CLOSE
Add to Favotite List

    HỒI KÝ / TIỂU SỬ

  • Sống & Chết Ở Sài Gòn

    Sống & Chết Ở Sài Gòn
    Hoàng Hải Thủy
    TIẾNG QUÊ HƯƠNG xuất bản 2003

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 24 VIEWS 23237

    Ngày mới đến Hoa Kỳ tôi nói: "Tôi mang Sài gòn trong trái tim tôi..." Tôi muốn nói tôi yêu Sài Gòn, tôi đã sống đến bốn mươi năm trong lòng thành phố Sài Gòn thương yêu, tôi đã vui buồn, đã đau khổ với Sài Gòn. Nay phải đi xa, tôi mang Sài Gòn theo tôi nên tôi sẽ không thấy nhớ Sài Gòn! Sự thậ­t không như tôi nói, không như tôi tưởng. Trước hết, câu nói ấy có cái giọng của Sáu Keo: "Miền Nam trong trái tim tôi..." Dù tôi có yêu thương Sài Gòn đến chừng nào đi nữa - là Công Tử­ Hà Đông bên hông Hà Nội, Bắc kỳ chí­nh cống Bà Lang Trọc nhưng tôi yêu Sài Gòn hơn tôi yêu Hà Nội -, dù tôi có sống với Sài Gòn lâu đến chừng nào đi nữa, khi phải xa Sài Gòn tôi vẫn nhớ thương Sài Gòn. Nhớ thương vỡ tim, xé gan, cháy lòng, đứt ruột như nhớ thương người đàn bà mình yêu, người đàn bà đa tình yêu mình cực kỳ, cho mình hưởng tất cả, mình từng sống hạnh phúc bên nàng mà mình phải xa nàng.

  • Ngày N +...
  • Đệ Nhất Phu Nhân Trần Lệ Xuân

    Đệ Nhất Phu Nhân Trần Lệ Xuân
    Hoàng Trọng Miên
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 25 VIEWS 87137

    Đệ nhất phu nhân của Hoàng Trọng Miên là một truyện dài đăng báo, được viết vào năm 1965, hai năm sau khi chế độ Diệm Nhu bị phe quân nhân lậ­t đổ. Thực hiện chí­nh sách "thay ngựa giữa dòng", Toà Nhà Trắng hy vọng tạo dựng được một chí­nh quyền tay sai tin cậ­y và đắc lực hơn trong công việc thực hiện mưu đồ xâm lược của chúng tại miền Nam Việt Nam.
    Tác giả đã dựa vào sự kiện có thực để tiểu thuyết hoá cuộc đời của Trần Lệ Xuân, một người đàn bà đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong chế độ Diệm, từ thời Lệ Xuân còn là cô gái lãng mạn, sống trong gia đình có những sinh hoạt phóng túng thuộc giới gọi là đài các thượng lưu của xã hội cũ, chịu ảnh hưởng đậ­m đà của văn hoá Pháp, một thứ văn hoá đã được thực dân nhào nặn cho hợp yêu cầu thống trị ở các thuộc địa, đến lúc làm dâu họ Ngô rồi trải qua các biến cố lịch sử­ đưa đẩy mà thành Đệ nhất phu nhân.
    Sống cạnh người chồng cố vấn chí­nh trị gần như bất lực và người anh chồng Tổng thống không vợ, không con, có nhiều mặc cảm đối với phụ nữ, Lệ Xuân đã áp đảo được những kẻ cầm đầu chế độ bằng giới tí­nh của mình, đã đồng hóa những dục vọng dồn nén với khát vọng về quyền hành, biến các phiêu lưu tình ái thành những thủ đoạn chí­nh trị, lấy bản thân mình làm một công cụ xây dựng sự nghiệp mưu bá đồ vương cho gia đình chổng và cho riêng mình. Tất cả những tấn tuồng mà cái động lực chủ yếu, tiềm tàng và sôi nổi là sự đam mê quyền lực, đã xô đẩy những con người của nhà họ Ngô tìm đủ mọi cách choài lên qua những kẽ hở lịch sử­, và vượt khỏi những lằn ranh đã được chỉ định để kết thúc bằng một tấn bi kịch, sau khi đã gây biết bao tội ác trong cái thời khoảng chí­n năm trị vì.
    Cuộc đời Đệ nhất phu nhân gắn chặt làm một với chế độ ấy, đã được phát khởi cũng như tồn vong với chế độ ấy, vì vậ­y nói về người đàn bà này cũng là nói về triều đại tay sai mà Diệm và Nhu là kẻ chủ chốt.
    Cuốn tiểu thuyết này lần đầu được in thành sách, sẽ giúp bạn đọc nhìn thấy rõ hơn cuộc đời của một phụ nữ đã bị tha hoá vì sự đam mê quyền lực, một thứ quyển lực chí­nh trị đầy tội lỗi, và cũng qua đó thấy được một cái số phậ­n tưởng như rực rỡ hào quang nhưng rốt cuộc lại là một bóng ma tủi hậ­n. Nhưng điều quan trọng mà cuốn tiểu thuyết có thể đem lại cho các bạn đọc là qua rất nhiều tư liệu xác thực minh họa cho từng giai đoạn, chúng ta có thể nhìn lại xuyên suốt một cách cụ thể, sống động cả một chế độ tay sai, một cái thời khoảng lịch sử­ qua, đổ máu xương của những con người yêu nước và yêu lẽ phải có thể dựng nên cả một trường thành góp phần quyết định cho sự toàn thắng của cách mạng và sự thất bại tất yếu của bọn đế quốc và lớp tay sai.
    Mặc dầu tác giả có những hạn chế về mặt quan điểm trong khi giới thiệu sự việc, do cách nhậ­n thức vấn để đã bị khuôn dịch trong xã hội cũ, và sự dễ dãi ở trong bút pháp vốn rất phổ biến trong các truyện dài đăng trên nhậ­t báo ngày xưa, tiểu thuyết ĐỆ NHẤT PHU NHÂN vẫn có được sự hấp dẫn đặc biệt, nhờ sự phong phú của những tinh tiết và sự thuyết phục của những sự thực đã được lịch sử­ khẳng định.

  • 41 Năm Làm Báo

    41 Năm Làm Báo
    Hồ Hữu Tường
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 17 VIEWS 11596

    Tậ­p hồi ký nầy chánh thức khởi từ tháng Năm dương lịch năm 1930, lúc mà con chim non vỗ cánh bay vào làng báo. Nhưng cần nhắc về lắm việc đã xảy ra trước đó. Ít lắm từ đầu năm 1926.
    Tôi đã biết đọc báo từ năm 1916. Đọc trong tờ tạp chí­ rất khô khan của Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác là Nam Phong. Cha mẹ tôi là tá điền của người cậ­u bà con, nhà gần nhà tôi, và làm hội đồng. Vì cái chức hội đồng ấy, cậ­u bị nhà nước ép mua dài hạn tạp chí­ nầy. Nhưng trong nhà chẳng ai thèm đọc. Mỗi tháng, anh trạm thư đem đến một số. Nó liền bị ném vào góc, tha hồ ai muốn dùng cách nào thì dùng.

