CLOSE
Add to Favotite List

    PHI HƯ CẤU

  • Bóng Tối Đi Qua I
  • Bóng Tối Đi Qua II

    Bóng Tối Đi Qua II
    Kim Nhật
    HOA ĐĂNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 1317

    Tôi đưa tay quệt khô nước mắt. Lòng tôi bình tĩnh đến dửng dưng. Tôi muốn sống, muốn thực hiện được sự chấp nhận thách thức, tôi phải biết kiên nhẫn chịu đựng, phải biết đợi chờ. Con chó bị dồn vào chân tường, nó cắn càn, cắn bậy. Còn tôi, tôi không phải là chó, tôi là người. Tôi phải biết làm điều gì khác hơn.
    Đây là giữa rừng sâu khu A, bóng cả cây già. Tôi không thuộc đường đi nước bước, cũng không thực phẩm, không phương tiện lại nằm trong bàn tay sinh sát, kiểm tra của họ. Nhất cử nhất động đều bị xem chừng. Đấy, tôi không thể nào chấp nhận thực trạng đó.
    Tôi rời khỏi gốc dầu, chầm chậm bước vào sân. Ba Biếu nhìn ra, làm như vui dữ:
    - A! Anh Hùng! Anh mới về tới đó hả? Sao về tối dữ vậy anh?
    Ngồi đối diện trước bàn dài với Ba Biếu là Bảy Cảnh. Kế bên Bảy Cảnh là Tám Chi. Bảy Cảnh vốn đã đen, gầy, xấu xí, mặt mày lúc nào cũng cau có đăm đăm, giờ y nhìn ra với cặp mắt xoi mói, lạnh lùng khinh khỉnh trông thực tởm không chịu được.

  • Bóng Tối Đi Qua III

    Bóng Tối Đi Qua III
    Kim Nhật
    HOA ĐĂNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 2277

    Hội Đồng Cung cấp Trung Ương vừa báo cho Cường biết đến tiếp nhận, nhưng chưa kịp đi thì được điện thoại của anh Tư Thắng nên đến gặp tôi ngay. Ý định của Cường, sau khi hai đứa tôi về đến chỗ ngụ ăn cơm xong là dẫn trung đội bảo vệ và mấy cán bộ khác «thiên đô» sang đồi 115 tiếp nhận nhân công, làm công tác động viên chính trị và tổ chức đội ngũ lại cho hợp lý.
    Ăn cơm xong, Cường và tôi khoác bồng lên vai, dẫn đoàn «lâu la» xuống đò, trở ngược về bên kia bờ sông Mã Đà. Ở đây, ở đoạn sông Mã Đà này, người ta gọi là «Mã Đà dưới» hay «Mã Đà Sông Bé» để phân biệt với «Mã Đà cầu dây». Bởi cùng là một con sông nhưng hai nơi cách nhau có đến hơn bốn chục cây số rừng.
    Mã Đà ở đây vừa sâu, vừa rộng, nước chảy siết. Hai bên bờ toàn là tre rừng, cho nến việc bắc cầu không thể thực hiện hiện được. Qua lại bên sông, dưới bến có ghe tam bản và dầm để sẵn. Muốn sang sông chỉ việc xuống xuồng bơi đi, đến bến bên kia cột lại cho chắc, thế là đủ.
    Chúng tôi chưa đến đồi 115 thì trời đã tối om. Đồi này, trước đây là căn cứ cũ của B115 thuộc Khu A, nên nay dù đơn vị này không còn nữa, nó vẫn mang tên đồi 115.

  • Bốn Mươi Năm Nói Láo
  • Bờ Sông Lá Mục

    Bờ Sông Lá Mục
    Phan Lạc Tiếp
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 8144

    Đây là một tập bút ký ghi lại những cảnh huống tôi đã sống, đã chứng kiến trong mấy năm chiến tranh gần đây.
    Có những sự kiện đã qua đi mờ nhạt được viết lại như một chuyện ngắn, nhưng cũng có những sự kiện được ghi lại vội vàng như một bài phóng sự...
    Nhưng dù dưới hình thức nào, tôi cũng đã viết trong sự xúc động của lòng mình, và cũng chính tâm trạng này đã thúc đẩy tôi cầm bút. Vì thế, hầu như tôi đã mang cái tâm trạng bùi ngùi đó phủ lên hết những giòng chữ. Đó là điều tôi không làm sao tránh được. Và giữa những giòng chữ ấy, tôi đã nghĩ tới gia đình, tình chiến hữu, niềm bất hạnh của quê hương, sự tàn nhẫn của cuộc chiến cũng như sự nhỏ nhen, giới hạn của con người...
    Tất cả đã được trình bày qua cái nhìn của một người đi biển.
    PHAN LẠC TIẾP 1969

  • Bò Sữa Gặm Cỏ Cháy

    Bò Sữa Gặm Cỏ Cháy
    Duyên Anh
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 6 VIEWS 29871

    Bò gặm cỏ cháy thì không có sữa hoặc có sữa thì cũng chỉ là sữa độc. Khi quê hương còn những người tuổi trẻ nổi loạn vô duyên cớ, còn những bàn tay không được xây dựng, ngứa ngáy đi phá hoại; khi đất nước còn thiếu một thế hệ xâm mình ngăn cản giặc xâm lăng thì trách nhiệm đối với chế độ thiếu nhi còn được đặt ra. Và được đặt ra trước lương tâm mỗi người lớn.

  • Bức Thư Bí Mật của cụ Huỳnh Thúc Kháng

    Bức Thư Bí Mật của cụ Huỳnh Thúc Kháng
    Minh Viên
    ANH MINH xuất bản 1957

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 8007

    Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, một bậc chí sĩ cách mạng, vứt cảnh phú quý an nhàn để theo lời kêu gọi của Cụ Phạn Sào Nam, băng mình qua Nhật Bản năm 1906, hô hào cách mạng, quốc dân không ai không biết. Tiên Sinh đã du lịch khắp các nước Á-Âu và bỏ mình tại đất người năm 1951.
    Nhớ ơn các bậc tiền bối hy sinh vì nước, chính phủ thể theo thiện ý của Ngô Tổng Thống, nên đã cho rước di cốt tiên sinh từ Nhật Bản về Huế ngày 12 tháng Giêng năm 1957, nêu cao tinh thần hy sinh vì dân tộc của Tiên Sinh.

