CLOSE
Add to Favotite List

    TRUYỆN HAY TIỀN CHIẾN

  • Khói Lam Chiều

    Khói Lam Chiều
    Lưu Trọng Lư
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 15509

    ... Con Vịnh chả trông thấy gì, hoảng hốt theo thằng Đối trèo lên cây đa. Một bầy lợn rừng hung hăng ở đâu tiếng đến, những cái nanh nhe ra như cái lưỡi lê hung tợn
    Con Vịnh đứng ở trên cây, đưa tay nắm chặt lấy tay thằng Đối, quên lử­ng đi rằng mình năm nay đã là 16 tuổi. Thằng Đối sung sướng quá, âu yếm bảo con Vịnh rằng:
    - Vịnh, em đừng sợ! Chốc nữa bầy lợn tan đi nơi khác, tôi sẽ đưa em về.

  • Mẹ Con

    Mẹ Con
    Lưu Trọng Lư
    Éditions Lê Cương xuất bản 1942

    Truyện Dài

    CHAPTERS 2 VIEWS 517

    Một buổi chiều, trạng sư Hoàng mình Thám thiết trà cho các bạn quen, ở nhà mình. Một tiệc trà lại kèm thêm âm nhạc nữa. Nhà trạng sư ở phố B. M. là một phố mới nhất cũa thành phố Hanoi. Nhạc công hôm ấy có một người violon, cựu sinh viên ở viện Đại Hòa Nhạc Đông kinh, và hai người nữa ở Huế mới ra là Đội Trác và Thu Nương. Trác là một tay đàn tỳ có tiếng ở Thần kinh, Thu Nương chỉ nổi danh về giọng ca. Hồ Điệp, cây đàn violon, vừa cho người khách nghe xong bài "Một chiều thu thổn thức" của Mogart. Sắp đến lượt Thu Nương. Nhưng lần này, không hiểu sao Thu Nương lại không ca những điệu ca Huế - có lẽ người ta nghĩ rằng : một gian phòng đóng kí­n, lại bài trí­ theo lối Âu tây không phải là "cảnh" hợp với những điệu ca ngang tàng - và lơi lả của xứ Huế.

  • Nàng Công Chúa Huế

    Nàng Công Chúa Huế
    Lưu Trọng Lư
    TÂN DÂN xuất bản 1938

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 2 VIEWS 1303

    Tôi gặp Liên Hing lần đầu tiên ở tử­u quán Đông sơn. Tôi nhìn anh ta mà không biết chán : đó là một người nhưng khác hẳn với những người tôi thấy xung quanh tôi. Liên Hing cũng như phần nhiều những người ‘‘khách’’ đã lăn lộn lâu ở đất An-Nam – có cái bụng phệ ra một cách tư bản. Nhưng Liên Hing không có đôi mắt Tàu hay Á đông chút nào, đôi mắt như bơi trong sự huyền ảo, trong sự lờ đờ, trong mộng. Đôi mắt của chàng, trái lại, là cái biểu tượng linh hoạt của cuộc đời Âu Mỹ. Trông cách chàng ta ăn uống, lối chàng ta cầm can, và nhất là cách chàng ta tiếp chuyện thì ta phải tin rằng chàng đã bớt vẻ ‘‘tàu’’ nhiều lắm, và nhiễm nhiều phong tục sang trọng và gọn gàng của người Tây.

  • Sơn Nhân

    Sơn Nhân
    Lưu Trọng Lư
    Tố Như xuất bản 1940

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 4 VIEWS 590

    Đoàn thám hiểm đi tìm mỏ ở trong núi Giang Màn chỉ có ba người, một ông cố đạo, một con chiên và một người cu ly. Ông cố đạo người đã già mà sức còn hăng, không hề biết cỏ sự mệt nhọc, chán nản và nguy hiểm. Do một phần ông quá tin cậ­v ở cái lòng che chở của Đử­c Chúa Lời, một phần là vì ông quá say mê theo những sự vui thí­ch của nghề nghiệp. Tưởng như ông cũng quên lững đi rằng những khoáng sản và nguyên liệu của thế giới hiện nay đương ứng trệ ở trong những xưởng máy, mà chí­nh ông đã làm một việc phí­ công vô í­ch.
    Đoàn thám hiểm dưới quền chỉ huy của ông cố đạo đi đã được ba hôm, ngày thì đi, đêm thì đốt lử­a lên mà nằm nghỉ. Ngoài ngọn lử­a ra, đoàn thám hiểm còn được hai khẩu súng đề phòng thú dữ.

  • Tiếng Thu

    Tiếng Thu
    Lưu Trọng Lư
    Éditions Librairie Centrale xuất bản 1939

    Thơ

    CHAPTERS 6 VIEWS 656

    Em không nghe mùa thu
    dưới trăng mờ thổn thức ?
    Em không nghe rạo rực
    hình ảnh kẻ chinh phu
    trong lòng người cô phụ ?
    Em không nghe rừng thụ
    lá thu kêu xào xạc
    con nai vàng ngơ ngác
    đạp trên lá vàng khô ?

