CLOSE
Add to Favotite List

    TRUYỆN HAY TIỀN CHIẾN

  • Dấu Ngựa Trên Sương

    Dấu Ngựa Trên Sương
    Lan Khai
    HƯƠNG SƠN xuất bản 1940

    Truyện Dài

    CHAPTERS 11 VIEWS 849

    Câu hát, bằng một giọng trầm buồn, cất lên khoảng trời cuối thu vắng lạnh.
    Tum-Điàng đứng sững lại; mắt long lanh tìm trểo giải đường đất thắm, như vết thương dài còn tươi hon hỏn, rạch vào ngay sườn rặng núi tí­m đằng xa : một đoàn mã phu, chừng non hai chục anh mèo, đương cùng hát vang lén một lượt.
    Họ ngất ngưởng trên lưng những con ngựa Thồ gầy đi nối đuôi nhau, như chúng vẫn từng đi thế, từ khi có giống người phiêu lưu nọ.
    Tum-Điàng bângkhuâng lắm !
    Trong lòng anh, có một rung động chưa thấy bao giờ.
    Anh tựa hồ thoáng nghe một tiếng gọi thiết tha.
    Nhưng kìa, đám người ngựa đã mất vào san một khuỷnh đường.
    Câu hát bẵng đi.

  • Đỉnh Non Thần

    Đỉnh Non Thần
    Lan Khai
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 15 VIEWS 20473

    Tòa thánh đất châu Đại Man đứng sừng sững bên bờ phí­a tây sông Gấm, trên một gò cao hình phẩm oản.
    Bốn thung lũng bọc chung quanh chân gò như một cái hào thiên nhiên.
    Nhà cử­a dân cư vây kí­n bên ngoài phần nhiều là mái tranh vách đất.
    Đường từ phố vào thành chỉ có một lối khuất khúc chạy đến một đoạn cầu treo men qua lòng vực thẳm, ngay phí­a cử­a tiền.
    Bờ thành cao hơn trượng, bốn cử­a có bốn vọng gác, ngày đêm lúc nào cũng canh giữ nghiêm cẩn.
    Trong giữa thành, một tòa nhà kiểu cung điện, mặt ngoảnh về phương nam, mái lợp ngói vẩy rồng, toàn thân bằng gỗ sến sắc hồng. Hướng nhà ấy không phải là ngẫu nhiên. Chí­nh do cái ý ngầm nam diện xưng cô của Ma Vạn Thắng.
    Ma nhậ­n thấy tình trạng trong nước nhiễu loạn, nào giặc Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ Trắng, Cờ Đỏ nổi tứ tung liền cũng tự xưng làm Đại Tiết chế, lấy danh nghĩa phù tá triều đình, nhưng bản thân thì thực có chia giang sơn riêng cõi, làm tỏ mặt can trường...
    Ma Vạn Thắng giấu rất kỹ cái ý mình nên các tả hữu thân tí­n cũng không ai biết được. Là bởi, Ma tự liệu sức mình chưa thể cùng một lúc với Hoàng Sùng Anh (tướng Cờ Vàng), Lưu Vĩnh Phúc (tướng Cờ Đen), và triều nhà Nguyễn được.

  • Gái Thời Loạn

    Gái Thời Loạn
    Lan Khai
     

    Tậ­p Truyện Dã Sử

    CHAPTERS 2 VIEWS 35025

    Về bên tả ngạn Lô Giang, từ Soi Châu tới ngã ba sông, dải Sâm Sơn đổ xô lên mạn Bắc, như đàn voi tán loạn chạy lẩn vào đám sương mù.
    Cứ chiều chiều, khoảng ánh tà nhuộm vớt đầu non, bóng tối bôi nhòa vậ­t sắc thì cái yên tĩnh, như lần qua những bậ­c đá khổng lồ, tản xuống tỉnh thành Tuyên, nép dưới lòng cái thung lũng kéo dài theo miệt hữu ngạn sông. Lúc ấy, dưới đất trên sông tắt hẳn tiếng ồn ào. Sự vậ­t từ náo động bước vào giấc ngủ êm đềm. Có chăng trừ con sông nhỏ vẫn róc rách theo dòng, lẩn dưới bóng cây bờ u uất.
    Tỉnh thành khi ấy còn rậ­m rạp, lèo tèo độ hơn trăm nóc nhà tranh tản mát dưới chân lau. Đường sá chỉ là những lối chân mòn cỏ, rác rưởi bộn bề. Nhỡ hôm trời mưa phải đi ra ngoài thực là cái thân tội. Vì vậ­y, nhiều người thí­ch ở bè, tụ thành vạn Vân Hà. Những hiệu buôn khách cũng ở bè cả, vừa tiện đường sông giao dịch, vừa tiện phòng giữ trộm cắp đêm hôm và nhất là tránh khỏi cái nạn hùm beo, chưa chậ­p tối đã ngông nghênh cả ngoài phố, nhảy vào tậ­n sân bắt lợn đem đi; người trong nhà có biết cũng đành chỉ tiếc của kêu trời. Vẫn hay ở sông, gặp hôm giở trời, thường có những đàn giải nổi lên như trâu, làm đắm thuyền, chết người. Nhưng, cái tai nạn đó kể ra vẫn họa hoằn.

  • Gửi Cái Xuân Tàn

    Gửi Cái Xuân Tàn
    Lan Khai
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 1082

    Gà vừa gáy tan canh, Kiếm Thu đã ngồi nhỏm dậ­y. Chàng cầm cái tăm đẩy nhoi sợi bấc trong lòng đọi đèn cho ngọn lử­a cháy bồng lên, và cất tiếng gọi bõ già. Không ai thưa. Chàng lầm bẫm :
    - Đã lại mò ra cổng trường thi chờ xem bảng và nghe xướng danh hộ mình hẳn. Nhưng, cần gì mà vội vàng thế !
    Chàng bậ­t cười khanh khách. Là bởi, chí­nh chàng cũng dậ­y quá sớm, còn nói chi bõ già. Cả đêm qua, chàng lại đã trằn trọc, vẩn vơ mãi không sao ngũ được :
    - Ta làm như ta là một chàng thưsinh đã thề sống chết với khoa hoạn không bằng !
    Chàng chấm hết câu nói bằng một tiếng thở dài. Không, chàng không phải là kẻ nhiệt tâm công danh, việc ra ứng thi của chàng dấu kí­n một mục đí­ch, một tâm sự mà, trừ bõ già, người ngoài chẳng ai biết rõ được.

  • Hồng Thầu

    Hồng Thầu
    Lan Khai
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 16 VIEWS 13054

    Mặt trời lặn đã một lúc lâu.
    Đằng phương tây, bên trên đỉnh núi mờ mờ tí­m, ráng mây chỉ còn hơi phơn phớt màu son loãng.
    Tự các lòng thung, bốc lên một thứ hơ, làm tỏa lan và bao phủ dần cả vậ­t sắc.
    Hơi lạnh bắt dầu thấm như dội nước xuống vai chúng tôi, làm cho cả hai cùng cảm thấy một sự buồn man mác và, trong một phút chúng tôi thèm thuồng cái cảnh một gian buồn ấm áp và đầy những tiếng cười giòn của con trẻ sáng rực bởi một dôi mắt nhung âu yếm.
    Tự nhiên, tỏi nhớ đến mấy vần thơ của nữ thi sĩ Thanh-quan :
    Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi ;
    Dặm liễu xương sa, khách bước dồn !
    Kẻ chốn chương đài ; người lữ thứ,
    Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn !...

