CLOSE
Add to Favotite List

    SỬ ĐỊA

  • Tùng Thiên Vương

    Tùng Thiên Vương
    Ưng Trình - Bửu Dưỡng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 24 VIEWS 33

    Tùng Thiện Vương là một hoàng tôn, hoàng tử, hoàng đệ, hoàng thúc, Ngọc Điệp Tôn Phổ đã ghi chép rõ ràng. Đến làm tôi, làm con, sử gia cũng đã đăng vào chánh biên liệt truyện. Từ làm quốc sĩ cho đến thành " Nhất đại thi ông" trong khoảng ba bốn mươi năm, cuộc đời ông có lắm đoạn ly kỳ, nhiều nguy hiểm đến tính mạng. Tùng Thiện Vương cũng là một nhân vật tiếng tăm lẫy lừng trong một nền cổ học Việt Nam. Thi văn của Tùng Thiện Vương như cỏ hoa giữa núi, như mây mống trên trời, vẻ đẹp ở tinh thần.
    Đây là tác phẩm quý bởi vì trong lịch sử văn học nước nhà cũng như văn học sử các quốc gia trên thế giới, ít có những danh nhân được chính những hàng hậu duệ viết về mình như Tùng Thiện Vương. Tác phẩm này được viết bởi Ưng Trình tiên sinh, ông là cháu của Tùng Thiện Vương. Chính vì vậy mà những tư liệu về cuộc đời của Hồ Tùng Vương được viết một cách đầy đủ và chính xác. Tác phẩm trình bày rõ ràng cuộc đời của Cụ Vương, tường thuật lại những câu chuyện về cuộc sống đời thường khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành của cụ. Đồng thời phân tích những bài thơ mà cụ đã để lại cho con cháu đời sau.

  • Tướng Navarre Với Trậ­n Điện Biên Phủ
  • Văn Lang Dị Sử

    Văn Lang Dị Sử
    Nguyễn Lang
    AN TIÊM xuất bản 75

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 16 VIEWS 34

    Dị sử là lịch sử thần dị, lạ thường, là thực tại mang tính chất thi ca và thần thoại, phản ánh tâm hồn của những con người sống trong thiên nhiên và cuộc đời với tấm long cởi mở, hòa hợp, những con người còn nghe hiểu được tiếng chim, tiếng suối, còn nói chuyện được với sóng biển và sao trời.
    Văn Lang ngày xưa cũng là Việt Nam ngày nay. Tuy là dị sử mà không khác mấy với lịch sử hiện đại. Cũng khung trời ấy, cũng những con người ấy, cũng những bài học ấy, Nguyễn Lang đưa chúng ta về thăm quê hương cũ sáng đẹp nét nên thơ để chúng ta chứng kiến được chính lòng ta, nhận định được chính hoàn cảnh ta, nhìn lại bản thân ta. Tiếng sóng gào thét bên triền núi Tản Viên hôm nay vẫn còn là hiện thực.

  • Vạn Lý Trường Chinh
  • Về R

    Về R
    Kim Nhậ­t
    HOA ĐĂNG xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 28 VIEWS 18608

    “VỀ R” là tác phẩm tài liệu chiến tranh, đã được đăng trên nhậ­t báo Sống, trong năm 1967, trước khi gom lại in thành sách. Do đó, về phần kỹ thuậ­t, có thể có nhiều điều làm các Bạn không được hài lòng, mong các Bạn không nỡ trách. Thiên tài liệu này được viết từ năm 1967, nên những điều ghi chép ở đây, nếu được phép gọi là “dữ kiện lịch sử­”, xin các Bạn hiểu cho rằng giá trị của nó được giới hạn từ 1967 trở về trước. Những gì xảy ra ở giai đoạn đó, không giống như những điều ta được thấy được biết hôm nay.

  • Việt Hoa Thông Sứ

    Việt Hoa Thông Sứ
    Bế Lãng Ngoạn
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Sử Địa Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 10 VIEWS 52

    Niên hiệu Thái Hòa (1443 -1453) đời Lê Nhân Tông (1443 - 1459), Trạng Nguyên Nguyễn Trực và Bảng nhãn Trịnh Thiết Trường sang sứ Trung Quốc. Gặp kỳ thi, hai vị đó cùng xin ứng cử. Trong bài văn của Trịnh Thiết Trường có câu "Nam chi chu, Bắc chi mã". Thiết Trường liền viết chữ "mã" có ba nét chấm. Bởi vậy, văn Thiết Trường tuy hay nhưng quan trường lấy đỗ Bảng nhãn mà Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên.
    Nhưng, người Trung Quốc căm tức chữ "Bắc mã" là ngựa Tàu mà chỉ có ba chấm, tức ngựa chỉ có ba chân, nên khi tiễn sứ Việt Nam về nước, họ đem con ngựa buộc lại một chân để Trịnh Thiết Trường cưỡi. Nếu Thiết Trường không đi được sẽ phải lưu lại Trung Quốc để Nguyễn Trực về trước, Trịnh Thiết Trường biết vậy mới làm một cái chân giả bằng gỗ buộc vào chân ngựa nên ngựa ba chân mà vẫn đi được một dặm đường! Thấy thế sĩ phu Trung Hoa chịu Trịnh Thiết Trường ứng biên giới cởi chân ngựa cho đi đều với ngựa Nguyễn Trực.

  • Việt Kiều Ở Kampuchéa

    Việt Kiều Ở Kampuchéa
    Lê Hương
    TRÍ DŨNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 4407

    Người Việt sang đất bạn từ năm 1658. Tí­nh đến năm1970 tổng số kiểm soát được theo văn kiện chánh thức là 400.000 ngàn người.
    Hơn ba thế kỷ, kiều bào đã trải biết bao nhiêu cuộc thang trầm, bao nhiên trò dâu bể thiết nghĩ rất đáng ghi vào lịch sử­ nước nhà.
    Sống mồt thời gian ở Cao Miên, chúng tôi có nhiều dịp xê dịch khắp lãnh thỗ, tiếp xúc cùng đồng bào ruột thịt và thu thậ­p những dự kiện cần thiết về nguồn gốc cuộc di cư, các nơi định cư của mỗi giới, về phương diện kinh tế, xã hội, tôn giáo, văn hóa, chí­nh trị dựng nên quyển sách nhỏ này.

