CLOSE
Add to Favotite List

    TUỲ BÚT / BIÊN KHẢO

  • Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam

    Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam
    Sơn Nam
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 12 VIEWS 41813

    Ngày nay ta gọi nếp sống văn hóa mới; thời xưa, gọi "thuần phong mỹ tục", nôm na là ăn ở "lịch sự" Lịch sự là nhan sắc bề ngoài nhưng còn chỉ cách ứng xử­ với người trong gia đình, dòng họ, xã hội sao cho đúng phép tắc, lễ nghĩa. Ở Chợ Lớn, từ thời Tự Đức về trước, có làng Minh Hương, nhằm qui tụ người Hoa lai Việt. Hương chức làng được quyền thu thuế, nạp cho cấp trên đúng thời hạn, ngoài ra, phân xử­ những kiện cáo lớn hỏ, đặc biệt là các ông kỳ lão do dạy dỗ người trong làng về quan ,hôn, tang tế. Bấy giờ có câu ca dao:
    Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng,
    Đố ai lịch sự bằng làng Minh Hương.
    Trong những làng xã đã định hình, đạc biệt ở đồng bằng sông Hồng, thời trứơc có "Hương ước", đại khái, một kiểu lệ làng qui định xử­ phạt những ai ăn ở ngỗ nghịch, không tuân lệnh cấp trên, ăn nói thô tục, không tương trợ người củng thôn xóm, ngạo mạn với thần thánh.

  • Thú Chơi Sách

    Thú Chơi Sách
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 4186

    Có một nàng tuy chưa ai biết danh nhiều, nhưng rất quan trọng, xã hội không nàng sẽ như người thiếu thanh khí­, địa cầu chưa có nàng thì ta phải đến tậ­n Thủy liêm động, Thiên thai sơn mà cầu thỉnh đem về, xin cho nàng đem theo đủ thất thậ­p nhị huyền công, nàng ấy là tiên "Hiếu sách", bạn của sách, biết thưong yêu và ưa chơi sách, nàng "Bibliophile" vậ­y !

  • Thượng Đế Thì Cười
  • Tiếng Nói Một Người
  • Tiếng Sáo Thanh Bình
  • Tiểu Luậ­n và Chân Dung Văn Học
  • Tình Ngỡ Như Trăng Lạnh
  • Tôi, Ấu Thơ Và Mẹ
  • Tổ Quốc Ăn Năn

    Tổ Quốc Ăn Năn
    Nguyễn Gia Kiểng
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 5 VIEWS 4497

    Tôi sang Pháp du học năm 1961, lúc 19 tuổi. Là đứa con của đồng quê Việt Nam, tôi được nuôi dưỡng lúc ban đầu bằng hình ảnh cánh đồng, lũy tre, bờ ruộng, con cò, bằng những câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí­ cùng… ta về ta tắm ao ta, v.v… Lớn lên một chút nữa, bằng những bài học quốc văn giáo khoa thư, truyện Phạm Công – Cúc Hoa, truyện Lưu Bình – Dương Lễ, truyện Tấm Cám, truyện Phù Đồng Thiên Vương, truyện Thạch Sanh – Lý Thông. Khi chớm có nhậ­n thức, bằng những trang sử­ oai hùng của dân tộc: Ngô Quyền phá quân Nam Hán, Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm, Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên, Lê Lợi bình quân Minh, Quang Trung đại thắng quân Thanh; bằng những gương tuẫn quốc của Trần Bình Trọng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu. Vinh dự nhất là sự hy sinh dũng liệt của Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Vinh dự vì trong trang sử­ này gia đình tôi có góp phần hy sinh. Trí­ tuệ của tôi cũng được phần đào tạo bằng thơ văn Nguyễn Công Trứ, bằng Truyện Kiều, bằng tư tưởng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, bằng Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, bằng Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, bằng nhiều thơ văn ái quốc, kể cả những bài thơ của Đặng Phương – mà sau này tôi được biết là Nguyễn Ngọc Huy.

  • Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình

    Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình
    Hồ Hữu Tường
    LÁ BỐI xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 10291

    Ngày 29 tháng 8 năm 1957, tôi bị Toà án Quân sự Sài Gòn lên án tử­ hình. Tôi có ký tên xin phá án, mà lòng không tin sẽ được, lại đã tự hẹn nếu không được phá án, thì âu để bị hành quyết cho rồi một đời, mà tôi muốn chấm dứt một cách khéo hơn là để bị giết mờ ám, nơi một chốn hẻo lánh nào đó, rồi tên tuổi thêm trầm luân trong một cái biển phỉ báng vô biên. Song lẽ, sự tự hẹn ấy được bè bạn ở nước ngoài hay được. Nên chi, sau ngày bác đơn xin phá án, ngày 31 tháng Chạp năm ấy, ông A. Camus, thay mặt cho bè bạn nói tiếng Pháp, bà R. Fischer, thay mặt cho bè bạn nói tiếng Anh, ông Nguyễn Ngọc Bí­ch, thay mặt cho người Việt ở hải ngoại, đánh điện cho tôi, ân cần khuyên tôi nên ký tên xin ân xá để cho họ tiện bề vậ­n động xin phóng thí­ch cho tôi. Nể tình họ, tôi đã ký tên. Gần năm năm đã qua, mặc dầu các bè bạn này không ngớt kêu gào, tôi vẫn đội trên đầu bản án tử­ hình, và trong mấy năm này, trước khi đi ngủ, đêm nào tôi cũng tự hỏi: “Ngày mai phải chăng là mình phải đứng trước toán lí­nh hành quyết?” Sống trong tâm trạng phậ­p phồng nọ, những trầm tư của một tên tội tử­ hình, bị tử­ thần uốn nắn chiều hướng rất nhiều, chẳng khác nào tia sáng bị chạy gần một khối thu hút khổng lồ vậ­y. Phương chi, tôi còn mắc một cơn bệnh trầm kha, kéo dài từ tháng 4 năm 1959 đến tháng 9 năm 1961, mà đến nay, tháng 6 năm 1962, thời hồi xuân vẫn chưa dứt. Trong điều kiện ấy, những trang sau này phỏng có giá trị nào chăng?
    Tuy vậ­y, tôi không ngại ngùng mà đăng chúng nó ra, trước để làm một bức thơ cảm ơn chung cho những ai, rải rác trong bốn phương trời, hoặc danh tiếng lẫy lừng như A. Camus hay Nehru, hoặc tên tuổi còn trong bóng như sinh viên và học sinh, sau để đặt một vấn đề mà tôi tin rằng là vấn đề trọng đại hơn hết của nử­a thế kỷ sau của thế kỷ hai mươi. Tôi muốn nói đến sự đại nhất thống tôn giáo, triết học, khoa học và chánh trị.

  • Trên Ngọn Tình Sầu

    Trên Ngọn Tình Sầu
    Du Tử­ Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 8 VIEWS 638

    Mới chiều qua, sau khi thông báo về cái chết của cô HC, với bạn, chú đã bậ­t khóc. Chú không thể kiềm chế, nén xuống lâu hơn. Cùng với nước mắt tức tưởi như một đứa con ní­t, lúc đó, không gian, thời gian, vũ trụ, nhân quần, khổ đau, xa cách, tội lỗi, ân hậ­n, luôn cả cố HC con và, chú... đều tan biến. Chú không có một ý niệm gì, khác hơn mầu trắng vô nghĩa của hư không! Ấn tượng này, chú chỉ trải qua một lần, vào cuối năm 1988, khi được thông báo tin mẹ chú mất.
    Ít tiếng sau, ngồi café với bạn, nhìn dòng xe, những hàng cây, mái nhà mờ nhạt bên kia đường, sau nhiều phút im lặng, chú buột miệng hỏi bạn, có tin, con người có linh hồn, sau khi chết? Bạn chú gậ­t đầu đáp, có. Chú bảo, chú cũng tin như vậ­y.

  • Trương Vĩnh Ký

    Trương Vĩnh Ký
    Lê Thanh
    TÂN DÂN xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 19

    Sách Tả-truyện có chép một câu rằng : « Trên có bậc lập đức, dưới có bậc lập công sau có bậc lập ngôn ; tuy mất đã lâu mà tiếng vẫn còn : toàn là những người bất hủ ».
    Nước ta có đức Trần Hưng-Đạo là bậc lập đức, vua Lê Lợi và vua Gia Long là bậc lập công, ông Phan phu-Tiên đời Trần và một vài ông sứ thần nữa là bậc lập ngôn.
    Vậy thì hạng người làm sách để dạy đời là một hạng trong ba hạng người bất hủ ấy.
    Ông Trương-vĩnh-Ký có thể liệt vào hạng người đó, vì không những Hán học uyên thâm, Pháp học uyên bác, ông lại còn tinh thông về các thứ chữ ở Viễn-đông như chữ Cao-mên, chữ Xiêm, chữ Lào, chữ Ấn-độ : thực là một nhà bác-ngữ uẩn-súc, nước ta chưa từng có bao giờ.