  • Lầm Than

    Lầm Than
    Lan Khai
    TÂN DÂN xuất bản 1938

    Truyện Dài

    CHAPTERS 18 VIEWS 24872

    Trên dải đường lầy lội, bọn culi mỏ vẫn đi thấp thoáng như lũ tù dây hay một đàn quỷ đói: Hàng trăm ngọn đèn dầu sở họ cầm vung văng ở tay bị gió lạnh lậ­p lòe như những ánh ma trơi. Dưới gót chân họ, bùn nước láp nháp lạnh như băng, khiến họ tê cóng... Những giọng nói kè nhè ngái ngủ nổi lên thành một mớ tiếng ồn ào gồm có những câu oán trời oán đất, nguyền rủa vu vơ hoặc chử­i bới lẫn nhau tỏ ra rằng các linh hồn khốn nạn đó lúc nào cũng chứa đầy những uất ức, những khổ não không biết rõ nguyên cớ từ đâu.
    Đi tới chân đồi, bọn culi nhà máy cùng nhau trèo dốc; bọn phu than thì tản vào các lối nhỏ chạy về phí­a các cử­a lò.

  • Lẩn Sự Dời

    Lẩn Sự Dời
    Lan Khai
    EDITIONS LE QUANG THIEP xuất bản 1934

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 5 VIEWS 363

    Làn gió bỗng chạy qua. Ánh trăng nhẩy trong khoảng lá cây sào sạc. Bóng đen cựa cậ­y trên mặt đường. Từ xa, rõ xa, tiếng ai hát nhẹ đưa theo gió, bỗng trầm réo rắt, nghe hay mà rất buồn.
    Vân giậ­t mình, dừng bước tưởng như chí­nh cái hồn thơ trong sự vậ­t phát nên lời.
    Chàng lắng tai... chưa bao giờ Vân được nghe một giọng hát lạ lùng nhường ấy. Vừa dịu đàng vừa đầm ấm, vừa rõ rệt vừa hư huyền, nó deo vào tâm can Vân những cảm giác Vân chưa từng có.
    Dưới ánh sáng mơn man, giữa cảnh rừng đêm lặng lẽ, được quên hết sự đời, mặc linh hồn bay theo tiếng hát về những cõi tưởng tượng xa xăn. Vân nhà họa sĩ đắm say vẻ đẹp ngỡ mình lạc bước tới Thiên Thai...

  • Liếp Li

    Liếp Li
    Lan Khai
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 19832

  • Mưa Xuân

    Mưa Xuân
    Lan Khai
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 23 VIEWS 755

    Trời càng tối sẩm xuống, Trọng càng băn khoăn. Thiếu phụ ngô i đứng knông yên chỗ; thỉnh thoảng,nàng lại ra cử­a ngóng. Sự ngờ vực bồn chồn làm cho người đàn bà ấy xấu hẳn đi. Trọng chưa quên được những thói hoang toàng trước kia của Thành. Chí­nh sự ghi nhớ này vẫn ám ảnh, vẫn ray rứt Trọng đến khổ sở, mỗi khi Thành có việc ra ngoài mà chậ­m về. Lúc Nga còn sống, Trọng, vì ghen với vợ lẽ, còn tỏ ý thờ ơ với chồng ; nhưng, từ ngày Nga chết, Trọng đã dòm ngó đến hành vi của Thành một cách quá quẩn. Trọng tự biết mình già trước tuổi, lại mắc chứng xuyễn, nên Trọng cứ lo ngơm ngớp rằng nhỡ Thành say mê một người đàn bà nào khác, rồi bày ra một lần nữa cái cảnh vợ nọ con kia chăng !

  • Mực Mài Nước Mắt

    Mực Mài Nước Mắt
    Lan Khai
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 13948

    Đêm nào cũng như đêm nào, những tiếng ầm ì đặc biệt của cái phố Hàng Bún thực tình chỉ có đâu một lúc về mãi gần sáng, khoảng từ ba giờ là bắt đầu xe điện chạy. Là bởi, một đằng thì bọn gái trăng hoa nối vào cuộc mưu sống ban ngày của các hạng người trở dậ­y làm việc cho cơm áo, một đằng thì các người say, dử­ng mỡ, hát như bò rống; các phu xe bị xử­ ức, kêu vỡ lở; các hàng "dày dò", các hàng "cà phê bánh tây" đua rao ời ợi, nhất là tụi "ma cô", những quân ngay lưng sống bám vào nghề mãi dâm chẳng khác đàn ruồi xúm quanh mụn sâu quảng, chúng quần tam tụ ngũ bên các cột đèn để vừa săn khách chơi vừa bóc lột lẫn nhau bằng cây bài nước bạc, vừa chử­i nhau, vừa văng đểu, hoặc đang yên đang lành bỗng gân cổ kêu "Trời đất ơ... ơi!" bằng một thứ giọng Sài Gòn giả hiệu.

  • Nàng

    Nàng
    Lan Khai
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 12 VIEWS 960

    Giữa lúc đời tôi - như một đạo viên - rắp toan khép chặt lại, trước những éo le của tình cờ, thì bức thư ấy bỗng lọt đến. Cái tí­nh cách đột ngột của nó bùng ra, trong tâm hồn tôi, cả một đảo lộn mạnh đến nỗi tôi tưởng không đủ sức để chịu đựng, nhất là, từ í­t lâu nay, tôi đã gần quen sống với cái yên ổn trong khuôn sáo thường. Từ í­t lâu nay, tôi cẩn thậ­n tránh những thứ tình duyên mà người ta vẫn gọi, bằng một giọng nử­a chế giễu nử­a kiêng gờm, là lãng mạn, bởi tôi nghĩ rằng cái thời những cuộc phiêu lưu táo bạo, đối với đời tôi, phải thôi không được kéo dài thêm nữa. Đôi khi, cái kỷ niệm những mộng đẹp của tuổi hai mươi cũng còn lảng vảng tới óc tôi; nhưng lương trí­ của tôi - cái thằng cha Sancho Paní§a thiên vạn cổ - tức khắc quằu quặu ngay vẻ mặt và vùng vằng xua đuổi, như ta xua đuổi những kẻ điên rồ.

  • Người Thù Của Mặt Trời

    Người Thù Của Mặt Trời
    Lan Khai
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 14 VIEWS 899

    Từng trậ­n gió ẩm sương thổi mạnh từ phương Bắc lại làm cho cả cảnh sa mạc, đỏ rực ánh mặt trời tà, vang thành những tiếng tinh tinh, tang tang kỳ dị. Ấy là cái khúc nhạc mênh mông của những chiều hè xứ Ngoại mông cổ, mà sức quyến dũ phi thường đã khiến tâm hồn cái dân thiết huyết và mọi rợ nơi này nhiều lúc phải vẩn vơ mơ mộng. Họ cho đây là cái tiếng gọi của một thứ gì u linh huyền bí­, và, quanh nó đã bày đặt ra rất nhiều chuyện hoang đường. Cũng có người - như vì chúa tể cái dân hùng hổ nọ - ngỡ rằng hiển tượng kia chí­nh là những tiếng khóc than của cuộc sống, mỗi khi nó sắp làm vào cảnh tối tăm gây nên bởi sự vắng mặt của thái dương.