  • Việt Nam 1920-1945: Cách Mạng Và Phản Cách Mạng Thời Đô Hộ Thực Dân

    Việt Nam 1920-1945: Cách Mạng Và Phản Cách Mạng Thời Đô Hộ Thực Dân
    Ngô Văn
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 24 VIEWS 27667

    Tể từ Thế Kỷ XVI, bọn lái buôn và truyền giáo người xứ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đã từng lui tới các ven biển Đông Dương. Sau đó thì có những người Hà Lan, Anh quốc. Các Giáo Sĩ Ky-tô (Công Giáo) tới Nam Kỳ vào năm 1615. Mười năm sau, Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes chỉ dẫn cùng họ tạo ra chữ Quốc Ngữ, lấy chữ a b c viết ra tiếng An Nam, thay thế chữ Nôm, chữ viết hiện hành thời đó, mượn chữ Hán mà viết ra thành ra í­t người đọc nổi. Chẳng bao lâu về sau, ở Thành Rome có xuất bản quyển Giáo Lý bằng tiếng La-tinh và Quốc Ngữ. Lẽ cố nhiên, xin nhắc lại rằng việc phát minh chữ Quốc Ngữ sau này rất quan trọng trong việc truyền bá văn hóa Việt vào Thế Kỷ XX.

  • Việt Nam 1945-1990: Bốn Cuộc Chiến Tranh và Bài Học Lịch Sử

    Việt Nam 1945-1990: Bốn Cuộc Chiến Tranh và Bài Học Lịch Sử
    Lê Xuân Khoa
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 7086

    Lịch sử­ Việt Nam trong hơn nử­a sau thế kỷ XX là lịch sử­ của chiến tranh, tị nạn và những biến đổi lớn về chí­nh trị ở trong nước. Bắt đầu là cuộc xâm nhậ­p Đông Dương của đế quốc Nhậ­t Bản vào tháng Chí­n 1940 bắt buộc Pháp phải nhường Đông Dương cho Nhậ­t làm căn cứ quân sự nhưng Pháp vẫn được tiếp tục cai trị về hành chánh. Sau khi Nhậ­t tuyên chiến với Hoa Kỳ bằng cuộc tấn công Trân Châu Cảng tháng Mười Hai 1941, toàn cõi Việt Nam bắt đầu phải chịu sự oanh tạc của không lực Hoa Kỳ nhắm vào các căn cứ quân sự và các tuyến đường giao thông vậ­n tải của Nhậ­t. Không có số thống kê về các nạn nhân Việt Nam của những vụ oanh tạc này nhưng con số thương vong của thường dân vô tội trong hơn ba năm trời nhất định không phải là nhỏ.

  • Việt Nam Ca Trù Biên Khảo

    Việt Nam Ca Trù Biên Khảo
    Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 43

    Việt Nam Ca Trù Biên Khảo do hai cụ Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề biên soạn, bìa do họa sĩ Tạ Tỵ trình bày, Sách được tác giả tự ấn hành năm 1962 tại nhà in Văn Khoa. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu là bản in lần thứ nhất, có tình trạng đẹp gần như hoàn hảo, bìa, gáy và ruột sách rất đẹp, lõi sách chắc chắn.
    Một lối chơi phong lưu tao nhã, trải qua các triều đại từ trong cung cấm phổ biến ra chốn dân gian, tạo nên những áng văn chương tuyệt bút, rút cục rơi vào đồi truỵ lãng quên: đó là quá trình diễn biến của ca trù Việt Nam. Rất may nhờ sự phát triển của nền quốc học, chương trình Trung học hiện nay đã dành một chỗ ngồi danh dự cho những bài hát nói của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương, Tản Đà.
    Nhưng hát nói không phải là tất cả của ca trù Việt Nam, cũng như khuôn mặt không phải là tất cả của con người. Hát nói chỉ là một thể ca trù được các tao nhân mặc khách ưa chuộng nhất, vì thế đã được lưu lại những áng văn chương bất hủ. Ở con người, nếu chú trọng sửa sang khuôn mặt quá nhiều, sẽ không còn thời giờ nghĩ tới chân tay, tới đức hạnh. Về ca trù cũng vậy, trước kia các văn gia chỉ ưa chuộng hát nói, sau này sách báo cũng chỉ nghiên cứu về hát nói, nên các thể ca trù khác lần lần bị suy tàn đi. Người ta dường như quên mất rằng ngoài hát nói ra, ca trù còn tới hơn 40 thể khác. Ở cuốn sách này, độc giả sẽ được tìm hiểu về các mặt của ca trù.

  • Việt Nam Cộng Hòa Những Năm Xáo Trộn

    Việt Nam Cộng Hòa Những Năm Xáo Trộn
    Lâm Vĩnh Thế
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 15 VIEWS 3142

    Trong khoảng thời gian từ sau ngày 01-11- 1963, sau khi chí­nh quyền Ngô Đình Diệm bị lậ­t đổ trong một cuộc đảo chánh đẩm máu chấm dứt nền Đệ Nhứt Cộng Hòa, cho đến ngày 31-10-1967 khi hai Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ tuyên thệ nhâm chức Tổng Thống và Phó Tổng Thống khai sinh nền Đệ Nhị Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã trải qua một giai đoạn cực kỳ hỗn loạn về chí­nh trị.
    Về phương diện quân sự, giai đoạn nầy là giai đoạn leo thang rất khốc liệt của chiến tranh tại Việt Nam. Một mặt, Miền Bắc không ngừng gia tăng số quân xâm nhậ­p vào Miền Nam bằng đường mòn Hồ Chí­ Minh. Theo báo cáo của Cơ Quan Trung Ương Tinh Báo của Hoa Kỳ (Central Intelligence Agency, viết tắt là CIA), mức xâm nhậ­p cán binh Miền Bắc từ 35.000 của năm 1965 đã tăng lên đến 90.000 vào năm 1967.

