-
Những Quy Luật Chính Trị Trong Sử Việt
Phi Hư Cấu Sử Địa
Vũ Tài Lục
VIỆT CHIẾN xuất bản 1974CHAPTERS 9 VIEWS 13564
Các nhà lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ theo thói quen cũng như do thực tế của kinh nghiệm đấu tranh đưa họ lên nắm quyền nặng tính chất của một thứ “businessmen” (người kinh doanh) cho nên họ không đánh giá đúng mức nếu không muốn nói là họ hoàn toàn thiếu khả năng nhận thức lịch sử. Họ coi quốc gia nào cũng là một hiện tượng chung, để đưa ra một giải pháp giống hệt nhau khi các quốc gia ấy gặp khó khăn. Các chính trị gia Hoa Kỳ chỉ chăm sóc đến vấn đề nào khi họ mang trách nhiệm với vấn đề ấy, họ khoanh chân họ trong phạm vi một cục bộ mà chẳng thèm biết đến toàn bộ, đồng thời họ lại hay nhìn vấn đề một cách hết sức đơn giản, ưa chú trọng bề ngoài qua vài lời nói, ít diễn từ chứ không tìm hiểu những điều kiện lịch sử. Tỉ dụ: thái độ của Hoa Kỳ đối với De Gaulle là trường hợp khá rõ ràng, nếu De Gaulle đã chống Mỹ thì Mỹ chẳng có chuyện gì nói hay bàn với De Gaulle. Tóm lại, Hoa Kỳ về việc dùng khoa học và kỹ thuật có thể tạo ra những thành quả rất tốt nhưng khi phải đương đầu với vấn đề thuộc diễn tiến lịch sử thì lại rất bết bát. Bởi vậy, trong những năm sắp tới, vấn đề quan trọng nhất cho chánh sách của Hoa Kỳ là tính chất triết của nó (Le problème le plus grave de la politique américaine sera philosophique).
-
Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến
Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Christian Bernadac
SÔNG KIÊN xuất bản 1973CHAPTERS 20 VIEWS 29297
Các đóa hoa Mỹ Nhân Thao lại nở rộ trong những cánh đồng đã lại xanh cỏ ở Dachau, Buchenwald hoặc ở Auschwitz. Đối với hằng triệu người trẻ tuổi hiện nay – những người sinh sau năm 1935 – thì cuộc phiêu lưu dai dẳng đầy tội ác của bọn Đức quốc xã dường như bị chôn vùi trong quên lãng. Như thế càng tốt, vì cuộc phiêu lưu nầy không liên quan gì đến họ cả. Từ lâu rồi, những kỷ niệm đau buồn của thế hệ cha anh mẹ họ đã được xếp lại dưới chồng hồ sơ của "các câu chuyện tập thể".
Thời gian bôi xóa quá nhanh một cách nhanh chóng đến nỗi rất nhiều người tự hỏi: những tội ác kinh hồn kia, những tội ác đã được miêu tả tỉ mỉ từ hơn 20 năm qua, không biết đã có xảy ra thật sự không?
Lịch sử thường được trí tưởng tượng tiểu thuyết hóa đi.
Sự phiêu lưu của các "y sĩ đáng bị nguyền rủa" hay "tên ác quỷ của Y khoa dưới thời Đệ nhị Thế chiến" vẫn còn là một chương ít người biết đến trong quyển lịch sử tội ác của chế độ Đức quốc xã. Một tấm màn trinh trắng luôn luôn che đậy khéo léo những phúc trình của các vụ án. Các nhà văn đã viết về những cuộc thí nghiệm y học trên con người sống tại các trại tập trung hầu hết đều là y sĩ. -
Những Trận Đánh Chiến Xa Đẫm Máu Nhất Lịch Sử
Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Heinz-Werner Schmidt
CHAPTERS 43 VIEWS 9582
Thống chế Erwin Rommet, được mệnh danh là "Con Cáo Sa Mạc" và, được xem là bậc thầy về các trận đánh chiến xa qui mo, dũng mãnh, táo bạo, sẵn sàng dốc hết túi vào canh bạc để đạt đến chiến thắng quyết định.
Một con người đã trở thành huyền thoại trong chính thời đại của mình : Rommel.
Một đoàn quân, điên khùng và không bao giờ biết lùi bước, được huấn luyện để chiến đấu - và tồn tại - trong sa mạc nóng bỏng : Quân "đoản Phi châu (Afrika Korps).
Mội mặt trận, đẫm máu và tàn khốc nhứt của lịch sử các trận đánh được phát động dưới thời Hitler, trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai : mặt trận Bắc Phi, với các địa danh vang tiếng: Tobruk, Halfaya, El Alamein, Cazal, Mersa el Brega và Sollum. -
Những Trận Đánh Lịch Sử Của Hitler
Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Georges Blond
SÔNG KIÊN xuất bản 1973CHAPTERS 7 VIEWS 5715
Trận chiến đẫm máu nhứt trong lịch sử Âu-Châu đã xẩy ra trong khoảng thời gian từ tháng bảy 1944 đến tháng năm 1945. Nhiều triệu người đã lăn xả vào những trận đánh khủng khiếp chưa từng thấy với những phương tiện giết người và tàn phá hoàn toàn vượt hẳn các loại khí giới thời 1914-1918. Trung tâm Đại lục Âu-châu đã trở thành một biển lửa.
Tôi nghĩ rằng để kể lại, nói khác hơn, để trình bày tấn thẳm kịch ấy từ bản vị của nó, tôi phải đặt mình vào trung tâm của cuộc chiến, nghĩa là ngay trên lãnh thổ Đức quốc. Chỉ từ đó, chủng ta mới có thể nhìn thấy rõ hai cuộc tiến quân từ hai phía Đông và Tây, và hành vi mạc vận cuối cùng đã xảy ra không đâu khác hơn là ở Bá-Linh. -
Nói Chuyện Tam Quốc
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Vũ Tài Lục
VIỆT CHIẾN xuất bản 1967CHAPTERS 15 VIEWS 25552
Trong lịch sử, những thời kỳ quá độ đều là thời kỳ cực trọng yếu, ảnh hưởng lớn mạnh đến động hướng của Quốc gia, Dân tộc và Xã hội. Thời kỳ Tam-quốc là một thời kỳ quá độ, cũng như Hán Sở tranh hùng là thời kỳ quá độ từ Tần qua nhà Hán, Xuân thu Chiến quốc là thời kỳ quá độ từ Chu qua Tần.
Thời kỳ quá độ thì bao giờ tranh chấp cũng rất khốc liệt và chính trị tính thật cao. Vì thế ông Kim Thánh Thán mới đề trong nguyên tự của bộ Tam quốc mấy chữ: Tam quốc giả nãi cổ kim tranh thiên hạ chi nhất đại kỳ cục (Tam quốc là một cuộc tranh chấp chính trị kỳ diệu) -
Nữa Tháng Trong Miền Thất Sơn
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Văn Hầu
HƯƠNG SƠN xuất bản 1971CHAPTERS 12 VIEWS 8869
Nội dung là những lời ghi lại một cuộc du khảo trong một miền mà người trước (Phật Thầy Tây An) đã coi là linh địa và người sau (P. Gourou) đã cho rằng địa thế độc đáo.
Nhiều tài liệu quí, nhiều hình ânh hiếm có được trình bày phong phú.
-
Odessa - Tổ Chức Những Cựu Thành Viên SS Của Hitler
Truyện Dịch Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Frederick Forsyth
TRẺ xuất bản 1974CHAPTERS 18 VIEWS 935
Tồ Chức SS là một quân đội trong một quân đội, một quốc gia trong một quốc gia, do Adolf Hitler thành lập và đặt dưới quyền giám sát của Heinrich Himmler. Tồ chức SS được giao phó nhiều nhiệm vụ đặc biệt trong thời gian đảng Quốc Xã cai trị nước Đức, từ năm 1933 đến năm 1945. Những nhiệm vụ nầy liên hệ đến an ninh chung của Đức Quốc Xã ; thật vậy, Tô chức ss phải thực thi tham vọng của Hitler, loại bỏ khỏi Đức Quốc và Lục Địa Âu Châu mọi thành phần mà Hitler xét « Khônq đáng sống » cũng như « xiềng xích những giống bán nhân », và tiêu diệt loài Do Thái, không kể đàn ông, đàn bà hay trẻ nít.