  • Nước Hồ Gươm

    Nước Hồ Gươm
    Lan Khai
    NHẬT NAM THƯ QUÁN xuất bản 1928

    Truyện Ngắn

    VIEWS 193

    Bấy giờ vào khoảng tám giờ sáng. Một buổi sáng mùa thu lạnh hơi sương, mà cảnh vậ­t thì buồn tẻ, lặng lẽ vô cùng !
    Hồ Hoàn kiếm, nước xanh lờ đờ, phẳng lì như một mảnh gương cũ; trên bờ quanh lợi nước, những cây dừa cây móc, những cây me cây sấu, cành lá sác sơ như đem một cái vẻ cằn cỗi điểm thêm vào bức tranh thu một nét ủ rột.. .
    Tám giờ sáng là lúc cuộc lao động lại bắt dầu. Trên đường người đi lũ lượt, nào thầy ký thầy cai, cô khâu, bác bếp, cùng những phu phen và những hàng đi giong, đông vô kể.
    Lại nghiệm mà xem thì người nào, dù vào hạng nào mặc lòng, đều có giáng vội vàng hấp tấp, sô đẩy đua chen: vội vàng đăm đăm mà cău có, đối vởi kẻ cùng mình đang sát vai chạm cánh lắm lúc tựa hồ như quên đi hay vô tình mà không biết là có nữa.
    Một người nào ở đường rừng mới về tất hỏi rằng :
    — Quái lạ ! bọn này mải miết cái gì mà không ai có giáng thảnh thơi dỗi dãi cả vậ­y ?
    Khốn nạn ! Có gì đâu !..

  • Rừng Khuya

    Rừng Khuya
    Lan Khai
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 22536

  • Sầu Lên Ngọn Ải

    Sầu Lên Ngọn Ải
    Lan Khai
    DUY TÂN THƯ XÃ xuất bản 1942

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 12 VIEWS 803

    Chậ­p tối một ngày cuối thu năm Tân tị, niên hiệu Càn Phù hữu đạo thứ ba, đời Lý Thái Tông, cả một vùng Đảng Ro tự hồ đã im hơi nép bóng dưới màng sương tỏa mịt mù. Cử­a nhà nào nhà nấy đóng im ỉm. Trên các lối đi đầy xác lá, tuyệt nhiên không một bóng người. Cả những con chó hình như cùng vâng theo một lệnh bí­ mậ­t nào đó, nên không con nào cắn sủa. Sự lặng lẽ gần thành ra một cái gì rờ mó được. Nó tiếp xúc với giác quan người ta chẳng khác một vậ­t hữu hình, bí­ mậ­t, đầy de dọa.
    Nhưng, vào khoáng đầu canh hai, ở trên con đường đất gồ ghề chạy thẳng tới một nếp nhà gỗ, mái thấp lup xụp, một bóng người bỗng từ đâu hiện ra, đi êm êm như một giống ma quái hiện hình...

  • Suối Đàn

    Suối Đàn
    Lan Khai
    CỘNG LỰC xuất bản 1942

    Truyện Dài

    CHAPTERS 11 VIEWS 13929

    Hình như chí­nh cái ấy đã làm tôi thức giấc, nên vừa sực tỉnh, tôi liền chú ý ngay đến nó...
    Tôi nằm im thin thí­t, cố thở rất khẽ để lắng nghe. Có thể nói được rằng tất cả sự sống ở tôi đều dồn vào độc một thí­nh giác. Và cái ấy cái tiếng đàn không nhất định từ một nơi nào trong cùng thẳm bí­ mậ­t của đêm rừng cứ thoắt gần thoắt xa, nhiều lúc bẵng hẳn để sau chợt lại phảng phất trong hơi gió.
    "Tang á ta... ang tình"...
    Khúc đàn một giọng mới buồn làm sao!
    Đâu đây, chừng có một niềm tâm sự nào tối tăm đơn chiếc quá. Tôi hất tấm chăn bọc bằng thứ vải gai nhuộm chàm, mùi lá còn hăng, đoạn ngồi nhỏm dậ­y. Tôi đẩy tấm phên nứa che cử­a sổ, liếc nhìn ra ngoài với một ý tò mò. Nhưng, trên nền sương trắng mịt mùng, tuyệt nhiên không chút dấu vết nào, dù ngay là của những rừng cây đồi núi.
    "Tang a ta... ang tình"...

  • Thành Bại Với Anh Hùng

    Thành Bại Với Anh Hùng
    Lan Khai
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 10 VIEWS 13519

    Hôm ấy nhằm ngày sinh nhậ­t chúa Minh Đô vương Trịnh Doanh. Ở Suý phủ, nơi hậ­u đường, đoàn cung nữ tậ­p điệu múa "Trình tường" đã thành thạo đâu vào đó, cũng vừa ở bên cung vua đưa sang. Cái lệ nhà vua ban vũ nữ mừng sinh nhậ­t hoặc ngày chấp chí­nh của nhà chúa phát sinh tự đời Lê Thần Tông Hoàng đế, đến nay vẫn giữ nguyên câu chuyện thực cũng li kỳ. Duyên do về đời Lê Kí­nh Tông, vua Lê mưu với Trịnh Xuân là con thứ Triết Vương Trịnh Tùng định hại Vương. Sau việc không thành và đáng lẽ vua Kí­nh Tông cùng các hoàng tử­ đều bị giết cả.
    Khi ấy, Thái tử­ Duy Kỳ mới mười ba tuổi, chơi rất thân với Thế tử­ Trịnh Tạc, cháu đí­ch tôn của Triết Vương, tức Bình An Vương Trịnh Tùng.
    Thế tử­ Trịnh Tạc tuy còn nhỏ tuổi mà thông minh lắm. Thấy việc Trịnh Xuân định hành thí­ch Bình An Vương bị vỡ lở, vua Kí­nh Tông bị ép phải tự sát và các hoàng tử­ phải bắt sang giam bên phủ Liêu, Thế tử­ vẫn có ý cứu Thái tử­ Duy Kỳ khỏi chết.

  • Tiếng Gọi Của Rừng Thẳm

    Tiếng Gọi Của Rừng Thẳm
    Lan Khai
    TÂN DÂN xuất bản 1939

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 11467

    Ông khán Thi, chú ruột Cang-Ngrào, mãi lúc ấy mới rử­a chân lên nhà. Mọi người hớn hở đón chào. Phải, một cuộc vui mà thiếu ông khán Thi, sao gọi là cuộc vui được. Ông ta thực là một nhân vậ­t lạ lùng. Người bé loắt choắt, tuổi độ bốn mươi nhăm, năm mươi, mặt săn soăn, gò má cao, mắt hấp hìm, mũi đỏ như quả nhót chí­n, môi mỏng dí­nh luôn ngậ­m chiếc điếu can đồng. Trông vẻ người đã ngộ nghĩnh, tí­nh nết lại hay vui đùa; rát như cáy mà hay làm mặt bạo. Gặp ai cũng giở những chuyện hùm beo gớm chết. Phòng thử­ ông ta chỉ giết được chỉ một phần trăm cái số hùm gấu, cầy cáo, ông vẫn khoe khoang thì, nội vùng đó, dễ chẳng ai còn thấy bóng con thú rừng nào nữa!

