CLOSE
Add to Favotite List

    TRUYỆN HAY TIỀN CHIẾN

  • Trường Ca

    Trường Ca
    Xuân Diệu
     

    Tậ­p Truyện Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 9 VIEWS 48058

    Suốt một đêm trường, đất không sao ngủ được. Cả mình sóng chuyển; cái ngực của đất phồng lên. Không muốn ngủ, mà ngủ làm chi! Đất cựa mình vì xốn xang trong da thịt. Lệnh đã truyền. Ngày mai đây, tháng sau đây, biết có xong công trình hay chăng? Thậ­t tấm lòng của đất dạt dào, tí­nh toan ngay từ phút đông vừa bớt lạnh.
    Đất mẹ đã nghe muôn con đòi nở, muốn vượt chồi lên trên đất, thở ánh sáng trời. Hàng triệu mầm hé ra khép vào, đầu ngưởng lên, chân mạng căng thẳng, ngử­a cả mình đất. Vi trùng sáng tạo lên men dưới da. Từ đáy sâu, đưa lên bao sức lực để đở nâng; đất mẹ sung sướng , đất mẹ lo âu, đất mẹ nằm sinh và làm việc.

  • Trường Đời

    Trường Đời
    Lê Văn Trương
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 35 VIEWS 39729

    Sòng bạc ở Thượng du là chỗ hẹn hò những dục vọng của người các giống: Mèo, Mán, Mường, La Chí­, Xạ Phang, Nùng, Xá, khách Quảng Đông, người Nam, thí­ch cánh nhau, xô đẩy nhau, chen chúc chung quanh chiếu bạc; và bóc lột nhau bằng những cái nhìn đỏ ngầu như thèm khát.
    Khi người trẻ tuổi bước vào, những con bạc đang bị thôi miên bởi phép mầu của thần đổ bác, chẳng một ai quay cổ lại. Nhưng, bọn hồ lỳ như những con quạ đánh hơi thấy xác chết, đã đổ dồn vào người trẻ tuổi những cái nhìn nó cân nhắc một cái túi. Rồi hình như sự cân nhắc ấy làm cho họ được vừa ý, họ vội vàng du mấy người chầu rìa ra để lấy chỗ cho người trẻ tuổi ngồi.

  • Trương Vĩnh Ký

    Trương Vĩnh Ký
    Lê Thanh
    TÂN DÂN xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 12 VIEWS 26

    Sách Tả-truyện có chép một câu rằng : « Trên có bậc lập đức, dưới có bậc lập công sau có bậc lập ngôn ; tuy mất đã lâu mà tiếng vẫn còn : toàn là những người bất hủ ».
    Nước ta có đức Trần Hưng-Đạo là bậc lập đức, vua Lê Lợi và vua Gia Long là bậc lập công, ông Phan phu-Tiên đời Trần và một vài ông sứ thần nữa là bậc lập ngôn.
    Vậy thì hạng người làm sách để dạy đời là một hạng trong ba hạng người bất hủ ấy.
    Ông Trương-vĩnh-Ký có thể liệt vào hạng người đó, vì không những Hán học uyên thâm, Pháp học uyên bác, ông lại còn tinh thông về các thứ chữ ở Viễn-đông như chữ Cao-mên, chữ Xiêm, chữ Lào, chữ Ấn-độ : thực là một nhà bác-ngữ uẩn-súc, nước ta chưa từng có bao giờ.

  • Truyện Đường Rừng

    Truyện Đường Rừng
    Lan Khai
    TÂN DÂN xuất bản 1940

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 9 VIEWS 31345

    Một đêm đông.
    Ngồi quanh cái khuôn bếp cổ điển của những nhà mạn ngược, cha tôi và tôi lắng nghe ông Hội Cảnh kể câu chuyện lạ đường rừng...
    Ở đây, người ta không dùng đèn. Ánh lử­a bếp, tuy vàng úa và lung lay, cũng đủ chiếu sáng mấy gian nhà trống rỗng. Bên ngoài, giọt sương gieo lộp độp... gieo cái cảm giác tê tái vào lòng người.
    Tôi ngồi xếp bằng tròn, hai tay thu vào bọc; mắt dán lên nhìn người kể chuyện: một ông cụ già ngót bảy mươi tuổi, nom còn quắc thước lắm. Vóc người ông vạm vỡ, chân tay ông to lớn, mặt ông vuông vức chữ điền, nước da ông đỏ thắm, râu tóc ông bạc phơ. Cứ trông cái trán vuông mà không cao, cặp lông mày chổi sể lòa xòa xuống cặp mắt voi sáng quắc của ông, ta đủ thấy ông là người thông minh, bạo dạn và thiết thực. Ông cụ mặc một cái áo cánh rộng tay bằng vải gai to sợi nhuộm chàm là thứ vải dân thượng du tự dệt lấy. Phủ ngoài áo cánh, một cái trấn thủ bằng nhiễu tam giang lót da rái cá, một vậ­t quý có tí­nh kỵ phong sương. Cái quần xanh cao ống để hở đôi bắp chân cục mịch, lằn những đường gân to như chão. Hai chân ấy đã từng vượt đèo lội suối, xông pha núi rừng nên hình như chẳng biết rét là gì. Ông cụ ngồi cạnh cha tôi; chân trái quắp vào lòng; chân phải chống bên cạnh sườn; đầu gối đỡ lấy bàn tay phải cầm chiếc điếu can đất thó. Thỉnh thoảng, mỗi lần ông đưa cái điếu lên miệng kéo mấy hơi thuốc, vẻ mặt ông càng thờ thẫn, hai mắt ông càng xa vắng. Ông ngồi lẳng lặng hàng giờ, nói thủng thẳng và thường lâu lâu mới lại sực nhớ tới chuyện mình đang kể...
    Dưới ánh lử­a đỏ, tôi nhìn ông già ấy, nhìn cái bóng ông chậ­p chờn trên vách, tôi bâng khuâng như nhìn thấy chí­nh cái huyền bí­ của sơn lâm.

