-
Bướm Trắng
Truyện Dài Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh
ĐỜI NAY xuất bản 1941CHAPTERS 3 VIEWS 65044
Chàng đăm đăm nhìn lại hai con mắt to và đen, sáng long lanh như còn ướt nước mắt và đôi gò má không phấn sáp, ửng hồng, ẩn trong khuôn vải trắng. Vẻ buồn của tang phục làm lộ hẳn cái rực rỡ của một vẻ đẹp rất trẻ và rất tươi. Nét mặt thiếu nữ, Trương thấy kiêu hãnh một cách ngây thơ và cái vẻ kiêu hãnh lại làm cho sắc đẹp thiếu nữ có một ý vị hơn lên như chất chua của một quả mơ.
Thiếu nữ nhìn ngang nhìn ngửa tìm người cai phu. Trương thấy nàng không để ý đến mình: nàng bỏ đi chỗ khác quên không chào Trương. -
Bút Nghiên
Truyện Dài
Chu Thiên
CHAPTERS 30 VIEWS 33448
Đọc Bút Nghiên để biết ngày xưa học như thế nào. Không phải chỉ thuộc làu kinh sử, mà còn cần hiểu quy luật thi phú, cần óc sáng tạo để trau chuốt vần thơ, để cho thơ có hồn, có nghĩa mà không phạm quy luật của thơ. Đọc Bút Nghiên để biết có bao nhiêu lần khảo hạch từ lớp vỡ lòng đến kỳ thi Tiến Sĩ, thi cử ở đâu và chấm thi như thế nào. Vô hình trung, đọc tiểu thuyết lại thành học sử, qua những lời viết nhẹ nhàng của Nhà Văn Chu Thiên.
Chu Thiên không có ý phục cổ. Lảng vảng đâu đó ông so sánh thang điểm giữa ngày xưa và ngày nay, với phụ chú bằng tiếng Pháp. Té ra không có gì khác cả, giữa lối thi theo Nho Học hay Tây Học. Trong suốt quyển Bút Nghiên, ông không hề cổ vũ, khen chê lối học nào cả. -
Cai
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Vũ Bằng
Tân Dân xuất bản 1944CHAPTERS 24 VIEWS 6643
Câu chuyện bắt đầu như thế này: Bấy giờ, nước ta đương trải qua một thời kỳ hỗn độn. Thanh niên mắc phải "bệnh thời đại"; hầu hết không có lý tưởng để theo. Một số rất đông sống môt cuộc đời không tin tưởng. Không có ngày mai. Sa ngã. Trụy lạc. Và còn gì nữa?
Tôi, cũng như một số đông bạn trẻ không có tinh thần mạnh, cả ngày chỉ nằm đọc những sách chán đời. Dần dần, mình đâm ra chán cả mình, tôi tìm những cuộc giật dục vong nhân để tiêu ma sức khỏe. Tinh thần càng bạc nhược thêm. Tôi mới hai mươi mốt, hai mươi hai tuổi mà sức khỏe đã bắt tay đi mất. Tôi ốm yếu như một ông cụ sắp đi về cõi thọ. Tôi làm ra mặt già. Như vậy, thú lắm. Tôi chít khăn và mặc áo the để tiếp anh em. Tôi vái họ. Trong câu chuyện, tôi lại đá dăm ba câu chữ Hán cho ra vẻ con người cổ kính... -
Cái Ấm Đất
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
ĐỜI NAY xuất bản 1940VIEWS 974
Ngày xưa có một người cự phú xứ quê ốm nặng và biết mình thế nào cũng sẽ từ trần. Liền gọi ba con trai đến bên giường bảo rằng :
- Cha sinh được ba con, nhờ trời cũng khỏe mạnh và nết na. Đó là sự quý báu nhất và sung sướng nhất trong đời cha. Trong đời cha, cha đã làm nhiều điều ác, nhiều sự bất công, cha xin thú thực thế trước khi nhắm mắt vĩnh biệt các con. Nhưng đối với các con thì cha chỉ có một lòng thương mến, chiều chuộng. Có lẽ cũng vì quá thương mến chiều chuộng các con, và quá nghĩ đến tương lai tốt đẹp của các con mà cha đã ác nghiệt, bất công đối với kẽ khác. Trong khoảng bao nhiêu nam cha đã bòn chắt làm giàu, cha đã hà hiếp bóp hầu bóp họng người ta để có được cái tài sản ngày nay mà cha sắp đem chia cho ba con, chia một cách thực công bằng, nghĩa là chia ra ba phần thực ngang nhau. -
Cái Đẹp Với Nghệ Thuật
Phi Hư Cấu
Lan Khai
ĐỜI MỚI xuất bản 1943CHAPTERS 2 VIEWS 209
Phàm cái gi làm thỏa mãn một khuynh hướng của ta, ta đều bảo ta thích nó.
Đành rằng cái đep đáng thích lắm. Ngắm một giai nhân, trông hay nghe một công trình đẹp vẫn là một sướng khoái dịu dàng. Khi mà sự cảm xúc có tính cách thẩm mỹ do một người hay một vật hữu hình gợi ra. Tất nhiên là một giác quan nào đó của ta phải được thỏa mãn, trong một trình độ nào đó vậy.
Đại khái người ta nhận rằng cái đẹp thường đi liền với sự thỏa thích của mắt hay của tai (Cái dẹp, theo ý kiến Descartes, là cái làm thích mắt ta). Và người ta vẫn để riêng sự trông và sự nghe làm hai giác quan thẫm mỹ.