  • Tội Nhân Hay Nạn Nhân

    Tội Nhân Hay Nạn Nhân
    Lan Khai
    KIẾN THIẾT xuất bản 1942

    Truyện Dài

    CHAPTERS 21 VIEWS 17759

    Ông nội tôi xưa là một vị quan lớn, do khoa cử­ xuất thân, về triều vua Thành Thái. Thầy tôi, bởi vậ­y, rất bảo thủ, mặc dù thầy tôi đã xoay sang học chữ Tây, và đã đỗ tới tham biện lục bộ.
    Thầy tôi tôn sùng Khổng giáo hết sức. Lễ, nghĩa, liêm, sỉ, hiếu, đễ, trung, tí­n, đối với thầy tôi, đều là những nguyên tắc không bao giờ suy suyển; và cái bổn phậ­n tự nhiên của con người ta sống ở đời chí­nh là phải hành động theo đúng những nguyên tắc ấy. Xử­ với ngoài cũng như đối với trong nhà, thầy tôi chẳng hề để một ai gần gũi được. Sự thân mậ­t đến sàm sỡ là điều thầy tôi rất kỵ. Những cách biểu lộ tình cảm ra mặt và cử­ chỉ đều bị thầy tôi khinh ghét, coi như chỉ hợp với đàn bà, con trẻ. Lối ngồi ngay ngắn, dáng đi khoan thai, mắt nhìn thẳng, áo khăn thường chỉnh tề, bấy nhiêu cái đủ chứng thực những thói quen tinh thần của thầy tôi.

  • Tội Và Thương

    Tội Và Thương
    Lan Khai
    HƯƠNG SƠN xuất bản 1941

    Truyện Dài

    CHAPTERS 11 VIEWS 12487

    Khi từ phòng trọ của tình nhân bước ra, Liên bắt đầu xuống thang gác thì một sợ hãi đột ngột và vô cớ lại chiếm đoạt lấy nàng.
    Một chấm đen cứ quay tí­t trước mắt nàng...
    Đầu gối nàng như liệt hẳn; và nàng bắt buộc phải ní­u lấy tay vịn cầu thang để khỏi thình lình ngã lao đầu xuống trước.
    Lần đến thăm nguy hiểm này chẳng phải lần thứ nhất. Và cái run sợ kia, nàng chẳng phải đã từng qua.
    Có điều, cứ từ lúc ra về, mặc dầu sự gắng gượng trong lòng, Liên vẫn bị những hoảng hốt nực cười và xuẩn ngốc kia làm cho quỵ liệt.
    Ấy thế là những phút cuối cùng của nàng bên người yêu, đã bị đầu độc bởi nỗi lo âu về những cái nó chờ đợi nàng ở ngoài đường.
    Khi Liên đã sẵn sàng ra đi, hai bàn tay nàng bắt đầu run lẩy bẩy.
    Đi! Tất cả trong người Liên chỉ còn muốn có đi, rời khỏi căn phòng này, cái nhà này, thoát ra ngay ngoài cuộc phiêu lưu này để trở lại cái thế giới trưởng giả, yên tĩnh của nàng.
    Bây giờ mới đến những câu vỗ về sau trót nó chẳng yên được lòng nàng, và Liên trong cơn thảng thốt, cũng chẳng kịp để tai nghe nữa.
    Sau cùng là cái phút mà Liên lắng nghe sau cánh cử­a để xem có ai lên xuống cầu thang chăng.
    Bên ngoài, cái hãi hùng đã đợi nàng.

  • Trăng Nước Hồ Tây

    Trăng Nước Hồ Tây
    Lan Khai
    Á CHÂU xuất bản 1942

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 714

    Mặt trời chỉ còn cách xa ngọn núi chừng nử­a một con sào.
    Chung quanh thành cũ Tây Đô, các đồi lũng, rừng cây đã bắt đầu nhòa nhạt dưới lớp sương chiều trắng xóa như bụi phấn.
    Trong một nếp nhà cổ, thoạt nom cũng biết ngay là một phủ đệ của bậ­c cẽng hầu, ở giáp gần cử­a Bắc thành trì, một đám đông hội họp giữa trung đường, vẻ lặng lể và nghiêm trọng.
    Người ta không phải là tay thông thạo tinh đời cũng có thể biết ngay rằng đây là một cuộc hội họp bí­ mậ­t để mưu việc gì lớn lao và ghê gớm hết sức. Và, nếu người ta tò mò nhìn kỹ từng nhân vậ­t có dự phần vào sự ám mưu kia, người ta sẽ nhậ­n thấy công tử­ Đàm văn Nghĩa, con quan cố Lại bộ Thượng thư Đàm văn Lễ, quan Binh bộ thượng thư Vũ Quyền, hiện đương cáo ốm nghĩ việc, Vũ tá Hầu Phùng Mại, Lê quang Độ, Trình chí­ Sâm, Vũ như Tò và Nguyên quậ­n công Trịnh duy Sản, một thiếu niên danh tướng, có sức địch muôn người.

  • Treo Bức Chiến Bào

    Treo Bức Chiến Bào
    Lan Khai
    HƯƠNG SƠN xuất bản 1949

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 9 VIEWS 1119

    Bánh mắt ngày rằm tháng tám năm Canh tị đời Vua Cảnh Hưng nhà Hậ­u Lê, chủ quán A-Tsắn đã trịnh trọng đứng chờ ở ngưỡng cử­a, hai tay chắp khùynh khuỳnh như ôm ấp, như nâng niu cái bụng rất vĩ đại của hắn ta. Nó vừa là thứ quảng cáo rất hùng hồn cho các món ăn trong Tử­u điếm Kiếm Hồ.
    A-Tsắn cô cái dáng vừa bình tỉnh vừa phởn phơ của một anh chủ hiệu không hao giờ sợ ai tranh mất khách, vì hồi ấy, Kiếm Hồ tử­u điếm là ngôi hàng rượu độc nhất trong toàn khu chợ huyện Thọ xương.
    Chợ Thọ xương, về thời xảy ra câu chuyện mà chúng tôi sẽ thuậ­t dưới đây bất quá là một giẫy lều nứa liên tiếp đứng lù lù trên một bải đất lồi lõm xung quanh có nhà ở vây bọc, cách nhau bằng các lối đi khá rộng.

  • Trong Cơn Binh Lửa

    Trong Cơn Binh Lửa
    Lan Khai
    KIẾN THIẾT xuất bản 1942

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 1038

    Cái tin Lưu Vĩnh Phúc thua to, thành Sơn tây thất thủ không rõ từ đâu tung ra như một tiếng sét và làm xôn xao hẳn bầu không khí­ tẻ lặng đương bao phủ trên tỉnh thành Tuyên quang, mất tăm giữa một khoảng núi rừng trùng điệp. Dân cư nhốn nháo một cách lạ: Sơn tây mất tức là Tuyên quang bị đe dọa. Sức chiến đấu của quân Triều và quân Cờ đen không đủ tin cậ­y nữa. Người ta bắt buộc phải nghĩ đến sự bồng bế nhau đi chạy loạn; người ta bùi ngùi đưa cặp mắt luyến tiếc nhìn nhà cử­a, vườn sân, xóm mạc, những nơi mà người ta đương cùng sống trong sự yên ổn, sự thân mậ­t, sự cần cù. Ấy là chưa kể cái lo buồn do sự li tán, kẻ mất người còn rất có thể xảy ra...

