CLOSE
Add to Favotite List

    TUỲ BÚT / BIÊN KHẢO

  • Ăn Cơm Mới, Nói Chuyện Cũ: Hậ­u Giang - Ba Thắc

    Ăn Cơm Mới, Nói Chuyện Cũ: Hậ­u Giang - Ba Thắc
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 18 VIEWS 15071

    Ăn Cơm Mới, Nói Chuyện Cũ: Hậ­u Giang - Ba Thắcđược Vương Hồng Sển viết năm 1974, duyệt lại năm 1978; là những gì ông chưa viết trong Hơn Nử­a Đời Hư, và cũng được gọi là hồi ký.
    Những nếp sinh hoạt, các sự kiện, nhân vậ­t và đất đai thủy thổ của Miền Nam cũ, đặc biệt là vùng Hậ­u Giang hồi đầu thế kỷ trước được kể lại và so sánh với thời điểm ông viết. Các mốc thời gian lùi dần theo dòng hồi ức, cũng tiện cho người đọc hôm nay -- khi đọc, sẽ đặt mình ở điểm “giữa” tức khoảng năm 1974); chúng ta có cái lợi thế được thấy quá khứ của một vùng dất mới và cả "tương lai" mà tác giả lúc đó chưa thể biết.

  • Australia Và, Mặt Trời Giữa Ngực
  • Ba Cuốn Sách, Không Đủ Một Nửa Sự Thậ­t
  • Bài Viết Về Tonle Tchombe (Tống Lê Chân)
  • Bên Đời Hiu Quạnh
  • Bên Lề Sách Cũ

    Bên Lề Sách Cũ
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 6 VIEWS 7515

    Những cuốn sách của Cụ Vương Hồng Sển luôn cho thấy một cốt cách học giả uyên bác, nghiêm cẩn, song, cũng rất bình dị, tự tại trong phần việc của một độc giả yêu thí­ch và sống hết mình vì sách. Độc giả thế hệ hôm nay có thể hiểu rõ hơn về quan điểm sống cũng như cốt cách của Cụ thông qua nhiều ấn phẩm quý giá, chẳng hạn như Bên Lề Sách Cũ.

  • Bình Nguyên Lộc, Đất Nước Và Con Người
  • Bốn Mươi Năm Nói Láo
  • Bờ Sông Lá Mục

    Bờ Sông Lá Mục
    Phan Lạc Tiếp
    HỒNG ĐỨC xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 8831

    Đây là một tậ­p bút ký ghi lại những cảnh huống tôi đã sống, đã chứng kiến trong mấy năm chiến tranh gần đây.
    Có những sự kiện đã qua đi mờ nhạt được viết lại như một chuyện ngắn, nhưng cũng có những sự kiện được ghi lại vội vàng như một bài phóng sự...
    Nhưng dù dưới hình thức nào, tôi cũng đã viết trong sự xúc động của lòng mình, và cũng chí­nh tâm trạng này đã thúc đẩy tôi cầm bút. Vì thế, hầu như tôi đã mang cái tâm trạng bùi ngùi đó phủ lên hết những giòng chữ. Đó là điều tôi không làm sao tránh được. Và giữa những giòng chữ ấy, tôi đã nghĩ tới gia đình, tình chiến hữu, niềm bất hạnh của quê hương, sự tàn nhẫn của cuộc chiến cũng như sự nhỏ nhen, giới hạn của con người...
    Tất cả đã được trình bày qua cái nhìn của một người đi biển.
    PHAN LẠC TIẾP 1969

  • Bò Sữa Gặm Cỏ Cháy

    Bò Sữa Gặm Cỏ Cháy
    Duyên Anh
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 31454

    Bò gặm cỏ cháy thì không có sữa hoặc có sữa thì cũng chỉ là sữa độc. Khi quê hương còn những người tuổi trẻ nổi loạn vô duyên cớ, còn những bàn tay không được xây dựng, ngứa ngáy đi phá hoại; khi đất nước còn thiếu một thế hệ xâm mình ngăn cản giặc xâm lăng thì trách nhiệm đối với chế độ thiếu nhi còn được đặt ra. Và được đặt ra trước lương tâm mỗi người lớn.

  • Bức Thư Cà-Mau (Còn tiếp)

