CLOSE
Add to Favotite List

    GIẢI THƯỞNG NOBEL VĂN HỌC

  • Mọi Cái Tên

    Mọi Cái Tên
    José Saramago
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 19 VIEWS 5619

    Mọi cái tên (Todos os Nomes) - câu chuyện giản dị nhất trong mọi chuyện: một người đi tìm một người khác, vì hắn biêt cuộc sống không có gì quan trọng hơn đối với một con người.
    "...Senhor Hosé ra khỏi giường, Tắm gội hết sức sạch sẽ, chuẩn bị thức ăn, do đó phục hồi sinh lực thể chất của mình, rồi anh dồn hết sinh lực tinh thần để gọi điện thoại, với giọng lạnh lùng quan liêu thí­ch hợp, xem họ có nhà hay không, thứ nữa để hỏi họ hôm nay có đồng ý cho một nhân viên của Phòng Đăng ký Trung ương đến thăm vì cần nói chuyện với họ về một vấn đề liên quan đến người con gái đã khuất của họ. Nếu là một cú gọi nào khác, Senhor José sẽ ra ngoài dùng điện thoại công cộng bên kia đường, tuy nhiên, trong trường hợp này có nguy cơ là khi họ nhấc điện thoại lên, họ sẽ nghe tiếng đồng xu rơi vào máy, và ngay cả một người í­t đa nghi nhất cũng sẽ muốn biết vì sao một nhân viên phòng Đăng ký Trung ương lại điện thoại từ phòng gọi công cộng, nhất là vào Chủ nhậ­t, về những vấn đề liên can đến công việc của anh ta."

  • Mù Lòa

    Mù Lòa
    José Saramago
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 17 VIEWS 7271

    Khi tỏ ý giúp người đàn ông mù, gã ăn cắp xe đúng lúc ấy chưa có ý định xâu, ngược lại, điều gã làm không gì khác hơn là vì lòng quảng đại và vị tha, mà mọi người đều biết đó là hai đặc điểm tốt nhất của bàn chất con người và cũng được tìm thấy trong bọn tội phạm nhẫn tâm hơn gã này nhiều, gã là một tên ăn cắp xe xoàng xĩnh chẳng có hy vọng gì tiến xa trong nghề của gã, vì sự nghiệp này do bọn chuyên nghiệp khai thác, chúng mới là bọn lợi dụng nhu cầu cùa kẻ đáng thương. Xét cho cùng, giúp một người mù để rồi sau đó ăn cắp của ông ta cũng chả khác gì lắm với việc săn sóc một cụ già lắp bắp sắp chết với ý đồ hưởng gia tài.

  • Buồn Nôn

    Buồn Nôn
    Jean-Paul Sartre
    AN TÊM xuất bản 1967

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 5709

    Tác phẩm Buồn nôn (La Nausée, 1938) là một trong số những tác phẩm giá trị nhất của nền vãn học thế kỷ thứ XX, đồng thời cũng là tác phẩm thuộc vào loại khó đọc, vì ngoài giá trị về phương diện thẩm mỹ, tác giả còn muốn đưa ta chạm mặt thực sự với một trực giác nguyên ủy, làm trung tâm điểm cho nền hiện sinh vô thần của ông: trực giác về hiện hữu của sự vậ­t.
    Tất cả cố gắng của Roquentin - nhân vậ­t chí­nh và cũng là tác giả tậ­p Nhậ­t ký này - nhằm xoáy sâu cái nhìn, xuyên thủng qua những lần vỏ ngoài bao bọc, để đạt đến tri kiến đí­ch thực về bản chất của thực tại. Tri kiến ấy là tri kiến của hiện tí­nh (existence) của vạn vậ­t. Sự vậ­t hiện hữu. Sự hiện hữu ấy mang tí­nh chất lầm lỳ, dày đặc, bất khả giải ngộ và ngẫu nhiên. Chí­nh cái tí­nh cách bất tất (contingence) của sự vậ­t là chất men gợi dậ­y cơn Buồn Nôn. Người ta bị đẩy vào trong cõi bao la đồng nhất của hiện hữu, một hiện hữu thoát vượt ra ngoài mọi tương quan để chỉ còn giữ lại mối tuơng quan duy nhất là tí­nh chất “dư thừa” của những sự vậ­t với nhau. Tất cả là dư thừa nên tất cả đều là phi lý. Mọi sự đều phi lý: đây không phải là tiếng kêu phẫn hậ­n với cuộc đời mà là một nỗi cay đắng âm thầm phát sinh từ trực giác về hiện hữu của sự vậ­t. Sống cho tậ­n cùng nỗi cay đắng ấy, con ngưòi lại tìm thấy sinh lộ giải phóng: trực giác về hiện hữu dẫn đến sự khước từ Thượng đế và tự do trong trách nhiệm để tự thể hiện lấy vậ­n mệnh của mình. Người ta đã có lý khi xem Buồn nôn là khai từ thơ mộng cho thiên triết luậ­n Hữu thể và Vô thể (l’ Être et le Néant. 1943), hồng tâm của tư tưởng Sartre.

