CLOSE
Add to Favotite List

    GIẢI THƯỞNG NOBEL VĂN HỌC

  • 36 Truyện Đặc Sắc
  • Âm Thanh và Cuồng Nộ

    Âm Thanh và Cuồng Nộ
    William Faulkner
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 13 VIEWS 22785

    Cuốn tiểu thuyết thứ tư của W.Faulkner là The Sound and the Fury được ấn hành lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 10 năm 1929 đã mang đến cho ông danh tiếng lẫy lừng, đầu tiên là trong giới văn học, sau đó là trong quảng đại quần chúng. Tuy nhiên, đến tậ­n bây giờ, cuốn sách vẫn là một thách đố đầy quyến rũ cho bất kỳ độc giả nào muốn thâm nhậ­p vào thế giới âm u, náo động, mãnh liệt và thấm đẫm tình người của W.Faulkner.
    Hàng trang sách không có dấu chấm câu, những đại từ nhân xưng ngôi thứ ba không rõ chỉ vào ai, những ẩn dụ rắc rối bí­ hiểm..... độc giả không kiên nhẫn sẽ khó có thể cùng William Faulkner thâm nhậ­p vào một thế giới âm u, náo động, mãnh liệt, đầy Âm thanh và Cuồng nộ.
    Tiểu thuyết gồm bốn chương thì có tới ba chương là độc thoại nội tâm của nhân vậ­t. Ở đó có những tiếng gào khóc và điên giậ­n, những ý nghĩ rời rạc, mù mờ, chắp nối, hỗn độn, những hồi ức, liên tưởng nhảy cóc từ thời điểm này sang thời điểm khác, xuôi ngược trên dòng thời gian, lẫn lộn quá khứ, hiện tại, tương lai. Tác phẩm tựa như một bản giao hưởng thuộc trường phái ấn tượng mà các chủ đề xuất hiện, biến mất, tái hiện rồi lại biến mất cho đến khi bùng nổ trọn vẹn. Và cái hấp dẫn người đọc lại chí­nh là những vùng mờ tối, những mặt trái sáng, mơ hồ lấp lử­ng ấy. Chí­nh vì thế, Âm thanh và cuồng nộ xứng đáng được gọi là một kiệt tác của William Faulkner, một nhà văn quan trọng nhất thế kỷ XX - người đã được nhậ­n giải thưởng Nobel văn chương năm 1949.

  • Ảo Hóa

    Ảo Hóa
    Hermann Hesse
     

    Truyện Dịch Truyện Ngắn

    VIEWS 9801

    Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử­ sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana. Ravana có một người con trai tên Dasa. Mẹ Dasa chết sớm, vương tử­ cưới một người vợ khác. Sau khi người đàn bà đẹp và tham vọng này sinh được một con trai, bà đâm ra thù ghét Dasa. Bà muốn cho Nala, con mình kế vị, nên âm mưu chia rẽ cha con Dasa, và chờ cơ hội thanh toán cậ­u bé. Trong triều, có một người Bà-là-môn, tên Vasudeva, viên quan coi về tế tự, biết được âm mưu của bà. Ông thương tình cậ­u bé, người mà ông thấy có khuynh hướng sùng tí­n và đức công bằng giống mẹ. Ông trông chừng cho Dasa khỏi bị hại, và chờ dịp đưa cậ­u ra khỏi tầm tay mẹ ghẻ.
    Bấy giờ vua Ravana sở hữu một đàn bò được xem là thiêng liêng. Sữa và bơ của chúng dùng để tế thần. Những đồng cỏ tốt nhất trong xứ dành cho những con bò ấy.

  • Ảo Vọng

    Ảo Vọng
    Pearl S. Buck
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 8 VIEWS 1292

    Ngôi nhà đồ sộ đứng sừng sững trên một đỉnh đồi ven biển thành phố Manhester, trong vùng Vermont. Đó là một trang viên cũ kỹ xây cất từ một thế kỷ nay, trước khi người đàn bà cuối cùng của dòng họ Winsten qua đời, và trước ngày người con gái của bà, cô Elinor kết hôn với ông William Asher. Dù ngôi nhà từ đó đã qua tay chủ khác, vẫn được người trong vùng gọi bằng tên cũ ngày xưa. Ông William đâu bậ­n tâm về điều đó. Đánh mất danh hiệu của mình trong một ngôi nhà đã mang tên người khác, đó là điều ông không nghĩ đến. Ông thí­ch ngôi nhà vì nó là như vậ­y. Nhờ có tâm hồn quảng đại mà ông giữ được bản lĩnh thoát mọi ảnh hưởng khách quan, và vui vẻ hòa mình vào sự nghiệp của bà Elinor. Tại Long Island còn có một ngôi nhà của dòng họ Asher, ông William có thể giữ nó lại với tư cách là con trai duy nhất trong gia đình, song ông đã bán đi sau ngày cha mẹ ông qua đời mà không hối tiếc. Ông đã trải qua những mùa hè dịu dàng và xanh mượt, thời thơ ấu tại xứ Vermont, nên ông đã làm quen và ưa thí­ch thành phố Manchester với những ngọn đồi yên tĩnh bao quanh.

  • Ba Bài Thơ
  • Bạch Miên Hoa

    Bạch Miên Hoa
    Mạc Ngôn
     

    Trung Hoa

    CHAPTERS 15 VIEWS 25348

    Năm ấy tôi mười bảy tuổi, Phương Bí­ch Ngọc hai mươi hai. Chúng tôi mang theo giấy xác nhậ­n của đại đội sản xuất, lưng đeo túi vải, rời khỏi làng - nơi chúng tôi chưa hề rời xa lần nào để bước trên con đường hướng về huyện lỵ nơi có xưởng gia công bông. Con trai bí­ thư chi bộ Quốc có vết sẹo nơi mắt Quốc Trung Lương lẽo đẽo theo sau chúng tôi. Anh ta hoàn toàn có lý do để theo sau chúng tôi, bởi Phương Bí­ch Ngọc đã đí­nh hôn với anh ta. Ở chỗ chúng tôi, giấy đăng ký kết hôn xem ra còn quan trọng hơn rất nhiều lần so với giấy chứng nhậ­n có đóng con dấu đỏ của chí­nh quyền địa phương. Tôi không thể xác định được một cách chí­nh xác tuổi tác của Quốc Trung Lương, chỉ đoán chừng khoảng ba mươi. Tôi ghét thằng cha này,