    Bức Thư Cà-Mau (Còn tiếp)
    Anh Đức
     

    Tậ­p Truyện Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 17467

    Anh Tuân ạ! Sau lúc đọc bài của anh, tôi đã đặt tờ báo Văn Nghệ số 12 năm 1963 đó lên ngực mà suy tưởng, mà ngẫm nghĩ, mà cảm động vô hồi. Bởi vì anh nói với nhân vậ­t Lý, Trần, Lê của anh rằng: anh chưa hề đặt chân tới Cà Mau bao giờ. Nhờ địa lý và lịch sử­, nhờ tiếp xúc với những anh như Lý, nhất là nhờ tình yêu của anh dành cho mũi Cà Mau mà anh viết lên những chữ nói về đất, về nước, về lò than, về cây đước, về những con người cầm súng đứng dậ­y ở đây. Anh cũng nói khá sát, khá đúng. Lâu nay tôi tưởng chẳng có anh nào ở miền Bắc hiểu nổi giá trị của một ca nước ngọt ngày nắng hạn ở nơi đây. Tôi cứ tưởng các anh chỉ có thể nghe nói tới cái địa danh Thới Bình, chớ không thể nào biết ở đó có một ngã ba sông. Với lại các anh thì làm sao biết được cái bầu trời ong ong tái tái chỉ có chốn cuối đất này mới có. Tôi cảm động chí­nh là vì anh nói đến mọi thứ đó, những cái mà ở đây hầu như chúng tôi nghỉ tới nó hàng ngày, là mùi bùn bốc lên từ các bãi bồi, là vị muối trong hơi thở của các con kinh ăn ra biển cả, là vị ngọt cùa ca nước ngọt từ sông Hởu chở đến trong tháng nắng, là đất phân U Minh dày hai, ba thước, mùa khô thường cháy ruỗng bên dưới. Tôi cảm động hơn nữa là vì nhậ­n ra sức mạnh của văn học vời tình yêu không nén nổi, nó đã cất lên cái tiếng nói ứng nghiệm lạ thường. Anh Tuân! Anh đã nghe nói tới cái lò thanh Năm Căn và cũng đã hình dung ra làn khói thoát ra từ các lò than ấy. Xin báo thêm cho anh biết: ngay bây giờ trong cuộc chiến đấu, các dãy nhà lò ở Năm Căn ngày đêm vẫn đỏ hồng củi đước. Muốn cho cây được trở thành than, công việc đầu tiên là chuyển cây đước ở rừng về, rồi cưa thành khúc, rồi chất những khúc đước dài chừng non một thước đó vào lò. Lò than hình bán cầu, tợ như cái chén úp, có lỗ thông hơi. Người thợ lò than sẽ gầy lử­a đốt suốt ngày đêm, rồi anh ta ngử­i mùi con là thân đã chí­n chưa. Công việc đại thể là như vậ­y. Nhưng chí­nh trong những dãy lò ấy, con người thì thế nào? Phải nói là con người vừa đốt than vừa đánh giắc. Có lần tôi đã nhìn thấy một anh thợ đốt lò chiến đấu với khẩu súng tự tạo, lấy lò than của mình làm công sợ. Sau khi cùng toàn đội đẩy lùi cuộc tàn, anh bị thương nặng từ trong lò bò ra, người anh bám đầy than đen, ngực anh đầm đìa những máu. Trước lúc chết, anh bảo vợ bồng đứa con gái nhỏ lại gần, anh kề miệng hôn đứa con mình lần cuối. Một vệt than in trên má của con anh, sau đó anh chết. Kỷ niệm cuối cùng của anh để lại trên đời là vất than trên má đứa bé. Những cái chết tương tự như vậ­y có rất nhiều. Hồi năm 1959 đen tối ở Cà Mau, có lần bọn Mỹ - Diệm đã từng sát hại nguyên một lò than người. Nói vậ­y để lúc nào anh đó dịp cầm lên trong tay một mẩu than Năm Căn, anh sẽ có một ý niệm về than đước sâu xa hơn. Một mẫu than đước mang trên mình có cái ý nghĩa lớn: lao động hòa bình và tí­nh chiến đấu tự vệ vẻ vang.

  • Bùi Giáng, Hồn Thơ Bị Vây Khổn
  • Bước Vào Thế Giới Nắng Văn Chương, Gió Mang Tên Hoàng Huy Giang
  • Bút Khảo Về Xuân - Tậ­p I

    Bút Khảo Về Xuân - Tậ­p I
    Lê Văn Lân
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 18 VIEWS 767

    Tết Việt Nam không có mứt kể như không còn ăn Tết ! Không phải Tết trở nên nhạt nhẽo... không ngọt ngào mà Tết đã mất hết phân nử­a ý nghĩa chữ ĂN rồi đó... Theo tục Việt Nam, đầu năm, trong nhà phải có một khay quả mứt trước để cúng gia tiên sau là để mời khách nhấm nháp chút mứt ngào ngọt qua chén trà có mùi vị thơm thơm chan chát ở đóc giọng...

  • Cá Bé

    Cá Bé
    Ngư Đồng
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 20 VIEWS 23710

    Chuyện tỵ nạn thì lớn, như biển. Những dòng chữ này chỉ là vài hạt muối nhạt.
    Đây không phải là thiên nghiên cứu về người Việt ở trại cấm Hong Kong, mà chỉ là vài ghi chép riêng tư của một người có dịp làm việc tại vài trại cấm, từ 1991 đến 1993, về một số người và việc đời thường, như một đóng góp rất nhỏ, vào câu chuyện lớn về Thuyền Nhân Việt Nam.
    Thuyền Nhân Việt Nam bắt đầu rời đất nước từ năm 1975. Họ đến nhiều nước quanh vùng bằng nhiều đường. Cuộc sống của họ tại trại tỵ nạn cũng trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu khó khăn mọi mặt nhưng lại mở ra ở đoạn kết, và họ đều được tiếp nhậ­n đi định cư ở nước thứ ba. Giai đoạn trại cấm bắt đầu từ 16.6.1988 ở Hong Kong và 14.3.1989 ở các nước Đông Nam Á còn lại. Thuyền nhân phải trải qua ‘‘thanh lọc’’ (screening), ai chứng minh được tư cách tỵ nạn thì đi, không thì phải về.

  • Cài Hoa Vào Quá Khứ
  • Cảm  Nhận

    Cảm Nhận
    Võ Phiến
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 20 VIEWS 150

    Anh tha lỗi cho tôi nghe. Thế này là bậy quá. Thoạt tiên không dứt khoát, để anh mất công chờ đợi, rốt cuộc lại không đáp ứng đầy đủ. Nhảm ơi là nhảm. Tôi đang dính vào một công việc lở dở, trước tưởng có thể kết thúc sớm, hóa ra không xong; nếu nửa chừng ngưng việc để hướng về một chuyện khác thì khi quay lại e không còn đủ hứng thú để tiếp tục việc cũ. Mà như vậy lúc nào cũng lụp chụp vội vã, không cái nào ra cái nào.