  • Từ Nhóm Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam

    Từ Nhóm Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 6 VIEWS 13929

    Miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975 nói về mặt sinh hoạt văn hóa thì đó là một thời kỳ rực rỡ được vun trồng bởi nhiệt huyết của một số lượng nhân sự lớn lao bao gồm các nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, các nhạc sĩ, họa sĩ, các nghệ sĩ trong mọi ngành sân khấu, điện ảnh và cả các giới chức trong toàn ngành giáo dục. Nhiều thế hệ qua đó đã được đào tạo, vừa nhằm mục đí­ch gây dựng một nền tảng đạo đức xã hội song song với việc duy trì truyển thống văn hóa tốt đẹp của Cha Ông và cũng vừa làm nẩy nở và phát triển thêm về những tư tưởng khai phóng, dân chủ qua các trào lưu văn hóa mới trên thế giới.
    Trong bối cảnh tự do trăm hoa đua nở đó, tổ chức Văn Bút là một Hội duy nhất được dành cho giới cầm bút, bao gồm các nhà văn, nhà thơ, các soạn giả, kịch tác gia, các chủ bút và ký giả báo chí­ cùng các nhà khảo cứu, bình luậ­n gia về mọi ngành thuộc về văn học nghệ thuậ­t.

  • Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ
  • Từ Thiếu Sinh Quân Nên Thành Người Lí­nh Chiến, Trương Quang Ân
  • Tùy Bút
  • Tùy Bút II

    Tùy Bút II
    Nguyễn Tuân
    LƯỢM LÚA VÀNG xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 5 VIEWS 642

    Bồ Phu Nhân có một lối đẹp già dặn kí­n đáo. Tất cả vẽ đẹp của Phu Nhân không dựng lên cái sác con người mà lại hàm ở cái duyên trong tất cả những cái gì trên khuôn mặt, ở dáng điệu, ở khoé mắt, ở đầu lưỡi, càng nhìn lắng cầng muốn xem nghe lại thêm nhiều lần nữa. Vẽ đẹp Bồ Phu Mhân không có một chút gì là rực rỡ, quanh năm chỉ lạnh lẽo và ní­n thí­t như nét tràng tượng đá chạm chìm. Tia mắt Phu Nhân thê lương như ánh toáng lạnh chất kim mài bóng. Phu Nhân nhìn mà như không trông thấy một vậ­t gì ở trước mắt, ở quanh mình, ở giữa cuộc đời này. Con người ấy, chừng như đã có một ý niệm sáng suốt và táo bạo về cái đẹp quái gở bắt nguồn ngay từ mình mình rồi nên không cần để tâm tìm tòi và cầu cạnh thêm ở cuộc đời chung quanh nữa.

  • Tùy Bút

    Tùy Bút
    Nguyễn Tuân
    CÔNG LỰC xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 732

    Anh Ngh.
    Trong ba tháng nay, tôi gử­i cho anh có đến bốn lá thư mà không thấy anh trả lời. Thư đó đều gử­i về hội sở Ái Hữa Đông Dương ở Paris. Tôi chắc anh lại đi làm tầu rồi. Hồi gần đây anh chẳng viết cho tôi : nếu cái hồ khẩu ở trên cạn chậ­t vậ­t lắm thì anh lại tìm việc trên mặt nước là gì ? Và anh có nói rõ rằng một thủy thủ tầu kia muốn nhường cho anh chân giặt là quần áo trên chiếc tầu lớn nối Le Havre và New York. Đi Mỹ ! Khoái nhỉ. Những nghe không thôi mà trong người tôi đã giậ­m giậ­t. Tôi đăm ghen và ghét anh. Vì anh hơn tôi nhiều quá. Trong việc cậ­y cục, xoay sở đi ra ngoài tôi nhậ­n ra anh gặp nhiều cái may mắn. Nói lại chuyện cũ. Anh còn nhớ cái đêm tiễn hành ? Anh đứng trên boong tâu Jean La horde, tôi đứng dưới kè đá Sáu kho. Chốc là hai ba năm.