Để thi hành những nhiệm vụ đặc biệt này, ss đã tổ chức và hành quyết khoảng mười bốn triệu người, gồm có gần sáu triệu dân Do Thái, năm triệu dân Nga Sô, hai triệu dân Ba Lan, và khoảng nửa triệu người thuộc đủ mọi sắc dân khác, gồm có gần hai trăm ngàn người không phải là Do Thái, Đức hay Áo. Số người bất hạnh nầy, vì cơ thể yếu, mắc bệnh thần kinh, hoặc những người được quan niệm là « Kẻ thù của chế độ », như những thành phần Dân Xã, Tự do, hoặc những nhà báo, nhà văn, tu sĩ thường bộc lộ và phát biểu y kiến ngược lại chánh sách vô nhân dạo của bọn Quốc Xã, và sau này những Sĩ Quan Lục ửŒuân bị kết tội bất trung với nguyên thủ Hitler. Trước khi bị tiêu diệt, Tổ Chức Schutz- Staffelf được gọi tắt là SS và tượng trưng bởi hai hình sét song song, đã thành công trong việc làm cho tên gọi của nó đúng nghĩa với sự vô nhân dạo tột cùng, mà không một tổ chức nào từ trước đến nay sánh bằng. -
Phận Người Vận Nước
Phi Hư Cấu Sử Địa
Phan Nhật Nam
CHAPTERS 15 VIEWS 10453
Đây là cuốn sách tôi canh cánh viết từ bao năm nay. Mối canh cánh làm nặng lòng bởi một bổn phận không hoàn tất, không còn cơ hội, hoàn cảnh để điều chỉnh, làm lại. Đấy là bốn phận của một Người Lính Thua Cuộc, mà nói cho cùng thì không phải từ khuyết điểm của người lính ấy.
Người cộng sản không phải hên may nên đoạt thắng, và chúng tôi những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng không hề thua vì kém chiến đấu. Chúng tôi đã thua trận từ những nguyên nhân vượt khỏi trách nhiệm người lính, quá xa tầm súng và sức chịu đựng của chiếc lưng. Chiếc lưng mang khối nặng ba-lô đã khởi đi từ một thuở rất lâu, những năm sau Thế chiến thứ Hai, khi trên thế giới, toàn loài người đang cố gắng chữa trị vết thương, xóa bỏ dấu ấn sự chết. -
Phật Giáo Tranh Đấu
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Quốc Oai
TÂN SANH xuất bản 1963CHAPTERS 8 VIEWS 3102
Một sự kiện hiển nhiên không ai có thể chối cãi được là tám mưoi phần trăm dân chúng Việt Nam theo Phật giáo. Từ lúc mới lập quốc, hơn bất cứ đạo giáo nào khắc. Phật giáo đã xuất hiện ở nước ta. Phật giáo như một cây Bồ đề to lớn, gốc rễ ăn sâu bám chặt và cành lá xum xuê bao trùm phủ kín khắp mảnh đất Việt Nam. Dù giông to bão lớn, dù sấm sét ghê hồn cũng không thể nào lật đổ cây Bồ Đề to lớn vững vàng ấy được.
Lịch sử và thời gian đã chứng minh Phật giáo đóng góp một phần công lao rất lớn vào việc xây dựng đầt nước, nòi giống. Biết bao vị chần tu từ xưa lới nay đã làm rạng danh đất nước. Dân chúng yêu kính và tôn sùng như những bậc Thánh. -
Phong Trào Duy Tân
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Văn Xuân
LÁ BỐI xuất bản 1970CHAPTERS 20 VIEWS 11233
Từ trước đến nay, chúng ta nghe nói tới Phong Trào Duy Tân, nhưng chưa có một quyển sách nào đề cập tương đối đầy đủ về lãnh đạo, tổ chức, phát triển Phong Trào. Chính ngay trong các quyển sử hay Văn học Sử nổi tiếng cũng chỉ trình bày một cách hết sức khái quát con người của Phan châu Trinh cùng vài hoạt động của ông. Không thấy có tác giả nào nói kỹ và toàn bộ về sức trổi dậy của ngọn triều ở nơi xuất phát (Quảng Nam), để rồi tràn ngập khắp các tỉnh miền Trung trước khi ra Bắc. Nhiều tác giả còn tách rời Đông Kinh Nghĩa Thục ra khỏi cơ thể Phong Trào, xem nó như một thực thể độc lập. Nhiều tác giả khác và chính là lãnh tụ Phong Trào cũng xem vụ Dân biến 1908 là một hiện tượng độc lập khác nữa.
Tôi cho rằng Phong Trào Duy Tân bao gồm tất cả các hoạt động ấy, nhưng nó biểu lộ những sắc thái và khả năng khác nhau của từng địa phương và không phải bao giờ cũng đi theo đường thẳng nhất định, nên khi dân trí lên cao lại thiếu lãnh đạo liền bột phát thành Dân biến. Dân biến cúp tóc (Tân Văn hóa), xin xâu (Dân quyền) là một diễn trình tích cực, sôi động của Phong Trào khi đi sâu vào quần chúng thực tế. -
Quân Sử 1 - Dưới Các Triều Đại Phong Kiến
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phạm Văn Sơn
TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968CHAPTERS 11 VIEWS 1835
Nước ta tuy ra đời từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên, nhưng đến thế kỷ thứ XI Quốc gia mới được ổn định về mọi phương diện.
Cũng từ giai đoạn này, văn hóa dân tộc bắt đầu phát huy và mỗi ngày một thịnh đạt. Những bộ Quôc sử được lần lượt ra đời, ghi chép mọi tiên hóa của giống nòi Lạc Việt. Nhưng tới nay chưa có một nhà chép sử nào viết riêng về Quân đội. Nhìn ra bên ngoài thế giới, những tác phẩm quân sự cũng chỉ mới xuất hiện gần đây. Chủ trương cũng như nhiệm vụ cua các nhà quân sử đương kim không nhằm ghi dấu vết của các cuộc chiến tranh trong nước hay ngoài nước mà thôi, còn coi việc sưu tầm những nguyên nhân thành bại, nhận định ưu khuyết điểm của các tổ chức quân đội cùng các phương pháp chiên đấu mới là phần căn bản. -
Quân Sử 2 - Chống Bắc Xâm và Nam Tiến
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phạm Văn Sơn
TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968CHAPTERS 13 VIEWS 1913
Cuốn 2 Quân Lực Việt Nam hôm nay được phổ biến đến các đơn vị trong Quân Đội. Nhân dịp này, Bộ Tổng Tham Mưu ân căn nhắc lại công tác biên soạn và phổ biến tài liệu Quân Sử là một đáp ứng đúng lúc với yêu cầu phát huy phẩm chất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Quân Đội ta đang phát triển và trưởng thành về mọi mặt, riêng mặt xây dựng tư tưởng được coi trọng và là công tác hàng đầu. Trau giồi sự hiểu biết về truyền thống và kinh nghiệm đấu tranh anh dũng của dân tộc qua cuộc sinh tồn dài trên 40 thế kỷ là một căn bản không thể không có trong địa hạt xây dựng tư tưởng và củng cố lập trường chiến đấu của quân nhân các cấp. -
Quân Sử 3 - Quân Dân Việt Nam Chống Tây Xâm 1847-1945
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phạm Văn Sơn
TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968CHAPTERS 23 VIEWS 3022
Trên một vài khía cạnh, lịch sử Việt Nam có thể xem như một chiến sử liên tục. Từ thời lập quốc đến nay người Việt đã liên tiếp đổ xương máu đổi lấy quốc quyền trong công cuộc giữ nước và mở nước. Tình cảnh ấy cho
phép ta nói không ngoa rằng dân tộc Việt Nam có một lịch sử cam go bậc nhất thế giới, và sự tồn tại của quốc gia này đến ngày nay là một vấn đề đáng gây ngạc nhiên cho người đọc sử.
