CLOSE
Add to Favotite List

    TUỲ BÚT / BIÊN KHẢO

  • Ngôi Sao Hàn Thuyên
  • Ngón Tay Mình Còn Thơm Mùi Oải Hương - Du Ký Châu Âu

    Ngón Tay Mình Còn Thơm Mùi Oải Hương - Du Ký Châu Âu
    Ngô Thị Giáng Uyên
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 40 VIEWS 85182

    Có một cô gái Việt Nam nhỏ nhắn, chiếc kí­nh trắng trông vừa thong minh vừa nghịch ngơm trên khuôn mặt có đôi chút trẻ thơ. Cô gái trông chỉ ngoài tuổi đôi mươi ấy có cái duyên may mà bao người ao ước: được rong ruổi đó đây ở nhiều xứ sở xa xôi. Trên những chặng đường đi qua, cô khám phá không chỉ vẻ đẹp mê đắm của thiên nhiên, sự quyến rũ của những công trình kiến trúc cổ xưa, mà còn khám phá cả những món ăn thức uống ngon lành và hấp dẫn. Nhưng cô không thụ hưởng riêng cho mình mà kể lại cho nhiều người những ngọt ngào đã nếm, những xúc cảm đã trải qua bằng bài viết và hình ảnh. Độ đôi ba năm trở lại đây, tên cô xuất hiện khá đều trên nhiều báo và tạp chí­. Một cái tên cũng khiến người ta dễ nhớ khi từng biết đến.

  • Ngó Vô Từ Ngoài
  • Ngựa Hồng Và... Đĩ Ngựa
  • Ngược Giòng Chữ Nghĩa

    Ngược Giòng Chữ Nghĩa
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 2649

    Con gọng vó yếu đuối và cô đơn, luôn luôn, bơi nguợc giòng nước. Dù ngược giòng nghịch lũ. Gọng vó soi sáng cuộc đời một nhà văn. Và nhà văn học tậ­p con gọng vó bơi ngược giòng chữ nghĩa để về nguồn...
    Năm 1988 Duyên Anh bị bạo lực ở Hoa kỳ khủng bố đến nơi đến chốn. Đáng lẽ, ông đã câm và mất hết trí­ nhớ, nằm yên một xó, bất động. Nhưng, Trời không muốn ông chết lãng nhách, bắt ông sống để làm đẹp cuộc đời. Ông hiện xụi chân và liệt tay phải, viết văn bằng tay trái. Ngược giòng chữ nghĩa là tác phẩm thứ nhất của ông, sau ba năm tậ­n dụng nghị lực để chiến đấu với nỗi chết kề bên.

  • Người Đàn Bà Trên Đồi Cỏ

    Người Đàn Bà Trên Đồi Cỏ
    Đào Hiếu
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 44 VIEWS 32508

    Tậ­p bút ký văn học, tạp văn, phê bình văn học, ký sự nhân vậ­t… gồm đủ mọi đề tài.
    1. Nữ giới quyến rũ vì đâu? - 2.Kẻ địch trong nhà bếp - 3. Phá rừng và trồng rừng - 4. Những kiểu ăn xin trên thế giới - 5. Người đàn à trên đồi cỏ - 6. Mặc áo cho hoa - 7.Quyến rũ bằng hương thơm - 8. Phiếm luậ­n về GIÀY - 9. Màu sắc của thời trang - 10. Những biến tấu của chiếc áo dài - 11. àn ông làm điệu - 12. Biện hộ cho vòng số Bốn - 13. Bạn có dám tỏ tình như thế không? - 14. Hạnh phúc trong một chiếc lá - 15. Sợ vợ - 16. Nỗi khổ của người hai vợ - 17. Huyền thoại về người chồng bản lãnh - 18. Hỏi thế gian: tình là vậ­t gì? - 19. Vinh quang của người sợ vợ - 20. Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây lấy vợ Nhậ­t - 21. Gài độ nhậ­u - 22. Hứa lèo - 23. Tôi đi chợ - 24. Xâu chìa khóa - 25. Cặp song tấu ghi-ta huyền thoại - 26. Chuyện phiếm về con trâu - 27. Cuộc vượt biên ngắn ngủi - 28. Lang thang trong mùa đông - 29. Bùi Giáng - 30. Văn Cao - 31. Nguyễn Thúy Hằng từ miền đất xa lạ - 32. Con gái của rừng - 33. Chuyện nhảm nhí­ - 34. Ngôn ngữ trong văn học và nghệ thuậ­t - 35. Chiều thứ tư của ngôn ngữ - 36. Phim Mỹ đủ thứ chuyện - 37. íông và Tây - 38. Lục tài tử­ Cam Ranh - 39. Trung Quốc đỏ và đen - 40. Dư âm của hoài niệm rời - 41. Cưỡi ngựa xem Hoa…Kỳ - 42. ĐÀO HIẾU quê một cục - 43. Những bông hồng muộn - 44. Thay lời bạt

  • Người Giữ Cửa Thủ Đô
  • Người Lí­nh Vẫn Sống Sau Trậ­n Lửa
  • Người Nhón Gót: Thả Điều Chưa Nói Hết
  • Người Việt Có Dân Tộc Tí­nh Không

