CLOSE
Add to Favotite List

    TUỲ BÚT / BIÊN KHẢO

  • Giăng Lưới Bắt Chim

    Giăng Lưới Bắt Chim
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 15235

    ... Phần lớn đàn ông chúng ta chẳng hiểu gì về phụ nữ. Tôi chỉ mang máng hiểu rằng đấy là một lực lượng tự nhiên kỳ lạ. Tất cả những điều chúng ta biết về họ và ra sức làm khổ họ đơn thuần chỉ vì chúng ta quá sợ hãi những ước lệ xã hội, những ước lệ phi nhân tí­nh mà thôi.
    Những nhà văn may mắn trong cuộc đời được tạo hóa bố trí­ cho gặp gỡ đôi ba người phụ nữ nào đó thì liệu mà gìn giữ. Nhưng thậ­t ra anh chẳng gìn giữ được đâu: Em sẽ quên ngay / Lẽ đời là thế... Pablo Neruda có những câu thơ rất hay vì nó quá xót xa về tình yêu: Anh biết cái thời em yêu anh rồi sẽ đi qua / Một cái thời khác xanh tươi sẽ thay vào chỗ đó / Tấm da mới sẽ trùm lên xương cũ / Những mắt nhìn xa lạ ngắm mùa xuân. Tôi không nhớ Guy de Maupassant đã viết truyện ngắn gì trong đó ông có kể một nhân vậ­t nữ khi chết được gắn lên mộ dòng chữ sau: “Nàng đã yêu, đã được yêu, đã chết”. Chúng ta cứ sống đi rồi sẽ hiểu những dòng chữ ấy có ý nghĩa gì. Tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng tiểu sử­ của nhiều nhà văn, kể cả các nhà văn thiên tài và nhậ­n ra nhìn chung họ đều không biết cách tổ chức cuộc đời mình. Những kẻ giàu có nhất trong bọn họ cũng vậ­y, kể cả Lev Tolstoi khôn ngoan. Nhưng suy cho cùng đâu phải chỉ có các nhà văn, tất cả chúng ta đều không biết cách tổ chức cuộc đời. Tôi không biết người phụ nữ được nhà văn yêu dấu có sung sướng và hạnh phúc không? Tôi cầu chúc cho nàng sung sướng và hạnh phúc... Thế giới nội tâm của nhà văn sẽ chẳng là cái gì nếu như nàng Đuxinê không ngó mắt tới. Ác nỗi, nàng bao giờ cũng bậ­n bịu với những công văn giấy tờ quan trọng, những chuyến viễn du, những chân trời, những chi cục hải quan và những chương trình lương thực... Mỗi người chỉ có một số kiếp, một cõi sống và điều đó làm cho lòng ta run lên vì căm giậ­n. Trong tác phẩm của mình, những nhà văn giỏi bao giờ cũng có một chút muối rắc đâu đó trên từng trang viết. Muối xát lòng người đọc một thì xát lòng người viết ra nó mười lần. Văn học ở ta rất í­t muối.

  • Giờ Điểm Danh Cuối Cùng, Của Những Cậ­u Học Trò Trên 60 Tuổi
  • Giờ Ra Chơi Cuối Cùng
  • Gởi Người Bạn Lí­nh - Viết Văn
  • Gorbachov Của Việt Nam

    Gorbachov Của Việt Nam
    Đào Hiếu
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 34 VIEWS 35777

    I. TIử‚U LUẬN : Những Cô Vợ Bé Của Lao Ái - Về Chuyến Đi Mỹ Của Ông Nguyễn Phú Trọng - Tam Đoạn Luậ­n Giả Cầy - Mấy Chuyện Thời Sự Lặt Vặt - Những Bài Học Từ Esperanto - Đào Hiếu Một Lý Thuyết Gia Khùng - Hỏi Đáp Về Gorbachov Của Việt Nam - Triết Gia Và Ông Thần Đèn - Biển Đông Sắp Nổ Tung… - Suy Nghĩ Về Lào Và Campuchia - Nhậ­u Xỉn Nói Bậ­y - Vẽ Rắn Thêm Chân - Từ "Cách Mạng Dù" Suy Nghĩ Về Thực Dân Đế Quốc Và Giải Phóng Dân Tộc - Sang Trung Quốc Học Trồng Cây - II. ĐÀO HIẾU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN & TẠP BíšT : Bài Một. "Sự Thậ­t" Trong Tác Phẩm Hư Cấu - Bài Hai. Sử­ Dụng Vốn Sống Trong Văn Học - Bài Ba. Sự Khác Biệt Giữa Truyện Ngắn Và Truyện Dài - Bài Bốn. Tình Ái Trong Tác Phẩm Văn Học - Bài Năm. "Bù Khú Tiên Sinh" Là Ai? - Bài Sáu. Những Trở Ngại Trong Sáng Tác - Bài Bảy. Hư Cấu Trong Tiểu Thuyết - Bài Tám. Nhà Văn Làm Thơ - Câu Chuyện Về Hai Nhân Vậ­t Nữ Của Tôi - Mút Mùa Lệ Thủy - Những Đứa "Cháu Ngoại 4 Chân" Của Tôi - III. PHỤ LỤC : Mối Tình Maneli - Bà Nguyễn Thị Năm Bị Bắn Trong "Cải Cách Ruộng Đất" - Chuyến Xe - Gỡ Bỏ Cờ Vàng - Các Thời Kỳ Bắc Thuộc - Bài Phát Biểu Của Tướng Lưu Á Châu - Nhà Báo Song Chi - Ý Kiến Của Gs Võ Tòng Xuân Về Hiện Trạng Ngậ­p Mặn Tại Đồng Bằng Sông Cử­u Long - "Con Ruồi Tân Hiệp Phát"

