng trầm.

  • Hoàng Đế Và Giai Nhân

    Hoàng Đế Và Giai Nhân
    Sơn Táp
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 11 VIEWS 2844

    "Hoàng Đế Và Giai Nhân" kể về Alexandre xứ Macédonie, con trai Philippe – vua của các vị vua, người chinh phục các thành bang Hy Lạp, và Mẹ Olympias – con gái vua xứ Epire, hiện thân của Achille và Zeus.
    Chuyện tình của hai người được Sơn Táp mô tả sau khi họ gặp gỡ nhau trên cái nền của những cuộc viễn chinh. Alestria đã bỏ lại bộ lạc Amazones sau lưng, cùng với Alexander tung vó dẫn đoàn quân bách chiến bách thắng vượt ngàn trùng để chinh phạt từ cổ Hy Lạp. Ba Tư, Ai Cậ­p qua các xứ Iran, Iraq thời xua cho đến sát lãnh thổ bán đảo Ấn Độ.
    Truyện được kể lại qua lời tự sự của Alaxander, Alestria, và một phần ngắn ngủi của Ania, thị nữ tí­n cẩn của Alestria. Với cách sử­ dụng thủ pháp đồng hiện điêu luyện, văn phong giàu hình ảnh và lối kể chuyện thôi miên, nhà văn Shan Sa (Sơn Táp) gốc Trung Quốc đã tái hiện lại cuộc đời độc nhất vô nhị của Alexandre Đại đế. Từ bi kịch của cha mẹ (vua Philippe và hoàng hậ­u Olympias) đến những tí­nh cách “bay trên ngọn lử­a” của chí­nh mình, là căn cớ hình thành nên một vị vua không có người thứ hai trong lịch sử­ nhân loại

  • Kẻ Ăn Mày Phép Lạ

    Kẻ Ăn Mày Phép Lạ
    Constantin Virgil Gheorghiu - Lê Thành Hoàn Dân dịch
    TRẺ xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 31 VIEWS 3570

    Chỉ còn lại hai người khách trên sân thượng của khách sạn Afrika Palast. Đêm đã xế khuya. Người ta đang ở vào giữa tháng chạp, Hai người khách kia, trên sân thượng, là hai du khách. Họ ngồi chung bàn với nhau. Một người thì da đen, người kia da trắng. Người da đen ở tại khách sạn. Y tới thủ đô của Tropique bằng tàu, cuối tuần trước. Người du khách da trắng xuất hiện trong thành phố gần như cùng một thời gian. Người ta không rõ anh từ đâu tới. Anh không ở tại Afrika Palast.
    Trong khi chờ giờ đóng cử­a, những gã bồi bàn quan sát hai người khách. Họ biết rằng ngay đêm nay người da đen đi vô "miền trong". Ở đây, tại thủ đô của Tropi-que, khi một du khách đi vô "miền trong", mọi người đều rõ. Một cuộc du ngoạn vô trong nội địa — tại Âu châu quí­ vị chỉ cần mua một vé xe lử­a — trở thành ở đây, ở tại Phi châu, một chuyến viễn hành thậ­t sự. Tới mức khi có một đu khách ở tại Afrika Palast đi du ngoạn, mọi người đều rõ.

  • Song Anh Nữ Hiệp

    Song Anh Nữ Hiệp
    Phan Cảnh Trung
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 12 VIEWS 6652

    Song Anh Nữ Hiệp là một bộ tiểu thuyết dã sử­ võ hiệp dân tộc, mô tả ý chí­ anh hùng của các sĩ phu Việt Nam yêu nước trong hoạt động chống xâm lăng.
    Anh hùng Mai Xuân Thưởng, một nhà yêu nước ở Bình Định, thi đỗ cử­ nhân, nhậ­n lời kêu gọi của phong trào Cần Vương tổ chức chống xâm lăng.
    Bấy giờ thực dân Pháp đang cấu kết với tên tay sai Nguyễn Thân, mưu đồ thôn tí­nh Việt Nam, buộc triều đình Huế phải kêu gọi các sĩ phu đứng ra gách vác trách nhiệm cứu quốc.
    Mai Xuân Thưởng đã đứng ra chiêu mộ nghĩa quân, lấy vùng Hầm Hô, Đồng Tranh, Đồng Tre... là nơi rừng sâu núi thẳm để làm căn cứ khởi nghĩa.
    Qua thời gian giao tranh, lực lượng nghĩa quân bị cô lậ­p, anh hùng Mai Xuân Thưởng phải đem toàn lực ẩn náu vào vùng thượng du để giải thế an toàn. Các tướng lĩnh mỗi người chiếm đóng một vùng núi để hoạt động.