  • Bức Tường Thành Do Thái

    Bức Tường Thành Do Thái
    Jean Lartéguy
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 8506

    Để giải thích chiến thắng của Tsahal (quân đội Do thái), trong sáu ngày đó, nếu chỉ nói đến những đức tính thuộc về tinh thần và về sự hy sinh của quân nhân chúng tôi thì không đủ. Chắc chắn đó là các thừa số quan trọng, nhưng chúng không giải thích tất cả.
    Trong vòng mười năm trở lại đây tôi không có những giao tiếp trực tiếp và liên tục với quân đội. Mãi đến hôm trước chiến tranh một ngày tôi mới có thể nhận thấy những tiến bộ mà quận đội đã thực hiện được.
    Được chỉ định hành động trong vùng quá đặc biệt này của miền Trung Đông, quân đội đã biết thích nghi hoá cả đạo quân thiết giáp cũng như đạo quân dù và không lực của mình với nhu cầu đặc biệt ấy. Kinh nghiệm thu đạt được trong 10 năm đó có the giải thích chiến thắng chớp nhoáng. Nhumg đó cũng chưa phải là tất cả.

  • Bùi Giáng, Hồn Thơ Bị Vây Khổn
  • Bùi Giáng Thi Sĩ Kỳ Dị
  • Bùn Lầy Nước Đọng

    Bùn Lầy Nước Đọng
    Hoàng Đạo
     

    Phi Hư Cấu Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 3 VIEWS 6779

    Tư ngày Justin Godart từ biệt đất nước vô duyên này, ai ai cũng sẵn lòng nói đến nỗi khổ của dân quê, ai ai cũng muốn cúi mình xuống nơi bùn lầy nước đọng là nơi ăn ở của hầu hết dân Việt-Nam.
    Đó là môt triệu chứng đáng mừng. Nỗi đói khổ của dân quê sau lũy tre xanh đã đến cực điểm. Dân quê trở nên dốt nát cũng đã đến cực điểm. Dốt nát vì đói khổ, đói khổ lại vì dốt nát, cứ như thế mãi trong cái vòng luẩn quẩn, không bao giờ ngóc đầu lên nỗi, nếu không có sức gì đưa họ ra ánh sáng.

  • Bước Vào Thế Giới Nắng Văn Chương, Gió Mang Tên Hoàng Huy Giang
  • Bút Khảo Về Xuân - Tập I

    Bút Khảo Về Xuân - Tập I
    Lê Văn Lân
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 18 VIEWS 337

    Tết Việt Nam không có mứt kể như không còn ăn Tết ! Không phải Tết trở nên nhạt nhẽo... không ngọt ngào mà Tết đã mất hết phân nửa ý nghĩa chữ ĂN rồi đó... Theo tục Việt Nam, đầu năm, trong nhà phải có một khay quả mứt trước để cúng gia tiên sau là để mời khách nhấm nháp chút mứt ngào ngọt qua chén trà có mùi vị thơm thơm chan chát ở đóc giọng...

  • Bút Ký Irina - Tập I

    Bút Ký Irina - Tập I
    Irina Zisman
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 17 VIEWS 32535

    Đón tết Tân Mùi 1991 ờ miễn Xibêri giá lạnh 1, tôi bỗng thấy thời gian trôi quá nhanh, và thấy rằng nên bắt tay ngay vào một việc cần thiết là viết cuốn sách này.
    Tại sao tôi cho đó là cần thiết? Và cần thiết cho ai: Đối với bạn đọc thì hình như không hẳn là như thế. Chỉ có những người từng gặp tôi và đọc những điều tôi viết mới có thể cùng chung nhịp đập con tim trước những hình ảnh và chi tiết mà tôi sẽ cố gắng ghi chép. Còn đối với những ai "ngoài cuộc", thì cứ xem đó đơn giản như việc tiếp xúc với một người từng hiểu biết và từng yêu mến Việt Nam. Nhưng đàng nào tôi cũng không dám khẳng định rằng cuốn sách này cần thiết cho bạn đọc.
    Còn nếu nói cần thiết cho tôi thì đúng. Đã lâu tôi muốn trút xuống giấy trắng những điều day dứt trong tâm trí tôi với một niềm tin mỏng manh: khi viết xong tôi sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
    Đặc biệt, qua những vụ việc mới đây, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam và Liên Xô, mà nhiều người không tán thành những điều tôi nói và làm- thì càng thôi thúc tôi viết. Không chờ đợi rằng sẽ có nhỉều người hiểu tôi hơn. Có lẽ nhiều khả năng nhất sẽ xẩy ra: ai đã chán tôi một thì sẽ chán tôi mười! Nhưng đồng thời ai đã hiểu tôi một thì - tôi rất hi vọng - cũng sẽ hiểu tôi mười vậy!

  • Cá Bé

    Cá Bé
    Ngư Đồng
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 20 VIEWS 21642

    Chuyện tỵ nạn thì lớn, như biển. Những dòng chữ này chỉ là vài hạt muối nhạt.
    Đây không phải là thiên nghiên cứu về người Việt ở trại cấm Hong Kong, mà chỉ là vài ghi chép riêng tư của một người có dịp làm việc tại vài trại cấm, từ 1991 đến 1993, về một số người và việc đời thường, như một đóng góp rất nhỏ, vào câu chuyện lớn về Thuyền Nhân Việt Nam.
    Thuyền Nhân Việt Nam bắt đầu rời đất nước từ năm 1975. Họ đến nhiều nước quanh vùng bằng nhiều đường. Cuộc sống của họ tại trại tỵ nạn cũng trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu khó khăn mọi mặt nhưng lại mở ra ở đoạn kết, và họ đều được tiếp nhận đi định cư ở nước thứ ba. Giai đoạn trại cấm bắt đầu từ 16.6.1988 ở Hong Kong và 14.3.1989 ở các nước Đông Nam Á còn lại. Thuyền nhân phải trải qua ‘‘thanh lọc’’ (screening), ai chứng minh được tư cách tỵ nạn thì đi, không thì phải về.

