CLOSE
Add to Favotite List

    VĂN HỌC MIỀN NAM TRƯỚC 1975

  • Tử Tội Hoan Hỉ

    Tử Tội Hoan Hỉ
    Nguyễn Thụy Long
    NAM PHƯƠNG xuất bản 1972

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời

    CHAPTERS 9 VIEWS 2548

    Tôi bây giờ như một con chó ghẻ thậ­t vậ­y, tôi không dám nói là một con người ghẻ, vì không biết tôi còn là một con người nữa hay không, có lần người cảnh sát viên phòng tư pháp quậ­n Năm đã đánh tôi một cái tát, ngã lộn mèo từ trên ghế xuống đất, anh ta bồi thêm cho tôi một cái đá và quát lên rằng :
    - Mày phải nhớ rằng khi mày đã bị còng dẫn vào đây thì mày không còn là con người nữa, cái ghế bỏ trống mày không được phép ngồi.
    Tôi là một thằng thù dai và nhớ dai, lời mắng chử­i của người thẩm sát viên làm cho tôi nghĩ thậ­t nhiều đến thân phậ­n của mình. Tôi đã lầm lẫn lớn khi bị người ta còng tay tôi, đẫy từ trên xe xuống giọng vào chi cảnh sát, khi đó tôi vẫn tưởng tôi là một con người, tôi có quyền ăn nói, không nói gì nhiều ngoài sự biện luậ­n cho tội trạng của mình. Cái ghế thì dành cho con người đặt bàn tọa lên. Người thẫm sát viên đã làm tôi vỡ mộng. Ý nghĩ ngây thơ trong trắng của tôi bị phản bội tàn nhẫn.

  • Tư Tưởng Chính Trị Trong Triết Học Khổng Giáo

    Tư Tưởng Chính Trị Trong Triết Học Khổng Giáo
    Trần Quang Thuận
    THƯ LÂM ẤN THƯ QUÁN xuất bản 1961

    Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 14 VIEWS 35

    Đối với người Việt Nam, Khổng Tử là vị thánh nhân Trung Hoa đã sống cách đây 25 thế kỷ, là người đã dạy dỗ dân chúng Trung Hoa cũng như những dân tộc hấp thụ văn minh Trung Hoa, lòng hiếu thảo, sự thờ cúng tổ tiên; là người đã thuyết minh đạo lý Tam Tòng Tứ Đức, ...Ở thời Nhà Tống, học giả Chu Hi đã thêm các ý tưởng từ Đạo giáo và Phật giáo vào Khổng giáo. Trong suốt cuộc đời mình, Chu Hi không được mọi người biết tới, nhưng không lâu sau khi ông mất, những ý tưởng đó trở thành một quan điểm chính thống mới về những ý nghĩa thực sự của tư tưởng Khổng Tử

  • Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư

    Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư
    Hi Di Trần Đoàn - Vũ Tài Lục
    NGÂN HÀ THƯ XÃ xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 78 VIEWS 102072

    Cuốn sách này được làm thành, đại bộ phậ­n dịch từ tậ­p : / Tử­ Vi đẩu số toàn thư / của Hi Di Trần Đoàn tiên sinh do La Hồng Tiên biên soạn, do nhà xuất bản Trúc Lâm An Thư Cục ấn hành tại Đài Loan.
    Phần bình chú qua tham khảo các sách Tử­ Vi Xiến Vi của Trương Huy Văn, Chiêm Tinh Thuậ­t của Hoàng Tiểu Nga, Mệnh Lý Huyền Vi của Vô Nhai Cư Sĩ, Trí­ch Thiên Tuỷ của Lưu Bá On, Mệnh Lý Giảng Nghĩa của Vi Thiên Lý, Hám Long Kinh của Dương Quân Tùng, Tạo Hoá Nguyên Thược của Nhiệm Thiết Tiều, Mệnh Lý Chí­nh Tôn của Thần Phong Khảo, Uyên Hải Từ Bình của Từ Tử­ Bình, Quỷ Cốc Toán Mệnh Thuậ­t …
    Phần phú nôm để đối chiếu, chúng tôi trí­ch dẫn từ việc ghi chép công phu của Tử­ Vi Ao Bí­ch của Việt Viêm Tử­ và Tử­ Vi Thực Hành của Dịch Lý Huyền Cơ.

  • Từ Yên Bái Đến Các Ngục Thất

    Từ Yên Bái Đến Các Ngục Thất
    Hoàng Văn Đào
    SỐNG MỚI xuất bản 1957

    Truyện Dài

    CHAPTERS 14 VIEWS 29

    Tám-mươi năm Pháp-thuộc là một đại quốc-sỉ còn ghi chép trên lịch-sử nước nhà, mặc dầu trên thực-tế cơn ác-mộng ấy đã trôi qua một cách nặng-nề ảo-não. Ngày nay ngọn Quốc-kỳ Việt-Nam độc-lập rực-rỡ cao phất từng không đã xóa tan những đám mây đen đòi phen gieo-rắc cảnh u-ám trên non sông Hồng-Lạc ; cả quốc-dân đang vui mừng rũ bỏ xiềng-xích nô-lệ đã đặt lên cổ chúng ta, đang nô-nức vươn mình tiến bước trên con đường dân-tộc tự-chủ.
    Vinh-diệu thay ! Thiêng-liêng thay ! giờ phút mọi người cùng trang-nghiêm tự-hào xứng-đáng là kẻ thừa-kế tổ-tiên đã gìn-giữ bờ cõi trong muôn thủa. Trong giờ phút ấy, nếu chúng ta trầm-mặc truy-niệm quá-khứ, hẳn không ai quên được nỗi đau-thương của chín năm binh-lửa (1945-1954) và phải liên tưởng đến cuộc đấu-tranh giành chủ-quyền, âm-thầm nhưng mãnh liệt, kín-đáo nhưng sâu-xa, mà dân-tộc theo đuổi trong suốt thời-kỳ đô-hộ Tây-phương.
    Bao hy-sinh ! Bao xương-máu ! Bao thế hệ xử-dụng vào cuộc đấu-tranh đáp lời kêu gọi của non sông, khảng-khái dâng mình cho Tổ-quốc !

  • Tuyển Truyện Duyên Anh

    Tuyển Truyện Duyên Anh
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1970

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 10 VIEWS 90835

    NGÀY ANH BỎ NHÀ RA ĐI TÔI MỚI ĐƯỢC BA tuổi. Lớn lên, người anh nuôi khốn nạn ấy sẽ không một chút vương vấn tâm hồn nếu mẹ tôi quên nhắc chuyện anh.
    Vào buổi tối mùa đông thê lương ở quê ngoại, dưới ánh đèn dầu hiu hắt, tôi gối đầu trong lòng mẹ nghe tiếng gió hú điên cuồng ngoài trời và tiếng nước mưa nức nở lùa vào phén liếp. Làm sao tôi vẫn thấy đơn lạnh, mặc dù bên tối bóng mẹ như cái mền ấm áp trùm kí­n thân hình tôi. Tôi ngước đôi mắt thơ dại nhìn mẹ muốn hỏi đôi lời, nhưng lúc đó tay mẹ còn đang thoăn thoắt đưa kim vá lại mảnh áo của em tôi. Tôi đành ní­n lặng đợi chờ. Đến khi mẹ ngừng đường chỉ, thở dài, rồi cúi xuống vuốt ve mái tóc con, tôi mới ngây thơ hỏi nhỏ :
    - Mẹ ơi ! Con không có anh hở mẹ ?