Trong tiến trình đấu tranh bất tận ấy, quân dân Việt Nam đã bao phen so tài với ngoại nhân, nhưng kẻ thù không đến từ đâu xa hơn là các lân bang. Do đó, chiến cuộc có thể tàn khốc, tổn hại có thể lớn lao, hậu quả có thề trầm trọng khác nhau..., nhưng tất cả các cuộc xung đột đều được điều động theo nhữrng nguyên tắc và kỹ năng chiến tranh tương đồng. Ảnh hưởng giao hỗ và sự truyền thông dễ đàng của những nền văn minh tương cận đã khiến cho những cuộc chiến tranh suốt 19 thế kỷ của Việt sử đã được chỉ đạo theo những nguyên tắc tổng quát khá gần gũi. Những yếu tố bất ngờ trên chiến trường có thể được thu tóm vào các vấn đề lực lượng và chiến thuật. Chưa bao giờ, trên lãnh thổ Việt Nam có hai lực lượng giao tranh với những chiến lược và kỹ thuật tác chiến hoàn toàn khác biệt từ căn bản. -
Quân Sử 4 - Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1955
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phạm Văn Sơn
TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968CHAPTERS 12 VIEWS 2539
Chiến sử là tài liệu viết về chiến tranh trong một lịch sử Quốc Gia. Sự viết này thuộc về các sử gia, đôi khi nặng về các mục phiêu chính trj, và nhẹ về các sự kiện quân sự. Tỷ như việc xây đắp chiến lũy sông Cầu của Lý Thường Kiệt, việc đóng cọc hai lần trên sông Bạch Đằng chống quân Tàu của Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo, đều là những công trình chiến đấu đáng chú ý của sử Việt. Thế mà ngày nay, ta chỉ mường tượng tới những công nghiệp oai hùng ấy, chứ chẳng biết tiền nhân ta đã thực hiện ra sao ?
Còn quân sử, không những chỉ viết riêng về chiến sử mà viết chung về các hoạt dộng quân sự. Đó là một sự đúc kết tất cả các thành quả trên mọi lảnh vực của một quân dội. Quân sử đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác và nếu viết dược đầy đủ sẽ là những kinh nghiệm quý để cho quân nhân thuộc mọi ngành khai thác và thích dụng. -
Sách Lược Ba Giai Đoạn Của Cộng Sản
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Tô Văn
CHAPTERS 3 VIEWS 1814
Điều may mắn nhất cho chúng tôi vào miền Nam đuợc ở chung với những cán bộ Cộng sản. Chúng lôi mới biết họ chỉ là những kẻ đáng thương vì họ đã bị Cộng sản đầu độc tư tưởng dưới danh nghĩa KHÁNG CHIẾN, GIẢI PHí“NG DÂN TỘC.
Những người đáng thương ấy không hiểu gì về Cộng Sản cả ! Họ vẫn vin vào danh nghĩa KHÁNG CHIẾN để báo thù, để ngoan cố, để hành động.
Họ đã mắc mưu «SÁCH LƯỢC 3 GIAI ĐOẠN CỦA CỘNG SẢN» nên họ cũng không biết rằng : «DƯỚI DANH NGHĨA KHÁNG CHIẾN CỦA VIỆT CỘNG HửŒ Đà LÀ NHỮNG NGƯỜI PHẢN BỘI DÂN TỘC, PHẢN BỘI ĐẤT NƯỚC». -
Sài Gòn Năm Xưa
Phi Hư Cấu Sử Địa
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 8 VIEWS 12021
Bởi thấy tôi là người trong Nam, đầu pha hai thứ tóc, làm việc trong một cơ quan chuyên môn, thêm có tánh ham chơi cổ ngoạn, tom góp giấy má cũ đầy nhà, rồi tiếng đồn truyền ra: tôi sành sỏi chuyện xưa, tôi giỏi kê cứu điển cổ, báo hại phần đông văn hữu Bắc và Trung, ông nào quen một đôi lần, gặp nhau, hết năm ba câu lấy lệ, làm gì cũng hỏi vặn tôi về:
"Gốc tích hai chữ "SÀI GÒN".
Nói ư? - Chỉ bày cái dốt của mình ra!
Nín ư? - Người cười, càng thêm khó chịu!
Thôi thì còn một cách: ôm mớ tài liệu thâu thập bấy lâu - dù hay dù dở, dù chưa bằng bụng, mình biết lấy mình - bày hết, trình hết ra đây - mặc tình các vị xa gần tuỳ thích lựa chọn: "tóc tơ cặn kẽ đuôi đầu," dù chẳng làm nên cái bánh ngon, cũng được tiếng là không xấu bụng! -
Sấm Sét Thái Bình Dương
Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Albert Vulliez
CHAPTERS 40 VIEWS 122687
Một quyển sách ly kỳ, hấp dẫn, lôi cuốn từ đầu đến cuối, như một tiểu thuyết phiêu lưu, cần thiết trong việc tìm hiểu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương trong trận đại chiến vừa qua.
"Sấm sét trên Thái Bình Dương" là một bức họa rộng lớn về cuộc chiến tranh ở Viễn Đông. Quyển sách bắt đầu với trận đột kích Trân Châu Cảng của quân Nhật và cuộc xâm lược sấm sét trên các quần đảo ở Đông Nam Á; miêu tả tường tận các năm dài đánh nhau trong vùng rừng rậm và sình lầy trên các quần đảo trên Thái Bình Dương và xuyên qua vùng chằng chịt các hòn đảo nhỏ trong Biển San Hô.
Tác giả cho chúng ta tham dự, từng giờ, vào diễn tiến của các trận hải-không chiến dữ dội ở Midway và Guadalcanal, tiếp theo đó là các cuộc đổ bộ kinh hồn, những trận đánh trên bộ khủng khiếp: các cuộc đổ bộ đẫm máu tại Iwo Jima và Okinawa. Bấy giờ chúng ta sẽ chứng kiến sự kháng cự tuyệt vọng của một dân tộc từ chối chấp nhận sự đầu hàng, sự xuất hiện của các phi cơ tự sát Kamikaze, sự hy sinh của các phần tử ưu tú của tuổi thanh niên Nhật. Cuối cùng là cuộc oanh tạc Đông Kinh bằng bom xăng đặc và hồi chung cuộc tàn khốc, quả bom nguyên tử trên Hiroshima.
Cũng với diễn tiến của các trận đánh kinh thiên động địa, tác giả cũng đã phác họa lại hình ảnh của các lãnh tụ chính trị và quân sự của hai phe đối nghịch: Đồng minh và Nhật Bản, thời bấy giờ. -
Stalingrad - tập 1
Truyện Dịch Sử Địa
Anthony Beevor
CHAPTERS 15 VIEWS 15962
Thứ bảy ngày 21 tháng 6 năm 1941 bắt đầu như một buổi sáng muà hè tuyệt vời. Người dân Berlin lấy tàu đi Postdam nghỉ mát trong vườn hoa Sans-Souci, nhiều người khác đi tắm ở Wannsee hay Nikolassee. Trong các quán cà phê, những chuyện tiếu lâm về vụ Rudolf Hess bỏ chạy sang Anh đã được thay thế bằng những lời đồn về cuộc tấn công Liên Xô sắp xẩy ra. Nhiều người lo sợ và cố mong tưởng rằng cuối cùng Stalin sẽ nhường U-crai-na lại cho Đức.
Ở Sứ quán Liên Xô trên đường Unter den Linden, tất cả nhân viên ngoại giao đều có mặt ở nơi làm việc. Một điện mật từ Mát xcơ va yêu cầu làm sáng tỏ khẩn cấp những những chuẩn bị quân sự Đức ở vùng biên giới từ biển Ban-tích đến biển Đen. Valentin Brejkov, bí thư thứ nhất và thông dịch ở sứ quán gọi điện đến Bộ ngoại giao Đức ở Wilhem Strass để xin gặp Phôn Ribentropp, bộ trưởng ngoại giao. Nhưng không gặp được nhà chức trách nào. Một bầu không khí hốt hoảng bắt đầu xuất hiện ở Kremlin, khi những dấu hiệu chuẩn bị của Đức càng ngày càng hiện rõ. Viên Phó tư lệnh NKVD cho biết đã có "Ba mươi chín vụ xâm nhập không phận Liên Xô" bởi không quân Luftwaff Đức. -
Stalingrad - tập 2
Truyện Dịch Sử Địa
Anthony Beevor
CHAPTERS 10 VIEWS 2569
Nhiệm vụ báo tin cho Quốc trưởng về đòn đột phá lớn quân Sô viết trong ngày 19/11 được giao cho Tổng tham mưu trưởng, tướng Zeitzler, người vẫn ở phía Đông Phổ. Hitler đang ở Berghof, làng Berchtesgaden, đó cũng chính là nơi ông ta nhận được tin hiệp ước Sô viết - Nazi được ký vào tháng 8 năm 1939. Khi đó ông ta đã đập mạnh bàn ăn trong niềm phấn khích, làm các quí bà tháp tùng phải kinh ngạc. "Tôi đã có chúng!", ông ta gào lên và nhún nhẩy chân. "Tôi đã có chúng!" lúc này, ông ta phản ứng lại như một người giận dữ sợ hãi.