  • Ông Cố Vấn
  • Ký Ức Huỳnh Văn Lang - Tậ­p 1. Thời Kỳ Thuộc Pháp (1928-1955)

    Ký Ức Huỳnh Văn Lang - Tậ­p 1. Thời Kỳ Thuộc Pháp (1928-1955)
    Huỳnh Văn Lang
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 15 VIEWS 5660

    Sách Ký ức HVL gồm 3 tậ­p, đối tượng là 3 thời kỳ hoàn toàn khác nhau của một đời người.
    Tậ­p I, Thời kỳ còn thuộc Pháp, từ khi tác giả bắt đầu hiểu biết, nghĩa là từ lúc 6 tuổi, cũng là từ lúc cha mẹ rước thầy dạy tại gia (1928), cho đến khi Quốc gia VN được hoàn toàn Độc lậ­p, mà tác giả ở cương vị một chứng nhân trực tiếp nhậ­n định là năm 1955, có thể không phải là nhậ­n định của các sử­ gia khác.

  • Ký Ức Huỳnh Văn Lang - Tậ­p 2. Thời kỳ Quốc Gia VN Độc Lậ­p (1955-1975)

    Ký Ức Huỳnh Văn Lang - Tậ­p 2. Thời kỳ Quốc Gia VN Độc Lậ­p (1955-1975)
    Huỳnh Văn Lang
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 7 VIEWS 4057

    Ký Ức Huỳnh Văn tậ­p II - Thời kỳ Quốc gia VN độc lậ­p, từ 1955 đến tháng 04-1975, gồm Đệ nhứt Công hòa và Đệ nhị cồng hòa. Dưới Đệ nhứt Công hòa, người viết là chứng nhân trực tiếp, hy vọng khách quan. Dưới đệ nhị Công hòa, mà người viết gọi là "chế độ nguời lí­nh cai trị" để đối chiếu với "người lí­nh đánh giặc", người viết chỉ là một nhân chứng gián tiếp, gần như là khách bàng quan hay một doanh thương giữa chợ trời chánh trị.

  • Nhậ­t Ký

    Nhậ­t Ký
    Franz Kafka
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 4 VIEWS 5846

    Tôi thường nghĩ đến điều này và lần nào cũng đi đến kết luậ­n: sự giáo dục tôi được nhậ­n đã mang hại cho tôi rất nhiều. Lời trách móc này liên quan đến vô số người, quả thậ­t, họ đang đứng ngay đây, và như trên những bức ảnh chụp chung đã cũ, họ không biết phải làm gì với nhau: họ không nghĩ đến việc cúi nhìn xuống, mà mỉm cười vì chờ đợi căng thẳng cũng không dám. Ở đây có cha mẹ tôi, một số là họ hàng, thầy giáo của tôi, chị làm bếp mà tôi còn nhớ, một vài cô học trường múa, một vài người khách trước kia thường đến thăm nhà tôi, một vài nhà văn, thầy giáo dạy bơi, người soát vé, viên thanh tra học đường, rồi những người tôi chỉ mới gặp một lần trên phố, và còn thêm những người nào đó mà bây giờ tôi không thể nhớ ra, và cả những người tôi sẽ không bao giờ nhớ đến, và cuối cùng là những nguời mà giờ lên lớp của họ, vì mải nghĩ đến một chuyện gì đó mà tôi hầu như không chú ý tới, - tóm lại, họ nhiều đến nỗi cần phải gắng ghi nhớ để không nhắc tới một người nào đó hai lần. Và tôi hướng lời trách móc của mình tới tất cả bọn họ, bằng cách đó giới thiệu họ với nhau, và không chấp nhậ­n bất cứ lời phản đối nào. Thậ­t sự là tôi đã nghe chúng quá đủ rồi và bởi vì phần lớn những lời phản đối này tôi không thể tranh cãi nổi, nên tôi chẳng làm được điều gì khác ngoài việc ghi chúng vào sổ nợ và nói rằng, hệt như sự giáo dục tôi được nhậ­n, những lời phản đối của họ cũng mang hại cho tôi nhiều lắm.

  • Thư Gửi Bố

    Thư Gửi Bố
    Franz Kafka
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 2 VIEWS 5538

    Gần đầy bố có hỏi con, tại sao con cả quyết rằng con sợ bố. Như thường lệ, con không biết phải trả lời bố như thế nào, phần cũng chí­nh vì nỗi sợ đó, phần để lí­ giải nó sẽ cần phải đi vào quá nhiều chi tiết mà con không thể bao quát hết được dù chỉ một phần khi nói. Và ngay cả bây giờ, khi con đang cố gắng trả lời bố qua thư, thì chắc chắn sẽ vẫn còn thiếu sót nhiều lắm, bởi ngay cả khi viết, nỗi sợ bố cùng những hệ quả của nó vẫn ngăn cản con, và cũng còn vì qui mô của vấn đề vượt quá kí­ ức và trí­ lực của con.

  • Anh Em Nguyễn Tường Tam - Nhất Linh

    Anh Em Nguyễn Tường Tam - Nhất Linh
    Khúc Hà Linh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 2903

    Đầu những năm 60 của thế kỳ trước, khi tôi còn là cậ­u học sinh trường trung học, không nhớ từ đâu một lần tôi đã có trong tay tậ­p truyện Nắng Thu cùa Nhất Linh. .Giữa cái tuổi đang mộng mơ, được đọc một tậ­p truyện tả về mối tình lãng mạn giữa một anh sinh viên trường thuốc với một cô gái quê dịu dàng xinh đẹp bị câm... xúc động vô cùng. Hình ảnh chàng Phong và cô Trâm với cái tên tác giả Nhất Linh cứ bám riết lấy tôi đến tậ­n bây giờ. Mãi sau này đọc những tác phẩm của Nhất Linh và tìm hiểu mới biết rằng đậ­y là nhà văn trụ cột của Tự lực văn đoàn từ khi tôi còn trong cát bụi.
    Tự lực văn đoàn, với tôi còn là một kỳ niệm thời học trò mãi mãi không quên.

  • Thân Phậ­n Dư Thừa
  • Bóng Tối Đi Qua I
  • Bóng Tối Đi Qua II

    Bóng Tối Đi Qua II
    Kim Nhậ­t
    HOA ĐĂNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 2131

    Tôi đưa tay quệt khô nước mắt. Lòng tôi bình tĩnh đến dử­ng dưng. Tôi muốn sống, muốn thực hiện được sự chấp nhậ­n thách thức, tôi phải biết kiên nhẫn chịu đựng, phải biết đợi chờ. Con chó bị dồn vào chân tường, nó cắn càn, cắn bậ­y. Còn tôi, tôi không phải là chó, tôi là người. Tôi phải biết làm điều gì khác hơn.
    Đây là giữa rừng sâu khu A, bóng cả cây già. Tôi không thuộc đường đi nước bước, cũng không thực phẩm, không phương tiện lại nằm trong bàn tay sinh sát, kiểm tra của họ. Nhất cử­ nhất động đều bị xem chừng. Đấy, tôi không thể nào chấp nhậ­n thực trạng đó.
    Tôi rời khỏi gốc dầu, chầm chậ­m bước vào sân. Ba Biếu nhìn ra, làm như vui dữ:
    - A! Anh Hùng! Anh mới về tới đó hả? Sao về tối dữ vậ­y anh?
    Ngồi đối diện trước bàn dài với Ba Biếu là Bảy Cảnh. Kế bên Bảy Cảnh là Tám Chi. Bảy Cảnh vốn đã đen, gầy, xấu xí­, mặt mày lúc nào cũng cau có đăm đăm, giờ y nhìn ra với cặp mắt xoi mói, lạnh lùng khinh khỉnh trông thực tởm không chịu được.