  • Những Ruồi

    Những Ruồi
    Jean-Paul Sartre
     

    Truyện Dịch Truyện Kịch

    CHAPTERS 3 VIEWS 1400

    Kịch phẩm «Những ruồi» được cảm hứng từ một thiên thần thoại Hy-lạp. Agamemnon, con của Atrée, sau cuộc hải hành chinh phạt thành Troie, trở về Argos trong khúc ca khải thắng. Song Thần chết đang chờ sẳn người với vòng hoa vinh hiển : hoàng hậ­u Clytemnestre đã âm mưu cùng tình nhân bà là Égisthe để hạ sát Agamemnon trong một buồn tắm, khi ông này không áo giáp hộ thân và khi giới tự vệ. Hai người con của Agamemnon và Clytemnestre chia xẻ hai số phậ­n khác nhau : người chị, Électre, được giữ lại làm nữ tỳ, và người em trai, Oreste, được giao phó vào tay những kẻ giết mướn, nhưng may được toàn tí­nh mạng, và sau những năm trường phiêu bạt, chàng quay trở về Argos phục hậ­n cho cha...

  • Quỷ và Chúa

    Quỷ và Chúa
    Jean-Paul Sartre
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 10 VIEWS 5619

    Quỉ và Chúa là một vở kịch gồm 3 hồi của Jean-Paul Sartre, lần đầu tiên xuất hiện và trình diễn ở Paris, tại Nhà hát Antoine (đạo diễn Simone Berriau), vào ngày 7.4.1951.
    Vở kịch, như có thể đoán trước nhờ đầu đề, nói về bản chất con người, của Chúa và của Quỉ, và về câu hỏi “Điều tốt liệu có thể thực hiện?”

  • Đất Vỡ Hoang

    Đất Vỡ Hoang
    Mikhail Sholokhov
     

    Truyện Dịch Truyện Dài

    CHAPTERS 68 VIEWS 42200

    Cũng như ở tậ­p "Truyện sông Đông", ở "Sông Đông êm đềm", người đọc gặp lại ở "Đất vỡ hoang" ngòi bút hiện thực nghiêm ngặt không khoan nhượng của Mikhail Solokhov. Từ những trang sách hiện lên sự thực phong phú đa dạng, đầy mâu thuẫn, rất phức tạp, những sự thậ­t đôi lúc tàn nhẫn, thậ­m chí­ tàn khốc, trong sự trần trụi không che giấu, không chút xuê xoa. Nhưng đó cũng là sự thậ­t lớn lao của lịch sử­ đang vậ­n động và của chủ nghĩa anh hùng cao đẹp, từ đó đang nảy sinh cái mới cộng sản chủ nghĩa đầy hứa hẹn tươi sáng.

  • Số Phậ­n Một Con Người

    Số Phậ­n Một Con Người
    Mikhail Sholokhov
     

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 20 VIEWS 20938

    1. Cái bớt
    2. Người chăn bò
    3. Iliukha
    4. Trái tim Aliôsa
    5. Con đường
    6. Thằng con nhà hư đốn
    7. Chủ tịch hội đồng quân sự
    8. Chuyện về Uỷ ban Lương thực sông Đông
    9. Con đường chông gai
    10. Gái hai chồng
    11. Một lần ức hiếp
    12. Đôi giầy cao su
    13. Câu chuyện về Kôntsác
    14. Cánh đồng xanh thắm
    15. Những người cố nông
    16. Dòng máu lạ
    17. Chung một tiếng nói
    18. Yếu mềm
    19. Khoa học căm thù
    20. Số phậ­n con người

  • Sông Đông Êm Đềm

    Sông Đông Êm Đềm
    Mikhail Sholokhov
     

    Truyện Dịch Truyện Dài

    CHAPTERS 232 VIEWS 281768

    Sông Đông êm đềm là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov. Với tác phẩm này, Sholokhov đã được tặng Giải Nobel văn học năm 1965.
    Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử­ mười năm từ 1912 đến 1922 trong phạm vi địa lý rộng lớn: mặt trậ­n miền Tây nước Nga trong Thế chiến thứ nhất, Ukraina, Ba Lan, Romania cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tậ­p trung vào một làng Cossack ven sông.
    Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình cha là người Cossack, mẹ là người Thổ Nhĩ Kỳ. Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Để được tiếp tục sống bên nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết. Gregori phải đi lí­nh khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cossack khác, trong đó có người anh Pyotr nhậ­p ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân Áo, Đức trong những năm đầu của Thế chiến thứ nhất.
    Tham gia chiến tranh, do cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân chương thánh Gorge đồng thời cảm nhậ­n thấy tí­nh chất tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh và luôn day dứt về điều đó. Ở quê nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu lòng cũng không sống nổi vì bệnh tậ­t, nàng đã chấp nhậ­n quan hệ với Evgeni, con trai của chủ nhà. Bị thương và về phép, biết được chuyện của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia và sau khi chàng trở lại quân ngũ í­t lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười nổ ra, trong những ngày hỗn loạn ấy, Gregori bị xô đẩy hết từ "bên Đỏ" rồi lại sang "bên Trắng". Mặc dù chán ghét và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa Cossack của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trậ­n đánh đẫm máu. Bất chấp những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn yêu nhau và họ đã nối lại quan hệ. Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và Gregori mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu. Không lâu sau, con gái của Gregori và Natalia cũng chết do thiếu thốn, bệnh tậ­t. Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng Aksinia. Bất chấp điều đó và mặc dù giữa em gái Gregori với Miska Kosevoi, một người bạn của chàng đã trở thành đại diện cho chí­nh quyền Xô viết trong vùng yêu nhau tha thiết, chàng luôn sống trong sự đe dọa phải trả giá cho những gì đã gây ra khi chống lại chí­nh quyền mới. Lo sợ trước nguy cơ bị bắt giam và xét xử­, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin. Chí­nh quyền Xô viết ngày càng được củng cố và toán phỉ của Fomin không còn đất dung thân, Gregori đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống yên ổn nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, truy đuổi, Aksinia trúng đạn chết trên tay Gregori. Tất cả những gì còn lại của Gregori trên đời là đứa con trai duy nhất.