  • Các Đảng Phái Quốc Gia Lưu Vong 1946-1959

    Các Đảng Phái Quốc Gia Lưu Vong 1946-1959
    Nguyễn Khắc Ngữ
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 4272

    Trong lịch sử cách mạng hiện đại, các nhà cách mạng Việt nam đã nhiều lần phải trốn tránh ra ngoại quốc, đặc-biệt là sang Tầu, sang Nhật và sang Xiêm.
    Đợt lưu vong đầu tiên bắt đầu khi quân Pháp cưỡng chiếm toàn cõi Việt nam và Triều đình Huế ký kết Hòa ước 1884 chấp nhận việc nhường Nam kỳ cho Pháp và sự bảo hộ của Pháp ở Bắc kỳ.
    Đợt này có các nhà ái quốc chống Pháp như Nguyễn Thiện Thuật, Tôn Thất-Thuyết...
    Đợt lưu vong thứ hai bắt đầu khi quân Nhật đại thắng quân Nga (1905), Phan Bội Châu và các nhà ái quốc Việt nam muốn noi gương duy tân của người Nhật nên đề xuống phong trào Đông du, vận động thanh niên xuất dương sang Nhật cầu học. Khi người Nhật bắt tay với Pháp, họ ra lệnh trục xuất các thanh niên du học nên phần lớn những ngưởi nầy phải chạy sang Trung hoa.

  • Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh

    Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh
    Hứa Hoành
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 8 VIEWS 15815

    Những chuyện kể ra trong sách nầy đều là chuyện thật không phải tiểu thuyết. Các chuyện ấy xảy ra trên đất Nam kỳ trên dưới 100 năm nay, nhưng không có tài liệu chính thức nào ghi chép. Với ý định viết bộ sách về Nam Kỳ Lục Tỉnh, cho nên hơn mười năm qua, kể từ ngày còn trong trại tị nan tại Mã Lai, chúng tôi bắt đầu sưu tầm tài liệu. Các tư liệu ấy rải rác trong sách báo xưa, hoặc nằm trong ký ức của những vị cố cựu đất Nam Kỳ mà chúng tôi có dịp gặp gỡ. Lúc khởi sự viết, chúng tôi có ý định chia bộ sách làm 10 quyển, đều lấy tên “Nam Kỳ Lục Tỉnh”. Sách ra đến tập 5, theo lời nhà xuất bản và một vài nhà sách khuyến cáo, kể từ tập 6 trở đi, mỗi quyển nên lấy một tựa đề khác, nhưng nội dung vẫn là những chuyện mới vừa khám phá, sưu tầm được. Nếu tiếp tục dùng tên cũ, bộ sách quá dài, độc giả sẽ ngán tiền, khó dám mua trọn bộ, mặc dù mỗi quyển đều độc lập với nhau, không có liên quan như một bộ trường thiên tiểu thuyết.

  • Cách Mạng Tây Sơn

    Cách Mạng Tây Sơn
    Văn Tân
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 31 VIEWS 6486

    Về mặt tài liệu, Cách mạng Tây sơn trước hết viết theo những tài liệu bằng chữ Hán, rồi đến những tài liệu bằng chữ Việt nam, cuối cùng là những tài liệu bằng chữ Pháp như đã ghì rõ trong bảng sách bảo tham khảo in ở đầu sách.
    Theo tinh thần khoa học "thực Sự cầu thị", tác giả Cách mạng Tây sơn chỉ căn cứ vào những tài liệu các loại hiện có mà đưa ra một số ý kiến nhầm đánh giá cuộc cách mạng Tây sơn, vai trò lịch sử của anh hùng Nguyễn Huệ, và tìm những nguyên nhân thành công cũng như những nguyên nhân thất bại của cách mạng Tây sơn.

  • Cách Mạng và Hành Động

    Cách Mạng và Hành Động
    Nghiêm Xuân Hồng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 8 VIEWS 11618

    Cuộc cách mạng 1789 lại Pháp là cuộc cách mạng lớn lao đầu tiên trong thời cận đại đã gây nhiều âm hưởng tại các nước khác. Do cuộc biến chuyển đó, tới ngày nay, dân tộc Pháp vẫn được giữ cương vị một dân tộc tiền tiến để cổ xuý những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, cùng các nhân quyền khác. Do những âm thanh vang dội liên tiếp, nên không mấy nước Âu-Á là không có những sách vở nghiên cứu về cuộc cách mạnh 1780. Tới nay, hầu hết những người đọc sách đều có những ý niệm ít nhấl là khái quát về cuộc cách mạng Pháp, về hoàn cảnh xã hội Pháp thời đó, cùng những nguyên nhân đã phôi thai ra cách mạng. Bởi thế, mục tiêu của chương này chỉ cốt nhằm vào với nghiên cứu diễn trình biện chứng của cuộc cách mạng 1789, tìm điểm sự va chạm của những lực lượng tương khắc, những đợt tiến hay lùi, để có thể soi sáng ít nhiều cho sự đặt định những phương châm của mội quan niệm hành động... Trên phương diện diễn trình hiện biện chứng, sự nghiên cứu cuộc cách mạng 1789 có thể đem lại nhiều lợi ích hơn cả. Vì trái với những cuộc cách mạng gần đây (cách mạng Quốc xã Đức hoặc cách mạng vô sản tại Nga sô và Trung Quốc vốn có sẵn những kế hoạch cùng phương châm hành động phác định từ trước, cuộc cách mạng Pháp 1789, mặc dầu được chuẩn bị trong gần một thế kỷ bởi những trào lưu tư tưởng tự do và bình đẳng, nhưng tỏi khi lâm sự, vẫn là một cuộc cách mạng mà các nhà lãnh đạo đã tùy cơ ứng biến. Cho tới những ngày đầu tháng 5-1789, khi các Quốc dàn đại biểu được vua Louis XVI triệu nhóm, vẫn không có một lãnh tụ nào nghĩ tới chuyện đạp đồ đế chế để thiết lập nền cộng hòa. Ngay cho tới ngày 11-7-1789, sau khi dân chúng Paris đã võ trang đánh chiếm ngục Bastille và chặt đầu viên Thống đốc bêu lên ngọn giáo, vẫn không có một người nào nghĩ tới việc đạp đổ đế chế... Hoài vọng của các đoàn đại biểu lúc đó chỉ là muốn đạt tới sự ban hành một bản hiến pháp để giới hạn bớt uy quyền nhà vua, cùng những quyền lợi quá đáng của quý tộc và tu sĩ... Nhưng một khi đã mở màn, cuộc xung dội ngày càng trở nên gay go. Đứng trước thái độ ngoan cố của những đg cấp ưu đãi. Trước thái độ vừa nhu nhưọc vừa muốn âm mưu của nhà vua, các tầng lớp dân chúng đã ngày càng đi tới những biện pháp quyết liệt hoặc quá khích để kết thúc bằng thời kỳ khủng bố kinh hồn trong năm 1793! Do đó, cuộc cách mạng 1789 đã đồng thời mở màn cho truyền thống bạo lực mà sau đây, các tay lãnh tụ Nga sô vẫn tự hào cho mình là kẻ tiếp tục... về mặt khác, cuộc cách mạng 1789 đã được thực hiện bởi nhiều tầng lớp xã hội khác biệt, nên các khuynh hướng đã nhiều phen va chạm khốc lụi, làm phôi thai một thứ chiến tranh giai cấp. Và ở mỗi giai đoạn, các tầng lớp xã hội đã xuấlt hiện lần lần! Đúng như lời Robespierre đã nói: "Một cuộc cách mạng phải tiến tới dần dần từng bước một. Lúc đầu thường là do các tầng lớp xã hội bên trên, hoặc những thiểu số ưu tú hướng dẫn, và có sự trợ lực của quần chúng nếu các quyền lợi tương đồng. Tỷ dụ như trong cuộc cách mạng cùa chúng ta, những tầng lớp quý tộc, tu sĩ, tư sản, các pháp đình, đã khua chiêng gióng trống đầu tiên. Sau đó, dân chúng mới xuất hiện... Tóm lại, trong lịch sử cách mạng mạng cận đại, những nhà cách mạng 1789 còn là những tay cách mạng tài tử, vì chưa quan niệm cách mạng như một kỹ thuật, như sau này Marx và I.énine đã chủ trương.

