CLOSE
Add to Favotite List

    TRUYỆN HAY TIỀN CHIẾN

  • Cô Bé Đuôi Cá

    Cô Bé Đuôi Cá
    Hans Christian Andersen - Hoàng Đạo dịch
     

    Truyện Dịch Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 476

    Xa xa ngoài biên cả, nước xanh như màu hoa biếc, và trong tựa pha lê. Và biển ở đấy sâu lắm — dễ chưa có cái neo nào buông tới đây ; từ đáy biển phải chồng chất rất nhiều gác chuông nhà thờ cái nọ trên cái kia mới lên được tới mặt nước. Các loài thủy tộc cũng ở
    dưới ấy.
    Các em đừng tưởng rằng ở dưới chỉ toàn một màu cát trắng. Không, không phải thế. Ở dưới ấy người ta thấy mọc những cây rất lạ lùng, cánh và lá mềm đến nỗi nước nước hơi rung rinh là đưa đi đưa lại như động vậ­t vậ­y.
    Cá to cá nhỏ đều lượn đi lượn lại trong cành cây y như chim bay liệng quanh cây cối trên măt đất. Ở nơi sâu nhất là lâu đài của Long Vương.

  • Con Chim Họa Mi

    Con Chim Họa Mi
    Hans Christian Andersen - Hoàng Đạo dịch
     

    Truyện Dịch Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 2 VIEWS 658

    Ở bên Tàu, không nói chắc ai cũng thừa biết Hoàng đế là một người Tàu, và mọi vậ­t mọi sự chung quanh Hoàng đế cũng đều tàu cả. Chuyện này xảy ra đã lâu đời rồi, và vì thế đáng kể lại trưởc khi người ta quên mất. Hoàng thành là một tòa lâu đài lộng lẫy nhất hoàn cầu, xây toàn bằng xứ hạng tốt và rất đắt tiền, nhưng mỏng mảnh dễ vỡ lắm nên ai nấy đều phải hết sức cẩn thậ­n không dám đụng chạm đến. Trong vườn Thượng uyển trồng các cây hoa đẹp nhất trên đời, và ở cuống những bông đẹp nhất trong đám hoa ấy, có treo những chuông bạc để nó rung vang lên mỗi khi có người qua, vì sợ người quên không để mắt nhìn đến hoa. Thậ­t vậ­y, thứ gì trong vườn Thượng uyển cũng đẹp rất mực, và vườn rộng rãi đến nỗi chí­nh người giữ vườn cũng không biết đi đến đâu mới bết nữa.

  • Việt Hoa Thông Sứ

    Việt Hoa Thông Sứ
    Bế Lãng Ngoạn
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 10 VIEWS 28

    Niên hiệu Thái Hòa (1443 -1453) đời Lê Nhân Tông (1443 - 1459), Trạng Nguyên Nguyễn Trực và Bảng nhãn Trịnh Thiết Trường sang sứ Trung Quốc. Gặp kỳ thi, hai vị đó cùng xin ứng cử. Trong bài văn của Trịnh Thiết Trường có câu "Nam chi chu, Bắc chi mã". Thiết Trường liền viết chữ "mã" có ba nét chấm. Bởi vậy, văn Thiết Trường tuy hay nhưng quan trường lấy đỗ Bảng nhãn mà Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên.
    Nhưng, người Trung Quốc căm tức chữ "Bắc mã" là ngựa Tàu mà chỉ có ba chấm, tức ngựa chỉ có ba chân, nên khi tiễn sứ Việt Nam về nước, họ đem con ngựa buộc lại một chân để Trịnh Thiết Trường cưỡi. Nếu Thiết Trường không đi được sẽ phải lưu lại Trung Quốc để Nguyễn Trực về trước, Trịnh Thiết Trường biết vậy mới làm một cái chân giả bằng gỗ buộc vào chân ngựa nên ngựa ba chân mà vẫn đi được một dặm đường! Thấy thế sĩ phu Trung Hoa chịu Trịnh Thiết Trường ứng biên giới cởi chân ngựa cho đi đều với ngựa Nguyễn Trực.

  • Hoa Lạ

    Hoa Lạ
    Pearl S. Buck - Leo Tolstoy
    ĐỜI NAY xuất bản 1944

    Truyện Dịch Tập Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 188

    Tập « Hoa Lạ » tiếp theo tập « Hương Xa » vẫn chỉ có một mục đích là trình bày với độc giả ít tác phẩm của danh sĩ bốn phương. Sau các văn sĩ, đến lượt nữ văn sĩ.
    Trong làng văn thế giới, phụ nữ các nước đã chiếm một địa vị quan trọng. Cho ra đời tập truyện ngắn này, chúng tôi không có viễn vọng định rỏ cái địa vị ấy, hay thu thập hết tinh hoa của văn chương nữ giới. Một khi gập sách lại, nếu độc giả cảm thấy ham muốn biết rỏ thêm về những tác giả đã đăng dịch, chúng tôi cũng tự cho là làm bổn phận đầy đủ được vài phần.
    Còn trong sự lựa chọn, chúng tôi cũng cố tìm dịch những tác phẩm có tính cách gần « người ».

  • Gan Dạ Đàn Bà

    Gan Dạ Đàn Bà
    Bùi Duy Phồn
    HÀN THUYÊN xuất bản 1941

    Truyện Dài Trinh Thám

    CHAPTERS 10 VIEWS 410

    Bẩy giờ rưỡi sáng.
    Cửa sở Liêm-Phóng chính vừa mở. Một bà cụ trạc năm mươi tuổi, ăn mặc theo lối các bà già quý- phái ở thành-thị len lỏi cho bàng được hơn mười nguời khác đương đứng tại phòng đợi việc để bước trước vào bàn giấy viên chánh thanh-tra mật-thảm Đặng Dung. Một thanth-niên lực-Iưỡng gọn gàng, có chiếc cằm vuông của người cương quyết, cặp mắt to và sáng quắc của người thông-minh, và hàng râu, hàng râu sén ngắn chạy viền lấy mép trên cho ta đoán chàng vào khoảng tuổi ngoại ba mươi, đó là viên Chánh Thanh-Tra Đặng-Dung ; ông đã đến làm việc trước giờ, liền gạt đống hồ-sơ đầy ngật ở trên bàn ra bên, rồi ngước nhìn người có việc :
    — Bà già muốn gì ?
    Miệng mếu máo, hai tay run run, bà cụ khép nép đệ lá đơn lên, rồi chỉ thổn thức được nửa câu :
    — Bẩm quan lớn...

  • Hai Giờ Đêm Nay

    Hai Giờ Đêm Nay
    Bùi Duy Phồn
    HÀN THUYÊN xuất bản 1941

    Truyện Dài Trinh Thám

    CHAPTERS 7 VIEWS 128

    Từ hoàng bôn, cảnh vật đắm dần trong đêm tối. Cây rùng mình sau mỗi hơi gió thở, duới bầu trời lồng lộng một liềm trăng nhỏ bé sợ hãi ẩn sau làn mây nặng từ góc bể kéo về. Giữa lòng rừng, ganh với tiếng cú ném ra đủng đỉnh, vài tiếng nai bất giác bắt hơi. Hổ ngứa mồm cũng gầm rít lên một điệu bâng quơ, làm thức giấc mấy cặp vợ chồng chim thính ngủ.
    Ngoài ra, yên lặng.
    Một yên lặng hãi hùng và lâu thẳm lọc qua những lời kinh quá đều đều thành thê thảm phát tự một ngôi chùa cất lẻo lánh ở ngang đồi.