-
Cái Hoạ Nhật Bản
Phi Hư Cấu Bút Ký
Nguyễn Vỹ
BẢO NGỌC xuất bản 1938CHAPTERS 4 VIEWS 607
Phát Xít Nhật Bản đe dọa cõi Á Đông bằng những tai nạn tàn khốc mà nó muốn kẻo dài mãi mãi, từ ba mươi năm nay, sau khi nó thắng được nước Nga của Nga Hoàng, các cường quốc Âu Châu làm hết cách, vừa để bảo vệ lợi quyền riêng của mình, đi khuyến khích các kế hoạch giã man tàn bạo của nó. Nó đã chinh phục Cao Ly. Nó đã cướp đoạt Đài Loan. Nó đã xâm lược Mãn Châu. Nó dòm Mồng Cổ, lấy Bắc Bình, đánh Thiên Tân, đốt Thvợng Hải. Nó giết chết không biết ức triệu nào những dân vô tội của Trung Hoa.
Đến bây giờ, Nhật Bản không đếm xĩa liệt cường vào đâu cả. Những thái độ láo xược của nó đã làm phẫn nộ cả hoàn cầu. Mặc dù có sự phản kháng của Anh, Pháp, Ý, Mỹ, Nga nó cứ lập lại những cử chỉ hung đồ khấu tặc của nó, chẳng biết xấu hổ, và chẳng nể loài người. Nó đã làm dơ bẩn mặt giời mà nó đeo cái hình ảnh đỏ chói trên cờ, biểu hiệu sự hung cường của nó. -
Cái Hột Mận
Truyện Dài Dã Sử
Lan Khai
ĐUỐC VIỆT xuất bản 1961CHAPTERS 15 VIEWS 28296
Trong vường hoa dinh quan Thái sư chí sĩ Phạm Cự Lượng Tướng công - khuất sau dải tường đá ong rêu phủ - Không khí lúc nào cũng dịu dàng và sực nước hương thơm...
Những khóm liễu mo màng, những gốc đào cổ kính, những cụm hải đường, tầm xuân, thược dược in bóng dưới gương hồ.
Ngồi trên các đầu cột trụ hoặc đuổi nhau trên các mái lầu cong, những cặp kỳ lân, những đôi phượng sứ phản chiếu nắng xuân thành những tia lửa cầu vòng chói lọi...
Đàn bướm ngũ sắc tung bay...
Con hoàng oanh, chiếc thoi vàng thấp thoáng trong tơ liễu biếc, véo von ca khúc xuân tình. Tiếng hót của chim, phản chiếu cái tiếng gọi thiết tha của một linh hồn lẽ bạn ấy, khiến nỗi lòng của Bội Ngọc càng não nùng... -
Cái Ngõ Tối
Tập Truyện
Thanh Châu (Ngô Hoan)
THANH LONG xuất bản 1944CHAPTERS 3 VIEWS 264
Xe lửa dừng lại trước một ga lớn. Hành khách đua nhau lên xuống, có lẽ đêm đã khuya. Tạo ngủ từ quãng nào chàng củng không nhớ nữa. Chàng bừng mắt nhìn xuống sân ga lúc đó đương sáng một ánh đèn lạnh lẽo. Đó là thứ ánh sáng ở tất cả các nhà ga trên thế giới, lúc đêm khuya chỉ gợi cho người ta sự quạnh hiu chia rẽ. Tạo vội vàng quờ tay sang bên cạnh. Tay chàng đụng phải một cái gì âm ấm. Lòng chàng bổng vui mừng như đứa trẻ nửa đêm thức giấc nắm được vào người mẹ, hay người vú.
-
Cái Thủ Lợn
Truyện Dài
Nguyễn Công Hoan
ĐỜI MỚI xuất bản 1945CHAPTERS 28 VIEWS 4819
Liễu là tay giàu có trong làng. Ông vẫn tự hào rằng chúa Trịnh Kiểm là bậc công thần nước Việt Nam, đã phò Lê, diệt Mạc, nên con cháu đời đời được hưởng phúc trời, không ai đến nỗi nghèo ngặt khổ sở. Ông kể ra những ông quan to, những nhà giàu lớn có họ Trịnh ở khắp nước Nam, và nói vanh vách chi này là trưởng, chi là thứ.
Thôi, sự khoe khoang về giòng giống ấy có ích gì cho độc giả. Ta hãy mặc Liễu với tổ tiên họ hàng ông ở đó. Ta chỉ nên biết về Liễu mà thôi. Liễu có chân nhị trường. Cái đó độc giả đã nghe Bút nói và chắc còn nhớ. Liễu chỉ được thi có hai khoa. Khoa thứ nhất, nói rằng để đi cho biết cửa trường, thì ông vào được kỳ đệ nhị. Khoa thứ hai chẳng may ông bay ngay vào kỳ đệ nhất. Ông bảo vì bị sốt rét. Nhưng cái đó không quan hệ cho danh giá ông. Người ta vẫn gọi ông là nhì, nhì Liễu. Rồi nhà nước bỏ chữ nho. Ông bất mãn. Ông phàn nàn mãi rằng mộ cụ thân sinh đắc địa thì còn thi cử mộ cụ thân sinh đắc địa thì còn thi cử, ông tuy chẳng đỗ cử nhân cũng được cái tú tài như thầy. Thế là không được làm học trò, ông xoay ra làm thầy vậy, thầy thuốc và thầy đồ, để mặc ruộng nương cho vợ cấy hái. -
Cái Ve
Tập Truyện Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
ĐỜI NAY xuất bản 1961CHAPTERS 13 VIEWS 15365
Ve bưng mâm bát, đĩa xuống nhà, trong lòng buồn rầu man mác. Năm nay nàng đã mười tám tuổi rồi, mà chưa một lần nào được ai nháy hay bị ai chòng ghẹo. Nàng không hiểu sao người ta lại nháy nhau, lại chòng ghẹo nhau được và làm như thế có ích gì. Nàng chỉ biết khi một người đàn ông, như ông giáo Thanh chẳng hạn, nói với nàng những câu dịu dàng, đứng đắn, khác với những lời cục cằn của mấy bác thợ ăn cơm trọ nhà nàng thì nàng thấy tim nàng đập mạnh và cảm động quá, chỉ muốn ứa nước mắt. Nhưng nàng cũng mới gặp có một ông giáo Thanh đối đải với nàng như thế. Giá ông ấy có nháy nàng bay chòng ghẹo nàng, thì nàng xin thề với nàng rằng nàng chẳng dám tủm tỉm mà cũng chẳng dám mắng vào mặt ông ấy.