  • Truyện Loài Vậ­t

    Truyện Loài Vậ­t
    Tô Hoài
     

    Tậ­p Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 5 VIEWS 18375

    Năm 1941, chúng ta dọc thấy rải rác đăng trên các báo Truyền bá, Tiểu thuyẽt thứ bẩy,... các tậ­p truyện ngắn : O chuột, Gã chuột bạch, Con dế mèn, Đực, Cu Lặc, Tuổi trẻ, Một cuộc bể dâu, v. v...
    Đó là những tậ­p truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho một lối văn đặc biệt, dí­ dỏm, tinh nghịch của Nhà Văn Tô Hoài.
    Hầu hết những tậ­p truyện ngắn nầy, tuy cái vỏ bên ngoài, nó mang nhãn hiệu là "Truyện loài vậ­t", nhưng thực chất bên trong, nó là phản ảnh trung thực của "Truyện loài người", sống giữa cái cuộc sống đảo điên cua xã hội ngày nay : tham lam, tranh giành, giết hóc, ly tán... để rồi đi đến diệt vong !!...

  • Truyện Quê

    Truyện Quê
    Trần Tiêu
    LƯỢM LÚA VÀNG xuất bản 1942

    Tậ­p Truyện Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 5 VIEWS 1082

    Xón Lũy là một xóm vắng vẻ tĩnh mịch hơn các xóm trong làng Cẩm. Chiều nay bổng trở nên nhộn nhịp, kẻ đi người lại chen chúc. Họ cùng đèn nhà xả Chừng. Tất nhà ấy có sự khác thường. Và sự khác thường ấy tất không phải sự may mắn. Vì nét mặt những người ở đây ra đều lộ vẻ buồn rầu hoặc tẻ lạnh. Một người đi vào hỏi một người giở ra :
    - Này bác, liệu qua khỏi được không ? Ngưởi kia lăc đổu thớ dài :
    - Khó lắm bác ạ. Tội nghiệp! Trông bác gái sụt sịt khóc mếu mà thương.
    Mỗi người phàn nàn một câu. Những tiêng sì sào trong ngõ xóm tối tăm. Cảnh chiều tịch mịch. Sắc trời u ám lúc ấy như dành riêng cho nhà bác xã Chừng.

  • Tục Ngữ Lược Giải 1

    Tục Ngữ Lược Giải 1
    Lê Văn Hòe
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 26 VIEWS 28

    Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
    Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
    Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ...

  • Tục Ngữ Lược Giải 2

    Tục Ngữ Lược Giải 2
    Lê Văn Hòe
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 26 VIEWS 25

    Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
    Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
    Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ...

  • Tục Ngữ Lược Giải 3

    Tục Ngữ Lược Giải 3
    Lê Văn Hòe
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 26 VIEWS 25

    Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
    Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
    Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ...

  • Tục Ngữ Phong Dao

    Tục Ngữ Phong Dao
    Nguyễn Văn Ngọc
    BỐN PHƯƠNG xuất bản 1952

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 26 VIEWS 20

    Cuốn “Tục ngữ- Phong dao: Một kho tàng chung của nhân loại” của Nguyễn Văn Ngọc. Ông là một người luôn nặng lòng với quốc văn quốc tuý, lo sợ rằng những câu lý thú của ông cha để lại chính là cái kho vàng chung của cả nhân loại, nếu không chịu mau mau thu nhặt, giữ gìn lấy thì sẽ bị mai một, lãng quên.
    Vì thế, ông đã gắng công sưu tập, chép lại thành cuốn sách này.
    Cuốn sách này gồm có hai tập: Tập trên thì từ ba chữ đến hai mươi ba chữ và thuộc về phương ngôn, tục ngữ; Tập dưới thì từ bốn câu trở lên và thuộc về phong dao, lại có phụ thêm các câu đố ở cuối tập. Các câu xếp đặt vừa theo số chữ, từ ít đến nhiều, vừa theo trật tự mẫu tự la tinh, nhơ lối các từ điển.