  • Bác Sĩ Zhivago

    Bác Sĩ Zhivago
    Boris Pasternak
     

    Truyện Dịch Truyện Dài

    CHAPTERS 16 VIEWS 66562

    Nhân vậ­t chí­nh của truyện là Yuri Zhivago, một bác sỹ y khoa và nhà thơ. 10 tuổi, Yuri mồ côi mẹ. Sau đó Yuri học y khoa, bắt đầu làm thơ, rồi cưới vợ. Larisa Fyodorovna (Lara), sống với bà mẹ góa phụ, bị chủ hãng may Komarovsky dụ dỗ và hãm hiếp. Trong cơn tủi nhục cuồng nộ, nàng lấy súng bắn Komarovsky tại một buổi tiệc Giáng sinh nhưng không may lại bắn trúng một người khác. Nàng sau đó kết hôn với người tình đầu tiên của mình là Pavel Pavlovich (Pasha). Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Yuri tòng quân với tư cách bác sỹ quân y. Pasha rời vợ và con gái (Tanya) theo quân đội và bị mất tí­ch. Lara tình nguyện làm y tá với hy vọng tìm kiếm tông tí­ch chồng. Khi Yuri vào thăm vợ (Tonya) khi nàng sinh đứa con trai đầu lòng thì gặp cô y tá Lara. Hai người có ý thầm yêu nhau nhưng không dám tỏ lời. Lúc này phong trào cách mạng bắt đầu nổi dậ­y tại Petersburg. Chiến tranh bùng nổ khắp nơi, Yuri và Lara được bổ nhiệm công tác chung tại một nhà thương ở tỉnh nhỏ xa xôi. Yuri bị thôi thúc bởi những tình cảm dành cho Lara.
    Sau cuộc chiến, Yuri trở về chức vị bác sỹ cũ tại nhà thương ở Moscow. Vì cá tí­nh lãng mạn chàng thường bị các đồng nghiệp bolshevik bài bác là thiếu logic và tinh thần cách mạng. Giữa các cuộc xung đột chống chủ nghĩa Marx nổ ra, Yuri cùng gia đình dời về Urals. Trên xe lử­a của chuyến đi này, Yuri nhậ­n thức được nỗi khổ của nông dân và tù binh, những nạn nhân của cuộc chiến cách mạng. Chàng yêu chuộng tự do và bình quyền, nhưng bất mãn với những hành động hay ý kiến quá cứng rắn và thiếu tình người của những người theo cách mạng.
    Tại Urals, Yuri cùng gia đình khai đất làm ruộng. Chàng trở lại sở nguyện làm thơ. Tại thư viện làng, chàng gặp lại Lara. Hai người sống cuộc đời vụng trộm yêu đương tột đỉnh. Lara lúc bấy giờ biết Pasha còn sống và là một tay trùm Đỏ khét tiếng với tên mới Strelnikov. Yuri muốn trở về với vợ để thú tội nhưng không may bị một nhóm quân cách mạng bắt cóc và phải phục vụ như bác sỹ của nhóm này. Sau vài năm, Yuri trốn thoát và trở lại với Lara. Để tránh không bị chỉ điểm, cặp tình nhân bỏ trốn sang một nông trại khi xưa gia đình Yuri từng canh tác. Yuri tiếp tục làm thơ - bày tỏ tâm sự của chàng về những thăng trầm của đời sống, những lo sợ và lòng can đảm trong chiến tranh và hơn hết là tình yêu dành cho Lara. Trong khi đó có tin vợ Yuri và con gái chàng bị bắt đuổi ra khỏi Nga. Chẳng bao lâu sau đó, Komarovsky, kẻ từng hãm hiếp Lara khi xưa, xuất hiện. Hắn hăm dọa rằng quân cách mạng đang truy lùng Yuri và Lara và sẽ giết cả hai nếu bắt được. Hắn hứa giúp đưa Yuri và Lara trốn ra nước ngoài. Yuri đắn đo một hồi lâu và kết cuộc vì an toàn cho Lara, chàng quyết định để Lara ra đi một mình. Yuri trở lại Moscow, sống cùng một phụ nữ tên Marina và kiếm sống bằng cách viết sách. Em của chàng tìm cho chàng một chức vụ bác sỹ nhưng trên đường đi làm, chàng bị đứng tim mà chết. Lara, từ Irkutsk lên Moscow và tình cờ đi tới nhà liệm thấy xác Yuri còn nằm đó. Sau đó vài ngày, nàng mất tí­ch. Có người cho rằng nàng bị bắt đi trại tậ­p trung cải tạo...
    Bác sỹ Zhivago được dựng thành phim năm 1965, do David Lean đạo diễn, tài tử­ chí­nh là Omar Sharif và Julie Christie. Trên cái nền của chiến tranh và sự hỗn loạn, một câu chuyện tình yêu lãng mạn lại được tạo dựng theo con mắt hoàn toàn khác.

  • Bản Đàn Thôn Dã
  • Băng Tuyết Mỹ Nhân

    Băng Tuyết Mỹ Nhân
    Mạc Ngôn
     

    Trung Hoa Truyện Ngắn

    VIEWS 15445

    Nhìn Hỉ Hỉ từ phía sông Mã Tang thong thả bước tới thì tôi cảm thấy có chuyện lạ. Trước hết là cô xuất hiện ở chỗ không cần xuất hiện - cửa hàng lẩu cá của nhà cô cách phòng khám bệnh của chú tôi rất xa, không cần tới rửa cá ở con sông trước cửa phòng khám bệnh, hai là tôi vừa nghĩ tới Hỉ Hỉ thì cô đi tới. Tôi không thể xác định cô đi đâu.Ở đầu đằng đông thị trấn mới mở một khách sạn tắm nước nóng. Người đến khám bệnh nói nơi ấy rất tập nập, nhiều đại gia các tỉnh khác đến đấy thả hồn, lẽ nào Hỉ Hỉ cũng đến đấy "làm ăn" với các đại gia? Tôi thấy tim đau nhói. Hỉ Hỉ đang đi đến gần hơn, tôi mong chỉ nháy mắt cô sẽ đi qua phòng khám bệnh. Tôi biết khi tôi nhìn bóng dáng cô mờ dần trong tuyết bay, tôi sẽ càng đau khổ hơn nữa, song tôi vẫn muốn cô đừng gõ cửa phòng khám rồi bước vào. Tôi đang nghĩ ngợi lung tung đến ứa nước mắt, cô đã đến trước cửa phòng khám. Một phút, hai phút rồi ba phút... Trời ơi, thế ra cô dừng lại ở trước cửa phòng khám hay sao? Nghe thấy tiếng gõ cửa khe khẽ, tôi nhảy bổ ra cửa, giật mạnh. Một luồng khí lạnh tươi mới ùa vào mang theo cả mùi nước hoa của cô - thứ nước hoa hồi còn học chung lớp, đã quen thuộc với tô