-
Cạm Bẫy Người
Truyện Dài
Vũ Trọng Phụng
CHAPTERS 14 VIEWS 62089
Nụ cười vẫn thường lộ trên cặp môi đỏ tựa thoa son, anh Vân bỗng ủ dột, muốn như cỏ vẻ chán đời.
Do lẽ gì, cái thái độ trái ngược như vậy? Vì ông thân anh, một cụ phán thượng hạng đã về hưu, hưu bổng hàng tháng rất to, với bà mẫu anh, một người mẹ đảm, đã một tay tậu nổi mấy toà nhà lộng lẫy mà không để cho anh được tự do tiêu, phá chăng? Vì ý trung nhân của anh, một cô gái tân thời óc chửa đầy những tình cảm đã phụ anh chăng? Hay vì mảnh bằng tốt nghiệp của trường cao đẳng thương mại chưa cho phép anh được chiếm một ghế ngồi trong một.công sở? Lạ! Con một nhà giàu, lại sẽ, là chồng một mĩ nhân, địa vị như thế, tại sao anh Vân lại chán đởi? Cái buồn của anh chàng này chắc có chứa sự bỉ mật gì đây... -
Cắm Trại
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
ĐỜI NAY xuất bản 1941VIEWS 539
Hanoi — 28 tháng sáu — Thế là công việc sắp sửa tạm xong. Đã xin được phép cha mẹ các anh Hồng, anh Báng, anh Triệu, anh Việt, anh Trường, anh Bắc, anh Ánh, anh Thanh, anh Thái, anh Tấn, anh Tuấn, anh Thạch, anh Hùng. Còn nhà anh Thi, anh Lượng, anh Chi, anh Bạt, anh Dũng, anh Tích thi chiều hôm nay sẽ đến nốt. Thế nào cũng sẽ được phép. Chỉ thân mẫu anh Thi, anh Lượng là mình phải mất công nói khéo một tí. Bà tính hay lo sợ. Năm nay anh Thi đã mười lăm và anh Lượng mười ba, mà bà vẫn tưởng còn bé lắm, không dám để cho đi chơi đâu xa. Được, rồi mình nói cậu việt cho mấy chữ đưa lại.
Hanoi 29 — Đã biết mà ! Bức thư của cậu có công hiệu lắm. Cái số hai mươi thế là đã đủ. Bây giờ chỉ còn việc sửa soạn nốt các đồ hành lý. Đã có năm cái lều vải rộng. Thế cũng tiệm đủ. Bốn người một lều. Và mình cắm trại ở gần ấp của chú Hai thì có thể đóng ngay trong ấp chú được lắm. Buổi họp tối hòm qua, anh Bảng nói rât hợp lý : «Quý hồ có tinh thần cắm trại là được rồi, trú trong lều vải hay trong nhà tranh, nhà ngói, điều đó có hề gì ! » Đã mua được mười cái cuốc, mười cái sẻng, năm cái mai, năm cái thuổng. Số dao, bào, tràng, đục, cưa, khoan có thể cho là tạm đủ. Mới sắm sơ sài như thế đã tốn quá nửa số tiền góp để mua vật liệu rồi. Còn màn thì không lo thiếu. Các cụ sơ con bị muỗi truyền nọc sốt rét, nên cụ nào cụ ấy đều bắt con phải mang theo một chiếc màn nhỏ. -
Cánh Buồm Máu
Truyện Dài Trinh Thám
Trần Hồng Giang
CHAPTERS 8 VIEWS 1200
Trời mờ mịt mây, đất điều hiêu gió, chim sầu lẻ bạn, lá thãm lìa cành. Cái quang cảnh thành Thăng Long lúc bấy giờ thiệt là thê lương, thiệt là lịch mịch, thế thì nhơn dân ở trong cái quang cảnh ấy ra làm sao ?
Trên một con đường bên thành kia, một tốp quân Tàu sắp hàng hai, gươm trần đâng mặt như long như hổ, rần rần rộ rộ kéo đi. Một chàng thiếu niên mặt tròn, da trắng, miệng rộng trán cao, hai tay bị trói ké ra sau lưng, và đi và miểm miểm cười. Bên chàng có một người đàn bà mặc đồ trắng, riếu riếu bước theo, bỏ tóc xã, đi chưn không, người thì gầy, bụng thì chửa, mà đôi con mắt dầm dề hai hàng nước mắt. Chàng là ai ? Tại sao mà bị người cột trói ? Quân giã man kia dẫn chàng đi đâu mà có gươm gìn, giáo giữ làm vậy ? Lại người đàn bà kia là ai ? Đối với chàng có quan hệ gì ? -
Cánh Buồm Thoát Tục
Truyện Dài Dã Sử
Lan Khai
CHAPTERS 12 VIEWS 3785
Vầng Ô đã khuất.
Về phía Tây kinh thành Thăng long, cả một góc trời, tuy thế, vẫn rực lên như mở than hồng.
Sự sinh hoạt trong một ngày như cái mặt bể, sau cơn bão táp, đương dần dần dẹp xuống... sương lạnh chiều thu, lặng lẽ, rây trên sự vật một lớp phấn lam mờ.
Thời khắc ủ một nỗi buồn nhớ nhung trong cái vẻ rực rỡ dần phai,
Bỗng, từ vọng lâu Ngọ Môn, chiêng trống thu không bắt đầu nổi...