Nhật ký chiến tranh của Tổng hành dinh Wehrmacht (Quân đội Đức) viết rằng, nhưng thiếu trung thực, đã "báo động tin tức về cuộc phản công của Nga, thứ mà Quốc trưởng chờ đợi từ lâu". Phản ứng của Hitler về cuộc phản công không thành công của Quân đoàn Thiết giáp XLVIII (48) vào hôm đó thậm chí còn đầy ngụ ý hơn. Sau sự can thiệp vụng về của ông ta mà cũng không ngăn được quân Rumani sụp đổ, ông ta cần một kẻ chịu báng và đã ra lệnh bắt tướng Heim. -
Sử Ký Tư Mã Thiên
Trung Hoa Sử Địa Phi Hư Cấu
Tư Mã Thiên
CHAPTERS 44 VIEWS 40008
Đối với văn hoá thế giới, quyển sử ký của Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Nhưng còn một điều làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung quốc, và xem nó là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ.
Sử ký là cả một thế giới. Nó làm thoả mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chính xác, với giá trị tổng hợp rất cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử ký “một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại” (1). Người bình thường tìm thấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn, những con người đầy sức sống mãnh liệt. Họ thấy quá khứ sống lại và không phải chỉ có thế. Người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đấy một tác phẩm văn học, mãi mãi tươi trẻ như sự sống, họ thấy ở đấy một tâm hồn, một tâm sự đau xót đầy sức mạnh của thơ trữ tình, “một tập Ly tao không vần” như lời đánh giá của Lỗ Tấn. -
Sử Trung Quốc
Phi Hư Cấu Sử Địa
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 19 VIEWS 27087
Tôi cho lịch sử Trung Hoa là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đặc (infiniment originale: Guillermaz), tuy ra đời sau vài nền văn minh khác: Ai Cập, Lưỡng Hà... nhưng tồn tại lâu nhất. Khoảng 3.000 năm trước, nó xuất hiện từ miền trung du sông Hoàng Hà. Trong khi các bộ lạc chung quanh đều bán khai thì nhà Ân (cuối nhà Thương) và nhà Chu đã giỏi về nông tang, đồ đồng, có một tổ chức xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tính cách xã hội (thờ Thượng đế, thần xã tắc, cha mẹ...), rất ít mê tín, một vũ trụ quan duy vật (thuyết âm dương) và một lối chữ tượng hình, hội ý mà một số nhà ngôn ngữ học hiện nay khen là có thể dùng làm lối chữ quốc tế được; mà sự thực trong non 3.000 năm, nó đã đóng vai trò ngôn ngữ quốc tế trong “thế giới” của Trung Hoa gồm cả chục dân tộc ở Đông Á.
-
Sử Việt Đọc Vài Quyển
Phi Hư Cấu Sử Địa
Tạ Chí Đại Trường
CHAPTERS 13 VIEWS 10864
Những người có theo dõi loạt bài chúng tôi viết trên tờ Văn học (California) thì biết rằng tựa đề nguyên thuỷ của nó là “Sử Việt, đọc một quyển”. “Một quyển” đó là Đại Việt sử kí toàn thư. Nguyên ngày ra đi, 2-8-1994, cũng như những người khác chưa từng bước chân ra khỏi nước, chúng tôi không nghĩ rằng mình có thể tự nuôi sống được ở xứ người chứ đừng nói gì đến chuyện viết lách, khảo cứu. Cho nên vài tập sách mang đi chỉ là theo một thói quen lâu ngày và do đó, bộ Toàn thư (bản dịch và nguyên văn 4 tập, H. 1993) vẫn cứ nằm ẩm mốc ở nhà xe người bạn cho đến khi chúng tôi hơi quen với công việc hàng ngày, chịu đựng với mối lo thất nghiệp vốn là thường xuyên của di dân thiếu căn bản, lúc đó mới giở lại quyển sách cũ bỏ quên. Để xem đích thực người xưa đã viết những gì trong ấy, viết ra sao mà các sử quan, học giả tài danh xưa nay cứ theo đó chép lại, tán rộng khiến sách càng ngày càng dày, càng sinh con đẻ cái phồn tạp đến mức trở thành chân lí khó gột bỏ, thành truyền thống của tập đoàn dân tộc, thành cơ sở để thế giới hiểu về người Việt, nước Việt. Và rồi... À ra thế!
-
Tâm Sự Nước Non 1 - Ai Giết Hồ Chí Minh
Phi Hư Cấu Sử Địa
Minh Võ
CHAPTERS 13 VIEWS 24191
Từ ngày toàn quốc đặt dưới sự thống trị của cộng sản, người dân trong nước đã quen với một số từ Việt cộng dùng mà trước kia miền Nam không có. Vi dụ: máy bay lên thẳng (thay vì trực thăng), máy vi tính (thay vì máy điện toán), xưởng đẻ (thay vì nhà hộ sinh), hội chữ thập đỏ (thay vì hội hồng thập tự), thành phố Hồ Chí Minh (thay vì Saigon) v.v… Trong số những từ mới này có một số người miền Nam không chấp nhận và cứ dùng những từ cũ. Riết rồi những người từ Bắc vào cũng bỏ những từ nghe khó coi để bắt chước dùng theo người miền Nam.
Ở đây chúng tôi chỉ xin nói về mấy từ ngữ chuyên môn thuộc phạm vi chính trị và chiến tranh, được dùng trong tập sách này mà thôi. -
Tâm Sự Nước Non 2 - Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm Và Cuộc Chiến Quốc - Cộng
Phi Hư Cấu Sử Địa
Minh Võ
CHAPTERS 23 VIEWS 25098
Người Quốc Gia chúng ta ngay từ đầu đã không biết Hồ Chí Minh là Cộng Sản nên đã giúp đỡ, chứa chấp, nâng đỡ giải cưú ông ta khi còn ở Hoa Nam. Về sau vì không biết ông ta là Cộng Sản, nên những trí thức hàng đầu trong nước đã đi theo, ủng hộ, ca ngợi ông ta như là một anh hùng, một lãnh tụ yêu nước, có công trong công việc giải phóng dân tộc. Không cần nhắc tới những Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Xiển, Dương Đức Hiền v.v.. mà ngay như kỹ sư Hoàng Văn Chí, người đã kết án nặng nề Hồ Chí Minh như tội phạm trong Cải Cách Ruộng Đất; tác phẩm Từ Thực Dân Đến Cộng Sản của ông là một trong mấy cuốn đầu tiên được người Quốc Gia tham chiếu để lên án Hồ Chí Minh. Vậy mà ngay trong cuốn sách đó Hoàng Vãn Chí cũng đã gọi Hồ Chí Minh là anh hùng “vì đã làm được việc mà các đảng phái và nhân sĩ yêu nước không làm được là đánh đuổi được thực dân Pháp. ”
Rồi Tiến Sĩ Nguyễn Khắc Huyên, tác giả cuốn sách đầu tiên bằng Anh ngữ do người Quốc Gia viết về Hồ Chí Minh, sách này về sau được từ điển Bách Khoa Americana tham khảo và trưng dẫn, cũng viết rằng “Hồ Chí Minh… đồng thời cũng là nhà ái quốc lớn, mà sự dấn thân cho Cộng Sản không làm lu mờ lòng thiết tha yêu tổ quốc, “ở một chỗ khác ông còn gọi HCM là “an ardent nationalist”(nhà ái quốc nồng nàn, hay người theo chủ nghĩa dân tộc nhiệt tình). -
Tâm Tư Tổng Thống Thiệu
Phi Hư Cấu Sử Địa
Nguyễn Tiến Hưng
CHAPTERS 33 VIEWS 10958
— Nguyễn Văn Thiệu: "Kể từ khi Hoa kỳ yêu cầu tôi từ chức và còn mặc cả với tôi về ngày giờ từ chức, nếu tôi không phải là một quân nhân thì tôi đã từ chức rồi. Bởi tôi thấy những người tôi coi là bạn đã thiếu tình nghĩa đối với tội Nhưng tủi nhục cá nhân thì dù lớn đến mấy đi nữa, tôi cũng sẽ tiếp tục chiến đấu... Tôi chưa hề nói với ai là người Mỹ đã yêu cầu tôi từ chức, nếu biết như vậy thì họ cũng sẽ bị tủi nhục giống như tôi, cho nên tôi đã làm ra bộ như chính mình tự lấy quyết định ấy.