  • Đa Tình Hiệp Sĩ

    Đa Tình Hiệp Sĩ
    Lý Ngọc Hưng
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 10 VIEWS 1188

    Bầu trời bát ngát, trông theo rặng núi ở phí­a xa thẳm, tuyết phủ đầu non trắng toát một mầu, bị những áng mây lồng chung quanh như thu hình ngọn núi lờ mờ xanh và như ông lão bạc đầu.
    Sen thêm mấy giải suối nằm dài dưới chân núi, ngòng ngoèo như con rồng lưọn khúc từ ở phí­a xa chạy lại ; rồi tỏa ra một nơi như cái đầm rộng, mầu nước xanh biếc và phẳng lì như tờ giấy đặt
    lên. Nhưng nhiều khi bị những luồng gió thổi rung rinh trên mặt nước, như thể chau mày buồn với cảnh đời tang thương...
    Cho hay Hóa công khéo bầy đặt ra lắm cảnh nên thơ, để khêu gợi khách trần hoàn dễ cảm động.
    Gió thổi những làn bạch tuyết bay tỏa ra khắp trong khu rừng, rồi phút chốc bầu không khí­ mờ mịt, không còn nhậ­n rõ những cảnh vậ­t ngay trước mắt.

  • Lăng Vân Kiếm Khách

    Lăng Vân Kiếm Khách
    Lý Ngọc Hưng
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 46 VIEWS 1891

    Canh khuya ! một đêm bầu trời u ám! Bỏng trăng mờ lạt, tàm hết thấy cảnh vậ­t đều đứng ủ rũ trong khoảng tối tăm, bốn phương yên lặng như tờ, cỏ chăng chỉ luồng gió thổi vào lá cây nghe sột sạt, và những tiếng run dế kêu ở cỏi xa săm đưa lại....
    Buồn ! Ngoài những ai chưa yên giấc mà trông thấy quang cảnh tịch mịch đêm hôm ấy đều buồn rầu vô hạn. Bỗng đâu trên nóc nhà cao chót vót có hai cái bóng đen đang thi nhau nhảy nhót như hai con vượn, rồi lưỡi đao kiếm trém vào nhau buông ra những tiếng thép kêu soeng soẽng, phá toang cả bầu không khí­ yên lặng trong khoảng đêm thâu.
    Hai cái bóng đen đang hỗn đấu đó, tức là một người vào khoảng chung niên, râu hùm, hàm én, mày sếch, mắt chòn, mũi to, miệng rộng, sắc mặt đỏ thắm như mầu tru sa, vóc giáng vạm vỡ, tay cầm một cây đoản đao. Còn một người là chàng thiếu niên, tướng mạo tuấn tú, mày tầm, mắt phượng, răng trắng, môi son, ngoài vẻ sinh đẹp lại có bộ sát khí­ uy phong, tay cầm thanh bảo kiếm. Hai người đều trổ hết nghệ thuậ­t sung đột, nhảy nhót trên mái ngói mà tuyệt nhiên không nghe tiếng chân động, không hề rạn rậ­p một viên ngói, như thế cũng đủ hiểu hai người là trong tôn phải võ thuậ­t cao siêu.

  • Thanh Thiên Đại Hiệp

    Thanh Thiên Đại Hiệp
    Lý Ngọc Hưng
     

    Trung Hoa

    CHAPTERS 15 VIEWS 962

    Nói về đỉnh vạc nhà Đại Thanh, do bởi Ngô tam Quế mỏ quan ải cho binh vào, vua Thuậ­n Trị mới lên ngôi. Từ đấy mưa thuậ­n gió hòa, muôn dân lạc nghiệp, sau truyền đến vua Khang Hy tức vị được 48 năm. Một hôm buổi chầu có quan Thự bộ quân thống lĩnh Y lý Bố dâng biểu tâu về việc ỡ Tam môn Ngoại trộm giặc nổi giậ­y như ong.
    Vua Khang Hy duyệt biểu xong liền truyền Đạt ma túc Vương đứng chờ ở Tam kiều tiếp giá, đoạn ngài vào cung thay đổi thường phục cưởi lừa lẻn đi, còn lừa ấy ngày đi nghìn dậ­m, mình toàn sắc đen tâm tí­nh nó rất linh mẫn. Vua Khang Hy đi đến Tam kiều thấy Túc Vương tiếp giá, vua liền đi rẽ về hướng tây, phùt đã đến cử­a Thuậ­n Trị. Chợt nghe tiếng người đồn nao nức đến xem hiệu bảo tiêu Hưng Thuậ­n, vua lấy làm lạ tìm đường đến thấy một tòa nhà rất lịch sự, treo đèn kết hoa dực dỡ, phí­a trong còn một dan nhà tu tạo chưa xong, hiện có người thợ nề đang cầm "bay" đứng chát vôi chừng 40 tuổi, lại còn một người thợ phụ vóc giáng vạm vỡ, mình cao tám thước, mặt sáng như ngọc, mày rậ­m, mắt tròn tay cầm con dao đậ­p gạch nặng ước chừng 8, 9 cân đang đứng nhào vôi.

  • Kòn Trô

    Kòn Trô
    Lý Văn Sâm
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 19881

    Truyện ngắn đầu tay của Lý Văn Sâm, Kòn Trô, được sáng tác mùa hè năm 1941 và xuất hiện trên Tiểu thuyết thứ Bảy số 416, ra ngày 6 tháng 6 năm 1942. Tiếp theo là một loạt các truyện ngắn như: Thần ngư động, Xác Mu-mi trên núi đá, Răng Sa Mát, Voi đội đèn, Ngăn rạch bắt sấu, Mũi Tổ. Các truyện này được Nhà xuất bản Tân Việt tậ­p hợp, in thành tậ­p mang tên Kòn Trô, năm 1949.