Cả một kinh thành như lắng nghe những tiếng chấm hết của một ngày tốt đẹp. -
Cậu Bé Phiêu Lưu
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò
Cô Tô
VIEWS 352
Làng Xuân Hạ là một làng rất nghèo. Vì gần rừng núi, nên thôn dân, trừ mấy chục người có ruộng cầy cấy, còn thì toàn chuyên nghề kiếm củi hoặc tìm măng hái nấm trong rừng.
Ở ngay đầu làng, một căn nhà lá lụp sup dựng lên lẻ loi, cách biệt hẳn với những căn nhà trong xóm.
Đỏ là nhà ông già họ Trịnh.
Người ta gọi như thế, vì không mấy ai biết rõ tên ông già này là gì cả. Ông già quá, già đến quên phứt cả tuổi. Cho mãi đến một tối, Hà Bảo, thằng cháu nhớn, hỏi đi hỏi lại mãi, ông lão mới ngồi trầm ngâm, bắm tay tính hồi lâu rồi ông «à» một tiếng, soa đầu ba đứa cháu mà nói :
— Ông năm nay vừa chẵn chín chục các cháu ạ.
Chín chục tuổi. Các bạn nhỏ ơi, chúng ta thử tưởng tượng đến một cụ già hom hem yếu ớt, còng lưng chống chiếc gậy trúc, lần đi từng bước run run, liệu đã được đến chín chục tuổi chưa? Khó lắm. Bây tìm được một người già như vậy, thật là hiếm, mà nếu có chăng nữa thì ông cụ ấy cũng chỉ còn nằm một chỗ để đợi cái chết mà thôi. -
Cay Đắng Mùi Đời
Truyện Dài
Hồ Biểu Chánh
SÔNG KIÊN xuất bản 1961CHAPTERS 6 VIEWS 36807
Ba Thời có chồng là Hữu đi làm ăn xa. Ở nhà Thời lượm gặp một đứa bé độ 5 tháng bị bỏ rơi, đem về nuôi, đặt tên là íược. Thằng được lên 9 thì Hữu trở về, Anh ta bán cho Trần Cao íàng. Thầy íàng trước kia dạy học, sau làm thông ngôn, gặp quan trên khắc khe, tức khí xin thôi việc, lại bị vợ bạc đãi bèn bỏ đi lang thang khắp lục tỉnh. Thầy xin con Liên và thằng íược, dạy chúng đàn ca trình diễn cho thiên hạ nghe mà kiếm tiền. Ngoài ra những lúc rảnh rang, thầy còn dạy cho chúng học chữ quốc ngữ và chỉ bảo điều hay lẽ phải. Một hôm ba thầy trò đến Trà Vinh, thầy íàng thấy một chú bếp xét giấy thuế thân đánh một người dân quê, thầy bất bình nên can thiệp. Vì vậy thầy bị đưa ra tòa lãnh án 15 ngày tù. Trong thời gian thầy ở tù, con Liên và thằng íược gặp bà hội đồng Nhàn đem con là Thanh Phong lên Sài Gòn chửa bịnh. Bà hội đồng thấy con thích hai đứa trẻ nầy nên đem chúng đi theo dưới ghe và biên thư nhờ người dặn thầy íàng mãn hạn tù đến Mỹ Tho tìm bà. Gặp thầy íàng, bà ngỏ ý xin con Liên và thằng íược để con bà có bầu bạn và giúp chúng lập thân sau nầy, thầy íàng thấy con Liên cần đươc bà Hội đồng dạy nữ công nữ hạnh nên bằng lòng cho nó ở lại, rồi dắt thằng íược ra đi.... Nhiều chuyện xảy ra tiếp cho thầy íàng và thằng íược.
-
Cha Con Nghĩa Nặng
Truyện Dài
Hồ Biểu Chánh
CHAPTERS 10 VIEWS 51262
Trần Văn Sửu đi thăm ruộng từ hồi trưa, nửa chiều anh ta mới lơn tơn trở về nhà. Anh ta ở Dồng Ké, mà làm ruộng của bà Hương quản Tồn dưới Dồng Phú Tiên, nên bận đi cũng vậy mà bận về cũng vậy, phải đi khúc lộ Càng Long lên Vũng Liêm chớ không có ngã khác.
Anh ta mặc một cái áo đen nhùn nhục, một cái quần vắn lại đứt tả tơi, đầu bịt trùm một cái khăn rằn, miệng ngậm trầu một búng, tay mặt cầm một khúc cây cóc, tay trái xách một xâu hai con cá lóc với ba bốn con cá rô đi thăm ruộng thấy ruộng trúng, lúa gần chín mà lại bắt cá cạn được ít con, bởi vậy anh ta đi về, ngoài mặt hân hoan, trong lòng thơ thới.
Hai đứa con lớn của anh ta, là thằng Tý với con Quyên, đương ngồi nhồi đất nắn trâu chơi giữa sân, chúng nó thấy cha về thì lật đật đứng dậy, con Quyên chạy ra ôm bắp vế, còn thằng Tý thì giựt xâu cá mà hỏi rằng: "Cá ở đâu cha bắt đây cha?" Trần văn Sửu cười ngỏn ngoẻn và đáp rằng: "Bắt trong ruộng chơi, sao lại ngồi ngoài nắng vậy con, không sợ nhức đầu hay sao hử? Thằng Tý bày đặt quá! Chơi đất chơi cát, hai anh em mặt mày tèm lem đem xâu cá vô cất đi con, đặng cha tắm cho con Quyên". -
Chàng Kỵ Sĩ
Truyện Dài Dã Sử
Lan Khai
CHAPTERS 12 VIEWS 3692
Trước cổng dinh Tổng Trấn Gia định, buổi sáng mùa xuân ấy, giữa lúc Tả quân Thống chế Lê Văn Duyệt, kiêm Tổng trấn lục tỉnh vừa thăng đường, một chàng kỵ sĩ gò cương ngựa nhảy xuống đất, vơ dùi vụt lia lịa lên mặt chiếc trống cái mà người ta, theo lệnh quan Tống trấn đã treo sẵn đẽ dân gian ai có việc gì oan khuất muốn kêu thì cứ việc đánh to lên.