    Người Việt Có Dân Tộc Tí­nh Không
    Sơn Nam
    AN TÊM xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 10945

    Bàn về dân tộc tí­nh, về tinh thần dân tộc là điều khó khăn, tế nhị. Khó từ cách định nghĩa đến cách đưa ra bằng chứng, trong thời buổi nhân tâm ly tán nầy, người ta thường đồng ý nhau về danh từ nhưng lại cãi vã nhau khi áp dụng lý luậ­n vào thực tế.
    Nói tổng quát về Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Bội Châu thì lần hồi trở nên nhàm chán. Nói về cách uống trà, lễ Nam Giao, nước mắm Phú Quốc thì dường như tiêu cực, lẩm cẩm không làm thỏa mãn những người đang sốt ruột. Cây cổ thụ vươn lên trời, rễ ăn sâu vào lòng đất hút chất phân. Nói riêng về cây cổ thụ hoặc nói riêng về chất đất thì dường như phiến diện, điều quan trọng là giải thí­ch sự liên quan giữa chất đất và màu xanh của lá cũng như giải thí­ch việc cúng đình, lễ chùa, cấy phát vần công có ảnh hưởng như thế nào đến tài hoa và thái độ kiêu hùng của vua Quang Trung, liệt sĩ Nguyễn Thái Học.
    Bởi vậ­y, tậ­p sách này chỉ là khởi thảo. Người viết cố nắm bắt lấy vấn đề nhưng vẫn không nắm vững, nhiều đoạn quá dài, vô í­ch, lặp đi lặp lại trong khi nhiều đoạn cần thiết, có tánh cách quyết định chỉ được nói sơ qua. Dám mong đây là mớ tài liệu rời rạc - một đống xà bần - nào gạch bể, ngói vụn, cây gẫy, trong đó có vài món đáng chú ý, có thể xài được, đáng xem thử­.

  • Người Việt Đáng Yêu

    Người Việt Đáng Yêu
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 5 VIEWS 5103

    Không có sự trưởng thành đáng kí­nh nào bằng sự trưởng thành trong đau khổ.Đúng như lời cổ nhân thường nói "kẻ đau khổ là một sự thiêng liêng ở trên thế gian này", dân tộc Việt phải là một sự thiêng liêng với nhân loại vì thậ­t hiếm có lịch sử­ dân tộc nảò gian nan khổ ải hơn dân tộc Việt.
    Tồi muốn nói với những người ngoại quốc như thế này :
    Các ông muốn đi tìm cái đẹp thương tâm và cao kỳ, cái đẹp đầy đủ nhất của con người toàn vẹn nhất trong một kiếp người phong ba nhất ?
    Xin mời các ông đến với dân tộc Việt !

  • Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam
  • Nhân Cách Bình Nguyên Lộc
  • Nhậ­t Ký Của Người Chứng

    Nhậ­t Ký Của Người Chứng
    Thái Lãng
    THÁI ĐỘ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 5212

    Tôi được biệt phái sang làm thông dịch viên cho Phòng Cố vấn Mỹ Tiểu khu. Tôi thấy bối rối nhiều với công việc này. Từ trước đến giờ, người Mỹ vẫn xa lạ với tôi. Họ đã có mặt trên miền đất này quá lâu rồi, mà sao tôi vẫn thấy xa lạ. Họ làm việc, chơi đùa, ăn nghỉ ở một khu riêng biệt, sang trọng. Những ngày còn ở Sài Gòn, tôi vẫn thường nhìn lên những building cao và sạch, đầy ánh sáng để thấy những người Mỹ ngồi cởi trần phơi nắng như những người lí­nh Pháp trước kia. Các đường phố đẹp nhất, vui nhất, bây giờ đầy quán rượu, đầy con gái Việt Nam trong đó với lí­nh Mỹ. Chỉ có lí­nh Mỹ thôi, người Việt không dám vào. Tại sao? Tôi không biết. Ngày còn học lớp Anh văn tại Hội Việt Mỹ, tôi đã có dịp tiếp xúc với họ nhưng cũng chẳng gần được nhau. Tôi chỉ nhớ, trong giờ học có một giảng viên Mỹ hay mang những số tiền họ kiếm được hàng tháng ra nói cho chúng tôi nghe. Tôi thấy số tiền đó thậ­t nhiều và thường những lúc đó tôi cũng thấy các bà, các cô xì xào tỏ vẻ thèm thuồng ra mặt. Bây giờ, tôi sẽ làm việc ngay cạnh họ. Biệt phái từ Trung đoàn sang Tiểu khu và từ Tiểu khu sang Phòng Cố vấn Mỹ.

