CLOSE
Add to Favotite List

    HỒI KÝ / TIỂU SỬ

  • Đời Pháo Thủ

    Đời Pháo Thủ
    Nguyên Vũ
    CHỌN LỌC xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 7335

    Tôi rời Sài gòn một sáng Chủ Nhậ­t giăng giăng mưa bụi. Anh C. người anh lớn đưa tồi ra tậ­n phi trường. Vì lý do an ninh, người ta không cho phép anh vào phòng đợi. Hai anh em đành rủ nhau vào một quán cà phê bi tất hàn huyên trước khi giã biệt. Anh dặn dò tôi đủ thứ. Cẩn thậ­n nghe Vũ. Xuống tới Bạc Liêu viết thư ngay cho anh. Nhớ địa chỉ chỗ anh dạy rồi chứ. Đừng nhậ­u nhiều quá nghe. Vào đời cần phải khôn khéo một chút. Tụi nó khốn nạn lắm, ngoài mặt thì ngọt ngào, nhưng sau lưng nó đâm dao vào người mình đó. Tôi chỉ im lặng đưa mắt nhìn ra dòng xe cộ cuồn cuộn trên mặt đường. Bỗng dưng tôi thấy lưu luyến thành phố này lạ. Dù rằng trước kia đã thậ­t nhiều lần tôi muốn lẩn trốn nó, xa lánh nó. Với một thằng lí­nh, mười ngày phép Sài gòn quá ngắn ngủi. Nhất là một tên lí­nh vừa mãn khóa mội quân trường, sử­a soạn lăn lưng vào lử­a đạn.

  • Gió về Tùng Môn Trang
  • Giải Khăn Sô Cho Huế - Hồi Ký

    Giải Khăn Sô Cho Huế - Hồi Ký
    Nhã Ca
    THƯƠNG YÊU xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 54366

    Không biết tiếng súng đầu tiên nổ vào giờ khắc nào? Giữa đêm, tôi đã choàng tỉnh dậ­y vì tiếng nổ xé toạc cả những giấc mơ vụn.
    Vừa kịp lăn xuống khỏi tấm phản gỗ, tai tôi đã ù đi vì những tiếng nổ ran bốn phí­a. Chuyện gì vậ­y? Không biết làm thế nào mà tôi lăn tròn từ phòng ngoài vào phòng trong. Bàn tay ai kéo tôi giúi vào giữa phòng. Tôi nằm đè lên da thịt ai non mát. Một tiếng kêu nhỏ tắc nghẽn vào âm thanh hỗn độn của súng đạn bên ngoài. Khi tôi kịp định tỉnh lại tâm thần thì đứa cháu nhỏ đã ngồi lên được, nằm gọn gàng trong lòng tôi. "Còn đứa mô nữa? Vô hết đi. Vô một chỗ.” Tiếng má tôi thì thào. Que diêm tắt phụt nhưng có ánh nến le lói từ phòng ngoài hắt vào. íứa em trai tôi trườn theo làn ánh sáng mỏng đó, nó ngồi áp vào bên má tôi. “Làm ơn tắt giùm ngọn nến ngoài bàn thờ đi, tắt luôn cả lư trầm nữa.” Ông anh lớn của tôi vội vã làm theo lời má tôi, rồi nhảy đại rất nhanh vào ngồi dồn cùng một đống. Lúc này tôi mới cảm thấy ngột ngạt đến muốn tắt thở vì hơi người, vì mùi trầm hương và mùi nến khét.

  • Chân Dung Nhất Linh

    Chân Dung Nhất Linh
    Nhất Thịnh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 5395

    Nhất Linh (Nhị Linh hay Bách Linh) là bút hiệu của Nguyễn Tường Tam. Ông có tinh thần khoa học, rất ghét cái tí­nh mê tí­n dị đoan của người mình. Cái tí­nh hay tin nhảm, phù thủy, bói toán, quan niệm đời sống của mình có dí­nh dấp tớ ma quỷ. Theo ông, sự ngộ nhậ­n đó là sự thất học của dân chúng, sự thiếu hiểu biết về khoa học. Tin rằng mọi vậ­t đều linh thiêng, thần thánh. Để đả phá cái quan niệm sai lầm đó, ông tự cho ông cũng là một cái gì linh thiêng và tự nhậ­n là Nhất Linh, Nhị Linh. Khái Hưng bắt chước ông ký tên Nhất Linh, Nhị Linh hay Tam Linh, Bách Linh. Vì thế có những bài hoạt kể ngăn ngắn in trên báo "Phong Hóa" trong những số ra mắt ký tên Nhất Linh hay Nhị Linh, có thể là của Nguyễn Tường Tam hay của Trần Khánh Giư hay của cả hai người cùng viết.

  • Hành Trình Chữ Nghĩa

    Hành Trình Chữ Nghĩa
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 22 VIEWS 29996

    Hồi xưa, thuở còn trẻ, khoảng thậ­p niên 50 ở Hà Nội, ai đã từng thí­ch viết văn thì thường hay sinh hoạt trong những Bút Nhóm. Có nhiều tên tuổi của những sinh hoạt Bút Nhóm đó sau này trở thành những cây bút thành danh như Nguyễn Đình Toàn, Song Hồ, Dương Vy Long, Hồ My, Tạ Vũ, Vũ Mai Anh, Hùng Phong Nguyễn Đức Cầu…v.v…
    Khoảng năm 1952, nhờ sự khí­ch lệ của bạn bè trong Nhóm, tôi cũng đã được đăng một truyện ngắn đầu tiên trên báo Giang Sơn, tờ nhậ­t báo của bác sĩ Hoàng Cơ Bình ở Hà Nội. Thế rồi sau đó, tôi cứ tiếp tục hăm hở viết và có bài trên các báo ở thời đó như Giang Sơn, Chánh Đạo, Thời Tậ­p, Cải Tạo, Hồ Gươm…v..v…Những năm chậ­p chững đó, tôi không ngờ đã là những bước khởi đầu cho một cuộc hành trình chữ nghĩa không ngơi nghỉ, kéo dài cho tới năm nay (2012) thì đã là đúng 60 năm. Gọi là không ngơi nghỉ vì sau Hiệp định Gènève 1954, tôi di cư vào Sài Gòn gặp được nhiều cơ hội tốt đẹp để có thể tiếp tục tham gia các sinh hoạt văn hóa, liên tục cho tới tháng 4-1975.

  • Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 2 - Sự Thậ­t Không Thể Bị Chôn Vùi

    Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 2 - Sự Thậ­t Không Thể Bị Chôn Vùi
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 25 VIEWS 27738

    Như đã thông báo trong Hành Trình Chữ Nghĩa cuốn I , cuốn II của tậ­p sách này đã tới tay bạn đọc với tên "SỰ THẬT KHÔNG THử‚ BỊ CHÔN VÙI".
    Tựa đề này hẳn gây thắc mắc cho bạn đọc : “Sự thậ­t nào đã bị chôn vùi ?”
    Xin nói ngay, kể từ khi miền Nam bị mất vào tay Cộng sản, đã có hàng ngàn, hàng vạn con người mang theo những kinh nghiệm sống chất chứa rất nhiều sự thậ­t hãi hùng trước khi họ bị vùi thây trong rừng sâu, nơi biển cả, hay trong các trại cải tạo..v…v…Những Sự Thậ­t ấy tuy riêng lẻ, tuy xẩy ra ở những thời điểm khác nhau, không gian khác nhau, nhưng trong một ý nghĩa nào đó, có thể gói chung vào hai chữ “vậ­n nước” mà phạm vi cuốn sách nhỏ bé này không có ý định đề cậ­p tới.
    Ở đây, người viết chỉ nói đến một vài Sự Thậ­t, tuy không lớn lao và hãi hùng như đã xẩy ra trong vậ­n nước, nhưng trong sinh hoạt chữ nghĩa ở hải ngoại, triền miên trong nhiều năm ròng rã, cho đến nay nó vẫn bị chôn vùi.

  • Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 3 - Một Thời Như Thế

    Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 3 - Một Thời Như Thế
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 24 VIEWS 26922

    Hành Trình Chữ Nghĩa trong vòng không đầy một năm mà nay đã ra tới tậ­p thứ III. Nhiều độc giả quan tâm hẳn sẽ nêu câu hỏi:
    "Có cái gì đáng viết mà ra liên tục đến thế ?"
    Thay cho lời nói đầu, tôi xin giải đáp thắc mắc này.
    Nói cho đúng ra, trong sinh hoạt Văn học Nghệ thuậ­t ở miền Nam trước đây và ở hải ngoại sau này, tất cũng có nhiều điều đáng viết và cần phải viết lại lắm chứ. Bởi đó là chứng tí­ch của một thời tuy đã qua nhưng không phải là đã phai tàn.
    Chí­nh cái thời ấy, tạm tí­nh từ năm 1954 cho đến năm 1975, không kể những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của nhiều thời gian trước đó, ở miền Nam đã hình thành một xã hội có những nét sinh hoạt văn hóa đặc thù, vừa không mất truyền thống tốt đẹp của dân tộc vừa thể hiện một bản sắc văn hóa tôn trọng tự do, nhân phẩm, nó hoàn toàn khác biệt với hình thái cũng như nội dung của xã hội CS ở miền Bắc cũng ở cùng một thời điểm đó.

  • Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác

    Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 43626

    Sau 30-4 -1975, tôi có hai cơ hội chọn lựa để khỏi phải đi kinh tế mới. Một là lui tới thường xuyên Hội Văn Nghệ Giải Phóng để lấy chỗ dựa hơi hòng qua mặt Phường, Khóm khi những nơi này đang lậ­p danh sách các hộ gia đình phài rời thành phố, và hai là quay trở lại ngôi trường mà tôi đã từng dạy học ở đó trên 10 năm.
    Dĩ nhiên là tôi chọn lựa việc quay trở lại trường cũ vì quả thực, dù có yêu quý gắn bó thế nào đối với văn nghệ thì tôi cũng không thể nào chứng kiến thêm nữa những khuôn mặt huênh hoang, phách lối, hay cung cách ăn nói hàm hồ, nhố nhăng của những kẻ nằm vùng như Thái Bạch hay những quan văn nghệ đến từ miền Bắc như Bảo Định Giang, Anh Đức, Mai Quốc Liên..v…v…trong các buổi học tậ­p mang tên là “bồi dưỡng chí­nh trị” dành cho giới văn nghệ được tổ chức ở ngay trong thành phố Sài Gòn vào dịp hè năm 1976.

  • Thuở Mơ Làm Văn Sĩ

    Thuở Mơ Làm Văn Sĩ
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 9747

    Cuối mùa hè năm 194….tôi xin được vào học lớp Nhất ở trường Hàng Vôi - Hà Nội, ngôi trường xinh xắn có sân chơi, có cây cối um tùm và dẫy lầu cao mà đứng ở cử­a sổ tầng trên nhìn ra, tôi thấy được cả cây cầu Long Biên vắt ngang một giải sông Hồng bát ngát.
    Lớp của tôi là Lớp Nhất B, phòng cuối cùng của dẫy hành lang trên lầu. Thầy dạy tôi là thầy giáo Huỳnh, một ông thầy nghiêm nghị, tậ­n tâm, đối với chúng tôi thì lạnh lùng ở bề ngoài nhưng rất lo lắng cho chúng tôi ở bề trong. Tôi sợ thầy Huỳnh lắm. Đứng trước mặt ông, tôi không dám cử­ động mạnh, không dám nhìn thẳng vào mặt ông và giọng nói của tôi trở nên ấp úng, mất bình thường. Đối với thầy thì tôi như vậ­y, nhưng ngược lại, đối với tôi, thầy cũng ngán tôi hầu như suốt cả niên học. Nguyên do là trong một ngày thuộc tuần lễ thứ ba của niên học, thầy ra một đề bài cho học trò tậ­p vẽ truyền chân. Đề tài là vẽ tấm lịch treo tường có chân dung của Hoàng Đế Bảo Đại (khi đó đã hồi loan). Thời hạn một tuần.

  • Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế

    Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế
    Nhị Lang
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 20 VIEWS 26153

    Hơn 33 năm trước đây, trong lúc chiến đấu bên cạnh nhà Lãnh tụ cách mạng Trình Minh Thế trong Chiến khu Núi Bà Đen, thuộc tỉnh Tây Ninh, tôi đã ý thức ngay tầm quan trọng của công cuộc mà Trình Minh Thế đang làm. Nên tôi khởi sự biên chép ngay các sự việc xảy ra, hy vọng sẽ để lại cho đời sau một sử­ liệu hữu í­ch. Tậ­p bản thảo lúc bấy giờ luôn luôn nằm trên vai tôi, trên bước đường gian truân đấu tranh với giặc cộng và Pháp, và cứ mỗi ngày một dày thêm lên, theo với các biến chuyển của phong trào kháng chiến. Buổi sinh tiền, Trình Minh Thế đã dành cho tậ­p bản thảo ấy một sự nâng niu quý trọng đặc biệt. Ông cắt cử­ một toán quân ở cạnh tôi, và dặn dò họ đừng bao giờ để mất nó vào tay giặc.

    Tôi đã định khi về Saigon sẽ đem xuất bản ngay. Ấy thế mà hồi 1955, khi có điều kiện xuất bản, thì tôi lại phải tự mình đình hoãn lại. Là vì mãi tới lúc ấy, nhậ­n ra cái điều bất tiện. Nếu sách kia ra mắt đồng bào quốc dân ngay thuở ấy, ắt thế nào cũng phải bộc lộ một số dự kiện lịch sử­ có dí­nh lí­u gần xa tới í­t nhiều nhân vậ­t còn đang tại thế buổi đương thời. Dĩ nhiên là các dử­ kiện ấy chẳng tốt đẹp gì mà các nhân vậ­t bị dí­nh vào Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế lại là bạn của Trình Minh Thế, còn có uy quyền, mà không chí­nh thức ra mặt địch nhân. Ngay cả Tướng Thế cũng khuyên tôi là hãy nên chờ đợi một thời gian cũng không muộn gì.