Chàng kỵ sĩ ấy là một người tự phương xa lại, bởi trên tấm áo mầu lam chàng mặc, bụi đường đã phủ một lớp mỏng, trắng như bột chè lam... -
Chân Trời Cũ
Tập Truyện
Hồ Dzếnh
CHAPTERS 14 VIEWS 93515
Năm tôi còn nhỏ, vào khoảng chín mười tuổi gì đó. Nhà tôi ở gần ngay nách nhà thờ, xẻ đôi ra bằng một con đường nhỏ viền hoa bụt, và là lối đi độc nhất vào làng. Vì nhà ở gần giáo đường như thế, nên tôi thường được nghe đọc kinh vào buổi tối, những hôm có chầu hay các lễ khác. Cứ kể ra thì nhà tôi còn to hơn nhà thờ đến hai gian, đẹp và rộng hơn.
Trong những người đi lễ, tôi chú ý đến một cô gái vào trạc tuổi tôi, cổ đeo cái ảnh Đức Bà bằng vải thêu, và trên mặt có dăm nét ngớ ngẩn. Những lúc chăn bò ở chung quanh nhà thờ, cô ta vẫn đọc hàng tràng kinh với những tiếng rất kỳ lạ, mà ngày nay, tôi không sao nghe rung động được ở đôi môi khác nữa. Dĩ vãng có một ấn tượng mãnh liệt, với những sự thấy và nghe đượm một màu sắc khác thường. -
Châu Đảo - Tập I
Truyện Dịch Phiêu Lưu
Robert Louis Stevenson - Vũ Ngọc Phan dịch
ĐỜI NAY xuất bản 1944CHAPTERS 18 VIEWS 271
Châu-Đảo (Treasure Island) của nhà đại văn hào Anh Robert Louis Stevenson là một tiểu thuyết phiêu lưu có tiếng.
Về đường giáo duc, tiểu thuyết này là một tấm gương sáng cho những thanh niên muốn rèn luyện cho có lòng quả cảm, có chí phấn đấu để quen với cuộc sống mạo hiểm ở đời. Tuy vậy, tiểu thuyết này không dành riêng gì cho thanh niên, người già đọc cũng phải ham mê về những cuộc sống sôi nổi, đầy gian nguy của các nhân vật trong truyện. Người ta thường thuật lại rằng Gladstons, nhà chính trị trứ danh nước Anh về thế kỷ XIX, một buổi tối vào phòng các cháu chơi, thấy quyển Treasure Island trên bàn, liền cầm lấy mở ra xem. Mấy trang đầu, ông còn đứng đọc, dần dần ham mê quá, ông ngôi xuống ghế đọc tiếp, rồi đọc luôn cho kỳ hết truyện ; đọc đến giòng cuối cùng trong qruyển Treasure Island thì trời vừa rạng đông. -
Châu Đảo - Tập II
Truyện Dịch Phiêu Lưu
Robert Louis Stevenson - Vũ Ngọc Phan dịch
ĐỜI NAY xuất bản 1944CHAPTERS 16 VIEWS 949
Ba đứa trong bọn giặc ngã : một đứa ngã vồ ra đằng trước, rơi vào trong bờ lũy, còn hai đứa ngã tận ra ngoài. Nhưng một đứa xem ra đau ít sợ nhiều, vì chỉ chớp mắt hắn đã bò dậy, chạy vụt vào bụi cây.
Hai thằng nằm úp mặt xuống đất, một thằng chạy, bốn thằng leo được vào trong Iũy ; còn bảy tám đứa kia có lẽ có nhiều súng trường, nên bắn liên thanh vào đồn chúng tôi, nhưng chẳng ăn thua gì cả.
Bốn đửa leo qua được rào ; chạy thẳng đển khu đồn, hò hét vang ầm; còn những tên giặc nấp đằng sau bụi cây đứng hô reo trợ lực ! -
Chạy Loạn
Truyện Dài
Lưu Trọng Lư
Éditions Librairie Centrale xuất bản 1939CHAPTERS 2 VIEWS 796
Ở giải núi Đông sơn, cách tỉnh thành Thanh hóa độ năm cây số, có một hang gọi là hang Bà Tầm, hang nhỏ, không bao giờ được hân hạnh in dấu chân một người du khách. Nhưng nó là một hình ảnh rất ghê rởn trong đầu óc những người dân quê ở khắp vùng đó. Có lúc, cách đây đã ba mươi năm, về tiết tháng mười, vào những hôm trời mưa lấm tấm và đầy khí lạnh, người làng Đông xá trông lên giải núi Đông sơn thấy có những dóm lửa, đỏ rực một góc trời. Những khi lặng gió, người ta có thể nghe được những tiếng ca hát sang sảng, tiếng cười nói ầm ỹ. Người ta cho đó là những bữa tiệc của Bà Tầm, đãi những khách quen biết. Những buổi dạ hội ấy kéo giài đến lúc gà gáy sáng.
-
Chia Ba Thiên Hạ
Truyện Dài Dã Sử
Chu Thiên
CHAPTERS 6 VIEWS 1085
Tháng mười năm Canh Ngọ (1210) vua Cao Tông mất, sang năm sau, Tân Mùi, Thái Tử Sấm lên ngôi, lấy hiệu là Huệ Tông giữ cộu là Dàm Dĩ Mông ở lại làm chức Tướng Quốc cầm quyền chính trị.