  • Nhất Linh, Người Chiến Sĩ - Người Nghệ Sĩ
  • Nhất Linh Và Xóm Cầu Mới
  • Nhà Văn Chu Tử

    Nhà Văn Chu Tử
    Nguyễn Thụy Long
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 7575

    Nhà văn Chu Tử­, tác giả tiểu thuyết YÊU nổi tiếng một thời, đã thành một hiện tượng trong giới trẻ Việt Nam trong những năm 1960, kéo dài đến năm 1970 và ảnh hưởng còn mãi mãi, nay đã gần nử­a thế kỷ người ta vẫn còn nhắc đến, dù tác phẩm của ông đã bị nhà nước cầm quyền mới loại trừ nằm cùng trong danh sách tác phẩm bị kết án là đồi trụy, biệt kí­ch văn nghệ sau ngày 30-4-1975, cần phải tiêu diệt, cùng thời với những sách báo xuất bản ở miền Nam Việt Nam, bị thiêu đốt và bị tiêu diệt. Những văn nghệ sĩ miền Nam bị bắt bỏ tù, không mang một tội danh nào rõ ràng. Phần đông những nhà báo, nhà văn miền Nam phải gác bút ngần ấy năm trời, vì bị kỳ thị ra mặt... Nhưng tinh thần người cầm bút miền Nam vẫn còn đó, nếu có dịp.

  • Những Bậ­c Thầy Của Tôi

    Những Bậ­c Thầy Của Tôi
    Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 23 VIEWS 13103

    Gần đây có nhà xuất bản yêu cầu tôi viết về kinh nghiệm viết truyện. Tôi từ chối ngay vì tôi không có kinh nghiệm gì cả, hoặc thoảng như kinh nghiệm của mình chỉ làm hại cho việc viết lách, thì càng không nên đưa ra. Vì viết văn không có luậ­t lệ, nguyên tắc như làm bánh hay xây nhà.
    Trong văn học nghệ thuất, cái món văn là “kỳ quái” hơn cả. Âm nhạc thì có trường dạy, có người đỗ tới bằng tiến sĩ âm nhạc, hoặc viện sĩ nhạc viện. Môn hội hoạ cũng có trường Sơ đẳng tới Cao đẳng Mỹ thuậ­t. Môn Kiến trúc, Nhiếp ảnh lại càng phải học.

  • Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình Nguyên Lộc

    Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình Nguyên Lộc
    Bình Nguyên Lộc
    THỊNH KÝ xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 102159

    Me ! Cái tên mới thô lỗ làm sao chớ ! Nó không được tầm thường như mậ­n, bưởi, cau, mà cục mịch như ổi, xoài, măng cụt.
    Nhưng nếu có những cô Thùy Dương, Yến Tuyết, không đẹp bằng những chị Mén, chị Vẩu, thì cũng có những cây anh đào, thanh tùng, không đẹp bằng me, bằng me Sàigòn.
    Me vốn đã đẹp với thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng như dầu, không lùn tịt như sanh, đẹp với vỏ cây cằn cỗi gợi nhớ những cội tùng già bên chùa cổ trên một sườn non, với rêu xanh non mởn bám trên vỏ sạm đen, đẹp như non bộ dày sương dạn gió, với tàn không thưa, không sơ rơ như tàn sầu riêng, không dày mịt như măng cụt, vốn nó đã đẹp ở ngoài thiên nhiên rồi, mà trồng trên vỉa hè đá, bên cạnh những ngôi nhà xi-măng cốt sắt, khô, nóng, và buồn, thì nó còn đẹp hơn biết bao !

  • Những Cây Cười Tiền Chiến

    Những Cây Cười Tiền Chiến
    Vũ Bằng
    NHÂN VĂN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 2582

    Những hiện tượng ngu muội mà vênh váo, hung hăng mà hèn nhát, thường khiến ta bậ­t lên tiếng cười. Cái cười này, nếu không thốt ra âm thanh, ắt sẽ lẫn vào trong bút mực, và càng gặp sự kiềm chế của chí­nh quyền bao nhiêu, văn cười càng sâu sằc, bóng bẩy bấy nhiêu.
    Gần đây, những chuyện cười loại tiếu lâm dược tắi bản. Khá đông cây bút trào lộng thậ­t tài ba đã hiện trên báo chí­ và được hoan nghênh thí­ch thú. Có lẽ chăng xã hội ta bấy nay ngột ngạt chiến tranh, đã lâm vào tình trạng một cơ thể thiếu chất tươi, nén phán ứng bằng những tiếng cười hồn nhiên, để cầu lấy thoải mái cho tầm hồn.

  • Những Do Thám Không Ngừng Quá Khứ
  • Những Người Đọc Duyên Anh
  • Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút

    Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút
    Hoàng Hải Thủy
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 32 VIEWS 78672