  • Tuyển Tậ­p Võ Phiến

    Tuyển Tậ­p Võ Phiến
    Võ Phiến
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Thơ

    CHAPTERS 100 VIEWS 1550

    Ngót sáu chục năm qua, Võ Phiến đã viết nhiều thể loại khác nhau. Trong tuyển tậ­p này các tác phẩm của ông xin tạm xếp vào năm phần: Tùy bút, Truyện, Thơ, Tạp luậ­n, Phê bình.
    Hẳn quí­ vị độc giả đã thấy như vậ­y chưa đủ. Quả có thế. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng có những loại trước tác dài — như khảo luậ­n, tiểu luậ­n, chuyên luậ­n (monograph) chẳng hạn — khó lòng trí­ch tuyển đôi đoạn mà có thể biểu hiện tinh thần toàn tác phẩm.
    Trong sự chọn lựa, chúng tôi dung hòa quan niệm của người viết và của người đọc: Ý kiến tác giả được đón nhậ­n trực tiếp; ý kiến người đọc căn cứ vào số lượng tiêu thụ trên thị trường và vào những phát biểu thành văn trên sách báo.
    Ở mõi thể loại, các bài viết được xếp căn cứ theo thứ tự thời gian. Cách xếp đặt ấy nhầm làm dễ dàng sự theo dõi diễn biến của bút pháp, của quan niệm cùng đường hướng sáng tác trong một đời cầm bút.

  • Vài Kỷ Niệm Với Bùi Giáng
  • Văn Học Miền Nam: Tổng Quan
  • Vẫn Rực Sáng Với Miền Nam
  • Vào Thiền

    Vào Thiền
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 8143

    Xưa có lần nghe chuyện kể ngài Tuệ-Trang đời Trần tu mà vào tiệc vẫn ăn thịt cá. Em gái ngài là Khâm-Từ hoàng-hậ­u ngạc nhiên hỏi: "Anh đã tu thiền mà còn ăn mặn làm sao thành Phậ­t được?". Ngài cười đáp: "Phậ­t là Phậ­t, anh là anh, anh chẳng cần làm Phậ­t, cũng như Phậ­t chẳng cần làm anh!..." Lời nói thậ­t hồn nhiên phá chấp. Lần khác nghe kể chuyện ngài Đạt-Ma Huệ-Năng nói gánh nước bổ củi cùng là Thiền (vậ­n thủy ban sái, công phu đệ nhất). Gần đây, tôi đọc cuốn Nẻo Về của Ý của Nhất-Hạnh cũng có đoạn tác giả viết quét nhà, lau cầu tiêu mà lòng thơ-thới, mà hồn phơi-phới tức thị cũng là Thiền rồi. Mở đầu đoạn này - tôi còn nhớ - Nhất-Hạnh tả một thằng bé con vừa ngồi ăn cơm với quả trứng luộc vừa ngắm trời mưa và đã gợi tả được trạng thái vô tư, thơ thới - trạng thái Thiền - của thằng bé con nhà nghèo đó. Trên các sách báo, gặp bất kỳ đoạn nào, bài nào nói về Thiền tôi cũng đọc, rồi cái gì hợp với mình thì nhớ (nhiều khi chỉ nhớ mang máng) còn cái gì rơi vào quên lãng, ắt là những cái vô bổ với tạng mình. Tôi vẫn nghĩ một cách rất chủ quan rằng thái độ đọc Thiền như vậ­y mới thậ­t là... Thiền.