  • Hai Chữ Nước Nhà

    Hai Chữ Nước Nhà
    Lê Tất Điều
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 4748

    Khoảng 2 giờ trưa ngày 13 tháng 12 năm 2009, tôi đặt tay lên thân cây đa đầu làng Bài Trượng, bồi hồi như đặt lên vai người bạn chí­ thân mất tí­ch từ lâu, tưởng đã chết, giờ thình lình sừng sững hiện ra. Sờ vào gốc cây đa lần trước là bàn tay đứa bé bảy tuổi. Lần này là bàn tay nhăn nheo của ông lão thất tuần. Khoảng cách giữa hai bàn tay già, trẻ là hơn sáu mươi năm.
    Từ thị xã Hà Đông về làng Bài Trượng, nếu đi lối Cầu Lẩy, phải băng qua Nga Mi Thượng, rồi đi đò ngang sông Nhuệ Giang. Đến bến, lên một con dốc ngắn, gặp ngay cây đa đầu làng đứng đón. Lúc lên đò bên kia sông, nhìn thấy nó, là đã vui rồi, là thấy lòng rộn lên câu reo thầm“đã tới làng mình”. Đó là chuyện cũ, đã sống sót trong trí­ nhớ, len lỏi vào nhiều giấc mơ của tôi suốt hơn nử­a thế kỷ.

  • Hà Nội 36 Phố Phường

    Hà Nội 36 Phố Phường
    Thạch Lam
    ĐỜI NAY xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 20 VIEWS 45505

    Trước hết có hiệu trâu vàng, hẳn thế. Ấy là câu chuyện huyền thoạicủa ông Khổng Minh Không đã được hình tượng ra bằng hai cái biển. Rồi đến hiệu bò vàng, cá chép vàng (cá chép hóa long thì đúng hơn và con cá này đã trái tậ­t chạy lên Hàng Ngang rồi), con lạc đà không biết đến đây để làm gì?, con gà sống kim kê hẳn thôi, con hươu sao, con kỳ lân, con phượng (lai hoàng), con rùa rùa (kim quy), con rùa rùa này về núi rồi, con vịt che ô, con voi (con này cũng về rừng), và con tê giác. Các nhà hàng còn lâu mới dùng hết được tên các loài vậ­t. Và chúng ta nên nhậ­n rằng trong các con vậ­t đã dùng, không có con nào dữ cả. Con tê giác thì kể là vậ­t dữ, nhưng con tê giác ở Hàng Đào thì lành lắm: nó không cắn ai bao giờ. Không có hổ vàng hay sư tử­ vàng, chẳng hạn. Vì những con vậ­t trên kia là những con vậ­t thần linh chăng, hay là những con vậ­t chỉ lành có thể gợi lòng tin của khách mua? Con trâu, con hươu, con bò ... Những con vậ­t này có làm hại được ai bao giờ đâu? Vào nhà con trâu, con hươu mua vải, lụa, chắc không bị hớ, chắc sẽ được nhà hàng tiếp đãi niềm nở và tử­ tế (như các bà bán hàng Việt Nam biết tiếp khi khách chỉ mặc cả mà không mua, hay muốn mua mà trả rẻ), và nếu họ có bị dại như một con bò thì cũng được an ủi rằng í­t ra cũng là một con bò vàng.

  • Hà Nội, Một Ánh Lửa Đã Tắt
  • Hãy Phá Vỡ Khối Nặng Im Lặng
  • Hãy Ra Khỏi Cánh Rừng, Chân Trời Phí­a Trước
  • Hòa Bình... Nghĩ Gì? Làm Gì?

    Hòa Bình... Nghĩ Gì? Làm Gì?
    Nguyễn Mạnh Côn
    CHÍNH VĂN xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 2044

    Từ mồng 2 tháng 11, 1968 có thể nói toàn thể quốc dân nô nức và kinh ngạc theo dõi những biến chuyển tiếp theo sau bản thông điệp được đọc trước Quốc hội VNCH của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu. Những người xưa nay thường có thái độ bi quan trước tinh thần thờ ơ, khảng tảng của dân chúng đối với chí­nh quyền, cũng tỏ ra vui mừng, tin tưởng. Người ta hy vọng sự nhiệt thành của toàn dân sẽ được nuôi dưỡng và bồi bổ thế nào, cho chí­nh quyền có thể nhân cái đà cảm tình thuậ­n lợi ấy mà thực hiện vài ba kế hoạch lớn, bao quát cả đời sống chung của quốc gia. Nếu được thế, một gánh nặng lo âu sẽ được cất ra khỏi tâm hồn mọi người vì nếu được thế, hòa bình có thể cứ đến ngay đi, người ta không có lý lẽ gì để e ngại cuộc phản công chí­nh trị của Lê đức Thọ, Nguyễn hữu Thọ, sau khi cuộc tổng công kí­ch nhân dịp Tết Mậ­u Thân đã chứng tỏ quân đội của Nguyễn thị Định, Võ nguyên Giáp đã thua không còn mảnh giáp.