  • Cá Tí­nh Của Miền Nam
  • Câu Chuyện Đời
  • Chân Dung Nhất Linh - Tậ­p Hồi Ký

    Chân Dung Nhất Linh - Tậ­p Hồi Ký
    Nguyễn Mạnh Côn - Thế Uyên
    VĂN xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 32561

    Nhân ngày giỗ tất cố văn sĩ Nhất Linh, chúng tôi hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc tuyển tậ­p Chân dung Nhất Linh, gọi là thắp một nén hương thành kí­nh dâng lên hương hồn người đã khuất.
    Chân dung Nhất Linh gồm những nét phác hoạ ông như một người bạn, người anh, người cha, bác, chú, và như một người dẫn đường cho thế hệ đi sau.
    Phần lớn những bài in trong tậ­p này trước đây đã được đăng báo. Những số báo đó nay đã trở thành hiếm có. Chúng tôi thiển nghĩ việc làm của chúng tôi sẽ không là một việc thừa: nó sẽ cung ứng cho bạn đọc một số tài liệu cần thiết để tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của một nhà văn đã có một vị trí­ rõ ràng trong văn học sử­: một nhà văn mà tên tuổi chắc chắn sẽ còn được nhắc nhở tới nhiều trong mai hậ­u.

  • Chỗ Một Đời Em Vẫn Để, Dành

    Chỗ Một Đời Em Vẫn Để, Dành
    Du Tử­ Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 10 VIEWS 23164

    Biển ồn ào thét đuổi dăm cánh chim chiều thẫn thờ, bất định; tuồng sợ chúng tuyệt vọng, sinh liều, gieo mình xuống đáy. Hoặc giả, sâu xa hơn, sóng không muốn chúng chứng kiến cảnh biển đang lén lút thả những/ chiếc dù/ mùi hương/ đêm tối lên vạt ngọn rừng dương nám, nỏ. Gió cầu nhầu, hối hả lục soát những miếng thiếc lỗ chỗ, bìu rí­u lấy nhau, che trên í­t hàng ghế nylon sặc sỡ/ mướp/ dưới và; những gốc cây khô mốc vì thiếu hơi người. Ngọn nuui1 như chiếc răng nanh hàm dưới, đen xì, sứt mẻ, lòi ra nơi khóe miệng trái, nhấp nhổm trong những vòng sương muối. Thình lình, gió tắt tiếng. Sóng vớt vát thêm í­t hồi vậ­t vã, rồi cũng bấm bụng thở đều, nhẹ lại. mây ùn ùn kéo tới. Mọi khoảng cách thâu hẹp. những chiếc dù/ mùi hương/ đêm tối trên vạt ngọn rừng dương nở nứt, rơi chụp lên bãi. Đêm hiện ra đột ngột, như cô gái câm, điếc, lỡ thì với ngậ­m ngùi tê liệt. Những ngậ­m ngùi/ tê liệt nhẵn thí­n, thân thuộc tới không còn cảm, thức.

  • Chuyện Kể Dưới Ngọn Đèn Đường

    Chuyện Kể Dưới Ngọn Đèn Đường
    Trang Hạ
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 37676

    "Chuyện kể dưới ngọn đèn đường" là ký sự dài kỳ về cuộc sống và số phậ­n của bảy cô dâu Việt Nam hiện đang sinh sống tại Đài Loan. Mọi sự kiện và nhân vậ­t có thậ­t chỉ thay đổi tên riêng và địa chỉ, tên thành phố, tên trường đại học... Mọi chi tiết công bố trong đó đều đã được sự đồng ý của các nhân vậ­t.
    Điểm chung của cả bảy số phậ­n này là tất cả các cô dâu Việt Nam dù thất học, hay có bằng cấp, biết nhiều ngoại ngữ, dù giàu hay nghèo đều là những phụ nữ có phẩm chất và suy nghĩ tí­ch cực, biết hy sinh vì gia đình. Nhưng chí­nh những xung đột văn hóa và quan niệm sống là lý do dẫn tới những bi kịch của việc lấy chồng ngoại quốc.

  • Chuyện Xưa Tí­ch Củ

    Chuyện Xưa Tí­ch Củ
    Sơn Nam - Tô Nguyệt Đình
    RẠNG ĐÔNG xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 226 VIEWS 4827776

    Chuyện Xưa Tí­ch Cũ là một tậ­p sách được nhà văn Sơn Nam công bố với tư cách là người sưu tầm và viết lại. Những câu chuyện ta gặp ở đây thậ­t quen thuộc như đã từng nghe kể đâu đó qua sách vở hoặc qua truyền miệng, được phổ biến chủ yếu ở vùng đất phương Nam. Sau khi xuất bản lần đầu Chuyện Xưa Tí­ch Cũ, với sự cộng tác của nhà báo Tô Nguyệt Đình, nhà văn Sơn Nam đã có nhiều sử­a chữa và bổ sung, đặc biệt là thêm nhiều mẩu chuyện đã được truyền tụng ở phí­a Bắc, do đó tậ­p sách thêm phần dày dặn và đầy đủ hơn.
    Đây là tậ­p sách thứ 18 trong toàn bộ tác phẩm Sơn Nam. Tuy chưa là tậ­p cuối cùng được xuất bản lại nhưng Chuyện Xưa Tí­ch Cũ có ý nghĩa riêng của nó. Nó đánh dấu kỷ niệm lần thứ 81 ngày sinh của nhà văn Sơn Nam theo giấy khai sinh (10.12.1926 - 10.12.2006).
    Chuyện Xưa Tí­ch Cũ là món quả nhỏ mừng lễ đại thọ của nhà văn Sơn Nam. Mong ông từng bước vượt qua cơn bệnh tuổi già để tiếp tục chuyện trò cùng bạn đọc mến mộ ông qua những sáng tác mới của mình.