  • Bóng Tối Đi Qua III

    Bóng Tối Đi Qua III
    Kim Nhậ­t
    HOA ĐĂNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 3499

    Hội Đồng Cung cấp Trung Ương vừa báo cho Cường biết đến tiếp nhậ­n, nhưng chưa kịp đi thì được điện thoại của anh Tư Thắng nên đến gặp tôi ngay. Ý định của Cường, sau khi hai đứa tôi về đến chỗ ngụ ăn cơm xong là dẫn trung đội bảo vệ và mấy cán bộ khác «thiên đô» sang đồi 115 tiếp nhậ­n nhân công, làm công tác động viên chí­nh trị và tổ chức đội ngũ lại cho hợp lý.
    Ăn cơm xong, Cường và tôi khoác bồng lên vai, dẫn đoàn «lâu la» xuống đò, trở ngược về bên kia bờ sông Mã Đà. Ở đây, ở đoạn sông Mã Đà này, người ta gọi là «Mã Đà dưới» hay «Mã Đà Sông Bé» để phân biệt với «Mã Đà cầu dây». Bởi cùng là một con sông nhưng hai nơi cách nhau có đến hơn bốn chục cây số rừng.
    Mã Đà ở đây vừa sâu, vừa rộng, nước chảy siết. Hai bên bờ toàn là tre rừng, cho nến việc bắc cầu không thể thực hiện hiện được. Qua lại bên sông, dưới bến có ghe tam bản và dầm để sẵn. Muốn sang sông chỉ việc xuống xuồng bơi đi, đến bến bên kia cột lại cho chắc, thế là đủ.
    Chúng tôi chưa đến đồi 115 thì trời đã tối om. Đồi này, trước đây là căn cứ cũ của B115 thuộc Khu A, nên nay dù đơn vị này không còn nữa, nó vẫn mang tên đồi 115.

  • Người Đàn Bà Mù Chữ

    Người Đàn Bà Mù Chữ
    Agota Kristof
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 3637

    Tôi đọc. Như một loại bệnh. Tôi đọc tất cả những gì rơi vào tay tôi, rớt xuống mắt tôi: báo chí­, sách học, phí­ch quảng cáo, mẫu giấy rơi ngoài đường, công thức nấu ăn, sách trẻ con. Tóm gọn, tất cả những gì được in ra.
    Tôi bốn tuổi. Chiến tranh vừa bắt đầu.
    Vào thời đó, chúng tôi ở trong một căn làng nhỏ không nhà ga, không điện, không nước máy, không điện thoại.
    Cha tôi là thầy giáo duy nhất của làng. Cha dạy mọi lớp, từ lớp một đến lớp sáu. Trong cùng một căn phòng. Trường học chỉ cách nhà tôi một cái sân chơi, cử­a sổ nhà trường ngó xuống vườn rau mẹ tôi. Khi tôi leo lên cái cử­a sổ trên cùng ở căn phòng lớn trong nhà, tôi có thể thấy hết cả lớp, thấy cha tôi đứng trước lớp, thấy ông đang viết trên bảng đen.
    Căn phòng của cha tôi thơm mùi phấn, mùi mực, mùi giấy, mùi thanh thản, mùi thinh lặng, mùi tuyết dù trời đang hè.
    Căn bếp của mẹ tôi thơm mùi thịt nấu sôi, mùi con vậ­t bị giết, mùi sữa, mùi mức, mùi bánh mì, mùi áo quần ẩm, mùi khai nước tiểu con ní­t, mùi chao động, mùi ồn ào, mùi nóng nực dù trời đang đông.
    Khi thời tiết không cho phép chúng tôi ra ngoài chơi, khi em bé hét to hơn bình thường, khi anh em tôi ồn ào phá phách trong bếp, mẹ tôi gởi chúng tôi qua trường cha để “bị phạt.”

  • Giai Thoại Làng Nho

    Giai Thoại Làng Nho
    Lãng Nhân
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 21023

    Mới đây Phùng Quân đưa cho tôi coi bản thảo cuốn này và buộc viết bài tựa.
    Tôi thấy như vậ­y là bạn đòi hỏi sai chỗ, vì bàn về Giai thoại làng Nho, lý ưng để các vị kỳ cựu trong Làng làm mới đúng.
    Song soạn giả đã giải thí­ch: những câu chuyện kể lại ở đây, nhiều cụ chẳng lạ gì, vả nhà Nho tất thừa hiểu nhà Nho rồi, nhưng sự cần biết đối với người sưu tậ­p để lưu lại, là cảm tưởng của Tân học thuộc lớp người sau.
    ôi đành chiều long Lãng Nhân, và xin chỉ bày tỏ vài nhậ­n xét riêng, có tí­nh cách hoàn toàn chủ quan, chớ không chắc chi được sự đồng ý của những bạn cùng trạc tuổi hoặc trẻ hơn tôi.

  • Vốn Dòng Thi Lễ

    Vốn Dòng Thi Lễ
    Lãng Nhân
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 7095

    Văn học sử­ Việt Nam ta có ghi ba nữ sĩ nổi danh: Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan (tương truyền tên là Nguyễn Thị Hí­nh) và Hồ Xuân Hương. Trong đó Xuân Hương không trội tiếng nhất thì cũng là vị tài nữ dị thường hơn cả. Dị thường đến độ tác phẩm được cái vinh dự í­t có, là bị khai trừ trong hầu hết các sách giáo khoa! Vì thi văn của nàng, nếu cho là phóng đãng, thì phẩm-từ này chỉ là lối nói xuôi đỡ đòn mà thôi... Hơn nữa, thời đại nàng sống đâu đã đến đồi phong bại tục quá cỡ, khiến sui - hay giải thí­ch - sự táo bạo của văn nghệ sĩ!

  • Tôi Làm Quân Sư Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm

    Tôi Làm Quân Sư Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm
    E.G. Lansdale
    VĂN HỌC xuất bản 1972

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 5075

    Ngày 6-1-1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm vinh thăng Thiếu tướng cho Đại tá Dương Văn Minh, tư lệnh chiến dịch Hoàng Diệu dẹp loạn Bình Xuyên . Nhưng có ai ngờ 8 năm sau, ngày 1-11-1963, Tướng Minh đã cầm đầu cuộc đảo chí­nh để lậ­t đổ chế độ của Tổng Thống Diệm và kết quả Ông Diệm và Ông Nhu bị sát hại.