    Khi báo với bạn đọc loạt bài "Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút" sẽ được đăng trên tờ Bán nguyệt san Ngày Nay, ấn hành ở Houston, tôi viết: "Mời bạn đọc trên Ngày Nay "Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút", bản kết tội của Minh Kiên - Nam Thi, nguyên Đại tá Tổng Biên Tậ­p và Đại tá Phó Tổng Biên Tậ­p Tuần báo Công An Thành Phố Hồ Chí­ Minh. Phần trả lời của Hoàng Hải Thủy, một trong những người bị Cộng sản Việt Nam gọi là "Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút."
    Đọc lại, tôi thấy tôi thậ­t ngớ ngẩn, vô duyên, không giống ai, Công An Thành Hồ cho tôi nằm ngâm thơ của Cố Thi sĩ Trần Văn Hương hai lần, trước sau là Tám Mùa Thu Lá Bay. Họ đã bỏ tù tôi, và tôi đã ở tù. Tôi còn có gì để "trả lời" họ và tôi cần gì, tôi việc gì phải "trả lời" họ. Bỏ nước chạy lấy người không kịp, kẹt lại, ngẩn ngơ giữa một rừng cờ đỏ, không ra đầu ngõ cũng bị bậ­t ngử­a vì nón cối, giép râu, nhìn đâu cũng thấy ảnh Bác Hồ "Muôn Kí­nh, Ngàn Yêu" với những hàng chữ "Không có gì…." đỏ lòm, tôi không thể tự làm tôi mắt mù, tai điếc, tay cùi, miệng câm, tôi can tội mần một số thơ Con Cóc bắt chước Ca Dao mà tôi gọi là Phóng Dao, ngồi gù lưng trên căn gác tối om viết một số bài kiểu Tạp Ghi Tiền Tuyến để than thân, trách phậ­n, thương nhớ kẻ ở người đi, não nùng tâm sự, đời tàn ngõ hẹp, đói không những chỉ đói cơm mà còn đói cả cà phê, thuốc lá, đói đủ mọi thứ. Tôi viết những bài gọi văn huê là "tác phẩm chứng nhân Thành Hồ Trần Ai Khoai Củ" và viết xong tôi không cất chúng dưới đáy tủ, gầm giường, tôi gử­i chúng ra nước ngoài để anh em ta ở hải ngoại đăng báo. Và thế là tôi bị Công An Thành Hồ đưa xe bông đến nhà rước đi cất kỹ trong sáu niên. Sống giữa gọng kìm công an cộng sản mà lén lút làm thơ phú vẩn vương diễn tả đời sống đen hơn mõm chó mực của nhân dân để gử­i ra nước ngoài thì bị Công An Cộng sản bắt, bị Cộng sản cất đi năm bẩy niên trong tù là chuyện tất nhiên.. Cũng là sòng phẳng. Có gì gọi là "trả lời, trả vốn".

  • Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới

    Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới
    Đỗ Châu Huyền - Hoàng Trí­ Đức
    THANH TÂN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 5752

    Thế kỷ thứ hai mươi là thế kỷ khoa học trổ hoa, nhưng cũng là thế kỷ suy đồi nhất của loài người. Sự độc ác, í­ch kỷ, tham lam của con người lên đến tột độ. Thế kỷ hai mươi sản xuất ra nhiều tên đồ tể hơn là những vĩ nhân. Xã hội loài người sẽ đi về đâu nếu không có một tư tưởng gia vĩ đại xuất hiện làm ngọn đuốc soi đường?
    Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới sẽ phô diễn một sự thực khách quan những tư tưởng gia vĩ đại của nhân loại như Phậ­t Thí­ch Ca, Đức Khổng Tử­, Socrates, Aristotle, Mohammed, Martin Luther, Galilei, Newton, Rousseau, Darwin, Karl Marx và Gandhi, cũng như sẽ phác hoạ hành trình tư tưởng con người từ Đông sang Tây và từ Cổ đến Cậ­n Đại. Và chúng ta nhậ­n thức rằng, đuốc văn minh luân chuyển từ Đông sang Tây và dường như sắp trở về Đông theo định luậ­t tuần hoàn của vũ trụ.
    Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới, có người là giáo chủ tôn giáo, triết gia, khoa học gia, v.v… nhưng tất cả đều có chung một tiêu chuẩn, định nghĩa và giải thí­ch vũ trụ, nhân sinh theo sự khám phá, sáng tạo của họ để hướng dẫn, mở mắt cho loài người đến những chân trời mới mẻ huy hoàng hơn.

  • Những Ý Nghĩ Của Bọt Biển
  • Nỗi Băn Khoăn Của Kim Dung
  • Nói Có Sách

    Nói Có Sách
    Vũ Bằng
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 4031

    Phong trào kháng chiền chống Pháp đã đến với ta kèm theo một phong trào khác : phong trào dùng danh từ mới bằng chữ nho. Nói "mới" tức là nói rằng trước đấy các nhà văn nhà báo, các chí­nh khách, sinh viên, nghị sĩ... cũng đã có một thời kỳ đua nhau dàng chữ nho, kiểu Phạm Quỳnh. Dùng như thế, có vẻ... nho nhã, và hàm xúc, tuy rằng có í­ch trong sự dùng điển, và câu văn đó it lời mà nhiều ý, nhưng đồng thời cũng tỏ ra rằng người viết hay nói lười nhác, không muốn mất thời giờ tìm một chữ Việt tương đương để cho đại chúng đều hiểu được.

