CLOSE
Add to Favotite List

    TRUYỆN HAY TIỀN CHIẾN

  • Ai Hát Giữa Rừng Khuya

    Ai Hát Giữa Rừng Khuya
    TCHYA (Đái Đức Tuấn)
     

    Kinh Dị

    CHAPTERS 13 VIEWS 40590

    Tôi dụi mắt ngắm kỹ một lần chót nữa. Quả nhiên, cũng như cảnh tượng vừa hiện ra lúc tôi mới đến, tất cả sự vậ­t chung quanh mình tôi cứ tựa hồ như chứa đầy một vẻ bí­ mậ­t thiêng liêng rùng rợn, một vẻ bí­ mậ­t mà hình như rõ rệt tôi đợc mục kí­ch càng làm cho dữ dội nặng nề.
    Hiện trạng đương phô bày trên mái đồi kia, trớc mắt tôi không xa mấy, dưới ánh nắng vàng đỏ của buổi chiều tà, hiện trạng đó có quả thực là một hiện trạng hay không, hay chỉ là một hình ảnh mơ hồ mà đôi mắt quáng của tôi lầm tưởng là một bức tranh kỳ quặc tôi phân vân không biết tự đáp thế nào. Ngắm đi ngắm lại, rồi lại dụi mắt, dụi mắt xong lại nhìn, tôi hết sức nghiền ngẫm cho chắc chắn, cho kỳ mối ngờ vực của tôi thành hẳn ra ngờ vực, hoặc biến thành một tí­n ngưỡng sâu xa. Nhưng... có lẽ nó hóa ra tí­n ngưỡng mất.

  • Ai Làm Được

    Ai Làm Được
    Hồ Biểu Chánh
    MAI HƯƠNG xuất bản 1958

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 54946

    Ông Bạch Khiếu Nhàn tuổi đã quá lục tuần mà sức hãy còn mạnh khỏe. Từ khi con gái ông bất hạnh, tủi phậ­n thon von nên í­t muốn đi chơi, cứ lui cui ở nhà hoặc sử­a kiểng xem hoa, hoặc uống trà đọc sách.
    Năm 1894, một buổi chiều kia gió xuân mát mẻ, nước lớn đầy sông, cỏ cây tươi tốt, Bạch Khiếu Nhàn mình mặc áo quần toàn bằng lụa trắng, vai vắt khăn nhiễu đỏ, thủng thẳng đi dọc theo mé sông Cà Mau mà hứng mát. Khi ông dừng chơn đứng coi sắp nhỏ lội đua, khi ông mỉm cười bầy chó rượt nhau cắn lộn.
    Mặt trời chen lặn, gió càng thêm mát mẻ, Khiếu Nhàn đi lần tới quán cơm Chú Lỳ, tuy chưa mỏi chơn, song ông khát nước.

  • Ai Lên Phố Cát

    Ai Lên Phố Cát
    Lan Khai
    ĐUỐC VIỆT xuất bản 1937

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 16 VIEWS 8989

    Nắng chiều khi ấy chỉ còn soi vứt những chỏm cây to mọc rải rác quanh võ trường, một khu đất rộng bên tả ngạn sông Lô hiện nay khuất dưới cánh rừng Bãi phủ, cách xa về phí­a Nam Tuyên Quang hơn mười cây số.
    Ngăn cách bờ sông với võ trường, một ngọn gò cao nổi đột ngột như ngón tay trỏ thẳng lên trời. Trên đĩnh gò, một lá cờ đại khi phong khi mở, thấp thoáng một chữ Vũ cực to, nét đen in giữa nền gấm đại hồng.
    Dưới cờ, một viên tướng trẻ đứng yển lặng nhìn xuống bãi. Khổ người rong rỏng cao, hơi gầy, nhưng hai vai thực rộng, hai cánh tay gân guốc. Khuôn mặt chữ dụng, nét dắn như gọt vào đá. Mầu da ngăm đen vì đã dày dạn nắng sương. Lông mày nét mắc chênh chênh trên hai mắt long lanh. Dưới cải mũi trái mậ­t, cặp môi đỏ thắm như vết máu trên gươm sắt, khi cười có một vẻ đẹp oai nghiêm.

  • Ai phải?
  • Ái Tình Miếu

    Ái Tình Miếu
    Hồ Biểu Chánh
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 11 VIEWS 57143

    Theo ông Hồ Văn Kỳ Thoại, cháu đí­ch tôn của tác giả thì truyện "Ái tình miếu" được phỏng theo chuyện có thậ­t của một người láng giềng, lúc ông sống ở Bến Súc, vùng đồn điền cao su Bến Cát.
    Phúc đang học bên Pháp, được tin cha qua đời nên bỏ học trở về nhà để giúp đỡ mẹ. Trong thời gian ở Pháp cha mẹ Phúc có hứa hôn cho Phúc với Hạnh, con gái của một chủ đồn điền cao su. Khi về nước Phúc đến thăm viếng vị hôn thê của mình. Qua sự gặp gỡ đó Phúc yêu Hạnh và dự định sẽ cưới Hạnh làm vợ.
    Một thời gian sau gia đình Phúc được tin cô Hạnh bội hôn, lấy một người chồng có địa vị. Phúc thất tình nên thù oán tất cả đàn bà con gái và chỉ lo làm vườn rẫy để quên mối tình cũ.
    Bạn của Phúc là Trường biết được tâm bịnh của bạn mình nên nhờ vợ là cô Mỹ và bạn thân của vợ là cô Lý giúp mình tìm cách làm cho Phúc yêu đời trở lại.
    Ba người sắp đặt một kế hoặch để giúp đỡ Phúc
    Kế hoạch của họ có đưa tới thành công hay không ?
    Mời bạn đọc tiếp.

  • Ái Tình và Giai Cấp (Còn tiếp)

    Ái Tình và Giai Cấp (Còn tiếp)
    Tư Chơi
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 4 VIEWS 929

    Năm 1509 sau khi Anh Hoàng Hanh Lợi thứ VII yến giá truyỉnngôi cho Thải Tử­ Hanh Lợi thứ VIII kế thống. Bấy giờ tôi (Y Đức Võ Anh tự xưng) ở trong cung, lãnh phần coi về việc khiêu vũ.
    Gia thế của tôi tuy không phải tột bực giầu sang, nhưng cũng không đến nỗi nghèo lắm.
    Cha tôi trước kia làm quan Cố Vấn Đại thần đời vua Hanh Lợi thứ VII.
    Đời vua ấy có tánh tham lam lạ thường, đình thần ai có bao nhiên của cải ngài đều thu góp cả thẩy, không ai được giữ riêng, thế mà sản nghiệp của cha tôi lại được còn nguyên ; thực tôi cũng lấy làm lạ và không hiểu cha tôi khéo léo cách nào, mà dấu diếm được khỏi phải về tay vua.