  • Các Nhà Văn Nữ Việt Nam

    Các Nhà Văn Nữ Việt Nam
    Uyên Thao
     

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 6260

    Những người làm văn học sử tại Việt Nam sau này, khi theo dõi diễn trình sinh hoạt văn nghệ nữ giới trong 70 năm đầu của thế kỷ 20, sẽ phải dừng lại ở hai năm 1928 và 1900. Đó là những năm mà văn nghệ nữ giới Việt Nam trong thế kỷ 20 đã đạt tới một số thành tích có đủ tầm vóc ảnh hưởng quyết định cả một trào lưu sinh hoạt. Năm 1928 là năm tạp chí Nam Phong trình bày lần đầu thi phẫm Giọt Lệ Thu của Tương Phố. Sự thành công của Giọt Lệ Thu không chỉ thu gọn ở điểm đề cao tài năng của nữ giới trong văn chương mà còn được ghi nhận như một tác phẫm có sức quyến rũ mạnh mẽ nhất. Trong Nhà Văn Hiện Đại, Vũ Ngọc Phan ghi lại rằng Giọt Lệ Thu là tác phẫm có thể thúc đẩy nổi một phong trào văn nghệ, nếu được giới thiệu ở một quốc gia nào khác.

  • Các Triều Đại Việt Nam

    Các Triều Đại Việt Nam
    Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 23 VIEWS 6589

    Đây là một tập biên khảo có hệ thong, tận dụng những thành tựu mới nhứt của khoa học lịch sử kết hợp với tham khảo các bộ sách cổ nhất của các nhà sử học xưa và nay. Các tác giả sẽ cung cấp cho bạn đọc một lịch trình phát triển kế tiếp nhau của các triều đại, các ông vua bà chúa, từ các vua Hùng đến vua Bảo Đại. Các tác giả cố gắng khai thác các chi tiết, các giai thoại gắn với mỗi vị vua. các ông hoàng bà chúa giúp bạn đọc dễ đọc, dễ nhớ.

  • Cái Chết Của Nam Việt Nam - Những Trận Đánh Cuối Cùng

    Cái Chết Của Nam Việt Nam - Những Trận Đánh Cuối Cùng
    Phạm Kim Vinh
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 16113

    Đối với phần lớn thế giới bên ngoài, nam Việt Nam đã sụp đổ mau lẹ sau 55 ngày giao tranh của mùa Xuân năm 1975. Lại còn có những kết luận giản dị khác, quá giản dị nữa, về cái chết của nam Việt Nam. Thí dụ như kết luận “Tại quân đội nam VN không chịu chiến đấu cho nên miền nam mới sụp đổ mau lẹ.” Hoặc kết luận “tuy cũng là người Việt nhưng phía cộng sản chiến đấu dũng cảm hơn, hữu hiệu hơn nên đã thắng.”
    Những kết luận đơn giản và bất công ấy được đưa ra vì thiếu hiểu biết về cuộc chiến tranh rất phức tạp như chiến tranh Việt Nam. Nhiều khi, người ta cố tình đưa ra kết luận nông nổi và vội vàng ấy để che đậy chính sự thụ động và khiếp nhược của thế giới bên ngoài, vì cái thế giới ấy đã ngoảnh mặt làm ngơ, để mặc cho cộng sản Hà nội dùng bạo lực chiếm trọn miền nam bằng một cuộc xâm lăng công khai và trắng trợn mà cộng đồng quốc tế không hề có một cử chì nào, dầu chỉ là để phản kháng bằng lời nói!

  • Cái Chết Của Sử Gia Phạm Văn Sơn
  • Cái Đẹp Với Nghệ Thuật

    Cái Đẹp Với Nghệ Thuật
    Lan Khai
    ĐỜI MỚI xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 2 VIEWS 129

    Phàm cái gi làm thỏa mãn một khuynh hướng của ta, ta đều bảo ta thích nó.
    Đành rằng cái đep đáng thích lắm. Ngắm một giai nhân, trông hay nghe một công trình đẹp vẫn là một sướng khoái dịu dàng. Khi mà sự cảm xúc có tính cách thẩm mỹ do một người hay một vật hữu hình gợi ra. Tất nhiên là một giác quan nào đó của ta phải được thỏa mãn, trong một trình độ nào đó vậy.
    Đại khái người ta nhận rằng cái đẹp thường đi liền với sự thỏa thích của mắt hay của tai (Cái dẹp, theo ý kiến Descartes, là cái làm thích mắt ta). Và người ta vẫn để riêng sự trông và sự nghe làm hai giác quan thẫm mỹ.