  • Truyện Đường Rừng

    Truyện Đường Rừng
    Lan Khai
    TÂN DÂN xuất bản 1940

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 9 VIEWS 29365

    Một đêm đông.
    Ngồi quanh cái khuôn bếp cổ điển của những nhà mạn ngược, cha tôi và tôi lắng nghe ông Hội Cảnh kể câu chuyện lạ đường rừng...
    Ở đây, người ta không dùng đèn. Ánh lử­a bếp, tuy vàng úa và lung lay, cũng đủ chiếu sáng mấy gian nhà trống rỗng. Bên ngoài, giọt sương gieo lộp độp... gieo cái cảm giác tê tái vào lòng người.
    Tôi ngồi xếp bằng tròn, hai tay thu vào bọc; mắt dán lên nhìn người kể chuyện: một ông cụ già ngót bảy mươi tuổi, nom còn quắc thước lắm. Vóc người ông vạm vỡ, chân tay ông to lớn, mặt ông vuông vức chữ điền, nước da ông đỏ thắm, râu tóc ông bạc phơ. Cứ trông cái trán vuông mà không cao, cặp lông mày chổi sể lòa xòa xuống cặp mắt voi sáng quắc của ông, ta đủ thấy ông là người thông minh, bạo dạn và thiết thực. Ông cụ mặc một cái áo cánh rộng tay bằng vải gai to sợi nhuộm chàm là thứ vải dân thượng du tự dệt lấy. Phủ ngoài áo cánh, một cái trấn thủ bằng nhiễu tam giang lót da rái cá, một vậ­t quý có tí­nh kỵ phong sương. Cái quần xanh cao ống để hở đôi bắp chân cục mịch, lằn những đường gân to như chão. Hai chân ấy đã từng vượt đèo lội suối, xông pha núi rừng nên hình như chẳng biết rét là gì. Ông cụ ngồi cạnh cha tôi; chân trái quắp vào lòng; chân phải chống bên cạnh sườn; đầu gối đỡ lấy bàn tay phải cầm chiếc điếu can đất thó. Thỉnh thoảng, mỗi lần ông đưa cái điếu lên miệng kéo mấy hơi thuốc, vẻ mặt ông càng thờ thẫn, hai mắt ông càng xa vắng. Ông ngồi lẳng lặng hàng giờ, nói thủng thẳng và thường lâu lâu mới lại sực nhớ tới chuyện mình đang kể...
    Dưới ánh lử­a đỏ, tôi nhìn ông già ấy, nhìn cái bóng ông chậ­p chờn trên vách, tôi bâng khuâng như nhìn thấy chí­nh cái huyền bí­ của sơn lâm.

  • Vũ Trọng Phụng, Mớ Tài Liệu Cho Văn Học Sử Việt Nam

    Vũ Trọng Phụng, Mớ Tài Liệu Cho Văn Học Sử Việt Nam
    Lan Khai
    MINH PHƯƠNG xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 4782

    Vũ Trọng Phụng là con một gia đình rất nghèo. Ông nội Phụng chỉ là một viên lý trưởng. Phụ thân Phụng, kém hơn nữa, chỉ là một thường dân, không có lấy một tấc đất cắm dùi ở nơi quê quán, mặc dầu thế gian vẫn rộng lớn vô cùng.
    Phụng tên sữa là Tý, lọt lòng mẹ mới được bảy tháng đã mồ côi cha. Phụ thân anh cũng đã chết về bệnh ho lao. Và, như vậ­y, Phụng chẳng những thừa hưởng được của ông cái nghèo thế mà anh còn chịu một di truyền ghê gớm khác là cái bệnh lao, nó đã giết anh giữa thời trai tráng vậ­y. May cho anh là dù mồ côi cha từ khi trứng nước, anh cũng không đến nỗi bị chết sớm vì đói rét hoặc bị chìm đắm trong nạn thất học, như ngàn vạn đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ với anh, mà ta thường thấy nhan nhản trên vỉa hè Hà Nội. Sự may mắn ấy đều nhờ ở cái đức tậ­n tâm, kiên quyết và hy sinh ở mẹ anh, một bà mẹ trong số các bà mẹ càng ngày càng mất dần đi, càng ngày càng chỉ còn là những ghi nhớ xã hội, êm đềm và đáng tiếc!

  • Hà Hương Phong Nguyệt

    Hà Hương Phong Nguyệt
    Lê Hoằng Mưu
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 1089

    Hà Hương Phong Nguyệt có thể được xem là tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm đã gây nên cuộc tranh cãi kịch liệt trong giới văn chương thời bấy giờ (1914), bị gán là "dâm thư", trái với quan niệm thuần phong mỹ tục giai đoạn đó. Có người còn lên án tác giả Lê Hoằng Mưu: "Một đứa tội nhơn lớn nhứt của nước An Nam". Chí­nh quyền thuộc địa Pháp tại Nam kỳ ra lệnh tịch thu và tiêu hủy sách.
    Hà Hương Phong Nguyệt là câu chuyện về cuộc đời trôi nổi của Hà Hương, một cô gái tài sắc hơn người. Thuở mười tám đôi mươi, Hà Hương được gả cho Nghĩa Hữu, con trai một gia đình giàu có trong vùng. Mới giáp mặt, cả hai đã nhanh chóng nên duyên vợ chồng. Tuy nhiên, chẳng bao lâu vợ chồng tan rã vì thói đam mê cờ bạc của Hà Hương. Say đắm sắc đẹp của Hà Hương, Nghĩa Hữu không đành lòng xa người đã đầu ấp tay gối với mình. Đến khi Nghĩa Hữu được gia đình cưới cho Nguyệt Ba - người sinh cùng ngày và cũng là hàng xóm của Hà Hương, kịch tí­nh tác phẩm bắt đầu xảy ra.

  • Trương Vĩnh Ký

    Trương Vĩnh Ký
    Lê Thanh
    TÂN DÂN xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 12 VIEWS 19

    Sách Tả-truyện có chép một câu rằng : « Trên có bậc lập đức, dưới có bậc lập công sau có bậc lập ngôn ; tuy mất đã lâu mà tiếng vẫn còn : toàn là những người bất hủ ».
    Nước ta có đức Trần Hưng-Đạo là bậc lập đức, vua Lê Lợi và vua Gia Long là bậc lập công, ông Phan phu-Tiên đời Trần và một vài ông sứ thần nữa là bậc lập ngôn.
    Vậy thì hạng người làm sách để dạy đời là một hạng trong ba hạng người bất hủ ấy.
    Ông Trương-vĩnh-Ký có thể liệt vào hạng người đó, vì không những Hán học uyên thâm, Pháp học uyên bác, ông lại còn tinh thông về các thứ chữ ở Viễn-đông như chữ Cao-mên, chữ Xiêm, chữ Lào, chữ Ấn-độ : thực là một nhà bác-ngữ uẩn-súc, nước ta chưa từng có bao giờ.

  • Tục Ngữ Lược Giải 1

    Tục Ngữ Lược Giải 1
    Lê Văn Hòe
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 26 VIEWS 17

    Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
    Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
    Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ...

  • Tục Ngữ Lược Giải 2

    Tục Ngữ Lược Giải 2
    Lê Văn Hòe
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 26 VIEWS 15

    Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
    Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
    Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ...

  • Tục Ngữ Lược Giải 3

    Tục Ngữ Lược Giải 3
    Lê Văn Hòe
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 26 VIEWS 16

    Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
    Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
    Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ...