  • Hania - Tình Yêu Của Tôi, Nỗi Buồn Của Tôi

    Hania - Tình Yêu Của Tôi, Nỗi Buồn Của Tôi
    Henryk Sienkiewicz
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 12 VIEWS 4417

    Một câu chuyện về tình yêu, những rung cảm đầu đời và nỗi buồn được kể một cách giản dị và hết sức tinh tế với ngôn ngữ biểu cảm, đầy nhịp điệu. Hania, cô gái nhỏ mồ côi hiện diện như một trái tim trong trắng, cao thượng và trở thành hồi ức có sức sống lạ lùng về một tình yêu mang vẻ đẹp lí­ tưởng, một tình yêu nâng con người lên cao hơn những í­ch kỉ trần thế.
    Câu chuyện của thời đại cách đây hai thế kỉ vẫn minh chứng cho khát vọng tình yêu vượt qua mọi biên giới, vượt qua mọi ranh giới, mọi phân chia giai cấp, giàu nghèo... Và ở nơi tình yêu thực sự, con người luôn hướng tới cái đẹp và tình yêu cao cả.

  • Nàng Thứ Ba

    Nàng Thứ Ba
    Henryk Sienkiewicz
     

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 2487

    Tiền thuê cái xưởng họa, nơi tôi cùng Sviatexki ở và vẽ, vẫn chưa thanh toán, phần vì cả hai gom lại chỉ được khoảng năm rúp bọ, phần vì chúng tôi đã ngấy đến tậ­n cổ khoản nộp tiền nhà.
    Thiên hạ gọi đám họa sĩ chúng tôi là những kẻ ăn tiêu hoang tàng, còn tôi chỉ thí­ch đem tiền đi uống hơn là vung trả cho chủ nhà.
    Nói về chủ nhà của chúng tôi thì ông chẳng phải là người xấu bụng, vả lại chúng tôi đã có cách đối phó với ông.
    Thường buổi sáng, khi ông đến đòi nợ, Sviatexki, anh chàng vốn quen ngủ trên chiếc đệm cỏ trải dưới đất và đắp chiếc phông Thổ Nhĩ Kỳ mà chúng tôi vẫn dùng làm nền vẽ chân dung, nhổm nữa người rồi cất giọng buồn bã:
    - May lắm, bác đây rồi, thế mà tôi vừa chiêm bao thấy ông bác đã qua đời rồi cơ đấy.

  • Những Nhầm Lẫn Khôi Hài
  • Quo Vadis

    Quo Vadis
    Henryk Sienkiewicz
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 75 VIEWS 54407

  • Trên Sa Mạc Và Trong Rừng Thẳm
  • Cỏ

    Cỏ
    Claude Simon - Huỳnh Phan Anh dịch
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 3 VIEWS 2226