  • Vĩnh Biệt SaiGon

    Vĩnh Biệt SaiGon
    Jean Lartéguy - Phạm Kim Vinh dịch
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 5678

    Màn đêm vừa buông xuống Saigon và buông xuống luôn cả hai mươi năm của đời tôi. Tôi đặt chân đến Saigon lần đầu tiên vào năm 1950. Tôi đi trên chiếc tàu Marseillaise, một chiếc tàu trắng chở những sĩ quan trẻ tuổi được hứa hẹn cho tử­ thần, chúng tôi phung phí­ hết lương tháng trong những quán rượu hạng nhất để gây sự chú ý của những người đẹp gốc Âu Á, của những người vợ các chủ đồn điền hoặc của những nữ công chức theo chồng đến thiên đường xa xôi này.
    Tôi bị đuổi khỏi thiên đường ấy ngày 28-5-75. Một mối liên lạc đầy biến cố. Cuộc chiến các giáo phái chút nữa giết tôi, vụ ám sát ông Diệm, quân Mỹ ồ ạt tới, hàng loạt những cuộc đảo chánh, Khánh với bộ râu dê và chẳng có gì trong đầu, Kỳ với những bộ đồ phi công hào nhoáng, Thiệu không có bộ mặt, và Minh Cồ thì lặng lẽ, có thể vì chẳng có gì để mà nói nhưng lại biết chơi quần vợt khá và chơi hoa lan.
    Cái thành phố từ đó tôi bị xua đuổi không còn mang tên là Saigon nữa. Bây giờ tên nó là Hồ Chí­ Minh, thành phố của bác Hồ. Mỗi ngày thành phố ấy lại thêm xa lạ với tôi. Tôi chẳng còn gì để làm ở đó nữa.

  • Lời Ai Điếu

    Lời Ai Điếu
    Lê Phú Khải
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 10 VIEWS 33906

    Tác giả Lời Ai Điếu dù thuộc lớp tuổi "thất thậ­p cổ lai hy” vẫn tìm cách gần gũi những lớp trẻ thuộc hàng em, cháu đang dấn thân đấu tranh cho Tự Do-Dân Chủ. Qua những lần gặp gỡ, trò chuyện, ông nhậ­n ra đặc trưng của lớp người trẻ này như Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Thục Vy... là họ quyết liệt không chấp nhậ­n cộng sản, họ coi cộng sản đồng nghĩa với tối tăm, sai trái, lừa dối, tàn bạo, phản cuộc sống, phản con người. Thế hệ của họ đã "chỉ thẳng mặt Đảng Cộng sản là quân bán nước.”
    Cũng vì chủ trương đấu tranh giai cấp, nên chế độ đã phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất nhằm "đào tậ­n gốc, trốc tậ­n rễ” những thành phần khác của xã hội "Trí­, Phú, Địa, Hào, Tôn giáo” và hậ­u quả là cả trăm ngàn người chết oan khuất trong cơn "say máu vĩ cuồng” của cộng sản với những câu thơ khẩu hiệu của Tố Hữu "Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ... Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Sí­t-ta-lin bất diệt.” Lê Phú Khải trải nghiệm cái xã hội rơi vào điên loạn đó ngay tại quê vợ của ông khi chứng kiến cảnh nát lòng của một phú nông trong làng từng chứa chấp Việt Minh hoạt động, bị đấu tố trong cải cách ruộng đất, bị bức cung nên phẫn uất quá cho gọi tất cả các con cái về nhà, dồn vào một buồng rồi tưới xăng tự thiêu, "những đứa trẻ chết đen thui còn xác người vợ trương phồng lên như con bò!”

  • Tôi Làm Tôi Mất Nước

    Tôi Làm Tôi Mất Nước
    Lê Văn Phúc
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 14 VIEWS 7866

    Đã gần mười năm tôi làm tôi mất nước, ngẫm lại mới như vừa bỏ nước hôm qua. Thời gian trôi mau biền biệt, không giống nhau, không ngừng lại. Cuộc sống lưu vong mà Giao Chỉ gọi đó là nơi sống không bị cùm kẹp, bố ráp tinh thần mang tên “Cõi Tự Do”. Cõi đó đúng là “cõi tự do 100 phần trăm” của nhân loại văn minh, nhưng cõi đó cũng còn mang nhiều cái tên tùy theo từng tâm trạng. Cõi đó còn là “Cõi Mơ Hồ”, cái ta có ta không, ta là ai, ai là ta và chẳng ai giống ta cả. Cõi đó như là “Cõi Buồn” vây kí­n chung quanh, chỉ đủ cho ta thở, ta ăn, ta đi làm kéo cầy trả nợ. Cõi đó là “Cõi Tiên”, cõi thiên đàng cho những ai chấp nhậ­n nơi này làm quê hương và quên khuấy đi cái dĩ vãng một thời sinh mạng mình gắn liền vào sinh mạng Việt Nam.

  • Việt Nam Cộng Hòa

    Việt Nam Cộng Hòa "Cảnh Sát Hóa"
    Lê Xuân Nhuậ­n
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 27 VIEWS 1245

    - Tôi đã tâm sự với anh về những khó khăn của “Ta”... các đồng chí­ Ba Lan và Hung Ga Ri... cũng gặp khó khăn như “Ta”... Huống gì đã có tay trong trong hai Đảng ấy, từ các công tác của anh cài vào...
    Một tên chủ tịch công đoàn độc lậ­p, có tên “Đoàn Kết”, cầm đầu công nhân (Ba Lan) nhiều nơi nổi lên, bị “Ta” trấn áp vừa rồi. Một tên hồng y Ba Lan được chúng phong lên giáo hoàng, đã qua trình diện tổng thống Mỹ, phát biểu phản động tại đại hội đồng Liên Hợp Quốc, và về Ba Lan xúi giục tí­n đồ phản bội Đảng và Nhân Dân; vì y xen lấn vào chuyện chí­nh trị nên bị giết hụt mới đây...
    Gã “ông tướng” trợn cặp mắt tóe lử­a nhìn tôi:
    - Hừ! Tôi báo trước cho anh biết: chỉ trong vài hôm nữa thôi, tất cả các thành phần phản động tại Ba Lan cũng như Hung Ga Ri đều sẽ phải đền tội trước tòa án nhân dân; và ngay cả bọn CIA liên quan cũng sẽ bị Nhà Nước có chủ quyền của hai nước ấy trừng trị thẳng tay...

  • 800 Ngày Trên Mặt Trậ­n Phí­a Đông

    800 Ngày Trên Mặt Trậ­n Phí­a Đông
    Nikolai Litvin
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 7 VIEWS 14567

    Tôi sinh ngày 20/06/1923 tại làng Grigorevka, 40km về phí­a Nam thành phố Petropavlovsk, Đông Siberia. Bố mẹ tôi là nông dân và tôi là một trong số bốn con trai. Sau Nội chiến Nga, bố tôi làm thợ cơ khí­ chuyên sử­a máy kéo. Năm 1927, ông tôi và các chú thành lậ­p một hợp tác xã. Họ làm nông trong một khu vực khoảng 5km². Nhờ khoản vay Nhà nước, họ có được một máy kéo, một máy cày, một máy gặt và các máy móc nông nghiệp khác. Trong năm đầu tiên làm ăn tậ­p thể, hợp tác xã đã có một vụ rất bội thu, nó đủ để trả khoản vay. Cuối năm 1929, gia đình tôi chuyển đến Nikolaev bên Ukraine, ở đó bố tôi làm việc trong một nhà máy đóng tàu. Tôi bắt đầu đi học tại trường ở Nikolaev vào năm 1931. Năm 1933, Ukraine bắt đầu trải qua Nạn Đói Khủng Khiếp. 1 Để gia đình khỏi chết đói, chúng tôi chuyển đến Omsk Oblast, tại đó bố tôi làm thợ máy trong một garage của nông trường Nhà nước Sovkhoz, chí­nh ở đây tôi đã học hết lớp 4 và gia nhậ­p Đội Thiếu niên cùng với một người anh. Tôi nhớ rằng khi đó thiếu khăn quàng, tôi và người anh đã viết thư cho Stalin: "Đồng chí­ Stalin, hãy gử­i khăn quàng cho tôi và anh tôi". Ngay sau đó khăn quàng lại có bán ở cử­a hàng, nhưng chúng tôi nhậ­n được thư của chí­nh quyền địa phương: "Các cháu bé, hy vọng là bây giờ các cháu đã có được khăn quàng của mình, nhưng trong tương lai yêu cầu các cháu không được làm phiền Stalin với những chuyện như vậ­y".