  • Cái Hoạ Nhật Bản

    Cái Hoạ Nhật Bản
    Nguyễn Vỹ
    BẢO NGỌC xuất bản 1938

    Phi Hư Cấu Bút Ký Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 4 VIEWS 485

    Phát Xít Nhật Bản đe dọa cõi Á Đông bằng những tai nạn tàn khốc mà nó muốn kẻo dài mãi mãi, từ ba mươi năm nay, sau khi nó thắng được nước Nga của Nga Hoàng, các cường quốc Âu Châu làm hết cách, vừa để bảo vệ lợi quyền riêng của mình, đi khuyến khích các kế hoạch giã man tàn bạo của nó. Nó đã chinh phục Cao Ly. Nó đã cướp đoạt Đài Loan. Nó đã xâm lược Mãn Châu. Nó dòm Mồng Cổ, lấy Bắc Bình, đánh Thiên Tân, đốt Thvợng Hải. Nó giết chết không biết ức triệu nào những dân vô tội của Trung Hoa.
    Đến bây giờ, Nhật Bản không đếm xĩa liệt cường vào đâu cả. Những thái độ láo xược của nó đã làm phẫn nộ cả hoàn cầu. Mặc dù có sự phản kháng của Anh, Pháp, Ý, Mỹ, Nga nó cứ lập lại những cử chỉ hung đồ khấu tặc của nó, chẳng biết xấu hổ, và chẳng nể loài người. Nó đã làm dơ bẩn mặt giời mà nó đeo cái hình ảnh đỏ chói trên cờ, biểu hiệu sự hung cường của nó.

  • Cài Hoa Vào Quá Khứ
  • Cầm Ca Việt Nam

    Cầm Ca Việt Nam
    Toan Ánh
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 6 VIEWS 3533

    Giọng ca tới những tiếng chén, tiếc, bay vút lên không, rồi chìm hẳn ở những tiếng (rượu) đào, (uống) vào; sau cùng tan lẫn trong cảnh bao la của đồng ruộng. Đúng lúc đó nhìn qua bờ ao, chúng tôi thấy một đoàn thợ gặt, cả trai và gái khoảng mười mấy người đi hàng hai dưới ánh trăng vằng vặc trên con đê (tức đường Quần ngựa). Tiếng hát ngừng một chút rồi lại cất lên, tôi nhổm nhổm muốn chạy theo họ, nhưng rồi lại ngồi xuống, vì băng qua được cách đồng chiêm tới chân đê thì họ đã đi xa mất rồi. Tôi lắng tai nghe tới khi dư âm tắt hẳn, mà tiếc ngơ tiếc ngẩn! Suốt đời tôi, chưa có lần nào giọng ca làm cho mê như lần đó: nó du dương, uyển chuyển, bát ngát, tôi biết dùng tiếng gì để tả bây giờ? Ca nhạc Tây phương không sao gợi cho tôi được cảm xúc thần tiên đó. Ca nhạc của mình quả thật không phong phú, nhiều sắc thái bằng phương Tây nhưng có những nét riêng, cái thần riêng thấm thiết với ta, như là tiếng gọi của tổ tiên, của dân tộc. Ông Toan Ánh đã có công gợi cho ta nhớ lại, nhớ cái hồn của đất nước đó trong cuốn Cầm ca Việt Nam này. Chỉ là một "nhất lãm" nhưng rất đủ để hướng dẫn những người muốn đi sâu vào chi tiết.

  • Cẩm Nang Người Vợ Hiền

    Cẩm Nang Người Vợ Hiền
    Bà Tùng Long
    THẾ KỶ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 16 VIEWS 20377

    Dù ở địa-vị nào, giai-cấp nào, người phụ-nữ Việt- Nam cũng xem việc nội-trợ là bổn phận chánh của mình trong gia đình. Có làm tròn bổn-phận nội-trợ, người phụ-nữ mới thật là Người Vợ Hiền. Mà công việc nội-trợ, ngoài việc sắp xếp gia-đình, dạy dỗ con cái, may vá thêu thùa, còn có việc bếp núc, giữ gìn những vật dụng trong nhà.

  • Hiếu Cổ Đặc San 5 - Cản Đức Trấn Đào Lục

    Hiếu Cổ Đặc San 5 - Cản Đức Trấn Đào Lục
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 4733

    Tập Hiếu cổ đặc san số 5 này, không phải là sách để đọc giải trí nữa. Đây là sách học, một cuốn khảo cứu đầu tiên, gồm nhiêu danh từ chuyên môn, gốc tích và xuất xứ của mỗi loại gốm sành sứ có danh của các lò nơi. Cảnh Đức Trần từ cồ kim.
    Có thề vì mấy tập 1, 2, 3 là sách vở lòng, khơi màu cho độc giả biết ham thích đồ cổ. Qua tập số 4, tôi dịch bộ "Les Poteries et Por­celaines Chinoises" của bà Daisy Lion Goldschmidt, mà tôi mạn phép đổi tựa lại là "Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa", và hiển nhiên, tôi đả đưa quí vị lên con đường chuyên môn của học thuật Tây phương. Lúc ấy, tôi có ý định dịch lại hai bức thơ nông cốt viết năm 1712 và năm 1722 cùa linh mục d'Entrecolles, trong đó ông đã thuật lại rành rẽ những gì mắt thấy tai nghe tại lò Cảnh Đức Trấn, giữa những năm thịnh hành tột bực của nghệ thuật chê tạo đồ sứ vào triều đại Thanh đế Khang hi, thái bình thạnh trị|Dẫn mục chữ Hán thường gặp

  • Cát Bụi Chân Ai - Hồi Ký

    Cát Bụi Chân Ai - Hồi Ký
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 25595