-
Tháng Tư Đen
Truyện Dịch Sử Địa
George J. Veith
CHAPTERS 19 VIEWS 4074
Trước đây đã có một số tác giả người Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam qua nhãn quan lệch lạc của những người vốn đã không có thiện cảm với cuộc chiến đó. Khi được bạn bè giới thiệu cuôn Black April, chúng tôi lúc đầu do dự nhưng rồi cũng đọc xem sao. Kết quả là chúng tôi thích đên độ bỏ ăn bỏ ngủ để đọc.
Quả thật, cuốn sách nầy hoàn toàn khác với những sách cùng thể loại đã được xuất bản trước đây. Tác giả đã viết và đưa ra những nhận xét trung thực - qua công phu tìm tòi nghiên cứu - về các biến cố chính trị lẫn quân sự dẫn đến sự thất thủ của Miền Nam Việt Nam. Chúng tôi quyết định dịch quyển sách nầy để cùng chia xẻ với độc giả người Việt khắp nơi. Ý muốn là thế, nhưng nhiều lần chúng tôi tưởng như phải bỏ cuộc vì quyển sách quá dài, và quan trọng hơn nữa, là vì những xúc động khi viết lại những sự hy sinh, những thảm cảnh mà các chiến sĩ Quân Lực VNCH và đồng bào phải trải qua trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến. Để quyển sách Tháng Tư Đen có thể đến tay độc giả, chúng tôi đã cần đến và nhận được sự giúp đỡ, khích lệ và hỗ trợ về mặt tinh thần lẫn kỹ thuật từ rất nhiều người. Nơi đây chúng tôi xin được tỏ lòng tri ân chân thành đến những vị đó. -
Thân Phận Người Lính Việt Nam Cộng Hòa
Phi Hư Cấu Sử Địa
Mường Giang
CHAPTERS 7 VIEWS 4309
Sách viết về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không được nhiều, nếu so với rừng sách phản chiến thân cộng của Tây phương, đặc biệt, của những tác giả Mỹ và sách tuyên truyền bóp méo, dối trá của những văn nô bồi bút của cộng sản Hà Nội. Nên mỗi tác phẩm của người quốc gia viết về người lính Việt Nam Cộng Hòa dù ở khía cạnh bi thương hay hào tráng, đều là những hạt ngọc trân quý thật hiếm hoi. Nhà văn Hồ Đinh - Mường Giang đã bỏ thật nhiều công sức tâm huyết nhiều năm trời để viết nên thành tác phẩm THÂN PHẬN NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA.
-
Thân Phận Trí Thức
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Vũ Tài Lục
VIỆT CHIẾN xuất bản 1969CHAPTERS 9 VIEWS 14876
Trước những việc xảy ra trong cuộc vận động tuyển cử ở Mỹ năm 1968, giáo sư Lewis S. Feuer nhận định:
Đây là lần đầu tiên phần tử trí thức đã làm đủ mọi cách để cho trí thức thành một lực lượng ảnh hưởng đến sự quyết định các chính sách của chính phủ.
Thật vậy, dân chúng Hoa kỳ và hết thảy những người theo dõi thời cục trên thế giới đều thấy rằng, người trí thức Mỹ đã nổi dậy, họ không muốn giữ cái vai trò chính trị lỗi thời như là viết những bài diễn văn cho các ông lớn bà lớn, hoặc như là một nhân sỹ để được mời vào "brain trust" hay ủy ban tư vấn. Bây giờ rõ rệt họ đòi hỏi và tự coi họ như một đoàn thể, một tổ chức, và một lực lượng chính trị. -
Thất Sơn Mầu Nhiệm
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Văn Hầu - Dật Sĩ
LÊN CHÍNH xuất bản 1955CHAPTERS 11 VIEWS 1373
Thất Sơn xưa kia nằm sâu trong nội địa Thủy Chân Lạp (nhưng hiện giờ đã thuộc về Nam bộ VIẸT NAM), và đã từng được thổ dân của nước ấy coi là một lãnh vực quan trọng: Người tu hành cho là một chốn danh lam huyền bí, có thể vào đó mà tu luyện dễ thành; nhà chỉ huy quân sự thì coi là một vùng hoa địa, lại có thể cứ hiểm trường kỳ mà kinh bang lập quốc; kẻ côn đồ cướp bóc lại cậy vào đó làm chỗ lẩn lút lánh thân, chiêu la đồ đảng. Vì thế, trên bước đường tiến thủ của dân tộc Việt, đất Hà Tiên là một xứ ở biên thùy dị vực (sau lưng dãy Thất Sơn), đã lọt vào nước ta từ năm 1714 mà mãi đến 45 năm sau (1759), mức cuối cùng của cuộc tiến binh vào Nam, Thất Sơn mới thu về đất Việt.
Muốn rõ được lịch sử quan trọng của vùng sơn lãnh xa xôi ấy, và để hiểu được cả miền đất đai phì nhiêu chung quanh đấy đã sáp nhập vào bản đồ nước Việt từ năm nào , và như thế nào, chúng ta hãy ngược vòng lịch sử, xem xét lại tình hình chánh trị của nước ta từ 100 năm trước ngày hoàn thành cuộc Nam tiến. -
Thiên Anh Hùng Ca
Phi Hư Cấu Sử Địa
Phạm Kim Vinh
CHAPTERS 11 VIEWS 2385
Mời độc giả làm một cuộc hành hương để đi lại con đường dài mà quân lực VNCH đã bình thản đi trong hơn hai chục năm,- con đường mà kể về sự khắc khổ và chịu đựng còn vượt xa con đường Vạn Lý Trường Chinh của Mao Trạch Đông, và về tính cách thiêng liêng, vị tha và cao quý còn vượt xa các cuộc Thánh Chiến thời Trung Cổ. Cuộc hành hương ấy sẽ giúp chúng ta tìm lại được niềm kiêu hảnh về quân lực VNCH, và sẽ cung cấp cho chúng ta chất liệu cần thiết để đòi thế giới bên ngoài phải trả lại cho quân Iực ấy cái danh dự mà thế giới ấy đã đánh cắp mất, rồi lại còn dám trơ trẽn buộc tội cho quân Iực ấy là "không chịu chiến đấu!"
-
Thủ Đoạn Chính Trị
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Vũ Tài Lục
VIỆT CHIẾN xuất bản 1970CHAPTERS 9 VIEWS 22004
Tổng thống J.F. Kennedy bị bắn chết ở Dallas. Robert Kennedy, em ruột vị Tổng thống quá cố, nhận cả một băng đạn vào đầu sau khi nghe tin thắng cử. Toàn thể dân chúng Mỹ tiếc thương anh em Kennedy, những chính trị gia lỗi lạc của Hoa Kỳ.