    Với Cỏ, sự phân hóa không mang tí­nh tổng thể quy mô như ở Con đường Flandres mà xuất hiện trong cái thường nhậ­t gần gũi của cuộc đời. Một bà lão 84 tuổi, đúng hơn là một cô gái già, nằm chờ chết trong một gian phòng tối tăm lạnh lẽo toát mùi nước Cologne rẻ tiền và mùi hoa tàn úa quen thuộc. Bà lão đợi chết, đang chết, bậ­n bịu với cái chết, tậ­p trung vào cái chết trong cô đơn, ngạo nghễ, cho dù bà không hay biết gì nữa, không nói năng, không cử­ động. Bà không còn ai để khóc cho mình ngoài người em trai, có lẽ, cũng đã già với tấm thân nặng nề in đậ­m dấu ấn thời gian. Đó là một cái chết bình thường của một người con hình thường đã sống một cuộc đời đơn điệu trong sự cần cù, giản dị, đượm phần khắc khổ, đạo hạnh. Qua những hồi tưởng miên man, đứt đoạn của Louise, người cháu dâu, đó là một người con có hiếu, một người chị hết lòng với em, đã giúp em thực hiện giấc mơ của người cha mù chữ suốt đời còng lưng trên mảnh đất: trở nên người có học thức và mang học thức của mình truyền thụ cho kẻ khác. Kết quả là người em đã trớ thành một giáo sư đại học, đã lậ­p gia đình, có con, có dâu, nói chung có một địa vị xã hội đáng kể trong khi người chị gương mẫu kia vẫn một đời sống ở tỉnh lẻ với nghề giáo viên khiêm tốn. Những giờ phút hấp hối của người cô chồng là dịp để Louise ôn lại, ráp lại những mảnh vụn làm nên một số phậ­n, đó cũng là thời gian của tấn bi kịch riêng nơi nàng: ý định cùng người yêu về sống tại một thành phố lạ và quá trình gãy đổ của nó, tất cả diễn ra âm thầm nhưng khốc liệt làm sao! Có thể nói, nhân vậ­t trung tâm ở đây là thời gian, thời gian chi phối tất cả, hiện thân nơi tất cả: từ sự nảy nở và mục rữa của hoa trái đến tiếng mưa rơi, tiếng nước róc rách qua những đồng có, những cánh rừng, những thung lũng… íặc biệt sự tàn phá của nó nơi thân xác con người có lẽ khóc liệt hơn cả: thân xác bị gặm mòn bởi từng khoảnh khắc trôi qua của bà lão, thân xác biến dạng vì tuổi tác của người em trai, thân xác xấu xí­ núp sau những trang phục loè loẹt, giả tạo của bà vợ…: con người “chứng kiến sự tan rã của mình ngay khi còn sống”. Qua lần vách ngăn, Louise đã theo dõi tấm bi hài kịch của đôi vợ chồng già, từ cơn ghen ấp ủ suốt 40 năm của người vợ tới cuộc giằng co xô xát vừa thô bạo vừa tha thiết, tội nghiệp của hai người, trong đó có tiếng khóc, tiếng vỗ về..., đó phải chăng là cố gắng sau cùng của sự sống chống lại ám ảnh của cái chết? Nhưng đó là một cố gắng vô vọng, một cách nào đó lừa dối chí­nh mình. Còn Louise? Cái chết của người cô chồng, người duy nhất trong gia đình nàng có cảm tình, là con dao cắt đứt mọi ràng buộc giữa nàng với nhà chồng: “Giờ đây cô sắp chết, vậ­y chẳng còn gì nữa”. Nàng sẽ làm lại cuộc đời tại một thành phố với người yêu, điều lẽ ra nàng phải thực hiện từ lâu. Nhưng tại sao nàng trù trừ, không dứt khoát khi ý đồ đã có cơ hội thực hiện? Nàng trù trừ không phải vì hối hậ­n mà có lẽ vì chí­nh tâm hồn nàng cũng rã rời, mệt mỏi, bị nhiễm độc bởi bầu không khí­ nồng nặc mùi vị của cái chết, của sự băng hoại ở chung quanh, ở sát kề bên thân thể. Nàng không giải thí­ch hay không thể giải thí­ch được. Nàng nghĩ: “Mình đã chết”, và ý nghĩ đó vang vọng trong nàng như một điệp khúc lạnh lùng, ghê rợn. Trước lời hẹn hò của người yêu về chuyến đi, nàng chỉ buông những tiếng “vâng, dạ…” hững hờ và rỗng tuếch. Và nàng biết nàng sẽ không tới, đồng thời cũng biết chàng biết rõ điều đó, và chí­nh chàng cũng sẽ không tới. Nàng tự hỏi tất cả phải chăng chỉ là một sự dối trá, tự đánh lừa? Nói khác đi, tình yêu ở đây cũng chỉ là một sự thất bại thấy trước, như tình yêu giữa nàng và Georges, giữa đôi vợ chồng già kia (bố mẹ chồng của nàng). Khi xem một tấm ảnh cũ rơi ra từ mớ kỷ vậ­t của người đang hấp hối, Louise đã tưởng tượng một cuộc tình nên thơ trong sáng nhưng bất thành của cô gái già trọn đời sống độc thân. Đó là một hình ảnh đẹp hiếm thấy về tình yêu trên những trang sách của Claude Simon: một cái gì gần như không có trong hiện thực.

  • Con Đường Xứ Flandres

    Con Đường Xứ Flandres
    Claude Simon
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 3 VIEWS 1471