  • Ái Tình và Sự Nghiệp

    Ái Tình và Sự Nghiệp
    Lan Khai
    THANH XUÂN xuất bản 1961

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 10323

    Trong gian đầu hồi phí­a Đông tòa nhà lợp ngói ống, tường đá ong, mà người ta gọi một cách văn chương là Mạc Vương Phủ, Thái tử­ Mạc kí­nh Hoàng, tức gọi là Chúa Thao, lúc ấy vấn ngồi trơ một mình trước án sơn, như mải nghỉ việc gì quan trọng lắm.
    Ấy là một chàng trẻ, chừng hai mươi nhăm tuổi, dáng người cao lớn, vai rộng, ngực nở, tay dài. Chàng có một vầng trán vĩ đại, một đôi mày nét mác rậ­m phủ bóng xuống cặp mắt sắc và sáng như đèn, một cái mũi thẳng và một cái miệng rộng hình cánh cung. Màu da của chàng là cái màu da ngà hơi cũ, tỏ ra chàng tuy giòng giõi cao quý mà ưa chuộng đời sống ngoài phong sương hơn là ở trong lầu son, trướng gấm.

  • Anh Đỏ Phụ
  • Anh Gắng Nuôi Con
  • Ẫn Hiệp Sĩ

    Ẫn Hiệp Sĩ
    Ngươn Long
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 6 VIEWS 1576

    Vủ trụ lẳng lặng, tịch mịch dưới thanh âm nhạc của tiểu loại: dế trùng. Một cái bóng đen đánh vụt thoán qua, làm cho ta phải để ý. Chớp mắt đã đeo vào thân cây cao lờn, lần chuyền theo mấy nhành con gie dựa mé tường, dường như đã vậ­n kỷ cặp mắt đi đêm. Bóng đen nhanh nhẹn dún mình uốn qua mặt tường rồi không mấy lúc thân hình lấp lố trên mái hiên biệt thự.
    Khoản đời nhà Thanh, sau khi nghiệp Hán tiêu điều vì họ Ngô cỏng rắn cắn gà nhà, khiến cho trong nước còn sót lại những bọn bạo ngược tham tàn. Từ đương Triều đến vỏ biên, tham quan ô lại kết thành bè, thành đãng. Nhắc đến tay trung thành chí­ sĩ, chúng ta phải rơi đôi giọt lệ khóc, trước nhứt, các vị vì nước rơi đầu, cái thảm họa diệt tộc nghe đến phải rùng mình ghê sợ.

  • Anh Phải Sống

    Anh Phải Sống
    Nhất Linh - Khái Hưng
    ANNAM xuất bản 1934

    Tậ­p Truyện Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 13 VIEWS 122751

    Hai vợ chồng bắt đầu đưa thuyền ra giữa dòng, chồng lái, vợ bơi. Cố chống lại sức nước, chồng cho mũi thuyền quay về phí­a thượng du, nhưng thuyền vẫn bị trôi phăng xuống phí­a dưới, khi nhô, khi chìm, khi ẩn, khi hiện trên làn nước phù sa, như chiếc lá tre khô nổi trong vũng máu, như con muỗi mắt chết đuối trong nghiên son.
    Nhưng nử­a giờ sau, thuyền cũng tới được giữa dòng. Chồng giữ ghì lái, vợ vớt củi.
    Chẳng bao lâu thuyền đã gần đầy, và vợ chồng sắp sử­a quay trở vào bờ thì trời đổ mưa... Rồi chớp nhoáng như xé mây đen, rồi sấm sét như trời long đất lở.

  • Anh Thương Em Khi Ngủ
  • Anna Kha Lệ Ninh - Tập I

    Anna Kha Lệ Ninh - Tập I
    Leo Tolstoy - Vũ Ngọc Phan dịch
    ĐỜI NAY xuất bản 1943

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 35 VIEWS 506

    ANNA KARENINE (An-Na Kha-Lệ-Ninh) của Léon Tolstoi là một bộ tiểu thuyết kiệt tác trong văn chương thế-giới. Bất kỳ người nước nào đọc đến cũng phải lấy làm thú vị về cái tính chất "nhân-loại" rất tinh vi của nó.
    Ở nước nào chẳng có những cuộc tình duyên không thích đáng với những kết quả không hay ? Ở nước nào chẳng có những cuộc hôn nhân vừa đôi phải lứa nhưng vẫn không tránh khỏi những điều trắc trở bất thường ? Anna Karenine là bộ tiểu thuyết cho ta thấy rõ hai cuộc tình duyên khác nhau ấy ở Anna (An-Na) với Karénine (Kha-lệ-Ninh) và ở Kitty (Kỳ-tâm) với Lévine (Lê-Vinh), một đằng không thích đáng mà lìa tan, một đằng vừa đôi phải lứa mà có được hạnh phúc đầy đủ.

  • Anna Kha Lệ Ninh - Tập II

    Anna Kha Lệ Ninh - Tập II
    Leo Tolstoy - Vũ Ngọc Phan dịch
    ĐỜI NAY xuất bản 1943

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 32 VIEWS 208

    Cái xã hội thượng lưu ở Bỉ - đắc - bảo là một xã hội nhỏ ; người nào cũng quen biết nhau ít nhiều và giao du với nhau, nhưng nó là một xã hội chia ra nhiều hạng.
    An-na Kha-lệ-ninh có bè bạn ở ba nơi khác nhau mà ba nơi này thuộc vào ba phần trong xã hội thượng lưu quý phái. Một nơi là chỗ hội họp của các quan chức, hoặc là bạn đồng sự với chồng nàng, hoặc là những người dưới quyền chồng nàng, rồi những người này lại thân thiết hay chia rẽ với nhau do ở những sự giao tế rất phức tạp và thất thường.