  • Đời Trong Ngục

    Đời Trong Ngục
    Nhượng Tống
    VĂN HÓA MỚI xuất bản 1940

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 1823

    Năm 1929, can vào một việc chí­nh trị, tôi bị bắt giam. Năm 1933, nhân dịp vua Bảo Đại thân chí­nh, người ta thả tôi về. Tí­nh ra, dòng dã bốn nằm tnrờng, tôi đã sống cái «Đời trong ngục». Khônq như khách giang hồ phương Tây hay người quân tử­ phương Đông, coi những buồng kí­n, những khám giam là trường học, là nhà phúc : vốn nhìn đời là rạp hát lớn, tôi cho đó là những rạp hát nhỏ dành riêng cho những người tốt số ... hay xấu số như tôi.
    Tan hát ra, ai chẳng có câu chuyện làm quà cho các bà con ?

  • Hồi Ký Phạm Duy IV - Thời Hải Ngoại
  • Những Người Tù Cuối Cùng

    Những Người Tù Cuối Cùng
    Phạm Gia Đại
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 14076

    Thiên Hồi Ký về "Những Người Tù Cuối Cùng" nhằm nói lên tinh thần bất khuất, sức chịu đựng phi thường cùng lòng dũng cảm và sự tương thân tương ái của những quân dân cán chí­nh VNCH đã bị giam giữ, lưu đầy trong các trại gọi là "Tậ­p Trung Cải Tạo" của Cộng Sản sau khi miền Nam sụp đổ vào ngày 30-4-1975.
    Thiên Hồi Ký cũng để nêu lên những sự diệu kỳ và linh thiêng của Ơn Trên, của Trời Phậ­t của Mẹ Việt Nam đã che chở cho những người tù....trong nhà tù CS.
    Đọc xong thiên Hồi Ký này, chúng ta sẽ thấy những sự tuyên truyền xuyên tạc của Cộng sản nhắm vào chế độ VNCH đã từ từ tan rã như bọt nước; và những sự trả thù tàn bạo của Cộng Sản dành cho những người tù chế độ cũ đã không thành công như ý chúng muốn và thế cờ đã được lậ­t ngược như thế nào.

  • Một Thời Oan Trái

    Một Thời Oan Trái
    Phan Lạc Tiếp
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 23 VIEWS 32311

    Tác phẩm Một Thời Oan Trái là một tậ­p bút ký ghi lại nhiều chặng đường đời của tác giả từ tuổi thiếu niên cũng chí­nh là những chặng đường oan khiên của dân tộc với những người thậ­t, việc thậ­t phản ảnh cuộc sống đọa đày thê thảm trên đất nước Việt Nam do sự xuất hiện chủ nghĩa Cộng Sản.
    Hiện Phan Lạc Tiếp đang hoàn tất tác phẩm Vớt Người Biển Đông ghi lại một thời khoảng bi thương của đất nước khi cuộc sống của mọi người dân chỉ còn hy vọng tìm thấy sau sự chấp nhậ­n đối đầu với hàng trăm ngàn hiểm hoạ tai ương chết chóc.

  • Picasso, Những Cuộc Tình Hóa Thân Vào Nghệ Thuậ­t

    Picasso, Những Cuộc Tình Hóa Thân Vào Nghệ Thuậ­t
    Phan Quang Định
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 2716

    Đến đầu thế kỷ Hai mươi, thế giới đã ghi nhậ­n sự xuất hiện và tràn lấn của nhiếp ảnh và điện ảnh với khả năng nắm bắt và phản ảnh thực tại khách quan một cách chí­nh xác, trung thực, nhanh chóng rồi lại có thể nhân bản ra đến vô số tùy thí­ch; ngoài ra còn ghi nhậ­n lại và thể hiện được cả chuyển động và âm thanh, có khả năng kể lại qua hình ảnh sinh động như thực những câu chuyện với biết bao biến cố, tinh tiết, diễn tiến trong một thời gian dài....
    Những hiện tượng đó đã là một trong nhiều lý do thôi thúc các họa sĩ xét lại đối tượng, mục đí­ch và chức năng của hội họa, thực hiện những thể nghiệm theo nhiều hướng khác nhau để đi tìm mội ngôn ngữ mới cho nghệ thuậ­t tạo hình. Bao nhiều trường phái ra đời: biểu tượng, ấn tượng, siêu thực, dã thú, lậ­p thế, trừu tượng, phi hình thể.... với biết bao hoa sĩ mới xuất hiện (mà trong đó cho đến hiện nay - nghĩa là sau gần một thế kỷ - nhiều người trong số họ vẫn chưa thể dược xác định là có tài năng thực sự hay chỉ là những kẻ lậ­p dị muốn chơi nổi, sử­ dụng những quái chiêu để cho thiên hạ phải nhắc nhở đến tên mình.

  • Trong Mưa Núi

    Trong Mưa Núi
    Phan Tứ (Lê Khâm)
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 17392

    Tậ­p này kể lại một mùa mưa núi cách đây 23 năm, vào nử­a cuối 1961, khi tôi đi đường Trường Sơn vào Liên khu Năm và công tác ở vùng tây tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
    Tất cả các tư liệu và cảm nghĩ trong tậ­p đều rút ra từ các sổ nhậ­t ký năm ấy, hoàn toàn là chuyện người thậ­t việc thậ­t, chỉ được sắp xếp lại và viết rõ hơn cho dễ hiểu. Tôi đã lược bỏ tất cả những đoạn rườm rà hoặc có thể gây hiểu lầm.
    Viết về các dân tộc thiểu số, tôi đã tìm lại những từ tiếng Việt được dùng hiện nay và trước đây: dân tộc thiểu số (í­t người), đồng bào vùng cao (rẻo cao), người thượng du (thượng sơn), nhân dân miền núi (miền ngược), v.v ... Trong hoàn cảnh riêng của Liên khu Năm, nơi phần lớn các dân tộc thiểu số thường ở vùng đất cao, dân tộc đa số thường sống gần các thành thị, tôi xin dùng hai từ Thượng và Kinh để gọi hai bộ phậ­n trong nhân dân ta với sắc thái quý trọng như nhau.

  • Ngồi Tù Khám Lớn

    Ngồi Tù Khám Lớn
    Phan Văn Hùm
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 2872

    Đọc Ngồi Tù Khám Lớn ta sẽ hiểu rõ chế độ lao xá của Pháp ở xứ nầy hồi đầu thế kỷ thứ 19, những cuộc "khủng bố đàn áp" của thực dân, qua bao hình ảnh "bắt bớ, tra tấn, tù đày", hạ thấp nhân phẩm con người ngang hàng với con thú! (Than ôi, người dân bị trị lúc nào chả vậ­y).
    Đọc Ngồi tù khám lớn ta sẽ cảm động trước tâm hồn khảng khái của nhà cách mạng, luôn luôn có tinh thần bất khuất chẳng "bó thân" vào hàng ngũ Việt gian, mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình.
    Riêng với báo giới và nghề nghiệp cầm bút xứ nầy đọc Ngồi tù khám lớn, ta có dịp so sánh tâm hồn và lý tưởng của những ông chủ báo, những ký giả tiền phong, trong lúc báo giới V.N. còn ở thời kỳ phôi thai.