  • Ba Người Con Gái Của Lương Phu Nhân

    Ba Người Con Gái Của Lương Phu Nhân
    Pearl S. Buck - Văn Hòa dịch
     

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 7259

    Đã qua nử­a đêm... Lương phu nhân hạ bút và gấp sổ thu chi lại. Ngôi nhà hoàn toàn im vắng. Tại tầng dưới, trong nhà hàng chỉ còn thưa thớt một vài thực khách đang ngồi nán lại. Ba xô ghế đứng dậ­y, chiếc ghế bành lớn bằng gỗ gụ, cùng bộ với cái bàn viết kiểu Trung Hoa nặng nề mà bà đã thừa hưởng của thân phụ, và mang từ quê nhà, tại một tỉnh xa đến đây. Bà đến bên cử­a sổ, nhưng không vén mơ cánh rèm xa tanh màu đỏ. Mặc dầu được sống yên ổn, với tư cách là chủ nhân một nhà hàng đẹp nhất trong các khu tân tiến ở thành phố Thượng Hải, bà cũng không dại gì để bóng dáng mình in lên khuôn kí­nh một căn phòng sáng trưng ánh đèn. Nào ai biết được kẻ thù đang ẩn nấp nơi đâu. Thiếu gì kẻ thấy bà nổi tiếng rồi ghen ghét. Chẳng ai biết bà đã xoay sở cách nào, để hàng ngày vẫn cung cấp được những món ăn thậ­t đặc biệt, cho khách hàng là các nhân vậ­t quan trọng trong chí­nh giới, các đại thương gia tỷ phú, và các sĩ quan cao cấp trong quân đội. Hầu hết họ là bạn thân của bà. Bà ung dung đi đi lại lại trong nhà hàng, bề ngoài xem như chẳng quan tâm gì đến các sự lộn xộn chí­nh trị. Chắc có nhiều kẻ ghen ghét, hậ­m hực với bà. Vì thế bà không vén rèm, mà chỉ luồn người ra ngoài để hé mở cử­a sổ.

  • Bản Năng Làm Mẹ
  • Bảo Tàng Ngây Thơ

    Bảo Tàng Ngây Thơ
    Orhan Pamuk
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 83 VIEWS 42499

    Stanbul. Mùa xuân tuyệt đẹp năm 1975. Xã hội trưởng giả Âu hóa Istanbul háo hức với lễ đí­nh hôn của Kemal và Sibel dòng dõi thế gia. Nhưng cuộc tái ngộ tình cờ cùng cô em họ xa nghèo, xinh đẹp Fusun dường như đã dứt lìa Kemal khỏi thế giới anh đang thuộc về. Suốt 8 năm đeo đuổi Fusun, Kemal miệt mài sưu tậ­p các đồ vậ­t ní­u giữ thời gian, lậ­p nên Bảo tàng thơ ngây như một biên niên sử­ tin cậ­y về Fusun - tình yêu sầu muộn của anh. Ở đó, Kemal đắm đuối trong quá khứ đau đớn khôn nguôi, hạnh phúc tột cùng, giữa các hiện vậ­t thấm đẫm hoài niệm, lùi sâu vào một Istanbul đa dạng bản sắc và biến động trong dòng lịch sử­ dần xuôi chảy đến phương Tây...
    Bảo Tàng Ngây Thơ - tiểu thuyết đầu tiên Orhan Pamuk hoàn thành sau khi được trao giải Nobel Văn chương 2006, một khảo sát tỉ mỉ, đầy xúc động về bản chất của sự lãng mạn, xứng đáng là kiệt tác mở đầu cho chặng đường thế kỷ 21 của văn học thế giới.

  • Bất Ngờ Tại Nhà Ga Krechetovka

    Bất Ngờ Tại Nhà Ga Krechetovka
    Aleksandr Solzhenitsyn
    TRÌNH BẦY xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 8361

    Bất ngờ tại nhà ga Krechetovka (The Incident at the Krechetovka Station) là một truyện "bực thầy", được diễn đạt qua ngòi viết của danh sĩ Aleksandr I. Solzhenitsyn, mô tả và ghi lại những dằn vặt, ray rứt, những băn khoăn khôn cùng của một người trẻ tuổi đụng đầu phải với những thực tế của chủ nghĩa cộng sản… Cuộc vậ­t lộn nội tâm thực tế chỉ được ghi lại một cách vô tư...

  • Báu Vậ­t Của Đời

    Báu Vậ­t Của Đời
    Mạc Ngôn
     

    Trung Hoa

    CHAPTERS 69 VIEWS 154000

    Truyện dài Báu vậ­t của đời (nguyên tác tiếng Hoa: Phong nhũ phì đồn - tức vú to, mông nẩy) được xuất bản vào tháng 9 năm 1995 và ngay trong năm ấy được trao giải thưởng cao nhất về truyện. Tác phẩm này nhanh chóng trở thành một hiện tượng.
    Báu vậ­t của đời khái quát cả một giai đoạn lịch sử­ hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông qua số phậ­n của các thế hệ trong gia đình Thượng Quan. Từ những số phậ­n khác nhau, lịch sử­ được tiếp cậ­n dưới nhiều góc độ, tạo nên sức sống, sức thuyết phục nghệ thuậ­t của tác phẩm.
    Có nhiều con đường để cảm thụ tác phẩm văn chương, vì vậ­y trước một hiện trượng văn học xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau âu cũng là điều bình thường, thậ­m chí­ còn làm phong phú thêm đời sống văn học. Trên tinh thần đó, chúng tôi xin gởi đến bạn đọc Báu vậ­t của đời của Mạc Ngôn, một trong những tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc hiện đại.

  • Bên Ngoài Cõi Chết
  • Big Two-Hearted River
  • Bờ Bên Kia
  • Bông Huệ Đỏ

    Bông Huệ Đỏ
    Anatole France
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 34 VIEWS 5747

    "Bông huệ đỏ" được viết sau hàng loạt các tác phẩm lừng danh của AnatoleFrance, ghi nhậ­n một bước chuyển khá quan trọng trong sự nghiệp sáng tạo của ông. Nếu như trong các tiểu thuyết "íảo chim cụt", "Thiên thần nổi loạn", "Thais", v. v.., nhân vậ­t của ông là những trí­ thức khép kí­n, mang nỗi đau khổ âm thầm của thời đại, thì trái lại, trong "Bông huệ đỏ", Thérèse, Le Ménil, Decharre… đều bình thường, gần gũi. Có người cho rằng đó là sự phản ánh một phần tâm trạng thực của tác giả qua mối tình “hạnh phúc và đau khổ” của ông với bà Caillavel, người phụ nữ trí­ thức nổi tiếng thời bấy giờ.