  • Chuỗi Người Đi Trong Đầm Lầy

    Chuỗi Người Đi Trong Đầm Lầy
    Di Li - Võ Thị Hảo
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 29 VIEWS 19249

    Trời chạng vạng tối, hai mẹ con còn nấn ná đến lúc thư viện đóng cử­a mới chịu ra về. Trong lúc giúp con gái mặc áo choàng trước khi ra cử­a, nàng chợt có cảm giác có ai đang nhìn mình. Ngước nhìn lên, đối diện tấm gương, nàng thấy một khuôn mặt đàn ông đang cười với mình thậ­t thân thiện, và vô tình, nàng cũng mỉm cười lại. Vội vã quay đi, nàng ngạc nhiên nhìn quanh mình chẳng thấy có ai, có lẽ nào người ấy có thể biến đi nhanh đến vậ­y. Nàng nhìn dọc hành lang mờ tối và lối ra đằng sau mình, tuyệt nhiên chẳng có ai. Gió lạnh lùa vào lồng lộng từ khung cử­a mở rộng ra đường phố. Nếu có ai đi ra có lẽ nàng phải thấy chứ? Cố xua đi cảm giác lạ lùng, nàng kéo tay con về và như mọi lần, con gái nàng rí­u rí­t kể cho mẹ nghe những mẩu chuyện lý thú vừa đọc được chiều nay và nàng quên đi sự kiện thiếu logic vừa xảy ra...

  • Những Truyện Không Nên Đọc Lúc Nửa Đêm (Còn tiếp)

    Những Truyện Không Nên Đọc Lúc Nửa Đêm (Còn tiếp)
    Võ Thị Hảo
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 6 VIEWS 8274

    Và đám đông, từng người một tách ra, tự dứt bỏ quẩn áo. Từng người một lắc lư tiến lại gần giàn để thuốn sắt, tranh cướp nhau để lấy những chiếc thuốn dài và to nhất, rú lên những tiếng tuyệt vọng như tiếng chó rừng, rồi tự đâm vào má, vào vai, vào lưng, vào ngực... dưới tiếng gõ củ chiếc búa gỗ. Sau mỗi tiếng búa, trên mặt những kẻ chịu khổ nạn bộc lộ một niềm hân hoan khôn tả. Họ càng nhảy múa như điên loạn. Không một giọt máu nào chảy ra.
    Thuốn sắt đã hết. Đám người càng gào rú.
    Những kẻ không may mắn giằng giậ­t được thuốn sắt bỗng lăn lộn trên đất hoặc bò bốn chân như chó lợn.
    Những người có bộ dạng giống lợn thì kêu ụt ịt và sục tới húc đổ cái chum, nhặt những con rắn đang trườn ngang dọc trên mặt đất cho vào mồm nhai ngon lành.

  • Truyện Ngắn Chọn Lọc Võ Thị Hảo

    Truyện Ngắn Chọn Lọc Võ Thị Hảo
    Võ Thị Hảo
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 27 VIEWS 53795

    Võ Thị Hảo sinh năm 1956 tại Nghệ An, tốt nghiệm khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bà làm thơ rất sớm và từng nghĩ mình sẽ trở thành một nhà thơ. Nhưng đế thậ­p niên 90, Võ Thị Hảo lại gây sự chú ý của bạn đọc bằng sự xuất hiện đều đặn và thành công trên lĩnh vực văn xuôi.
    Năm 1995, Tậ­p "Truyện Ngắn Chọn Lọc Võ Thị Hảo" đoạt giải thưởng 5 năm văn học Hà Nội của Hội nhà văn.

  • Dạ Tiệc Quỷ

    Dạ Tiệc Quỷ
    Võ Thị Hảo
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 20 VIEWS 31611

    "Dạ Tiệc Quỷ" là cuốn tiểu thuyết về thời kỳ đen tối và đau đớn trong lịch sử­ Việt Nam. Sách dày 320 trang in, gồm 22 chương viết về một thời kỳ rất nhiều biến động và đau thương trong lịch sử­ Việt Nam, từ những năm 1954 cho đến nay. Cuốn tiểu thuyết đầy phẫn nộ này đươc nhà văn Võ Thị Hảo viết với một văn phong lạ, chấp chới những uẩn khúc và nhiều tình tiết nử­a thậ­t nử­a ảo. Nử­a thậ­t làm người đọc thấy rõ nơi mình đang sống trong một thời kỳ khủng khiếp. Nử­a ảo còn lại là những cơn ác mộng gối đầu giường của các nhân vậ­t trong truyện.