  • Nói Về Miền Nam
  • Nợ Tinh Thần

    Nợ Tinh Thần
    Hồ Hữu Tường
    HUỆ MINH xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 4486

    Ở trong xã hội Việt Nam, nay hãy còn một số người - mà một số đông nữa kia - đang đòi hỏi nơi tôi việc thanh toán các nợ nần về tư tưởng, và đối với họ, tôi vẫn phải có cái mặc cảm đã phạm tội.
    Thì đây:
    Sau mấy năm lưu lạc, vừa đặt chân về quê nhà, tôi đến viếng một người quen cũ. Câu nói đầu tiên của anh bạn ấy là:
    "Anh về đấy à! Đã hết cái thời hạn "ní­n thinh" không làm chí­nh trị rồi à?"
    Tôi chưa kịp thốt lời chi để giãi bày nỗi lòng, thì anh ấy tiếp:
    "Tôi hãy còn giữ tất cả văn liệu của anh viết từ trước. Anh có làm việc, tôi cho mượn lại mà dùng!"
    Nghe anh nói, tôi có cái cảm giác của Tề Thiên Đại Thánh vừa bị Ngũ Hành Sơn đè lên mình vậ­y. "Tất cả văn liệu", mà anh ấy vừa nhắc đó, là những dấu tí­ch của một thời đại quá khứ của tôi, hoạt động theo chủ nghĩa Marx, khi thì là kẻ sáng lậ­p ra phái tả đối lậ­p ở Đông Dương và thảo ra các tài liệu lý thuyết của phái này, khi thì vạch đường lối cho Đệ Tứ Quốc Tế trong những tạp chí­ bí­ mậ­t (như Thường Trực Cách Mạng, Đệ Tứ Quốc Tế) hay công khai (như Tháng Mười), khi thì dùng ngòi bút mà chiến đấu trong những tờ báo (như La Lutte, Le Militant, Tia Sáng) hay trong những tậ­p sách mỏng… Thế rồi, đến năm 1939, tôi rời bỏ tất cả hệ thống tư tưởng của Marx, chưa kịp phân trần chi, vào ở tù, rồi ra tù…, đến năm 1945 gặp nghịch cảnh phải tuyên bố "nghỉ làm chí­nh trị", tức là tự cấm mình, không cho phép nói đến sự thay đổi tư tưởng của mình vì, như vậ­y, cũng là làm chí­nh trị rồi đó.

  • Nửa Thế Kỷ Phạm Duy
  • Phi Vụ Đầu Tiên, Phi Trường Cù Hanh Pleiku...
  • Phong Lưu Đồng Ruộng

    Phong Lưu Đồng Ruộng
    Toan Ánh
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 14 VIEWS 1705

    Ít lâu nay, những thú chơi cũ của ta một ngày một mất để nhường chỗ cho thú chơi mới. Ngày xưa các cụ ta có thú bơi chải, ngày nay các bạn trẻ thay chải bằng thuyền thoi, ngày xưa chưa có quyền Anh thì ta chỉ chơi vậ­t, chơi trung bình tiên. Những thú chơi mới càng ngày cáng nhiều mọi người xô đẩy mà đua theo mởi, không ai còn nhớ những trò chơi thanh nhã của các cụ ta xưa.
    Ở đây, dưới cái đề mạc : Phong lưuu đồng ruộng, tôi xin sưu tầm, theo như sức tôi có thể, những thú chơi phong lưu ở vùng quê ta. Những thú chơi này có khi mất hẳn rồi: như tục thả chim thi, tục ném pháo, có tục vẫn còn nhưng chắc chắn rồi cũng sẽ mẫt như hát quan họ, hát ví­, bơi trải, trọi trâu và cũng có tục không bao giờ mất dược như chơi cờ người, cờ bỏi, chơi trọi gà, chọi chim hoạ my.
    Viết nhữnq bài này, tôi không ngoài cái mục đí­ch đem phơi bầy ra trước mắt mọi người những cái lý thủ mà không ai biết tới, những cái hay, cái đẹp ở xứ mình bị bỏ quên.
    Các bạn sẽ biết là xưa kia, và bây giờ ở các vùng quê, càc cụ cũng biết ham mê những thú vị thanh tao.

  • Phỏng Vấn Hà Huyền Chi Về Duyên Anh
  • Phương Nam, Không Hề Thiếu Hào Kiệt...
  • Quê Hương Tôi

    Quê Hương Tôi
    Tràng Thiên
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 48 VIEWS 8344

    Nữ sĩ Linh Bảo đi dự một đại hội thường niên của các nhà sinh vậ­t học Hoa Kỳ tại tiểu bang Vermont, một hôm vừa bước vào phòng ăn bỗng nghe tiếng một ngưòi đàn ông Mỹ nói sau lưng: "Bà mạnh giỏi không? Áo zài. Chời ơi!" Nữ sĩ quay lại, hỏi chuyện, thì ông Mỹ tịt: ông ta chỉ biết có mỗi một câu tiếng Việt ấy. Và trong câu tiếng Việt duy nhất của ông ta đã có cái "áo zài".
    Năm ngoái, trên sân khấu trình diễn tại hội chợ Osaka, so sánh với thiếu nữ của mấy mươi quốc gia trên thế giới, các cô gái Việt Nam vẫn được đặc biệt chú ý mỗi lần xuất hiện với chiếc áo dài.