Ủy ban Warren được thành lập để đặc biệt điều tra về cái chết của vị Tổng thống khả ái. Qua nhiều tháng làm việc, Ủy ban đã hoàn thành một bản báo cáo dày cộm nhưng hết sức nhạt nhẽo, và bản Warren report bị công kích dữ dội là cố ý che đậy. Cuối cùng việc cũng êm xuôi. -
Thủy Chiến Việt Nam
Phi Hư Cấu Sử Địa Truyện Hay Tiền Chiến
Phạm Văn Sơn
NÙNG SƠN THƯ XẢ xuất bản 1952VIEWS 4103
Cách đây hơn năm nghìn năm lịch sử, khi nhưng bộ lạc thủy tổ của dân tộc Việt Nam từ miềnTây tạng di cư xuống miền Nam để tìm chỗ sống, non sông đang ở trong cảnh hoang dại ghê người, và biển, hồ thì đầy loại thủy quái hung ác, chỉ quyết giết hại loài người.
Từ bỏ miền núi non để đi về miền bể, dân tộc Việt Nam vào thời ấy cũng chưa biết cày cấy mấy, và đã từ bỏ dần cuộc sống về trái cây, về săn bắn thú vật ngày một hiếm, một khó khăn, để đi đến một nghề mới hơn, có lợi hơn nhiều : nghề chài cá. Nhưng
biết bao người đã vì mưu sinh mà đem thân làm mồi cho quái vật ở Nam hải. Biết bao thuyền bè đều bị phá vở. Cảnh sống vô cùng khó khan và nguy hiểm, cuộc tranh đấu ngày một gay go, phức tạp. -
Tiếng Vọng Thái Bình Dương
Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Văn Tâm
NAM TRUNG BẮC xuất bản 1959CHAPTERS 5 VIEWS 1035
Chúng tôi phiên dịch để cống hiến độc giả cuốn sưu tầm những mẩu nhựt ký và những bức tâm thư cho lớp sinh viên đại học Nhựt Bổn, lúc họ còn chiến đấu trên khắp mặt trận Viễn Đông. Họ thuộc đủ thứ binh chủng : hải lục không quân. Họ là những người lái phi cơ Thần Phong, điều khiển nhục lôi, cưỡi bom người... Họ đã tham chiến trong vùng sơn cước Trung Hoa, rải rác trên các đảo thuộc Thái Bình Dương, trong rừng thiêng nước độc của Miến Điện.
Những mẩu nhựt ký và tâm thư được gởi về gia đình, cho cha mẹ vợ con, vị hôn thê, cho bạn bè... Nhiều bức được thảo ra với tánh cách tờ di ngôn, vì họ cầm chắc cái chết trong tay ! Có nhiều bức được viết ra mấy giờ trước khi tác giả chết. Bức tâm thư áp cuối của một trang thanh niên bị trúng bom nguyên tử. Khắp thân thể bị phỏng nặng, hai tay đau đớn, dầu thế nạn nhân cũng gắng gượng viết ra mấy hàng chữ gởi về cho cha mẹ. Bức thư kết thúc đúng nửa giờ trước khi hồn lìa xác. -
Tiểu Đoàn Trừng Giới
Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Heinz G. Konsalik
THÙY DƯƠNG xuất bản 1973CHAPTERS 21 VIEWS 6252
Sáng hôm đó, Julia Deutschmann n ông rất dễ chấp thuận sự giúp đỡ nếu người khẩn cầu là một phụ nữ xinh đẹp. Nàng cũng chẳng phải cố gắng nhiều lắm vì nàng đã đẹp sẵn dù cặp mắt có bị quầng đen vì thức đêm và đôi môi hơi nhợt nhạt. Một chút son, một chút phấn, vài nhát bàn chải trên mái tóc đen, cuộn thành lọn, buông lơi. Nàng mặc bộ quần áo thật giản dị, rất vừa vặn và chợt nhớ ra là Ernst đã chọn vải này. Một thoáng mơ mộng về kỷ niệm, nàng xỏ chân vào đôi giày gót cao, màu sắc cân xứng, liếc mắt kiểm điểm lần chốt trong gương rồi đi ra.
Tới cổng tòa nhà đồ sộ, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Tối Cao Quân Đội Quốc Xã Đức (Wehrmachl) nàng đưa tờ giấy cho anh lính gác. Anh ta đọc thật lâu và thật cẩn thận mặc dầu tờ giấy rất ngắn : vỏn vẹn có 3 giòng mời nàng tới trình diện Tướng von Frankenstein. -
Tìm Về Dân Tộc
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Lý Chánh Trung
CHAPTERS 5 VIEWS 5791
Trong những năm 1965 -1967, ý thức dân tộc đã bộc phát mãnh liêt tại miền Nam, song song với những biến chuyển lớn của thời cuộc.
Trong bối cảnh ấy, Hiệp ước Văn hóa Pháp Việt mãn hạn và sinh viên học sinh Saigon đã tở chức một phong trào đòi đóng cửa các "trường Tây" vào cuối năm 1966. Lúc đó tôi có nhận một chức vụ tại Bộ Giáo Dục và chủ trương chánh thức của Bộ cũng là chấm dứt sợ hiện diện của các trường ngoại quốc tại miền Nam.
Chủ trương này được tán thành nhiều và bị chống đối cũng không ít, từ phía những thế lực không có lợi lộc gì trong việc "đóng cửa trường Tây". -
Tô Đông Pha
Phi Hư Cấu Sử Địa
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 13 VIEWS 7964
Suốt đời Đường và đời Tống, từ đầu thế kỷ thứ VII đến cuối thế kỷ XIII, nghĩa là suốt bảy thế kỷ, Trung Hoa có tám văn hào lớn nhất (bát đại gia), thì riêng họ Tô đã chiếm được ba rồi: Tô Tuân (l009-1066), Tô Thức (l037-1101) và Tô Triệt (l039-1112), còn năm nhà kia là Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên đời Đường, Âu Duơng Tu, Vuơng An Thạch và Tăng Củng đời Tống, đồng thời với “tam Tô” (ba cha con họ Tô).
Bát đại gia đó là tám nhà nổi tiếng nhất về cổ văn, nhưng trừ Tăng Củng, nhà nào cũng có tài về thơ, phú và người có tài nhất cả về cổ văn lẫn thơ, phú là Tô Thức. Ông không phải là sử gia hay tiểu thuyết gia, nên không lưu lại những tác phẩm dài như Sử ký của Tư Mã Thiên hoặc Thủy hử của Thi Nại Am, ông chỉ làm thơ, phú, viết những tản văn ngắn ngắn, vậy mà gom cả lại cũng thành một bộ toàn tập đồ sộ, khoảng một triệu chữ, nếu dịch hết ra tiếng Việt thì không dưới ba ngàn trang. Riêng về thi, từ, ông có tới một ngàn bảy trăm bài, lượng không thua Lý Bạch, Đỗ Phủ, mà thần tuy xét chung không phiêu dật, kì đặc như Lý, không chua xót và đạt tới mức nghệ thuật tuyệt cao như Đỗ, nhưng vừa khoáng đạt, tự nhiên vừa đẹp mà hùng, đáng đứng đầu các thi nhân đời Tống. Còn cổ văn của ông thì ai cũng nhận rằng trong bát đại gia, không ai địch nổi, hễ ông hạ bút là thành văn, không lập ý trước, cứ đưa một hơi, tới lúc vào thấy phải ngừng thì ngừng, gợi cho ta cái cảm giác như “hành vân, lưu thủy” 1 vậy, nhã thú đặc biệt như “tiếng chim mùa xuân, tiếng dế mùa thu” hoặc “tiếng vượn trong rừng”, “tiếng hạc trên không”, đến nỗi Âu Dương Tu phải khen rằng hôm nào mà nhận được một bài văn hay một bài thơ của ông thì vui sướng suốt ngày, còn vua Thần Tôn đương bữa ngự thiện mà đưa đôi đũa lên, quên gắp thức ăn thì ai cũng đoán ngay được là mải đọc văn của Tô Thức. -
Tojo Người Hùng Thái Bình Dương
Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Courtney Browne
TRẺ xuất bản 1974CHAPTERS 34 VIEWS 3057
Tôi bắt đầu bị cảm động trước khuôn mặt của Tojo khi nhìn thấy ông ta ngồi ở hàng ghẽ bị cáo tại tòa án xử tội phạm chiến tranh Viễn Đông ở Tokyo năm 1947. Trước dây tôi chỉ được biết tới con người này qua những bức ký họa trên các nhật báo Mỹ, thường coi ông giống như hung tướng Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ. Tôi bắt đầu thu thập các tài liệu nói về Tojo, con người đã đưa nước Nhật vào cuộc chiến tại Thái Bình Dương, với chủ ý sẽ viết một loạt bài về ông ta.
