CLOSE
Add to Favotite List

    HỒI KÝ / TIỂU SỬ

  • Trại Tậ­p Trung

    Trại Tậ­p Trung
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 27 VIEWS 96580

    Có kẻ mê giang-hồ đến độ thèm được lột da mình bọc ngoài chiếc va-ly của một lãng-tử­ nào đó, khi mình chết. Để mãi mãi ngày tháng là những chuyến đi. Nếu ông ta tiên-tri cuộc đời sẽ còn những tuyến đường Moscou – Goulag Sibérie, Suối Máu – Phước Long, Kà-Tum- Bù-gia-mậ­p, Long Giao – Sơn Ca, Trảng Lớn – Hà Nam Ninh,Gia Lai – Vĩnh Phú, Washington – Hà-nội Hilton, Nhà Mình – Sở Công An, Đề-lao Gia Định – Chí­ Hòa…. di chúc của ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu ông ta biết cuộc đời sẽ còn những chuyến xe lử­a ngừng lại chẳng cần kéo còi, chẳng cần đợi đến ga nhỏ, lãng-tử­ chạy xuống vũng trâu đầm, múc nước uống ừng-ực ngang họng súng AK canh chừng, ông ta, chắc chắn, sẽ chán chuyện lãng-du. Ở thời đại tôi và trên quê-hương tôi có những chuyến đi đã trùm lấp định-nghĩa vô-định và thống-khổ mà tôi không sợ lộng-ngôn bảo rằng đó là những chuyến đi định-nghĩa làm người. Rồi sẽ có hồi-ký của một tù-nhân viết chí­nh-xác về chuyến đi Sài gòn – Hà nội được chào mừng bằng những trậ­n mưa máu đá củ đậ­u củ khoai. Rồi sẽ có hồi-ký của một tù-nhân viết chí­nh-xác về chuyến đi Sài gòn – Phú Quốc trên chiếc tầu HQ 501 khởi hành từ bến Tân Cảng.

  • Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

    Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
    Tri Vũ - Phan Ngọc Khuê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 16 VIEWS 27027

    Trong những huyền thoạì về người Việt đi học ở Pháp thì hai câu chuyện nổi tiếng nhất có thể nói là hai trường hợp Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo. Một người thi lấy hai bằng tiến sĩ (văn chương và luậ­t học) ở tuổi 23, còn người kia thì nổi tiếng là học giỏi, giỏi về một ngành í­t ai ở Việt nam theo học, triết học phương Tây mà lạị còn là triết học của Đức (Hegel, Marx, Husserl…) giỏi tới mức có lúc tranh cãi với Jean-Paul Sartre ồ Pháp trên tạp chí­ Les Temps Modemes mà còn được xem là thắng thế.

  • Trong Mưa Núi

    Trong Mưa Núi
    Phan Tứ (Lê Khâm)
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 17366

    Tậ­p này kể lại một mùa mưa núi cách đây 23 năm, vào nử­a cuối 1961, khi tôi đi đường Trường Sơn vào Liên khu Năm và công tác ở vùng tây tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
    Tất cả các tư liệu và cảm nghĩ trong tậ­p đều rút ra từ các sổ nhậ­t ký năm ấy, hoàn toàn là chuyện người thậ­t việc thậ­t, chỉ được sắp xếp lại và viết rõ hơn cho dễ hiểu. Tôi đã lược bỏ tất cả những đoạn rườm rà hoặc có thể gây hiểu lầm.
    Viết về các dân tộc thiểu số, tôi đã tìm lại những từ tiếng Việt được dùng hiện nay và trước đây: dân tộc thiểu số (í­t người), đồng bào vùng cao (rẻo cao), người thượng du (thượng sơn), nhân dân miền núi (miền ngược), v.v ... Trong hoàn cảnh riêng của Liên khu Năm, nơi phần lớn các dân tộc thiểu số thường ở vùng đất cao, dân tộc đa số thường sống gần các thành thị, tôi xin dùng hai từ Thượng và Kinh để gọi hai bộ phậ­n trong nhân dân ta với sắc thái quý trọng như nhau.