  • Việt Nam Danh Nhân Tự Điển

    Việt Nam Danh Nhân Tự Điển
    Nguyễn Huyền Anh
    HỘI VĂN HÓA BÌNH DÂN xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 26 VIEWS 55

    Việt Nam Danh Nhân Tự Điển của Nguyễn Huyền Anh biên chép thân thế và sự nghiệp của những người Việt Nam, theo các biến chuyển thăng trầm trải qua gầm 4000 năm lịch sử, hoặc đã hy sinh xương máu để chống ngoại xâm, hoặc bằng những đức tính, những cử chỉ cao đẹp, đã giữ lấy nhân phẩm, bảo toàn nếp sống hợp với đạo lý của dân tộc.
    Bằng quan niệm “cái quan luận định” tác giả chỉ trình bày một số nhân vật quá cố có những thành tích thật rõ ràng được mọi người công nhận. Những người ấy đều đáng gọi là danh nhân vì họ đã đem tài lực và bằng những cố gắng lỗi lạc phi thường thực hiện được những công cuộc hữu ích, tô bồi cho Đất nước mỗi ngày thêm rạng rỡ, vững vàng.

  • Việt Nam Dưới Thời Pháp Đô Hộ

    Việt Nam Dưới Thời Pháp Đô Hộ
    Nguyễn Thế Anh
    LỬA THIÊNG xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 50

    Việt Nam thời Pháp đô hộ được dùng làm tài liệu giảng dạy khi môn lịch sử Việt Nam được dạy bằng tiếng Việt tại các trường đại học ở miền Nam trước đây. Tuy nhiên với tinh thần khoa học trong sáng, nghiêm túc; kỹ năng khai thác, xử lý tài liệu tài tình, quyển sách này của Nguyễn Thế Anh (NTA) đã vượt khỏi phạm vi một quyển giáo trình Việt sử để trở thành một cuốn sách gối đầu giường cho những ai muốn tìm hiểu về một thời quá vảng của lịch sử dân tộc. Nội dung sách được chia làm 3 phần.
    Phần 1 nói về Sự chiếm cứ quân sự của Pháp
    Phần 2 của tác phẩm trình bày về Chế độ thuộc địa.
    Phần 3 của tác phẩm chính là đề cập đến các phong trào quốc gia của Việt Nam với tên gọi Phản ứng của dân Việt Nam đối với chế độ thuộc địa.

  • Việt Nam Gấm Vóc

    Việt Nam Gấm Vóc
    Phan Xuân Hòa
    THỤY ĐÌNH xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 50

    Để tỏ lòng biết ơn các bậc Tiền bối trong công cuộc xây dựng giang sơn, chúng tôi viết quyển "Việt Nam gấm vóc" này. Trước hết với chương I "Địa thế", chúng tôi trình bày để độc giả rõ nước Việt Nam có những núi, cao nguyên, bình nguyên, sông ngòi, biển và bờ biển như thế nào? Khí hậu, thảo mộc ra sao? Rồi chúng tôi sẽ đưa độc giả đi xem những danh lam thắng cảnh đã nêu cao giá trị cho giải giang sơn cẩm tú của con Lạc cháu Hồng. Qua chương II "Nhân Văn", chúng tôi sẽ nói đến nguồn gốc, đến sự trưởng thành trên một nền đạo lý phong phú, và đến bước nam tiến anh dũng, của dân tộc, với những Lễ nghi Phong tục tôn nghiêm và thuần mỹ, từng để lại dấu vết vẻ vang trong lịch sử. Sau hết chương III sẽ thuật qua đời "Sinh hoạt kinh tế" trên những thửa ruộng phì nhiêu, trong sơn hải đa tài sản, của một dân tộc không thiếu đức tính cần mẫn, kiên nhẫn và tinh xảo."

  • Việt Nam Giáo Sử - Quyển 1
  • Việt Nam Giáo Sử - Quyển 2
  • Việt Nam Máu Lửa

    Việt Nam Máu Lửa
    Nghiêm Kế Tổ
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 5 VIEWS 9215

    Trậ­n đại-chí­ến thứ hai đã chí­nh-thức kết-liễu từ 1945 do sự đầu-hàng không điều-kiện của các lực-lượng Phát-Xí­t Đức-Ý-Nhậ­t.
    Các dân-tộc đã tưởng rằng, nhân-loại sẽ vui vẻ dắt tay nhau trên đường kiến-thiết, sẽ tu sử­a lại những thành-phố nát-tan vì bom đạn, sẽ phát-triển sức sống mới dưới ánh sáng của khoa-học văn-minh.
    Các dân-tộc đã tưởng rằng, con người vừa trả qua một đe-doạ ghê-gớm của những hung-thân ác-quỷ, sẽ tự-giác trong tư-tưởng, thanh-toán mọi xấu-xa nhơ-nhớp còn tồn-tại, sẽ tự-giác giải-thoát mình và tự đặt nhiệm-vụ giải-thoát người khác khỏi sự mọi rợ của xí­ch-xiềng áp-bức.
    Nhưng buồn thay!….

  • Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi
  • Việt Nam Ngoại Giao Sử
  • Việt Nam Nhân Vật Chí Vựng Biên

    Việt Nam Nhân Vật Chí Vựng Biên
    Thái Văn Kiểm - Hồ Đắc Hàm
    BỘ QUỐC GIA GIÁO DỤC xuất bản 1962

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 26 VIEWS 50

    Muốn biết việc xưa, nên xem truyện cổ. Xem truyện cổ để hiểu cách xử thế, hành sự của người xưa, suy luận và rút kinh nghiệm để xử sự trong thời nay.
    Vì lẽ đó mà ông Phó Duyệt đã khuyên vua Cao Tôn nhà Thương: "Người ta cần nghe biết cho thật nhiều, để lập nghiệp; muốn vậy phải học những lời dạy của người xưa; nếu không noi theo xưa, cứ tự ý làm, mà được vĩnh viễn trên đời, thì Duyệt này chưa từng nghe vậy!"
    Tếp theo lời ông Phó Duyệt, Đức Khổng Tử cũng có nói:
    "Ta sinh ra không phải tự nhiên mà biết được mọi việc trái lại phải ham học người xưa, siêng năng tìm tòi vậy đó".
    Nước ta lập quốc từ thời Hồng Bàng tới nay đã mấy chục thế kỉ, trong khoảng thời gian đó, các nhà chép sử đã biên theo từng thời đại những việc hưng vong thành bại, những điều đắc thất thị phi, thảy thảy đều có ghi chép rõ ràng.
    Song các pho sách đều biên soạn bằng chữ Hán, ngày nay khó đem ra phổ biếm, vì rằng chữ Hán mất tính thông dụng như ngày xưa, và do đó những tài liệu quý báu của ta lần hồi có thể bị chìm đắm trong sự lãng quên.

  • Việt Nam Nhìn Từ Bên Trong

    Việt Nam Nhìn Từ Bên Trong
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 6 VIEWS 9265

    Lịch sử­ của loài người đã như thế thì lịch sử­ Việt Nam cũng không khác trên đại thể. Đã có những sấm kí­ viện dẫn để đưa các thần tử­ lên ngôi hoặc đành chịu là giặc, chưa kể những người chết khuất lấp trong xóm làng, buôn rẫy vừa vặn với tầm mức của mình và với cả tình thế vây quanh. Cơn biến động chí­nh trị xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ XIX, XX đưa đất nước vào quỹ đạo của thế giới khiến các ước vọng trở thành to rộng hơn. Những nhà chí­nh trị tiên tri đã không chịu dừng lại ở việc đặt một kế hoạch hướng đến một tương lai cho là gần mà còn có thể nói là họ muốn mở đầu thời đại: nguyên/nguơn – không phải triều đại, để lặp lại dấu vết của quá khứ. Họ muốn mở đầu một thế giới mới to rộng hơn địa vực Việt Nam trước mắt. Ước vọng này rõ ràng là vượt quá khả năng của họ, í­t nhiều gì cũng cho thấy không nằm ở cuộc đời này tuy nó đã hiện diện trong đầu óc những con người cụ thể dí­nh liền với địa phương, chịu ảnh hưởng khu vực văn hoá rõ rệt. Tuy nhiên với hoàn cảnh lịch sử­ như đã nói, thời hiện đại Việt Nam phát sinh và nuôi dưỡng không phải chỉ những lãnh tụ mà còn cả những người mang sắc thái í­t nhiều lệch lạc với thực tế bình thường, đông đảo hơn, phức tạp hơn, tạo thành một sức mạnh nâng đỡ lãnh tụ, đưa đẩy trào lưu lịch sử­ đến những bến bờ không nằm trong khuôn khổ ước mơ lúc ban đầu. Nhưng rồi bóng cây nấm nguyên tử­ chậ­p chờn, tiếng ầm ầm của cơ khí­, xấp vải nilông, miếng kẹo thơm bọc giấy bóng... những gì cụ thể đó sẽ làm tàn ước mơ, lệch mơ ước nhiều lúc đến mức tàn nhẫn, gây “bức xúc”, “nhức nhối”... như bây giờ người ta vẫn thường nói tự an ủi để khỏi phủ nhậ­n bản thân trước nền độc lậ­p không như ý muốn, trước tình trạng xã hội tàn tệ diễn ra trước mắt mà không đủ dũng khí­ ra tay lần nữa.

  • Việt Nam Pháp Thuộc Sử

    Việt Nam Pháp Thuộc Sử
    Phan Khoang
    KHAI TRÍ xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 25 VIEWS 62

    Lịch sử cuộc mất chủ quyền của một nước là lịch sử tối cần thiết cho nhân dân nước ấy.
    Vì có thấy rõ việc trước mới đề phòng và lo liệu cho việc sau, có thấy những sai lầm, những đắc sách của người xưa, thì người nay và người sau mới lo tránh hoặc gắng bắt chước theo; có cảm những hờn tủi của người dân mất nước mới phấn khích, tự cường mà mưu nghĩ đến cuộc phục hưng.
    Trong lịch sử cận đại của người Việt Nam, sự can thiệp của nước pháp, như lấy Nam kỳ làm thuộc địa, đặt bảo hộ ở Trung và Bắc kỳ là một biến cố lớn lao và hệ trọng.
    Từ trước đến nay, biến cố ấy chỉ ghi chép trong các sách, sử, rời rạc tùy theo việc lặt vặt, chưa có một quyển sử nào chuyên chép riêng ra và đầy đủ. Mà những sự tình trong 80 năm ngoại thuộc ấy lại tô điểm bởi một cuộc chống chọi, tranh đấu không ngừng của dân tộc Việt Nam, đáng cho hậu thế chiêm nghiệm biết bao !

  • Việt Nam Phật Giáo Sử Lược

    Việt Nam Phật Giáo Sử Lược
    Mật Thể
    MINH ĐỨC xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 44

    Về kiến thức giáo lý Phật giáo, Thượng toạ Mật Thể vốn là giáo sư trường Sơn Môn Phật Học Huế được đánh giá là một tác giả có biên soạn được cuốn sách vừa có tính vững chãi ở phương diện biên khảo, vừa có sự am hiểu giáo lý nhà Phật.
    Nội dung của cuốn “Việt Nam Phật giáo sử lược” được chia làm hai phần:
    Phần I: Tự luận
    Phần Tự luận chia làm bốn chương. Trước hết thuật qua lược sử của đức Thuỷ tổ Phật giáo và tình hình duyên cách Phật giáo ở Ấn Độ, rồi đến Phật giáo ở Tàu; địa thế nước Việt Nam, nguồn gốc và tinh thần người Việt Nam.
    Phần II: Lịch sử
    Phần Lịch sử chia thành mười chương. Bắt đầu khảo xét về Phật giáo từ khi mới du nhập, lần lượt qua các triều đại cho đến thời hiện đại.