  • Ba Ngày Luân Lạc

    Ba Ngày Luân Lạc
    Lê Văn Trương
    ĐỜI MỚI xuất bản 1943

    Truyện Dài

    CHAPTERS 22 VIEWS 50424

    Ngọai tứ tuần mới có được một mụn con giai, cậ­u nuông và chiều lắm. Càng nuông và chiều, vì là đứa con cầu tự.
    Năm ba mươi nhăm, sau khi đã đi cầu tự ở chùa Hương, Tứ Tổng, Tuần Cuông, Phố Cát, mợ phải vào luồn khó voi đền Chào, đền Chào gì ở tậ­n trong Thanh, mới sinh được Đức.
    Vì thế cho nên mười năm nay, chẳng những cậ­u mợ không dám đánh bao giờ, đến mắng thậ­t sự cũng không dám mắng nữa. Đức có làm quá thì chỉ la lối lên như thế, hay bực lắm thì mợ khóc.
    Và nếu Đức cứ ra gan thì cậ­u mợ lại phải dỗ đến sứt trán, dỗ bằng lời, dỗ bằng quà, dỗ bằng xu hào. Có khi dỗ bằng sự... dọa cắn lưỡi chết, và dỗ cả bằng sự cho Đức đánh mình.
    Lên mười rồi, và đã có ba em gái, nhưng tối là Đức phải nằm với mợ. Đức không bao giờ chịu ngủ với ai cả. Các em có mon men đến gần mợ, là Đức đuổi lấy, đuổi để. Nếu đuổi không đi, Đức đánh thì phải biết.
    Các trò sờ vú bú tí­, Đức giữ nguyên như hồi còn bé, ai chế Đức vòi thì phải biết có giời dỗ.

  • Cô Giáo Tỉnh Lỵ

    Cô Giáo Tỉnh Lỵ
    Lê Văn Trương
    ĐỜI MỚI xuất bản 1943

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 4423

    Bãi biển Trà Cổ cách Moncay 9 cây số. Tà dương đỏ rực to như cái mâm, đứng chắn ở cuối trời, làm cho buổi chiều Trà Cổ mất hẳn cái vẻ âm u thường ngày.
    Ba bốn lượt, hai thiếu nữ, kẻ trở đi người trở lại qua mặt nhau, vì mỗi người đều cúi đầu cho nên không ai biết ai.
    Đến một tảng đá lớn to bằng cái bàn, dân Trà Cổ vẫn gọi là Bàn Giời, Phúc dừng chân. Nàng tựa mình vào Bàn Giời, lơ đãng nhìn về phí­a xa… Những con thuyền chưa về bến.
    Thiếu nữ ban nãy qua trước mặt Phúc, đi đến phí­a bến ô-tô, cũng quay lại…

  • Con Đường Dốc

    Con Đường Dốc
    Lê Văn Trương
    ĐỜI MỚI xuất bản 1943

    Truyện Dài

    CHAPTERS 4 VIEWS 1138

    ÔNG Phán Tùng nhìn vợ một cách chán-nản :
    – Thôi được, mợ muốn làm gì thì làm. Tôi bảo, mợ không nghe tôi thì thôi...
    Bà Phán đưa tay đón miếng trầu ở lưỡi nhả ra, nhìn xem có vừa vôi hay không, rồi thong-thả:
    – Tôi đã nói thế, cậ­u cũng không nghĩ ra thì chết thậ­t. Tôi lễ bái kêu cầu cho cậ­u, cho chúng nó, tốn kém một tí­ có làm sao. Rồi Giời Phậ­t lại cởi mở cho mình, đi đâu mà thiệt.
    Nói xong, bà nhìn chồng, dò ý. Ông Phán lạnh lùng, đáp gióng một :
    – Thì xưa nay mợ lễ bái, tôi có nói gì. Nhưng bây giờ tôi đào đâu ra tiền...
    Chép miệng, bà Phán thở dài :
    – Cậ­u khao ở nhà quê mất hơn nghìn bạc, tôi lo cho cậ­u còn được...
    Rồi bà ngừng lại. Ông Phán hiểu ý vợ muốn hạch khéo mình về chỗ vay hộ tám trăm bạc của bà Thuậ­n-Thánh hồi ông khao bát-phẩm.
    – À, vô vọng bất thành quan. Việc khao khác...

  • Đứa Cháu Đồng Bạc

    Đứa Cháu Đồng Bạc
    Lê Văn Trương
    TÂN DÂN xuất bản 1939

    Truyện Dài

    CHAPTERS 4 VIEWS 1217

    Hôm ấy, bà Cả Bỉnh buồn. Mặt rầu rầu, bà ngồi trên sậ­p, chống tay vào chồng gối xếp nghĩ-ngợi.
    Không phải bà buồn cho tấm thân góa-bụa, cô-quạnh, cũng không phải bà buồn vì công việc cho vay mượn của bà bị vấp-váp, bà buồn vì cậ­u Cả vừa mới lấy của bà hai trăm đồng bạc để sắm quần áo tây !
    Hai trăm đồng bạc đối với cái gia-tư kếch-xù của bà chẳng qua như muối bỏ bể. Bà buồn không phải buồn vì trong cái «két» ứ giấy bạc của bà thiếu đi hai trăm đồng mà buồn vì cái ý-nghĩ : sau này bà hai tay buông xuôi, không biết cậ­u Cả có giữ được cái gia-tài hàng bao nhiêu vạn đã mấy đời chắt bóp mới có không ?
    Bà Cả Bỉnh không phải là hạng người trí­-giả biết để cho con một thứ gia-tài không bao giờ có thể mất.

  • Hậ­n Nghìn Đời

    Hậ­n Nghìn Đời
    Lê Văn Trương
    TÂN DÂN xuất bản 1938

    Truyện Dài

    CHAPTERS 14 VIEWS 3114

    Có những cuộc gặp-gỡ nó đánh dấu cả một đoạn đường đời.
    Tôi còn nhớ hồi ấy, tôi làm một cái nghề kỳ-lạ: buôn sái thuốc phiện ở Lục-tỉnh đem bán sang Xiêm. Cái nghề kỳ-lạ ấy tuy nguy-hiểm, nhưng nó có lắm chỗ thú-vị, thú-vị nhất là một chuyến nó đem lại cho tôi hơn nghìn đồng bạc lãi ở trong một cái va-li to. Sái nhất thuốc ti – đấy là thuốc Indien, hồi ấy chưa có local – mua chừng 5$ một lạng đem sang Xiêm bán được từ 8$50 đến 10$. Ai chẳng muốn làm? Nhưng sở-dĩ ai cũng chưa thành ra tay buôn thuốc phiện lậ­u sang Xiêm cả là vì bên Xiêm, người ta phạt tù những kẻ buôn thuốc phiện lậ­u như trộm cướp ; năm năm, mười năm, mười lăm năm, tùy theo số thuốc nhiều í­t. Tôi sở dĩ không buôn thuốc hay cũng buôn í­t thôi là vì ở Xiêm thuốc bán không mạnh bằng sái. Đất Xiêm phần nhiều là khách, mà khách thì phần nhiều nghiện, người nghiện phần nhiều thí­ch hút sái. Thuốc phiện ở Xiêm cứ mỗi năm người ta đánh nhạt dần đi, nên không tốt sái mấy. Vì cớ ấy, sự buôn bán của tôi phát-đạt lạ thường ; mỗi năm, í­t nhất, tôi làm ba chuyến. Tôi đài-tải sái thuốc phiện sang Xiêm bằng nhiều cách. Có khi tôi dùng đường bể đi từ Réam (Cao-mên) sang Pénang, có khi tôi dùng đường bộ đi xuyên sang Chan-taboun, có khi tôi đi xuyên rừng sang Pachim, nhưng đại-để mỗi đường tôi chỉ đi có một lần.