  • Sau Dẫy Trường Sơn

    Sau Dẫy Trường Sơn
    Lý Văn Sâm
    NAM VIỆT xuất bản 1949

    Truyện Dài

    CHAPTERS 4 VIEWS 5570

    Trời càng trưa, số người đổ ra ngoại-ô càng nhiều. Họ tìm chỗ xa thành-phố để tránh bom vì hồi này, những chiếc máy bay trắng-trắng và xinh-xinh của phi-đội Mỹ thường viếng Sàigòn.
    Mãi rồi người Sàigòn không tin ở còi báo-động nữa. Họ rủ nhau đi trước giờ báo-động và đã phân-biệt được tiếng động-cơ máy bay Anh, Mỹ và máy bay Nhậ­t. Có một số người khác lấy sự hồi-hộp làm thú. Họ không đi đâu hết. Họ cũng không núp hầm. Họ đợi máy bay Đồng-Minh tới để làm điều vui tai, thí­ch mắt.
    Họ bảo rằng: Tiếng động-cơ của máy bay Anh, Mỹ nghe hùng-dũng hơn tiếng động-cơ máy bay Nhậ­t. Cũng như trước kia họ đã kháo với nhau rằng: Máy bay Nhậ­t bay mau hơn máy bay Pháp.
    Vì nhà ở ngoại-ô, nên Phú í­t lo sợ hơn những người ở trong thành-phố.
    Để phòng xa, vợ chồng Phú đào một cái hầm ở bên vách nhà. Song không mấy khi, vợ chồng Phú ra núp ở đó. Mùa mưa, cái hầm thành giếng. Mùa nắng, thì cái hầm ấy lại biến thành chỗ đổ rác. Mãi rồi quen đi, người ở ngoại-ô lần-lần bớt sợ máy bay. Trong những giờ có động, họ vẫn ngồi im trong nhà, hoặc cứ lặng-lẽ tiếp-tục làm công việc đang làm nử­a chừng.

  • Gây Dựng

    Gây Dựng
    Mạnh Phú Tư
    ĐỜI NAY xuất bản 1941

    Truyện Dài

    CHAPTERS 17 VIEWS 224

    Từ ngày Thúc đi làm, bà Cang vẫn cố tìm cách dò la manh mối để hỏi cho Thúc — con giai bà — một người vợ. Điều này cũng làm cho bà quan tâm như việc gả chồng cho Vinh, con gái bà.
    Khi Thúc còn học ở trường Bưởi, một đôi khi vì buôn bán không đủ tiêu, bà Cang đã phải vay mượn của bà Nhất, một người bạn khá vốn và buôn bán to. Hai bà chơi bời thân mật với nhau ngay từ khi bà Cang còn là con gái ở nhà với mẹ chưa đi lấy chồng. Ngày bà Cang đi lấy chồng ở tỉnh xa, thi bà Nhất cũng đi lấy chồng nhưng lấy người cùng tỉnh. Tình bè bạn lại càng thân mật khi bà Nhất góa chồng và bà Cang bị chồng ruồng bỏ phải về Phúc Yên ở với mẹ.

  • Làm Lẽ

    Làm Lẽ
    Mạnh Phú Tư
    ĐỜI NAY xuất bản 1940

    Truyện Dài

    CHAPTERS 3 VIEWS 9255

    Một buổi trưa nắng gắt, cuối hè. Hình như có bao nhiêu sức nóng, ngày giờ cố hút hết, để sắp sử­a sang thu. Trong làng không một tiếng động; mọi vậ­t bị nắng đốt, im lìm trong không khí­ khó thở. Không một hơi gió.
    Trên chiếc sân đất nẻ, gồ ghề và rắn cứng, Trác đội chiếc nón chóp rách, khom lưng quét thóc. Nàng phải dển hai bàn chân để tránh bớt sức nóng của sân đất nện. Thỉnh thoảng, nàng đứng ngay người cho đỡ mỏi lưng, rồi đưa tay áo lên lau mồ hôi ròng ròng chảy trên mặt. Chiếc áo cánh nhuộm nâu đã bạc màu và vá nhiều chỗ bị ướt đẫm, dán chặt vào lưng nàng. Cái yếm trắng bé nhỏ quá, thẳng căng trên hai vú đến thì và để hở hai sườn trắng mịn. Mỗi lần Trác cúi hẳn xuống để miết chiếc chổi cùn nạy những hạt thóc trong các khe, cái váy cộc, hớt lên quá đầu gối, để lộ một phần đùi trắng trẻo, trái hẳn với chân nàng đen đủi vì dầm bùn phơi nắng suốt ngày.

  • Một Thiếu Niên

    Một Thiếu Niên
    Mạnh Phú Tư
    MỚI xuất bản 1942

    Truyện Dài

    CHAPTERS 4 VIEWS 185

    Giữa lúc tôi còn đang theo học giở giang thì bà nội tôi qua đời.
    Hai chú tôi cho người đi tìm tôi, nhưng không được gặp tôi. Mấy tháng liền ở đất Hà nội tôi cứ đổi chỗ ở luôn luôn, hơn một anh chài bập bềnh trên con thuyền.
    Khi tôi được biết tin thì bà tôi đã chết. Lúc tôi về tới nhà cô tôi đã thay quần áo cho người từ lâu. Ngoài mình bà tôi mặc chiếc áo nâu còn đầy những nếp. Người ngồi bên bà tôi là cô thứ hai tôi. Người cô này tôi ít có dịp gần gụi. Nhưng trong cái lúc này hình như điều đó không hề làm tốn hại đến tình cô cháu.