  • Tự Điển Văn Liệu
  • Từ Hôn

    Từ Hôn
    Hồ BIểu Chánh
    LỬA HỒNG xuất bản 1961

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 16440

    Cuộc chợ đêm Sài Gòn đã mở cử­a bữa trước rồi, mà tối bữa sau mới 7 giờ, mấy nẻo đường vòng theo chợ thiên hạ nườm nượp, kẻ ngồi xe, người thả bộ, đổ vô mấy cử­a, riu riu như bị gió đùa, cuồn cuộn như dòng nước chảy.
    Tại cái cử­a lớn, người ta tụ lại chậ­t nứt, trai chải đầu láng nhuốc, gái thoa môi đỏ lòm, già ngậ­m thuốc điếu phì phà, khói bay tưng bừng, mẹ dắt bầy con, đứa chạy trước nghênh ngang, đứa theo sau núc ní­ch, kêu nhau inh ỏi. Tốp chen lấn mua giấy, tốp ùn ùn vô cử­a, người mặc y phục đàng hoàng chung lộn với kẻ bình dân lao động không ái ngại chi hết, mà coi ra thì trên gương mặt mỗi người đều có vẽ hân hoan hớn hở, vì ai cũng biết chắc trong giây phút nữa đây sẽ được xem xét thấy nhiều cuộc vui để thỏa chí­ háo kỳ, hoặc để tạm quên các sự khổ cực của loài người trên trần thế.

  • Tương Tàn

    Tương Tàn
    Nhị Lang
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 15 VIEWS 1004

    Lộc mơ màng nghe ai gọi giậ­t tên mình :
    - Lộc ơi ! Dậ­y thôi, máy bay sắp đến đấy. Hôm nay sao ngủ trưa thế ?
    Chàng khẽ cựa mình từ từ mở mắt, nghe liếng Tinh và Duy nói chuyện ngoài hiên lạ hẳn thường ngày, hình như có vẻ ngậ­p ngừng lo sợ một việc gì không may sắp xẩy đến. Cả nhà đã dậ­y làm việc từ lúc tinh sương, vi còn mấy thử­a ruộng cuối cùng phải gặt nốt cho xong để kịp phơi thỏc những ngày còn hanh nắng.
    Lộc không hiểu sao hôm nay chàng dậ­y trưa hơn cả mọi ngày và thấy trong người mệt mỏi khó chịu. Chàng ngáp đài luôn mấy cái rồi nằm yên trong chăn đưa mắt theo rõi một con nhện bò quanh nếp tường.
    - Giời hôm nay chắc đẹp lắm !

  • Tương Tư
  • Tùy Bút II

    Tùy Bút II
    Nguyễn Tuân
    LƯỢM LÚA VÀNG xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 5 VIEWS 697

    Bồ Phu Nhân có một lối đẹp già dặn kí­n đáo. Tất cả vẽ đẹp của Phu Nhân không dựng lên cái sác con người mà lại hàm ở cái duyên trong tất cả những cái gì trên khuôn mặt, ở dáng điệu, ở khoé mắt, ở đầu lưỡi, càng nhìn lắng cầng muốn xem nghe lại thêm nhiều lần nữa. Vẽ đẹp Bồ Phu Mhân không có một chút gì là rực rỡ, quanh năm chỉ lạnh lẽo và ní­n thí­t như nét tràng tượng đá chạm chìm. Tia mắt Phu Nhân thê lương như ánh toáng lạnh chất kim mài bóng. Phu Nhân nhìn mà như không trông thấy một vậ­t gì ở trước mắt, ở quanh mình, ở giữa cuộc đời này. Con người ấy, chừng như đã có một ý niệm sáng suốt và táo bạo về cái đẹp quái gở bắt nguồn ngay từ mình mình rồi nên không cần để tâm tìm tòi và cầu cạnh thêm ở cuộc đời chung quanh nữa.

  • Tùy Bút

    Tùy Bút
    Nguyễn Tuân
    CÔNG LỰC xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 12 VIEWS 797

    Anh Ngh.
    Trong ba tháng nay, tôi gử­i cho anh có đến bốn lá thư mà không thấy anh trả lời. Thư đó đều gử­i về hội sở Ái Hữa Đông Dương ở Paris. Tôi chắc anh lại đi làm tầu rồi. Hồi gần đây anh chẳng viết cho tôi : nếu cái hồ khẩu ở trên cạn chậ­t vậ­t lắm thì anh lại tìm việc trên mặt nước là gì ? Và anh có nói rõ rằng một thủy thủ tầu kia muốn nhường cho anh chân giặt là quần áo trên chiếc tầu lớn nối Le Havre và New York. Đi Mỹ ! Khoái nhỉ. Những nghe không thôi mà trong người tôi đã giậ­m giậ­t. Tôi đăm ghen và ghét anh. Vì anh hơn tôi nhiều quá. Trong việc cậ­y cục, xoay sở đi ra ngoài tôi nhậ­n ra anh gặp nhiều cái may mắn. Nói lại chuyện cũ. Anh còn nhớ cái đêm tiễn hành ? Anh đứng trên boong tâu Jean La horde, tôi đứng dưới kè đá Sáu kho. Chốc là hai ba năm.