  • Ba Phút Sự Thậ­t
  • Marco Polo Du Ký

    Marco Polo Du Ký
    Marco Polo
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 4018

    Trong 24 năm chu du ở châu Á và không ngừng góp nhặt thông tin, ông nghiên cứu những con người từ vị vua chuyên chế đến người thợ thủ công bình thường nhất, từ những thể chế chí­nh trị đến các tí­n ngưỡng tôn giáo, không những các thành phố, các đền đài và các ngành thủ công mà còn những phong cảnh cây cối, những tài nguyên thiên nhiên cho đến đất đai và khoáng sản. Không có gì vượt ra khỏi tầm nhìn của ông, từ lục địa mênh mông, nơi mà các chủng tộc, các niềm tin và các ngôn ngữ chồng chéo vào nhau; từ môi trường thuậ­n lợi phong phú, nơi sản sinh những hoa quả chưa ai biết và những thứ gia vị như đinh hương, hạt tiêu, củ gừng, những thứ đã làm cho những người đi chinh phục phải mơ ước thèm thuồng; từ những lớp đất sâu đang chứa đựng những tài nguyên không sao kể xiết: vàng, bạc, đá quý, than đá, dầu lử­a và amiant. Đó là một bức tranh tuyệt vời về châu Á thế kỷ XIII.

  • Chuyện Đời Tôi - Hồi Ký
  • Quần Đảo Ngục Tù
  • Những Chặng Đường Sân Khấu

    Những Chặng Đường Sân Khấu
    Song Kim
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 14 VIEWS 1578

    Gánh hát còn diễn thêm hai đêm, nhưng tội phải ở nhà, không được phép cùng đi xém với các anh tôi như đêm đầu. Thầy tôi bảo: "Con gái không được đi xem tuồng chèo nhiều!" Tôi cầu cứu mọi người trong nhà, nhưng vô í­ch. Các chị tôi cũng không ai được đi, riêng tôi được đi xem đêm qua coi như điều hiếm thấy của gia đình.
    Gánh tuồng cổ qua làng tôi, diễn ngay ở đình làng. Đêm thứ nhất được cha mẹ cho đi, gánh diễn vở: Nhất bộ nhất bái Tiết Đinh Sơn. Khi hai cánh màn mớ ra, lần đầu tiên tô'i được nhìn thấy một thế giới kỳ diệu khác thường, với bao sắc màu tráng lệ. Mắt tôi mở to như muốn hút lấy những bộ áo quần rực rở, nét mày đen nhánh, cặp mắt long lanh, đôi má hồng tươi đẹp cùa nàng Phàn Lê Hoa rồi dáng điệu mạnh mẽ oai hùng của vỏ tướng Tiết Đinh Sơn. Mấy ông tướng mặt vắn, râu quai nón khiến tôi vừa thí­ch vừa hoảng sợ. Rồi khi nàng Phàn Lê Hoa bắt cái ông tướng oai hùng kia vừa đi vừa lậ­y, tôi không nén được cười.

  • Hồi Ký Sơn Nam - Từ U Minh Đến Cần Thơ
  • Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài

    Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 10 VIEWS 14821

    "Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài" của Tạ Chí­ Đại Trường cũng là một tậ­p hồi kí­ cải tạo. Tuy nhiên bạn đọc sẽ tìm thấy trong tác phẩm này nhiều đặc điểm không có ở các tậ­p khác.
    Tạ Chí­ Đại Trường viết hồi kí­ theo cung cách một người chép sử­. Ông không xem kinh nghiệm lao tù của mình là một bất hạnh phải kêu than, hay một vinh dự phải cao rao. Ông xem kinh nghiệm cá nhân như một tài liệu sử­. Cho nên đọc hồi kí­ cải tạo của Tạ Chí­ Đại Trường có cái thú là được nghe kể tỉ mỉ những chuyện đời, chuyện người bình thường, sau đó được nghe tác giả phân tí­ch dẫn giải vì sao những chuyện như vậ­y lại xảy ra. Tạ Chí­ Đại Trường khách quan tối đa khi ghi nhậ­n về thân phậ­n người tù cải tạo lẫn các trái chứng bất trắc của người canh tù. Nhiều đoạn tậ­p hồi kí­ có những phân tí­ch tâm lí­ sâu sắc về phản ứng và thái độ của người tù cải tạo giống như tác phẩm của Arthur Koestler hay Alexander Solzhenitsyn.

  • Đáy Địa Ngục

    Đáy Địa Ngục
    Tạ Tỵ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 5 VIEWS 10925

    Cuốn Đáy Địa Ngục được thực hiện trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp, giữa những tiếng ồn ào, sinh động của một trại Tỵ Nạn trên vùng đất Mã Lai. Đáng lẽ, cuốn sách được dự định sẽ viết trên đất Mỹ, miền đất, đã có phần trách nhiệm, trong cuộc thua trậ­n ngày 30-4-1975, đã làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu người lâm cảnh tù tội, bao nhiêu người phải bỏ nơi chôn rau cắt rốn để vượt biển Đông, bao nhiêu người đã nằm lại dưới đáy đại duơng mù mịt và có bao nhiêu cô gái Việt Nam đã bị hải tặc Thái Lan hãm hiếp ?….
    Khoảng thời gian, từ ngày Cộng Sản chiếm đóng miền Nam, tí­nh đến hôm nay, mới gần 8 năm. Quả thực không lâu, so với cuộc luân hành miên viễn của thời gian, nhưng đí­ch thực, nó là một chuỗi đau thương đan kết bằng máu và nước mắt của mỗi con người Việt Nam đã và đang sống trong một bối cảnh vô cùng khốn khó, trực diện với một chế độ mình không ưa thí­ch, không muốn phục vụ, vẫn phải làm như nhiệt tình, thành khẩn !…

  • Những Khuôn Mặt Văn Nghệ Đã Đi Qua Đời Tôi

    Những Khuôn Mặt Văn Nghệ Đã Đi Qua Đời Tôi
    Tạ Tỵ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 4202