Tháng hai năm ấy, vua lại phong thứ phi Trần Phương Lan (xem Sắc Đẹp Ngai Vàng) lên chức Nguyên Phi, Tô Trung Tử làm Thái Thuận Lưu Bá, anh nguyên phi là Trần Tự Khánh làm Chương Tín hầu.
Họ Trần đã bước được va o trường chính trị rồu. Dần dần lập đủ mưu kế lung loát cả Đàm Tướng Quốc. Nhờ có Phương Lan ở trong cung, họ Trần đưa được bao nhiêu người thân thích vảo các tiểu chức trong triều để làm vững vây cánh. Một mặt họ Trần lại thu dùng hết những tay võ sĩ nông cạn cho đi ngấm ngầm trừ diệt những mầm phản kháng họ ở khắp thiên hạ. -
Chiếc Bóng
Truyện Dài
Nguyễn Vỹ
CÔNG LỰC xuất bản 1941CHAPTERS 4 VIEWS 599
Mấy câu thơ bói Kiều như ngẫu nhiên báo cho Thúy Na biết rằng : đời tình duyên của cô hãy còn trắc trở lắm.Cô không ngờ một thiếu nữ trẻ đẹp và giàu có, đang sung sướng như cô, phải bị giam vào trong cảnh đìu hiu lạnh lẽo của cô phòng. Cô thấy thân phận của cô như bị chìm trong một hố sâu không có người cứu vớt, không có kẻ đỡ đần. Bao nhiêu hy vọng của cô và hạnh phúc của cô đều như tan nát hết. Cuộc đời cô đã kiệt tận, tuổi xuân cô đã tàn. Người con gái đến hai mươi nhăm tuổi đã già mất nửa đởi người rồi hay sao ?
Thúy Na nằm úp mặt xuống giường, đầu tóc bơ phờ, áo quần nhèo nát, không còn khí lực, không có can đảm. Cô lo sợ cho tuổi trẻ và nhan sắc của cô sẽ bị mai một dưới sức nặng-nề liên miên của đau khổ.
-
Chiếc Hộp Sắt và Chín Mạng Người
Truyện Dài Trinh Thám
Nguyễn Ngọc Cầm
CHAPTERS 7 VIEWS 1138
Trên làn nước xanh, một cái mảng ngược dòng trôi dưới ánh trăng. Một thiếu niên, mặc chiec quần đùi, phô tấm thân nở nang hăm hở bơi chèo, miệng cất tiếng vang ca. Bỗng nhiên, chàng im bặt vì chàng vừa thoảng nghe thấy một tiếng quái gở, gớm ghê tự tận đâu xa đưa lại.
Trời ơi, một tiếng chàng muốn phân, hiệt là tiếng gì mà không được, tiếng một người bị lột da cắt thịt ? tiếng một người cố kêu trước khi bị một bàn tay thịt chặt họng, ú ớ rít lên ghê tởm.
Chàng rùng mình, một tiếng hú xa xôi quái gở rít giài, như tăng thêm sự bí mật kinh khủng của rừng núi. -
Chiếc Lư Đồng Mắt Cua
Truyện Dài
Nguyễn Tuân
HÀN THUYÊN xuất bản 1941CHAPTERS 6 VIEWS 10372
Nhưng lúc này tâm ngà ngà say rượu, tỏ ý say thêm đối với nghề nghiệp, khổ phách gõ xinh hơn mọi lần, tiếng phách ròn vui như tiếng chim buổi sớm mai trong bụi cây. Trái với tiếng phách vui, giọng hát Tâm đượm mùi sầu xứ, mỗi hơi chuyển từ làn này sang làn khác là một giọng cảm động đầy tha hương thương nhớ…Tâm nhìn làn khói mà hát, mắt long lanh tiếng hát có tinh thần và nhiều chữ mở, nhiều hơi mớm rất thần tình. Một giọng hát đẹp này vẳng lên vào một trường hợp cảm động lúc năm đã hồ tàn hình như đủ gột hết khỏi người Tâm tất cả những bẩn thỉu chát vào kể tư lúc dấn thân và nghề...
-
Chiếc Nỏ Cánh Dâu
Truyện Dài
Lan Khai
DUY TÂN THƯ XÃ xuất bản 1941CHAPTERS 12 VIEWS 18256
Mặt trời lặn được một lúc lâu thì các nhà trong s'roc 1 mọi Bupràng đều đã đóng cửa cài văng im ỉm. Người ta mệt nhọc quá nên phải đi ngủ sớm, thành quen lệ. Vả lại, mai đây người ta còn phải lên rẫy hoặc vào rừng làm việc để có miếng sống. Chỉ những ông già bà cả, phần khó ngủ, phần đã nhận việc canh phòng nghe ngóng cho toàn dân trong s'roc là thức khuya mà thôi. Nói thế không có nghĩa là họ chỉ ngồi bó gối nhìn những gộc củi tàn dần trong lòng bếp để chờ sáng. Một tiếng cú rúc ngoài vòm cây, một tiếng mèn vang ngoài bãi sậy, hay bất cứ một tiếng động nào khác, họ đều không được phép nghe thấy. Là bởi, những tiếng thoạt nghe tưởng không có gì đáng chú ý ấy rất có thể là hiệu lệnh cho một cuộc cò măng 2 nó làm cho cả một s'roc biến thành một cảnh tàn phá, một đống tro than, một bãi tha ma được. Ở những chỗ rừng sâu núi thẳm, cái gì là cái không đem sự chết lại cho người! Chẳng những thế, dân mọi là dân còn khổ sở, đời sống tinh thần của họ chưa có gì, và như thế, họ sợ sự ngồi nhàn hơn ai hết. Họ lợi dụng những giờ thức đêm dài đằng đẵng và đầy lo sợ vẩn vơ ấy để làm những việc lặt vặt như xe sợi, đan giỏ mây, vót tên nỏ. Làm như thế vừa khỏi phải nghĩ ngợi lại vừa quên được sự ám ảnh của bao nhiêu đe dọa hãi hùng nó lởn vởn ngoài đêm tối.