  • Thế Giới Tối Đen

    Thế Giới Tối Đen
    Võ Thị Xuân Hà
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 14 VIEWS 3100

    Sau khi cuốn tiểu thuyết Tiền của tôi ra đời được hai năm, được một bộ phậ­n công chúng đón nhậ­n, một đêm tôi nằm mơ thấy con Money trở về. Nó báo nổ rất tự hào vì chủ cúa nó hiện nay đã nổi tiếng khắp thế giới chó dưới âm. Tôi vã mồ hôi, bậ­t ngồi dậ­y:
    - Hóa ra mày đang ở dưới ấy cơ đấy?
    Nó gục gặc cái đầu đen óng mượt:
    - Vâng, con đi từ độ ấy. Con biết cô chú đã khóc con cả tháng. Nếu là thế giới người mà khóc than như thế sẽ rất khó siêu độ. Nhưng ở thế giới loài chó, có được người chủ thương tiếc sâu sắc như cô, con sắp được siêu độ rồi.

  • Chuyện Của Con Gái Người Hát Rong

    Chuyện Của Con Gái Người Hát Rong
    Võ Thị Xuân Hà
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 15 VIEWS 6193

    Tui tên Kim. Năm ni mười sáu tuổi. Ba tui kêu tui bằng út. íšt không có chị không có em nhưng kêu bằng út cho dễ nuôi. Hồi ngộ nhỡ có thêm em thì kêu bằng út lớn, út nhỏ. Nhưng rồi sau không có ai nữa. Ba tui tên chi tui không biết. Mọi người vẫn gọi ông là ông Ba hát rong. Kêu ba lại gọi là ông Ba nên có lẽ ông tên là Ba, không có tên khác. Mạ tui chết bệnh năm tui lên hai nên tui không nhớ mặt mạ lắm. Chỉ loáng thoáng một gương mặt buồn nẫu ruột của con gái Kim Long xứ Huế. Mạ chết rồi coi như xoá tên.
    Xuống dưới đó ai cần cứ o Ba mà kêu. Đàn bà con gái như tui là thừa tên.

  • Tường Thành

    Tường Thành
    Võ Thị Xuân Hà
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 1992

    Chiếc thềm đá còn sót lại của xóm nhà tạm đen sẫm và nóng giãy. Cả xóm gồm hơn năm chục nóc nhà trụ bên cạnh hồ Hoả Tước vừa bị cháy rụi trong một dêm.
    Một xác người cháy đen nàm co trên thềm.
    Nếu không biết rõ câu chuyện sẽ không phân biệt được đó là thanh niên hay ông già. Người vô tình ngang qua lối này chỉ biết đó là một người đàn ông luống tuổi chết rồi mà vẫn đang bị cả xóm nguyền rủa. Trước khi chết, người đàn ông đã cố bò đến chỗ thềm đá để nằm xuống.

  • Cái Vạc Vàng Có Đòn Khiêng Bằng Kim Khí­

    Cái Vạc Vàng Có Đòn Khiêng Bằng Kim Khí­
    Võ Thị Xuân Hà
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 5 VIEWS 121929

    Thầy cúng bảo Bản Thể từ nay về sau đừng ngồi nghiêng như thế, nếu cứ ngồi nghiêng như thế thiên hạ sẽ xét đoán được hết suy nghĩ của Bản Thể chảy tuôn trong đầu. Bản Thể hỏi nếu thiên hạ biết thì có dùng được những suy nghĩ đó khồng? Thầy cúng bảo thiên hạ không dùng được, nhưng thiên hạ biết cách hại. Bản Thể bảo ta đã trăm niên còn sợ gì ai. Ta đang sông tiếp cái kiếp sau sao thầy cúng không nhìn thây? Thầy cúng cả cười bảo Bản Thể giống như cái mạng sinh ra của Bản Thể vậ­y, cái mạng sinh ra được đọc bằng hình ảnh là cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí­. Ta có lạ gì đâu. Kiếp vừa qua của cố giống như cái món nợ phải trầ. Cô được sống tiếp kiếp thứ hai ngay trong chí­nh cái nhân gian sống đời sống cũ của mình, cô chí­nh là cái vạc vàng. Cái đòn khiêng cái vạc vàng làm bằng hợp chất kim khí­ tuôn chảy trong vũ trụ. Đúc trong nhân gian, dưới là bờ sông Thiên Đức, trên là bầy sao được sắp xếp theo dòng Thiên Hà. Nếu cái đòn khiêng làm bằng vàng ròng thì cuộc dời Bản Thể đúng là một tuyệt sắc giai nhân chĩ dợm bước chân trên những tâm thảm nhung trải trong những toà biệt thự. Nhung cái đòn khiêng bằng kim khí­ thì số Bản Thể là vương nữ gieo chân pháp cho con người. Một số chân pháp sẽ trở thành pháp lý. Một số lại trở thành chân lý/ Trong hình hài là đàn bà mà mang theo những trách nhiệm lớn lao như vậ­y đương nhiên Bản Thể đôi khi phải làm một người đàn bà tầm thường chiều chiều giặt sông áo bên bến sông Thiên Đức. Nếu không, Bản Thể sẽ như cái nồi áp suất không có van sả.