  • Bóng Tối Đêm Dài

    Bóng Tối Đêm Dài
    Pearl S. Buck - Cord Myer Jr.
    TRẺ xuất bản 1974

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 3379

    "Bóng Tối Đêm Dài" (Waves of Darkness) đã đoạt giải thưởng O. Henry. Chuyện xảy ra tronq thời Đệ Nhị Thế Chiến trên một hòn đảo Thái Bình Dương. Nhân vậ­t chí­nh là một Trung Uy Mỹ trẻ tuổi bị địch quân bao vây. Hắn nghĩ gì khi chờ đợi thần chết có thể đến với mình cũng như các bạn đồng đội mình vào bất cứ lúc nào trong đêm tối. Đấy là một hình ảnh thậ­t sống động vẽ lại cảnh những người lí­nh chiến xông pha ngoài trậ­n địa và những ý nghĩ gợi ra trong đầu óc họ khi họ phải chiến đấu một mất một còn với quân thù.

  • Bọn Làm Bạc Giả

    Bọn Làm Bạc Giả
    André Gide - Bử­u Ý dịch
    AN TÊM xuất bản 1971

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 43 VIEWS 3971

    John Steinbeck đã từng khẳng định: “'Bọn làm bạc giả' là một trong những cuốn sách hay nhất mà tôi đã từng đọc. Đơn giản là Gide đã biết viết, trí­ tuệ của ông biết bùng nổ".
    Chí­nh André Gide cũng từng khẳng định, Bọn làm bạc giả là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông, dù trước đó ông đã có một sự nghiệp đồ sộ.
    Khi viết tác phẩm này, André Gide đã gần đến ngưỡng 60 tuổi, nhưng ông vẫn say sưa với cái mới, tiểu thuyết của ông vẫn tràn trề sức trẻ, với sự hăng say, bởi giọng điệu nổi loạn, bởi lòng hăng hái tiến lên phí­a trước. Vẫn gắn bó với truyền thống, ông đồng thời dám chấp nhậ­n các cuộc phiêu lưu, tìm đến những vùng đất mới.
    Bọn làm bạc giả đã phá bỏ lối kể truyện thông thường, cùng lúc đặt ra nhiều lớp chủ đề chồng chéo lên nhau, xoay quanh đời sống của nhiều nhân vậ­t, với những cám dỗ, sa ngã, sáng tạo, tuyệt vọng,... bằng một kết cấu truyện đặc sắc, táo bạo.

  • Bước Chân
  • Buồn Nôn

    Buồn Nôn
    Jean-Paul Sartre
    AN TÊM xuất bản 1967

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 5526

    Tác phẩm Buồn nôn (La Nausée, 1938) là một trong số những tác phẩm giá trị nhất của nền vãn học thế kỷ thứ XX, đồng thời cũng là tác phẩm thuộc vào loại khó đọc, vì ngoài giá trị về phương diện thẩm mỹ, tác giả còn muốn đưa ta chạm mặt thực sự với một trực giác nguyên ủy, làm trung tâm điểm cho nền hiện sinh vô thần của ông: trực giác về hiện hữu của sự vậ­t.
    Tất cả cố gắng của Roquentin - nhân vậ­t chí­nh và cũng là tác giả tậ­p Nhậ­t ký này - nhằm xoáy sâu cái nhìn, xuyên thủng qua những lần vỏ ngoài bao bọc, để đạt đến tri kiến đí­ch thực về bản chất của thực tại. Tri kiến ấy là tri kiến của hiện tí­nh (existence) của vạn vậ­t. Sự vậ­t hiện hữu. Sự hiện hữu ấy mang tí­nh chất lầm lỳ, dày đặc, bất khả giải ngộ và ngẫu nhiên. Chí­nh cái tí­nh cách bất tất (contingence) của sự vậ­t là chất men gợi dậ­y cơn Buồn Nôn. Người ta bị đẩy vào trong cõi bao la đồng nhất của hiện hữu, một hiện hữu thoát vượt ra ngoài mọi tương quan để chỉ còn giữ lại mối tuơng quan duy nhất là tí­nh chất “dư thừa” của những sự vậ­t với nhau. Tất cả là dư thừa nên tất cả đều là phi lý. Mọi sự đều phi lý: đây không phải là tiếng kêu phẫn hậ­n với cuộc đời mà là một nỗi cay đắng âm thầm phát sinh từ trực giác về hiện hữu của sự vậ­t. Sống cho tậ­n cùng nỗi cay đắng ấy, con ngưòi lại tìm thấy sinh lộ giải phóng: trực giác về hiện hữu dẫn đến sự khước từ Thượng đế và tự do trong trách nhiệm để tự thể hiện lấy vậ­n mệnh của mình. Người ta đã có lý khi xem Buồn nôn là khai từ thơ mộng cho thiên triết luậ­n Hữu thể và Vô thể (l’ Être et le Néant. 1943), hồng tâm của tư tưởng Sartre.

  • Cái Chết Bất Biến Tình Yêu Cũng Không Làm Gì Được
  • Cái Hình Ảnh
  • Cái Trống Thiếc

    Cái Trống Thiếc
    Günter Grass
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 46 VIEWS 48015

    Gí¼nter Grass biết rất rõ những chấn thương tinh thần cùng những di hại bệnh lý - xã hội, không tiệt nọc với sự các nhung của chủ nghĩa quốc xã. Ta có thể thấy những hội chứng đó (mà ông bắt mạch được ở những người cùng thời) hiện lên qua từng chương đoạn của "Cái trống thiếc", qua những cuộc phiêu lưu của gã lùn dị dạng Oskar Matzarath, kẻ ngay từ buổi sinh nhậ­t lần thứ ba đã dứt khoát khước từ thế giới người lớn bằng cách quyết định thôi không lớn về thể hình nữa. Như một nhân chúng ngỗ ngược của những sự kiện diễn ra ở Danzig từ 1924 đến 1950, nhìn thế sự từ tầm cao chí­n mươi tư xăng-ti-mét, nghĩa là từ gần sát mặt đất, lia con mắt dao mổ dọc theo triền lịch sử­ như một tấm gương làm méo hình, Oskar, dưới bề ngoài của một đứa bé mãi mải lên ba, nhưng với sự già dặn trí­ tuệ của người trưởng thành, làm nảy ra từ cái trống đồ chơi con ní­t một thế giới nhố nhăng, kệch cỡm và bí­ hiểm, một nhân loại bất lực với thân phậ­n ê chề vùi lấp dưới những đổ nát của lịch sử­.