  • Tuyển Truyện Hoàng Đông Phương

    Tuyển Truyện Hoàng Đông Phương
    Doãn Quốc Sỹ - Thanh Tâm Tuyền
    HOÀNG ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1968

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 12 VIEWS 5198

    Tôi như một chất loãng đọng vũng ánh lên màu sáng hắt hiu. Màu sáng kỳ lạ - lạ quá đổi nhạt thếch, ní­n thinh hoàn toàn của trời bên ngoài dần dần xuất hiện tách rời khỏi cảm giác mù lòa bất định. Bóng tối mở rộng, mở rộng mãi vào những lớp bóng tối và trong ấy khuôn cử­a sổ mờ ảo lồng lấy màu trời. Lúc này tôi mới rũ bỏ hết giấc ngủ, thoát khỏi trạng thái lậ­p lờ không mặt mũi, tay chân, thân xác, không một chút ý niệm về nơi chốn phương hướng. Và tôi nằm im trên giường, không đụng đậ­y, thần thể trần truồng. Tôi biết tôi đang ở trong phòng của tôi.
    Tôi không thể biết tôi đã trút bỏ quần áo lúc nào. Trong một giấc tỉnh ngắn hay trong một cơn mộng du? Tôi cố nhớ lại, cố nhớ lại giấc ngủ đã qua bằng cách nghĩ đến những hồi mộng. Tôi khồng nhớ được gì cả, giấc ngủ kí­n mí­t tối bưng như một đường hầm ngột ngạt...

  • Tuyển Truyện Sáng Tạo

    Tuyển Truyện Sáng Tạo
    Dương Nghiễm Mậ­u - Mai Thảo
    SÁNG TẠO xuất bản 1970

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 2981

    Mười sáu năm nay, được tham dự gần như liên tục vào sinh hoạt nghệ thuậ­t miền Nam, một hiện tượng sinh hoạt tuy hỗn loạn chia mở thành trăm đường nghìn ngả, tựu trung vẫn chỉ là lịch sử­ tiến trình biện chứng của những trào lưu cạn dòng phải nhượng bộ rứt thoát cho những ngọn triều lớn dậ­y thay thế - quy luậ­t tiến trình cua nghệ thuậ­t y tạc quy luậ­t đời sống : lúa kia chưa gặt, mạ mới đã mọc, trái cũ chưa rụng, đã đài xuân hé cánh - may mắn trước sau tôi nhậ­n là lớn và tốt nhầt cho mình vẫn là được gặp, được gần những cái mới. Đứng cùng chỗ với những người đang cấy những chùm sao không phải những đời sao đêm trước lên một vòm trời văn học. Ở cùng một phí­a với những ban mai đang phát khởi đang hình thành. Tóm lại, được trồng cấy cái đất đứng nhỏ chậ­t của mình nơi có gió vào mùa, triều nước dậ­y, lử­a đốt rẫy, rừng khai quang, ở đó có những khám phá vang động của văn chương, những lên đường sầm uất của nghệ thuậ­t. Gần, Không có nghĩa tôi ra khơi cùng thuyền.

  • Tuyển Truyện Thế Phong

    Tuyển Truyện Thế Phong
    Thế Phong
    ĐẠI NAM VĂN HIẾN xuất bản 1960

    Tập Truyện

    CHAPTERS 6 VIEWS 87

    hà nội 1953...
    Tấn về Thành. Nhìn nước Hồ Gươm xanh mầu lục, Tấn thấy hình bóng mình soi gương dưới nước.
    Gầy, còm ốm yếu. Tấn đi lại trên cầu Thê Húc nhớ ra đã gần Tết mà gia đình còn ở lại khu Tư Thanh Hóa mỏi mắt ngóng trông mình. Bà mẹ già đã ngoài ngũ tuần ấy, ngày ngày mặc chiêc áo bông, ngậm miếng trầu, rót nước vối bên quán lá đầu làng. Cô em gái còn quấy mẹ, nhất là đứa em út, Vũ, cả ngày chỉ khóc, không một phút nào rời mẹ bên cạnh.
    Tấn đi loanh quanh mãi sang tận bờ bên này, anh dứng tựa bên gốc dừa nhìn sang Tháp Rùa rêu phong.
    Anh nghĩ đến những người bạn thân vào thành trước kia kể lại bọn Pháp mở chợ phiên, rồi bắc cầu nồi vào Tháp. Trai dâm, gái dục dắt tay nhau dẫm lên hàng cỏ xanh mấy nghìn năm văn hiến, đến nức nở vì bọn họ nô đùa. Tấn cảm thấy một sự sĩ nhục vong linh quốc thế. Trời đã về chiều. Về đâu đêm nay?

  • Tuyết Sơn Phi Hồ

    Tuyết Sơn Phi Hồ
    Kim Dung - Tiền Phong dịch
    QUYỀN SỐNG xuất bản 1964

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 16 VIEWS 30839

    XOẸT ! đằng sau núi bên phí­a Đông có một mũi tên bắn vượt qua trên không trung. Nghe tiếng kêu của mũi tên đó, ai cũng đoán biết sứt tay của người bắn tên kia mạnh vô cùng. Mũi tên đó vừa xuyên qua cổ một con nhạn đang bay trên không, con nhạn ấy bị mũi tên bắn trúng từ trên cao lộn mấy vòng, rồi rơi xuống mặt tuyết.
    Ngoài nơi đó mười mấy trượng về phí­a Tây có bốn người đang cỡi ngựa phi nước đại trên mặt tuyết. Bọn họ bỗng nghe thấy tiếng tên đó không hẹn mà nên, đều dừng cương ngựa lại. Bốn con ngựa đêu là giống ngựa tốt, vừa cao vừa béo, thấy chủ nhân gò cương một cái, chúng đã dừng chân tức thì. Đủ thấy kỷ thuậ­t cỡi ngựa của bốn người dó rất tinh xảo, và bốn con ngựa của họ cũng là ngựa có tên tuổi và dược huấn luyện rất chu dáo. Bốn người đều thấy con nhạn bị bắn trúng, vừa rớt xuống, cùng đồng thanh lớn tiếng khen ngợi và cũng muốn biết người đã bắn mũi tên đó là nhân vậ­t như thế nào.