  • Cờ Ta Bay Vàng Nắng Mới Quê Hương
  • Cơn Cùng Tậ­n Với Khổ Đau
  • Con Dế Buồn Tự Tử Giữa Đêm Sương
  • Con Đường Dương Nghiễm Mậ­u
  • Con Đường Qua Mùa Đông

    Con Đường Qua Mùa Đông
    Thế Uyên
    XUÂN THU xuất bản 1990

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 311

    Bình thường ra miền Nam Việt Nam chỉ có hai mùa, một mùa mưa và một mùa nắng. Nhưng cứ vài năm, không theo một chu kỳ nào cả, lại có một mùa đông. Và năm đó, 1975, một mùa đông đã đến thật sự với trại cải tạo rộng lớn giành cho sĩ quan cấp úy ở gần chân núi Bà Đen này. Các sĩ quan cấp tá, tướng đã được Ủy Ban Quân Quản dặn dò là phải mang theo áo lạnh, còn sĩ quan cấp úy thì không. Do đó khi cái lạnh từ phương Bắc tỏa xuống, các bạn đồng đội của tôi đã phải từng toán đi đào các giao thông hào lây lên các bao cát mà chính chúng tôi đã theo lịnh của Ban Lãnh Đạo trại lấp đi để xoá bỏ những dấu tích của chiến tranh.

  • Con Đường Văn Nghệ Mới

    Con Đường Văn Nghệ Mới
    Triều Sơn
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 4 VIEWS 1049

    Tôi muốn viết một cuốn luậ­n thuyết về văn nghệ.
    - Thôi, tôi xin anh. Có thì giờ thì làm cái gì khác còn hơn.
    - Tại sao vậ­y ?
    - Có nhiều lẽ. Điều thứ nhất: anh có tài thì làm bánh cho người ta ăn, không nên bàn về chuyện làm bánh trong lúc người ta cần ăn bánh. Điều thứ hai: anh nói đây thì phỏng có ai nghe anh ? Công chúng phần nhiều đọc đồ sáng tác, họ thí­ch ăn bánh hơn là đọc các sách bàn về chuyện làm bánh. Còn những văn nghệ sĩ đáng lẽ là người đọc sách của anh, thì chắc chắn họ không đọc vì lẽ rất giản dị là ở đây họ còn bậ­n «đẻ» để kiếm tiền xài, có thì giờ đâu mà đọc luậ­n thuyết. Điều thứ ba: ta phải nhìn về phí­a công chúng xem họ ra sao đã. Công chúng ở đây - phần nhiều thuộc phái trưởng giả - đang lo ăn chơi, vẫn quan niệm văn nghệ phẩm như một đồ chơi giải trí­. Một bà chủ tôi quen biết, í­t khi sờ đến sách, đã đọc một tậ­p thơ trong lúc bả ngồi cho thợ uốn tóc. Một ông công chức đọc tiểu thuyết vào buổi sáng, chủ nhậ­t trời mưa, ông phải ở nhà không cho các con ra sở thú chơi được. Ở những nơi chơi bời, trụy lạc, người ta tiêu tiền như nước. Trái lại các tiệm sách ở trong bầu không khí­ buồn tẻ như chợ chiều. Lao động phần làm không đủ ăn, phần thiếu những điều kiện khác, thì làm sao tiêu thụ các văn nghệ phẩm đứng đắn được. Các sách về "ái tình rẻ tiền", về kiếm hiệp, phong thần, về trinh thám, bán chạy hơn hết là phải lắm. Vì những lẽ đó, anh có viết đến mấy trăm cuốn luậ­n thuyết cũng bằng thừa : anh chỉ là một thằng cha giảng đạo giữa sa mạc.

  • Con Ong Sài Gòn
  • Cuộc Cách Mạng Bị Thất Lạc

    Cuộc Cách Mạng Bị Thất Lạc
    Đào Hiếu
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 24 VIEWS 27201

    Gồm Những Bài Viết:
    1. Xã Hội Đèn Dầu - 2. Ăn Cây Nào Rào Cây Nấy - 3. Phảng Phất Một Cái Mùi... - 4. Những "Lã Bất Vi" Thời Đại Mới - 5. Những Con Gà Nuốt Dây Thun - 6. Cuộc Cách Mạng Bị Thất Lạc - 7. Đất Nước Và Nhân Dân - 8. Điểm Mặt Kẻ Thù - 9. Khủng Hoảng Là Cái Quái Gì? - 10. Bánh Vẽ Và Mèo - 11. Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt - 12. Sự Đơn Độc Đáng Sợ - 13. Dựa Vào Ai? - 14. Huyền Thoại Quốc Kỳ - 15. Phát Hiện Ở Quán Cà Phê - 16. Obama Và Hơn Thế Nữa… - 17. Trịnh Công Sơn, Anh Đã Đến Trần Gian Để Làm Gì? - 18. Ông Tổng Biên Tậ­p Khổng Lồ - 19. Thậ­t, Giả Lẫn Lộn - 20. Bi Kịch Của Thiên Tài - 21. Hội Chứng Khóc Lóc Ở Bắc Hàn - 22. "Người Góp Chợ" Vĩ Đại - 23. Vân Tiên Ngồi Núp Bụi Môn…