Viên trưởng s'roc Bupràng đêm nay cũng cố bận bịu chân tay bằng một việc tỉ mỉ. -
Chiếc Tất Nhuộm Bùn
Tập Truyện Trinh Thám
Phạm Cao Củng
MAI LĨNH xuất bản 1940CHAPTERS 5 VIEWS 1035
Chúng tôi đều ngồi im lặng… Cảnh bến tầu Nam Định vốn đã buồn, tối hôm ấy lại buồn hơn nữa. Gió lạnh, hạt mưa lất phất bay. Con đê nhỏ bằng xi măng lượn theo dọc sông trông xa như một con rắn dài nằm phơi chiếc bụng da trắng hếu. Một vài chiếc thuyền nan lơ lửng, leo lắt ngọn đèn. Đằng xa, áp bờ sông bên kia, chiếc lò vôi nung đỏ, tỏa ra trong bóng tối một ánh lửa hồng làm cho người ta nghĩ đến chiếc vạc dầu khổng lồ ở dưới âm ty.
Ngồi trên đê, Kỳ Phát đưa mắt trông ra xa. Hắn lấy ngón tay sẽ đập rơi tàn thuốc lá, rồi mơ màng nhìn theo làn khói tỏa bay. -
Chiều
Truyện Dài
Nguyễn Xuân Huy
LÊ CƯỜNG xuất bản 1940CHAPTERS 3 VIEWS 201
Đích cũng còn nhớ mãi hôm ấy Đích vào trường, bỡ ngỡ như con chim lạc ; đứng dưới một góc bàng, Đích nhìn những ông giáo nói chuyện với nhau cười khanh khách vui — Học trò cũ cũng xúm lại từng đám trong hàng quà, dưới hành-lan. Không có ai đứng một mình như Đích. Tự nhiên Đích thấy mình trơ trọi, hiu quạnh. Đích nghĩ đến Hiền.
Hôm Đích mới ở quê lên, Đích cũng bỡ ngỡ như thế. Nhưng Hiền đến ngay với Đích. Rồi Hiền luôn luôn ở bên cạnh Đích. Hai con mắt Hiền sáng ngời lúc nào cũng nhìn Đích, và cái miệng Hiền cười có một chiếc răng nanh khênh nó làm cho Hiền có một thứ duyên xinh xẻo lạ. Cứ mỗi một lần Hiền nhìn Đích là Hiền lại cười. Nghĩ đến Hiền như thế Đích thấy lòng hưi xao-xuyến, xốn-xang. -
Chìm Theo Giòng Nước
Truyện Dài
Tạ Hữu Thiện
Á CHÂU xuất bản 1942CHAPTERS 15 VIEWS 281
Nói rằng tôi viết tiểu thuyết. Thật không đúng.
Nói rằng tôi ghi chép một truyện đã xẩy ra. Như thế mới thật không sai lầm.
Hôm đó vào thượng tuần tháng ba tây năm 1942 lúc tám giờ tối tại một căn nhà nhỏ ở ngoại ô thành phố Hanoi, trong một bầu không khí ấm áp, chừng mười văn sĩ đã họp mặt.
Buổi họp đó không có tổ chức gì cả. Chẳng qua mấy nhà văn qnen biết nhau thì hứa nhau đến đó để cùng nói truyện. Thế thôi.
Bởi không có tổ chức nên cuộc nói truyện không hắt buộc thiên về cái vấn đề duy nhất -
Chí Phèo
Tập Truyện
Nam Cao
CHAPTERS 5 VIEWS 37488
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ íại. Nhưng cả làng Vũ íại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! íã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ íại cũng không ai biết...
-
Chí Thiện Thiền Sư
Kiếm Hiệp
Hải Bằng
Á CHÂU xuất bản 1941CHAPTERS 8 VIEWS 463
Dáng chiều đỏ ửng nằm ngang trên ngọn núi xa. Dưới đám mây hồng, chiếc hạc về ngàn phớt qua một nét trắng linh động. Những chỏm núi mầu lam, phản chiếu ánh tà dương, nổi bật lên một đường tím sẫm.
Vài mảnh sương chiều nằm dài trên sườn đồi, mắc vào những hốc đá, gài vào những cành cây. Lúc ấy, dưới đất trên không tắt hẳn tiếng ồn ào. Sự vật, từ náo động tới êm đềm, như chập chờn sắp ngũ.
Bỗng «ào» một tiếng, mấy bụi cây rào rạt, ngã nghiêng. Một chàng thiếu niên tráng kiện, oai hùng chạy nhanh như biến, vượt qua ngọn đồi lởm chởm những mấu đá tai mèo, đuổi theo một chiếc hoẵng non, lúc ấy, đương sải bốn cẵng nhanh thoăn thoắt như hay trên lớp cỏ sác sơ. -
Chồng Con
Truyện Dài Tự Lực Văn Đoàn
Trần Tiêu
ĐỜI NAY xuất bản 1941CHAPTERS 21 VIEWS 24279
Cứ kể xã Bổng cũng vào bậc khá trong xóm.