  • Việt Nam Phong Sử
  • Việt Nam Quốc Dân Đảng

    Việt Nam Quốc Dân Đảng
    Hoàng Văn Đào
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 30 VIEWS 34

    Trong hàng ngũ cách mạng quốc gia. Việt Nam Quốc Dân Đảng là Đảng tiền tiến, có một tổ chức kiện toàn, hoạt động liên tục nhất và thành tích nhiều nhất.
    Trên bảng vinh quang ghi danh những vị hy sinh cho chính nghĩa trong hơn 40 năm qua, Việt Nam Quốc Dân Đảng là Đảng đã cống hiến nhiều anh hùng liệt nữ cho Tổ Quốc và Dân Tộc.
    Trên chính trường tranh đấu chống Thực, Phong, Cộng và Độc Tài, Việt Nam Quốc Dân Đảng là hàng ngũ tiền phong đông đảo nhất, và cũng là thành trì tranh đấu cuối cùng cho Tự Do Dân Chủ.
    Đã có nhiều báo chí trong nước cũng như ngoại quốc, đã có nhiều văn sĩ cũng như ký giả viết về Việt Nam Quốc Dân Đảng nhưng phần đông chỉ diễn đạt mô tả được một khía cạnh nào về Việt Nam Quốc Dân Đảng mà thôi, không những thế, đôi khi còn vì lý do này hay lý do khác, tác giả lại còn trình bày sai lầm, nếu không phải là xuyên tạc mục đích cũng như lịch trình tiến triển Việt Nam Quốc Dân Đảng.

  • Việt Nam Sử Lược

    Việt Nam Sử Lược
    Trần Trọng Kim
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 54 VIEWS 72538

    Sử­ là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vậ­n hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc. Chủ đí­ch là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời này.
    Người trong nước có thông hiểu những sự tí­ch nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình. Bởi những lẽ ấy cho nên phàm dân tộc nào đã có đủ cơ quan và thể lệ làm cho một nước độc lậ­p, thì cũng có sử­ cả. Nước Việt ta khởi đầu có sử­ từ đời nhà Trần, vào quãng thế kỷ thứ XIII. Từ đó trở đi nhà nào lên làm vua cũng trọng sự làm sử­. Nhưng cái lối làm sử­ của ta theo lối biên niên của Tàu. nghĩa là năm nào tháng nào có chuyện gì quan trọng thì nhà làm sử­ chép vào sách. Mà chép một cách rất vắn tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ không giải thí­ch cái gốc ngọn và sự liên can việc ấy với việc khác là thế nào.

  • Việt Nam Tây Thuộc Sử

    Việt Nam Tây Thuộc Sử
    Đào Trinh Nhất
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 3 VIEWS 1511

    Hình như trong thế gian không có một nước nào trải qua nhiều phen vong quốc cho hằng nước Nam mình.
    Thuở xưa Bắc thuộc 3 lần trước sau 1050 năm.
    Ngày nay Tây thuộc chưa biết đến bao giờ.
    Vậ­y thì sự bại vong của ta có lai lịch và duyên do thế nào, ta càng phải nên tìm tòi hiểu biết.
    Song chuyện hại vong dĩ vãng đã có những khúc vãn hồi của lịch sử­ và mây mù thời gian che khuất đi lâu rồi, không cần bươi móc trở lại nữa. Sự cần thiết là nên tìm tỏi câu chuyện hại vong gần đây.

  • Việt Nam Thời Bành Trướng : Tây Sơn

    Việt Nam Thời Bành Trướng : Tây Sơn
    Nguyễn Phương
    KHAI TRÍ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 54

    Nước Đại Việt dưới triều đại Tây Sơn, có quan hệ ngoại giao với các nước Xiêm La và Trung Quốc ở triều Mãn Thanh.
    Nguyễn Huệ – tức Hoàng Đế Quang Trung – là một nhà cầm quân thành công trong lịch sử Việt Nam. Không những thế, ông cũng là vị Hoàng Đế giỏi về mặt ngoại giao. Đường lối chính Trị của Hoàng Đế Quang Trung đã được thể hiện một cách sinh động trên những văn từ giao thiệp với nhà Thanh, của những người dưới quyền ông, như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Văn Dũng, Vũ Huy Tấn…

  • Việt Nam Thời Khai Sinh

    Việt Nam Thời Khai Sinh
    Nguyễn Phương
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 43

    Kể ra, trong các giai đoạn của lịch sử nước nhà, thời khai sinh là thời ít được nghiên cứu hơn cả, và cũng là thời u ám nhất. Thoảng hoặc có học giả nào nhìn vào, thì lại nhìn với những quan niệm phát xuất từ thời xa xưa, thiếu hẳn đường lối và phương pháp. Bởi đó, người đọc khó mà thấy rõ được sự thật huy hoàng và đẹp đẽ của lúc hừng đông.
    Để có thể đi vào vấn đề một cách vô tư, chúng tôi đã cố áp dụng phương pháp sử học vào mỗi tài liệu, mỗi sự kiện, không lo sợ khi gặp phải những câu hỏi khó khăn cũng không ngần ngại nói lên những sự thật gây cấn. Không có mục đích nào khác ngoài việc tìm cho được chân lý về quá khứ của dân tộc, chúng tôi hy vọng tập Việt Sử, Thời Khai Sinh có thể giúp được nhiều độc giả thấy rõ hơn nguồn gốc Việt Nam, và nhờ đó, thêm tin tưởng cùng hãnh diện.