    Độc giả sẽ có cảm tưởng như đang ngồi quây quần quanh vuông chiếu hoa, trong ngôi nhà thừa tự của tổ tiên, dưới ánh sáng chập chờn của ngọn đèn dầu lạc, láng nghe tiếng kể trầm tĩnh, đôn hậu, nhẹ nhàng, nhưng vô cùng sâu lắng của một ông già đã có trên nửa thế kỷ hệ lụy cùng quê hương. Ông già đó, nhà văn Tô Hoài, tác giả của Dế mèn Phiêu Lưu Ký mà chắc chắn không một người Việt Nam nào chưa từng ê a học thuộc lòng vào cái thời còn mài đũng quần ở ghế trung học, sẽ đưa chúng la về lại với thổ ngơi liền chiến, nơi có những nhân vật từng "vang bóng một thời": Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng, Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tam Lang, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng... Và hầu hết các tác giả của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, cùng nhiều "chức sắc" quyền cao chức trọng trong giới văn nghệ, nói riêng, nhà nước, nói chung. Nơi, ở đó, họ đã sống, đã sinh hoạt, đã vui chơi, đã sáng tác, đã "rất người" trong thân phận con người. Nơi, từ đó, họ ra đi, họ lên đường, họ nhập vào dòng đời, để rồi mỗi người, bằng cá tính rất riêng của mình, tự chọn lựa hoạc bị chọn lựa một thế sống nào đó. Những thế sống, góp chung lại, làm nên dòng chảy bão táp của văn học, chính trị Việt Nam trong vài thập niên qua.
    Có lẽ Cát Bụi Chân Ai là cuốn hồi ký trung thực nhất của một nhà văn, viết về các bạn văn cùng thời, và về chính mình.

  • Cá Tính Của Miền Nam
  • Câu Chuyện Đời
  • Chân Dung & Giá Trị Truyện Kiều

    Chân Dung & Giá Trị Truyện Kiều
    Dương Huệ Anh
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 8 VIEWS 815

    Tác phẩm của Nguyễn Du tiên sinh đã được đọc, tranh luận rất nhiều - đại đa số đều tán thưởng, ca ngợi văn tài của tiên sinh, chỉ có số ít là chỉ trích tác giả ở một vài điểm luân lý, đạo đức. Dù sao, chúng ta là hậu sinh, không thể nắm, hiểu rõ “tư tưởng” của người trước, nghĩ nên có một thái độ khoan hòa, vô chấp trong tranh luận, để tránh sự hiểu lầm, xung đột nhau.
    Theo chúng tôi nghĩ, nếu Truyện Kiều thực sự chỉ là tác phẩm phóng tác theo Kim Vân Kiều Truyện - tiểu thuyết hóa theo mọi sự kiện lịch sử đời Minh thì điểm ta nên đặt nặng hẳn là giá trị văn chương của tác phẩm; còn những điểm khác chỉ là phụ thuộc, không can tốn thì giờ đào sâu thêm nữa.

  • Chân Dung Nhất Linh

    Chân Dung Nhất Linh
    Nhất Thịnh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 4869

    Nhất Linh (Nhị Linh hay Bách Linh) là bút hiệu của Nguyễn Tường Tam. Ông có tinh thần khoa học, rất ghét cái tính mê tín dị đoan của người mình. Cái tính hay tin nhảm, phù thủy, bói toán, quan niệm đời sống của mình có dính dấp tớ ma quỷ. Theo ông, sự ngộ nhận đó là sự thất học của dân chúng, sự thiếu hiểu biết về khoa học. Tin rằng mọi vật đều linh thiêng, thần thánh. Để đả phá cái quan niệm sai lầm đó, ông tự cho ông cũng là một cái gì linh thiêng và tự nhận là Nhất Linh, Nhị Linh. Khái Hưng bắt chước ông ký tên Nhất Linh, Nhị Linh hay Tam Linh, Bách Linh. Vì thế có những bài hoạt kể ngăn ngắn in trên báo "Phong Hóa" trong những số ra mắt ký tên Nhất Linh hay Nhị Linh, có thể là của Nguyễn Tường Tam hay của Trần Khánh Giư hay của cả hai người cùng viết.

  • Chân Dung Nhất Linh - Tập Hồi Ký

    Chân Dung Nhất Linh - Tập Hồi Ký
    Nguyễn Mạnh Côn - Thế Uyên
    VĂN xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 31211

    Nhân ngày giỗ tất cố văn sĩ Nhất Linh, chúng tôi hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc tuyển tập Chân dung Nhất Linh, gọi là thắp một nén hương thành kính dâng lên hương hồn người đã khuất.
    Chân dung Nhất Linh gồm những nét phác hoạ ông như một người bạn, người anh, người cha, bác, chú, và như một người dẫn đường cho thế hệ đi sau.
    Phần lớn những bài in trong tập này trước đây đã được đăng báo. Những số báo đó nay đã trở thành hiếm có. Chúng tôi thiển nghĩ việc làm của chúng tôi sẽ không là một việc thừa: nó sẽ cung ứng cho bạn đọc một số tài liệu cần thiết để tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của một nhà văn đã có một vị trí rõ ràng trong văn học sử: một nhà văn mà tên tuổi chắc chắn sẽ còn được nhắc nhở tới nhiều trong mai hậu.

  • Chiếc Áo Lặn Và Con Bướm

    Chiếc Áo Lặn Và Con Bướm
    Jean-Dominique Bauby
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 29 VIEWS 48877

    Chiếc áo lặn và con bướm được viết theo một cách viết chưa từng có từ trước đến giờ. Từng câu văn, từng trang sách được hình thành bằng cách ghép từ qua những lần chớp mắt. Với một hàng các chữ cái được sắp theo thứ tự ưu tiên ESARINTULOMDPCFBVHGJQXYXKW, cô phụ tá chủ bút sẽ chỉ lần lượt các chữ cái trong bảng này. Nếu đồng ý chữ cái nào, Jean-Do Bauby nháy mắt một lần để nói "đúng", 2 cái để nói “sai” và chữ cái đó sẽ được cô trợ lý ghi ra. Cứ như vậy, các chữ cái được sắp thành từ, thành câu, thành đoạn và cuối cùng thành sách. Cách viết kỳ lạ và nhọc công ròng rã suốt hai tháng (7-8/1996) đã cho ra đời một cuốn sách với hơn 100 trang gây xúc động mạnh mẽ trên toàn thế giới.