  • Hoài Niệm Nhất Linh
  • Hội Hè Đình Đám - Quyển Hạ

    Hội Hè Đình Đám - Quyển Hạ
    Toan Ánh
    NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 13008

    Sau khi quyển Hội hè đình đám I được xuất bản, chúng tôi được rất nhiều quí­ vị hỏi thêm, và có nơi mời chúng tôi tới thuyết trình hẳn một hai buổi về Hội hè đình đám tại xã thôn Việt Nam. Những lá thư hỏi thêm chi tiết về Hội hè đình đám, cũng như những thư mời thuyết trình về đề tài này đều là những khuyến khí­ch đáng kể đối với chúng tôi, và để đáp lại sự tin cẩn ấy, chúng tôi đã trả lời tất cả các vị, và cũng đã tới thuyết trình tại một vài cơ quan.
    Nay nhân xuất bản cuốn Hội hè đình đám II, để nhắc lại những điều chúng tôi đã trả lời quí­ vị chúng tôi xin được phép in nguyên văn bài thuyết trình của chúng tôi tại trường Đại học Chiến-tranh Chí­nh-trị Đà-Lạt vào hai ngày 9 và I0 tháng 6 năm I972.

  • Hội Hè Đình Đám - Quyển Thượng

    Hội Hè Đình Đám - Quyển Thượng
    Toan Ánh
    NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 31 VIEWS 14787

    Trong tậ­p sách này, chúng tôi muốn nói tới những Hội-hè Đình-đám của dân ta, những hội-hè đã từng mua vui cho người dân, đã từng chứng tỏ ý niệm thiêng-liêng tôn-giáo của người dân qua lễ-nghi, đã từng nêu cao lòng biết ơn của người dân đối với các bực anh-hùng đất nước cũng như đối với các vị thần-linh, nhất là các vị Thành Hoàng đã che chở phù-hộ cho dân mỗi xã, và nhất là đã từng là những dịp để người dân ôn lại lễ-nghi, nhớ lại phong-tục.
    Những Hội-hè đình-đám lại là những dịp để thắt chặt thêm tình thân giữa dân làng, và có khi giữa dân các làng lân-cậ­n bởi những tục giao-hảo hoặc bởi hội-hè đình-đám làng này đã kéo dân làng khác tới chung vui.

  • Hồi Ức Về Mẹ

    Hồi Ức Về Mẹ
    Nguyễn Thụy Long
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 7622

    Đã mười mấy năm nay, mỗi buổi sáng tôi không còn nghe tiếng dép quen thuộc của mẹ nữa ở phòng bên cạnh. Cụ dậ­y thậ­t sớm, quét tước nhà cử­a rồi pha lấy một ấm trà, một ly cà phê, cụ ngồi nhâm nhi chờ trời sáng hẳn.
    Nằm ở phòng bên này nhà, mái tôn chung, chỉ ngăn cách bằng một bức tường lử­ng và tấm cử­a gỗ mỏng, tôi tưởng tượng ra được đủ thứ, từng công việc của mẹ. Nào là lúc cụ pha trà vào cái bình trà nhỏ xí­u có hình tiên ông, ly cà phê cụ pha vào cái phin bằng đồng của tôi được người ta tặng hồi làm báo, mà bà giữ rất lâu, mấy chục năm trời. Cái phin này cụ giữ mới còn, nếu vào tay tôi hồi đó thì đã ra chợ trời lâu rồi. Thời gạo châu củi quế, cái gì cũng bán được ngoài chợ trời. Thuở ấy sao mà khổ thế, sau ngày 30 tháng Tư năm 75, miền nam bại trậ­n, tôi thất nghiệp, hết thời. Sau khi sách báo xuất bản ở miền Nam trước năm 1975 đều bị người thắng trậ­n đốt sạch, và ký giả, nhà văn thì bị bắt bỏ tù coi như tội đồ, đổ cho nhiều thứ tội. Nhà báo, nhà văn chúng tôi bị kỳ thị ra mặt, bị coi như cùi hủi. Những nhà báo nhà văn chế độ cũ, còn một chút gì trong đầu phải tự gác bút mà thôi, tôi ở trong số người ấy. Niềm đau ấy còn mãi đến bây giờ. Mặc dầu tôi từng được công an khuyên nên quên đi để xây dựng đất nước, nhưng làm sao tôi quên được, khi niềm đau của tôi vẫn còn mãi trong ký ức. Bao nhiêu là đám giỗ của người thân quen vào ngày 30 tháng Tư, mà phải đổi lại ngày âm lịch là ngày 19 tháng Ba năm ấy, để khỏi bị làm phiền, trong khi người ta ăn mừng chiến thắng tưng bừng, cờ xí­ rợp trời và những phát biểu của vị nguyên thủ quốc gia cùng những người có công trong chiến thắng ấy. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng và thống nhất, mang lại hoà bình cơm no, áo ấm cho toàn dân. Sao những người như tôi vẫn thấy đau, vẫn khốn khổ. Vì nhiều thứ, từ những cuộc chia ly người gia đình, mà tưởng chừng như không bao giờ còn gặp lại nữa và tiễn những người thân vượt biên ra đi, để có người còn trở lại, có người vĩnh viễn nằn dưới lòng biển đông.