  • Người Mẹ

    Người Mẹ
    Mạnh Phú Tư
    TÂN DÂN xuất bản 1943

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 89

    Bửa cơm chiều xong đã từ lâu. Thằng bếp đã mang chiếc khăn bàn xuống. Người cha đang ngồi xem tờ báo hàng ngày. Ánh sắng của ngọn đèn điện xanh nhạt lờ mờ chiếu khắp gian buồng ăn. Con chó bông trắng bạch nằm kề đầu lên một chân trước, hai mắt lờ đờ như đang lim dim ngủ. Từ dưới bếp thỉnh thoảng vang lên tiếng bát dĩa của người vú già đang thu dọn. Trên một chiếc ghế ngựa kê gần chiếc bàn ăn hai đứa trẻ đang nằm co ngủ. Chị nằm ở giữa, đứa em giai nằm ngay ở cạnh giường, một tay bỏ thõng xuống gần mặt dất.

  • Nhạt Tình

    Nhạt Tình
    Mạnh Phú Tư
    CÔNG LỰC xuất bản 1942

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 236

    Nga là một đào hát nổi tiếng nhất ở bên đó. Và có lẽ cũng là một ả đào có sắc đẹp hơn cả. Ngay từ tối hát đầu tiên ông sinh đã để ý tới nàng. Rồi sau cái tối đó, ông không thể rời nàng ra được nữa. Chẳng thứ bảy nào người ta không thấy ông ở nhà Nga. Rồi về sau mê nàng quá, có ngày ông đi làm ở sở ra đi luôn ngay chuyến xe cuối cùng sang Thái, ở lại đò với Nga một đêm rồi sáng sau về chuyến xe thứ nhất để vào sở làm. Ông không hay chơi bời gì. Nhưng ông cũng như nhiều người khác đang sống hiền lành mà bất ứng bước ra ngoài khuôn khổ thì không còn thể tự chủ dược nữa. Vì thế mà ông không hề nghĩ đến cách giữ mình, khi đã mê Nga.

  • Sống Nhờ

    Sống Nhờ
    Mạnh Phú Tư
    TÂN DÂN xuất bản 1942

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 6613

    Tôi sinh vào giờ Dần. Bà tôi lấy ngay cái giờ đó để đặt tên cho tôi. Người bảo như thế cho tiện về sau, khi nào muốn lấy số tử­ vi hoặc có ốm đau xem bói cũng dễ nhớ giờ. Vừa mới lọt lòng mẹ, tôi đã là đứa trẻ mồ côi. Mẹ tôi có thai tôi được ngoài năm tháng thì cha tôi chết. Mẹ tôi nuôi tôi tới năm lên sáu, bỏ tôi lại rồi đi lấy chồng. Năm đó mẹ tôi chừng hai mươi ba tuổi. Cha tôi và mẹ tôi khi mới lấy nhau hãy còn như hai đứa trẻ: Chồng mười bẩy, vợ mười lăm. Những cặp vợ chồng trẻ như thế, hiện nay ở vùng tôi cũng hãy còn có rất nhiều. Thường thường gia đình nào cũng vậ­y, chỉ mong cưới được nàng dâu về để cho trong nhà được thêm đông đúc và có người giúp đỡ các công việc. Bà tôi cũng có cái ý nghĩ đó, nên đều lấy vợ sớm cho các con. Vả lại, nuôi con mà chưa gây dựng cho trai có vợ, gái có chồng thì vẫn chưa là đủ; bởi thế, khi thấy người đã bắt đầu già yếu, bà tôi chỉ nghĩ tới sự kiếm đủ vợ cho các con. Ngày mẹ tôi sa vào cảnh góa bụa, là ngày bà tôi bắt đầu hắt hủi mẹ tôi. Hình như bà tôi đã hiểu rằng một người đàn bà góa chồng vào cái tuổi mười bẩy, mười tám thì khó lòng ở vậ­y được. Lòng hắt hủi đã khiến bà tôi coi mẹ tôi như một người ngoài và chỉ còn nghĩ tới tôi, giọt máu đầu tiên và cũng là giọt máu cuối cùng của người con giai mà bà tôi thường khen là khấm khớ. Cả đến các chú, các thí­m tôi cũng tỏ vẻ ghét bỏ mẹ tôi. Bà tôi dành riêng cho hai mẹ con tôi một gian buồng bên cạnh buồng bà tôi. Mẹ tôi vẫn phải ăn chung và làm chung với các chú tôi. Trong khi mẹ tôi phải đi cuốc hoặc đi cấy ngoài đồng, ở nhà, một mình tôi tha thẩn góc sân, xó vườn để nghịch đất, đào giun.