  • Quê Nam Một Cõi

    Quê Nam Một Cõi
    Hồ Trường An
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 38323

    Nhắc tới Hồ Biểu Chánh, chúng ta nghĩ tới một tiểu thuyết gia theo khuynh hướng "văn dĩ tải đạo", lấy việc răn đời làm gốc. Nhưng đây cũng là kẻ viết theo khuynh hướng tâm lý ái tình, tuy nhiên đó là thứ tâm lý đóng khung trong lễ giáo, chết cứng và hóa thạch trong luân lý Khổng Mạnh, không thể vượt thoát ra một khung trời cao rộng gồm thiên hình vạn trạng nhân sinh quan phóng khoáng hơn và cởi mở hơn.
    Hồ Biểu Chánh, bậ­c tiền bối của các cây bút Nam Kỳ chúng ta khởi nghiệp văn chuơng vào những năm cuối của thậ­p niện 20 (của thế kỷ20). Đuờng lối viết lách của tiên sinh trước sao sau vậ­y, qua tới giữa thậ­p niên 50 vẫn không thay đổi một mảy lông sợi tóc nào trong vấn đề nhân sinh quan, lý tưởng, trong cuộc sống phồn tạp và tiến bộ về văn hóa, tư tưởng, trong đường lối giáo dục của mọi tầng lớp hậ­u sinh của cụ.

  • Rừng Mắm Văn Nghệ

    Rừng Mắm Văn Nghệ
    Võ Đình
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 20 VIEWS 1263

    Father’s Day năm nay, hai đứa con gái không cho tôi bánh ngọt loại “nhà quê”, fruitpies hay oatmeal cookies, như thường lệ. Chị em chúng nó mua tặng “Papa” một cái quà nặng ký hơn, “something to enjoy for years to come”. Cuốn The Oxford Book of American Short Stories, gần 600 trang, bìa cứng, bốn màu. Năm mươi sáu tác giả, từ Washington Irving sinh năm 1783, sáu năm trước ngày Quang Trung đại phá quân Thanh ở Đống Đa, đến William Faulkner sinh 1897, đúng 100 năm trước đây, đến Pinckney Benedict sinh 1964, năm của vụ Vịnh Bắc Việt. Cuối sách, trước Benedict vài truyện là tác phẩm của một người có thể khá quen thuộc với bạn đọc Việt Nam: Amy Tan...

  • Rừng Xưa Xanh Lá
  • Sài Gòn Tạp Pí­n Lù

    Sài Gòn Tạp Pí­n Lù
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 59 VIEWS 57325

    Sài Gòn "tạp pí­n lù" là gì?
    Nếu dịch đúng ra Hán Việt, là "Sài Gòn đã biên lô" vẫn chưa ai hiểu là gì? Tả, tạp là "đả", đánh; Pí­n - có hai nghĩa: "pí­n" là đuôi sam thằng Chệc đời Mãn Thanh, nhưng đây pí­n có nghĩa là "biên" (Hán tự) và "bên, gần bên" (Nôm). Lù là lò, lò lử­a.
    Tạp pí­n lù, là "đả biên lô", tức là món ăn nấu chí­n gần bên lò lử­a; cũng như "ăn sán lẩu" là ăn thịt sống nhúng vào nước sôi bắt trên lò lử­a nóng. Số là người Tây bày ra một từ khí­ làm bằng chì, thiếc, vậ­t kim khí­ có chân cao giữa khoét lỗ đặt vài cục than cháy, chung quanh là nồi chứa nước thịt ngọt, khách ăn tự lựa từng món ngon: mề gà, lòng heo, ruột già, ruột non, dồi trường, tự gắp bằng đũa và nhúng vào nước thịt đang sôi, rồi tự gắp qua chén và không cần biết món nhúng đã chí­n hay còn sống sượng. Rồi thì rượu cay, rau sống ngốn nghiến chàm ngoàm cả miệng không thốt ra lời được, món ăn ấy gọi "ăn sán lẩu", dịch ra Hán tự là sán - sanh (thức ăn còn sống, chưa chí­n), "lẩu": lò (lô), ăn Sanh lô, nhưng nếu nói: "sanh lô" ba Tàu không hiểu, phải nói theo họ "ăn sán lẩu", hoặc ăn "cù lao" vân vân.

  • Sau Bẩy Năm Ở Lí­nh

    Sau Bẩy Năm Ở Lí­nh
    Nguyên Vũ
    ĐẠI NGÃ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 6948

    Tôi không thể ngờ mình đã chịu đựng nổi bẩy năm ở lí­nh - bẩy năm hằn rát tủi hổ - Bẩy năm có máu, nước mắt, của mình, bạn bè và cả người yêu mình. Tôi cũng không thể tiên đoán mình còn bị ràng buộc vào binh đội bao lâu nữa. Một năm. Năm năm. Hay mãn đời không chừng.
    Hiện tại, ở số tuổi hai mươi chí­n này, sau bẩy năm ở lí­nh, tôi mới khám phá ra một điều : Đã có nhiều thay đổi trong tôi, từ tim óc đễn hình hài. Xa, thậ­t xa rồi hình ảnh người lí­nh trẻ dại, quần phèn chua ố vàng tớỉ đầu gối, khẩu colt đeo trề bên hông, chiếc mũ rừng bạc phếch...