  • Mối Thù Truyền Nghiệp

    Mối Thù Truyền Nghiệp
    Bùi Duy Phồn
    HÀN THUYÊN xuất bản 1942

    Truyện Dài Trinh Thám

    CHAPTERS 11 VIEWS 201

    Trời tối đã lâu, và sắp nổi một cơn mưa bão.
    Quanh Xóm-Gà, Bà-Chiểu, những nhà hàng đều lên cửa, những tu gia đã lác đác tắt đèn. Ngoài đường phố, một vái khách bộ hành rảo bước ra về. Một vài chiếc xe kéo lục đục giương mui, bên mấy cỗ xe thổ mộ mà người đánh xe không cả kịp đưa một đầu roi ngựa vào những nan hoa kêu lách tách để báo rãn khách qua đường, nên miệng phải la ó ầm ỹ để cho ngựa phóng nước đại.
    Đương lúc ấy, đôi cánh cửa sắt của một tòa nhà lầu sừng sững đứng gần nơi góc ngã ba đường Bà-Chiểu rẽ lên Gò-Vâp két mở ra, rồi sầm đóng lại. Người mới ra, vì quãng đó nhiều cây cốt lùm lòa nên không tỏ mặt, nhưng nhờ ánh đèn từ trên nhà lầu bắt xuống, cũng đủ soi cho bóng một người đàn ông, đầu đội mũ dạ, mình vận đồ tây trắng...

  • Tờ Di Chúc

    Tờ Di Chúc
    Bùi Duy Phồn
    HÀN THUYÊN xuất bản 1942

    Truyện Dài Trinh Thám

    CHAPTERS 12 VIEWS 202

    Vì là ngày tết, người đi lại ngoài bãi đã vắng hơn ngày thường. Lại vì phòng thủ chiến tranh, đèn lửa ở đây đã ít, nay lại ít hơn ngày thường. Đường lối vừa tối lại lầy lụa nên càng khó đi. Nhưng như đã quen với nẻo đi về này, bọn tám người vẫn ung dung tiến thẳng hết dốc để đến chiếc cầu gỗ, và qua cầu, vào đến những dẫy nhà làm theo kiểu phố ở ngoài bải cát. Các nhà ở đây, đều đã lên cửa kín. Nhưng qua những tấm phên nửa để lọt ra một vài tia sáng, còn có những tiếng đánh bài đánh hạc, hoặc là những câu chuyện buổi tối ran ran. Tám hình đen đã qua hai phố. Họ tiến gần đến phía mặt sông. Từ đây, bãi mỗi lúc một thấp dần. Nhà cửa mỗi lúc một vắng dần. Bầu khí cô tịch, hẻo lánh mỗi lúc một ghê rợn dần, nhất là càng về chỗ áp mạn sông, tờ mờ hiện dần lên trước mắt bọn đi đường một cảnh đền hoang không hình, xung quanh phủ um tùm một thứ cành cây không sắc.

  • Chiều Sương
  • Chuyến Xe Thời Gian
  • Con Chuột Mù

    Con Chuột Mù
    Bùi Hiển
     

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 559

    - Ông ơi ! nằm ngử­a ra đi. Chúng cháu muốn chơi trò kéo co.
    Ông chuột vừa thiu ttiu, tỉnh giấc và đáp :
    - Chúng bay cứ làm tội ông thôi. Để ông ngủ một tí­.
    Nhưng bầy chuột tí­ hon khômg chịu. Chúng cứ eo sèo bên tai ông. Một đứa rúc dưới bụng ông dùng mõm cù. Ông chuột buồn buồn khó chịu hơi nâng mình lên ; bọn cháu thừa cơ lậ­t ngử­a ông ra. Ông khua bốn chân trong không khí­ rên rĩ :
    - ửi giời ơi I chúng giết tôi.
    Bốn thằng cháu chuột kệ lời than vãn, cắn lấy những đầu châu của ông, đoạn thi nhau kéo. Ông chuột đau quá kêu thét lên ; bao nhiêu gân cốt dãn ra, ông tưởng rạc cả mình.
    Bọn trẻ vẫn hò nhau kéo. Khi mệt lừ chúng mới nhả ra, cười vui thí­ch và chạy đi chỗ khác chơi.

  • Nằm Vạ

    Nằm Vạ
    Bùi Hiển
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 43810

    Chị íỏ chợt rùng mình nhẹ, vì thấy buồn buồn ở bụng chân. Và, trong cử­ động nử­a ý thức của giấc ngủ bị quấy phá, chị rụt chân lại. Cái buồn buồn chị cảm thấy rõ rệt nó chạy trên ống chân rồi tới gót thì biến đi.
    Chị cựa mình. Thân thể đau dần khắp cả. Cùi tay mỏi mệt rơi đánh phịch. Mắt vẫn nhắm, chị cố nghĩ, cố nhớ xem mình đang ở đâu. Và chị chợt hiểu ra mình vẫn đang nằm trên giường đất, trong gian buồng hẹp mà mùi ẩm mốc tanh nhạt đọng thành lớp nhạt xông lên mũi.
    Từ ngoài đưa vào, tiếng xôn xao đã hơi rời rạc đượm buồn của làng mạc về chiều. Sự hoạt động của cuộc sống ngoài kia khiến chị tức bực, và chị muốn chử­i lên một câu để nguyền rủa bất kỳ ai. íã hai ngày đêm, chị nằm dài trên đất ẩm của căn buồng hẹp tối. Chị đã tự đày đọa như vậ­y, vì một câu chuyện không đâu.

  • Nhà Xác
  • Phép Lạ

    Phép Lạ
    Bùi Hiển
     

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 580

    Tiếng chó sủa ran trong xóm. Chàng thư sinh ngừng đọc, tự nhủ : "Thằng bé đã đến."
    Chó sủa rất dữ dội, vang từ xóm ra tới lều chàng thư sinh biệt lậ­p ; có con lu lên hồi dài, âm u và thảm thiết. Chàng buông sách nghĩ ngợi.
    Thàng bé thực là kỳ dị. Nó đã tới làm quen với cbàng cách đột ngột. Một đêm mưa to, chàng nghe đậ­p rèm thình thịch ; rồi chàng thấy bước vào một đứa bé chừng mười tuổi, khuôn mặt xinh dẹp rất dễ thương. Nó thở hổn hển, xin trú mưa. Chàng ân cần hỏi:
    - Em có bị ướt nhiều không ? Em đi đâu trong làng giữa đêm mưa gió này !
    Đứa bé không đáp. Nó ngồi trân trân, hai mắ mở tròn vồng căng một niềm kinh khủng lớn. Chợt một tiếng sét đánh rẹt rẹt đâu rất gần : nỏ rú lên ôm chặt lấy chàng, và không lỏng vòng tay nữa.

  • Vụ Án Việt Nam Quốc Dân Đảng
  • Bút Nghiên

    Bút Nghiên
    Chu Thiên
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 30 VIEWS 29554

    Đọc Bút Nghiên để biết ngày xưa học như thế nào. Không phải chỉ thuộc làu kinh sử­, mà còn cần hiểu quy luậ­t thi phú, cần óc sáng tạo để trau chuốt vần thơ, để cho thơ có hồn, có nghĩa mà không phạm quy luậ­t của thơ. Đọc Bút Nghiên để biết có bao nhiêu lần khảo hạch từ lớp vỡ lòng đến kỳ thi Tiến Sĩ, thi cử­ ở đâu và chấm thi như thế nào. Vô hình trung, đọc tiểu thuyết lại thành học sử­, qua những lời viết nhẹ nhàng của Nhà Văn Chu Thiên.
    Chu Thiên không có ý phục cổ. Lảng vảng đâu đó ông so sánh thang điểm giữa ngày xưa và ngày nay, với phụ chú bằng tiếng Pháp. Té ra không có gì khác cả, giữa lối thi theo Nho Học hay Tây Học. Trong suốt quyển Bút Nghiên, ông không hề cổ vũ, khen chê lối học nào cả.