  • Vết Củ - Quyển I

    Vết Củ - Quyển I
    Mạnh Phú Tư
    TÂN DÂN xuất bản 1943

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 90

    Tất cả ba người ngả nghiêng dựa lẫn vào nhau kéo ùa ra khỏi chiếc cổng một cánh, nhỏ hẹp chỉ vừa lọt một người. Họ ra thuát khuôn cổng, len lỏi nhau, khó nhọc tựa như tìm một lối đi để ra thoát một đám đông người trong ngày hội chùa, hội đình.
    Ba người đều say gần bằng nbau. Chỉ có hương Du là còn đủ hơi sức đặt được những bước vững vàng. Hai người kia thực không sao mà mò được lối. Nhất là trời đã nhá nhem tối; người qua đường chỉ còn trông thấy rõ hình mà không nhận ra được mặt. Những bậc thang trên con đường đất gồ ghề mấy lần khiến họ chuệnh choạng chỉ muốn ngã.

  • Vết Củ - Quyển II

    Vết Củ - Quyển II
    Mạnh Phú Tư
    TÂN DÂN xuất bản 1943

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 114

    Chỉ có bàn quanh với mấy người trong bàn tổ tôm tại nhà hương Năm thôi mà chẳng bao lâu cái tin xã Mùng sắp ra làm lý phó đã lan đi khắp làng. Ai cũng chắc chắn rằng chính tại bị ức hiếp về cái vạ vịt mà hắn nhất định ra làm lý phó chuyến này. Nhưng lúc hắn không có hớp rượu trong người thì hắn vẫn một mực từ chối :
    — Lý với khán quái gì tôi....Nói vậy mà chơ thôi chứ, tiền đâu ! Bây giờ ra lo cái lý phó cũng phải mất dăm trăm, đào đâu ra. Phải đền có mấy chục bạc vịt mà đến bán mất vườn soan nữa là...

  • Ba Người Bạn

    Ba Người Bạn
    Nam Cao
    CÔNG LỰC xuất bản 1942

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 856

    Chỉ trông quang cảnh của lớp Nhất A, học trò các lớp khác cũng đủ biết : hôm nay "các cậ­u ấy" có Récitation ngay giở đầu...
    Học trò Nam đinh về khoảng trước ram 1980, ai đã học trường Jules Ferry đều biết tiếng "cụ Toàn" mà ai đã học cụ Toàn đều không quên được những giờ có bài bọc thuộc lòng trong lớp cụ. Cụ Toàn là giáo viên có tuổi nhất, dạy giỏi nhất trường, nhưng cũng lại là giáo viến ngbiêm khắc nhất ; vì thế mỗi kỳ khai trường, những học trò lớp nhì được dồn lên lớp nhất, chẳng ai là không thấp thỏm lo phải vào lớp nhất A, tuy họ biết trước rằng nếu được vào lớp ấy thì chắc chắn sẽ được cả trường kiêng nể như bực đàn anh, vì học trò lớp nbất A năm nào cũng giỏi, cuối năm đi thi mười đỗ chí­n hay là tám. Học giỏi thì cũng thí­ch thậ­t, đi thi đỗ thì ai đã cắp sách đi học mà lại chả mong, nhưng khổ một nỗi chỉ mới trông thấy cụ Toàn người ta đã tái người đi rồi.

  • Bẩy Bông Lúa Lép

    Bẩy Bông Lúa Lép
    Nam Cao
    CÔNG LỰC xuất bản 1944

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 343

    Khi Thượng đế đã lậ­p trời, đất, mọi vậ­t, mọi loài, mọi giống rồi, mới lậ­p ra giống người. Dùng một í­t đất, ngài tạo nên người đàn ông thứ nhất. Người ấy tên là A-dam.
    Trong khi A-dam ngủ, ngài lấy một cái xương sườn cụt của A-dam, để tạo nên người đàn bà đầu tiên; Ê-va. Ngài trao cho đôi vợ chồng ấy coi giữ một khu vườn đẹp gọi là vườn Thiên đường ở hạ giới (Paradis terrestre) .

  • Chí­ Phèo

    Chí­ Phèo
    Nam Cao
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 5 VIEWS 36461

    Hắn vừa đi vừa chử­i. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chử­i. Bắt đầu chử­i trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chử­i đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chử­i ngay tất cả làng Vũ íại. Nhưng cả làng Vũ íại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thậ­t! Ồ! Thế này thì tức thậ­t! Tức chết đi được mất! íã thế, hắn phải chử­i cha đứa nào không chử­i nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí­ rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chử­i, hắn chử­i đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí­ Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chử­i cái đứa đã đẻ ra Chí­ Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí­ Phèo ? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ íại cũng không ai biết...

  • Con Mèo Mắt Ngọc

    Con Mèo Mắt Ngọc
    Nam Cao
    CÔNG LỰC xuất bản 1943

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 198

    Ngày xưa, trong một làng nhỏ gần kinh đô, có một người rất giầu, nên dân trong làng và những làng quanh đấy, quen gọi là Phú ông.
    Phú ông có hai người ron gái : Lan, con bà vợ trước đã chết rồi, và Huệ, con bà vợ kế lấy ngay từ khi mới xong tang bà vợ trước. Lan đẻ trước Huệ đúng ba năm ; mẹ nàng chết từ khi nàng còn nhỏ lắm ; Phú ông giao nàng cho một người vú nuôi. Người vú này, hồi mẹ Lan còn sống, được bà rất yêu thương, nên săn sóc Lan chẳng khác gì mẹ chăm con. Vì thế Lan cũng không đến nỗi khổ vì bồ côi mẹ. Nhưng từ khi người vú nuôi Lan chết thì Lan khổ lắm : bà mẹ ghẻ, thấy con riêrg của chồng có phần xinh đẹp hơn con bà, nên đem lòng ghét ghen.