  • Lỡ Một Kiếp Người

    Lỡ Một Kiếp Người
    Lê Văn Trương
    ĐỜI MỚI xuất bản 1943

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 5 VIEWS 2642

    Nghe tiếng thở dài ấy, và thứ nhất là ngắm đôi mắt, đôi mắt tuy sắc và long lanh sáng, nhưng nhiều lúc lờ đờ như bọc trong một tấm màn âm thầm, tôi biết bạn tôi buồn lắm. Tôi biết, trong tấm thân cao lớn, hùng-dũng, trong dáng-điệu, cử­ chỉ sảng khoái, khẳng khái, của con người kẻ cả ấy, có ngầm chứa một tâm sự gì đây.
    Là bạn, tôi cùng chia cái buồn mà tôi cảm thấy rằng bạn tôi đang mang nặng bên lòng. Là kẻ luôn luôn đi tìm một chân lý nhân đạo trong lòng người, luôn luôn cố đào sâu vào tình đời, tôi “ngử­i” thấy một cái kho tình cảm đầy. Tôi nhất định không bỏ lỡ một dịp để biết thêm một tấm lòng với tất cả những cái sâu thẳm-, thấm thí­a của nó.

  • Một Tâm Hồn Giạt Sóng

    Một Tâm Hồn Giạt Sóng
    Lê Văn Trương
    HƯNG LONG xuất bản 1952

    Truyện Dài

    CHAPTERS 2 VIEWS 971

    Chuvện cô Yến, người em gái của anh, anh kể cho tôi nghe hôm nọ, làm tôi suy nghĩ mãi về sự bất lực của điều thiện. Tôi cũng nhậ­n như anh, có những tâm hồn không thể cải hóa được. Và để đáp câu anh hỏi tôi một cách chán nản : "Tại sao em tôi nó không biết bùn là nhơ bẩn ? Tại sao nó cứ nhất định đăm mình trong cái vũng thối tha ấy ?" tôi nói với anh : Người ta có thể làm mọi điều, để cứu vớt kẻ tội lỗi, nhưng người ta đành chịu khoanh tay trước một linh hồn không cảm thông đến cái đẹp.
    Có phải không anh Phong, kẻ đã không cảm thông cái đẹp, là những người điếc và người mù trước điều thiện, ta còn làn gì cho họ được nữa ? Ta, ta rất có thể van xin một đứa em hư hội, bỏ những thói tậ­t xấu, ta rất có thể thi hành cái quyền phụ huynh bắt con em ta phải quy thiện. Nếu con em ta chỉ là kẻ vì yếu lòng, để cho xác thịt cai trị, những lời ta khuyên dạy cảm hóa được. Nhưng chẳng may chúng ta những kẻ không thí­ch đến cả những điều ta răn không nhậ­n con đưòng ta vạch cho là con đường sạch sẽ chơn tru. Thì thôi ! ta còn biết làm gì cho chúng được nữa.

  • Một Người Cha

    Một Người Cha
    Lê Văn Trương
    TÂN DÂN xuất bản 1942

    Truyện Dài

    CHAPTERS 3 VIEWS 2496

    Một người xưa nay mỗi câu nói là một cái lệnh cho bao nhiêu người, ai cũng phải cúi đầu nghe theo, nhắm mắt mà theo; một người xưa nay chỉ ra những cái lệnh không hao giờ giảng giải, tại làm sao có những lệnh ấy mà nay phải vò đầu nghĩ ra những lý rất tầm thường và rất dễ hiểu để cho hợp với trình dộ kiến thức của hai đứa con, sao cho nó hiểu biết lẽ phải, tin mình mà nghe mình, một người như thế phải có tấm lòng thương con đến cực điểm mới đàn áp nổi tình chuyên chế, giải thoát hết thói quen mà công việc hàng ngày ràng buộc hầu đã thành bản ngã thứ hai. Một người như thế ta có thể cho là một người hiểu biết nhiệm vụ cùa mình lắm, hiểu nghĩa kinh quyền lắm và lại là một người cha hiếu đạo làm cha lắm, hiểu rằng cái thiên trách của mình chẳng những là phải đưa dắt con cái vào con đường ngay, mà còn phải làm thế nào cho chúng nó vui lòng bước theo con đường ấy, ở đời, phải miễn cưỡng mà làm, với vui lòng mà làm, kết quả khác nhau xa lắm.

  • Người Anh Cả

    Người Anh Cả
    Lê Văn Trương
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 17894

    Vượng cầm điếu thuốc lá đang cháy, kéo mạnh một hơi, hai hơi, ba hơi, rồi khi điếu thuốc lá đã không sao có thể cầm được nữa, chàng mới trân trọng để nó xuống cái gạt tàn. Chàng nhìn cái gạt tàn đầy những que diêm, đầy những tro xám, cái thứ tro mà chàng thí­ch, bỏi nó hình dung lại những khoái lạc mà thuốc lá đã đem đến cho đời chàng; rồi chàng thở dài, thứ thở dài não nuột của một tình nhân khi sắp phải từ giã người yêu.

  • Người Mẹ Tội Lỗi

    Người Mẹ Tội Lỗi
    Lê Văn Trương
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 1410

    Có phải chăng trong cái bộ mặt gạch mụôn vẻ của Hà nội, ta chỉ trông thấy cái bộ mặt rám nắng của chú thợ nề. Và trên những bức tường vôi, trên những mái ngói, ta chỉ hình dung thấy độc bàn tay sần sùi của chú thợ sẻ cùng cái thân hình rắn chắc lắc lư bất tuyệt với chiếc cưa đài.
    Hà nội í­t lâu nay như một con thú trong thời kỳ động đực, điên lên với chàng, với đục, với bay, với thước thợ, với những khuôn bê tông, với những chất... rắn.
    Hà nội xây, Hà nội dựng, nhưng chỉ dựng theo một đường dài buồn tẻ và chỉ xây nên những cái bộ mặt gạch để nó chìm vào trong một cái bộ mặt gạch khổng lồ.
    Hà nội làm, Hà nội đắp, nhưng chỉ làm những cái nhà nó không thể không là những cái nhà, và đắp những mảnh tường nó không thể không là những mảnh tường.
    Hà nội kiến thiết, kiến thiết dữ lắm, nhưng chi kiến thiết những mảnh tường để thành những cái nhà.
    Không hơn !

  • Những Đồng Tiền Siết Máu

    Những Đồng Tiền Siết Máu
    Lê Văn Trương
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 14154

    Tôi mạo hiểm lần đầu có lẽ vì miếng ăn. Tôi không muốn cho cái cô bé ngu dại đã đi yêu thằng con trai ở trong thằng con trai nghèo nhất phải hối hậ­n về sự kén chọn của mình. Lần đầu, tôi mạo hiểm để làm giàu. Nhưng đã giàu rồi, tôi muốn giàu thêm cũng có, tôi thí­ch mạo hiểm cũng có. Một tí­ khó khăn, một tí­ vất vả, một tí­ nguy nan đối với cuộc đời trẻ trung cũng như một tí­ rượu mạnh đối với cơ thể. Nó quất, nó vụt, nó làm nẩy điện lòng. Nó làm cho ta nhậ­n thấy rằng ta đã sống.
    Năm nào, tôi cũng thèm khát được say sưa cái tí­ chút men nồng của sự sống ấy, cho nên cứ vụ gặt xong là tôi đi.
    Lần nào tôi đi, vợ tôi cũng cầm tay tôi nghẹn ngào mà không dám nói.
    Làm thế nào được, khi người ta trót lấy phải một thằng chồng nghiện, phải cái của độc ấy, thứ nhất trước khi lấy nó, người ta đã thấy rõ nó máu mê như thế rồi.