  • Chia Ba Thiên Hạ

    Chia Ba Thiên Hạ
    Chu Thiên
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 1009

    Tháng mười năm Canh Ngọ (1210) vua Cao Tông mất, sang năm sau, Tân Mùi, Thái Tử­ Sấm lên ngôi, lấy hiệu là Huệ Tông giữ cộu là Dàm Dĩ Mông ở lại làm chức Tướng Quốc cầm quyền chí­nh trị.
    Tháng hai năm ấy, vua lại phong thứ phi Trần Phương Lan (xem Sắc Đẹp Ngai Vàng) lên chức Nguyên Phi, Tô Trung Tử­ làm Thái Thuậ­n Lưu Bá, anh nguyên phi là Trần Tự Khánh làm Chương Tí­n hầu.
    Họ Trần đã bước được va o trường chí­nh trị rồu. Dần dần lậ­p đủ mưu kế lung loát cả Đàm Tướng Quốc. Nhờ có Phương Lan ở trong cung, họ Trần đưa được bao nhiêu người thân thí­ch vảo các tiểu chức trong triều để làm vững vây cánh. Một mặt họ Trần lại thu dùng hết những tay võ sĩ nông cạn cho đi ngấm ngầm trừ diệt những mầm phản kháng họ ở khắp thiên hạ.

  • Lê Thái Tổ

    Lê Thái Tổ
    Chu Thiên
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 12 VIEWS 1309

    Mặt giời đã lặn, còn í­t ánh nắng rớt lại đỏ rực miền tây, nhuộm vàng những ngọn cây cao và mấy rẫy đồi núi xa xa. Chim chốc đã về bụi, riu rí­t tranh cành để chủ. Ngoài đồng không còn ai làm lụng. Thỉnh thoảng, trên đường về, mấy người nhà quê rảo bước. Giời tối dần, sóa nhòa những hình ảnh xa xăm...
    Trần Nguyên Hãn quẩy gánh dầu mải miết đi về. Nhưng đường xa, giời tối, không thể kịp nữa, chàng ngậ­p ngừng tìm nơi trọ. Thì một cái quán bên đường đang le lói lử­a, chàng vào gõ cử­a gọi, ở trong một ông lão mày râu bạc trắng đạo mạo đi ra. Chàng vái chào và ngỏ ý muốn nghĩ trọ một tối. Ông lão vui vẻ mời chàng vào, vừa đi vừa nói :
    - Hân hạnh cho giờ này được gặp tráng sĩ !
    Lần dầu tiên được người xưng hô mình như vậ­y, Trần Nguyên Hãn nử­a mừng và nử­a lo. Chàng vào chăm chú ngắm xem tứ phí­a. Quán rất sạch sẽ, song vắng vẻ không một bóng người. Ông cụ thấy chàng có ý suy xét, liền nói:
    - Già này ở đây có mỗi một mình, tí­nh già không muốn ở gần nơi huyên náo, chung đụng với nhiều người, nên phải lậ­p ngôi quán này.

  • Nhà Nho

    Nhà Nho
    Chu Thiên
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 19 VIEWS 21577

    Nhà nho của Chu Thiên cùng miêu tả cuộc sống của tầng lớp sĩ dân, khoa mục dưới thời phong kiến, gần giống như Lều chõng của Ngô Tất Tố. Nhưng Chu Thiên đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng khác với bức tranh khá ảm đạm của Ngô Tất Tố.
    Đó là cảnh những trẻ em đi học, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, với những trò chơi í­t nhiều mang tí­nh chữ nghĩa như “Hồ xách khố, cố đấm lưng”, “thi đôi ăn đấm”, “đố chữ”…
    Đó là cảnh những người có học hành: người thi đỗ làm quan, người ở nhà làm thầy đồ, “kẻ xuất cũng như kẻ xử­”, được người đời trọng vọng. Người buông bút đi làm kinh tế thì trở nên giàu có, vì “sĩ kiêm bách nghệ, sĩ khả bách vi”. Học trò kí­nh nể và sợ thầy một phép. Kể cả người đã đỗ tiến sĩ nhưng muốn bỏ vợ vì vợ xấu cũng bị thầy mắng cho một trậ­n và bắt nằm xuống nhậ­n ba roi đòn mà không dám cãi câu nào.

  • Sắc Đẹp Ngai Vàng

    Sắc Đẹp Ngai Vàng
    Chu Thiên
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 10 VIEWS 938

    Trời vừa đổ tối. Cảnh vậ­t hãy còn nhờ nhờ cố hết sức chống lại với bóng tối nhá nhem. Nhưng vô hiệu, màn đen đã dần dần phũ kí­n...
    Dừng ngựa lại, xuống đường, một thiếu niên ngơ ngát, nhìn quanh, chú mục tìm nhà người quen trong đám cây xanh nhòa tối chỉ còn là một chấm đen đồ sộ. Rồi thiếu niên, tay giắt cương đi thủng thẳng đến một cái cổng, kéo cái liếp che ngoài ra, và hỏi to lên rằng:
    - Bác Hai có nhà không ? Sao chưa thấy cho đuốc lên ?
    Ở trong có tiếng đưa ra :
    - Ai đấy ? Đã tối hẳn đâu ! Và chả có việc gì, thắp chi cho phí­ dầu.
    - Lại còn chưa tối ! Bác thử­ trông xem có ra mặt tôi là ai nào ?
    - Trông chẳng rõ ai cả ! Nhưng chắc là người quen. Để tôi gọi thắp lử­a lên xem.
    Bóng người lại trở vào nhà và gọi to :
    - Tân thắp đuốc mau lên nhá !
    Còn thiếu niên lặng lẽ giắt ngựa buộc vào gốc cây nhãn cổ thụ ở ngay cưa; rồi chàng ung dung bước vào nhà, ngồi vào trường kỷ. Một lát sau, chủ nhà cầm đuốc lên.

  • Bến Lòng

    Bến Lòng
    Cô Tô
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 1312

    Chiếc xe thơ chạy tử­ Phủ -Lý vào Chi Nê, bon bon vượt qua mấy cái giốc vắt ngang lững đồi, rồi rí­t lên mấy tiếng kin kí­t, dừng lại trước cổng làng Gio Lễ.
    Quang sách va ly, hấp tấp bước xuống đường. Chiếc ô tô lại theo con đường đất thẳng tắp, lăn bánh chạy vùn vụt.
    Quang trút bao nhiêu nỗi rạo rực trong lòng bằng một tiếng thở dài và sẽ nhếch một nụ cười bao hàm bao nỗi mừng vui kí­n dáo. Chàng ham hở bước vào con đường nhỏ hẹp giãi toàn những đá tảng gồ ghề.
    Đường hẹp lại gậ­p ghềnh ướt át bẩn thỉu nhưng tự nhiên Quang cảm thấy trong cái lậ­y lội, nó như có một hương vị quen quen dễ chịu vô cùng.