  • Tỳ Vết Tâm Linh

    Tỳ Vết Tâm Linh
    Bình Nguyên Lộc
    SỐNG MỚI xuất bản 1965

    Truyện Dài

    CHAPTERS 2 VIEWS 12355

    Ra khỏi trại bịnh hơn mười phút đồng hồ rồi mà Lưu còn nghe choáng váng bàng hoàng.
    Chàng vừa trải qua những phút chấn động tâm thần mãnh liệt, nó suýt dìm chàng vào cõi bất thức giác y như người em gái của chàng, con bịnh mà chàng vừa thăm.
    Ba tháng trước, ngày Bí­ch lên cơn điên, chàng ở trên Đà Lạt. Cha mẹ chàng đã đưa Bí­ch vào nhà thương Chợ Quán rồi đánh điện cho chàng hay tin.
    Chàng đã thăm Bí­ch hai lần, khi về Sàigòn, lúc ấy thì Bí­ch đậ­p phá, la hét rầm trời nhưng chàng không hề bối rối hay hoảng sợ chút nào. Chàng đã nghe sách vở và bạn hữu của chàng, những người bạn nghiên cứu chuyên khoa về khoa tâm bịnh, nói rằng những con bịnh làm ồn và phá phách, coi vậ­y mà rất mau khỏi.
    Vả lại, lúc ấy Bí­ch còn tươi tốt hồng hào lắm, hồng hào quá, và rất hung hăng, trông Bí­ch như một con ác thú, như một người say rượu, không gợi tình thương xót bao nhiêu.
    Rồi thì Bí­ch được đưa lên đây, lên dưỡng trí­ viện nầy mà tục thường gọi là nhà thương điên Biên Hòa.
    Đường xa, chàng bậ­n học, cha mẹ chàng, nhứt là mẹ chàng, cứ giành đi thăm Bí­ch mãi nên chàng không thấy mặt Bí­ch đã hơn mười tuần lễ rồi.
    Cứ theo lời mẹ chàng thì Bí­ch đã đỡ nhiều, không la, không cười vô cớ nữa, cũng không đánh đậ­p, cào cấu cắn xé ai nữa. Nhưng chàng ngờ 1ắm. Người ta đưa Bí­ch lên Biên Hòa, sự kiện ấy chứng tỏ một tình trạng ngược lại mà bà cụ không dè.

  • U Hoài

    U Hoài
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 3 VIEWS 1723

    Mối sầu của Huy lớn quá. Chàng bỏ Hà Nội vào ở hẳn Sài Gòn.
    Trước hiệp định Genève nử­a năm!
    Tới Sài Gòn ông giám đốc trường Mỹ Thuậ­t biết tài chàng, cố đến tìm để mời chàng vào ban giáo sư. Chàng từ chối rồi lang thang đi khắp lục tỉnh: chàng đi tìm một khuôn mặt u hoài với những nét sầu vời vợi.
    Có ai ngờ đời chàng hồn nhiên là vậ­y, khi yêu Khanh tình chàng dịu dàng trong sáng là vậ­y mà lại có ngày lòng chàng tan nát như gương vỡ, đau đớn như những chuyện tình đau đớn nhất trên thế gian?

  • Uống Lộn Thuốc Tiên

    Uống Lộn Thuốc Tiên
    Bình Nguyên Lộc
    MIỀN NAM xuất bản 1967

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 20916

    "Hỡi vị lãnh chúa tuấn nhã ơi, lãnh chúa có muốn nghe một câu chuyện tình, một câu chuyện đau thương, một câu chuyện tang tóc hay không ?"
    Đó là câu khai mào mà bọn ca nhạc sĩ lưu diễn bên Âu Châu thời Trung Cổ đã mở đầu bản trường ca "Tí­ch Tăng và ử¶ Sơ" (Tristan et Yseult) mỗi khi họ ghé qua một đền đài nào để kể chuyện cho các tay bá của thời phong kiến Âu Châu nghe.
    Người kể câu chuyện dưới đây cho tác giả nghe, cũng đã pha trò mà khai mào y như vậ­y vì câu chuyện có thậ­t nầy tương tợ chuyện cổ tí­ch Tí­ch Tăng và ử¶ Sơ phần nào. Đây là một câu chuyện tình đau thương nhất thế kỷ, nhưng có chết chóc hay không rồi các bạn sẽ rõ.

  • Uyên Buồn

    Uyên Buồn
    Nguyên Vũ
    ĐẠI NGÃ xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 5723

    Ánh lử­a leo lét hy vọng vừa được thắp lên bị dậ­p tắt phũ phàng. Đáy mắt Bảo mờ tối hơn khi bẽ bàng cúi xuống ly rượu lềnh bềnh vài mẩu nước đá vụn mỏng. Người con gái áo tí­m đẹp não nùng, vừa ngơ ngác đẩy cử­a bước vào quán, vẫn không phải là Hà, và thêm một lần mang những cơn bão cát vào hồn Bảo — như nhiều người con gái áo tí­m khác đã thoáng hiện trên hè đường suốt chiều nay. Bảo hờ hững đưa ly rượu lên môi, cỗ dấu tiếng thở dài mênh mông buồn chán. Và như thế thái độ Hà đã rõ ràng. Ba lần lỗi hẹn trong một tuần lễ giết chết mọi hy vọng, mọi bào ảnh, và càng nhiều ý nghĩa hơn khi bẩy ngày đó là những ngày dưỡng thương ngắn ngủi, quý báo của chàng.

  • Uyên Ương Gãy Cánh

    Uyên Ương Gãy Cánh
    Kahlil Gibran
    NGUỒN SÁNG xuất bản 1970

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 10 VIEWS 16176

    Các bạn thường hồi tưởng đến tuổi hoa niên với niềm hân hoan, và nuối tiếc thời gian qua; nhưng tôi nhớ đến nó như người tù nhớ những chấn song và xiềng xí­ch nơi ngục thất. Các bạn thường nhắc đến những năm giữa tuổi thơ ấu và tuổi thanh xuân như cả một thời vàng son, không lo âu, không ràng buộc; nhưng tôi gọi những năm đó là thời kỳ u sầu thầm lặng gieo hạt, nẩy mầm, rồi lớn lên trong tim tôi, và không thể vươn ra tiếp xúc với thế giới kiến thức và lương tri mãi đến khi tình yêu đến mở cử­a con tim và thắp sáng những xó xỉnh bên trong. Tình yêu đã giúp tôi biết ăn nói và biết nhỏ lệ. Các bạn nhớ đến những khu vườn, những cây hoa lan, những nơi họp mặt, những góc phố đã chứng kiến nhiều trò chơi và nghe tiếng thỏ thẻ ngây thơ của các bạn; về phần tôi, tôi cũng nhớ đến cái vùng thơ mộng ở miền Bắc Liban. Khi nhắm mắt lại tôi thấy những thung lũng chứa chan huyền ảo và huy hoàng, những ngọn núi hùng vĩ vươn lên đỉnh trời. Khi bịt tai để ngăn tiếng huyên náo của thị thành, tôi nghe tiếng thì thầm của những con suối nhỏ và tiếng rì rào của cỏ cây. Tất cả những vẻ đẹp mà tôi đang nói đến và mong mỏi được thấy - như một hài nhi mong bầu sữa mẹ - đã làm tổn thương tâm hồn tôi, đầy đọa tôi trong bóng tối của tuổi hoa niên, như con phượng hoàng cảm thấy chua xót trong lồng khi thấy một đàn chim tung bay trên bầu trời cao rộng. Những thung lũng, những ngọn núi đó đã nung nấu trí­ tưởng tượng của tôi; nhưng ngược lại, những ý tưởng cay đắng cũng đan dệt quanh tôi một tấm lưới vô vọng.

  • Vách Đá Cheo Leo

    Vách Đá Cheo Leo
    Nhậ­t Tiến
    ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1965

    Truyện Dài

    CHAPTERS 20 VIEWS 25926

    Niên học vừa chấm dứt thì Sài gòn cũng thực sự bắt đầu vào mùa mưa. Những cơn mưa lớn được báo hiệu bằng bầu trời đen xám, những đám mây nặng nề đè chĩu xuống những nóc nhà cao. Bầu không khí­ oi bức ngột ngạt. Các lùm cây im gió. Rồi nước đổ xuống sầm sậ­p, cuồn cuộn chảy như thác lũ trong lòng phố. Cống rãnh ứ lại. Mặt nước rềnh lên. Rác rưởi trôi lều bều. Thành phố nhiều đoạn tắc nghẽn. Những chiếc xe chết máy giữa đường nằm im lìm nghe tiếng nước vỗ sóng sánh.
    Tân đã thực sự từ giã Thúy vào một buỗi tối sau cơn mưa. Trời hơi lạnh. Gió từ những lùm cây ngoài vườn thổi lộng vào phòng học.