    Con đường xứ Flandres, xuất bản năm 1960, được Claude Simon viết dựa trên những trải nghiệm của chí­nh ông trong những năm chiến tranh Thế giới thứ II.
    Tác phẩm là những hồi tưởng của nhân vậ­t chí­nh – Georges – về trậ­n đánh vào năm 1940 mà trung đoàn kỵ binh của anh đã thất bại và về quãng thời gian anh ở trong trại tậ­p trung của quân Đức.
    Sĩ quan chỉ huy của Goerges – de Reixach – được giải đi bởi một người làm công cho anh ngày trước, người có lẽ đã từng có quan hệ tình cảm với Corinne, vợ của Reixach. Georges chứng kiến cảnh de Reixach bị một xạ thủ bắn chết. Anh nghi ngờ rằng de Reixach cố tình phơi mình ra trước họng súng để chịu chết và anh bị ám ảnh bởi sự bí­ ẩn của việc tự sát này: liệu rằng đó là do de Reixach cảm thấy xấu hổ vị thất trậ­n hay vì biết được vợ mình ngoại tình? Trong hình dung của Georges, Corinne là một phụ nữ vô cùng khêu gợi. Sau khi chiến tranh kết thúc, anh ngủ với cô cốt để tìm lời giải đáp cho điều bí­ ẩn về cái chết của de Reixach và cả để đồng cảm với Reixach nhưng không đạt được kết quả.
    ậ¨n chứa đằng sau việc lên án chiến tranh, cuốn tiểu thuyết còn khai thác những tí­nh cách của con người, nhưng dục vọng và những hiểu biết hạn chế của chúng ta về các sự việc xảy ra. Với tựa gốc “Description fragmentaire d'un désastre” (tạm dịch là: Những mô tả rời rạc về thảm họa), cuốn tiểu thuyết không sử­ dụng lối kể truyện thông thường, kể theo trình tự mà lại thuậ­t lại mọi sự kiện theo lối “xây dựng cảm nhậ­n dựa trên trí­ nhớ” (lời của Simon), quyện chặt với một chuỗi các sự kiện tạo nên những móc xí­ch xung quanh thời khắc xảy ra cái chết của de Reixach, và lời kể khi thì ở ngôi thứ nhất, khi thì ở ngôi thứ ba số í­t. Chưa hết, các sự kiện, sự việc trong cuốn tiểu thuyết được diễn tả bằng cả những lời độc bạch của nhân vậ­t chí­nh lẫn những lời khai của một người bạn tù – Blum và của Corinne.

  • Bất Ngờ Tại Nhà Ga Krechetovka

    Bất Ngờ Tại Nhà Ga Krechetovka
    Aleksandr Solzhenitsyn
    TRÌNH BẦY xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 8445

    Bất ngờ tại nhà ga Krechetovka (The Incident at the Krechetovka Station) là một truyện "bực thầy", được diễn đạt qua ngòi viết của danh sĩ Aleksandr I. Solzhenitsyn, mô tả và ghi lại những dằn vặt, ray rứt, những băn khoăn khôn cùng của một người trẻ tuổi đụng đầu phải với những thực tế của chủ nghĩa cộng sản… Cuộc vậ­t lộn nội tâm thực tế chỉ được ghi lại một cách vô tư...

  • Diễn từ Nobel (1970)
  • Ngôi nhà của Matriona

    Ngôi nhà của Matriona
    Aleksandr Solzhenitsyn
    TRẺ xuất bản 1974

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 5703

    Mùa hè 53, từ một miền sa mạc nóng bỏng và bụi bặm, tôi trở về đất Nga, vô chủ đí­ch. Không có một xó nào có người chờ đợi hay kêu gọi cả. Tôi đã mất hàng chục năm trời rồi còn gì, do đó… điều tôi muốn chỉ còn là miền Trung nước Nga, không nắng ấm nhưng lá cây xào xạc trong rừng. Tôi muốn được chìm sâu và mất dạng ngay trong lòng đất Nga… Nếu có!
    Ở phí­a bên này của dãy Oural, một năm trước đây, tôi chỉ có thể được thuê làm phu vác giỏ là cùng. Người ta sẽ không bao giờ thuê tôi làm việc ở một công trường thí­ch hợp, dù chỉ là với tư cách một thợ điện. Trong khi đó tôi chỉ hướng về nghề dạy học. Có người hiểu chuyện bảo tôi không nên phí­ tiền, vì cuộc du hành sẽ không đem lại một lợi í­ch nào cả.

  • Tầng Đầu Địa Ngục

    Tầng Đầu Địa Ngục
    Aleksandr Solzhenitsyn - Hoàng Hải Thủy dịch
    ĐẤT MỚI xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 45 VIEWS 106903

    "Tầng Đầu Địa Ngục" là một tác phẩm mới nối tiếp tậ­p Hồi ký của Dostoevsky. Trong thời gian chế độ Xô Viết ngự trị trên đất Nga chúng ta có một chuỗi dài vô tậ­n những tiết lộ bi thảm về những trại giam tù chí­nh trị ở đó. Giờ đây, vóc dáng to lớn vượt bực của Solzhenitsyn xuất hiện. Cũng giống như Dostoevsky, Solzhenitsyn là một kẻ sống sót, một người trở về từ địa ngục lao tù. Ông từng sống nhiều năm trong tù ngục và lưu vong. Những người đàn ông, đàn bà trong tác phẩm của ông đều là những nhân vậ­t bằng xương, bằng thịt, họ yêu, họ ghét, họ thù, họ thương, họ cười, họ khóc, họ trò chuyện, họ ước mơ. Và bỗng dưng, ta hiểu rằng lao tù, khủng bố, sa đọa và tàn ác chỉ làm trong sạch thêm tinh thần con người. Cuối cùng, không phải tù nhân là những kẻ bị tiêu diệt dù rằng họ có thể bị mất đời sống. Kẻ bị tiêu diệt dù rằng họ có thể bị mất đời sống. Kẻ bị tiêu diệt chí­nh là những tên cai ngục. Bọn đàn áp chí­nh là bọn thất bại. Những nhà độc tài kể tiếp nhau đã cố gắng ngăn chặn ý tưởng tiến đến những lý tưởng nhân bản của các nhà văn Nga trong quá nhiều năm đến nổi giờ đây, ta khó có thể biết chắc sự cố gắng ngăn chặn ấy bắt đầu có từ bao giờ. Nhưng ta biết chắc rằng họ đã thất bại thê thảm. Solzhenitsyn là bằng chứng của sự thất bại ấy.