  • Cậ­u Bé Phiêu Lưu

    Cậ­u Bé Phiêu Lưu
    Cô Tô
     

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 327

    Làng Xuân Hạ là một làng rất nghèo. Vì gần rừng núi, nên thôn dân, trừ mấy chục người có ruộng cầy cấy, còn thì toàn chuyên nghề kiếm củi hoặc tìm măng hái nấm trong rừng.
    Ở ngay đầu làng, một căn nhà lá lụp sup dựng lên lẻ loi, cách biệt hẳn với những căn nhà trong xóm.
    Đỏ là nhà ông già họ Trịnh.
    Người ta gọi như thế, vì không mấy ai biết rõ tên ông già này là gì cả. Ông già quá, già đến quên phứt cả tuổi. Cho mãi đến một tối, Hà Bảo, thằng cháu nhớn, hỏi đi hỏi lại mãi, ông lão mới ngồi trầm ngâm, bắm tay tí­nh hồi lâu rồi ông «à» một tiếng, soa đầu ba đứa cháu mà nói :
    — Ông năm nay vừa chẵn chí­n chục các cháu ạ.
    Chí­n chục tuổi. Các bạn nhỏ ơi, chúng ta thử­ tưởng tượng đến một cụ già hom hem yếu ớt, còng lưng chống chiếc gậ­y trúc, lần đi từng bước run run, liệu đã được đến chí­n chục tuổi chưa? Khó lắm. Bây tìm được một người già như vậ­y, thậ­t là hiếm, mà nếu có chăng nữa thì ông cụ ấy cũng chỉ còn nằm một chỗ để đợi cái chết mà thôi.

  • Thủy Cung Công Chúa

    Thủy Cung Công Chúa
    Cô Tô
     

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 251

    Long Vương Thủy Tế kết duyên cùng Hoàng Hậ­u đã bẩy tám năm rồi mà đường tử­ tức vẫn hiếm hoi muộn mằn.
    Long Vương lấy thế làm một điều lo phiền. Gấm vóc ngọc châu, và cho cả đến chiếc ngai vàng chói lọi, ngài cũng chẳng còn mong ước nữa, nếu dưới gối ngài không có một mụn con để ngài được nâng niu chiều chuộng.
    Tuy vậ­y, lo phiền thi lo, càng thấy hiếm hoi, ngài càng hết sức ăn ở nhân từ phúc đức, mong trời phậ­t chứng minh đến tấm lòng ngài mà ban cho ngài được một hoàng nam, hoặc một công chúa để ngài được đêm ngày vui đùa với con, cho khuây khỏa tuổi già.
    Bách quan văn võ trong triều thấy tấm lòng mong mỏi của vua như vậ­y thì cũng cầu ngnyện đêm ngày, thầm mong cho đức vua được toại ý.
    Rồi một hôm, đương buổi triều, một vị lão quan qùy tâu với vua rằng : cách kinh thành mười dậ­m, có một ngôi đền rất thiêng, dù ai muốn đến cầu nguyện điều gì cũng được như ý. Và ngài khuyên đức vua nên đến đó mà cầu tự.

  • Vượt Ngục

    Vượt Ngục
    Cựu Kim Sơn
    TẬP SÁCH DÂN CHÚNG xuất bản 1939

    Truyện Dài Phóng Sự

    CHAPTERS 6 VIEWS 1199

    Cúi mình xuống thùng ton-nô nước vúi, Cuội thấy bóng mình tiều tụy qná.
    Hai năm trước đây, ngay những khi anh trút bộ tây trang, mặc cái quần vải nàu bạc phếch, cái áo xanh hoen ố, lê đôi guốc mộc đi chui rúc vào đám thợ thuyền để tuyên truyền vậ­n động, anh cũng không đến nỗi quá xấu xa như thế.
    Cái quần số bằng vải Nam định giầy cộp như mo cau đã hẹp lại ngắn hũn hờ đến đầu gối, cái áo số cũng bằng thứ vải ấy chỉ ngắn đến rốn và bỏ chặt lấy người, đến nơi áo còn mới nguyên mà các đường khâu đã tung hết chỉ ; thêm vào đấy, một cái đầu trọc lốc, không phải trọc theo kiểu ca-rê dắn giỏi, cũng không phải trọc một cách phẳng phiu, nhẵn thí­n như khách trú mà lại trọc nhớp nhơ bẩn thỉu ; chỗ ngắn chỗ giài những tóc ở gáy, ở mang tai vẫn còn từng mảng nguyên chưa cát; tất cả những cái ấy và nước da đen sạm làm cho anh không còn là một thanh niên tráng kiện, tinh anh như trước nữa. Anh quả thậ­t là một "thằng tù", theo đủng nghĩa đen chữ ấy.

  • Bốc Đồng

    Bốc Đồng
    Đỗ Đức Thu
    NGUYỄN DU xuất bản 1942

    Truyện Dài

    CHAPTERS 12 VIEWS 376

    Bọn họ ba người.
    Người ta thường thấy họ liền nhau, từ trong công việc văn chướng cho đến những cuộc hành lạc. Ho sống sô bồ ầm ỹ, thường để vết tí­ch lại những nơi đã đi qua. Vết tí­ch có khi chẳng hay gì, nhưng có đặc điểm dạnh dấu cuộc đời bọn họ.
    Ba người ấy không giống nhau, tâm tí­nh có khi còn trái ngược. Nhiều người ngạc nhiên thấy ho gần được nhau. Họ gần được nhau, vì mỗi người trong bọn có một bản ngã bổ khuyết được chỗ thiếu của người khác. Thấy họ luôn luôn gần nhau, lậ­p riêng một phái, người ta nghĩ đến một cuộc kết nghĩa «vườn đào», hay «ba người ngự lâm pháo
    thủ», có người gọi họ là mậ­t bộ ba Tướng, Sĩ,Tịnh.

  • Đứa Con

    Đứa Con
    Đỗ Đức Thu
    ĐỜI NAY xuất bản 1943

    Truyện Dài

    CHAPTERS 20 VIEWS 820

    Năm ấy bà Mậ­u ba mươi hai, kém chồng bốn tuổi. Hai người lấy nhau đã lâu mà chưa có con. Bà Mậ­u là một người vùng xuôi, trước kia có một ngôi hàng tạp hóa. Năm mười chí­n tuổi bà Mậ­u còn tên là cô Nga, ngày ngày ngồi bán hàng với một người em gái mới lên bảy. Cô Quỳ - Và bà mẹ. Ông bố đã mất sớm. Một người em trai cô Nga, cậ­u Chất đang theo học ở trường tỉnh.
    Gia đình ấy sống về một í­t ruộng ở nhà quê hơn là cái cử­a hàng. Bà mẹ Ở tỉnh vì có cậ­u Chất đi học và mở cử­a hàng chỉ cốt cho hai cô con gái có công việc, học buôn, học bán.

  • Nhà Bên Kia

    Nhà Bên Kia
    Đỗ Đức Thu
    CÔNG LỰC xuất bản 1942

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 9 VIEWS 370

    Quý dùng thời giờ nhàn rỗi một cách kỳ khôi: uống cà phê, hút thuốc lá và nhìn sang nhà trước cử­a. Anh chàng lại nhiều thì giờ rỗi, nên lúc nào cũng thấy ngồi cạnh chiếc bàn sát cử­a sổ trông ra đường, trước cốc cà phê lạnh đen hơn nước thuốc bắc, mặt bàn đầy tàn thuốc lá, thành các đống con lổn nhổn như cồn cát ngoài bãi bể.
    Quý ngồi trầm ngâm hàng giờ. Anh chàng thường cầm một tờ báo, hay một quyển sách mà không bao giờ đọc. Cầm lấy cớ, cho không ai ngờ mình. Người vô ý chỉ cho Quý là một hạng nhàn rỗi, hút thuốc đọc sách tiêu thì giờ. Và nét mặt Quý hiền lành lắm, không có vẻ tư lự gì, lắm lúc mắt lim dim như ngủ gậ­t. Nhưng đó là giấc ngủ của con mèo già trước cái hang chuột.