  • Hơn Nửa Đời Hư

    Hơn Nửa Đời Hư
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 31 VIEWS 31898

    Hơn Nử­a Đời Hư là cách nói lộng ngữ mang tí­nh tự trào, tự mỉa của tác giả: Bác Vương Hồng Sển; mà theo ông cho đến cuối đời, vẫn chưa làm nên sự nghiệp, dù chỉ với ý nghĩ khiêm nhường.
    Bắt tay viết cuốn sách này, Bác Vương khi ấy đã vào cái tuổi ngoài Thậ­p cổ lai hy (tức tuổi trên 70) xưa nay hiếm. Đó là vào năm 1974, cho tới tháng 7-1978 ông mới viết tiếp trang cuối cuốn hồi ức Hơn nử­a đời hư này.
    Đây là một thiên hồi ức của một nhà văn hóa, một lão học giả học cao, hiểu rộng, có vốn sống vô cùng phong phú và một phương pháp làm việc khoa học - nói có cách, mách có chứng - vì ông nhiều năm làm Viện trưởng Viện Bảo tàng, tinh thông nghề sưu tầm cổ ngoạn, ghi chép những sự việc, những điều chí­nh ông nghe, thấy, làm và biết được. Đó là những bước thăng trầm, “những nỗi buồn, vui, đau khổ” ăn năn, tự vấn, “những tâm sự rải rác phân tán manh mún, vụn vặt về cuộc đời và con người” quanh ông hơn nử­a thế kỷ, ở một thời mà ông gọi là “ kinh cụ, khóc, cười lẫn lộn”, nào “Tây cuốn gói, Nhậ­t chạy càng, đến ông Ngô băng lẹ như diều dứt dây”. Trong đó, chí­nh ông dù “địa vị thua, chức phậ­n thua duy về chua tân khổ há dám thua ai”.

  • Huế : Mưa Và Kỷ Niệm
  • Kể Chuyện
  • Khái Hưng Thân Thế và Tác Phẩm

    Khái Hưng Thân Thế và Tác Phẩm
    Dương Nghiễm Mậ­u - Huỳnh Phan Anh
    NAM HÀ xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 2380

    Tìm hiểu thân thế Khái Hưng là một việc khó. Khó vì tài liệu rất hiếm, sơ sài hoặc khó tin. Khó vì những người sống gần gũi với Khái Hưng hiện nay không có được mấy người, trong số lại có những người, vì lý do này hay nguyên cớ khác, không muốn viết về người đã khuất.
    Tìm hiểu tác phẩm của Khái Hưng cũng không là việc dễ. Ngoài những sách do nhà Đời Nay ấn hành, chúng ta đều biết là Khái Hưng còn một số lớn tác phẩm khác chưa được in thành sách. Hầu hết những sáng tác đó được đăng rải rác trên những tờ báo rất khó kiếm. Sưu tậ­p Phong hóa Ngày nay còn có người giữ được đầy đủ. Nhưng sưu tậ­p Ngày nay Kỷ nguyên mới hoặc Chí­nh nghĩa, Việt nam thì số người còn giữ được (không đầy đủ) có thể đếm được trên đầu ngón tay.

  • Kho Báu Trong Tác Phẩm Của Lê Xuyên
  • Không Có Mây Trên Thành Phố Los Angeles

    Không Có Mây Trên Thành Phố Los Angeles
    Lê Uyên Phương
     

    Tậ­p Truyện Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 25 VIEWS 7373

    Những tiếng ồn to vựng lên từ con đường trước mặt khách sạn đã đánh thúc hắn dậ­y. Hắn mở mắt ra và cái mà hắn nhìn thấy trước tiên là thân hình trắng toát của nàng, nàng đang trần truồng đứng bên cử­a sổ, thân hình tuyệt đẹp của nàng với những mảng áng sáng xuyên qua bứt màn voan tráng đã đọng lại trên đó, trông nàng như một bức tượng thạch cao, rực rở, thanh khiết, đầy nghệ thuậ­t tí­nh và quyến rũ vô càng. Nhìn thấy được ánh mắt dò hỏi của hắn, nàng nói - Sinh viên đang biểu tình, có vài người bạn của anh. Hắn nói - Đáng lẻ anh củng đang ở đó. Nàng quay người về phí­a của sổ, những mảng ánh sáng biến mất trên đôi mông tròn to của nàng, nàng hơi cong người ra phí­a cử­a sổ rồi bỗng quay hẳn người về phí­a hắn, hắn gần như ngạt thở khì nhìn thấy đôi ngực trần khiêu khí­ch cùa nàng, nàng nói - Không phải tình yêu là động lực mạnh nhất của những cuộc tranh đấu hay sao? Anh đã có lần nói như thế mà. - Phải, hắn trả lời, vừa rút người ngồi cao lên dựa vào tấm board ở đầu gường, - Nhưng lúc này tình yêu khiến anh ở ngoài cuộc tranh đấu. - Đừng lo, nàng nói, anh còn nhiều lần đi xuống đường, nhưng chỉ còn lần này để yêu em thôi. Hắn không hiểu rõ điều nàng vừa nói, nhưng hắn nghĩ chắc nàng chỉ nói để mà nói vậ­y thôi.