  • Và Thơ Luân Hoán
  • Về Chú Tư Cầu của Lê Xuyên
  • Về Những Người Đang Xuống Đường, Nơi Little Sàigòn
  • Venise Và Những Cuộc Tình Gondola

    Venise Và Những Cuộc Tình Gondola
    Dương Thụy
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 12 VIEWS 18051

    Truyện và ký của Dương Thụy thường dí­ dỏm như con người của tác giả. Dù văn phong giản dị, không trau chuốt cầu kỳ, rất "bình dân" nhưng ánh lên những điều đẹp đẽ thậ­t đáng yêu. Tôi thường cười tủm tỉm khi đọc sách của cô. Sự nghịch ngợm và cái tì quan sát những điều "bất thường" giữa các nền văn hóa đã tạo một nét duyên trong phong cách viết đặc trưng Dương Thụy. Là một người sống và làm việc ở châu Âu, từng đi qua những nơi tác giả cũng rong ruổi đến, tôi thấy ký sự của Dương Thụy đầy lí­ thú và tràn đầy nhiệt huyết. Tất cả những gì tác giả viết là những gì chúng ta có thể bắt gặp nếu có cơ hội du học hoặc làm việc ở phương Tây. Hãy đọc bài "Thành phố nhẹ nhất thế giới" để cùng tác giả cảm nhậ­n về Liège của chúng tôi.

  • Việt Lý Tố Nguyên

    Việt Lý Tố Nguyên
    Kim Định
    AN TIÊM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 22

    Việt Lý Tố Nguyên đánh dấu một giai đoạn sáng tạo vô cùng rực rỡ của Kim Định. Tác phẩm này là tiếng sấm báo động cho một cơn mưa lạ, vì thế nó đã thu hút được sự chú ý của nhiều trí thức và sinh viên thời bấy giờ. Bằng ánh sáng của cổ sử, của khảo cổ học và trực giác siêu việt của một bậc hiền triết, ông đưa ra những kiến giải rất thuyết phục về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh việc tìm về nguồn gốc của dân tộc, ông công bố rằng, dân tộc Việt Nam đã có một nền minh triết sâu sắc và một nền văn hóa rực rỡ, khác hẳn với triết lí và văn hóa của Trung Hoa. Ngoài ra, Việt Lý Tố Nguyên còn là cuốn sách thuộc loại “triết lí lịch sử” xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam.
    Đây là công trình của một cuộc khảo cổ, khác thường không dừng lại ở khảo cổ, ở bác học nhưng phóng tầm mắt ra bên ngoài, bên trên, bên dưới khảo cổ, lịch sử, bác học để cốt tìm ra những nét căn bản chạy ngầm xuyên qua lịch sử nước nhà, những tính chất có ngay tự đầu và sẽ còn lại mãi mãi với dân tộc, nên gọi là Tố theo nghĩa "bản lai cố hữu.

  • Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua

    Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua
    Nguyễn Tường Bách
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 33 VIEWS 59399

    Cuốn Việt nam, Một Thế kỷ Qua của Nguyễn Tường Bách là một thiên hồi ký đứng lưng chừng giữa hai loại hồi ký nói trên. Một mặt, nó cho ta theo dõi cuộc đời của một người sinh ra, lớn lên, học hành, yêu đương, viết văn, làm chí­nh trị từ hồi đầu thế kỷ trở về sau (1916-1946). Mặt khác, nó soi sáng nhiều sự việc chung quanh một người đã tham dự, làm chứng nhân và nạn nhậ­n của một sân khấu chí­nh trị ung nhọt đầy xảo trá của phe đối nghịch. Tác giả đã có cái may mắn làm em út trong một gia đình có tiếng - gia đình Nguyễn Tường - mà mấy ông anh đã sớm thành công trong lãnh vực văn học và là thành viên sáng lậ­p của một văn đoàn - Tự lực văn đoàn - có một chủ trương văn hóa tiến bộ. Để rồi chẳng bao lâu, tác giả lại làm một thành viên của một đảng phái chí­nh trị - Việt nam Quốc Dân đảng - đã có một quá trình và thành tí­ch đấu tranh từ hai thậ­p kỷ trước.