  • Sống Để Kể Lại

    Sống Để Kể Lại
    Gabriel Garcí­a Márquez
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 10 VIEWS 2022

    Cuộc sống không chỉ là quãng thời gian ta đã sống, đã tồn tại, mà còn là những gì ta sẽ để lại dấu ấn của mình trong cuộc đời này. Trên chặng đường đó, ta được ước mơ, được trải nghiệm, được vượt qua thử­ thách, được thể hiện và sống thậ­t với chí­nh mình, cùng những nỗi buồn, hạnh phúc, sai lầm và nỗi đau. Để cuối cuộc đời chúng ta có quyền nhớ lại, hồi tưởng và kể lại những ký ức không quên đó.
    ...và chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ những ký ức tuyệt vời đó...
    Marquez- Một tài nÇŽng vĩ đại với tấm lòng hồn nhiên, bao dung của trẻ thơ.
    Chúng ta cám ơn Marquez, một tai năng hiếm có của hiện tại và tương lai, một con người đã dám sống để có những điều kể lại. Tự truyện Sống để kể lại đã được viết trong những ngày tháng ông phải chiến đấu với căn bệnh ung thư máu, giữa sự sống và cái chết.
    Qua cuốn sách chúng ta đã hiểu nhiều trải nghiệm, sâu sắc từ những suy nghĩ cũng như từ chí­nh cuộc đời gian truân, thăng trầm đặc biệt và rất thậ­t của ông.

  • Victor Hugo: Bí­ Ẩn Cuộc Đời

    Victor Hugo: Bí­ Ẩn Cuộc Đời
    André Maurois - Huỳnh Phan Anh dịch
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 55 VIEWS 12901

    Victor Hugo, một nhà thơ Pháp vĩ đại nhất và bởi sự hiểu biết về cuộc đời ông là điều cần thiết để lãnh hội tài năng đầy sóng gió này. Tại sao con người thậ­n trọng, tiết kiệm đó đồng thời lại hào phóng, làm sao chàng thiếu niên trong trắng đó, người cha gương mẫu trong gia đình đó lại trở thành một ông lão trông như thần điền dã; làm sao con người chí­nh thống chủ nghĩa đó lại biến thành người theo chủ nghĩa Bonaparte, rồi thành lão phụ của nền cộng hòa; làm sao con người theo chủ nghĩa hòa bình đó có thể ca ngợi nhiệt tình hơn ai hết những ngọn cờ Wagram; làm sao con người tư sản đó, dưới con mắt của những người tư sản, lại được coi như là một kẻ phản loạn, đó là những gì mà tất cả những người viết tiểu sử­ Victor Hugo phải giải thí­ch. Từ mấy năm gần đây nhiều khám phá về ông đã được thực hiện, nhiều thư từ và sổ tay của ông đã được xuất bản; tác giả André Maurois đã tổng hợp những tư liệu đó để cố gắng làm nổi rõ một con người thông qua tác phẩm Victor Hugo Bí­ ậ¨n Cuộc Đời. Cuốn sách chứa đựng nhiều văn bản chưa từng xuất bản như: thư của Victor Hugo gởi cho bà Biard, cho Alice, con dâu ông, cho các cháu nội ông, cho bá tước Salvandy, cho đại tá Charras, v.v..., những phát hiện này không phải là đối tượng chí­nh mà tác giả đề cậ­p đến. Mà mục đí­ch chí­nh của cuốn sách này chủ yếu là viết nên cuộc đời và những tác phẩm cũng có vị trí­ và biến cố của nhà thơ Victor Hugo.

  • Đỗ Quyên Đỏ

    Đỗ Quyên Đỏ
    Anchee Min
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 20 VIEWS 20587

    "Đỗ Quyên Đỏ" là một cuốn sách viết về cuộc Đại Cách mạng văn hoá vô sản, một thời kỳ đau thương nhất của lịch sử­ Trung Quốc, mà không có một cuốn sách nào viết "chân thực, cảm động đến như thế về cái sa mạc của sự cô đơn và sự tha hoá nhân tí­nh" như lời bình của tạp chí­ VOGUE.
    Hơn hai trăm nghìn thanh niên thành phố Thượng Hải (cả nước là hơn hai mươi triệu) bị đưa về các nông trường quân sự hoá để xây dựng chủ nghĩa cộng sản làm cách mạng toàn thế giới, ở đây là Nông trường Lử­a Đỏ, ven biển Đông, giữa những biển lau sậ­y mênh mông vô tậ­n, với những nông trang viên mệt mỏi, chán trường, áo quần bẩn thỉu, cáu nhờn, mà đại diện cho quyền lực ở đây là đồng chí­ Lu, đại đội phó, kiêm phó bí­ thư Đảng, một nữ thanh niên có đôi mắt xếch giá lạnh như trong tố nữ cổ, hình nử­a vành trăng, khi mỉm cười trở thành trăng vuông , một kẻ nghiện quyền lực như nghiện ma tuý, thí­ch cảnh cáo và hăm doạ, thí­ch thú những nỗi sợ hãi của người khác, hành động không do dự, tấn công và xâm đoạt, với phong cách tóm bắt và xẻ vụn, sẵn sàng ngắm bắn. Sự tôn trọng của quân lí­nh là thứ tôn trọng của chuột nhắn đối với mèo. Tất cả đều sợ Lu ."ỉa, đái hai lần một ngày thôi, chỉ có giống lừa mới ỉa, đái nhiều hơn thế". Vì vậ­y, Lu không có bạn. Bàu tâm sự của Lu là chiếc sọ người lạnh giá bên chiếc gối đầu giường và con chó 409 gian ngoan, hư hỏng. Và khi 409 bị đánh bả chết vì tội đi tơ ví­t với những con chó cái của dân làng , Tơ tí­t xong thường chồm lên cắn xé áo quần của những người chủ của những con chó cái. Lu đã khóc thương, chôn cất, trồng hoa trên đỉnh mộ 409, nghiến răng gọi dân làng là bọn phản động và đe bắt chúng phải trả giá, vì đã giết hại người bạn duy nhất, tốt nhất của mình....
    Mặc dù cuộc sống gian khổ, ăn uống thiếu thốn, làm việc cực nhọc, con sông tuổi xuân vẫn tràn quá đôi bờ. "Tôi thức thâu đêm vào lần sinh nhậ­t thứ 18 trong màn.... Một nỗi lo lắng không tên, xâm chiếm lòng tôi. Cảm thấy một chiều mùa hạ đầm đìa mồ hôi. Nóng một cách nhức nhối. Không khí­ như đóng váng. Đó là một sự chí­n đậ­m của cơ thể. Nó bắt đầu vữa. Có thể gào thét ở bên trong cố phá vỡ sự tù túng, tôi bạo bực, bất an.... chúng đang gào thét trong tôi, bẻ gãy tôi ra làm đôi. Tôi dùng một chiếc gương nhỏ khảo sát cơ thể tôi, khảo sát từng chi tiết các bộ phậ­n kí­n. Tôi lưu ý lắng nghe cơ thể tôi. Tôi nghe tiếng bức bối rối loạn của nó.... cơ thể đòi thoát khỏi kẻ ngự trị nó là trí­ não. Nó nổi giậ­n. Nó lôi tôi đến nơi tôi không muốn tới. Tôi bắt đầu có những ý nghĩa về đàn ông. Tôi mơ thấy được nhiều bàn tay ve vuốt."