Nhưng loạt bài đó không bao giờ xuất hiện trên mặt báo, vì càng tìm tòi, tôi càng thấy nhiều chuyện mù mờ khó hiểu chung quanh nhân vật này. Sự thực Tojo có phải là một tên quân phiệt hiếu chiến đã gây ra chiến tranh Đông Nam Á, như mọi người đã tưởng hay không ? Đem đặt cá nhân ông vào hoàn cảnh lịch sử của nước Nhật, kể những diễn tiến trong thời kỳ sử quân trở đi, ta thấy có nhiêu dấu hỏi cần được nêu lên về bản án tử hình mà tòa án quốc tế đã dành cho Tojo. Chính vì vậy thay vì viết một bài báo, tôi đã cho xuất bản cuốn sách này, gom tất cả những gì tôi đã tìm hiểu được về cuộc đời của Đại tướng Hideki TOJO. -
Tôn Thọ Tường
Phi Hư Cấu Sử Địa
Nguyễn Bá Thế
TÂN VIỆT xuất bản 1957CHAPTERS 5 VIEWS 4
Tôn Thọ Tường sinh năm 1825, tại huyện Bình Dương, trấn Phiên An (Gia Định) là con của Tôn Thọ Đức, ông này đậu Cử nhân năm 1821 làm quan đến chức Tuần phủ Thuận Khánh, mất tại chức năm 1840. Là cháu nội của Tôn Thọ Vinh, là quan võ đến chức Hậu dinh Phó Đô Thống chế, có theo chúa Nguyễn Ánh sang Vọng Các năm 1784, nên năm 1810, vua Gia Long cho thờ trong Trung hưng công thần miếu.
Lúc nhỏ, Tôn Thọ Tường có ra Huế theo học với ông Nguyễn Hữu Quang. Năm 1842, Tôn Thọ Tường phải về Nam thọ tang cha, sau khi mãn tang năm 1843, ông kết duyên cùng bà Trần Thị Lê ở chợ Lách quận Vũng Liêm, Vĩnh Long.
Sau khi an bề gia thất, Tôn Thọ Tường ra Huế xin tập ấm, triều đình xét thấy ông là cháu công thần thuộc phái võ quan, nên ban cho ông Võ hàm Án kỵ úy, ông không được hài lòng vì sở trường của ông là văn chương, nên ông xin cải hàm văn, nhưng triều đình không thuận, nên ông bỏ về Gia Định. -
Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên Quyển I : Trấn Biên Cổ Kính
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Lương Văn Lựu
TÁC GIẢ xuất bản 1971CHAPTERS 7 VIEWS 3
"Tôi không có cao vọng theo con đường của một Ngô Sĩ Liên, một Phan Huy Chú, một Trần Trọng Kim, một Phạm Văn Sơn, nhưng chỉ vì nặng tình bản sở, mà làm kẻ lữ hành nhỏ bé, đi từng bước một, trên đường sử học, nhặt từng mảnh sử liệu vụn vặt ở mỗi nơi, ghi chép từng mẩu chuyện truyền khẩu mỗi vùng, giẫm chân trên gần khắp miền đông, từ thành thị đến thôn quê, thăm hàng ngàn gia đình, mót cộng lúa vàng trên đồng, xem hột thạch sa dưới nước hoặc đào bới dưới đáy giếng sâu, đọc tấm bia mộ rêu phong, viếng đình chùa, miếu môn cổ kính, bẻ cành cổ thụ trong rừng thiêng, nhặt hòn đá cuội trên núi thẳm, đến xem một ít di tích xưa còn lưu lại tại viện bảo tàng, trong ba mươi năm trời công phu sưu tập, để hôm nay, hoàn thành được bộ sử lược này, mà tôi coi như kết tinh đời văn học của tôi."
- Lương Văn Lựu (Trích lời tựa cuốn Trấn Biên cổ kính). -
Trận Châu Cảng
Truyện Dịch Sử Địa
Randall Wallace
CHAPTERS 34 VIEWS 10045
"Trân Châu cảng" - ngày 07/12/1941 - một sự kiện kinh hoàng cho nước Mỹ và cả thế giới khi không quân Nhật bất ngờ tấn công vào Trân Châu cảng. Điều này đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ "ngây thơ vô tội"...và là sự khởi đầu đầy vinh quang của nước Mỹ.
Với bút pháp thần kỳ, mang đậm nét nhân văn, Randall Wallace sẽ mang đến cho độc giả sự đồng cảm sâu sắc về nỗi đau, nỗi mất mát lớn lao về tinh thần lẫn thể xác mà chiến tranh để lại cho nhân loại. "Trân Châu cảng" - một câu chuyện bất ngờ gây chấn động, một thất bại thảm hại, một chiến thắng anh dũng và vượt trên tất cả là sự gắn kết một chuyện tình tuyệt đẹp! -
Trận Chiến Trong Thành Phố Đẫm Máu Nhất Lịch Sử
Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
John Toland - Hà Thúc Sinh dịch
CHAPTERS 19 VIEWS 6489
Quyển sách này là một tài liệu lịch sử viết về một cuộc chiến vĩ đại nhất mà quân đội Mỹ từng tham dự. Trận đánh chính yếu duy nhất diễn ra trong một mùa đông có tầm mức tương tự như trận Stalingrad — trên một triệu binh sĩ và hàng ngàn thường dân đã bị cuốn vào trận chiến đó. Khác hẳn với bất cứ một trận chiến nào từng xảy ra trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến, nó là một trận chiến mà Adolf Hitler đã phải tung ra toàn bộ lực lượng của ông, một canh bạc xả láng cuối cùng của cuộc đời ông.
Những màn đối thoại trong sách này đều có thật và đã được những người trong cuộc, hoặc những người từng được chính tai nghe thấy, thuật lại. Chẳng hạn như câu trả lời một đề nghị kêu gọi đầu hàng do quân Đức gửi tới tướng Mc Auliffe lúc các đơn vị của ông đang bị vây hãm tại Bastogne ; câu trả lời này tôi đã được nghe đến năm nhân chứng kể lại dù có nhiều người nghi ngờ bản văn phúc đáp của tướng Mc Auliffe đã bị cắt xén để trừ có một chữ duy nhất là : CON TIỀU! -
Trần Hưng Đạo
Phi Hư Cấu Sử Địa
Hoàng Thúc Trâm
VĨNH BẢO xuất bản 1950CHAPTERS 10 VIEWS 2
Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn chẳng những là một vĩ nhân Việt Nam mà còn là một danh nhân trên mảnh đại lục Đông Nam Á từ thế kỉ mười ba đến giờ. Đối với lịch sử Việt Nam, ngài là một đại anh hùng dân tộc, có công quét sạch giặc Nguyên xâm lược, giữ vững tự do, độc lập cho nhân dân, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cho tổ quốc. Trên nối được dòng máu truyền thông của Trưng Vương, Lý Đôn, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt,... dưới treo được tấm gương tranh đấu cho Đặng Dung, Nguyễn Súy, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.....Ngài là kết tinh của cả Việt Nam, một dân tộc có sức đấu tranh dai dẻo, bền bỉ, không chịu khuất phục dưới một ách áp bức cường quyền đô hộ nào hoặc bó tay trước bất cứ một cuộc xâm lược công khai hay trá hình nào.
-
Trần Quý Cáp
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Lam Giang
ĐÔNG A xuất bản 1970CHAPTERS 16 VIEWS 2
Hồi Tiến sĩ Trần Quý Cáp còn làm thầy đồ dạy học ở quê nhà, khoảng năm 1903, có lần thầy trò đang bình sách thì cây đa to bên miếu Thai La thình lình đổ ập. Thầy trò chạy ra xem, thấy trong bộng cây xuất hiện một con vật không rõ là loài gì, đôi mắt sáng chói, chạy qua chạy lại một lát rồi biến mất. Về nhà, thầy Trần phát bệnh cuồng, mọi người cho là do “ma nhập”. Ai đến thăm, ông cũng phun nước miếng và mắng “sao không biết xấu hổ với loài vật”. Khi không có ai, ông thường ngâm câu “Sơn trung miếu đệ bổn thần minh” (trong ngôi miếu giữa núi có vị thần minh).