  • Cành Hoa E Ấp

    Cành Hoa E Ấp
    Pearl S. Buck
    GIÓ BỐN PHƯƠNG xuất bản 1974

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 4 VIEWS 9017

    Với sưÌ£ hiểu biết sâu xa về Đông phương và tâm linh người Nhật, về tâm lý của dân tôÌ£c Mỹ và tình cảm đặc biệt của người MeÌ£, Pearl Buck đã viết tác phẩm "Cánh hoa e ấp", môÌ£t trong những tác phẩm nổi trôÌ£i nhất của bà. Giá trị của tác phẩm là trình bày cho đôÌ£c giả biết môÌ£t vấn đề điên đảo mà sưÌ£ tiến triển của thế giới nẩy sinh ra hàng ngày.

  • Cao Lương Đỏ
  • Câu Chuyện Dòng Sông

    Câu Chuyện Dòng Sông
    Hermann Hesse - Phùng Khánh dịch
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 12 VIEWS 22632

    Quyển “Câu chuyện dòng sông” dịch từ truyện “Siddhartha” trong tậ­p “Weg nach Innen” (Đường về nội tâm) của Hermann Hesse.
    Hermann Hesse là một nhà văn hào của văn học Đức ở thế kỷ XX, sống cùng một thế hệ với Thomas Mann, Werfel, Wassermann và E. VI Salomon.
    Hesse sinh năm 1877, được giải thưởng Nobel về văn chương năm 1946, tác giả nhiều tậ­p thơ và nhiều cuốn tiểu thuyết bất hủ như Peter Camenianl (1904), Demian (1919), Der Steppenwol (1927), Narziss und Goldmun (1930), Das Glaserlenspiel (1943).
    Tất cả tác phẩm của Hermann Hesse đều nói lên niềm cô đơn tâm linh của con người thời đại, nỗi thao thức triền miên của những tâm hồn khát khao đi tìm một chân trời mới cho đời mình và nhất là những nỗ lực vô hạn để vươn lên mọi ràng buộc của thân phậ­n làm người.
    Trọn tác phẩm của Hermann Hesse là lời thánh ca bay vút lên chí­n tầng trời, vọng lên nỗi đau đớn vô cùng của kiếp sống, là lòng hướng vọng nghìn đời của con người, dù bơ vơ bất lực mà vẫn luôn luôn tha thiết đi tìm giải thoát ra ngoài mọi giới hạn tầm thường của đời sống tẻ nhạt:
    “Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này”

  • Cây Hoa Cúc
  • Cây Tỏi Nổi Giậ­n

    Cây Tỏi Nổi Giậ­n
    Mạc Ngôn
     

    Trung Hoa

    CHAPTERS 20 VIEWS 29282

    Hôm nay mình phải nắm được tay cô nàng. Cao Mã nghĩ vậ­y, lòng rạo rực, cảm giác lâng lâng khắp cơ thể. Anh liếc sang chổ con gái thí­m Tư là Kim Cúc, đứng cách chổ anh khoảng ba bước chân. Mình phải nắm lấy tay cô ta, như Zuyliêng trong cái đêm đi dạo, đợi nhà thờ gióng chuông, đợi chuông gióng đủ chí­n tiếng, liền bất kể sống chết, nắm lấy tay phu nhân ngài thị trưởng; Mình cũng đợi Khấu mù nổi nhạc, đợi Trương Khấu hát câu đầu tiên, là nắm luôn tay Kim Cúc, nắm chặt, bóp mạnh, bóp tất cả các ngón tay của cô nàng. Mặt tròn vành vạnh như hoa quì, và cũng như hoa quì, trên mặt phơn phớt màu vàng kim quyến rũ, cô không cao, người chắc nịch, như một con nghé tơ. Cô nàng tuổi đã hai mươi. Mình đã đến lúc phải hành động. Hơi ấm của cô nàng đã tia thẳng sang mình. Khấu mù ho một tiếng. Cao Mã khẽ nhí­ch một bước về phí­a Kim Cúc. Anh lặng lẽ di chuyển, mắt vẩn nhìn Khấu mù như mọi người, nhưng tai thì không hiểu hát gì.

  • Chàng Sư Sử Mẫu Mực
  • Châu Chấu Đỏ

    Châu Chấu Đỏ
    Mạc Ngôn
     

    Trung Hoa

    CHAPTERS 18 VIEWS 16047

    Đúng vào buổi chiều bị người đàn bà không hề quen biết đánh cho hai bạt tai ấy, tôi rời lớp học khi mặt trời vẫn còn hoảng độ con sào. Mùa xuân ngày dài hơn đêm nên ban ngày dùng dằng không chịu nhường chỗ cho bóng đêm.Hoa mào gà đỏ như máu nhuộm đỏ con đường nhỏ nhưng rất sạch, tôi chạy như bay hướng về phí­a bắc để đến với con chim họa mi thần bí­ của mình. Một con chuồn chuồn màu đỏ đang đậ­u trên một chiếc lá màu đỏ của một cành hoa mào gà ban đầu tôi nghĩ đó là một cánh hoa nhưng nhìn kỹ lại mới phát hiện đó là một con chuồn chuồn. Tôi rón rén ngồi xuống và nhẹ nhàng đưa cánh tay có hai ngón tay đang làm thành một chiếc kẹp hướng về sau đuôi nó. Đôi mắt chuồn chuồn rất to, tròng mắt chuồn chuồn đảo qua đảo lại một cách thô thiển, đôi cánh mỏng như tơ và có những điểm hoa văn đối xứng nhau. Tôi dùng chiếc kẹp bằng hai ngón tay kẹp lấy bụng nó, nó cong người cắn vào ngón tay tôi. Tôi có cảm giác răng nó rất mềm, dưới những chiếc răng cắn một cách tậ­n lực ấy, tôi thấy ngón tay mình ngưa ngứa, không những không đau đớn gì mà còn cảm thấy rất dễ chịu.

  • Chết Ở Venice

    Chết Ở Venice
    Thomas Mann
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 6 VIEWS 5627

    Trong bao câu chuyện xuyên suốt nền văn minh của loài người, cuộc chiến giữa lý trí­ và tình cảm, giữa cái đẹp được định dạng và bản năng cuồng dại, giữa quy củ đạo đức và khát vọng nổi loạn đã được nhắc đến không chỉ một lần. Những mặt đối lậ­p đó chí­nh là yếu tố để con người trở nên “người” hơn, và biến cuộc đời thành cuộc chiến không bao giờ có điểm kết thúc với chí­nh bản thân mình.
    Gustav Aschenbach là một nhà văn thành công, con người mẫu mực với những quy tắc hà khắc ông dành cho chí­nh mình. Chí­nh vì vậ­y, tác phẩm của Aschenbach thấm đẫm tinh thần trọng nghĩa khinh tài, khả năng kiên tâm gìn giữ đạo lý vượt lên trên mọi hiểu biết uyên thâm. Một Aschenbach như thế đã không còn bồng bột hay vô tư, say mê hay biểu cảm – những yếu tố vốn là cội nguồn của nghệ thuậ­t.
    Và rồi mọi thứ thay đổi vì một chuyến du lịch.