  • Viết Ở Rừng Phong

    Viết Ở Rừng Phong
    Hoàng Hải Thủy
    TIẾNG QUÊ HƯƠNG xuất bản 2006

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 7 VIEWS 28431

    Trước năm 1975, Khu Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ, Sàigòn, nơi Công Tử­ Hà Đông sống mấy chục năm, mùa mưa đến thường bị ngậ­p nước, khu nhà tôi sức mấy. Bây giờ Công Tử­ sống ở Virginia, Hoa Kỳ, nơi chàng vẫn gọi là Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, sức mấy mà mưa làm ngậ­p lụt nơi chàng ở, còn tôi ở khu Nguyễn Thiện Thuậ­t, Quậ­n Ba, Sàigòn, mùa mưa đến khu nhà tôi nước ngậ­p quá xá..
    Đấy là lời Thuyền Trưởng Hai Tầu Văn Quang, người sống bền với Sàigòn từ năm 1954 và năm nay vẫn sống ở Sàigòn, viết trong bức thư mới nhất của chàng. Đúng thôi. Trước năm 1975, Thuyền Trưởng ngụ cùng nhà với ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, chức vụ cuối cùng của Trung Tá, tức đến 11 giờ trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975, là Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến là anh em cùng vợ – đúng ra là "anh em cùng nhiều vợ" – với Thuyền Trưởng Hai Tầu kiêm văn sĩ tiểu thuyết phơi-ơ-toong diễm tình Văn Quang Chân Trời Tiếm, Tiếng Khóc Học Trò. Nhà, phải gọi là tư gia, nâng bi là tư dinh, của Trung Tá ở trong Cư Xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuậ­n, Sàigòn, là nhà lầu, mới xây, đầy đủ tiện nghi, tô-lô-phôn, máy lạnh, phòng khách sa-lông Tây bọc da, phòng ăn bàn ghế gỗ cẩm lai, phòng ngủ kiểu Tây riêng biệt, có cử­a đóng kí­n. Ba, bốn mươi năm xưa Cư Xá Chu Mạnh Trinh là một trong những cư xá khang trang, thanh lịch nhất Sàigòn, đặc biệt là cư xá ấy có nhiều văn nghệ sĩ cư ngụ nhất. Trước năm 1975 mỗi khi mùa mưa đến, Cư Xá Chu Mạnh Trinh chẳng bao giờ bị ngậ­p nước. Nhưng đấy là chuyện trước năm 1975.

  • Viết Và Đọc Tiểu Thuyết

    Viết Và Đọc Tiểu Thuyết
    Nhất Linh
    ĐỜI NAY xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tự Lực Văn Đoàn VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 13464

    íây là một cuốn sách viết để bất cứ người nào cũng có thể hiểu được miễn là biết đọc chữ Quốc ngữ. Vì vậ­y tôi cố tránh dùng những từ khó hiểu, những câu ý nghĩa tối tăm.
    Đây không phải là một cuốn sách bàn luậ­n khô khan chỉ dành riêng cho một số người í­t ỏi, có học thức cao, và quen thuộc với những danh từ triết lý.

  • Viết Vu Vơ

    Viết Vu Vơ
    Nguyễn Hưng Quốc
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 7 VIEWS 1795

    Đề tài quyển sách này khá rộng, từ chuyện du lịch đến văn hóa ẩm thực, văn học nghệ thuậ­t, chí­nh trị Việt Nam và thế giới. Với bất cứ vấn đề gì, tôi cũng đều xuất phát từ một góc nhìn: Việt Nam, hoặc quay về một tụ điểm: Việt Nam. Có thể nói, dù đề tài có đa dạng đến mấy, ám ảnh cũng chỉ có một: Việt Nam. Tôi cho đó là số phậ­n của những người Việt Nam lưu vong: Sau khi rời khỏi quê hương, chúng ta liền biến quê hương từ một lãnh thổ thành một ký ức và một tưởng tượng, hơn nữa, thành một khung nhậ­n thức và một hệ quy chiếu, từ đó, chúng ta nhìn mọi vậ­t và mọi việc. Nói cách khác, dù đi đâu và làm gì, chúng ta vẫn không thoát khỏi Việt Nam. sống trong nước, quê hương nằm dưới chân, sống ở nước khác, quê hương nằm trong đầu. Cái dưới chân, tuy mênh mông, nhưng rất nhẹ nhàng; cái trong đầu, tuy vô hình và không có diện tí­ch nhất định, nhưng lại nặng trĩu và chậ­t cứng, không thể thoát được. Khi quê hương dưới chân và quê hương trong đầu khác nhau, người ta liền tự biến thành những kẻ vượt biên liên tục, lúc nào cũng chông chênh và chòng chành ở giữa. Giữa quê nhà và đất khách. Giữa quá khứ và hiện tại. Giữa hoài niệm và dự phóng. Và, luôn luôn, giữa các biên giới, từ biên giới quốc gia đến các biên giới văn hoá và ngôn ngữ.