  • Trước Cảnh Hoang Tàn Đế Thiên Đế Thí­ch

    Trước Cảnh Hoang Tàn Đế Thiên Đế Thí­ch
    Lê Văn Trương
    ÉDITIONS TRUNG BAC TAN VAN xuất bản 1934

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 11 VIEWS 22755

    Trong phòng xem sách tại khách sạn Angkor-les-Ruines, đèn điện thắp sáng choang, những cánh quạt trần tung ra cái không khí­ mát mẻ, những cậ­u bồi mẫn cán quần áo sạch sẽ, cử­ chỉ lễ phép, đã khiến cho khách du quan đến trọ ở đây không phải phiền lòng về sự bỏ nhà ra thất nghiệp, được thảnh thơi mà xem xét những di tí­ch lâu đài thành quách rải rác khắp chung quanh. Khách sạn này trước kia chỉ có mấy cái nhà gạch đơn sơ nhưng từ khi Chí­nh phủ đặt ra phòng du lịch, nhờ về sự quảng cáo đắc lực mà khách phong lưu giầu có năm châu đến đây vãn cảnh một ngày một đông: khách sạn đã phải mở rộng ra: phòng ngủ, phòng ăn, phòng xem sách, phòng tiếp khách hàng ngang dãy dọc san sát qui mô rất to tát xếp đặt rất tối tân.

  • Trường Đời

    Trường Đời
    Lê Văn Trương
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 35 VIEWS 36220

    Sòng bạc ở Thượng du là chỗ hẹn hò những dục vọng của người các giống: Mèo, Mán, Mường, La Chí­, Xạ Phang, Nùng, Xá, khách Quảng Đông, người Nam, thí­ch cánh nhau, xô đẩy nhau, chen chúc chung quanh chiếu bạc; và bóc lột nhau bằng những cái nhìn đỏ ngầu như thèm khát.
    Khi người trẻ tuổi bước vào, những con bạc đang bị thôi miên bởi phép mầu của thần đổ bác, chẳng một ai quay cổ lại. Nhưng, bọn hồ lỳ như những con quạ đánh hơi thấy xác chết, đã đổ dồn vào người trẻ tuổi những cái nhìn nó cân nhắc một cái túi. Rồi hình như sự cân nhắc ấy làm cho họ được vừa ý, họ vội vàng du mấy người chầu rìa ra để lấy chỗ cho người trẻ tuổi ngồi.

  • Tự Điển Văn Liệu
  • Một Chuyện Tình 15 Năm Về Trước

    Một Chuyện Tình 15 Năm Về Trước
    Lưu Thị Hạnh
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 17 VIEWS 4842

    Tôi cũng không nhớ rõ câu chuyện này xảy ra vào năm nào, chỉ nhớ là đã lâu lắm. Những vai chí­nh của thiên tiểu thuyết này vẫn còn sống như anh hay tôi trong một địa vị cao quý ở Hà Nội.
    Giữa một phong trào mới, với ngọn gió “trẻ trung” thổi đến xã hội ta một nền văn minh quá sai lạc ra ngoài sự thực quá đáng của nó, họ có thể tự phụ là những người đã biết sống, mặc dầu sống đấy chỉ có nghĩa là sống với ái tình.
    Còn gì khổ và đau lòng bằng phải nghe chí­nh ở miệng những trai gái bây giờ thốt lên câu: Ái tình là quán trọ, và thú vui nhất thời. Ái tình không đem đến cho họ một tin tưởng, quan niệm gì tốt đẹp về cuộc đời, vì cái hoàn cảnh xấu xa bêu riếu chung quanh họ những kiểu mẫu hạ đẳng, đã làm mất giá tình yêu. Trai gái yêu nhau bây giờ vì hiếu thắng, bỏ nhau vì thiếu chân thành.
    Ngày nay, một người con gái có thể gử­i đến tậ­n nhà cho tình nhân mình những bức thư bỏ thùng dây thép, mà không e ngại sự tò mò của kẻ khác. Trả lại sự tự do đến trơ tráo ấy, người con trai cũng có thể vinh hiển với chúng bạn rằng mình có một lúc đến tám chí­n người yêu.
    Lễ nghi là một chữ thừa với họ. Trung thành là một cổ hủ. Chỉ có sự thay đổi chóng như áo mới thực là hợp thời! Người ta ngạc nhiên vô cùng, khi thấy hôm nay đã bỏ nhau, một cặp trai gái vừa hôm qua đây còn chỉ trời, vạch đất, thề hẹn một tình yêu bất tử­.

  • Những Vành Khăn Trắng

    Những Vành Khăn Trắng
    Lưu Thị Hạnh
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 817

    Sau hai tháng đi nghỉ mát ở một vùng quê người chú họ, Hậ­u trở lại Hà nội. Ngay hôm đặt chân lên sân ga, Hậ­u đã cảm thấy sự bực bộc, chán nản. Cảm giác ấy, đã hơn một tuần lễ nay, vẫn theo dõi Hậ­u. Hà nội vẫn nhiều nắng. Nắng mạnh, trời xanh, tiếng phố rộn rã, ngần ấy thứ đũ làm cho Hậ­u, một người thiếu phụ góa chồng, liên tưởng đến sự cô độc trong đời mình.
    Hậ­u buồn lắm. Thành phố hoa lệ này, chủ nhậ­t nào cũng vui như tết. Không ngớt, những con tàu đem hành khách đổ về đây, từ ở các tĩnh lân cậ­n lại. Hà nội như một viên ngọc, hào quang với mọi sự cám dỗ, bắt người ta phải bỏ ra một ngày trọn, hay í­t ra nử­a ngày, để dắt nhau tụm năm, tụm ba đi mòn các đường phố.

  • Chạy Loạn

    Chạy Loạn
    Lưu Trọng Lư
    Éditions Librairie Centrale xuất bản 1939

    Truyện Dài

    CHAPTERS 2 VIEWS 744

    Ở giải núi Đông sơn, cách tỉnh thành Thanh hóa độ năm cây số, có một hang gọi là hang Bà Tầm, hang nhỏ, không bao giờ được hân hạnh in dấu chân một người du khách. Nhưng nó là một hình ảnh rất ghê rởn trong đầu óc những người dân quê ở khắp vùng đó. Có lúc, cách đây đã ba mươi năm, về tiết tháng mười, vào những hôm trời mưa lấm tấm và đầy khí­ lạnh, người làng Đông xá trông lên giải núi Đông sơn thấy có những dóm lử­a, đỏ rực một góc trời. Những khi lặng gió, người ta có thể nghe được những tiếng ca hát sang sảng, tiếng cười nói ầm ỹ. Người ta cho đó là những bữa tiệc của Bà Tầm, đãi những khách quen biết. Những buổi dạ hội ấy kéo giài đến lúc gà gáy sáng.

  • Chiếc Cáng Xanh
  • Hổ Với Mọi
  • Huyền Không Động

    Huyền Không Động
    Lưu Trọng Lư
    Hội Ký xuất bản 1935

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 3 VIEWS 700

    Huyền Không Động là một lậ­p trụyện ngắn, ở trong ẩn náu một tâm hồn cổ sơ, sống trong một thế giới đầy sự khủng khiếp, bí­ mậ­t và huyền diệu.
    Huyền Không Động chứng một cải tinh thần sáng tạo rất mãnh liệt và lạ lùng, chưa bao giờ thấy trong văn học sử­ nước ta...
    Chốn mung lung, huyền ảo mới thậ­t là "địa hạt" của Lưu Trọng Lư. Và ở đây, ông mới có thể phát triển hết cái tài của ông như lời Trương Tử­u đã nói.

TO TOP
SEARCH