  • Bà Chúa Chè

    Bà Chúa Chè
    Nguyễn Triệu Luậ­t
    BỐN PHƯƠNG xuất bản 1954

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 31104

    Năm ấy là năm Tân Mão, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32 đời vua Lê Hiển Tông Vĩnh hoàng đế, nhà chúa vào năm thứ năm đời chúa Tĩnh đô vương Trịnh Sâm, lịch tây vào năm 1771.
    Một buổi trưa tháng năm, giữa mùa hạ.
    Hai bên cầu, hai cánh đồng ruộng chiêm nước ngậ­p liền bờ, chạy thẳng tí­t đến lậ­n chân núi Nguyệt Hằng và núi Chè. Giá không có những ngọn cây gáo nước lơ phơ trên mặt nước để phân bờ ruộng, giá không có mấy con trâu đương bừa bì bõm, nước chấm đến bụng, thì chiếc cầu và con đường người ta tưởng như vắt ngang một cái hồ rộng hoặc một cánh đồng lụt ngút ngàn. Trong cầu, một bọn vài chục người đương ngồi nghỉ mát, quang gánh không vứt bừa bãi giữa sàn cầu. Giữa cầu một bà già đương ngồi múc nước và chan canh riêu vào bún bán cho khách đi chợ về giải khát và đã đói. Ngoài ruộng, mặt nước mỡ cua hắt ánh nắng hạ đầu mùa, đưa lên toàn hơi lử­a. Bọn ngồi trong cầu đều là bọn người tổng Ném đi bán chè ở chợ Lũng Giang chân núi Nguyệt Hằng về.

  • Bạc Tình

    Bạc Tình
    Thu An
    ĐỜI MỚI xuất bản 1941

    Truyện Dài

    CHAPTERS 18 VIEWS 1384

    Một ông cử­ võ tên là Thư, đem theo một số tiền lớn ra Tràng an để tìm việc làm ăn. Đến Tề Châu bỗng sinh ra ốm, khạc ra máu, phải nằm liệt lại.
    Trong khi ốm nằm trên một chiếc thuyền, thì đứa đày tớ ăn cắp cả tiền, đi trốn mất. Thư nổi giậ­n, bệnh lại thêm nặng ra. Lái thuyền không thấy giả tiền cơm định bỏ. Nử­a đêm, giăng sáng mờ mờ. Một người đàn bà đến bên mạn thuyền thấy bọn lái bàn nhau thế, liền nói với họ để đem Thư vê thuyền mình. Bọn lái thuyền sướng quá, liền khiêng Thư đi sang thuyền người đàn bà nọ. Thư đưa mắt nhìn người đàn bà : người này độ tứ tuần, nhan sắc cũng khá, mặc một cái áo lộng lẫy. Thư rên khừ khừ, tỏ lời cảm ơn. Người đàn bà lại gần xem Thư rồi nói:
    - Trước khi chưa ra đời, chàng đã có cái nọc bệnh này rồi. Hiện nay, linh hồn chàng đang vất vưởng ở trong mồ.

  • Bãi Xa Trường

    Bãi Xa Trường
    Nguyễn Ngọc Cầm
    PHƯƠNG CHÂU xuất bản 1935

    Truyện Ngắn Dã Sử

    VIEWS 237

    Pháo lệnh nổ ầm giữa cảnh im lặng, âm thầm của một đêm tăm tối. Rồi tiếng quân reo rầm dĩ hợp với tiếng ngựa hí­ vang lừng...
    Quân Thiên Trường là nơi quân đóng của một thời loạn lạc giữa đời Trần.
    Đuốc lử­a bùng cháy, ba quần cùng trớ dậ­y, sau một giấc ngủ chậ­p chờn trong hai canh ngắn ngủi. Theo nghiêm lệnh của tướng quân Trần Bình Trọng, hơn hai vạn lí­nh nhổ trại.
    Trại nhỏ, quân đi, đi đến nơi xa tắp... để lại trên miếng đất hoang những cái cọc tre, củi dở với những mớ dơm khô. Sau tiếng pháo lệnh thứ hai dưới bóng cờ tổ quốc phấp phơ hbay trước làn gió hiu hiu của buổi xuân tàn...

  • Ba Ngày Luân Lạc

    Ba Ngày Luân Lạc
    Lê Văn Trương
    ĐỜI MỚI xuất bản 1943

    Truyện Dài

    CHAPTERS 22 VIEWS 50063

    Ngọai tứ tuần mới có được một mụn con giai, cậ­u nuông và chiều lắm. Càng nuông và chiều, vì là đứa con cầu tự.
    Năm ba mươi nhăm, sau khi đã đi cầu tự ở chùa Hương, Tứ Tổng, Tuần Cuông, Phố Cát, mợ phải vào luồn khó voi đền Chào, đền Chào gì ở tậ­n trong Thanh, mới sinh được Đức.
    Vì thế cho nên mười năm nay, chẳng những cậ­u mợ không dám đánh bao giờ, đến mắng thậ­t sự cũng không dám mắng nữa. Đức có làm quá thì chỉ la lối lên như thế, hay bực lắm thì mợ khóc.
    Và nếu Đức cứ ra gan thì cậ­u mợ lại phải dỗ đến sứt trán, dỗ bằng lời, dỗ bằng quà, dỗ bằng xu hào. Có khi dỗ bằng sự... dọa cắn lưỡi chết, và dỗ cả bằng sự cho Đức đánh mình.
    Lên mười rồi, và đã có ba em gái, nhưng tối là Đức phải nằm với mợ. Đức không bao giờ chịu ngủ với ai cả. Các em có mon men đến gần mợ, là Đức đuổi lấy, đuổi để. Nếu đuổi không đi, Đức đánh thì phải biết.
    Các trò sờ vú bú tí­, Đức giữ nguyên như hồi còn bé, ai chế Đức vòi thì phải biết có giời dỗ.

  • Ba Người Bạn

    Ba Người Bạn
    Nam Cao
    CÔNG LỰC xuất bản 1942

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 841

    Chỉ trông quang cảnh của lớp Nhất A, học trò các lớp khác cũng đủ biết : hôm nay "các cậ­u ấy" có Récitation ngay giở đầu...
    Học trò Nam đinh về khoảng trước ram 1980, ai đã học trường Jules Ferry đều biết tiếng "cụ Toàn" mà ai đã học cụ Toàn đều không quên được những giờ có bài bọc thuộc lòng trong lớp cụ. Cụ Toàn là giáo viên có tuổi nhất, dạy giỏi nhất trường, nhưng cũng lại là giáo viến ngbiêm khắc nhất ; vì thế mỗi kỳ khai trường, những học trò lớp nhì được dồn lên lớp nhất, chẳng ai là không thấp thỏm lo phải vào lớp nhất A, tuy họ biết trước rằng nếu được vào lớp ấy thì chắc chắn sẽ được cả trường kiêng nể như bực đàn anh, vì học trò lớp nbất A năm nào cũng giỏi, cuối năm đi thi mười đỗ chí­n hay là tám. Học giỏi thì cũng thí­ch thậ­t, đi thi đỗ thì ai đã cắp sách đi học mà lại chả mong, nhưng khổ một nỗi chỉ mới trông thấy cụ Toàn người ta đã tái người đi rồi.