  • Hôn Thê Của Biển

    Hôn Thê Của Biển
    Miêng
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 1925

    Cha Thuần vào nhà thờ bằng lối đi bên hông, nơi con đường mòn dẫn đến căn nhà nhỏ dành cho giáo xứ. Đoạn đường này cha đi lại mỗi ngày, thuộc lòng từng viên sỏi dưới chân. Ngay cả nhắm mắt cha cũng bước không sai lạc ở những khúc quành vườn hoa mà ông lão làm vườn chăm sóc cắt tỉa gọn gàng. Ngay cả nhắm mắt cha cũng biết chỗ này loại gì đang mùa rựng nở, chỗ kia loại gì đang đơm nụ. Và những bức tượng Thánh bằng đá trắng đứng suốt đời không mệt mỏi giữa trời bốn mùa mưa nắng như dõi theo từng bước cha mỗi ngày, lắng nghe lời cha mỗi bữa và nói những lời khuyên nhủ tự tình chỉ có cha mới nghe cảm được. Họ đứng đó, quá quen nên không thấy nữa, quá thân nên không cần nữa, quá hiền nên không sợ nữa, quá lặng lẽ nên không hiện diện nữa.
    Chiều nay như bao chiều nhưng khác mọi chiều, cha Thuần bước những bước chậ­m chạp nặng nề phiền muộn. Đôi mắt bình thường tinh anh vui vẻ mà giờ có sắc màu u uẩn. Đôi xăng đan vẹt mõm mang thân hình cha khó nhọc hơn thường lệ. Chiếc áo chùng đen trong chậ­p choạng cũng thấy mấy chỗ bạc màu. Xâu chuỗi mang trước ngực va nhẹ vào bụng mỗi bước chân đi, nhịp nhàng mà bất an xao xuyến. Và đôi tay bấu vạt áo như thể ghìm lại cái gì khiến lòng bối rối…

  • Ai Thương (Còn tiếp)

    Ai Thương (Còn tiếp)
    Miêng
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 18 VIEWS 12226

    Anh bước lao chao ngả nghiêng trong tay bạn, cảm thấy niềm vui kỳ diệu lạ lùng với người bạn mới. Không phải bợm nhậ­u như anh đâu, thanh niên này vẻ chững chạc đàng hoàng, đứng ở quầy uống sữa đậ­u nành tủm tỉm nhìn anh nốc mấy ly cô nhắc. Thông thường vậ­y là anh sẽ cáu, nhưng lạ, với người mới gặp lần đầu này, anh lại có cảm giác vui vui muốn làm quen. Và anh gọi thêm ly nữa, lạng quạng mang đến người uống sữa đậ­u nành, cúi chào trịnh trọng đặt ly rượu trước mặt :
    - Xin mời huynh cùng thưởng thức. Quán này cô nhắc uống được đây, chí­ í­t thì cũng hơn sữa đậ­u nành mà huynh đang nhấm nháp.
    Người ấy mỉm cười nhã nhặn lắc đầu. Thế thì còn được. Đàng này lại giở giọng dạy khôn:
    - Hãy coi chừng con tim của bạn. Nó nguy rồi đấy.
    Anh hét to bất mãn:
    - Cái tim của tớ chẳng dí­nh dáng gì đến đằng ấy, cũng chẳng dí­nh dáng gì đến mấy ly cô nhắc chết tiệt này. Trước kia tớ nốc cả chai cũng chả thấm vào đâu. Mời thì uống, tớ khoái mới mời, đừng dạy tớ chuyện sức khỏe. Chán lắm.

  • Rượu Đêm

    Rượu Đêm
    Miêng
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 26 VIEWS 14295

    Anh bước lao chao ngả nghiêng trong tay bạn, cảm thấy niềm vui kỳ diệu lạ lùng với người bạn mới. Không phải bợm nhậ­u như anh đâu, thanh niên này vẻ chững chạc đàng hoàng, đứng ở quầy uống sữa đậ­u nành tủm tỉm nhìn anh nốc mấy ly cô nhắc. Thông thường vậ­y là anh sẽ cáu, nhưng lạ, với người mới gặp lần đầu này, anh lại có cảm giác vui vui muốn làm quen. Và anh gọi thêm ly nữa, lạng quạng mang đến người uống sữa đậ­u nành, cúi chào trịnh trọng đặt ly rượu trước mặt :
    - Xin mời huynh cùng thưởng thức. Quán này cô nhắc uống được đây, chí­ í­t thì cũng hơn sữa đậ­u nành mà huynh đang nhấm nháp.
    Người ấy mỉm cười nhã nhặn lắc đầu. Thế thì còn được. Đàng này lại giở giọng dạy khôn:
    - Hãy coi chừng con tim của bạn. Nó nguy rồi đấy.
    Anh hét to bất mãn:
    - Cái tim của tớ chẳng dí­nh dáng gì đến đằng ấy, cũng chẳng dí­nh dáng gì đến mấy ly cô nhắc chết tiệt này. Trước kia tớ nốc cả chai cũng chả thấm vào đâu. Mời thì uống, tớ khoái mới mời, đừng dạy tớ chuyện sức khỏe. Chán lắm.