  • Việt Nam Tranh Đấu Sử

    Việt Nam Tranh Đấu Sử
    Phạm Văn Sơn
    VIỆT CƯỜNG xuất bản 1959

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 13412

    Nước Việt-Nam còn, dân Việt Nam mạnh, đó là nhờ í­t công trình chiến đấu, xây dựng đầy gian khổ và hy sinh của mọi tầng lớp nhân dân.
    Cuốn sách rày được viết ra khônq ngoài múc đí­ch kể công sự nghiệp vô cùng vĩ đại của tiền nhân chúng ta từ bốn ngàn năm trước.

  • Việt Sử Giai Thoại

    Việt Sử Giai Thoại
    Đào Trinh Nhất
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 7 VIEWS 8731

    Người ta gọi “giai thoại” là việc tốt, chuyện hay thường truyền tụng ở dân gian. Sách làm ngày xưa cũng có một quyển đề là “Tùy Đường giai thoại”, chép những chuyện hay trong đời Tùy Đường. Theo nghĩa chữ Pháp thì “giai thoại” (anecdote) là chuyện vặt, chuyện dậ­t sử­, có cái không đáng tin.
    Nhưng quyển này thì đáng tin, tác giả thuậ­t theo chuyện cổ nước nhà, độc giả không tốn công mà thí­ch đọc, lại biết được nhiều chuyện hay. Đoạn thì dẫn sách ta, đoạn thì dẫn sách Tàu, sách Tây, đủ cả, y như một bài khảo cứu. Lời văn lại lưu loát, câu văn có thú vị, không đến nỗi khô khan như văn khảo cứu.

  • Việt Sử Giai Thoại - Tậ­p 1

    Việt Sử Giai Thoại - Tậ­p 1
    Nguyễn Khắc Thuần
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 45 VIEWS 48199

    Việt Sử­ Giai Thoại là bộ sách khai thác những ghi chép của các bộ chí­nh sử­ xưa. Tuy nhiên, nếu các tậ­p trước, nguyên tắc này được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, thì ở tậ­p này, tậ­p 40 giai thoại từ thời Hùng Vương đến hết thế kỉ thứ X, chúng tôi buộc phải có một vài thay đổi nhỏ. Như bạn đọc đã biết, để viết về thời đại Hùng Vương và An Dương Vương, các bộ chí­nh sử­ xưa đã dựa chủ yếu vào dã sử­ hoặc truyền thuyết dân gian. Hẳn nhiên, truyền thuyết dân gian không phải là sử­ nhưng truyền thuyết dân gian bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở của một sự thực lịch sử­ nào đó. Một khi trong tay mình có đầy đủ những tài liệu mà chí­nh sử­ xưa đã khai thác, chúng tôi nghĩ rằng, tốt nhất là mình hãy tự giới thiệu lấy, không nên trí­ch lục những gì mà chí­nh sử­ xưa đã trí­ch lục. Xưa nay, tam sao thất bản vốn là chuyện chẳng hay. Từ cách nghĩ này, chúng tôi đã viết một só giai thoại trên cơ sở trí­ch dịch một số sách như: Lĩnh Nam chí­ch quái, Việt điện u linh tậ­p ...

  • Việt Sử Tân Biên 1

    Việt Sử Tân Biên 1
    Phạm Văn Sơn
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1956

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 21 VIEWS 5990

    Họ Hồng Bàng ra đời trước Thiên Chúa kỳ nguyên ngồi 30 thế kỷ.
    Với họ Hồng Bàng xuất hiện một dân tộc tại vùng hạ lưu sông Dương Tử­ phêu bạt dần xuống miền Đông Nam Trung Quốc, vịnh Bác Việt và ngày nay dừng chân bên bờ biển Tiêm La.
    Dân tộc đó là dân tộc Việt Nam.
    Bắc, qua nhiêu thể hệ Việt Nam chống nhau với Đế Quốc Hán tộc, một khối người trên 400 triệu, diện tí­ch 3.637.000 cây số cuông, một quôc gia đông đảo, rộng rãi và trước đây văn minh vào bậ­c nhất trên thế giới. So sánh với Trung Quốc hùng vĩ như cậ­y, Việt Nam chỉ là một Quốc gia nhược tiểu, dân số chưa nổi một phần hai mươi, đất đai gồm lại chỉ là cát giải nếu Trung Quốc có thể ví­ là cái áo.
    Nam, từ đệ tam thế kỷ sau Tây Lịch Việt Nam luôn luôn bị nạn quấy phá của Chiêm thành tuy chảng là một nước lớn nhưng củng là một dân tộc đã tiến hóa và kiệt hiệt dưới trời Đông Nam Á ngót một ngàn năm.

  • Việt Sử Tân Biên 2

    Việt Sử Tân Biên 2
    Phạm Văn Sơn
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1958

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 24 VIEWS 5197

    Nhà Lý cáo chung tứ mạng sau 215 năm cầm đầu dân tộc Việt Nam.
    Ông vua cuối cùng của Lý triều đến Huệ tôn thì không còn đủ năng lực và trí­ sáng suốt để đảm nhiệm trọng trách của mình đối với Quốc gia, Dân tộc. Tháng10 năm giáp thân, (1225), Huệ tôn tự bỏ ngai vàng, nhường đế vị cho Công chúa Phậ­t Kim mới 7 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Chiêu Hoàng.
    Huệ tôn xuất gia đầu Phậ­t tại chùa Chán Giáo. Trong những năm cuối cùng của họ Lý - nước nhà đã trải nhiều ly loạn, nhân dân từ các vùng thành thị đến thôn quê điêu đứng lầm than hết chỗ nói. Nạn giặc cướp, trộm đạo, quan tham lại nhũng hoành hành khắp mọi nơi.