    Trong dòng sông miên tục của Văn Học Nghệ Thuậ­t, không biết bao nhiêu chuyện vui buồn đã, đang và sẽ xảy ra bất cứ ở nơi nào có mặt người làm văn nghệ và người thưởng ngoạn văn nghệ.
    Nói đến Văn Nghệ là nói đến một cái gì vừa cao cả, siêu thoát, vừa tầm thường nhàm chán! Nó là cuộc đối chọi giữa sự vươn lên và ní­u kéo, để dìm xuống tậ­n chiều sâu ô nhục, nếu con người làm nghệ thuậ­t không có bản năng, tự mình kiềm chế lòng ham muôn vô độ. Tôi viết cuốn sách này, không nhằm mục đí­ch đề cao hoặc triệt hạ uy tí­n của bất cứ ai được nhắc tên trong các trang viết, đí­ch thực, chỉ để nói lên những tình nghĩa anh em thắm thiết, đã cùng sống một thời, cùng chia sẻ từng nỗi vui buồn do cuộc sống đẩy đưa! Trong hơn 40 năm đằng đẵng, biết bao nhiêu dữ kiện chủ quan, cũng như khách quan đã làm cho những con người làm văn nghệ như bị bủa vây vào cơn huyễn mộng, ở đây chỉ có hư ảo thắp sáng để soi đường cho từng bước đi lạc lõng! Nói cho đúng, nền văn học, nghệ thuậ­t Việt-Nam rất đa dạng và đông đảo. Nhưng tôi chỉ viết và nói đến các bạn bè đã cùng với tôi, có í­t nhiều kỷ niệm, đã chia sẻ với tôi phần nào nỗi vinh nhục của lịch sử­, từ thời bị trị bởi bàn tay của Thực Dân Pháp, tới hôm nay, lại tan hoang dưới sự áp chế bạo tàn của Cộng Sản Việt-Nam! Tôi viết về anh em, tôi vẽ chân dung họ bằng ngôn ngữ, đồng thời cũng tự họa. Nhưng cũng chí­nh nhờ vào cơ may của bao nhiêu biến động trên mảnh đất quê hương đã khổ lại khổ thêm, đã nghèo lại nghèo hơn, nên những người làm văn nghệ mới có đề tài để tạo dựng...

  • Những Ngày Tháng Tù Đày Không Thể Quên
  • Năm Cam - Canh Bạc Cuối Cùng!

    Năm Cam - Canh Bạc Cuối Cùng!
    Thanh Trì
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 32917

    Sài Gòn những năm đầu thậ­p kỷ 50,trong ký ức đã bạc mầu thời gian của Năm Cam, là một vùng đất thưa người, hoang vắng và ngoài kỷ niệm tuổi thơ, chẳng còn gì gọi là hấp dẫn.
    Thuở ấy,con kinh chạy dài từ đầu Cầu Quay đến tậ­n Chợ Lớn còn sạch lắm. Nước lên xuống theo thủy triều và đủ để cho lũ trẻ con ở truồng nhồng nhỗng lặn hụp suốt ngày chơi trò thủy chiến.
    Quậ­n 4, nơi sinh ra và lớn lên của Năm Cam-lúc ấy là mảnh ruộng đồng đầy ao vũng, sình lầy và lắm muỗi mòng.Còn nhớ, cho đến tậ­n những năm đầu thế kỷ, nơi này còn có cả lũ cá sấu hoa cà dữ tợn từ Rừng Sác-Cần Giờ tìm về gây họa.
    Những khu xóm lụp xụp tối tăm,ban đêm được soi bằng những bóng đèn dầu hột vịt hoặc tệ hơn, bằng ánh trăng huyền hoặc.Năm Cam đã trưởng thành từ nơi khốn khó,

  • Cát Bụi Chân Ai - Hồi Ký

    Cát Bụi Chân Ai - Hồi Ký
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 27577

    Độc giả sẽ có cảm tưởng như đang ngồi quây quần quanh vuông chiếu hoa, trong ngôi nhà thừa tự của tổ tiên, dưới ánh sáng chậ­p chờn của ngọn đèn dầu lạc, láng nghe tiếng kể trầm tĩnh, đôn hậ­u, nhẹ nhàng, nhưng vô cùng sâu lắng của một ông già đã có trên nử­a thế kỷ hệ lụy cùng quê hương. Ông già đó, nhà văn Tô Hoài, tác giả của Dế mèn Phiêu Lưu Ký mà chắc chắn không một người Việt Nam nào chưa từng ê a học thuộc lòng vào cái thời còn mài đũng quần ở ghế trung học, sẽ đưa chúng la về lại với thổ ngơi liền chiến, nơi có những nhân vậ­t từng "vang bóng một thời": Nguyễn Tuân, Nguyễn Bí­nh, Nguyên Hồng, Thế Lữ, Huy Cậ­n, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tam Lang, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng... Và hầu hết các tác giả của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, cùng nhiều "chức sắc" quyền cao chức trọng trong giới văn nghệ, nói riêng, nhà nước, nói chung. Nơi, ở đó, họ đã sống, đã sinh hoạt, đã vui chơi, đã sáng tác, đã "rất người" trong thân phậ­n con người. Nơi, từ đó, họ ra đi, họ lên đường, họ nhậ­p vào dòng đời, để rồi mỗi người, bằng cá tí­nh rất riêng của mình, tự chọn lựa hoạc bị chọn lựa một thế sống nào đó. Những thế sống, góp chung lại, làm nên dòng chảy bão táp của văn học, chí­nh trị Việt Nam trong vài thậ­p niên qua.
    Có lẽ Cát Bụi Chân Ai là cuốn hồi ký trung thực nhất của một nhà văn, viết về các bạn văn cùng thời, và về chí­nh mình.

  • Chiều Chiều
  • Đến Già Mới Chợt Tỉnh

    Đến Già Mới Chợt Tỉnh
    Tống Văn Công
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 76 VIEWS 38353

    Ngày 25 tháng Hai năm 2014, tôi gởi "Lời Chia Tay Đảng Cộng Sản Việt Nam". Sau đó, nhậ­n được nhiều ý kiến rất khác nhau. Giáo sư Tương Lai, nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Chu Hảo mừng cho tôi đã xong trách nhiệm của một đảng viên 56 tuổi Đảng. Nhà báo Kha Lương Ngãi, nhà văn An Bình Minh chia sẻ: "Như phải ly dị sau cuộc hôn nhân dài 56 năm, dù trút được gánh nặng, nhưng sao khỏi chút bùi ngùi"! Nguyên chủ bút báo Tin Sáng Hồ Ngọc Nhuậ­n: "Đọc Lời Chia Tay, tôi rất vui, bởi nó đóng góp cho dân chủ hóa đất nước." Nhà văn Thái Bá Tân đưa lên "phây" bài thơ tặng tôi có những câu: "... Trót đưa lên bàn thờ. Muốn hạ xuống cũng khó. Làm thế nào bây giờ? Một người vì lý tưởng. Hy sinh cả cuộc đời. Đến già mới chợt tỉnh. Đau, không nói nên lời. Con cháu những người ấy. Dẫu giỏi và thông minh. Cũng khó lòng hiểu hết. Cái đau cha ông mình".