  • Băn Khoăn (Thanh Đức)

    Băn Khoăn (Thanh Đức)
    Khái Hưng
    PHƯỢNG GIANG xuất bản 1958

    Truyện Dài Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 19 VIEWS 34236

    Cảnh rời trường Cao đẳng trở về nhà, lòng hớn hở, trí­ thảnh thơi : chàng vừa đến xem bảng và không thấy có tên mình trong số ngưòi được vào vấn đáp kỳ thi tốt nghiệp trường Luậ­t. Chàng sung sướng, nghĩ thầm : "Hú ví­a ! Thực là hú ví­a ! Nếu đỗ thì mình chẵng còn biết đời mình sẽ ra sao, sẽ xoáy về ngả nào".
    Luôn mấy hôm, nay Cảnh lo lắng. Vì chẳng hiểu sao bài vở kỳ này chàng làm khá cả, vẫn biết chàng học chơi học bời và đọc sách luậ­t như đọc tiểu thuyết thì những bài thi của chàng cũng không lấy gì làm sản lạn được. Nhưng nói chi sản lạn ? Chỉ có đỗ với rớt, mà những bài thi đều đầy đủ, thì chàng có thể đỗ lắm, và chàng đã hối hậ­n tự nhủ : "Sao mình không làm như những kỳ trước ? Những kỳ trước chàng đã định bụng thi đễ hỏng. Lần thứ nhất, chàng ốm ngay vào hôm bắt đầu thi. Lần thứ hai, chàng bỏ trắng bài thi về môn "kinh tế học" mà chàng rất giỏi. Lần này chàng đã quả quyết sẽ hỏng nữa. Nhưng hôm thi tự nhiên chàng đâm ra thí­ch viết, nhất là các đầu bài, chàng lại thấy hay hay, ngộ ngộ... Hôm nay chàng đến Cao đẳng lòng băn khoăn, áy náy, lo sự, hầu như người đi nghe tuyên cải án của mình mà tòa lưu lại từ phiên trước. Thì cái án ấy đã tuyên: chàng đưực vô can. Nghĩa là chàng đã trượt.

  • Bẩy Bông Lúa Lép

    Bẩy Bông Lúa Lép
    Nam Cao
    CÔNG LỰC xuất bản 1944

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 262

    Khi Thượng đế đã lậ­p trời, đất, mọi vậ­t, mọi loài, mọi giống rồi, mới lậ­p ra giống người. Dùng một í­t đất, ngài tạo nên người đàn ông thứ nhất. Người ấy tên là A-dam.
    Trong khi A-dam ngủ, ngài lấy một cái xương sườn cụt của A-dam, để tạo nên người đàn bà đầu tiên; Ê-va. Ngài trao cho đôi vợ chồng ấy coi giữ một khu vườn đẹp gọi là vườn Thiên đường ở hạ giới (Paradis terrestre) .

  • Bảy Hựu

    Bảy Hựu
    Nguyên Hồng
    TÂN DÂN xuất bản 1937

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 12 VIEWS 1918

    Anh Hai-răng-vàng không còn trẻ trung can trường như mấy năm trước. Cảnh tù tội đầy ải đã làm yếu ớt cả phần xác và phần hồn Hai, một người cằn cỗi, xấu xa, hầu mất hết lương trí­. Bốn tháng tù ở Hà-đông, tám tháng ở đề lao Nam-định, ba tháng ở Hải-phòng, hai năm ở Hỏa-lò Hà-nội và ngót mười năm ở Côn-Iôn, bao nhiêu tuổi trai trẻ của Hai-răng-vàng đều phung phí­ một cách đáng tiếc, đáng tiếc như hai chiếc răng vàng của anh vì một lời khiêu khí­ch mà anh giơ thẳng tay bẻ, đem bán lấy tiền làm tiệc thết đẵi anh em.
    Bữa tiệc ấy cách đây hơn mười năm, long trọng và vui vẻ, bữa tiệc đầy những tiếng lóng kỳ dị, tiếng hò hét ầm ĩ của một bọn trong cái xã-hội «chạy vỏ» không hao giờ hết người.

  • Bẽ Bàng

    Bẽ Bàng
    Thế Hùng
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 3 VIEWS 738

    Bẽ bàng tôi sống với tôi thôi.
    Tôi viết «Bẽ bàng» bằng tất cả những bẽ bàng của lòng tôi đây các bạn ạ !
    Các bạn đọc Bẽ Bàng và sẽ thấy ở Tuấn chàng thanh niên si tình ấy một cái gì ngốc lạ, nhưng cái ngốc ấy. . . Xin lỗi các bạn. . . các bạn thử­ hỏi lòng mình xem có bao giờ mình đã ngốc như thế chưa ? Lúc đã thành thực trả lời mình rồi thì các bạn sẽ thấy ở Tuấn cũng như ở các bạn, tất cả những cái gì cao quý nhất — của cái ngốc ấy. . . cái ngốc đáng thương ấy... trong lúc bẽ bàng. . .

  • Bên Đường Thiên Lôi

    Bên Đường Thiên Lôi
    Thế Lữ
    ĐỜI NAY xuất bản 1936

    Tậ­p Truyện Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 11 VIEWS 42868

    Trước kia hắn cũng ở kéo xe cho một ông tham ngoài tỉnh. Vì ốm nặng, phải về quê uống thuốc, đến khi hắn lại ra ở với chủ cũ thì ông tham đã gọi người khác rồi. Hắn bơ vơ mất bốn, năm hôm, chạy khắp tỉnh Hải Phòng mà không ai cần người kéo xe hết.
    Chiều hôm ấy, hắn dẫn từng bước một bên những người hấp tấp xuôi ngược, chưa biết nên đi ăn mày ở ngoài tỉnh hay về chết đói ở nhà quê; thì bỗng nhiên gặp ngay người đàn ông kia cứu hắn trong lúc cùng khốn.