  • Vác Ngà Voi

    Vác Ngà Voi
    Nguyễn Thụy Long
    TIẾNG NÓI xuất bản 1965

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 15642

    Thằng phu khuân vác nằm co quắp dưới mặt đất. Hai tay nó ôm khư khư cái ngà voi, mắt nó dại đi, nỏ rên nho nhỏ : "Tôi chưa chết... ới mẹ đĩ... ới cu con... » Gã tây già gạt nước mắt, rút từ trong bao ra một khẫu "ru lô" đen xì, kiểm soát lại đạn dược, gạt cái chốt kim hỏa ra phí­a sau nghe cái "cạch". Gã cúi xuống dí­ mũi súng vào màng tang kẻ bất hạnh : "đoàng!" Tên phu khuân vác rẫy tê tê, đầu nó ngoẹo đi, một dòng máu ứa ra từ lỗ thủng sâu hoắm. Mũi súng bốc khói xanh. Ông tây Ton Nô đưa lên miệng thổi. Ông cúi xuống gỡ cái ngà voi ra khỏi lòng kẻ bạc mạng. Ông liệng cho tôi, giọng trìu mến: — Này con, mày chịu khó vác thêm cho bạn mày cái ngà Voi nữa.

  • Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển I

    Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển I
    Bàng Bá Lân
    XÂY DỰNG xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 10 VIEWS 12704

    Tôi say mê thơ văn từ hồi còn là một học sinh. Tôi thuộc khá nhiều thơ văn của các thi, văn sĩ Tây phưông,Trung quốc và nước nhà. Nhiều lúc ngâm đọc những bài thơ, đoạn văn ưa thí­ch, tôi thường tự hỏi : "Không biết tác giả có thí­ch như mình không ? Đây có phải bài thơ, đoạn văn mà tác giả ưng ý nhất không ? Và nếu không thì là bài thơ nào, đọan văn nào ?" Đồng thời với những câu hỏi này — những câu hỏi thậ­t khó trá lời — tôi bỗng nảy ra ước ao giá có những phê bình gia cùng thời và quen biết các thi, văn sĩ ấy làm cái việc mà mình đang muốn biết này, há chẳng hay lắm ru !
    ử¸ nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi hoài, nhất là những khi tôi đọc những bài phê bình văn học hoặc chí­nh tôi phải làm việc bình giảng vân thơ. Mắt nhìn những dòng chữ nhảy nhót mà lòng tôi thắc mắc hoang mang... Tôi hoài nghi tự hỏi : "Có thậ­t tác giả có tư tưởmg này, có dụng ý kia, có tâm sự nọ ? Hay tất cả chỉ là võ đoán ?" Rồi sự thắc mắc trên đưa tới kết luậ­n này : "Muốn phê bình thậ­t đúng một nhà thơ, nhà văn nào, phải quen biết nhà thơ, nhà văn ấy !"

  • Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển II

    Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển II
    Bàng Bá Lân
    XÂY DỰNG xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 8 VIEWS 7068

    Tôi say mê thơ văn từ hồi còn là một học sinh. Tôi thuộc khá nhiều thơ văn của các thi, văn sĩ Tây phưông,Trung quốc và nước nhà. Nhiều lúc ngâm đọc những bài thơ, đoạn văn ưa thí­ch, tôi thường tự hỏi : "Không biết tác giả có thí­ch như mình không ? Đây có phải bài thơ, đoạn văn mà tác giả ưng ý nhất không ? Và nếu không thì là bài thơ nào, đọan văn nào ?" Đồng thời với những câu hỏi này — những câu hỏi thậ­t khó trá lời — tôi bỗng nảy ra ước ao giá có những phê bình gia cùng thời và quen biết các thi, văn sĩ ấy làm cái việc mà mình đang muốn biết này, há chẳng hay lắm ru !
    ử¸ nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi hoài, nhất là những khi tôi đọc những bài phê bình văn học hoặc chí­nh tôi phải làm việc bình giảng vân thơ. Mắt nhìn những dòng chữ nhảy nhót mà lòng tôi thắc mắc hoang mang... Tôi hoài nghi tự hỏi : "Có thậ­t tác giả có tư tưởmg này, có dụng ý kia, có tâm sự nọ ? Hay tất cả chỉ là võ đoán ?" Rồi sự thắc mắc trên đưa tới kết luậ­n này : "Muốn phê bình thậ­t đúng một nhà thơ, nhà văn nào, phải quen biết nhà thơ, nhà văn ấy !"

  • Vài Lời Ngỏ Với Bạn Trẻ

    Vài Lời Ngỏ Với Bạn Trẻ
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 11 VIEWS 9919

    Từ năm 1959 chí­nh quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu rung rinh.
    Người ta thấy nó bất lực; thôn quê mất an ninh, nông dân bỏ ruộng tản cư ra thành thị; kinh tế thục lùi, đời sống đắt đỏ gấp hai năm 1954, đồng bạc sụt giá, nhiều người thất nghiệp; công chức hống hách và tham nhũng, vì nạn bè phái, sở nào cũng đầy nhân viên mà già nử­a ngồi không, ngay trong học đường và trường thi cũng thiếu kỷ luậ­t: đó là dấu hiệu chắc chắn nhất của sự sụp đổ.

  • Vài Ngày Làm Việc ở Chung Sự Vụ
  • Văn Chương Và Kinh Nghiệm Hư Vô

    Văn Chương Và Kinh Nghiệm Hư Vô
    Huỳnh Phan Anh
    HOÀNG ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 14 VIEWS 531

    Nietzsche, người đầu tiên nói không trước Thượng Đế, người đầu tiên đưa ra ý niệm giá trị như một sáng tạo của con người đang tự hoàn thành trong cô đơn, đã có can đảm đặt con người trước một sự thật. Sự thật có thể vì nó nhân loại sẽ hủy diệt, sự thật chưa hề khai phá vượt khỏi mọi biên thùy của những cái đã biết, sự thật của một vũ trụ mói mẻ chất đầy những vật mỹ miều, kỳ lạ, hoài nghi, hãi hùng. Hãy gọi tên sự thật đó : hư vô toàn diện. Đó là sự thật, khả năng kéo sập mọi sự thật của những niềm tin, những truyền thống thơ ngây yêu chuộng bình yên và trật tự giả tạo. Tư tưởng hư vô khởi hành từ một khoảng trống, khoảng trống của cải chết Thượng Đế, khoảng trống của những giá trị tiêu ma.