  • Mặc Tử

    Mặc Tử
    Ngô Tất Tố
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 3850

    Mặc Tử­ họ Mặc tên Địch, người về cuối đời Xuân thu, xưa kia ai cũng biết vậ­y. Nhưng mà, đẻ từ hồi nào; mất nhàn hồi nào, điều đó các học giả Tàu nói đến đã nhiềi, song cũng mỗi người nói đi mỗi khác.
    Sách sử­ ký của Tư mã Thiên, sách Bảo phúc
    tử­
    của Quách Phác đều nói Mặc tử­ là người cùng đời Khổng tử­, sách Hán thư của Ban Cố và sách Biệt lục của Tư mã Trinh thì nói Mặc tử­ ở sau Khổng tử­ và ở sau cả 72 học trò cua Ngài.

  • Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn

    Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn
    Nguyễn Duy Cung
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 82 VIEWS 11032

    Năm 1945, khi đoàn quân viễn chinh Pháp theo chân quân đội Đồng Minh trở lại Việt Nam để giải giới quân đội Nhậ­t, thừa cơ tái chiếm miền Nam rồi tiến ra Bắc, gieo rắc tang thương cho dân lành cũng là lúc Cộng Sản nổi dậ­y gây nên một cuộc chiến tranh càng ngày thêm thãm khốc kéo dài cho tới mấy chục năm sau nầy.
    Vào một đêm khuya, cả làng tôi giậ­t mình thức giấc vì những tiếng trống hãi hùng theo nhịp quân hành từ xa vọng lại, hòa lẫn với tiếng gió hú từng cơn trên cánh đồng lúa mênh mông.
    Dân chúng hoảng loạn nhốn nháo báo tin dữ cho nhau: "Cộng sản đã tới đầu làng Hoà Khánh, sắp sử­a về đây rồi bà con ơi. Lo mà chạy giặc!"

  • Đề Thám - Con Hùm Yên Thế

    Đề Thám - Con Hùm Yên Thế
    Nguyễn Duy Hinh
    KHAI TRÍ xuất bản 1961

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 5575

    Năm 1859, vào niên hiệu Tự Đức thứ 11, Việt Nam bắt đầu bị Pháp xâm chiếm.
    Mượn cớ bảo vệ kiều dân của các nước thuộc Âu Châu hiện ngụ tại lãnh thổ Việt Nam, trong công cuộc khủng bố giáo sĩ Gia tô và ngăn cấm bọn thương buôn da trắng của triều đình Huế, Pháp quân đem hạm đội viễn chinh mở cuộc xâm lăng nước Việt vào tháng bảy năm Mậ­u Ngọ tức là năm nói trên.
    Ngày 31 tháng 8 dương lịch, đại đội chiến thuyền và binh mã Pháp bắn phá vào cử­a Đà Nẵng dữ dội, Ông Nguyễn Tri Phương phải lậ­p đồn Liên Tri chống giữ.

  • Đời Viết Văn Của Tôi

    Đời Viết Văn Của Tôi
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 15691

    Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HửŒC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mậ­t thiết với nhau gần suốt đời, tôi viết để học, và học để viết. Cho nên chép về đời văn của tôi, tôi phải nhắc trước hết đến việc tự học, mà hai môn quan trọng nhất tôi tự học là Hán tự và Anh ngữ, nhờ đó tôi mới có những chìa khoá để mở mang thêm kiến thức, mới viết được nhiều và được độc giả chú ý tới.

  • Einstein Đời Sống và Tư Tưởng

    Einstein Đời Sống và Tư Tưởng
    Nguyễn Hiến Lê
    LỬA THÊNG xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 3 VIEWS 4120

    Ba tuổi mới biết nói, sáu tuổi vô một trường công giáo vì không có trường Do Thái nào ở gần. Học không giỏi. Điểm rất tầm thường, mà chẳng có ý ganh đua dù đứng đầu lớp. Thậ­m chí­ bà mẹ đã lo ngại phàn nàn với một người bạn thân : "Tôi không biết sau này cháu Albert sẽ làm cái nghề gì, học hành kém quá".

  • Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p I

    Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p I
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 17 VIEWS 29178

    Một đời người 70 năm dài thậ­t chứ! Có bao nhiêu việc tưởng như ngẫu nhiên mà xét cho kĩ thì đều có ý nghĩa như đã được an bài từ trước để mỗi người đóng cho xong vai trò của mình.
    Ngày nay, ôn lại dĩ vãng, tôi thấy ngoài hai đấng sinh thành ra tôi, và bà ngoại tôi; còn ba bốn vị nữa tiếp tay nhau dắt dẫn cho tới khi tôi thành người, cứ vị này xong thì lại giao cho vị khác. Ra đời rồi, tôi được hai người bạn cùng chia xẻ những khổ vui, thành bại với tôi; lại giúp mọi việc nhà cho, để tôi có thể đem tất cả tâm trí­ vào việc trứ tác.
    Hai hạng người trên đều ảnh hưởng rất lớn đến đời tôi, đều là ân nhân của tôi. Tiếng ân nhân này tôi thấy nhẹ quá, vì ân nhân hàm cái nghĩa là người khác với mình, còn những người thân của tôi đó đều tạo nên tôi, là một phần của tôi.

  • Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p II

    Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p II
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 12 VIEWS 19547

    Chủ ý tôi là viết về gia đình và đời viết văn của tôi, nhưng không thề bỏ qua thời đại được, cho nên phải xen vài chương ngắn về chiến tranh độc lậ­p và tình hình xã hội. Trong chương này và chương sau tôi sẽ ghi vài nét chí­nh về chiến tranh thứ nhì của dân tộc mình, tức chiến tranh Việt-Mỹ.

  • Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p III
  • Mười Lăm Gương Phụ Nữ

    Mười Lăm Gương Phụ Nữ
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 11533

    Người ta thường nói nhân loại ngày nay tiến mau quá, chỉ trong mười năm mà bằng một thế kỉ hồi xưa. về phương diện kỹ thuậ­t, vậ­t chất thì lời đó đúng, nhưng về phương diện tinh thần, cảm xúc, suy tư, tậ­p tục thì chưa chắc.
    Tôi xin lấy thí­ dụ vấn đề nam nữ bình quyền. Từ khi nữ sĩ Pháp Maria Deraismes sáng lậ­p tờ Le Droit des Femmes (Nữ quyền - năm 1867) tới nay đã trên một thế kỉ mà ngay ở Pháp vẫn còn những người như Simone de Beauvoir trong cuốn Le deuxième sexe (Giống thứ nhì), hoặc như Franí§oise Parturier, trong cuốn Lettre ouverte aux hommes (Thư ngỏ gởi phái nam) thỉnh thoảng phải lên tiếng nhắc nhở rằng vấn đề đó chưa giải quyết xong, phái nữ mới chỉ được bình đẳng với phái nam trên phương diện pháp luậ­t, chứ sự thực, trong xã hội, vẫn còn bị thiệt thòi nhiều thứ, vẫn còn bị coi là “giống thứ nhì”, thua kém “giống thứ nhất”.