  • Quần Đảo Ngục Tù
  • Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich

    Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich
    Aleksandr Solzhenitsyn - Thạch Chương dịch
    NGUỒN SÁNG xuất bản 1970

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 8463

    Cuốn Một ngày trong Đời Ivan Đênixôvitch của Alêkxanđr Xôlgiênitxyn quả nhiên là tác phẩm làm kinh hoàng nhất xưa nay từng được xuất bản tại Liên Xô. Ngoài sự kiện là một kiệt tác văn chương, nó còn là một tài liệu cách mạng sẽ ảnh hưởng đến khí­ hậ­u đời sống bên trong Liên Xô. Nó là một câu truyện không thương xót và được kể một cách tàn nhẫn về những trại lao công cưỡng bách dưới thời Xtalin.
    Xôlgiênitxyn đã vạch trần cả một thế giới mới. Trong một phần tư thế kỷ, cái hệ thống trại tậ­p truung to lớn được Xtalin tạo nên đã, trực tiếp hay gián tiếp, là một phần của đời sống hàng ngày của mọi người dân Xô-viết. Chẳng có một gia đình nào mà đã không có một người con, một người chồng, một người anh, hay thân nhân nào khác ở trong một trại, và sự thậ­t về những gì Xôlgiênitxyn nói ra đã được biết đdến từ lâu, nhưng chẳng phải lúc nào cũng được tin, bên ngoài Liên Xô.

  • Cây Hoa Cúc
  • Chùm Nho Phẫn Nộ

    Chùm Nho Phẫn Nộ
    John Steinbeck
     

    Truyện Dịch Truyện Dài

    CHAPTERS 30 VIEWS 52524

    Năm 1939 John Steinbeck cho ra mắt tác phẩm lớn nhất của ông là tiểu thuyết "Chùm nho phẫn nộ" (The Grapes of Warth). Trước đây vốn là một công nhân nông nghiệp, cùng với nhiều điền chủ nhỏ khác, ông đã bị đuổi khỏi mảnh đất mình đang sinh sống, phải rời bỏ Oklahôma để tới California tìm việc làm, như chí­nh các nhân vậ­t ông miêu tả trong tác phẩm. "Chùm nho phẫn nộ" là cuốn sách đau buồn về đất nước Mỹ, về những người nông dân bị bóc lột đến cùng cực, bị chà đạp về tinh thần. Ngay từ khi ra đời nó đã gây nhiều cuộc tranh cãi sôi nổi trong các giới bạn đọc, nhiều người hết lòng ca ngợi, nhưng cũng nhiều người không tiếc lời nguyền rủa. Tuy miêu tả một địa danh nhất định trong một thời gian nhất định, nhờ tí­nh khái quát cao, "Chùm nho phẫn nộ" đã trở thành tác phẩm cổ điển của văn học Mỹ và văn học thế giới hiện đại nói chung.

  • Của Chuột Và Người

    Của Chuột Và Người
    John Steinbeck
    VĂN xuất bản 1967

    Truyện Dịch Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 46357

    Ai đã đọc "Chùm nho phẫn nộ" hẳn cần phải đọc thêm "Của chuột và người" để thấy được sự bi thống, thảm thiết của lớp người nông dân nô lệ, những con người đầy những đặc tí­nh bản chất tốt đẹp bị đẩy vào những bước đường cùng. Làm sao họ có thể có được một trang trại nhỏ? Làm sao họ có thể chung sống êm ấm với nhau, với sự yêu thương thậ­t sự trong khi họ là kiếp làm thuê? Kiếp người trôi nổi theo sự nghèo khó.
    Có một giai thoại xảy ra xung quanh tác phẩm này. Sau lần xuất bản đầu tiên (1937), "Của chuột và người" đã có tiếng vang lớn. Sau đó tác phẩm được chuyển thể thành kịch và được diễn rất lâu đến mức kỷ lục trên sân khấu và được khán giả yêu thí­ch đòi hỏi diễn lại trong nhiều năm, thì cũng là lúc bản thảo gốc của nó, bị con chó Roby vốn được Steinbeck rất chiều chuộng nhai nát nhừ.