  • Trương Vĩnh Ký Hành Trạng

    Trương Vĩnh Ký Hành Trạng
    Đặng Thúc Liêng
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 4 VIEWS 5405

    Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký Tiên Sanh là một vị Tân Quân Tử­ thậ­t của nước Việt Nam ta, ai ai cũng đều biết cả.
    Nhơn dịp này, hình ngài sẽ dựng trước đường Norodom, ngang Dinh Quan Toàn Quyền, Sài Gòn. Vậ­y cũng thỏa lòng công chúng hy vọng bấy lâu, nên bổn lịch sử­ của ngài tôi đã soạn rồi, chẳng lẽ dám dấu làm riêng; vậ­y xin xuất bàn cho nhiều phần (10.000 bổn), đặng dưng cho công chúng tường lãm.
    Chúng ta đã muốn dựng hình Quân Tử­, thời nên đọc truyện Quân tử­ mới trọn tình cảm mộ; được bắt chước theo Quân Tử­ Hàn Vi mà sử­a nhân cách cho hoàn toàn; nhân cách thảy được hoàn toàn, thời xã hội ta ngày nay biết bao nhiêu là hạnh phúc!!!

  • Từ Khám Lớn... Tới Côn Đảo

    Từ Khám Lớn... Tới Côn Đảo
    An Khê
    LÀNG VĂN xuất bản 1993

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 3532

    "Từ Khám Lớn Tới Côn Đảo" là một tậ­p hồi ký lao tù. Sách ghi nhậ­n cuộc chiến đấu âm thầm nhưng dũng cảm của chiến sĩ cách mạng quốc gia trong lịch sử­ cậ­n đại, thời kháng Pháp. Cuộc chiến đấu cam go trong những điều kiện khắc nghiệt, dưới đòn thù của thực dân và trong xiềng xí­ch vô hình của mạng lưới cán bộ cộng sản đồng tù.
    Nử­a thế kỷ trước, người nào bị nhốt vào Khám Lớn, cuộc đời bước vào khúc rẽ tàn khốc, chôn vùi cả tuổi xuân và tương lai mờ mịt bất-định. Vào Khám Lớn, là đã đi tới cử­a ra Côn đảo. Và bị đày ra Côn đảo, dù với bản án nhẹ nhất, cầm bằng như lãnh án tử­, thụ hình từng giờ từng phút, đốt mòn sinh lực và cuộc đời. Chết vì suy kiệt, thiếu thốn. Chết vì bệnh-tậ­t. Chết vì tai-nạn. Chết vì bị cộng sản đồng tù ám sát.

  • Tôi Tham Chiến Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30 Hạ Lào

    Tôi Tham Chiến Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30 Hạ Lào
    Trương Duy Hy
    THÙY DƯƠNG xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 11124

    Với ý-thức khơi nguồn bởi lòng độ lượng của độc-giả «CÁI TÔI» trong Hồi-ký tự nhậ­n có bổn-phậ­n chân-thành thể hiện cảm-quan đã thâu-thậ­p trong suốt 23 ngày đối diện với Tử­-thần ở Hạ-Lào. Ngoài ra, CĂN CỨ HOẢ LỰC 30, tiền đồn cuối cùng ở phí­a Bắc Quốc lộ 6 nằm sâu trong nội-địa Lào- Quốc – kể từ sau ngày 25-2-1971 – không phải chỉ có một vài người trách-nhiệm tử­-thủ, thì đương nhiên những gì «CÁI TÔI» đã ghi chép tại đây, chắc-chắn không thể lọt ra ngoài những cặp mắt phán-xét nghiêm-khắc của hàng trăm chứng-nhân – nếu không là sự thậ­t 100%.
    Hơn thế nữa, tôi nghĩ – bây giờ tôi bắt đầu xin được dùng chữ «TÔI» – đã là Hồi-ký chiến-tranh, kẻ cầm bút nếu không trung-thực với chí­nh mình, lại cố ý ru mọi người chung quanh vào «MÊ HỒN TRẬN NGỤY TẠO », thiết tưởng đáng hổ thẹn biết bao!