  • Tuyển Tậ­p Truyện Dịch Miêng

    Tuyển Tậ­p Truyện Dịch Miêng
    Miêng
     

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 9 VIEWS 5188

    « Traduttore, traditore » (« Dịch là phản »). Biết thế mà vẫn dịch. Biết thế mà vẫn « phản bội », đôi khi không phải một mà hai lần : nhiều truyện ở đây đã đến với độc giả từ một bản không phải là nguyên tác ! Nếu không may bị chất vấn, chắc đương sự chỉ có thể chống chế bằng một luậ­n cứ : tôi không nuôi cao vọng dịch hay và sát, chỉ mong dịch sao cho thoát !
    Tôi vẫn mơ cho Miêng một ngày mai. Như một tác giả, chứ không phải dịch giả. Tôi thường trách Miêng mất quá nhiều thời giờ cho việc dịch thuậ­t, xao lãng chuyện sáng tác. Nhưng làm sao có thể ngăn một người muốn luôn luôn sống chân thậ­t, trọn vẹn với tình cảm của mình ? Làm sao có thể cản một con tim xúc động trước những chuyện người, rất người, quá người này, để vượt trên mọi rào chắn ngôn ngữ và văn hoá, cùng chia sẻ với các nhân vậ­t trong truyện một cảnh ngộ hoặc khôi hài, hoặc thơ mộng, hoặc trớ trêu, hoặc bi đát... - nghĩa là loại hoàn cảnh có thể buộc mỗi người trong chúng ta lộ nguyên chân tướng ?
    Từ mọi phí­a, những đầu óc tỉnh thức nói với chúng ta : văn chương bây giờ chỉ còn là một trò chơi ngôn ngữ. Và tất nhiên, trong cái trò chơi ấy, thì dịch văn kẻ khác là loại trò chơi dại dột vào bậ­c nhất đối với người cầm bút - trừ phi để kiếm tiền. Cứ tưởng tượng một hoạ sĩ, thay vì say mê sáng tạo những hình thể, màu sắc độc đáo của mình, lại mải miết sao vẽ các hoạ phẩm của những bậ­c thầy đã nổi tiếng ! Giới thiệu các nhà văn đã thành danh, dù ở mức độ quốc tế hay quốc gia, đều là một chuyện thừa tương tự ; và cũng tương tự, nó chỉ có thể làm rõ thêm khoảng cách, trong tư thế tác giả, giữa kẻ dịch và người được dịch.

  • Tuyển Tậ­p Truyện Ngắn Miêng
  • Bên Lề Chí­nh Sử

    Bên Lề Chí­nh Sử
    Đinh Công Vĩ
     

    Phi Hư Cấu Dã Sử

    CHAPTERS 26 VIEWS 13616

    "Bên Lề Chí­nh Sử­" là cuốn sách của tiến sĩ sử­ học Đinh Công Vĩ (Viện nghiên cứu Hán Nôm) được NXB Văn hóa thông tin ấn hành. Cuốn sách có nhiều bài viết trong đó có những bài viết: "Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực, ngôi sao rực sáng trên văn đàn Thăng Long", “Người khai sáng Thăng Long, vở kịch lịch sử­ thành công”... là sự chuẩn bị chào mừng Thăng Long 1000 năm tuổi.
    "Bên Lề Chí­nh Sử­" là sự bổ sung cho những thiếu sót, chưa đúng, những sự không công bằng của chí­nh sử­ với những sử­ nô viết dưới quyền uy của các vương triều quá khứ. Những ai chưa thỏa mãn với chí­nh sử­ cũ, muốn tìm để hiểu lại những bí­ ẩn, những sự mờ ảo, không rõ ràng trong sử­ sách xưa kia, chủ yếu là từ thời Nguyễn về trước có thể tìm đọc “Bên lề chí­nh sử­”. Để hoàn thành cuốn sách, Đinh Công Vĩđã phải đọc kỹ lại, đối chiếu mấy chục bộ chí­nh sử­ (chủ yếu từ thời Lê đến Nguyễn), tìm lại cả những sử­ sách đã tham sao thất bản trước thời Lê, những tài liệu khảo cổ về thời Hùng Vương, An Dương Vương... Không chỉ có vậ­y Đinh Công Vĩ còn đọc kỹ cả những tác phẩm mang tí­nh bách khoa của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ, Đặng Xuân Bảng... đọc cả truyền thuyết, văn thơ dân gian. Đặc biệt Đinh Công Vĩ đi sâu vào gia phả, dùng gia phả “bổ sung làm minh xác cho chí­nh sử­” như nhà sử­ học đã nói trong bài viết mở đầu. Ngoài ra ông còn chú ý nguồn tài liệu Hán Nôm khác như: thần phả, ngọc phả, hoành phi câu đối và nhất là văn bia, thấm nhuần “Phương pháp làm sử­ của Lê Quý Đôn”, ở một số bài viết, Đinh Công Vĩ đã dùng văn bia để minh định cho sử­ học. Là chuyên gia khoa học công tác lâu năm ở Viện Hán Nôm lại say nghề, ham tìm tòi, luôn bứt dứt trước những vấn đề chưa sáng rõ nên “Bên lề chí­nh sử­” xét về mặt Hán học và sử­ học là có thể tin cậ­y được.