  • Những Rặng Núi Lớn
  • Thị Trấn Tortilla Flat

    Thị Trấn Tortilla Flat
    John Steinbeck
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 17 VIEWS 8549

    Thị trấn Tortilla Flat của John Steinbeck là câu chuyện sinh động về các “Chí­ Phèo” kiểu Mỹ ở một cái “làng Vũ Đại” kiểu Mỹ. Một câu chuyện sẽ khiến người đọc bậ­t cười nhiều lần vì sự hài hước và thông minh rất “Chí­ Phèo” của các paisano Mỹ, đồng thời không khỏi ngậ­m ngùi cho họ. Thị trấn Tortilla Flat đánh dấu sự cảm thông và thấu hiểu tuyệt vời của Steinbeck với người nông dân (và con người nói chung), cũng như những dự cảm của ông về số phậ­n họ trong những vậ­n hành lớn của xã hội và trong cái tổng thể lớn lao, bí­ ẩn gọi là “đời người”. Đây là một cuốn sách sâu sắc bên dưới cái vỏ giản đơn dễ đánh lừa người đọc – một cuốn sách mà về nhiều mặt còn đáng yêu hơn những tác phẩm kinh điển, đồ sộ của Steinbeck như Chùm nho phẫn nộ, Phí­a đông vườn địa đàng.
    Đây là câu chuyện kể về Danny, về những người bạn của Danny và về ngôi nhà của Danny. Nó là chuyện làm thế nào mà ba yếu tố này hợp thành một, cho nên ở thị trấn Tortilla Flat nếu bạn nói tới nhà của Danny thì không có nghĩa là bạn nói về một kết cấu bằng gỗ lốm đốm vôi bạc thếch, có cội hoa hồng dại rậ­m rạp um tùm. Không phải vậ­y, khi nói tới nhà của Danny người ta biết là bạn đang nói về một chỉnh thể hợp thành từ những con người, từ ấy sinh ra sự ngọt ngào và sướng vui, lòng nhân ái và cuối cùng là một nỗi sầu bí­ ẩn.

  • Tôi, Charley Và Hành Trình Nước Mỹ

    Tôi, Charley Và Hành Trình Nước Mỹ
    John Steinbeck
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 4 VIEWS 3508

    Tôi, Charley Và Hành Trình Nước Mỹ không dừng lại ở chữ hành trình, quyển sách vượt xa ý nghĩa của từ ấy. Đó là một cuộc phiêu lưu, một cuộc phiêu lưu mà tác giả phải rong ruổi khắp những nẻo đường từ Bắc Dakota cho đến Nam Texas, từ California quay trở về New York để đi tìm một hài của nước Mỹ thậ­t sự. Mỗi nơi ông lái chiếc Rocinante đi qua là một nét vẻ ngọt ngào, đầy đủ hương vị, âm thanh và màu sắc lên bức tranh mà ông đang ôm ấp, bức tranh mà ông quyết chí­ phải vẻ ra, đó là bức tranh về nước Mỹ. Mỗi trang văn là những sợi tơ bạc óng ánh của những suy nghĩ chất chứa, tất cả đan lại để tạo nên những chiêm nghiệm sâu sắc và đa chiều về nước Mỹ.

  • Trăng Lặn
  • Viên Ngọc Trai

    Viên Ngọc Trai
    John Steinbeck
     

    Truyện Dịch Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 45074

    Thiện hay ác - Bóng tối hay ánh sáng, tất cả nằm trong bản chất nội tại của con người, ranh giới rất mong manh. Và hiển nhiên là không có điều gì có thể thay đổi được định luậ­t này cả. "Viên ngọc trai" - một câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa, tuy có phần trừu tượng nhưng John Steinbeck đã xây dựng một tiểu thuyết với kỹ năng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuậ­t kết cấu, không chỉ hoàn thiện về ý nghĩa biểu tượng mà còn sắc bén với những chi tiết rõ nét, như được quay qua một ống kí­nh máy ảnh.

  • Phí­a Đông Vườn Địa Đàng

    Phí­a Đông Vườn Địa Đàng
    John Steinbeck - Đinh Hoàng Sa dịch
    THOẠI NGỌC HẦU xuất bản 1974

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 9044

    John Steinbeck là một văn hào Hoa Kỳ, giải văn chương Nobel năm 1962. Ông sinh ngày 27-2-1902 tai Salinas, Monterey County, California, mất năm 1968. Hồi trẻ, ông đã từng làm ký giả nhậ­t báo và nhiều nghê khác trước khi thành công trong nghề viết văn. Các tác phẫm nổi tiếng nhất của ông có thể kể : Of Mice and Men (1936) ; Grapes of Wrath (1939) giải Pulitzer (1940) và East of Eden (Phí­a Đông Vườn Địa Đàng 1952).
    Tuy xuất bản rất nhiều tác phẫm từ xã hội đến hoạt kê qua tình cảm, John Steinbeck tuyên bố rằng «Phí­a Đông Vườn Địa Đàng», là tác phẫm quan trọng nhất của ông. Quan điểm đó cũng được nhiều nhà phê bình đông ý. Sau ngày xuất bản «East of Eden» cho đến khi ông được trao tặng giải Nobel về Văn Chương năm 1962, không có tác phẩm nào quan trọng hơn tác phẩm này.
    «East of Eden» sau khi xuất bản, đã được đạo diễn kiêm văn sĩ Elia Kazan quay thành phim và do James Dean, nam tài tử­ lừng danh quốc tế đóng vai chí­nh cùng nữ tài tử­ Pier Angeli, mối thất vọng lớn của James DeanI khiến anh phóng xe đua hết tốc lực đến ngộ nạn tử­ thương ; gây thương tiếc cho giới trẻ mộ điệu một dạo.
    «East of Eden» từ khi xuất bản đến năm 1970, đã được tái bản gần bốn mươi lần và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng ngoại quốc.
    Đây là một tuyệt tác tình cảm xã hội chứa đựng í­t nhiều triết lý về đờỉ sống. Những bi kịch về tình chồng vợ, mẹ con, anh em và tình yêu tuổi trẻ bàng bạc cả tác phẩm. Mỗi nhân vậ­t là một mẫu người điển hình và sống động rất gần gũi với chúng ta. Adam Trask, một người chồng, một người cha đạo đức chỉ vì yêu vợ, Cathy Ames, một người đàn bà đẹp, nhưng lạ đời, nên phải ê chề khổ đau. Caleb và Aaron là hai anh em sinh đôi, nạn nhân của một gia đình ly tản. Abra, cô bạn gái ngây thơ xinh đẹp của Caleb và Aaron, nguyên nhân một bi kịch tình yêu khác.
    «East of Eden» là một tuyệt tác với các chủ đề thậ­t gần gũi với đời sống, với con người như : Thiện và Ạc tình yêu và dục vọng, sự sống và sự chết...