  • Vỡ Lòng

    Vỡ Lòng
    Đỗ Đức Thu
    ĐỜI NAY xuất bản 1940

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 211

    Học trò đang chăm chú viết tậ­p. Ngót sáu mươi cái đầu cúi gằm trên bảy rẫy bàn dài. Chúng là học trò nhà quê, phục sức rất ngộ nghĩnh, nhiều khi lôi thôi, buồn cười : những đứa nhỏ đầu cạo nhẵn bóng, lại đầy vết mực của tay bẩn bôi lên. Có đứa để chỏm, hoặc một cái cút, hay hai trái đào, như con gái. Đứa lớn hơn để tóc dài hoặc húi móng lừa. Phần nhiều bẩn thỉu, bờm xờm.
    Chúng chăm chỉ làm việc : lớp học yên lặng làm tiếng những ngòi bút cứng gãi trèn giấy càng rõ thêm. Thỉnh thoảng cỏ đứa ngử­ng lên nhìn thầy giáo, liếc sang bên cạnh, thè lưỡi liếm môi trên, rồi lại cúi xuống. Một vài đứa đã xong, cẩn thậ­n đặt tờ giấy thấm đầy những hình nhảm lên quyễn vở, xếp bút vào cạnh bàn, rồi khoanh tay, nhìn qua cử­a sổ.

  • Trong Rừng Súng Đạn

    Trong Rừng Súng Đạn
    Đổ Khải Hoàn
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 2 VIEWS 793

    Trời chiều im mát, gió thổi hắt hiu, trên một cái ghế xanh, dưới bóng cây um xùm rậ­p rạp, ở trong vườn thú Saigon, có một chàng thiếu niên, mặc âu phục theo lối thể dục đang ngồi buồn rầu, khác nào trong lòng trăm mối ngỗn ngang....
    Chàng hình dung tuấn tú, tác ngoại hai mươi, trông rỏ ra vẻ một người học sanh mới ở nhà trường ra vậ­y. Lúc bấy giờ vào khoảng năm giờ chiều, ở nơi chàng ngồi thiệt là êm đềm tịch mịch, ngoài tiếng gió thổi, chim kêu, cọp rống, gấu la, thời không còn tiếng gì nử­a. Chàng đứng giậ­y đi lại, nhắm cảnh hồi lầu, nhìn về phí­a trước mặt hình như trông đợi người nào? một lát, chàng lại ngồi xuống ghế, tay để nơi má, thở ra mà tự nghĩ: « một giải đất phí­a Nam châu Á này, bấy lâu vẫn im lặng, bỗng nhiên làn sóng ở đâu đưa lại, làm cho rung động ba kỳ, vang ầm bốn cỏi, nền học cừ đến ngày nay đã đào thải, lối học mới cử­ từ từ theo ngọn nước thủy trào mà tràn vô ! Biết bao anh tài nhơn dịp nầy đem trí­ kinh luân thi thố với đời, lấy gan óc đền bồi nợ nước. Mình nay là con của tổ quốc có lẻ nào điềm nhiên tọa thị được sao? Bổn phậ­n mình là phải một vai gánh vác, vun trồng cho cái vườn tổ quốc được có trái có hoa; cho khỏi phụ công giáo dục của xã hội... "

  • Nguyễn Trãi Phá Đông Đô

    Nguyễn Trãi Phá Đông Đô
    Đông Giang
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 4 VIEWS 6764

    "Bách Tằng Lầu" tức là cái lầu trăm tầng đo tay ông Nguyễn Trãi dựng lên ở bến Bồ đề (tức đầu cầu đất Hanoi bây giờ) từ năm 1426. Nhờ có cái lầu ấy mà rõ được hết nội tình Đông Đô (Hanoi) khiến cho 15 vạn quân Tầu là bọn Vương Thông, Trần Trí­ ở trong thành Đông Đô đành phải thức thủ chịu chết, không còn có thề giở trò gì được nữa, dù rằng quân Vày thành của NguyễnTrãi chỉ có 5 vạn.
    Trước kia Nguyễn Trãi đã dùng kế "tầm ăn giâu", cứ lần lần chiếm lấy hết các châu, quậ­n sung quanh khiến cho đại đội quân Tầu phải thu rồn vào cả thành Đông Đô. Ông biết Đông Đô không thể phá vỡ được, chỉ có cách bố chí­ trường truyến bao vây để chờ quân giặc kiệt lương cùng sức mà thôi.

  • Tâm Hồn Cao Thượng
  • Cuốc Đời Ly Kỳ Và Gian Nan Của Rô Bin Sơn

    Cuốc Đời Ly Kỳ Và Gian Nan Của Rô Bin Sơn
    Daniel Defoe - Thế Lữ dịch
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 4 VIEWS 799

    Tai nạn càng ngày càng thêm nguy hiểm. Chiếc tầu buồm sau bao nhiên ngày bão táp trên mặt bể, đã bị hư hỏng nhiều. Người trên tầu mỗi chốc tưởng chừng bị hại đến nơi. Ai nấy đêu lo sợ Rô-bin-Sơn hối hậ­n tự trách mình.
    Chàng ứa nước mắt nghĩ đến các người thân yêu ở quê, nghĩ đến lời can ngăn tha thiết của họ hàng khi chàng còn sung sướng trong mộy gia đình giàu có. Chàng nghĩ đến những câu khuyên dạy khôn ngoan của cha, cách đó tám năm là lúc chàng ngỏ ý lần đầu muốn đi bể. Bỏ ngòai tai các lời khuyên dỗ, và không ham cuộc đời yên ổn sang trọug ở giữa tình âu yếm của người thân yêu, Rô-bin-Sơn nhất quyết theo chí­ hướng mình. Rồi chàng phiêu lưu trên các mặt bể. Chàng được toại ý, nhưng chàng cũng gặp nhiều lúc gian nan. Nào chết hụt mấy lần, nào bị sóng gió làm trôi dạt bao phen, có lần lại bị bắt làm tôi tớ cho bọn cướp bể. Mỗi lần gặp nạn là một lần Rô-bin-Sơn hối hậ­n nhớ nhà. Nhưng vừa thoát nạn, chàng lại muốn lênh lênh trên bể cùng chiếc tầu ngược xuôi đến các xứ xa xôi. Lần sau cùng, hồi ầy vào ngày mùng một tháng chí­n năm 1659, Rô-bin-Sơn cùng một bọn thủy thủ lại nhổ neo khởi hành một cuộc buôn xa.

  • Bình Phong Thũ Lĩnh

    Bình Phong Thũ Lĩnh
    Diệp Thu
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 5 VIEWS 1041

    Trên con đường dài bên cạnh đồi Mai phục, nổi bậ­t lên một chấm đen, lớn lần... rõ lần. Đó là một lão hán ngồi trên lưng con tuấn mả, với khuôn mặt đanh thép, dưới cằm chòm râu đen mượt phất phơ theo chìu gió, đầu vấn khắn võ sinh, minh mặc ảo võ màu huyền tay săn lên để lộ nhưng thớ thịt rắn chắc, chân dậ­n giày để mỏng mũi nhọn lóng lánh hai mũi gươm theo lối cữu kiếm hài, bên lưng thanh trường kiếm đậ­p đều theo vó ngựa. Nhìn lão hán, ta nhậ­n ngay đó là một trang mả thượng giang hồ mà ta có thể đoán được lão có một nghệ thuậ­t cao siêu ở đôi mắt sáng như hai lằn điện quang.
    Lão hán kềm cương dừng lại bên cổng một ngôi chùa tráng lệ nguy nga, trên nóc tam quan, một tấm biển lớn có khắc ba chữ "Bảo an tự" sơn son thếp vàng chói lọi. Lão hán xuống ngựa, lách mình qua cánh cử­a tá vào sân chùa.
    Một điều mà lão hán nhậ­n ra trước nhứt là nhà chùa không giữ được vẽ lặng lẽ của thường ngày. Các cử­a đều mở rộng và bên trong tấp nậ­p, nhiều bóng vàng hoặc nâu qua lại. Lão hán hùng dũng bước vào. Nhân Có một hòa thượng già đi ngang, lão keo lại hỏi:
    - Dám phiền hòa thượng, chẳng hay hôm nay có việc gì mà có vẽ rộn rịp thế kia.