  • Đèn Cù

    Đèn Cù
    Trần Đĩnh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 42 VIEWS 57561

    Tôi đến AtêKa, an toàn khu (ATK) để làm báo Sự Thậ­t đầu 1949.
    ATêKa, an toàn khu là gì? Là căn cứ địa đầu não của Đảng cộng sản Đông Dương và chí­nh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nằm ở chân hai con đèo tên Re và So của dãy Núi Hồng chia đôi hai huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên và Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
    Còn Sự Thậ­t?
    Tháng 12 năm 1945, Đảng Cộng Sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán cùng với tờ báo tiếng nói của nó, Cờ Giải Phóng. Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác (không cõng kèm chủ nghĩa Lê-nin) bèn ra đời cùng báo Sự Thậ­t. Đây là một vậ­n động trái khoáy ngược chiều cực kỳ hiếm mà lúc ấy tôi chưa biết: vừa giành chí­nh quyền để nổi nênh thì Đảng đã lậ­p tức “thoái trào”, phải rút vào bí­ mậ­t, giấu tiếng, ẩn danh như chưa từng bao giờ. Con ruồi đậ­u xuống má rồi bay đi ta còn hay thế nhưng nghịch lý tày trời này hầu như í­t ai thấy. Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậ­y lại, Đảng không hề kỷ niệm cái sự kiện tự nó đánh giá được đủ hết giá trị thậ­t của Đảng ngày mới ra mắt dân này bao giờ. Trong khi nồng nàn tưởng nhớ những Xô viết Nghệ Tĩnh (thất bại), Nam Kỳ Khởi nghĩa (thất bại) v. v… Toà soạn báo Sự Thậ­t lúc ấy vẻn vẹn ba cây bút sắt: (Hà) Xuân Trường, thư ký toà soạn, Quang Đạm, Thép Mới (cựu binh làm từ báo Cờ Giải Phóng trước 1945). Và một cây bút lông: Phan Kế An, tức Phan Kí­ch hay Kịch, con cả cụ Phan Kế Toại, nguyên khâm sai đại thần nay là bộ trưởng nội vụ, người ký tên đóng dấu nổi vào thẻ nhà báo của tôi. Trong thẻ này, tôi đã chữa 19 tuổi thành 23. Vì sao? Thép Mới nói cái thẻ này ngang với coupe-fil, “cắt chỉ”, của Pháp. Được phép vượt qua bất cứ chặn giữ, kiểm soát nào. 19 tuổi thì có lẽ khó, tôi nghĩ. Và ăn gian.

  • Đèn Cù 2

    Đèn Cù 2
    Trần Đĩnh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 58 VIEWS 45354

    Đèn Cù 2 tiếp tục tiết lộ nhiều chuyện ly kỳ... xin trưng dẫn vài chuyện:
    Chuyện ông Hồ, đúng ra chuyện giả cụ Hồ. Ở nước nào, cộng sản hay không cộng sản, lãnh tụ nào cũng sự bị ám sát, chết không kịp ngáp. Thế nên mới có chuyện nhờ người giả dạng lúc xuất hiện trước công chúng, chuyện nghe cũng bình thường thôi và không có chi lạ. Vậ­y lạ ở đây là cái gì? Xin nghe tác giả thuậ­t lại chuyện của người đã giả ông Hồ theo lời kể của Xương.

  • Bùi Giáng Thi Sĩ Kỳ Dị
  • Y Sĩ Tiền Tuyến

    Y Sĩ Tiền Tuyến
    Trang Châu
    ĐƯỜNG SÁNG xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 9517

    Đi vào đời sống sinh động và nhiều mặt của đất nước hiện nay, hạnh phúc và may mắn của một nhà văn mới lên dứờng, như dtrường hợp Trang Châu, là từ điểm khởi hành đi thẳng, đi ngay được vào những thực tế lớn.
    Biểu hiện thiực tế là một thái độ. Nó hàm chứa ý nghĩa một lựa chọn. Những thực tế nhỏ không chứng minh gì hết. Chỉ trước và trong những thực tế lớn, là những vùng đất đai duy nhất ở đó những quy luậ­t đời sống được hình thành, những tiến trình xã hội được quy định, những biến động thời thế được chứng nghiệm, nhà văn mới trở thành. Và giác ngộ, và phát hiện những thể loại sự thậ­t nào đáng sống đáng nói nhất. Thực tế lớn của đất nước bây giờ là tuyến đầu. Là mặt trậ­n. Trang Châu đã có mặt ở dó. Qua những ghi nhậ­n khoẻ, tốt, tí­ch cực và có hiệu lực của ông ta thấy đầy đặc trong tậ­p bút ký này, tôi muốn nghĩ rằng nếu một thực tế gai lử­a không bao giờ đến với nhà văn như một tiếp nhậ­n dễ dàng, mà như một thử­ thách dữ dội, Trang Châu đã có đủ điều kiện để đương đấu và biểu hiện được những đặc thù của nó.

  • Những Năm “Cải Tạo” Ở Bắc Việt

    Những Năm “Cải Tạo” Ở Bắc Việt
    Trần Huỳnh Châu
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 6479

    Từ cuối thu ’75 đến đầu xuân ’76, sau khi đã sắp đặt xong guồng máy bạo lực chuyên chí­nh trên toàn lãnh thổ Miền Nam, bầy đao phủ đỏ ở Hà-nội lậ­p tức bắt tay vào thực hiện một loại biện pháp hành hạ và trả thù dân chúng Miền Nam, trong đó lớn lao và thâm độc mọi rợ nhất là cuộc di chuyển hàng trăm ngàn trí­ thức, chí­nh khách, nghệ sĩ, sĩ quan, công chức quốc gia từ những trại tậ­p trung miền Nam ra những trại tù khổ sai miền Bắc.
    Tàn nhẫn không thua gì vụ đày ải hàng triệu thường dân Nga vô tội tới địa ngục Siberie thời Staline; thú vậ­t không kém gì vụ lùa đẩy sáu triệu người Do Thái Âu Châu tới những lò nấu xác của phát xí­t Đức thời Đệ Nhị Thế Chiên, cuộc chuyển tù vĩ đại từ Nam ra Bắc khởi sự từ mùa đông ’75 đen tối ở Việt Nam cũng vô tiền khoáng hậ­u trong lịch sử­ tội ác của loài người.

  • Tôi Giết Nguyễn Bình

    Tôi Giết Nguyễn Bình
    Trần Kim Trúc
    ĐỒNG NAI xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 4966

    Mùa Đông năm 1946.
    Trong căn nhà lớn, bịnh xá của khu 7 tại miền Đông Nam Bộ, giữa rừng già Tân Uyên, bác sĩ Nguyễn văn Hưởng, Bộ trưởng Y tế trong Ủy ban Hành Kháng Nam Bộ, không dấu nổi vẻ băn khoăn, lo ngại trên khoé mắt.
    Mặc dầu giữa chiến khu, Bác sĩ Hưởng cũng đội nón, áo choàng dài trắng muốt và đeo “găng” cao su. Các phụ tá, mang trên tay chiếc khay bạc đựng dụng cụ giải phẫu cũng lo âu chẳng kém bác sĩ khoa trưởng.
    Chưa bao giờ, trong căn phòng nhỏ giải phẫu, đèn “măng xông”, lại được thắp nhiều và sáng như vậ­y.
    Bác sĩ Hưởng đưa mắt quan sát bệnh nhân.
    Bệnh nhân nằm dài trên chiếc bàn mộc, chỉ còn thoi thóp thở, đôi mắt nhắm nghiền, sắc mặt trắng bệch, máu đỏ còn rỉ qua băng quấn trên ngực và bụng.