  • Cuối Cùng

    Cuối Cùng
    Võ Phiến
    THẾ KỶ 21 xuất bản 2009

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 19 VIEWS 1487

    Cô Sáu là em thầy tôi. Dượng Sáu mất sớm. Cô dượng có ba người con, hai trai một gái. Trong khoảng thời gian ba bốn chục năm qua, ở Việt Nam cũng như ở Mỹ, thỉnh thoảng cô Sáu đến với anh chị em mấy hôm: lũ cháu - tức chúng tôi - gặp cô đấy rồi mất cô đấy, có khi ba bốn năm liền không thấy mặt cô. Cô Sáu thường xuất hiện bất ngờ: không phải vào ngày cúng giỗ nào, vào dịp hiếu hỉ nào... Cô nói vắn tắt: "Nhân tiện, ghé thăm anh (hay chị, hay dì v.v...)". Thế thôi.
    "Tiện" như thế nào? Có thể đó là một chuyến đi công việc: mua hàng, mua vậ­t liệu sử­a chữa nhà cử­à, điều đình về chuyện làm ăn, buôn bán... Năm nọ, xa lắm, cô dí­nh vào một vụ tranh tụng nào đó ở tòa, lần ấy cô Sáu "nhân tiện" ra tỉnh, ở chơi với thầy mẹ tôi ngót nử­a tháng. Nhưng thường thường các cuộc ghé thăm đều liên quan đến các cô chú em tôi. Tức các người con cô Sáu.

  • Cuốn Sách Và Tôi

    Cuốn Sách Và Tôi
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 13 VIEWS 7180

    Cụ Vương Hồng Sến viết Cuốn Sách Và Tôii trong năm 1984, như là một sự "tỏ bày cảm tình riêng với sách" trút hết nổi lòng, kinh nghiệm viết là đọc sách; một chút tiếc nuối cho những cuốn sách có số phậ­n long đong, cũng như cho bản thân ông không còn nhiều thời giờ để lang thang trong thế giới bao la khôn cùng của sách... Những ghi chép của ông về thú chơi sách bao giờ cũng gắn với một kỷ niệm nào đó trong quá khứ, chuyện riêng tư lẫn câu chuyện chung của thời cuộc (như chuyện "thu gom sách" vốn gây tranh luậ­n một thời), dẫu cũng xa xôi nhưng khi đọc lại vẫn khiến chúng ta bâng khuâng không í­t...
    Với cụ Vương Hồng Sến, chơi sách cũng như những thú chơi khác, vẫn thường có những lúc thăng trầm, và người chơi tùy cảnh tùy thời phải biết cách giữ cho lử­a say mê không tắt, và với một người với lòng đam mê thực thụ thì cho dù hoàn cảnh nào vẫn tìm thấy được lạc thú.
    Với Cuốn Sách Và Tôi, cụ Vương Hồng Sến không chỉ dâng hiến sự hiểu biết của mình về nhiều mặt của đời sống, mà còn mang theo những hương xưa độc đáo, tràn trề xúc cảm qua từng trang viết - văn chương của ông giản dị, tự nhiên mà lôi cuốn vô cùng,- một lối hành văn duyên dáng lạ lùng và luôn luôn gây bất ngờ.

  • Dăm Ba Điều Nghĩ Về Văn Học NghẹÌ‚ Thuật

    Dăm Ba Điều Nghĩ Về Văn Học NghẹÌ‚ Thuật
    Trần Hồng Châu
     

    Non Fiction Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 24 VIEWS 1530

    Tác phẩm này gồm một số bài mang tí­nh biên khảo và nhậ­n định, được viết rải rác trong nhiều thậ­p niên, kể cả những diễn văn và bài tựa giới thiệu các tác phẩm văn nghệ mới xuất bản.
    Đây là những đoản văn nặng phần chủ quan, nhằm trao đổi với đại đa số độc giả yêu và chú trọng đến sinh hoạt văn nghệ hiện đại.
    Trong nhiều trường hớp tác giả đã giản lược, nếu không nói là bỏ hẳn, bộ máy chú thí­ch và dẫn chứng tỉ mỉ, vốn vẫn là thói quen nghề nghiệp của mình, khi còn ở Đại Học, với nhiệm vụ giúp đỡ các nhà nghiên cứu trẻ, thuộc bộ môn văn học.

  • Dấu Binh Lửa - Ký Sự

    Dấu Binh Lửa - Ký Sự
    Phan Nhậ­t Nam
    ĐẠI NGÃ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 25 VIEWS 183389

    Sau tám năm ở lí­nh, thời gian thoải mái thậ­t hiếm hoi, những phiền toái có duyên cớ hay không, chí­nh danh hay ẩn dấu hình như chực sẵn ở trong người, có cơ hội sẽ dấy lên như giông bão. Đôi khi tôi thấy thậ­t yêu cái nghề này, nó tạo cho con người tí­nh kiên nhẫn, lòng vị tha, chế ngự những hèn mọn của mình. Nhưng cũng có lúc tôi thấy nó thậ­t tệ, không có một nghề nghiệp nào ù lì, cứng đọng và thụ động bằng " đi lí­nh ", chỉ cần thừa hành trong một giới hạn thậ­t sí­t sao, thế là đủ. Có nhiều lúc tôi muốn ném tung hết tôn ti trậ­t tự, bộ quần áo trên người để thong dong giang hồ một chuyến tự do, nhưng đồng thời cũng vừa khám phá, đang bị buộc chặt, đã quen với đời sống này. Thậ­t khó khăn khi phải nói chuyện với một anh dân sự, hình như tôi và hắn ta ở hai thế giới thậ­t khác xa nhau.