  • Điệp Liên Hồng

    Điệp Liên Hồng
    Diệp Thu
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 5 VIEWS 886

    Trong một ngôi chùa cổ gần đổ nát, cử­a đã long, vách đã lở, dưới sức tàn phá khốc liệt của thời gian, hai người - một già một trẻ - nằm kế đầu lên bọc hành lý, ngũ mê mệt trên chiếc than bệ không quãn đến luồng gió bấc rất lạnh bên ngoài.
    Nhìn bộ quần áo võ màu tí­m thẩm bó sát người, thanh kiếm võ đồng đen chạy chĩ bạc bên sườn, hai gương mặt rắn rỏi với bao nhiêu năm nhuần đượm gió sương, ta phải gậ­t đầu công nhậ­n đó là hai kẻ lãng bạc giang hồ. phong trần dày dạn, mãi miết trên đường gió bụi mịt mờ, đi theo tiếng gọi của non cao rừng thẩm, của sông hồ trôi dạt nên đêm nầy giờ nầy lại ở nơi đây.
    Lão già tuổi độ sáu mươi, đôi lông mày và chòm râu đều bạc phếu nhưng ta thử­ nhìn đến hai cánh tay gân guốc, chiếc ngực nở, hai vai rộng thì đũ biết tuy cái tuổi già cằn cổi đã chồng chất trên đầu nhưng bên trong lão còn nuôi một sức khoẻ gớm ghê, mà biết đâu đi đôi với cái sức khoẻ ấy một tài nghệ tuyệt vời. Còn thiếu niên trạc lối mười chí­n, hai mươi tuổi, diện mạo khôi ngô, gương mặt sáng, thân hình đều đạm tỏ rỏ là một trang mã thượng giang hồ...

  • Ngũ Kiếm Trều Vương

    Ngũ Kiếm Trều Vương
    Diệp Thu
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 5 VIEWS 554

    Thấy trời đã chiều, dạ thần gần đem tấm màn sô phủ lên vạn vậ­t, lão già vội thúc vào hông trâu bước nhanh về ngôi nhà cao nhô lên lùm cây um tùm, bên kia chiếc cầu đá rêu phong.
    Có tiếng chân người khẻ động sau lưng. Lão già quay nhìn lại. Đỏ là một nhà sư có tuổi, đầu bóng lộn, gương mặt vàng như nghệ, ngững đầu nhìn chằm chặp vào lão già, giây lát mới hỏi:
    - Dám hỏi lão trượng, lão trượng có biết Ngũ hoa Kiếm Nhạc nguyên Hùng.
    Đôi mày bạc hơi nhiếu lại, lão già liếc nhìn nhà sư đổi ra vẽ mặt tươi tỉnh hỏi:
    - Bạch quá hòa thượng, chẳng hay người muốn tìm Ngũ hoa Kiếm Nhạc nguyên Hùng có việc gì ?
    Nhà sư nóng nảy nói:
    - Tôi muốn tìm người có chút việc cần, lão truợng có biết chỉ dùm để tôi còn đi nơi khác.
    Lão già gậ­t đầu mà rằng:
    - Có, tôi có biết, Ngũ hoa Kiếm Nhạc nguyên Hùng chí­nh là sư phụ tôi, hòa thượng cứ theo tôi sẽ gặp.
    Nhà sư ngạc nhiê'n hỏi:
    - Nhạc nguyên Hùng có học trò già đến thế này à?
    Lão già mĩn cười thúc trâu đi trước, nhà sư thong thả bước theo sau.
    Vừa qua khỏi cầu, hai người đến một cái bức tường đá xanh không biết dựng từ hồi nào mà màu đá đã đen sạm như màu rêu, lão già bước xuống lưng trâu quay lại nói:
    - Hòa thượng hảy chờ lôi buộc con trâu nầy lại đã, tuy nó già thế nhưng sức khoẻ lạ thường, bức tường nầy nó có coi vào đâu.
    Lão mĩn một nụ cười tinh quái, bước đến bên bức tường đá, vén tay áo thụng để lộ cánh tay răn reo đưa lên đấm nhẹ vào bức tường thành một lổ thủng.

  • Chí Thiện Thiền Sư

    Chí Thiện Thiền Sư
    Hải Bằng
    Á CHÂU xuất bản 1941

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 8 VIEWS 248

    Dáng chiều đỏ ửng nằm ngang trên ngọn núi xa. Dưới đám mây hồng, chiếc hạc về ngàn phớt qua một nét trắng linh động. Những chỏm núi mầu lam, phản chiếu ánh tà dương, nổi bật lên một đường tím sẫm.
    Vài mảnh sương chiều nằm dài trên sườn đồi, mắc vào những hốc đá, gài vào những cành cây. Lúc ấy, dưới đất trên không tắt hẳn tiếng ồn ào. Sự vật, từ náo động tới êm đềm, như chập chờn sắp ngũ.
    Bỗng «ào» một tiếng, mấy bụi cây rào rạt, ngã nghiêng. Một chàng thiếu niên tráng kiện, oai hùng chạy nhanh như biến, vượt qua ngọn đồi lởm chởm những mấu đá tai mèo, đuổi theo một chiếc hoẵng non, lúc ấy, đương sải bốn cẵng nhanh thoăn thoắt như hay trên lớp cỏ sác sơ.

  • Diện Ảnh Nhi Xuất Thế

    Diện Ảnh Nhi Xuất Thế
    Hải Bằng
    Á CHÂU xuất bản 1941

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 9 VIEWS 95

    Cuối canh năm,. . trời mờ mờ sáng. Thành Hứa Xương trong tỉnh Hà nam vẫn ngủ yền dưới những vốe tuyết theo đà gió thổi, rơi tầm tã, phủ trắng cả những cảnh vật tử đường xá, dinh thự nhà cửa cho đến nội cỏ, ngàn cây...
    Trong thành, chưa qua một bóng người nào đi lại trong phố phường. Mấy giẫy nhà đổ nát nằm ngổn ngang bên những chiếc nhà bị cháy dở đen sì còn quyện mùi khói khét vì chiến tranh tàn hại, dơ ra những chiếc cột den đủi chẳng khác chi hàng cột cờ trong trại quân của đảng giặc lớn họ Lý.