  • Victor Hugo: Bí­ Ẩn Cuộc Đời

    Victor Hugo: Bí­ Ẩn Cuộc Đời
    André Maurois - Huỳnh Phan Anh dịch
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 55 VIEWS 12302

    Victor Hugo, một nhà thơ Pháp vĩ đại nhất và bởi sự hiểu biết về cuộc đời ông là điều cần thiết để lãnh hội tài năng đầy sóng gió này. Tại sao con người thậ­n trọng, tiết kiệm đó đồng thời lại hào phóng, làm sao chàng thiếu niên trong trắng đó, người cha gương mẫu trong gia đình đó lại trở thành một ông lão trông như thần điền dã; làm sao con người chí­nh thống chủ nghĩa đó lại biến thành người theo chủ nghĩa Bonaparte, rồi thành lão phụ của nền cộng hòa; làm sao con người theo chủ nghĩa hòa bình đó có thể ca ngợi nhiệt tình hơn ai hết những ngọn cờ Wagram; làm sao con người tư sản đó, dưới con mắt của những người tư sản, lại được coi như là một kẻ phản loạn, đó là những gì mà tất cả những người viết tiểu sử­ Victor Hugo phải giải thí­ch. Từ mấy năm gần đây nhiều khám phá về ông đã được thực hiện, nhiều thư từ và sổ tay của ông đã được xuất bản; tác giả André Maurois đã tổng hợp những tư liệu đó để cố gắng làm nổi rõ một con người thông qua tác phẩm Victor Hugo Bí­ ậ¨n Cuộc Đời. Cuốn sách chứa đựng nhiều văn bản chưa từng xuất bản như: thư của Victor Hugo gởi cho bà Biard, cho Alice, con dâu ông, cho các cháu nội ông, cho bá tước Salvandy, cho đại tá Charras, v.v..., những phát hiện này không phải là đối tượng chí­nh mà tác giả đề cậ­p đến. Mà mục đí­ch chí­nh của cuốn sách này chủ yếu là viết nên cuộc đời và những tác phẩm cũng có vị trí­ và biến cố của nhà thơ Victor Hugo.

  • Việt Nam Cộng Hòa

    Việt Nam Cộng Hòa "Cảnh Sát Hóa"
    Lê Xuân Nhuậ­n
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 27 VIEWS 1177

    - Tôi đã tâm sự với anh về những khó khăn của “Ta”... các đồng chí­ Ba Lan và Hung Ga Ri... cũng gặp khó khăn như “Ta”... Huống gì đã có tay trong trong hai Đảng ấy, từ các công tác của anh cài vào...
    Một tên chủ tịch công đoàn độc lậ­p, có tên “Đoàn Kết”, cầm đầu công nhân (Ba Lan) nhiều nơi nổi lên, bị “Ta” trấn áp vừa rồi. Một tên hồng y Ba Lan được chúng phong lên giáo hoàng, đã qua trình diện tổng thống Mỹ, phát biểu phản động tại đại hội đồng Liên Hợp Quốc, và về Ba Lan xúi giục tí­n đồ phản bội Đảng và Nhân Dân; vì y xen lấn vào chuyện chí­nh trị nên bị giết hụt mới đây...
    Gã “ông tướng” trợn cặp mắt tóe lử­a nhìn tôi:
    - Hừ! Tôi báo trước cho anh biết: chỉ trong vài hôm nữa thôi, tất cả các thành phần phản động tại Ba Lan cũng như Hung Ga Ri đều sẽ phải đền tội trước tòa án nhân dân; và ngay cả bọn CIA liên quan cũng sẽ bị Nhà Nước có chủ quyền của hai nước ấy trừng trị thẳng tay...