  • Việt Sử Tân Biên 3

    Việt Sử Tân Biên 3
    Phạm Văn Sơn
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1959

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 1430

    Đầu thế kỷ XVI, con cháu vua Lê Thái Tổ hư hèn, nạn chém giết nhau vì quyền vị đà khai diễn hàng ngày giữa các phần tử trong Hoàng gia, rồi ra tới ngoải triều đình việc vua giết tôi, tôi giết vua cũng luôn luôn xuất hiện khiến cái ngai vàng của vua Lê Chiêu Tông phải gảy gục, rồi nhà Mạc ra đời chiếm giữ toàn thể cõi Bắc.
    Họ Trịnh lấy vua Trang tông làm bung xung xưng vương ở đất Thanh, họ Nguyễn chẳng chịu kém cũng dựng cờ tự trị tại hai miên Thuận, Quảng.

  • Việt Sử Tân Biên 4

    Việt Sử Tân Biên 4
    Phạm Văn Sơn
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1961

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 1393

    Việt Sử Tân Biên quyển 4 tiếp tục trình bầy cùng bạn đọc những sự việc xảy ra từ cuối đời Tây-Sơn qua đời Nguyễn - sơ là một giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng từ cuối thế kỷ XVIII qua thượng bán thế kỷ XIX.
    Chúng tôi nói như vậy là vì lúc này về phía Tây-phương đang có những thay đổi lớn lao : (và những sự thay đổi của Tây-phương thuở đó có nhiều ảnh hưởng đến Á-châu) nền kỹ nghệ ở đây bột phát làm cho nhiều nước như Anh, Mỹ, Pháp, Bào-đào-nha, Hòa-lan v.v... trở nên vô cùng thịnh đạt và do đó họ phải ào ạt xuất dương đi kiếm thị trường và nguyên liệu. Lại cũng do vấn đề sản xuất quá thặng dư, một vấn đề khác tự nhiên được đặt ra tai hại cho các dân tộc chậm tiến là vấn đề các cường quốc Tây-phương ganh nhau chiếm đất rồi chiếm cả người lẫn của ở nhiều lục địa lạc hậu để Xây dựng đế quốc.

  • Việt Sử Tân Biên 5

    Việt Sử Tân Biên 5
    Phạm Văn Sơn
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1961

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 25 VIEWS 1805

    Việt-Nam do hai Hòa-ước 1862 và 1884 đã mất dần đất đai vào tay đế-qúổc Pháp. Bắt đầu là Nam-Kỳ, vùng này đã được con dân Việt-Nam đổ bao nhiêu mồ-hôi nước mắt không riêng từ Gia-Long khi còn là Đại Nguyên súy nhiếp quốc chính. Các tiên chúa trước Cao-Hoàng nhà Nguyễn và các đồng bào nông dân trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh đã âm-thầm trút rất nhiêu xương máu, đã hao tốn rất nhiêu trí-lực mới đặt chân được vào miền Đồng-nai, biến nơi đây muỗi mòng, rừng rậm, lam chướng này ra giải đất phì-nhiêu chan hòa sinh-khí.

  • Việt Sử Tân Biên 6

    Việt Sử Tân Biên 6
    Phạm Văn Sơn
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 1867

    Hòa-ước Giáp-Thân ký ngày 6-6-1884 giữa các ông Ngnyễn-văn-Tường, Phạm-thận-Duật đại-diện Nam-triều và Patenôtre đại-diện chánh-phủ Paris đã là bản án khai tử đối với nền độc-lập của Việt-Nam cuối thế-kỷ XIX.
    Hy-vọng cứu-vãn đại-cục nước nhà bấy giờ đã thành cái bóng mỗi phút một mở thêm trên bầu trời chánh-trị Việt-Pháp. Trong lúc này binh đội của nhà Thanh đã rút khỏi về bên kia biên giới, quân lực của Tiết-chế quân-vụ Hoàng-kế-Viêm cũng đã chìm lặng dần trên xứ Bắc.

  • Việt Sử Tân Biên 7

    Việt Sử Tân Biên 7
    Phạm Văn Sơn
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 1022

    Albert Sarraut nguyên Toàn quyền Đông Dương trên bốn chục năm trước đây có phổ biến một tác phẩm nhan đề là "Grandieur et servitude coloniale" (Vinh nhục của -chủ nghĩa thuộc địa) trong đó mặc dầu có sự ca tụng chánh sách thực dân của nước Pháp nhưng cũng có lời thành thực thú nhận rằng chánh sách thuộc địa nào cãng phải dựa vào cường quyền hay bạo lực. Ngoài ra kẻ đi chinh phục bao giờ cũng đặt quyền lợi của mình và của xứ sở mình trên hết.

  • Việt Sử Thông Lãm

    Việt Sử Thông Lãm
    Vũ Huy Chân
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 40

    Việt Sử Thông Lãm, là cuốn sử liệu viết bằng văn vần, kể từ thời lập quốc cho đến hết thời Bắc thuộc. Sách dường như đã được viết từ lâu lắm, nhưng trải qua nhiều năm di tản vì chiến tranh, bản thảo nhiều phần bị thất lạc, cho nên mãi đến năm 1973 mới được xuất bản ở Sài-gòn.

  • Việt Sử Tiêu Án

    Việt Sử Tiêu Án
    Ngô Thời Sỹ
    VĂN HÓA Á CHÂU xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 137

    Việt Sử Tiêu Án là tác phẩm phê bình lịch sử, do Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ (1726 - 1780) viết. Tác phẩm nêu lên những nghi vấn và quan điểm về những nghi án trong sử Việt qua các bản cựu sử từ đời Hồng Bàng đến hết thời kỳ Minh thuộc (1428).
    Ngô Thời Sỹ, tự là Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, đạo hiệu Nhị Thanh cư sĩ, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (sau thuộc tỉnh Hà Đông, và nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông đỗ Tiến sỹ đời Cảnh Hưng thứ XXVII, Tây lịch năm 1766 triều đại nhà Lê.
    Cho dù một số quan điểm trong cuốn sách chưa được chính xác tuyệt đối nhưng cũng chứng tỏ trong tinh thần truyền thống Việt Nam luôn có yếu tố khoa học cầu chân