  • Chiến Quốc Sách
  • Chiều Chiều
  • Chính Trị Giao Chỉ

    Chính Trị Giao Chỉ
    Thương Sinh
    PHÓNG SỰ xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Phóng Sự

    CHAPTERS 5 VIEWS 4472

    Nha văn Lý cầm Dương đã viết một đoạn rất hay về triết lý cỏ đuôi chó. Nghệ thuật chửi của ông thật siêu đẳng.
    Ông chửi cả nhân loại. Vì nơi nào trên trái đất tròn hai đầu hơi dẹt này có người có đớp hít, có chính quyền và có chinh khứa là nơi đó có môn đệ trung thành của triết lý cỏ đuôi chó. Ở Giao Chỉ, triết lý cỏ đuôi chó dược phổ biến sâu rộng nhất. Có lẽ, tại Giao Chỉ, gần Trung Coóc vĩ đại. Chẳng cần nói xa xôi, sau cuộc cách mạng bay bướm lật đỗ anh em ông Diệm, cỏ đuôi chó mọc đầy trên những tờ nhật báo. Mỗi anh chủ nhiệm là một "cái" cỏ đuôi chó. Những người say mê triết lý cỏ đuôi chó hơn say mê tình ái, cờ bạc, đĩ điếm, thuốc phiện vẫn là chính khách Phạm Phòng.

  • Chơi Chữ

    Chơi Chữ
    Lãng Nhân
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 12 VIEWS 6550

    "Nghề chơi cũng lắm công phu", huống hồ chơi... chữ ! Chơi chữ cần có những yếu tố không phải ai cũng gom được đủ : có học đã đành, nhưng lại còn phải có tài.
    Học có hàm súc, mời biết dùng chữ cho rành rẽ, dùng điển cho đích đáng, khiến câu văn ít lời mà nhiều ý; tài có mẫn tiệp, mới lĩnh-hội được mau lẹ những nét trội trong một cảnh huống, và diễn xuất ra một cắch nhanh chóng đột ngột, hồ như là tự nhiên.

  • Chỗ Một Đời Em Vẫn Để, Dành

    Chỗ Một Đời Em Vẫn Để, Dành
    Du Tử Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 10 VIEWS 22236

    Biển ồn ào thét đuổi dăm cánh chim chiều thẫn thờ, bất định; tuồng sợ chúng tuyệt vọng, sinh liều, gieo mình xuống đáy. Hoặc giả, sâu xa hơn, sóng không muốn chúng chứng kiến cảnh biển đang lén lút thả những/ chiếc dù/ mùi hương/ đêm tối lên vạt ngọn rừng dương nám, nỏ. Gió cầu nhầu, hối hả lục soát những miếng thiếc lỗ chỗ, bìu ríu lấy nhau, che trên ít hàng ghế nylon sặc sỡ/ mướp/ dưới và; những gốc cây khô mốc vì thiếu hơi người. Ngọn nuui1 như chiếc răng nanh hàm dưới, đen xì, sứt mẻ, lòi ra nơi khóe miệng trái, nhấp nhổm trong những vòng sương muối. Thình lình, gió tắt tiếng. Sóng vớt vát thêm ít hồi vật vã, rồi cũng bấm bụng thở đều, nhẹ lại. mây ùn ùn kéo tới. Mọi khoảng cách thâu hẹp. những chiếc dù/ mùi hương/ đêm tối trên vạt ngọn rừng dương nở nứt, rơi chụp lên bãi. Đêm hiện ra đột ngột, như cô gái câm, điếc, lỡ thì với ngậm ngùi tê liệt. Những ngậm ngùi/ tê liệt nhẵn thín, thân thuộc tới không còn cảm, thức.

  • Chợ Trời Biên Giới Việt Nam Cao Miên

    Chợ Trời Biên Giới Việt Nam Cao Miên
    Lê Hương
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 4539

    Chợ Trời biên giới Việt Nam - Cao Miên đã vào lịch sử từ đầu năm 1955.
    Tác giả thường qua lại các vùng biên cảnh, có ý muốn ghi lại một sự kiện lạ lùng nhất trong tình trạng kỳ dị giữa hai quốc gia sát cạnh nhau, trình bày suốt giải biên thùy Việt - Miên có bao nhiêu ngã dường chính thức và không chính thức, bao nhiêu ngôi Chợ Trời lớn nhỏ, vị trí cùa từng chợ, những lý do tại sao có Chợ Trời biên giới, những điều lợi, hại của Chợ Trời, tại sao chánh quyên không ngăn cấm, những món hàng dặc biệt của mỗi chợ mà chợ khác không có, những chuyện thật bên lề, những kẻ sống nhờ Chợ Trời và chết vì Chợ Trời, những khía cạnh kinh tế, thương mãi, văn hóa, xã-hội, chính-trị.

  • Chùa Giải Oan

    Chùa Giải Oan
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 10 VIEWS 2811

    Tập truyện Chùa Giải Oan gồm 10 truyện kí, liền mạch với quyển Nhớ Quê. Kể về những chuyến đi, những đổi mới của đất nước và con người ở các vùng miền Tổ quốc.
    Đường về qua Vàng Danh. Vàng Danh, Đông Triều đệ tứ chiến khu nổi tiếng tiến khởi nghĩa 1945 đây. Máng than vằn vật trên lườn núi xa xa.
    Những hàng quán ven đường. Qúản thịt rừng, quán làm thịt rừng mới đũ nghĩa. Các hàng thịt chó đều yết bảng đề tao nhả "quán thịt cầy". Có lẽ rừng phủ quanh đây, con chó, con cầy, con cáo, có họ hàng gần chăng. Không thể lẫn, con chó nhà gia súc, mà con cầy hương, con chó sói nhưng vẫn là thịt rừng, hai bên đường nhiều quán thịt rừng nói theo cách nói tiêu cực của ngôn ngử bảo vệ thiên nhiên và muông thú, gọi là những quán thịt rừng mới thực rõ.

  • Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất và Sự thật cuộc triệt thoái Quân Đoàn II

    Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất và Sự thật cuộc triệt thoái Quân Đoàn II
    Đỗ Sơn
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 19 VIEWS 45299

    Cuốn sách bạn cầm trên tay là sản phẩm trí tuệ của Đỗ Sơn, nguyên Giám đốc Đài phát thanh VOV, nguyên Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tạp chí trào phúng Con Cò. Nếu bạn đã từng quen thuộc với bút pháp giễu cợt, chọc cười, chọc giận của Đỗ Sơn trên tạp chí Con Cò, thì qua cuốn sách mới này, bạn sẽ gặp một Đỗ Sơn khác. Đỗ Sơn trong cuốn sách này là một Đỗ Sơn mực thước, nghiêm cẩn để cùng Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất nói lên những sự thật về cuộc triệt thoái Quân Đoàn II mở đầu cho sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa.

  • Chuyện Các Bà Trong Cung Nguyễn
  • Chuyện Của Ana - Một Hành Trình Hy Vọng

    Chuyện Của Ana - Một Hành Trình Hy Vọng
    Jenna Bush
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 28 VIEWS 50176

    "Chuyện của Ana - Một hành trình hy vọng" ngay từ khi xuất hiện tại Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống George Bush đã trở thành best-seller. Có lẽ ngoài yếu tố "tác giả", cuốn sách thu hút người đọc bởi đã chạm đến một số phận con người cụ thể, nhạy cảm nhất trong xã hội - một thiếu niên với vấn đề toàn cầu: HIV/AIDS. Văn phong giản dị nhưng không kém "chất thơ" và tràn ngập niềm hy vọng…

    Ngày 15-8, sách chính thức được NXB Kim Đồng ra mắt bạn đọc.

    Có nhiều yếu tố để nói “Chuyện của Ana” thực là một hành trình hy vọng. Trước hết là bởi niềm hy vọng của nhân vật Ana và tác giả Jenna Bush truyền cho bạn đọc. Jenna gặp Ana khi cô làm bác sĩ nội trú trong chương trình tình nguyện của UNICEF tại châu Mỹ La tinh và vùng Ca-ri-bê và suốt 6 tháng trời cô cùng khám phá, ngạc nhiên, xúc động với hành trình 17 năm sóng gió của Ana. “Chúng tôi hoặc ngồi dưới mái hiên nhà em ngắm ngày trôi qua, hoặc ngồi trong phòng khách chật chội, hay trong quán cà phê để nghe em thuật lại câu chuyện trữ tình đó” - Jenna kể.

    Một câu chuyện có thực và toàn bộ cuốn sách hơn 250 trang cũng là những trải nghiệm nóng bỏng về một cô bé có HIV ngay từ khi chào đời. Jenna đã cùng Ana dắt người đọc đi qua những cung bậc cảm xúc của một em bé, một thiếu niên, một cô gái đã qua lễ trưởng thành có HIV, bị xâm hại, mải miết đi tìm chốn yêu thương ra sao. Điều đáng nói là giọng kể không làm cho người đọc “ngột ngạt” vì nỗi sợ hãi, sự đau đớn…, nhưng cũng không lạnh lùng, vô cảm, mà thật sự giản dị và tràn đầy hy vọng. Giống như một đứa trẻ, luôn nhanh chóng bỏ qua những sai lầm của người khác, quên những nỗi đau và nói về tương lai với một niềm hào hứng.

    Điều thú vị nhất là đọc đến trang cuối mà cuốn sách như chưa khép lại: Ana 17 tuổi, có một con gái nhỏ và tiếp tục viết câu chuyện đời mình với niềm hy vọng về một gia đình mới.

    Thuộc thể loại “không hư cấu”, “Chuyện của Ana” mang đến niềm hy vọng rõ nét cho cộng đồng người có HIV tại Việt Nam. Ngày ra mắt đã có đại diện 4 CLB người có HIV nhận sách tặng của NXB Kim Đồng. Câu chuyện chân thực này cũng chỉ ra sự may mắn của những người không có HIV và những việc ta có thể làm để đẩy lùi HIV/AIDS nếu ta có một giờ, một ngày, một tuần, một năm dành cho công việc này.

    “Chuyện của Ana” còn cho thấy Việt Nam có không ít những số phận như Ana hoặc lay động hơn Ana, nhưng cần có nhiều Jenna Bush để đưa những số phận ấy lên trang sách. Có thể hy vọng bằng sự sâu lắng, hấp dẫn của cảm xúc, thể loại văn học tự sự này sẽ góp phần làm phong phú niềm ham mê đọc của công chúng, đặc biệt là hy vọng góp phần lành mạnh hóa môi trường xã hội.

  • Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1

    Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 56 VIEWS 22645

    Với cách nhìn thấu đáo hồn hậu, xót xa mà vẫn tràn trề hy vọng, Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài đã tái hiện sinh động và chân thực cuộc sống của mảnh đất Thăng Long xưa. Từ các vùng quê ven đô đến 36 phố phường nhộn nhịp, từ những câu ca dao bình dị kể về sự tích làng, các chợ… cho đến âm thanh rộn ràng của tiếng leng keng tàu điện, từ tà áo dài duyên dáng tha thướt của thiếu nữ Hà thành đến những hội hè đình đám vẫn được duy trì cho đến ngày hôm nay… Đó là một Hà Nội luôn vận động phát triển nhưng vẫn trầm lặng cổ kính.

  • Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2

    Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 58 VIEWS 20826

    Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy (chũ của Tản Đà) đã có ít nhiều người ghi lại. Chuyện ông Hai Tây làm xiếc, Bà Bé Tý lên đồng… sách báo đã từng đề cập. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới, hay cũng đã nhiều người viết về quà Hà Nội nhưng cái bài Chả cá, Bánh cuốn, Phở của Tô Hoài có những thông tin hay, mới mẻ, ngay như Nguyễn Tuân cũng chưa phát hiện hết. Cũng như các loại tiếng rao hàng ban đêm thì Thạch Lam đã ghi chép vậy mà ở Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn có nhiều ý tứ mới.
    Như vậy đó, với vài nét kí họa, Tô Hoài đã vẽ được cái thần thái của một thành phố nghìn tuổi đang đô thị hóa gấp gáp trở thành nửa Tây nửa ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê…
    Có một Hà Nội nhố nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than.

  • Chuyện Đời Tôi - Hồi Ký
TO TOP
SEARCH