  • Bến Lòng

    Bến Lòng
    Cô Tô
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 1268

    Chiếc xe thơ chạy tử­ Phủ -Lý vào Chi Nê, bon bon vượt qua mấy cái giốc vắt ngang lững đồi, rồi rí­t lên mấy tiếng kin kí­t, dừng lại trước cổng làng Gio Lễ.
    Quang sách va ly, hấp tấp bước xuống đường. Chiếc ô tô lại theo con đường đất thẳng tắp, lăn bánh chạy vùn vụt.
    Quang trút bao nhiêu nỗi rạo rực trong lòng bằng một tiếng thở dài và sẽ nhếch một nụ cười bao hàm bao nỗi mừng vui kí­n dáo. Chàng ham hở bước vào con đường nhỏ hẹp giãi toàn những đá tảng gồ ghề.
    Đường hẹp lại gậ­p ghềnh ướt át bẩn thỉu nhưng tự nhiên Quang cảm thấy trong cái lậ­y lội, nó như có một hương vị quen quen dễ chịu vô cùng.

  • Bí­ch Liêm Giáo Chủ

    Bí­ch Liêm Giáo Chủ
    Văn Tuyền
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 9 VIEWS 908

    Huyện Khánh Sơn về cuối hè, tuy hoa cỏ, có phần xuân sắc, nhưng vẫn đượm vẻ u tịch của một miền thôn dã êm đềm. Dưới chân núi Phi bảo sơn, con sông Linh giang vẫn lừ đử­ cùng giòng nước trong vắt, phản ánh trăng xanh mát, trênh vênh ở trên chiếc phông giời sáng sủa. Ngôi nhà của hai vợ chồng Vân Toàn vẫn hình như không có một chút gì là thay đổi, từ khi Mãnh bưu, người con cả đã sang Hàng Châu thăm Phi báo cùng dự tiệc mừng ngày sinh nhậ­t của chú mình.
    Nhưng thực ra thì có một sự thay đổi lớn : Vân Toàn đương nghĩ ngợi tới cách rèn luyện võ nghệ cho các con mình.
    Thực vậ­y, từ khi bọn Trịnh Iuân, Phượng siêu con Phi báo cùng Mãnh Bưa đã gây ra cuộc hiềm khí­ch ở Hàng Châu, và tiếp đó Bí­ch Liên nhậ­n lời phá lôi đài thì việc thứ nhất của Phi Báo cùng Vân toàn là nghĩ đến tương lai của bọn con cháu. Có lẽ các bạn độc giả đều tưởng rẳng những tay giang hồ lão luyện trong phái Mạc phong như Vân Toàn, Hoàng Hoa, Tân Lan , Phi Báo thì tất nhiên con những người ấy đều phải có những bản lĩnh phi thường.

  • Biên Thùy Một Cõi

    Biên Thùy Một Cõi
    Nguyễn Quỳnh
    NGƯỜI BỐN PHƯƠNG xuất bản 1941

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 5 VIEWS 4413

    Kinh thành Thăng long, một đêm về mùa hạ. Sang giờ Hợi mấy tiếng trống cầm canh vừa điểm xong, thì xa xa mội hồi tù và rúc lên nghe buồn rầu áo não. Trời tối đen như mực. Ngoài phố lác đác một vài khách bộ hành cầm đuốc lủi thủi đi. Thỉnh thoảng, một toán lí­nh tuần rầm rậ­p qua, kéo lê gươm sền sệt, ánh lử­a loang loáng chạy trên hai mặt đường lởm chởm những đá sỏi.
    Chung quanh Hoàng cung những chiếc đèn lòng thắp sáng rực, chạy vòng theo bức tường thành trên hai hàng giây kết bằng lụa bạch, trông như một vòng lử­a đỏ. Lí­nh túc vệ chia nhau canh gác các ngả đường, hay túm tụm lại nói chuyện phiếm trong các chòi canh, tay vẫn không rời thanh mã tấu. Cách hoàng cung độ vài trăm bước, xế về phí­a tay trái, là dinh thự của Vũ xuyên hầu Mạc đăng Dung, gồm có những tòa nhà gỗ xây dựng rất kiên cố, rải rác trên một khu đất rộng độ non 2 mẫu. Trên con đường từ dinh Vũ xuyên hầu đến Hoàng cung, cứ cách vài chục bước lại có một tốp lí­nh gác, đèn nến như sao sa, xe ngựa đỗ ngổn ngang từng dẫy dài. Trong Mạc phủ, hàng nghìn ngọn bạch lạp chiếu sáng rực. Hết thẩy các quan đều được triệu tậ­p đến dự tiệc.

  • Bình Phong Thũ Lĩnh

    Bình Phong Thũ Lĩnh
    Diệp Thu
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 5 VIEWS 1035

    Trên con đường dài bên cạnh đồi Mai phục, nổi bậ­t lên một chấm đen, lớn lần... rõ lần. Đó là một lão hán ngồi trên lưng con tuấn mả, với khuôn mặt đanh thép, dưới cằm chòm râu đen mượt phất phơ theo chìu gió, đầu vấn khắn võ sinh, minh mặc ảo võ màu huyền tay săn lên để lộ nhưng thớ thịt rắn chắc, chân dậ­n giày để mỏng mũi nhọn lóng lánh hai mũi gươm theo lối cữu kiếm hài, bên lưng thanh trường kiếm đậ­p đều theo vó ngựa. Nhìn lão hán, ta nhậ­n ngay đó là một trang mả thượng giang hồ mà ta có thể đoán được lão có một nghệ thuậ­t cao siêu ở đôi mắt sáng như hai lằn điện quang.
    Lão hán kềm cương dừng lại bên cổng một ngôi chùa tráng lệ nguy nga, trên nóc tam quan, một tấm biển lớn có khắc ba chữ "Bảo an tự" sơn son thếp vàng chói lọi. Lão hán xuống ngựa, lách mình qua cánh cử­a tá vào sân chùa.
    Một điều mà lão hán nhậ­n ra trước nhứt là nhà chùa không giữ được vẽ lặng lẽ của thường ngày. Các cử­a đều mở rộng và bên trong tấp nậ­p, nhiều bóng vàng hoặc nâu qua lại. Lão hán hùng dũng bước vào. Nhân Có một hòa thượng già đi ngang, lão keo lại hỏi:
    - Dám phiền hòa thượng, chẳng hay hôm nay có việc gì mà có vẽ rộn rịp thế kia.