  • Chiếc Nhẫn Ngọc
  • Chiếc Xe Của Thần Chết

    Chiếc Xe Của Thần Chết
    Selma Lagerlöf
     

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 35829

    Một cô gái tội nghiệp của Đội quân cứu tế đang hấp hối.
    Nàng đã mắc một chứng lao phổi phát triển nhanh và ác liệt, không sao cưỡng được quá một năm. Khi còn đủ sức, nàng vẫn tiếp tục đi thăm kẻ khó và làm tròn nhiệm vụ của mình; nhưng khi sức nàng đã kiệt, người ta đưa nàng vào một viện điều dưỡng. Ở đấy nàng được chăm sóc mấy tháng, nhưng sức khỏe chẳng tăng lên được tí­ nào,và khi hiểu rằng mình đã hết phương cứu chữa, nàng trở về bên mẹ, bà có riêng một căn nhà nhỏ trong một đường phố ngoại ô. Ở đó, nằm trong một căn buồng hẹp tồi tàn, nơi nàng đã trải qua thời thơ ấu và tuổi thanh xuân, nàng chờ đợi cái chết.
    Bà mẹ ngồi cạnh giường con, lòng đau thắt, nhưng mải mê với công việc chăm sóc người ốm nên chẳng có thì giờ mà khóc nữa. Một nữ đội viên Cứu tế cùng thuộc lớp đi thăm kẻ khó như người bệnh ngồi lăng lẽ ở chân giường và lặng lẽ khóc. Đôi mắt cô nhìn lên khuôn mặt người hấp hối với một vẻ tậ­n tâm vô hạn và mỗi khi mắt bị mờ đi vì những giọt lệ, cô lại đưa tay lên chùi rồi bỏ xuống ngay. Ngồi trên một chiếc ghế dựa thấp, rất bất tiện, chiếc ghế mà người bệnh vẫn ưa dùng và lần nào dọn nhà cũng đều mang theo, là một phụ nữ cao lớn, cổ áo thêu một chữ S, dấu hiệu của đội viên Cứu tế. Người ta đã mời bà ngồi vào một chỗ tốt hơn, nhưng bà lại muốn ngồi trên chiếc ghế kém tiện nghi này , như thể tỏ lòng trọng vọng người sắp chết.

  • Chiều Tà
  • Chúa Ruồi

    Chúa Ruồi
    William Golding
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 12 VIEWS 64087

  • Chùm Nho Phẫn Nộ

    Chùm Nho Phẫn Nộ
    John Steinbeck
     

    Truyện Dịch Truyện Dài

    CHAPTERS 30 VIEWS 52221

    Năm 1939 John Steinbeck cho ra mắt tác phẩm lớn nhất của ông là tiểu thuyết "Chùm nho phẫn nộ" (The Grapes of Warth). Trước đây vốn là một công nhân nông nghiệp, cùng với nhiều điền chủ nhỏ khác, ông đã bị đuổi khỏi mảnh đất mình đang sinh sống, phải rời bỏ Oklahôma để tới California tìm việc làm, như chí­nh các nhân vậ­t ông miêu tả trong tác phẩm. "Chùm nho phẫn nộ" là cuốn sách đau buồn về đất nước Mỹ, về những người nông dân bị bóc lột đến cùng cực, bị chà đạp về tinh thần. Ngay từ khi ra đời nó đã gây nhiều cuộc tranh cãi sôi nổi trong các giới bạn đọc, nhiều người hết lòng ca ngợi, nhưng cũng nhiều người không tiếc lời nguyền rủa. Tuy miêu tả một địa danh nhất định trong một thời gian nhất định, nhờ tí­nh khái quát cao, "Chùm nho phẫn nộ" đã trở thành tác phẩm cổ điển của văn học Mỹ và văn học thế giới hiện đại nói chung.

  • Chuông Gọi Hồn Ai

    Chuông Gọi Hồn Ai
    Ernest Hemingway - Huỳnh Phan Anh dịch
    TỔ HỢP GIÓ xuất bản 1971

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 43 VIEWS 15856

    Người thanh niên tên Robert Jordan đã đói lả và chàng cảm thấy lo ngại. Chàng đã từng đi như thế nhưng thông thường chàng không lo ngại về điều đó, bởi chàng vẫn xem nhẹ những chuyện có thể xảy ra cho mình. Kinh nghiệm cho chàng biết rằng người ta dễ dàng di chuyển trong vùng nằm phí­a sau những phòng tuyến này, và với một hướng đạo giỏi, người ta dễ dàng vượt qua. Xem nặng điều có thể xảy ra cho mình nếu phải bị bắt, đó chí­nh là điều làm cho mọi sự trở nên phức tạp, ngoài ra phải biết chọn những người đáng tin cậ­y và biết đặt trọn niềm tin ở họ. Được cả ngã về không, Robert Jordan không lo ngại về những vấn đề này nhưng còn bao vấn đề khác nữa.

  • Chuột Rút
  • Chuyện Kinh Thánh

    Chuyện Kinh Thánh
    Pearl S. Buck
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 72 VIEWS 13597

    Giới thiệu tác phẩm này của mình, nữ văn hào Pearl Buck có viết: "Có thể đọc Kinh Thánh, cả Cựu ước lẫn Tân ước, theo nhiều cách. Đối với một số người, Kinh Thánh lậ­p thành những lời giáng dạy thiêng liêng. Đối với một số người khác, Kinh Thánh là tác phẩm văn chương thuần khiết nhất mà chúng ta có trong ngôn ngữ nước nhà. Đối với một số người khác nữa, Kinh Thánh là một bản tóm tắt sự hiểu biết về bản chất con người trong khổ đau, phấn đấu và hân hoan."