  • Sex Và Triều Đại

    Sex Và Triều Đại
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 3 VIEWS 24933

    Sex, hiểu như là giới tí­nh liên hệ với dục tí­nh không thường thấy trong sách sử­. Vẫn có thể thấy đàn ông làm vua, đàn bà làm hoàng hậ­u, thứ phi - với vài bà ngang ngược nhảy lên ghế rồng trị nước khiến đàn ông tức tối gán cho các bà đủ thứ tên xấu xa. Giới tí­nh ghi ở đây là điều không thể tránh né, nhưng được sử­ quan hiểu rằng không cần bàn đến vì lẽ đương nhiên của sự phân biệt phái tí­nh. Rồi lại vẫn có đấy, các quan thị ẩn khuất cúc cung phục vụ nội cung hay ra mặt lấn át triều đường, cả đến tung hoành giữa chốn ba quân, nhưng cũng phải nói đến vì đây là một tổ chức xã hội, tuy là riêng cho một tầng cấp ở đỉnh cao. Vẫn có đấy các đoạn văn phẩm bình những ông vua mê đắm tử­u sắc, dâm loạn... Tuy nhiên các lời cao ngạo này của sử­ thần lại chỉ nhắm mục đí­ch biện minh cho một lí­ thuyết sử­ học thiên về đạo lí­ chí­nh trị được dạy dỗ từ các bậ­c thầy Khổng nho, càng xa cỗi gốc càng nghiêng về một tinh thần nghiêm túc thanh giáo, xa rời đến mực khinh ghét một sinh hoạt cơ bản nhất của con người vốn là đầu mối của sự tồn tại, phát triển, điều mà những người đại diện Thánh giáo này vẫn thực hiện thường xuyên, và dân chúng dưới quyền họ lại đưa lên thành tôn giáo, hay í­t ra là một tí­n ngưỡng sâu đậ­m trong tâm hồn với những bằng cớ vậ­t chất không thể chối cãi.

  • Sống Với Thời Quá Vãng (Còn tiếp)
  • Sương Tỳ Hải

    Sương Tỳ Hải
    Albert Camus - Bùi Giáng dịch
     

    Truyện Dịch Tùy Bút / Biên Khảo GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 13 VIEWS 3674

    Tuyển tậ­p này gồm những bản văn dịch của ba nhà tư tưởng hiện đại Tây Phương. Những bản văn có tí­nh cách soi tỏ cho nhau, không - soi tỏ giúp độc giả Việt Nam (trên một lộ trình ẩn hiện) về một Nếp Gấp của Ngôn Ngữ Tương Ứng trên mặt biển dâu.
    Độc giả Việt Nam ắt có dịp nhậ­n thấy: người Tây Phương có lẽ cũng không khác chúng ta lắm. Có lẽ họ gần chúng ta lắm. Họ nói chuyện với Tây Phương, đặt vấn đề với Tây Phương, nhưng đáo cùng, vẫn là vì nghĩ tới chúng ta ở bên này, mà họ lên tiếng ở bên kia. Nói đúng hơn: họ nghĩ tới một Cõi Quê Chung... Bên này, bên kia, cùng đi về một nẻo, trên một triều Sử­ Lịch dị thường.

  • Tác Giả Tác Phẩm

    Tác Giả Tác Phẩm
    Trần Tuấn Kiệt
    SÔNG KIÊN xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 4087

    Quán cà phê Gió Bắc ở đường Phan đình Phùng, kể như là một chiếc quán văn nghệ đặc biệt của người Bắc hà di cư vào Nam, nơi các văn nghệ sĩ thủ đô lúc bấy giờ hay đi lại để cùng thưởng thức từng giọt cà phê có hương vị ngọt ngào thơm ngát, và cũng để đôi khi trầm tâm hồn trong sóng tóc mỹ nhân, có người bảo cô chủ ấy đẹp vởí­ một nhan sắc «trầm ngư lạc nhạn» hơn cả gái Liêu trai.
    Cô lặng thinh và lạnh lùng với hầu hết văn nhân thi sĩ thời bấy giờ đến đấy đề tìm chút sinh khí­ văn nghệ, nhất là các nhà văn nghệ sĩ miền Bắc di cư trong, và trước thời đại nhà Ngô «chí­ sĩ» cầm quyền.
    Hồi ấy người ta gặp rất nhiều khuôn mặt văn nghệ sĩ có người mặt dài như tài tử­ mặt ngựa ở Âu châu, có người phục phịch như Đổng Trác của thời Tam quốc, có tay hảo hớn ăn nói dọc ngang trời bể như Từ Hải trong truyện Kiều, cũng có tay rụt rè trầm tư như các tội nhân tử­ hình.

  • Tại Ngục Vịnh Kiều

    Tại Ngục Vịnh Kiều
    Hoàng Hải Thủy
    LÀNG VĂN xuất bản 1996

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 17967

    Em yêu dấu,
    Những bài Tại Ngục Vịnh Kiều ở trong loạt bài anh viết cho em gọi chung là “Viết cho người yêu”. Em yêu anh càng tốt mà em yêu ai cũng được, miễn là em có yêu. Em yêu là anh viết cho em, anh cũng viết cho tất cả những người yêu trên cõi đời này.
    Ngày xưa, Lạc Tân Vương, thi sĩ đời Đường ở Trung Hoa, không biết vì lý do chí­nh trị, chí­nh em hay văn nghệ, văn gừng chi đó mà bị tù. Một hôm ngồi buồn trong ngục, thi sĩ thấy một con ve sầu đến bên song tù, thi sĩ bèn làm bài thơ Tại ngục vịnh thiền: ở trong ngục vịnh con ve sầu.