-
Trần Thủ Độ
Phi Hư Cấu Sử Địa
Trúc Khê
THANH BÌNH xuất bản 1952CHAPTERS 9 VIEWS 2
Trần Thủ Độ là nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng 40 năm.
Trần Thủ Độ cũng là nhân vật bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ, Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với nhà Trần mà lại có tội với nhà Lý. Trần Thủ Độ là người bản lĩnh và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, thường quyết đoán theo ý chí của mình. Năm 70 tuổi, trước lúc chết 5 tháng, sử cón chép việc ông đi tuần ở vùng biên giới Lạng Sơn. Ông đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ, quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện. -
Trung Quốc Sử Lược
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phan Khoang
VĂN SỬ HỌC xuất bản 1970CHAPTERS 5 VIEWS 56
Từ Tây Chu trở về trước, đất căn cứ trọng yếu của người Hán là lưu vực sông Hoàng Hà. Đến thời Xuân Thu, các nước Sở, Ngô, Việt lần lần lớn mạnh, đến thời Chiến Quốc, nước Tần thu gồm đất Ba, đất Thục thì lưu vực sông Trường Giang mới phát triển. Nhà Tần lại lấy đất ngày nay gọi là Quảng Đông, Quảng Tây, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận, và lấy đất nay là Phước Kiến, đặt làm quận Mân Trung, từ đó đất phía nam Nam Lĩnh mới thuộc Trung Quốc.
Nhà Hán, nhà Đường, hồi thạnh thời đã bao quát các đất Mông Cổ, Tân Cương ngày nay. Còn Tây Tạng thuộc Trung Quốc là việc các đời Nguyên,Thanh. Từ đời Hán, Trung Quốc cũng chinh phục được Nam Việt, một bộ phận của bán đảo Ấn Độ, và chinh phục bắc bộ bán đảo Triều Tiên, đều đặt quận, huyện. Từ đời Đường về sau, hai bán đảo ấy độc lập, dựng nước riêng. -
Tuấn Chàng Trai Nước Việt 1
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Vỹ
TÁC GIẢ xuất bản 1970CHAPTERS 20 VIEWS 67260
TUẤN là một nhân vật điển hình, tiêu biểu những chàng trai Việt Nam sinh trưởng trên Đất Nước từ đầu thế kỷ. Chàng lớn lên giữa một bối cảnh lịch sử và xã hội cổ kính đang bắt đầu biến chuyển dần dần theo định mệnh do sự xâm nhập của người Pháp hoàn toàn xa lạ từ Tây phương đến đô hộ xứ ta. Họ đã đương nhiên để lại những dấu tích sâu đậm của một Văn minh mới, và tạo ra một vận mệnh mới cho Dân Tộc Việt Nam. Với tư cách một nhân chứng vô tư của Thời Đại, TUẤN thuật lại rất khách quan và chân thật, không màu mè chải-chuốt, tất cả những biển đổi phi thường ấy, về lịch sử, xã hội, phong hóa, tập tục, kinh tế, trong đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân Việt Nam từ 1900 đến nay. Một đời sống dồi dào sinh lực, đầy thử thách và kinh nghiệm. Những người Việt sinh trưởng vào đầu Thế kỷ có thể chứng nhận rằng những sự kiện, thấy, nghe, sống, những phong trào, nhân vật, biến cố lớn hay nhỏ, ghi lại trong tác phẩm này đều hoàn toàn xác thực. Ở đây, không có chỗ cho tưởng tượng, cũng như cho chủ quan, thành kiến. Những thế hệ hôm nay và hậu lai sẽ tìm nơi đây những yếu tố để suy nghiệm về Lịch Sử Dân ta.
-
Tuấn Chàng Trai Nước Việt 2
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Vỹ
TÁC GIẢ xuất bản 1970CHAPTERS 25 VIEWS 63308
Hànội ! Thăng Long !
íối với Tuấn, chàng thư sinh 17 tuổi, quê quán ở một làng hẻo lánh, nhỏ bé, ở miền núi Trung Kỳ, đi Hànội là một việc trước kia không bao giờ chàng dám nghĩ đến.
Dù sao Huế cũng còn gần gũi hơn, Huế mới chỉ là íế íô của nhà Nguyễn, Huế hãy còn là một thủ đô của xứ Trung Kỳ mà thôi. Chứ Hànội ! Ồ ! Hànội, tên cũ là Thăng Long, đó là cái gì khác xa Huế, lớn hơn Huế, xưa hơn Huế, đồ sộ hơn Huế. íó là kinh đô của Lịch sử ! íi Hànội, tức là đi về cái nguồn gốc của Lịch sử !
Cố cựu hơn Huế, mà tân tiến hơn Huế. Huế chỉ có ông Khâm Sứ, ông vua Annam, Hànội có ông Toàn Quyền, có thành cũ Thăng Long, có trường Cao íẳng íông Dương, có cầu Doumer, có Hồ Hoàn Kiếm, có đền Bà Trưng, có tượng Paul Bert ! Tất cả bốn nghìn năm lịch sử " An-nam-quốc "đều có mặt ở Hànội, Thăng Long. -
Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Thượng
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nghiêm Xuân Hồng
QUANG ĐIỂM xuất bản 1965CHAPTERS 5 VIEWS 1770
Hai trận thế chiến vừa qua, cùng hai trái bom nguyên tử ném xuống Trường kỳ và Hoang đảo đã gieo rắc một ám ảnh kinh hoàng trong tâm não con người đối với chiến tranh. Rồi ngay từ năm đầu hậu chiến, cuộc chạy đua võ khí, cũng như những trận chiến nguội và nóng liên tiếp xẩy ra trên khắp năm châu, ngày càng khơi đào sâu dầy thêm tâm trạng hãi hùng kinh hoàng đối với chiến tranh. Nhiều người, vi quá lo sợ va không biết tin vao đâu nữa, đã thầm tự nhủ có lẽ loài người sắp đi tới ngày tận thế. Có những người khác, bình tĩnh hơn, đã có lập luận rằng chưa chắc một trận giặc nguyên tử sẽ có thể xẩy ra, vì hiện nay các cường quốc dẫn đạo thế giới đương nỗ lực tạo nên một thế quân bình bằng khủng bố, nghĩa là một tình trạng chai cò giữ miếng do sự de dọa của những vũ khí khủng khiếp.
-
Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Trung
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nghiêm Xuân Hồng
QUANG ĐIỂM xuất bản 1966CHAPTERS 5 VIEWS 1163
Trong suốt ba, bốn ngàn năm lịch sử, trải qua bao nhiêu triều đại cùng biến thiên xã hội, lịch sử Đôngphương cũng đầy rẫy chiến tranh không kém gì Tây phương. Con người ở đầu vẫn là con người, vẫn có những xúy đồ thống trị cùng cạnh tranh quyền lợi, nên chiến tranh vẫn xẩy ra. Tuy nhiên, trên đại thể, Đông phương ít hiếu động hơn Tấy phương, và bộ mặt chiến tranh ở đây đã chậm thay đổi hơn dưới cõi trời Tầy. Để chứng minh điều này, khi trình bầy sơ lược về chiến tranh tại Đông phương trong quyển I, chúng ta đã dẫn chứng về sự tiến hóa của các võ khí. Trong khi Tầy phương tiến mau lẹ từ những khí giới cổ như trường thương đao kiếm, cung nỏ đến giáp trụ bằng sắt, đến súng hỏa mai, súng trường, súng thần công để công phá thành trì, đến những khí giới mới như tàu chiến, tầu bay, chiến xa, đại bác, rồi đế nkững thứ khí giới tối tân hơn nữa như bom nguyên tử, bom khin -khí, bom vi trùng, bom trung hòa tử, các thứ khí giới quang tuyến cùng hóa học, thì cõi Đông phương này, cho đến một thế kỷ gần đây, còn xử dụug những khí giới tương đối cổ xưa như dao mác, cung nỏ cùng súng hỏa mai.