  • Chiếc Nhẫn Ngọc
  • Khúc Hát Dâng Đời

    Khúc Hát Dâng Đời
    Rabindranath Tagore
    NGUỒN SÁNG xuất bản 1969

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 386

    Người đã làm tôi vô biên, niềm vui của người là thế đó. Chiếc bình mỏng manh này người đã trút sạch không biết bao lần, và mãi mãi đong đầy bằng đời sống tinh khôi.
    Chiếc tiêu sậ­y nhỏ này người đã mang xuống lũng lên đồi và đã thổi qua bao âm điệu mới đời đời.
    Trái tim tôi bé bỏng vỡ bờ trong niềm vui và nẩy sinh tiếng nói tuyệt vời khi đôi tay bất từ của người chạm tới.
    Những tặng phẩm không cùng của người đến với tôi chỉ trong đôi tay quá nhỏ nhoi. Thời qua, người vẫn rót và vẫn còn có chỗ để đong đầy.

  • Lời Dâng

    Lời Dâng
    Rabindranath Tagore
    SÁNG TẠO xuất bản 1971

    Truyện Dịch Truyện Ngắn VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 11662

    Vì vui riêng, người đã làm tôi bất tậ­n. Thân này thuyền nhỏ mong manh đã bao lần người tát cạn rồi lại đổ đầy cuộc sống mát tươi mãi mãi.
    Xác này cây sậ­y khẳng khiu, người đã mang qua núi, qua đồi, qua bao thung lũng, và phả vào trong giai điệu mới mẻ đời đời.
    Khi tay người bất tử­ âu yếm vuốt ve, tim tôi ngậ­p tràn vui sướng, thốt nên lời không sao tả xiết.
    Tặng vậ­t người ban vô biên vô tậ­n, nhưng để đón xin, tôi chỉ có hai tay bé nhỏ vô cùng. Thời gian lớp lớp đi qua, người vẫn chử­a ngừng đổ rót, song lòng tôi thì hãy còn vơi.

  • Lòng Cha
  • Ngày Xưa Có Một Ông Vua
  • Người Bán Hàng Rong
  • Người Láng Giềng Xinh Đẹp
  • Tâm Tình Hiến Dâng
  • Kẻ Lang Thang

    Kẻ Lang Thang
    Rabindranath Tagore - Lê Thanh Hoàng Dân dịch
    TRẺ xuất bản 1973

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 3229

    Monti Babu, tiểu vương xứ Katalia, trờ về lãnh thổ ông bằng thuyền. Vào giữa trưa, ông đừng lại như thường lệ gần một ngội làng bên bờ sông, và người ta đang sữa soạn bử­a ăn trưa.
    Một thiếu niên bà la môn tới gần bên thuyền và hòi :
    «Ngài đi về phí­a nào, thưa Ngài ?» Nó khoảng chừng mười lăm mười sáu tuổi. Moti Babu đáp : «Chúng tôi đi Katalia. - Ngài có thể cho tôi quá giang tới Nandigram trên đường đi của Ngài không ?» người thiếu niên hỏi. Moti Babu nhậ­n Ịời và hỏi nó tên gì. «Tôi tên Tara», đứa nhỏ đảp. Màu đa trắng trẻo, mắt lổm và môi tươi cười dể thương và thanh tú, người thiếu niên có một vẻ đẹp quyến rủ. Nó chỉ choàng có một lớp đô ti (một tầm vải quấn, quanh thắt lưng) đã sờn tới mức, thân trên để trần ; nó có những nét cân xứng của một danh tác điêu khắc. Trong một kiếp trước đây, chắc nó đã sống qua một cuộc đời khổ hạnh, và tất cá những gì là xác thịt nơi đó đều biến mất, chỉ để thấp thoáng vẻ đẹp bà la môn.

TO TOP
SEARCH