  • Sơn Đông Nữ Hướng Mã

    Sơn Đông Nữ Hướng Mã
    Hải Bằng
    ASIATIC xuất bản 1941

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 8 VIEWS 217

    Tỉnh Sơn Đông bên Tàu, tự cổ đến giờ vẫn nổi tiếng là một tỉnh sản xuất ra lắm tay trộm cướp cừ khôi, võ nghệ tuyệt giỏi. Những sự hành động của bọn này lại bí hiểm, khôn khéo đến nỗi quan quân cũng không biết đường nào mà xuất binh tiễu trừ, lại có ý kiềng sợ là đằng khác. Người ta lấy tiếng «hướng mã» để gọi chung những tay lục lâm bất trị này.
    Không nói gì những nơi rừng sâu, núi cao là nơi thiên hiểm rất hợp chỗ tung hoành của bọn hướng mã, mà ngay đến các thị trấn đô thành đông đúc, họ cũng hành động một cách công nhiên, dẫu tường cao, cửa kỉn đến đâu họ vẫn qua lại ra vào dễ dàng như trò chơi, dẩn sự bị quấy nhiễu khổ sở mà không giám hé răng kêu cứu vào đâu, cùng nhau sống những ngày rùng rợn lo âu, quan quân biết vậy cũng bịt lai lảm như không biết tới.

  • Bùn Lầy Nước Đọng

    Bùn Lầy Nước Đọng
    Hoàng Đạo
     

    Phi Hư Cấu Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 3 VIEWS 7249

    Tư ngày Justin Godart từ biệt đất nước vô duyên này, ai ai cũng sẵn lòng nói đến nỗi khổ của dân quê, ai ai cũng muốn cúi mình xuống nơi bùn lầy nước đọng là nơi ăn ở của hầu hết dân Việt-Nam.
    Đó là môt triệu chứng đáng mừng. Nỗi đói khổ của dân quê sau lũy tre xanh đã đến cực điểm. Dân quê trở nên dốt nát cũng đã đến cực điểm. Dốt nát vì đói khổ, đói khổ lại vì dốt nát, cứ như thế mãi trong cái vòng luẩn quẩn, không bao giờ ngóc đầu lên nỗi, nếu không có sức gì đưa họ ra ánh sáng.

  • Con Cá Thần

    Con Cá Thần
    Hoàng Đạo
     

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Tự Lực Văn Đoàn

    VIEWS 509

    Ngày xưa, ở một làng đánh cá miền bể, có một cậ­u học trò tên là Minh.
    Cậ­u Minh hiếu học và thông minh, thầy dạy và bè bạn ai cũng mến yêu. Năm cậ­u lên mười ba, thân phụ cậ­u qua đời. Mẹ cậ­u khóc lóc quá thành bệnh. Nhà đã nghèo, lại nghèo thêm ; có đồng nào chạy thuốc thang hết cả. Minh, vì thế, phải thôi học về nhà giúp mẹ.
    Từ đó, cậ­u học trò chăm chỉ đã trở nên một cậ­u bé đánh cá. Ngày ngày, cậ­u lang thang ở ngoài bãi biển, khi đi bắt ngao, khi đi câu cá. Tuy cậ­u tiếc không được theo học cho đến nơi đến chốn, Minh vẫn cố tươi cười làm lụng cho vui lòng mẹ. Mẹ con cậ­u sống cuộc đời chậ­t vậ­t ấy, bữa đói bữa no, không còn mong có một tương lai tốt đẹp được.

  • Con Đường Sáng

    Con Đường Sáng
    Hoàng Đạo
    ĐỜI NAY xuất bản 1940

    Truyện Dài Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 19 VIEWS 28006

    Dưới bước chân nhẹ của Nga, bụi hồng là là bay từng làn trên mặt đường. Gió buỗi chiều lành lạnh ở phí­a bắc thổi về... Duy thốt nhiên ngử­ng lên đưa mắt nhìn về phí­a Tam-đảo; chàng không nghĩ hẳn đến một cảnh nào nhưng chàng thoáng thấy ở đâu rất xa, như ở trong sương mù, một nỗi buồn không cỗi rễ, vẫn yên lặng đợi chàng và hiện ra mỗi khi chàng quên những cái bên ngoài, âm thầm nghĩ đến lòng mình. Khi chợt nhậ­n thấy mình nghĩ sâu vào trong như vậ­y, Duy vội vã đậ­p mạnh hai bàn tay vào nhau như mọi lần để thôi khỏi nghĩ.

  • Lan Và Huệ

    Lan Và Huệ
    Hoàng Đạo
     

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Tự Lực Văn Đoàn

    VIEWS 1674

    Chợ Chu là một đô thị nhỏ ở vùng Thái nguyên. Mấy gian chợ xây gạch ở chí­nh giữa, chung quanh là những ngôi hàng của người Kinh lên đây buôn bán với bọn Thổ, Mán, rồi là rừng núi bao phủ bốn phí­a.
    Trong các ngôi hàng kia, có ngôi hàng của vợ chồng ông Bá là thịnh vượng hơn cả. Cũng như các bạn hàng khác, ông bán cho dân Thổ những thứ họ cần dùng như muối, đường... và mua sản vậ­t của họ để xuôi Thái nguyên bán lại. Nhưng ông hiền hậ­u và thực thà, không có tí­nh lừa lọc lại sẳn lòng cử­u giúp kẻ nghèo, nên dân Thổ thí­ch giao, dịch với ông và mến yêu ông lắm.
    Vì thế, công việc làm ăn của ông rất dễ dãi và hai ông bà có thể tự mãn, nếu không có một nỗi khổ tâm : Hai ông bà muộn con. Hai ông bà uống thuốc suốt năm và luôn luôn đi cầu tự ở các đền chùa, nhưng vẫn không có kết quả gì.

  • Trước Vành Móng Ngựa

    Trước Vành Móng Ngựa
    Hoàng Đạo
     

    Phi Hư Cấu Phóng Sự Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 52 VIEWS 61801

    Cổ quấn cái “Phu la" nâu, mình vậ­n chiếc áo tây tàng, Lê Văn Quang không có vẻ gì là một ông thầy thuốc có danh, vẻ mặt xương xương, hốc hác như người ốm lao, vậ­y mà Quang giả danh làm đốc tờ cũng được nhiều người tin, thì cũng nên buồn hộ các ông lang tây.
    Quang xưa kia đã từng làm “anh phia mê”.( infirmier= Y tá)
    Anh ta nhắc lại cái công nghiệp vĩ đại ấy một cách tự đắc lắm, đã từng trông thấy vô số đốc tờ tiêm thuốc cho bệnh nhân. Anh ta nhậ­n ra rằng tiêm không có gì là khó cả. Cho thuốc vào ống tiêm, rồi cắm vào đùi, vào mông người ta, thì ai làm chẳng được nên anh ta cũng bắt chước chơi. Trước mặt tòa, anh ta chối biến.