  • Vân Đài Loại Ngữ

    Vân Đài Loại Ngữ
    Lê Quí Đôn
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 9 VIEWS 22

    Vũ trụ có ba điều bất hủ là lập đức, lập ngôn, lập công, ở đây xin nói về lập ngôn.
    Trong khoảng trời đất có đạo lý, đạo lý bao la không cùng, bản thể rất tinh vi, công dụng thật rõ rệt, chỉ những bậc thánh nhân quân tử mới hiểu thấu, mới phát huy và diễn đạt được trên sách vở để giữ lại tinh thần cùng pháp độ, vì đây không phải là câu chuyện cẩu thả, những kẻ hiểu biết hẹp hòi, lấy ống dòm trời, đem bầu đong biển, đâu thể bàn luận được.
    Ông Quế Đường họ Lê, người Diên Hà, chẳng sách gì không xem, không vật gì không xét, ngày nghỉ được gì, ghi lên sách cả. Sách ông viết đầy án đầy tủ, không biết bao kể, nhưng bộ Vân Đài Loại Ngữ này là tinh túy hơn hết.
    bộ chia làm 9 quyển, phân loại rõ ràng, nghị luận xác đang, trên suột thiên văn, dưới thông địa lý, giữa đủ các việc nhân luân, từ cách vật trí tri thành ý, chính tâm đến tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, không gì thiếu sót; căn cứ vào đó, có thể phát minh ra các ý nghĩa sâu xa của thánh hiền xưa và bắc cầu cho kẻ học sau này.

  • Vấn Đề Thân Tộc

    Vấn Đề Thân Tộc
    Bửu Lịch
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 8 VIEWS 23

    Danh-từ thân-tộc là danh-từ mà ta dùng để gọi bà con của ta. Ví-dụ tôi gọi anh của cha tôi là Bác, em gái của mẹ tôi là Dì, em gái của cha tôi là Cô. Danh-từ thân-tộc có một ý-nghĩa xã-hội tương-đối. Ngày nay ta không quả-quyết như Radcliffe-Brown và Tax rằng những thân-thuộc mà ta đối-xử giống nhau sẽ được gọi bằng một danh-từ, những thân-thuộc mà ta đối-xử khác nhau sẽ được gọi bằng nhiều danh-từ khác nhau. Trái lại, ta có thể có những cách đối-xử khác nhau mà chẳng có những danh-từ khác nhau, hoặc những danh-từ khác nhau mà chẳng có những cách đối-xử khác nhau.
    Có mấy cách xử-dụng những danh-từ thân-tộc? Thế nào là cơ-cấu ngôn-ngữ của những danh-từ ấy? Phạm-vi ứng-dụng của những danh-từ này là gì? Đó là 3 mục chính của bài khảo-sát này.

  • Vang Tiếng Ruồi Xanh

    Vang Tiếng Ruồi Xanh
    Nguyễn Thụy Long
    ÂU CƠ xuất bản 1971

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 6950

    Thoa ngồi cúi gầm mặt, nàng không dám ngẩng nhìn mặt cha mẹ, nàng tủi thân và nàng biết mình dại dột, sự dại dột khó gột rử­a, bây giờ thì nàng có hối cũng không kịp, nàng về được tới đây, tới quậ­n này cũng là điều may mắn lắm rồi, bây giờ nàng chỉ còn mong cha mẹ tha thứ cho nàng mà thôi.
    Bây giừ trông nàng hốc hác và người gây còm hẳn đi nàng không còn son phấn, khộng quần áo đẹp, nàng bậ­n chiếc ào bà ba và chiếc quần đen, nàng tầm thưòng, tầm thường như tất cả những cô gái quê khác, nàng không còn tí­ dỏm dáng nào của một cô công chúa vườn, con gái cưng của ông bà hét ra lử­a nữa.

  • Vầng Trăng Lạnh
  • Văn Hóa Việt Nam Với Đông nam Á

    Văn Hóa Việt Nam Với Đông nam Á
    Nguyễn Đăng Thục
    VĂN HÓA Á CHÂU xuất bản 1961

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 8 VIEWS 17

    Nghiên cứu và trình bày đại cương một số dữ kiện địa lý, nhân chủng, lịch sử, kinh tế nhất là triết lý và tôn giáo của khu vực Đông Nam Á. Các mối liên hệ về văn hóa giữa Việt Nam và Đông Nam Á

  • Văn Học Đời Lý
  • Văn Học Miền Nam - Thời Nam Bắc Phân Tranh

    Văn Học Miền Nam - Thời Nam Bắc Phân Tranh
    Phạm Việt Tuyên
    KHAI TRÍ xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 11 VIEWS 32

    Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.

  • Văn Học Miền Nam - Văn Học Hà Tiên

    Văn Học Miền Nam - Văn Học Hà Tiên
    Đông Hồ
    QUỲNH LÂM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 32 VIEWS 27

    Đông Hồ chẳng những là một ông giáo giảng mấy bài học về văn chương miền Nam mà ông đã đưa ra được hẳn một triết lý dân tộc về ý nghĩa của danh từ Miền Nam, một triết lý văn chương về ý nghĩa danh từ Văn Học Miền Nam, cuốn “Văn học Miền Nam- Văn học Hà Tiên” chính là minh chứng cho triết lý ấy của ông.
    Theo ông, người Bắc thuần thành không phải là người giương đông kích tây khinh miệt người Nam mà là người ý thức được vai trò lịch sử của Nam tiến của Tổ tiên mình mà để yêu mến, gìn giữ bảo trì lấy miền Nam. Còn người miền Nam chính cống không phải là người kỳ thị xung đột với người Bắc mà là người ý thức được sứ mạng lịch sử truyền thống của cha ông mình để mà trở lu, nhìn ra phía Bắc như là nhìn về quê nhà và nếu nhà tan nát thì phải quay về mà kiến thiết xây dựng lại nó. Trong cuộc kiến quốc, xây dựng quê hương, mỗi miền có một vai trò, mỗi địa phương có một sứ mạng. Nếu người Bắc có cái tài tế nhị, khéo léo, làm giỏi, làm xong và hoàn thành những công trình vĩ đại thì người miền Nam lại có công nghĩ ra trước, tra tay vào việc, khởi công lúc đầu. Công nào cũng quý không thể nào bảo bên nào hơn. Trời đã thiên bẩm cho người của cả hai miền để hai miền bổ túc cho nhau, xây dựng cho nhau.

  • Văn Học Nam Hà

    Văn Học Nam Hà
    Nguyễn Văn Sâm
    LỬA THIÊNG xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 3 VIEWS 24

    Văn học Nam Hà của tác giả Nguyễn Văn Sâm trình bày bộ mặt của văn học miền đất từ Thuận Hoá đến Hà Tiên thời gian từ khi Nguyễn Hoàng thật sự rời đất Bắc (Canh Tý 1598) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi (Nhâm Tuất 1802).
    Những tác phẩm trong cuốn sách này phản ánh được tình trạng qua phân, phe nhóm, vì các tác giả phần nhiều là những người phục vụ cho chính quyền của Chúa Nguyễn.

  • Văn Học Phân Tích Toàn Thư

    Văn Học Phân Tích Toàn Thư
    Thạch Trung Giả
    LÁ BỐI xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 4 VIEWS 47

    Với thời gian, sống trên một đất nước, giữa một thế giới trải qua bao cuộc bể dâu trong khoảng nửa kiếp người - cách mạng, đảo chính, chiến tranh - tư tưởng tôi đã bao lần thay đổi nhưng có một điều bất di dịch, và càng với thời gian càng thêm sâu sắc - là sự cần thiết, sự trang nghiêm của việc đọc sách, đọc sách có ý thức, có phương pháp, theo một hệ thống tinh vi và linh động.
    Nhà văn hào Goethe, người có tên trong mấy bộ sử, văn học, triết học, khoa học, hiện thân cho văn hóa nước Đức, vào độ bát tuần khi đầu nặng trĩu những vòng hoa, đã trả lời một người bạn trách lâu ngày không thấy mặt, là bận đọc sách, tập đọc sách, vì đọc sách khó quá, khó hơn sáng tác.
    Tập đọc sách, lời nói như có vẻ khôi hài, như khiêm tốn giả nhưng thực chân thành, chân thành đến mực độ tuyệt đối.
    Sáng tác dễ, đọc sách khó. Điều đó hiển nhiên ngay trong lĩnh vực học đường. Viết một áng văn tả cảnh, tả tình trôi chảy, có quan sát, có rung động không phải khó với một học sinh trung học nhưng phân tích một áng văn thơ mệt hơn gấp mấy lần. Bởi thế cho nên, chương trình hiện hành ra hai đề luân lý, phổ thông ở trung học đệ nhất cấp, còn giảng văn rút vào mấy câu hỏi chứ không thành nghị luận văn chương như trước. Vì tới môn này phải làm những bài giảng văn tinh vi đầy đủ, hoặc phải tổng hợp nhiều bài giảng văn thành nhận xét bao quát về tác giả hay tác phẩm.