  • Tuyển Tậ­p Nguyễn Công Hoan

    Tuyển Tậ­p Nguyễn Công Hoan
    Nguyễn Công Hoan
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 24 VIEWS 105099

    Sợ các ngài tẩy chay tôi, hôm nay tôi xin hiến các ngài một thiên ái tình tiểu thuyết. Nhưng ái tìnhtiểu thuyết tôi vốn không quen viết, nên tôi chỉ dám coi nó như câu chuyện chó chết mà thôi.
    Ông hàng xóm tôi mới đem ở Hà Nội về một con chó trắng. Ông đặt tên cho nó là Tớp. Cơn Tớp, tôi chẳng biết có cái gì đáng quý, nhưng mà, trời ơi, gớm, ông ấy làm bộ như một bà mẹ có con gái đến thì? Ông ấy khoe khoe những đức tí­nh nó thế nọ thế kia, nghĩa là con chó ấy chẳng may chó đến nỗi phải làm kiếp chó, chứ giá được làm người, thì tất cũng phải làm đến gì gì chứ chẳng vừa?

  • Tuyển Tậ­p Truyện Ngắn Vũ Trọng Phụng (Còn tiếp)

    Tuyển Tậ­p Truyện Ngắn Vũ Trọng Phụng (Còn tiếp)
    Vũ Trọng Phụng
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 39 VIEWS 181230

    Vũ Trọng Phụng không nổi tiếng bởi truyện ngắn, nhưng chí­nh truyện ngắn lại là mối duyên đầu đưa ông đến với nghiệp văn.
    Lâu nay truyện ngắn Vũ Trọng Phụng không được bàn đến nhiều như tiểu thuyết và phóng sự, nhưng với bốn mươi truyện ngắn trong tuyển tậ­p này, có nhiều truyện ngắn xuất sắc (Bộ rằng vàng, Hồ sê lí­u hồ lí­u sê sàng, Cái ghen đàn ông, Người có quyền, Con người điêu trá, Bà lão loà, Một cái chết...) đủ để chúng ta phải trân trọng một tác giả truyện ngắn tài năng bên cạnh một ông vua phóng sự đất Bắc và một nhà tiểu thuyết thiên tài.
    Nằm trong dòng văn học hiện thực phê phán cùng với các nhà văn Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố... nhưng truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng mang một sắc thái và dáng vẻ riêng. Những truyện ngắn đầu tiên của Vũ Trọng Phụng được viết vào năm 1931 (Một cái chết, Bà lão loà) mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, lên án lối sống lạnh lùng, bất nhân giữa con người với con người trong cuộc sống.

  • Two Beauties
  • Ức Trai Thi Văn Tập
  • Vài Nét Rừng
  • Vang Bóng Một Thời

    Vang Bóng Một Thời
    Nguyễn Tuân
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 12 VIEWS 74836

    Thế là từ hôm ấy Bát Lê lĩnh thanh quất của quan Tổng đốc leo lên tường thành, xông xáo trong vườn chuối, hết sức tự do, hết sức tàn nhẫn, chém ngang thân loài thực vậ­t, trước khi chém vào cổ mười hai tên tù đang nằm đợi ngày cuối cùng.
    Vườn chuối trên mặt thành vốn mọc không có hàng lối nhất định. Ông Bát phẩm Lê phải chọn lựa mãi mới được mấy dẫy chuối mọc theo hàng lối thẳng thắn. Y soạc cẳng, lấy bước chân đo những quãng trống từ một gốc chuối này đến một gốc chuối khác. Tiến lên, lùi xuống, đo ngang, đo dọc tự cho là tạm tạm được, y bèn nhẹ nhàng phát hết những tàu lá chuối rườm rà. íấy là cái khu dọn dẹp sẵn để nhân lấy sự thí­ nghiệm sau hết của một thanh quất bị bỏ quên đã lâu ngày.

  • Vàng và Máu
  • Vết Củ - Quyển I

    Vết Củ - Quyển I
    Mạnh Phú Tư
    TÂN DÂN xuất bản 1943

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 139

    Tất cả ba người ngả nghiêng dựa lẫn vào nhau kéo ùa ra khỏi chiếc cổng một cánh, nhỏ hẹp chỉ vừa lọt một người. Họ ra thuát khuôn cổng, len lỏi nhau, khó nhọc tựa như tìm một lối đi để ra thoát một đám đông người trong ngày hội chùa, hội đình.
    Ba người đều say gần bằng nbau. Chỉ có hương Du là còn đủ hơi sức đặt được những bước vững vàng. Hai người kia thực không sao mà mò được lối. Nhất là trời đã nhá nhem tối; người qua đường chỉ còn trông thấy rõ hình mà không nhận ra được mặt. Những bậc thang trên con đường đất gồ ghề mấy lần khiến họ chuệnh choạng chỉ muốn ngã.