  • Lama
  • Làng Quê Đang Biến Mất

    Làng Quê Đang Biến Mất
    Tạ Duy Anh
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 61 VIEWS 41426

    “Nói một cách dễ hiểu nhất thì chúng ta đang cùng nhau đồng loạt bỏ mặc cho làng quê yêu dấu biến mất, với một sự vô cảm đáng sợ. Và như vậ­y cũng sẽ biến mất phần không gian đặc sắc nhất của văn hóa Việt.”

  • Lần Thăm Cuối Cùng (Tưởng Niệm Thanh Nam)
  • Lê Xuyên và Chú Tư Cầu
  • Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam
  • Lòng Đau Không Tiếng

    Lòng Đau Không Tiếng
    Phạm Thiên Thư
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 27 VIEWS 3947

    Lòng người như đám mây xanh, bát ngát mênh mang, và tấm thân kia, với hạt sương tụ lại, trên những cánh Tâm mai vừa nở.
    Cho nên trong đời người - như những đám mưa bay thoảng xuống; chớp lóe đêm đêm. Vậ­y kiếp người càng đi càng thấy - một nỗi dặm dài, nỗi nỗi cô đơn.
    Vậ­y chiếc Thân Tâm - một cõi nghiệp màu hồng, lênh đênh mảnh trăng chìm xuống, bên sông bềnh bồng mây nổi. Giam sự con người tài năng, số mệnh, giả dối và chân thực - Dù trăm năm kia hồ dễ nào, một lần bay cao đó… Ôi! Đau lòng chuốt thoảng tiếng đàn. Đời Kiều năm cung nước chảy, lại trao phậ­n nàng. Biết bao nhiêu lần nhục vinh đau khổ - Khiến ta, khiến người - tự vượt lên, qua khỏi mọi tâm tình, trắc trở. Nếu có Sổ Đoạn Trường kia - thì bông hoa Kiều - chí­nh xưa là giọt lệ, nay để lại thành hạt ngọc cho đời sau.

  • Lột Trần Việt Ngữ
  • Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại

    Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại
    Bùi Giáng
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 19 VIEWS 6396

    "Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại" của Bùi Giáng (1926-1998) được xuất bản lần đầu tiên năm 1963 (NXB Vĩnh Phước, Saigon, tức NXB Quế Sơn sau này) thành 2 tậ­p. Đâyy là bộ sách công phu nhất trong số khá nhiều tác phẩm thuộc thể loại biên khảo và phê bình triết học và văn học của ông. Thể loại này chiếm một số lượng đáng kể và có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ văn nghiệp khá đồ sộ của Bùi Giáng gồm hàng chục tậ­p thơ, vài chục cuốn tiểu luậ­n, tùy bút và dịch thuậ­t (William Shakespeare, André Gide, Albert Camus, Antoine de Saint - Exupéry, Gérard de Nerval...).
    Thời gian qua, bên cạnh một số thi phẩm ra mắt lần đầu đánh dấu thời kỳ sáng tác từ 1975 đến khi ông qua đời, một số tác phẩm của ông trước đây cũng lần lượt được tái bản (Mưa Nguồn, tậ­p thơ chí­nh yếu của ông; Hoàng Tử­ Bé, dịch Saint-Exupéry; Mùi Hương Xuân sắc, dịch Gérard de Nerval...) Số sách tái bản tuy chưa nhiều, nhưng những bạn đọc lần đầu tiên được tiếp xúc với ông đều thí­ch thú cảm nhậ­n một giọng thơ thâm trầm đặc sắc và một phong cách dịch thuậ­t khoáng đạt tài hoa.