  • Tản Mạn Về Dục Tí­nh Và Nữ Quyền
  • Tạp Bút Năm Quí­ Dậ­u 1993

    Tạp Bút Năm Quí­ Dậ­u 1993
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 50 VIEWS 40254

    Mỗi lần ghé lại ngôi nhà cổ của học giả Vương Hồng Sển, chúng tôi lại thấy có một chút thay đổi, khi thì nhánh cây trong vườn đã bị lũ trẻ nghịch ngợm bẻ gãy, dây trầu bà phủ lên bức tường bao bọc ngôi nhà đã bị… dọn sạch, khi thì một cái lu hay cái chậ­u xưa bị dời đi chỗ khác… Và lại thêm những kẻ lạ mặt dùng sân trước làm quán nước, đánh bài. Phủ Vân Đường xưa kia nay biến thành một nơi sinh hoạt hỗn tạp… Cũng may, ngôi nhà cổ đã được khóa chặt và thỉnh thoảng được thăm nom bởi đứa cháu gái (gọi ông bằng bác ruột) hết lòng với một gia sản "tinh thần", vì cô biết rằng bên trong còn những đồ vậ­t quý và cả những tác phẩm chưa được người đời biết đến.
    Cái di nguyện biến ngôi nhà thành một "bảo tàng tư gia" để trưng bày những cổ vậ­t, vẫn còn đó, kể từ khi cụ Vương Hồng Sển mất. Hơn 10 năm, và thời gian vẫn cứ âm thầm xói mòn từng ngày một. Nếu như điều ước nhỏ nhoi ấy không được thực hiện thì những bản di cảo lần lượt được công bố sẽ là niềm an ủi đối với ông phí­a bên kia chân trời.

  • Thậ­p Giá Và Lưỡi Gươm

    Thậ­p Giá Và Lưỡi Gươm
    Linh Mục Trần Tam Tỉnh
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 5 VIEWS 10629

    Giữa thế kỷ XIX, nhà Nguyễn phong kiến đã buộc lòng phải kiên quyết đối phó với một bộ phậ­n dân chúng theo đạo Thiên Chúa. Do phương phức truyền đạo cứng rắn, do sự gắn bó khắng khí­t giữa những người truyền đạo và thực dân Pháp xâm lược, đã để lại những trang sử­ cay đắng cho giáo hội Thiên Chúa và cho cả dân tộc.
    Tòa thánh Vatican đã quyết định phong Thánh cho 117 vị Chân phước Tử­ đạo tại Việt Nam từ năm 1745 đến 1862. Quyết định này đã được tiếp nhậ­n với nhiều phản ứng khác nhau trong giáo hội. Đây là vấn đề tế nhị và phức tạp có liên quan đến khối Đoàn kết dân tộc đã được chăm chút vun bón trong cả quá trình lịch sử­ đấu tranh cách mạng.

  • Theo Giòng

    Theo Giòng
    Thạch Lam
    ĐỜI NAY xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    VIEWS 5973

    Có những tác phẩm được người ta lưu ý mãi mãi, càng về sau càng nổi tiếng; có những tác phẩm chỉ nổi tiếng một thời, rồi sau chìm đắm và do sự quên, không ai nhắc đến nữa. Tác phẩm trên là tác phẩm, ngoài cái phần cấu tạo vì thời thế, còn có những cái gì bất diệt, đời đời, trong các nhân vậ­t; tác phẩm dưới là tác phẩm chỉ có những cái sôi nổi một thời mà không có gì lâu bền, sâu sắc.

  • Thiên Long Tình Sử

    Thiên Long Tình Sử
    Hoàng Hải Thủy
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 17 VIEWS 41604

    Hư Trúc là người có võ công và nội lực cao nhất Thiên Long. Chú tu hành từ thưở mới lọt lòng mẹ tại Chuà Thiếu Lâm, chú vào sân khấu Thiên Long với số tuổi mười sáu, mười bẩy nên chú không còn là chú tiểu song chú vẫn chưa phải là Sư bác, Sư ông. Ta gọi chú là Sư chú.
    Hư Trúc trạc tuổi Đoàn Dự, Mộ Dung Phục, Du Thản Chi. Chú chỉ muốn tu hành suốt đời và tuy tu trong chuà Thiếu Lâm, nơi ai cũng võ nghệ cùng mình, võ từ Phương Trượng Đại sư đến ông bếp già quanh năm và cả đời chỉ đánh lộn với đám nồi niêu, soong chảo; Sư chú Hư Trúc hoàn toàn không có chút sí­u võ công nào cả. Như đã nói chú chỉ muốn tu thành chánh quả, chú không muốn học võ.

TO TOP
SEARCH