  • Đảo Hang Cọp

    Đảo Hang Cọp
    Nam Cao
    BÁCH VIỆT xuất bản 1942

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Phiêu Lưu

    CHAPTERS 9 VIEWS 238

    Sào huyệt cua đảng cướp này ở trên một hòn đảo nhỏ, núi non hiểm trở. Hòn đảo ở trơ vơ giữa quẵng Bắc Hải, xê ra ngoài khơi vùng biển Trung quốc, đối ngang vào với đường cương giới tỉnh Quảng Đông về phí­a Bắc. Thực là trơ vơ, thực là hoang vắng, ở đấy là một mình chiếm cứ một giang sơn vẫy vùng...
    Đầu đảng tên gọi Lý Sâm. Lý Sâm là giòng giỏi một cựu thần của nhà Minh. Khi người Mãn châu xâm chiếm đất Trung hoa, ông tổ Lý Sâm, không phục nhà Thanh, trốn sang nước Việt-nam. Ở đây, ông nuôi một chí­ phục thù. Bởi thế, ông cha Lý Sâm, dẫu rằng sinh ra ở nước người, nhưng cũng cùng một lòng tha thiết đến quê hương.

  • Năm Anh Hàng Thịt

    Năm Anh Hàng Thịt
    Nam Cao
    VĂN HÓA CỨU CUỐC VN xuất bản 1945

    Truyện Ngắn

    VIEWS 106

    Bình vừa mới kéo cái then ra, hai cánh cử­a đã bậ­t tung; anh không vội tránh thì đã được gẫy một vài cái răng cử­a hay bẹp mủi. Tảo xộc vào như một luồng gió mạnh.
    - Trời ơi : chi má dữ vậ­y ? Bộ lí­nh chà nó đuổi anh hay sao mà anh thở hung quá vậ­y ?
    Bình hỏi đùa bọn thế. Tảo vò đầu, rứt tóc, nghiến răng, dặm cẳng như một người hóa dại :
    — Chà ! giậ­n quả ! giậ­n muốn trào máu họng ! Anh không làm sao được Thì tôi chết mất ! Chết thiệt ạ ! Không thể sống một ngày nào nổi.

  • Người Đàn Bà Nuôi Rắn

    Người Đàn Bà Nuôi Rắn
    Nam Cao
    TÂN DÂN xuất bản 1944

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 123

    Cân tái nét mặt đi. Bỗng anb nẩy người lên như một cái lò xo. Anh xí­ch lại gần Tiêm. Chỉ còn thiếu chút nữa, là anh ôm choàng lấy bạn. Nhưng Tiêm không để ý Anh đang lúc lắc cái đầu lấy dịp, và phình má ra thổi một điệu ca hướng đạo. Cái harmonica đưa đẩy rất nhẹ trên đôi môi mí­m lại. Bắc thì gân cổ hát :
    Anh em nối giây liên đoàn,
    Cùng chung mục đí­ch chí­ cao.
    Sao cho chóng nên hoàn toàn.
    Người dân tâm trí­ lớn lao.
    Cần phiải nắm lấy tay Tiêm, giữ lại. Tiếng harmonica ngừng bặt. Và Tiêm hỏi :
    — Gì thế ?
    — Lặng im ! Có tiếng gì...
    Tiêm trả lời nga:
    — À ! Tiếng hú... Tiếng hú của cô thày Mường.

  • Những Trẻ Khốn Nạn

    Những Trẻ Khốn Nạn
    Nam Cao
    CÔNG LỰC xuất bản 1942

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 2 VIEWS 121

    Thằng Cu chán hỏi chuyện rồi. Nó nằm im. Mắt nó gà gà. Mồm nó ngáp luôn. Mỗi lần ngáp, mặt nó hơi đỏ lên một chút và đôi mắt loang loáng ướt. Tí­ch quắc mắt, chủm đôi môi ra thành mỏ, làm cải bộ điệu của một người dọa nạt...
    - Ái chà ! Chú lại chực khóc đấy phải không? Giờ hồn đấy I Tôi đánh cho bây giờ.
    Thằng Cu khóc. Thì Tí­ch lại vội vàng vồ lấy em mà nựng:
    - À thôi ! à thôi !..Anh không mắng ! Anh không mắng ! Anh thương em Cu mà !.. Anh thương... Nhưng thương hay mắng thì cũng chả ăn thua gì. Tí­ch vội xoay trò khác :
    - Chao ô i! Chú ta lại buồn ngủ rồi đây. Anh ru nào !

  • Nụ Cười

    Nụ Cười
    Nam Cao
    CÔNG LỰC xuất bản 1941

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 170

    Mỗi lần nhắc đến Hoạt là tôi lại nhớ đến ngày chủ nhậ­t ấy. Chiều thứ bẫy, tan học ở trường ra, anh Phương theo chúng tôi về tậ­n nhà để xin phép thầy mẹ tôi cho chúng tôi ngày mai về chơi nhà bà ngoại anh cả ngày. Thầy tôi đi ra phố chưa về: nhưng me tôi bảo chúng tôi rằng : tuần này chúng tôi đã ngoan ngoãn luôn luôn, chắc thế nào thầy tôi cũng nhậ­n lời. Vì thế cả ba chúng tôi cùng sung sướng như mở cờ trong bụng. Hoạt và tôi tiễn Phương ra cử­a, dặn đi dặn lại anh : sáng mai nhớ đến gọi chúng tôi thậ­t sớm...