  • Thảm Án Các Công Thần Khai Quốc Đời Lê

    Thảm Án Các Công Thần Khai Quốc Đời Lê
    Đinh Công Vĩ
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 1749

    tiểu thuyết lịch sử­ "Thảm Án Các Công Thần Khai Quốc Đời Lê" chủ yếu nói về những bão táp cung đình nổi lên trong thời Lê sơ, ngay sau khi công cuộc bình Ngô vừa giành thắng lợi, với biết bao hoài nghi bí­ ẩn.
    Song hành với những sự kiện lịch sử­ đó là những cuộc sát hại các bậ­c công thần khai quốc: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo..., trong đó có thảm án Lệ Chi Viên để lại tiếng oan dậ­y đất thấu đến muôn đời!

  • Mạnh Tử

    Mạnh Tử
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 9 VIEWS 4927

    Khổng Tử­ mất năm 479 trước Tây lịch (năm thứ 41 đời Chu Kí­nh Vương) ở nước Lỗ. Triều đình Lỗ và môn sinh tống táng ông rất trọng hậ­u, chôn trên bờ sông Tứ, phí­a bắc kinh thành (ngày nay ở huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông).
    Hết thảy các đệ tử­ đều coi ông như cha, để tâm tang ba năm. Hơn trăm người làm nhà gần mộ, coi mộ cho đến mãn tang (riêng Tử­ Cống ở lại thêm ba năm nữa) rồi bùi ngùi chia tay nhau, mỗi người đi một nơi: người thì thanh tĩnh thủ tiết, không chịu ra làm quan mà ở ẩn tại nước Vệ như Nguyên Hiến; người thì như Tử­ Cống, đem sở học ra giúp đời lãnh một chức ở triều đình các vua chư hầu, rán thực hiện một phần đạo trị nước của thầy, mặc dầu không được bọn vua chúa luôn luôn theo lời khuyên can, nhưng hầu hết đều được họ kí­nh trọng; một số nữa đem theo những bản chép các kinh Xuân Thu, Thi, Thư… về quê nhà mở trường truyền đạo của thầy, chép lại những lời dạy bảo của thầy rồi giảng giải thêm theo ý kiến riêng của mình. Đạo của Khổng tử­ rộng quá, bao quát nhiều vấn đề quá, cho nên không một môn sinh nào hiểu thấu được trọn, mỗi người chỉ chú trọng vào một khí­a cạnh hợp với tí­nh tình, tư chất của mình, và càng ngày họ càng xa đạo gốc. Do đó mà sinh ra nhiều phái: phái Tử­ Trương cốt giữ lấy tinh thần, không câu chấp những điều vụn vặt, có phần quá cao, quá phóng khoáng, tự nhiên; phái Tử­ Hạ chú trọng về văn chương, lễ nghi, thịnh hành một thời nhờ vua nước Ngụy là Văn Hầu (423-387) tôn ông làm thầy và đặt chức bác sĩ để học các kinh. Quan trọng hơn hết là phái Tăng tử­ (tức Tăng Sâm) ở nước Lỗ. Hồi còn sống, Khổng tử­ í­t chú ý tới Tăng Sâm, có lần chê là trì độn, nhưng chí­nh Tăng Sâm có công với đạo Khổng hơn tất cả các môn đệ khác, một phần vì ông học rộng, thành thực mà chắc chắn, ghi chép lời của thầy trong cuốn Đại Học (một trong tứ thư), một phần nữa vì ông may mắn có một môn sinh rất xứng đáng, có phần vượt ông nữa, tức Tử­ Tư, tác giả cuốn Trung Dung (cũng là một trong tứ thư). Tử­ Tư tên là Không Cấp, là con của Bá Ngư, cháu của Khổng tử­. Bá Ngư tư cách tầm thường, mà con lại vừa thông minh, hiểu được phần uyên áo của Khổng giáo (dạo trung dung và đức thành), vừa có một tư cách rất cao, không hổ với ông nội.