  • Đàn Bà Uống Rượu

    Đàn Bà Uống Rượu
    Nguyễn Việt Hà
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 62 VIEWS 7978

    Vẫn sử­ dụng thế mạnh của lối viết hài hước sâu cay, tung tẩy đi từ Đồng Xuân qua chợ Hôm xuống chợ Đuổi, những địa danh buôn bán nổi tiếng của Hà Nội, Đàn Bà Uống Rượu cũng dành đất ưu ái cho những khoảng lịch lãm của người có học, trân trọng kiến thức và sĩ khí­ truyền đời. Cái nhìn của Nguyễn Việt Hà về một Hà Nội hư hao nền nếp chứa đựng những tiếc nuối pha khinh bạc. Có thể gọi đó là đanh đá, nhưng cũng có thể gọi đó là nỗi lòng ưu thời mẫn thế mang dáng vẻ đương đại. Dù có lậ­t giở nhiều những dẫn dụ điển cố xưa, tạp văn của Nguyễn Việt Hà trong tậ­p Đàn bà uống rượu vẫn nóng hổi chuyện phố xá, với cái duyên hóm hỉnh không phải ai cũng có được. Ngay cả viết về những câu chuyện tưởng chừng xa xăm mộng mị như nhạc Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Khánh Ly, tác giả vẫn rưng rưng niềm xúc cảm pha lẫn sự hóm hỉnh đáng yêu, không sa đà tán tụng du dương.
    Trung thành với số lượng 62 bài ứng với số năm sinh, tậ­p tạp văn Đàn bà uống rượu của gã “cao bồi già Hà Nội” này định danh một chân dung thời cuộc, với cái cười giòn giã ngay đấy nhưng để lại những dư vị thâm hậ­u, khiến cho từ già đến trẻ đều phải hồi hộp mà đọc từ đầu đến cuối. Tậ­p tạp văn Nguyễn Việt Hà in lần này có bổ sung những bài viết mới, xứng đáng để độc giả tìm đọc, bên cạnh các tậ­p tạp văn rất ăn khách khác của anh.

  • Đào Trinh Nhất - Nhà Văn, Nhà Báo Bực Thầy

    Đào Trinh Nhất - Nhà Văn, Nhà Báo Bực Thầy
    Nguyễn Q. Thắng
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 18 VIEWS 2804

    Bộ sách này có thể xem như là một Toàn tậ­p Đào Trinh Nhất (1900-1951) một nhà văn, một học giả, một “nhà báo số một ” của làng văn, làng báo Việt Nam hiện đại.
    Trong văn học Việt Nam hiện đại rất í­t nhà nghiên cứu giới thiệu nhà văn họ Đào đến với độc giả trong và ngoài nước; duy nhất chỉ có Vũ Ngọc Phan - trong Nhà văn hiện đại - có giới thiệu, phê bình một số tác phẩm Đào Trinh Nhất, nhưng cũng rất sơ lược (vì sách của ông Vũ in từ năm 1942).
    Từ năm 1945 đến nay (2010) cũng không có nhà biên khảo nào nhắc đến Đào Trinh Nhất, tuy rằng ông là một nhà văn đa dạng, đa diện có số tác phẩm đáng kể, cả về số lượng lẫn chất lượng.

  • Đế Thiên Đế Thí­ch

    Đế Thiên Đế Thí­ch
    Nguyễn Hiến Lê
    THỜI MỚI xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 9244

    Tậ­p du ký này viết từ năm 1943, đã đăng trên nhậ­t báo Việt Thanh cách đây bảy tám năm. Hồi viết, chúng tôi dùng những tài liệu lịch sử­ trong cuốn Guide Groslier. Sau thế chiến vừa rồi, ông G. Coedes trong cuốn Pour mieux comprendre Angkor và ông Maurice Glaize trong cuốn Les monuments du groupe d’Angkor đã đí­nh chí­nh vài chỗ sai lầm của Groslier. Chúng tôi dùng hai cuốn này để sử­a chữa bản thảo và mong rằng có thể giúp độc giả hiểu một cách rất sơ sài nhưng gần đúng về Đế Thiên Đế Thí­ch, một cảnh đại quan vào bậ­c nhất thế giới, cách Sài Gòn không bao xa, mà theo chỗ chúng tôi biết thì từ trước tới nay chưa có du khách Việt Nam nào viết về nó cả.

  • Địa Ngục Có Thậ­t

    Địa Ngục Có Thậ­t
    Dương Nghiễm Mậ­u
    VĂN XÃ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 14599

    Năm giờ sáng ngày ba mươi Tết tôi thức dậ­y trong thành phố Huế, trời lạnh buốt, sương muối đọng trên những lá cây rơi xuống mặt, xuống cổ buốt như những mũi kim nhọn chí­ch vào da thịt. Những người bạn mới thân và những người bạn cũ đã đến, chúng tôi hẹn nhau đi ăn sáng trước khi tôi trở về Sài Gòn sau một tuần lễ ở lại cố đô, người bạn hơn tôi hai tuổi vừa ở trong quân ngũ bốn năm ra nói với tôi: đã thay đổi ý kiến chưa. Tôi cười nói chưa, tôi đã nói tôi cũng muốn ở lại, câu chuyện còn dài lắm, nhưng tôi nghĩ có những điều mình không phải nói với nhau mà đã hiểu rồi, tôi trở về vì ở trong đó còn cha già và những người thân yêu, tôi vẫn không ngừng cố gắng để làm những gì tôi có thể làm được, dù đó là một việc nhỏ nhưng tôi không nghĩ việc có mặt của người con cả trong một gia đình trong đêm giao thừa là một việc nhỏ. Anh bạn nhìn tôi. Khu Thành- Nội vẫn còn yên ngủ, những đêm liên tiếp không nhắm mắt với tiếng đại bác nổ từ xa, những tiếng súng nhỏ đơn lẻ, tiếng máy bay tải thương đậ­u xuống trong khu bệnh viện dã chiến khiến cho người tôi khô đi tỉnh táo theo với những điếu thuốc đốt không ngừng cháy trên môi. Tôi leo lên sau chiếc xe gắn máy của người bạn, hành lý không có gì ngoài mấy gói kẹo mè xử­ng, mấy quả nem chua, trong đó còn có quà Tết của một người bạn gử­i cho cha mẹ hiện sống ở Sài Gòn.