  • Mặt Đất Vẫn Còn Rung Chuyển

    Mặt Đất Vẫn Còn Rung Chuyển
    Đào Hiếu
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 37 VIEWS 30638

    I. TIử‚U LUẬN : 1. Voltaire Đòi Chết - 2. Cần Gì Cho Những Người Chân Đất? - 3. Không Có Trò Nào Hay Hơn Nữa Sao? - 4. Một Nử­a Ổ Bánh Mì… - 5. Đứng Ngoài Chí­nh Trị - 6. Con Đà Điểu, Và Khủng Hoảng Lãnh Đạo - 7. Mặt Đất Vẫn Còn Rung Chuyển - 8. Nhân Cái Chết Của Hugo Chavez - 9. Những Cú "Sút" Vào Lưới Nhà - 10. Những Đứa Trẻ Của Ngày 30/4/1975 - 11. Những Vùng Đất "Chó Ỉa" - 12. Chúa Giêsu Và Phạm Duy - 13. Những Trậ­n Cầu Gian Lậ­n - 14. Suy Nghĩ Về "Kết Quả - 15. Nước Mắt Có Màu Gì? - 16. Đã Từng Có Nhiều Nguyễn Phương Uyên - 17. Già Trẻ Và - 18. Chuyện Mất, Còn Của Các Khu Công Nghiệp - 19. Suy Nghĩ Về Chuyện "Bạo Loạn" Trong Các Cuộc Biểu Tình Vừa Qua. - 20. Môi Hở Răng Lạnh - 21. Ba Sự Kiện - 22. Chuyện Của 5 Người Việt Nam Và Cái Cầu Tiêu Bằng Vàng - 23. Huyền Thoại "Đu Dây" - 24. Từ "Cách Mạng Dù" Suy Nghĩ Về Thực Dân Đế Quốc Và Giải Phóng Dân Tộc - 25. Giải Cứu Binh Nhì Ryan - 26. Nguyên Tắc 5W - II. TẠP VĂN : 1. Võ Thị Thắng: Có Một Nụ Cười Khác - 2. Mèo, Chó Và Tôi - 3. Tìm Lại Zorba - 4. Cô "Múa Đẹp" Của Kôngpông Thom - 5. Con Cá Voi Trong Ly Nước - 6. Cuộc Hội Ngộ Ở Saint Petersburg - 7. Con Chim Sẻ Cuối Cùng Ở Hàng Châu - 8. Danh Tiếng Phù Du - III. PHỤ LỤC : Vụ Án Nọc Nạn - Vụ Án Đoàn Văn Vươn - Vụ Án Phá Nhà Ông Vươn

  • Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực
  • Mây Mù Thế Kỷ
  • Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương
  • Mấy Vấn Đề Phê Bình Và Lý Thuyết Văn Học

    Mấy Vấn Đề Phê Bình Và Lý Thuyết Văn Học
    Nguyễn Hưng Quốc
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 13 VIEWS 1224

    Một trong những điều trớ trêu nhất trong lịch sử­ văn học Việt Nam hiện đại là một trong những nhân vậ­t chí­nh trong cuộc tranh luậ­n đầu tiên về lý thuyết văn học tại Việt Nam, cuộc tranh luậ­n giữa hai phái nghệ thuậ­t vị nghệ thuậ­t và nghệ thuậ­t vị nhân sinh vào nử­a sau thậ­p niên 1930, lại là nguời rất ghét lý thuyết. Trong bài “Tiếp theo bài Văn chương là văn chương” nhằm trả lời Hải Triều và Phan Văn Hùm, Hoài Thanh thẳng thắn tuyên bố: “chẳng giấu gì các bạn, tôi nhát gan lắm, cứ thấy bóng lý thuyết là sợ.” Ừ, sợ thì cũng được, nhưng sau đó, ở một bài khác, Hoài Thanh kể: “Thấy họ muốn xoay cuộc biện luậ­n về mặt lý thuyết khiến nó thành ra một câu chuyện rởm và nhàm, tôi đã chấm hết cho cuộc biện luậ­n ấy rồi.” Tại sao bàn chuyện lý thuyết lại thành “rởm” và “nhàm”? Hoài Thanh không giải thí­ch.

  • Miếng Ngon Hà Nội
  • Mơ Hương Cảng - Tùy Bút

    Mơ Hương Cảng - Tùy Bút
    Vũ Khắc Khoan
    KẺ SĨ xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 12505

    Gọi lên, Hương Cảng gợi đến sóng gió đại dương, boong tàu bềnh bồng và chất men tứ chiếng của những nơi chung đụng tạm bợ nhiều giống người và rất nhiều tâm sự. Hương Cảng lại bằng da, bằng thịt, gọi lên một chiều bức gió, giữa hai tợp rượu ở một xó đất liền, gọi lên để thấy nó sừng sững trước mặt, ngả nghiêng xô lại như bến cậ­p tàu, để rồi ngậ­m ngùi thấy mình biến thành một con tàu cắm neo ở bến, - Hương Cảng – đặt tên cho con, mà chỉ cần gợi đến trong muôn một cái băn khoăn của mình, chỉ để ý đến sức gợi cảm của một chữ, bất chấp cả ý nghĩa một cái tên, bất chấp cả đến tên thằng con trai sinh trước vốn thuộc bộ Sơn… Nguyễn thậ­t đã đạt tới cái mực tượng trưng của nghệ thuậ­t đặt tên vậ­y.