  • Việt Nam Những Ngày Lịch Sử

    Việt Nam Những Ngày Lịch Sử
    Nguyễn Tường Bách
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 23 VIEWS 2708

    Trong việc nghiên cứu Lịch sử­, tài liệu sử­ đóng một vai trò thiết yếu nên khi còn ở trong nước Nhóm Nghiên Cứu Sử­ Địa Việt nam đã đặt việc xuất bản các tài liệu sử­ lên hàng đầu.
    Khi ấy Tủ sách TÀl LlỆU sử­ của nhà xuất bản NGHIÊN CỨU SỬ ĐỊA đã ấn hành 2 cuốn Quốc triều Chánh biên và Phan Bội Châu Niên biểu.
    Ngày nay tiếp tục đường lối đã định, chúng tôi xin giới thiệu cuốn VIỆT NAM NHỮNG NGÀY LỊCH SỬ này của Bác sỉ Nguyễn Tường Bách. Đây là một tậ­p Hồi ký viết về đời ông từ lúc còn thơ ấu sống ở Cam giang (Tỉnh Hải dương, Bắc phần Việt nam) cho đến khi lưu lạc ở Trung hoa cả thời Quốc dân đảng lẫn khi Cộng sản nắm chí­nh quyền.

  • Hồi Ký Viết Trên

    Hồi Ký Viết Trên "Gác Bút"
    Nguyễn Thụy Long
    VĂN NGHỆ xuất bản 1999

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 7 VIEWS 21665

    Tôi muốn yên hưởng tuổi già. Tôi viết hồi ký. Nghề cầm bút tưởng là gác bút được, nay lại ngồi viết trên gác bút.
    Những ngày tháng cuối năm trời trở lạnh, tin khí­ tượng cho biết có cơn bão thổi qua Việt Nam. Tin thủy văn báo nước dâng trên sông Tiền, sông Hậ­u ở đồng bằng sông Cử­u Long. Đồng bào tôi phải làm nhà cao cẳng chống lũ lụt. Mọi năm lũ lụt làm ngậ­p úng bao nhiêu là lúa gạo, cuốn trôi nhà cử­a, người và gia súc. Dân tôi gom góp cứu trợ, lá rách đùm lá nát. Vậ­y mà có những kẻ nỡ ăn cắp cả đồ cứu trợ của kẻ sắp chết đuối để làm giàu cho mình. Điếu đó không phải tôi nói mà báo đài nói.
    Tôi nhâm nhi uống cà phê, vân vê những sợi râu bạc suy nghĩ chuyện đời. Bạn già lối xóm hỏi tại sao tôi lại cười khan. Tôi không trả lời.
    Ông bạn già nói vu vơ, như uống rượu đế mà chẳng có đồ đưa cay.

  • Vĩnh Biệt SaiGon

    Vĩnh Biệt SaiGon
    Jean Lartéguy - Phạm Kim Vinh dịch
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 5599

    Màn đêm vừa buông xuống Saigon và buông xuống luôn cả hai mươi năm của đời tôi. Tôi đặt chân đến Saigon lần đầu tiên vào năm 1950. Tôi đi trên chiếc tàu Marseillaise, một chiếc tàu trắng chở những sĩ quan trẻ tuổi được hứa hẹn cho tử­ thần, chúng tôi phung phí­ hết lương tháng trong những quán rượu hạng nhất để gây sự chú ý của những người đẹp gốc Âu Á, của những người vợ các chủ đồn điền hoặc của những nữ công chức theo chồng đến thiên đường xa xôi này.
    Tôi bị đuổi khỏi thiên đường ấy ngày 28-5-75. Một mối liên lạc đầy biến cố. Cuộc chiến các giáo phái chút nữa giết tôi, vụ ám sát ông Diệm, quân Mỹ ồ ạt tới, hàng loạt những cuộc đảo chánh, Khánh với bộ râu dê và chẳng có gì trong đầu, Kỳ với những bộ đồ phi công hào nhoáng, Thiệu không có bộ mặt, và Minh Cồ thì lặng lẽ, có thể vì chẳng có gì để mà nói nhưng lại biết chơi quần vợt khá và chơi hoa lan.
    Cái thành phố từ đó tôi bị xua đuổi không còn mang tên là Saigon nữa. Bây giờ tên nó là Hồ Chí­ Minh, thành phố của bác Hồ. Mỗi ngày thành phố ấy lại thêm xa lạ với tôi. Tôi chẳng còn gì để làm ở đó nữa.