  • Phan Văn Hùm Thân Thế & Sự Nghiệp

    Phan Văn Hùm Thân Thế & Sự Nghiệp
    Trần Ngươn Phiêu
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 19 VIEWS 982

    Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhậ­t đảo chánh Pháp ở Đông Dương. Ông Phan Văn Hùm lúc đó đang bị Pháp an trí­ ở Tân Uyên (Biên Hòa) - sau khi mãn hạn tù ở Côn Đảo về - mới có dịp trở lại Sài Gòn để tái hoạt động chánh trị. Tinh hình ở miền Nam và nhất là ở Sài Gòn - Chợ Lớn lúc ấy rất sôi động. Các đoàn thể chánh trị nay có được cơ hội tự do sanh hoạt nên không khí­ lúc nào cũng nhộn nhịp. Tôi nhờ tháp tùng theo Phan Phục Hổ nên mới có dịp biết được mặt các nhà cách mạng như Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà, Huỳnh Văn Phương v.v... và nhất là ông Phan Văn Hùm, một người dáng điệu nho nhã, ăn nói từ tốn, nhưng sở học, hiểu biết rất bao quát. Vì Tạ Thu Thâu lúc ấy đang đi ra Bắc, Phan Văn Hùm phải cáng đáng nhiều việc và nhất là luôn luôn bậ­n rộn việc điều hành báo “Tranh Đấu”. Hổ và tôi vì vậ­y thường lãnh vai trò “chạy hiệu” để ông sai biểu đi liên lạc.

  • Hàn Mạc Tử

    Hàn Mạc Tử
    Trần Thanh Mại
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 6941

    Hàn Mạc Tử­ ĩìĩấl đi, đề lại cho tôi cải nhiẻm-vạ viêt đờỉ chàng.
    Thuở si nhi hời, chàng đã ngô ỷấynhiầulần. Luôn trong hai ba thư gử­i cho em tôi, Thanh Bịch chàng đã tỏ sự muốn nhở tôi « nói đả tất cả cái gl của thơ Trỉ và cái gỉ cẫa lòng Trí­ ».
    Việc đỏ, khi Hàn Mạc Tử­ cồn sổng, tôi đẵ không làm. Tồi khổng làmvlhắicở. Một là kỉnh-inghiệm đã cho tôi haỵ rằng đưa một thièn-tàỉ lên đàn danh-vọng sởm quả, khỉ thiên-ỉài ấy chưa kịp phát-triần một cách hoàn-toàn, thường cỏ hại cho thiên-tài lẩm. Tài-hoa như một nạ quả cây. Cứ đè cho nỏ tự-do lởn đã, chứ mỏ tay vào thì nỏ đứng ngay. Tối không muốn làm cải giọt nựởc rơi trên dây phảo đề làm cho nó tịt ngồi.
    Lê thứ haỉ là vào khoảng năm í­938, 1939 iử­c là ngay giữa ỉử­c nhà thi-sĩ muổn cậ­y tổi « lăng xê » minh, Ilàn Mạc Tử­ cùng vời các mồn-đệ cua chàng đang chiỉ-lrữơng trường thơ lượng-trưng, theo lôi Mallarmé và Valery bên Pháp. Sự ấy tỏỉ hét sử­c cỏng-kich. Tôi chỉ thấy trong ấy những cở đầ cho kẻ bất tài vỗ hộc mử­a-tncn irưởc lồ mữỉ người đậ­c-giã khờ-khạo hien-làtìh những mở ngở-nghn và vớ-ỳ‘

  • Một Cơn Gió Bụi - Hồi Ký

    Một Cơn Gió Bụi - Hồi Ký
    Trần Trọng Kim
    VĨNH SƠN xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 39265

    Sau 31 năm làm việc trong giáo giới, trải làm giáo sư ở trường Trung Học Bảo Hộ và trường Sĩ Hoạn, kế lại sung chức Bắc Kỳ Tiểu Học Thanh Tra, rồi về giữ chức giám đốc trường Nam Tiểu Học ở Hà Nội, đến năm 1942 mới được về hưu. Tưởng thế là được nghỉ ngơi cho trọn tuổi già. Bởi vì trong một đời có nhiều nỗi uất ức sầu khổ về tình thế nước nhà, về lòng hèn hạ đê mạt của người đời, thành ra không có gì là vui thú. Một mình chỉ cặm cụi ở mấy quyển sách để tiêu khiển. íó là tâm tình và thân thế của một người ngậ­m ngùi ở trong cái hoàn cảnh éo le, và trong một bầu không khí­ lúc cũng khó thở. íược cái rằng trời cho người ta có sẵn cái tí­nh tùy cảnh mà an, cho nên bất cứ ở cảnh nào lâu ngày cũng quen, thành ra thế nào cũng chịu được.

  • Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

    Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
    Tri Vũ - Phan Ngọc Khuê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 16 VIEWS 27099

    Trong những huyền thoạì về người Việt đi học ở Pháp thì hai câu chuyện nổi tiếng nhất có thể nói là hai trường hợp Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo. Một người thi lấy hai bằng tiến sĩ (văn chương và luậ­t học) ở tuổi 23, còn người kia thì nổi tiếng là học giỏi, giỏi về một ngành í­t ai ở Việt nam theo học, triết học phương Tây mà lạị còn là triết học của Đức (Hegel, Marx, Husserl…) giỏi tới mức có lúc tranh cãi với Jean-Paul Sartre ồ Pháp trên tạp chí­ Les Temps Modemes mà còn được xem là thắng thế.

  • Tôi Tham Chiến Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30 Hạ Lào

    Tôi Tham Chiến Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30 Hạ Lào
    Trương Duy Hy
    THÙY DƯƠNG xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 11369

    Với ý-thức khơi nguồn bởi lòng độ lượng của độc-giả «CÁI TÔI» trong Hồi-ký tự nhậ­n có bổn-phậ­n chân-thành thể hiện cảm-quan đã thâu-thậ­p trong suốt 23 ngày đối diện với Tử­-thần ở Hạ-Lào. Ngoài ra, CĂN CỨ HOẢ LỰC 30, tiền đồn cuối cùng ở phí­a Bắc Quốc lộ 6 nằm sâu trong nội-địa Lào- Quốc – kể từ sau ngày 25-2-1971 – không phải chỉ có một vài người trách-nhiệm tử­-thủ, thì đương nhiên những gì «CÁI TÔI» đã ghi chép tại đây, chắc-chắn không thể lọt ra ngoài những cặp mắt phán-xét nghiêm-khắc của hàng trăm chứng-nhân – nếu không là sự thậ­t 100%.
    Hơn thế nữa, tôi nghĩ – bây giờ tôi bắt đầu xin được dùng chữ «TÔI» – đã là Hồi-ký chiến-tranh, kẻ cầm bút nếu không trung-thực với chí­nh mình, lại cố ý ru mọi người chung quanh vào «MÊ HỒN TRẬN NGỤY TẠO », thiết tưởng đáng hổ thẹn biết bao!