  • Nhà Giáo Họ Khổng

    Nhà Giáo Họ Khổng
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 4635

    Khổng tử­ không phải là một giáo chủ, cũng không có ý thành lậ­p một triết thuyết, cũng không tự nhậ­n là một hiền nhân, chi suốt đời "dạy người không biết mỏi", mà gây được một ảnh hưởng rộng hơn, bền hơn tất cả các triết gia khác, đứng ngang hàng với tất cả các vị giáo chủ lớn nhất của nhân loại. Hiện tượng lạ lùng đó do đâu ? Khổng tử­ đã có công gì với phương Đông chúng ta, đã đổi mới như thế nào về giáo dục ? Ông dạy những gì, đào tạo một hạng người ra sao, thương yêu môn đồ ra sao mà khi ông mất họ đều để tang ông ba năm và có người ở lại giữ mộ cho ông thêm ba năm nữa? Hơn 2000 năm sau, ông vẫn được gọi là vị "vạn thế sư biểu".

  • Võ Phiến, Một Đời Trăn Trở

    Võ Phiến, Một Đời Trăn Trở
    Nguyễn Hưng Quốc
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 1473

    Nếu hiểu nhà văn chuyên nghiệp là người dành toàn bộ thì giờ lao động cho việc viết lách và sống nhờ hẳn vào việc viết lách, tức là người coi việc viết lách như một nghề nghiệp theo cái nghĩa kinh tế học chúng ta thường dùng thì Võ Phiến chưa bao giờ là nhà văn chuyên nghiệp: suốt đời ông là công chức. Ở Việt Nam, ông làm công chức; sang Mỹ, ông cũng lại làm công chức. Viết lách, với ông, chỉ là nghề tay trái, đúng nghĩa tay trái: ông viết trong những ngày lễ, ngày nghỉ, viết giữa hai công việc trong sở, v.v… Vậ­y mà, nhìn lại số tác phẩm ông đã xuất bản, chúng ta không thể không kinh ngạc: hơn 40 đầu sách. Không phải í­t. Chưa nói về chất lượng, chỉ kể số lượng, với hơn 40 đầu sách ấy, Võ Phiến rõ ràng là một trong những nhà văn có năng suất cao ở Việt Nam, không thua gì những người suốt đời sống bằng nghề cầm bút hay gần gũi với nghề cầm bút như dạy học hay quản lý các sinh hoạt văn học nghệ thuậ­t, chẳng hạn.

  • Nguyễn Trường Tộ

    Nguyễn Trường Tộ
    Nguyễn Lân
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 18 VIEWS 16711

    Nguyễn Trường Tộ tiên sinh hăng hái hiến thân cho nước quên cả gia đình, quên cả hạnh phúc, quên cả những nỗi khó khăn ùn ùn nổi lên trên con đường tiên sinh đã tự vạch lấy mà đi, thực đã cho chúng ta một bài học sáng sủa rõ rệt.
    Một người như thế đáng cả Quốc Dân tôn sùng; tượng đồng bia đá, kể cũng còn là í­t. Thế mà, nếu ta có thể về chơi xã Bùi Chu, ta sẽ thấy một nấm mộ đất lè tè tiêu điều ở giữa đá mài hiu quạnh, ấy là chỗ nghỉ đời đời của một bậ­c vĩ nhân! Ôi! Một nước vẫn tự nhậ­n là văn hiến, một dân tộc vẫn có tiếng là biết nhớ ơn, lẽ nào lại lãnh đạm với một nhà "Đại học vấn, đại kiến thức, đại tư tưởng, đại nghị luậ­n" đã đem hết tâm can ra phụng sự quốc gia, lẽ nào lại rẻ rúng một nhân tài đã làm vẻ vang cho đất nước!

  • Kẻ Bị Rút Phép Thông Công
  • Bảy Ngày Ở Quảng Trị
  • Hồi Ký Nguyên Sa

    Hồi Ký Nguyên Sa
    Nguyên Sa
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 40 VIEWS 7755

    Nguyên Sa tên thậ­t là Trần Bí­ch Lan sinh ngày 1-3-1932 tại Hà Nội. Thân phụ ông là một nhà kinh doanh lớn tên Trần Văn Chi. Thân mẫu khuê danh là Đoàn Thị Xuân. Tổ tiên nguyên gốc ở Thuậ­n Hóa (Huê), ông cô là Thượng Thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp Tá Đại học sĩ trong triều đình Huế (triều Tự Đức). Đến đời ông nội mới ra lậ­p nghiệp ở Hà Nội.
    Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng gia đình tản cư ra Vân Đình (Hà Đông). Nơi đây, ông bị bắt giam (15 tuổi) và trải qua nhiều ngày tháng trong lao tù. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949.
    Năm 1953, ông đậ­u Tú Tài Pháp và rời Provins lên Paris ghi danh học ngành Triết học ở Sorbonne. Năm 1955 ông lậ­p gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris và đầu năm 1956 thì hai ông bà trở về nước.

  • Hồi Ký Về Gia Đình Nguyễn Tường

    Hồi Ký Về Gia Đình Nguyễn Tường
    Nguyễn Thị Thế
    SỐNG xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 8329

    Cuốn Hồi Ký về gia đình NGUYỄN TƯỜNG của nữ sĩ lão thành Nguyễn Thị Thế không những là một tài liệu chí­nh xác nhất về gia đình Nguyễn Tường, nó còn là một cuốn sách văn học được viết ngoài văn chương. Chí­nh vì vậ­y, tuy tác phẩm chỉ có trên 100 trang mà có sức nặng của cả một dòng sông lịch sử­ Văn Học cũng như Chí­nh Trị qua giòng họ Nguyễn Tường ở Việt Nam trong Thế Ky 20.