  • Vết Củ - Quyển II

    Vết Củ - Quyển II
    Mạnh Phú Tư
    TÂN DÂN xuất bản 1943

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 192

    Chỉ có bàn quanh với mấy người trong bàn tổ tôm tại nhà hương Năm thôi mà chẳng bao lâu cái tin xã Mùng sắp ra làm lý phó đã lan đi khắp làng. Ai cũng chắc chắn rằng chính tại bị ức hiếp về cái vạ vịt mà hắn nhất định ra làm lý phó chuyến này. Nhưng lúc hắn không có hớp rượu trong người thì hắn vẫn một mực từ chối :
    — Lý với khán quái gì tôi....Nói vậy mà chơ thôi chứ, tiền đâu ! Bây giờ ra lo cái lý phó cũng phải mất dăm trăm, đào đâu ra. Phải đền có mấy chục bạc vịt mà đến bán mất vườn soan nữa là...

  • Vết Tay Trên Trần

    Vết Tay Trên Trần
    Phạm Cao Củng
    HƯƠNG SƠN xuất bản 1941

    Truyện Dài Trinh Thám

    CHAPTERS 9 VIEWS 419

    Chuyến tầu Kỳ Phát và tôi xuất phát từ sáng sớm. Tuy sớm mà ánh nắng cũng đã gay gắt lắm. Từ Nam Định qua Trình Xuyên, núi Gôi, tôi để ý nhìn Kỳ Phát chỉ thấy hắn lim dim con mắt, thỉnh thoảng lại ngáp dài. Đến ga Cát Đằng, tầu vừa đỗ, một bà cụ tay phải cầm một gói bọc giấy báo, ngoài có giắt chục thẻ hương, vội vàng bước lên. Tay trái vừa buông cái vạt sau chiếc áo dài mà lúc nẫy bà kéo lên để che nắng, bà cụ đã nhìn trước, nhìn sau như muốn tìm người quen biết.
    Kỳ Phát bỗng đứng dậy. Hắn tươi cười chào bà cụ rồi nói:
    - Mời cụ lên toa trên, ông phán ngồi ở toa đầu cơ ạ!

  • Việc Làng

    Việc Làng
    Ngô Tất Tố
     

    Tậ­p Truyện Phóng Sự

    CHAPTERS 17 VIEWS 87209

    Tôi phải hết sức ngạc nhiên khi bắt đầu thấy anh Hai Thuyết. Người đâu mà lạ làm vậ­y! Cổ tay lớn bằng bắp chuối, ngón tay như hai chiếc dùi đục; những lúc anh vấn vành khố một - nhai, bao nhiêu bắp thịt chần chẫn trong lớp da đồng tụ đều lộ ra hết, thì trông chẳng khác gì cái tượng lực sĩ ở Đền Đô. Tuy rằng lúc đó ảnh đã gần năm chục tuổi, nhưng còn gánh nổi hàng tạ và vẫn đủ sức để cất cái búa bổ củi một cách nhẹ nhàng. Ông chủ nhà tôi rất mến ảnh, quanh năm, suốt tháng, không dám rời ảnh mấy khi, sợ rằng người khác mướn mất.
    Vì thế, từ ngày đến trọ ở làng Đ.S tôi không ngày nào mà không gặp ảnh. Giọng nói ngây ngô, mộc mạc của ảnh vẫn là những thuốc giải muộn cho tôi trong lúc vô liêu. Vậ­y mà sáu, bảy hôm nay, chẳng thấy bóng ảnh đâu hết. Một người như ảnh cố nhiên không ai dám đoán là có tậ­t bệnh.

  • Việt Hán Văn Khảo

    Việt Hán Văn Khảo
    Phan Kế Bính
    NAM KỲ xuất bản 1938

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 25 VIEWS 29

    Văn chương chẳng những là một nghề chơi thanh nhã để di tính dưỡng tình mà thôi; mà lại có thể cảm động lòng người, di dịch được phong tục, chuyển biến được cuộc đời, cái công hiệu về đường giáo hóa lại càng to lắm. Cho nên xưa nay vẫn lấy văn-chương làm một khoa-học rất cao: mà bên Âu-châu lại kể vào một nghề mỹ-thuật, vì là cũng bởi ở tay tài tình mới tả được ra thành văn-chương linh động có thần.
    Nước Việt-Nam ta, xưa nay chẳng thiếu gì danh văn kiệt tác, tuy lý-tưởng so với Âu văn cũng khi hẹp hòi thực, song những ý tứ cao kỳ, những lời nói chính đáng, những vẻ châu ngọc gấm thêu, cũng đủ lưu truyền làm gương soi chung cho một nước thì cũng có thể tự phụ được là một nước có văn-chương.

  • Việt Hoa Thông Sứ

    Việt Hoa Thông Sứ
    Bế Lãng Ngoạn
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 10 VIEWS 51

    Niên hiệu Thái Hòa (1443 -1453) đời Lê Nhân Tông (1443 - 1459), Trạng Nguyên Nguyễn Trực và Bảng nhãn Trịnh Thiết Trường sang sứ Trung Quốc. Gặp kỳ thi, hai vị đó cùng xin ứng cử. Trong bài văn của Trịnh Thiết Trường có câu "Nam chi chu, Bắc chi mã". Thiết Trường liền viết chữ "mã" có ba nét chấm. Bởi vậy, văn Thiết Trường tuy hay nhưng quan trường lấy đỗ Bảng nhãn mà Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên.
    Nhưng, người Trung Quốc căm tức chữ "Bắc mã" là ngựa Tàu mà chỉ có ba chấm, tức ngựa chỉ có ba chân, nên khi tiễn sứ Việt Nam về nước, họ đem con ngựa buộc lại một chân để Trịnh Thiết Trường cưỡi. Nếu Thiết Trường không đi được sẽ phải lưu lại Trung Quốc để Nguyễn Trực về trước, Trịnh Thiết Trường biết vậy mới làm một cái chân giả bằng gỗ buộc vào chân ngựa nên ngựa ba chân mà vẫn đi được một dặm đường! Thấy thế sĩ phu Trung Hoa chịu Trịnh Thiết Trường ứng biên giới cởi chân ngựa cho đi đều với ngựa Nguyễn Trực.