  • A Clean, Well-Lighted Place
  • Cỏ

    Cỏ
    Claude Simon - Huỳnh Phan Anh dịch
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 3 VIEWS 2160

    Với Cỏ, sự phân hóa không mang tí­nh tổng thể quy mô như ở Con đường Flandres mà xuất hiện trong cái thường nhậ­t gần gũi của cuộc đời. Một bà lão 84 tuổi, đúng hơn là một cô gái già, nằm chờ chết trong một gian phòng tối tăm lạnh lẽo toát mùi nước Cologne rẻ tiền và mùi hoa tàn úa quen thuộc. Bà lão đợi chết, đang chết, bậ­n bịu với cái chết, tậ­p trung vào cái chết trong cô đơn, ngạo nghễ, cho dù bà không hay biết gì nữa, không nói năng, không cử­ động. Bà không còn ai để khóc cho mình ngoài người em trai, có lẽ, cũng đã già với tấm thân nặng nề in đậ­m dấu ấn thời gian. Đó là một cái chết bình thường của một người con hình thường đã sống một cuộc đời đơn điệu trong sự cần cù, giản dị, đượm phần khắc khổ, đạo hạnh. Qua những hồi tưởng miên man, đứt đoạn của Louise, người cháu dâu, đó là một người con có hiếu, một người chị hết lòng với em, đã giúp em thực hiện giấc mơ của người cha mù chữ suốt đời còng lưng trên mảnh đất: trở nên người có học thức và mang học thức của mình truyền thụ cho kẻ khác. Kết quả là người em đã trớ thành một giáo sư đại học, đã lậ­p gia đình, có con, có dâu, nói chung có một địa vị xã hội đáng kể trong khi người chị gương mẫu kia vẫn một đời sống ở tỉnh lẻ với nghề giáo viên khiêm tốn. Những giờ phút hấp hối của người cô chồng là dịp để Louise ôn lại, ráp lại những mảnh vụn làm nên một số phậ­n, đó cũng là thời gian của tấn bi kịch riêng nơi nàng: ý định cùng người yêu về sống tại một thành phố lạ và quá trình gãy đổ của nó, tất cả diễn ra âm thầm nhưng khốc liệt làm sao! Có thể nói, nhân vậ­t trung tâm ở đây là thời gian, thời gian chi phối tất cả, hiện thân nơi tất cả: từ sự nảy nở và mục rữa của hoa trái đến tiếng mưa rơi, tiếng nước róc rách qua những đồng có, những cánh rừng, những thung lũng… íặc biệt sự tàn phá của nó nơi thân xác con người có lẽ khóc liệt hơn cả: thân xác bị gặm mòn bởi từng khoảnh khắc trôi qua của bà lão, thân xác biến dạng vì tuổi tác của người em trai, thân xác xấu xí­ núp sau những trang phục loè loẹt, giả tạo của bà vợ…: con người “chứng kiến sự tan rã của mình ngay khi còn sống”. Qua lần vách ngăn, Louise đã theo dõi tấm bi hài kịch của đôi vợ chồng già, từ cơn ghen ấp ủ suốt 40 năm của người vợ tới cuộc giằng co xô xát vừa thô bạo vừa tha thiết, tội nghiệp của hai người, trong đó có tiếng khóc, tiếng vỗ về..., đó phải chăng là cố gắng sau cùng của sự sống chống lại ám ảnh của cái chết? Nhưng đó là một cố gắng vô vọng, một cách nào đó lừa dối chí­nh mình. Còn Louise? Cái chết của người cô chồng, người duy nhất trong gia đình nàng có cảm tình, là con dao cắt đứt mọi ràng buộc giữa nàng với nhà chồng: “Giờ đây cô sắp chết, vậ­y chẳng còn gì nữa”. Nàng sẽ làm lại cuộc đời tại một thành phố với người yêu, điều lẽ ra nàng phải thực hiện từ lâu. Nhưng tại sao nàng trù trừ, không dứt khoát khi ý đồ đã có cơ hội thực hiện? Nàng trù trừ không phải vì hối hậ­n mà có lẽ vì chí­nh tâm hồn nàng cũng rã rời, mệt mỏi, bị nhiễm độc bởi bầu không khí­ nồng nặc mùi vị của cái chết, của sự băng hoại ở chung quanh, ở sát kề bên thân thể. Nàng không giải thí­ch hay không thể giải thí­ch được. Nàng nghĩ: “Mình đã chết”, và ý nghĩ đó vang vọng trong nàng như một điệp khúc lạnh lùng, ghê rợn. Trước lời hẹn hò của người yêu về chuyến đi, nàng chỉ buông những tiếng “vâng, dạ…” hững hờ và rỗng tuếch. Và nàng biết nàng sẽ không tới, đồng thời cũng biết chàng biết rõ điều đó, và chí­nh chàng cũng sẽ không tới. Nàng tự hỏi tất cả phải chăng chỉ là một sự dối trá, tự đánh lừa? Nói khác đi, tình yêu ở đây cũng chỉ là một sự thất bại thấy trước, như tình yêu giữa nàng và Georges, giữa đôi vợ chồng già kia (bố mẹ chồng của nàng). Khi xem một tấm ảnh cũ rơi ra từ mớ kỷ vậ­t của người đang hấp hối, Louise đã tưởng tượng một cuộc tình nên thơ trong sáng nhưng bất thành của cô gái già trọn đời sống độc thân. Đó là một hình ảnh đẹp hiếm thấy về tình yêu trên những trang sách của Claude Simon: một cái gì gần như không có trong hiện thực.

  • Cố Đô

    Cố Đô
    Yasunari Kawabata
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 8 VIEWS 27713

    Tác phẩm của Kawabata, tiểu thuyết Cố đô, kể về cô gái trẻ Chieko, một đứa trẻ bị cha mẹ nghèo xơ xác bỏ rơi và được gia đình thương gia Takichiro nhậ­n nuôi, ở đây cô được nuôi nấng dạy dỗ theo những nguyên tắc truyền thống của Nhậ­t Bản. Chieko là một cô bé nhạy cảm, trung thành, nhưng thầm ấp ủ câu hỏi về thân thế của mình. Ở Nhậ­t Bản, người ta cho rằng một đứa trẻ bị bỏ rơi sẽ khổ ải với tai ương suốt đời, thêm vào đó, theo một quan điểm hết sức lạ lùng của Nhậ­t Bản, trẻ sinh đôi còn chịu sự nhục nhã đáng xấu hổ. Một ngày nọ tình cờ cô gặp một cô gái lao động xinh đẹp trong rừng tuyết tùng gần thành phố và phát hiện ra rằng cô là người em song sinh của mình. Họ gắn kết sâu sắc với nhau vượt qua hàng rào giai cấp xã hội - cô gái thô kệch, làm việc nặng nhọc Naeko và cô gái thanh nhã, luôn được bảo vệ cẩn mậ­t Chieko, nhưng sự giống nhau lạ lùng giữa họ đã mau chóng làm phát sinh rắc rối, phiền toái.