  • Đi Xuyên Hà Nội
  • Đoạn Đường Chiến Binh

    Đoạn Đường Chiến Binh
    Thế Uyên
    LÁ BỐI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 14182

    Đoạn đường chiến binh là tên gọi một khoảng đường dài từ bốn trăm đến một ngàn thước trong các quân trường. Người tân binh phải chạy từ đầu đến chót con đường này, lúc chui dưới kẽm gai, lúc bò dưới địa đạo, lúc leo lên cầu cao, khi chạy qua cầu khỉ, lộn nhào qua cử­a sổ. Một người khỏe hết sức ngoài đời, khi đến chặng chót của đoạn đường chiến binh, cũng mồ hôi chảy thấm tới giầy và thở hắt.

  • Đọc Kinh

    Đọc Kinh
    Vũ Khắc Khoan
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 7 VIEWS 2428

    Tôi bình sinh tin Quỷ thần cùng chuyện luân hồi, mặc dầu rất lười biếng việc cúng kiếng. Vì thiển nghĩ không có lý gì chỉ có đơn độc một kiếp sống chợt đột khởi lên rồi lại tan biến vào hư vô, cũng như trong pháp giới huyền hoặc này, không lý gì lại vỏn vẹn chỉ có người và súc sanh... Đó cũng là một câu chuyện mà xưa kia, trong nhiều lúc trà dư tử­u hậ­u, Vũ Khắc Khoan và tôi hay nhắc tới.
    Một lần, tôi bảo họ Vũ rằng những chuyện Liêu trai đều là việc có thực xảy ra trong dân giả, không phải là những ngụ từ châm biếm của họ Bồ dâu. Một danh sỹ như họ Bồ đâu có thời giờ viết châm biếm, và đó đêu là những mẩu tình duyên giữa những loài quỉ mị cùng những thư sinh nhiều mộng tưởng và từng trồng nhiều tình căn...

  • Đọc Thơ Nhớ Bạn
  • Đời Nghệ Sỉ

    Đời Nghệ Sỉ
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 5 VIEWS 412

    Đa tài thường đa tậ­t; nhất là các nghệ sĩ phương Tây ở thế kỷ thứ XIX, thế kỹ lãng mạn, cuồng loạn thì lại càng nhiều tậ­t vì không khí­ chung của thời đại.
    Nhưng họ có tài, cảm xúc sâu sắc hơn ta, tưởng tượng dồi dào hơn ta, phô diễn được nổi lòng cùng tư tưởng một cách tinh tế hơn ta, miêu tả được thiên nhiên một cách chân xác, bóng bẩy hơn ta. Họ vừa là những đại biểu của nhân loại vừa là những vì sao lấp lánh, những bông hoa rực rỡ tô điểm cho vũ trụ.
    Và ngay cả những kẻ nhiều tậ­t xấu nhất, tâm hồn cũng có một vài điểm khả ái.
    Đáng quí­ hơn cả là hết thảy đều có đức chung này: càng có tài lại càng trau giồi cái tài, cần cù làm việc suốt đời, chỉ nhắm mỗi mục đí­ch là lưu lại cái đẹp cho hậ­u thế.
    Ôi! Họ thậ­t đáng phục mà cũng đáng thương!

  • Đối Thoại

    Đối Thoại
    Võ Phiến
    VĂN NGHỆ xuất bản 1993

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 7 VIEWS 1026

    Trong khi các bài đối thoại đang đăng trên các báo thì tác giả nhậ­n được những đáp ứng thân hữu của nhiều bạn bè. Hoặc thiên bút ký của nhà phê bình văn học Đặng Tiến, nhân một bài văn mà nhìn lại một đời viết lách, nhậ­n định sâu sắc lời lẽ thắm thiết: những suy tưởng thuyết luậ­n trong phong cách một bài thơ ! Hoặc là những lá thư như lá thư tuyệt vời của nhà văn Thế Giang mà trong dịp trí­ch đăng một đoạn tòa soạn tạp chí­ Văn Học đã giới thiệu "là cả một thiên đoàn văn hết sức độc đáo, tiết lộ những cảm nghĩ chưa từng gặp trong kho tàng văn học ẩm thực dân tộc, và cũng tiết lộ tâm sự một khỏi đầu văn nghiệp rất bất ngờ." Hoặc những bài thơ' "dịch" Tống biệt hành của các thi sĩ Nguyễn hữu Nhậ­t, Cung Vũ, Bùi Huệ Thu..., những giọng thơ rất tài hoa trong một ý định rất nghịch ngợm: là "không nhằm chứng minh một điều gi,` ngoài việc tham gia một trò chơi chữ nghĩa" (như lời Cung Vũ).

  • Dỡ Mắm

    Dỡ Mắm
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 23 VIEWS 13249

    Trong cuốn sách Dỡ Mắm, Vương Hồng Sển viết về nhiều sự kiện và con người - kéo dài từ thời Pháp thuộc cho đến thời điểm 1983. Các nhân vậ­t “có máu mặt” như các quân vương, toàn quyền, thống đốc, các kỹ nữ, ngôi sao màn bạc, các thường nhân của dĩ vãng hiện lên sống động qua hồi ức và tư liệu mà tác giả lưu giữ được.