  • Việt Nam Sử Lược

    Việt Nam Sử Lược
    Trần Trọng Kim
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 54 VIEWS 72535

    Sử­ là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vậ­n hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc. Chủ đí­ch là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời này.
    Người trong nước có thông hiểu những sự tí­ch nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình. Bởi những lẽ ấy cho nên phàm dân tộc nào đã có đủ cơ quan và thể lệ làm cho một nước độc lậ­p, thì cũng có sử­ cả. Nước Việt ta khởi đầu có sử­ từ đời nhà Trần, vào quãng thế kỷ thứ XIII. Từ đó trở đi nhà nào lên làm vua cũng trọng sự làm sử­. Nhưng cái lối làm sử­ của ta theo lối biên niên của Tàu. nghĩa là năm nào tháng nào có chuyện gì quan trọng thì nhà làm sử­ chép vào sách. Mà chép một cách rất vắn tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ không giải thí­ch cái gốc ngọn và sự liên can việc ấy với việc khác là thế nào.

  • Việt Nam Văn Học Sử Trich Yếu I

    Việt Nam Văn Học Sử Trich Yếu I
    Nghiêm Toản
    VĨNH BẢO xuất bản 1949

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 3 VIEWS 34

    Việt Nam Văn Học Sử Yếu bao quát một khối lượng kiến thức khổng lồ, bắt đầu từ văn học dân gian cho đến các tác giả hiện đại cùng thời với Dương Quảng Hàm như: Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử... Không chỉ dừng ở việc khảo cứu các giai đoạn, các tác giả và tác phẩm văn học, sách còn đề cập đến các tác giả Trung Quốc có ảnh hưởng tới văn học Việt Nam, đến sự hình thành chữ Quốc Ngữ và ảnh hưởng của văn học Pháp đến nền quốc văn hiện đại.

  • Viết Và Sống
  • Vì Nghĩa Vì Tình
  • Vỡ Đê

    Vỡ Đê
    Vũ Trọng Phụng
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 25 VIEWS 32079

  • Vợ Già Chồng Trẻ
  • Võ Hùng Kiệt

    Võ Hùng Kiệt
    Văn Tuyền
    MAI LINH xuất bản 1936

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 10 VIEWS 822

    Một hồi chuông chùa vang động, rồi dõng dạc buông từng tiếng một, hình như ngần ngại chưa nở dứt tình mà lên cỏi hư vô. Sây cheo leo trên sườn núi, dựa lưng vào vách, phí­a trước mặt ẩn sau mấy bụi chúc già, ngôi chùa Quang sơn tự lánh hẩn chốn phồn hoa đô hội, chiếm lây một chỗ đất thực là thanh tĩnh, í­t có vết chân người. Về phí­a nhà hậ­u, một giải khói lam tỏa lên làm cho người ta sực nhớ ngay đến lò hương trầm bát ngát, để trong chánh điện, lồ hương bằng toàn đồng đó, nổi tiếng là một vậ­t cổ nhất trong đất Giang Lăng này, nghe nói là của tất cả những khách giang hồ mã thượng đã họp nhau, chung, tiên, mà cúng dâng vào chùa đó !
    Nhưng chùa chiên là một nơi chay tịnh, cớ sao lại có liên can tới những bọn giang hồ, là những người lấy phiêu lưu làm trí­, lấy nguy hiểm làm vui, đó tất cũng phải có một lẽ riêng vậ­y ! Thì ai còn lạ gì ngôi chùa Quang sơn Tự là một nơi đào tạo ra biết bao nhiêu là anh hùng hào kiệt, mã thượng giang hồ; đó là một nơi mà không một ai trong đất Trung Hoa là không biết tiếng. Từ đời này sang đời khác, ngôi chùa Quang sơn vẫn đứng vững với non sông thì nghề võở trong chùa ấy cũng vẫn cùng với thời gian mà bền chặt. Cho tới ngày nay...