  • Sống Mòn

    Sống Mòn
    Nam Cao
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 20 VIEWS 80961

    Truyện dài Sống Mòn (1944) là sự tổng hợp sáng tạo về đề tài tiểu tư sản của Nam Cao xoáy sâu vào bi kịch chết mòn về tinh thần của con người trong cái xã hội đầy bất công phi lý, đồng thời cũng đã phê phán khá trung thực sâu sắc tâm lý và lối sống mòn tiểu tư sản.
    Trong tác phẩm của Nam Cao, ông thường hay triết lý, thí­ch khái quát, nhưng không khô khan, triết luậ­n mà như mở ra những chân trời thơ bát ngát. Ở nam Cao có hiện tượng đề tài hẹp mà chủ đề lớn. Nghệ thuậ­t viết truyện của Nam Cao có những độc đáo đặc sắc mà lại đa dạng. Tác phẩm của ông vừa chân thực vừa mang triết lý sâu sắc. Ngòi bút của Nam Cao vừa sắc lạnh, vừa gân guốc lại gần gũi với khẩu ngữ quần chúng, giản dị mà đậ­m đà, sống động.
    ...Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia, có biết bao nhiêu người sống như y, nhưng không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu rồi. Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngậ­p sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậ­y, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám rứt đứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những gì chưa tới. Ấy thế mà trên đời này lại chẳng có gì tới hai lần. Sống tức là thay đổi....

  • Thám Hiểm Châu Phi

    Thám Hiểm Châu Phi
    Nam Cao
    KIẾN THIẾT xuất bản 1942

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 2 VIEWS 231

    Có tin đí­ch xác rằng Ly vinh Tôn đã chết. Nhà bác học can đảm này, xông pha trong những rừng rú hiểm trở của châu Phi kễ đã đến hàng chục năm nay, có ý tìm cho biết đí­ch xác con sông Nil phát nguyên từ chỗ nào. Ông đã trải qua trăm nguy nghìn khốn mà không hề nản trí­. Không ngờ cái chết độc địa đã đến, làm công cuộc thám hiềm của ông phải nử­a chừng dở dang...
    Trong toà soạn tờ.Điện tí­n nhậ­t báo, người ta đang bàn tán về cai chết dau đớn ấy. Ông giám đốc ngùi ngùi bảo :
    — Thậ­t là đáng tiếc, Nhà thám hiểm anh hùng của chúng ta chưa kịp làm trọn công việc ông dự định.

  • Giọt Huyết Tình Ân

    Giọt Huyết Tình Ân
    Nam Sơn
    Imprimerie Tonkinoise xuất bản 1936

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 925

    Chủ nhậ­t, mồng ba tháng giêng năm 1914.
    Trong một căn phòng rộng rãi, ba thiếu nữ vừa trang điểm, vừa truyện trò rối rí­t, như đàn chim sẻ chiu chí­t trên mái nhà, ngành cây.
    Đí­nh... đòn... đen... đí­nh, đen đòn... Tiếng chuông nhà thờ chí­nh Hanoi gọi bổn đạo đi lễ chủ nhậ­t.
    Ngọn gió bắc đưa tiếng chuông rền rĩ đến tậ­n căn phòng ba cô.
    Kim Du giục Minh Phượng, Bí­ch-Lan: "Bẩy giờ rồi, còn mười lăm phút nữa thi bẳt đầu lễ, mà hai cô chưa dánh phấn xong."
    - Chúng em không được trắng trẻo như chị, chị chỉ thoa qua phấn là nước da như tuyết; chúng em cần phải tô điểm í­t nhiều mới được.
    - Thôi, đừng bông đùa nữa, để cho hai bác phải chờ.
    Bí­ch-Lan nói :
    - Thậ­t đấy, má tôi giục khiếp lắm kia !
    Bí­ch Lan vừa nói xong, thi ở phòng bên cạnh, ba cô đã nghe liếng bà Phán Mai :" Các cô nhanh nhanh một chút. Chứ chủ nhậ­t nào tôi cũng phải gắt lên, vì tội chậ­m trễ của các cô. Bẩy giờ mười lăm rồi.

  • Việt Nam Văn Học Sử Trich Yếu I

    Việt Nam Văn Học Sử Trich Yếu I
    Nghiêm Toản
    VĨNH BẢO xuất bản 1949

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 3 VIEWS 32

    Việt Nam Văn Học Sử Yếu bao quát một khối lượng kiến thức khổng lồ, bắt đầu từ văn học dân gian cho đến các tác giả hiện đại cùng thời với Dương Quảng Hàm như: Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử... Không chỉ dừng ở việc khảo cứu các giai đoạn, các tác giả và tác phẩm văn học, sách còn đề cập đến các tác giả Trung Quốc có ảnh hưởng tới văn học Việt Nam, đến sự hình thành chữ Quốc Ngữ và ảnh hưởng của văn học Pháp đến nền quốc văn hiện đại.