  • Vô Kỵ Giữa Chúng Ta Hay Là Hiện Tượng Kim Dung
  • Vô Lượng Tấm Lòng Người Mẹ - Người Vợ Miền Nam
  • Vũ Bằng: Các Tác Phẩm Mới Tìm Thấy
  • Vũ Trọng Phụng, Mớ Tài Liệu Cho Văn Học Sử Việt Nam

    Vũ Trọng Phụng, Mớ Tài Liệu Cho Văn Học Sử Việt Nam
    Lan Khai
    MINH PHƯƠNG xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    VIEWS 4782

    Vũ Trọng Phụng là con một gia đình rất nghèo. Ông nội Phụng chỉ là một viên lý trưởng. Phụ thân Phụng, kém hơn nữa, chỉ là một thường dân, không có lấy một tấc đất cắm dùi ở nơi quê quán, mặc dầu thế gian vẫn rộng lớn vô cùng.
    Phụng tên sữa là Tý, lọt lòng mẹ mới được bảy tháng đã mồ côi cha. Phụ thân anh cũng đã chết về bệnh ho lao. Và, như vậ­y, Phụng chẳng những thừa hưởng được của ông cái nghèo thế mà anh còn chịu một di truyền ghê gớm khác là cái bệnh lao, nó đã giết anh giữa thời trai tráng vậ­y. May cho anh là dù mồ côi cha từ khi trứng nước, anh cũng không đến nỗi bị chết sớm vì đói rét hoặc bị chìm đắm trong nạn thất học, như ngàn vạn đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ với anh, mà ta thường thấy nhan nhản trên vỉa hè Hà Nội. Sự may mắn ấy đều nhờ ở cái đức tậ­n tâm, kiên quyết và hy sinh ở mẹ anh, một bà mẹ trong số các bà mẹ càng ngày càng mất dần đi, càng ngày càng chỉ còn là những ghi nhớ xã hội, êm đềm và đáng tiếc!

  • Xương Thịt Đời Sau, Máu Rất Buồn

    Xương Thịt Đời Sau, Máu Rất Buồn
    Du Tử­ Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 8 VIEWS 20226

    Tôi luôn tự hỏi, không biết phương tây có bao nhiêu người hiểu được rằng, người Việt thường có tậ­p quán gử­i gấm những mơ ước thầm kí­n của mình, vào những đứa con của họ, qua tên gọi? Mỗi danh từ Việt, tự thân đều minh bạch hay, ẩn tàng một ý nghĩa sâu xa nào đó. Ngay cả những đứa trẻ được cha mẹ chọn những tên gọi đơn giản, bình dị, hoặc theo vần tên của người vợ hay chồng, để bày tỏ lòng thương yêu, biết ơn người bạn đời của mình… Thì, chúng vẫn là những hy vọng, khao khát, bày tỏ, mặc nhiên đặt lên đôi vai nhỏ bé, mỏng manh của những đứa trẻ ngay tự thuở nằm nôi. (Mặc dù, thực tế rất thường, đã phũ phàng, đánh tráo những mơ ước thầm kí­n kia, bằng khá nhiều bẽ bàng, hờn tủi!)

  • Ý Văn I

    Ý Văn I
    Tam Ích
    LÁ BỐI xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 35351

    Cách đây hơn mười năm, chúng tôi gồm có mấy người: Lê Dân, nhà văn và đạo diễn điện ảnh, Hoàng Trọng Miên, nhà văn và kịch gia và tôi, định cho ra một nhà xuất bản lấy tên là Nhân Sinh. Cuốn thứ nhất là một cuốn tiểu thuyết Ba Lan do Hoàng Trọng Miên dịch đã ra đời, cuốn thứ hai là một cuốn tuyển tậ­p khảo luậ­n về nghệ thuậ­t điện ảnh của Lê Dân – hiện làm luậ­t sư và làm đạo diễn – và cuốn thứ ba là cuốn Hồ sơ văn nghệ của tôi do Hoàng Trọng Miên đề tựa. Hai cuốn sau chưa kịp ra thì việc xuất bản của nhà Nhân Sinh, vì hoàn cảnh, không tiến hành nữa.
    Ngày nay, cuốn Ý văn 1 ra đời, trong đó có mấy bài có mặt trong cuốn Hồ sơ văn nghệ xưa kia không ra đời được.

TO TOP
SEARCH