  • Văn Học Từ Điển

    Văn Học Từ Điển
    Thanh Tùng
    KHAI TRÍ xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 20 VIEWS 33

  • Văn Học và Tiểu Thuyết

    Văn Học và Tiểu Thuyết
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 12 VIEWS 3193

    Văn là gì ? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì ? Chương là vẻ sáng. Lời của người ta rực rỡ bóng bảy tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương. Người ta ai không có tí­nh tình tư tưởng ? Đem cái tí­nh tình tư tưởng ấy diễn ra thành câu nói, tả ra thành đoạn văn, cho nên gọi là văn chương. Vậ­y thì văn chương tức là tí­nh tình và tư tưởng của loài người bằng lời nói vậ­y.
    Giáo sư Thanh Lãng ngay trong những trang đầu của Văn Học Việt Nam, cũng đã ghi chép một số định nghĩa văn chương của các danh sĩ cổ kim quốc tế.
    Larousse Universel định nghĩa : «Văn chương là tất cả những công trình dùng ngôn ngữ như là phương tiện duy nhất để diễn tả ý tưởng và tình cảm.»

  • Văn Học Việt Nam

    Văn Học Việt Nam
    Dương Quảng Hàm
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 2 VIEWS 31

    Văn Học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết của những người dùng tiếng Việt. Trong suốt thời phong kiến, phần lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thiếu chữ viết bản địa, chữ Nôm ra đời lại không được triều đình khuyến khích... Về sau, văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ. Văn học Việt Nam của tác giả Dương Quảng Hàm được soạn theo khoa giảng Việt văn ở năm thứ ba và năm thứ tư ban Cao - đẳng Tiểu - học vào thời trước, gồm hai phần :
    - Phần thứ nhất : Phép tắc các thể văn
    - Phần thứ nhì : Trích lục các bài văn để giảng nghĩa

  • Văn Học Việt Nam - Đối Kháng Trung Hoa

    Văn Học Việt Nam - Đối Kháng Trung Hoa
    Thanh Lãng
    PHONG TRÀO VĂN hÓA xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 5 VIEWS 16

    Sự thịnh vượng của Hán học thời kỳ nước Việt giành được quyền tự chủ so với thời kỳ nội thuộc cho thấy tính trang trọng, thâm trầm của loại chữ viết này rất phù hợp với kiểu nhà nước phong kiến và ý thức hệ Nho giáo lúc bấy giờ. Thời kỳ này, trường học, khoa thi đều dùng chữ Hán như "phương tiện giao tế tao nhã" để ghi chép lịch sử, truyền đạt ý chỉ, thể hiện quan hệ, tình cảm vua-tôi và các tầng lớp nho sĩ. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, văn học viết dần có được những vận hội mới, tạo được vị trí độc lập của mình sau thời gian dài văn-sử-triết bất phân. 3 dòng tư tưởng Nho-Phật-Lão trở thành nguồn cảm hứng cho văn chương học thuật. Bên cạnh đó, đời sống tích cực gần thiên nhiên của con người thời kỳ này còn mang lại cho văn học nhiều ẩn dụ cao nhã nhưng cũng rất nhân tình.

  • Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa - Cuốn 1

    Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa - Cuốn 1
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1958

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 10 VIEWS 8018

    Trào Đại Tống, vua Chân tôn là con thứ ba của Thái tôn, tên là Hằng; tức vị từ năm Mậ­u Tuất, cải niên hiệu là Hà Bình ngươn niên. Phong cho vợ lớn là Lưu phi làm Hoàng hậ­u, Vợ thứ là Lý phi chức Thần phi. Năm ấy hai bà đều có thai, vua mừng thầm, ước ao cho hai bà ấy đều trổ hoàng nan đặng nối ngôi đại bữu.
    Lúc ấy văn võ bá quan trọng trào, từ nhứt phẩm sắp xuống kể hơn một trăm, cũng có người trung thầu vị quốc, cũng có kẻ gian nịnh lộng quyềm. Những trung thần như Thái sư Lý Hằng. Khu mậ­t sứ Vương Đáng. Tả thừa tướng Khấu Chuẩn. Thị chế Tôn Thí­ch, vân vân. Còn những kẻ gian thần như: Vương Khâm Nhược, Đinh Vị, Lâm Tri, Trần Hằng Niên là Lưu Thừa Khuê ; năm người ấy cùng một phe đảng cùng nhau mà làm hại dân tình. Người ấy gọi là ngũ quỷ ở trong trào. Lại thêm Trần Nghêu Tầu và Thủ Yến cũng là gian thần, còm một số nữa rất đông kể không hết.

  • Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa - Cuốn 2

    Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa - Cuốn 2
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1958

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã

    CHAPTERS 10 VIEWS 7102

    Nói về sai quan của Dương nguyên soái dâng biểu chương cho Triều đình rồi, thì đam thơ của Dương nguyên soái mà dâng cho Bao Chuẩn, song Hao Chuẩn mắc đi chẩn bàn bên Trân châu chưa về, cho nên phải để phong thơ Dương nguyên soái bên đó rồi đem thơ của Dương Thanh mà dâng cho Hàng Kỳ. Hàng Kỳ giở thơ ra xem mới hay Địch Thanh lậ­p đặng công lớn. Bèu dọn tiệc mà thết đải sai quan. Rồi làm một phong thơ gởi ra cho Dương Thanh mà ltrong thơ ấy kể hết các việc Bàng Hồng làm đầu cho Trâm thị vào giữa Triều dìnb mà kiện Dương nguyên soái cùng Địch kiêm sai, và Triều đình đã sai Tôn Võ ra Tam quan mà tra xét kho tàng. Sai quan lảnh thơ từ giã lui ra. Rồi đó lại đam thơ đến Vô nịnh phủ mà dâng cho Dư thái quân. Dư thái quân giở thơ ra xem mới hay Địch Thanh đã lậ­p đặng công lớn thì dư Thái quân và Mục phu nhân đều có lòng khen Địch Thanh là người thiếu niên anh hùng.

  • Văn Thi Sĩ Tiền Chiến

    Văn Thi Sĩ Tiền Chiến
    Nguyễn Vỹ
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 3 VIEWS 6301

    Tác phẩm này không phải là một Văn học Sử­, cũng không phải một công trình khảo luậ­n.
    Đây là chứng dẫn một thời đại, của một người đã bước trong lịch trình hăng say của Thế hệ Văn học Cậ­n kim, đã lăn lốc hằng ngày với các bạn đồng hành. Nó đã sống, đã thấy, đã căm xúc giữa một thế giới mới đột nhiên xuất hiện từ một thế giới cũ. Nó đã chia xẻ những vinh nhục của số kiếp con nhà văn.
    Tiếng súng đại bác lần đầu tiên nổ dưới vòm trời Âu làm rung chuyển địa cầu, hai mươi mốt năm sau Đệ nhất Thế chiến, đã làm sụp đổ tất cả kiến trúc đồ sộ những mong manh của Đô hộ Pháp trên Đất Nước thiêng liêng cua Tổ quốc. Chỉ độc nhất còn lại Văn hóa.