  • Việt Sử Toàn Thư

    Việt Sử Toàn Thư
    Phạm Văn Sơn
    THƯ LÂM ẤN THƯ QUÁN xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 44 VIEWS 18503

    Người Việt Nam thuộc giống da vàng. Kẻ làm nghề lao động dầm mưa dãi nắng da ngăm ngăm đen. Người làm các nghề nhàn nhã í­t ra ngoài trời thì da trắng mầu ngà. Về chiều cao, người Việt Nam phần nhiều tầm thước (không cao không thấp), nhỏ hơn người Tầu chút í­t - mặt phần nhiều xương xương, trán cao rộng, mắt đen và hơi xếch về phí­a bên, gò má cao, mũi hơi tẹt, môi hơi dầy, răng to thường khểnh, râu thưa, tóc đen và nhiều, cắt ngắn. Dáng đi lanh lẹ, vẻ mặt lanh lợi, thân hình mảnh dẻ nhưng cứng cát và vững chắc.
    Y phục của người đàn ông Việt Nam thường dài, rộng trong áo hẹp. Người lao động vậ­n quần áo ngắn, ở nơi tỉnh thành dùng mầu trắng, chốn thôn quê dùng mầu nâu hoặc đen, đi ra ngoài thăm bè bạn, dự lễ nghi thường mặc thêm chiếc áo thâm dài quá gối. Ở chốn thôn quê thì thêm chiếc khăn đen hay quấn ngang đầu làm cho vẻ mặt thêm phần nghiêm trang. Ngày nay, ở các thành thị, những người tân tiến như các công chức, trí­ thức, sinh viên là những phần tử­ có tiếp xúc với văn hóa Tây phương thường vậ­n Âu phục do lẽ thuậ­n tiện và mỹ thuậ­t.
    Phụ nữ Việt Nam ở các đô thị Bắc Việt và Trung Việt thường mặc quần trắng hay đen, nhưng áo dài thì thay đổi nhiều mầu, chí­t khăn đen, cuộn tròn ngang đầu. Ở thôn quê thì mặc váy, có yếm che ngực, lại cũng có nhiều người mặc quần như đàn bà thành thị. Ở Nam Việt, đàn bà ưa mặc quần đen, áo ngắn và búi tóc.

  • Việt Sử : Xứ Đàng Trong

    Việt Sử : Xứ Đàng Trong
    Phan Khoang
    KHAI TRÍ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 114

    Việt Sử: Xứ Đàng Trong (1558-1777) - Cuộc Nam Tiến Của Dân Tộc Việt Nam không chỉ là một cuốn lịch sử của một phần cơ thể dân tộc, quốc gia Việt Nam mà còn là một trong những cuốn sách đầy đặn bậc nhất ở thập kỷ 60 về những vấn đề cơ bản của công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ ngót 300 năm. Đặc biệt, cây bút sử học Phan Khoang có được những nhận định về bản chất của các sự kiện lịch sử (vốn rất phức tạp và chồng chéo) được đưa ra trong quá trình “phục hiện lịch sử Đàng Trong”, sau gần 50 năm, vẫn có sức tham khảo, gợi mở với nhận thức lịch sử ngày nay.
    Từ khi mới ra mắt bạn đọc đã sớm được ghi nhận. Vấn đề là ở chỗ, tác phẩm này không chỉ là sự phục hiện hệ thống và chi tiết nhất về lịch sử hình thành Vương triều Nguyễn nói riêng và lịch sử Đại Việt thời Lê - Trịnh nói chung, mà còn được dưa trên căn bản hệ thống tư liệu rất đồ sộ, quý hiếm. Chúng ta biết rằng, viết về lịch sử xứ Đàng Trong, không chỉ đụng đến lịch sử cuộc Nam tiến hào hùng, đẫm mồ hôi nước mắt của những người con dân Việt can đảm và khai phóng, mà còn đề cập đến lịch sử của vương quốc Chăm Pa, vấn đề Chân Lạp… những thách đố với giới sử học lúc đó và cả ngày hôm nay.

  • Vĩnh long Xưa và Nay

    Vĩnh long Xưa và Nay
    Huỳnh Minh
    CÁNH BẰNG xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 43

    Vào thuở quân Pháp chưa chiếm 3 tỉnh miền tây, chợ Vĩnh Long nhóm họp nơi voi đất thuộc địa phận khóm 1 Phường 5, những cư dân buôn bán, mặc toàn bà ba vải ú, bao gồm gánh gióng, thúng, mê, mẹt, ngồi rải rác chứ không hàng lối như hiện nay. Thuở đó bên Phường một hiện nay là cơ sở hành chánh cùng quân sự, dưới quyền cai quản cụ Phan Thanh Giản, giao thông chánh là xuồng ghe. Theo lời kể lại, voi đất nơi họp chợ, cách bờ sông tiền hiện tại cả trăm thước có hơn, những khi nước lớn nơi ngã ba sông Tiền và sông Long Hồ sóng rất to và chảy xiết, do vậy những ghe xuồng từ sông cái vào sông Long Hồ không cẩn thận lèo lái thường bị chìm...

  • Võ Trương Toản
  • Vua Gia Long

    Vua Gia Long
    J. D. Dronet
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    VIEWS 2633

    Vua Gia Long là vua có danh tiếng lắm, song nhiều người chỉ biết tên vua ấy thôi, không biết việc người làm là thể nào.
    Vậ­y trong những sách Sử­ Ký Annam đã nhặt lấy một hai điều cho kể xem được biết vua Gia Long vừa tin vừa kí­nh các đấng giảng đạo Thiên Chúa là thể nào, và các đấng ấy hết lòng vì vua là thể nào.

  • Vua Hàm Nghi
  • Vua Lê Chiêu Thống
  • Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm Và J.F.Kennedy
  • Vụ Án Lịch Sử 31.10.74
TO TOP
SEARCH