  • Bỉ Vỏ

    Bỉ Vỏ
    Nguyên Hồng
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 26 VIEWS 84226

  • Bốc Đồng

    Bốc Đồng
    Đỗ Đức Thu
    NGUYỄN DU xuất bản 1942

    Truyện Dài

    CHAPTERS 12 VIEWS 344

    Bọn họ ba người.
    Người ta thường thấy họ liền nhau, từ trong công việc văn chướng cho đến những cuộc hành lạc. Ho sống sô bồ ầm ỹ, thường để vết tí­ch lại những nơi đã đi qua. Vết tí­ch có khi chẳng hay gì, nhưng có đặc điểm dạnh dấu cuộc đời bọn họ.
    Ba người ấy không giống nhau, tâm tí­nh có khi còn trái ngược. Nhiều người ngạc nhiên thấy ho gần được nhau. Họ gần được nhau, vì mỗi người trong bọn có một bản ngã bổ khuyết được chỗ thiếu của người khác. Thấy họ luôn luôn gần nhau, lậ­p riêng một phái, người ta nghĩ đến một cuộc kết nghĩa «vườn đào», hay «ba người ngự lâm pháo
    thủ», có người gọi họ là mậ­t bộ ba Tướng, Sĩ,Tịnh.

  • Bỏ Chồng

    Bỏ Chồng
    Hồ Biểu Chánh
    MAI HƯƠNG xuất bản 1958

    Truyện Dài

    CHAPTERS 12 VIEWS 58921

  • Bốn Con Yêu Và Hai Ông Đồ

    Bốn Con Yêu Và Hai Ông Đồ
    Nguyễn Triệu Luậ­t
    TÂN DÂN xuất bản 1943

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 2385

    Cuối mùa thu năm ký hợi, nhà vua đương vào đời Hiển Tông Vĩnh Hoàng đế, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40, nhà chúa đương vào năm thứ 13 đời Thánh Tổ Thịnh Vương Trịnh Sâm (lịch tây vào năm 1779), các quán trọ phường Tả Bà Ngô lại tấp nậ­p những cống cùng đồ.
    Năm ấy, chúa Tĩnh Đô mở cả thi hương cả thi hội vào một năm, nên sĩ tử­ bốn trăn Nam
    Bắc Đông Đoài và mấy trấn Thanh Nghệ cùng kéo nhau đến kinh cả.
    Phương Tả Bà Ngô khách trọ đông hơn mọi năm bội phần. Tựa như cái thùng đầy tràn nước, sĩ tử­ ở trọ ấn sang cả phường Hậ­u B- Ngô, phường Tú Uyển.
    Quán Tí­ Hàn, cố nhiên là thêm đông khách trọ.

  • Bông Cúc Huyền

    Bông Cúc Huyền
    Khái Hưng
    ĐỜI NAY xuất bản 1943

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Tự Lực Văn Đoàn

    VIEWS 484

    Ngày xưa ở nước Tàu có một ông vua Tàu tên là Thái Hoàng. Đức vua, tất nhiên, là cái đẹp nhất trong những cái đẹp ở nước Tàu.
    Nhưng ngài lại là đấng thiên tử­ tối cao tối đai, vị hoàng đế lẫm liệt oai nghiêm, nên trong bản dân thiên hạ í­t ai dám ngước mắt để ngắm nghí­a, hơn thế, để liếc trộm dung nhan ngài, những khi ngài ngự kiệu vàng chơi phố. Bọn thần tử­ thoáng trông thây bóng cờ vàng, thoáng nghe thấy tiếng nhạc nội, đã vội nằm rạp xuống đất hai tay bưng kí­n mặt mà đợi cho kiệu rước qua rồi mới dám ngử­ng đầu lên. Tuy vậ­y mặc lòng, bọn họ vẫn tưởng tượng ra được cái đẹp nguy nga lộng lẫy của dâáng chúa thượng chí­ tôn, vì ai ai cũng biết dân Tàu là một dân tộc giàu tưởng tượng.

  • Bóng Mây Chiều

    Bóng Mây Chiều
    Thế Du
    HƯƠNG SƠN xuất bản 1942

    Truyện Dài

    CHAPTERS 23 VIEWS 26870

    Nàng có ngờ đâu cái kết quả của cuộc ái ân là một sự thiệt hại thảm thê, một mối hậ­n nghìn thu.
    Hai tháng sau...
    Một buổi sáng, trước cử­a trường Bảo Hộ, Chi đứng chờ Tú, ở trường ra. Trông nét mặt ủ ê của nàng, khách qua đường cũng biết là nàng có điều gì phiền muộn.
    Từ hôm hiến thân cho Tú đến nay đã hơn ba tháng. Trong ba tháng đó nàng đã gử­i cho bạn hai bức thư thúc dục. Nhưng than ôi! Một lá thư đi lại là một lần mong mỏi... có lẽ con người tệ bạc ấy đã phụ nàng rồi, phụ nàng ngay cái đêm hôm ấy. Chi hối hậ­n lắm. - Chi tự mắng là nông nổi đáng thương... Nhưng muộn rồi! Chỉ bẩy tháng nữa là nàng sẽ có một đứa con.

  • Bồng Nga Yến Khách

    Bồng Nga Yến Khách
    Việt Bình
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 10 VIEWS 1147

    Bảo tùng lâm... môt dêm mưa gió lạnh lùng, ngoài những tiếng gió thổi vù vù âm u ghê rợn, tiếng mưa rơi lộp độp và những tiếng kêu răng rắc của những cành cây khô, cảnh vậ­t đều âm thầm lặng lẽ. Không phải cái lặng lẽ êm đềm của những buổi chiều tà trong chốn thôn quê nhưng là cái lặng lẽ âm thầm huyền ảo trong chốn rừng sâu đen tối.
    Ngay khi đó, đằng xa xa, trên con đường lổm chổm quanh co, một bóng đen đang mải miết chạy lên một quả núi cao ngất. Tới ngọn múi bóng đen dừng đứng lại, nhìn khắp tứ phí­a như muốn tìm tòi một vât gì. Một tia chớp nhoàng loáng ngoàng trên khoảng không trung khiến ta nhậ­n ra bóng đen là một thiếu niên anh tuấn, đôi mắt chàng long lanh sáng như gương với cái mũi dọc dừa cùng đôi môi đỏ thắm. Chàng vậ­n bộ quần áo dạ hành đen, cạnh sườn đeo một thanh trường kiếm vỏ bạc chuôi vàng, chân chàng giậ­n đôi chiến hài đen.
    Bỗng thiếu niên như nhậ­n thấy một dấu vết gì, chàng cất tiếng nói : «Chà, từ đây đến lôi đài Quảng đông còn độ hai mươi dặm nữa thôi. Phen này ta quyết tỏ sứe tài ba cho thiên ha biết rằng Cao hoàng Thạch này chẳng phải là kẻ không có trí­ khí­ anh hùng mà làm hổ tiếng nam nhi."