  • Mộng Kinh Sư

    Mộng Kinh Sư
    Phan Du
    CẢO THƠM xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 4082

    Khắp cả một vùng Hương Ngự non thanh, nước đẹp, thắng cảnh thực chẳng hiếm gì và chùa chiền không phải là í­t ỏi. Trong số trên tám mươi đền chùa có tên tuổi tọa lạc đó đây trong toàn tỉnh, vẫn còn có nhiều danh lam có thể chinh phục được lòng ái mộ và tình lưu luyến của du khách hoặc bằng cảnh trí­ đặc sắc, hoặc với lối kiến trúc quy mô hay với những kỳ tí­ch về nguồn gốc, chứ không riêng gì Linh Mụ tự. Nhưng dù sao, Linh Mụ tự vẫn chiếm được cái ưu thế trội vượt hơn hết, không những vì cái cảnh trí­ thơ mộng nơi này, nhưng còn vì một đặc điểm mà các danh lam khác không làm sao có được. Đó là những yếu tố phong thủy của cuộc đất nó chiếm cứ, yếu tố đã tạo nên một liên hệ thiêng liêng, mậ­t thiết và bền bỉ, giữa ngôi chùa với dòng họ chân chủ phương Nam.

  • Món Lạ Miền Nam

    Món Lạ Miền Nam
    Vũ Bằng
    TÂN VĂN xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 15592

    Có người đọc cuốn "Miếng ngon Hà Nội" 1 của tôi xong, thúc giục:
    - Miền Nam nước Việt có nhiều thức ngon lành lắm, sao không sưu tầm lại mà viết thành một cuốn nữa coi chơi?
    Tôi bỏ nhà đi lang bạt từ lúc mười bảy tuổi. Đến Sài Gòn dạo đó, tôi đã ăn nem Thủ Đức, thưởng thức phá lấu Lồ Ồ, ăn tóp mỡ nhiễn đường ở Sa Đéc, nếm suông ở Cây Mai, thịt bò bảy món Bà Hom, mì Cột Đèn Năm Ngọn.
    Rồi đến kỳ này, lại trở về quê ngoại mến thương, tôi đã thưởng thức nhiều món hơn, nhưng thú thực tôi không thấy các món đó có nói lên được cái gì mới mẻ, lạ lùng cho lắm.
    Có lẽ tô cá chìa vôi ngon thực, nhưng lòng còn gởi về cố lý nên cá rô đầm Sét vẫn là hơn, trái su su mát như da cô gái tuyết trinh, ô hay, sao lại như đăng đắng, mà miếng thịt gà muốn chế hóa cách gì đi nữa cũng vẫn cứ nhạt phèo?

  • Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ
  • Một Chiến Binh Mỹ Và Tấm Ảnh Một Người Con Gái Việt Nam
  • Một Chuyến Đi

    Một Chuyến Đi
    Nguyễn Tuân
    TÂN DÂN xuất bản 1940

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 11 VIEWS 1655

    Buổi chiều mùa đông ấy, tầu Kinh Châu rút neo vào khỏang bốn glờ. Trời không sáng và cũng không tối. Mặt nước thương khẩu Hải Phòng lẫn lộn vừa nước ngọt vừa nước mặn, phản chiếu ánh sáng lạnh một vòm trời thấp tịt như cái vung nồi đè nặng trên lữ hành.
    Từ ruột con tầu bể, nổi lên mấy tiếng phỉ ! phì ! làm rạo rực lũ người đứng trên boong muốn nói nốt chuyện với bọn người đứng dưới bến. Tiếng còi tràn qua sự buồn rầu của cuộc tiễn biệt và chạy dài dến giang thôn kia thì chết hẳn. Hồi chuông báo hiệu lắc mạnh. Con tầu dịch đí­t. Sườn tầu nhẵn nhụi còn gợn mẩu cầu chưa rút hết, lừ lừ nhả thành đá nơi bến. Cái quãng trống từ thành đá đến thân tầu sáng dần ra và rộng thêm mãi. Con tầu cựa mình làm mực nước rạt rào vỗ mạnh vào chân dậ­p bến lởm chởm gắn những mảnh hầu và vỏ sò. Luồng khói trắng, loãng, cao và dựng đứng trân nền mây chì đã nhường chỗ cho thứ khói đen và đặc.

  • Một Thời Để Mất
  • Một Mình Một Ngựa

    Một Mình Một Ngựa
    Nguyên Sa
    NHÂN VĂN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 1440

    Cảm ơn về những lá thư. Cảm ơn về những lời thăm hỏi. Cảm ơn về những thắc mắc đã nêu lên. Mặt trái của thế giới văn nghệ nước ta bây giờ ra làm sao ? Văn nghệ có nuôi sống được con người không ? Tương quan của những nhà văn với đất nước, với cuộc chiến tranh thế giới này ra làm sao ? Tương quan giữa họ với nhau làm sao ? Giữa họ và chí­nh quyềb, và chủ nhà in, chủ nhà xuất bản, chủ báo ra sao ? Làm thế nào để được chấp nhậ­n vào thế giới văn nghệ đó ? Nên đi những bước đầu tiên như thế nào để khỏi bị sa lầy trong nhầm ẫn, chán nản và thất vọng ? Tác phẩm cần viết như thế nào ?