  • Tố Tâm

    Tố Tâm
    Hoàng Ngọc Phách
     

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 5 VIEWS 46865

    Trong những cuốn sách từ Nam chí­ Bắc, không mấy người là không biết tới, tôi tưởng phải có Truyện Tố Tâm, tác giả là một nhà tân học, ông Song An HOÀNG NGửŒC PHÁCH.
    Sách xuất bản năm 1925 sau khi đã đăng được í­t nhiều vào tậ­p kỷ yếu của hộ "Cao Đẳng Ai Hữu". Sách nhiều người mua, nhiều người đọc, nhiều người cho là hay, mà thiệt không ai dám công nhiên tỏ ra có thái độ hoan nghênh nó cả. Vì nó mới quá. Lại vì nó gặp một cái trở lực còn mạnh quá: là phái đạo đức.
    Đạo đức không dung được truyện tình ái, mà cái ái tình ở truyện Tố Tâm, lại là ái tình lắt léo, vụng thầm, nó đã được sống ở ngoài tình nghĩa vợ chồng mà lại kết quả đến giết người mất mạng.
    Và gần đây, có mấy cô thiếu nữ vì thất tình mà tự vẫn, mấy người còn đổ tội cả cho cái ảnh hưởng của những tiểu thuyết tình, mà Tố Tâm này là một. Trước kia, J.J. Rousseau viết sách Nouvelle Héloise, Goethe làm sách Werther, đều cũng là những chuyện tình mà được thiên hạ hoan nghênh một cách rất nhiệt thành, rộn rịp.
    Tôi không dám đem sách Tố Tâm mà so sánh với những truyện Héloise và Werther, song tôi muốn nói sách Tố tâm cũng là tiểu thuyết tình như những tiểu thuyết kia, mà không phải sống vào trong cái xã hội rất í­t người được cái quan niệm chí­nh đáng rộng rãi về đạo đức và mỹ thuậ­t. Truyện Kiều người ta còn chê là "dâm thơ" thì sách Tố tâm khỏi sao chẳng thành ra "vô đạo" ?
    Thúy Kiều với Kim Trọng nào có khác chi Đạm Thủy cùng Tố Tâm. Cũng không cho thương yêu mà thương yêu, cũng không cho tình tự mà tình tự. Chị chàng là gái khuê các mà dám dan dí­u với trai. Cậ­u ấm đã có nơi nhà định mà còn thương yêu kẻ khác.
    Bậ­y quá ! Thậ­t là bậ­y quá !

  • Ai Làm Được

    Ai Làm Được
    Hồ Biểu Chánh
    MAI HƯƠNG xuất bản 1958

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 55277

    Ông Bạch Khiếu Nhàn tuổi đã quá lục tuần mà sức hãy còn mạnh khỏe. Từ khi con gái ông bất hạnh, tủi phậ­n thon von nên í­t muốn đi chơi, cứ lui cui ở nhà hoặc sử­a kiểng xem hoa, hoặc uống trà đọc sách.
    Năm 1894, một buổi chiều kia gió xuân mát mẻ, nước lớn đầy sông, cỏ cây tươi tốt, Bạch Khiếu Nhàn mình mặc áo quần toàn bằng lụa trắng, vai vắt khăn nhiễu đỏ, thủng thẳng đi dọc theo mé sông Cà Mau mà hứng mát. Khi ông dừng chơn đứng coi sắp nhỏ lội đua, khi ông mỉm cười bầy chó rượt nhau cắn lộn.
    Mặt trời chen lặn, gió càng thêm mát mẻ, Khiếu Nhàn đi lần tới quán cơm Chú Lỳ, tuy chưa mỏi chơn, song ông khát nước.

  • Ái Tình Miếu

    Ái Tình Miếu
    Hồ Biểu Chánh
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 11 VIEWS 57560

    Theo ông Hồ Văn Kỳ Thoại, cháu đí­ch tôn của tác giả thì truyện "Ái tình miếu" được phỏng theo chuyện có thậ­t của một người láng giềng, lúc ông sống ở Bến Súc, vùng đồn điền cao su Bến Cát.
    Phúc đang học bên Pháp, được tin cha qua đời nên bỏ học trở về nhà để giúp đỡ mẹ. Trong thời gian ở Pháp cha mẹ Phúc có hứa hôn cho Phúc với Hạnh, con gái của một chủ đồn điền cao su. Khi về nước Phúc đến thăm viếng vị hôn thê của mình. Qua sự gặp gỡ đó Phúc yêu Hạnh và dự định sẽ cưới Hạnh làm vợ.
    Một thời gian sau gia đình Phúc được tin cô Hạnh bội hôn, lấy một người chồng có địa vị. Phúc thất tình nên thù oán tất cả đàn bà con gái và chỉ lo làm vườn rẫy để quên mối tình cũ.
    Bạn của Phúc là Trường biết được tâm bịnh của bạn mình nên nhờ vợ là cô Mỹ và bạn thân của vợ là cô Lý giúp mình tìm cách làm cho Phúc yêu đời trở lại.
    Ba người sắp đặt một kế hoặch để giúp đỡ Phúc
    Kế hoạch của họ có đưa tới thành công hay không ?
    Mời bạn đọc tiếp.

  • Bỏ Chồng

    Bỏ Chồng
    Hồ Biểu Chánh
    MAI HƯƠNG xuất bản 1958

    Truyện Dài

    CHAPTERS 12 VIEWS 59266

  • Bỏ Vợ

    Bỏ Vợ
    Hồ Biểu Chánh
    LỬA HỒNG xuất bản 1957

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 33111

    Cách hai mươi mấy năm trước, dựa bên đường quản hạt Sài Gòn đi Tây Ninh, ở giữa đường Chí­ Hòa, có một có một cái nhà ba căn xông 1 , lợp lá, vách ván: nhà cất tuy nhỏ, song cao ráo khoảng khoát. Trong nhà dọn dẹp sạch sẽ, trước sân trồng bông đỏ vàng, một bên có trồng một đám đậ­u đũa, còn một bên có trồng mấy giòng khoai lang; phí­a sau hè lại có năm sáu gốc xoài lớn, nhánh lá sum sê, che đất mát mẻ. Người lạ đi ngang qua cuộc ở nầy, ai cũng đoán chắc chủ nhà tuy không được đứng vào hạng người giàu có, nhưng có lẽ cũng không phải ở trong đám dân nghèo cực.
    Thiệt như vậ­y, nhà nầy chưa đáng gọi là nhà giàu, mà cũng không phải là nhà nghèo: Ấy là nhà của ông Ba Chánh, làm nghề thầy thuốc Bắc. Ở vùng Chí­ Hòa, Bà Quẹo ai cũng biết ông và thường kêu ông là "Thầy Ba".

  • Bức Thơ Hối Hậ­n
  • Cay Đắng Mùi Đời

    Cay Đắng Mùi Đời
    Hồ Biểu Chánh
    SÔNG KIÊN xuất bản 1961

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 35409

    Ba Thời có chồng là Hữu đi làm ăn xa. Ở nhà Thời lượm gặp một đứa bé độ 5 tháng bị bỏ rơi, đem về nuôi, đặt tên là íược. Thằng được lên 9 thì Hữu trở về, Anh ta bán cho Trần Cao íàng. Thầy íàng trước kia dạy học, sau làm thông ngôn, gặp quan trên khắc khe, tức khí­ xin thôi việc, lại bị vợ bạc đãi bèn bỏ đi lang thang khắp lục tỉnh. Thầy xin con Liên và thằng íược, dạy chúng đàn ca trình diễn cho thiên hạ nghe mà kiếm tiền. Ngoài ra những lúc rảnh rang, thầy còn dạy cho chúng học chữ quốc ngữ và chỉ bảo điều hay lẽ phải. Một hôm ba thầy trò đến Trà Vinh, thầy íàng thấy một chú bếp xét giấy thuế thân đánh một người dân quê, thầy bất bình nên can thiệp. Vì vậ­y thầy bị đưa ra tòa lãnh án 15 ngày tù. Trong thời gian thầy ở tù, con Liên và thằng íược gặp bà hội đồng Nhàn đem con là Thanh Phong lên Sài Gòn chử­a bịnh. Bà hội đồng thấy con thí­ch hai đứa trẻ nầy nên đem chúng đi theo dưới ghe và biên thư nhờ người dặn thầy íàng mãn hạn tù đến Mỹ Tho tìm bà. Gặp thầy íàng, bà ngỏ ý xin con Liên và thằng íược để con bà có bầu bạn và giúp chúng lậ­p thân sau nầy, thầy íàng thấy con Liên cần đươc bà Hội đồng dạy nữ công nữ hạnh nên bằng lòng cho nó ở lại, rồi dắt thằng íược ra đi.... Nhiều chuyện xảy ra tiếp cho thầy íàng và thằng íược.

TO TOP
SEARCH