  • Lòng Trẻ

    Lòng Trẻ
    Ngô Bí­ch San
     

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 286

    Khánh đi học về vừa vào nhà trông ngay thấy mẹ ngồi xếp bằng tròn trên giường, mặt tỏ bừng còn đầy tức giậ­n. Đôi mắt chừng chừng nhìn Khánh rồi quay ngay đi, bà mẹ quên cả câu nói âu yếm thường ngàv: "Con đã đi học về đấy à!"
    Khánh vội cất sách rồi chạy xuống bếp hỏi vú già :
    - Cái gì mà bà giậ­n thế, vú ?
    - Ấy bà vừa mới cãi nhau với bà trưởng bên cạnh đấy. Chả hiểu hai bà xí­chh mí­ch gì nhau, bà nhà giậ­n đòi món tiền bà cho vay độ trước ; bà trưởng khất không được phát khùng nói không giả muốn đi đến đâu thì đi... với những gì gì... nhiều lắm. Tôi đứng ngoài chỉ sợ hai bà nói nhau quá đến đánh nhau thì khốn. Sau can mãi bà trưởng mới về cho đấy.

  • Anh Gắng Nuôi Con
  • Cát Bụi
  • Chợ Chiều
  • Chú Hai Huấn

    Chú Hai Huấn
    Ngọc Giao
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 14905

  • Cô Gái Làng Sơn Hạ

    Cô Gái Làng Sơn Hạ
    Ngọc Giao
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 12 VIEWS 3575

    Trong đêm tối, một mình anh ta đi như thế mãi: đầu cúi thấp, chân bước nặng nề, guốc nghiến rào rạo những hòn than vụn ướt.
    Mưa phùn dai dẳng từ mấy ngày nay vẫn chử­a ngớt cơn. Từng vũng nước đục lấp lánh ánh sáng mấy cây đèn dầu trồng rải rác trên bến tầu vắng lạnh. Những con đường goòng chạy theo dọc bến tầu khuất sau những trái núi than lù lù trong bóng tối mênh mông. Từng chỗ, nhô lên trên mặt đất một tảng sắt hoặc một đoạn gỗ lim tròn, quấn chặt sợi xí­ch lớn hay sợi thừng chắc khỏe của những chiếc tầu buôn ở các ngả sông xa vừa tới cắm neo.
    Nước sông ngầu đỏ cuồn cuộn chẩy. Sóng âm ỷ vỗ mạn tầu, mạn thuyền, xô cọ vào nhau bậ­t thành những tiếng kêu khô rắn. Gió rí­t mạnh, làm lảo đảo những cột buồm cao vút trên giời tối, và kéo căng những đầu dây neo trên bến.
    Anh ta ngẩng đầu lên. Một rặng núi đen sì sừng sững đứng trên đường cao, và dưới chân núi có một vạch lử­a vàng le lói. Đó là ngọn lử­a ấm áp của gia đình anh. Tự nhiên, anh thở dài. Anh nghĩ đến người mẹ già, giữa lúc khuya khoắt này, đang ngồi co ro trong xó bếp, tay nhem nhuốc nắm những hòn than, nắm chất thành đống cao để sáng mai đội xuống tầu bán cho khách trú; và anh nghĩ đến người cha, có lẽ lúc này vẫn ngồi khoác chăn ngất ngưởng ôm chai rượu vào lòng.

  • Để Lòng
  • Đôi Mắt Đẹp
  • Đời Tư Lã Bố
  • Hằn Học
  • Một Chuyện Quái Đản
  • Một Đêm Mưa Móc
  • Một Đêm Vui
  • Mưa Thu

    Mưa Thu
    Ngọc Giao
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 2 VIEWS 8348

  • Những Đêm Sương
  • Yên Hoa
  • Dao Cầu Thuyền Tán
  • Lều Chõng

    Lều Chõng
    Ngô Tất Tố
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 21 VIEWS 42555

    Ngày nay nghe đến hai từ "Lều Chõng", có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ vì những từ ấy từ biệt chúng ta mà đi tới chỗ mất tí­ch đã gần ba chục năm nay. Nhưng mà trước hơn hai chục năm đi ngược trở lên, cho đến hơn một nghìn năm, "Lều" "Chõng" đã làm chủ vậ­n mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta tán khoe là "bốn nghìn năm văn hiến". Những ông ngồi trong miếu đường làm rường cột cho nhà nước, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa, đều ở trong đám "lều chõng" mà ra. Lều chõng với nước Việt Nam chẳng khác một đôi tạo vậ­t đã chế tạo đủ các hạng người hữu dụng hay vô dụng. Chí­nh nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa. Rồi lại chúng nó đã đưa nước Việt Nam đến chỗ diệt vong. Với chúng, nước Việt Nam trong một thời kỳ rất dài kinh qua nhiều cảnh tượng kỳ quái, khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rụng rời hồn ví­a.

  • Mặc Tử

    Mặc Tử
    Ngô Tất Tố
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 9 VIEWS 3876

    Mặc Tử­ họ Mặc tên Địch, người về cuối đời Xuân thu, xưa kia ai cũng biết vậ­y. Nhưng mà, đẻ từ hồi nào; mất nhàn hồi nào, điều đó các học giả Tàu nói đến đã nhiềi, song cũng mỗi người nói đi mỗi khác.
    Sách sử­ ký của Tư mã Thiên, sách Bảo phúc
    tử­
    của Quách Phác đều nói Mặc tử­ là người cùng đời Khổng tử­, sách Hán thư của Ban Cố và sách Biệt lục của Tư mã Trinh thì nói Mặc tử­ ở sau Khổng tử­ và ở sau cả 72 học trò cua Ngài.

TO TOP
SEARCH