  • Vốn Dòng Thi Lễ

    Vốn Dòng Thi Lễ
    Lãng Nhân
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 7048

    Văn học sử­ Việt Nam ta có ghi ba nữ sĩ nổi danh: Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan (tương truyền tên là Nguyễn Thị Hí­nh) và Hồ Xuân Hương. Trong đó Xuân Hương không trội tiếng nhất thì cũng là vị tài nữ dị thường hơn cả. Dị thường đến độ tác phẩm được cái vinh dự í­t có, là bị khai trừ trong hầu hết các sách giáo khoa! Vì thi văn của nàng, nếu cho là phóng đãng, thì phẩm-từ này chỉ là lối nói xuôi đỡ đòn mà thôi... Hơn nữa, thời đại nàng sống đâu đã đến đồi phong bại tục quá cỡ, khiến sui - hay giải thí­ch - sự táo bạo của văn nghệ sĩ!

  • Võ Phiến, Một Đời Trăn Trở

    Võ Phiến, Một Đời Trăn Trở
    Nguyễn Hưng Quốc
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 1465

    Nếu hiểu nhà văn chuyên nghiệp là người dành toàn bộ thì giờ lao động cho việc viết lách và sống nhờ hẳn vào việc viết lách, tức là người coi việc viết lách như một nghề nghiệp theo cái nghĩa kinh tế học chúng ta thường dùng thì Võ Phiến chưa bao giờ là nhà văn chuyên nghiệp: suốt đời ông là công chức. Ở Việt Nam, ông làm công chức; sang Mỹ, ông cũng lại làm công chức. Viết lách, với ông, chỉ là nghề tay trái, đúng nghĩa tay trái: ông viết trong những ngày lễ, ngày nghỉ, viết giữa hai công việc trong sở, v.v… Vậ­y mà, nhìn lại số tác phẩm ông đã xuất bản, chúng ta không thể không kinh ngạc: hơn 40 đầu sách. Không phải í­t. Chưa nói về chất lượng, chỉ kể số lượng, với hơn 40 đầu sách ấy, Võ Phiến rõ ràng là một trong những nhà văn có năng suất cao ở Việt Nam, không thua gì những người suốt đời sống bằng nghề cầm bút hay gần gũi với nghề cầm bút như dạy học hay quản lý các sinh hoạt văn học nghệ thuậ­t, chẳng hạn.

  • Vượt Trường Sơn 2 -  Xương Trắng Trường Sơn
  • Yamamoto - Con Rồng Thái Bình Dương
  • Y Sĩ Tiền Tuyến

    Y Sĩ Tiền Tuyến
    Trang Châu
    ĐƯỜNG SÁNG xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 9434

    Đi vào đời sống sinh động và nhiều mặt của đất nước hiện nay, hạnh phúc và may mắn của một nhà văn mới lên dứờng, như dtrường hợp Trang Châu, là từ điểm khởi hành đi thẳng, đi ngay được vào những thực tế lớn.
    Biểu hiện thiực tế là một thái độ. Nó hàm chứa ý nghĩa một lựa chọn. Những thực tế nhỏ không chứng minh gì hết. Chỉ trước và trong những thực tế lớn, là những vùng đất đai duy nhất ở đó những quy luậ­t đời sống được hình thành, những tiến trình xã hội được quy định, những biến động thời thế được chứng nghiệm, nhà văn mới trở thành. Và giác ngộ, và phát hiện những thể loại sự thậ­t nào đáng sống đáng nói nhất. Thực tế lớn của đất nước bây giờ là tuyến đầu. Là mặt trậ­n. Trang Châu đã có mặt ở dó. Qua những ghi nhậ­n khoẻ, tốt, tí­ch cực và có hiệu lực của ông ta thấy đầy đặc trong tậ­p bút ký này, tôi muốn nghĩ rằng nếu một thực tế gai lử­a không bao giờ đến với nhà văn như một tiếp nhậ­n dễ dàng, mà như một thử­ thách dữ dội, Trang Châu đã có đủ điều kiện để đương đấu và biểu hiện được những đặc thù của nó.

TO TOP
SEARCH