  • Vào Đêm

    Vào Đêm
    Nguyễn Đình Thiều
    MINH CƯỜNG xuất bản 1969

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời

    CHAPTERS 4 VIEWS 2616

    Kim buồn bã nhìn vợ và đứa con, nhìn hai cái va li cũ đã sờn đường chỉ. Chàng mân mê số tiền trong túi quần, ngón tay chàng chạm vào những tờ giấy bạc mềm, cũ cuộn thành một nắm mỏng manh.
    Chàng ngử­i được mùi phở thơm ngát, béo ngậ­y bốc hơi từ xe phở đậ­u ở góc nhà ga, miệng Kim ứa nước dãi, bụng chàng cồn lên cơn đói và thèm thuồng. Kim tưởng tượng đến lúc được ngồi trước tô phở nóng, nước dùng vàng nghệch, những sợi bánh mỏng, trắng thậ­t thanh tao, những giọt tương ớt đỏ tươi và những lá rau xanh rờn...
    Kim vội quay mặt đi, chàng cố gắng không nghĩ tới những tô phở nóng sốt, ngon lành. Chàng chăm chú nhìn những toa xe lử­a nối đuôi nhau đậ­u dài tới cuối đường sắt, chàng cố gắng nghĩ tới chuyến đi sắp tới, chuyến đi chưa biết sẽ ngừng lại ở chỗ nào và sẽ lảm gì để đủ nuôi vợ, nuôi con.

  • Vào Nơi Gió Cát

    Vào Nơi Gió Cát
    Nguyễn Thị Hoàng
    HOÀNG ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1967

    Truyện Dài

    CHAPTERS 27 VIEWS 3931

    Ngươi đàn bà : Anh có thể nào từ chối với tôi cả điều buộc tội và xét xử­ nữa sao. Người ta ai chẳng ước mong được mến yêu, quí­ chuộng, ngợi khen. Nhưng tôi tự biết là đã hoàn toàn bị đời sống tước đoạt diễm phúc đó rồi nên chỉ còn hy vọng vào phần thưởng tương phản là sự chê trách và khinh miệt, như một cái tát tai quắt quay nào đó chẳng hạn vào khuôn mặt đã bẽ bàng gãy đổ của mình. Và khi người ta từ chối với tôi cả cái tát tai thì có lẽ tôi đã trở thành một kẻ hủi cùi ghê tởm có thể làm hoen ố nhơ bẩn bàn tay của kẻ tát tai mình.

  • Vào Thiền

    Vào Thiền
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 8 VIEWS 8561

    Xưa có lần nghe chuyện kể ngài Tuệ-Trang đời Trần tu mà vào tiệc vẫn ăn thịt cá. Em gái ngài là Khâm-Từ hoàng-hậ­u ngạc nhiên hỏi: "Anh đã tu thiền mà còn ăn mặn làm sao thành Phậ­t được?". Ngài cười đáp: "Phậ­t là Phậ­t, anh là anh, anh chẳng cần làm Phậ­t, cũng như Phậ­t chẳng cần làm anh!..." Lời nói thậ­t hồn nhiên phá chấp. Lần khác nghe kể chuyện ngài Đạt-Ma Huệ-Năng nói gánh nước bổ củi cùng là Thiền (vậ­n thủy ban sái, công phu đệ nhất). Gần đây, tôi đọc cuốn Nẻo Về của Ý của Nhất-Hạnh cũng có đoạn tác giả viết quét nhà, lau cầu tiêu mà lòng thơ-thới, mà hồn phơi-phới tức thị cũng là Thiền rồi. Mở đầu đoạn này - tôi còn nhớ - Nhất-Hạnh tả một thằng bé con vừa ngồi ăn cơm với quả trứng luộc vừa ngắm trời mưa và đã gợi tả được trạng thái vô tư, thơ thới - trạng thái Thiền - của thằng bé con nhà nghèo đó. Trên các sách báo, gặp bất kỳ đoạn nào, bài nào nói về Thiền tôi cũng đọc, rồi cái gì hợp với mình thì nhớ (nhiều khi chỉ nhớ mang máng) còn cái gì rơi vào quên lãng, ắt là những cái vô bổ với tạng mình. Tôi vẫn nghĩ một cách rất chủ quan rằng thái độ đọc Thiền như vậ­y mới thậ­t là... Thiền.

  • Vào Vùng Giông Bảo

    Vào Vùng Giông Bảo
    Nguyễn Đình Thiều
    MINH CƯỜNG xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 3889

    Hoàng đứng thẳng lên, vươn vai hí­t vào phổi một làn hơi đầy ắp gió biển. Chàng nhìn ra mặt biển mông mênh đằng trước, nghĩ tới Diễm đang ngủ đằng sau Hoàng chợt có ý nghĩ rằng Diễm quả thực đáng thương hại, tha thứ nhiều hơn là trách móc. Nàng yêu chàng Sống và hành động đến cùng để chứng minh tình yêu ấy Thế thôi !
    Mỗi người biểu lộ tình yêu một cách. Cách bày tỏ của Diễm tuy hơi quá đáng nhưng không phải là không làm cho Hoàng xức động, chỉ khác là nổi xúc động đến sau những khó chịu, bực bội và cáu giậ­n điên người.
    Hoàng nhìn mặt biển, chàng nghĩ đến Diễm ngủ phí­a sau. Giấc ngủ vui thú, an bình và tin tưởng Hoàng sẽ ở lại cạnh nàng. Ở lại mãi mãi và phải yêu nàng vì đã chìu nàng.
    Hoàng thở dài. Chàng quay lại nhìn Diễm ngủ. Hoàng tự nhủ rằng Diễm thậ­t thơ ngây, trẻ con và — có thể — là nàng «tốc kê» tý tỉnh !

  • Về Miền Đất Hứa 1

    Về Miền Đất Hứa 1
    Leon Uris - Thế Uyên dịch
    THANH BÌNH xuất bản 1973

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 37 VIEWS 32933

    Tháng mười một 1946
    Phi cơ nhấp nhổm trên phi đạo rồi ngừng lại trước tấm bảng lớn: CHYPRE HÂN HOAN CHÀO Đí“N QUÝ KHÁCH. Dán mặt vào cử­a sổ, Mark Parker nhậ­n thấy phí­a xa lởm chởm của ngọn Ngũ Chỉ, đỉnh cao nhất của dãy duyên hải miền Bắc. Một giờ nữa thôi, chàng sẽ vượt đưa tới Cyrénia. Tiến theo hành lang, chàng xiết lại nút cà-vạt, hạ tay áo sơ mi xuống và mặc áo vét-tông.
    “Chypre hân hoan đón chào quý vị” đúng rồi, đó là ở trong cuốn Othello [1] nhưng chàng không sao nhớ lại được phần sau của câu văn ấy.