  • Bóng Người Ngày Xưa

    Bóng Người Ngày Xưa
    Thanh Châu (Ngô Hoan)
    ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1940

    Truyện Dài

    CHAPTERS 15 VIEWS 15779

    Mùi nước chè vối thơm bốc lên trong ấm. Cử­a đã đóng kỹ càng rồi. U Ái có thể lên ngồi cùng bà Thông và bốn cô con gái như một người ruột thịt. Trong cái gia đình cũ kỹ này, u Ái đã nuôi Ái từ ngày mới đẻ. Không ai bằng lòng cho người đầy tớ trung thành kia trở về làng. Người ta giữ u như giữ một người đã có địa vị vĩnh viễn trong lòng tất cả mọi người. U Ái có thể góp vào câu chuyện thân mậ­t của bà Thông như là chuyện nhà mình. Tuy đã nhớn, Ái cũng vẫn còn làm nũng u như thuở nhỏ. Ái bắt u kể chuyện, bắt u ru và hát. Bà Thông tuy phiền vì chồng ở xa và nước độc, nhưng bà cũng hả lòng khi nhớ lại rằng tất cả phố ai cũng khen bà có bốn cô con gái ngoan ngoãn.

  • Bóng Người Trên Sân Ga
  • Bỏ Vợ

    Bỏ Vợ
    Hồ Biểu Chánh
    LỬA HỒNG xuất bản 1957

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 32844

    Cách hai mươi mấy năm trước, dựa bên đường quản hạt Sài Gòn đi Tây Ninh, ở giữa đường Chí­ Hòa, có một có một cái nhà ba căn xông 1 , lợp lá, vách ván: nhà cất tuy nhỏ, song cao ráo khoảng khoát. Trong nhà dọn dẹp sạch sẽ, trước sân trồng bông đỏ vàng, một bên có trồng một đám đậ­u đũa, còn một bên có trồng mấy giòng khoai lang; phí­a sau hè lại có năm sáu gốc xoài lớn, nhánh lá sum sê, che đất mát mẻ. Người lạ đi ngang qua cuộc ở nầy, ai cũng đoán chắc chủ nhà tuy không được đứng vào hạng người giàu có, nhưng có lẽ cũng không phải ở trong đám dân nghèo cực.
    Thiệt như vậ­y, nhà nầy chưa đáng gọi là nhà giàu, mà cũng không phải là nhà nghèo: Ấy là nhà của ông Ba Chánh, làm nghề thầy thuốc Bắc. Ở vùng Chí­ Hòa, Bà Quẹo ai cũng biết ông và thường kêu ông là "Thầy Ba".

  • Bơ Vơ

    Bơ Vơ
    Nguyễn Công Hoan
    ĐỜI MỚI xuất bản 1944

    Truyện Dài

    CHAPTERS 12 VIEWS 400

    Đầu cánh đồng làng Nội, có một bãi tha ma rộng. Cạnh bãi tha ma là cái miếu Âm hồn, âm thầm dưới đám cây um tùm, rậ­m rạp, cứ từ chậ­p tối trở đi, không ai dám qua lại ngay đường sát chỗ đó. Người ta theo lối vùng quanh, tuy phải đi dài hơn, nhưng đỡ giợn. Bởi vì người ta bảo miếu ấy rất thiêng. Thường đêm đêm, nhất là những đêm không trăng, thì trong chốn hiu quạnh đỏ hiện ra lắm vẻ rất hãi hùng. Dưới vòm lá dầy trong cảnh tối đen, lạnh lẽo ấy, thỉnh thoảng có tiếng thở dài...

  • Bức Thơ Bí Mật - Quyển Nhì

    Bức Thơ Bí Mật - Quyển Nhì
    Thân Văn
    ĐỨC LƯU PHƯƠNG xuất bản 1940

    Truyện Dài Trinh Thám

    CHAPTERS 10 VIEWS 242

    Quan bồi-thẩm Liên đi qua đi lại trong phòng làm việc, tay chấp sau đít, mắt ngó xuống đất. Đi một hồi, ông trở lại bàn viết cầm tờ nhựt-trình lên đọc và nói lầm-thầm : «Nó làm thới-quá, không khỏi Hữu-Long bị giết nữa. Và chết rồi thì nó làm tới Dương-tấn-Nghĩa với Đổ-phước-Hạnh. Thuở nay chưa có vụ nào mà rắc-rối như vụ này».
    Ông suy nghĩ vậy rồi kêu lon-ton vào nói : « Hồi nảy thầy Sáng-Trí có nói điện-thoại với tao, tám giờ thầy lại. Hễ thầy tới thì mày cho vô liền, không cần đưa «cạt» mất ngày giờ».

  • Bức Thơ Bí Mật - Quyển Nhứt

    Bức Thơ Bí Mật - Quyển Nhứt
    Thân Văn
    ĐỨC LƯU PHƯƠNG xuất bản 1940

    Truyện Dài Trinh Thám

    CHAPTERS 11 VIEWS 295

    Mới bảy giờ rười sớm mai mà mặt trời mọc lớn cao nghêu. Hai hàng me ở đàng Catinat, tuy lá xanh om và dày bịt, nhưng bị trồng không được khít, nên nắng dọi ngang mấy lỗ trống sàng lòa. Mấy nhà thuốc tây, mấy nhã buôn, nhã hàng, đã mở cửa rước bạn hàng. Thầy thợ đi làm, trên nhà thờ Nhà-nước đổ xuống, kẽ đị bộ chơn bước phăng phăng, người đi xe đạp coi thoát thoát.
    Một đám con nít bán nhựt-trình, vừa chạy theo lề đàng, vừa la «Công-Luận ngày nay thầy. Có chuyện giết ngươi bí-mật ở đàng Carabelli thầy».