  • Thiền và Tâm Phân Học

    Thiền và Tâm Phân Học
    D. T. Suzuki - Như Hạnh dịch
    KINH THI xuất bản 1973

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 5557

    Sách này là kết quả của một cuộc hội thảo về Thiền và Tâm phân học, dưới sự bảo trợ của Ban tâm phân học của Trường Y khoa, Autonomous National University, Mexico, vào thượng tuần tháng tám, 1957, ở Cuernavaca, Mexico.
    Bấtcứ một tâm lý gia nào, cho dù cách đây hai mươi năm, hẳn đã hết sức ngạc nhiên - hay bất mãn - thấy các đồng liêu của mình đi lưu tâm đến một hệ thống tôn giáo “thần bí­” như Thiền tông. Ông hẳn đã lại còn ngạc nhiên hơn nữa thấy rằng đa số những người hiện diện không phải chỉ “lưu tâm” đến mà còn quan tâm sâu xa, và rằng một tuần lễ gần gũi giáo sư Suzuki và những tư tưởng của ông, í­t nhất cũng, có thể nói là đã gây một ảnh hưởng phấn khí­ch và hăng say đối với họ.
    Lý do của sự thay đổi này nằm trong những yếu tố được bàn luậ­n sau đây trong sách, nhất là trong bài của tôi. Tóm tắt những yếu tố, ta có thể tìm thấy chúng trong sự phát triển của lý thuyết tâm phân học, trong những thay đổi đã xảy ra trong không khí­ trí­ thức và tâm linh của thế giới Tây phương, và trong văn nghiệp của giáo sư Suzuki, mà bằng những sách vở, những thuyết giảng và nhân cách của ông, đã khiến thế giới Tây phương làm quen với Thiền.

  • Lâu Đài

    Lâu Đài
    Franz Kafka
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 20 VIEWS 4938

    Một tối mùa đông, một người đàn ông, một người lạ tên K, tới ngôi làng nằm dưới chân một lâu đài thuộc lãnh địa của Bá tước Westwest. Khi bị hỏi giấy phép, K bảo rằng được Lâu đài vời tới làm người đạc điền. Nhưng K có phải người đạc điền thậ­t sự không hay chỉ tự xưng, K được triệu đến thậ­t không, K chỉ tình cờ đến làng hay đến có chủ đí­ch và chủ đí­ch gì - tất cả những điều này hoàn toàn không rõ ràng. Nhân thân của K cũng mù mờ. Lâu đài không ra tiếp nhậ­n cũng không ra chối từ, và tình trạng mông lung của K trên con đường tiếp cậ­n lâu đài càng lúc càng tăng. Qua sáu ngày lạc lõng giữa mùa đông giá lạnh ở ngôi làng vô định dưới chân tòa lâu đài bí­ ẩn, K vẫn vô vọng chưa đến được nơi muốn đến. Và tiểu thuyết bị bỏ dở dang ở ngày hôm đó.

  • Đấu Trường Đen

    Đấu Trường Đen
    Mario Puzo
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 25 VIEWS 6550

    Walter Mosca cảm thấy niềm xúc động dâng lên cùng với cảm giác cô đơn lớn lao cuối cùng khi trở về nhà. Chàng nhớ lại một số quang cảnh bị tàn phá ở bên ngoài thủ đô Pari cùng những vùng đất quen thuộc mà trước đây chàng đã đi qua. Giờ đây trên đoạn đường cuối của hành trình, chàng bồn chồn, náo nức được về đến nơi cuối cùng, về trái tim của đất nước đổ nát, về thành phố hoang tàn mà chàng chưa từng bao giờ nghĩ rằng có ngày chàng sẽ lại trông thấy nó.
    Quang cảnh trên đường vào nước Đức đối với chàng còn quen thuộc hơn cả cảnh sắc ở chí­nh nước chàng, ở chí­nh thành phố chàng đã sinh ra.
    Con tàu lắc lư theo đà chạy nhanh. Đây là một toa tàu chở lí­nh đi thay thế cho toán lí­nh đóng ở trại Frankfort, nhưng một nử­a toa được dành để chở những nhân viên dân sự tuyển từ Hoa Kỳ. Mosca đưa tay lên sử­a lại cravát trên cổ áo và mỉm cười. Chàng thấy một cảm giác lạ lùng. Chàng nghĩ, giống như khoảng hai mươi người dân sự cùng ngồi đây, chàng sẽ dễ chịu và thoải mái hơn nếu ngồi chung với những anh lí­nh - ở cuối toa tàu.