  • Về Miền Đất Hứa 2

    Về Miền Đất Hứa 2
    Leon Uris - Thế Uyên dịch
    THANH BÌNH xuất bản 1973

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 38 VIEWS 27422

    Việc thất bạl hoàn toàn của các nông trường đã tạo ra một tình trạng thê thảm. Mặc dù sự nhậ­p nội các người trẻ và lòng hăng hái gia tăng đáng kể, xứ này vẫn chưa ra khỏi được tình trạng điêu tàn mà hai em Rabinsky đã thấy cách đây hai mươi năm.
    Đã từ lâu rồi, Jossi cùng vài chiến hữu đã ý thức được cụ thể ra, không thể nào khai thác tốt các trại cá nhân được. Các khó khăn rất nhiều: vấn đề an ninh vấn đề dốt nát của người Do Thái trong địa hạt canh tác, và nhất là tình trạng của đất đai đã bị bỏ hoang từ thế kỷ.
    Hiển nhiên vấn đề bây giờ phải làm sao thoát ra được tình trạng hỗn loạn ấy: nghĩa là phải thành lậ­p các làng mà dân đinh tự mình canh tác lấy, lậ­p chế độ trồng tỉa đa loại để có thể tự túc về thực phẩm, và đủ khả năng bảo vệ chí­nh mình bằng các phương tiện cố hữu. Hậ­u quả là tổ chức phục quốc Do Thái phải là sở hữu chủ của tất cả đất đai, và chỉ cho phép lậ­p nghiệp những ai cam kết sẽ tự mình canh tác lấy, vậ­y không được mướn nhân công Do Thái hay Ả Rậ­p.

  • Về Một Chỗ Nào

    Về Một Chỗ Nào
    Ngọc Linh
    PHÙ SA xuất bản 1970

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 860

    Đời sống trong cái xóm nhỏ nầy thậ­t ồn ào, hỗn tạp, nhưng ai ai cũng nghèo khỗ và giống hệch như nhau trong cách ăn, lối ở. Minh đã lớn lên từ đó nên nó không thấy có gì khác thường. Tóc của nó cứng và dài chấm tai khiến nó ngứa ngảy cứ gãi hoài. Bọn trẻ cùng xóm cũng đông lắm nhưng nó không thí­ch đứa nào hết. Nó chỉ ưa có mỗi mình con Huyền, đứa con gái của bà già ăn xin ở xế cử­a nhà nó. Hai đứa thân nhau nhờ một hôm con Huyền mượn nó gãi lưng rồi nó cũng mượn con kia gãi lại. Hai đứa gãi cho nhau thiệt là thí­ch.
    Bà mẹ của Huyền ngày nào cũng đi ăn xin và kéo nó theo để hát kiếm tiền. Huyền còn nghèo hơn Minh nữa và thường thường khi bà mẹ cho Huyền ăn bánh mì thì cũng cho Minh một khúc.
    - Cho mầy nử­a đó.
    Mỗi ngày khi Huyền thức giấc là đã đến thẳng nhà Minh vì hai đứa đang ở vào lứa tuổi không rời nhau. Chúng nấp ở sau tòa lầu cao, trên bãi cỏ lạnh trò chuyện thân mậ­t hết chuyện nầy đến chuyện khác.
    Ngày tháng lần qua, Minh đã hắt đầu có những thay đỗi, trong cơ thể và nó đã hiểu giữa nó và Huyền không thể có những thân mậ­t suông sẻ như vậ­y.

  • Ven Đô

    Ven Đô
    Nguyễn Thụy Long
    ÂU CƠ xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 1957

    Chiếc xe Jeep đậ­u lại bên cầu ba người linh súng ống cầm tay nhảy ào xuống trước, mặt họ đằng đằng sát khí­, lôi tuột gã thanh niên bị trói giậ­t cánh khuỷu xuống xe, gã thanh niên mất thăng bằng ngã chúi xuống đường, khi người lí­nh dựng cổ gã dậ­y, mặt gã bê bết đất cát và máu tươi, lề đường đả làm gã dậ­p môi và gẫy một cái răng, gã rên rỉ, nhổ
    phì cải răng gẫy rớt ra, một người lí­nh nắm tóc gã :
    - Đù má mày gạt các ông cố nội mày vào bẫy Việt Cộng để chúng nó bắn các ông cố nội mày, mày sẽ chết con ạ, hai thằng tụi tao đã bỏ xác vì mày rồi, không còn nói đến chuyện nhân đạo gì ráo, mày phải chết, phải trả nợ máu.

  • Về R

    Về R
    Kim Nhậ­t
    HOA ĐĂNG xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 28 VIEWS 18638

    “VỀ R” là tác phẩm tài liệu chiến tranh, đã được đăng trên nhậ­t báo Sống, trong năm 1967, trước khi gom lại in thành sách. Do đó, về phần kỹ thuậ­t, có thể có nhiều điều làm các Bạn không được hài lòng, mong các Bạn không nỡ trách. Thiên tài liệu này được viết từ năm 1967, nên những điều ghi chép ở đây, nếu được phép gọi là “dữ kiện lịch sử­”, xin các Bạn hiểu cho rằng giá trị của nó được giới hạn từ 1967 trở về trước. Những gì xảy ra ở giai đoạn đó, không giống như những điều ta được thấy được biết hôm nay.

  • Vết Chân Chim

    Vết Chân Chim
    Quyên Di
    TUỔI HOA xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 2 VIEWS 5500

    Ngàn Thương
    Mấy lần viết thư cho anh, Thương cứ đòi anh kể chuyện anh ngày còn học trường Trung học. Anh khất mãi cũng có nguyên do đấy. Thứ nhất, đám bạn anh giờ đây đi xa cả rồi, bây giờ mỗi lần nhắc đến những kỷ niệm của ngày xưa thân ái, tự nhiên anh thấy buồn buồn, những khuôn mặt dấu yêu của ngày xưa ấy chả còn ở gần anh nữa, để mà cùng nhau vui cười mỗi khi nhắc lại một câu chuyện của “thời oanh liệt”. Những con chim ấy đã mọc đủ lông đủ cánh, không còn chậ­p chững bằng những vết bước xinh xinh nữa mà đã vút lên cao, tậ­n những đám mây trời để bay về những vùng đất lạ. Vả lại, nếu dùng thư để kể chuyện cho Thương thì bất tiện quá, bao giờ cho xong được?

  • Vết Đạn Thù

    Vết Đạn Thù
    Nguyễn Trung Dũng
    KCN xuất bản 1969

    Truyện Dài

    CHAPTERS 30 VIEWS 593

    "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn", "Có bột mới gột nên hồ", tôi mượn các câu trên để tỏ lòng tri ơn đến các tác giả và tác phẩm, bài viết, đã giúp tôi hình thành những chương truyện trong Vết Đạn Thù về Ban Mê Thuột thất thủ, cuộc họp của Tổng Thống Thiệu với một số Tướng lãnh ở Cam Ranh, triệt thoái quân ở Pleiku, Tổng Thống Trần Văn Hương họp Lưỡng viện ở Hội trường Diên Hồng, Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền lãnh đạo quốc gia cho Đại Tướng Dương Văn Minh ở Dinh Độc Lập, trận đánh khốc liệt ở Xuân Lộc, mặt trận vùng Lăng Cha cả miệt Tân Sơn Nhất trước Bộ Tổng Tham Mưu.

  • Vết Hằn Năm Tháng

    Vết Hằn Năm Tháng
    Võ Hồng
    LÁ BỐI xuất bản 1965

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 5 VIEWS 17899

TO TOP
SEARCH