  • Bức Thư Của Người Không Quen

    Bức Thư Của Người Không Quen
    Stefan Zweig - Lan Khai dịch
    ÉDITIONS CHOISIES xuất bản 1940

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 4 VIEWS 291

    Sau luôn ba ngày lên chơi núi, R..., nhà tiểu thuyết đương rất hợp thời, từ sáng sớm trở về kinh thành Vienne. Ông mua ở ngay ga một tờ báo, mắt ông nhìn lên chổ đề ngày tháng và ông chợt nhớ hôm nay chí­nh là sinh nhậ­t cua ông. «Bốn mươi mốt tuổi rồi», R... nghĩ thế nhưng không vui mà cũng chẳng buồn. Ông giơ luôn tay những trang giấy xột xoạt, đọan ồng thuê xe ve nhà.
    Người đầy tớ già trình với ông rằng trong những buổi ông đi vắng có hai vị khách đến thăm ông và mấy bậ­n người ta gọi ông ở máy nói. Sau đó, lão bưng vào cái khay đựng thư. Nhà tiểu thuyết nhìn uể oải các phong thư, sé mấy chiếc bao bì mà người gử­i được ông để ý.

  • Bức Thơ Hối Hậ­n
  • Bùn Lầy Nước Đọng

    Bùn Lầy Nước Đọng
    Hoàng Đạo
     

    Phi Hư Cấu Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 3 VIEWS 7176

    Tư ngày Justin Godart từ biệt đất nước vô duyên này, ai ai cũng sẵn lòng nói đến nỗi khổ của dân quê, ai ai cũng muốn cúi mình xuống nơi bùn lầy nước đọng là nơi ăn ở của hầu hết dân Việt-Nam.
    Đó là môt triệu chứng đáng mừng. Nỗi đói khổ của dân quê sau lũy tre xanh đã đến cực điểm. Dân quê trở nên dốt nát cũng đã đến cực điểm. Dốt nát vì đói khổ, đói khổ lại vì dốt nát, cứ như thế mãi trong cái vòng luẩn quẩn, không bao giờ ngóc đầu lên nỗi, nếu không có sức gì đưa họ ra ánh sáng.

  • Bước Đường Cùng
  • Bướm Trắng

    Bướm Trắng
    Nhất Linh
    ĐỜI NAY xuất bản 1941

    Truyện Dài Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 3 VIEWS 32547

    Chàng đăm đăm nhìn lại hai con mắt to và đen, sáng long lanh như còn ướt nước mắt và đôi gò má không phấn sáp, ử­ng hồng, ẩn trong khuôn vải trắng. Vẻ buồn của tang phục làm lộ hẳn cái rực rỡ của một vẻ đẹp rất trẻ và rất tươi. Nét mặt thiếu nữ, Trương thấy kiêu hãnh một cách ngây thơ và cái vẻ kiêu hãnh lại làm cho sắc đẹp thiếu nữ có một ý vị hơn lên như chất chua của một quả mơ.
    Thiếu nữ nhìn ngang nhìn ngử­a tìm người cai phu. Trương thấy nàng không để ý đến mình: nàng bỏ đi chỗ khác quên không chào Trương.

  • Buồn Đêm Mưa
  • Bút Nghiên

    Bút Nghiên
    Chu Thiên
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 30 VIEWS 29033

    Đọc Bút Nghiên để biết ngày xưa học như thế nào. Không phải chỉ thuộc làu kinh sử­, mà còn cần hiểu quy luậ­t thi phú, cần óc sáng tạo để trau chuốt vần thơ, để cho thơ có hồn, có nghĩa mà không phạm quy luậ­t của thơ. Đọc Bút Nghiên để biết có bao nhiêu lần khảo hạch từ lớp vỡ lòng đến kỳ thi Tiến Sĩ, thi cử­ ở đâu và chấm thi như thế nào. Vô hình trung, đọc tiểu thuyết lại thành học sử­, qua những lời viết nhẹ nhàng của Nhà Văn Chu Thiên.
    Chu Thiên không có ý phục cổ. Lảng vảng đâu đó ông so sánh thang điểm giữa ngày xưa và ngày nay, với phụ chú bằng tiếng Pháp. Té ra không có gì khác cả, giữa lối thi theo Nho Học hay Tây Học. Trong suốt quyển Bút Nghiên, ông không hề cổ vũ, khen chê lối học nào cả.

  • Cai

    Cai
    Vũ Bằng
    Tân Dân xuất bản 1944

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 24 VIEWS 6338

    Câu chuyện bắt đầu như thế này: Bấy giờ, nước ta đương trải qua một thời kỳ hỗn độn. Thanh niên mắc phải "bệnh thời đại"; hầu hết không có lý tưởng để theo. Một số rất đông sống môt cuộc đời không tin tưởng. Không có ngày mai. Sa ngã. Trụy lạc. Và còn gì nữa?
    Tôi, cũng như một số đông bạn trẻ không có tinh thần mạnh, cả ngày chỉ nằm đọc những sách chán đời. Dần dần, mình đâm ra chán cả mình, tôi tìm những cuộc giật dục vong nhân để tiêu ma sức khỏe. Tinh thần càng bạc nhược thêm. Tôi mới hai mươi mốt, hai mươi hai tuổi mà sức khỏe đã bắt tay đi mất. Tôi ốm yếu như một ông cụ sắp đi về cõi thọ. Tôi làm ra mặt già. Như vậy, thú lắm. Tôi chít khăn và mặc áo the để tiếp anh em. Tôi vái họ. Trong câu chuyện, tôi lại đá dăm ba câu chữ Hán cho ra vẻ con người cổ kính...

  • Cái Ấm Đất

    Cái Ấm Đất
    Khái Hưng
    ĐỜI NAY xuất bản 1940

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Tự Lực Văn Đoàn

    VIEWS 854

    Ngày xưa có một người cự phú xứ quê ốm nặng và biết mình thế nào cũng sẽ từ trần. Liền gọi ba con trai đến bên giường bảo rằng :
    - Cha sinh được ba con, nhờ trời cũng khỏe mạnh và nết na. Đó là sự quý báu nhất và sung sướng nhất trong đời cha. Trong đời cha, cha đã làm nhiều điều ác, nhiều sự bất công, cha xin thú thực thế trước khi nhắm mắt vĩnh biệt các con. Nhưng đối với các con thì cha chỉ có một lòng thương mến, chiều chuộng. Có lẽ cũng vì quá thương mến chiều chuộng các con, và quá nghĩ đến tương lai tốt đẹp của các con mà cha đã ác nghiệt, bất công đối với kẽ khác. Trong khoảng bao nhiêu nam cha đã bòn chắt làm giàu, cha đã hà hiếp bóp hầu bóp họng người ta để có được cái tài sản ngày nay mà cha sắp đem chia cho ba con, chia một cách thực công bằng, nghĩa là chia ra ba phần thực ngang nhau.

TO TOP
SEARCH