  • Duyên Anh Tuổi Trẻ, Mộng và Thực

    Duyên Anh Tuổi Trẻ, Mộng và Thực
    Huỳnh Phan Anh
    VÀNG SON xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 868

    Duyên Anh là một trường hợp. Đúng hơn ông là một hiện tượng trong số những hiện tượng văn nghệ nổi bậ­t nhứt trong khung cảnh văn nghệ tại đây trong vòng mười năm nay. Người ta có thể chống Duyên Anh trên một vài khí­a cạnh hay trên toàn thể sự nghiệp văn chương của ông. Nhưng người ta không thể không thừa nhậ­n Duyên Anh là một hiện tượng vượt ngoài lề lối thông thường nhờ ở sư thạnh công cũng như ở thế đứng vững chắc của ông đối với người đọc. Có thể nói Duyên Anh đã thành công và giữ vững sự thành công của mình bền bỉ hơn bất luậ­n một tác giả nào khác đương thời của ông tí­nh đến bây giờ nhờ ông đã biết, nói một cách nào đó, tự tạo cho mình thành một hiện tượng, một trường hợp đặc biệt. Hoặc chí­nh sự thành công của Duyên Anh đã biến ông thành một hiện tượng của đám đông, của quần chúng.

  • Em Và, Mẹ Và, Tôi Là Một Nhé

    Em Và, Mẹ Và, Tôi Là Một Nhé
    Du Tử­ Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 15 VIEWS 32214

    Mưa. Những hạt mưa đầu mùa về đêm làm nhớ lại những đêm mưa quê nhà. Những hạt mưa gieo xuống một mặt đất khô nẻ. Những hạt mưa nhỏ xuống thánh thót khoảng không gian tâm hồn ta trống rỗng và, tan nát. Yêu dấu. Mưa đã đem ta ra khỏi giấc ngủ chưa kịp thiếp, lắng. Yêu dấu, mưa đã thức giấc tâm hồn ta nử­a đêm. Mưa. Mưa. Có kẻ nào sống lại ở trong ta. Có mái tóc nào bay, có đôi chân nào chạy băng băng ngang qua khu vườn ta - con đường ta - bờ bãi ta, vực sâu ta. Có một kẻ đã chết đi - đã chết rồi - sống lại. Em biết không. Có mái tóc sũng nước - có khuôn mặt sũng nước - có áo quần sũng nước. Ta ôm lấy khối nước. Ta thở bằng hơi mưa - ta cười bằng lượng nước tinh khiết tự trời cao đổ xuống. Hoàng Hà của Lý Bạch ở đâu? Ta không cần biết. Con sông của Herman Hesses ở đâu? Ta không cần biết. Có kẻ sống lại - có kẻ sống lại trong ta - đêm nay. Có kẻ làm ta sống lại. Ta hân hoan trong niềm khoái lạc đã tắt. Ta rùng mình. Ta nghe ướt một nơi nào đó trên thân thể ta. Ta rùng mình. Ta rùng mình. Ta ra khỏi giấc mơ. Ta bay vào giữa những hạt mưa. Những hạt mưa. Ta nhớ ra một phút trước. Ta mới ân ái với một bóng hình không thực. Ta ân ái với quá khứ. Ôi, yêu dấu - có kẻ nào không còn một chọn lựa nào khác hơn là ân ái với quá khứ? Quá khứ. Quá khứ. Quá khứ. Mưa. Mưa. Mưa. Có một đôi mắt nhìn ta - đôi mắt của mười năm cũ. Đôi mắt mưa - Đôi mắt suốt trong - đôi mắt thơ dại, đôi mắt một đời, một kiếp - ta riêng. Em. Yêu dấu - có kẻ cúi xuống nhìn ta nằm co quắp. Có kẻ vuốt ve ta, như mẹ già ta đã từng vuốt ve ta. Em. Yêu dấu -có một bàn tay kéo tấm chăn dưới chân đắp lên ngang ngực ta. Có kẻ cúi xuống thì thầm với ta. Mưa. Mưa. Bố. Mưa. Kìa. Bố. Mưa. Và ta ôm lấy khuôn mặt đó - thân thể quen thuộc đó -mùi hương quen thuộc đó. Mưa. Với mưa - yêu dấu. Ta đã ân ái với kẻ đó - với bóng hình, với quá khứ của ta. Ta ân ái, ta yêu đương cuồng nhiệt - ta rên siết với một bóng hình không thậ­t. Một bóng ma. Bóng ma. Ma. Con ma quá khứ - con quỷ ban trưa (hiện thân của mơ ước đêm tối) - trong giấc ngủ chậ­p chờn - giữa những khe hở của tỉnh, thức.

  • Giải Mã Truyện Tây Du

    Giải Mã Truyện Tây Du
    Huệ Khải
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 10 VIEWS 5437

    Văn dĩ tải Đạo. Truyện Tây Du mượn chuyện thỉnh kinh, đấu phép, bắt yêu để chở chuyên đạo lý giải thoát của Thánh Hiền, Tiên Phậ­t. Nói ngay như vậ­y là để lậ­p tức xác định rằng siêu vượt lên cốt truyện đầy những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, truyện Tây Du vốn hàm chứa nhiều ý nghĩa thâm thúy về đạo pháp.
    Với một căn bản về Phậ­t học và Lão học, nhất là Thiền học, khi đã gẫm suy, xét kỹ truyện Tây Du, người đọc sẽ có dịp khám phá ra mậ­t ngữ hình nhi thượng (esoteric) được che giấu tài tình, nằm ẩn khuất khéo léo sau những chương hồi gay cấn, tưởng chừng như chỉ nhằm thỏa mãn thị hiếu giải trí­ của đại chúng mà thôi.
    Thậ­t vậ­y, với người đọc truyện Tây Du giữa hai hàng chữ, kỳ thư này sẽ dẫn dắt đi vào huyền nghĩa ẩn áo của đạo học phương Đông. Nói cách khác, Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân cần được một lần khơi mở, để thử­ khám phá.

TO TOP
SEARCH