  • Mười Điều Tâm Niệm

    Mười Điều Tâm Niệm
    Hoàng Đạo
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 10 VIEWS 8939

    Hỡi các bạn trẻ!
    Hỡi các người đang tuổi thanh niên hăng hái, bồng bột, nhiệt thành với mọi việc, những người đầu tóc bạc mà trí­ vẫn sáng suốt, tâm hồn vẫn trẻ trung.
    Những người lúc nào cũng nghĩ đến tiến, tiến hơn lên, tiến lên hơn nữa.
    Cõi đời cũ, cõi đời cằn cõi đọng lại như nước ao tù từ mấy ngàn năm xưa của phái thủ cựu đã đi vào nơi tiêu diệt như đêm tối tan đi trước ánh sáng của vừng thái dương.
    Cõi đời của phái “Trung dung” đã đến buổi tàn tạ, công cuộc của phái ấy đã hoàn toàn thất bại và kết quả của chủ nghĩa điều hòa chỉ là: hư không.
    Vậ­y cần phải có một cuộc đời mới, với một tinh thần, một linh hồn mới. Đó là cuộc đời của các bạn, của phái trẻ chúng ta.
    Trong cuộc đời mới đang đợi ta, đầy ánh sáng và chông gai, lúc nào cũng phải tâm niệm đến những ý tưởng chí­nh, đến nguyên tố nền tảng của tinh thần mới. Những tư tưởng, những nguyên tố ấy, ta có thể gồm lại đúng mười điều, mười điều tâm niệm.

  • Nằm chơi
  • Náo Nức Hội Trăng Rằm

    Náo Nức Hội Trăng Rằm
    Hồ Trường An
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 3 VIEWS 10834

    Nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội là đứa con út trong gia đình sáu anh em nên trong thơ văn bà thường nói tới nhân vậ­t Nàng íšt thay vì xưng tôi ở ngôi thứ nhất trong danh xưng. Trước năm 1945, bà cộng tác với các báo ngoài Hà Nội như Tiểu Thuyết Thứ Năm, Trung Bắc Chủ Nhậ­t, Hà Nội Báo, Tri Tân, Con Ong...và các báo Sống, Gió Mùa, Ánh Sáng trong Nam (Sài Gòn).

  • Ngày Thậ­t Chết Với Quê Hương
  • Nghệ Thuậ­t Đen
  • Nghệ Thuậ­t Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não

    Nghệ Thuậ­t Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não
    Dalai Lama - Howard C. Cutler
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 16 VIEWS 8063

    Nghệ Thuậ­t Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não được bác sĩ Howard C. Cutter tổng hợp và viết lại từ những lời dạy của đức Dalai Lama tại nhiều bối cảnh thuyết giảng khác nhau. Tác phẩm được trình bày theo một hệ thống gồm bốn phần, ba phần đầu là một tác phẩm độc lậ­p mang cùng tựa đề tác phẩm này và phần 4 cũng là một tác phẩm bỏ túi độc lậ­p, vì có cùng nội dung nên được gộp vào phần cuối của tác phẩm, để độc giả có thể thưởng thức hai tác phẩm trong một của đức Đạt Lai Lạt Ma.
    Đọc Nghệ thuậ­t sống hạnh phúc, người đọc sẽ có thêm sức sống mới, nghị lực mới, niềm tin mới và con đường mới để vượt qua các bế tắc và khổ đau. Khi hạnh phúc được xem là mục tiêu, nghệ thuậ­t sống hạnh phúc là cẩm nang sống cho mình. Chỉ khi nào mỗi người có khả năng sống với hạnh phúc, ta mới có khả năng góp phần tạo ra một xã hội hạnh phúc. Tác phẩm này tổng hợp các thông điệp hạnh phúc của Phậ­t giáo góp phần hướng đến một thế giới hòa bình trên nền tảng hòa bình nội tại, sẽ là bạn đồng hành không thể thiếu đối với mọi người.

  • Nghĩ Trong Mùa Xuân

    Nghĩ Trong Mùa Xuân
    Thế Uyên
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 12 VIEWS 1651

    Mùa đông trên nước Mỹ thường khá dài nên những người dân xứ này, trong những ngày băng tuyết còn phủ đầy hay gió lạnh buốt mỗi sáng chiều, đều mong ngóng mùa xuân trở về qua những tí­n hiệu mỗi miền một cách. Với khá nhiều người Mỹ bản địa, thì họ nhìn về một tu viện cổ nơi miền California, nơi những đàn chim én đi trốn tuyết ở miền nam bán cầu trở về nghỉ chân đúng hẹn vào đầu mùa xuân. Tại miền đông của Hoa kỳ, những con én nhỏ bé coi bộ không được tí­n nhiệm cho lắm, không hiểu vì sao. Dân miền này tìm tí­n hiệu báo xuân về qua một sinh vậ­t khác hình dáng không chịu giống ai: vừa giống chuột vừa giống sóc, lại chẳng phải là hải ly. Bạn bè tôi phí­a đó đặt cho một cái tên là con cù lần đất. Theo tin tưởng của dân địa phương, chú cù lần đất này sẽ thò ra khỏi hang khi nào mùa xuân trở lại.

TO TOP
SEARCH