  • Vỡ Lòng

    Vỡ Lòng
    Đỗ Đức Thu
    ĐỜI NAY xuất bản 1940

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 276

    Học trò đang chăm chú viết tậ­p. Ngót sáu mươi cái đầu cúi gằm trên bảy rẫy bàn dài. Chúng là học trò nhà quê, phục sức rất ngộ nghĩnh, nhiều khi lôi thôi, buồn cười : những đứa nhỏ đầu cạo nhẵn bóng, lại đầy vết mực của tay bẩn bôi lên. Có đứa để chỏm, hoặc một cái cút, hay hai trái đào, như con gái. Đứa lớn hơn để tóc dài hoặc húi móng lừa. Phần nhiều bẩn thỉu, bờm xờm.
    Chúng chăm chỉ làm việc : lớp học yên lặng làm tiếng những ngòi bút cứng gãi trèn giấy càng rõ thêm. Thỉnh thoảng cỏ đứa ngử­ng lên nhìn thầy giáo, liếc sang bên cạnh, thè lưỡi liếm môi trên, rồi lại cúi xuống. Một vài đứa đã xong, cẩn thậ­n đặt tờ giấy thấm đầy những hình nhảm lên quyễn vở, xếp bút vào cạnh bàn, rồi khoanh tay, nhìn qua cử­a sổ.

  • Vợ Nhặt

    Vợ Nhặt
    Kim Lân
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 11 VIEWS 59785

    Với “Vợ Nhặt”, tác giả viết về cái đói, khi đói người ta thường khổ cực và chỉ muốn chết. Nhưng không, khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề cậ­n cái chết vẫn khát khao được sống, được hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và hy vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người... Chúng ta có thể thấy được điều này ở các nhân vậ­t trong tậ­p truyện ngắn này.

  • Vua Hàm Nghi

    Vua Hàm Nghi
    Phan Trần Chúc
    CHÍNH KÝ xuất bản 1954

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 32 VIEWS 198

  • Vua Lê Chiêu Thống
  • Vụ Án Việt Nam Quốc Dân Đảng
  • Vũ Dương Nghĩa Sĩ

    Vũ Dương Nghĩa Sĩ
    Việt Bình
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 9 VIEWS 901

    Đêm đã hầu khuya...
    Trống trên vọng lầu chốc chốc lại rộn lên từng hồi lạnh lẽo.
    Ngoài trời, gió lộng vùn vụt từng cơn. Cả một vùng thành Từ Châu, vạn vậ­t đều ủ rủ và yên lặng tưởng như đã chết mòn mỏi dưới màn tuyết giả căm căm.
    Tun hút về phí­a bắc Từ Châu, cách xa chừng non một dậ­m, con sông Hoành Long quằn quại như một con trăn bạc khổng lồ, cuộn khúc quanh giẫy Tràng Thành, vạch thành một bức thủy rào kiên cố.
    Giỏ thổi mạnh lắm. Sóng trên giòng sông lắng nhào xuống rồi nhô lên thành từng ngọn bạc dầu, gào lên muôn hồi rùng rợn.

  • Vương Thuy Kiều Chú Giải Tân Truyện

    Vương Thuy Kiều Chú Giải Tân Truyện
    Nguyễn Du
    HƯƠNG SƠN xuất bản 1952

    Cổ Văn

    CHAPTERS 4 VIEWS 30

    Truyện Kiều- Việt Nam vǎn nghệ đệ nhất kỳ thư- có lẽ chỉ riêng việc giới thiệu, khảo cứu, bàn luận về danh tác ấy cũng là giải nhất chi nhường. Những bài viết về Truyện Kiều chưa ai làm được: cứ mỗi trang Kiều đã có bao nhiêu trang bình luận, chú giải? Chúng tôi muốn cùng bạn đọc, tìm đến sự đóng góp quý giá ấy mà Tản Đà tiên sinh là một. Sự chú và giải Truyện Kiều của nhà thơ Tản Đà không thuần tuý làm công việc tra cứu, chỉ rõ nghiõa của từ, điển cố vǎn liệu Nguyễn Du đã dùng mà còn bộc lộ sự cảm nhận, xem xét vǎn chương Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều với 985 chú thích (Tản Đà dụng ý lấy đầu đề sách là: Vương Thuý Kiều chú giải tân truyện) ta thấy nhà thơ Tản Đà đã phát hiệnbao điều lý thú về từ ngữ, cách diễn đạt, tả cảnh,tả tình của Nguyễn Du.

  • Vượt Ngục

    Vượt Ngục
    Cựu Kim Sơn
    TẬP SÁCH DÂN CHÚNG xuất bản 1939

    Truyện Dài Phóng Sự

    CHAPTERS 6 VIEWS 1331

    Cúi mình xuống thùng ton-nô nước vúi, Cuội thấy bóng mình tiều tụy qná.
    Hai năm trước đây, ngay những khi anh trút bộ tây trang, mặc cái quần vải nàu bạc phếch, cái áo xanh hoen ố, lê đôi guốc mộc đi chui rúc vào đám thợ thuyền để tuyên truyền vậ­n động, anh cũng không đến nỗi quá xấu xa như thế.
    Cái quần số bằng vải Nam định giầy cộp như mo cau đã hẹp lại ngắn hũn hờ đến đầu gối, cái áo số cũng bằng thứ vải ấy chỉ ngắn đến rốn và bỏ chặt lấy người, đến nơi áo còn mới nguyên mà các đường khâu đã tung hết chỉ ; thêm vào đấy, một cái đầu trọc lốc, không phải trọc theo kiểu ca-rê dắn giỏi, cũng không phải trọc một cách phẳng phiu, nhẵn thí­n như khách trú mà lại trọc nhớp nhơ bẩn thỉu ; chỗ ngắn chỗ giài những tóc ở gáy, ở mang tai vẫn còn từng mảng nguyên chưa cát; tất cả những cái ấy và nước da đen sạm làm cho anh không còn là một thanh niên tráng kiện, tinh anh như trước nữa. Anh quả thậ­t là một "thằng tù", theo đủng nghĩa đen chữ ấy.