Hắn có một cái nhà “trên” hướng Nam, một cái nhà “ngang” hướng Đông, sát đầu nhà ngang một chuồng lợn; bên kia, đối diện với nhà ngang, một cái bếp và một cái chuồng trâu nối liền nhau. Tất cả những nhà ấy vây bọc lấy ba phía cái sân đất nện vuông vắn, nhẵn nhụi như chiếc chiếu rộng. Còn một phía trước mặt là bức tường đất gồ ghề, trên cắm xương rồng mặt nguyệt. Cổng ra vào mở ngay ở đầu chuồng lợn. Ở khoảng đầu nhà trên và nhà bếp là một màu đất vuông để đống rạ. -
Chớp Bể Mưa Nguồn
Tập Truyện
Tô Hoài
CHAPTERS 17 VIEWS 2891
Chiều Hôm ấy, tất cả làng Nghĩa đô nháo lên, về câu chuyện bà Móm tự tử. Đầu tiên cái tin hỏa tốc bùng đến tai họ rằng:
- Bà Móm tự tử.
- Ở đâu ?
- Ngoài ao Giếng.
Người ta ào ào, kéo đi xem. Hóa ra không phải. Câu chuyện xoay nghiêng ra thế này: Chẳng biết có một điều gì bực đọc, bà Móm giận con trai và nàng dâu. Không giận vừa vừa, mà bà lại giận quá. Thế là cơn tức bừng bừng lên. Bà xắn hai mép váy, xăm xăm chạy ra ngoài ao Giếng. Bà la vang cho bốn bên Hàng xóm và cho vợ chồng thằng cả Mí biết rằng bà đương đi đâm đầu xuống ao đây. Không có ai ra can bà. Vậy bà nhảy phóc xuống ao thực. Đánh ùm một cái. Rồi bà bíu hai tay vào cái cọc câu ao. Bà rúc đầu vào giữa bụi cậy cúc tần, mọc lòa xòa xuống vệ nước. Mồm bà ngoác ra. Không phải vì sặc nước. Không phải để hắt hơi. Bà ngoác mồm ra để kêu thực to. Kêu như có nhà ai cháy ở trong xóm. "ửi làng nước ôi ! ửi làng nước ôi !" -
Chúa Trịnh Khải
Truyện Dài Dã Sử
Nguyễn Triệu Luật
CHAPTERS 4 VIEWS 6827
Cách đây hai mươi nhăm ba mươi năm, quãng đất giữa những con đường Phố Nhi, con dường Rollandes, sau phố hàng Long có một cái hồ tục gọi là Hồ Tây Cú. Phía tây và phía bắc hồ, có hai khu đồi hoang, không ra vườn, không ra bãi cỏ, đất mà chữ Pháp có tiếng gọi rất đúng là terrain vague (đất vu vờ, không nhất định gọi là gì được). Hồi hai nhăm năm trước đây, trứ giả còn là một thằng bé lên mười tuổi, đã từng chơi đùa ở đó. Ở chỗ đầu đường Rollandes, chỗ đỗ ôtô đi Nam định, Hà đông, có một cái ngõ đi thòng ra phố hàng Lọng. Trong ba năm trời, từ lên bẩy đến lên mười, trứ giả ở cùng gia thân ở một gian nhà con trong cái ngõ ấy. Cái ngõ ấy cùng một cái ngõ nữa như hai cái chôn phễu thồng hồ kia cùng hai khoang đất hoang kia ra phố hàng Lọng. Ban ngày — nhất là về sáng và chiều, — trẻ con ở hai ngõ chật hẹp đổ rồn c?à ra quãng đất hoang kia chơi. Ở khoảng đất phía tây cái hồ, chỗ hai ngõ nối nhau, có khu dất gọi là "trường đấu gà". Cứ mỗi sáng chiều, phường gà chọi đem gà đến đó, đọ nhau, kháo nhao, và đấu thử.
-
Chu Long Kiếm
Kiếm Hiệp
Văn Tuyền
CHAPTERS 30 VIEWS 2242
Sáng sớm hôm đó, trên võ trường thành Kim Lang, nhân dân đứng xem đông như nêm cối, ai nấy đều chăm chăm chú chú như đợi xem lúc thi võ của chúng anh hùng. Nguyên lệ thường ở thành Kim Lăng, cứ mười năm lại có một lần thi võ để tuyển anh tài, người giỏi thì làm tổng binh, đề hạt, người khá thì làm giáo đầu, binh quản, kẻ kém biết chút ít võ nghệ cũng được làm cai, làm đội, hoặc cùng lắm thì sung vào đội binh trong thành. Hồi bấy giờ, đất Trung Hoa chính là nơi dụng võ, bốn phương náo động, anh hùng hiệp khách nhau nhan chẳng thiếu gì, lại thêm những bậc đạo sỹ kiếm tiên, nghệ thuật phi thường, lập ra nhiêu môn phái, mà đồ đệ ở phái nào cũng là những tay xuất chúng.
Võ trường chiếm hẳn một khu đất lộng, phía bên phải là nơi quần ngựa bắn tên, phía bên trái là chỗ bài binh bố trận, ở dữa là khán đài, hàng năm có quan cửu môn đề đốc đến duyệt binh một lần. -
Chuyện Đời Xưa
Tập Truyện
Trương Vĩnh Ký
CHAPTERS 74 VIEWS 54138
Kêu rằng Chuyện Đời Xưa, vì nó là những chuyện kẻ lớn trước ta bày ra để mà khen sự tốt, chê sự xấu cho người ta sửa cách ăn, nết ở cho tử-tế.
Ta cũng có thêm một hai chuyện thiệt tích mà có ý-vị vui, dễ tức-cười, cũng để cho người ta thấy khen mà bắt-chước, thấy chê mà lánh.
Góp-nhóp trộn-trạo chuyện kia chuyện nọ, in ra để cho con nít tập đọc chữ quốc-ngữ, cùng là có ý cho người ngoại-quốc muốn học tiếng Annam, coi mà tập hiểu cho quen.
Nay ta in sách nầy lại nữa: vì đã hết đi, cũng vì người ta dùng sách nầy mà học tiếng, thì lấy làm có ích. Vì trong ấy cách nói là chính cách nói tiếng Annam ròng [3] có nhiều tiếng nhiều câu thường dùng lắm.