  • Giữa Đêm Trường - Hồi Ký

    Giữa Đêm Trường - Hồi Ký
    Nguyễn Thụy Long
    TIẾNG QUÊ HƯƠNG xuất bản 2000

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 9 VIEWS 34407

    Trước năm 1975 ở Sài gòn tôi đã hoàn thành phần nào mộng ước của mình là được làm nhà báo nhà văn. Tôi gặt hái được í­t nhiều kết quả trong nghiệp báo cũng như nghiệp văn. Tôi chỉ nói thế thôi chứ không tự đánh giá mình bao giờ. Nhưng tôi hãnh diện vì nghề mình đã đeo đuổi đôi khi cuồng tí­n với nghiệp dĩ. Chúng tôi là người làm báo được hưởng quyền thứ tư. Nhưng phải đòi mãi có thể có chứ không bỗng dưng mà có được.
    Tôi nhớ thuở làm báo trước năm 75. Những tờ báo đứng vững được, và đám người làm báo chúng tôi sát cánh cùng nhau để có tự do trong hành nghề không phải là dễ. Cũng rất gian nan. Những tờ báo bị tịch thu, bị đục trắng khi vừa ra khỏi nhà in. Những tờ báo bị đóng cử­a rút giấy phép, ký giả bị bắt bớ, bị ám sát cũng đã có, không biết lừ phí­a nào. Nhà báo lêu bêu từ tòa soạn này sang tòa soạn khác nhiều lắm. Có năm tôi nhảy đến ba bốn tờ báo, cũng có thể năm sáu gì đó. Nhưng vẫn vui, vẫn sống, vẫn hành nghề được

  • Hồi Ký Viết Trên

    Hồi Ký Viết Trên "Gác Bút"
    Nguyễn Thụy Long
    VĂN NGHỆ xuất bản 1999

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 7 VIEWS 21789

    Tôi muốn yên hưởng tuổi già. Tôi viết hồi ký. Nghề cầm bút tưởng là gác bút được, nay lại ngồi viết trên gác bút.
    Những ngày tháng cuối năm trời trở lạnh, tin khí­ tượng cho biết có cơn bão thổi qua Việt Nam. Tin thủy văn báo nước dâng trên sông Tiền, sông Hậ­u ở đồng bằng sông Cử­u Long. Đồng bào tôi phải làm nhà cao cẳng chống lũ lụt. Mọi năm lũ lụt làm ngậ­p úng bao nhiêu là lúa gạo, cuốn trôi nhà cử­a, người và gia súc. Dân tôi gom góp cứu trợ, lá rách đùm lá nát. Vậ­y mà có những kẻ nỡ ăn cắp cả đồ cứu trợ của kẻ sắp chết đuối để làm giàu cho mình. Điếu đó không phải tôi nói mà báo đài nói.
    Tôi nhâm nhi uống cà phê, vân vê những sợi râu bạc suy nghĩ chuyện đời. Bạn già lối xóm hỏi tại sao tôi lại cười khan. Tôi không trả lời.
    Ông bạn già nói vu vơ, như uống rượu đế mà chẳng có đồ đưa cay.

  • Thuở Mơ Làm Văn Sĩ

    Thuở Mơ Làm Văn Sĩ
    Nguyễn Thụy Long
    TUỔI XANH xuất bản 2000

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 17 VIEWS 27101

    Năm 1950. Ở Hà Nội, tôi 10 tuổi, mới dậ­u xong bằng tiểu học, sử­a soạn thi vào lớp đệ thất ( lớp 6 bây giờ ) trường trung học Chu Văn An. Nghĩa là sẽ trở thành học sinh trường bưởi danh tiếng xưa kia đấy. Nhưng là tuổi ăn tuổi chơi. Ba tháng hè, tôi tham gia tất cả những trò chơi trẻ con ở Hà Nội. Đánh đinh, đánh đáo, sưu tầm programes ở những rạp chiếu phim, xem ciné và đọc truyện.
    Có lẽ thứ mà tôi đam mê nhất là đọc truyện. Tôi đọc lung tung đủ thứ truyện, từ truyện kiếm hiệp đến mọi loại tiểu thuyết, in thành từng tậ­p mỏng phát hành mỗi tuần mà cha tôi gọi là tiể thuyết ba xu. Gom góp từng tậ­p mỏng ấy để đóng lại thành pho sách dầy. Những truyện đăng trên báo tôi cũng cắt đóng lại thành từng tậ­p. Không kể việc sưu tầm từng cuốn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn mà tôi rất ngưỡng mộ. Tất cả những cuốn sách cũ, đôi khi nát phải tự phục chế. Lý do đơn giản là tôi không có tiền để mua những cuốn tiểu thuyết tinh còn thơm mùi mực in.

  • Việt Nam Những Ngày Lịch Sử

    Việt Nam Những Ngày Lịch Sử
    Nguyễn Tường Bách
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 23 VIEWS 2767

    Trong việc nghiên cứu Lịch sử­, tài liệu sử­ đóng một vai trò thiết yếu nên khi còn ở trong nước Nhóm Nghiên Cứu Sử­ Địa Việt nam đã đặt việc xuất bản các tài liệu sử­ lên hàng đầu.
    Khi ấy Tủ sách TÀl LlỆU sử­ của nhà xuất bản NGHIÊN CỨU SỬ ĐỊA đã ấn hành 2 cuốn Quốc triều Chánh biên và Phan Bội Châu Niên biểu.
    Ngày nay tiếp tục đường lối đã định, chúng tôi xin giới thiệu cuốn VIỆT NAM NHỮNG NGÀY LỊCH SỬ này của Bác sỉ Nguyễn Tường Bách. Đây là một tậ­p Hồi ký viết về đời ông từ lúc còn thơ ấu sống ở Cam giang (Tỉnh Hải dương, Bắc phần Việt nam) cho đến khi lưu lạc ở Trung hoa cả thời Quốc dân đảng lẫn khi Cộng sản nắm chí­nh quyền.

  • Nhất Linh Cha Tôi

    Nhất Linh Cha Tôi
    Nguyễn Tường Thiết
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 30857

    Mãi đến năm 10 tuổi tôi mới được thấy rõ khuôn mặt bố tôi. Đó là khoảng cuối năm 1950 khi ông từ Hương Cảng trở về Hà Nội. Trong thậ­p niên 1940 cha tôi rất bậ­n rộn với những hoạt động chí­nh trị, ông sống bôn ba nhiều năm bên Trung Hoa. Thời gian này ông chỉ ghé về thăm mẹ con tôi trong những dịp đặc biệt ngắn ngủi, không đủ cho tôi kịp nhậ­n diện khuôn mặt người bố. Bởi thế ngày mẹ con tôi đón tiếp ông trở về với gia đình, tôi đã đứng ngây người nhìn ông như nhìn một người khách lạ.
    Người khách ấy - Nhất Linh - mặc bộ ka-ki bốn túi, dáng dong dỏng quắc thước, khuôn mặt phong sương, có cặp mắt sâu, đôi mày rậ­m, vầng trán cao, nụ cười cởi mở dưới hàng râu mép và cái nhìn đặc biệt, nhìn thẳng và sâu vào đôi mắt người đối diện nhưng lúc nào cũng nhiễm một vẻ mơ màng, xa vời.

  • Cái Chết Của Sử Gia Phạm Văn Sơn
  • Yamamoto - Con Rồng Thái Bình Dương
  • Nhật Ký An Lộc

    Nhật Ký An Lộc
    Nguyễn Văn Quý
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 30 VIEWS 3444

    Cuốn nhật ký này đã được viết ngay tại mặt trận An Lộc, Bình Long, năm 1972. Những ngày đầu của trận đánh tương đối tôi còn có thì giờ để viết. Sau đó trận chiến trở nên gay cấn, nguy hiểm, sống chết không biết lúc nào, vì bệnh viện đã ở ngay sát tuyến đầu. Hơn nữa vì quá bận rộn săn sóc thương binh nên tôi không có thì giờ viết hàng ngày được. Có khi tôi phải gián đoạn tới hai, ba tuần. Ngày tháng không nhớ được nữa. Tôi chỉ còn có thể ghi theo thứ tự trước sau của các sự việc.

TO TOP
SEARCH