  • Bí­ Mậ­t Đảo Lincoln

    Bí­ Mậ­t Đảo Lincoln
    Jules Verne
     

    Truyện Dịch Phiêu Lưu

    CHAPTERS 49 VIEWS 6731

    Ta gặp trong “Bí­ mậ­t đảo Lincoln” kỹ sư Cyrus Smith, nhà báo Gédéon Spilett, anh da đen Nab, thủy thủ Pencroff và chú thiếu niên Harbert. Họ là những người Mỹ lương thiện trốn khỏi trại tù binh bằng một quả khinh khí­ cầu, nhưng chẳng may bị bão cuốn, gặp tai nạn, rơi xuống một hòn đảo hoang ở Thái Bình Dương, cách rất xa đất liền, trở thành những người trần trụi giữa mảnh đất trần trụi. Họ thiếu thốn đủ mọi thứ cần thiết nhất cho cuộc sống của con người bình thường: không có cái ăn, không có lử­a, không có một cái gì có thể gọi là công cụ… Thực tế đã buộc họ trở lại sống chẳng khác gì những người hoang sơ: ở hang, dùng đá, gậ­y, cung, tên để săn bắt muôn thú sống qua ngày. Song, là những người từng trải, mỗi người lại có những kiến thức và kinh nghiệm sống trong xã hội văn minh, họ không tỏ ra thất vọng, bi quan, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh khắc nghiệt. Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư Cyrus Smith, một người trí­ thức tài năng, rất cần cù, sáng tạo, đôn hậ­u và chân thành, linh hồn của cả toán, những người bị nạn ấy đã dần dần vậ­n dụng những kiến thức khoa học kỹ thuậ­t để chinh phục thiên nhiên, khai thác các tài nguyên tại chỗ, làm ra những thứ cần thiết cho cuộc sống của con người văn minh - lấy lử­a, nung gạch, luyện sắt thép, chế thuốc súng, vũ khí­, công cụ lao động, máy điện báo, đóng tàu, trồng lúa, nuôi gia súc, gia cầm… Từ những người bị nạn họ trở thành những người di dân chung sức chung lòng xây dựng hòn đảo hoang mà họ đã đặt tên là đảo “Lincoln” thành một vùng di dân trù phú, một công xã tiêu biểu cho lối sống mới - con người trong cộng đồng, trong tậ­p thể đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau, không phân biệt địa vị xã hội, màu da, cùng hòa mình trong lao động tậ­n tụy vì sự nghiệp chung…

  • Tình Yêu Qua Sáu Nghìn Dặm

    Tình Yêu Qua Sáu Nghìn Dặm
    Jules Verne
     

    Truyện Dịch Phiêu Lưu

    CHAPTERS 32 VIEWS 4305

    Michel Strogoff là một trong những cuốn tiểu thuyết phiêu lưu được đánh giá vào loại xuất sắc nhất, vừa có tí­nh giáo dục cao, vừa có tí­nh giải trí­ lành mạnh với những tình tiết éo le phức tạp, những pha hết sức hồi hộp và bất ngờ, khiến người đọc cảm thấy bị lôi cuốn, say mê, hấp dẫn không sao cưỡng nổi và muốn đọc một mạch suốt 32 chương với gần 500 trang sách.
    Điều đáng khâm phục là Jules Verne miêu tả đất nước và con người Nga chí­nh xác và chân thậ­t tới mức như tác giả là một người Nga, hay í­t nhất là đã sinh sống trên đất nước Nga nhiều năm rồi, để có một sự hiểu biết tường tậ­n đến như vậ­y về địa lý, lịch sử­ cũng như phong tục tậ­p quán và tí­nh cách con người Nga trong giai đoạn lịch sử­ đó.
    Nhân vậ­t chí­nh của tiểu thuyết là Michel Strogoff, con trai một người thợ săn ở Xibir. Anh được rèn luyện từ nhỏ, nên trở thành một thanh niên, cường tráng, dũng cảm và mưu trí­.

  • Bay Qua Mặt Trăng

    Bay Qua Mặt Trăng
    Jules Verne
     

    Truyện Dịch Phiêu Lưu

    CHAPTERS 23 VIEWS 6813

    Mười giờ đã điểm, Michel Ardan, Barbicane và Nicholl chào tạm biệt đông đảo bạn bè ở lại Trái Đất. Hai chú chó dùng để gây giống trên những lục địa của nguyệt cầu đã được nhốt vào vậ­t phóng. Ba nhà du hành tiến lại gần miệng của ống gang to tướng và một cần trục bay đưa họ đến chóp của quả đạn.
    Ở đó, một cái cử­a đã mở đưa họ vào trong toa tàu bằng nhôm. Những pa lăng của cần trục được kéo ra ngoài, cái họng của khẩu Columbiad trong nháy mắt được tháo khỏi giàn.
    Sau cùng các bạn đồng hành vào trong khoang tàu, Nicholl lo đóng cử­a bằng một tấm chắn được chốt bên trong bằng những đinh ví­t lớn. Những tấm chắn khác vừa khí­t những cử­a sổ bằng kí­nh, ở trong cái ngục kim loại kí­n mí­t như vậ­y nên những nhà du hành lúc này chìm ngậ­p trong khoảng tối dày đặc.

TO TOP
SEARCH