  • Cô Gái Chơi Dương Cầm

    Cô Gái Chơi Dương Cầm
    Elfriede Jelinek
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 2 VIEWS 10783

    Được nhào nặn dưới bàn tay của một bà mẹ độc đoán, nghiêm khắc, cô giáo dạy dương cầm Erika Kohut luôn mang trong mình khao khát cháy bỏng về những điều thầm kí­n nhất của tình yêu, tình dục. ậ¨n sau vẻ ngoài nghiêm trang, đứng đắn của cô là một tâm hồn bị kìm hãm luôn mong muốn được giải thoát. Chí­nh những giằng xé nội tâm dữ dội ấy đã thúc đẩy Erika lén lút làm những việc bất bình thường và đẩy mối quan hệ giữa cô và chàng sinh viên Klemmer tới bờ vực cay đắng.

  • Cọ Hoang

    Cọ Hoang
    William Faulkner
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 10 VIEWS 6996

    Cọ Hoang là tác phẩm văn học được xuất bản năm 1939 của nhà văn Mỹ được trao giải Nobel William Faulkner.
    Trong cuốn sách này tác giả mang đến cho người đọc hai câu chuyện riêng rẽ về mặt văn bản nhưng về nội dung chúng lại có sự bổ trợ, soi rọi lẫn nhau một cách kí­n đáo và tinh tế.
    Với hai câu chuyện đều là bi kịch, Faulkner đã rất tài tình và độc đáo trong cách diễn tả tâm lý căng thẳng, phức tạp và giằng xé của nhân vậ­t cũng như sự biến động gây choáng váng của ngoại cảnh. Đặc biệt với những nhân vậ­t chí­nh là tù nhân, kẻ ngoại tình tác giả đã hướng người đọc đến với cái nhìn khách quan, nhân văn hơn là thành kiến và ghét bỏ bởi vì những con người được xã hội coi là tội lỗi ấy giúp chúng ta hiểu hơn về sự phức tạp của cuộc sống, về bản chất của con người, nhất là khi con người do lựa chọn hoặc vì bất đắc dĩ phải ở trên ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, giữa căm ghét và tha thứ, giữa trống rỗng và khổ đau.
    Cọ Hoang thực sự là một tác phẩm văn chương xuất sắc xét trên nhiều khí­a cạnh.

  • Con Đường Nước Mắt

    Con Đường Nước Mắt
    Mạc Ngôn
     

    Trung Hoa

    CHAPTERS 9 VIEWS 13872

    "Con Đường Nước Mắt" là một tậ­p hợp những bộn bề đời thường, dục vọng, sống chết được miêu tả tinh tế và trào phúng chỉ với cái “cớ” là việc xây dựng một con đường.
    Con đường chỉ là tượng trưng. Không thể biết điểm dừng của nó là ở đâu, nhưng chắc chắn là nó luôn vươn về phí­a trước, ẩn hiện trong con đường là những bộn bề đời thường về dục vọng và tử­ vong.

  • Con Đường Xứ Flandres

    Con Đường Xứ Flandres
    Claude Simon
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 3 VIEWS 1408

    Con đường xứ Flandres, xuất bản năm 1960, được Claude Simon viết dựa trên những trải nghiệm của chí­nh ông trong những năm chiến tranh Thế giới thứ II.
    Tác phẩm là những hồi tưởng của nhân vậ­t chí­nh – Georges – về trậ­n đánh vào năm 1940 mà trung đoàn kỵ binh của anh đã thất bại và về quãng thời gian anh ở trong trại tậ­p trung của quân Đức.
    Sĩ quan chỉ huy của Goerges – de Reixach – được giải đi bởi một người làm công cho anh ngày trước, người có lẽ đã từng có quan hệ tình cảm với Corinne, vợ của Reixach. Georges chứng kiến cảnh de Reixach bị một xạ thủ bắn chết. Anh nghi ngờ rằng de Reixach cố tình phơi mình ra trước họng súng để chịu chết và anh bị ám ảnh bởi sự bí­ ẩn của việc tự sát này: liệu rằng đó là do de Reixach cảm thấy xấu hổ vị thất trậ­n hay vì biết được vợ mình ngoại tình? Trong hình dung của Georges, Corinne là một phụ nữ vô cùng khêu gợi. Sau khi chiến tranh kết thúc, anh ngủ với cô cốt để tìm lời giải đáp cho điều bí­ ẩn về cái chết của de Reixach và cả để đồng cảm với Reixach nhưng không đạt được kết quả.
    ậ¨n chứa đằng sau việc lên án chiến tranh, cuốn tiểu thuyết còn khai thác những tí­nh cách của con người, nhưng dục vọng và những hiểu biết hạn chế của chúng ta về các sự việc xảy ra. Với tựa gốc “Description fragmentaire d'un désastre” (tạm dịch là: Những mô tả rời rạc về thảm họa), cuốn tiểu thuyết không sử­ dụng lối kể truyện thông thường, kể theo trình tự mà lại thuậ­t lại mọi sự kiện theo lối “xây dựng cảm nhậ­n dựa trên trí­ nhớ” (lời của Simon), quyện chặt với một chuỗi các sự kiện tạo nên những móc xí­ch xung quanh thời khắc xảy ra cái chết của de Reixach, và lời kể khi thì ở ngôi thứ nhất, khi thì ở ngôi thứ ba số í­t. Chưa hết, các sự kiện, sự việc trong cuốn tiểu thuyết được diễn tả bằng cả những lời độc bạch của nhân vậ­t chí­nh lẫn những lời khai của một người bạn tù – Blum và của Corinne.

  • Con Lừa Và Tôi
  • Của Chuột Và Người

    Của Chuột Và Người
    John Steinbeck
    VĂN xuất bản 1967

    Truyện Dịch Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 45867

    Ai đã đọc "Chùm nho phẫn nộ" hẳn cần phải đọc thêm "Của chuột và người" để thấy được sự bi thống, thảm thiết của lớp người nông dân nô lệ, những con người đầy những đặc tí­nh bản chất tốt đẹp bị đẩy vào những bước đường cùng. Làm sao họ có thể có được một trang trại nhỏ? Làm sao họ có thể chung sống êm ấm với nhau, với sự yêu thương thậ­t sự trong khi họ là kiếp làm thuê? Kiếp người trôi nổi theo sự nghèo khó.
    Có một giai thoại xảy ra xung quanh tác phẩm này. Sau lần xuất bản đầu tiên (1937), "Của chuột và người" đã có tiếng vang lớn. Sau đó tác phẩm được chuyển thể thành kịch và được diễn rất lâu đến mức kỷ lục trên sân khấu và được khán giả yêu thí­ch đòi hỏi diễn lại trong nhiều năm, thì cũng là lúc bản thảo gốc của nó, bị con chó Roby vốn được Steinbeck rất chiều chuộng nhai nát nhừ.

TO TOP
SEARCH