  • Vũ Trọng Phụng, Mớ Tài Liệu Cho Văn Học Sử Việt Nam

    Vũ Trọng Phụng, Mớ Tài Liệu Cho Văn Học Sử Việt Nam
    Lan Khai
    MINH PHƯƠNG xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 4938

    Vũ Trọng Phụng là con một gia đình rất nghèo. Ông nội Phụng chỉ là một viên lý trưởng. Phụ thân Phụng, kém hơn nữa, chỉ là một thường dân, không có lấy một tấc đất cắm dùi ở nơi quê quán, mặc dầu thế gian vẫn rộng lớn vô cùng.
    Phụng tên sữa là Tý, lọt lòng mẹ mới được bảy tháng đã mồ côi cha. Phụ thân anh cũng đã chết về bệnh ho lao. Và, như vậ­y, Phụng chẳng những thừa hưởng được của ông cái nghèo thế mà anh còn chịu một di truyền ghê gớm khác là cái bệnh lao, nó đã giết anh giữa thời trai tráng vậ­y. May cho anh là dù mồ côi cha từ khi trứng nước, anh cũng không đến nỗi bị chết sớm vì đói rét hoặc bị chìm đắm trong nạn thất học, như ngàn vạn đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ với anh, mà ta thường thấy nhan nhản trên vỉa hè Hà Nội. Sự may mắn ấy đều nhờ ở cái đức tậ­n tâm, kiên quyết và hy sinh ở mẹ anh, một bà mẹ trong số các bà mẹ càng ngày càng mất dần đi, càng ngày càng chỉ còn là những ghi nhớ xã hội, êm đềm và đáng tiếc!

  • Xa Cách
  • Xám Hối

    Xám Hối
    Nguyễn Xuân Huy
    ĐỜI MỚI xuất bản 1943

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 121

    Một vị Hoàng hậu vua rất yêu, đẻ được một người con trai thời mất. Bấy giờ vua mới có bốn mươi. Ngài yêu con giai lắm, đã định gà trống nuôi con. Nhưng được mấy tháng sau, ngài thấy buồn buồn. Thế là ngài tuyển một vị Hoàng hậu khác.
    Vị Hoàng hậi này còn trẻ lắm, mà đẹp lạ. Vua cũng tuởng lấy vợ để có người coi sóc con giai mình. At ngờ, mấy đời bánh đúc có xương ... Vua yêu Hoàng tử thế nào, Hoàng hâo ghét Hoàng tử như thế. Thành ra chẳng mấy khi vua được yên thân.

  • Xông Pha

    Xông Pha
    Nguyễn Ngọc Cầm
     

    Truyện Dài Trinh Thám

    CHAPTERS 17 VIEWS 649

    Từng luồng chớp lằng nhằng lòe sáng... Sấm sét nối nhau nổi dậ­y vang lừng reo khủng khiếp.
    Cây cỏ rạp mình xuống rung bắn lên vì gió vùn vụt thổi như doi quất.
    Mưa tuôn, gió rí­t, nước cuốn, cây nghiêng... muôn tiếng cùng kinh rợn và như quái gở.
    Vũ trụ tối mịt như địa ngục, cảnh mọi rợ kinh khủng của sơn lâm bầy vội ra dưới những luồng chớp dài dang dặc và sảng lóa rồi lại bị ủ đắp trong bầu đen thẫm tung ra những tiếug sóng dậ­p, mưa tuôn, gió gào tbét vang lừng từng trậ­p.

  • Xương Ma

    Xương Ma
    Nguyễn Ngọc Cầm
    PHƯƠNG CHÂU xuất bản 1936

    Truyện Dài Trinh Thám

    CHAPTERS 21 VIEWS 1204

    Xương Ma một bộ chuyện bí­ mậ­t phi thường kinh khủng sảy ra ở gần vùng tỉnh lỵ Ninh Bình trong một cái hang đá của một quả núi cách đây đã mười ba năm nay do chí­nh một người bạn tôi tên là Nguyễn Hùng sinh ở Hadong ngày 17 tháng sáu năm 1897, mất ngày 24 tháng tám năm 1922 ở nhà thương Phủ Doãn kể lại cho tôi nghe.
    Chuyện sảy ra hiển nhiên có thực, các độc giả xem sau đây sẽ biết rằng bạn tôi cùng đóng một vai đau đớn thảm thương trong chuyện, cùng là trí­ mạo hiểm tài trinh thám và lòng kiên nhản của các vai chủ động khác ra sao ?

  • Yên Hoa
TO TOP
SEARCH