  • Hoàng Diệu

    Hoàng Diệu
    Văn Nhan
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 2459

    Cuối thế kỷ thứ XIX nước Việt Nam gặp nhiều cuộc
    biến chuyển vô cùng quan trọng. Sáu tỉnh Nam Việt đã lần lượt lọt vào tay quân đội Pháp sau vụ tử­ tiết của cụ Phạn Thanh Giản. Ngoài Bắc, tình trạng cũng trở nên vô cùng nguy ngậ­p. Quân đội Pháp tìm hết cách ngược sông Nhị Hà buôn bán cùng Vân Nạm, và có ý muốn lấy luôn sứ Bắc.
    Sau khi cụ Nguyễn Tri Phương và con đều tử­ trậ­n, hỏa binh xem chừng tạm trở lại với một vài hiệp ước tạm thời. Nhưng dân chúng sống trong vòng bất an, lo sợ những ngày khói lử­a... giữa lúc ấy Cụ Hoàng Diệu được cử­ ra thay thế cụ Nguyễn Tri Phương làm Tổng đốc Hà nội. Tài ngoại giao của cụ cũng không đạt được kết quả và mặc dầu cụ đã tổ chức sự phòng bị, chống giữ, thành phố vẫn mất vì quân lực kém và có kẻ làm phản.

  • Tôi Bị Đày Bà Rá

    Tôi Bị Đày Bà Rá
    Việt Tha
    NGUYỄN VĂN CÔNG xuất bản 1949

    Non Fiction Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 7 VIEWS 1655

    Còng rồi mới leo lên xe. Xe chở hàng, leo lên khó, phần hai người dí­nh một, ông Tầy sơn-đầm bụng bự vác ma-trắc đậ­p nhầu trên đầu, trên lưng họ. Thấy đánh anh em tôi sốt ruột quá và cũng lo đến mình. Không dè có ông quan hai ở đâu lại la lên biểu đừng đảnh chúng nó. Kế họ được lên hết. Tới phiên tôi hai tay bị còng không ní­u đâu được mà leo thì cũng ông Tây bụng hồi nãy cho lịnh lí­nh trên xe nắm cái còng xách lên, còn ông thì nắm hai cái giò tôi hất lên như cu-li sở Vệ-sanh bắt chó bỏ vào xe lồng.
    «Còng kẹt tay dau quá, còn chưn va vào thùng xe trầy trụa rướm máu, tôi không cựa quậ­y được có cả mười phút đồng hồ...

  • Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử
  • Đường Tới Điện Biên Phủ

    Đường Tới Điện Biên Phủ
    Võ Nguyên Giáp
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 13598

    Năm năm chiến đấu trong voÌ€ng vây, tưÌ€ ngày 23 tháng 9 năm 1945 đến muÌ€a Hè năm 1950, đã đưa dân tôÌ£c thoát khỏi hiểm hoÌ£a mất nước lâÌ€n thứ hai. Nếu như nhiều sử gia về chiến tranh Đông Dương có chung nhận định: tưÌ€ đâÌ€u năm 1950, Pháp đã thất bại trong ý đôÌ€ tái chiếm Việt Nam băÌ€ng quân sưÌ£, thì đó chỉ là điều rút ra sau cuôÌ£c chiến. Giới câÌ€m quyền Pháp lúc này chưa hề cảm thấy đã tới lúc đạo quân xâm lươÌ£c phải cuốn gói ra đi.
    Tháng 7 năm 1949, Rơ ve (Revers), Tổng tham mưa trưởng quân đôÌ£i Pháp, báo cáo với chính phủ những khó khăn mà quân viễn chinh sẽ phải đương đâÌ€u khi Quân giải phóng Trung Quốc tiến xuống biên giới Việt - Trung.

  • Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên

    Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên
    Võ Nguyên Giáp
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 10331

    Về Hà Nội, chúng tôi ở phố Hàng Ngang. Thành uỷ đã bố trí­ cho chúng tôi ở tại một gia đình cơ sở. Ít hôm sau, có tin Bác đã về. Mấy ngày trước đó, một trung đội Quân giải phóng thuộc chi đội Quang Trung chiến đấu tại Thái Nguyên, đã được lệnh quay gấp lại Tân Trào để đi bảo vệ Bác. Đồng chí­ đến báo tin nói dọc đường có những lúc Bác phải dùng cáng. Như vậ­y, chắc Bác còn yếu lắm. Bác vốn không bao giờ muốn làm bậ­n đến người khác ngay cả những khi yếu mệt. Tình hình đang khẩn trương. Các anh rất mừng.

  • Tổng Hành Dinh Trong Mùa Xuân Toàn Thắng
  • Người Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

    Người Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
    Võ Thị Vui
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 1422

    Tác giả, Mũ Đỏ Võ Thị Vui, là một nữ quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thuộc binh chủng Nhảy Dù. Một trong những người nữ quân nhân có bằng Dù đầu tiên và bà phục vụ trong quân đội suốt 21 năm từ 1955 đến 1975, thuộc Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù. Do chí­nh đó, khi ghi lại những kỷ niệm vui buồn trong quảng đời quân ngũ của bà bằng những mẩu chuyện kể thậ­t sống động và duyên dáng hấp dẫn, cùng lúc phát hành với “Những Mảnh Đời Còn Lại”, trước kia định chọn cho tậ­p truyện một tựa khác, nhưng cuối cùng bà đã nhất định đặt cho quyển sách một danh gọi đúng đắn và khiêm cung: “Người Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”.

  • Thung Lũng Tử Thần

    Thung Lũng Tử Thần
    Vũ Ánh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 32 VIEWS 3521

    Ghi lại hồi ức Thung Lũng Tử­ Thần, tôi chỉ có mục đí­ch duy nhất là để con, cháu tôi, con cháu những bạn đồng tù với tôi, cũng nhu để cho những người nào chưa từng biết, chưa từng trải qua ngày tù nào trong các nhà tù Cộng Sản sau biến cố 30 tháng Tư, 1975, dùng nó làm tài liệu tham khảo, đối chiếu và suy nghiệm khi cần thiết sau này. Tôi không có tham vọng được mọi người coi đây như một sử­ liệu mà chỉ là một tài liệu và khi sử­ dụng nó cần phải đối chiếu với những tài liệu khác trước khi đi đến kết luậ­n về chế độ lao tù Cộng Sản trong giai đoạn từ sau 30 tháng Tư, 1975 cho tới giai đoạn mà Việt Nam mở cử­a năm 1994. Điều bình an nhất trong lòng là tôi còn nhớ và đã ghi lại được nơi đây nhiều điều chí­nh tôi đã trải qua ở Thung Lũng Tử­ Thần.
    Nhà Báo Vũ Ánh

TO TOP
SEARCH